Thông báo 116/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Bưu chính, Viễn thông ngày 10/5/2007

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Thông báo 116/TB-VPCP

Thông báo 116/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Bưu chính, Viễn thông ngày 10/5/2007
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:116/TB-VPCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Phạm Viết Muôn
Ngày ban hành:22/05/2007Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

 

Số: 116/TB-VPCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2007

 

 

THÔNG BÁO

Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc

với lãnh đạo Bộ Bưu chính, Viễn thông ngày 10 tháng 5 năm 2007

 

 

Ngày 10 tháng 5 năm 2007, tại trụ sở Bộ Bưu chính, Viễn thông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Bưu chính, Viễn thông về triển khai nhiệm vụ năm 2007 và kế hoạch đến năm 2010 của Bộ. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Văn hóa-Thông tin, Văn phòng Chính phủ và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo Bộ Bưu chính, Viễn thông, ý kiến của lãnh đạo các cơ quan cùng dự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:

I. Cơ bản nhất trí với Báo cáo của Bộ Bưu chính, Viễn thông về tình hình thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2001 - 2006 của ngành Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Trong 5 năm qua, do xác định đúng vị trí, vai trò quan trọng của ngành Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, do đó cơ chế, chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy phát triển và do quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho nên ngành Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin đã có bước phát triển khá mạnh và tương đối toàn diện, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, kết quả nêu trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lãnh đạo Bộ Bưu chính, Viễn thông cần phân tích thật rõ nguyên nhân các mặt được để phát huy và các mặt chưa được để khắc phục để ngành Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.

II. Cơ bản đồng ý với mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2007 - 2010 nêu trong Báo cáo của Bộ Bưu chính, Viễn thông, nhấn mạnh một số vấn đề sau:

1. Về mục tiêu, nhiệm vụ: Cần nhận thức rõ đây là ngành cơ sở hạ tầng quan trọng cần ưu tiên phát triển để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thiết thực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, chương trình cụ thể để chỉ đạo thực hiện. Mục tiêu chung của ngành là đến năm 2010 đạt trình độ trung bình của các nước phát triển. Tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá kỹ tiềm năng, lợi thế của ta và tận dụng thời cơ, vận hội mới, có lĩnh vực phải đặt mục tiêu cao hơn.

2. Về các giải pháp thực hiện:

a) Chủ động, khẩn trương rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thật thông thoáng, phù hợp với pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế, nhằm phát huy mọi nguồn lực để ngành phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn.

b) Quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu trước mắt và dài hạn của ngành.

c) Khẩn trương thực hiện chủ trương tách riêng Bưu chính và Viễn thông đồng thời có biện pháp thúc đẩy ngành Bưu chính phát triển ổn định.

d) Có cơ chế, chính sách để công nghệ thông tin phát triển nhanh, có bước đột phá, nhất là công nghệ phần mềm.

đ) Tập trung chỉ đạo có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và đời sống nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước.

III. Về một số kiến nghị của Bộ Bưu chính, Viễn thông

1. Sau khi chủ trì tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Bộ Bưu chính, Viễn thông đề xuất việc kiện toàn Ban chỉ đạo, trình Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2007 Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước theo Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về "Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước". Chương trình phải đề ra mục tiêu giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp.

3. Về kinh phí chi sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của các Bộ, ngành và các địa phương: sử dụng kinh phí sự nghiệp bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm.

4. Ủy quyền Bộ Bưu chính, Viễn thông phê duyệt Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam.

5. Về nguyên tắc, đến năm 2010 đồng ý giữ số lượng 8 doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; trường hợp cần thiết phải tăng thêm do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng điều kiện, tiêu chí đối với các hoạt động hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng.

6. Đồng ý đẩy nhanh việc sử dụng kỹ thuật số trong phát sóng phát thanh-truyền hình. Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và trình duyệt Đề án cụ thể.

7. Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan sớm trình duyệt Đề án thành lập Tổng công ty Bưu chính Việt Nam và Đề án Dịch vụ bưu chính công ích.

8. Đồng ý Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp phép hạ tầng truyền dẫn và phát sóng phát thanh-truyền hình; Bộ Văn hóa-Thông tin quản lý và cấp phép phần nội dung thông tin.

9. Đồng ý về nguyên tắc giao Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì quản lý Chương trình kỹ thuật-kinh tế về công nghệ thông tin.

10. Về việc đổi tên Bộ Bưu chính, Viễn thông thành Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông, giao Bộ Nội vụ trình Chính phủ.

11. Giao Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất:

a) Cơ chế đầu tư đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, mở rộng mạng viễn thông và phục vụ kết nối;

b) Cơ chế thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế.

12. Kinh phí cho hoạt động phát thanh, truyền hình đối ngoại trực tuyến trên Internet do doanh nghiệp tự trang trải.

13. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế tài chính cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng mạng lưới bưu chính, viễn thông phục vụ an ninh, quốc phòng và điều hành của các cơ quan của Đảng, Nhà nước theo nguyên tắc hạch toán rõ chi phí và nguồn bù đắp.

14. Giao Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:

a) Cân đối lại giá cước dịch vụ viễn thông cố định nội hạt, cước thư tín trên cơ sở giá thành, có tính đến lợi ích của các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội.

b) Xem xét việc giảm hợp lý giá cước cho thuê kênh viễn thông của các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng, nhằm tạo thuận lợi cho các ngành khác cùng phát triển.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng CP, các Phó TTg CP;

- Các Bộ: BCVT, KH&ĐT, TC, KH&CN,

  GD&ĐT, NV, VH_TT;

- Tập đoàn BCVTVN;

- Đài Truyền hình VN;

- Đài Tiếng nói VN;

- VPCP: BTCN, các PCN,

  Các Vụ: KTTH, KG, VX, NC, ĐMDN, CCHC, TH;

  Website Chính phủ;

- Lưu VT, CN (3)

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

 

 

 

(Đã ký)

 

 

 

Phạm Viết Muôn

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi