Thông tư 02/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 02/2005/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2005/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 06/01/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Cải cách tiền lương - Ngày 06/01/2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 02/2005/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo hướng dẫn: tổng số cán bộ, công chức, viên chức để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương là số thực có mặt tại thời điểm báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương và không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt... Đối với số biên chế tăng thêm trong năm so với số biên chế tại thời điểm báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, nếu trong phạm vi tổng mức biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt thì nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương của số biên chế này được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí cải cách tiền lương của kỳ sau... Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương: sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ quy định của các đơn vị sự nghiệp có thu và các cơ quan hành chính có thu, riêng các đơn vị thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ. Từ 01/01/2005, ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất)... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 02/2005/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 02/2005/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 02/2005/TT-BTC NGÀY 06 THÁNG 01 NĂM
2005 HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH NHU CẦU, NGUỒN VÀ PHƯƠNG THỨC CHI THỰC HIỆN CẢI CÁCH
TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
Căn cứ Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14/12/2004 của
Ban Bí thư về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan
Đảng, Mặt trận và các đoàn thể;
Căn
cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức Trung
ương tại công văn số 5949 CV/TCTW ngày 13/12/2004, của Bộ Nội vụ tại công văn
số 3205/BNV-TL ngày 14/12/2004, của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại công
văn số 4157/LĐTBXH-TL ngày 30/11/2004, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nhu
cầu kinh phí, nguồn và phương thức thực hiện chi cải cách tiền lương như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Thông tư này
quy định về việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách
tiền lương của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các cơ
quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang; các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị
- xã hội và các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức phi Chính phủ, các dự án, các cơ quan tổ chức
quốc tế đặt tại Việt nam có cán bộ, công chức, viên chức được Nhà nước cử đến
làm việc thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo bảng
lương do Nhà nước quy định.
2. Căn cứ vào kết
quả chuyển xếp lương đã được kiểm tra, thẩm định; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ, cơ quan
trung ương) và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ
chức, hướng dẫn và tổng hợp nhu cầu kinh phí và nguồn kinh phí để thực hiện cải
cách tiền lương của các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc gửi Bộ Tài chính,
Bộ Nội vụ theo quy định cụ thể tại Thông tư này.
3. Các Bộ, cơ
quan trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp, đơn vị dự toán các cấp, đơn vị sử dụng
ngân sách có trách nhiệm xác định, bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương
và nguồn hỗ trợ của ngân sách (nếu có) để thực hiện chi trả tiền lương mới cho
cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình đúng chế độ quy định và quy định
tại Thông tư này.
4. Việc thực
hiện, kế toán và quyết toán kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo đúng
chế độ quy định, các quy định về cải cách tiền lương và quy định cụ thể tại
Thông tư này.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Về nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền
lương:
1.1. Tổng số cán
bộ, công chức, viên chức để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền
lương là số thực có mặt tại thời điểm báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện cải
cách tiền lương và không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao
hoặc phê duyệt.
Tổng số biên chế
được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt cụ thể như sau:
1.1.1. Biên chế
của các Bộ, cơ quan trung ương:
a. Biên chế của
Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao:
Theo Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
b. Biên chế của
Văn phòng Chủ tịch nước: Theo Quyết định của Chủ tịch nước.
c. Biên chế của
các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương: Do Ban Tổ chức Trung
ương thông báo.
d. Biên chế của
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Theo Quyết định của cấp có thẩm quyền.
e. Biên chế của
các Bộ, cơ quan trung ương khác:
- Biên chế hành
chính nhà nước: Theo Quyết định giao của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- Biên chế sự
nghiệp: Theo Quyết định giao của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và Thủ
trưởng các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Biên chế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a. Biên chế hành
chính nhà nước: Theo Quyết định giao của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
b. Biên chế sự
nghiệp: Theo quyết định phê duyệt của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương theo quy định của pháp luật.
c. Biên chế các
cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương: Do Ban Tổ chức Trung
ương thông báo.
d. Biên chế cán
bộ chuyên trách, công chức cấp xã: Trong phạm vi định biên theo quy định tại
Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 184/2004/NĐ-CP
ngày 02/11/2004 quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh dân quân tự vệ.
