Nhìn lại mức lương tối thiểu vùng qua các năm

Mới đây, Hội đồng tiền lương quốc gia chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% kể từ ngày 01/7/2022 để trình Chính phủ quyết định. Vậy trước khi tăng 6%, mức lương tối thiểu vùng trong những năm qua đã được điều chỉnh như thế nào?


Lương tối thiểu vùng có từ năm nào?

Hiện nay, theo Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019, lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng sẽ do Chính phủ quyết định và công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Thuật ngữ lương tối thiểu vùng xuất hiện sớm nhất từ Bộ luật Lao động năm 1994, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Cũng theo Điều 56 Bộ luật này, lương tối thiểu vùng do Chính phủ quyết định và công bố sau khi lấy ý kiến Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, phải đến năm 2007, Chính phủ mới ban hành Nghị định đầu tiên về lương tối thiểu vùng là Nghị định 167/2007/NĐ-CP. Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định này được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2008.

luong toi thieu vung qua cac nam


Tổng hợp mức lương tối thiểu vùng qua các năm

Đơn vị: Đồng/tháng

Thời gian áp dụng

Mức lương tối thiểu vùng

Cơ sở pháp lý

Vùng I

Vùng II

Vùng III

Vùng IV

01/01/2008 đến 31/12/2008

- 620.000 đồng/tháng: Các quận thuộc Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

- 580.000 đồng/tháng: Các huyện thuộc Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc Bình Dương; TP. Vũng Tàu thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu

- 540.000 đồng/tháng: Địa bàn còn lại

Nghị định 167/2007/NĐ-CP

01/01/2009 đến 31/12/2009

800.000

740.000

690.000

650.000

Nghị định 110/2008/NĐ-CP

01/01/2010 đến 31/12/2010

980.000

880.000

810.000

730.000

Nghị định
97/2009/NĐ-CP

01/01/2011 đến 31/12/2011

1.350.000

1.200.000

1.050.000

830.000

Nghị định
108/2010/NĐ-CP

01/01/2012 đến 31/12/2012

2.000.000

1.780.000

1.550.000

1.400.000

Nghị định
70/2011/NĐ-CP

01/01/2013 đến 31/12/2013

2.350.000

2.100.000

1.800.000

1.650.000

Nghị định
103/2012/NĐ-CP

01/01/2014 đến 31/12/2014

2.700.000

2.400.000

2.100.000

1.900.000

Nghị định
182/2013/NĐ-CP

01/01/2015 đến 31/12/2015

3.100.000

2.750.000

2.400.000

2.150.000

Nghị định
103/2014/NĐ-CP

01/01/2016 đến 31/12/2016

3.500.000

3.100.000

2.700.000

2.400.000

Nghị định
122/2015/NĐ-CP

01/01/2017 đến 31/12/2017

3.750.000

3.320.000

2.900.000

2.580.000

Nghị định
153/2016/NĐ-CP

01/01/2018 đến 31/12/2018

3.980.000

3.530.000

3.090.000

2.760.000

Nghị định 141/2017/NĐ-CP

01/01/2019 đến 31/12/2019

4.180.000

3.710.000

3.250.000

2.920.000

Nghị định 157/2018/NĐ-CP

01/01/2020 đến 31/12/2020

4.420.000

3.920.000

3.430.000

3.070.000

Nghị định 90/2019/NĐ-CP

01/01/2021 đến 31/12/2021

4.420.000

3.920.000

3.430.000

3.070.000

Nghị định 90/2019/NĐ-CP

01/01/2022 đến 30/6/2022

4.420.000

3.920.000

3.430.000

3.070.000

Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Từ 01/07/2022

4.680.000

4.160.000

3.630.000

3.250.000

(Dự kiến)

Từ bảng trên, có thể thấy, mức lương tối thiểu vùng hầu như đều tăng dần qua các năm. Riêng giai đoạn năm 2021 và sang đầu năm 2022, mức lương tối thiểu vùng không tăng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chính phủ muốn tập trung nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống dịch.

Sang đến năm 2022, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi. Đồng thời lương tối thiểu vùng hiện nay cũng đang không đáp ứng được mức sống thấp nhất của lao động. Do đó, thay vì tăng từ 01/01 như các năm trước, Hội đồng tiền lương quốc gia đã đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022.

Xem thêm: Điều đặc biệt chưa từng có về lương tối thiểu vùng 2022 

Trên đây là thông tin về mức lương tối thiểu vùng qua các năm. Nếu có vấn đề vướng mắc liên quan đến chế độ lao động - tiền lương, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuaVietnam tư vấn chi tiết.

>> Từ 01/7/2022: Ai được tăng lương? (Dự kiến)

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phân biệt chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản

Phân biệt chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản

Phân biệt chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản

Chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản đều là hành vi chiếm đoạt tài sản trái phép, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác, tuy nhiên đây là hai hành vi vi phạm khác nhau. Thế nhưng, thực tế lại có không ít người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Trộm cắp tài sản trên 2 triệu, kẻ trộm đối mặt mức án nào?

Trộm cắp tài sản trên 2 triệu, kẻ trộm đối mặt mức án nào?

Trộm cắp tài sản trên 2 triệu, kẻ trộm đối mặt mức án nào?

Thời gian gần đây, trộm cắp tài sản đang có dấu hiệu gia tăng, nhất là trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19. Trong đó, có nhiều vụ trộm được thực hiện với thủ đoạn vô cùng tinh vi. Vậy, trộm cắp tài sản trên 02 triệu, xử phạt tù bao nhiêu năm?