Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-1:2001 Qui phạm phân cấp và đóng tàu sông - Phần 1

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-1:2001

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-1:2001 Qui phạm phân cấp và đóng tàu sông - Phần 1: Qui định chung
Số hiệu:TCVN 5801-1:2001Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Giao thông
Ngày ban hành:28/12/2001Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5801-1:2001

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU SÔNG

PHẦN 1 QUY ĐỊNH CHUNG

RULES FOR THE CLASSIFICATION AND CONTRUCTION OF RIVER SHIPS

PART 1 GENERAL REGULATIONS

PHẦN 1-A QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT KĨ THUẬT

PART 1-A GENERAL REGULATIONS FOR THE TECHNICAL SUPERVISION

CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Quy định chung

1.1.1  Phạm vi áp dụng

1  Tiêu chuẩn này được áp dụng để kiểm tra và phân cấp các tàu và các phương tiện nổi đóng mi, hoán cải, trang bị li hoặc đang khai thác trên sông, đầm, hồ, vịnh của nước Cộng hòa xã hội ch nghĩa Việt Nam có mt trong các đặc trưng sau đây:

(1) Tàu có chiu dài đường nước thiết kế từ 20,0 m trlên:

(2) Tàu tự chạy (không phụ thuộc vào chiều dài đường nước thiết kế) có công suất máy chính từ 37 kW tr n;

(3) Tàu khách, tàu du, tàu ch xô khí hóa lng, tàu chở xô hóa chất nguy hiểm và các tàu có công dụng đặc biệt khác không phụ thuộc vào chiu dài đường nước thiết kế của tàu và công suất máy chính.

2  Phạm vi áp dụng sẽ được quy định chi tiết hơn trong từng Chương hoặc tng Phần ca Tiêu chun này.

Phn 10 Trang bị an toàn" ca Tiêu chun này không phi là cơ s để phân cấp tàu.

Tiêu chuẩn này không bắt buộc áp dụng cho các tàu quân sự và các tàu th thao.

1.2  Thuật ngữ và định nghĩa

1.2.1  Tàu hàng

Tàu hàng là bt kỳ tàu nào không phi là tàu khách (tàu hàng khô, hàng lng, hàng bao bì đóng gói, tàu du, tàu kéo, tàu đẩy và nhng tàu có công dụng đặc biệt, v.v..).

1  Tàu hàng khô là tàu hàng dùng để ch hàng tổng hợp đóng bao, kiện và nếu thân tàu được gia cường đặc biệt thì tàu có thể được dùng để ch những loại hàng nặng, hàng rời nặng khác theo sơ đồ phân bố tải trọng đã được quy định.

2  Tàu hàng rời là tàu hàng chuyên dùng để chở hàng rời có t trọng khác nhau.

3  Tàu hàng ri nặng là tàu hàng khô chuyên dùng để chở qung hoặc những hàng rời nặng khác.

4  Tàu dầu là tàu hàng dùng để ch xô hàng lng dễ bốc cháy, trừ các tàu chở xô khí hóa lỏng và hóa cht nguy hiểm.

5  Tàu chở xô khí hóa lỏngtàu hàng dùng để ch xô khí hóa lng với các thiết bị chuyên dùng thỏa mãn các yêu cầu được quy định trong Phn 8D - TCVN 6259-8: 1997.

6  Tàu chở xô hóa chất nguy him là tàu hàng được đóng mi hoặc hoán ci để ch xô hóa chất nguy him vi các thiết bị chuyên dùng thỏa mãn các yêu cu được quy định trong Phần 8E- TCVN 6259-8: 1997.

7  Tàu kéo/đẩy là tàu có thiết bị chuyên dùng để kéo/đẩy các tàu và các công trình nơi khác.

8  u công trình là tàu chuyên dùng để nạo vét lung lạch hoặc để thi công các công trình dưới nưc bao gm u cuốc, tàu hút, ụ ni, bến nổi, cần trục nổi, và các tàu có công dụng tương tự.

1.2.2  Tàu có công dụng đặc biệt

u có công dụng đặc biệt là tàu có trang thiết bị chuyên dùng liên quan với công dụng của tàu vàmột số nhân viên chuyên môn bao gồm tàu thy văn, tàu huấn luyện và các tàu có công dụng tương tự.

1.2.3  Phà

Phà là phương tiện nổi dùng để chở người, hàng hóa và phương tiện đi lại hoạt động ngang sông hoặc hoạt động thường xuyên trên một tuyến sông nhất định.

1.2.4  Sà lan

Sà lan là phương tiện nổi không có máy chính dùng để chở hàng, có người hoặc không có người trên phương tiện, kể cả pông tông

1.2.5  Tàu khách

Tu kch là tàu được dùng để chở trên 12 hành khách.

1.2.6  Hành khách

Hành khách là bất c một người nào trên tàu trừ thuyền trưởng, thuyền viên hoặc nhân viên phục vụ có liên quan đến hoạt động của tàu và trẻ em dưới 1 tui.

1.2.7  Thuyn viên

Thuyền viên là những người điều khiển, vận hành và bảo đảm an toàn khai thác của tàu, kể cả nhân viên phục vụ hành khách.

1.2.8  Nhân viên chuyên môn

Nhân viên chuyên môn là những người không phải là thuyền viên nhưng thường xuyên có mặt trên tàu và có liên quan đến nhiệm vụ theo công dụng của tàu.

1.2.9  Trng ti toàn phn

Trọng tải toàn phần của tàu là khối lượng, tính bằng tấn, của hàng hóa, dầu đốt, dầu bôi trơn, nước dằn nước ngọt chứa trong két, lương thực, thực phẩm, hành khách, thuyền viên và tư trang của họ ứng với mạn khô được tính theo các quy định đưa ra ở Phần 9 của Quy phạm này.

1.2.10  Những bộ phận chính của tàu

Những bộ phận chính của tàu là những phần chính tạo thành con tàu, bao gồm:

1  Thân tàu là hệ thống kết cấu bao gồm tấm v, tấm boong, sàn đáy trong, các vách dọc và ngang, mạn trong, cơ cu dọc và ngang (đáy, boong, mạn), thưng tầng tham gia sức bn chung thân tàu, thượng tầng của tàu khách.

2  Hệ thống máy tàu là hệ thống bao gồm máy chính, đường trục, bộ truyền động từ máy chính tới trục chân vịt, ni hơi chính, ni hơi phụ, các máy phụ, các bơm, đường ống và các trang thiết bị lp đặt trong buồng máy.

3  Trang bị điện là h thống bao gồm các máy phát độc lập ca trạm điện chung toàn tàu, các bng phân phối điện chính, cáp điện chính, các mô tơ và động cơ điện, các trang thiết bị báo động và điều khiển được vận hành bng điện.

1.2.11  Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn là thuật ng ch những tiêu chun thuộc các lĩnh vực có liên quan đến đóng mới, sa chữa và khai thác tàu thy được Đăng kiểm thừa nhn.

1.2.12  Các yêu cầu bổ sung

Các yêu cu b sung là những yêu cu chưa được nêu trong các tiêu chuẩn, nhưng được các cơ quan có thm quyền đề ra.

1.2.13  Sn phẩm

Sn phm là thuật ngữ ch máy móc, trang thiết bị lp đặt trên tàu.

1.2.14  Tàu đang đóng

Tàu đang đóng là tàu đang được đóng tính từ ngày đặt sống chính cho đến khi nhận được hồ sơ Đăng kiểm cho phép đưa tàu vào khai thác.

1.2.15  Tàu đang khai thác

u đang khai thác là nhng tàu không phi là tàu đang đóng.

1.3  Hoạt động giám sát

1.3.1  Cơ quan giám sát kĩ thut và phân cp tàu

Cơ quan thực hiện giám sát kĩ thuật và phân cấp tàu là Đăng kim Việt nam (sau đây trong Quy phạm này được gọi tắt là "Đăng kim").

1.3.2  Cơ s tiến hành hoạt đng giám sát

Hoạt động giám sát của Đăng kiểm được tiến hành trên cơ sở những quy định của Quy phạm này, các Quy phạm khác, các tiêu chuẩn hiện hành và những văn bn pháp lư k thuật liên quan, nhm xác nhận con tàu, kể c vật liệu, sn phẩm dùng để đóng, sa chữa tàu, các trang thiết bị của chúng thỏa mãn với các yêu cầu của Quy phạm này, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và các yêu cầu b sung (nếu có).

Vic áp dụng những yêu cu b sung sau khi đã có hiệu lực là bt buộc đối với người thiết kế, chủ tàu,ng (nhà máy) đóng tàu, những cơ s sn xuất vật liệu và sn phm chịu sự giám sát kỹ thuật của Đăng kim.

Hoạt động giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm không làm thay công việc của các tổ chức kiểm tra kỹ thuật của chủ tàu, nhà máy đóng tàu và cơ sở chế tạo vật liệu và sản phẩm.

1.3.3  Ngoi lệ

Theo yêu cần của chủ tàu, Đăng kiểm có thể tiến hành phân cấp các tàu không đưa ra ở 1.1 với một số nhiệm vụ giảm nhất định trong từng trường hợp cụ thể.

1.4  Quy phạm và tiêu chuẩn

1.4.1  Quy phạm

Những quy phạm sau đây được áp dụng trong quá trình giám sát tàu sông trong đóng mới, sửa chữa, khai thác để phân cấp (các tiêu chuẩn này là một trong văn bản thống nhất có tên gọi là “Quy phạm phân cấp và đóng tàu sông”.

TCVN 5801 : 2001 “Quy phạm phân cấp và đóng tàu sông” gồm 10 TCVN sau đây:

(1) TCVN 5801-1 : 2001 - Phần 1: Quy định chung, phần này gồm 2 phần nhỏ: 1-A và 1-B

Phần 1-A: Quy định chung về hoạt động giám sát kỹ thuật;

Phần 1-B: Quy định chung về phân cấp tàu.

(2) TCVN 5801-2 : 2001 - Phần 2: Thân tàu;

(3) TCVN 5801-3 : 2001 - Phần 3: Hệ thống máy tàu;

(4) TCVN 5801-4 : 2001 - Phần 4: Trang bị điện;

(5) TCVN 5801-5 : 2001 - Phần 5: Phòng, phát hiện và dập cháy;

(6) TCVN 5801-6 : 2001 - Phần 6: Hàn điện;

(7) TCVN 5801-7 : 2001 - Phần 7: Ổn định nguyên vẹn;

(8) TCVN 5801-8 : 2001 - Phần 8: Phần khoang;

(9) TCVN 5801-9 : 2001 - Phần 9: Mạn khô;

(10) TCVN 5801-10 : 2001 - Phần 10: Trang bị an toàn.

1.4.2  Các tiêu chuẩn khác

Ngoài nhng Quy phạm nêu ở 1.4.1, trong công tác giám sát kỹ thuật. Đăng kiểm còn sử dụng các tiêu chuẩn, quy phạm và các văn bản pháp quy khác có liên quan.

1.4.3  Áp dụng quy phạm cho các tàu đang công tác và các sản phẩm đang chế tạo

1  Những quy phạm và những điểm bổ sung sửa đổi ghi trong các quy phạm được tái bản, sau khi công bố 6 tháng mới bắt đầu có hiệu lực, nếu không có những quy định gì khác về thời gian, trừ những trường hợp đặc biệt.

Những thiết kế của tàu và sản phẩm phải được Đăng kiểm xét duyệt theo một trình tự nhất định thỏa mãn những yêu cầu của các quy phạm này, kể cả những thay đổi, bổ sung nếu có. Đối với những tàu đang đóng, những sản phẩm đang chế tạo mà hồ sơ kỹ thuật của chúng được Đăng kiểm xét duyệt trước khi các quy phạm này có hiệu lực, vẫn được phép áp dụng những quy định của các quy phạm còn hiệu lực lúc xét duyệt các hồ sơ kỹ thuật đó.

1.4.4  Áp dụng quy phạm cho các tàu đang khai thác

1  Nếu không có những chỉ dẫn gì khác trong quy phạm mới ban hành những quy định b sung được công bố thì những u đang khai thác vn được phép s dụng những quy phạm trước đây đã dùng để thiết kế và đóng chúng.

2  Việc phục hi và hoán ci các tàu đang khai thác phi được tiến hành trên cơ sở những quy định của quy phạm mi ban hành và những bổ sung, sửa đổi, nếu có, nếu như điều đó là hợp lư và có thể thực hiện về kỹ thuật.

1.4.5  Ngoại l

1  Đăng kiểm có thể cho phép sử dụng vật liệu, kết cấu hoặc những thiết bị và sản phẩm đặt trên tàu khác với các quy định của Quy phạm này với điều kiện chúng phải có đặc tính tương đương so với yêu cầu của quy phạm.

Trong trường hợp kể trên phải trình cho Đăng kiểm những số liệu chứng minh được rằng những vật liệu, kết cấu và sản phẩm đó thỏa mãn các điều kiện bảo đảm của tàu, bảo đảm an toàn tính mạng con người và hàng hóa được chuyên chở.

2  Nếu kết cu của thân u, máy móc và trang thiết bị của hoặc những vật liệu được sử dụng chưa thể công nhận là đã được kiểm nghiệm một cách đầy đủ thì có thể rút ngắn thời gian giữa các lần kiểm tra chu kỳ, hoặc tăng khối lượng kiểm tra chúng.

1.5  Những chứng chỉ do Đăng kiểm cấp

1.5.1  S kiểm tra kỹ thuật

"Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thủy nội địa” là hồ sơ phân cấp tàu của Đăng kiểm. Sổ này được cấp theo quy định của Đăng kiểm Việt Nam.

Ngoài ra, trong công tác giám sát kỹ thuật Đăng kiểm còn cấp các chứng chỉ Đăng kiểm có liên quan khác.

1.5.2  Cơ s cp chứng ch Đăng kiểm

Những chứng chỉ do Đăng kiểm cấp phải căn cứ vào kết quả đánh giá trạng thái kỹ thuật của đối tượng khi giám sát, kiểm tra và thử nghiệm.

1.5.5  Sự mất hiệu lực của chứng chỉ Đăng kiểm

Các chứng ch ca Đăng kim sẽ mt hiệu lực nếu:

1  Sau khi tàu bị tai nạn không báo cho Đăng kiểm đến kim tra xác nhn lại.

2  Trong trường hợp không đưa tàu đến kiểm tra đúng hạn.

3  Sau khi tiến hành sửa đổi kết cấu thân tàu, thượng tầng, máy móc hoặc trang thiết bị có liên quan đến yêu cầu của Quy phạm này mà không có sự chp thuận trước của Đăng kiểm.

4  Vi phạm các điều kiện hoạt động hoặc các ch dn đã được nêu trong các chứng t cp cho tàu.

1.5.4  Bảo quản chứng ch của Đăng kiểm

Những chứng chỉ do Đăng kiểm cấp phải được bảo quản cẩn thận ở trên tàu. Nếu các chứng chỉ này bị mất hoặc bị rách nát không thể sử dụng được, chủ tàu có trách nhiệm thông báo cho Đăng kiểm xem xét và cấp lại theo quy định của Đăng kiểm.

CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHÂN CẤP

2.1  Quy định chung

Tàu sông ch được Đăng kiểm trao cp sau khi đã được Đăng kiểm viên tiến hành kiểm tra phân cấp thân tàu và trang thiết bị, hệ thống máy tàu, trang bị điện, pơng tiện phòng, phát hiện và chữa cháy, phương tiện thoát nạn, ổn định, chng chìm, mạn khô và thy thỏa mãn các yêu cu của Quy phạm này và các quy phạm khác có liên quan mà tàu phi áp dụng.

2.2  Kư hiệu cấp tàu

2.2.1  Kư hiu cp tàu cơ bản: VR, SI, SII trong đó:

1  VR: Biểu tượng của Đăng kiểm giám sát tàu thỏa mãn các yêu cầu của Quy phạm này và các quy phạm khác áp dụng cho tàu.

2  Sl, SII: Là những kư hiệu cơ bn, định rơ kết cấu và tính năng của tàu, vùng nước mà tàu được phép hoạt động (nêu ở Phụ lục A), những tàu mang cấp SL, SII được phép hoạt động những vùng nước có chiu cao sóng lớn nht tương ứng là:

SI : 2.00 m

SII : 1,20 m

2.2.2  Dấu hiệu bổ sung

1  Dấu hiệu thử nghiệm

Đối với những tàu được Đăng kiểm coi là tàu th nghiệm thì sau SI hoặc SII có thêm chữ "T". Cp thử nghiệm sẽ được trao cho nhng tàu có thiết kế mới, sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới hoặc các b phận của tàu không tha mãn các yêu cu của Quy phạm này và chưa được thực tế khai thác kim nghiệm, nhưng được Đăng kim cho phép hoạt động để nghiên cứu và xác định độ an toàn của .

Cấp thử nghiệm được duy trì trong mt thời gian nhất định, hết thời hạn đó, nếu sự làm việc của u đạt được kết qu tha mãn thì cấp th nghiệm sẽ được bỏ đi.

2  Du hiệu công dụng của tàu

Nếu tàu có công dụng riêng và tha mãn các yêu cầu tương ứng của Quy phạm này thì tàu sẽ được bổ sung thêm du hiệu và công dụng của tàu.

Thí dụ: Tàu khách, tàu ch hàng rời, tàu ch quặng, tàu du (kèm nhiệt độ chớp cháy), tàu ch xô khí hóa lỏng, tàu ch xô hóa chất nguy him, tàu kéo, tàu cuốc, ụ ni, phà v.v...

Chú thích: Tàu ch xô khí hóa lng, tàu chở hóa cht nguy him chạy sông được thiết kế theo các Phn 8-D, 8-E, TCVN 0259-8: 1997 với các miễn gim nht định trong từng trường hợp cụ th.

3  Dấu hiệu về vật liệu của thân tàu

Sau dấu hiệu v vật liệu của tàu là dấu hiu chỉ vật liệu dùng để đóng thân tàu.

Thí dụ: V hợp kim nhôm, v FRP, v g, vơ gỗ được bc thép không gỉ, thép mạ kẽm, bọc đồng, bọc nhựa v.v...

Chú thích: Đối với tàu v thép thì không cn ghi vật liu chế tạo thân tàu.

4  Dấu hiệu bổ sung khác

Ngoài những kư hiệu cơ bảndấu hiệu bổ sung trên, nếu xét thấy cần thiết Đăng kiểm có thể ghi thêm vào kư hiệu cấp tàu các du hiệu b sung khác về đặc điểm kết cấu hoặc những tính chất đặc biệt khác của tàu (Thí dụ: VR không giám sát vỏ tàu trong đóng mới, VR không giám sát máy chính trong chế tạo, v.v…).

5  Thay đổi dấu hiệu cấp tàu

Đăng kiểm thể hủy b hoặc thay đổi các kư hiệu và du hiệu đã ghi trong cấp tàu nếu có sự thay đổi hoặc vi phạm các điều kiện làm cơ s để trao đổi cấp tàu.

Thí dụ tổng quát về kư hiệu phân cấp tàu sông:

VR SI T Tàu khách V FRP

Trong đó:

VR: Chữ viết tắt từ tiếng Anh của Đăng kiểm Việt nam - Chỉ tàu thỏa mãn yêu cầu của quy phạm này hoặc các quy phạm khác có liên quan.

SI: Ch tàu được phép hoạt động vùng sông có sóng vi chiều cao tối đa đến 2.0m (xem Phlục A).

T: Ch tàu được trao cấp thử nghiệm.

Tàu khách: Ch công dụng của tàu (ch hành khách)

V FRP: Ch vật liệu dùng để đóng thân tàu (V mặt kết cấu thân tàu vỏ FRP phải tha mãn các yêu cu của Qui phạm kim tra và chế tạo các tàu chất do ct sợi thy tinh -TCVN 628K2-1997).

CHƯƠNG 3 KIỂM TRA PHÂN CẤP TÀU

3.1  Kiểm tra đóng mới

3.1.1  Trình duyệt kỹ thuật

Trưc khi đóng mới phi trình h sơ kỹ thuật của tàu cho Đăng kim xét duyệt như nêu ở TCVN 5804-1 : 2001. Phần 1-B Chương 2 "Hồ kỹ thuật của tàu".

3.1.2  Duyệt hồ sơ kiu mi

Nếu phn bất kỳ của thân tàu hoặc hệ thống máy tàu của hồ sơ trình duyệt có kết cấu kiểu mới, có áp dụng công ngh mới hoặc sử dụng vật liệu mi mà chưa được thực tế khai thác kiểm nghiệm về nguyên lư và chế độ làm việc thì Đăng kiểm sẽ quy định khối lượng kiểm tra và thử nghim đặc bit trong quá trình đóng mới hay khai thác phương tin.

3.1.3  Xác định ngày kết thúc kiểm tra

Thông thưng ngày kết thúc kiểm tra đóng mới sẽ là ngày được dùng để xác định các chu kỳ kiểm tra tiếp theo của tàu.

Nếu thi gian t khi hạ thủy đến khi hoàn thành toàn b hoặc đến khi tàu được xuất xưởng bị kéo dài quá 6 tháng thì theo yêu cu của chủ tàu Đăng kiểm có thể yêu cầu phải kiểm tra trên đà trước khi cho tàu đi hoạt động, và ngày kiểm tra trên đà này được dùng để xác định chu kì kiểm tra tiếp theo của tàu.

3.2  Kiểm tra phân cấp những tàu đang khai thác

3.2.1 Kiểm tra ln đầu để trao cp

Kiểm tra lần đầu đtrao cấp nhm xác nhn khả năng trao cấp cho tàu lần đầu tiên được đưa đến Đăng kiểm để phân cấp.

Khi lưng kiểm tra phải đđđánh giá trạng thái kỹ thuật toàn diện của tàu và tùy thuộc vào tui tàu cũng như h sơ kỹ thuật mà tàu có.

3.2.2  Kiểm tra định kì

Kiểm tra định kì để duyt lại cp đã trao cho tàu.

Thời hạn gia hai ln kiểm tra định kì đối với tất cả các loại tàu là 5 năm.

3.2.3  Kiểm tra hàng năm

Kiểm tra hàng năm nhm xác nhận các điu kiện duy trì cấp đã trao cho tàu. Thi gian giữa hai ln kiểm tra hàng năm được quy định như sau:

1  Sáu tháng mt ln đối với tàu vỏ g không bọc ngoài.

2  Mi năm mt lần đối vi các loại tàu còn lại.

3.2.4  Kiểm tra trên đà

Kiểm tra trên đà nhm xác nhận trạng thái kỹ thuật các phn chìm dưới nước để duy trì cấp đã trao cho tàu. Thi gian kiểm tra trên đà được quy định như sau:

1  Đối với tàu vỏ g không bọc ngoài: Một năm một lần.

2  Đối vi tt cả các tàu còn lại: 2,5 năm một lần, tuy nhiên trong định kỳ 5 năm phải lên đà hai lần, một trong hai ln lên đà phải trùng vi đợt kiểm tra định kỳ và khoảng cách tối đa giữa hai ln lên đà không quá 3 năm.

Để thuận tiện cho việc kiểm tra, Đăng kiểm khuyến khích b trí đợt kiểm tra trên đà trùng với đợt kiểm tra hàng năm lần thứ hai hoặc thứ ba.

3.2.5  Kiểm tra bất thường

1  Kiểm tra bất thưng tàu hoặc từng phn máy móc, thân tàu, trang thiết bị của chúng được tiến hành trong mọi trường hợp theo yêu cu của chủ tàu, bảo hiểm, hoặc theo chỉ thị đặc biệt của Nhà nước. Căn cứ vào mục đích kiểm tra, tuổi tàu trạng thái k thuật của tàu, Đăng kiểm sẽ quy định khi lượng kiểm tra và trình ttiến hành.

2  Đi với tàu bị tai nạn thì việc kiểm tra bất thường phải được tiến hành ngay sau khi tàu bị tai nạn. Việc kiểm tra này nhm mục đích phát hiện hư hỏng, xác định khối lưng công việc cn thiết để khc phục những hu quả do tai nạn gây ra và tiến hành thử nghiệm nếu cn thiết cũng như xác định khả năng và điu kiện giữ cấp của tàu.

3.3  Hoãn kiểm tra

3.3.1  Hoãn kiểm tra định kỳ

Theo đề nghị của chủ tàu, trong những tng hợp có lư do chính đáng. Đăng kiểm có thể hoãn ngày kiểm tra định kỳ để duyệt lại cấp tàu, sau khi đã tiến hành kiểm tra cụ thể tàu vi khi lượng đđđánh giá trạng thái kỹ thuật của tàu.

Kiểm tra định kì có thể đưc hoãn tới một thời hạn không quá 03 tháng nếu đợt kiểm tra nêu trên chỉ ra trạng thái kỹ thuật của tàu có thể đảm bảo an toàn trong thời gian hoãn đó. Ngày kiểm tra định kì lần sau được tính từ ngày kết thúc kiểm tra định kì ln trước.

3.4  Rút cấp và xóa đăng kư

3.4.1  Cơ sở để rút cp và xóa đăng kư

1  Đăng kiểm sẽ rút cp xóa đăng kư của tàu và thông báo cho chủ tàu khi:

(1) Chủ tàu yêu cu:

(2) Đăng kiểm viên thông báo tàu không còn sử dụng vì gii bản, chìm hoặc trạng thái kỹ thuật không còn phù hợp với Quy phạm này qua kết quả kiểm tra của Đăng kiểm viên quy định ở 3.2;

(3) Chủ tàu kng thực hiện các yêu cầu của Đăng kiểm đưa ra trong h sơ kiểm tra của Đăng kiểm:

(4) Tàu không được đưa vào kiểm tra đúng hạn quy định của Đăng kiểm;

(5) Chủ tàu không trả lệ phí kiểm tra.

3.4.2  Bảo lưu của Đăng kiểm

Trong trường hợp (3), (4), (5) ở 3.4.1 trên, Đăng kiểm có thể rút cấp và xóa đăng kư trong một thi hạn nhất định.

3.5  Phục hồi cấp tàu

3.5.1  Kiểm tra phục hi cp u

Theo đề nghị của chủ tàu, Đăng kiểm có thể tiến hành kiểm tra đặc biệt đ phục hi cấp tàu đối với tàu đã bị rút cp. Khi lượng kiểm tra trong từng trường hợp s do Đăng kiểm quy định tùy thuộc vào tuổi tàu, lư do mà tu bị rút cp, cũng như công dụng và vùng hoạt động của nó.

3.5.2  Đăng kư lại

Sau khi đưc phục hi cp, các tàu s được Đăng kiểm đăng kư lại vào sổ đăng kư tàu sông của Đăng kiểm.

Phần 1-A, Chương 4

CHƯƠNG 4 GIÁM SÁT KỸ THUẬT

4.1  Quy định chung

4.1.1  Khi lưng giám sát k thut và phân cp u

1  Xét duyệt thiết kế kỹ thuật.

2  Giám sát việc chế tạo vật liệu và sản phẩm mà Qui phạm này đã quy định, dùng để chế tạo và sửa chữa các đối tượng chịu sự giám sát của Đăng kiểm.

3  Giám sát việc đóng mới, phục hồi hoặc hoán cải tàu.

4  Kim tra các tàu đang khai thác.

5  Trao cấp, xác nhận, phục hồi cấp, ghi vào "Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thủy nội địa" và cấp các chứng từ của Đăng kiểm cho tàu, vật liệu và sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm.

4.1.2  Các quy định về giám sát kỹ thuật

1  Để thực hiện công tác giám sát kỹ thuật, chủ tàu, chủ xưởng, các cơ sở chế tạo vật liệu, sản phẩm phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Đăng kiểm tiến hành kiểm tra, thử nghiệm các sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm.

2  Người thiết kế, chủ tàu, các nhà máy đóng tàu, các cơ sở chế tạo vật liệu và sản phẩm phải thực hiện các yêu cầu của Đăng kiểm khi thực hiện các công tác giám sát kỹ thuật.

3  Tt cả các sửa đổi liên quan đến vật liệu, kết cấu thân tàu và trang thiết bị, các sản phẩm khác với các yêu cầu của Qui phạm này phải được sự chấp thuận trước của Đăng kiểm.

4  Nếu có tranh chấp xảy ra trong quá trình giám sát giữa Đăng kiểm và các cơ quan chủ tàu, nhà máy đóng tàu, cơ sở chế tạo vật liệu và sản phẩm thì các đơn vị có quyền đề xuất trực tiếp với từng cấp từ thấp đến cao của Đăng kiểm. Ư kiến giải quyết của Đăng kiểm Việt Nam là quyết định cuối cùng.

5  Trong trường hợp phát hiện thấy vật liệu hoặc sản phẩm có khuyết tật, tuy đã được cấp giấy chứng nhận hợp lệ, Đăng kiểm có quyền yêu cầu tiến hành thử nghiệm lại hoặc phải khắc phục những khuyết tật đó. Trong trường hợp không thể khắc phục được những khuyết tật, Đăng kiểm có thể hủy bỏ giấy chứng nhận đã cấp.

6  Đăng kiểm có thể từ chối không thực hiện công tác giám sát kỹ thuật, nếu nhà máy đóng tàu, cơ sở chế tạo vật liệu hoặc sản phẩm vi phạm có hệ thống các quy định của Qui phạm này.

4.2  Giám sát việc chế tạo vật liệu và sản phẩm

4.2.1  Quy định chung

1  Trong từng phn Qui phạm này đều đưa ra bản danh mục vật liệu và sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm. Trong trường hợp cần thiết Đăng kiểm có thể yêu cầu giám sát việc chế tạo những vật liệu và sản phẩm chưa được nêu trong các bản danh mục.

2  Việc sử dụng những vật liệu, kết cấu hoặc quy trình công nghệ mới hoặc lần đầu tiên áp dụng trong đóng mới, sửa chữa tàu, chế tạo vật liệu và sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm phải có sự thỏa thuận trước với Đăng kiểm.

Đối với mẫu vật liệu, sản phẩm hoặc quy trình công nghệ sau khi được Đăng kiểm chấp thuận phải tiến hành thử nghiệm với nội dung đã được Đăng kiểm chấp thuận.

3  Đối với mẫu sản phẩm, kể cả mẫu tàu đầu tiên được chế tạo dựa vào hồ sơ kỹ thuật đã được Đăng kiểm xét duyệt thì việc thử nghiệm mẫu mới này ở xưởng chế tạo phải có sự giám sát của Đăng kiểm. Đăng kiểm có thể yêu cầu tiến hành những thử nghiệm đó tại các trạm thử hoặc phòng thí nghiệm thử trong các điều kiện khai thác với khối lượng và thời gian do Đăng kiểm quy định.

4  Nếu mẫu thử đầu tiên mà phải thay đổi kết cấu của sản phẩm hoặc phải thay đổi quy trình công nghệ so với những quy định được ghi trong hồ sơ kỹ thuật được Đăng kiểm duyệt cho mẫu đầu tiên, nếu được Đăng kiểm đồng ư thì chỉ cần trình bản danh mục những thay đổi đó.

Nếu không có gì thay đổi thì nhất thiết phải có sự xác nhận của Đăng kiểm là hồ sơ kỹ thuật đã được duyệt y cho mẫu đầu tiên là phù hợp để sản xuất hàng loạt.

5  Vật liệu và sản phẩm đưa ra ở 4.2.1-1 4.2.1-2 có thể được chế tạo dưới sự giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của Đăng kiểm. Hình thức giám sát sẽ do Đăng kiểm quy định.

Tất cả vật liệu và sản phẩm qua thử nghiệm đạt yêu cầu đều phải có dấu phù hợp với những chứng từ đã được Đăng kiểm cấp.

6  Những sản phẩm chế tạo ở nước ngoài được dùng để lắp đặt trên tàu phải có chứng chỉ được Đăng kiểm công nhận hoặc theo thể thức kiểm tra và công nhận do Đăng kiểm quy định trong từng trường hợp cụ thể.

4.2.2  Giám sát trực tiếp

1  Giám sát trực tiếp do Đăng kiểm trực tiếp tiến hành dựa trên các hồ sơ kỹ thuật đã được Đăng kiểm duyệt cũng như những Qui phạm và yêu cầu bổ sung hoặc những tiêu chuẩn đã được Đăng kiểm chấp thuận. Dựa vào các Hướng dẫn giám sát kỹ thuật tàu sông hiện hành và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể Đăng kiểm sẽ quy định khối lượng kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm trong quá trình giám sát.

