Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 1486/QĐ-UBND thủ tục hành chính tỉnh Hòa Bình
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Theo dõi hiệu lực tất cả điều khoản
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 1486/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1486/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Bùi Văn Tỉnh |
Ngày ban hành: | 22/10/2012 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Quyết định 1486/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1486/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 22 tháng 10 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
_____________
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
| CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ/BỊ HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1486 /QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình)
Phần I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục TTHC mới ban hành thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND cấp huyện, UBND cấp xã
STT | Tên TTHC |
I. TTHC mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở NN & PTNT | |
a) | Lĩnh vực trồng trọt |
1 | Mở rộng phạm vi chỉ định tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm cây trồng |
2 | Miễn giám sát đối với tổ chức chứng nhận được chỉ định có chứng chỉ công nhận |
3 | Tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng |
b) | Lĩnh vực chăn nuôi |
1 | Tiếp nhận công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi dựa trên kết quả tự đánh giá |
2 | Tiếp nhận công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy |
3 | Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi |
c) | Lĩnh vực Phát triển nông thôn |
1 | Công nhận nghề truyền thống |
2 | Công nhận làng nghề truyền thống |
3 | Công nhận làng nghề |
4 | Thu hồi giấy công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống |
d) | Lĩnh vực Lâm nghiệp |
1 | Thủ tục giao rừng đối với tổ chức |
2 | Thủ tục cho thuê rừng đối với tổ chức |
3 | Thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án lâm sinh |
đ) | Lĩnh vực Thú y |
1 | Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản lần đầu hoặc khi thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh |
2 | Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản (đăng ký kiểm tra lại) |
3 | Gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản |
4 | Kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cửa hàng, đại lý (đăng ký kiểm tra lần đầu) |
5 | Kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cửa hàng đại lý (đăng ký kiểm tra lại) |
6 | Gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cửa hàng, đại lý |
7 | Đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do địa phương quản lý |
e) | Lĩnh vực Quản lý chất lượng Nông lâm sản, thủy sản |
1 | Đăng ký, xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm |
2 | Đăng ký, xác nhận lại nội dung quảng cáo thực phẩm |
II | TTHC mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện |
a) | Lĩnh vực Lâm nghiệp |
1 | Phê duyệt phương án khai thác rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình |
2 | Phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên đối với chủ rừng là hộ gia đình |
3 | Phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm đối với chủ rừng là hộ gia đình |
4 | Phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với chủ rừng là hộ gia đình |
5 | Khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác đối với chủ rừng là hộ gia đình |
6 | Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với rừng tự nhiên của chủ rừng là hộ gia đình |
7 | Khai thác tận dụng gỗ cây đứng đã chết khô, chết cháy, đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ cành nhánh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại) |
b) | Lĩnh vực Kiểm lâm |
1 | Đóng dấu búa kiểm lâm |
III | TTHC mới ban hành thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã |
a) | Lĩnh vực Lâm nghiệp |
1 | Thủ tục Khai thác rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ. |
2 | Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề của chủ rừng là tổ chức (đối với rừng trồng bằng vốn tự đầu tư) |
3 | Khai thác tận dụng các cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh của chủ rừng là tổ chức, chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ) |
4 | Khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ đối với chủ rừng là hộ gia đình |
5 | Khai thác gỗ rừng trồng trong vườn nhà, trang trại và cây gỗ trồng phân tán của chủ rừng là hộ gia đình |
6 | Khai thác tre nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên của chủ rừng là hộ gia đình |
7 | Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng) |
8 | Khai thác tận dụng những cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây gãy đổ và tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh đối với gỗ rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ (trường hợp chủ rừng là hộ gia đình) |
9 | Khai thác tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ và tre nứa trong rừng tự nhiên, rừng trồng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng) cho chủ rừng là hộ gia đình (áp dụng cho trường hợp các loại lâm sản không có trong danh mục quản lý Cites và nhựa thông trong rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại) |
10 | Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân |
11 | Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn |
12 | Cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân. |
2. Danh mục TTHC được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp & PTNT, Ủy ban nhân dân cấp huyện
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung |
I. TTHC sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở NN&PTNT |
a) Lĩnh vực Nông nghiệp |
|
| |
1 | T-HBI-048545-TT | Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn | Thông tư 17/2011/TT-BNN ngày 06/4/2011 về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về TTHC trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010. |
2 | Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn | - Quyết định 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008; - Thông tư 17/2011/TT-BNN ngày 06/4/2011 | |
3 | T-HBI-140014-TT | Đăng ký được chỉ định là Tổ chức chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả, chè an toàn | QĐ số 84/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau quả và chè an toàn. |
4 | T-HBI-140005-TT | Công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn | Quyết định 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008; Thông tư 17/2011/TT-BNN ngày 06/4/2011 của Bộ NN&PTNT |
5 | Không có | Chỉ định tổ chức chứng nhận sản phẩm trồng trọt được sản xuất phù hợp quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) | Thông tư 17/2011/TT-BNN ngày 06/4/2011 về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về TTHC trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010. |
6 | T-HBI-140028-TT | Đăng ký quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật | Thông tư 38/2010/TT-BNN ngày 28/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. |
b) Lĩnh vực Lâm nghiệp |
|
|
1 | T-HBI-140207-TT | Thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán công trình lâm sinh | - Luật Bảo vệ & phát triển rừng ngày 03/12/2004; Nghị định 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng. |
2 | T-HBI-140231-TT | Thẩm định và phê duyệt phương án điều chế rừng | Thông tư 35/2011/TT-BNN ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. |
3 | T-HBI-140337-TT | Thông báo đóng cửa rừng khai thác gỗ | Thông tư 35/2011/TT-BNN ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. |
4 | T-HBI-140381-TT | Cấp chứng chỉ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp | Thông tư 25/2011/TT-BNN ngày 6/4/2011 của Bộ NN & PTNT |
5 | T-HBI-046087-TT | Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính | Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. |
6 | T-HBI-140197-TT | Phê duyệt hồ sơ thiết kế, cấp phép khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại | Thông tư 35/2011/TT-BNN ngày 20/5/2011 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Thông tư 70/2011/TT-BNN ngày 24/10/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của TT số 35/2011/TT-BNN ngày 20/5/2011 về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Thông tư số 87/2009/TT-BNN ngày 31/12/2009 về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên của Bộ NN&PTNT. |
7 | T-HBI-140324-TT | Phê duyệt hồ sơ thiết kế, cấp phép khai thác tre, nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên | Thông tư 35/2011/TT-BNN ngày 20/5/2011 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. |
8 | T-HBI-140241-TT | Thủ tục hủy bỏ chứng chỉ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp | Thông tư 25/2011/TT-BNN ngày 6/4/2011 của Bộ NN&PTNT. |
9 | T-HBI-140258-TT | Cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống lô cây con | Thông tư 35/2011/TT-BNN ngày 20/5/2011 của Bộ NN&PTNT . |
10 | T-HBI-140346-TT | Cấp chứng chỉ nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp | Thông tư 25/2011/TT-BNN ngày 6/4/2011 của Bộ NN&PTNT. |
c) Lĩnh vực Thủy sản |
|
| |
11 | T-HBI-141181-TT | Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản | Thông tư 01/2002/TT-NTS ngày 05/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện điểm c khoản 2 Điều 6 NĐ số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của CP. |
12 | T-HBI-141182-TT | Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản | Thông tư 01/2002/TT-NTS ngày 05/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện điểm c khoản 2 Điều 6 NĐ 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của CP. |
d) Lĩnh vực Bảo vệ thực vật |
| ||
13 | T-HBI-057315-TT | Cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng | QĐ 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ NN&PTNT quy định quản lý nhà nước vè công tác xông hơi khử trùng. |
14 | T-HBI-056291-TT | Cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật | Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch động vật; QĐ 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành quy định về cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. |
đ) Lĩnh vực Thú y | |||
15 | Không có | Cấp chứng chỉ hành nghề thú y | Pháp lệnh Thú y năm 2004; Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ. |
16 | T-HBI-055123-TT | Cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y | Pháp lệnh Thú y năm 2004; Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ. |
17 | T-HBI-140051-TT | Gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y | Pháp lệnh Thú y năm 2004; Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ. |
18 | T-HBI-060487-TT | Cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y | Thông tư 11/2009/TT-BNN ngày 04/3/2009 của Bộ trưởng NN&PTNT về sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo QĐ 15/2006/QĐ-BNN ngày 8/3/2006 của Bộ NN&PTNT |
19 | T-HBI-140119-TT | Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước | QĐ 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ NN&PTNT. |
20 | T-HBI-140138-TT | Chứng nhận đã tham dự các lớp tập huấn kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới về thú y | Pháp lệnh Thú y năm 2004; Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ. |
21 | T-HBI-140148-TT | Cấp giấy kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh. | - Pháp lệnh Thú y năm 2004; - Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ; - QĐ số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. |
II. TTHC sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện | |||
a) Lĩnh vực Kiểm lâm |
|
| |
1 | Không có | Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng, lâm sản nhập khẩu, lâm sản sau xử lý tịch thu, lâm sản sau chế biến, lâm sản vận chuyển nội bộ. | Thông tư 01/2012/TT-BNN ngày 04/01/2012 của Bộ NN&PTNT. |
2 | T-HBI-140461-TT | Cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và sản phẩm của chúng (trừ gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý hiếm trong trường hợp vận chuyển ra ngoài tỉnh. | Điều 7, 8, 9 Quy chế quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm ban hành tại QĐ 44/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Điều 2 Thông tư 25/2011/TT-BNN ngày 06/4/2011. |
b) Lĩnh vực Thủy sản |
|
| |
1 | T-HBI-141222-TT | Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước. | Thông tư 06/2010/TT-BNN ngày 02/02/2010 của Bộ NN&PTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản. |
3. Danh mục TTHC được thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hòa Bình
STT | Số hồ sơ TTHC bị thay thế | Tên thủ tục hành chính mới thay thế | Tên VBQPPL quy định nội dung TTHC thay thế |
a) Lĩnh vực Nông nghiệp | |||
1 | T-HBI-139814-TT | Chỉ định tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm cây trồng | Thông tư 32/2010/TT-BNN ngày 17/6/2010 của Bộ NN&PTNT; Thông tư 17/2011/TT-BNN ngày 06/4/2011 của Bộ NN&PTNT. |
2 | T-HBI-139952-TT | Chỉ định lại tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm cây trồng | Thông tư 32/2010/TT-BNN ngày 17/6/2010 của Bộ NN&PTNT; Thông tư 17/2011/TT-BNN ngày 06/4/2011 của Bộ NN&PTNT. |
3 | T-HBI-139964-TT | Công nhận cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm | Thông tư 18/2012/TT-BNN ngày 26/4/2012 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT |
4 | Công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm | ||
5 | Cấp lại giấy công nhận cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm | ||
6 | Cấp lại giấy công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm | ||
b) Lĩnh vực Lâm nghiệp | |||
1 | T-HBI-140220-TT | Phê duyệt hồ sơ thiết kế, cấp phép khai thác tận thu, tận dụng gỗ rừng sản xuất, rừng phòng hộ. | Thông tư 35/2011/TT-BNN ngày 20/5/2011 của Bộ trưởng NN&PTNT về việc hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Thông tư số 70/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2011 của Bộ NN&PTNT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của TT 35/2011/TT-BNN ngày 20/5/2011 của Bộ trưởng NN&PTNT về việc hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; TT 87/2009/TT-BNN ngày 31/12/2009 về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên của Bộ NN&PTNT. |
T-HBI-140307-TT | |||
T-HBI-140181-TT | |||
2 | T-HBI-140273 | Phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên | Thông tư 35/2011/TT-BNN ngày 20/5/2011 của Bộ trưởng NN&PTNT về việc hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Thông tư số 70/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2011 của Bộ NN&PTNT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của TT 35/2011/TT-BNN ngày 20/5/2011 của Bộ trưởng NN&PTNT về việc hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; TT 87/2009/TT-BNN ngày 31/12/2009 về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên của Bộ NN&PTNT. |
T-HBI-140292 | |||
c) Lĩnh vực Thủy lợi | |||
1 | Không có | Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. | QĐ số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ NN&PTNT ban hành quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Việc cấp phép, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, khôi phục và thu hồi giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ đê cũng áp dụng QĐ 55/2004/QĐ-BNN vì đê điều cũng là một trong những công trình thủy lợi. |
2 | T-HBI-140883-TT | Gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, khôi phục và thu hồi giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi | |
d) Các lĩnh vực khác | |||
1 | Không có | Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình | Điểm b khoản 6 Điều 10 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ thì Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án nhóm B, nhóm C. |
4. Danh mục TTHC bị hủy bỏ, bãi bõ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
STT | Số hồ sơ TTHC Đề nghị hủy bỏ | Tên thủ tục hành chính đề nghị hủy bỏ | Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ |
a) Lĩnh vực Nông nghiệp | |||
1 | T-HBI-045609-TT | Cấp công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù chuyên ngành nông nghiệp | QĐ 83/2008/QĐ-BNN ngày 23/7/2008 của Bộ trưởng Nông nghiệp & PTNT hủy bỏ Quyết định 03/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 về ban hành quy định công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa đặc thù chuyên ngành nông nghiệp. Lý do: Trái với Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa. |
2 | T-HBI-055226-TT | Cấp giấy công bố chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi | |
3 | T-HBI-140022-TT | Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật | Thông tư 88/2007/TT-BNN hướng dẫn thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa. Lý do: Không thuộc thẩm quyền. |
4 | T-HBI-140067-TT | Đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y | Theo Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 ban hành quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y. Các thủ tục hành chính này đã nằm trong nội dung cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y. |
5 | T-HBI-140069-TT | Cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh thuốc thú y | |
6 | T-HBI-140071-TT | Cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở hành nghề thú y | |
7 | T-HBI-140072-TT | Cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở sản xuất con giống | |
8 | T-HBI-140076-TT | Cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật | |
9 | T-HBI-140085-TT | Cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật | Theo Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 ban hành quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y. Các thủ tục hành chính này đã nằm trong nội dung cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y. |
10 | T-HBI-140098-TT | Cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. | |
11 | T-HBI-140047-TT | Quy trình, thủ tục tiếp nhận công bố sản phẩm, rau, quả, chè an toàn (dựa trên kết quả đánh giá, giám sát nội bộ) | Lý do: Thủ tục này trùng tên với thủ tục trong Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 của UBND tỉnh Hòa Bình |
12 | T-HBI-140048-TT | Trình tự, thủ tục công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP | Thông tư 17/2011/TT-BNN ngày 06/4/2011 của Bộ NN&PTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010. Lý do: Sửa đổi, bổ sung một số điều quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả, chè an toàn ban hành kèm theo QĐ 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 của Bộ NN&PTNT |
b) Lĩnh vực Kiểm lâm | |||
1 | T-HBI-140439-TT | Cấp giấy phép vận chuyển, tiêu thụ động vật gây nuôi hoang dã | Do trùng nội dung với thủ tục cấp giấy xác nhận nuôi động vật hoang dã (động vật rừng), đã đề nghị sửa đổi thành “Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng, lâm sản nhập khẩu, lâm sản sau xử lý tịch thu, lâm sản sau chế biến, lâm sản vận chuyển nội bộ”. |
c) Lĩnh vực Thủy lợi | |||
1 | T-HBI-140849-TT | Thẩm định các công trình nạo vét kênh mương thực hiện kế hoạch làm thủy lợi đông xuân hàng năm | Lý do: Đây thực tế là một công việc chuyên môn được giao cho UBND các huyện, thành phố nơi có công trình thực hiện (theo QĐ 37/2008/QĐ-UBND ngày 11/12/2008 của UBND tỉnh Hòa Bình) |
d) Lĩnh vực Thủy sản | |||
1 | T-HBI-140884-TT | Xác nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đối với giống thủy sản | Lý do: Trái với Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa. |
2 | T-HBI-141303-TT | Thủ tục đăng ký thuyền viên và cấp sổ danh bạ thuyền viên | Không phù hợp với tình hình hoạt động thủy sản của tỉnh |
3 | T-HBI-141222-TT | Quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản | Lý do: Thủ tục này trùng với thủ tục trong Quyết định 437/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 của UBND tỉnh. |
4 | Không có | Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời | Không phù hợp với tình hình hoạt động thủy sản của tỉnh |
đ) Lĩnh vực Bảo vệ thực vật | |||
1 | T-HBI-139980-TT | Cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV | Thông tư 85/2011/TT-BNN ngày 24/12/2011 của Bộ NN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNNPTNT ngày 6/10/2008 quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc BVTV của Bộ NN&PTNT. |
2 | T-HBI-056346-TT | Cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật | |
3 | T-HBI-056402-TT | Cấp lại chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật | |
e) Lĩnh vực trồng trọt | |||
1 | T-HBI-139964-TT | Cấp lại giấy chứng chỉ công nhận nguồn giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm | Lý do: Thủ tục này trùng với thủ tục trong Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 của UBND tỉnh.
|
f) Lĩnh vực Chăn nuôi |
| ||
1 | T-HBI-055226-TT | Cấp giấy công bố chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi | Lý do: Thủ tục này trùng với thủ tục trong Quyết định 437/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 của UBND tỉnh. |
g) Lĩnh vực Thú y | |||
1 | T-HBI-048576-TT | Cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y | - Điều 52 chương V Pháp lệnh Thú y năm 2004; - Điều 63 chương V Nghị định 33/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y. Các thủ tục hành chính đề nghị bãi bỏ đã nằm trong nội dung cấp chứng chỉ hành nghề thú y. |
2 | T-HBI-060348-TT | Cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y | - Điều 52 chương V Pháp lệnh Thú y năm 2004; - Điều 63 chương V Nghị định 33/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y. Các thủ tục hành chính đề nghị bãi bỏ đã nằm trong nội dung cấp chứng chỉ hành nghề thú y. |
3 | T-HBI-060406-TT | Cấp lại chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y | |
4 | T-HBI-140049-TT | Cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y | |
5 | T-HBI-140051-TT | Gia hạn chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y | |
6 | T-HBI-140054-TT | Cấp lại chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y | |
h) Lĩnh vực Lâm nghiệp | |||
1 | T-HBI-140258-TT | Thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống lô cây con | Lý do: Trùng với TTHC tại Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 của UBND tỉnh. |
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT, UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH BAN HÀNH MỚI
I. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
1. Thủ tục Mở rộng phạm vi chỉ định Tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm cây trồng.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức chứng nhận được chỉ định muốn mở rộng phạm vi chỉ định gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
- Bước 2: Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận, thẩm định hồ sơ; trường hợp hồ sơ có sai sót thì trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ các nội dung cần sửa chữa, bổ sung.
- Bước 3: Căn cứ hồ sơ mở rộng phạm vi chỉ định và kết quả giám sát hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập đoàn đánh giá. Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày làm việc Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá các điều kiện mở rộng phạm vi chỉ định của Tổ chức chứng nhận và trình Sở ra quyết định chỉ định, trừ trường hợp tổ chức chứng nhận có những điểm không phù hợp phải tiến hành khắc phục.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận.
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức chứng nhận.
1.2. Cách thức thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp & PTNT hoặc qua đường bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị chỉ định tổ chức chứng nhận theo mẫu.
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
- Sổ tay chất lượng của tổ chức chứng nhận theo TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996;
- Tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp;
- Danh sách nhân viên đánh giá;
- Mẫu Giấy chứng nhận của Tổ chức chứng nhận có nội dung phù hợp.
- Bản sao Chứng chỉ công nhận tổ chức chứng nhận do Tổ chức công nhận cấp và các tài liệu liên quan về phạm vi được công nhận (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4 Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định hành chính. Có hiệu lực 05 (năm) năm.
1.8. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đăng ký chỉ định lại (Theo mẫu tại Phụ lục 2d ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT).
1.9. Phí, lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận tổ chức chứng nhận sản phẩm cây trồng: 100.000 đồng.
- Phí công nhận (chỉ định) tổ chức chứng nhận trong lĩnh vực trồng trọt: 15.000.000 đồng/lần.
(Phụ lục 1 và 2 ban hành kèm theo Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoặc chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chỉ định là tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng, phân bón khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng về lĩnh vực đề nghị chỉ định;
- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 về lĩnh vực đề nghị chỉ định;
- Có nhân viên đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên); có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên; chuyên môn phù hợp với hoạt động về chứng nhận sản phẩm, hàng hoá tương ứng; có kinh nghiệm công tác từ 03 (ba) năm trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị chỉ định; được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý;
- Có hoặc thuê người lấy mẫu, người kiểm định có chứng chỉ đào tạo, phòng thử nghiệm được công nhận hoặc được chỉ định;
- Có đủ các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về người lấy mẫu, người kiểm định, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón;
- Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
Phụ lục 2d:
Mẫu Đơn đăng ký chỉ định tổ chức chứng nhận
(Theo mẫu Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2010
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘng HOÀ xã hỘi chỦ nghĩa ViỆt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ……, ngày ... tháng … năm 20…
|
ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
1. Tên tổ chức:.........………........................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………….....
Điện thoại:………… Fax: ………………. E-mail: ………….........
3. Quyết định thành lập/ (nếu có) hoặc Giấy đăng ký kinh doanh số ... ... do Cơ quan: .............. cấp ngày …….tại ..................
4. Hình thức đề nghị chỉ định
Chỉ định mới Mở rộng phạm vi chỉ định Chỉ định lại
5. Hồ sơ kèm theo
6. Sau khi nghiên cứu điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận theo Thông tư số /2010/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận phù hợp với ...... (tên quy chuẩn kỹ thuật) đối với các lĩnh vực và sản phẩm, hàng hóa sau đây:
STT | Lĩnh vực | Sản phẩm, hàng hóa
| Tên, ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật | Phương thức chứng nhận | Ghi chú |
(1) | (2) |
| (3) | (4) | (5) |
|
|
|
|
|
|
Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét đánh giá để chỉ định ....(tên tổ chức) được hoạt động chứng nhận phù hợp với ...(tên quy chuẩn kỹ thuật) đối với lĩnh vực và sản phẩm, hàng hóa nêu trên.
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Thông tư số /2010/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.
Đại diện Tổ chức chứng nhân
(Ký tên, đóng dấu )
2. Thủ tục Miễn giám sát đối với Tổ chức chứng nhận được chỉ định có chứng chỉ công nhận.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức chứng nhận được chỉ định muốn được miễn giám sát gửi Hồ sơ về Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
- Bước 2: Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định hồ sơ, quyết định miễn giám sát.
2.2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc qua bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị miễn giám sát;
- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ công nhận;
- Bản sao có chứng thực Biên bản giám sát của tổ chức công nhận;
- Báo cáo kết quả hoạt động và tài liệu khác có liên quan (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ)
2.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính. Có hiệu lực 01 (một) năm.
2.8. Phí, lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức chứng nhận được chỉ định có chứng chỉ công nhận, kết quả giám sát sau công nhận của tổ chức công nhận kết luận tổ chức chứng nhận tiếp tục đáp ứng TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về người lấy mẫu, người kiểm định, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón;
- Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
3. Thủ tục Tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở NN &PTNT.
- Bước 3. Bộ phận chuyên môn kiểm tra hồ sơ nếu hồ sơ đầy đủ thì ra biên nhận nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.
- Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở NN & PTNT.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở NN &PTNT
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
* Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận, hồ sơ gồm:
+ Bản công bố hợp quy (theo mẫu) tại phụ lục 15 Thông tư số: 79/2011/TT-BNNPTNT .
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận hợp quy của 01 lô giống đại diện cho mỗi giống được sản xuất, kinh doanh do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
+ Bản mô tả tóm tắt từng giống cây trồng được sản xuất, kinh doanh (tên giống, nguồn gốc, đặc điểm chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu kỹ thuật).
* Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng hồ sơ gồm:
- Bản công bố hợp quy (theo mẫu) tại phụ lục 15 Thông tư số 79/2011/TT-BNN&PTNT .
- Bản chính biên bản kiểm định đồng ruộng (theo mẫu).
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm mẫu của 01 lô giống đại diện cho mỗi giống được sản xuất, kinh doanh do phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định cấp.
- Bản mô tả tóm tắt từng giống cây trồng được sản xuất, kinh doanh (tên giống, nguồn gốc, đặc điểm chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu kỹ thuật).
- Qui trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng (theo mẫu qui định tại Phụ lục 11 Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp & PTNT;
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy tiếp nhận công bố hợp quy.
3.8. Phí, lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
+ Bản công bố hợp quy (theo mẫu tại Phụ lục 15 Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Bản chính biên bản kiểm định giống cây trồng (Phụ lục 5 Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Quy trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng (theo mẫu qui định tại Phụ lục 11 Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy (theo mẫu tại Phụ lục 16 Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
Phụ lục 15
Mẫu bản công bố hợp quy
(Theo mẫu Thông tư số: 79 /2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
Số .............
Tên tổ chức, cá nhân:........ .............................................................................
Địa chỉ:............................................................................................................
Điện thoại:......................................Fax:..........................................................
E-mail..............................................................................................................
CÔNG BỐ :
Lô giống (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… )
...........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):
...........................................................................................................................
.............., ngày.......tháng........năm..........
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng đấu)
PHỤ LỤC 5
MẪU BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 79 /2011//TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------
.....,ngày......tháng .....năm ....
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH DÒNG G2
Số:
- Tên người kiểm định: Mã số người kiểm định:
- Địa chỉ : Số điện thoại : Fax: E-mail:
A. Thông tin chung:
1. Chủ lô ruộng giống:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: Fax: Email:
2. Loài cây trồng: Tên giống:
3. Địa điểm sản xuất:
4. Mã hiệu lô giống:
5. Số lượng dòng: Tổng diện tích các dòng: m²
6. Nguồn gốc vật liệu ban đầu:
- Tổ chức sản xuất và cung ứng:
- Mã hiệu lô giống:
- Tổ chức chứng nhận chất lượng:
- Mã số biên bản kiểm định:
7. Cây trồng vụ trước:
8. Thời kỳ kiểm định: Lần kiểm định:
B. Kết quả kiểm định:
9. Cách ly:
- Phương pháp cách ly : Không gian Thời gian Không gian và thời gian
- Kết quả thực hiện : Đạt Đạt có điều kiện Không đạt
10. Thực hiện qui trình sản xuất : Đạt Không đạt
11. Mã số dòng không đạt do có cây khác dạng:
12. Mã số dòng không đạt do có cỏ dại nguy hại vượt quy định:
13. Mã số dòng không đạt do nhiễm sâu bệnh nặng:
14. Mã số dòng không đạt do đổ ngã nặng hoặc sinh trưởng kém:
15. Khối lượng dự tính của từng dòng đạt yêu cầu: kg/dòng
C. KẾT LUẬN:
16. Số lượng các dòng đạt yêu cầu:
- Mã số các dòng đạt yêu cầu:
- Tổng khối lượng dự tính các dòng đạt yêu cầu: kg
17. Số lượng các dòng không đạt yêu cầu
Mã số các dòng không đạt yêu cầu:
D. YÊU CẦU KHÁC
Đại diện chủ lô giống (Ký tên, đóng dấu) | Người kiểm định (Ký, ghi rõ họ và tên) | Thủ trưởng đơn vị kiểm định (Ký tên, đóng dấu) |
Phụ lục 16:
Mẫu thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy
(Theo mẫu Thông tư số: 79 /2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
“UBND tỉnh, thành phố” “Sở NN&PTNT ”
Số:…................................. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
THÔNG BÁO TIẾP NHẬN BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
…. (Tên cơ quan tiếp nhận công bố) … xác nhận đã nhận Bản công bố hợp quy của:
…........................ (tên doanh nghiệp)…...............
Địa chỉ doanh nghiệp….................................................................................
cho giống cây trồng (mô tả giống cây trồng)
….....................................................................................................................
phù hợp quy chuẩn kỹ thuật: (số hiệu quy chuẩn kỹ thuật)
......................................................................................................................
........................... ……………………………………………………………
Bản thông báo này chỉ ghi nhận sự cam kết của doanh nghiệp, không có giá trị chứng nhận cho chất lượng giống cây trồng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của chất lượng giống cây trồng do mình sản xuất, kinh doanh./.
Nơi nhận: - Doanh nghiệp; - Cơ quan chủ quản (để báo cáo). | ................, ngày ..... tháng ...... năm ........... Đại diện có thẩm quyền của Cơ quan tiếp nhận công bố (ký tên, chức vụ, đóng dấu) |
Phụ lục 11
MẪU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường:....................................................
Các quá trình sản xuất cụ thể | Kế hoạch kiểm soát chất lượng | ||||||
Các chỉ tiêu kiểm soát | Quy định kỹ thuật | Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu | Thiết bị thử nghiệm/kiểm tra | Phương pháp thử/kiểm tra | Biểu ghi chép | Ghi chú | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ............., ngày....... tháng ........ năm ..... Đại diện doanh nghiệp (ký tên, đóng dấu) |
II. LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
1 Thủ tục Tiếp nhận bản công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi dựa trên kết quả tự đánh giá.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở NN &PTNT.
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, nếu trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.
- Bước 3: Lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ và chuyển hồ sơ cho Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản xem xét sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia:
Bước 4: Trả hổ sơ cho tổ chức và cá nhân.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc qua đường bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Công văn đề nghị tiếp nhận bản công bố hợp quy chất lượng thức ăn chăn nuôi;
- Bản công bố hợp quy (theo mẫu)
- Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng....);
- Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được công nhận;
- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ: 01(bộ)
1.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy
1.8. Phí, lệ phí: Không
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Bản công bố hợp quy (theo mẫu quy định tại Thông tư 83/2009/TT-BNN)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
- Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTN ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
- Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14-11-2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn;
- Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
PHỤ LỤC 15
MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 79 /2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------
BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
Số .............
Tên tổ chức, cá nhân:.....................................................................................
Địa chỉ:............................................................................................................
Điện thoại:......................................Fax:..........................................................
E-mail..............................................................................................................
CÔNG BỐ :
Lô giống (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… )
...........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):
...............................................................................................................................
............................................................................................................................
| .............., ngày.......tháng........năm.......... Đại diện Tổ chức, cá nhân (Ký tên, chức vụ, đóng đấu) |
2. Thủ tục Tiếp nhận bản công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi dựa kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, nếu trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.
- Bước 3: Lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ và chuyển hồ sơ cho Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản xem xét sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia:
Bước 4: Trả hổ sơ cho tổ chức và cá nhân.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc qua đường bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Công văn đề nghị tiếp nhận bản công bố hợp quy chất lượng thức ăn chăn nuôi;
- Bản công bố hợp quy;
- Bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
- Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng....).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.
2.8. Phí, lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Mẫu bản công bố hợp quy (theo mẫu)
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
- Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTN ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP
ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
- Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
PHỤ LỤC 15
MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 79 /2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------
BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
Số .............
Tên tổ chức, cá nhân:.....................................................................................
Địa chỉ:............................................................................................................
Điện thoại:......................................Fax:..........................................................
E-mail..............................................................................................................
CÔNG BỐ :
Lô giống (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… )
...........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):
...............................................................................................................................
............................................................................................................................
| .............., ngày.......tháng........năm.......... Đại diện Tổ chức, cá nhân (Ký tên, chức vụ, đóng đấu) |
3. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi.
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của phát luật gửi hoặc nộp trực tiếp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất giống vật nuôi tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính Chi cục Thú y.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì ra thông báo (giấy hẹn) hẹn ngày làm việc với tổ chức, cá nhân để kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, Chi cục Thú y lập Giấy báo và hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Chi cục Thú y.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Chăn nuôi Chi cục Thú y.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh;
+ Bản kê khai cơ sở vật chất kỹ thuật;
+ Quy trình kỹ thuật sản xuất;
+ Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi mà cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc bản công bố chất lượng giống vật nuôi phù hợp tiêu chuẩn.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
3.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính ngày nghỉ)
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
3.8. Phí, lệ phí: Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Mẫu kèm theo (được quy định tại phụ lục 1, 2, 3, 4 và 5 Quyết định số 07/2005/QĐ-
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Theo Điều 19 Pháp lệnh của UBTVQH số 16/2004/PL-UBTVQH ngày 24 tháng 3 năm 2004 về giống vật nuôi:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phái có đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống vật nuôi;
- Có địa điểm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phù hợp tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thuỷ sản và pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc sản xuất, kinh doanh của từng loại vật nuôi và từng phẩm cấp giống;
- Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi thú ý, nuôi trồng thuỷ sản nếu sản xuất kinh doanh đàn giống bố mẹ, giống thương phẩm;
- Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành chăn nuôi thú ý, nuôi trồng thuỷ sản nếu sản xuất kinh doanh giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống hạt nhân;
- Có hồ sơ theo dõi giống;
- Thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống vật nuôi do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
b) Hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo hình thức chăn nuôi truyền thống mà không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh thì không phải thực hiện quy định như trên nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thuỷ sản và pháp luật về bảo vệ môi trường.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thú y 2004;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y
- Pháp lệnh của UBTVQH số 16/2004/PL-UBTVQH ngày 24 tháng 3 năm 2004 về giống vật nuôi.
PHỤ LỤC 1:
YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ SẢN XUẤT TINH DỊCH TRONG TRẠM THỤ TINH NHÂN TẠO LỢN
STT |
Tên thiết bị, dụng cụ | Đơn vị tính | Số lượng đối với quy mô | ||
4 - 30 lợn đực giống | 31 - 50 lợn đực giống | 51 - 100 lợn đực giống | |||
| Dụng cụ lấy tinh |
|
|
|
|
1 | Giá nhảy cho lợn đực | Chiếc | 1 - 2 | 2 - 3 | 3 – 5 |
2 | Cốc hứng tinh | Chiếc | 5 - 30 | 30 - 50 | 50 - 100 |
3 | Khăn lọc tinh | Chiếc | 5 - 30 | 30 - 50 | 50 - 100 |
4 | Khăn sạch | Chiếc | 5 - 30 | 30 - 50 | 50 - 100 |
5 | Găng tay cao su | Đôi | 5 - 30 | 30 - 50 | 50 - 100 |
6 | Thảm cao su | Chiếc | 2 - 5 | 5 - 10 | 7 - 15 |
| Dụng cụ kiểm tra, đánh giá, pha loãng tinh dịch |
|
|
|
|
1 | Kính hiển vi | Chiếc | 1 - 2 | 3 - 5 | 5 - 6 |
2 | Lamen | Chiếc | 300 - 500 | 500 - 1000 | 1000 - 2000 |
3 | Phiến kính | Chiếc | 300 - 500 | 500 - 1000 | 1000 - 2000 |
4 5 | Buồng đếm (hồng cầu, bạch cầu) Máy đo pH (pH metter) | Chiếc Chiếc | 2 1 | 5 - 10 2 - 3 | 20 - 50 3 – 5 |
6 | Cốc đong các loại | Chiếc | 5 - 10 | 10 - 20 | 50 - 80 |
7 | Bình tam giác | Chiếc | 5 - 10 | 10 - 20 | 50 - 80 |
8 | ống hút (pipet) các loại | Chiếc | 5 - 10 | 10 - 20 | 50 - 80 |
9 | Đũa thủy tinh | Chiếc | 5 - 10 | 10 - 20 | 50 - 80 |
10 | Giấy lọc | Gói | 10 - 50 | 30 - 50 | 70 - 100 |
11 | Giấy quỳ tím | Gói | 10 - 50 | 30 - 50 | 70 - 100 |
12 | Cân điện tử | Chiếc | 1 | 1 - 2 | 2 - 3 |
13 | Giá để ống nghiệm | Chiếc | 1 | 5 | 10 |
14 | ống nghiệm | Chiếc | 100 - 300 | 500 - 700 | 1000 - 1500 |
15 | Máy khuấy từ tự làm nóng môi trường pha chế tinh. | Chiếc | 1 | 1 - 2 | 3 - 5 |
16 | Máy chưng cất nước 2 lần công suất 3-4 lít/giờ. | Chiếc | 1 | 1 - 2 | 3 - 5 |
17 | Máy xác định tinh trùng quang phổ. | Chiếc | 1 | 1 - 2 | 3 - 5 |
| Dụng cụ đóng gói và bảo tồn tinh dịch: |
|
|
|
|
1 | Lọ đựng liều tinh (hoặc túi nilon) | Chiếc | 500 - 1000 | 1000 - 1500 | 1500 - 2000 |
2 | Tủ lạnh | Chiếc | 1 | 3 | 5 |
3 | Tủ bảo ôn | Chiếc | 1 | 3 | 5 |
| Các thiết bị, dụng cụ rửa và khử trùng: |
|
|
|
|
1 | Bồn rửa bằng INOX | Chiếc | 4 - 6 | 6 - 7 | 6 - 10 |
2 | Chổi lông các loại | Chiếc | 5 - 10 | 10 - 15 | 15 - 20 |
3 | Giá để dụng cụ sau khi rửa | Chiếc | 3 - 5 | 5 - 7 | 7 - 10 |
4 | Xà phòng trung tính (hộp 5 lít) | Hộp | 5 - 10 | 10 - 15 | 15 - 20 |
5 | Tủ sấy | Chiếc | 1 | 2 | 3 |
6 | Tủ đựng dụng cụ sau khi khử trùng | Chiếc | 1 | 1 | 1 |
7 | ống khử trùng dẫn tinh quản | Chiếc | 1 | 1 | 1 |
8 | Đèn khử trùng | Chiếc | 1 | 1 | 1 |
PHỤ LỤC 2: MẪU SỔ THEO DÕI PHẨM CHẤT TINH DỊCH LỢN
(Áp dụng đối với lợn đực giống TTNT)
Số hiệu con đực
|
Ngày lấy tinh |
Giờ lấy tinh |
Ôn độ không khí | Phẩm chất tinh dịch | Pha loãng | Người kiểm tra |
Ghi chú | |||||||||||
Màu sắc |
V ml |
A |
C 106/ml |
VAC 109 |
R | Tỷ lệ kỳ hình % | Tỷ lệ sống chết % | pH | Loại môi trường sử dụng | Mức độ pha loãng | Số liều tinh sản xuất | Số liều tinh tiêu thụ | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 3: MẪU SỔ THEO DÕI PHẨM CHẤT TINH DỊCH LỢN
(Áp dụng đối với đực giống phối giống trực tiếp)
Số hiệu con đực | Ngày lấy tinh | Ôn độ không khí | Phẩm chất tinh dịch lợn | Ghi chú | ||||
V (ml) | A
| C (106/ml) | VAC (109) | Tỷ lệ kỳ hình % | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 4: LỊCH LẤY TINH HOẶC PHỐI GIỐNG
Ngày, tháng, năm | Số hiệu lợn đực |
Ghi chú | |||
Đực số 1 | Đực số 2 | Đực số 3 | Đực sô 4 | ||
20-10-04 | + |
| + |
|
|
21-10-04 |
| + |
| + |
|
22-10-04 |
|
|
|
|
|
23-10-04 |
|
|
|
|
|
24-10-04 | + |
| + |
|
|
25-10-04 |
| + |
| + |
|
PHỤ LỤC 5: PHIẾU PHÂN PHỐI TINH DỊCH LỢN
1. Cơ sở sản xuất tinh:…………………………………………………………
2. Ngày sản xuất:………………………………………………………………
3. Giống và số tai lợn đực:……………………………………………………..
4. Sức hoạt động của tinh trùng (tinh nguyên):………………………………..
5. Nồng độ tinh trùng:………………………………………………………….
6. Sức hoạt động của tinh trùng sau khi pha loãng:…………………………….
7. Sức hoạt động của tinh trùng lúc phân phối:………………………………..
8. Số liều tinh phân phối:……………………………………………………….
Người quản lý cơ sở chăn nuôi Người phân phối tinh
(ký tên, đóng dấu) (ký và ghi rõ họ tên tên)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
….. , ngày tháng năm
ĐƠN XIN NHẬP KHẨU TINH LỢN GIỐNG
Kính gửi: Cục Nông nghiệp
Tên tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu:………………………………………….
Địa chỉ:………………………………………………………………………..
Điện thoại:………………………; Fax: ……………………………………...
Đề nghị Cục Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép nhập khẩu…….. liều tinh lợn giống. Cụ thể như sau:
STT | Tên giống lợn | Phẩm cấp giống | Số hiệu lợn đực giống | Số lượng liều tinh | Xuất xứ |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
Thời gian nhập khẩu:………………………………………………………….
Cảng nhập khẩu:……………………………………………………………….
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu
(Ký tên, đống dấu)
III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Thủ tục Công nhận nghề truyền thống
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ Uỷ ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống và gửi văn bản đề nghị (kèm hồ sơ) lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện
- Bước 2. UBND cấp huyện tập hợp hồ sơ do UBND cấp xã gửi lên, lập danh sách trình UBND cấp tỉnh xét công nhận
- Bước 3. UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn để ra quyết định và cấp giấy công nhận
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở NN&PTNT
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Bản sao giấy chứng nhận huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có).
Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hoá dân tộc của nghề truyền thống.
- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
1.4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận
- Quyết định hành chính
1.8. Phí, lệ phí: Không
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Theo mẫu Phụ lục 01, 02, 03 Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ
- Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Phụ lục 01:
Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN……………
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ……….,ngày ……tháng……năm…. |
BIÊN BẢN
KIỂM TRA THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số………./QĐ-UBND ngày …./……/….. của UBND huyện ……………………………….
về việc thành lập tổ công tác kiểm tra kết quả thực hiện các tiêu chuẩn nghề truyền thống nghề…………………thuộc xã …………………..,
Thực hiện Hướng dẫn số: /HD-SNN ngày của Sở Nông nghiệp và PTNT về trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Sau khi nhận được công văn đề nghị công nhận nghề…… của ……. Thuộc xã ……, huyện ….. tỉnh Hoà Bình là nghề truyền thống.
Hôm nay, ngày ……..tháng……….năm ………tại……………………….
Chúng tôi những thành viên trong đoàn kiểm tra các tiêu chuẩn nghề truyền thống, gồm:
1, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
2, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
3, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
4, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
5, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
6, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
7, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
8, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
9, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
10, Ông/Bà: ……………………….. Chức vụ:…………………………………
11, Ông/Bà: ………………………...Chức vụ:…………………………………
12, Ông/Bà: ……………………….. Chức vụ:…………………………………
Sau khi tiến hành khảo sát, kiểm tra quá trình hình thành, phát triển của làng nghề …................................... tại.
- Làng …………………………………………………………….;
- Thuộc xã ………………………..; huyện ………………………;
- Làm nghề ………………………………………………………..
Đoàn đã thống nhất kết quả kiểm tra dưới dây:
1. Nghề ………đã xuất hiện từ ………………….và gắn với đời sống văn hoá của làng ……… thuộc xã ……………. ……………..,
huyện ……...…………….tỉnh ……tồn tại cho đến nay. Các sản phẩm chủ yếu của nghề ……là:………. ………………………
2. Nghề …………………………………đã gắn với tên tuổi của làng từ năm
Nghề ……………đã gắn với tên tuổi của 1 số nghệ nhân nổi tiếng như : ………………………………………………………………
3. Nghề ……………………. sản xuất theo đúng quy định của pháp luật, có tổ chức và hoạt động xã hội về nghề
…………………………………… Đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành về chính sách của nhà nước và vệ sinh môi trường.
Nghề………………………………..tại làng……………………….đã đạt (hoặc không đạt) các tiêu chí công nhận nghề truyền thống.
Biên bản được lập vào hồi ………., ngày …….tháng…….năm……..
Sau khi thông qua, các thành viên tham gia đoàn kiểm tra đều nhất trí và ký tên.
Biên bản được lập thành 06 bản có giá trị Pháp lý như nhau.
PHÒNG KINH TẾ (Ký tên)
| PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH (Ký tên)
| PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG (Ký tên)
|
PHÒNG HẠ TẦNG KINH TẾ (Ký tên)
| PHÒNG THỐNG KÊ (Ký tên)
| PHÒNG NỘI VỤ LĐTBXH (Ký tên)
|
PHÒNG VĂN HOÁ TT (Ký tên) | ĐẠI DIỆN ĐẢNG UỶ XÃ……….. (Ký tên)
| ĐẠI DIỆN UBND XÃ………… (Ký tên)
|
ĐẠI DIỆN MTTQ XÃ …………. (Ký tên)
| ĐẠI DIỆN TRƯỞNG LÀNG NGHỀ (Ký tên)
| ĐẠI DIỆN HỘ LÀM NGHỀ (Ký tên)
|
Phụ lục 02 :
Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN……………
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….,ngày ……tháng……năm…. |
BIÊN BẢN
KIỂM TRA THỰC HIỆN TIÊU CHÍ LÀNG NGHỀ
Căn cứ Quyết định số 2499/QĐ-UBND ngày 07/12/2004 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hoà Bình đến 2010;
Căn cứ Quyết định số………./QĐ-UBND ngày …./……/….. của UBND huyện …………………………. về việc thành lập tổ công tác kiểm tra kết quả thực hiện các tiêu chí làng nghề……………………………...…… thuộc xã …………………..,
Thực hiện Hướng dẫn số: /HD-SNN ngày của Sở Nông nghiệp và PTNT về trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình,
Sau khi nhận được công văn đề nghị công nhận làng …………………. Thuộc xã ………………, huyện ………………….. tỉnh Hoà Bình là làng nghề,
Hôm nay, ngày ……..tháng……….năm ………tại……………………….
Chúng tôi những thành viên trong tổ kiểm tra các tiêu chí làng nghề, gồm:
1, Ông/Bà: …………………………… Chức vụ: Chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) UBND huyện_ Tổ trưởng.
2, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
3, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
4, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
5, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
6, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
7, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
8, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
9, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
10, Ông/Bà: ………………………….. Chức vụ: Chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) đại diện UBND xã.
11, Ông/Bà: ………………………….. Chức vụ: Trưởng làng sản xuất nghề.
12, Ông/Bà: ………………………….. Chức vụ: Đại diện hộ làm nghề.
Tiến hành kiểm tra quá trình hình thành, phát triển của nghề……………... ..…................................... …………………………tại:
- Làng …………………………………………………………….;
- Thuộc xã ………………………..; huyện ………………………;
Đoàn đã thống nhất kết quả kiểm tra dưới dây:
1. Số hộ tham gia làm nghề là………..…hộ, chiếm ……..……% tổng số hộ của làng.
2. Giá trị sản xuất(hoặc doanh thu, hoặc thu nhập) từ nghề……………………của làng …………………2 năm liên tiếp.
+ Năm ……… giá trị sản xuất (hoặc doanh thu, hoặc thu nhập):
Thực hiện đạt …………triệu đồng, chiếm …………% tổng giá trị sản xuất (hoặc doanh thu, hoặc thu nhập) của làng.
+ Năm ……… giá trị sản xuất (hoặc doanh thu, hoặc thu nhập): Thực hiện đạt …………triệu đồng, chiếm …………% tổng giá trị sản xuất (hoặc doanh thu, hoặc thu nhập) của làng.
3. Các sản phẩm chủ yếu của làng ………………… … là:………………. ……………………….…
4. Làng ……………………. sản xuất theo đúng quy định của pháp luật, có tổ chức và hoạt động xã hội về nghề ………………
Đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành về chính sách của nhà nước và vệ sinh môi trường.
Làng……………………….đã đạt (hoặc không đạt) các tiêu chí công nhận làng nghề.
Biên bản được lập vào hồi ………., ngày …….tháng…….năm……..
Các thành viên tham gia tổ kiểm tra đều nhất trí và ký tên.
Biên bản được lập thành 11 bản có giá trị Pháp lý như nhau. Trong đó UBND xã 01 bản, 09 bản lập hồ sơ gửi UBND tỉnh.
ĐẠI DIỆN HỘ LÀM NGHỀ (Ký, họ và tên)
| TRƯỞNG LÀNG NGHỀ (Ký tên)
| ĐẠI DIỆN UBND XÃ………… (Ký tên, đóng dấu)
| TM. TỔ KIỂM TRA TỔ TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu)
Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND huyện |
Phụ lục 03:
Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN…………… Số:………/TTr-UBND
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ……….,ngày ……tháng……năm…. |
TỜ TRÌNH
VỀ VIỆC ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN LÀNG…………
XÃ …………. HUYỆN……………….. LÀ LÀNG NGHỀ
Kính gửi:
- UBND tỉnh Hoà Binh;
- Sở Nông nghiệp và PTNT.
Căn cứ Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông t số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hớng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 2499/QĐ-UBND ngày 07/12/2004 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hoà Bình đến 2010;
Căn cứ công văn đề nghị công nhận làng nghề và kết quả đánh giá đạt tiêu chí làng nghề của UBND xã……………………và của tổ kiểm tra kết quả thực hiện tiêu chí làng nghề của huyện …………………….. (có hồ sơ kèm theo);
Thực hiện Hướng dẫn số: /HD-SNN ngày của Sở Nông nghiệp và PTNT về trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình,
UBND huyện……………………… đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan xét duyệt và báo cáo UBND tỉnh Hoà Bình công nhận.
Tên làng:………………………………………………………………
Làm nghề: ……………………………………………………………. đạt làng nghề/.
Nơi nhận: - UBND tỉnh (b/c); - Sở Nông nghiệp và PTNT; - ………….; - Lưu VT,…… | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN …………………………….
|
2. Thủ tục Công nhận Làng nghề truyền thống
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Uỷ ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống và gửi văn bản đề nghị (kèm hồ sơ) lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện
- Bước 2. UBND cấp huyện tập hợp hồ sơ do UBND cấp xã gửi lên, lập danh sách trình UBND cấp tỉnh xét công nhận
- Bước 3. UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn để ra quyết định và cấp giấy công nhận
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và PTNT
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm các văn bản quy định tại tiết a và tiết b điểm 2 mục II Phần II của Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006.
- Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ thực hiện theo quy định tại tiết a điểm 2 mục II Phần II của Thông tư. Nếu chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ thực hiện theo quy định tại tiết b điểm 2 mục II Phần II của Thông tư.
- Những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng nghề tại điểm 2 mục I Phần II, hồ sơ gồm:
+ Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
+ Bản sao có công chứng các giấy chứng nhận huy chương đã đoạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có).
Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hoá dân tộc của nghề truyền thống.
+ Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
+ Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước có xác nhận Uỷ ban nhân dân cấp xã.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận;
- Quyết định hành chính.
2.8. Phí, lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Theo mẫu Phụ lục 01, 02, 03 Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước;
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ;
- Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Phụ lục 01:
Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN……………
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….,ngày ……tháng……năm…. |
BIÊN BẢN
KIỂM TRA THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số………./QĐ-UBND ngày …./……/….. của UBND huyện ………………………………. về việc thành lập tổ công tác kiểm tra kết quả thực hiện các tiêu chuẩn nghề truyền thống nghề…………………thuộc xã …………………..,
Thực hiện Hướng dẫn số: /HD-SNN ngày của Sở Nông nghiệp và PTNT về trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Sau khi nhận được công văn đề nghị công nhận nghề…………………… của …………………. Thuộc xã ………………, huyện ………………….. tỉnh Hoà Bình là nghề truyền thống.
Hôm nay, ngày ……..tháng……….năm ………tại……………………….
Chúng tôi những thành viên trong đoàn kiểm tra các tiêu chuẩn nghề truyền thống, gồm:
1, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
2, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
3, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
4, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
5, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
6, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
7, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
8, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
9, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
10, Ông/Bà: ……………………….. Chức vụ:…………………………………
11, Ông/Bà: ………………………...Chức vụ:…………………………………
12, Ông/Bà: ……………………….. Chức vụ:…………………………………
Sau khi tiến hành khảo sát, kiểm tra quá trình hình thành, phát triển của làng nghề …................................... tại.
- Làng …………………………………………………………….;
- Thuộc xã ………………………..; huyện ………………………;
- Làm nghề ………………………………………………………..
Đoàn đã thống nhất kết quả kiểm tra dưới dây:
1. Nghề ………………………………đã xuất hiện từ ………………….và gắn với đời sống văn hoá của làng ………...……….…………………… thuộc xã ……………. ……………….., huyện ……...………………. tỉnh Phú Thọ tồn tại cho đến nay.
Các sản phẩm chủ yếu của nghề ……………………là:…………………... ……………………….……………………………………………………………
2. Nghề …………………………………đã gắn với tên tuổi của làng từ năm
Nghề ………………………………….. đã gắn với tên tuổi của 1 số nghệ nhân nổi tiếng như : ………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
3. Nghề ……………………. sản xuất theo đúng quy định của pháp luật, có tổ chức và hoạt động xã hội về nghề …………………………………… Đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành về chính sách của nhà nước và vệ sinh môi trường.
Nghề………………………………..tại làng……………………….đã đạt (hoặc không đạt) các tiêu chí công nhận nghề truyền thống.
Biên bản được lập vào hồi ………., ngày …….tháng…….năm……..
Sau khi thông qua, các thành viên tham gia đoàn kiểm tra đều nhất trí và ký tên.
Biên bản được lập thành 06 bản có giá trị Pháp lý như nhau.
PHÒNG KINH TẾ (Ký tên)
| PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH (Ký tên)
| PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG (Ký tên)
|
PHÒNG HẠ TẦNG KINH TẾ (Ký tên) | PHÒNG THỐNG KÊ (Ký tên)
| PHÒNG NỘI VỤ LĐTBXH (Ký tên) |
PHÒNG VĂN HOÁ TT (Ký tên)
| ĐẠI DIỆN ĐẢNG UỶ XÃ……….. (Ký tên)
| ĐẠI DIỆN UBND XÃ………… (Ký tên)
|
ĐẠI DIỆN MTTQ XÃ …………. (Ký tên)
| ĐẠI DIỆN TRƯỞNG LÀNG NGHỀ (Ký tên)
| ĐẠI DIỆN HỘ LÀM NGHỀ (Ký tên)
|
Phụ lục 02 :
Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN……………
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….,ngày ……tháng……năm…. |
BIÊN BẢN
KIỂM TRA THỰC HIỆN TIÊU CHÍ LÀNG NGHỀ
Căn cứ Quyết định số 2499/QĐ-UBND ngày 07/12/2004 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hoà Bình đến 2010;
Căn cứ Quyết định số………./QĐ-UBND ngày …./……/….. của UBND huyện …………………………. về việc thành lập tổ công tác kiểm tra kết quả thực hiện các tiêu chí làng nghề……………………………...…… thuộc xã …………………..,
Thực hiện Hướng dẫn số: /HD-SNN ngày của Sở Nông nghiệp và PTNT về trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình,
Sau khi nhận được công văn đề nghị công nhận làng …………………. Thuộc xã ………………, huyện ………………….. tỉnh Hoà Bình là làng nghề,
Hôm nay, ngày ……..tháng……….năm ………tại……………………….
Chúng tôi những thành viên trong tổ kiểm tra các tiêu chí làng nghề, gồm:
1, Ông/Bà: …………………………… Chức vụ: Chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) UBND huyện_ Tổ trưởng.
2, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
3, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
4, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
5, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
6, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
7, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
8, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
9, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
10, Ông/Bà: ………………………….. Chức vụ: Chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) đại diện UBND xã.
11, Ông/Bà: ………………………….. Chức vụ: Trưởng làng sản xuất nghề.
12, Ông/Bà: ………………………….. Chức vụ: Đại diện hộ làm nghề.
Tiến hành kiểm tra quá trình hình thành, phát triển của nghề……………... ..…................................... …………………………tại:
- Làng …………………………………………………………….;
- Thuộc xã ………………………..; huyện ………………………;
Đoàn đã thống nhất kết quả kiểm tra dưới dây:
1. Số hộ tham gia làm nghề là………..…hộ, chiếm ……..……% tổng số hộ của làng.
2. Giá trị sản xuất(hoặc doanh thu, hoặc thu nhập) từ nghề……………… …………………………của làng ……………………………2 năm liên tiếp.
+ Năm ……… giá trị sản xuất (hoặc doanh thu, hoặc thu nhập): Thực hiện đạt …………triệu đồng, chiếm …………% tổng giá trị sản xuất (hoặc doanh thu, hoặc thu nhập) của làng.
+ Năm ……… giá trị sản xuất (hoặc doanh thu, hoặc thu nhập): Thực hiện đạt …………triệu đồng, chiếm …………% tổng giá trị sản xuất (hoặc doanh thu, hoặc thu nhập) của làng.
3. Các sản phẩm chủ yếu của làng ………………… … là:………………. ……………………….……………………………………………………………
4. Làng ……………………. sản xuất theo đúng quy định của pháp luật, có tổ chức và hoạt động xã hội về nghề ……………………………… Đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành về chính sách của nhà nước và vệ sinh môi trường.
Làng……………………….đã đạt (hoặc không đạt) các tiêu chí công nhận làng nghề.
Biên bản được lập vào hồi ………., ngày …….tháng…….năm……..
Các thành viên tham gia tổ kiểm tra đều nhất trí và ký tên.
Biên bản được lập thành 11 bản có giá trị Pháp lý như nhau. Trong đó UBND xã 01 bản, 09 bản lập hồ sơ gửi UBND tỉnh.
ĐẠI DIỆN HỘ LÀM NGHỀ (Ký, họ và tên)
| TRƯỞNG LÀNG NGHỀ (Ký tên)
| ĐẠI DIỆN UBND XÃ………… (Ký tên, đóng dấu)
| TM. TỔ KIỂM TRA TỔ TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu)
Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND huyện |
Phụ lục 03:
Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN……………
Số:………/TTr-UBND
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….,ngày ……tháng……năm…. |
TỜ TRÌNH
VỀ VIỆC ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN LÀNG…………
XÃ …………. HUYỆN……………….. LÀ LÀNG NGHỀ
Kính gửi:
- UBND tỉnh Hoà Binh;
- Sở Nông nghiệp và PTNT.
Căn cứ Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông t số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hớng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 2499/QĐ-UBND ngày 07/12/2004 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hoà Bình đến 2010;
Căn cứ công văn đề nghị công nhận làng nghề và kết quả đánh giá đạt tiêu chí làng nghề của UBND xã……………………và của tổ kiểm tra kết quả thực hiện tiêu chí làng nghề của huyện …………………….. (có hồ sơ kèm theo);
Thực hiện Hướng dẫn số: /HD-SNN ngày của Sở Nông nghiệp và PTNT về trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình,
UBND huyện……………………… đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan xét duyệt và báo cáo UBND tỉnh Hoà Bình công nhận.
Tên làng:………………………………………………………………
Làm nghề: ……………………………………………………………. đạt làng nghề/.
Nơi nhận: - UBND tỉnh (b/c); - Sở Nông nghiệp và PTNT; - ………….; - Lưu VT,…… | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN …………………………….
|
3. Thủ tục Công nhận Làng nghề.
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Uỷ ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống và gửi văn bản đề nghị (kèm hồ sơ) lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện
- Bước 2. UBND cấp huyện tập hợp hồ sơ do UBND cấp xã gửi lên, lập danh sách trình UBND cấp tỉnh xét công nhận
- Bước 3. UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn để ra quyết định và cấp giấy công nhận.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở NN và PTNT
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.
- Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
3.4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận
- Quyết định hành chính
3.8. Phí, lệ phí: Không
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Theo mẫu Phụ lục 01, 02, 03 Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước;
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ;
- Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Phụ lục 01:
Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN……………
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….,ngày ……tháng……năm…. |
BIÊN BẢN
KIỂM TRA THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số………./QĐ-UBND ngày …./……/….. của UBND huyện ………………………………. về việc thành lập tổ công tác kiểm tra kết quả thực hiện các tiêu chuẩn nghề truyền thống nghề…………………thuộc xã …………………..,
Thực hiện Hướng dẫn số: /HD-SNN ngày của Sở Nông nghiệp và PTNT về trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Sau khi nhận được công văn đề nghị công nhận nghề…………………… của …………………. Thuộc xã ………………, huyện ………………….. tỉnh Hoà Bình là nghề truyền thống.
Hôm nay, ngày ……..tháng……….năm ………tại……………………….
Chúng tôi những thành viên trong đoàn kiểm tra các tiêu chuẩn nghề truyền thống, gồm:
1, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
2, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
3, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
4, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
5, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
6, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
7, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
8, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
9, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
10, Ông/Bà: ……………………….. Chức vụ:…………………………………
11, Ông/Bà: ………………………...Chức vụ:…………………………………
12, Ông/Bà: ……………………….. Chức vụ:…………………………………
Sau khi tiến hành khảo sát, kiểm tra quá trình hình thành, phát triển của làng nghề …................................... tại.
- Làng …………………………………………………………….;
- Thuộc xã ………………………..; huyện ………………………;
- Làm nghề ………………………………………………………..
Đoàn đã thống nhất kết quả kiểm tra dưới dây:
1. Nghề ………………………………đã xuất hiện từ ………………….và gắn với đời sống văn hoá của làng ………...……….…………………… thuộc xã ……………. ……………….., huyện ……...………………. tỉnh Phú Thọ tồn tại cho đến nay.
Các sản phẩm chủ yếu của nghề ……………………là:…………………... ……………………….……………………………………………………………
2. Nghề …………………………đã gắn với tên tuổi của làng từ năm …………
Nghề ………………………………….. đã gắn với tên tuổi của 1 số nghệ nhân nổi tiếng như : ………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
3. Nghề ……………………. sản xuất theo đúng quy định của pháp luật, có tổ chức và hoạt động xã hội về nghề …………………………………… Đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành về chính sách của nhà nước và vệ sinh môi trường.
Nghề………………………………..tại làng……………………….đã đạt (hoặc không đạt) các tiêu chí công nhận nghề truyền thống.
Biên bản được lập vào hồi ………., ngày …….tháng…….năm……..
Sau khi thông qua, các thành viên tham gia đoàn kiểm tra đều nhất trí và ký tên.
Biên bản được lập thành 06 bản có giá trị Pháp lý như nhau.
PHÒNG KINH TẾ (Ký tên)
| PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH (Ký tên)
| PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG (Ký tên)
|
PHÒNG HẠ TẦNG KINH TẾ (Ký tên)
| PHÒNG THỐNG KÊ (Ký tên)
| PHÒNG NỘI VỤ LĐTBXH (Ký tên)
|
PHÒNG VĂN HOÁ TT (Ký tên)
| ĐẠI DIỆN ĐẢNG UỶ XÃ……….. (Ký tên)
| ĐẠI DIỆN UBND XÃ………… (Ký tên)
|
ĐẠI DIỆN MTTQ XÃ …………. (Ký tên)
| ĐẠI DIỆN TRƯỞNG LÀNG NGHỀ (Ký tên)
| ĐẠI DIỆN HỘ LÀM NGHỀ (Ký tên)
|
Phụ lục 02 :
Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN……………
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….,ngày ……tháng……năm…. |
BIÊN BẢN
KIỂM TRA THỰC HIỆN TIÊU CHÍ LÀNG NGHỀ
Căn cứ Quyết định số 2499/QĐ-UBND ngày 07/12/2004 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hoà Bình đến 2010;
Căn cứ Quyết định số………./QĐ-UBND ngày …./……/….. của UBND huyện …………………………. về việc thành lập tổ công tác kiểm tra kết quả thực hiện các tiêu chí làng nghề……………………………...…… thuộc xã …………………..,
Thực hiện Hướng dẫn số: /HD-SNN ngày của Sở Nông nghiệp và PTNT về trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình,
Sau khi nhận được công văn đề nghị công nhận làng …………………. Thuộc xã ………………, huyện ………………….. tỉnh Hoà Bình là làng nghề,
Hôm nay, ngày ……..tháng……….năm ………tại……………………….
Chúng tôi những thành viên trong tổ kiểm tra các tiêu chí làng nghề, gồm:
1, Ông/Bà: …………………………… Chức vụ: Chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) UBND huyện_ Tổ trưởng.
2, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
3, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
4, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
5, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
6, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
7, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
8, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
9, Ông/Bà: ………………………… Chức vụ:…………………………………
10, Ông/Bà: ………………………….. Chức vụ: Chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) đại diện UBND xã.
11, Ông/Bà: ………………………….. Chức vụ: Trưởng làng sản xuất nghề.
12, Ông/Bà: ………………………….. Chức vụ: Đại diện hộ làm nghề.
Tiến hành kiểm tra quá trình hình thành, phát triển của nghề……………... ..…................................... …………………………tại:
- Làng …………………………………………………………….;
- Thuộc xã ………………………..; huyện ………………………;
Đoàn đã thống nhất kết quả kiểm tra dưới dây:
1. Số hộ tham gia làm nghề là………..…hộ, chiếm ……..……% tổng số hộ của làng.
2. Giá trị sản xuất(hoặc doanh thu, hoặc thu nhập) từ nghề……………… …………………………của làng ……………………………2 năm liên tiếp.
+ Năm ……… giá trị sản xuất (hoặc doanh thu, hoặc thu nhập): Thực hiện đạt …………triệu đồng, chiếm …………% tổng giá trị sản xuất (hoặc doanh thu, hoặc thu nhập) của làng.
+ Năm ……… giá trị sản xuất (hoặc doanh thu, hoặc thu nhập): Thực hiện đạt …………triệu đồng, chiếm …………% tổng giá trị sản xuất (hoặc doanh thu, hoặc thu nhập) của làng.
3. Các sản phẩm chủ yếu của làng ………………… … là:………………. ……………………….……………………………………………………………
4. Làng ……………………. sản xuất theo đúng quy định của pháp luật, có tổ chức và hoạt động xã hội về nghề ……………………………… Đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành về chính sách của nhà nước và vệ sinh môi trường.
Làng……………………….đã đạt (hoặc không đạt) các tiêu chí công nhận làng nghề.
Biên bản được lập vào hồi ………., ngày …….tháng…….năm……..
Các thành viên tham gia tổ kiểm tra đều nhất trí và ký tên.
Biên bản được lập thành 11 bản có giá trị Pháp lý như nhau. Trong đó UBND xã 01 bản, 09 bản lập hồ sơ gửi UBND tỉnh.
ĐẠI DIỆN HỘ LÀM NGHỀ (Ký, họ và tên)
| TRƯỞNG LÀNG NGHỀ (Ký tên)
| ĐẠI DIỆN UBND XÃ………… (Ký tên, đóng dấu)
| TM. TỔ KIỂM TRA TỔ TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu)
Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND huyện |
Phụ lục 03:
Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN……………
Số:………/TTr-UBND | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….,ngày ……tháng……năm…. |
TỜ TRÌNH
VỀ VIỆC ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN LÀNG…………
XÃ …………. HUYỆN……………….. LÀ LÀNG NGHỀ
Kính gửi:
- UBND tỉnh Hoà Binh;
- Sở Nông nghiệp và PTNT.
Căn cứ Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông t số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hớng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 2499/QĐ-UBND ngày 07/12/2004 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hoà Bình đến 2010;
Căn cứ công văn đề nghị công nhận làng nghề và kết quả đánh giá đạt tiêu chí làng nghề của UBND xã……………………và của tổ kiểm tra kết quả thực hiện tiêu chí làng nghề của huyện …………………….. (có hồ sơ kèm theo);
Thực hiện Hướng dẫn số: /HD-SNN ngày của Sở Nông nghiệp và PTNT về trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình,
UBND huyện……………………… đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan xét duyệt và báo cáo UBND tỉnh Hoà Bình công nhận.
Tên làng:………………………………………………………………
Làm nghề: ……………………………………………………………. đạt làng nghề/.
Nơi nhận: - UBND tỉnh (b/c); - Sở Nông nghiệp và PTNT; - ………….; - Lưu VT,…… | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN …………………………….
|
4. Thủ tục Thu hồi giấy công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện danh sách nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đảm bảo các tiêu chí quy định.
- Bước 2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp danh sách, gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, thu hồi giấy công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và PTNT.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
Danh sách nghề truyền thống/làng nghề/làng nghề truyền thống đã được công nhận sau 05 năm không đạt các tiêu chí quy định có xác nhận của UBND cấp huyện.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định
4.8. Phí, lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không.
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Nghề truyền thống/ làng nghề/ làng nghề truyền thống đã được công nhận sau 05 năm không đạt các tiêu chí quy định.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ
-Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
IV. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
1. Thủ tục giao rừng đối với tổ chức.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Chuẩn bị
+ Trước khi giao rừng UBND tỉnh phải xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo trực tiếp phê duyệt.
+ Phương án giao rừng phải thể hiện cụ thể về hiện trạng các loại rừng của địa phương; nhu cầu quản lý sử dụng rừng; đối tượng được giao sắp xếp theo thứ tự ưu tiên; kế hoạch tiến độ thực hiện; trách nhiệm và kinh phí tổ chức thực hiện...
- Phương án giao rừng phải thể hiện từng đối tượng được giao rừng cả trong hồ sơ, trên bản đồ.
- Bước 2. Nộp hồ sơ (phụ lục 04)
Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp & PTNT. Bộ phận một cửa tiếp nhận kiểm tra hồ sơ trình lãnh đạo Sở xử lý văn bản. Sau đó chuyển cho phòng, ban của Sở hoặc Chi cục lâm nghiệp được giao nhiệm vụ tiếp nhận xem xét (nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trả lại “qua bộ phận một cửa”, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ).
- Bước 3. Thẩm định và hoàn chỉnh hồ sơ.
Sau nhận hồ sơ xin giao rừng Sở Nông nghiệp & PTNT hoặc chi cục lâm nghiệp được giao nhiệm vụ có trách nhiệm:
+ Chỉ định đơn vị tư vấn lập hồ sơ xác định ranh giới, diện tích, trạng thái, giá trị khu rừng.
+ Công bố công khai trên một số phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương việc tổ chức có nhu cầu được giao rừng đã nộp hồ sơ về tỉnh để đượ giao rừng, địa điểm khu rừng xin được giao và tiếp nhận những thông tin phản hồi cửa xã hội.
+ Chủ trì thẩm định hồ sơ giao rừng do đơn vị tư vấn lập và các điều kiện về giao rừng; tính khả thi cửa dự án dầu tư khu rừng của tổ chức.
+ Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng rừng trong trường hợp tổ chức được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng theo phương thức đấu giá.
+ Gửi hồ sơ có liên quan đến khu rừng tới cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (Nếu có).
+ Lập hồ sơ giao rừng cho tổ chức trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
(Thời gian thực hiện bước 3 gồm cả thông báo, niêm yết và thẩm định hồ sơ là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ của tổ chức).
- Bước 4. Xem xét , quyết định giao rừng.
Sau khi nhận được hồ sơ giao rừng cho tổ chức Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
+Xem xét, ký quyết định giao rừng cho tổ chức(Phụ lục 4:Thông tư số 38/2007/TT-BNN ).
+ Chỉ đạo và tổ chức việc đấu thấu tiền sử dụng rừng trong trường hợp phải đấu thầu.
+ Chuyển quyết định giao rừng cho tổ chức và Sở NN&PTNT.
(Thời gian thực hiện bước 4 là 02 ngày làm việc)
- Bước 5: Thực hiện Quyết định giao rừng, cho thuê rừng.
Sở Nông nghiệp & PTNT (hoặc Chi cục lâm nghiệp được giao nhiệm vụ) sau khi nhận quyết định từ UBND cấp tỉnh, có trách nhiệm:
+ Thông báo cho tổ chức thực hiện nghĩa vị tài chính (nếu có).
+ Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện thực hiện việc bàn giao rừng cho tổ chức có sự tham gia của UBND cấp xã, phòng chức năng, các chủ rừng liền kề; lập biên bàn giao rừng với tổ chức (phụ lục 5 Thông tư số 38/2007/TT-BNN&PTNT).
Sau khi nhận rừng tại thực địa, Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn tổ chức có trách nhiệm đóng cộ mốc khu rừng được giao có sự chứng kiến của đai diện UBND cấp xã và chủ rừng có chung ranh giới (phụ luc 6: Thông tư số 38/2007/TT-BNN&PTNT).
(Thời hạn giải quyết 3 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ tài chính của tổ chức).
1.2. Cách thức thực hiện: Tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của Sở NN&PTNT hoặc qua đường bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị giao rừng theo Phụ lục 05 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT.
- Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh (Bản sao mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường nộp hồ sơ qua bưu điện).
- Dự án đầu tư khu rừng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp & PTNT phải thẩm định hoặc giao nhiệm vụ cho chi cục lâm nghiệp thực hiện.
- Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ giao rừng của Tổ chức thì UBND tỉnh xem xét, quyết định giao rừng.
- Trong thời gian 03 ngày làm việc (sau khi hoàn thành ngia vụ tài chính của tổ chức) kể từ khi nhận được Quyết định của UBND cấp Tỉnh chuyển về, Sở Nông nghiệp & PTNT (hoặc Chi cục Lâm nghiệp được giao nhiệm vụ) tổ chức giao rừng tại thực địa cho tổ chức.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và PTNT
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
1.8. Phí, lệ phí: Không
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Đơn đề nghị giao rừng (Phụ lục 05 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT )
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/04/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT vè hướng dẫn thủ tục trình tự giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư;
- Khoản 3 điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
Phụ lục 04:
TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN KHI THỰC HIỆN VIỆC
GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG
1. Đơn xin giao rừng (phụ lục 05-Thông tư 38), thuê rừng (phụ lục 8-Thông tư 25).
2. Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy phép hoạt động kinh doanh là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập tổ chức đó hoặc cấp giấy phép sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp của tổ chức đó.
3. Văn bản thoả thuận địa điểm khu rừng giao, cho thuê là văn bản của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu và thoả thuận với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, để tổ chức, cá nhân đó nghiên cứu, xem xét và lập dự án đầu tư vào khu rừng được thoả thuận về địa điểm; trong văn bản thoả thuận cần nêu rõ tên địa phương huyện, xã; phạm vi ranh giới, diện tích, thời hạn hết hiệu lực của văn bản thoả thuận và sơ đồ kèm theo.
4. Dự án đầu tư (đối với tổ chức) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với tổ chức sử dụng vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; văn bản thẩm định của cơ quan chức năng đối với dự án sử dụng các nguồn vốn khác.
5. Phương án giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn do UBND cấp xã lập và được UBND cấp huyện phê duyệt.
6. Kế hoạch sử dụng rừng (đối với hộ gia đình, cá nhân thuê rừng) hoặc Đề án quản lý rừng (đối với cộng đồng dân cư thôn) được phòng chức năng về nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định.
Cán bộ lâm nghiệp cấp huyện, xã hoặc tổ chức tư vấn về lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn có trách nhiệm hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân xây dựng kế hoạch sử dụng rừng, hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn xây dựng kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng.
Nội dung của Đề án quản lý rừng của cộng đồng bao gồm: (1) điều tra đánh giá tài nguyên rừng, (2) xác định đối tượng rừng theo mục đích sử dụng và các biện pháp tác động cho từng đối tượng. (3) đánh giá nhu cầu lâm sản, (4) cân đối cung và cầu, phân tích khả năng bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng...), (5) lập kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của cộng đồng trong đó làm rõ các diện tích và lô rừng được phép khai thác, sản lượng khai thác, lô rừng, diện tích cần trồng rừng; lô rừng, diện tích có khả năng khoanh nuôi và lô rừng, diện tích rừng nuôi dưỡng.
7. Văn bản thẩm định đặc điểm khu rừng giao, cho thuê, thu hồi của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc của phòng chức năng về nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp huyện.
8. Bản đồ giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng là bản đồ về các lô rừng được lập để mô tả hiện trạng các yếu tố tự nhiên của lô rừng đó có liên quan đến việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng như: tên địa phương (tỉnh, huyện, xã) tên và ranh giới đơn vị quản lý rừng (tiểu khu, khoảnh, lô), diện tích, loại rừng (mục đích sử dụng), trạng thái rừng; tình hình kinh tế-xã hội khác; về chủ rừng, những lô rừng đã giao, đã cho thuê; chữ ký có đóng dấu của cơ quan lập bản đồ và xác nhận của các cơ quan quản lý.
Bản đồ được lập trước khi thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng và được cập nhật, bổ sung trong quá trình tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng. Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp tỉnh hướng dẫn lập bản đồ này cho thống nhất trong toàn tỉnh.
9. Quyết định của UBND về việc giao rừng, thuê rừng (theo mẫu).
10. Hợp đồng thuê rừng (theo mẫu): là hợp đồng được lập ra giữa Bên cho thuê rừng (là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc uỷ ban nhân dân cấp huyện và Bên thuê rừng (là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
11. Biên bản bàn giao rừng tại thực địa (theo mẫu): là biên bản được lập tại hiện trường giữa đại diện Bên giao rừng, cho thuê rừng với Bên được giao rừng, được thuê rừng về diện tích, ranh giới, hiện trạng rừng có sự tham gia của các bên liên quan.
Phụ lục 05: Mẫu đơn đề nghị giao rừng dùng cho tổ chức
(Theo mẫu Thông tư số 25 /2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG
(dùng cho tổ chức)
Kính gửi: .............................................................................................
1. Tên tổ chức đề nghị giao rừng (Viết chữ in hoa)(1)....................................
2. Địa chỉ trụ sở chín.......................................................................................
3. Địa chỉ liên hệ................................................Điện thoại.............................
4. Địa điểm khu rừng đề nghị giao(2)..............................................................
5. Diện tích đề nghị giao rừng (ha)..................................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (3).......................................................................
7. Thời hạn sử dụng (năm).............................................................................
8. Phương thức nộp tiền sử dụng rừng (nếu có).............................................
9. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nộp tiền sử dụng rừng (nếu có) đầy đủ, đúng hạn.........................................Các cam kết khác (nếu có)...................................................
........ngày tháng năm .....
Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ, tên chức danh và đóng dấu)
...........................................................................................................................................................................................................................
1. Đối với tổ chức phải ghi rõ tên tổ chức, ngày thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên xã (phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô.
3. Mục đích để quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lich, nghiên cứu khoa học..
Phụ luc 05:
MẪU HỢP ĐỒNG THUÊ RỪNG VÀ BIÊN BẢN BÀN GIAO RỪNG
(Theo mẫu Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ NN&PTNT)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:......./HĐ -TR | Hợp đồng thuê rừng (áp dụng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước) ................, ngày..... tháng..... năm...... |
Căn cứ vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004.
Căn cứ vào Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Căn cứ vào đề nghị được thuê rừng của Bên thuê rừng và Quyết định cho thuê rừng số (1).......................................................................................................
Hôm nay, ngày........tháng.......năm............tại................................................
Chúng tôi gồm:
I. Bên cho thuê rừng là UBND huyện .................................................
Do ông (bà)..... .....................................................................................làm đại diện (2)
II. Bên thuê rừng là (3)............................................................................
III. Hai bên thoả thuận ký hợp đồng thuê rừng với các điều, khoản sau đây:
Điều 1. Bên cho thuê rừng cho Bên thuê rừng thuê khu rừng như sau:
1. Diện tích rừng ..........ha..........Tại (4).....................để sử dụng vào mục đích (5).........................................................(đặc dụng, phòng hộ, sản xuất).
2. Vị trí, ranh giới và đặc điểm khu rừng ghi trong biểu và bản đồ kèm theo.
3. Thời hạn thuê rừng là.........năm, kể từ ngày........tháng.........năm.........đến ngày.......tháng..........năm............(6)
4. Bên thuê rừng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản khác có liên quan.
Điều 2. Bên thuê rừng có trách nhiệm trả tiền thuê rừng theo qui định sau:
1. Giá tiền thuê rừng là..............đồng/ha/năm (7)..........................................
2. Tiền thuê rừng được tính từ ngày.............tháng.............năm................
3. Phương thức và thời hạn nộp tiền thuê rừng .......................................
4. Nơi nộp tiền thuê rừng.......................................................................
Ngoài tiền thuê rừng, bên thuê rừng khi thực hiện các hoạt động tại Điều 1 còn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo các quy định của Nhà nước và cộng đồng dân cư.
Điều 3. Việc sử dụng rừng thuê phải phù hợp với mục đích sử dụng rừng đã ghi trong Điều 1 của Hợp đồng này.
Điều 4. Trách nhiệm của mỗi bên
1. Bên cho thuê rừng đảm bảo việc sử dụng rừng của Bên thuê rừng trong thời gian thực hiện hợp đồng, không được chuyển giao quyền sử dụng khu rừng trên cho Bên thứ ba trừ trường hợp phải thu hồi rừng theo pháp luật đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, Bên thuê rừng không được chuyển quyền sử dụng rừng thuê; trường hợp Bên thuê rừng bị chia tách, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp mà hình thành pháp nhân mới thì pháp nhân mới được tiếp tục thuê rừng trong thời gian còn lại của Hợp đồng này.
3. Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực thi hành, nếu Bên thuê rừng trả lại một phần khu rừng hoặc toàn bộ khu rừng thuê trước thời hạn thì phải thông báo cho Bên cho thuê trước ít nhất là 06 tháng. Bên cho thuê rừng trả lời cho Bên thuê rừng trong thời gian 03 tháng kể từ ngày nhận được đề nghị của Bên thuê rừng.
4. Hợp đồng thuê rừng chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Hết thơì hạn thuê rừng mà không được gia hạn thuê tiếp.
- Do đề nghị của một bên hoặc các bên tham gia hợp đồng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê rừng đó chấp nhận.
- Bên thuê rừng bị phá sản hoặc giải thể.
- Bên thuê rừng không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng hay bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi rừng theo qui định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 5. Hai bên cam kết thực hiện đúng qui định của Hợp đồng này, nếu Bên nào thực hiện không đúng thì Bên đó phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng gây ra theo qui định của pháp luật.
Cam kết khác (nếu có).................................................................................
Điều 6. Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 bản và gửi đến cơ quan thuế đã xác định mức thu tiền thuê rừng, kho bạc nhà nước nơi thu tiền thuê rừng.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.,.
Bên thuê rừng Bên cho thuê rừng
(Ký tên và đóng dấu-nếu có) (Ký tên và đóng dấu)
..........................................................................................................................................................................................................................
1. Quyết định cho thuê đất ghi rõ số, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung của quyết định.
2. Bên cho thuê rừng ghi rõ họ, tên, chức vụ của người làm đại diện.
3. Bên thuê rừng nếu là hộ gia đình thì ghi tên chủ hộ, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu là cá nhân thì ghi tên cá nhân, địa chỉ nơi đăng ký tthường trú, số CMND, tài khoản (nếu có); nếu là tổ chức thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, họ, tên, chức vụ người đại diện, số tài khoản.
4. Vị trí, địa điểm khu rừng cho thuê ghi rõ tên xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tiểu khu, khoảnh và lô (nếu có). Trường hợp cho thuê nhiều lô rừng thì phải có bảng kê cho từng lô rừng kèm theo.
5. Mục đích sử dụng rừng ghi theo Quyết định cho thuê rừng của UBND.
6. Thời hạn sử dụng rừng ghi theo quyết định cho thuê rừng của UBND và được ghi bằng số và bằng chữ.
7. Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ.
CỘNG HOÀ XÃ HÔỊ CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO RỪNG
(dùng cho việc bàn giao rừng cho tổ chức)
Căn cứ Quyết định (1)..................................................................................
Hôm nay, ngày.........tháng...........năm...........................................
Tại (2).....................................................................................................
Chúng tôi gồm có:
I. Bên bàn giao rừng
Do ông/bà...............................................................................làm đại diện (3).
II. Bên nhận rừng
Do Ông, bà............................................................................làm đại diện (4).
III. Người làm chứng có các ông, bà
- Ông, bà (5)............................................................................................
- Ông, bà..........................................................................................................
- Ông, bà..........................................................................................................
Đã cùng nhau xác định ranh giới; thống nhất về nhận xét, đánh giá hiện trạng khu rừng và bàn giao cho...............................................................(có biểu thống kê và bản đồ kèm theo)
Những nhận xét khác (nếu có)
Biên bản đã được đọc để các thành viên tham dự cùng nghe và nhất trí ký tên. Biên bản được lập thành bốn bản, chủ rừng giữ một bản, UBND xã giữ một bản, lưu 1 bản tại phòng chức năng về nông nghiệp và phát triển nông thôn và một bản lưu tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chủ rừng TM. Sở Nông nghiệp và PTNT TM.UBND xã
(ký, ghi rõ họ, tên) (ký, ghi họ tên và đóng dấu) (ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Người chứng kiến Người chứng kiến Người chứng kiến
(ký, ghi họ tên và chức danh) (ký, ghi họ tên và chức danh) (ký, ghi họ tên và chức danh)
..........................................................................................................................................................................................................................
1. Quyết định của UBND về việc giao rừng, cho thuê rừng, ghi rõ số, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung của quyết định.
2. Ghi rõ tên xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
3. Bên bàn giao rừng ghi rõ họ, tên, chức vụ của người làm đại diện.
4. Bên nhận rừng nếu là hộ gia đình thì ghi họ, tên chủ hộ; nếu là cá nhân thì ghi họ, tên cá nhân; nếu là tổ chức thì ghi họ, tên và chức danh của người đại diện.
5. Người chứng kiến ghi họ, tên và chức danh.
2. Thủ tục cho thuê rừng đối với tổ chức.
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Chuẩn bị
- UBND cấp tỉnh tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi của chủ rừng. .
- Thành lập ban chỉ đạo và Hội đồng giao rừng: UBND cấp tỉnh thành lập ban chỉ đạo và Tổ công tác giao rừng cấp tỉnh.
- Chuẩn bị kinh phí, vật tư kỹ thuật phục vụ việc giao rừng.
Bước 2. Nộp hồ sơ (phụ lục 04)
Tổ chức nộp hồ sơ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp & PTNT. Bộ phận một cửa tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và lãnh đạo Sở xử lý văn bản. Sau đó chuyển cho phòng, ban của Sở hoặc Chi cục lâm nghiệp được giao nhiệm vụ tiếp nhận xem xét (nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trả lại và nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ).
Bước 3. Thẩm định và hoàn chỉnh hồ sơ.
- Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương việc tổ chức có nhu cầu được thuê rừng đã nộp hồ sơ về tỉnh để được thuê rừng, địa điểm khau rừng xin được thuê và tiếp nhận những thông tin phản hồi của xã hội.
- Kiểm tra việc xác định tại thực địa và thẩm định hồ sơ khu rừng sẽ giao cho tổ chức.
- Tổ chức việc kiểm tra xác định tại thực địa phải lập thành văn bản có chữ ký của đại diện tổ chức tư vấn về đấnh giá rừng (tư vấn chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá chất lượng rừng; đại diện Ủy ban nhân dân xã và đại diện tổ chức xin giao đất. Nội dung thẩm định hồ sơ nhằm bảo đảm các quy định hiện hành của Nhà nước về giao rừng cho Tổ chức.
- Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng rừng (bằng tiền sử dụng rừng, nếu có từ 2 tổ chức trở lên cùng xin được thuê rừng trên 1 khu rừng).
- Tổ chức đấu giá.
Bước 4. Xem xét , quyết định thuê rừng.
Sau khi nhận được hồ sơ giao rừng cho tổ chức Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
- UBND cấp tỉnh sau khi nhận tờ trình hờ sơ giao rừng do cơ quan chức năng (Sở NN&PTNT) chuyển đến, xem xét quyết định thuê rừng cho tổ chức (Phụ lục 4: Thông tư số 38/2007/TT-BNN ).
- Chuyển quyết định thuê rừng cho tổ chức và Sở NN&PTNT.
(Thời gian thực hiện bước 4 là 05 ngày làm việc)
Bước 5: Thực hiện Quyết định giao rừng, cho thuê rừng.
- Sở Nông nghiệp & PTNT (hoặc Chi cục lâm nghiệp được giao nhiệm vụ) sau khi nhận quyết định từ UBND cấp tỉnh, có trách nhiệm:
+ Thông báo cho tổ chức thực hiện nghĩa vị tài chính (nếu có).
+ Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện thực hiện việc bàn giao rừng cho tổ chức có sự tham gia của UBND cấp xã, phòng chức năng, các chủ rừng liền kề; lập biên bàn giao rừng với tổ chức (phụ lục 5: Thông tư số 38/2007/TT-BNN).
- Sau khi nhận rừng tại thực địa, Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn tổ chức có trách nhiệm đóng cộ mốc khu rừng được giao có sự chứng kiến của đai diện UBND cấp xã và chủ rừng có chung ranh giới (phụ luc 6: Thông tư số 38/2007/TT-BNN).
(Thời hạn giải quyết 3 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ tài chính của tổ chức
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở NN&PTNT hoặc Qua đường bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị thuê rừng;
- Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh (Bản sao mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường nộp hồ sơ qua bưu điện).
- Dự án đầu tư khu rừng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp & PTNT phải thẩm định hoặc giao nhiệm vụ cho chi cục lâm nghiệp thực hiện.
- Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ giao rừng của Tổ chức thì UBND tỉnh xem xét, quyết định giao rừng.
- Trong thời gian 03 ngày làm việc (sau khi hoàn thành ngia vụ tài chính của tổ chức) kể từ khi nhận được Quyết định của UBND cấp tỉnh chuyển về, Sở Nông nghiệp & PTNT (hoặc chi cục lâm nghiệp được giao nhiệm vụ) tổ chức giao rừng tại thực địa cho tổ chức.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp & PTNT
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
2.8. Phí, lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Đơn đề nghị thuê rừng
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/04/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn thủ tục trình tự giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư;
- Khoản 5 điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
Phụ lục 08: Mẫu đơn đề nghị thuê rừng dùng cho tổ chức
(Theo mẫu Thông tư số 25 /2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THUÊ RỪNG
(dùng cho tổ chức)
Kính gửi: ...................................................................................
1. Tên tổ chức đề nghị thuê rừng (Viết chữ in hoa)(1)....................................
2. Địa chỉ trụ sở chính.....................................................................................
3. Địa chỉ liên hệ.......................................................Điện thoại......................
4. Địa điểm khu rừng đề nghị thuê(2).............................................................
5. Diện tích đề nghị thuê rừng (ha)...................................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (3)..................................................................
7. Thời hạn sử dụng (năm)..............................................................................
8. Phương thức nộp tiền sử dụng rừng (nếu có).............................................
9. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nộp tiền sử dụng rừng (nếu có) đầy đủ, đúng hạn......................
Các cam kết khác (nếu có).............................................................................
........ngày tháng năm .....
Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ, tên chức danh và đóng dấu)
............................................................................................................................................
1. Đối với tổ chức phải ghi rõ tên tổ chức, ngày thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Địa điểm khu rừng đề nghị thuê ghi rõ tên xã (phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô.
3. Mục đích để quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch, nghiên cứu khoa học..
Phụ lục 04:
TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN KHI THỰC HIỆN VIỆC
GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG
1. Đơn xin giao rừng (phụ lục 05-Thông tư 38), thuê rừng (phụ lục 8-Thông tư 25).
2. Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy phép hoạt động kinh doanh là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập tổ chức đó hoặc cấp giấy phép sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp của tổ chức đó.
3. Văn bản thoả thuận địa điểm khu rừng giao, cho thuê là văn bản của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu và thoả thuận với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, để tổ chức, cá nhân đó nghiên cứu, xem xét và lập dự án đầu tư vào khu rừng được thoả thuận về địa điểm; trong văn bản thoả thuận cần nêu rõ tên địa phương huyện, xã; phạm vi ranh giới, diện tích, thời hạn hết hiệu lực của văn bản thoả thuận và sơ đồ kèm theo.
4. Dự án đầu tư (đối với tổ chức) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với tổ chức sử dụng vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; văn bản thẩm định của cơ quan chức năng đối với dự án sử dụng các nguồn vốn khác.
5. Phương án giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn do UBND cấp xã lập và được UBND cấp huyện phê duyệt.
6. Kế hoạch sử dụng rừng (đối với hộ gia đình, cá nhân thuê rừng) hoặc Đề án quản lý rừng (đối với cộng đồng dân cư thôn) được phòng chức năng về nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định.
Cán bộ lâm nghiệp cấp huyện, xã hoặc tổ chức tư vấn về lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn có trách nhiệm hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân xây dựng kế hoạch sử dụng rừng, hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn xây dựng kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng.
Nội dung của Đề án quản lý rừng của cộng đồng bao gồm: (1) điều tra đánh giá tài nguyên rừng, (2) xác định đối tượng rừng theo mục đích sử dụng và các biện pháp tác động cho từng đối tượng. (3) đánh giá nhu cầu lâm sản, (4) cân đối cung và cầu, phân tích khả năng bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng...), (5) lập kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của cộng đồng trong đó làm rõ các diện tích và lô rừng được phép khai thác, sản lượng khai thác, lô rừng, diện tích cần trồng rừng; lô rừng, diện tích có khả năng khoanh nuôi và lô rừng, diện tích rừng nuôi dưỡng.
7. Văn bản thẩm định đặc điểm khu rừng giao, cho thuê, thu hồi của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc của phòng chức năng về nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp huyện.
8. Bản đồ giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng là bản đồ về các lô rừng được lập để mô tả hiện trạng các yếu tố tự nhiên của lô rừng đó có liên quan đến việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng như: tên địa phương (tỉnh, huyện, xã) tên và ranh giới đơn vị quản lý rừng (tiểu khu, khoảnh, lô), diện tích, loại rừng (mục đích sử dụng), trạng thái rừng; tình hình kinh tế-xã hội khác; về chủ rừng, những lô rừng đã giao, đã cho thuê; chữ ký có đóng dấu của cơ quan lập bản đồ và xác nhận của các cơ quan quản lý.
Bản đồ được lập trước khi thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng và được cập nhật, bổ sung trong quá trình tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng. Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp tỉnh hướng dẫn lập bản đồ này cho thống nhất trong toàn tỉnh.
9. Quyết định của UBND về việc giao rừng, thuê rừng (theo mẫu).
10. Hợp đồng thuê rừng (theo mẫu): là hợp đồng được lập ra giữa Bên cho thuê rừng (là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc uỷ ban nhân dân cấp huyện và Bên thuê rừng (là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
11. Biên bản bàn giao rừng tại thực địa (theo mẫu): là biên bản được lập tại hiện trường giữa đại diện Bên giao rừng, cho thuê rừng với Bên được giao rừng, được thuê rừng về diện tích, ranh giới, hiện trạng rừng có sự tham gia của các bên liên quan.
Phụ luc 05:
MẪU HỢP ĐỒNG THUÊ RỪNG VÀ BIÊN BẢN BÀN GIAO RỪNG
(Theo mẫu Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ NN&PTNT)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:......../HĐ-TR | Hợp đồng thuê rừng (áp dụng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước) ................, ngày..... tháng..... năm...... |
Căn cứ vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004.
Căn cứ vào Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Căn cứ vào đề nghị được thuê rừng của Bên thuê rừng và Quyết định cho thuê rừng số (1)..........................................................................................................
Hôm nay, ngày........tháng.......năm............tại..............................................
Chúng tôi gồm:
I. Bên cho thuê rừng là UBND huyện .........................................................
Do ông (bà).............................................................................làm đại diện (2)
II. Bên thuê rừng là (3).............................................................................
III. Hai bên thoả thuận ký hợp đồng thuê rừng với các điều, khoản sau đây:
Điều 1. Bên cho thuê rừng cho Bên thuê rừng thuê khu rừng như sau:
1. Diện tích rừng ..........ha..........Tại (4).....................để sử dụng vào mục đích (5).........................................................(đặc dụng, phòng hộ, sản xuất).
2. Vị trí, ranh giới và đặc điểm khu rừng ghi trong biểu và bản đồ kèm theo.
3. Thời hạn thuê rừng là.........năm, kể từ ngày...........tháng...........năm.............đến ngày.......tháng..........năm.............(6)
4. Bên thuê rừng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản khác có liên quan.
Điều 2. Bên thuê rừng có trách nhiệm trả tiền thuê rừng theo qui định sau:
1. Giá tiền thuê rừng là..............đồng/ha/năm (7)...........................................
2. Tiền thuê rừng được tính từ ngày.............tháng.............năm................
3. Phương thức và thời hạn nộp tiền thuê rừng .............................................
4. Nơi nộp tiền thuê rừng................................................................................
Ngoài tiền thuê rừng, bên thuê rừng khi thực hiện các hoạt động tại Điều 1 còn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo các quy định của Nhà nước và cộng đồng dân cư.
Điều 3. Việc sử dụng rừng thuê phải phù hợp với mục đích sử dụng rừng đã ghi trong Điều 1 của Hợp đồng này.
Điều 4. Trách nhiệm của mỗi bên
1. Bên cho thuê rừng đảm bảo việc sử dụng rừng của Bên thuê rừng trong thời gian thực hiện hợp đồng, không được chuyển giao quyền sử dụng khu rừng trên cho Bên thứ ba trừ trường hợp phải thu hồi rừng theo pháp luật đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, Bên thuê rừng không được chuyển quyền sử dụng rừng thuê; trường hợp Bên thuê rừng bị chia tách, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp mà hình thành pháp nhân mới thì pháp nhân mới được tiếp tục thuê rừng trong thời gian còn lại của Hợp đồng này.
3. Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực thi hành, nếu Bên thuê rừng trả lại một phần khu rừng hoặc toàn bộ khu rừng thuê trước thời hạn thì phải thông báo cho Bên cho thuê trước ít nhất là 06 tháng. Bên cho thuê rừng trả lời cho Bên thuê rừng trong thời gian 03 tháng kể từ ngày nhận được đề nghị của Bên thuê rừng.
4. Hợp đồng thuê rừng chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Hết thơì hạn thuê rừng mà không được gia hạn thuê tiếp.
- Do đề nghị của một bên hoặc các bên tham gia hợp đồng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê rừng đó chấp nhận.
- Bên thuê rừng bị phá sản hoặc giải thể.
- Bên thuê rừng không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng hay bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi rừng theo qui định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 5. Hai bên cam kết thực hiện đúng qui định của Hợp đồng này, nếu Bên nào thực hiện không đúng thì Bên đó phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng gây ra theo qui định của pháp luật.
Cam kết khác (nếu có)....................................................................................
Điều 6. Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 bản và gửi đến cơ quan thuế đã xác định mức thu tiền thuê rừng, kho bạc nhà nước nơi thu tiền thuê rừng.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.,.
Bên thuê rừng Bên cho thuê rừng
(Ký tên và đóng dấu-nếu có) (Ký tên và đóng dấu)
CỘNG HOÀ XÃ HÔỊ CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO RỪNG
(dùng cho việc bàn giao rừng cho tổ chức)
Căn cứ Quyết định (1)..................................................................................
Hôm nay, ngày.........tháng...........năm...........................................
Tại (2)..............................................................................................................
Chúng tôi gồm có:
I. Bên bàn giao rừng
Do ông/bà...............................................................................làm đại diện (3).
II. Bên nhận rừng
Do Ông, bà.............................................................................làm đại diện (4).
III. Người làm chứng có các ông, bà
- Ông, bà (5)..........................................................................................
- Ông, bà..................................................................................................
- Ông, bà........................................................................................................
Đã cùng nhau xác định ranh giới; thống nhất về nhận xét, đánh giá hiện trạng khu rừng và bàn giao cho.............................................................................(có biểu thống kê và bản đồ kèm theo)
Những nhận xét khác (nếu có)
Biên bản đã được đọc để các thành viên tham dự cùng nghe và nhất trí ký tên. Biên bản được lập thành bốn bản, chủ rừng giữ một bản, UBND xã giữ một bản, lưu 1 bản tại phòng chức năng về nông nghiệp và phát triển nông thôn và một bản lưu tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chủ rừng TM. Sở Nông nghiệp và PTNT TM.UBND xã
(ký, ghi rõ họ, tên) (ký, ghi họ tên và đóng dấu) (ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Người chứng kiến Người chứng kiến Người chứng kiến
(ký, ghi họ tên và chức danh) (ký, ghi họ tên và chức danh) (ký, ghi họ tên và chức danh)
..........................................................................................................................................................................................................................
Phụ lục 06:
ĐÓNG CỘT MỐC RANH GIỚI RỪNG GIỮA CÁC CHỦ RỪNG
(Theo mẫu Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ NN&PTNT)
1. Cột mốc được làm bằng bê tông cốt thép hoặc làm bằng gỗ chịu nước, chống được mối mọt. Cột mốc hình trụ có chiều dài 100cm, mặt cắt ngang là hình vuông hoặc tam giác đều có cạnh 15cm. Một mặt đứng ở đầu mốc ghi ký hiệu tiểu khu, khoản, lô rừng, ký hiệu của lô ghi trên mốc đối diện với lô rừng có cùng tên ghi trên mốc.
2. Mốc được chôn sâu 50cm và nổi trên mặt đất 50cm.
3. Cột mốc được đặt tại điểm bắt đầu có chung ranh giới giữa chủ rừng này với chủ rừng khác. Mốc được đặt ở nơi dễ nhận biết. Vị trí đặt mốc ở ngoài thực địa phải được thể hiện trên bản đồ giao rừng, thuê rừng và ghi rõ toạ độ.
Một chủ rừng có bao nhiêu điểm chung ranh giới với chủ rừng khác thì phải đặt bấy nhiêu cột mốc .Cột mốc này khi cắm phải có sự chứng kiến của uỷ ban nhân dân xã và các bên liên quan.
Một chủ rừng được giao nhiều lô rừng, thì chủ rừng đó phải cắm đủ các mốc tại giao điểm của các lô, khoảnh, tiểu khu rừng mình được giao, thuê . Cột mốc này chủ rừng cắm trong quá trình quản lý và tổ chức sản xuất.
Các cột mốc được xác định cả trên bản đồ và ghi rõ toạ độ của mốc.
4. Chủ rừng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra mốc, nếu mốc bị mất hoặc hư hỏng thì chủ rừng phải làm lại và đặt vào đúng vị trí ban đầu.
3. Thủ tục thẩm định, phê duyệt Dự án lâm sinh.
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ dự án nộp tại Bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp & PTNT. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ (nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết. Nếu không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và nói rõ lý do hoặc hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ) và viết phiếu hẹn cho người nộp.
- Bước 2: Trình lãnh đạo Sở sử lý và chuyển hồ sơ cho Chi cục lâm nghiệp để giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
- Bước 3: Trả kết quả cho Tổ chức.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp & PTNT hoặc qua đường bưu điện.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm.
- Tờ trình thẩm định, phê duyệt Dự án (Phụ lục 04 Thông tư sô 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ NN&PTNT).
- Dự án lâm sinh, có ký tên, đóng dấu của chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (bản chính).
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (bản sao hợp pháp); bản đồ tác nghiệp lâm sinh (bản chính), tỷ lệ bản đồ ( VN2000; bản đồ hiện trạng và thiết kế kỹ thuật- tỷ lệ 1/5.000-1/10.000 và khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng - tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000).
- Biên bản nghiệm thu ngoại nghiệp giữa Chủ đầu tư với tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (Bản chính); (Phụ lục 04 Thông tư sô 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ NN&PTNT) .
- Biên bản nghiệm thu nội nghiệp giữa Chủ đầu tư với tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (Bản chính); (Phụ lục 04 Thông tư sô 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ NN&PTNT).
- Các văn bản pháp lý có liên quan (các Quyết định của cấp có thẩm quyền như: Chủ trương cho phép đầu tư, đề cương kỹ thuật và dự toán cho lập dự án (nếu có), chứng nhận quyền sử dụng dất (bản sao chứng thực) hoặc chủ trương cho phép sử dụng đất cảu cấp có thẩm quyền, quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
b) Số lượng hồ sơ: 05 bộ hồ sơ (01 bản chính; 04 bản sao chụp).
3.4. Thời hạn giải quyết:
- Trong vòng 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ): Sở Nông nghiệp & PTNT (hoặc Chi cục lâm nghiệp được giao nhiệm vụ) thông báo cho tổ chức để hoàn thiện hồ sơ (trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo qui định)
- Trong vòng 15 ngày làm việc (Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) Sở Nông nghiệp & PTNT (hoặc Chi cục lâm nghiệp được giao nhiệm vụ) có Báo cáo thẩm định và trình UBND tỉnh Quyết định.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Hòa Bình
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp & PTNT hoặc ủy quyền Chi cục lâm nghiệp thực hiện theo chức năng nhiệm vụ.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
1.8. Phí, lệ phí: Nằm trong chi quản lý dự án chung được quy định 2,125% chi phi trực tiếp.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh (theo mẫu phụ lục 4 Thông tư 69/2011/TT-BNNPTNT)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004.
+ Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng.
+ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quyết định Ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.
+ Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lam sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Phụ lục 04
QUY ĐỊNH MẪU VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, NGHIỆM THU DƯ ÁN LÂM SINH
(Theo mẫu Thông tư số 69 /2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
A. TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN LÂM SINH
CHỦ ĐẦU TƯ ______ Số: | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày......... tháng......... năm......... |
TỜ TRÌNH
Thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
Kính gửi: …
Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg. Ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Qui chế quán lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Chủ đầu tư trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình với các nội dung chính sau:
1. Tên dự án, chủ đầu tư, hình thức đầu tư
- Tên dự án:
- Chủ đầu tư:
- Hình thức đầu tư
2. Địa điểm lập dự án
3. Mục tiêu của dự án
4. Nội dung và qui mô của dự án
5. Tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng cộng:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
6. Nhu cầu vốn và tiến độ giải ngân
Stt | Nguồn vốn cho dự án | Tổng số | Năm 20.. | Năm 20.. | Năm 20.. |
| Tổng nhu cầu |
|
|
|
|
| Vốn Nhà nước |
|
|
|
|
| Vốn liên doanh liên kết |
|
|
|
|
| Vốn vay |
|
|
|
|
| Vốn tự có của doanh nghiệp |
|
|
|
|
| Vốn tự có của dân |
|
|
|
|
| Nguồn vốn khác |
|
|
|
|
7. Hình thức thực hiện dự án:
8. Lực lượng tham gia thực hiện dự án:
9. Hình thức quản lý dự án:
10. Thời gian thực hiện dự án:
11. Tiến độ thực hiện:
STT | Nội dung hoạt động của dự án | Đơn vị tính | Năm 20.. | Năm 20.. | Năm 20.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12. Các nội dung khác:
Chủ đầu tư trình... thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh./.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: | Chủ đầu tư (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
B. BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN LÂM SINH
(Tên cơ quan thẩm định) ________
Số: | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày......... tháng......... năm.......... |
BÁO CÁO
Kết quả thẩm định dự án lâm sinh
Kính gửi: …(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)...
- Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg. Ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Qui chế quán lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
- Căn cứ Thông tư số... ngày … tháng … năm … của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Qui chế quán lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
- Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Sau khi thẩm định, (Tên cơ quan thẩm đinh) báo cáo kết quả thẩm định dự án ... như sau:
1. Tóm tắt các nội dung chủ yếu của dự án
a) Tên dự án, chủ đầu tư, hình thức đầu tư
b) Địa điểm lập dự án
c) Mục tiêu của dự án
d) Nội dung và qui mô của dự án
2. Kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật:
a) Sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án;
b) Các giải pháp kỹ thuật của các hoạt động lâm sinh;
c) Quy mô, thời gian, tiến độ thực hiện dự án;
d) Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của vùng, của địa phương;
e) Nhu cầu sử dụng đất; khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư;
f) Khả năng hoàn trả vốn vay (nếu có);
g) Các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như khu di tích lịch sử, văn hóa hoặc liên quan đến tín ngưỡng của cộng đồng dân cư trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
h. Năng lực của đơn vị thực hiện dự án: kinh nghiệm và nguồn nhân lực
i) Các vấn đề rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến kết quả đầu tư;
k) Điều kiện, năng lực của tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát thi công;
l) Thẩm định thiết kế kỹ thuật lâm sinh, thiết kế kỹ thuật phòng chống cháy rừng.
3. Kết quả thẩm định dự toán:
a) Tính đúng đắn của việc áp dụng định mức, đơn giá, chế độ, chính sách và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong dự toán
b) Kết quả thẩm định dự toán được tổng hợp như sau:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
Tổng cộng:
4. Kết luận:
a) Đánh giá, nhận xét:
b) Những kiến nghị:
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu:…
| Đại diện cơ quan thẩm định (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
C. QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN LÂM SINH
CƠ QUAN PHÊ DUYỆT _______ Số: | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________________________ .........., ngày......... tháng......... năm......... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
_________
(Tên cơ quan phê duyệt)
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của...;
Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg. Ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Qui chế quán lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
- Căn cứ Thông tư số... ngày … tháng … năm … của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Qui chế quán lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Xét đề nghị của... tại Tờ trình số...của (tên ) ngày... và hồ sơ kèm theo;
Theo đề nghị của (tên cơ quan, đơn vị đầu mối thẩm định) tại báo cáo kết quả thẩm định số …. ngày tháng năm 201… ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình... với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án, chủ đầu tư, hình thức đầu tư
- Tên dự án:
- Chủ đầu tư:
- Hình thức đầu tư
2. Địa điểm lập dự án
3. Mục tiêu của dự án
4. Nội dung và qui mô của dự án
5. Tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng cộng:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
6. Nguồn vốn đầu tư và tiến độ giải ngân:
7. Hình thức quản lý dự án:
8. Hình thức thực hiện dự án
9. Thời gian thực hiện dự án:
10. Các nội dung khác:
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các cơ quan có liên quan; - Lưu: | Cơ quan phê duyệt (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
D. BIÊN BẢN NGHIỆM THU HIỆN TRƯỜNG DỰ ÁN LÂM SINH
CHỦ ĐẦU TƯ ______
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc____________________________________ .........., ngày......... tháng......... năm.......... |
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU HIỆN TRƯỜNG DỰ ÁN LÂM SINH
1. Tên dự án:
2. Cấp nghiệm thu:
3. Địa điểm:
4. Thành phần nghiệm thu:
- Đại diện bên A:
+ Ông/bà:
+ ...........
- Đại diện bên B:
+ Ông/bà:
+ .........
5. Kết quả rút mẫu nghiệm thu hiện trường: (thống kê lô, khoảnh đã rút mẫu để kiểm tra tại thực địa)
6. Kết quả nghiệm thu:
6.1. Về khối lượng:
Tổng diện tích đã thực hiện: ….ha, bao gồm …lô (ghi chi tiết từng lô, khoảnh, tiểu khu), so với Hợp đồng đạt …..%.
6.2. Về chất lượng:
Kết quả thể hiện ở biểu dưới đây:
Stt | Số hiệu lô, khoảnh rút mẫu | Yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế | Thực tế đạt được | Tỷ lệ đạt được so với thiết kế | Đánh giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Kết luận và kiến nghị
........................................................................................................................................
Đại diện Bên A Đại diện Bên B
V. LĨNH VỰC THÚ Y
1. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản lần đầu hoặc khi thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y về Chi Cục Thú y;
- Bước 2: Trong thời gian 01 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục thú y kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn chủ cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ theo qui định;
- Bước 3: Trong thời gian 07 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Thú y cộng đồng thẩm định hồ sơ và đề xuất Lãnh đạo ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra;
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày tính từ ngày thẩm định xong hồ sơ, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y và thu mẫu (nếu cần) tại cơ sở;
- Bước 5: Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận mẫu, Phòng thí nghiệm trả lời kết quả;
- Bước 6: Nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, chủ cơ sở tổ chức sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt yêu cầu và đề nghị kiểm tra lại.
- Bước 7: Trong thời gian 03 ngày (kể từ ngày nhận kết quả phân tích), Chi Cục Thú y cấp Chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp);
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Thú y hoặc qua đường bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (Phụ lục 1 Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010);
- Sơ đồ bố trí mặt bằng của cơ sở;
- Báo cáo tóm tắt về điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng của cơ sở (phụ lục 2 Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010).
- Quy trình sản xuất (đối với các cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
1.4. Thời hạn giải quyết: 28 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
1.8. Phí, lệ phí: Phụ lục 4 (Khoản III, IV, VI, VII Mục C và khoản II Mục G Phụ lục 4 Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính)
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (Phụ lục 1 Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010);
- Báo cáo tóm tắt về điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng của cơ sở (phụ lục 2 Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Các qui định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:2005: Nước thải công nghiệp - tiêu chuẩn thải; và các qui định, qui chuẩn Việt Nam hiện hành về điều kiện vệ sinh thú y thủy sản.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
- Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010 qui định về kiểm tra, chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản;
- Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản
Phụ lục 1
(Theo mẫu Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y THỦY SẢN
Kính gửi: ..............……….…........……............................................
Họ tên chủ cơ sở (hoặc người đại diện): .......…………….................……..........
Địa chỉ giao dịch: ...............................................…..........……..............………....
Chứng minh nhân dân số: …………………… Cấp ngày…..../…../….….. tại…………..…….
Điện thoại: .............................. Fax: ............................ Email: ..………........……….
Địa điểm đăng ký kiểm tra:
Đối tượng nuôi/ sản xuất/ kinh doanh:
Hình thức kiểm tra : lần đầu ڤ lại ڤ gia hạn ڤ
Đề nghị quý cơ quan kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở:
……………………………………………………………………………………..
Hồ sơ gửi kèm gồm:
(Dự kiến) thời gian cơ sở bắt đầu hoạt động: ngày.…….../…….../ …..….....
Tôi xin cam đoan việc khai báo trên hoàn toàn đúng sự thật.
| Đăng ký tại ..................................... Ngày .…...... tháng ....... năm ........... TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu - nếu có ) |
Phụ lục 2: Mẫu báo cáo tóm tắt về điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở
(Theo mẫu Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TÊN CƠ SỞ.... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Báo cáo tóm tắt về điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở ......
1. Hình thức hoạt động :
2. Vị trí :
3. Tóm tắt về điều kiện cơ sở hạ tầng
a. Diện tích mặt bằng (m2) :
b. Diện tích từng khu vực trong cơ sở:
c. Khu cách ly kiểm dịch:
d. Số lượng bể (ao..)
- Sơ đồ thiết kế ao/ đầm nuôi hoặc bản mô tả thể hiện độ sâu, bờ ao, chất đất, có lót đáy hay không lót đáy… đảm bảo chống thẩm lậu ra môi trường bên ngoài và nước tràn bờ khi mưa to .
đ. Hệ thống cấp/thoát nước
- Biện pháp xử lý chất thải, nước thải đảm bảo chất thải, nước thải được xử lý mầm bệnh không lây nhiễm sang các vùng nuôi khác.
e. Nguồn nước cấp :
4. Danh mục thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển sử dụng trong quá trình nuôi/sản xuất/kinh doanh
5. Nhân lực :
- Số người : cán bộ kỹ thuật công nhân
- Trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật
- Đã tham dự lớp tập huấn nào về lĩnh vực cơ sở đang thực hiện
6. Các biện pháp bảo vệ người và động vật từ bên ngoài
7. Hệ thống lưu trữ hồ sơ của cơ sở
- Sổ nhật ký ghi chép: có ڤ không ڤ
+ Quá trình chăm sóc, quản lý sức khỏe ĐVTS, kết quả theo dõi môi trường
+ Sử dụng thuốc, hóa chất trong hoạt động NTTS
Chúng tôi xin cam đoan các nội dung trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
(Lưu ý, Tùy từng mô hình sản xuất hoặc kinh doanh thủy sản để điều chỉnh nội dung báo cáo cho phù hợp)
Chủ cơ sở
Ký tên, đóng dấu (nếu có)
Phụ lục 4 : Phí về công tác thú y thủy sản
(Theo mẫu Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính)
STT | Danh mục | Đơn vị tính | Mức thu (đồng) | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
C | Phí kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản | |||
III | Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất giống thuỷ sản | |||
| - Công suất > 20 triệu con/năm. | - | 551.000 |
|
| - Công suất từ 10 triệu đến 20 triệu con/năm. | - | 399.000 |
|
| - Công suất từ 5 triệu đến 10 triệu con/năm. | - | 300.000 |
|
| - Công suất đến 5 triệu con/năm. | - | 200.000 |
|
IV | Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản. | - | 171.000 |
|
V | Phí kiểm tra công nhận cơ sở, vùng nuôi trồng thuỷ sản đạt tiêu chuẩn GAP/CoC/BMP. | |||
| - Theo phương thức thâm canh hoặc công nghiệp (có diện tích mặt nước nuôi > 30ha) | - | 1.406.000 |
|
| - Theo phương thức thâm canh hoặc công nghiệp (có diện tích mặt nước nuôi ≤ 30ha) | - | 1.140.000 |
|
| - Theo phương thức bán thâm canh hoặc quảng canh | - | 266.000 |
|
VI | Phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cho các cơ sở nuôi thuỷ sản: | Lần |
|
|
| Do trung ương quản lý | - | 494.000 |
|
| Do địa phương quản lý | - | 342.000 |
|
VII | Phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch xuất, nhập khẩu | - | 142.000 |
|
G | Phí kiểm tra các chỉ tiêu đơn lẻ | |||
II | a) Phí kiểm tra chất lượng nước nuôi | |||
1 | Vi khuẩn hiếu khí tổng số | - Chỉ tiêu | 57.000 |
|
2 | Vibrio sp. tổng số | - | 57.000 |
|
3 | Aeromonas sp. tổng số | - | 57.000 |
|
4 | Pseudomonas sp.tổng số | - | 57.000 |
|
5 | Streptococcus sp. tổng số | - | 57.000 |
|
6 | Hàm lượng NO2-N | - | 57.000 |
|
7 | Hàm lượng NO3-N | - | 57.000 |
|
8 | Hàm lượng NH3-N | - | 57.000 |
|
9 | Sắt tổng | - | 57.000 |
|
10 | Độ cứng | - | 57.000 |
|
11 | Oxy hòa tan | - | 57.000 | Phương pháp phân tích |
| Oxy hòa tan | - | 9.500 | Đo ôxy hóa tan |
12 | Sulfurhydro (H2S) | - | 57.000 |
|
13 | Đo pH | - | 28.500 | Phương pháp phân tích |
| Đo pH | - | 9.500 | Máy đo pH |
14 | BOD | - | 76.000 |
|
15 | COD | - | 66.500 |
|
16 | Độ trong | - | 38.000 | Phương pháp phân tích |
| Độ trong | - | 9.500 | Máy đo |
17 | Độ kiềm | - | 47.500 | Phương pháp phân tích |
| Độ kiềm | - | 9.500 | Máy đo |
18 | Độ mặn | - | 9.500 | Phương pháp phân tích |
| Độ mặn | - | 38.000 | Máy đo |
19 | PO4-3 | - | 57.00 |
|
20 | CO2 | - Mẫu | 47.500 |
|
21 | Thực vật nổi, tảo độc | - | 142.500 |
|
22 | Động vật nổi | - | 114.000 |
|
23 | Sinh vật đáy | - | 171.000 |
|
24 | Dư lượng kim loại nặng | - Chỉ tiêu | 76.000 |
|
25 | Dư lượng thuốc trừ sâu | - | 190.000 |
|
2. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản (đăng ký kiểm tra lại)
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản đã được kiểm tra nhưng chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và cơ sở bị đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận nhưng đã khắc phục xong sai lỗi gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra lại điều kiện vệ sinh thú y về Chi Cục Thú y;
- Bước 2: Trong thời gian 01 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Chi Cục thú y kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn chủ cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ theo qui định;
- Bước 3: Trong thời gian 07 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Thú y cộng đồng thẩm định hồ sơ và đề xuất Lãnh đạo ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày tính từ ngày thẩm định xong hồ sơ, căn cứ vào kết quả kiểm tra lần đầu, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra việc khắc phục sai lỗi tại cơ sở.
- Bước 5: Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận mẫu (nếu có), Phòng thí nghiệm trả lời kết quả
- Bước 6: Nếu cơ sở vẫn không đảm bảo yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, chủ cơ sở tổ chức sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt yêu cầu và tiếp tục đề nghị kiểm tra lại.
- Bước 7: Trong thời gian 03 ngày (kể từ ngày nhận kết quả phân tích hoặc biên bản kiểm tra),Chi cục Thú y cấp Chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp);
2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Chi cục Thú y hoặc gửi qua đường bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản (Phụ lục 1 Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010);
- Báo cáo khắc phục sai lỗi về VSTY đã ghi trong biên bản kiểm tra
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: Từ 18 -28 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
1.8. Phí, lệ phí: Phụ lục 4 (Khoản III, IV, VI, VII Mục C và khoản II Mục G Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính).
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản (Phụ lục 1)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Các qui định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:2005: Nước thải công nghiệp - tiêu chuẩn thải; và các qui định, qui chuẩn Việt Nam hiện hành về điều kiện vệ sinh thú y thủy sản.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
- Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010 qui định về kiểm tra, chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản
- Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản
Phụ lục 1 : Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y THỦY SẢN
Kính gửi: ..............……….…........……............................................
Họ tên chủ cơ sở (hoặc người đại diện): .......…………….................……..........
Địa chỉ giao dịch: ...............................................…..........……..............………....
Chứng minh nhân dân số: …………………… Cấp ngày…..../…../….….. tại…………..…….
Điện thoại: .............................. Fax: ............................ Email: ..………........……….
Địa điểm đăng ký kiểm tra:
Đối tượng nuôi/ sản xuất/ kinh doanh:
Hình thức kiểm tra : lần đầu ڤ lại ڤ gia hạn ڤ
Đề nghị quý cơ quan kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở:
……………………………………………………………………………………..
Hồ sơ gửi kèm gồm:
(Dự kiến) thời gian cơ sở bắt đầu hoạt động: ngày.…….../…….../ …..….....