Đối với số biên
chế tăng thêm trong năm so với số biên chế tại thời điểm báo cáo nhu cầu kinh
phí thực hiện cải cách tiền lương, nếu trong phạm vi tổng mức biên chế được cấp
có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt thì nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương
của số biên chế này được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí cải cách tiền lương của
kỳ sau (nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đối với số biên chế tăng
thêm từ 01/10/2004 đến 31/12/2004 được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện
cải cách tiền lương năm 2005; kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đối với số
biên chế tăng thêm từ 01/02/2005 đến 31/12/2005 được tổng hợp vào nhu cầu kinh
phí thực hiện cải cách tiền lương tiếp theo trong năm 2005 nếu có).
Đối với số biên
chế vượt so với tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt)
thì nhu cầu kinh phí thực hiện thực hiện cải cách tiền lương của số biên chế
này do cơ quan, đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn theo quy định của pháp luật;
không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương của các Bộ,
cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1.2. Nhu cầu kinh
phí thực hiện cải cách tiền lương nêu tại Thông tư này được xác định căn cứ
vào: Mức lương cơ bản theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ quy
định chung (không kể tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ) và các
khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn)
tăng thêm theo quy định tại các văn bản pháp luật về cải cách tiền lương thực
hiện từ thời điểm 01/10/2004 theo số biên chế quy định tại điểm 1.1 nêu trên.
Riêng nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương của các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương còn bao gồm cả kinh phí tăng thêm khi thực hiện Nghị định
số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ so với thực hiện Nghị định
09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán
bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (việc báo cáo nhu cầu kinh phí tăng thêm
khi thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ so với
thực hiện Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ về chế độ,
chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn thực hiện theo
hướng dẫn tại công văn số 13254 TC/NSNN ngày 15/11/2004 hoặc công văn số 13255
ngày 15/11/2004 của Bộ Tài chính).
- Tiền lương tăng
thêm đối với số lao động không thuộc diện Nhà nước giao chỉ tiêu biên chế và
tiền lương đã được tính trong đơn giá sản phẩm theo quy định của các đơn vị sự
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp giao thông, địa chính, địa chất,
.v.v.: Đơn vị thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm cho số lao động này trong
phạm vi dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao và nguồn thu
được để lại theo chế độ cho cơ quan, đơn vị; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí
thực hiện cải cách tiền lương của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
- Tiền lương tăng
thêm đối với lao động của các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ kinh
phí hoạt động thường xuyên: đơn vị sử dụng nguồn thu được để lại theo chế độ để
chi trả cho người lao động, nếu nguồn thu của đơn vị không đủ chi trả tiền
lương tăng thêm theo mức chế độ Nhà nước quy định thì phần chênh lệch thiếu
được ngân sách đảm bảo; nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương của các
đơn vị này được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương của
các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo
biểu mẫu quy định tại Thông tư này.
- Tiền lương tăng
thêm đối với lao động của các cơ quan hành chính đã thực hiện khoán biên chế và
kinh phí quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần kinh phí
hoạt động thường xuyên: cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường
xuyên theo quy định tại điểm 2.1.2 phần II của Thông tư này và nguồn thu được
để lại theo chế độ để chi trả cho người lao động; nếu các nguồn trên không đủ
chi trả tiền lương tăng thêm theo mức quy định chung thì phần chênh lệch thiếu
được ngân sách nhà nước đảm bảo; nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương
của các đơn vị này được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền
lương của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương theo biểu mẫu quy định tại Thông tư này.
- Tiền lương tăng thêm đối với lao động trong các cơ quan, đơn vị đã thực
hiện khoán chi (như: cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Đài Truyền hình
Việt nam, ...) và trong quyết định cho phép khoán chi của cấp có thẩm quyền đã
quy định trong thời gian khoán đơn vị tự sắp xếp trong mức khoán để đảm bảo các
chế độ, chính sách mới ban hành thì các cơ quan, đơn vị này phải tự đảm bảo
tiền lương tăng thêm trong tổng mức kinh phí đã được khoán.