2  Sau khi thực hiện giám sát và nhận được kết quả thỏa đáng về thử nghiệm vật liệu và sản phẩm, Đăng kiểm sẽ cấp hoặc xác nhận các chứng từ theo thể thức đã quy định.

4.2.3  Giám sát gián tiếp

1  Giám sát gián tiếp do những người của các cơ sở sản xuất vật liệu, sản phẩm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ do Đăng kiểm đào tạo và ủy quyền tiến hành dựa trên những hồ sơ kỹ thuật đã được Đăng kiểm xét duyệt, các yêu cầu của qui phạm có liên quan, các yêu cầu bổ sung hoặc những tiêu chuẩn đã được Đăng kiểm chấp thuận.

2 Tùy từng trường hợp cụ thể Đăng kiểm sẽ quy định điều kiện tiến hành giám sát gián tiếp, khối lượng kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm cũng như việc kiểm tra lại các công việc đã ủy quyền.

3  Tùy thuc vào hình thức giám sát gián tiếp, kết quả giám sát, Đăng kiểm hoặc nhà máy chế tạo sẽ cấp các chứng từ theo quy định của Đăng kiểm cho đối tượng được giám sát.

4.2.4  Công nhn các trạm th và phòng thí nghiệm

1  Trong công tác giám sát kỹ thuật Đăng kiểm có thể công nhận các trạm thử, phòng thí nghiệm của xưởng đóng tàu, cơ sở chế tạo vật liệu và sản phẩm và ủy quyền cho các đơn vị đó bằng văn bản ủy quyền.

2  Việc công nhn các trạm thử hoặc phòng thí nghim phải thỏa mãn các điều kiện sau:

(1) Những dụng cụ và máy móc dùng trong việc kim tra và thử nghiệm chịu sự kiểm tra định kỳ của nhà nước và phải có giấy chứng nhận còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp;

(2) Phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện nêu trong văn bản ủy quyền hoặc công nhận.

3  Đăng kiểm có thể kiểm tra đột xuất sự hoạt động của các trạm thử hoặc phòng thí nghiệm đã được Đăng kiểm công nhận và / hoặc ủy quyền. Trong trường hợp các đơn vị được công nhận và / hoặc ủy quyền vi phạm các điều kiện để nhận được sự công nhận và / hoặc ủy quyền thì Đăng kiểm có thể hủy bỏ việc công nhận và / hoặc ủy quyền đó.

4.3  Giám sát đóng mới, phục hồi và hoán cải tàu

4.3.1  Giám sát của Đăng kiểm

Dựa vào h sơ kỹ thuật đã được xét duyệt, Đăng kiểm thực hiện việc giám sát trong đóng mới, phục hồi và hoán cải tàu.

Căn cứ vào các tài liệu hướng dẫn giám sát kỹ thuật tàu sông hiện hành của Đăng kiểm và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, Đăng kiểm sẽ quy định khối lượng kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm trong quá trình giám sát.

4.4  Kiểm tra tàu đang khai thác

4.4.1  Điều kiện kiểm tra của Đăng kiểm

Các chủ tàu phải thực hiện đúng thời hạn kiểm tra chu kì mà Phần này quy định. Phải chuẩn bị phương tiện sẵn sàng để đưa vào kiểm tra, đồng thời phải báo cho Đăng kiểm biết mọi sự cố, vị trí hư hỏng, việc sửa chữa hư hỏng giữa hai lần kiểm tra.

4.4.2  Điều kiện lắp đặt thiết bị mới

Trong trường hợp lắp đặt lên tàu đang khai thác những thiết bị mới phải tuân thủ đúng các quy định đưa ra ở 4.2.1 và phải có sự thỏa thuận trước với Đăng kiểm.

 

Phn 1-A, Chương 5

CHƯƠNG 5  HỒ SƠ KỸ THUẬT

5.1  Quy định chung

5.1.1  Khối lượng hồ sơ trình duyệt

Trước khi đóng tàu hoặc chế tạo vật liệu và sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm, phải trình Đăng kiểm xét duyệt hồ sơ kỹ thuật với khối lượng được quy định trong các hạng mục tương ứng của Qui phạm này. Khi cần thiết Đăng kiểm có thể yêu cầu tăng số lượng hồ sơ.

Những tiêu chuẩn về vật liệu hoặc sản phẩm được Đăng kiểm chấp thuận có thể thay được một phần hay toàn bộ hồ sơ tương ứng với tiêu chuẩn ấy.

Khối lượng hồ sơ kỹ thuật của những tàu, sản phẩm có kết cấu đặc biệt, trong từng trường hợp cụ thể sẽ được Đăng kiểm quy định riêng.

5.1.2  H sơ trình duyệt

1  Cơ quan thiết kế phi trình các hồ sơ sau đây cho Đăng kiểm duyệt:

(1) Thiết kế kỹ thuật để xét duyệt theo các yêu cầu của Qui phạm này;

(2) Thiết kế thi công khi Đăng kiểm yêu cầu;

(3) Thiết kế hoàn công để xét duyệt nếu sản phẩm đóng ra có sai khác so với thiết kế kỹ thuật đã được duyệt;

(4) Trình thiết kế sửa đổi so với hồ sơ kỹ thuật đã được Đăng kiểm xét duyệt có liên quan đến các chi tiết và kết cấu được quy định trong Qui phạm này trước khi tiến hành sửa đổi.

(5) Trình hồ sơ hoàn công trên cơ sở những thay đổi được Đăng kiểm chấp thuận.

5.1.3  Yêu cầu v h sơ trình duyệt

1  Hồ sơ kỹ thuật trình Đăng kiểm xét duyệt phải thể hiện đầy đủ các số liệu cần thiết để chứng minh được rằng các yêu cầu của Qui phạm này đã được thực hiện.

2  Những bn tính để xác định các thông số và đại lượng phải phù hợp với các yêu cầu của Qui phạm hoặc phương pháp được Đăng kiểm chấp thuận và phải đảm bảo độ chính xác cao.

5.1.4  Đóng dấu duyệt

Hồ sơ kỹ thuật được Đăng kiểm xét duyệt sẽ được đóng dấu của Đăng kiểm nếu chúng đáp ứng được các yêu cầu của Qui phạm này và các qui phạm khác liên quan. Các bản tính và các hồ sơ tham khảo khác sẽ không được đóng dấu duyệt của Đăng kiểm.

5.2  Thời hạn hiệu lực của thiết kế kỹ thuật đã được duyệt

5.2.1  Quy định về thiết kế kỹ thuật được duyệt

Thời hạn hiệu lực của thiết kế kỹ thuật tàu, hoặc sản phẩm đã được xét duyệt là 5 năm. Sau khi hết thời hạn này hoặc thời gian tính từ ngày xét duyệt tới ngày bắt đầu đóng, đã quá 2,5 năm hoặc Qui phạm được sử dụng để thiết kế đã thay đổi, thì phải trình hồ sơ thiết kế để xét duyệt lại.

5.2.2  Quy định về việc áp dụng Qui phạm sửa đổi

Hồ sơ duyệt lại phải phù hợp với các bổ sung sửa đổi của Qui phạm đã có hiệu lực áp dụng.

 

Phần 1-B, Chương 1

PHẦN 1-B  QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHÂN CẤP

PART 1-B  REGULATIONS FOR THE CLASSIFICATION

CHƯƠNG 1  QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Yêu cầu về phân cấp

1.1.1  Quy định chung

1  Điều kiện để phân cấp tàu là các yêu cầu của Qui phạm này đối với tàu đã được thỏa mãn.

2  Cấp đã trao cho tàu sẽ được giữ đến khi tàu được kiểm tra theo quy định, chúng vẫn được duy trì phù hợp với các yêu cầu của Qui phạm này.

3  Các tai nạn, khuyết tật hoặc hư hỏng bất kỳ có thể làm ảnh hưởng đến các điều kiện đã được dùng làm cơ sở để trao cấp tàu thì chủ tàu phải thông báo cho Đăng kiểm biết.

4  Qui phạm này được xây dựng trên cơ sở là các tàu sẽ được xếp hàng và sử dụng đúng theo quy định. Qui phạm này không áp dụng cho các trường hợp phân bố hoặc tập trung hàng hóa một cách đặc biệt trừ khi trong kư hiệu cấp tàu có quy định hoặc đề cập tới.

5  Khi kiểm tra lần đầu để trao cấp, phải căn cứ vào thiết kế đã duyệt để định cấp cho tàu.

1.2  Trau cấp tàu

1.2.1  Quy định chung

Mỗi một tàu được đóng phù hợp với các yêu cầu TCVN 5801-1: 2001 đến TCVN 5801-9: 2001, phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Nhà nước, của ngành hoặc các yêu cầu tương đương, được coi là đảm bảo an toàn để hoạt động trong vùng nước quy định khi chuyên chở hành khách, hàng hóa hoặc thực hiện những công việc đã dự kiến khi thiết kế đều được nhận cấp theo quy định của Chương 2, Phần 1-A của TCVN 5801-1: 2001. Kư hiệu cấp tàu sẽ được ghi vào "Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thủy nội địa".

 

Phần 1-B, Chương 2

CHƯƠNG 2  HỒ SƠ KỸ THUẬT CỦA TÀU

2.1  Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu đóng mới

2.1.1  Quy định chung

Danh mục các hồ sơ kỹ thuật bắt buộc trình Đăng kiểm xét duyệt được đưa ra ở các điều kiện từ 2.1.2 đến 2.1.10.

2.1.2  Phần chung

1  Thuyết minh chung toàn tàu.

2  Bản vẽ bố trí chung.

2.1.3  Thân tàu

1  Bản tính chọn kích thước các cơ cấu thân tàu.

2  Bản vẽ mặt cắt ngang sườn giữa, các mặt cắt ngang tiêu biểu và các cơ cấu chính của khung xương. Trong các bản vẽ này phải chỉ rơ kích thước của tất cả các cơ cấu thân tàu, kể cả thượng tầng và lầu, vật liệu chế tạo, khoảng cách giữa các cơ cấu chính của các khung xương ngang và dọc, các kích thước chính của tàu, các tỷ số kích thước.

3  Bản vẽ kết cấu cơ bản.

4  Bản vẽ kết cấu boong và sàn có các chỉ dẫn về tải trọng tính toán, nếu tải trọng này lớn hơn quy định.

5  Bản vẽ kết cấu đáy trong (đáy đôi, nếu có).

6  Bn vẽ khai trin tấm vỏ bao.

7  Bn vẽ vách ngang, vách dọc.

8  Bản vẽ kết cấu phần đuôi và sống đuôi.

9  Bn vẽ kết cấu phần mũi và sống mũi.

10  Bản vẽ gối đỡ và trụ đỡ ổ trục chân vịt.

11  Bản vẽ bệ máy và nồi hơi chính, kể cả kết cấu đáy ở dưới bệ.

2.1.4  Trang thiết bị

1  Bản vẽ sơ đồ bố trí các lỗ khoét ở thân tàu, thượng tầng và lầu, có kèm các kích thước chiều cao thành miệng hầm hàng và nắp đậy các lỗ khoét.

2  Bản tính nắp đậy các lỗ khoét.

3  Các bản vẽ bố trí chung thiết bị lái, neo, chằng buộc, thiết bị kéo cũng như thiết bị đẩy của tàu đẩy.

4  Bản tính thiết bị lái, neo, chằng buộc và kéo đẩy.

5  Bản vẽ bố trí các thiết bị ngăn hàng rời.

6  Bản tính các thiết bị ngăn hàng rời.

7  Bản vẽ các cột đèn tín hiệu và dây chằng.

8  Bản tính sức bền cột đèn tín hiệu và dây chằng.

2.1.5  Ổn định của tàu

1  Bản vẽ tuyến hình.

2  Bản tính và bản vẽ đường cong thủy lực.

3  Bản tính và bản vẽ các đường cong diện tích đường sườn và mômen tĩnh của diện tích đường sườn (Bonjean).

4  Bản tính và bản vẽ các đường cong cánh tay đòn ổn định hình dáng (Pantokaren).

5  Bảng tổng hợp về lượng chiếm nước, vị trí trọng tâm, độ chúi và độ ổn định ban đầu cho các trạng thái tải trọng khác nhau.

6  Các tài liệu tính toán có liên quan đến việc kiểm tra ổn định của tàu, bản tính trọng lượng cho những trạng thái tải trọng khác nhau của tàu có kèm theo chỉ dẫn bố trí hàng hóa, nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn, bản tính diện tích mặt hứng gió, mô men nghiêng do hành khách tập trung một bên mạn, góc vào nước, hiệu chỉnh mặt tự do của hàng lỏng, tính kín của các cửa, lỗ khoét,v.v. Sơ đồ bố trí hành khách và hàng trên boong, sơ đồ bố trí các cửa ra vào, cửa sổ ở bên mạn v.v.

7  Bản tính ổn định trong các trường hợp chuyên chở hàng hạt hoặc các loại hàng rời khác.

8  Bảng tổng hợp các kết quả kiểm tra ổn định theo TCVN 5801-7: 2001, các đồ thị ổn định tĩnh và động.

9  Bản tính dung tích các khoang, két.

2.1.6  Chia khoang

1  Phạm vi áp dụng: Mục này chỉ áp dụng cho các tàu sau đây:

(1) Tàu khách;

(2) Tàu chở hàng nguy hiểm (Bao gồm tàu dầu, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hóa chất nguy hiểm và các tàu tương tự) có chiều dài đường nước thiết kế từ 50,0 m trở lên.

2  Các hồ sơ đưa ra ở 2.1.5

3  Bản tính ổn định lúc tàu bị tai nạn, ở những trạng thái ngập nước xấu nhất cùng với các đồ thị ổn định tĩnh của tàu đã bị hư hỏng.

4  đồ các khoang có biểu thị tất cả các boong kín nước, vách kín nước, tấm ngăn kín nước kèm theo cả kiểu đóng kín, cách luân chuyển chất lỏng giữa các khoang và thiết bị điều chỉnh độ nghiêng, độ chúi khi bị tai nạn bằng cách cho ngập nước.

5  Bản tính mặt cắt ngang các lỗ khoét để cho nước tràn vào và thời gian chỉnh lại tư thế tàu.

2.1.7  Phòng, phát hiện và chữa cháy

1  Bản vẽ bố trí các vách chống cháy chia tàu thành các vùng chống cháy chính, các vách chịu lửa và các vách ngăn lửa, có chỉ dẫn các cửa ra vào, nắp đậy, lối đi v.v… ở trong các vách đó.

2  Bản vẽ bố trí chung, có chỉ dẫn các lối sơ tán và thoát nạn.

3  Bản vẽ sơ đồ nguyên lư của hệ thống chữa cháy, bố trí các trạm dập cháy.

4  Bn vẽ sơ đồ hệ thống tín hiệu báo cháy.

5  Bản tính hệ thống chữa cháy (các bơm, thiết bị dập cháy bằng bọt v.v…)

6  Thuyết minh về phòng và chữa cháy, có chỉ dẫn về vật liệu được dùng làm kết cấu cách nhiệt, chỗ đặt chúng và mức độ cháy của chúng.

7  Bản kê các trang thiết bị phòng, chữa cháy.

2.1.8  Hệ thng máy tàu

1  Bn vẽ toàn bộ bố trí các máy, nồi hơi và trang thiết bị trong buồng máy và nồi hơi, buồng có nguồn năng lượng ứng cấp tai nạn, có thể hiện các lối thoát.

2  Bản vẽ buồng trung tâm điều khiển từ xa các máy chính, sơ đồ nguyên lư các thiết bị điều khiển, kể cả các hồ sơ đường ống của bộ điều khiển bằng thủy lực hoặc sơ đồ điều khiển cơ khí cũng như sơ đồ điện trong trường hợp điều khiển bằng điện.

3  Bn vẽ bố trí h trục.

4  Bản vẽ ống bọc trục và các chi tiết có liên quan.

5  Bản vẽ hệ trục (bao gồm trục chân vịt, trục trung gian, trục đẩy).

6  Bn vẽ ni trục và khớp ni.

7  Bn tính hệ trục.

8  Bn tính dao động xoắn đường trục trong hệ "động cơ chân vịt" cho máy chính là động cơ kiểu Piston có tổng công suất máy chính từ 220 kW trở lên.