Tôi xin cam đoan việc khai báo trên hoàn toàn đúng sự thật.
| Đăng ký tại ..................................... Ngày .…...... tháng ....... năm ........... TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu – nếu có ) |
Phụ lục 4 : Phí về công tác thú y thủy sản
(Theo mẫuThông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính)
STT | Danh mục | Đơn vị tính | Mức thu (đồng) | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
C | Phí kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản | |||
III | Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất giống thuỷ sản | |||
| - Công suất > 20 triệu con/năm. | - | 551.000 |
|
| - Công suất từ 10 triệu đến 20 triệu con/năm. | - | 399.000 |
|
| - Công suất từ 5 triệu đến 10 triệu con/năm. | - | 300.000 |
|
| - Công suất đến 5 triệu con/năm. | - | 200.000 |
|
IV | Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản. | - | 171.000 |
|
V | Phí kiểm tra công nhận cơ sở, vùng nuôi trồng thuỷ sản đạt tiêu chuẩn GAP/CoC/BMP. | |||
| - Theo phương thức thâm canh hoặc công nghiệp (có diện tích mặt nước nuôi > 30ha) | - | 1.406.000 |
|
| - Theo phương thức thâm canh hoặc công nghiệp (có diện tích mặt nước nuôi ≤ 30ha) | - | 1.140.000 |
|
| - Theo phương thức bán thâm canh hoặc quảng canh | - | 266.000 |
|
VI | Phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cho các cơ sở nuôi thuỷ sản: | Lần |
|
|
| Do trung ương quản lý | - | 494.000 |
|
| Do địa phương quản lý | - | 342.000 |
|
VII | Phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch xuất, nhập khẩu | - | 142.000 |
|
G | Phí kiểm tra các chỉ tiêu đơn lẻ | |||
II | a)Phí kiểm tra chất lượng nước nuôi | |||
1 | Vi khuẩn hiếu khí tổng số | - Chỉ tiêu | 57.000 |
|
2 | Vibrio sp. tổng số | - | 57.000 |
|
3 | Aeromonas sp. tổng số | - | 57.000 |
|
4 | Pseudomonas sp.tổng số | - | 57.000 |
|
5 | Streptococcus sp. tổng số | - | 57.000 |
|
6 | Hàm lượng NO2-N | - | 57.000 |
|
7 | Hàm lượng NO3-N | - | 57.000 |
|
8 | Hàm lượng NH3-N | - | 57.000 |
|
9 | Sắt tổng | - | 57.000 |
|
10 | Độ cứng | - | 57.000 |
|
11 | Oxy hòa tan | - | 57.000 | Phương pháp phân tích |
| Oxy hòa tan | - | 9.500 | Đo ôxy hóa tan |
12 | Sulfurhydro (H2S) | - | 57.000 |
|
13 | Đo pH | - | 28.500 | Phương pháp phân tích |
| Đo pH | - | 9.500 | Máy đo pH |
14 | BOD | - | 76.000 |
|
15 | COD | - | 66.500 |
|
16 | Độ trong | - | 38.000 | Phương pháp phân tích |
| Độ trong | - | 9.500 | Máy đo |
17 | Độ kiềm | - | 47.500 | Phương pháp phân tích |
| Độ kiềm | - | 9.500 | Máy đo |
18 | Độ mặn | - | 9.500 | Phương pháp phân tích |
| Độ mặn | - | 38.000 | Máy đo |
19 | PO4-3 | - | 57.00 |
|
20 | CO2 | - Mẫu | 47.500 |
|
21 | Thực vật nổi, tảo độc | - | 142.500 |
|
22 | Động vật nổi | - | 114.000 |
|
23 | Sinh vật đáy | - | 171.000 |
|
24 | Dư lượng kim loại nặng | - Chỉ tiêu | 76.000 |
|
25 | Dư lượng thuốc trừ sâu | - | 190.000 |
|
3. Thủ tục Gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đăng ký gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y về Chi Cục Thú y.
- Bước 2: Trong thời gian 01 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Chi Cục thú y kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ.
*Trường hợp cơ sở đã được kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y định kỳ (thời gian kiểm tra không quá 12 tháng tính đến ngày hết hiệu lực của giấy chứng nhận): Trong phạm vi 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký gia hạn của cơ sở, căn cứ vào các kết quả kiểm tra định kỳ điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở, cơ quan thú y có thẩm quyền cấp gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
* Trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra định kỳ hoặc được kiểm tra định kỳ nhưng thời gian kiểm tra quá 12 tháng (tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận)
- Bước 3: Trong thời gian 07 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Thú y cộng đồng thẩm định hồ sơ và thành lập Đoàn kiểm tra;
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày tính từ ngày thẩm định xong hồ sơ, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y và thu mẫu (nếu cần) tại cơ sở;
- Bước 5: Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận mẫu, Phòng xét nghiệm trả lời kết quả;
- Bước 6: Nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, chủ cơ sở tổ chức sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt yêu cầu và đề nghị kiểm tra lại;
- Bước 7: Trong thời gian 03 ngày (kể từ ngày nhận kết quả phân tích), Chi Cục Thú y cấp gia hạn Chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp gia hạn).
3.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Thú y hoặc gửi qua đường bưu điện.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản (phụ lục 1 Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010);
- Báo cáo tóm tắt các thay đổi của cơ sở (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3.4. Thời hạn giải quyết:
- Trong phạm vi từ 18 - 28 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan thú y tiến hành kiểm tra, cấp gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở.
- Trong phạm vi 06 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ nếu cơ sở đã được kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y định kỳ trong năm
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi Cục Thú y
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
3.8. Phí, lệ phí: Khoản III, IV, VI, VII Mục C, Khoản II Mục G – Phụ lục 4 Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản (phụ lục 1 Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010)
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Các qui định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:2005: Nước thải công nghiệp - tiêu chuẩn thải; và các qui định, qui chuẩn Việt Nam hiện hành về điều kiện vệ sinh thú y thủy sản.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
- Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010 qui định về kiểm tra, chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản;
- Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản.
Phụ lục 1 : (Theo mẫu Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010 Của Bộ Nông nghiệp và PTNT) |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y THỦY SẢN
Kính gửi: ..............……….…........……............................................
Họ tên chủ cơ sở (hoặc người đại diện): .......…………….................……..........
Địa chỉ giao dịch: ...............................................…..........……..............………....
Chứng minh nhân dân số: …………………… Cấp ngày…..../…../….….. tại…………..…….
Điện thoại: .............................. Fax: ............................ Email: ..………........……….
Địa điểm đăng ký kiểm tra:
Đối tượng nuôi/ sản xuất/ kinh doanh:
Hình thức kiểm tra : lần đầu ڤ lại ڤ gia hạn ڤ
Đề nghị quý cơ quan kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở:
……………………………………………………………………………………..
Hồ sơ gửi kèm gồm:
(Dự kiến) thời gian cơ sở bắt đầu hoạt động: ngày.…….../…….../ …..….....
Tôi xin cam đoan việc khai báo trên hoàn toàn đúng sự thật.
| Đăng ký tại ..................................... Ngày .…...... tháng ....... năm ........... TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu – nếu có )
|
Phụ lục 4 : Phí về công tác thú y thủy sản
(Theo mẫuThông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính)
STT | Danh mục | Đơn vị tính | Mức thu (đồng) | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
C | Phí kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản | |||
III | Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất giống thuỷ sản | |||
| - Công suất > 20 triệu con/năm. | - | 551.000 |
|
| - Công suất từ 10 triệu đến 20 triệu con/năm. | - | 399.000 |
|
| - Công suất từ 5 triệu đến 10 triệu con/năm. | - | 300.000 |
|
| - Công suất đến 5 triệu con/năm. | - | 200.000 |
|
IV | Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản. | - | 171.000 |
|
V | Phí kiểm tra công nhận cơ sở, vùng nuôi trồng thuỷ sản đạt tiêu chuẩn GAP/CoC/BMP. | |||
| - Theo phương thức thâm canh hoặc công nghiệp (có diện tích mặt nước nuôi > 30ha) | - | 1.406.000 |
|
| - Theo phương thức thâm canh hoặc công nghiệp (có diện tích mặt nước nuôi ≤ 30ha) | - | 1.140.000 |
|
| - Theo phương thức bán thâm canh hoặc quảng canh | - | 266.000 |
|
VI | Phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cho các cơ sở nuôi thuỷ sản: | Lần |
|
|
| Do trung ương quản lý | - | 494.000 |
|
| Do địa phương quản lý | - | 342.000 |
|
VII | Phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch xuất, nhập khẩu | - | 142.000 |
|
G | Phí kiểm tra các chỉ tiêu đơn lẻ | |||
II | b) Phí kiểm tra chất lượng nước nuôi | |||
1 | Vi khuẩn hiếu khí tổng số | - Chỉ tiêu | 57.000 |
|
2 | Vibrio sp. tổng số | - | 57.000 |
|
3 | Aeromonas sp. tổng số | - | 57.000 |
|
4 | Pseudomonas sp.tổng số | - | 57.000 |
|
5 | Streptococcus sp. tổng số | - | 57.000 |
|
6 | Hàm lượng NO2-N | - | 57.000 |
|
7 | Hàm lượng NO3-N | - | 57.000 |
|
8 | Hàm lượng NH3-N | - | 57.000 |
|
9 | Sắt tổng | - | 57.000 |
|
10 | Độ cứng | - | 57.000 |
|
11 | Oxy hòa tan | - | 57.000 | Phương pháp phân tích |
| Oxy hòa tan | - | 9.500 | Đo ôxy hóa tan |
12 | Sulfurhydro (H2S) | - | 57.000 |
|
13 | Đo pH | - | 28.500 | Phương pháp phân tích |
| Đo pH | - | 9.500 | Máy đo pH |
14 | BOD | - | 76.000 |
|
15 | COD | - | 66.500 |
|
16 | Độ trong | - | 38.000 | Phương pháp phân tích |
| Độ trong | - | 9.500 | Máy đo |
17 | Độ kiềm | - | 47.500 | Phương pháp phân tích |
| Độ kiềm | - | 9.500 | Máy đo |
18 | Độ mặn | - | 9.500 | Phương pháp phân tích |
| Độ mặn | - | 38.000 | Máy đo |
19 | PO4-3 | - | 57.00 |
|
20 | CO2 | - Mẫu | 47.500 |
|
21 | Thực vật nổi, tảo độc | - | 142.500 |
|
22 | Động vật nổi | - | 114.000 |
|
23 | Sinh vật đáy | - | 171.000 |
|
24 | Dư lượng kim loại nặng | - Chỉ tiêu | 76.000 |
|
25 | Dư lượng thuốc trừ sâu | - | 190.000 |
|
4. Thủ tục Kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cửa hàng đại lý (đăng ký kiểm tra lần đầu).
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc thú y mới đăng ký; Cơ sở đã đăng ký kinh doanh nhưng thay đổi địa điểm; Cơ sở kinh doanh thuốc thú y bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện, bị đình chỉ hoạt động có nhu cầu chứng nhận lại nộp hồ sơ về Chi cục Thú y.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra hồ sơ và trả lời bằng văn bản.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiến hành kiểm tra và lấy mẫu chỉ định chỉ tiêu kiểm tra vệ sinh thú y
- Bước 4: Sau khi kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra thống nhất kết quả đánh giá và lập biên bản kiểm tra
- Bước 5: Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ khi kết thúc quá trình kiểm tra, Chi cục Thú y cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cơ sở đạt yêu cầu hoặc thông báo những điểm không đạt cho cơ sở nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu.
4.2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Thú y hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y (theo biểu mẫu Phụ lục 4 Thông tư 51/2009/TT-BNN ngày 21/8/2009)
- Tờ trình về điều kiện kinh doanh thuốc thú y (theo biểu mẫu tại Phụ lục 6 Thông tư 51/2009/TT-BNN ngày 21/8/2009)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng)
- Chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (bản sao có công chứng).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kiểm tra hồ sơ và trả lời bằng văn bản;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc tiến hành kiểm tra điều kiện kinh doanh nhập khẩu kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc trả lời kết quả sau khi kết thúc quá trình kiểm tra.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
4.8. Phí, lệ phí: - Lệ phí: 70.000đ/giấy chứng nhận
- Phí: 450.000/lần
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y (theo biểu mẫu Phụ lục 4 Thông tư 51/2009/TT-BNN ngày 21/8/2009)
- Tờ trình về điều kiện kinh doanh thuốc thú y (theo biểu mẫu tại Phụ lục 6 Thông tư 51/2009/TT-BNN ngày 21/8/2009)
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có địa chỉ cố định, có biển hiệu ghi tên cửa hàng, cơ sở hoặc tên doanh nghiệp, mã số kinh doanh được cấp; bảng niêm yết đăng ký kinh doanh.
- Diện tích cửa hàng tối thiểu 10m2
- Có đủ phương tiện cần thiết để bày hàng, bán hàng; hàng hóa được sắp xếp khoa học, giữ gìn sạch sẽ.
- Có đủ sổ sách theo dõi xuất, nhập hàng;
- Bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, cụ thể:
+ Bảo quản ở điều kiện bình thường: nhiệt độ từ 15-300C.
+ Bảo quản mát: nhiệt độ từ 8-150C.
+ Bảo quản lạnh: nhiệt độ từ 2-80C.
+ Bảo quản đông lạnh: nhiệt độ ≤-100C
+ Không được phép bày bán thuốc thú y cùng với hàng hoá khác. Nếu được phép kinh doanh thức ăn chăn nuôi chung với thuốc thú y, phải bày bán ở khu vực riêng.
+ Đối với cửa hàng, đại lý bán buôn thuốc thú y phải có kho chứa hàng, đủ diện tích; có đủ các trang thiết bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc được phép kinh doanh. Hàng hóa phải được sắp xếp trên kệ, giá. Kệ, giá để hàng phải cách mặt sàn ít nhất 20 cm, cách tường ít nhất 20cm, khoảng cách giữa các giá, kệ tối thiểu 30 cm để đảm bảo độ thông thoáng, dễ vệ sinh tiêu độc; có máy phát điện dự phòng đủ công suất.
+ Cửa hàng kinh doanh vắc xin phải có thiết bị bảo quản lạnh và có phương tiện dự phòng để bảo quản vắc xin, chế phẩm sinh học khi xảy ra sự cố mất điện; có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và ghi chép hàng ngày.
+ Chủ cơ sở, người bán hàng được cơ quan thú y có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề theo qui định.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thú y năm 2004
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
- Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
- Thông tư 51/2009/TT-BNN ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dung trong thú y, thú y thuỷ sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y
Phụ lục 4: Mẫu đơn đăng ký kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y
(Theo mẫu Thông tư 51 /2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỐC THÚ Y
Kính gửi: (1)
Căn cứ theo Thông tư /2009/TT-BNNPTNT ngày …….. quy định kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | |
Tên cơ sở: | |
Địa chỉ cơ sở: | |
Số điện thoại: | Fax: |
Chủ cơ sở: | |
Địa chỉ thuờng trú: | |
Các sản phẩm kinh doanh: o Thuốc dược phẩm o Vắc xin, Chế phẩm sinh học o Hoá chất o Các loại khác | |
Đề nghị quí đơn vị tiến hành kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y cho cơ sở chúng tôi. Hồ sơ gửi kèm (đối với đăng ký kiểm tra lần đầu): a) Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y; b) Tờ trình về điều kiện kinh doanh. c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng) d) Chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (bản sao có công chứng) |
……, ngày….. tháng…..năm……
Đại diện cơ sở
(ký tên và đóng dấu nếu có)
Phụ lục 6. Mẫu Tờ trình điều kiện kinh doanh thuốc thú y.
(Theo mẫu Thông tư 51 /2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ TRÌNH ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỐC THÚ Y
Kính gửi: (*) ………………………………………..
Tên cơ sở đăng ký kiểm tra:………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………..
Số điện thoại: ……………………….FAX:…………………Email:………………
Loại hình đăng ký kinh doanh:……………………………………………………..
Xin giải trình điều kiện kinh doanh thuốc thú y, cụ thể như sau:
1. Cơ sở vật chất: (mô tả kết cấu, diện tích qui mô cơ sở /cửa hàng, các khu vực trưng bày/ bày bán )
2. Trang thiết bị: (nêu đầy đủ tên, số lượng thiết bị phục vụ bảo quản thuốc thú y như tủ, quầy, kệ, ẩm kế, nhiệt kế, tủ lạnh,…..)
3. Hồ sơ sổ sách: (GCN đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, sổ sách theo dõi mua bán hàng, …)
4. Danh mục các mặt hàng kinh doanh tại cơ sở /cửa hàng
……..,ngày…….tháng……năm…..
Chủ cơ sở đăng ký kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu nếu có)
5. Thủ tục Kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cửa hàng, đại lý (đăng ký kiểm tra lại).
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc thú y đã được kiểm tra nhưng chưa đủ điều kiện kinh doanh đề nghị kiểm tra lại nộp hồ sơ về Chi cục Thú y.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra hồ sơ và trả lời bằng văn bản.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiến hành kiểm tra và lấy mẫu chỉ định chỉ tiêu kiểm tra vệ sinh thú y.
- Bước 4: Sau khi kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra thống nhất kết quả đánh giá và lập biên bản kiểm tra.
- Bước 5: Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ khi kết thúc quá trình kiểm tra, Chi cục Thú y cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cơ sở đạt yêu cầu hoặc thông báo những điểm không đạt cho cơ sở nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu.
5.2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Thú y hoặc gửi qua đường bưu điện.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký kiểm tra lại điều kiện kinh doanh thuốc thú y;
- Báo cáo khắc phục những điểm không đạt.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kiểm tra hồ sơ và trả lời bằng văn bản;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc tiến hành kiểm tra điều kiện kinh doanh nhập khẩu kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, trả lời kết quả sau khi kết thúc quá trình kiểm tra.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
5.8. Phí, lệ phí: - Lệ phí: 70.000đ/giấy chứng nhận
- Phí: 450.000đ/lần
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đăng ký kiểm tra lại điều kiện kinh doanh thuốc thú y (theo mẫu)
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có địa chỉ cố định, có biển hiệu ghi tên cửa hàng, cơ sở hoặc tên doanh nghiệp, mã số kinh doanh được cấp; bảng niêm yết đăng ký kinh doanh.
- Diện tích cửa hàng tối thiểu 10m2
- Có đủ phương tiện cần thiết để bày hàng, bán hàng; hàng hóa được sắp xếp khoa học, giữ gìn sạch sẽ.
- Có đủ sổ sách theo dõi xuất, nhập hàng;
- Bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, cụ thể:
+ Bảo quản ở điều kiện bình thường: nhiệt độ từ 15-300C.
+ Bảo quản mát: nhiệt độ từ 8-150C.
+ Bảo quản lạnh: nhiệt độ từ 2-80C.
+ Bảo quản đông lạnh: nhiệt độ ≤-100C
- Không được phép bày bán thuốc thú y cùng với hàng hoá khác. Nếu được phép kinh doanh thức ăn chăn nuôi chung với thuốc thú y, phải bày bán ở khu vực riêng.
- Đối với cửa hàng, đại lý bán buôn thuốc thú y phải có kho chứa hàng, đủ diện tích; có đủ các trang thiết bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc được phép kinh doanh. Hàng hóa phải được sắp xếp trên kệ, giá. Kệ, giá để hàng phải cách mặt sàn ít nhất 20 cm, cách tường ít nhất 20cm, khoảng cách giữa các giá, kệ tối thiểu 30 cm để đảm bảo độ thông thoáng, dễ vệ sinh tiêu độc; có máy phát điện dự phòng đủ công suất.
- Cửa hàng kinh doanh vắc xin phải có thiết bị bảo quản lạnh và có phương tiện dự phòng để bảo quản vắc xin, chế phẩm sinh học khi xảy ra sự cố mất điện; có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và ghi chép hàng ngày.
- Chủ cơ sở, người bán hàng được cơ quan thú y có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề theo qui định.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thú y năm 2004
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
- Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
- Thông tư 51/2009/TT-BNN ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dung trong thú y, thú y thuỷ sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y
Phụ lục 4: Mẫu đơn đăng ký kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y
(Theo mẫu Thông tư 51 /2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA LẠI
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỐC THÚ Y
Kính gửi: (1)………………………………………
Căn cứ theo Thông tư /2009/TT-BNNPTNT ngày …….. quy định kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | |
Tên cơ sở: | |
Địa chỉ cơ sở: | |
Số điện thoại: | Fax: |
Chủ cơ sở: | |
Địa chỉ thuờng trú: | |
Các sản phẩm kinh doanh: o Thuốc dược phẩm o Vắc xin, Chế phẩm sinh học o Hoá chất o Các loại khác | |
Đề nghị quí đơn vị tiến hành kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y cho cơ sở chúng tôi. Hồ sơ gửi kèm (đối với đăng ký kiểm tra lần đầu): a) Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y; b) Tờ trình về điều kiện kinh doanh. c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng) d) Chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (bản sao có công chứng) |
……, ngày….. tháng…..năm……
Đại diện cơ sở
(ký tên và đóng dấu nếu có)
6. Thủ tục Gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cửa hàng, đại lý.
6.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y hết hạn 02 tháng, cửa hàng, đại lý phải gửi hồ sơ xin gia hạn về Chi cục Thú y.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra hồ sơ và trả lời bằng văn bản.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiến hành kiểm tra và lấy mẫu chỉ định chỉ tiêu kiểm tra vệ sinh thú y
- Bước 4: Sau khi kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra thống nhất kết quả đánh giá và lập biên bản kiểm tra
- Bước 5: Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ khi kết thúc quá trình kiểm tra, Chi cục Thú y cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cơ sở đạt yêu cầu hoặc thông báo những điểm không đạt cho cơ sở nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu.
6.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Thú ý hoặc gửi qua đường bưu điện.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn xin gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đã được cấp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
6.4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kiểm tra hồ sơ và trả lời bằng văn bản
- Trong thời hạn15 ngày làm việc tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc trả lời kết quả sau khi kết thúc quá trình kiểm tra.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
6.8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí: 70.000đ/lần gia hạn
- Phí kiểm tra: 450.000đ/lần.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thú y năm 2004
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
- Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
- Thông tư 51/2009/TT-BNN ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dung trong thú y, thú y thuỷ sản;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
7. Thủ tục Đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do địa phương quản lý.
7.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), chủ cơ sở chăn nuôi (gọi tắt là Tổ chức và cá nhân) đề nghị xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do địa phương quản lý lập hồ sơ gửi Chi cục Thú y
- Bước 2: Chi cục Thú y xem xét và có công văn trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận cho cơ sở chăn nuôi, xã xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
7.2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp về Chi cục Thú y hoặc gửi qua đường bưu điện.
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định tại phụ lục 9 Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011);
- Tờ trình về điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định tại phụ lục 4b Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008), bao gồm các nội dung sau:
+ Lập báo cáo mô tả cơ sở an toàn dịch bệnh về địa điểm, địa lý tự nhiên, đặc điểm sản xuất chăn nuôi;
+ Hoạt động thú y trong cơ sở an toàn dịch bệnh.
Mỗi cơ sở an toàn dịch bệnh có một tờ trình riêng.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ
7.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
7.8. Phí, lệ phí:
- Thẩm định cơ sở, trại chăn nuôi (do tỉnh hoặc trung ương quản lý), cơ sở an toàn dịch bệnh là xã và cơ sở chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở an toàn dịch bệnh (hạn 6 tháng đến 2 năm ): 1.040.000 đồng/lần
- Cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh 70.000 đông/lần.
(Thông tư 04/2012/TT-BTC)
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định tại phụ lục 9 Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011);
- Tờ trình về điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định tại phụ lục 4b Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008)
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y
- Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
- Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010
- Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
Phụ lục 9: Mẫu đơn đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
(Ban hành kèm theo Thông tư 20 /2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ
Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tên tôi là: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đại diện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Địa chỉ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Điện thoại: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Fax: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đề nghị đăng ký xây dựng cơ sở ATDB: . .(tên cơ sở chăn nuôi) . . . . . . . . . . .
Quy mô: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
An toàn về bệnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . .đối với loài động vật là. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
..........., ngày tháng năm 20 |
Người làm đơn
(ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 4b:
(Theo mẫu Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
TỜ TRÌNH
Về điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh1
Họ và tên chủ cơ sở: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Địa chỉ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Điện thoại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Fax . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Mô tả cơ sở ATDB2
3.1. Địa điểm cơ sở ATDB
3.2. Địa lý tự nhiên - kinh tế - xã hội
3.3. Đặc điểm sản xuất chăn nuôi
4. Hoạt động thú y trong cơ sở ATDB
2.1. Thực trạng về tổ chức, quản lý, hoạt động thú y trong cơ sở ATDB
2.2 Kế hoạch về thú y để thực hiện việc xây dựng cơ sở ATDB
. . . . . . . ., ngày tháng năm 20
Đại diện cơ sở ATDB
(ký tên, đóng dấu)
1 Gửi kèm đơn xin đăng ký xây dựng cơ sở ATDB
2 Theo điều 10 chương III của bản Quy định này
VI. LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN, THỦY SẢN
1. Thủ tục Đăng ký, xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức cá nhân chuẩn bị hồ sơ nộp tại Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
- Bước 2: Trong thời gian 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ sở, Phòng Quản lý chất lượng của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thẩm tra sơ bộ hồ sơ, hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
- Bước 3: Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, Chi cục thông báo kết quả thẩm định cho cơ sở:
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản hoặc qua đường Fax, E-mail, mạng điện tử hoặc bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Bản sao có chứng thực thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm phải công bố hợp quy), công bố hợp chuẩn (nếu có);
- Tài liệu khoa học chứng minh tính chất, công dụng của sản phẩm như nội dung đăng ký quảng cáo;
- Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết);
- Giấy ủy quyền của cơ sở (áp dụng đối với trường hợp đăng ký xác nhận quảng cáo bởi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
Cơ quan phối hợp (nếu có): Phối hợp với Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật và mời chuyên gia bên ngoài để thẩm định hồ sơ, nội dung quảng cáo (nếu cần).
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ sở có hồ sơ đăng ký đầy đủ và phù hợp theo quy định;
- Sản phẩm thực phẩm được sản xuất từ cơ sở đáp ứng quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Nội dung quảng cáo thực phẩm chính xác, đúng chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) như đã công bố và đăng ký.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH;
- Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Phụ lục 1. Mẫu giấy đề nghị
(Theo mẫu Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ:............................. Số điện thoại:.................... Số fax:................................ Email: ............................... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..............., ngày.........tháng.........năm …… |
GIẤY ĐỀ NGHỊ
XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM
(Áp dụng đối với trường hợp đăng ký lần đầu)
Số:……….
Kính gửi: [Tên cơ quan thường trực]
Căn cứ các quy định tại Thông tư số …….. /2011/TT-BNNPTNT ngày….. tháng ….. năm ……của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và để đáp ứng nhu cầu quảng cáo thực phẩm của [Cơ sở]; đề nghị [tên cơ quan thường trực] xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm, cụ thể như sau:
1. Thông tin liên quan đến sản phẩm
TT | Tên sản phẩm | Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm | Nội dung quảng cáo | Phương tiện quảng cáo (tên báo/ đài truyền hình …) | Thời gian dự kiến quảng cáo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Các hồ sơ liên quan đính kèm theo quy định:
- …………………………………………………………………………
- …………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan các thông tin và hồ sơ nêu trên là đúng sự thật và cam kết thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo đúng nội dung đã đăng ký và được xác nhận.
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
2. Thủ tục Đăng ký, xác nhận lại nội dung quảng cáo thực phẩm.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức cá nhân chuẩn bị hồ sơ nộp tại Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
- Bước 2: Trong thời gian 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ sở, Phòng Quản lý chất lượng của Chi cục thẩm tra sơ bộ hồ sơ, hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
- Bước 3: Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, Chi cục thông báo kết quả thẩm định cho cơ sở:
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản hoặc qua đường Fax, E-mail, mạng điện tử hoặc bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2;
- Bản thuyết minh kèm theo các tài liệu sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc thay đổi nội dung quảng cáo thực phẩm;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực;
- Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
Cơ quan phối hợp (nếu có): Phối hợp với Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật và mời chuyên gia bên ngoài để thẩm định hồ sơ, nội dung quảng cáo (nếu cần).
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn
2.8. Phí, lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ sở có hồ sơ đăng ký đầy đủ và phù hợp theo quy định;
- Sản phẩm thực phẩm được sản xuất từ cơ sở đáp ứng quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Nội dung quảng cáo thực phẩm chính xác, đúng chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) như đã công bố và đăng ký.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH;
- Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Phụ lục 2. Mẫu giấy đề nghị
(Theo mẫu Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ:............................. Số điện thoại:.................... Số fax:................................ Email: ............................... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..............., ngày.........tháng.........năm …… |
GIẤY ĐỀ NGHỊ
XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM
(Áp dụng đối với trường hợp đăng ký lại)
Số:……….
Kính gửi: [Tên cơ quan thường trực]
Ngày ….. tháng ….. năm ……, cơ sở đã được cơ quan [tên cơ quan thường trực] xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm (số ……..); tuy nhiên, ………………..[lý do đăng ký lại] …..; đề nghị [tên cơ quan thường trực] xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm, cụ thể như sau:
1. Thông tin liên quan đến sản phẩm
TT | Tên sản phẩm | Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm | Nội dung quảng cáo | Phương tiện quảng cáo (tên báo/ đài truyền hình …) | Thời gian dự kiến quảng cáo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Các hồ sơ liên quan đính kèm theo quy định:
- …………………………………………………………………………
- …………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan các thông tin và hồ sơ nêu trên là đúng sự thật và cam kết thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo đúng nội dung đã đăng ký và được xác nhận.
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN BAN HÀNH MỚI
I. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
1. Thủ tục Phê duyệt phương án khai thác rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Chủ rừng là Hộ gia đình gửi hồ sơ qua bộ phận một cửa. Bộ phận một cửa tiếp nhận và có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và chuyển cho phòng NN&PTNT hoặc Phòng kinh tế thành phố thụ lý giải quyết.
- Bước2. Phòng NN&PTNT hoặc Phòng kinh tế thành phố tiếp nhận và giải quyết. Nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thì Phòng NN & PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố phối hợp với phòng, ban của huyện tổ chức thẩm định hồ sơ phương án trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án khai thác cho chủ rừng.
- Bước 4. Trao kết quả cho chủ rừng tại bộ phận một cửa.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân huyện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Tờ trình đề nghị;
- Phương án khai thác;
- Hệ thống bản đồ kèm theo.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản phê duyệt
- Quyết định hành chính.
1.8. Phí, lệ phí: Không
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
2. Thủ tục Phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên đối với chủ rừng là hộ gia đình.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Chủ rừng là Hộ gia đình gửi hồ sơ qua bộ phận một cửa UBND huyện. Bộ phận một cửa kiểm tra hồ sơ và chuyển Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng kinh tế thành phố.
- Bước 2. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hoặc gửi về Phòng Kinh tế thành phố tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ thiết kế. Nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng NN & PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố phối hợp với các phòng ban huyện tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác cho chủ rừng.
- Bước 4. Trao kết quả cho Chủ rừng tại bộ phận một cửa (đồng thời gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm sở tại và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có rừng).
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị;
- Thuyết minh thiết kế khai thác chọn (Phụ lục 1: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT);
- Phiếu bài cây khai thác;
- Biên bản xác nhận của Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã;
- Bản đồ khu khai thác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Phê duyệt hồ sơ thiết kế;
- Quyết định hành chính;
- Giấy phép khai thác.
2.8. Phí, lệ phí: Phí tính theo định mức lao động tổng hợp: Chi phí = 0,02 Công/m3 (Quyết định 20/2006/QĐ-BNN)
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Mẫu đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1)
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Có phương án khai thác rừng được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Phần II Bản định mức lao động ban hành theo Quyết định số 20/2006/QĐ-BNN ngày 28/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Về việc ban hành tạm thời định mức lao động thiết kế khai thác và thẩm định thiết kế khai thác rừng;
- Khoản 1 Điều 6, Khoản 1,4 điều 16 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 1: Mẫu đề cương thuyết minh thiết kế khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Đơn vị chủ quản:………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tên đơn vị……………….. Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG
THUYẾT MINH THIẾT KẾ KHAI THÁC
I. Đặt vấn đề:
- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác)…………………………………………….
- Mục đích khai thác…………………………………………………………..
II. Tình hình cơ bản khu khai thác
1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:
a) Vị trí: Thuộc lô………………., khoảnh,……………….. Tiểu khu …...;
b) Ranh giới:
- Phía Bắc giáp…………………………..
- Phía Nam giáp…………………………..
- Phía Tây giáp…………………………..
- Phía Đông giáp…………………………..
2. Diện tích khai thác:…………..ha;
3. Loại rừng đưa vào khai thác.
III. Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:
1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân…………………..………………..…..
2. Sản lượng cây đứng…
3. Tỉ lệ lợi dụng:
4. Sản lượng khai thác.
(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)
IV. Sản phẩm khai thác:
- Tổng sản lượng khai thác…………… (phân ra từng lô, khoảnh), cụ thể:
+ Gỗ: số cây…….…., khối lượng ………..….m3
+ Lâm sản ngoài gỗ……………….( m3/ cây/tấn..)
- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)
(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)
V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.
a) Chặt hạ:
b) Vận xuất:
c) vận chuyển
d) vệ sinh rừng sau khai thác
e) Thời gian hoàn thành.
VI. Kết luận, kiến nghị.
Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên,
đóng dấu nếu có)
3. Thủ tục Phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm đối với chủ rừng là hộ gia đình.
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Chủ rừng là Hộ gia đình gửi hồ sơ qua bộ phận một cửa. Bộ phận một cửa tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và chuyển Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng kinh tế thành phố.
- Bước 2: Phòng NN&PTNT hoặc Phòng kinh tế thành phố kiểm tra tính hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng NN & PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố phối hợp với các phòng, ban huyện tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác cho chủ rừng.
- Bước 4. Trao kết quả cho Chủ rừng tại bộ phận một cửa (đồng thời gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm sở tại và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có rừng).
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận một cửa UBND huyện.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Tờ trình đề nghị;
- Thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1 Thông tư số 35/2011/TT-BNN& PTNT);
- Phiếu bài cây khai thác;
- Biên bản xác nhận của Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã;
- Bản đồ khu khai thác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Phê duyệt
- Quyết định hành chính
- Giấy phép.
3.8. Phí, lệ phí: Không
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Mẫu đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1)
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Có phương án khai thác rừng được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Khoản 1 Điều 6, Khoản 1,4 điều 17 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 1: Mẫu đề cương thuyết minh thiết kế khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Đơn vị chủ quản:………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tên đơn vị……………….. Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG
THUYẾT MINH THIẾT KẾ KHAI THÁC
I. Đặt vấn đề:
- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác)……………………………………….
- Mục đích khai thác………………………………………………..
II. Tình hình cơ bản khu khai thác
1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:
a) Vị trí: Thuộc lô…………., khoảnh,…………….. Tiểu khu …...;
b) Ranh giới:
- Phía Bắc giáp…………………………..
- Phía Nam giáp…………………………..
- Phía Tây giáp…………………………..
- Phía Đông giáp…………………………..
2. Diện tích khai thác:…………..ha;
3. Loại rừng đưa vào khai thác.
III. Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:
1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân…………………..………..…..
2. Sản lượng cây đứng…
3. Tỉ lệ lợi dụng:
4. Sản lượng khai thác.
(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)
IV. Sản phẩm khai thác:
- Tổng sản lượng khai thác…………… (phân ra từng lô, khoảnh), cụ thể:
+ Gỗ: số cây…….…., khối lượng ………..….m3
+ Lâm sản ngoài gỗ……………….( m3/ cây/tấn..)
- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)
(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)
V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.
a) Chặt hạ:
b) Vận xuất:
c) vận chuyển
d) vệ sinh rừng sau khai thác
e) Thời gian hoàn thành.
VI. Kết luận, kiến nghị.
Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
4. Thủ tục Phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với chủ rừng là hộ gia đình.
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Chủ rừng là Hộ gia đình gửi hồ sơ qua bộ phận một cửa. Bộ phận một cửa kiểm tra và chuyển Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố.
- Bước 2: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thiết kế. Nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng NN & PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố phối hợp với các phòng, ban huyện tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác cho chủ rừng.
- Bước 4. Trao kết quả cho Chủ rừng tại Bộ phận một cửa (đồng thời thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có rừng để theo dõi).
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận một cửa UBND huyện.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Tờ trình đề nghị;
- Thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT);
- Sơ đồ vị trí khu khai thác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Phê duyệt
- Quyết định hành chính
- Giấy phép
4.8. Phí, lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Mẫu đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1)
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Khoản 3 Điều 18 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 1: Mẫu đề cương thuyết minh thiết kế khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Đơn vị chủ quản:………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tên đơn vị……………….. Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG
THUYẾT MINH THIẾT KẾ KHAI THÁC
I. Đặt vấn đề:
- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác)……………………………………….
- Mục đích khai thác………………………………………………..
II. Tình hình cơ bản khu khai thác
1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:
a) Vị trí: Thuộc lô…………., khoảnh,…………….. Tiểu khu …...;
b) Ranh giới:
- Phía Bắc giáp…………………………..
- Phía Nam giáp…………………………..
- Phía Tây giáp…………………………..
- Phía Đông giáp…………………………..
2. Diện tích khai thác:…………..ha;
3. Loại rừng đưa vào khai thác.
III Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:
1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân…………………..………..…..
2. Sản lượng cây đứng…
3. Tỉ lệ lợi dụng:
4. Sản lượng khai thác.
(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)
IV. Sản phẩm khai thác:
- Tổng sản lượng khai thác…………… (phân ra từng lô, khoảnh), cụ thể:
+ Gỗ: số cây…….…., khối lượng ………..….m3
+ Lâm sản ngoài gỗ……………….(( m3/ cây/tấn..)
- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)
(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)
V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.
a) Chặt hạ:
b) Vận xuất:
c) vận chuyển
d) vệ sinh rừng sau khai thác
e) Thời gian hoàn thành.
VI. Kết luận, kiến nghị.
Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
5. Thủ tục Khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình, hoặc sử dụng vào mục đích khác đối với chủ rừng là hộ gia đình.
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Chủ rừng là Hộ gia đình gửi hồ sơ qua bộ phận một cửa. Bộ phận một cửa có trách nhiệm kiểm tra và chuyển Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng kinh tế thành phố.
- Bước 2: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thì Phòng NN & PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố phối hợp thẩm định hồ sơ và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nếu không có ý kiến gì thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký, nếu có ý kiến sẽ có Văn bản trả lời gửi đến cho chủ rừng
- Bước 4. Trao kết quả cho Chủ rừng tại bộ phận một cửa (nếu có ý kiến)
5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận một cửa của UBND huyện.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Bản đăng ký khai thác;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển rừng để xây dựng công trình hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng;
- Biên bản xác nhận kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã;
- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác;
- Sơ đồ khu khai thác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời (nếu có)
5.8. Phí, lệ phí: Không
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2)
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Phải được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển rừng để xây dựng công trình hoặc chuyển mục đích sử rừng sang mục đích khác.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Khoản 1,3 điều 22 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 2: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BẢNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.…………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:………………..ha ( nếu xác định đươc);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Gỗ rừng tự nhiên:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Rừng trồng:
TT | Địa danh | Loài cây | Số cây | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 - | a - b | Bạch đàn Keo - | 45 150 - | 10,5 50,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
c) Lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng (m3, cây, tấn) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | |||
1. | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận ( nếu có) Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
6. Thủ tục Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với rừng tự nhiên của chủ rừng là hộ gia đình.
6.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Chủ rừng là Hộ gia đình gửi hồ sơ qua bộ phận một cửa. Bộ phận một cửa có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra và chuyển Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố.
- Bước 2: Phòng Nông nghiệp & PTNT hoặc phòng kinh tế thành phố tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khai thác; nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng NN & PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố thẩm định hồ sơ khai thác và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nếu không có ý kiến gì thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký, nếu có ý kiến sẽ có Văn bản trả lời gửi đến cho chủ rừng
- Bước 4. Trao kết quả cho Chủ rừng tại bộ phận một cửa (nếu có ý kiến).
6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hồ sơ tại bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Bản đăng ký khai thác;
- Bản thiết kế hoặc dự án lâm sinh do chủ rừng tự phê duyệt;
- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác;
- Bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
6.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời (nếu có)
6.8. Phí, lệ phí: Không
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2)
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Khoản 1 điều 23 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 2: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BẢNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.…………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:………………..ha ( nếu xác định đươc);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Gỗ rừng tự nhiên:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Rừng trồng:
TT | Địa danh | Loài cây | Số cây | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 - | a - b | Bạch đàn Keo - | 45 150 - | 10,5 50,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
c) Lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng (m3, cây, tấn) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | |||
1 | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận ( nếu có) Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
7. Thủ tục Khai thác tận dụng gỗ cây đứng đã chết khô, chết cháy, đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ cành nhánh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại).
7.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Chủ rừng là Hộ gia đình gửi hồ sơ qua bộ phận một cửa. Bộ phận một cửa có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra và chuyển Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố.
- Bước 2: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện hoặc phòng Kinh tế thành phố tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khai thác. Nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng NN & PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố thẩm định hồ sơ khai thác và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nếu không có ý kiến gì thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký, nếu có ý kiến sẽ có Văn bản trả lời gửi đến cho chủ rừng
- Bước 4. Trao kết quả cho Chủ rừng tại bộ phận một cửa (nếu có ý kiến)
7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Bản đăng ký khai thác;
- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác;
- Sơ đồ khu khai thác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
7.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời (nếu có)
7.8. Phí, lệ phí: Không
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2)
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Khoản 1 điều 24 Thông tư số 35/2011/TT-BNN ngày 20/5/2011 của Bộ NN& PTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 2: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BẢNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.…………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:………………..ha ( nếu xác định đươc);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Gỗ rừng tự nhiên:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Rừng trồng:
TT | Địa danh | Loài cây | Số cây | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 - | a - b | Bạch đàn Keo - | 45 150 - | 10,5 50,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
c) Lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng (m3, cây, tấn) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | |||
1. | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận ( nếu có) Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
II. LĨNH VỰC KIỂM LÂM
1. Thủ tục Đóng dấu búa kiểm lâm
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin đóng búa kiểm lâm tại bộ phận Pháp chế Hạt Kiểm lâm sở tại.
- Bước 2. Kiểm tra hồ sơ, xác minh đối tượng, nguồn gốc gỗ theo quy định trước khi đóng búa kiểm lâm.
+ Trường hợp khối lượng gỗ đo tính thực tế sai số vượt quá 15% so với khối lượng gỗ trong lý lịch khai báo với cơ quan Hải quan, thì yêu cầu chủ gỗ lập lại lý lịch gỗ trước khi đóng búa kiểm lâm. Nếu khối lượng gỗ vượt khối lượng được cơ quan có thẩm quyển cho phép thì yêu cầu chủ gỗ báo cáo cơ quan đã cho phép nhập khẩu gỗ giải quyết, khi được phép mới đóng búa kiểm lâm.
- Bước 3. Sau khi kiểm tra hồ sơ, xác minh xong đối tượng, nguồn gốc gỗ nếu hồ sơ chưa đủ thì hướng dẫn chủ rừng hoặc chủ gỗ bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ công chức kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành đóng búa kiểm lâm.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức quản lý người nộp hồ sơ đề nghị đóng búa kiểm lâm;
- Lý lịch gỗ do chủ rừng hoặc chủ gỗ lập;
- Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp;
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ
1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận
1.8. Phí, lệ phí: Không
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Điều 7, 8, 9 Quy chế quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm ban hành tại Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01/06/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
- Điều 2 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ BAN HÀNH MỚI
I. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
1. Thủ tục Khai thác rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân tự phê duyệt thiết kế khai thác và gửi hồ sơ về UBND cấp xã (Qua bộ phận một cửa). Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 2. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Uỷ ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo quyết định đã phê duyệt, nếu có ý kiến sẽ có thông báo tới chủ rừng.
- Bước 3. Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận một cửa của UBND xã.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Bản đăng ký khai thác;
- Quyết định phê duyệt thiết kế khai thác;
- Thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT);
- Bản đồ khu khai thác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời (nếu có)
1.8. Phí, lệ phí: Không
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Mẫu đề cương Thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 1: Mẫu đề cương thuyết minh thiết kế khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Đơn vị chủ quản:………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tên đơn vị……………….. Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG
THUYẾT MINH THIẾT KẾ KHAI THÁC
I. Đặt vấn đề:
- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác)…………………………………………….
- Mục đích khai thác…………………………………………………………..
II. Tình hình cơ bản khu khai thác
1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:
a) Vị trí: Thuộc lô………………., khoảnh,……………….. Tiểu khu …...;
b) Ranh giới:
- Phía Bắc giáp…………………………..
- Phía Nam giáp…………………………..
- Phía Tây giáp…………………………..
- Phía Đông giáp…………………………..
2. Diện tích khai thác:…………..ha;
3. Loại rừng đưa vào khai thác.
III. Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:
1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân…………………..………………..…..
2. Sản lượng cây đứng…
3. Tỉ lệ lợi dụng:
4. Sản lượng khai thác.
(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)
IV. Sản phẩm khai thác:
- Tổng sản lượng khai thác…………… (phân ra từng lô, khoảnh), cụ thể:
+ Gỗ: số cây…….…., khối lượng ………..….m3
+ Lâm sản ngoài gỗ……………….( m3/ cây/tấn..)
- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)
(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)
V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.
a) Chặt hạ:
b) Vận xuất:
c) vận chuyển
d) vệ sinh rừng sau khai thác
e) Thời gian hoàn thành.
VI. Kết luận, kiến nghị.
Chủ rừng /đơn vị khai thác
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
2. Thủ tục Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đạo tạo nghề của chủ rừng là tổ chức (đối với rừng trồng bằng vốn tự đầu tư).
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã (Qua bộ phận một cửa). Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký. Nếu có ý kiến sẽ có Văn bản trả lời gửi đến cho chủ rừng.
- Bước 3. Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận một cửa UBND xã.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Bản đăng ký khai thác;
- Hồ sơ thiết kế;
- Dự án lâm sinh hoặc kế hoạch đào tạo, hoặc dự án, hay đề cương nghiên cứu khoa học;
- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời (nếu có)
2.8. Phí, lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2)
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh: Chủ rừng tự xây dựng và phê duyệt hồ sơ thiết kế hoặc dự án lâm sinh;
- Khai thác phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học: phải có kế hoạch đào tạo, dự án hoặc đề cương nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Khoản 1, 3 Điều 12 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 2: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BẢNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.…………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:………………..ha ( nếu xác định đươc);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Gỗ rừng tự nhiên:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Rừng trồng:
TT | Địa danh | Loài cây | Số cây | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 - | a - b | Bạch đàn Keo - | 45 150 - | 10,5 50,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
c) Lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng (m3, cây, tấn) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | |||
1. | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận ( nếu có) Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
3. Thủ tục Khai thác tận dụng các cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ , cành nhánh của chủ rừng là tổ chức, chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng tự đầu tư hoặc nhà nước hỗ trợ)
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân hồ sơ chuẩn bị hồ sơ gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã (Qua bộ phận một cửa). Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký. Nếu có ý kiến sẽ có Văn bản trả lời gửi đến cho chủ rừng.
- Bước 3. Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận một cửa của UBND xã
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Bản đăng ký khai thác;
- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chưc, cá nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời (nếu có)
3.8. Phí, lệ phí: Không
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2).
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 2: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BẢNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.…………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:………………..ha ( nếu xác định đươc);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Gỗ rừng tự nhiên:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Rừng trồng:
TT | Địa danh | Loài cây | Số cây | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 - | a - b | Bạch đàn Keo - | 45 150 - | 10,5 50,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
c) Lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng (m3, cây, tấn) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | |||
1. | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận (nếu có) Chủ rừng/đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên đóng dấu nếu có)
4. Thủ tục Khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ đối với chủ rừng là hộ gia đình.
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Cá nhân chuẩn bị hồ sơ nộp về Ủy ban nhân dân cấp xã (Qua bộ phận một cửa). Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký. Nếu có ý kiến sẽ có Văn bản trả lời gửi đến cho chủ rừng.
- Bước 3. Trả kết quả cho Cá nhân có yêu cầu.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận một cửa UBND xã.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Bản đăng ký khai thác;
- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời (nếu có)
4.8. Phí, lệ phí: Không
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2)
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 2: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BẢNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.…………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:………………..ha ( nếu xác định đươc);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Gỗ rừng tự nhiên:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Rừng trồng:
TT | Địa danh | Loài cây | Số cây | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 - | a - b | Bạch đàn Keo - | 45 150 - | 10,5 50,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
c) Lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng (m3, cây, tấn) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | |||
1. | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận ( nếu có) Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên đóng dấu nếu có)
5. Thủ tục Khai thác gỗ rừng trồng trong vườn nhà, trang trại và cây gỗ trồng phân tán của chủ rừng là hộ gia đình.
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Cá nhân chuẩn bị hồ sơ gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã (Qua bộ phận một cửa). Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký. Nếu có ý kiến sẽ có Văn bản trả lời gửi đến cho chủ rừng.
- Bước 3. Trả kết quả cho Cá nhân có yêu cầu.
5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận một cửa của UBND xã
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Bản đăng ký khai thác;
- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời (nếu có)
5.8. Phí, lệ phí: Không
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2)
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Khoản 3 Điều 19 và Khoản 2 điều 20 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 2: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BẢNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.…………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:………………..ha ( nếu xác định đươc);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Gỗ rừng tự nhiên:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Rừng trồng:
TT | Địa danh | Loài cây | Số cây | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 - | a - b | Bạch đàn Keo - | 45 150 - | 10,5 50,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
c) Lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng (m3, cây, tấn) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | |||
1. | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận ( nếu có) Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên,
đóng dấu nếu có)
6. Thủ tục Khai thác tre nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên của chủ rừng là hộ gia đình.
6.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Cá nhân chuẩn bị hồ sơ gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã (Qua bộ phận một cửa). Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký. Nếu có ý kiến sẽ có Văn bản trả lời gửi đến cho chủ rừng.
- Bước 3. Trả kết quả cho Cá nhân có yêu cầu.
6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân xã.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Bản đăng ký khai thác;
- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác;
- Sơ đồ khu khai thác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
6.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời (nếu có)
6.8. Phí, lệ phí: Không
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2)
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Khoản 3 Điều 21 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 2: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BẢNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.…………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:………………..ha ( nếu xác định đươc);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Gỗ rừng tự nhiên:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Rừng trồng:
TT | Địa danh | Loài cây | Số cây | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 - | a - b | Bạch đàn Keo - | 45 150 - | 10,5 50,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
c) Lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng (m3, cây, tấn) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | |||
1. | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận ( nếu có) Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
7. Thủ tục Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng).
7.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Cá nhân chuẩn bị hồ sơ gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã (Qua bộ phận một cửa). Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký. Nếu có ý kiến sẽ có Văn bản trả lời gửi đến cho chủ rừng.
- Bước 3. Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân xã.
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Bản đăng ký khai thác;
- Bản thiết kế hoặc dự án lâm sinh do chủ rừng tự phê duyệt;
- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT );
- Bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
7.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời (nếu có)
7.8. Phí, lệ phí: Không
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2)
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Điểm b khoản 1 và điểm b Khoản 2 Điều 23 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 2: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BẢNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.…………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:………………..ha ( nếu xác định đươc);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Gỗ rừng tự nhiên:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Rừng trồng:
TT | Địa danh | Loài cây | Số cây | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 - | a - b | Bạch đàn Keo - | 45 150 - | 10,5 50,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
c) Lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng (m3, cây, tấn) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | |||
1. | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận ( nếu có) Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên,
đóng dấu nếu có)
8. Thủ tục Khai thác tận dụng những cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây gãy đổ và tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh đối với gỗ rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ (trường hợp chủ rừng là hộ gia đình)
8.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Cá nhân chuẩn bị hồ sơ gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã (Qua bộ phận một cửa). Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác tận dụng theo đăng ký, nếu có ý kiến sẽ có Văn bản trả lời gửi đến cho chủ rừng
- Bước 3. Trả kết quả cho cá nhân có yêu cầu
8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận một cửa UBND cấp xã.
8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Bản đăng ký khai thác;
- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
8.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.
8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời (nếu có)
8.8. Phí, lệ phí: Không
8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2)
8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Điểm b Khoản 2 Điều 24 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 2: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BẢNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.…………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:………………..ha ( nếu xác định đươc);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Gỗ rừng tự nhiên:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Rừng trồng:
TT | Địa danh | Loài cây | Số cây | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 - | a - b | Bạch đàn Keo - | 45 150 - | 10,5 50,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
c) Lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng (m3, cây, tấn) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | |||
1. | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận ( nếu có) Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên,
đóng dấu nếu có)
9. Thủ tục Khai thác tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ và tre nứa trong rừng tự nhiên, rừng trồng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng) cho chủ rừng là hộ gia đình (áp dụng cho trường hợp các loại lâm sản không có trong danh mục quản lý Cites và nhựa thông trong rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại).
9.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Cá nhân chuẩn bị hồ sơ gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã (Qua bộ phận một cửa). Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác tận dụng theo đăng ký, nếu có ý kiến sẽ có Văn bản trả lời gửi đến cho chủ rừng
- Bước 3. Trả kết quả cho cá nhân có yêu cầu.
9.2. Cách thức thực hiện: Chủ rừng nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của UBND xã.
9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Bản đăng ký khai thác;
- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
9.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã
9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời (nếu có)
9.8. Phí, lệ phí: Không
9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2)
9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Điểm b Khoản 2 Điều 24 và khoản b điều 25 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Phụ lục 2: Mẫu bảng dự kiến sản phẩm khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BẢNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.…………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:………………..ha ( nếu xác định đươc);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Gỗ rừng tự nhiên:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Rừng trồng:
TT | Địa danh | Loài cây | Số cây | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 - | a - b | Bạch đàn Keo - | 45 150 - | 10,5 50,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
c) Lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng (m3, cây, tấn) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | |||
1. | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận ( nếu có) Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên,
đóng dấu nếu có)
10. Thủ tục Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân.
10.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Chuẩn bị
- UBND cấp xã thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách của nhà nước về việc giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi cho chủ rừng cho nhân dân ở xã mình.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng giao rừng của xã (Phụ lục 2: Thông tư số 38/2007/TT-BNN ).
- Chuẩn bị kinh phí, vật tư kỹ thuật phục vụ cho việc giao rừng.
Bước 2. Tiếp nhận đơn và xét duyệt đơn
- Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn đề nghị giao rừng tại thôn hoặc tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. Công chức tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của hộ gia đình cá nhân, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn cho thôn họp toàn thể đại diện các hộ gia đình của thôn để xem xét và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã phương án và điều chỉnh phương án giao rừng cho từng hộ gia đình trong phạm vi thôn;
+ Chỉ đạo Hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng hộ gia đình, cá nhân có đơn đề nghị được giao rừng báo cáo Uỷ ban nhân dân xã.
Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật; khu rừng giao không có tranh chấp;
+ Xác nhận và chuyển đơn của hộ gia đình, cá nhân đến Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện hoặc Phòng kinh tế thành phố thị xã giải quyết các bước tiếp theo.
Bước 3. Thực hiện quyết định giao rừng
Sau khi có quyết định giao rừng của UBND cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình, cá nhân trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được Quyết định của UBND cấp huyện chuyển về.
10.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp xã.
10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn xin giao rừng (Phụ lục 03: Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
10.4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã phải thẩm định, xác nhận vào đơn và gửi về Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện hoặc Phòng kinh tế thành phố giải quyết các bước tiếp theo.
- Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được Quyết định của UBND cấp huyện chuyển về, UBND cấp xã tổ chức giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình, cá nhân..
10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã
10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận
10.8. Phí, lệ phí: Không
10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Đơn xin giao rừng (phụ lục số 3)
10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/04/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn thủ tục trình tự giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư;
- Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010
Phụ lục 03: Mẫu đơn đề nghị giao rừng dùng cho hộ gia đình, cá nhân
(Theo mẫu Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
Kính gửi: ..................................................................................................
Họ và tên người đề nghị giao rừng (Viết chữ in hoa) (1) ..........................
Năm sinh..............................
CMND:..........................Ngày cấp....................Nơi cấp..............................
Họ và tên vợ hoặc chồng (Viết chữ in hoa).................................................
Năm sinh.........Số CMND:...................Ngày cấp.................Nơi cấp............
2. Địa chỉ thường trú.....................................................................................
3. Địa điểm khu rừng đề nghị giao (2)..........................................................
4. Diện tích đề nghị giao rừng (ha) ..............................................................
5. Để sử dụng vào mục đích (3)....................................................................
6. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
........ngày tháng năm .....
Người đề nghị giao rừng
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Xác nhận của UBND xã
1. Xác nhận về địa chỉ thường trú hộ gia đình, cá nhân........................................
2. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người đề nghị giao rừng ................
3. Về sự phù hợp với quy hoạch ...........................................................................
...... ngày tháng năm.....
TM. Ủy ban nhân dân
Chủ tịch
(Ký tên và đóng dấu)
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
1. Đối với hộ gia đình thì ghi cả hai vợ chồng cùng đề nghị giao rừng thì ghi họ, tên, số CMND và ngày, nơi cấp của vợ hoặc chồng
2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên tiểu khu, khoảnh, xã, huyện, tỉnh, có thể ghi cả địa danh địa phương
3. Quản lý, bảo vệ (rừng đặc dụng, phòng hộ) hoặc sản xuất (rừng sản xuất).
11. Thủ tục Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn
11.1. Trình tự thực hiện:
* Bước 1. Chuẩn bị
- UBND cấp xã thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách của nhà nước về việc giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi cho chủ rừng cho nhân dân ở xã mình.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng giao rừng của xã (Phụ lục 2 - Thông tư số 38/2007/TT-BNN&PTNT).
- Chuẩn bị kinh phí, vật tư kỹ thuật phục vụ cho việc giao rừng.
- Cộng đồng dân cư thôn họp thôn để thống nhất các vấn đề chủ yếu sau:
+ Thông qua đơn đề nghị Nhà nước giao rừng cho cộng đồng thôn;
+ Thông qua kế hoạch quản lý khu rừng sau khi được Nhà nước giao rừng, kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng dân cư thôn;
+ Cuộc họp dân cư thôn phải có ít nhất 70% số hộ gia đình nhất trí đề nghị được giao rừng.
* Bước 2. Nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ
- Cộng đồng dân cư thôn nộp 01 bộ hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. Công chức tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được hồ sơ của cộng đồng dân cư thôn có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo Hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng cho cộng đồng báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã;
+ Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho cộng đồng dân cư thôn để bảo đảm các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật;
+ Xác nhận và chuyển đơn của cộng đồng dân cư thôn đến Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố.
* Bước 3. Thực hiện quyết định giao rừng.
Sau khi có quyết định giao rừng của UBND cấp huyện, UBND cấp xã thông báo, đôn đốc cộng đồng dân cư thôn thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) và tổ chức giao rừng tại thực địa cho cộng đồng dân cư thôn trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được Quyết định của UBND cấp huyện chuyển về.
11.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp xã
11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị giao rừng do đại diện thôn ký (Phụ lục 04: Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT );
- Kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng dân cư thôn cùng biên bản thông qua của cộng đồng thôn.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
11.4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã phải thẩm định, xác nhận vào đơn và gửi về Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện hoặc Phòng kinh tế thành phố giải quyết các bước tiếp theo.
- Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được Quyết định của UBND cấp huyện chuyển về, UBND cấp xã tổ chức giao rừng tại thực địa cho cộng đồng dân cư thôn.
11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã
11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận
11.8. Phí, lệ phí: Không
11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn xin giao rừng (Phụ lục 04 – Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT )
11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/04/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT vè hướng dẫn thủ tục trình tự giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư;
- Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
Phụ lục 04: Mẫu đơn đề nghị giao rừng dùng cho cộng đồng dân cư thôn
(Theo mẫu Thông tư số 25 /2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG
(dùng cho cộng đồng dân cư thôn)
Kính gửi: ................................................................................................
1. Tên cộng đồng dân cư thôn đề nghị giao rừng (Viết chữ in hoa) (1).......
2. Địa chỉ......................................................................................................
3. Họ và tên người đại diện cộng đồng dân cư thôn (viết chữ in hoa).........
Tuổi..............chức vụ ........................Số chứng minh thư nhân dân.............
Sau khi được nghiên cứu Luật Bảo vệ và phát triển rừng, được trao đổi thống nhất trong thôn, có quy chế quản lý rừng sơ bộ (kèm theo) và thống nhất đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, xã giao rừng cho cộng đồng như sau:
4. Địa điểm khu rừng đề nghị giao (ghi địa danh, tên lô, khoảnh, tiểu khu)...........
5. Diện tích đề nghị giao (ha).......................................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (2)...................................................................
7. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
........ngày tháng năm .....
Người đề nghị giao rừng
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Xác nhận của UBND xã
1. Xác nhận về nhu cầu và khả năng quản lý, sử dụng rừng của cộng đồng dân cư thôn..
2. Về sự phù hợp với quy hoạch.............................................................................
...... ngày tháng năm.....
TM. Ủy ban nhân dân
Chủ tịch
(Ký tên và đóng dấu)
–––––––––––––––––––––––––––––––
1. Ghi “Cộng đồng dân cư thôn/bản”, sau đó là tên của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc hoặc tên của đơn vị tương đương.
2. Rừng theo 3 loại.
3. Kèm theo đơn này phải có biên bản hộp thôn thống nhất việc đề nghị Nhà nước giao rừng và ghi rõ số hộ gia đình có trong thôn.
12. Thủ tục Cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân.
12.1. Trình tự thực hiện:
* Bước 1. Chuẩn bị
- UBND cấp xã thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách của nhà nước về việc giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi cho chủ rừng cho nhân dân ở xã mình.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng giao rừng của xã (Phụ lục 2 Thông tư số 38/2007/TT-BNN ).
- Chuẩn bị kinh phí, vật tư kỹ thuật phục vụ cho việc giao rừng.
* Bước 2. Tiếp nhận đơn và xét duyệt đơn
- Hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân cấp xã. Công chức tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ hợp lệ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của hộ gia đình cá nhân, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn cho thôn họp toàn thể đại diện các hộ gia đình của thôn để xem xét và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã phương án và điều chỉnh phương án cho thuê rừng cho từng hộ gia đình trong phạm vi thôn/bản;
+ Chỉ đạo Hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện cho thuê rừng hộ gia đình, cá nhân có đơn đề nghị được thuê rừng báo cáo Uỷ ban nhân dân xã.
Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến cho thuê cho hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo các điều kiện, căn cứ thuê rừng theo quy định của pháp luật; khu rừng giao không có tranh chấp;
+ Xác nhận và chuyển đơn của hộ gia đình, cá nhân đến Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố.
* Bước 3. Thực hiện quyết định cho thuê rừng
Sau khi có quyết định cho thuê rừng của UBND cấp huyện, UBND cấp xã thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) và tổ chức giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình, cá nhân.
11.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp xã
11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị thuê rừng (theo mẫu)
- Kế hoạch sử dụng rừng (theo mẫu)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
11.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ xin thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân.
11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận
11.8. Phí, lệ phí: Không.
11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn xin thuê rừng
(Phụ lục 06 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT);
- Kế hoạch sử dụng rừng
(Phụ lục 07 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT).
11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/04/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT vè hướng dẫn thủ tục trình tự giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư;
- Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
Phụ lục 06: Mẫu đơn đề nghị thuê rừng dùng cho hộ gia đình, cá nhân
(Theo mẫu Thông tư số 25 /2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THUÊ RỪNG
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
Kính gửi: .......................................................................................
1. Họ và tên người đề nghị thuê rừng (Viết chữ in hoa) (1) .......................
Năm sinh................
CMND:.........................Ngày cấp....................Nơi cấp................................
Họ và tên vợ hoặc chồng (Viết chữ in hoa).................................................
Năm sinh............
CMND:..........................Ngày cấp....................Nơi cấp.............................
2. Địa chỉ liên hệ..........................................................................................
` 3. Địa điểm khu rừng đề nghị thuê(2)..........................................................
4. Diện tích đề nghị thuê rừng (ha)...........................................................
5. Thời hạn thuê rừng (năm).......................................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (3)................................................................
7. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; trả tiền thuê rừng đầy đủ và đúng hạn.
........ngày tháng năm .....
Người đề nghị thuê rừng
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Xác nhận của UBND xã
1. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người đề nghị giao rừng.................
.................................................................................................................................
2. Về sự phù hợp với quy hoạch.............................................................................
...... ngày tháng năm.....
TM. Ủy ban nhân dân
Chủ tịch
(Ký tên và đóng dấu)
.................................................................................................................................
1. Đối với hộ gia đình thì ghi “Hộ ông/bà” ghi họ, tên, năm sinh, số CMND và ngày, nơi cấp; trường hợp cả hai vợ chồng cùng đề nghị thuê rừng thì ghi họ, tên, số CMND và ngày, nơi cấp của cả vợ và chồng.
2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên tiểu khu, khoảnh, xã, huyện, tỉnh.
3. Thuê để sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch ....
Phụ lục 07: Mẫu kế hoạch sử dụng rừng dùng cho hộ gia đình, cá nhân
(Theo mẫu Thông tư số 2 /2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG RỪNG
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Vị trí khu rừng: Diện tích............ha, Thuộc khoảnh, ..............lô ............
Các mặt tiếp giáp........................................................;
Địa chỉ khu rừng: thuộc xã...........huyện..............tỉnh;
2. Địa hình: Loại đất..................độ dốc.........................;
3. Khí hậu:......................................................;
4. Tài nguyên rừng (nếu có): Loại rừng ...............................................;
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG RỪNG
1. Diện tích đất chưa có rừng:..................................
2. Diện tích có rừng: Rừng tự nhiên............ha; Rừng trồng............ha
- Rừng tự nhiên
+ Trạng thái rừng...............loài cây chủ yếu..............
+ Trữ lượng rừng.........................m3, tre, nứa..................cây
- Rừng trồng
+ Tuổi rừng..................loài cây trồng ......................mật độ......................
+ Trữ lượng.....................
- Tình hình khai thác, tận thu các loại lâm sản, động, thực vật qua các năm........
III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG RỪNG
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển giai đoạn 5 năm tới
- Kế hoạch trồng rừng đối với diện tích đất chưa có rừng:
+ Loài cây trồng............
+ Mật độ........
+ ...................................
- Kế hoạch chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng:
+ ..............................
- Kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, Phòng trừ sâu, bệnh hại rừng:......
+ Xây dựng đường băng....................
+ Các thiết bị phòng cháy..................
+ ........................................
- Kế hoạch khai thác, tận thu sản phẩm
+ .................................
2. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển các giai đoạn tiếp theo
- Kế hoạch trồng rừng đối với diện tích đất chưa có rừng:
+ Loài cây trồng............
+ Mật độ........
+ ...................................
- Kế hoạch chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng:
+ ..............................
- Kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, Phòng trừ sâu, bệnh hại rừng:............
+ Xây dựng đường băng....................
+ Các thiết bị phòng cháy..................
+ ........................................
- Kế hoạch khai thác, tận thu sản phẩm
+ .................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
D. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
I. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
1. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận 1 cửa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bước 2: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ;
- Bước 3: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn thẩm định từ 3 - 5 người;
- Bước 4: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập đoàn thẩm định, đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra thực địa; khi cần thiết thì lấy mẫu đất, nước để phân tích; lập biên bản thẩm định có xác nhận của đại diện đoàn thẩm định và nhà sản xuất;
- Bước 5: Trường hợp đủ điều kiện thì thời hạn ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản thẩm định
Nếu chưa đảm bảo điều kiện thì đoàn thẩm định nêu rõ trong biên bản thẩm định những chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu và thời hạn để nhà sản xuất khắc phục. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục, đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra lại và đề nghị cấp giấy chứng nhận khi đạt yêu cầu.
1.2. Cách thức thực hiện: Nhà sản xuất gửi hồ sơ đăng ký đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau, quả an toàn (theo mẫu phụ lục 3 Thông tư 17/2011/TT-BNNPTNT)
- Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (theo mẫu phụ lục 5 Quyết định 99/2008/QĐ-BNN)
b) Số lượng hồ sơ: 01(bộ)
1.4. Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản.
c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
1.8. Phí, lệ phí:
- Nhà sản xuất chịu chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu đất, nước để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn;
- Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm mẫu phục vụ kiểm tra trong sản xuất và tiêu thụ trên thị trường do cơ quan kiểm tra chi trả; trường hợp cơ quan kiểm tra kết luận nhà sản xuất, người bán hàng vi phạm quy định thì nhà sản xuất, người bán hàng phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm mẫu.
(Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN, ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn)
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau, quả an toàn (Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011)
- Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Điều kiện sản xuất rau, quả an toàn
a) Nhân lực:
- Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên);
- Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn.
b) Đất trồng và giá thể:
- Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn;
- Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 1 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN.
c) Nước tưới:
- Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau, quả và chè;
- Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 2 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN;
- Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người.
d) Quy trình sản xuất rau, quả an toàn:
Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP.
đ) Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.
* Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn:
a) Nhân lực phải đáp ứng các điều kiện nêu ở mục a khoản 14.1 và được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;
b) Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP;
c) Nước dùng rửa rau, quả phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;
d) Có hợp đồng mua rau, quả tươi của nhà sản xuất rau, quả an toàn (trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế);
đ) Nhà sơ chế phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP;
e) Quy trình sơ chế rau, quả an toàn
Nhà sơ chế xây dựng quy trình sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP”.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
- Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN, ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Phụ lục số 3:
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn
(Theo mẫu Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 /4/2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
………, ngày……tháng…….năm ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT/SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
1. Tên nhà sản xuất/ sơ chế:…….......................................................................
2. Địa chỉ :………………………………………………………………...…
Điện thoại:……………… ; Fax: …………. ; Email:………………………..
3. Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh (nếu có):
4. Hình thức đề nghị cấp:
Cấp mới Cấp lại
5. Đề nghị được cấp giấy chứng nhận
Sau khi nghiên cứu Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn, đặc biệt về điều kiện sản xuất/ sơ chế rau, quả, chè an toàn, liên hệ với điều kiện cụ thể, chúng tôi đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất/ sơ chế rau, quả an toàn:
- Diện tích sản xuất rau, quả an toàn đăng ký: ………….ha/ công suất sơ chế rau, quả an toàn đăng ký: …kg/đơn vị thời gian);
- Chủng loại rau, quả an toàn đăng ký:……………..
- Địa điểm: thôn….xã, (phường)…………huyện (quận)………
- Bản kê điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (kèm theo);
6. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả an toàn.
Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn./.
Đại diện của nhà sản xuất/sơ chế
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 5:
Mẫu bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn
(Theo mẫu Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..........., ngày........tháng......năm..........
BẢN KÊ KHAI
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN
1. Tên nhà sản xuất: ……………………………………………
2. Địa chỉ :……………………ĐT …………. Fax …….Email………
3. Điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn.
3.1. Nhân lực:
Danh sách cán bộ kỹ thuật
TT | Họ và tên | Trình độ chuyên môn | Thời gian công tác | Ghi chú |
|
|
|
|
|
Danh sách hộ gia đình sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn.
TT | Họ tên chủ hộ | DT đất trồng ( ha) | Chứng chỉ tập huấn | Ghi chú |
|
|
|
|
|
3.2. Đất trồng:
- Diện tích sản xuất rau, quả an toàn đăng ký: …………….ha (hoặc quy mô sản xuất ……….kg/đơn vị thời gian);
- Địa điểm: thôn….xã, (phường)…………huyện (quận)………
- Bản đồ giải thửa, hoặc sơ đồ khu vực sản xuất;
- Kết quả phân tích đất theo Phụ lục 1 của Quy định này (nếu có);
- Khu vực sản xuất, sơ chế cách ly các nguồn gây ô nhiễm ….. …..m.
3.3. Nguồn nước tưới:
- Nguồn nước tưới cho cây rau, quả (sông, ao hồ, nước ngầm...):……..
- Kết quả phân tích nước tưới theo Phụ lục 2 của Quy định này (nếu có).
3.4. Quy trình sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn:
- Các loài rau, quả đăng ký sản xuất: ………………………….
- Các quy trình sản xuất sơ chế rau, quả an toàn theo GAP (VietGAP…)
3.5. Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn:
- Diện tích khu sơ chế …..m2, loại nhà:……….
- Diện tích kho bảo quản :……m2, tình trạng kỹ thuật:……
- Điều kiện bao gói sản phẩm:…………………………………………
- Quy trình sơ chế rau, quả an toàn theo GAP (VietGAP…).
Chúng tôi cam kết các thông tin trong bản kê khai là đúng sự thật.
Đại diện của nhà sản xuất
(Ký tên, đóng dấu)
2. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận 1 cửa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bước 2: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ;
- Bước 3: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn thẩm định từ 3 - 5 người;
- Bước 4: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập đoàn thẩm định, đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra thực địa; khi cần thiết thì lấy mẫu đất, nước để phân tích; lập biên bản thẩm định có xác nhận của đại diện đoàn thẩm định và nhà sản xuất;
- Bước 5: Trường hợp đủ điều kiện thì thời hạn ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản thẩm định
Nếu chưa đảm bảo điều kiện thì đoàn thẩm định nêu rõ trong biên bản thẩm định những chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu và thời hạn để nhà sản xuất khắc phục. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục, đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra lại và đề nghị cấp giấy chứng nhận khi đạt yêu cầu.
2.2. Cách thức thực hiện: Trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực 01 (một) tháng, nhà sản xuất gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn về Sở Nông nghiệp và PTNT.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo mẫu.
- Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (nếu có thay đổi so với đăng ký lần đầu);
- Báo cáo kết quả sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn trong thời gian được cấp giấy chứng nhận (đối với trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực);
- Báo cáo khắc phục (đối với trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.4. Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản.
c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
2.8. Phí, lệ phí:
- Nhà sản xuất chịu chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu đất, nước để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn.
- Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm mẫu phục vụ kiểm tra trong sản xuất và tiêu thụ trên thị trường do cơ quan kiểm tra chi trả; trường hợp cơ quan kiểm tra kết luận nhà sản xuất, người bán hàng vi phạm quy định thì nhà sản xuất, người bán hàng phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm mẫu.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau, quả an toàn
- Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (nếu có thay đổi so với đăng ký lần đầu).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Điều kiện sản xuất rau, quả an toàn
a) Nhân lực:
- Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên);
- Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn.
b) Đất trồng và giá thể:
- Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn;
- Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 1 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN.
c) Nước tưới:
- Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau, quả và chè;
- Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 2 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN;
- Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người.
d) Quy trình sản xuất rau, quả an toàn:
Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP.
đ) Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.
* Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn:
a) Nhân lực phải đáp ứng các điều kiện nêu ở mục a khoản 14.1 và được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;
b) Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP;
c) Nước dùng rửa rau, quả phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;
d) Có hợp đồng mua rau, quả tươi của nhà sản xuất rau, quả an toàn (trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế);
đ) Nhà sơ chế phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP;
e) Quy trình sơ chế rau, quả an toàn
Nhà sơ chế xây dựng quy trình sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP”.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
- Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN, ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là tên TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Phụ lục số 3: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn
(Theo mẫu Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 /4/2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
………, ngày……tháng…….năm ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT/SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
1. Tên nhà sản xuất/ sơ chế:…….......................................................................
2. Địa chỉ :………………………………………………………………...…
Điện thoại:……………… ; Fax: …………. ; Email:………………………..
3. Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh (nếu có):
4. Hình thức đề nghị cấp:
Cấp mới Cấp lại
5. Đề nghị được cấp giấy chứng nhận
Sau khi nghiên cứu Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn, đặc biệt về điều kiện sản xuất/ sơ chế rau, quả, chè an toàn, liên hệ với điều kiện cụ thể, chúng tôi đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất/ sơ chế rau, quả an toàn:
- Diện tích sản xuất rau, quả an toàn đăng ký: ………….ha/ công suất sơ chế rau, quả an toàn đăng ký: …kg/đơn vị thời gian);
- Chủng loại rau, quả an toàn đăng ký:……………..
- Địa điểm: thôn….xã, (phường)…………huyện (quận)………
- Bản kê điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (kèm theo);
6. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả an toàn.
Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn./.
Đại diện của nhà sản xuất/sơ chế
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 5: Mẫu bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn
(Theo mẫu Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..........., ngày........tháng......năm..........
BẢN KÊ KHAI
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN
1. Tên nhà sản xuất: ……………………………………………
2. Địa chỉ :……………………ĐT …………. Fax …….Email………
3. Điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn.
3.1. Nhân lực:
Danh sách cán bộ kỹ thuật
TT | Họ và tên | Trình độ chuyên môn | Thời gian công tác | Ghi chú |
|
|
|
|
|
Danh sách hộ gia đình sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn.
TT | Họ tên chủ hộ | DT đất trồng ( ha) | Chứng chỉ tập huấn | Ghi chú |
|
|
|
|
|
3.2. Đất trồng:
- Diện tích sản xuất rau, quả an toàn đăng ký: …………….ha (hoặc quy mô sản xuất ……….kg/đơn vị thời gian);
- Địa điểm: thôn….xã, (phường)…………huyện (quận)………
- Bản đồ giải thửa, hoặc sơ đồ khu vực sản xuất;
- Kết quả phân tích đất theo Phụ lục 1 của Quy định này (nếu có);
- Khu vực sản xuất, sơ chế cách ly các nguồn gây ô nhiễm ….. …..m.
3.3. Nguồn nước tưới:
- Nguồn nước tưới cho cây rau, quả (sông, ao hồ, nước ngầm...):……..
- Kết quả phân tích nước tưới theo Phụ lục 2 của Quy định này (nếu có).
3.4. Quy trình sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn:
- Các loài rau, quả đăng ký sản xuất: ………………………….
- Các quy trình sản xuất sơ chế rau, quả an toàn theo GAP (VietGAP…)
3.5. Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn:
- Diện tích khu sơ chế …..m2, loại nhà:……….
- Diện tích kho bảo quản :……m2, tình trạng kỹ thuật:……
- Điều kiện bao gói sản phẩm:…………………………………………
- Quy trình sơ chế rau, quả an toàn theo GAP (VietGAP…).
Chúng tôi cam kết các thông tin trong bản kê khai là đúng sự thật.
Đại diện của nhà sản xuất
(Ký tên, đóng dấu)
3. Thủ tục Đăng ký được chỉ định là Tổ chức chứng nhận quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả, chè an toàn.
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ sở sản xuất chuẩn bị hồ sơ theo quy định
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp &PTNT.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì nhận hồ sơ và ra biên nhận hẹn ngày giao trả hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng theo yêu cầu thì hướng dẫn chỉnh sửa hoặc bổ sung
- Bước 3: Cơ quan chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong 5 ngày có văn bản hướng dẫn chỉnh sửa hoặc bổ sung.
+ Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan chuyên môn xem xét, thẩm định hồ sơ, nếu cần thành lập đoàn kiểm tra đánh giá điều kiện thực tế của tổ chức đăng ký và ra quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận không quá 3 năm.
- Bước 4: Đến hẹn người nộp hồ sơ mang biên nhận đến nhận 1 bộ hồ sơ, bộ phận tiếp nhận lưu lại 1 bộ.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Sở Nông nghiệp & PTNT.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 Quyết định 84/2008/QĐ-BNN gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký để được đánh giá, chỉ định là Tổ chức Chứng nhận về Cơ quan chỉ định.
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có mang theo bản chính để đối chiếu);
- Các tài liệu chứng minh hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 13 Quyết định 84/2008/QĐ-BNN;
- Mẫu Giấy chứng nhận VietGAP;
- Kết quả hoạt động chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp & PTNT.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định
3.8. Phí, lệ phí: Không
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, Viện nghiên cứu hoặc chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chỉ định là Tổ chức Chứng nhận khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có cơ cấu tổ chức đáp ứng kiểm tra, đánh giá; quyết định chứng nhận và đảm bảo rằng người quyết định việc chứng nhận không phải là người tiến hành kiểm tra, đánh giá;
b) Có các quy định về trình tự, thủ tục cấp, duy trì, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ và thu hồi chứng nhận VietGAP đảm bảo tính khách quan, chính xác và tuân thủ quy định của Quy chế này;
c) Có quy định về trình tự, thủ tục lấy mẫu, thử nghiệm, đảm bảo việc thử nghiệm được thực hiện tại các phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định về đánh giá các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm;
d) Có các quy định về thủ tục giải quyết các ý kiến phản ánh, khiếu nại và tranh chấp liên quan đến chứng nhận VietGAP;
đ) Cán bộ có chuyên môn phù hợp (Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Sinh học) trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ đào tạo về VietGAP và có kinh nghiệm công tác từ 03 (ba) năm trở lên.