- Tiền lương tăng thêm đối với biên chế, lao động của hệ thống công đoàn
các cấp được chi trả từ nguồn thu 2% kinh phí công đoàn; không tổng hợp vào vào
nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương của các Bộ, cơ quan trung ương
và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Phần tiền lương
tương ứng mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003
của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định 03/2003/NĐ-CP) và hệ số lương quy định
tại Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định
25/CP) đối với biên chế tăng thêm hàng năm do các cơ quan, đơn vị thực hiện chi
trả từ dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao và nguồn thu được
để lại theo chế độ cho cơ quan, đơn vị; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí
thực hiện cải cách tiền lương của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
2. Về nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền
lương:
2.1. Nguồn kinh
phí thực hiện cải cách tiền lương:
2.1.1. Sử dụng
tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ quy định của các đơn vị sự nghiệp
có thu và các cơ quan hành chính có thu; riêng các đơn vị thuộc ngành y tế sử
dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ. Từ 01/01/2005, ngành y tế sử
dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc,
máu, dịch truyền, hoá chất).
- Trường hợp thực
hiện chế độ điều hoà chung nguồn thu giữa các đơn vị trong cùng một lĩnh vực
của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
theo chế độ quy định; khi đó nguồn thu để tính nguồn cải cách tiền lương xác
định như sau:
+ Số thu được để
lại theo chế độ để xác định nguồn thực hiện cải cách tiền lương của cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp là số thu thực được sử dụng sau khi điều hoà (đối
với đơn vị bị điều hoà).
+ Số thu được để
lại theo chế độ để xác định nguồn thực hiện cải cách tiền lương của cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp được nhận điều hoà là số thu thực được sử dụng
(bao gồm cả số thu điều hoà được nhận).
2.1.2. Sử dụng
nguồn 10% tiết kiệm chi thường xuyên (bao gồm cả 10% tiết kiệm chi thường xuyên
của các cơ quan đã thực hiện khoán biên chế và chi quản lý hành chính và của
các đơn vị đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có
thu) trừ tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương (các khoản đóng
góp theo chế độ; tiền công; học bổng học sinh sinh viên,...), đóng niên liễm
với các tổ chức Quốc tế, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chi trợ giá, trợ
cước các mặt hàng chính sách (sau đây gọi tắt là tiết kiệm 10% chi thường
xuyên).
a. Các Bộ, cơ
quan trung ương không giữ lại tại đơn vị dự toán cấp 1 nguồn tiết kiệm 10% chi
thường xuyên của Bộ, cơ quan trung ương để tạo nguồn cải cách tiền lương. Các
Bộ, cơ quan trung ương tổ chức hướng dẫn đơn vị sử dụng ngân sách xác định
nguồn 10% tiết kiệm chi thường xuyên để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương
trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao; nhưng
tổng mức tiết kiệm 10% chi thường xuyên của các Bộ, cơ quan trung ương để thực
hiện cải cách tiền lương không thấp hơn mức tiết kiệm Bộ Tài chính thông báo.
Không sử dụng
nguồn tiết kiệm chi thường xuyên của lĩnh vực này để thực hiện tiền lương tăng
thêm cho các lĩnh vực khác trong một cơ quan, đơn vị. (Ví dụ: Bộ Giao thông vận
tải có các trường Đại học, cao đẳng, trung học thuộc lĩnh vực chi giáo dục -
đào tạo và các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc lĩnh vực chi quản lý hành chính
nhà nước; khi đó không được sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên của
các trường Đại học, cao đẳng, trung học để thực hiện tiền lương tăng thêm cho
các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc lĩnh vực chi quản lý hành chính và ngược
lại).
b. Các cấp chính
quyền địa phương thực hiện giữ lại nguồn kinh phí từ việc thực hiện tiết kiệm
10% chi thường xuyên của ngân sách cấp mình (không kể 10% tiết kiệm của các đơn
vị sự nghiệp có thu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và 10% tiết kiệm của các
cơ quan thực hiện khoán chi hành chính) để điều hoà chung khi xử lý nguồn cải
cách tiền lương của các cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách cấp mình.
2.1.3. Sử dụng
50% số tăng thu ngân sách địa phương theo dự toán do Thủ tướng Chính phủ giao
của năm kế hoạch so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao năm trước và 50% số
thực hiện tăng thu của ngân sách địa phương so dự toán Thủ tướng Chính phủ giao
(không bao gồm nguồn thu được cân đối đầu tư hạ tầng theo chế độ quy định).
2.1.4. Các nguồn
để thực hiện cải cách tiền lương năm trước chưa sử dụng hết chuyển sang.