9  Bản vẽ toàn b chân vịt và bn tính độ bề cánh của loại chân vịt cánh lin.

10  Bản vẽ các cánh, củ chân vịt kiu cánh tháo rời được và các chi tiết nối để cố định cánh vào củ chân vịt.

11  Bn tính độ bền cánh chân vịt kiểu cánh tháo rời được và chi tiết nối để cố định vào củ chân vịt.

12  Bn vẽ bố trí chung chân vịt biến bước.

13  Bn vẽ cánh, củ chân vịt và các chi tiết để cố định cánh chân vịt biến bước với củ chân vịt.

14  Bản vẽ sơ đồ hệ thống chân vịt biến bước.

15  Bản tính độ bền cánh, các chi tiết của cơ cấu đổi bước chân vịt.

2.1.9  Các hệ thống và đường ng

1  Bản vẽ sơ đồ hệ thống hút khô.

2  Bản vẽ sơ đồ hệ thống hố tụ nước bẩn, ống dẫn và lỗ xả nước ra ngoài mạn.

3  Bn vẽ sơ đồ hệ thống dằn tàu.

4  Bn vẽ sơ đồ hệ thống điều chỉnh nghiêng ngang và dọc.

5  Bn vẽ sơ sơ đồ hệ thống nhận và chuyển nhiên liệu lỏng.

6  Bản vẽ sơ đồ hệ thống ống đo, ống thông khí và ống tràn có ghi đường kính các ống.

7  Bn vẽ sơ đồ hệ thống bơm dầu hàng và hệ thống làm vệ sinh trên các tàu dầu.

8  Bn vẽ sơ đồ hệ thống thông hơi trên tàu dầu.

9  Bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp và xả nước nồi hơi.

10  Bn vđồ hệ thống nhiên liệu.

11  Bn tính các hệ thống nhiên liệu, dầu bôi trơn, làm mát.

12  Bn vẽ sơ đồ hệ thống ngưng tụ và bốc hơi

13  Bn vđồ hệ thống làm mát chính và phụ.

14  Bản vẽ sơ đồ hệ thống bôi trơn.

15  Bn vẽ sơ đồ hệ thống khí nén.

16  Bn vđồ đường ống khí thải.

17  Bn v bầu giảm âm của tàu dầu.

18  Bản vẽ sơ đồ hệ thống thông gió có vẽ cả các vách kín nước, vách chống cháy cũng như việc bố trí các tấm chắn lửa.

19  Bản tính thủy lực đường ống.

20  Bn tính hệ thống thông gió.

2.1.10  Trang bị điện

1  Bản vẽ sơ đồ nguyên lư phân phối năng lượng điện tử các nguồn điện chính mạng điện ứng cấp dùng cho chiếu sáng và đèn hành trình.

2  Bn vđồ nguyên lư của mạng phân phối điện chính và sự cố.

3  Bn tính công suất cần thiết của trạm phát.

4  Bn tính tiết diện cáp của mạch điện chính, mạch kích thích, điều khiển, kiểm tra, tín hiệu, bảo vệ.

5  Bn tính đoản mạch và phân tích chọn lọc của cơ cấu bảo vệ thiết bị.

6  Bn tính chiếu sáng của buồng và các không gian.

7  đồ nguyên lư nối bên ngoài các thiết bị điều khiển tàu, tín hiệu báo động và tín hiệu báo cháy.

8  Bn tính sụt áp khi nối các thiết bị tiêu thụ có công suất khởi động lớn nhất.

9  Bn kê các trang thiết bị có công dụng quan trọng có chỉ dẫn đặc tính kỹ thuật và các thông số.

2.2  Hồ sơ kỹ thuật tàu hoán cải và phục hồi

2.2.1  Hồ sơ hoán cải hoặc phục hồi

Hồ sơ này phải thể hiện được những phần được thay đổi và phải đủ số liệu để chứng minh rằng tàu sau hoán cải hoặc phục hồi thỏa mãn các yêu cầu của Qui phạm.

2.2.2  Hồ sơ yêu cầu khi thay đổi thiết bị

Trong trường hợp có lắp đặt lên tàu những máy móc hoặc thiết bị khác với những máy móc thiết bị lần trước, mà cần phải thỏa mãn các yêu cầu của Qui phạm này thì phải trình thêm hồ sơ kỹ thuật có liên quan của chúng cho Đăng kiểm xét duyệt với khối lượng như đã đưa ra đối với tàu đóng mới ở 2.1.

2.3  Hồ sơ thiết kế hoàn công

2.3.1  Trình duyt thiết kế hoàn công

Trong trường hợp tàu đóng ra có sai khác so với bản vẽ kỹ thuật đã được duyệt, phải trình Đăng kiểm thiết kế hoàn công để duyệt trước khi Đăng kiểm trao hồ sơ phân cấp cho tàu.

Phần 1-B, Chương 3

CHƯƠNG 3 KIỂM TRA TÀU

3.1  Thân tàu và thượng tầng

3.1.1  Quy định chung

1  Mục này gồm những chỉ dẫn về kiểm tra thân tàu thép, bê tông cốt thép, tàu gỗ và thượng tầng của chúng.

2  Thượng tầng tham gia uốn chung thân tàu v thượng tầng của tàu khách đều chịu sự giám sát kỹ thuật tương đương như thân tàu. Khi kiểm tra lần đầu, Đăng kiểm viên phải xác định được rằng thượng tầng được chế tạo phù hợp với thiết kế và về mặt kết cấu đảm bảo tham gia uốn chung thân tàu.

Việc đánh giá trạng thái kỹ thuật của thượng tầng cũng được thực hiện theo các mức và bằng những phương php đánh giá trạng thi kỹ thuật như thân tàu.

Khi kiểm tra thượng tầng và đánh giá trạng thái kỹ thuật phải đặc biệt lưu ư tới những cơ cấu được quy định ở TCVN 5801-2:2001 “Thân tàu v trang thiết bị” (tình trạng ca các nắp đậy, cửa ra vào, cửa sổ, thành miệng khoang hàng, vách chng chy, tính kín nước của các vách v.v...).

3  Với nhng thượng tầng nêu ở 3.1.1-2 thì Đăng kiểm ch giám sát kỹ thuật những cơ cấu được quy định ở TCVN 5801-2:2001 “Thân tàu và trang thiết bịˮ và không phải đánh giá trạng thái kỹ thuật ca những thượng tầng đó. Tuy nhiên những tàu đó s bị cấm hoạt động nếu thượng tầng bị hư hỏng và c ảnh hưởng đến an toàn khi hoạt động hoặc thượng tầng có kết cấu không tha mn yêu cầu được quy định ở TCVN 5801-2:2001 “Thân tàu và trang thiết bị”.

Khi kiểm tra thân tàu đều phải tiến hành kiểm tra độ chính xác ca việc định dấu mạn khô.

3.1.2  Kiểm tra lần đầu

1  Việc kiểm tra lần đầu tn tàu được tiến hành với khối lượng đủ để nêu r đặc điểm kết cấu thân tàu, xác định được sự phù hợp với yêu cầu của TCVN 5801-2:2001 “Thân tàu và trang thiết bịˮ, đánh giá được trạng thái kỹ thuật của nó, thiết lập những dặc điểm kỹ thuật khác để làm cơ sở lập và cấp “Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thủy nội địa”.

2  Khối lượng kiểm tra và danh mục hồ sơ k thuật trình cho Đăng kiểm khi kiểm tra lần đầu được quy định trong tài liệu hướng dẫn gim sát kỹ thuật của Đăng kiểm.

3  Đối với những tàu được đóng không có sự giám sát ca Đăng kiểm Việt Nam thì phải đưa tàu vào ụ hoặc lên triền để kiểm tra phần chm dưới nước ca tàu.

Trước khi kiểm tra phải vét sạch nước và nhiên liệu trong các hầm hàng, cc khoang mũi, khoang đuôi, các ngăn cách ly, các t nhiên liệu, phải tháo các tấm lót trong các khoang, phải làm sạch g, chất bm bẩn cả bên ngoài và bên trong của các bộ phân kim loại ca thân tàu.

Việc đánh giá trạng thái kỹ thuật được tiến hnh theo các mục nêu ở 3.1.7.

Phải đo chiu dy thực ca tấm vỏ, tấm vách, tấm boong, các cơ cấu và các bộ phận khác của thân tàu và ghi các chiều dy đó vào “Sổ kiểm tra kĩ thuật phương tiện thủy nội địaˮ và bản vẽ khai triển vỏ bao.

4  Ngoài việc kiểm tra ổn định ca tàu theo TCVN 5801-7: 2001 "Ổn định nguyên vẹn", đối với tu khách phải lập và cấp bn "Thông báo ổn định'' cho thuyền trưởng.

5  Khi kiểm tra, nếu có nghi ngờ về độ kín ca tấm v, tấm boong, tấm vách thì phải yêu cầu thử độ kín nước của chúng.

6  Việc kiểm tra lần đầu thân tàu của tàu đóng ra không có sự giám sát trực tiếp của Đăng kiểm được tiến hành theo phương pháp như kiểm tra định kỳ.

7  Khi kiểm tra lần đầu nếu phát hiện thấy có khuyết tật ảnh hưởng đến an toàn khi hoạt động hoặc thấy có những bộ phận không phù hợp với TCVN 5801-2: 2001 "Thân tàu và trang thiết bị" hoặc thiếu những hồ sơ kỹ thut cần thiết thì tàu s không được trao cấp và “Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thủy nội địa”.

3.13  Kiểm tra định kỳ

1  Kiểm tra định kỳ được tiến hành theo thời hạn nêu ở 3.2.2 Phần 1-A ca TCVN 5801-1: 2001.

2  Khi kiểm tra định kỳ thân tàu phải đưa tu vào hoặc lên triền để xem xét phần ngâm nước của tàu. Đối với tàu bê tông cốt thép nếu phần ngâm nước không có khuyết tật thì không cần phi vào ụ.

3  Khi tàu ở trong ụ, phải tiến hành khảo sát trạng thái kỹ thuật ca phần ngâm nước, phần khô và lập các hồ sơ sau:

(1) Bản v khai triển tấm vỏ, tấm boong, có ghi rõ những chỗ hư hỏng và độ mòn;

(2) Bn đo độ mòn và hư hng ca những nhóm cơ cấu chính ca thân tàu. Căn cứ vào các số liệu đo chỗ hư hng. Đăng kiểm viên lập biên bn kiểm tra định kỳ.

Trong biên bản phải nêu r mức độ mòn của thân tàu, đặc tính phân bố và kích thước chỗ hư hỏng và đề ra các yêu cầu sửa chữa cần thiết.

4  Khi kiểm tra định k phi tháo ván lót, lớp bọc cách nhiệt ở các khoang hàng và ván gỗ phía bên trong với khối lượng đủ để xác định độ mòn và hư hỏng của tất c các bộ phận thân tàu. Nếu chỗ nào tráng xi măng phi gỡ sạch lớp tráng xi măng.

5  Khi kiểm tra định kì, phi tiến hành kiểm tra chọn lọc các bộ phận sau đây ca thân tàu và thượng tầng tham gia uốn chung của thân tàu:

(1) Tấm vỏ, các vách kín nước, cơ cấu mạn và đáy (nhất là phía trước nồi hơi, trong các két chứa nhiên liệu, trong khoảng không gian giữa 2 đáy, và 2 boong), tấm mạn (nhất là vùng miệng ống khí xả, miệng ống nước vệ sinh, miệng ống thoát nước bẩn), tấm mạn trong và tấm đáy trong;

(2) Tấm boong (nhất là tấm mép boong), cơ cấu boong, các lỗ khoét ở boong, thành miệng hầm hàng, thượng tầng và các lỗ khoét ở phần lộ thiên của boong và thượng tầng.

6  Trước khi kiểm tra, các két nhiên liệu, các ngăn cách ly và các khoang hàng của tàu dầu phải được tẩy sạch, lấy mẫu để thử và lp biên bản chứng tỏ nồng độ dầu không gây nguy hiểm cho việc kiểm tra.

7  Khi kiểm tra thân tàu gỗ phải kiểm tra tất cả cc cơ cấu và ván gỗ.

Phi đặc biệt chú kiểm tra các mng, các cơ cấu dọc và những chỗ dễ bị mục nát. Phải kiểm tra tỉ mỉ độ kín nước ca các mối xám và tình trạng của các bu lông liên kết, khi kiểm tra thân tàu bằng gỗ, gỗ dán, cần chú ý đến hiện tượng phân lớp, mài mòn, xoắn vỏ đỗ của ván vỏ, vết nứt ở cơ cấu, ở các lớp của cơ cấu, ở các lớp của sống tàu và ở các chỗ nối sống đáy với sống mũi, sống đuôi.

8  Khi kiểm tra thân tàu bê tông cốt thép, Đăng kiểm viên phải chú ý đến các vết nứt, lỗ thủng, tróc lớp bê tông ra khi cốt, rò và thấm nước. Những chỗ hỏng đã sửa chữa phải ghi vào bn vẽ kết cấu.

3.1.4  Kiểm tra hng năm

1  Kiểm tra hàng năm thân tàu được tiến hình theo thời hạn quy định ở 3.2.3 Phần 1-A của TCVN 5801-1: 2001. Kiểm tra hàng năm thân tàu lần thứ hai hoặc thứ ba phải được tiến hành ở trên đà nếu đợt kiểm tra trên đà giữa định k 5 năm được thực hiện.

2  Để kiểm tra hàng năm, phi vệ sinh sạch sẽ các hầm hàng, phía trong tấm v phải đánh sạch rỉ, bẩn, gỗ lát và gỗ bọc mạn các khoang hàng và các khoang khác phải được tháo bớt đi một phần. Nếu trên mặt ván, gỗ bọc trong các buồng ca thân tàu c dấu hiệu mục nát, phồng lên hoặc ngấm nước, thì phải bc những chỗ đó ra.

3  Khi kiểm tra hàng năm phi kiểm tra tấm v, các cơ cấu, các vách kín nước, boong, và những chỗ khác, các két chứa nhiên liệu, hầm mi, hầm đuôi và những chỗ bị mài mòn nhiều.

4  Đối với tàu dầu, không cần xem xt bên trong các khoang hàng nếu khi kiểm tra bên ngoài mà không phát hiện thấy c các hư hỏng. Nếu phát hiện được các hư hỏng thì các khoang của tàu đều phải được chuẩn b để kiểm tra theo quy định ở 3.1.3-6 Phần 1-B của TCVN 5801-1: 2001.

5  Nếu khi kiểm tra nhận thấy rằng tàu c sự hoán cải mà không báo cho Đăng kiểm thì ch tàu phải nộp đầy đủ hồ sơ hoán cải và phi chịu sự kiểm tra với khối lượng kiểm tra như ban đầu.

6  Nếu khi kiểm tra hàng năm nhận thấy rằng thân tàu bị mòn hoặc biến dạng lớn th phải đưa tàu vào ụ để xem xt và đo độ mòn, độ biến dng.

7  Dựa vo kết quả kiểm tra để đánh giá trạng thái kỹ thuật ca thân tàu.

3.1.5  Kiểm tra trên đà

1  Tu phi được vệ sinh sạch sẽ và đặt trên các căn an toàn có đủ độ cao trên đà. Cần lưu ư đến các kết cấu dễ bị ăn mòn, hư hng hoặc biến dạng quá mức.

2  Phải kiểm tra các lỗ hút nước sông và các lỗ x qua mạn, các van cùng các chi tiết cố định chúng vào tàu.

3  Phải kiểm tra bánh lái, chốt lái, bu lông cố định. v.v..

4  Phải kiểm tra chân vịt, sự cố định chân vịt vo trục, khe hở bạc đuôi, độ kín ca vòng đệm kín dầu v.v..

3.1.6  Kiểm tra bất thường

Kiểm tra bất thường, được tiến hành theo quy định ở 3.2.5 Phần 1-A ca TCVN 5801-1: 2001, khối lượng kiểm tra tùy thuộc vào mục đích kiểm tra.

3.1.7  Đánh giá trạng thái kỹ thuật

1  Để đánh giá trạng thái kĩ thuật của thân tàu phải dựa vào mức độ mòn của các cơ cấu chính, các biến dạng và các hư hỏng khác làm giảm độ bền chung của thân tàu và độ bền cục bộ của từng kết cấu.

2  Nếu khuyết tật được khắc phục bằng cách gia cường thêm hoặc có bản tính chứng minh được các cơ cấu bị mòn và/ hoặc toàn bộ thân tàu ván còn đủ dự trữ độ bền thì được phép châm chước về độ mòn và độ biến dạng so với yêu cầu của TCVN 5801-2: 2001 "Thân tàu và trang thiết bị".

3  Thân tàu bị đánh giá trạng thái kĩ thuật là "Cấm hoạt động" trong các trường hợp sau:

(1) Nếu một trong những hư hỏng vượt quá giới hạn cho phép đối với các tàu bị đánh giá là "Hạn chế hoạt động";

(2) Nếu độ vồng lên hay võng xuống của tàu, tại chỗ biến dạng lớn nhất có kèm theo hiện tượng đứt và nứt cơ cấu dọc, thành miệng hầm hàng, boong, tấm vỏ và hiện tượng nứt bỏ đáng lưu ý.

Khi thân tàu bị rò nước vượt qu khả năng ca hệ thống hút khô trên tàu.

3.2  Trang thiết bị

3.2.1  Quy đnh chung

1  Mục này quy định việc giám sát kỹ thuật đối với các thiết bị sau:

(1) Thiết bị neo, thiết bị lái và liên kết giữa tàu đẩy và sà lan đẩy;

(2) Đèn tín hiệu âm thanh và ánh sáng;

(3) Các chi tiết phụ: Lan can, mạn chắn sóng, cửa lấy ánh sáng, nắp đậy khoang lỗ người chui, lỗ thot thân;

(4) Trang bị tàu, cứu sinh, phòng và chữa cháy và trang bị hàng giang.

2  Khi các đèn tín hiệu, tín hiệu âm thanh ánh sáng và các chi tiết phụ bị hư hỏng chưa sửa chữa được thì tàu sẽ bị cấm đi hoạt động nhưng không làm giảm mức đánh giá trạng thái kỹ thuật chung của tàu, ngoài ra tàu còn bị cấm đi hoạt động trong các trường hợp sau:

(1) Nếu số sợi cáp bị đứt lớn hơn 10% tổng số sợi trên chiều dài gấp sáu lần đường kính;

(2) Đường kính xích neo bị giảm quá 15% đường kính xích hoặc thanh ngáng của xích bị hỏng;

(3)  Trục lái bị xoắn quá 10° hoặc có vết nứt ở trục lái bị xoắn dù góc xoắn là bao nhiêu.

3.2.2  Kiểm tra lần đầu

1  Khi kiểm tra lần đầu các phương tiện tín hiệu, các chi tiết phụ và các trang bị của tàu thì ngoài việc xem xét các hồ sơ do chủ tàu trình, kiểm tra bên ngoài và thử hoạt động, kiểm tra trọng lương neo, cỡ và chiều dài xích, kiểm tra giấy chứng nhận, dấu đóng của xưởng chế tạo trên neo và xích neo còn phải xem xét các trang thiết bị có phù hợp với yêu cầu của TVCN 5801-10:2001 "Trang bị an toàn" không.

2  Kiểm tra s hoạt động của các trang bị an toàn được tiến hành theo phương pháp trình bày trong các tài liệu hướng dẫn giám sát kỹ thuật ca Đăng kiểm.

3.2.3  Kiểm tra định kì

1  Kiểm tra định kì các trang bị an toàn của tàu được tiến hành đồng thời khi kiểm tra định kì tàu.

2  Phải kiểm tra tm hệ truyền động lái đã tháo rời ra, các máy của thiết bị neo, thiết bị kéo, xem xét và thử các tín hiệu và các chi tiết phụ khác, cũng như cc trang bị của tàu. Phải xác định độ mòn, sự hư hng và quy định khối lượng sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị của tàu.

3  Phải xác định trạng thái của cáp lái, trục truyền động, xéc tơ lái, cần lái, cơ cấu giới hạn góc quay của bánh lái hoặc đạo lưu. Khi tàu trong ụ phải kiểm tra gt lái, bánh lái và thiết bị đảo chiều ca tàu bằng thiết bị phụt nước, phải đo đạc khe hở ca ống bao trục. Các khe hở không được lớn hơn trị số cho phép.

4  Khi kiểm tra thiết bị liên kết, phải xem xét bên ngoài các chi tiết của chúng, với loại liên kết tự động một khóa phải tháo ra để xem xét đầu khóa và bộ hãm, với loại hai khóa phải xem xét thân khóa, bộ phận giữ và nhả dây. Phải kiểm tra các bu lông bệ, việc gia cường thân tàu tại vùng đặt thiết bị liên kết.

5  Căn cứ vào kết quả kiểm tra, phải đề ra các yêu cầu sa chữa hoặc thay thế thiết bị, các chi tiết phụ và trang bị.

3.2.4  Kiểm tra hàng năm

1  Việc kiểm tra hàng năm các trang thiết bị của tàu được tiến hành đồng thời với việc kiểm tra tàu quy định ở 3.2.3 Phần 1-A ca TCVN 5801-1: 2001.

2  Phải xem xét hệ truyền động lái, cáp lái, trục dẫn cần lái, xéc tơ lái, cơ cấu hạn chế góc quay của bánh lái hoặc đạo lưu và những chi tiết khác.

Phải kiểm tra thiết bị lái trong điều kiện làm việc. Truyền động lái chính được kiểm tra khi tàu chạy toàn tốc bằng cách bẻ lái nhiều lần từ mạn này sang mạn kia.

3  Khi kiểm tra thiết bị neo phải chú ý tới độ tin cậy của việc cố định xích neo, khả năng thả nhanh và tình trạng của thiết bị hãm.

Phải kiểm tra neo trong tình trạng hoạt động bằng cách thả lần lượt và kéo neo khi đất và đồng thời kéo cả hai neo.

4  Khi kiểm tra thiết bị neo của tàu chở dầu cấp I, phải kiểm tra độ kín của hầm xích và khả năng ngập nước của hầm. Phải kiểm tra các lưới gỗ tháo lắp được ở vùng đặt tời và thiết bị chằng buộc hoặc lớp mát tít phủ boong thay cho các lưới gỗ.

5  Khi thay neo hoặc xích neo phải kiểm tra như quy định ở 3.2.1-2 Phần 1-B ca TCVN 5801-1:2001.

6  Khi kiểm tra thiết bị liên kết giữa tàu đẩy và tàu được đẩy phải chú ý tới tình trạng gia cường các kết cấu thân tàu, dầm liên kết, bu lông liên kết. Với thiết bị liên kết tự động hai khóa phải chú tới thân kha, cơ cấu giữ, thiết bị nh dây và các chi tiết khác.

7  Khi kiểm tra thiết bị kéo phải kiểm tra tình trạng của mốc kéo, cột bích, độ tin cậy của việc cố định chúng với thân tàu, trang thiết bị hạn chế dây kéo. Phải kiểm tra độ nhậy của móc kéo khi có dây cáp buộc trong móc, biệc nhả cáp khỏi móc và thiết bị điều khiển nhả cáp từ buồng lái.

8  Phải kiểm tra đn tín hiệu và tín hiệu âm thanh ở trạng thái làm việc.

9  Phải kiểm tra tình trạng của các kết cấu phụ như lan can, cửa lấy ánh sáng, thiết bị đóng mở cửa kín nước, nắp hầm hng, lỗ thoát thân, lỗ người chui, lỗ thoát nước ở mạn chắn sóng và độ kín nước ca nắp hầm hàng.

10  Phải kiểm tra trang bị cứu sinh, trang bị hàng giang, trang bị phòng và chữa cháy. Phải tiến hành thử 25% số phao tròn nhưng không ít hơn một chiếc vì 10% phao cứu sinh cá nhân nhưng không ít hơn 2 chiếc.

3.2.5  Kiểm tra trên đà

Xem các quy định 3.1.5 của Chương này

3.2.6  Kiểm tra bất thường

Kiểm tra bất thường được tiến hình theo quy định ở 3.2.5 Phần 1-A của TCVN 5801-1: 2001. Khối lượng kiểm tra phụ thuộc vào mục đích kiểm tra được quy định cụ thể trong từng trường hợp.

3.3  Các hệ thống và đường ống

3.3.1  Quy định chung

1  Mục này quy định việc giám sát kỹ thuật những hệ thống chung toàn tàu sau đây: Hệ thống hút kho, hệ thống chữa cháy, hệ thống bơm dầu hàng, hệ thống rửa sạch dầu, hệ thống khí xả, hệ thống khí nén, hệ thống ống thông hơi, ống tràn, ống đo, hệ thống nước thải.

2  Những hư hỏng của hệ thống trên tàu không ảnh hưởng đến việc đánh giá trạng thái kĩ thuật chung toàn tàu, nhưng tàu sẽ bị cấm hoạt động cho đến khi khắc phục xong các hư hỏng của hệ thống.

3  Việc giám sát kĩ thuật các bình chứa khí nén kể cả đường ống của chúng được quy định ở Chương 7 của TCVN 5801-3:2001.

4  Việc thử các hệ thống ở trạng thái làm việc phải tiến hành với tất cả các bơm kèm theo, máy nén khí, thiết bị chịu áp lực, cơ cấu truyền động từ xa, khóa liên động và thiết bị tín hiệu.

3.3.2  Kiểm tra lần đầu

1  Kiểm tra lần đầu các hệ thống và đường ống để xem xt sự phù hợp của các hệ thống với thiết kế và các yêu cầu của Chương 7, TCVN 5801 -3: 2001 "Hệ thống máy tàu", thử hoạt động và lập hồ sơ cho tàu.

2  Khối luợng và thời gian kiểm tra hoạt động phải đủ để đánh giá được sự làm việc tin cậy của các hệ thống.

3.3.3  Kiểm tra định kì

1  Kiểm tra định kì các hệ thống và đường ống của tàu được tiến hành đồng thời khi kiểm tra định k tàu quy định ở 3.2.2 Phần 1-A ca TCVN 5801-1: 2001.

2  Phải xem xét tỉ mỉ tất cả các bộ phận của các hệ thống, các máy phục vụ cho chúng, pht hiện các hư hng, hao mòn và quy định khối lượng sửa chữa hoặc thay mới.

3  Khi tàu ở trong ụ phải kiểm tra kĩ các thiết bị và phụ tùng ở đáy và ngoài mạn. Phải thử độ kín nước các thiết bị phụ. Căn cứ vào kết quả kiểm tra để đề ra các yêu cầu về sửa chữa hoặc thay thế.

3.3.4  Kiểm tra hàng năm

1  Kiểm tra hàng năm các hệ thống và đường ống được tiến hành đồng thời với kiểm tra hàng năm tàu như quy định ở 3.2.3 Phần l-A của TCVN 5801-1: 2001.

2  Phải kiểm tra thử hoạt động tất cả các hệ thống và đường ống kết hợp với xem xét bên ngoài.

3  Đối với hệ thống hút khô phải kiểm tra sự hoạt động bằng cách thử hút nước từ các khoang của tàu.

4  Khi kiểm tra hệ thống chữa cháy bằng nước phải kiểm tra chiều cao tia nước phụt ra khi lượng nước tiêu thụ là tối đa, có xét đến hệ thống dập cháy bằng bt, hệ thống tưới nước và các nhu cầu khác.

5  Đối với tàu có hệ thống dập cháy bằng hơi nước phải kiểm tra sự hoạt động của hệ thống thông qua việc phun hơi nước vào buồng được bảo vệ.

6  Phải kiểm tra sự hoạt động của hệ thống dập cháy bằng bọt mà không cấp thêm chất tạo bọt vào.

7  Phải kiểm tra bằng cách cân để xác định lượng khí các bon níc trung bình, khi cần thiết phải thử sự hoạt động của hệ thống này.

8  Việc kiểm tra sự hoạt động của hệ thống dập cháy bằng hơi của chất lỏng dễ bay hơi (hệ thống dập cháy bằng chất lỏng) được tiến hành bằng cách dùng khí nén hoặc nước để khởi động. Phải cân bình để xác định khối lượng của chất dập lửa có trong bnh.

3.3.5  Kiểm tra bất thường

Kiểm tra bất thường được tiến hành theo quy định ở 3.2.5 Phần 1-A của TCVN 5801-1:2001, khối lượng kiểm tra ty theo mục đích kiểm tra.

3.3.6  Thử thủy lực

1  Việc thử thủy lực các hệ thống và đường ống trừ hệ thống bơm dầu hàng của tàu dầu được tiến hành cứ 8 năm một lần. Hệ thống bơm dầu hàng của tàu dầu được thử cứ sau 4 năm một lần, ngoài ra phải tiến hành thử thủy lực trong trường hợp thay mới đường ống, van, bình chứa và các máy của hệ thống đó.

2  p suất thử các hệ thống lấy theo quy định cho trong các phần tương úng của Quy phạm này.

3.4  Các máy

3.4.1  Quy định chung

1  Mục này quy định việc giám sát các động cơ chính, các máy phụ, các thiết bị và hệ thống phục vụ cho các máy tàu.

2  Các dụng cụ đo lường phải được kiểm tra định kỳ theo quy định của cơ quan đo lường Nhà nước.

3.4.2  Kiểm tra lần đầu

1  Việc kiểm tra lần đầu được tiến hành với khối lượng đủ để xem xét các số liệu kĩ thuật của động cơ chính, máy phụ cùng với hệ thống phục vụ cho các máy, kiểm tra sự phù hợp của các máy với yêu cầu đưa ra trong TCVN 5801-3:2001 "Hệ thống máy tàu", thử hoạt động để đánh giá trạng thái kỹ thuật, lập hồ sơ cho tàu, làm cơ sở cho việc cấp "Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thủy nội địa".

2  Danh mục tài liệu kỹ thuật nộp cho Đăng kiểm được quy định trong các tài liệu hướng dẫn giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm.

3  Nếu trong quá trnh kiểm tra phát hiện có hư hng hoặc có nghi ngờ ở các máy hoặc các chi tiết máy thì phải tháo máy đó ra để xác định trạng thái kỹ thuật của chúng.

3.43  Kiểm tra định kì

1  Việc kiểm tra định k các máy tiến hành đồng thời với việc kiểm tra định k tàu như quy định ở 3.2.2 Phần 1-A ca TCVN 5801-1: 2001.

2  Phải đo độ mòn và khe hở của những chi tiết quan trọng của động cơ chính (trục khuỷa, sơ mi xilanh, piston, chốt piston, bạc lót), của các bộ truyền động bánh răng, đường trục và ổ đỡ, phát hiện các hư hỏng của các chi tiết quan trọng, khi kiểm tra phải tháo rời các bộ phận của chúng.

3  Khi kiểm tra thân xilanh, sơ mi xilanh, trục khuỷu phải kiểm tra tình trạng bề mặt làm việc của chng, phải đặc biệt lưu ư phát hiện các vết nứt tại những vị trí c góc lượn, hạ bậc, thay đổi tiết diện v.v...

4  Khi kiểm tra các chi tiết chuyển động của động cơ chính cần chú ý tới trạng thái bề mặt làm việc và bề mặt lắp ráp của chúng.

5  Phải kiểm tra sự tiếp xúc giữa cc cổ trục, cổ biên với bạc đỡ của chúng.

6  Khi kiểm tra trục đẩy, trục trung gian, trục chân vịt và các ổ đỡ chặn phải chú ý tới trạng thái bề mặt làm việc, các vùng có lỗ khoét, rnh then, đoạn côn trục chân vịt thông qua việc rt trục ra khỏi ống bao.

7  Dựa vào kết quả đo đạc để xác định trạng thái kỹ thuật của các máy, đề ra khối lượng công việc cần sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết, trong trường hợp cần thiết phải tính toán kiểm tra sức bền của chúng.

8  Việc kiểm tra các máy phụ tương tự như việc kiểm tra máy chnh.

9  Trong từng trường hợp cụ thể, Đăng kiểm có thể thay đổi khối lượng kiểm tra, đo và tháo các bộ phận c liên quan tới việc kiểm tra, c chú ý tới đặc điểm kết cấu, thời gian làm việc, kết quả kiểm tra, sửa chữa và thay thế đã tiến hành lần trước.

10  Sau khi sửa chữa, lắp ráp, các máy phải được thử hoạt động để xác định khả năng làm việc v đánh giá trạng thái k thuật của chúng. Thông thường thời gian này được quy định từ 4 giờ đến 8 giờ tùy thuộc vo công suất ca máy chính.