2. Các tổ chức được công nhận đạt tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996 – Yêu cầu chung đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm được ưu tiên xem xét chỉ định là Tổ chức Chứng nhận”.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 84/QĐ/ 2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau quả và chè an toàn
- Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Phụ lục số 2
Mẫu giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGap
(Theo mẫu Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘng hòa xã hỘi chỦ nghĩa ViỆt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ……, ngày ... tháng … năm 201..... |
GiẤy đĂng ký
hoẠt đỘng chỨng nhẬn VIETGAP
Kính gửi: Cơ quan chỉ định Tổ chức Chứng nhận
- Tên tổ chức:.........………...............................................................................
- Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………......................
- Điện thoại:………… Fax: ………………. E-mail: …………....................
- Quyết định thành lập/ (nếu có) hoặc Giấy đăng ký kinh doanh số ... ... do Cơ quan cấp: ......................cấp ngày …………........…….tại .....................................
Sau khi nghiên cứu các điều kiện hoạt động chứng nhận VietGAP theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho sản phẩm trồng trọt, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận VietGAP cho.......................
Hồ sơ kèm theo:
- ..........................................................................................................................
- ..........................................................................................................................
Đề nghị Cơ quan chỉ định xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được hoạt động chứng nhận VietGAP cho............................................
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động chứng nhận VietGAP./.
Đại diện Tổ chức ...
(Ký tên, đóng dấu )
4. Thủ tục Công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn.
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nhà sản xuất gửi hồ sơ công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bước 2: Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, viết giấy hẹn thời gian trả kết quả.
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho tổ chức, công dân hoàn thiện bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Nhà sản xuất nhận kết quả theo giấy hẹn.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
* Trường hợp công bố dựa trên kết quả đánh giá, giám sát của Tổ chức chứng nhận:
- Bản công bố rau, quả, chè an toàn theo mẫu tại Phụ lục 6 của Quy định này;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận VietGAP (hoặc Giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn GAP khác);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận phù hợp với quy trình chế biến chè an toàn (trường hợp công bố sản phẩm chè chế biến an toàn) do tổ chức chứng nhận cấp;
- Bản sao hợp lệ Phiếu kết quả kiểm nghiệm các mẫu điển hình (nếu có).
* Trường hợp công bố dựa trên kết quả tự đánh giá và giám sát nội bộ:
- Bản công bố rau, quả, chè an toàn theo mẫu tại Phụ lục 6 của Quy định này;
- Kế hoạch, chỉ tiêu đánh giá và giám sát nội bộ;
- Báo cáo tự đánh giá quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến;
- Bản sao hợp lệ Quyết định chỉ định phòng kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất hợp đồng thuê;
- Bản sao hợp lệ Quyết định chỉ định hoặc chứng chỉ đào tạo của người lấy mẫu;
- Bản sao hợp lệ Chứng chỉ chuyên môn của nhân viên đánh giá, giám sát nội bộ;
- Bản sao hợp lệ Phiếu kết quả kiểm nghiệm các mẫu điển hình.
b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ
4.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà sản xuất
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp & PTNT;
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận
4.8. Phí, lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Bản công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn (phụ lục 6)
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Nhà sản xuất rau, quả, chè an toàn sau khi công bố có trách nhiệm:
a) Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc công bố của mình;
b) Chịu sự giám sát của Tổ chức chứng nhận hoặc thực hiện giám sát nội bộ để đảm bảo quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến phù hợp với VietGAP, quy trình chế biến chè an toàn;
c) Khi phát hiện chất lượng rau, quả, chè sản xuất, kinh doanh không phù hợp với công bố phải tiến hành ngay các biện pháp khắc phục, tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh; thu hồi sản phẩm không phù hợp đã thu hoạch, sơ chế, chế biến hoặc đang lưu thông trên thị trường.
Trường hợp không khắc phục được nguy cơ gây mất an toàn, phải báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chấm dứt hiệu lực Bản công bố.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN, ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn
- Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Phụ lục 6:
Mẫu bản công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn
(Theo mẫu tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________
BẢN CÔNG BỐ
SẢN PHẨM RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN
Số:.....................
Tên nhà sản xuất:…..……………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………….
Điện thoại:……………….Fax:………………Email:…………………..
CÔNG BỐ:
Các sản phẩm sau đây (tên loài cây trồng): ..…………………………
Được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP,…) cho…......., ( được chế biến theo Quy trình chế biến chè an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành …) và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật, hoặc quy định…
Căn cứ công bố: Giấy chứng nhận VietGAP (hoặc giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn GAP khác) số ….ngày …tháng… năm … và Giấy chứng nhận chế biến chè an toàn do tổ chức chứng nhận … (tên, địa chỉ của tổ chức chứng nhận) cấp hoặc Báo cáo tự đánh giá của nhà sản xuất (số, ngày … tháng … năm… ).
… , ngày … tháng … năm 200…
Đại diện nhà sản xuất
(Ký tên, đóng dấu)
5. Thủ tục Chỉ định Tổ chức chứng nhận sản phẩm trồng trọt được sản xuất phù hợp quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy định
- Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ về Sở NN&PTNT Hòa Bình.
+ Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, viết giấy hẹn thời gian trả kết quả.
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho tổ chức, công dân hoàn thiện bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Tổ chức, nhận kết quả theo giấy hẹn.
5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 17/2011/TT-BNNPTNT;
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có mang theo bản chính để đối chiếu);
- Các tài liệu chứng minh hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 13 Quyết định 84/2008/QĐ-BNN;
- Mẫu Giấy chứng nhận VietGAP;
- Kết quả hoạt động chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chỉ định xem xét, thẩm định hồ sơ, nếu cần thành lập đoàn kiểm tra đánh giá điều kiện thực tế của tổ chức đăng ký, và ra Quyết định chỉ định Tổ chức Chứng nhận nếu tổ chức đăng ký đáp ứng các điều kiện theo quy định .
Trường hợp tổ chức đăng ký không đáp ứng các yêu cầu theo quy định, Tổ chức chỉ định phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đăng ký được lưu tại Cơ quan chỉ định (Sở Nông nghiệp &PTNT) và Tổ chức Chứng nhận để làm căn cứ thẩm tra, kiểm tra.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nông nghiệp & PTNT.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận
5.8. Phí, lệ phí: Không
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP.
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoặc chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chỉ định là Tổ chức Chứng nhận khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có cơ cấu tổ chức xác định rõ trách nhiệm về việc kiểm tra, đánh giá; quyết định chứng nhận và đảm bảo rằng người quyết định việc chứng nhận không phải là người tiến hành kiểm tra đánh giá;
- Có các quy định về trình tự, thủ tục cấp, duy trì, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ và thu hồi chứng nhận VietGAP đảm bảo tính khách quan, chính xác và tuân thủ quy định của Quy chế này;
- Có quy định về trình tự, thủ tục lấy mẫu, thử nghiệm, đảm bảo việc thử nghiệm được thực hiện tại các phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định về đánh giá các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Có các quy định về thủ tục giải quyết các ý kiến phản ánh, khiếu nại và tranh chấp liên quan đến chứng nhận VietGAP;
- Có nhân viên đánh giá có chuyên môn phù hợp (Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Sinh học) trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ đào tạo về VietGAP và có kinh nghiệm công tác từ 03 (ba) năm trở lên.
b) Các tổ chức được công nhận đạt tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996 – Yêu cầu chung đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm được ưu tiên xem xét chỉ định là Tổ chức Chứng nhận.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.
- Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Phụ lục số 2
Mẫu giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGap
(Theo mẫu Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘng hòa xã hỘi chỦ nghĩa ViỆt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ……, ngày ... tháng … năm 201..... |
GiẤy đĂng ký
hoẠt đỘng chỨng nhẬn VIETGAP
Kính gửi: Cơ quan chỉ định Tổ chức Chứng nhận
- Tên tổ chức:.........………...............................................................................
- Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………......................
- Điện thoại:………… Fax: ………………. E-mail: …………....................
- Quyết định thành lập/ (nếu có) hoặc Giấy đăng ký kinh doanh số ... ... do Cơ quan cấp: ......................cấp ngày …………........…….tại .....................................
Sau khi nghiên cứu các điều kiện hoạt động chứng nhận VietGAP theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho sản phẩm trồng trọt, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận VietGAP cho.......................
Hồ sơ kèm theo:
- ..........................................................................................................................
- ..........................................................................................................................
Đề nghị Cơ quan chỉ định xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được hoạt động chứng nhận VietGAP cho.............................
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động chứng nhận VietGAP./.
Đại diện Tổ chức ...
(Ký tên, đóng dấu )
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
6. Thủ tục Đăng ký quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.
6.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp (gửi) hồ sơ trực tiếp tại phòng Thanh tra, Chi cục Bảo vệ thực vật
+ Thời gian tiếp nhận: Tất cả các ngày làm việc trong giờ hành chính.
- Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Gửi giấy tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đăng ký quảng cáo.
+ Trường hợp nội dung quảng cáo chưa hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để sửa đổi, bổ sung nội dung quảng cáo. Tổ chức, cá nhân đăng ký quảng cáo sửa đổi, bổ sung nội dung quảng cáo theo đúng yêu cầu của cơ quan tiếp nhận.
- Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
- Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại phòng Thanh tra, Chi cục Bảo vệ thực vật .
Trường hợp Tổ chức, cá nhân không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì tổ chức thực hiện quảng cáo theo đúng nội dung đăng ký.
6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại phòng Thanh tra, Chi cục Bảo vệ thực vật.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đăng ký hồ sơ quảng cáo (theo mẫu quy định).
- Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đăng ký quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
- Sản phẩm quảng cáo ghi trong băng bằng các loại vật liệu hoặc ma- ket quảng cáo.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
6.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục bảo vệ thực vật
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ thực vật ;
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận
6.8. Phí, lệ phí: Không
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Giấy đăng ký hồ sơ quảng cáo (Thông tư liên tịch số 96/2004/TTLT/BVHTT-BNN ngày 05/11/2004 của Bộ NN& PTNT và Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn về quảng cáo một số hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp và phát trển nông thôn).
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Yêu cầu hoặc điều kiện 1:
Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các thông tin và điều kiện sau:
- Tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật, tên hoạt chất, hàm lượng hoạt chất và dạng thuốc đăng quảng cáo.
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, cung ứng loại thuốc đăng ký quảng cáo.
- Tính năng, tác dụng và cách sử dụng loại thuốc đã được đăng ký, được phép sử dụng.
- Hướng dẫn sử dụng và những khuyến cáo đặc biệt.
* Yêu cầu hoặc điều kiện 2:
Hồ sơ, nội dung quảng cáo hợp lệ.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/07/2001 của Uỷ ban Thường vụ quốc hội.
- Pháp lênh quảng cáo số 39/PL-UBTVQH10 ngày 16/11/2001 của Uỷ ban thường vụ quốc hội.
- Thông tư liên tịch số 96/2004/TTLT/BVHTT-BNN&PTNT ngày 05/11/2004 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp & PTNT và Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn về quảng cáo một số hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp và phát trển nông thôn.
- Công văn số 842/BNN-BVTV ngày 02/10/2005 của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 96/2004/TTLT/BVHTT-BNN&PTNT ngày 05/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Phụ lục 1: MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ HỒ SƠ QUẢNG CÁO
GIẤY ĐĂNG KÝ HỒ SƠ QUẢNG CÁO Số : …………………..
Kính gửi : 1. Tên đơn vị đăng ký hồ sơ: 2. Địa chỉ: 3. Số điện thoại, Fax, Email: 4. Số giấy phép hoạt động: 5. Tên số điện thoại của người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ: 6. Danh mục sản phẩm đăng ký quảng cáo:
7. Tài liệu gửi kèm theo hồ sơ: 8. Cam kết của đơn vị đăng ký quảng cáo: Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ Thông tư liên tịch số ………/2004/TTLT/VHTT-NN&PTNT ngày……….tháng……năm 2004 của liên bộ Bộ Văn hóa – Thông tin và bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quảng cáo một số hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và cam kết sẽ tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo. Tên tỉnh/thành phố, ngày…….tháng…….năm…. Thủ trưởng đơn vị (Ghi rõ chức danh) (Ký tên và đóng dấu)
|
II. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
1. Thủ tục Thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế - dự toán công trình lâm sinh
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức có hồ sơ thiết kế - dự toán công trình lâm sinh nộp hồ sơ theo qui định tại Bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp & PTNT.
- Bước2: Bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và viết phiếu hẹn cho người nộp (Nếu không hợp lệ bộ phận một cửa hướng dẫn và trả lại hồ sơ cho người nộp hoàn thiện theo qui định).
- Bước 3: Bộ phận một cửa của Sở Nông & PTNT trình lãnh đạo Sở sử lý và chuyển hồ sơ cho Chi cục lâm nghiệp để giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại bộ phận giao dịch một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Nông nghiệp & PTNT (bộ phận một cửa).
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án (theo mẫu tại phụ lục 4 ban hành kèm theo thông tư này; bản chính);
- Dự án lâm sinh, có ký tên, đóng dấu của chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án; bản chính);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (bản sao hợp pháp); bản đồ tác nghiệp lâm sinh (bản chính);
- Biên bản nghiệm thu ngoại nghiệp giữa Chủ đầu tư với tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (bản chính);
- Biên bản nghiệm thu nội nghiệp giữa Chủ đầu tư với tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (bản chính);
- Các văn bản pháp lý có liên quan (các Quyết định của cấp có thẩm quyền như: chủ trương cho phép đầu tư, đề cương kỹ thuật và dự toán cho lập dự án (nếu có), chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao chứng thực) hoặc chủ trương cho phép sử dụng đất của cấp có thẩm quyền, quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
b) Số lượng hồ sơ: 05 bộ (01 bản chính, 04 bản sao)
1.4. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 15 ngày làm việc (Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp &PTNT.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Chi cục Lâm nghiệp.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế - dự toán.
1.8. Phí, lệ phí:
+ Thẩm định hồ sơ thiết kế - dự toán trồng rừng (0,32% tổng đầu tư cho 1 ha trồng rừng/năm).
+ Thẩm định hồ sơ dự toán chăm sóc rừng, bảo vệ rừng (0,32% tổng đầu tư cho 1ha chăm sóc rừng, bảo vệ rừng /năm).
(Tại Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 20/5/2011 của UBND tỉnh Hòa Bình về Ban hành qui định về loài cây, mật đô...)
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án (theo mẫu)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004.
+ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.
+ Công văn số 182/SNN-KHTC ngày 24/3/2011 của Sở Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn thiết kế lập dự toán các công trình lâm sinh thuộc Chương trình bảo vệ và Phát triển rừng bền vững và các Dự án sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn tài trợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
+ Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng.
+ Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/01/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước;
+ Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Phụ lục 4
QUY ĐỊNH MẪU VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, NGHIỆM THU DƯ ÁN LÂM SINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 69 /2011/TT-BNNPTNT
ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT)
A. TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN LÂM SINH
CHỦ ĐẦU TƯ ______ Số: | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc____________________________________ .........., ngày......... tháng......... năm......... |
TỜ TRÌNH
Thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
Kính gửi: …
Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg. Ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Qui chế quán lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Chủ đầu tư trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình với các nội dung chính sau:
1. Tên dự án, chủ đầu tư, hình thức đầu tư
- Tên dự án:
- Chủ đầu tư:
- Hình thức đầu tư
2. Địa điểm lập dự án
3. Mục tiêu của dự án
4. Nội dung và qui mô của dự án
5. Tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng cộng:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
6. Nhu cầu vốn và tiến độ giải ngân
Stt | Nguồn vốn cho dự án | Tổng số | Năm 20.. | Năm 20.. | Năm 20.. |
| Tổng nhu cầu |
|
|
|
|
| Vốn Nhà nước |
|
|
|
|
| Vốn liên doanh liên kết |
|
|
|
|
| Vốn vay |
|
|
|
|
| Vốn tự có của doanh nghiệp |
|
|
|
|
| Vốn tự có của dân |
|
|
|
|
| Nguồn vốn khác |
|
|
|
|
7. Hình thức thực hiện dự án:
8. Lực lượng tham gia thực hiện dự án:
9. Hình thức quản lý dự án:
10. Thời gian thực hiện dự án:
11. Tiến độ thực hiện:
STT | Nội dung hoạt động của dự án | Đơn vị tính | Năm 20.. | Năm 20.. | Năm 20.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12. Các nội dung khác:
Chủ đầu tư trình... thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh./.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: | Chủ đầu tư (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
2. Thủ tục Thẩm định và phê duyệt phương án điều chế rừng.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức xây dựng phương án điều chế rừng theo qui định và nộp tại Bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 2: Bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và viết phiếu hẹn cho tổ chức (Nếu không hợp lệ bộ phận một cửa hướng dẫn và trả lại hồ sơ cho tổ chức để hoàn thiện theo qui định) .
- Bước 3: Sở Nông nghịêp và PTNT tổ chức thẩm định, phê duyệt (hoặc uỷ quyền cho Chi cục lâm nghiệp) và trả kết quả theo giấy hẹn.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại bộ phận giao dịch một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Nông nghiệp & PTNT (bộ phận một cửa).
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án điều chế rừng
- Thuyết minh Phương án điều chế rừng (Phương án điều chế rừng do chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn xây dựng).
- Bản đồ khu rừng xây dựng phương án điều chế rừng (tỷ lệ 1/5.000 và 1/25.000).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 10 ngày làm việc (Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp &PTNT;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Chi cục Lâm nghiệp
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Phê duyệt phương án điều chế rừng.
2.8. Phí, lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
+ Thông tư số 70/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về sửa đổi bổ sung một số nội dung của thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2009 về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
+ Quyết định số 2577/2010/BNN-TCLN ngày 28/12/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn xây dựng phương án điều chế rừng.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
3. Thủ tục Thông báo đóng cửa rừng khai thác gỗ.
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Bước 2: Bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và viết phiếu hẹn cho tổ chức (Nếu không hợp lệ bộ phận một cửa hướng dẫn và trả lại hồ sơ cho tổ chức để hoàn thiện theo qui định).
- Bước 3: Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét giải quyết (hoặc ủy quyền cho chi cục lâm nghiệp) và trả kết quả theo giấy hẹn.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại bộ phận giao dịch một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Nông nghiệp & PTNT (bộ phận một cửa).
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị đóng cửa rừng của chủ rừng.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 05 ngày làm việc (Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp &PTNT;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Chi cục Lâm nghiệp
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đóng cửa rừng sau khai thác.
3.8. Phí, lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Báo cáo kết quả khai thác “Phụ lục 05” (Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT).
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Thông tư số 70/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về sửa đổi bổ sung một số nội dung của thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2009 về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Phụ lục 5: Mẫu báo cáo kết quả khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ của Tổ chức.
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TÊN CƠ QUAN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
………………………….. Độc lập - Tự do - Hành phúc
Số / BC- ………., ngày … tháng … năm 20…
BÁO CÁO
Kết quả khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ tháng……năm 20…
Kính gửi:
- Uỷ ban nhân dân huyện….…….…..
- Sở Nông nghiệp và PTNT…………
Căn cứ Thông tư số…./TT-BNNPTNT ngày… tháng… năm 20… của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Tổ chức……xin báo cáo kết quả khai thác gỗ và lâm sản tháng ….năm 20…như sau:
1. Kết quả khai thác.
TT | Hạng mục | Đơn vị tính | Khối lượng theo giấy phép (hoặc báo cáo) | Khối lượng đã khai thác | Khối lượng chưa khai thác | ||
Đã chặt hạ | Đã nghiệm thu | Đã tiêu thụ | |||||
| 1. Khai thác gỗ: a) Gỗ rừng tự nhiên - Khai thác chính - Khai thác tận dụng - Tận thu b) Gỗ rừng trồng 2. Khai thác lâm sản khác - Tre nứa - Các loại khác……. | m3 m3 m3 m3 m3 m3
cây - |
|
|
|
|
|
3. Tình hình thực hiện các quy trình, quy phạm trong khai thác:………….
………………………………………………………………………………..….
4. Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiên:……………………………….
Trên đây là kết quả khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn đơn vị………....., đề nghị quý cơ quan tổng hợp báo cáo./.
Nơi nhận: QUYỀN HẠN VÀ CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
- Như trên;
- Lưu VT.
4. Thủ tục Cấp chứng chỉ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ theo qui định tại Bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp & PTNT.
- Bước 2: Bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và viết phiếu hẹn cho tôt chức (Nếu không hợp lệ bộ phận một cửa hướng dẫn và trả lại hồ sơ cho tổ chức hoàn thiện theo qui định).
- Bước 3: Sở Nông nghiệp & PNT xem xét giải quyết hoặc chuyển hồ sơ cho Chi cục lâm nghiệp (nếu được giao nhiệm vụ) để xử lý giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại bộ phận giao dịch một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Nông nghiệp & PTNT (bộ phận một cửa).
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp (có mẫu số 05 tại QĐ Số 89/2005/QĐ-BNN kèm theo).
- Các hồ sơ liên quan về chứng nhận sở hữu, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của nguồn giống (đối với rừng giống chuyển hóa, vườn cây đầu dòng, rừng giống trồng, cây trội).
- Bản tóm tắt kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử nguồn giống đăng ký, báo cáo kỹ thuật về nguồn giống (Phụ lục 12: Thông tư số 25/2011/TT-BNN ngày 6/4/2011).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp &PTNT;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Chi cục Lâm nghiệp
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp.
d. Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng, ban của sở liên quan
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ
4.8. Phí, lệ phí:
- Công nhận cây trội: 300.000 đồng/cây.
- Công nhận vườn cây đầu dòng: 500.000 đồng/giống.
- Công nhận lâm phần tuyển dụng: 500.000 đồng/giống.
- Công nhận rừng giống, vườn giống: 1.500.000 đồng/vườn (rừng).
(Theo qui định tại QĐ số 11/2008/QĐ-BTC)
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đăng ký công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp (có mẫu số 05 tại Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN kèm theo).
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ NN&PTNT.
+ Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ TC.
+ Thông tư số 25/2011/TT-BNN ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Mẫu số 05
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ
NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CỦA TỈNH
(Theo mẫu tại Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CỦA TỈNH
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh......
Căn cứ vào Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp và tiêu chuẩn các loại hình giống cây trồng lâm nghiệp đã ban hành, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh thẩm định và cấp chứng chỉ công nhận các nguồn giống sau đây:
A- Phần dành cho người làm đơn | |
Tên chủ nguồn giống (Đơn vị hoặc cá nhân) |
|
Địa chỉ (kèm số điện thoại/fax/ email nếu có) |
|
Loài cây | 1. Tên khoa học 2. Tên Việt Nam |
Vị trí hành chính và địa lý của nguồn giống | Tỉnh: ... Huyện: ... Xã: .... Thuộc lô, khoảnh, tiểu khu, lâm trường: Vĩ độ: Kinh độ: Độ cao trên mặt nước biển: |
Các thông tin về nguồn giống xin công nhận: 1. Nguồn gốc (rừng tự nhiên/rừng trồng) 2. Tuổi trung bình hoặc năm trồng: 3. Nguồn vật liệu giống ban đầu (cây ươm thừ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính): 4. Sơ đồ bố trí cây trồng: 5. Diện tích: 6. Chiều cao trung bình (m): 7. Đường kinh trung bình ở 1.3m (m): 8. Đường kinh tán cây trung bình (m): 9. Cự li trồng ban đầu và mật độ hiện thời (số cây/ha): 10. Tình hình ra hoa, kết hạt: 11. Tóm tắt kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống này (nếu có): | |
Sơ đồ vị trí nguồn giống (nếu có): | |
Loại hình nguồn giống đề nghị được công nhận: Lâm phần tuyển chọn Rừng giống chuyển hóa Rừng giống trồng Cây mẹ (cây trội) Cây đầu dòng (hoặc Vườn cung cấp hom) | |
Ngày ... tháng ... năm 200... Chữ ký của người làm đơn (Dấu của đơn vị nếu có) | |
B- Phần dành cho Sở Nông nghiệp và PTNT | |
Nhận đơn ngày ... tháng ... năm 200.... | |
Ngày thẩm định hiện trường nguồn giống: Ngày họp Hội đồng thẩm định: | |
Ngày ... tháng ... năm 200... Chi Cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp hoặc Trưởng phòng Lâm nghiệp Sở (ký tên) |
Phụ lục 12: Mẫu báo cáo kỹ thuật về nguồn giống
(Theo mẫu Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BÁO CÁO KỸ THUẬT VỀ NGUỒN GIỐNG
Kính gửi :.............................................
1. Tên cơ quan, cá nhân đề nghị:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Thông tin về nguồn giống:
+ Nguồn gốc.
+ Tuổi trung bình hoặc năm trồng.
+ Nguồn vật liệu giống ban đầu.
+ Sơ đồ bố trí thí nghiệm; sơ đồ nguồn giống
+ Diện tích trồng.
+ Các chỉ tiêu sinh trưởng: đường kính bình quân, chiều cao bình quân, đường kính tán.
+ Mật độ trồng (Cự ly trồng); Mật độ hiện tại.
+ Tình hình ra hoa kết quả, kết hạt.
+ Tóm tắt các biện pháp lâm sinh đã áp dụng: xử lý thực bì, bón phân, chăm sóc, tỉa thưa...
3. Kết luận và đề nghị:
Tổ chức, cá nhân báo cáo
(Ký tên và đóng dấu)
5. Thủ tục Cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính.
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ theo qui định tại Bộ phận một cửa của Sở Nông nhiệp & PTNT.
- Bước 2: Bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và viết phiếu hẹn cho tổ chức (Nếu không hợp lệ bộ phận một cửa hướng dẫn và trả lại hồ sơ cho người nộp hoàn thiện theo qui định) .
- Bước 3: Bộ phận giao dịch một cửa chuyển hồ sơ cho Chi cục lâm nghiệp để giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại bộ phận giao dịch một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Nông nghiệp & PTNT (bộ phận một cửa).
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm.
- Đơn đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng (có mẫu số 09 tại Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN kèm theo).
- Bản sao có công chứng (hoặc đóng dấu treo của chủ đơn vị) Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất kinh doanh mặt hàng giống cây trồng lâm nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc (Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp &PTNT;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Chi cục Lâm nghiệp
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
5.8. Phí, lệ phí: Không
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng (mẫu số 09 Quyết định 89/2005/QĐ-BNN)
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ NN&PTNT.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Biểu mẫu 09
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT/KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
----------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ......
Căn cứ vào Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; căn cứ năng lục hoạt động và cơ sở vật chất, kỹ thuật của đơn vị, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định và chúng nhận cho đơn vị chúng tôi đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính hoạt động tại tỉnh .....
1. Phần kê khai của người làm đơn: |
|
Tên đơn vị: |
|
Địa chỉ: Số điện thoại: Số fax: |
|
Đề nghị được chứng nhận đủ điều kiện là ( sử dụng loại hình thích hợp sau đây): Đơn vị sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính Đơn vị kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính Đơn vị sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp chính. |
|
Với tư cách pháp nhân, là người trưởng đơn vị tôi xin cam đoan: 1. Chấp hành đầy đủ về Pháp lệnh Giống cây trồng, Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. 2. Chỉ sản xuất/kinh doanh Giống cây trồng trong Danh mục Giống cây trồng Lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành. |
|
Chúng tôi xin đích kèm theo đây các văn bản liên quan: - Bản mô tả doanh nghiệp (bao gồm cả thành phần nhân sự) - Danh mục các trang, thiết bị kỹ thuật để sản xuất/kinh doanh giống cây trồng của đơn vị. - Danh mục các giống cây trồng lâm nghiệp chính đăng ký sản xuất/kinh doanh. |
|
Năng lực sản xuất dự kiến của đơn vị: - Khối lượng hạt giống từng loại:.................kg/năm - Số lượng cây con từng loại: ......................cây/năm |
|
Ngày ... tháng ... năm 200... Trưởng đơn vị (Chữ ký và con dấu nếu có) |
|
2- Phần dành cho Sở Nông nghiệp và PTNT | |
Ngày nhận đơn: |
|
Ngày họp tổ thẩm định: |
|
Ngày kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất/kinh doanh: |
|
Ngày ... tháng ... năm 200... Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT (ký tên) |
|
6. Thủ tục Phê duyệt hồ sơ thiết kế, cấp phép khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại.
6.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, doang nghiệp xây dựng hồ sơ thiết kế khai thác theo qui định và nộp tại Bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Bước2: Bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và viết phiếu hẹn cho tổ chức, doanh nghiệp (Nếu không hợp lệ bộ phận một cửa hướng dẫn và trả lại hồ sơ cho tổ chức để hoàn thiện theo qui định).
- Bước 3: Sở Nông nghịêp và PTNT thẩm định, phê duyệt, cấp phép khai thác (hoặc quyền chi cục lâm nghiệp) và trả kết quả theo giấy hẹn.
- Bước 4: Tổ chức, doanh nghiệp nhận kết quả tại bộ phận giao dịch một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Nông nghiệp & PTNT (bộ phận một cửa).
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm.
- Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác rừng trồng.
- Thuyết minh thiết kế khai thác rừng trồng (Thiết kế khai thác do chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn xây dựng).
- Bản đồ khu vực khai thác (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
6.4. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 10 ngày làm việc (Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp &PTNT;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Chi cục Lâm nghiệp
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp.
d. Cơ quan phối hợp (nếu có): Chi cục Kiểm lâm
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế; cấp phép khai thác chính gỗ rừng trồng.
6.8. Phí, lệ phí: Không.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Thuyết minh thiết kế khai thác gỗ rừng trồng “Phụ lục 1” (Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của BNN&PTNT; Quyết định số 20/2006/QĐ-BNN ngày 28/3/2006 của BNN&PTNT).
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
+ Thông tư số 70/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về sửa đổi bổ sung một số nội dung của thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2009 về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
+ Quyết định số 20/2006/QĐ-BNN ngày 28/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành tạm thời định mức lao động thiết kế khai thác và thẩm định thiết kế khai thác rừng.
+ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ ướng chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Phụ lục 1: Mẫu đề cương thuyết minh thiết kế khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Đơn vị chủ quản:………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tên đơn vị……………….. Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG
THUYẾT MINH THIẾT KẾ KHAI THÁC
I. Đặt vấn đề:
- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác)……………………………………….
- Mục đích khai thác……………………………………………………..
II. Tình hình cơ bản khu khai thác
1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:
a) Vị trí: Thuộc lô………………., khoảnh,…………….. Tiểu khu …...;
b) Ranh giới:
- Phía Bắc giáp…………………………..
- Phía Nam giáp…………………………..
- Phía Tây giáp…………………………..
- Phía Đông giáp…………………………..
2. Diện tích khai thác:…………..ha;
3. Loại rừng đưa vào khai thác.
III Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:
1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân…………………..………………..…..
2. Sản lượng cây đứng…
3. Tỉ lệ lợi dụng:
4. Sản lượng khai thác.
(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)
IV. Sản phẩm khai thác:
- Tổng sản lượng khai thác…………… (phân ra từng lô, khoảnh), cụ thể:
+ Gỗ: số cây…….…., khối lượng ………..….m3
+ Lâm sản ngoài gỗ……………….(( m3/ cây/tấn..)
- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)
(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)
V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.
a) Chặt hạ:
b) Vận xuất:
c) vận chuyển
d) vệ sinh rừng sau khai thác
e) Thời gian hoàn thành.
VI. Kết luận, kiến nghị.
Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên,
đóng dấu nếu có)
7. Thủ tục Phê duyệt hồ sơ thiết kế, cấp phép khai thác tre, nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên.
7.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức xây dựng hồ sơ thiết kế khai thác tre, nứa và tự phê duyệt; nộp tại Bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Bước 2: Bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và viết phiếu hẹn cho tổ chức (Nếu không hợp lệ bộ phận một cửa hướng dẫn và trả lại hồ sơ cho tổ chức để hoàn thiện theo qui định) .
- Bước 3: Sở Nông nghịêp và PTNT xem xét cho ý kiến về hồ sơ thiết kế khai thác của tổ chức (hoặc quyền chi cục lâm nghiệp) và trả kết quả theo giấy hẹn.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại bộ phận giao dịch một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Nông nghiệp & PTNT (bộ phận một cửa).
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm.
- Bản đăng ký khai thác.
- Quyết định phê duyệt thiết kế khai thác.
- Thuyết minh thiết kế khai thác (Thiết kế khai thác tre, nứa do chủ rửng tự lập hoặc thuê tư vấn xây dựng) và sơ đồ vị trí khai thác.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
7.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp &PTNT.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Chi cục Lâm nghiệp
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp.
d. Cơ quan phối hợp (nếu có): Chi cục kiểm lâm
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản ý kiến về hồ sơ thiết kế khai thác
7.8. Phí, lệ phí: Không.
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Thuyết minh thiết kế khai thác chính gỗ rừng trồng (Phụ lục 1 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT; Quyết định số 20/2006/QĐ-BNN ngày 28/3/2006 của Bộ NN&PTNT).
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Phụ lục 1: Mẫu đề cương thuyết minh thiết kế khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Đơn vị chủ quản:………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tên đơn vị……………….. Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG
THUYẾT MINH THIẾT KẾ KHAI THÁC
I. Đặt vấn đề:
- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác)……………………………………….
- Mục đích khai thác……………………………………………………..
II. Tình hình cơ bản khu khai thác
1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:
a) Vị trí: Thuộc lô………………., khoảnh,…………….. Tiểu khu …...;
b) Ranh giới:
- Phía Bắc giáp…………………………..
- Phía Nam giáp…………………………..
- Phía Tây giáp…………………………..
- Phía Đông giáp…………………………..
2. Diện tích khai thác:…………..ha;
3. Loại rừng đưa vào khai thác.
III Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:
1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân…………………..………………..…..
2. Sản lượng cây đứng…
3. Tỉ lệ lợi dụng:
4. Sản lượng khai thác.
(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)
IV. Sản phẩm khai thác:
- Tổng sản lượng khai thác…………… (phân ra từng lô, khoảnh), cụ thể:
+ Gỗ: số cây…….…., khối lượng ………..….m3
+ Lâm sản ngoài gỗ……………….(( m3/ cây/tấn..)
- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)
(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)
V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.
a) Chặt hạ:
b) Vận xuất:
c) vận chuyển
d) vệ sinh rừng sau khai thác
e) Thời gian hoàn thành.
VI. Kết luận, kiến nghị.
Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên,
đóng dấu nếu có)
8. Thủ tục Hủy bỏ chứng chỉ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
8.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ theo qui định tại Bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp & PTNT.
- Bước 2: Bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và viết phiếu hẹn cho tổ chức (Nếu không hợp lệ bộ phận một cửa hướng dẫn và trả lại hồ sơ cho người nộp hoàn thiện theo qui định) .
- Bước 3: Sở Nông nghiệp & PTNT xem xét giả quyết hoặc chuyển hồ sơ và giao nhiệm vụ cho Chi cục lâm nghiệp để tiếp nhận giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại bộ phận giao dịch một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Nông nghiệp & PTNT (bộ phận một cửa).
8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm.
- Văn bản đề nghị hủy bỏ chứng chỉ công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp của chủ nguồn giống..
- Các hồ sơ liên quan, Bản phô tô công chứng Chứng chỉ công nhân nguồn giống cây lâm nghiệp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
8.4. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 20 ngày làm việc (Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ nguồn giống.
8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Chi cục Lâm nghiệp
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp.
8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đình chỉ hiệu lực
8.8. Phí, lệ phí: Không.
8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không
8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ NN&PTNT.
- Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
9. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con.
9.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức nộp thông báo kết quả sản xuất, kinh thu hoạch cây con (Phụ lục 14: Thông tư số 25/2011/TT-BNN ngày 6/4/2011) theo qui định tại Chi cục lâm nghiệp.
- Bước 2: Chi cục lâm nghiệp tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ (Nếu không hợp lệ thì yêu cầu chủ nguồn giống điều chỉnh, sửa đổi hoàn thiện hồ sơ theo qui định) và viết Phiếu biên nhận.
- Bước 3: Chi cục lâm nghiệp kiẩm tra số liệu qua sổ sách (các số liệu vật liệu gống nhập xuất kho và gieo ươm). Nếu đảm bảo yêu cầu thì thông báo đến chủ cơ sở sản xuất tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất và cấp Giấy chứng nhận, trả kết quả theo giấy hẹn (nếu không đảm bảo cấp giấy chứng nhận thông báo cho chủ nguồn giống lý do).
- Bước 4: Chủ nguồn giống nhận kết quả tại Chi cục lâm nghiệp hoặc qua bưu điện.
9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Chi cục lâm nghiệp
9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm.
- Thông báo kết quả sản xuất cây con ở vườn ươm cây lâm nghiệp (Phụ lục14: Thông tư số 25/2011/TT-BNN ngày 6/4/2011).
- Các hồ sơ liên quan: Giấy hóa đơn mua vật liệu giống; Giấy Chứng chỉ công nhận nguồn giống đưa vào sản xuất, kinh doanh; Giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng; Sổ theo doi nhật ký gieo ươm; Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
9.4. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 10 ngày làm việc (Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đơn vị sản xuất, kinh doanh giống.
9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục lâm nghiệp;
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp
9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng nhận
9.8. Phí, lệ phí: Không.
9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Thông báo kết quả sản xuất cây con ỏ vườn ươm (Phụ lục 14: Thông tư số 25/2011/TT-BNN ngày 6/4/2011)
9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tất cả mọi loại cây con của giống cây trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, phải được gieo ươm từ các lô giống có giấy chứng nhận nguồn gốc.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi, giám sát các khâu sản xuất, kinh doanh cây con của chủ cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp tuân thủ quy định ở khoản 1 điều này (kể cả đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tỉnh). Tại những địa phương có Chi cục Lâm nghiệp thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ này cho Chi cục Lâm nghiệp thực hiện.
- Chủ cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp phải lưu giữ các văn bản, chứng từ liên quan, lập sổ theo dõi cập nhật để chứng minh được cây con của đơn vị đưa vào sản xuất, kinh doanh và lưu thông đều có nguồn gốc rõ ràng, chính xác với số lượng và năm sản xuất cụ thể.
9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN,ngày 29/12/2005 của Bộ NN&PTNT.
- Thông tư số 25 /2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Phụ lục 14: Mẫu thông báo kết quả sản xuất cây con lâm nghiệp
(Theo mẫu Thông tư số 25 /2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------
……………, ngày tháng năm 200
THÔNG BÁO
KẾT QUẢ SẢN XUẤT CÂY CON Ở VƯỜN ƯƠM CÂY LÂM NGHIỆP
Kính gửi: ............................................................................. …
Thực hiện quy định trong thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính, chúng tôi thông báo kết quả sản xuất cây con của vụ/ năm...........................và đề nghị quý cơ quan thẩm định để cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống cho lô cây con sau đây:
Tên đơn vị SXKDGLN |
|
Địa chỉ của đơn vị SXKDGLN |
|
Loại cây con được sản xuất | Cây ươm từ hạt Cây giâm hom Cây nuôi cấy mô |
Mã số nguồn giống gốc được công nhận dùng để nhân giống |
|
Số lượng
| Khối lượng (kg) hạt được đưa vào gieo ươm Số lượng hom/bình cấy Số lượng cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn |
Ngày ... tháng ... năm 200... | Trưởng đơn vị SXKDGLN (ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: Thông báo này phải được gửi tới Chi cục lâm nghiệp sở tại chậm nhất là 10 ngày trước khi đơn vị bán/giao cây con cho khách hàng.
10. Thủ tục Cấp chứng chỉ nguồn gốc lô giống cây trồng Lâm nghiệp.
10.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ nguồn giống nộp thông báo thu hoạch giống theo qui định tại Chi cục lâm nghiệp.
- Bước 2: Chi cục lâm nghiệp tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ (Nếu không hợp lệ thì yêu cầu chủ nguồn giống điều chỉnh, sửa đổi hoàn thiện hồ sơ theo qui định) và viết Phiếu biên nhận.
- Bước 3: Chi cục lâm nghiệp kiẩm tra số liệu ghi trong thông báo và năng lực thực tế nguồn giống (Nếu cần thiết thẩm định hiện trường sản xuất của chủ lô giống) nếu đảm bảo yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận và trả kết quả theo giấy hẹn (nếu không đảm bảo cấp giấy chứng nhận thông báo cho chủ nguồn giống lý do).