2.1.5. Trường hợp
các nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại các điểm 2.1.1,
2.1.2, 2.1.3, 2.1.4 nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền
lương theo quy định tại mục 1 phần II của Thông tư này thì ngân sách trung ương
sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu để các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có đủ nguồn thực hiện. Trường hợp nguồn thực
hiện cải cách tiền lương theo quy định tại các điểm nêu trên lớn hơn nhu cầu
kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại mục 1 phần II của
Thông tư này thì các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương sử dụng phần còn dư để tiếp tục thực hiện tiền lương tăng thêm phát
sinh trong năm hoặc năm sau khi Nhà nước ban hành chế độ tiền lương mới theo lộ
trình cải cách tiền lương; không sử dụng phần còn dư này cho các mục tiêu khác.
Trường hợp đặc biệt, các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính xem xét giải quyết theo chế độ quy định.
2.2. Nguồn thực hiện cải cách tiền lương của từng năm:
2.2.1. Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2004:
- Sử dụng tối
thiểu 40% (riêng ngành y tế 35%) số thu cả năm 2004 được để lại theo chế độ năm
2004 của các cơ quan, đơn vị để thực hiện cải cách tiền lương sau khi trừ đi số
đã sử dụng để thực hiện tiền lương tăng thêm theo mức lương tối thiểu quy định
tại Nghị định 03/2003/NĐ-CP và hệ số lương quy định tại Nghị định 25/CP theo
biên chế năm 2004.
- Sử dụng nguồn
tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương)
cả năm 2004 tăng so năm 2003 và sử dụng phần tiết kiệm 10% chi thường xuyên để
thực hiện tiền lương tăng thêm theo mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định
03/2003/NĐ-CP và hệ số lương quy định tại Nghị định 25/CP chưa sử dụng hết.
- Sử dụng 50%
tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương năm 2003 (số thực thu đến ngày
31/12/2003) so với dự toán năm 2003 được Thủ tướng Chính phủ giao (không kể số
tăng thu của các khoản đầu tư trở lại ở địa phương từ các nguồn thu theo quy
định); mức cụ thể Bộ Tài chính đã thông báo cho từng địa phương (trừ các tỉnh
mới chia tách) theo Công văn số 5150/TC-NSNN ngày 17/5/2004.
- Trường hợp các
nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện
cải cách tiền lương năm 2004 theo quy định tại mục 1 phần II của Thông tư này,
ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho các Bộ, cơ quan trung
ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đảm bảo đủ nguồn thực
hiện. Trường hợp nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2004 theo quy định nêu
trên lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương thì các Bộ, cơ quan
trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng phần còn dư
chuyển sang năm 2005 để tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương; không sử dụng
phần còn dư này cho các mục tiêu khác.
2.2.2. Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2005:
- Sử dụng tối
thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ
năm 2005 (riêng ngành y tế 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền,
hoá chất) của các cơ quan, đơn vị để thực hiện cải cách tiền lương sau khi trừ
đi số đã sử dụng để thực hiện tiền lương tăng thêm theo mức lương tối thiểu quy
định tại Nghị định 03/2003/NĐ-CP và hệ số lương quy định tại Nghị định 25/CP
theo biên chế năm 2005.
- Sử dụng nguồn
tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) năm
2005 tăng so năm 2003 và sử dụng phần tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực
hiện tiền lương tăng thêm theo mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định
03/2003/NĐ-CP và hệ số lương quy định tại Nghị định 25/CP chưa sử dụng hết.
- Sử dụng 50%
tăng thu ngân sách địa phương (không kể số tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng
đất), gồm:
+ 50% tăng thu
ngân sách địa phương (dự toán năm 2005 so dự toán năm 2004 được Thủ tướng Chính
phủ giao).
+ 50% tăng thu
ngân sách địa phương (thực hiện năm 2004 đến 31/12/2004 so với dự toán năm 2004
được Thủ tướng Chính phủ giao).
- Các nguồn thực
hiện cải cách tiền lương năm 2004 chưa sử dụng hết chuyển sang để thực hiện cải
cách tiền lương năm 2005.
- Trường hợp các
nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh
phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2005 theo quy định tại mục 1 phần II của
Thông tư này, ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho các Bộ,
cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đảm bảo đủ
nguồn thực hiện. Trường hợp nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2005 theo
quy định nêu trên lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo
quy định tại mục 1 phần II của Thông tư này thì các Bộ, cơ quan trung ương và
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng phần còn dư để tiếp tục thực
hiện tiền lương tăng thêm phát sinh trong năm 2005 hoặc chuyển sang năm 2006
khi Nhà nước tiếp tục ban hành chế độ tiền lương mới theo lộ trình cải cách
tiền lương; không sử dụng phần còn dư này cho các mục tiêu khác.
3. Chế độ báo cáo, thẩm định về nhu cầu và nguồn
kinh phí thực hiện cải cách tiền lương:
Các Bộ, cơ quan
trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức,
hướng dẫn và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí để thực hiện cải cách
tiền lương của các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc gửi Bộ Tài chính, Bộ
Nội vụ chậm nhất vào ngày 15/3/2005.
(Báo cáo về nhu
cầu và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2004: Các Bộ, cơ quan
trung ương gửi báo cáo nhu cầu theo biểu mẫu số 1, báo cáo nguồn theo biểu mẫu
số 3 đính kèm; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo nhu cầu
theo biểu mẫu số 2a, 2b, báo cáo nguồn theo biểu mẫu 4a, 4b, 4c đính kèm).
(Báo cáo về nhu
cầu và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2005: Các Bộ, cơ quan
trung ương gửi báo cáo nhu cầu theo biểu mẫu số 5, báo cáo nguồn theo biểu mẫu
số 7 đính kèm; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo nhu cầu
theo biểu mẫu số 6a, 6b, báo cáo nguồn theo biểu mẫu số 8a, 8b, 8c đính kèm).
Căn cứ vào kết
quả xét duyệt chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo quy định tại Thông tư
liên tịch giữa Bộ Nội vụ với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương
cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức; Bộ Tài chính chủ trì
phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có liên quan thẩm định nhu cầu kinh phí
và nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương của các Bộ, cơ quan trung
ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trình Thủ tướng Chính phủ bổ
sung cho các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trong trường hợp đã sử dụng các nguồn theo quy định mà vẫn còn thiếu để
đảm bảo thực hiện cải cách tiền lương.
4. Về phương thức chi thực hiện cải cách tiền
lương:
4.1. Đối với các
Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a. Đối với các
đơn vị sử dụng ngân sách có nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương
(10% tiết kiệm chi thường xuyên; 35-40% số thu được để lại theo chế độ) lớn hơn
nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương thì được chủ động sử dụng các
nguồn này để chi trả tiền lương mới tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức
của đơn vị mình trên cơ sở kết quả chuyển xếp lương đã được duyệt.
b. Đối với các
Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị sử
dụng ngân sách có nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương lớn hơn nguồn
kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại Thông tư này:
- Trong khi chờ
quyết định bổ sung nguồn thực hiện cải cách tiền lương của cấp có thẩm quyền;
trên cơ sở các văn bản pháp luật về thực hiện cải cách tiền lương và căn cứ vào
tiến độ thẩm định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương:
+ Bộ Tài chính sẽ
thông báo tạm ứng cho các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương. Trên cơ sở đó, các Bộ, cơ quan trung ương thông báo tạm ứng
cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, cơ quan tài chính các cấp ở địa
phương báo cáo Uỷ ban nhân dân thông báo tạm ứng cho các đơn vị dự toán cấp
mình và cho ngân sách cấp dưới để thực hiện cải cách tiền lương (sau khi sử
dụng nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định mà vẫn còn thiếu
nguồn) đối với cán bộ, công chức, viên chức theo chế độ.
+ Căn cứ vào số
thông báo tạm ứng nêu trên, cơ quan tài chính các cấp thực hiện tạm cấp cho
ngân sách cấp dưới để thực hiện.
+ Các đơn vị dự
toán cấp I có trách nhiệm phân bổ số thông báo tạm ứng nêu trên cho các đơn vị
sử dụng ngân sách trực thuộc (sau khi sử dụng nguồn thu, tiết kiệm 10% mà vẫn
còn thiếu nguồn). Các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút tiền tại Kho bạc
nhà nước trong phạm vi số được tạm ứng cùng với việc chủ động sử dụng nguồn thu
được để lại theo chế độ, tiết kiệm 10% chi thường xuyên để chi trả tiền lương
mới tăng để chi trả tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình
trên cơ sở kết quả chuyển xếp lương đã được duyệt.
- Sau khi có
quyết định bổ sung nguồn để thực hiện cải cách tiền lương của cấp có thẩm
quyền:
+ Trên cơ sở
quyết định bổ sung nguồn để thực hiện cải cách tiền lương của cấp có thẩm
quyền, các đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán cho các
đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (sau khi sử dụng nguồn thu, tiết kiệm 10%
còn thiếu). Các đơn vị sử dụng ngân sách rút tiền tại Kho bạc nhà nước trong
phạm vi số được phân bổ (phần chênh lệch lớn hơn giữa số được bổ sung so với số
được tạm ứng) để chi trả tiền lương cho cán bộ, công chức của đơn vị mình trên
cơ sở kết quả chuyển xếp lương đã được duyệt; đồng thời phối hợp cơ quan Kho
bạc nhà nước thực hiện hạch toán hoàn trả số đã được tạm ứng.
Trường hợp số tạm
ứng lớn hơn số quyết định bổ sung của cấp có thẩm quyền thì phần chênh lệch này
được trừ vào dự toán ngân sách năm sau của đơn vị.
+ Trên cơ sở
quyết định bổ sung nguồn để thực hiện cải cách tiền lương của cấp có thẩm
quyền, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm cấp số hỗ trợ nguồn để thực hiện
cải cách tiền lương (phần chênh lệch lớn hơn giữa số được bổ sung so với số
được tạm ứng) từ ngân sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới theo tiến độ thực
hiện; đồng thời thực hiện hạch toán thu hồi số đã tạm ứng.
Trường hợp số tạm
ứng lớn hơn số quyết định bổ sung của cấp có thẩm quyền thì phần chênh lệch này
được trừ vào dự toán chi hỗ trợ từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
c. Đối với các
Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nguồn kinh
phí để thực hiện cải cách tiền lương lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện cải
cách tiền lương:
- Các Bộ, cơ quan
trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các
đơn vị và cấp ngân sách trực thuộc có nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền
lương lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chủ động sử dụng
các nguồn này để chi trả tiền lương mới tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên
chức của đơn vị mình trên cơ sở kết quả chuyển xếp lương đã được duyệt.
- Các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương,
tiết kiệm 10% chi thường xuyên (phần giữ lại tập trung) để bổ sung nguồn thực
hiện cải cách tiền lương cho các đơn vị dự toán cùng cấp và cấp ngân sách trực
thuộc còn thiếu nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy trình tương tự nêu
tại điểm b nêu trên.
4.2. Tuỳ theo
tính chất từng nguồn, cơ quan tài chính các cấp hoặc đơn vị sử dụng ngân sách
làm thủ tục chuyển nguồn thực hiện cải cách tiền lương trong năm chưa sử dụng
hết sang năm sau để tiếp tục chi thực hiện cải cách tiền lương, không sử dụng
cho các mục tiêu khác.
4.3. Kế toán và
quyết toán: Việc kế toán, quyết toán kinh phí thực hiện tiền lương, trợ cấp xã
hội tăng thêm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp
luật hiện hành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Căn cứ quy
định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn các cơ quan,
đơn vị và các cấp trực thuộc xác định nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền
lương và nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương năm 2004, 2005.
Căn cứ vào tình
hình cụ thể của cơ quan, địa phương mình và các quy định tại Thông tư này, Thủ
trưởng các Bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương quy định về thời gian, biểu mẫu báo cáo của các đơn vị và các cấp
ngân sách trực thuộc.
2. Việc xác định,
gửi báo cáo, thẩm định nhu cầu kinh phí và thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp
bảo hiểm xã hội tăng thêm (đối với những người nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã
hội do ngân sách nhà nước đảm bảo) và trợ cấp ưu đãi người có công theo Pháp
lệnh Người có công tăng thêm có thông tư hướng dẫn riêng.
3. Thông tư này
có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc đề nghị đơn vị báo cáo Bộ Tài chính để kịp thời giải
quyết.
Bộ, cơ
quan Trung ương...
Chương:...
BÁO CÁO NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG NĂM 2005
(Dùng cho các Bộ, cơ
quan trung ương báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ)
Đơn vị: Triệu đồng
STT |
Nội
dung |
Tổng số |
Lĩnh
vực ... (chi tiết từng lĩnh vực chi) |
||||||||||||||||||||
Nhu cầu
kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2005 |
Số thu
được để lại theo chế độ |
Tiết
kiệm 10% chi thường xuyên |
Số đề
nghị bổ sung để thực hiện cải cách tiền lương |
Nguồn
để thực hiện CCTL 2005 chưa sử dụng hết |
Chi
tiết theo các chỉ tiêu như từ cột 1 đến cột 21 |
||||||||||||||||||
Thực
hiện năm 2004 |
Dự toán
năm 2005 |
40% số
thu để lại theo chế độ năm 2005 (riêng ngành y tế là 35%) |
Số đã
sử dụng để thực hiện tiền lương tăng thêm năm 2005 theo quy định tại Nghị
định 03/2003/ |
Số thu
để thực hiện cải cách tiền lương năm 2004 chưa sử dụng hết chuyển sang |
Số dự
kiến để thực hiện cải cách tiền lương năm 2005 |
Chi
thường xuyên năm 2003 (gồm dự toán chi thường xuyên năm 2003 và số bổ sung để
thực hiện tiền lương tăng thêm theo Nghị định 03/2003/NĐ-CP) |
Dự toán
chi thường xuyên năm 2005 |
10%
tiết kiệm chi thường xuyên năm 2005 tăng so năm 2003 |
10%
tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện tiền lương tăng thêm theo Nghị định
03/2003/NĐ-CP chưa sử dụng hết |
10%
tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương năm 2004 chưa sử
dụng hết chuyển sang |
Nguồn
tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương năm 2005 |
Tổng số |
40% số
thu để lại theo chế độ năm 2004 (riêng ngành y tế là 35%) chưa sử dụng hết |
Nguồn
tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương năm 2004 chưa
sử dụng hết |
|||||||||
Tổng số |
Tiền
lương, có tính chất lương |
Chi
thường xuyên |
Tổng số |
Tiền
lương, có tính chất lương |
Chi
thường xuyên |
||||||||||||||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7=4-5+6 |
8 |
9 |
10=8-9 |
11 |
12 |
13=11-12 |
14=(13-10)*10% |
15 |
16 |
17=14+15+16 |
18=1-7-17 |
19=7+17-1 |
20 |
21=19-20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Chi tiết theo từng đơn vị thuộc,
trực thuộc) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
1 |
Đơn vị ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Đơn vị ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Đơn vị ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..., ngày ... tháng
... năm ...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
UBND tỉnh, thành phố:
BÁO CÁO NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN
CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG NĂM 2005
(Dùng cho UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ)
Đơn vị: Triệu đồng
STT |
Nội dung |
Tổng số đối tượng hưởng lương có mặt đến 30/9/2004 |
Chênh lệch quỹ lương, phụ cấp tăng thêm 1 tháng năm 2004 theo Nghị định
204 |
Biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt
năm 2005 |
Tổng số đối tượng hưởng lương có mặt đến 31/01/2005 |
Nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm
2005 theo NĐ 204 (2) |
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
1 |
SN giáo
dục - đào tạo |
|
|
|
|
|
2 |
SN y tế |
|
|
|
|
|
|
Trong
đó: cán bộ y tế xã trong định biên |
|
|
|
|
|
3 |
Khoa
học-công nghệ |
|
|
|
|
|
4 |
Văn hoá
thông tin |
|
|
|
|
|
5 |
Thể dục
- thể thao |
|
|
|
|
|
6 |
Đảm bảo
xã hội |
|
|
|
|
|
7 |
Quản lý
nhà nước, đảng, đoàn thể |
|
|
|
|
|
a |
Cấp
tỉnh và huyện |
|
|
|
|
|
|
Trong
đó: - Quản lý nhà nước |
|
|
|
|
|
|
- Đảng |
|
|
|
|
|
|
- Đoàn thể |
|
|
|
|
|
b |
Cấp xã |
|
|
|
|
|
|
+ Cán
bộ chuyên trách, công chức xã theo NĐ121 (1) |
|
|
|
|
|
|
+ Cán
bộ chuyên trách, công chức xã theo NĐ 204 |
|
|
|
|
|
c |
Phụ cấp
đại biểu HĐND các cấp |
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1)
Kinh phí tăng thêm do thực hiện Nghị định 121/2003/NĐ-CP so với Nghị định
09/1998/NĐ-CP từ 01/01/2005 đến 31/12/2005 (2) Bao gồm cả nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2004 của số biên chế tăng thêm từ 01/10/2004 đến 31/12/2004 trong phạm vi tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt |
... ngày...
tháng... năm... UBND tỉnh, thành
phố... (Ký tên, đóng dấu) |