3.4.4  Kiểm tra hàng năm

1  Các máy chính và máy phụ được kiểm tra hàng năm theo quy định ở 3.2.3 Phần 1-A của TCVN 5801-1: 2001 trùng với kiểm tra tàu hàng năm

2  Phải thử các máy khi tàu chạy với thời gian thử đủ để xác định trạng thái kỹ thuật của chúng theo đúng quy trnh kỹ thuật về vận hành động cơ ở các chế độ khác nhau. Thời gian thử do Đăng kiểm viên quyết định trong từng tờng hợp cụ thể phụ thuộc vào trạng thái kỹ thuật thực tế ca hệ thống máy tàu.

3  Phải thử máy theo chế độ tàu chạy tiến và lùi, kiểm tra đường trục, trạng thái làm việc của các ổ đỡ, các máy phụ, các hệ thống phục vụ cho các máy, các chương trình lệnh giữa buồng máy và buồng lái, kiểm tra mức chấn động đo my v hệ trục gây ra khi chúng hoạt động.

4  Các thông số kỹ thuật của các máy phải nằm trong giới hạn mà nhà chế tạo đã quy định.

5  Khi có nghi ngờ một số bộ phận và chi tiết máy hoạt động không bình thường thì phải tháo những bộ phận đó ra để kiểm tra.

6  Phải đo độ co bóp trục khuỷu của máy chính có liên kết với htrục sau khi th hoạt động (nếu kết cu động có cho phép). Trị s độ co bóp trục khuỷu phải nằm trong giới hạn qui định.

3.4.5  Kiểm tra bất thường

Kiểm tra bất thường được tiến hành theo qui định ở 3.2.5 Phn 1-A của TCVN 5801-1: 2001, khi lượng kiểm tra phụ thuộc vào mục đích kiểm tra.

3.4.6  Đánh giá trạng thái kỹ thuật

1  Trạng thái kỹ thuật của h thống máy tàu được đánh giá theo chỉ tiêu nào bị đánh giá thấp nhất.

2  Những chỉ tiêu chính dùng để đánh giá trạng thái kỹ thuật của h thống máy tàu là:

(1) Độ co bóp trục khuỷu của động cơ;

(2) Độ mòn của ổ trục, cổ biên trục khuu và độ đảo của trục khuỷu;

(3) Mức độ hư hng của những chi tiết c định và chi tiết chuyển động chính;

(4) Mức độ hư hỏng của h trục chân vịt.

3  Cơ sở để đánh giá trạng thái kỹ thuật là số liệu đo đạc được khi kim tra định kì và các thông số k thuật nhận được khi thử tàu.

Các máy và thiết bị được đánh giá là “Cấm hoạt động khi:

(1) Độ biến dạng và độ mòn của trục khuỷu lớn hơn trị số giới hạn của nhà máy chế tạo qui định hoặc lớn hơn trị số qui định trong các tài liệu hướng dẫn giám sát kỹ thuật của Đãng kiểm;

(2) Độ mòn của cổ trục theo đường kính lớn hơn giới hạn cho phép do nhà máy chế tạo qui định hoặc lớn hơn trị số qui định trong các tài liệu hướng dẫn giám sát kỹ thuật của Đãng kiểm;

(3) Có vết nứt, rơ hoặc tróc chi tiết cố định (khung blốc);

(4) Đ mòn rãng của bộ truyền động bánh rãng chính lớn hơn giới hạn cho nhà máy chế tạo qui định hoặc lớn hơn trị số qui định trong các tài liệu hướng dẫn giám sát kỹ thuật của Đãng kiểm;

(6) Chiều dài đường tiếp xúc rãng của bộ truyền động rãng chính nhỏ hơn 55% chiều dài toàn bộ rãng;

(7) Độ mòn của đường trục lớn hơn 0,04 lần đường kính ban đầu nếu không có bản tính chứng minh rằng hệ trục vẫn đủ bền để sử dụng;

(8) Độ méo (elíp) và độ côn của trục lớn hơn trị số của nhà máy chế tạo qui định hoặc lớn hơn trị s qui định trong các tài liệu hướng dẫn giám sát kỹ thuật của Đãng kim;

(9) Đ cong của trục chân vịt, trục đẩy, trục trung gian lớn hơn giới hạn người thiết kế qui định hoặc lớn hơn trị số qui định trong các tài liệu hướng dn giám sát kỹ thuật của Đãng kiểm;

5  Các máy bị cấm hoạt động nhưng không giảm mc đánh giá trạng thái kỹ thuật cho đến khi khc phục xong các khuyết tật sau:

(1) Các thông số k thuật chính của động cơ vượt quá giới hạn do nhà máy chế tạo qui định;

(2) Độ mòn và khe h của nhóm piston - xilanh và những chi tiết khác đạt đến gii hạn do nhà máy chế tạo qui định;

(3) Các hệ thống và các máy phụ phục vụ cho động cơ chính bị hng (bôi trơn, nhiên liu, làm mát);

(4) Thiết bị khi động, đảo chiều bị hỏng;

(5) Bộ điều tốc bị hng;

(6) Động cơ làm việc không đu, s vòng quay bị dao động, x khói đen nhiều;

(7) Nưc từ các hc làm mát rò vào các te;

(8) Khí rò qua đệm kín ở đỉnh blốc xi lanh và xupáp của động cơ đốt trong, hiện tượng rò hơi ở xupáp, hộp đệm xi lanh và van tợt của máy hơi nước;

(9) Van an toàn của máy, bộ truyền động từ xa van khóa dầu đốt bị hỏng;

(10) Phương tiện điều khiển từ xa và hệ thống tín hiệu bị hư hỏng;

(11) Máy bị rung nhiều;

(12) Hộp số bị nóng quá, hoặc quá ồn;

(13) Dụng cụ đo kiểm tra bị hỏng hoặc chưa được kiểm tra theo qui định;

(14) Bu lông biên bị dãn do khuyết tật hoặc hết thời hạn làm việc do nhà máy chế tạo qui định hoặc vượt quá thời hạn tính theo công thức sau:

(giờ)

Trong đó:

T: Thời gian làm việc của bulông biên;

n: Số vòng quay của trục khuỷu, vòng / phút.

6  Không tiến hành đánh giá trạng thái k thuật của động cơ phụ. Khi xác định khả nãng làm việc liên tục của chúng phi dựa vào hướng dẫn kim tra động cơ chính.

3.5  Nồi hơi

3.5.1  Qui định chung

1  Mục này qui định việc tiến hành giám sát kỹ thuật các nồi hơi và những thiết bị của nồi hơi với áp suất làm việc của hơi trong nồi và đường ng từ 0,05 MPa trở lên.

2  Các nồi hơi phải được:

(1) Kiểm tra bên trong cứ 2 nãm một ln;

(2) Th thủy lực cứ 8 nãm một lần;

(3) Kiểm tra bên ngoài khi có hơi cứ một nãm một lần.

3  Để lập sổ lư lịch nồi hơi, đường ống dẫn hơi chính và thống kê đãng kư nồi hơi đã chế tạo, hoặc những nồi hơi cũ đang sử dụng, mà chưa được kim tra hoặc không có tài liệu phi tiến hành kim tra bên trong, phải th thủy lực nồi hơi và đường ống dẫn hơi chính với áp suất thử qui định ở TCVN 5801-1: 2001, sau đó phải kiểm tra ra bên ngoài khi có hơi.

Khi lượng và thời gian thử phải đủ để xác định sự phù hp của thiết bị nồi hơi, thiết bị phụ với thiết kế và các yêu cầu ở TCVN 5801-3: 2001, đủ để xác định trạng thái kỹ thuật, lập sổ lư lịch ni hơi và các đường ống dn hơi.

4  Khối lượng và danh mục tài liệu kỹ thuật nộp cho Đãng kiểm được qui định trong các tài liệu hướng dẫn giám sát kỹ thuật của Đãng kiểm.

5  Khi kim tra, Đãng kiểm viên phải xem xét tỉ m những điều ghi trong sổ lư lịch nồi hơi và đường ống dn hơi chính.

Kết quả kiểm tra và các yêu cầu khc phục các hư hỏng phải ghi vào sổ lư lịch và vào biên bản kiểm tra.

6  Nếu như trong quá trình khai thác, phát hiện được những hư hỏng hoặc khuyết tật đã phát hiện được trước đây đang phát triển mạnh thì phải ngưng hoạt động và thông báo cho Đãng kiểm biết.

7  Bất kỳ khi nào, nếu phát hin được những khuyết tt của kim loại (vẩy, sẹo, phân, lớp, nứt, lồi) hoặc những nghi ngờ về chiều dầy thành nồi hơi, phi tiến hành kim tra kỹ lưỡng kim loại và chiều dầy nồi hơi, khi nồi hơi không có giấy chứng nhận về vật liệu thì cũng phải tiến hành khảo sát thí nghiệm vt liệu nồi hơi.

8  Số lượng và vị trí mu kim loại phi được cất ra để xác định độ cứng, độ bn, khảo sát cu trúc kim loại do Đãng kiểm viên quyết định và phải ghi rơ nguyên nhân phải th kim loại vào slịch nồi hơi trong những trường hợp sau:

(1) Ni hơi đã ngừng hoạt động từ 12 tháng trở lên;

(2) Nồi hơi đã đặt sang vị trí khác hoặc được tháo khỏi vị trí cũ;

(3) Khi sửa chữa đã rút ống lửa hoặc các b phận khác của nồi hơi, đã thay quá 10% thanh chng hoc 10% ống chằng, đã thay mt phần tm thành, đã tán lại quá 10% tổng số đinh trong một mối bt kỳ, đã hàn đắp lại các vết nứt, thay toàn b các ống nước sôi ở dãy màn vách;

(4) Bề mặt nồi hơi bị quá nóng;

(5) Buồng máy, buồng nồi hơi bị cháy, ni hơi bị n hoc bị xê dịch;

(6) Phát hiện thấy có hiện tượng phân lớp, nứt hoặc lồi ra của thành nồi hơi;

(7) Phát hiện thấy kim loại bị mòn nhiều;

(8) Thấy hiện tượng rò nước;

(9) Phát hin thấy bmặt hấp nhiệt của nồi hơi bị ẩm do dầu nhờn.

9  Trưng hp cần thay đổi áp suất làm việc của nồi hơi, phải tuân thủ các điều kiện dưới đây:

(1) Có th khôi phục lại áp suất làm việc đã bị giảm trước đây trở về áp suất làm việc lúc chế tạo với điều kiện đã khắc phục xong các nguyên nhân gây nên giảm áp suất (thay các tấm thành bị hng, gia cường các chỗ yếu, khc phục thiếu sót về mặt kết cấu);

(2) Ch cho phép nâng áp suất làm việc vượt quá áp sut chế tạo nếu có bản tính chứng minh độ bền dự trữ có thừa và sau khi đã thử thủy lực nồi hơi với áp suất th qui định cho áp sut dự kiến nâng lên.

3.5.2  Kiểm tra bên trong

1  Việc kiểm tra bên trong nồi hơi bao gồm việc kiểm tra tỉ mỉ tình trạng nồi hơi ở phía trước, phía hơi nước, phía lửa và từ phía ngoài, kiểm tra tình trạng của các đường ống và toàn bộ thiết bị phụ của nồi hơi.

2  Để kim tra bên trong, phải:

(1) Tháo lp cách nhiệt của nồi hơi, lớp cách nhiệt của đường ống toàn bộ các mối nối và quanh chỗ liên kết, các chỗ tán đinh và các van, đánh sạch gỉ và bẩn, trong trường hợp cần thiết, phi tháo toàn bộ lp cách nhiệt của nồi hơi;

(2) Ty sạch cáu bẩn phía chứa nước của nồi hơi;

(3) Tẩy sạch tro, bồ hóng, xỉ, gỉ sắt ở buồng đốt và đường dẫn khí;

(4) Tháo ghi lò, cn ghi, ngưỡng của lò, ngưỡng hộp la;

(5) Tháo khi gạch;

(6) Mở cửa chui và cửa luồn tay;

(7) Tẩy sạch các chân bắt nồi hơi lên bệ;

(8) Tháo các thiết bị phụ bên trong nồi hơi (các bộ điều chỉnh mức nước, bộ giảm quá nhiệt của hơi, bộ phân ly làm khô hơi).

Nếu được Đãng kiểm đồng ư có thể chỉ tháo một phần các thiết bị phụ, hoặc bóc một phần các lớp cách nhiệt.

Hình 1/3.1

3  Đối với ni hơi ống lửa

Phải tiến hành đo ống lửa theo 4 hướng tạo với nhau một góc 45 độ, với cuốn lò hình sóng thì đo tất cả các sóng, cuốn lò phẳng thì đo ở 2 chỗ cách các mút 150mm và một chỗ được đo ở giữa, xem (Hình 1/3.1).

Phải đo theo các dấu cố định đã được định sẵn. Việc đếm sóng và hướng đo được tiến hành từ mặt trước nồi hơi.

Đường kính trong của sóng hoặc mặt cắt được xác định bằng các giá trị đo ở A, B, C và D.

Độ ô van hoặc độ vơng của sóng hoặc đoạn cuốn lò nhẫn được xác định theo công thức:

Trong đó:

dmin: Đường kính nhỏ nht đã đo được (mm);

dtb: Đường kính trung bình (mm) lấy bng:

(1) Trung bình cộng của 4 giá trị đo A, B, C và D của sóng đầu tiên hay mặt cắt đầu tiên của cuốn lò nhẫn giá trị đó là chung cho toàn b các mắt cắt nếu cuốn lò không có dạng côn hay hình trống. Ống bị coi là hình côn hay hình trống nếu trị số các đường kính trung bình của nó đo ở đầu mút và ở giữa khác nhau quá 1%.

(2) Trung bình cộng của 4 giá trị đo A, B, C và D đối với mỗi sóng hoặc mặt cắt nếu đường kính của chúng khác nhau.

(3) Trung bình cộng của hai đường kính trung bình của cuốn lò ở những mặt ct gần mặt cắt đã dùng đ xác định Dtb. Nếu tại mặt ct đó không thể đo đúng được (trường hp cuốn bị vơng) giá tr các đường kính được xác định bằng các phương pháp nêu ở (a).

Chú thích: Trong trường hợp biến dạng lớn nhất của cuốn lò thể hiện rơ ngoài các dấu cố định đã định sẵn thì tại chỗ đó phải đo theo hướng và phi xét tới điều đó khi tính độ ô van hoặc độ vơng của cun lò.

4  Khi kiểm tra bên trong ng nước của nồi hơi, chủ tàu phải trình cho Đãng kiểm bản vẽ khai trin bầu góp có ghi nh trạng của ng (ngày nút ng lại, ngày thay ống).

5  Khi kiểm tra bên trong nồi hơi phải chú ý ti các vết nt, xước, rỗ, phân lớp, phng, vơng, ãn mòn, biến dạng, cháy mòn mút thanh chng và ống lửa, khoảng cách mép các lỗ lân cận của mt sàng bị giảm, độ hao mòn của tấm thành.

Cho phép xác định độ dày còn lại của các tấm thành bằng phương pháp siêu âm hay bằng các phương pháp khác đảm bảo độ chính xác, còn chỗ lồi lơm được đo bằng dưỡng hoặc thước.

6  Khi kiểm tra nồi hơi phía không gian hơi nht thiết phải:

(1) Xem xét tm thành của thân, đáy và cuốn lò, các mi hàn, đầu đinh tán, các mối tán đinh hộp lửa, thanh chng, mép lỗ;

(2) Kim tra các thanh chng ngắn bằng cách quan sát và gơ bằng búa nhẹ có cán dài;

(3) Kiểm tra kim loại quanh ca chui và cửa luồn tay ở phn dưới ni hơi có bị ãn mòn không, nhất là phía dưới hộp la và đáy nồi hơi có bị ãn mòn không, nơi bẻ mép và quanh lò đặt van xả đáy;

(4) Kiểm tra xem có các cặn ở các lỗ để đặt van áp kế, ng thủy, phu gạn gạn x chất bẩn.

7  Khi kiểm tra bên ngoài nồi hơi phải chú ý tới nh trạng của các mối nối dọc và ngang, các mép tấm thành và các lỗ, tán đinh và bàn đắp, đầu đinh tán. Cần kim tra mc độ ãn mòn kim loại ở chỗ lượn mép phn dưới của đáy trước ở phần dưới của thân nồi và ở van gạn x đáy, cũng phải chú ý tới tình trạng bề mặt phần hình trụ của thân ni quanh mối nối của vành gia cường lỗ khoét.