- Bước 4: Chủ nguồn giống nhận kết quả tại Chi cục lâm nghiệp hoặc qua đường bưu điện.
10.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Chi cục lâm nghiệp
10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm.
- Thông báo thu hoạch giống (phụ lục số 15 Thông tư 25/2011/TT-BNN)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
10.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ nguồn giống
10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục lâm nghiệp;
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp
10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng nhận
10.8. Phí, lệ phí:
- Công nhận nguồn gốc lô giống: 500.000 đồng/lô giống
- Cấp chứng chỉ công nhận nguồn gốc lô giống: 100.000 đồng/lần
(Quy định tại Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC)
10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Thông báo thu hoạch giống
10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ NN&PTNT.
+ Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ Tài chính.
+ Thông tư số 25 /2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Phụ lục 15: Mẫu thông báo thu hoạch giống lâm nghiệp
(Theo mẫu Thông tư số 25 /2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
--------------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------
……………, ngày tháng năm 200
THÔNG BÁO
THU HOẠCH VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Kính gửi: …….
Thực hiện quy định trong thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính; căn cứ vào sản lượng hiện thời của nguồn giống của đơn vị (hoặc của chủ nguồn giống có hợp đồng kinh tế với đơn vị), chúng tôi thông kế hoạch tiến hành thu hoạch vật liệu giống theo thời gian và khối/số lượng dự kiến như sau:
Phần 1: Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp | ||
Tên chủ nguồn giống |
| |
Địa chỉ kèm theo Tel/Fax/Email của chủ nguồn giống |
| |
Loài cây được thu hoạch giống |
| |
Mã số nguồn giống |
| |
Địa điểm nguồn giống được thu hái |
| |
Loại hình nguồn giống (theo chứng chỉ công nhận nguồn giống) | Lâm phần tuyển chọn Rừng giống chuyển hoá Rừng giống Vườn giống | Bình cấy mô Cây mẹ (Cây trội) Vườn cung cấp hom |
Thời gian dự kiến thu hoạch giống |
| |
Ngày ... tháng ... năm 200... | Chữ ký và con dấu (nếu có) của chủ nguồn giống | |
Phần 2: Kết quả thu hoạch giống và đề nghị cấp chứng nhận lụ giống thu hoạch được | ||
Thời gian thu hoạch thực tế |
| |
Lượng thu hoạch thực tế sau khi tinh chế/xử lý |
| |
Ngày ... tháng ... năm 200... | Chữ ký và con dấu (nếu có) của chủ nguồn giống |
Ghi chú: Thông báo này được làm thành 3 liên. Liên đầu (bản gốc) được chủ nguồn giống lưu giữ và điền các thông tin thích hợp theo tiến độ thực hiện việc thu hoạch giống. Liên 2 được chủ nguồn giống gửi tới Chi cục Lâm nghiệp tỉnh sau khi đã điền vào phần 1, chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành công việc thu hoạch giống. Liên 3 được gửi tới Chi cục Lâm nghiệp tỉnh sau khi đã điền phần 2 và kết quả thu hoạch giống cuối cùng thay báo cáo để đề nghị cấp giấy chứng nhận lô giống đã thu hoạch.
III. LĨNH VỰC THỦY SẢN
1. Thủ tục Gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Hòa Bình theo hướng dẫn tại mục 7 biểu mẫu này.
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ, hướng dẫn bổ sung nếu chưa hợp lệ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hoà Bình.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Hoà Bình.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin gia hạn chứng chỉ hành nghề.
- Giấy chứng nhận hành nghề thủy sản cũ.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông Nghiệp & PTNT.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện:
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục thuỷ sản.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy gia hạn chứng chỉ hành nghề thủy sản.
1.8. Phí, lệ phí: 20.000 đồng/lần.
Theo Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31/7/2008 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện điểm c khoản 2 điều 6 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2002 của Chính phủ ).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh thú y, số 18/2004/PL-UBTVQH11, ngày 29/4/2004. Có hiệu lực từ ngày 01/10/2004.
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y. Có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
- Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31/7/2008 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.
- Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện điểm c khoản 2 điều 6 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2002 của Chính phủ.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Mẫu đơn: Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y THỦY SẢN
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
Họ và tên (viết in hoa): ………………………………………..………………
Sinh ngày:………………………………………………………………….........
Nguyên quán: …………………………………………………………………..
Địa chỉ thường trú: ………………………………………..……………………
Trình độ chuyên môn: ……………..…………………………..………............
Số văn bằng: ……………………………………………………..., ngày cấp: …
Nơicấp: ………………..……………..……………………………….................
Đăng ký hành nghề: ………………………………………..…………………...
tại Công ty (tên doanh nghiệp, cơ sở): …..……………………..……….............
Địachỉ: .………………………………………..………………………..............
Để đảm bảo việc hành nghề thực hiện theo đúng quy định của luật thủy sản, tôi viết đơn này kính đề nghị Chi cục thủy sản tỉnh Hoà Bình cấp chứng chỉ hành nghề cho tôi.
Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh các quy đinh của luật thủy sản. Nếu vi phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.
……………………, ngày …… tháng …… năm …………
Người đề nghị
(ký, ghi rõ họ tên)
2. Thủ tục Cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Hòa Bình theo hướng dẫn tại mục 7 biểu mẫu này.
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ, hướng dẫn bổ sung nếu chưa hợp lệ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hoà Bình.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Hoà Bình.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin gia hạn chứng chỉ hành nghề.
- Giấy chứng nhận hành nghề thủy sản cũ.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ
2.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông Nghiệp & PTNT.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục thuỷ sản.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ.
2.8. Phí, lệ phí: 20.000 đồng/lần cấp/
Theo Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31/7/2008 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề (Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện điểm c khoản 2 điều 6 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2002 của Chính phủ ).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh thú y, số 18/2004/PL-UBTVQH11, ngày 29/4/2004. Có hiệu lực từ ngày 01/10/2004.
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y. Có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
- Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31/7/2008 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.
- Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện điểm c khoản 2 điều 6 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2002 của Chính phủ.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Mẫu đơn: Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y THỦY SẢN
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
Họ và tên (viết in hoa): ………………………………………..………………
Sinh ngày:………………………………………………………………….........
Nguyên quán: …………………………………………………………………..
Địa chỉ thường trú: ………………………………………..……………………
Trình độ chuyên môn: ……………..…………………………..………............
Số văn bằng: ……………………………………………………..., ngày cấp: …
Nơi cấp: ………………..……………..……………………………….................
Đăng ký hành nghề: ………………………………………..…………………...
tại Công ty (tên doanh nghiệp, cơ sở): …..……………………..……….............
Địa chỉ: .………………………………………..………………………..............
Để đảm bảo việc hành nghề thực hiện theo đúng quy định của luật thủy sản, tôi viết đơn này kính đề nghị Chi cục thủy sản tỉnh Hoà Bình cấp chứng chỉ hành nghề cho tôi.
Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh các quy đinh của luật thủy sản. Nếu vi phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.
……………………, ngày …… tháng …… năm …………
Người đề nghị
(ký, ghi rõ họ tên)
IV. LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT
1. Thủ tục cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
- Bước 2: - Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Thanh tra, Chi cục bảo vệ thực vật
+ Thời gian nhận hồ sơ: tất cả các ngày làm việc trong giờ hành chính.
- Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Nếu hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đến nộp hoàn thiện theo quy định.
- Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
- Bước 5:
+ Cá nhân nhận kết quả tại phòng Thanh tra, Chi cục bảo vệ thưc vật;
+ Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền. Giấy CMND của người ủy quyền.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại phòng Thanh tra, Chi cục bảo vệ thưc vật.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề (mẫu Phụ lục 5 – Quyết định 89/2007/QĐ-BNN)
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp theo quy định của pháp luật;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục bảo vệ thực vật
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ thực vật .
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ
1.8. Phí, lệ phí: 200.000 đồng/chứng chỉ
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bảo quản nội địa (Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp & PTNT ban hành “Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật ”).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Yêu cầu hoặc điều kiện 1:
- Người được cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xông hơi khử trùng.
* Yêu cầu hoặc điều kiện 2:
- Người được cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng phải là người trực tiếp quản lý, điều hành như sau: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng Kỹ thuật đối với các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích; Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
* Yêu cầu hoặc điều kiện 3:
- Có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điều 8 Quy định về quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật ban hành theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
- Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật.
- Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp & PTNT ban hành “Quy định quản lý Nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật ”
- Thông tư số 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
PHỤ LỤC 5
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP (GIA HẠN) CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG
Kính gửi: ........................................................................................................
Họ tên:…………………………………Ngày sinh:............................................................. Nam/Nữ
Đơn vị công tác:......................................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................................
Chức danh:.............................................................................................................................
Trình độ chuyên môn:..............................................................................................................
Phạm vi hành nghề: Thực hiện xông hơi khử trùng đối với:
0 Vật thể xuất nhập khẩu và quá cảnh;
0 Vật thể nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh;
0 Vật thể bảo quản nội địa;
0 Vật liệu, bao bì đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế;
0 Các trường hợp khác ...........................................................................................................
Hồ sơ kèm theo:
0 Bằng đại học về chuyên môn hóa chất hoặc bảo vệ thực vật (bản sao có công chứng)
0 Giấy xác nhận thời gian hoạt động trong lĩnh vực xông hơi khử trùng (đối với trường hợp cấp lần đầu)
0 Giấy chứng nhận sức khỏe
0 Sơ yếu lý lịch
0 Ảnh chân dung 4cm x 6cm: 2 chiếc (đối với trường hợp cấp lần đầu)
0 Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (đối với trường hợp gia hạn)
Tôi xin cam đoan sẽ chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xông hơi khử trùng trong suốt quá trình hành nghề, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CHỦ QUẢN (Ký tên, đóng dấu) | ….., ngày…. tháng……năm…. NGƯỜI XIN CẤP (GIA HẠN) CHỨNG CHỈ (Ký tên) |
2. Thủ tục Cấp Chứng chỉ hành nghề kinh doanh, buôn bán thuốc Bảo vệ thực vật.
2.1. Trình tự thực hiện:
* Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
* Bước 2:
- Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng thanh tra, Chi cục bảo vệ thực vật
- Thời gian tiếp nhận: Tất cả các ngày làm việc trong giờ hành chính.
* Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
- Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
- Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.
Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy uỷ quyền Giấy CMND của người uỷ quyền.
* Bước 4: Công chức huyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn
* Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại Phòng thanh tra, Chi cục bảo vệ thực vật .
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại tại Phòng thanh tra, Chi cục bảo vệ thực vật.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu quy định).
- Bảng sao hợp pháp bằng tốt nghiệp trung cấp nông, lâm nghiệp trở lên (chuyên nghành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học) hoặc giấy chứng nhận đã tham dự lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc doanh nghiệp quản lý người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
- Giấy khám sức khoẻ do trung tâm y tế quận, huyện, thành, thị thuộc tỉnh trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp.
- 03 ảnh chân dung cỡ 4cm x 6cm.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Bảo vệ thực vật
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ thực vật
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề.
2.8. Phí, lệ phí: Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật: 200.000 đồng.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
(Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp & PTNT ban hành “Quy định về cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật”).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Là người Việt Nam hoặc người nước ngoài có đủ năng lực hành vi dân sự từ đủ 18 tuổi trở lên, không cấp cho tổ chức.
- Người quản lý cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và người trực tiếp bán hàng.
- Có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điều 10 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ban hành theo Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN, ngày 06/10/2008.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
- Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật, Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp & PTNT ban hành “Quy định về cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật”.
- Thông tư số 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Công văn số 1759/BVTV-TTr ngày 17/11/2008 của Cục bảo vệ thực vật hướng dẫn Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp & PTNT.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Phụ lục 2
(Ban hành theo Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN
ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP VÀ GIA HẠN CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BUÔN BÁN
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(dùng cho cửa hàng buôn bán thuốc BVTV)
Kính gửi : Chi cục bảo vệ thực vật ( tỉnh, thành phố) .................
Họ và tên (Viết chữ in): ............................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .................................. Tại .....................................................
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………......................
Số chứng minh thư nhân dân ……………Ngày cấp …………Nơi cấp……………
Đã tốt nghiệp (đại học, trung cấp nông lâm nghiêp, lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật) .........................................................................................................
Nơi cấp ............................................ ........Ngày cấp .................................................
Địa chỉ cửa hàng: .......................................................................................................
Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, nếu vi phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý chuyên ngành và pháp luật.
......................., ngày ... tháng ... năm 200 ...
Xác nhận chính quyền địa phương nơi đăng ký địa điểm bán thuốc (ghi rõ đồng ý hay không đồng ý về địa điểm) (Ký và ghi rõ họ tên) | Người đề nghị (Ký và ghi rõ họ tên) |
Phụ lục 3
(Ban hành theo Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN
ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP VÀ GIA HẠN CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BUÔN BÁN
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(dùng cho công ty, chi nhánh kinh doanh thuốc BVTV)
Kính gửi : Chi cục bảo vệ thực vật ( tỉnh, thành phố) .................
Họ và tên (Viết chữ in): ............................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .................................. Tại .....................................................
Chức vụ: ....................................................................................................................
Đơn vị công tác: ........................................................................................................
Số chứng minh thư nhân dân ……………Ngày cấp …………Nơi cấp……………
Đã tốt nghiệp (đại học, trung cấp nông lâm nghiêp, lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật) .........................................................................................................
Nơi cấp ......................................................... Ngày cấp ...........................................
Địa chỉ trụ sở: ............................................................................................................
Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, nếu vi phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý chuyên ngành và pháp luật.
......................., ngày ... tháng ... năm 200 ...
Xác nhận của chính quyền địa phương về địa điểm trụ sở (Ký và ghi rõ họ tên) | Người đề nghị (Ký và ghi rõ họ tên) |
V. LĨNH VỰC THÚ Y
1. Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề thú y.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại trạm thú y huyện, thành phố trong tỉnh.
+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận và viết giấy hẹn, yêu cầu người nộp hồ sơ nộp lệ phí theo quy định. Hồ sơ được chuyển về Chi cục Thú y tỉnh.
- Bước 3: Chi cục Thú y tiếp nhận hồ sơ.
+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ. Chi cục Thú y yêu cầu trạm thú y huyện, thành phố đến cơ sở để thẩm định điều kiện vệ sinh thú y. Sau khi trạm thú y huyện, thành phố hoàn thành việc thẩm định, có biên bản xác nhận thì Chi cục Thú y tỉnh tiến hành cấp Chứng chỉ hành nghề thú y. Nếu hồ sơ không hợp lệ Chi cục Thú y yêu cầu trạm thú y huyện, thành phố thông báo cho người nộp hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Bước 4: Đến hẹn, người nộp hồ sơ mang giấy biên nhận đến trạm thú y huyện, thành phố nhận chứng chỉ hành nghề.
1.2. Cách thức thực hiện: Tại phòng Thanh tra – Pháp chế Chi cục Thú y
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a)Thành phần hồ sơ gồm có:
- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương
- Bản sao bằng tốt nghiệp chuyên môn (công chứng)
- Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên
- Ảnh mầu 3 x 4 (02 ảnh)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ (không tính ngày nghỉ)
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y tỉnh
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề thú y
1.8. Phí, lệ phí: Lệ phí cấp chứng chỉ: 100.000 đồng.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y (có bản kèm theo ở cuối)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Người hành nghề chẩn đoán, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thuỷ sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản. Người hành nghề tiêm phòng, thiến, hoạn động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh cấp;
b) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành nghề xét nghiệm bệnh, phẫu thuật động vật tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y hoặc cử nhân sinh học, hóa sinh, kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã qua lớp đào tạo về xét nghiệm bệnh động vật thuỷ sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản; có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;
c) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành nghề sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa học hoặc sinh học, kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản; có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;
d) Chủ cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp thú y, chăn nuôi thú y, hoặc trung cấp sinh học, nuôi trồng thuỷ sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản. Người trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp tập huấn về lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh cấp;
đ) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y hoặc cử nhân sinh học, hóa sinh, kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã tốt nghiệp lớp đào tạo về chuyên ngành thú y đối với hành nghề thú y thuỷ sản; có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;
e) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y hoặc cử nhân sinh học, hoá sinh, kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã tốt nghiệp lớp đào tạo về chuyên ngành thú y đối với hành nghề thú y thuỷ sản;
f) Người hành nghề tư vấn, dịch vụ kỹ thuật về thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp thú y, trung cấp chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thuỷ sản đã tốt nghiệp lớp đào tạo về chuyên ngành thú y đối với hành nghề thú y thuỷ sản.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh thú y 2004;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CẤP CHỨNG CHỈ
HÀNH NGHỀ THÚ Y
Kính gửi: Chi cục thú y tỉnh Hoà Bình.
Họ tên:( Viết chữ in)..........................................................
Ngày tháng năm sinh:........................................................
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại:(xã, phường, thị trấn)..............................................
....................................................................................................................................
Đã tốt nghiệp chuyên ngành.......................................................................................
Hệ ( Đại học, Cao đẳng, trung cấp)......................................
Nơi cấp bằng:.............................................................................
Ngày cấp:.....................................................................................
Xin được cấp chứng chỉ hành nghề Thú y.
Địa điểm kinh doanh:.................................................................................................
Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh các Quy định của Pháp luật của nhà nước về Thú y, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan chuyên môn và Pháp luật.
Tôi xin gửi kèm theo đơn này gồm:
- Sơ yếu lý lịch ( có xác nhận của địa phương)
- Giấy khám sức khoẻ ( Cơ sở y tế cấp huyện trở lên)
- Bản sao bằng tốt nghiệp ( chứng chỉ chuyên môn ) có công chứng.
- 2 ảnh mầu cỡ 3x4.
XÁC NHẬN CỦA TRẠM THÚ Y .........ngày.......tháng......năm 20…..
Người đề nghị
(Ký ghi rõ họ tên)
2. Thủ tục Cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại trạm thú y huyện, thành phố trong tỉnh.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận và viết giấy hẹn, yêu cầu người nộp hồ sơ nộp lệ phí theo quy định. Hồ sơ được chuyển về Chi cục Thú y tỉnh.
- Bước 3: Chi cục Thú y tiếp nhận hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ. Chi cục Thú y yêu cầu trạm thú y huyện, thành phố đến cơ sở để thẩm định điều kiện vệ sinh thú y. Sau khi trạm thú y huyện, thành phố hoàn thành việc thẩm định, có biên bản xác nhận thì Chi cục Thú y tỉnh tiến hành cấp Chứng chỉ hành nghề thú y. Nếu hồ sơ không hợp lệ Chi cục Thú y yêu cầu trạm thú y huyện, thành phố thông báo cho người nộp hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Bước 4: Đến hẹn, người nộp hồ sơ mang giấy biên nhận đến trạm thú y huyện, thành phố nhận chứng chỉ hành nghề.
1.2. Cách thức thực hiện:
Tại phòng Thanh tra – Pháp chế Chi cục Thú y
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y
- Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp
- Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên
- Ảnh mầu 3 x 4 (02 ảnh)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y tỉnh
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề thú y
2.8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí cấp chứng chỉ: 100.000 đồng.
- Lệ phí thẩm định điều kiện vệ sinh thú y:
+ Cửa hàng: 225.000 đồng
+ Đại lý: 450.000 đồng
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y (có mẫu đơn kèm theo)
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Hồ sơ đúng, đầy đủ theo quy định
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thú y 2004;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012;
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CẤP LẠI CHỨNG CHỈ
HÀNH NGHỀ THÚ Y
Kính gửi: Chi cục thú y tỉnh Hoà Bình.
Họ tên:( Viết chữ in)..........................................................
Ngày tháng năm sinh:........................................................
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại:(xã, phường, thị trấn)..............................................
....................................................................................................................................
Đã tốt nghiệp chuyên ngành.......................................................................................
Hệ ( Đại học, Cao đẳng, trung cấp)......................................
Nơi cấp bằng:.............................................................................
Ngày cấp:.....................................................................................
Xin được cấp lại chứng chỉ hành nghề Thú y.
Địa điểm kinh doanh:.................................................................................................
Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh các Quy định của Pháp luật của nhà nước về Thú y, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan chuyên môn và Pháp luật.
Tôi xin gửi kèm theo đơn này gồm:
1- Giấy khám sức khoẻ ( Cơ sở y tế cấp huyện trở lên)
2- Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã được cấp
3- Ảnh mầu 3 x 4 (02 ảnh)
XÁC NHẬN CỦA TRẠM THÚ Y .........ngày.......tháng......năm 20…..
Người đề nghị
(Ký ghi rõ họ tên)
3. Thủ tục Gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y.
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại trạm thú y huyện, thành phố trong tỉnh.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận và viết giấy hẹn, yêu cầu người nộp hồ sơ nộp lệ phí theo quy định. Hồ sơ được chuyển về Chi cục Thú y tỉnh.
- Bước 3: Chi cục Thú y tiếp nhận hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì Chi cục Thú y tỉnh tiến hành cấp gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y.
Nếu hồ sơ không hợp lệ Chi cục Thú y yêu cầu trạm thú y huyện, thành phố thông báo cho người nộp hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Bước 4: Đến hẹn, người nộp hồ sơ mang giấy biên nhận đến trạm thú y huyện, thành phố nhận chứng chỉ hành nghề.
3.2. Cách thức thực hiện:
Tại phòng Thanh tra – Pháp chế Chi cục Thú y
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Đơn đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y
- Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp
- Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên
- Ảnh mầu 3 x 4 (02 ảnh)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3.4. Thời hạn giải quyết:
10 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ (không tính ngày nghỉ)
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y tỉnh
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề thú y
3.8. Phí, lệ phí: 100.000 đồng
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y (có mẫu đơn kèm theo)
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ đúng, đầy đủ
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh thú y 2004
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ GIA HẠN
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y
Kính gửi: Chi cục thú y tỉnh Hoà Bình.
Họ tên:( Viết chữ in)..........................................................
Ngày tháng năm sinh:........................................................
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại:(xã, phường, thị trấn)..............................................
....................................................................................................................................
Đã tốt nghiệp chuyên ngành.......................................................................................
Hệ ( Đại học, Cao đẳng, trung cấp)......................................
Nơi cấp bằng:.............................................................................
Ngày cấp:.....................................................................................
Xin được đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề Thú y.
Địa điểm kinh doanh:.................................................................................................
Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh các Quy định của Pháp luật của nhà nước về Thú y, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan chuyên môn và Pháp luật.
Tôi xin gửi kèm theo đơn này gồm:
1- Giấy khám sức khoẻ ( Cơ sở y tế cấp huyện trở lên)
2- Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp
3- Ảnh mầu 3 x 4 (02 ảnh)
XÁC NHẬN CỦA TRẠM THÚ Y .........ngày.......tháng......năm 20…..
Người đề nghị
(Ký ghi rõ họ tên)
4. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định. Đối tượng kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y gồm:
+ Cơ sở chăn nuôi tập trung, Cơ sở sản xuất con giống;
+ Cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật;
+ Khu cách ly kiểm dịch, nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật;
+ Cửa hàng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.
- Bước 2: Liên hệ nộp hồ sơ tại Chi cục Thú y.
+ Thời gian nhận hồ sơ: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 sáng và từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00 chiều, thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.
+ Khi nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì ra biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì chuyên viên nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Chi cục Thú y kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở (thời gian 5 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ):
+ Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu thì lập biên bản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.
+ Trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu thì lập biên bản làm việc ghi nhận các trường hợp không đạt.
- Bước 4: Căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận hồ sơ, người đại diện theo pháp luật của tổ chức đến Chi cục Thú y để nhận kết quả, thời gian từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 sáng và từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00 chiều, thứ hai đến thứ sáu hàng tuần:
+ Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu thì nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
+ Trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu thì nhận công văn trả lời của Chi cục và toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
41.2. Cách thức thực hiện: Tổ chức cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ tại Chi cục Thú y.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương)
- Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y .
- Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên
- Bản khai điều kiện vệ sinh thú y
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4.4. Thời hạn giải quyết:
15 ngày, kể từ ngày Chi cục Thú y nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y
4.8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí thẩm định
+ Cơ sở mới thành lập: 990.000 đồng
+ Cơ sở đang hoạt động: 936.000 đồng
+ Đối với nơi tập trung thu gom, bốc xếp động vật, sản phẩm động vật: 459.000 đồng
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 70.000 đồng
- Đối với cửa hàng, quầy sạp kinh doanh động vật, sản phẩm động vật: 40.000 đồng ( hạn 2 năm)
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Địa điểm hành nghề tại địa chỉ không thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân: bổ sung Hợp đồng thuê nhà.
+ Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; bảo quản, vận chuyển sản phẩm động vật sau giết mổ, sơ chế: Không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Cơ quan thú y có thẩm quyền tiến hành lấy mẫu để kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với sản phẩm của cơ sở.
+ Cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật trong quá trình kiểm tra định kỳ, cơ quan thú y có thẩm quyền tiến hành lấy mẫu để kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với sản phẩm của cơ sở.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y.
- Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP
- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của chính phủ về quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y.
- Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/3/2009 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y.
- Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y.
- Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mẫu: 5
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y
Số:................../ĐK-KTVSTY
Kính gửi: ...............................................................................
Họ tên chủ cơ sở (hoặc người đại diện): ..................................................................
Địa chỉ giao dịch: ...............................................…..........……..............……….......
Chứng minh nhân dân số: ………………… Cấp ngày…..../…../….….. tại………
Điện thoại: ......................... Fax: ............................. Email: ..………........………..
Đề nghị quý cơ quan kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở (1):
1. Cơ sở chăn nuôi động vật.
Loại động vật: ………………………………… Số lượng: ……..……...……
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống.
Loại động vật: ……………………………………… Số lượng: …..………...…
3. Cơ sở cách ly kiểm dịch động vật.
Loại động vật: ……………………………………… Số lượng: ………..…...…
4. Cơ sở cách ly kiểm dịch sản phẩm động vật.
Loại sản phẩm động vật: …………………………… Khối lượng: …..………...
5. Nơi tập trung, bốc xếp động vật/sản phẩm động vật. ڤ
6. Cơ sở giết mổ động vật.
Loại động vật: ……………………… Công suất giết mổ: ……....……con/ngày
7. Cơ sở sơ chế sản phẩm động vật.
Loại sản phẩm động vật: ……………………… Công suất: ……..…….tấn/ngày
8. Cơ sở bảo quản sản phẩm động vật.
Loại sản phẩm động vật: …………………………Công suất: …….……….tấn
9. Cơ sở kinh doanh động vật/ sản phẩm động vật.
Loại động vật/sản phẩm động vật: …………………………………….…………
10. Cơ sở sản xuất thuốc thú y/chế phẩm sinh học/hoá chất dùng trong thú y: ڤ
11. Cơ sở kinh doanh thuốc thú y/chế phẩm sinh học/ hoá chất dùng trong thú y: ڤ
12. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:
Loại động vật: …………………………………………………….........………..
An toàn với bệnh: …………………………………………………………..….
13. Cơ sở xét nghiệm, cơ sở xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật: ڤ
Địa điểm cơ sở: …….………………………….…………..………….…….……
Địa điểm và thiết kế xây dựng đã được cơ quan thú y có thẩm quyền thẩm định vào ngày ……../……./….….
Đăng ký kinh doanh /Giấy phép đầu tư số: ……………… Cấp tại ………………
Mục đích sử dụng:
ڤ Tiêu thụ nội địa
ڤ Phục vụ xuất khẩu
Các giấy tờ liên quan: .....…………………………….…...…..…….......….............
...........................................................................................…..........……………….
Dự kiến thời gian cơ sở bắt đầu hoạt động: ngày.…….../…….../ …..….....
Tôi xin cam đoan việc khai báo trên hoàn toàn đúng sự thật.
Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM TRA Đồng ý kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở ………………..……… ……………………….... Thời gian kiểm tra: …… giờ, ngày......../....../ …. Vào sổ đăng ký số ........…..... ngày......../....../ …. KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT (Ký, ghi rõ họ tên)
| Đăng ký tại ...................................... Ngày .…...... tháng ....... năm ........... TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
5. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước.
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ hàng đăng ký kiểm dịch với Chi cục Thú y (theo mẫu).
- Bước 2: Chi cục Thú y cử cán bộ kiểm dịch đến địa điểm đăng ký kiểm dịch:
+ Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật theo hồ sơ đăng ký kiểm dịch;
+ Kiểm tra lâm sàng, tách riêng động vật yếu, động vật có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm;
+ Đánh dấu động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định;
+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, nơi tập trung bốc xếp động vật, sản phẩm động vật;
+ Kiểm tra giám sát quá trình bốc xếp động vật lên phương tiện vận chuyển;
+ Niêm phong phương tiện vận chuyển.
- Bước 3: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo mẫu.
Trường hợp động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
5.2. Cách thức thực hiện: Tại Trạm kiểm dịch - Chi cục Thú y.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a)Thành phần hồ sơ gồm có:
- Giấy đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của động vật ( nếu có ).
- Bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng, phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật, kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y sản phẩm động vật (nếu có)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
5.4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ (không tính ngày nghỉ)
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y tỉnh
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh.
5.8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác: 30.000 đồng
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận VSTY đối với nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật để bốc xếp: 25.000 đồng.
- Phí kiểm dịch động vật:
+ Trâu, bò, ngựa, lừa: 5.500 đồng/con
+ Dê cừu: 3.000 đồng/con
+ Lợn: - Trên 15 kg: 1.000 đồng/con
- Lợn sữa < 15 kg: 500 đồng/con
+ Gia cầm: - Gia cầm trưởng thành 100 đồng/con
- gia cầm con < 1 tuần tuổi 50 đồng/con
- Phí kiểm dịch sản phẩm động vật
+ Trứng gia cầm giống: 5,5 đồng/quả
+ Trứng gia cầm thương phẩm: 4,5 đồng/quả
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Giấy đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Con giống đảm bảo quy định về phòng dịch, phương tiện đảm bảo quy định về vệ sinh thú y.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ tài chính.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT,
SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI HUYỆN
Số:................../ĐK-KDNĐ
Kính gửi: ..............……………......................................................
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ........................................….....................
Địa chỉ giao dịch: …………………………………...…………………………..
Chứng minh nhân dân số: …………………… Cấp ngày……../..…./…….….. tại………….……...…...
Điện thoại: ………...…………. Fax: ………...…….….. Email: ………….…….
Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số hàng sau:
I/ ĐỘNG VẬT:
Loại động vật | Giống | Tuổi | Tính biệt | Mục đích sử dụng | |
Đực | Cái | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): …………………………………......………………
Nơi xuất phát: …………………………………...……………………….………
Tình trạng sức khoẻ động vật: ………………………………………………..…..
................................................................................…...............................….............
Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với bệnh: ……..…..………….... theo Quyết định số ……/…… ngày……/…../……. của
(1)…………. (nếu có).
Số động vật trên đã được xét nghiệm các bệnh sau (nếu có):
1/ ………………… Kết quả xét nghiệm số …..…../………. ngày ..…../……/ ….
2/ ………………… Kết quả xét nghiệm số …..…../………. ngày ..…../……/ …
3/ …………… … Kết quả xét nghiệm số …..…../………. ngày ..…../……/ …..
4/ ………………… Kết quả xét nghiệm số …..…../………. ngày ..…../……/ …
5/ ………………… Kết quả xét nghiệm số …..…../………. ngày ..…../……/
Số động vật trên đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh sau (loại vắc xin, nơi sản xuất):
1/ ………………………………………… … tiêm phòng ngày …...…./……/
2/ ………………………………...……………tiêm phòng ngày …..…./……/ …
3/ …………………………………………….. tiêm phòng ngày …..…./……/ …..
4/ ……………………………...………….. tiêm phòng ngày …..…./……/ …..
5/ ……………………………...……………. . tiêm phòng ngày …..…./……/ …...
II/ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT:
Tên hàng | Quy cách đóng gói | Số lượng (2) | Khối lượng(kg) | Mục đích sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): …………………………………...……………………
Số sản phẩm động vật trên đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo kết quả xét nghiệm số ………/……… ngày….…/….../ ......…. của(3)… (nếu có).
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất: …………………………………………..….……….
...……………...…………...……………...…………...……………...…………...
Điện thoại: ………………………………………. Fax: …………………………
III/ CÁC THÔNG TIN KHÁC:
Tên tổ chức, cá nhân nhập hàng: ………………………………..……………….
Địa chỉ: …….....…………...…………...…………...……..…………..…..
Điện thoại: …………………………. Fax: ……………………………….
Nơi đến (cuối cùng): …………………………………...………..………………
Phương tiện vận chuyển: ...……………...……………...…….….….………...……
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):
1/ ……...…………….. Số lượng: ……...…… Khối lượng:........................
2/ ……...……………...… Số lượng: ……...…… Khối lượng: ……..…...…
3/ ……...……………...… Số lượng: ……...…… Khối lượng: ….…….....…
Điều kiện bảo quản hàng trong quá trình vận chuyển: ...………………..…………
Các vật dụng khác liên quan kèm theo: ...……………...…………….……………
...……………...…………...……………...…………...……………...…………..
Các giấy tờ liên quan kèm theo: ...……………...………………….........………..
...…...……………...…………...……………...…………...………..………...…...
Địa điểm kiểm dịch: ...………………..…………...…………...……...………..
Thời gian kiểm dịch: ...……………...………….…….………….………..…….
Tôi xin cam đoan việc đăng ký trên hoàn toàn đúng sự thật và cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.
6. Thủ tục Chứng nhận đã tham dự các lớp tập huấn kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới về Thú y.
6.1. Trình tự thực hiện:
Đây là điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y, thú y thủy sản, đối với cửa hàng đại lý sau khi đã hoàn thành quá trình tham gia lớp tập huấn do Chi cục Thú y tổ chức
6.2. Cách thức thực hiện: Theo hình thức tập trung hoặc tại hiện trường.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không
6.4. Thời hạn giải quyết: Ngay khi kết thúc lớp, khóa tập huấn.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y tỉnh.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới về thú y.
6.8. Phí, lệ phí: Không.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tham gia tập huấn đầy đủ và đạt yêu cầu trong các bài kiểm tra đánh giá chất lượng.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thú y 2004
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ
- Thông tư số: 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
7. Thủ tục Cấp giấy kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh.
7.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ hàng đăng ký kiểm dịch với Chi cục Thú y hoặc trạm thú y huyện, thành phố ( theo mẫu).
- Bước 2: Chi cục Thú y hoặc trạm thú y cử cán bộ kiểm dịch đến địa điểm đăng ký kiểm dịch:
+ Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật theo hồ sơ đăng ký kiểm dịch;
+ Kiểm tra lâm sàng, tách riêng động vật yếu, động vật có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm;
+ Đánh dấu động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định;
+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, nơi tập trung bốc xếp động vật, sản phẩm động vật;
+ Kiểm tra giám sát quá trình bốc xếp động vật lên phương tiện vận chuyển;
+ Niêm phong phương tiện vận chuyển.
- Bước 3: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo mẫu.
+ Trường hợp động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
7.2. Cách thức thực hiện: Tại Chi cục Thú y.
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm có:
- Giấy đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của động vật (nếu có ).
- Bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng, phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật, kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y sản phẩm động vật (nếu có)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
7.4. Thời hạn giải quyết:
02 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ (không tính ngày nghỉ)
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y tỉnh, Trạm kiểm dịch hoặc trạm thú y huyện, thành phố.
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh.
7.8. Phí, lệ phí:
- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển nội tỉnh: 5.000 đồng.
- Cấp giấy chứng nhận VSTY đối với nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật để bốc xếp: 25.000 đồng
- Phí kiểm dịch động vật:
+ Trâu, bò, ngựa, lừa: 5.500 đồng/con
+ Dê cừu: 3.000 đồng/con
+ Lợn: - Trên 15 kg: 1.000 đồng/con
- Lợn sữa < 15 kg: 500 đồng/con
+ Gia cầm: - Gia cầm trưởng thành 100 đồng/con
- gia cầm con < 1 tuần tuổi 50 đồng/con
- Phí kiểm dịch sản phẩm động vật
+ Trứng gia cầm giống: 5,5 đồng/quả
+ Trứng gia cầm thương phẩm: 4,5 đồng/quả
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Giấy đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật. (mẫu kèm theo)
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Con giống đảm bảo quy định về phòng dịch, phương tiện đảm bảo quy định về vệ sinh thú y.
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh thú y 2004
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ tài chính;
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT,
SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI HUYỆN
Số:................../ĐK-KDNĐ
Kính gửi: ..............……………......................................................
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ........................................….....................
Địa chỉ giao dịch: …………………………………...…………………………..
Chứng minh nhân dân số: …………………… Cấp ngày……../..…./…….….. tại………….……...…...
Điện thoại: ………...…………. Fax: ………...…….….. Email: ………….…….
Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số hàng sau:
I/ ĐỘNG VẬT:
Loại động vật | Giống | Tuổi | Tính biệt | Mục đích sử dụng | |
Đực | Cái | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): …………………………………......………………
Nơi xuất phát: …………………………………...……………………….………
Tình trạng sức khoẻ động vật: ………………………………………………..…..
Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với bệnh: ……..…..………….... theo Quyết định số ……/…… ngày……/…../……. của…(1)…………. (nếu có).
Số động vật trên đã được xét nghiệm các bệnh sau (nếu có):
1/ ………………… Kết quả xét nghiệm số …..…../………. ngày ..…../……/ ….
2/ ………………… Kết quả xét nghiệm số …..…../………. ngày ..…../……/ …
3/ …………… … Kết quả xét nghiệm số …..…../………. ngày ..…../……/ …..
Số động vật trên đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh sau (loại vắc xin, nơi sản xuất):
1/ ………………………………………… … tiêm phòng ngày …...…./……/
2/ ………………………………...……………tiêm phòng ngày …..…./……/ …
3/ …………………………………………….. tiêm phòng ngày …..…./……/ …..
II/ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT:
Tên hàng | Quy cách đóng gói | Số lượng (2) | Khối lượng(kg) | Mục đích sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): …………………………………...……………………
Số sản phẩm động vật trên đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo kết quả xét nghiệm số ………/……… ngày….…/….../ ......…. của(3)… (nếu có).
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất: …………………………………………..….……….
Điện thoại: ………………………………………. Fax: …………………………
III/ CÁC THÔNG TIN KHÁC:
Tên tổ chức, cá nhân nhập hàng: ………………………………..……………….
Địa chỉ: …….....…………...…………...…………...……..…………..…..
Điện thoại: …………………………. Fax: ……………………………….
Nơi đến (cuối cùng): …………………………………...………..………………
Phương tiện vận chuyển: ...……………...……………...…….….….………...……
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):
1/ ……...…………….. Số lượng: ……...…… Khối lượng:........................
2/ ……...……………...… Số lượng: ……...…… Khối lượng: ……..…...…
3/ ……...……………...… Số lượng: ……...…… Khối lượng: ….…….....…
Điều kiện bảo quản hàng trong quá trình vận chuyển: ...………………..…………
Các vật dụng khác liên quan kèm theo: ...……………...…………….……………
Các giấy tờ liên quan kèm theo: ...……………...………………….........………..
Địa điểm kiểm dịch: ...………………..…………...…………...……...………..
Thời gian kiểm dịch: ...……………...………….…….………….………..…….
Tôi xin cam đoan việc đăng ký trên hoàn toàn đúng sự thật và cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.
Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT Đồng ý kiểm dịch tại địa điểm............................ ……... vào hồi ….. giờ…... ngày ........./......./....... Vào sổ đăng ký số ............. ngày…...../ ......./....... KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT (Ký, ghi rõ họ tên)
| Đăng ký tại ................…............... Ngày ........ tháng .......năm …...…. TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
E. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
I. LĨNH VỰC KIỂM LÂM
1. Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng, lâm sản nhập khẩu, lâm sản sau xử lý tịch thu, lâm sản sau chế biến, lâm sản vận chuyển nội bộ.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ lâm sản chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Chủ lâm sản nộp hồ sơ trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm nơi có lâm sản.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay cho chủ lâm sản biết và hướng dẫn chủ lâm sản hoàn thiện hồ sơ
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ: Kiểm tra hồ sơ đảm bảo đúng quy định thì tiến hành xác nhận ngay
- Bước 4: Xác minh nguồn gốc (nếu có): Trường hợp cần phải xác minh về nguồn gốc lâm sản cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành xác minh những vấn đề chưa rõ về hồ sơ lâm sản. Thời hạn xác nhận lâm sản tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Bước 5: Trả kết quả: Chủ lâm sản nhận kết quả xác nhận tại Hạt Kiểm lâm nơi nộp hồ sơ.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Kiểm lâm nơi có lâm sản.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Bảng kê lâm sản (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012)
- Hoá đơn bán hàng (nếu có)
- Tài liệu về nguồn gốc lâm sản
b) Số lượng: 01 bộ (bản chính)
1.4. Thời hạn giải quyết:
- Tối đa 03 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp không phải xác minh)
- Tối đa 05 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải xác minh về nguồn gốc lâm sản)
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Hạt Kiểm lâm.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận trên bảng kê lâm sản.
- Thời hạn hiệu lực của kết quả: Không quy định
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Bảng kê lâm sản;
- Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư sô 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là tên, nội dung sửa đổi, bổ sung của TTHC
Mẫu: Bảng kê lâm sản (Theo mẫu Thông tư số 01/2012/TT-BNN ngày 4/1/2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
…………………………… ……………………………
Số: /BKLS | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tờ số:……. |
BẢNG KÊ LÂM SẢN
(Kèm theo .............................ngày........./......../20... của........................................)
TT | Tên lâm sản
| Nhóm gỗ | Đơn vị tính | Quy cách lâm sản | Số lượng | Khối lượng | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Tài liệu về nguồn gốc lâm sản:
- Lâm sản khai thác từ rừng trong nước gồm: Giấy phép khai thác lâm gỗ; Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm
- Lâm sản nhập khẩu gồm: Tờ khai hải quan; Bảng kê lâm sản của nước xuất khẩu; Văn bản chứng nhận về nguồn gốc lâm sản của nước xuất khẩu; Giấy phép CITES
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
| Ngày..........tháng.........năm 20..... TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẬP BẢNG KÊ LÂM SẢN |
Mẫu: Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản.
(Theo mẫu Thông tư số 01/2012/TT-BNN ngày 4/1/2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
SỔ THEO DÕI NHẬP, XUẤT LÂM SẢN
NHẬP XƯỞNG
|
XUẤT XƯỞNG
| ||||||||||
Ngày tháng năm | Tên lâm sản (Nếu là gỗ thì ghi thêm nhóm gỗ) | Đơn vị tính | Số lượng | Khối lượng | Hồ sơ nhập lâm sản kèm theo | Ngày tháng năm | Tên lâm sản (Nếu là gỗ thì ghi thêm nhóm gỗ) | Đơn vị tính | Số lượng | Khối lượng | Hồ sơ xuất lâm sản kèm theo |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: cuối mỗi tháng ghi tổng hợp số lượng, khối lượng từng loại lâm sản nhập, xuất, tồn kho trong tháng vào cuối trang của tháng đó.
2. Thủ tục Cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và sản phẩm của chúng (trừ gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý hiếm trong trường hợp vận chuyển ra ngoài tỉnh.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Hạt Kiểm lâm nơi có lâm sản
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ: Hạt Kiểm lâm nơi có lâm sản, xem xét, cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt cho chủ lâm sản.
- Bước 4: Nhận giấy phép vận chuyển đặc biệt tại Hạt Kiểm lâm hoặc trả lời cho chủ lâm sản biết lý do không cấp giấy phép
2.2. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan Kiểm lâm nơi có lâm sản hoặc qua đường bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt
- Tài liệu chứng minh nguồn gốc lâm sản nguy cấp, quý, hiếm đề nghị cấp giấy phép vận chuyển (Bản sao mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện)
b) Số lượng hồ sơ : 01 bộ
2.4. Thời hạn giải quyết:
Tối đa 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Hạt Kiểm lâm
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
2.8. Phí, lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển đặc biệt.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ xung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là tên, nội dung sửa đổi, bổ sung của TTHC
Phụ lục 09: Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy phép vận chuyển đặc biệt
Kính gửi: .........................................................................................
1. Tên cá nhân, Tổ chức.........................................................................................
2. Địa chỉ................................................................................................................
3. Đề nghị được vận chuyển...................................................................................
Nơi đi......................................................................................................................
Nơi đến...................................................................................................................
4. Mục đích vận chuyển..........................................................................................
5. Chủng loại ..........................................................................................................
Nguồn gốc...............................................................................................................
6. Số lượng:....................................................Khối lượng.......................................
7. Phương tiện vận chuyển....................................................................................
8. Thời gian vận chuyển.........................................................................................
........ngày tháng năm .....
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ, tên)
II. LĨNH VỰC THỦY SẢN
1. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước.
1.1. Trình tự thực hiện:
* Bước 1: Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật thủy sản ra ngoài tỉnh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.
* Bước 2: Khai báo kiểm dịch tại Trạm kiểm dịch động vật và Trạm Thú y các huyện, thành phố được Chi cục Thú y ủy quyền bằng văn bản:
- Thời gian nhận hồ sơ: Từ 7 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.
- Khi tiếp nhận hồ sơ, Kiểm dịch viên động vật kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Kiểm dịch viên động vật hướng dẫn chủ cơ sở hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.
* Ghi chú:
- Đối với thủy sản bố mẹ và con giống khai báo ít nhất 03 ngày trước khi vận chuyển hoặc trước khi xuất hàng.
- Đối với động vật thương phẩm, sản phẩm động vật phải khai báo ít nhất 02 ngày trước khi vận chuyển hoặc trước khi xuất hàng.
* Bước 3: Căn cứ vào tình hình dịch bệnh trên động vật thuỷ sản tại nơi xuất phát, kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, kiểm dịch viên động vật có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, kiểm dịch động vật theo quy trình sau:
- Kiểm tra trước khi đưa động vật thuỷ sản đến khu cách ly kiểm dịch:
+ Trong thời gian một ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ phải tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với khu cách ly kiểm dịch và hướng dẫn chủ hàng đưa động vật thuỷ sản đến khu cách ly.
+ Kiểm dịch viên động vật phải tiến hành kiểm dịch ngay trong ngày kể từ khi động vật thuỷ sản được tập trung tại khu cách ly.
- Kiểm tra sau khi đưa động vật thuỷ sản đến khu cách ly kiểm dịch:
Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật thuỷ sản theo hồ sơ đăng ký kiểm dịch.
- Đối với động vật thủy sản làm giống:
+ Kiểm tra lâm sàng động vật thuỷ sản các bệnh thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật.
+ Trong thời gian cách ly kiểm dịch, nếu nghi ngờ thủy sản mắc bệnh cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu xét nghiệm (tập trung vào những cá thể nghi mắc bệnh).
- Đối với động vật thủy sản sử dụng với mục đích khác:
+ Động vật thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi không có dịch bệnh tại vùng đang công bố dịch, cơ quan kiểm dịch tổ chức lấy mẫu ngẫu nhiên để xét nghiệm các bệnh đang công bố dịch.
+ Động vật thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch, động vật thủy sản phải được chế biến chín (bằng nhiệt) ngay tại cơ sở chế biến thuộc địa phương đó.
* Bước 4: Sau khi thực hiện kiểm tra:
- Đối với động vật thủy sản có lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm:
+ Âm tính: cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển theo quy định;
+ Dương tính: không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng và tiến hành xử lý theo quy định.
- Trường hợp động vật thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y: Kiểm dịch viên động vật thực hiện:
+ Trong vòng 24 giờ trước khi vận chuyển, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng gồm: Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ngoài tỉnh.
+ Thực hiện hoặc giám sát kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo ít nhất 06 giờ trước khi bốc xếp hàng để vận chuyển, niêm phong phương tiện vận chuyển.
1.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Trạm kiểm dịch động vật và Trạm Thú y các huyện, thành phố được Chi cục Thú y ủy quyền bằng văn bản.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển trong nước (phụ lục 2 – mẫu 1);
- Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của động vật thủy sản (nếu có);
- Phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật thuỷ sản (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01(bộ).
1.4. Thời hạn giải quyết:
- Trong phạm vi 01 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm thông báo thời gian, địa điểm, nội dung kiểm dịch.
- Hướng dẫn chủ hàng đưa sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch và phải tiến hành kiểm dịch ngay trong ngày kể từ khi động vật thủy sản được tập trung tại địa điểm đã chỉ định.
- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 36 giờ trước khi vận chuyển đối với thủy sản bố mẹ và con giống 24 giờ đối với động vật thương phẩm.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Trạm kiểm dịch động vật và Trạm Thú y các huyện, thành phố được Chi cục Thú y ủy quyền bằng văn bản.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước.
1.8. Phí, lệ phí: Lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản vận chuyển nội địa: 40.000 đồng/lần cấp.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004 của ban thường vụ Quốc hội.
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh thú y.
- Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 về việc ban hành quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.
- Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ NN & PTNT ban hành quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y.
- Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/3/2009 của Bộ NN & PTNT về việc sửa đổi một số điều về quy trình thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/03/2006 của Bộ NN & PTNT.
- Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31 tháng 07 năm 2008 của Bộ tài chính về quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.
- Quyết định số 57/2008/QĐ-BNN ngày 02/5/2008 của Bộ NN & PTNT ban hành danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh.
- Quyết định số 110/2008/QĐ-BNN ngày 12/11/2008 của Bộ NN & PTNT ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản.
- Thông tư số 39/2009/TT-BNN ngày 29/6/2009 của Bộ NN & PTNT ban hành danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch.
- Thông tư số 06/2010/TT-BNN ngày 02/02/2010 của Bộ NN & PTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là tên, nội dung sửa đổi, bổ sung của TTHC
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
GIẤY KHAI BÁO KIỂM DỊCH THỦY SẢN,
SẢN PHẨM THỦY SẢN VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC
Số:................../ĐK-KDTS
Kính gửi: ..............……………......................................................
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): .........................................…............................
Địa chỉ giao dịch: …………………………………...……………..…...………
Điện thoại: ………...………….…. Di động: ………………………… Fax: ……….
Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số hàng sau:
STT | Tên thương mại | Tên khoa học | Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm (1) | Số lượng/ Trọng lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số |
|
Mục đích sử dụng:………………..…………….….....................……….....…………
Quy cách đóng gói/bảo quản: …..…….……….…….. Số lượng bao gói: ..
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế/ bảo quản………...…….........................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax: …………………………….……
Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng: ……………………………………………..….
Địa chỉ: …….....…………...…...…………...……………...…………...……….……
Điện thoại: ………………………………. Fax: ………………………….…
Nơi đến cuối cùng: ……………………………………………………………
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):
1/ …………………………...….……Số lượng:……..… Trọng lượng: ……...
2/ ………..………………...….……Số lượng:……..… Trọng lượng: ……...
3/ ………..………………...….……Số lượng:……..… Trọng lượng: ……...
Phương tiện vận chuyển: ...……………...…….……...………………..
Các giấy tờ liên quan kèm theo: ...……………...………….……………………....
Địa điểm kiểm dịch: …...……………...…….……………...…………...……….
Thời gian kiểm dịch: ...……………...………….…..…………….….…………
Chúng tôi cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.
Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT Đồng ý kiểm dịch tại: ...........................….… …… vào hồi ….. giờ…... ngày ........./......./.. Vào sổ đăng ký số .....…... ngày…...../ ......./ KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT (Ký, ghi rõ họ tên) | Đăng ký tại ................…......................... Ngày ...... tháng .......năm ….. TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
-(*) Kích thước cá thể (đối với thuỷ sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thuỷ sản)
- Tờ khai được làm thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ;
- Cá nhân đăng ký không có con dấu, chỉ ký và ghi rõ họ tên;
G. DANH MỤC TTHC ĐƯỢC THAY THẾ
I. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
1. Chỉ định Tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm cây trồng
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức chứng nhận gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
- Bước 2: Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận, thẩm định hồ sơ; trường hợp hồ sơ có sai sót thì trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ các nội dung cần sửa chữa, bổ sung.
- Bước 3: Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Đoàn đánh giá. Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày làm việc Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá các điều kiện của Tổ chức chứng nhận và trình Sở ra quyết định chỉ định, trừ trường hợp tổ chức chứng nhận có những điểm không phù hợp phải tiến hành khắc phục.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận.
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức chứng nhận.
1.2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và PTNT.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị chỉ định tổ chức chứng nhận theo mẫu.
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
- Sổ tay chất lượng của tổ chức chứng nhận theo TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996;
- Tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp;
- Danh sách nhân viên đánh giá;
- Mẫu Giấy chứng nhận của Tổ chức chứng nhận có nội dung phù hợp.
- Bản sao Chứng chỉ công nhận tổ chức chứng nhận do Tổ chức công nhận cấp và các tài liệu liên quan về phạm vi được công nhận (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
1.7. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đăng ký chỉ định tổ chức chứng nhận (Theo mẫu tại Phụ lục 2d ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2010).
1.8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận tổ chức chứng nhận sản phẩm cây trồng: 100.000 đồng.
- Phí công nhận (chỉ định) tổ chức chứng nhận trong lĩnh vực trồng trọt: 15.000.000 đồng/lần.
(Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính).
1.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoặc chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chỉ định là tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng, phân bón khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng về lĩnh vực đề nghị chỉ định;
- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 về lĩnh vực đề nghị chỉ định;
- Có nhân viên đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên); có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên; chuyên môn phù hợp với hoạt động về chứng nhận sản phẩm, hàng hoá tương ứng; có kinh nghiệm công tác từ 03 (ba) năm trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị chỉ định; được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý;
- Có hoặc thuê người lấy mẫu, người kiểm định có chứng chỉ đào tạo, phòng thử nghiệm được công nhận hoặc được chỉ định;
- Có đủ các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về người lấy mẫu, người kiểm định, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón;
Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung thủ tục hành chính được thay thế.
Phụ lục 2d:
CỘng HOÀ xã hỘi chỦ nghĩa ViỆt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ……, ngày ... tháng … năm 20…
|
ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
1. Tên tổ chức:.........………........................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………….....
Điện thoại:………… Fax: ………………. E-mail: ………….........
3. Quyết định thành lập/ (nếu có) hoặc Giấy đăng ký kinh doanh số ... ... do Cơ quan: ...................... cấp ngày
…………........…….tại ..........................
4. Hình thức đề nghị chỉ định
Chỉ định mới Mở rộng phạm vi chỉ định Chỉ định lại
5. Hồ sơ kèm theo
6. Sau khi nghiên cứu điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận theo Thông tư số /2010/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận phù hợp với ...... (tên quy chuẩn kỹ thuật) đối với các lĩnh vực và sản phẩm, hàng hóa sau đây:
STT | Lĩnh vực | Sản phẩm, hàng hóa
| Tên, ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật | Phương thức chứng nhận | Ghi chú |
(1) | (2) |
| (3) | (4) | (5) |
|
|
|
|
|
|
Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét đánh giá để chỉ định ....(tên tổ chức) được hoạt động chứng nhận phù hợp với ...(tên quy chuẩn kỹ thuật) đối với lĩnh vực và sản phẩm, hàng hóa nêu trên.
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Thông tư số /2010/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.
Đại diện Tổ chức chứng nhân
(Ký tên, đóng dấu )
2. Chỉ định lại Tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm cây trồng.
2.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức chứng nhận muốn chỉ định lại gửi Hồ sơ về Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
- Bước 2: Căn cứ hồ sơ và kết quả giám sát hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT đánh giá, chỉ định lại Tổ chức chứng nhận.
2.2. Cách thức thực hiện:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và PTNT.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đăng ký chỉ định lại theo mẫu.
- Báo cáo kết quả thực hiện chứng nhận trong 05 năm được chỉ định;
- Sổ tay chất lượng có bổ sung, thay đổi về tổ chức, nhân sự, thiết bị, thủ tục, hướng dẫn, biểu mẫu (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản.
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
2.7. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký chỉ định lại (Theo mẫu tại Phụ lục 2d - Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2010).
2.8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí cấp lại giấy chứng nhận tổ chức chứng nhận sản phẩm cây trồng: 100.000 đồng.
- Phí công nhận (chỉ định) tổ chức chứng nhận trong lĩnh vực trồng trọt: 15.000.000 đồng/lần.
(Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp).
2.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoặc chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chỉ định là tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng, phân bón khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng về lĩnh vực đề nghị chỉ định;
- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 về lĩnh vực đề nghị chỉ định;
- Có nhân viên đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên); có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên; chuyên môn phù hợp với hoạt động về chứng nhận sản phẩm, hàng hoá tương ứng; có kinh nghiệm công tác từ 03 (ba) năm trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị chỉ định; được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý;
- Có hoặc thuê người lấy mẫu, người kiểm định có chứng chỉ đào tạo, phòng thử nghiệm được công nhận hoặc được chỉ định;
- Có đủ các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 32/2010//TT-BNNPTNT ngày 17/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về người lấy mẫu, người kiểm định, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón;
Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung thủ tục hành chính được thay thế.
Phụ lục 2d:
CỘng HOÀ xã hỘi chỦ nghĩa ViỆt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ……, ngày ... tháng … năm 20… |
ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH LẠI TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
1. Tên tổ chức:.........………........................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………….....
Điện thoại:………… Fax: ………………. E-mail: ………….........
3. Quyết định thành lập/ (nếu có) hoặc Giấy đăng ký kinh doanh số ... ... do Cơ quan: ........... cấp ngày .…….tại ..........................
4. Hình thức đề nghị chỉ định
Chỉ định mới Mở rộng phạm vi chỉ định Chỉ định lại
5. Hồ sơ kèm theo
6. Sau khi nghiên cứu điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận theo Thông tư số /2010/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận phù hợp với ...... (tên quy chuẩn kỹ thuật) đối với các lĩnh vực và sản phẩm, hàng hóa sau đây:
STT | Lĩnh vực | Sản phẩm, hàng hóa
| Tên, ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật | Phương thức chứng nhận | Ghi chú |
(1) | (2) |
| (3) | (4) | (5) |
|
|
|
|
|
|
Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét đánh giá để chỉ định ....(tên tổ chức) được hoạt động chứng nhận phù hợp với ...(tên quy chuẩn kỹ thuật) đối với lĩnh vực và sản phẩm, hàng hóa nêu trên.
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Thông tư số /2010/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.
Đại diện Tổ chức chứng nhân
(Ký tên, đóng dấu )
3. Công nhận cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
3.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận 1 cửa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 2: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định thành lập Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng.
- Bước 4: Trong thời hạn ba mươi lăm (35) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thành lập, Hội đồng bình tuyển tiến hành thẩm định cây đầu dòng, lập biên bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 5: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đánh giá của Hội đồng bình tuyển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận cây đầu dòng; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do.
3.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Sở Nông nghiệp & PTNT hoặc qua đường bưu điện.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm theo mẫu.
- Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây; báo cáo về nguồn giống; kết quả nghiên cứu, hội thi (nếu có).
Báo cáo về nguồn giống phải có các nội dung: Nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng (số liệu của 03 năm liên tục gần nhất).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 48 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hoà Bình.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Hội đồng Khoa học ngành.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
3.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
3.7. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012).
3.8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận cây đầu dòng: 100.000 đồng; Phí thẩm định, công nhận cây đầu dòng: 2.000.000 đồng/1 cây.
(Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp).
3.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
3.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giống cây trồng.
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung thủ tục hành chính được thay thế.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN
CÂY ĐẦU DÒNG/VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG
CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
1.Tên tổ chức, cá nhân:……………………………………..............................
2. Địa chỉ:…………………………Điện thoại/Fax/E-mail……………………
3. Tên giống:............................................
4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng
Thôn………………xã……………huyện……………tỉnh/TP:……………..
5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:
- Năm trồng:
- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác):...............
- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng):........
- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):
Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:
- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):
- Diện tích vườn (m2):
- Khoảng cách trồng (m x m):
6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:
- Sơ đồ vườn cây;
- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;
- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.
Ngày … tháng … năm 20…..
Đại diện đơn vị*
(ký tên, đóng dấu)
(Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)
4. Công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận 1 cửa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 2: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định thành lập Tổ thẩm định vườn cây đầu dòng.
- Bước 4: Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thành lập, Tổ thẩm định tiến hành thẩm định vườn cây đầu dòng, lập biên bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 5: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đánh giá của Tổ thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận vườn cây đầu dòng; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do.
4.2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có vườn cây đầu dòng.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm theo mẫu.
- Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây, báo cáo về vườn cây đầu dòng.
Báo cáo về vườn cây đầu dòng phải có các nội dung: Nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; nhận xét về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng.
b) Số lượng hồ sơ: 01(bộ).
4.4. Thời hạn giải quyết: 33 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hoà Bình.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hội đồng Khoa học ngành.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
4.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
4.7. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012).
4.8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận vườn cây đầu dòng: 100.000 đồng.
- Phí thẩm định, công nhận vườn cây đầu dòng: 500.000 đồng/1 vườn. (Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp).
4.9. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
4.10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
4.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giống cây trồng.
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung thủ tục hành chính được thay thế.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN
CÂY ĐẦU DÒNG/VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG
CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
1.Tên tổ chức, cá nhân:……………………………………..............................
2. Địa chỉ:…………………………Điện thoại/Fax/E-mail……………………
3. Tên giống:............................................
4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng
Thôn………………xã……………huyện……………tỉnh/TP:……………..
5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:
- Năm trồng:
- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác):...............
- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng):........
- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):
Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:
- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):
- Diện tích vườn (m2):
- Khoảng cách trồng (m x m):
6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:
- Sơ đồ vườn cây;
- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;
- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.
Ngày … tháng … năm 20…..
Đại diện đơn vị*
(ký tên, đóng dấu)
(Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)
5. Cấp lại Giấy công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận 1 cửa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 2: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ thực tế quá trình chăm sóc, sử dụng, sinh trưởng của cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, nếu đủ điều kiện thì công nhận lại.
5.2. Cách thức thực hiện:
Trước khi hết hạn 3 tháng, nếu chủ nguồn giống có nhu cầu đăng ký công nhận lại gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp & PTNT.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận lại.
- Bản sao quyết định lần công nhận gần nhất.
- Sơ đồ nguồn giống.
- Báo cáo tóm tắt về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu nhân giống trong thời gian lần công nhận gần nhất.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hoà Bình.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hội đồng Khoa học ngành.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
5.8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận cây đầu dòng: 100.000 đồng.
- Phí thẩm định, công nhận lại cây đầu dòng: 1.400.000 đồng/1 cây.
(Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính)
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giống cây trồng.
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là tên, nội dung thủ tục hành chính được thay thế.
6. Cấp lại Giấy công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
6.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận 1 cửa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 2: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ thực tế quá trình chăm sóc, sử dụng, sinh trưởng của cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, nếu đủ điều kiện thì công nhận lại.
6.2. Cách thức thực hiện:
Trước khi hết hạn ba (03) tháng, nếu chủ nguồn giống có nhu cầu đăng ký công nhận lại gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận lại.
- Bản sao quyết định lần công nhận gần nhất.
- Sơ đồ nguồn giống.
- Báo cáo tóm tắt về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu nhân giống trong thời gian lần công nhận gần nhất.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
6.4. Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hoà Bình.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hội đồng Khoa học ngành.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
6.8. Phí, lệ phí: Lệ phí cấp giấy chứng nhận vườn cây đầu dòng: 100.000 đồng; Phí thẩm định, công nhận lại vườn cây đầu dòng: 350.000 đồng/1 giống.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giống cây trồng.
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là tên, nội dung thủ tục hành chính được thay thế.
II. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
1. Phê duyệt hồ sơ thiết kế, cấp phép khai thác tận thu, tận dụng gỗ rừng sản xuất, rừng phòng hộ.
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, doanh nghiệp lập và nộp hồ sơ theo qui định tại Bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Bước2: Bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và viết phiếu hẹn cho tổ chức, doanh nghiệp (Nếu không hợp lệ bộ phận một cửa hướng dẫn và trả lại hồ sơ cho tổ chức để hoàn thiện theo qui định) .
Bước 3: Bộ phận giao dịch một cửa chuyển hồ sơ cho Chi cục lâm nghiệp để giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
Bước 4: Tổ chức, doanh nghiệp nhận kết quả tại bộ phận giao dịch một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Nông nghiệp & PTNT (bộ phận một cửa).
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ bao gồm.
- Tờ trình của tổ chức, doanh nghiệp đề nghị phê duyệt hồ sơ thiết kế khac thác tận thu, tận dụng gỗ.
- Thuyết minh thiết kế khai thác tận thu, tận dụng gỗ (Thiết kế khai thác do chủ rừng tự lập hoặc thuê tư vấn xây dựng).
- Sơ đồ khai thác tận dụng, tận thu gỗ tỷ lệ 1/5.000 và 1/10.000
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 10 ngày làm việc (Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, doanh nghiệp
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp &PTNT;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Chi cục Lâm nghiệp
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp.
d. Cơ quan phối hợp (nếu có): Chi cục kiểm lâm.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Phê duyệt; Giấy phép khai thác tận dụng, tận thu gỗ
1.8. Phí, lệ phí: Không
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Thuyết minh thiết kế khai thác tận dụng, tận thu gỗ “Phụ lục 1” (Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của BNN&PTNT; Quyết định số 20/2006/QĐ-BNN ngày 28/3/2006 của Bộ NN&PTNT).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Thông tư số 70/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về sửa đổi bổ sung một số nội dung của thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2009 về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
- Quyết định số 20/2006/QĐ-BNN ngày 28/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành tạm thời định mức lao động thiết kế khai thác và thẩm định thiết kế khai thác rừng.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là tên, nội dung TTHC được thay thế.
Phụ lục 1: Mẫu đề cương thuyết minh thiết kế khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Đơn vị chủ quản:………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tên đơn vị……………….. Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG
THUYẾT MINH THIẾT KẾ KHAI THÁC
I. Đặt vấn đề:
- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác)……………………………………….
- Mục đích khai thác……………………………………………………..
II. Tình hình cơ bản khu khai thác
1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:
a) Vị trí: Thuộc lô………………., khoảnh,…………….. Tiểu khu …...;
b) Ranh giới:
- Phía Bắc giáp…………………………..
- Phía Nam giáp…………………………..
- Phía Tây giáp…………………………..
- Phía Đông giáp…………………………..
2. Diện tích khai thác:…………..ha;
3. Loại rừng đưa vào khai thác.
III. Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:
1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân…………………..………………..…..
2. Sản lượng cây đứng…
3. Tỉ lệ lợi dụng:
4. Sản lượng khai thác.
(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)
IV. Sản phẩm khai thác:
- Tổng sản lượng khai thác…………… (phân ra từng lô, khoảnh), cụ thể:
+ Gỗ: số cây…….…., khối lượng ………..….m3
+ Lâm sản ngoài gỗ……………….(( m3/ cây/tấn..)
- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)
(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)
V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.
a) Chặt hạ:
b) Vận xuất:
c) vận chuyển
d) vệ sinh rừng sau khai thác
e) Thời gian hoàn thành.
VI. Kết luận, kiến nghị.
Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên,
đóng dấu nếu có)
2. Phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức lập hồ sơ thiết kế khai thác theo qui định và nộp tại Bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Bước2: Bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và viết phiếu hẹn cho tổ chức (Nếu không hợp lệ bộ phận một cửa hướng dẫn và trả lại hồ sơ cho tổ chức để hoàn thiện theo qui định) .
- Bước 3: Sở Nông nghịêp và PTNT tổ chức thẩm định, phê duyệt (hoặc ủy quyền cho chi cục lâm nghiệp) và trả kết quả theo giấy hẹn.
Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại bộ phận giao dịch một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Nông nghiệp & PTNT (bộ phận một cửa).
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm.
- Có Phương án điêu chế rừng được cấp có thẩm quyền phê đuyệt.
- Quyết định giao chỉ tiêu khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của UBND tỉnh.
- Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác chính gỗ rừng tự nhiên.
- Thuyết minh thiết kế khai thác chính gỗ rừng tự nhiên (Thiết kế do đơn vị có tư cách pháp nhân xây dựng).
- Bản đồ khai thác rừng tỷ lệ 1/5.000 và 1/10.000; phiếu bài cây khai thác.
- Biên bản thẩm định thiết kế khai thác của đơn vị có đủ tư cách pháp nhân thực hiện.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 10 ngày làm việc (Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp &PTNT;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Chi cục Lâm nghiệp
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp.
d. Cơ quan phối hợp (nếu có): Chi cục kiểm lâm
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế; cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên.
(Thời hạn giấy phép khai thác 12 tháng kể từ ngày ban hành).
2.8. Phí, lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Thuyết minh thiết kế khai thác chính gỗ rừng tự nhiên “Phụ lục 1” (Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của BNN&PTNT; Quyết định số 20/2006/QĐ-BNN ngày 28/3/2006 của BNN&PTNT).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Thông tư số 70/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về sửa đổi bổ sung một số nội dung của thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2009 về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
- Quyết định số 20/2006/QĐ-BNN ngày 28/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành tạm thời định mức lao động thiết kế khai thác và thẩm định thiết kế khai thác rừng.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là tên thủ tục hành chính được thay thế.
Phụ lục 1: Mẫu đề cương thuyết minh thiết kế khai thác
(Theo mẫu Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Đơn vị chủ quản:………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tên đơn vị……………….. Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG
THUYẾT MINH THIẾT KẾ KHAI THÁC
I. Đặt vấn đề:
- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác)……………………………………….
- Mục đích khai thác……………………………………………………..
II. Tình hình cơ bản khu khai thác
1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:
a) Vị trí: Thuộc lô………………., khoảnh,…………….. Tiểu khu …...;
b) Ranh giới:
- Phía Bắc giáp…………………………..
- Phía Nam giáp…………………………..
- Phía Tây giáp…………………………..
- Phía Đông giáp…………………………..
2. Diện tích khai thác:…………..ha;
3. Loại rừng đưa vào khai thác.
III. Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:
1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân…………………..………………..…..
2. Sản lượng cây đứng…
3. Tỉ lệ lợi dụng:
4. Sản lượng khai thác.
(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)
IV. Sản phẩm khai thác:
- Tổng sản lượng khai thác…………… (phân ra từng lô, khoảnh), cụ thể:
+ Gỗ: số cây…….…., khối lượng ………..….m3
+ Lâm sản ngoài gỗ……………….(( m3/ cây/tấn..)
- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)
(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)
V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.
a) Chặt hạ:
b) Vận xuất:
c) vận chuyển
d) vệ sinh rừng sau khai thác
e) Thời gian hoàn thành.
VI. Kết luận, kiến nghị.
Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên,
đóng dấu nếu có)
III. LĨNH VỰC THỦY LỢI
1. Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình Thuỷ lợi.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp Luật.
- Bước 2:
+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
+ Hoàn chỉnh hồ sơ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ,
- Bước 3: Bộ phận tiếp nhận kết quả một cửa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi hồ sơ đến Chi cục Thủy lợi & PCLB xử lý.
- Bước 4: Chi cục giao cho:
+ Phòng KH-KT-TH thuộc Chi cục Thủy lợi & PCLB tiếp nhận hồ sơ và giải quyết đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình hồ chứa nước, đập;
+ Hạt quản lý đê tiếp nhận hồ sơ và giải quyết với hoạt động trong phạm vi hành lang đê; xin ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các bộ phận chịu trách nhiệm giải quyết thuộc Chi cục Thủy lợi & PCLB có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép hướng dẫn để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Bước 5:
Sau khi thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường nếu đủ điều kiên cấp phép thì trình UBND tỉnh cấp phép;
Những hoạt động trước khi cấp phép cần xin thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quy định tại khoản 2,điều 25 luật Đê điều) thì sau khi thẩm định hồ sơ lập tờ trình xin ý kiến thỏa thuận của Bộ. Khi được Bộ đồng ý thì lập báo cáo trình UBND tỉnh cấp phép .
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại: Tại Chi cục thuỷ lợi & PCLB - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, gồm có:
- Đơn xin cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi Theo mẫu (Phụ lục I) Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
- Hồ sơ kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các tài liệu liên quan khác;
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động xin phép;
- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp)
1.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục thuỷ lợi & Phòng chống lụt bão - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Cơ quan phối hợp thực hiện: Phòng QLXDCT của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
1.8. Phí, lệ phí: Không
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Theo mẫu tại phụ lục 1 Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001//PLUBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Quyết định số 55/2004/QĐ - BNN ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nụng nghiệp và PTNT ban hành quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình Thủy lợi;
- Quyết định số 56/2004/QĐ - BNN ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nụng nghiệp và PTNT ban hành quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình Thủy lợi;
- Quyết định số 62/2007/QĐ - BNN ngày 28/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ban hành theo quyết định Quyết định số 55/2004/QĐ - BNN ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
- Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010;
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là tên thủ tục hành chính được thay thế.
Phụ lục 1: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động
trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 04
năm 2011của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên tổ chức, cá nhân | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------- |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi. (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...)
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:
Địa chỉ:
Số điện thoại:................................. Số Fax:..............................................
Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: ..........................
- Vị trí của các hoạt động...................
- Thời hạn xin cấp phép....; từ... ngày... tháng.....năm, đến ngày... tháng... năm.....
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép./.
Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép
(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)
2. Gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, khôi phục và thu hồi giấy phép cho các hoạt động trong pham vi bảo vệ công trình Thủy lợi.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp Luật;
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
+ Hoàn chỉnh hồ sơ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ,
- Bước 3: Bộ phận tiếp nhận Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi hồ sơ đến Chi cục Thủy lợi &PCLB xử lý.
- Bước 4: Cơ quan xử lý
+ Phòng KH-KT-TH Chi cục Thủy lợi & PCLB tiếp nhận hồ sơ và giải quyết đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình hồ chứa nước, đập;
+ Hạt quản lý đê tiếp nhận hồ sơ và giải quyết với hoạt động trong phạm vi hành lang đê; xin ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các bộ phận chịu trách nhiệm giải quyết thuộc Chi cục Thủy lợi & PCLB có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép hướng dẫn để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Bước 5: Sau khi thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường nếu đủ điều kiên cấp phép thì trình UBND tỉnh cấp phép;
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Chi cục thuỷ lợi & PCLB - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn xin gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi Theo mẫu (Phụ lục II) Thông tư số 21 /2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bản sao giấy phép đó được cấp;
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bổ sung hoặc dự án đầu tư bổ sung, phương án đảm bảo cho công trỡnh đó được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp xin điều chỉnh nội dung giấy phép);
- Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép đó được cấp; biên bản các lần vi phạm và hình thức xử phạt (nếu cú);
- Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo Vệ công trình thủy lợi.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao)
2.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền phân cấp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục thủy lợi & PCLB - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Cơ quan phối hợp: Phòng QLXDCT của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
2.8. Phí, lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Theo mẫu (Phụ lục II) Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Quyết định số 55/2004/QĐ - BNN ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nụng nghiệp và PTNT ban hành quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình Thủy lợi;
- Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nụng nghiệp và PTNT ban hành quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;
- Quyết định số 62/2007/QĐ - BNN ngày 28/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Nụng nghiệp và PTNT về việc quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ban hành theo quyết định Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Luật đê điều số 79/2006/QH11 ngày29 thỏng 11 năm 2006;
- Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010;
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là tên thủ tục hành chính được thay thế.
PHỤ LỤC 2:
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 04 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên tổ chức, cá nhân | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------ ...., ngày.... tháng.... năm..... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG)
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã....)
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn sử dụng điều chỉnh nội dung giấy phép:
Địa chỉ:
Số điện thoại:............................................ Số Fax: .................................
Đang tiến hành các hoạt động........ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ..... đến.....
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin gia hạn, hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động xin gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung:.........
- Vị trí của các hoạt động ............
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày..: tháng... năm..., đến ngày... tháng... năm....
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) gia hạn (hoặc điều chỉnh) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép
(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)
IV. CÁC LĨNH VỰC KHÁC
1. Thủ tục tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ: Kiểm tra về số lượng và thành phần hồ sơ.
- Thẩm định hồ sơ:
Đơn vị, tổ chức tư vấn lập báo cáo kinh tế, kỹ thuật chuẩn bị tài liệu, phương tiện đi thực địa cùng phòng quản lý xây dựng công trình và các đơn vị có liên quan;
Trường hợp cơ sở pháp lý và hồ sơ chưa tuân thủ các thủ tục hiện hành hoặc chưa đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật, phòng Quản lý xây dựng công trình sẽ có phản hồi đến các đơn vị liên quan, Chủ Đầu tư để bổ sung, làm rõ; thời gian yêu cầu trả lời tuỳ thuộc vào khối lượng bổ sung và được đề cập trong văn bản;
- Trình duyệt:
Phòng Quản lý xây dựng công trình tổ chức đăng ký cuộc họp báo cáo lãnh đạo sở; Chủ Đầu tư và đơn vị tư vấn có trách nhiệm báo cáo, giải trình.
- Trả kết quả.
1.2. Cách thức thực hiện: Chủ Đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp và PTNT (hoặc gửi qua đường bưu điện); Bộ phận một cửa có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và chuyển cho bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: (theo Điều 3-Thông tư 03/2009/TT-BXD)
- Tờ trình thẩm định báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật theo mẫu phụ lục số 2, Thông tư 03/2009/TT-BXD)
- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
- Báo cáo thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - dự toán công trình của Chủ đầu tư (Mẫu số 1 của Thông tư 03/2009/TT-BXD);
- Hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công - dự toán của đơn vị tư vấn thẩm tra (nếu có);
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có)
b) Số lượng hồ sơ : 05 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT;
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Quản lý xây dựng công trình.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Tờ trình phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
1.8. Phí, lệ phí: Theo Thông tư hướng dẫn số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng lệ phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng với mức thu tương ứng 0,019% tổng mức đầu tư.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Mẫu tờ trình thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (phụ lục số 2 - Thông tư 03/2009/TT - BXD);
- Mẫu báo cáo thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (phụ lục số 1- Thông tư 03/2009/TT - BXD);
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
- Nghị định 12/2009/NĐ - CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ;
- Thông tư số 03/2009/TT - BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là tên thủ tục hành chính được thay thế.
Phụ lục số 1 (Theo mẫu Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
(Tên Chủ đầu tư) ________
Số: | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do_- Hạnh phúc
.........., ngày......... tháng......... năm.......... |
KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG VÀ DỰ TOÁN
CỦA CÔNG TRÌNH ……………. …
(ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH LẬP BÁO CÁO KTKT)
Kính gửi: …(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)…
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19-6-2009 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ-CP, ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Các căn cứ pháp lý khác;
Sau khi thẩm định. ( Chủ Đầu tư) báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình……….. như sau:
1. TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TRÌNH:
a- Công trình:
- Loại và cấp công trình:
b - Địa điểm xây dựng
c - Diện tích sử dụng đất
d- Nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công
đ- Nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng
e - Quy mô xây dựng, công suất, các thông số kỹ thuật chủ yếu
g - Các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng
h - Nội dung thiết kế
2. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG:
a) Sự phù hợp của thiết kế bản vẽ thi công với quy mô xây dựng trong Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
b) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
c) Sự hợp lý của giải pháp kết cấu công trình.
d) Đánh giá mức độ an toàn của công trình.
đ) Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ
e) Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an ninh, quốc phòng.
3. Kết quả thẩm định dự toán:
a) Tính đúng đắn của việc áp dụng định mức, đơn giá, chế độ, chính sách và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong dự toán
b) Sự phù hợp khối lượng xây dựng tính từ thiết kế với khối lượng xây dựng trong dự toán
c) Kết quả thẩm định dự toán được tổng hợp như sau:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
Tổng cộng:
4. Kết luận:
a) Đánh giá, nhận xét:
b) Những kiến nghị:
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu:… | Đại diện chủ đầu tư (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
Phụ lục số 2: (Theo mẫu Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
(Tên Chủ đầu tư) ________
Số: | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ .........., ngày......... tháng......... năm.......... |
TỜ TRÌNH
THẨM ĐỊNH BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH……….
Kính gửi: …(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)…
- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Thông tư số.. .ngày … tháng … năm .. của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Căn cứ (pháp lý khác có liên quan).
(Tên Chủ đầu tư) trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình với các nội dung chính sau:
1. Tên công trình:
2. Tên chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình:
4. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
5. Địa điểm xây dựng:
6. Diện tích sử dụng đất:
7. Tổng mức đầu tư:
8. Nguồn vốn đầu tư:
9. Hình thức quản lý dự án:
10. Thời gian thực hiện:
11. Những kiến nghị:
(Gửi kèm theo Tờ trình này là toàn bộ hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật và kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán)
Nơi nhận: - Như trên, - Lưu:… | Đại diện chủ đầu tư (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|