8  Khi kiểm tra bên trong nồi hơi ống nước cần chú ý tới tình trạng của các ống nước sôi, nhất là các đoạn uốn dưới và các đu mút trong gạch xây. Các khuỷu dưới của ng nước sôi phải dùng búa gơ nhẹ để kiểm tra, trong trường hợp ống bị xê dịch khi gơ búa thì phải thay ng. Khi đút nút ống phải khoét lỗ. Những ng có vết nt tại đoạn hình phu vàđộ vơng tại đoạn thng vượt quá 2% chiều dài ống hoặc 0,9 đường kính trong của ống thì phải thay những ống đó.

9  Việc kiểm tra chọn lọc độ bẩn của ống nước sôi được tiến hành bằng bi kim tra có đường kính nhỏ hơn đường kính trong của ng 10%. Nếu bi không lọt qua ng hoặc b mặt bị bẩn du nhờn hoặc phát hiện thấy cơ cu cạnh tại mt sàng giữa các ng nước sôi thì phải tẩy sạch ống, hoặc rửa nồi hơi bằng kiềm.

10  Khi kiểm tra độ sấy quá nhiệt hơi phải kiểm tra độ sạch của mt trong ống. Nếu phát hiện cáu cặn hoặc vết dầu nhờn, thì phải làm vệ sinh b quá nhiệt hơi. Khi gơ búa mà thấy ng bị xê dịch thì phải thay đổi ống chữ U và thử thủy lực bộ sấy quá nhiệt theo áp suất thử qui định ở Phần 3 "Hệ thống máy tàu" của Qui phạm này.

11  Phi kiểm tra đường ống dẫn hơi chính, ống cấp nước có áp lực, ống gạn xả mặt, ng gạn xả đáy và tất cả các van liên quan. Nếu phát hin thấy kim loại bị ăn mòn hoc thành ống bị giảm thì phải tháo ra xem xét. Các ng chỉ có thể tiếp tục được sử dng sau khi đã đo chiều dày thành, đã xác định bng tính toán áp sut làm việc an toàn và th thủy lc.

12  Phải kim tra độ tin cậy của các mối nối bích của đường ống dẫn hơi chính có rãnh đặt đệm lót nắp và lỗ khoét, kim tra của ổ đặt đinh chì. Khi kim tra thiết bị gạn xả cần chú ý tới việc đặt phễu gạn xả, mặt phu này phải đặt thấp hơn mức nước làm việc từ 15 đến 20mm.

13  Nồi hơi có kết cấu không thuận tin cho việc kiểm tra bên trong thì cho phép thay việc kiểm tra bên trong bng kiểm tra tỉ mỉ những chỗ có thể kiểm tra được và thử thủy lực theo áp suất thử qui định.

14  Ni hơi có kết cấu chỉ cho phép quan sát được khi đã tháo ra thì phi tháo ni hơi ra để quan sát bên trong.

3.5.3  Thử thủy lực

1  Thử thủy lực nồi hơi sau khi đã kiểm tra bên trong.

2  Áp suất thử thủy lực nồi hơi qui định trong Chương 7, TCVN 5801-3: 2001 "Hthống máy tàu" của Qui phạm này.

3  Khi thử thủy lực phải tuân theo các điều kiện sau:

(1) Khi cho nước vào ni hơi phải x hết khí ra khỏi nồi;

(2) Kim tra áp suất bằng áp kế.

4  Nếu trong thời gian thử, ở nồi hơi xuất hiện những tiếng rạn nt hoặc phát hiện có những hư hỏng thì phải ngưng thử, tháo nước khỏi ni, quan sát kỹ bên ngoài, bên trong để xác định vị tríđặc tính hư hỏng. Sau khi khc phục xong các hư hỏng mới được th lại.

5  Nếu khi th thủy lực mà phát hiện thấy những hư hỏng không đáng k, thì sau khi sa chữa, nếu được Đãng kiểm đồng ư thì có thể thlại nhưng chỉ th với áp suất làm vic.

6  Nồi hơi được coi là chịu được th thủy lc nếu khi kiểm tra không phát hin thấy xì, rò, phng cục bộ, biến dạng dư và dấu hiu phá hủy bất kỳ mối nối nào. Hiện tượng "đổ mồ hôi" và xuất hin từng giọt nước tại mối nối tán đinh và ngay chính đinh tán sẽ không bị coi là xì rò. Nếu những dấu hiệu đó xuất hiện tại mối nối hàn t phải thay đi và hàn lại, không cho phép xảm mí và nung đim các mối hàn.

Không được sửa chữa các khuyết tt nồi hơi khi ni đang có áp lc.

7  Tại ch nối bằng cách nong ống, nếu có hin tượng không kín thì cho phép nong lại ng hơi. Nếu sau hai, ba ln nong ống mà vẫn xì thì phải thay ống bị hng.

8  Phải thử đường ống dẫn hơi chính, ng cấp nước có áp lực, ống gạn xả mặt, ống gạn xả đáy, ống lắp ống thủy và các van liên quan cùng với nồi hơi.

3.5.4  Kiểm tra bên ngoài

1  Việc kiểm tra bên ngoài nồi hơi được tiến hành trong thi gian ni hơi làm việc, bao gm việc kim tra tình trạng nồi hơi, đường ốngtoàn bộ thiết bị nồi hơi trong lúc nồi hơi đang làm việc.

2  Kiểm tra bên ngoài, phải:

(1) Kiểm tra mức nước trong nồi hơi bằng cách dùng hơi và nước thông các rãnh của ống thủy và các van th,

(2) Kiểm tra sự hoạt đng của thiết bị cấp nước (bơm cấp nước, bơm phụt, bơm tự động cấp nước, bộ lọc cation và các thiết bị khác), các van xả trên và dưới;

(3) Mở ca hộp khói và các buồng đốt để xem có xì rò ở nhng chỗ d quan sát của các bộ phận tiếp xúc với lửa;

(4) Kiểm tra độ tin cậy của bộ truyn động git bng tay van an toàn của ni;

(5) Kiểm tra tình trạng cách nhiệt của nồi hơi và ống dẫn hơi;

(6) Kiểm tra sự làm vic của thiết bị phun nhiên liệu;

(7) Kiểm tra giấy chng nhận kiểm định thiết bị đo lường (áp kế) của cơ quan đo lường Nhà nước.

3  Phải kim tra áp suất mvan an toàn theo áp sut qui định như sau:

(1) Áp suất đặt van an toàn

(a) Khi áp suất làm vic bng và nhỏ hơn 1 MPa t van an toàn được điều chỉnh với áp suất lớn hơn áp sut làm việc là 0,03 MPa;

(b) Khi áp suất làm vic ln hơn 1 MPa thì van an toàn được điều chỉnh với áp suất ln hơn áp suất làm việc 1 trị số không quá 3% áp suất làm việc.

(2) Van an toàn phải chịu được chế độ thử nghiệm sau:

Khi các van chn hơi đóng và buồng đốt cháy đầy đủ trong vòng 15 phút thì áp suất trong nồi hơi không được ln hơn 10% áp suất làm việc, trong thời gian thử như vậy phải cấp vào nồi khối lượng nước cn thiết để duy trì mc nước làm việc thấp nht;

(3) Sau mỗi ln xả bt hơi, van xả phải đóng hẳn khi áp suất không thấp hơn 90% áp suất làm việc.

4  Phải kim tra độ kín của các mối nối, các ống dẫn hơi và các van không có hiện tượng xì, rò làm tr ngại đến việc đóng mở các van, kiểm tra đ tin cy của bộ truyn động từ xa các van chặn.

5  Khi kim tra thiết bị tự động hóa của nồi hơi, phải:

(1) Kiểm tra sự hoạt động của các phương tiện tự động hóa các hệ thống và thiết bị khác của nồi hơi, hệ thống tự động điều chỉnh mực nước trong két nước nóng, tự động mồi lửa súng phun, điều chỉnh nhiệt độ dầu đốt v.v...;

(2) Kiểm tra sự hoạt động của h thống tự đng cấp nước vào nồi hơi;

(3) Kiểm tra sự hoạt động của những phương tiện phát tín hiệu báo trước sự c và bảo vệ tự động nồi hơi, đặc biệt là sự hoạt động của h thống tt súng phun khi mực nước nồi giảm xuống đến giới hạn cho phép;

(4) Xem xét tt cả các dụng cụ kiểm tra sự hoạt đng của ni hơi.

6  Nhng áp kế đặt trên nồi hơi phải được kiểm tra định kỳ theo qui định của quan đo lường Nhà nước.

Không cho phép sử dụng áp kế trong nhng trường hp sau:

(1) Không có dấu chì và du của cơ quan kiểm định;

(2) Quá thời hạn kiểm tra;

(3) Áp kế bị hỏng hoc có nghi ng v độ chính xác;

(4) Trên áp kế không có vạch đỏ chỉ áp suất làm việc.

7  Khi kiểm tra bên ngoài nếu phát hiện thấy có dấu hiệu hư hỏng, nếu không kiểm tra tỉ mỉ sẽ không xác định chính xác được đặc tính hư hỏng thì Đãng kiểm có thể yêu cầu kiểm tra bên trong nồi hơi trưc thời hạn qui định.

3.5.5  Đánh giá trạng thái kỹ thuật

1  Nồi hơi được đánh giá trạng thái kỹ thuật theo kết qu kiểm tra bên trong và/ hoặc kết quả thử thủy lực, trên cơ sở các ch tiêu nêu ở các tài liệu hướng dn giám sát kỹ thuật của Đãng kiểm.

2  Nồi hơi bị đánh giá trạng thái kỹ thuật là "Cấm hoạt động" trong những trường hợp sau:

(1) Độ mòn và khuyết tật vượt quá các giá trị gii hạn do nhà chế tạo qui định hoặc vượt quá giá trị s qui định trong các tài liệu hướng dn giám sát kỹ thuật của Đãng kim;

(2) Khi mi nối bị rò r mà không được xm mép hoặc hàn đp;

(3) Khi độ vênh của mt sàng ống lớn hơn chiều dày của tấm trong trường hp ống được hàn n mặt sàng và lớn hơn nửa chiều dầy tấm trong trường hợp ống được nong;

(4) Khi độ méo (elíp) ca lỗ mặt sàng lớn hơn 2% đường kính ngoài đường của ống;

(5) Khi kết quả thử và khảo sát vật liệu nồi hơi không thỏa mãn yêu cu của Qui phạm này.

3  Nồi hơi sẽ bị cm hoạt động nhưng không hạ thp mức đánh giá trng thái kỹ thuật trong những trường hợp sau:

Nếu có hư hng:

(1) Phương tiện cấp nước;

(2) Van an toàn và thiết bị giật bằng tay;

(3) Các dụng cụ đo mc nước, hệ thống gạn xả, các áp kế;

(4) Súng phun, bơm dầu đốt tới súng phun;

(3) Các thiết bị tự động, bộ bảo vệ sự cố và phát tín hiệu sự cố;

(6) Thiết bị điều khiển từ xa vic ngừng cp dầu đt;

(7) Thiết bị phụ để trích hơi cho các công dụng phụ;

(8) Đường ống dẫn hơi;

(9) Thiết bị chn cửa buồng đốt;

(10) B quá nhit cùng phụ tùng của nó;

(11) Hệ thống cấp không khí vào buồng đốt;

(12) Hoặc khi phát hin:

(a) Có lớp cáu cặn trong các ống nước sôi mà bi kim tra không lt qua suốt chiều dài đường ống;

(b) Các vết dầu nhờn trong ni hơi;

(c) Ống nước sôi thuộc dy màn vách ng có 6 ng trở lên bị nút kín, còn ở dẫy khác có trên 5%;

(d) Các ống lửa thường bị mòn hoặc cháy dầu;

(e) Lớp cáu cặn bám trên thành nồi, thành buồng đốt ống lửa và cuốn nồi có bề dầy lớn hơn 3mm.

4  Việc sửa chữa bằng phương pháp hàn và thay từng chi tiết của nồi, hàn đắp chỗ bị ãn mòn, nn sa, uốn cửa lò bị vơng v.v.. được tiến hành theo các yêu cầu của Qui phạm này thì không làm giảm trạng thái kỹ thuật của nồi hơi.

5  Khi áp suất làm việc trong nồi hơi giảm đến trị snhỏ hơn áp suất chế tạo do độ bền của các chi tiết chính không còn phù hợp với áp suất chế tạo thì đánh giá trạng thái kỹ thuật nồi hơi phải cãn cứ vào áp suất làm việc mới này.

3.6  Bình chịu áp lực

3.6.1  Qui định chung

1  Đãng kiểm ch tiến hành giám sát kỹ thuật các bình chịu áp lực có dung tích từ 25 lít trở lên và có áp suất làm việc từ 0,05 MPa trở lên được đặt trên tàu.

2  Các bình không khí nén phải được:

(1) Kiểm tra bên ngoài: Mỗi nãm 1 lần;

(2) Kiểm tra bên trong: 4 nãm 1 lần;

(3) Thử thủy lc: 8 nãm 1 lần.

3  Hsơ trình cho Đãng kiểm khi kiểm tra lần đầu được qui định trong các tài liệu hướng dn giám sát kỹ thuật của Đãng kim.

4  Trưc khi đưa vào sử dụng, mỗi bình phải được kiểm tra bên trong và bên ngoài.

Đãng kiểm viên phải xác định được rằng:

(1) Bình khí nén phải phù hợp với bản vẽ và dấu của nhà máy chế tạo ghi ở trên bình và phù hợp với yêu cầu của Qui phạm này;

(2) Bình không khí nén không có khuyết tật làm giảm độ bền, độ kín của các mối nối;

(3) Mặt trong bình phải sạch và được bảo vệ bằng lớp chống ăn mòn chịu được áp lực và dầu mỡ;

(4) Các van và thiết bị xả của bình phải thỏa mãn các yêu cầu của Qui phạm này. Nếu bình khí nén được đặt nghiêng thì mút của ống xả phải có chụp ngăn không cho ống tiếp xúc với thân bình. Vật liệu làm chụp và vật liệu thành bình không được tạo thành cặp pin điện hóa.

5  Những bình khí nén không rơ nơi sản xuất, không có giấy chứng nhận vật liệu chỉ được phép đặt lên tàu sau khi đã kiểm tra tỉ mỉ bên trong và thử thủy lực. Trong trường hợp cần thiết phải đo chiều dày của bình.

6  Áp suất thử thủy lực qui định ở Chương 8, TCVN 5801-3: 2001.

7  Mỗi bình khí nén được đặt lên tàu cùng với tất cả các van và đường ống phải được thử thủy lực với áp suất bằng 1,25 áp suất làm việc sau đó tiến hành thử kín khí với áp suất bằng áp suất làm việc.

Nếu bình không có van an toàn mà nó được đặt trên ống dẫn khí thì phải kiểm tra xem trên bình có nút dễ chảy không và nhiệt độ chảy của nút phải nhỏ hơn 100°C

Nếu bình không có van an toàn và nút dễ chảy thì không cho phép đặt bình đó dưới tàu.

8  Đăng kiểm sẽ cấp sổ lư lịch cho từng bình hoặc từng nhóm bình có cùng công dụng, cùng loại và cùng kích thước được nối với nhau.

9  Bình chứa có đường ống dẫn khí có thể phải kiểm tra hoặc thử thủy lực trước thời hạn đã qui định nếu phát hiện thấy có khuyết tật ảnh hưởng đến an toàn khi làm việc

3.6.2  Kim tra bên trong

1  Để kiểm tra bên trong phải vệ sinh sạch sẽ bình.

2  Khi thấy có khuyết tật ảnh hưởng đến sự ăn mòn (mòn nhiều, rỗ tổ ong ở trong thân, đáy) phải cấm sử dụng bình cho tới khi khắc phục xong hư hỏng hoặc giảm áp suất làm việc cho phù hợp với tình trạng của bình. Khi thành bình bị mòn tới 30% chiều dày ban đầu thì phải tính toán lại áp suất làm việc.

3  Việc khc phục hiện tượng r tổ ong, hàn đp các mối hàn và những hư hng khác phải có qui trình công nghệ được Đăng kiểm chấp thuận.

3.6.3  Thử thủy lực

1  Thử thủy lực theo thời hạn qui định ở 3.6.1-2 Phần 1-B của TCVN 5801-1:2001 sau khi đã kiểm tra bên trong.

2  Cho phép thử tách rời bình khỏi đường ng, trường hợp này có thể được tiến hành ở ngoài tàu.

3  Bình và đường ống dẫn khí được công nhận là đạt yêu cầu thử thủy lực nếu không phát hiện thấy xì, rò và biến dạng.

4  Nếu khi thử thủy lực bình và đường ống dẫn khí mà thấy không đảm bảo an toàn thì phải cấm sử dụng bình cho tới khi khắc phục xong các khuyết tật.

3.6.4  Kiểm tra bên ngoài và thử kín khí

1  Kiểm tra bên ngoài nhằm xác định tình trạng bề mặt các bình, đường ống, số lượng và tình trạng của các thiết bị an toàn, các dụng cụ đo, kiểm tra độ kín khí của các đầu bình, các van.

2  Van an toàn đặt trên bình phải được điều chỉnh với áp suất lớn hơn áp suất làm việc từ 0,1 - 0,2 MPa

Sau mỗi lần xả khí, van an toàn phải được đóng lại hoàn toàn khi áp suất trong bình xuống còn không dưới 85% áp suất làm việc.

3  Phải kiểm tra xem áp kế có được kiểm định theo qui định của cơ quan đo lường Nhà nước không.

4  Khi thử kín khí, độ giảm áp suất trong bình thông với đường ống dẫn khí trong thời gian 24 giờ không được quá 10% áp suất làm việc kể cả sự giảm do tỏa nhiệt của không khí trong hệ thống. Kết quả thử phải ghi vào sổ lư lịch bình và biên bản kiểm tra.

3.7  Trang bị điện

3.7.1  Qui đnh chung

1  Mục này qui định việc giám sát kỹ thuật các trang bị điện có công dụng chung, còn các trang bị điện có công dụng khác không thuộc đối tượng qui định Qui phạm này.

2  Việc kiểm tra các trang bị điện được tiến hành phù hợp với kiểm tra tàu qui định ở 3.2 Phần 1-A của TCVN 5801-1:2001 “Kiểm tra phân cấp tàu”.

3  Với bt kỳ loại kiểm tra nào cũng phải thực hiện:

(1) Kiểm tra xem có đ tiếp mát cho v kim loại ca trang bị điện làm việc với đin áp từ 50V trở lên đối vi dòng điện một chiều và 36 Vôn tr lên đối với dòng đin xoay chiều;

(2) Kiểm tra xem có đ các bộ phận che chắn bảo vệ tránh va chạm tiếp xúc với phần dẫn đin không được cách điện và các b phn chuyển động để h;

(3) Kiểm tra việc bảo vệ trang bị điện khỏi các hư hỏng cơ học, nước, hơi, và dầu nhờn rơi vào;

(4) Kiểm tra các biện pháp phòng chữa cháy khi đạt các thiết bị điện;

(5) Kiểm tra chất lượng của thiết bị chống sét.

3.7.2  Kiểm tra lần đầu

1  Khi kiểm tra lần đu phải tiến hành kiểm tra và th hoạt động các trang thiết bị điện với khối lượng thời gian đủ để xác định được các thông s kỹ thuật của chúng, đối chiếu sự phù hợp với các yêu cầu của Qui phạm này, đánh giá trạng thái kỹ thuật và lập h sơ cho tàu.

2  Khối lượng kiểm tra, thời gian th và danh mục các tài liệu kỹ thuật trình cho Đăng kiểm qui định trong các tài liệu hưng dn giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm.

3  Khi có nghi ngờ, phải tháo thiết bị ra để xác định chính xác trạng thái kỹ thuật.

3.7.3  Kiểm tra định kỳ

1  Trang thiết bị điện được kiểm tra định kì đồng thời với kiểm tra định kì tàu qui định ở 3.2.2 Phần 1-A của TCVN 5801-1:2001.

2  Phải tiến hành đo đạc các khối lượng sau:

(1) Điện trở cách điện của máy điện, thiết bị phân phối, cáp, mạch điều khiển và hệ thống tín hiệu;

(2) Độ mòn của cổ góp và vành tiếp xúc của các máy điện;

(3) Khe hở không khí giữa rôto và stato của máy điện xoay chiều, giữa các cực từ và phần ứng của máy điện một chiều;

(4) Khe hở dọc trục của trục máy điện tại các ổ đỡ trượt.

3  Để xác định trạng thái kỹ thuật và phát hiện khuyết tật thì không cần tháo hoàn toàn máy mà chỉ cần xem xét cổ góp, vành tiếp xúc chổi than, cuộn dây, và vành đầu bằng cách nhìn qua lỗ kiểm tra.

4  Khi kim tra các máy điện cần xem xét:

(1) Độ mòn và tình trạng của cổ góp, vành tiếp xúc và chổi than, nếu chiều cao của chổi than mòn quá 30% thì phải thay mới;

(2) Tình trạng bề mặt các phần cuộn dây, kết cấu ngang, mối nối tiếp xúc, dây nối bên trong của bộ chuyển mạch, vành đai có toàn vẹn không;

(3) Tình trạng các gối đỡ, nếu phát hiện thấy các viên bị hoặc con lăn trên các ổ bi bị tróc về mặt, các vết lơm tại các đường trượt, khe hở hướng kính và hướng trục, lớn hơn tiêu chuẩn cho phép thì phải thay đổi các ổ đó.

5  Khi kiểm tra thiết bị phân phối phải xem xét:

(1) Mức độ mòn của các chỗ tiếp xúc, khí cụ chuyển mạch còn sử dụng được hay không;

(2) Tình trạng cách điện của dây dẫn, bộ chuyển mạch bên trong;

(3) Tình trạng của các bảng phân phối điện;

(4) Tình trạng các thiết bị hãm tại các mối nối tiếp xúc và các kẹp chặt thiết bị.

6 Khi kim tra các đường cáp, đường cáp đơn và các dây dẫn cần chú ý tới tình trạng cách điện, các lỗ luồn dây và việc cố định các đường cáp.

7  Khi kim tra các ắc qui thì phi chú ý:

(1) Các thiết bị thông gió của buồng ắc qui trên các kênh thông gió có đủ lưới ngăn lửa hay không;

(2) Lớp sơn bảo vệ có phù hợp với loại ắc qui đặt trong đó không;

(3) Các bộ phận của thiết bị nạp có làm việc tốt hay không.

8  Khi kiểm tra trang bị điện của tàu ch dầu, các trạm bơm du cn chú ý:

(1) Tình trạng của thiết bị chống nổ của trang bị điện, các ống dẫn cáp và các thiết bị bảo vệ khác;

(2) Tình trạng tiếp mát của trang thiết bị điện, các đoạn ống dẫn dầu và thiết bị thử tĩnh điện;

(3) Tình trạng trang bị điện đặt trong các phòng.

9  Dựa vào kết quả kiểm tra để đề ra các yêu cầu sửa chữa, thay thế và đánh giá trạng thái kỹ thuật.

10  Sau khi sa chữa, lắp ráp, thiết bị điện phải được thử hoạt động để xác định các thông s kỹ thuật và đánh giá độ tin cậy làm việc.

3.7.4  Kiểm tra hàng năm

1  Phải tiến hành kiểm tra bên ngoài và thử hoạt động.

2  Thời hn kim tra hàng năm thiết bị điện trùng với thời hạn kiểm tra tàu hàng năm qui định ở 3.2.3 Phần 1-A của TCVN 5801-1:2001.

3  Mức tăng nhiệt độ của các bộ phận máy điện sau khi thử so với nhiệt độ của môi trường xung quanh không được vượt quá trị số nêu trong TCVN 5801-4:2001 “Trang bị điện”.

4  Khi kiểm tra các máy điện cần phải xem:

(1) Việc cố định các máy điện, thanh ngang và cán chổi than có bị hư hỏng không, có những gờ sắc, vết xây xát và những khuyết tật khác ở vòng trong cán giữ chổi than không, khe hở giữa chổi than và vòng trong cán giữ chổi than có bình thường không;

(2) Tình trạng cổ góp, rãnh tiếp xúc, chiều sâu của các đường tại lớp cách điện giữa các tấm cổ góp phải luôn luôn đảm bảo từ 0,6 đến 1,5 mm;

(3) Có những hư hỏng và vỡ lớp cách điện phủ bên ngoài cuộn dây cực, một bộ phận của cuộn dây stato và rôto có bị đặt ngoài các rãnh không.

5  Khi thử sự hoạt động của các máy điện phải kiểm tra ở tất cả các chế độ làm việc đặc trưng cho máy, phải tiến hành:

(1) Kiểm tra tải của máy (không cho phép quá ti ở chế đđịnh mức);

(2) Kiểm tra định mức độ phát tia lửa ở chổi than ở chế độ làm việc bình thường, mức độ phát tia lửa không được vượt quá cấp 1,5;

(3) Kiểm tra độ ngắt mạch từ xa và ứng cấp của truyền động điện;

(4) Kiểm tra tình trạng và điều chỉnh các dụng cụ bảo vệ;

(5) Kiểm tra sự làm việc của các ổ đỡ.

6  Khi các máy phát làm việc song song phải kiểm tra.

(1) Việc phân bố phụ tải tác dụng chủ động giữa các máy phát theo tỷ lệ với công suất của chúng với độ chính xác là 10% (khi tổng phụ tải thay đổi trên các thanh dẫn từ 20% đến 100%) và không phải điều chỉnh bằng tay bộ điều chỉnh điện áp của các máy phát và số vòng quay của các động cơ sơ cấp;

(2) Độ ổn định khi các máy phát làm việc ở chế độ phụ tải ổn định, cũng như ngắt bớt và đóng thêm phụ tải;

(3) Chuyển phụ tải từ máy này sang máy phát khác và thử rơle dòng điện ngược hoặc rơle công sut ngược.

7  Khi kiểm tra và thử sự hoạt động của các thiết bị phân phối cần phải:

(1) Thử các dụng cụ chuyển mạch;

(2) Kiểm tra các công tắc chính, công tắc khóa liên động, thiết bị dập hồ quang;

(3) Kiểm tra các biến thế khi quá ti;

(4) Thử chọn lọc các b bảo vệ với giá trị tối thiu khi hoạt động;

(5) Thử sự hoạt động của các thiết bị tín hiệu báo động và tín hiệu báo cháy;

(6) Kiểm tra nhiệt độ v b điu khin và biến trở, nhiệt độ này không được ln hơn 60°C;

(7) Kiểm tra các dụng cụ do điện có được kiểm tra định kỳ theo qui định của cơ quan đo lưng Nhà nước không.

8  Khi kiểm tra các đường cáp chính, cáp đơn và dây điện, phải kiểm tra:

(1) Tình trạng cách điện, việc cố định chúng;

(2) Việc bo v cáp và dây điện không bị tác dng của nhiên liệu, dầu nhn, nhiệt độ cao vì các hư hng cơ học;

(3) Nhiệt độ của chúng ở phụ ti định mức, nhiệt độ của cáp điện và dây dn bọc cao su không được lớn hơn 65°C;

(4) Kiểm tra mạng chiếu sáng chính và ng cấp.

9  Khi kiểm tra các c qui phải:

(1) Xem xét sự cố định của c qui, trạng thái bề mặt ắc qui;

(2) Thử ắc qui khi cho phóng điện, th thiết bị nạp ở các chế độ;

(3) Kiểm tra các yêu cầu của TCVN 5801-4:2001 đối vi phòng đặt ắc qui.

10  Khi kim tra trạng thái trang bị điện tàu ch dầu, trạm chứa và chuyn tải dầu còn phải kiểm tra thêm các hạng mục sau đây (ngoài qui định ở 2.7.4-1 ÷ 2.4,7-9);

(1) Các trang bị đin đt trong các phòng và không gian loại 2;

(2) Có hộp ni đất và cáp tiết din 16mm2 đ tiếp mát vi thân tàu trước khi bơm dầu không;

(3) Tình trạng của dây dn nối gia các đoạn ống dẫn dầu với nhau và ống dn dầu có được tiếp mát tin cậy vi thân tàu không.

3.7.5  Kim tra bt thường

Kiểm tra bất thưng được tiến hành theo qui định ở 3.2.5 Phần 1-A TCVN 5801-1: 2001, khối lượng kiểm tra phụ thuộc vào mục đích kiểm tra.

3.7.6  Đánh giá trạng thái kỹ thuật

1  Việc đánh giá trạng thái kỹ thuật trang bị điện được tiến hành theo:

(1) Trị số điện trở cách điện của các máy phát, của trạm điện toàn tàu, các thiết bị phân phối chính;

(2) Đ mòn của c góp điện và vành tiếp xúc của các máy phát, của trạm điện toàn tàu.

2  Trạng thái kỹ thuật của trang bị điện được lấy theo mức xấu nhất ca các chỉ tiêu.

3  Trang bị đin bị đánh giá "Cấm hoạt động" trong các trưng hợp sau:

(1) Nếu các ch tiêu v độ cách điện hoặc độ mòn của c góp, vành tiếp xúc vượt quá trị s giới hạn của nhà máy chế tạo qui định hoặc vượt quá trị số cho phép trong các tài liệu hướng dn giám sát kỹ thuật của Đăng kim;

(2) Khi một trong những máy phát điện dùng chung cho tàu bị hng, mà công suất của những máy còn lại không đủ đảm bảo cho tàu hoạt động ở chế độ khai thác bình thường;

(3) Khi bảng phân phi điện chính của trạm điện bị hng không đm bảo việc phân phối năng lượng điện cho các hộ tiêu th quan trọng và không đảm bảo an toàn phòng cháy;

(4) Khi lớp cách điện của cáp điện chính bị hỏng.

4  Trang bị đin bị cấm hoạt động mà không hạ mức đánh giá trạng thái kỹ thuật cho đến khi khắc phục xong các hư hỏng sau:

(1) Các thông s kỹ thuật của máy phát điện chính, máy phát điện vượt quá trị s giới hạn do nhà chế tạo qui đnh hoặc vượt quá trị số qui định trong các tài liu hướng dẫn giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm;

(2) B điều chnh điện áp, các thiết bị chuyển mạch, thiết bị bảo vệ, kiểm tra và hệ thống tín hiu của máy điện chính và các máy phát bị hỏng;

(3) Các truyn động điện và thiết bị điện có công dụng đặc biệt bị hư hỏng;

(4) Điện trở cách điện của các truyền động điện vì thiết bị điện có công dụng quan trọng bị giảm thấp hơn mức tối thiu do nhà máy chế tạo qui định hoặc thấp hơn trị s qui định trong các tài liệu hướng dn giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm;

(5) Bị ngn mạch giữa các bộ phận dn đin hoc bị ngắn mạch với thân tàu;

(6) Nguồn và mạng điện dự phòng bị hỏng;

(7) Mạng đin ng cấp bị hỏng;

(8) Không thể khôi phục lại dung lượng bình thưng của các c qui ng cp và ắc qui khởi động động cơ;

(9) Trang bị đin không thỏa mãn yêu cầu v chng nổ;

(10) Các hư hng khác của các trang thiết bị điện có thể làm cho tàu hoạt động không an toàn.

 

PHỤ LỤC A

QUI ĐỊNH VÙNG HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU SÔNG

1  Cấp tàu SI

Những tàu được thiết kế và đóng phù hp với các yêu cu của Qui phạm phân cp và đóng tàu sông này mang cấp SI được phép hoạt động các vùng nước sau:

- Vinh Bái tử Long, Vnh Hạ Long.

- Tuyến Hòn gai- Cửa Ông- Móng Cái.

- Sông Bạch Đng, sông Sài Gòn, sông Tiền Giang, sông Hậu Giang.

- Các cửa sông Balạt, Bạch Đằng, Thái Bình, Cửa Hội, Cửa Bơi, Cửa Sót, Cửa Gianh, Cửa Nht L, Ca Tùng, Ca Việt, Ca Thuận An, Vịnh Đà Nẵng, Cửa Định An, Cửa Tranh Đ.

- Hồ Hòa Bình.

2  Cp tàu SII

Những tàu được thiết kế và đóng phù hp với Qui phạm phân cấp và đóng tàu sông này mang cấp SII được phép hoạt động các vùng sông, h còn lại thuộc nước cộng hòa xã hội ch nghĩa Việt Nam.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi