Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12836-1:2020 ISO 14813-1:2015 Hệ thống giao thông thông minh - Kiến trúc mô hình tham chiếu cho hệ thống giao thông thông minh (ITS) - Phần 1: Các miền dịch vụ, nhóm dịch vụ và dịch vụ ITS

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12836-1:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12836-1:2020 ISO 14813-1:2015 Hệ thống giao thông thông minh - Kiến trúc mô hình tham chiếu cho hệ thống giao thông thông minh (ITS) - Phần 1: Các miền dịch vụ, nhóm dịch vụ và dịch vụ ITS
Số hiệu:TCVN 12836-1:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Ngày ban hành:01/06/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12836-1:2020

ISO 14813-1:2015

HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH - KIẾN TRÚC MÔ HÌNH THAM CHIẾU CHO HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH (ITS)- PHẦN 1: CÁC MIỀN DỊCH VỤ, NHÓM DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ ITS

Intelligent trasport systems - Reference model architecture (s) for the ITS sector- Part 1: ITS service domains, service groups and services

Lời nói đầu

TCVN 12836-1:2020 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 14813-1:2015

TCVN 12836-1:2020 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

ISO (the International Organization for Standardination - Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) là một liên đoàn quốc tế của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia (các cơ quan thành viên ISO). Công việc chuẩn bị các tiêu chuẩn quốc tế thường được thực hiện thông qua các Ủy ban kỹ thuật ISO. Đối với mỗi chủ đề có Ủy ban kỹ thuật riêng, các cơ quan thành viên có quan tâm đều có quyền được đại diện trong Ủy ban đó. Các tổ chức quốc tế, chính phủ và phi chính phủ, liên lạc với ISO, cũng tham gia vào công việc. ISO hợp tác chặt chẽ với Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC) về tất cả các vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật điện.

Các quy trình để xây dựng tài liệu này cũng như để hoàn thiện tài liệu này trong thời gian tới được mô tả trong Chỉ thị ISO / IEC, Phần 1. Cần lưu ý, các tiêu chí phê duyệt có thể khác biệt đối với các loại tài liệu ISO khác nhau. Tài liệu này được soạn thảo theo các quy tắc biên tập của Chỉ thị ISO / IEC, Phần 2 (xem www.iso.org/directives).

Cần chú ý đến khả năng một số yếu tố của tài liệu này có thể là đối tượng của quyền sáng chế. ISO sẽ không chịu trách nhiệm xác định bất kỳ hoặc tất cả các quyền bằng sáng chế đó. Chi tiết về quyền sáng chế được xác định trong quá trình phát triển tài liệu sẽ có trong phần Giới thiệu và / hoặc trong danh sách ISO của các tuyên bố bằng sáng chế nhận được (xem www.iso.org/patents).

Bất kỳ tên thương mại được sử dụng trong tài liệu này là thông tin được cung cấp để thuận tiện cho người dùng và không cấu thành xác nhận.

Để được giải thích về ý nghĩa của các điều khoản và biểu thức cụ thể của ISO liên quan đến đánh giá sự phù hợp, cũng như thông tin về việc tuân thủ các nguyên tắc của WTO trong các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barriers to Trade - TBT), hãy xem URL sau: Foreword - Supplementary information.

Ủy ban chịu trách nhiệm về tài liệu này là ISO / TC 204, Hệ thống giao thông thông minh.

Phiên bản thứ hai này hủy bỏ và thay thế phiên bản đầu tiên (ISO 14813-1: 2007), đã được sửa đổi về mặt kỹ thuật.

ISO 14813 bao gồm các phần sau, dưới tiêu đề chung Hệ thống giao thông thông minh - Kiến trúc mô hình tham chiếu cho Hệ thống giao thông thông minh:

- Part 1: ITS fundamental services (Phần 1: Các dịch vụ cơ bản của ITS)

- Part 5: Requirements for architecture description in ITS standards (Phn 5: Yêu cầu mô tả kiến trúc trong tiêu chuẩn hệ thống giao thông thông minh)

- Part 6: Data presentation in ASN.1 (Phần 6: Trình bày dữ liệu trong ASN.1)

Giới thiệu

Các nhóm và miền dịch vụ của hệ thống giao thông thông minh (ITS) phản ánh sự phát triển của các ứng dụng và thực tiễn giao thông vận tải theo định hướng công nghệ. Từ trước đến nay, điều này đã có trong lĩnh vực vận tải đường bộ, nhưng ITS đang bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực vận tải hàng hải và đường sắt. Điều này đã trở nên ngày càng quan trọng và đáng chú ý hơn khi phạm vi của ITS mở rộng ra ngoài phạm vi dịch vụ ban đầu trong quản lý giao thông đường bộ, thông tin chuyến đi và hệ thống thanh toán điện tử. ITS hiện cũng dự kiến sẽ hướng tới các dịch vụ trong các phạm vi sau của lĩnh vực vận tải đường bộ:

- Vận hành mạng lưới vận chuyển và những hoạt động bảo trì;

- Vận chuyển hàng hóa và kết nối liên phương thức;

- Di chuyển đa phương thức bao gồm cả thông tin trước chuyến đi và trong chuyến đi và lập kế hoạch hành trình nơi chuyến đi bắt đầu và /hoặc kết thúc trong lĩnh vực vận tải đường bộ;

- Chiến lược phí đường bộ biến thiên cho vận chuyển hàng hóa và di chuyển cá nhân;

- Sự phối hợp và những hoạt động ứng phó khẩn cấp và liên quan đến thiên tai tự nhiên;

- Nhu cầu an ninh quốc gia liên quan đến cơ sở hạ tầng giao thông;

- ITS hợp tác - đôi khi được gọi là 'phương tiện được kết nối' hoặc 'hệ thống phương tiện / đường cao tốc được kết nối'.

Các dịch vụ trong một số lĩnh vực được xác định ở trên cũng có những điểm chung với các hoạt động và môi trường bên ngoài lĩnh vực vận tải đường bộ. Hướng tới các vấn đề hợp tác và bảo mật quốc gia cũng đòi hỏi phải hướng tới các tiêu chuẩn quốc gia cụ thể liên quan đến hoạt động dân sự, liên lạc khẩn cấp và các hoạt động khác. Các điểm chung này, mặc dù phần lớn nằm ngoài phạm vi của TC 204, tuy nhiên vẫn có những ảnh hưởng quan trọng ở bên ngoài tác động đến chức năng của các dịch vụ khắc nhau được hỗ trợ bởi 'các nhóm và miền dịch vụ ITS'.

Tất cả các tiêu chuẩn được phát triển trong TC 204 phải được phản ánh đến một hoặc nhiều dịch vụ, nhóm dịch vụ và miền ITS được mô tả trong phần này của ISO 14813. Ngoài ra, việc phát triển từ điển dữ liệu quốc tế tiêu chuẩn và việc đăng ký cho ITS đòi hỏi khả năng để hướng tới cả dịch vụ hiện tại và mới có mà ITS có thể cung cấp.

Các miền, nhóm và dịch vụ của ITS được trình bày trong phần này của ISO 14813 đóng vai trò là khung phát triển kiến trúc ITS và các khái niệm hoạt động liên quan đến ITS, từ đó dẫn đến định nghĩa về các yêu cầu, chức năng và tiêu chuẩn phù hợp cần thiết để triển khai các dịch vụ ITS cụ thể. Khi phạm vi hoạt động giao thông vận tải sử dụng các công cụ ITS được mở rộng, “dịch vụ cơ bản” ban đầu do TC 204 phát triển hiện đã được sửa đổi và mở rộng thành “các nhóm và nhóm dịch vụ ITS”.

Hình 1 - Dịch vụ ITS - Sơ đồ định nghĩa cho kiến trúc tham chiếu ITS

Hình 1 minh họa hệ thống phân cấp của các định nghĩa chức năng và cách chúng có thể được sử dụng làm đầu vào cho các kiến trúc ITS. Các miền dịch vụ áp dụng cho ITS được liệt kê trong 6.1 với mỗi định nghĩa về bản chất của các hoạt động được cung cấp. Mỗi tên miền này sau đó được bao hàm bởi các phụ lục riêng trong phần này của ISO 14813, mỗi miền dịch vụ bao gồm các mô tả về các nhóm dịch vụ và dịch vụ riêng. Những nhóm dịch vụ mô tả các hoạt động cụ thể hơn, là một phần của miền dịch vụ và dịch vụ cung cấp những mô tả chi tiết hơn về những nội dung được đưa ra trong mỗi nhóm dịch vụ.

Cách thức mô tả các dịch vụ được sử dụng trong kiến trúc ITS phụ thuộc vào phương pháp được áp dụng trong việc tạo ra các dịch vụ đó. Do vậy, các mô tả dịch vụ có thể được sử dụng để tạo 'tình huống sử dụng' là đầu vào cho kiến trúc ITS được tạo bằng phương pháp hướng đối tượng (xem các phần khác của ISO 14813) hoặc 'nhu cầu của người dùng', là đầu vào của kiến trúc ITS được tạo bằng phương pháp định hướng quy trình (xem ISO / TR 26999).

Để phát triển kiến trúc tham chiếu và để thiết lập mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dịch vụ khác nhau trong 'hệ thống giao thông thông minh' (ITS), trước tiên, việc xác định các dịch vụ ITS cơ bản là có lợi. Do đó, mục đích phần này của ISO 14813 là xác định 'Nhóm dịch vụ ITS' và các miền mà nhóm dịch vụ này thuộc về, cùng với nhận thức hiện tại về lĩnh vực ITS.

'Các miền và nhóm dịch vụ ITS' được xây dựng dựa trên các hệ thống phân loại quốc tế hiện có của Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và các phân loại quốc tế và quốc gia khác, hoặc các hệ thống phân loại, ngoài ra, chúng cũng có thể cung cấp một cơ sở mô tả chung để so sánh các phân loại này, cũng như các phân loại khác được phát triển trên thế giới.

Hiện tại có rất nhiều kiến trúc của ITS đang được sử dụng trên khắp thế giới, với các phần của kiến trúc ITS đang được sử dụng làm cơ sở cho một số Tiêu chuẩn quốc tế. Phần này của ISO 14813 bao gồm các khái niệm kiến trúc từ các nguồn sau:

- Các hoạt động kiến trúc ITS khác từ một số nơi trên thế giới, bao gồm Kiến trúc ITS Quốc gia của Hoa Kỳ và Kiến trúc Khung ITS của Châu Âu (FRAME).

- Các nhóm làm việc ISO TC 204 và CEN TC278.

Hầu hết tất cả các kiến trúc ITS đang được sử dụng trên toàn thế giới đều dựa trên Kiến trúc ITS Quốc gia của Hoa Kỳ hoặc Kiến trúc Khung ITS của Châu Âu (FRAME). Thuật ngữ được sử dụng bởi hai kiến trúc ITS này tuy tương tự nhưng lại không giống nhau. Bảng sau đây cho thấy sự so sánh ở mức độ cao một số thuật ngữ chính được sử dụng trong hai kiến trúc ITS này có liên quan đến phần này của ISO 14813.

ISO 14813-1

Kiến trúc của US

Kiến trúc của FRAME

Chủ thể (Actor)

Đối tượng tương tác đầu cuối (Terminator)

Đối tượng tương tác đầu cuối / chủ thể (Terminator/ Actor)

Miền dịch vụ ITS

Gói dịch vụ người dùng

Nhóm dịch vụ ITS

Nhóm dịch vụ ITS

Dịch vụ người dùng

Chủ đề dịch vụ ITS

Dịch vụ ITS

Yêu cầu dịch vụ người dùng

Dịch vụ ITS

Lưu ý rằng trong Kiến trúc FRAME, nhiều Đối tượng tương tác đầu cuối được xem là "chung, khái quát". Điều này có nghĩa là chúng có một vài hình thức (được gọi là "chủ thể - actor") cho các trường hợp cụ thể. Một ví dụ về điều này là “Đối tượng tương tác đầu cuối” hoặc “Người điều khiển phương tiện”, có các trường hợp cụ thể bao gồm các chủ thể như người điều khiển phương tiện cá nhân, cộng với người điều khiển các loại phương tiện khác, ví dụ: giao thông công cộng, vận tải hàng hóa và khẩn cấp.

Bằng cách kết hợp các kết quả công việc đã được thực hiện để phát triển hai kiến trúc này, nhóm làm việc đã sử dụng giả thuyết cơ bản rằng có thể xác định một tập hợp “các miền, nhóm dịch vụ và dịch vụ ITS”, tập hợp này có thể được sử dụng trong nhiều loại kết hợp và cấu hình, nhằm cung cấp một mô tả phác thảo về các phương pháp kiến trúc ITS khác nhau.

Tài liệu đầy đủ về tất cả các phương pháp kiến trúc có thể là không khả thi do mức độ đòi hỏi cao các nguồn lục cần thiết để thực hiện điều này. Thật vậy, việc tổng hợp đầy đủ tài liệu và mô tả tất cả các phương pháp có thể sẽ dễ gây ra rắc rối hơn là một mục nào đó được tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên, một cách tiếp cận xác định và nhất quán là cần thiết để tạo thuận lợi cho việc tái sử dụng và khả năng tương tác.

Người dùng áp dụng phần này của ISO 14813 cần lưu ý rằng cũng có thể sử dụng một tập hợp con của các dịch vụ làm điểm khởi đầu để tạo kiến trúc ITS, nhằm triển khai ITS cụ thể. Trong quá trình triển khai có thể thêm các dịch vụ cụ thể để kiến trúc ITS có thể hỗ trợ tất cả các bên liên quan mà ITS sẽ cung cấp.

Một điểm quan trọng nữa cần lưu ý là giả định rằng phạm vi của khu vực ITS luôn có một ranh giới rõ ràng. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng điều này sẽ thay đổi theo thời gian và nó sẽ cần thiết để Tiêu chuẩn quốc tế này được sửa đổi lại.

 

HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH - KIẾN TRÚC MÔ HÌNH THAM CHIẾU CHO HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH (ITS)- PHẦN 1: CÁC MIỀN DỊCH VỤ, NHÓM DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ ITS

Intelligent trasport systems - Reference model architecture (s) for the ITS sector- Part 1: ITS service domains, service groups and services

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả về các dịch vụ chính mà việc triển khai ITS có thể mang lại cho người dùng ITS. Các dịch vụ có mục đích chung có thể được sắp xếp trong cùng “miền dịch vụ ITS” và trong các miền dịch vụ có thể có một số “nhóm dịch vụ ITS”. Tiêu chuẩn này xác định 13 (mười ba) miền dịch vụ, và trong đó có nhiều nhóm dịch vụ

Trong tiêu chuẩn này, một chỉ dẫn đã được cung cấp để hiển thị mối quan hệ của từng dịch vụ với ITS hợp tác. ITS hợp tác cung cấp các dịch vụ mà trước đây không có, đặc biệt là các dịch vụ dành cho người dùng ITS đang di chuyển. ITS hợp tác thực sự có thể được coi là một "cơ chế phân phối" có thể được sử dụng để tăng cường việc sử dụng và tính sẵn có của các dịch vụ. Do đó, đối với một số dịch vụ, ITS hợp tác là điều cần thiết, trong khi đối với những dịch vụ khác, ITS hợp tác làm tăng thêm giá trị. Tuy nhiên, đối với một số lượng nhỏ các dịch vụ thì không liên quan.

Tiêu chuẩn này được dành cho ít nhất hai nhóm người tham gia vào lĩnh vực ITS. Nhóm đầu tiên là những người tìm kiếm ý tưởng về các dịch vụ mà ITS triển khai có thể cung cấp và nhóm thứ hai dành cho những người đang phát triển các tiêu chuẩn.

Đối với nhóm đầu tiên, tiêu chuẩn này cung cấp các khái niệm giúp cho việc mô tả các dịch vụ chi tiết hơn. Mức độ chi tiết có thể khác nhau từ một triển khai ITS này với một triển khai ITS khác, tùy thuộc vào việc kiến trúc ITS quốc gia có liên quan hay không và kiến trúc này dựa trực tiếp vào các dịch vụ hay dựa trên các nhóm chức năng.

Đối với các nhà phát triển tiêu chuẩn, tiêu chuẩn này được áp dụng cho các nhóm làm việc với ISO TC 204 và các Ủy ban kỹ thuật khác đang phát triển các tiêu chuẩn cho ngành ITS và các ngành liên quan có ranh giới xuyên qua khu vực ITS (như một số khía cạnh của giao thông công cộng (quá cảnh), cùng với vận chuyển hàng hóa liên phương thức và quản lý đội vận tải). Tiêu chuẩn này được thiết kế để cung cấp thông tin và giải thích về các dịch vụ có thể tạo cơ sở và lý do cho việc phát triển các tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn này về bản chất là tư vấn và thông tin, được thiết kế để hỗ trợ tích hợp các dịch vụ vào một kiến trúc tham chiếu gắn kết, cộng với khả năng tương tác và sử dụng các định nghĩa dữ liệu phổ biến. Các dịch vụ được xác định trong các nhóm dịch vụ sẽ là cơ sở để định nghĩa “trường hợp sử dụng”, “nhu cầu người dùng” hoặc “yêu cầu dịch vụ người dùng” tùy thuộc vào phương pháp được sử dụng để phát triển chức năng kiến trúc ITS, cùng với định nghĩa về dữ liệu áp dụng trong từ điển dữ liệu, các tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu và truyền thông thích hợp.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 14817-3, Intelligent transport systems - ITS data dictionaries - Part 3: Object identifier assignments for ITS data concepts (Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu ITS - Phần 3: Nhiệm vụ định danh đối tượng cho các khái niệm dữ liệu ITS).

ISO/TR 17465-1:2014, Intelligent transport systems — Cooperative ITS — Part 1: Terms and definitions (Hệ thống giao thông thông minh - ITS hợp tác - Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa).

ISO 21217:2014, Intelligent transport systems - Communications access for land mobiles (CALM) - Architecture (Hệ thống giao thông thông minh - Truy cập thông tin liên lạc cho điện thoại di động mặt đất (CALM) - Kiến trúc).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1.

Chủ thể (Actor)

Chủ thể hoàn thành vai trò, nhiệm vụ.

3.2.

Ứng dụng (Application)

Cơ chế cung cấp một số hoặc tất cả các bộ phận của dịch vụ.

3.3.

ITS hợp tác (Cooperative ITS)

Tập con của ITS tổng thể, liên lạc và chia sẻ thông tin giữa các trạm ITS để đưa ra sự tư vấn hoặc tạo điều kiện cho các hành động cải thiện sự an toàn, bền vững, hiệu quả và tiện nghi ngoài phạm vi của các hệ thống độc lập.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này cũng được nêu trong ISO 21217: 2014. Đôi khi, nó được gọi là "phương tiện được kết nối" hoặc "các hệ thống phương tiện / đường cao tốc được kết nối".

3.4.

Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous goods)

Các chất hoặc vật phẩm có khả năng gây nguy hiểm (ví dụ, gây độc cho người, gây hại cho môi trường, chất nổ, dễ cháy hoặc phóng xạ...) cần có sự kiểm soát theo quy định khi vận chuyển.

3.5.

Mạng lưới giao thông chuyên dụng (Dedicated transport network)

Hệ thống giao thông vận chuyển đặc biệt thông qua một mạng lưới được xây dựng có mục đích, thường là tách biệt nhưng có thể là một phần của mạng lưới đường bộ hiện có.

3.6.

Điều phối (Dispatch)

Hành động yêu cầu các nguồn lục cụ thể để thực hiện các dịch vụ cụ thể.

Ví dụ: Trung tâm liên lạc khẩn cấp cử phương tiện cứu thương để ứng phó với sự cố, xác định nơi nạn nhân bị nạn để kịp thời đưa đến bệnh viện.

3.7.

Dịch vụ ITS (ITS service)

Chức năng cung cấp cho người dùng hệ thống giao thông thông minh được thiết kế để tăng tính an toàn, bền vững, hiệu quả, tiện nghi.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này cũng được nêu trong ISO 21217: 2014.

3.8.

Nhóm dịch vụ ITS (ITS service group)

Một hoặc nhiều dịch vụ ITS tương tự hoặc bổ sung được cung cấp cho người dùng ITS.

3.9.

Miền dịch vụ ITS (ITS service domain)

Miền ứng dụng cụ thể bao gồm một hoặc nhiều nhóm dịch vụ ITS.

3.10.

Các bên liên quan của ITS (ITS stakeholders)

Cá nhân hoặc tổ chức có quyền hạn, chia sẻ, yêu cầu hoặc quan tâm đến một hệ thống hoặc bộ phận trực thuộc hệ thống có sở hữu các đặc điểm đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của họ.

CHÚ THÍCH: Sự tham gia của các bên liên quan có thể thông qua việc sử dụng, sản xuất sản phẩm, cung cấp Dịch vụ hoặc quy định.

3.11.

Người dùng ITS (ITS user)

Người trực tiếp nhận và có thể làm việc trên dữ liệu ITS hoặc kiểm soát dịch vụ.

CHÚ THÍCH: Ngươi dùng ITS là người nhận trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc cung cấp, giao dịch dịch vụ ITS; những người dùng dịch vụ ITS này có thể là con người, hệ thống bên ngoài hoặc một nguồn dữ liệu khác, ví dụ: thiết bị phát hiện.

3.12.

Dẫn đường (Navigation)

Dịch vụ ITS cung cấp thông tin dẫn đường cho người dùng trong chuyến đi.

3.13.

Tải trọng (Mass)

Tải trọng của một phương tiện được đo bởi thiết bị được gắn vào phương tiện quy định.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này cũng được nêu trong ISO / TS 15638-12.

3.14.

Vận chuyển hành khách khuyết tật (Paratransit)

Dịch vụ giao thông công cộng có tuyến không theo lịch trình, không cố định, cho hành khách cần hỗ trợ đặc biệt và đi đến các điểm cụ thể tại thời điểm người dùng yêu cầu.

Ví dụ: Người khuyết tật hoặc người cao tuổi.

3.15.

Dữ liệu thăm dò (Probe data)

Thông tin cảm biến phương tiện được xử lý, định dạng và truyền đến trung tâm để xử lý nhằm tạo sự hiểu biết tốt về điều kiện điều khiển phương tiện.

3.16.

Hệ thống thăm dò/ thiết bị dò xe (probe vehicle system /vehicle probe)

Hệ thống bao gồm (1) phương tiện thu thập và truyền dữ liệu thăm dò và (2) trung tâm thực hiện xử lý dữ liệu thăm dò.

CHÚ THÍCH 1: Quá trình giám sát xây dựng sự hiểu biết chính xác về tổng thể đường và điều kiện điều khiển phương tiện bằng cách kết hợp và phân tích dữ liệu thăm dò được gửi từ nhiều phương tiện và từ các nguồn dữ liệu khác.

CHÚ THÍCH 2: Dữ liệu thăm dò được xử lý này có thể được gửi lại cho các phương tiện để giúp chúng và ngươi điều khiển phương tiện hoạt động tốt hơn, giúp cho cơ quan quản lý hệ thống giao thông và cho những người dùng khác với nhiều mục đích khác nhau.

3.17.

Hướng dẫn tuyến đường (Route guidance)

Dịch vụ sử dụng thông tin định hướng, thông tin về điểm đến hoặc dữ liệu thời gian thực để chọn tuyến thích hợp, trước hoặc trong chuyến đi.

3.18.  Quá cảnh (Transit)

Thuật ngữ thay thế cho giao thông công cộng được sử dụng ở một số quốc gia và trong một số trường hợp và được mở rộng thành "quá cảnh công cộng".

3.19.

Ứng dụng viễn thông cho các phương tiện được quy định (telematics applications for regulated vehicles)

Cung cấp dịch vụ viễn thông cho các phương tiện được quy định bởi một nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng giao tiếp với một phương tiện được quy định (thường là thương mại) sử dụng liên lạc từ trạm ITS này đến trạm ITS kia.

4  Từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các chữ viết tắt sau:

C-ITS

(Cooperative-ITS) ITS hợp tác

EETS

(European Electronic Toll Service) Dịch vụ thu phí điện tử châu Âu

EFC/ETC

(Electronic Fee/Toll Collection) Thu phí điện tử

HAZMAT

(Hazardous materials) Vật liệu nguy hại

IFMS

(Interoperable Fare Management Systems) Hệ thống quản lý phí tương tác

ITS

(Intelligent transport systems) Hệ thống giao thông thông minh

OBE

(On-board Equipment) Thiết bị trên phương tiện

PT

(Public Transport) Phương tiện giao thông công cộng

RSE

(Roadside Equipment) Thiết bị bên đường

TARV

(Telematics applications for regulated vehicles) Ứng dụng viễn thông cho phương tiện được quy định

TICS

Hệ thống thông tin và kiểm soát vận chuyển (thuật ngữ cũ của ITS)
(Transport information and control systems (old term for ITS))

UML

(Unified modelling language) Ngôn ngữ mô hình thống nhất

5  Yêu cầu chung

5.1  Miền dịch vụ, nhóm dịch vụ và dịch vụ ITS

5.1.1  Đặc điểm của miền dịch vụ ITS

Các dịch vụ và các nhóm dịch vụ ITS thường được kết hợp thành các lĩnh vực áp dụng khác nhau. Các lĩnh vực áp dụng này tập trung vào một hoặc nhiều nhóm người dùng ITS, như hành khách, nhà điều hành mạng lưới đường bộ, người điều khiển phương tiện, những người vận chuyển hàng hóa. Đây là mức độ cao nhất trong kiến trúc ITS, và được gọi là miền dịch vụ.

Các dịch vụ ITS không đại diện cho công nghệ hay chức năng nào. Trên thực tế, công nghệ và chức năng được sử dụng bởi các ứng dụng ITS có thể thay đổi khi triển khai xây dựng ITS và nội dung của các ứng dụng ITS có thể khác nhau do sự khác biệt trong cấu trúc tổ chức được sử dụng ở các khu vực địa lý khác nhau.

Không có mối quan hệ đóng giữa các miền dịch vụ ITS và các lĩnh vực chức năng chung được bao gồm trong các kiến trúc ITS khác nhau. Đôi khi một mối quan hệ có thể tồn tại, nhưng điều này thường không chắc chắn và phản ánh sự lựa chọn tên cho các lĩnh vực chức năng chung. Ví dụ: cả Kiến trúc ITS quốc gia của Hoa Kỳ và Kiến trúc khung ITS của châu Âu (FRAME) bao gồm một miền dịch vụ gọi là "Quản lý giao thông", hỗ trợ các dịch vụ ITS ngoài các dịch vụ trong miền dịch vụ ITS "Vận hành và quản lý giao thông" được mô tả trong ISO 14813-1.

5.1.2  Đặc điểm của nhóm dịch vụ ITS

Một miền dịch vụ bao gồm một hoặc nhiều loại dịch vụ ITS. Mỗi loại dịch vụ ITS có thể bao gồm một số dịch vụ liên quan. Sự sắp xếp các dịch vụ liên quan được gọi là "nhóm dịch vụ ITS". Nhóm dịch vụ ITS bao gồm một hoặc nhiều dịch vụ tương tự hoặc bổ sung có thể được cung cấp cho người dùng ITS.

Có một số đặc điểm của nhóm dịch vụ ITS:

a) Mỗi "nhóm dịch vụ ITS" hướng đến một hoạt động cụ thể liên quan đến việc quản lý hoặc thông tin của mạng lưới giao thông, được chia thành các dịch vụ cụ thể nhằm chỉ ra người dùng hoặc các phương thức cụ thể.

b) Tên của từng nhóm dịch vụ sẽ phản ánh loại hoạt động được hỗ trợ (ví dụ: "thông tin trước chuyến đi").

c) Mỗi dịch vụ trong nhóm dịch vụ phải tham chiếu cả hoạt động của nhóm dịch vụ và bản chất của người dùng hoặc phương thức hỗ trợ bởi dịch vụ (ví dụ: "thông tin trước chuyến đi - giao thông công cộng").

d) Mỗi cấp độ của hệ thống phân cấp phải ở mức độ chi tiết tương đương.

5.1.3  Đặc điểm của dịch vụ ITS

Dịch vụ ITS bao gồm một sản phẩm hoặc các hoạt động có thể được cung cấp cho người dùng ITS cụ thể. Do đó, các dịch vụ ITS được coi là các thành phần cơ bản của kiến trúc ITS và các triển khai ứng dụng ITS.

Mức độ chi tiết trong tiêu chuẩn này được tập trung ở cấp độ tên miền, nhóm dịch vụ và các dịch vụ cụ thể. Các quốc gia khác nhau phân vùng kiến trúc tham chiếu của họ theo những cách khác nhau - một số thông qua dịch vụ chi tiết hơn hoặc cần định nghĩa, những quốc gia khác ở mức độ trừu tượng cao hơn. Tuy nhiên, để cung cấp một mức độ nhất quán và tránh sự mơ hồ phát sinh từ các định nghĩa khác nhau của các dịch vụ có cùng tên, các định nghĩa ở mức độ cao được cung cấp cho các dịch vụ cụ thể. Mặc dù vậy, người dùng vẫn có thể thêm hoặc thay thế một số dịch vụ cụ thể được mô tả trong tiêu chuẩn này để phản ánh các vị trí cụ thể và/hoặc các yêu cầu về mặt pháp lý và/hoặc các yêu cầu xã hội. Khi đó, tên của các dịch vụ mới hoặc thay thế này không được xung đột hoặc sao chép tên của các dịch vụ được sử dụng trong tiêu chuẩn này.

Việc xây dựng các dịch vụ ITS cụ thể phải được thực hiện một cách nhất quán trong mọi kiến trúc cụ thể. Có một số phương pháp hỗ trợ sự phát triển của sự nhất quán này,

Các tiêu chuẩn kiến trúc ISO ITS không yêu cầu sử dụng một phương pháp cụ thể và có thể sử dụng Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (UML - xem ISO / TR 24529) hoặc các kỹ thuật định hướng quy trình (xem ISO 26999). Sự lựa chọn phương pháp phải được xuất phát từ các yếu tố như vấn đề trong quy trình thực hiện ITS mà kiến trúc đang được phát triển và đối tượng mục tiêu của kiến trúc.

ISO 14813-5 hướng dẫn về các yêu cầu mô tả kiến trúc trong các tiêu chuẩn ITS và ISO 17452 hướng dẫn và trợ giúp cho việc sử dụng UML trong việc xác định giao diện ITS.

5.2  Người dùng ITS

Người dùng ITS được định nghĩa là một người nhận dịch vụ ITS thông qua tương tác với các ứng dụng trong triển khai ITS. Người dùng ITS được mô tả là một trong những “bên liên quan”, có liên quan đến việc triển khai ITS. Theo định nghĩa này, tất cả sự tương tác của con người với việc triển khai ITS liên quan đến các chủ thể bên ngoài giao thoa với các ứng dụng trên ranh giới của hệ thống.

CHÚ THÍCH: Người tương tác với các ứng dụng trong triển khai ITS đôi khi được gọi là "người dùng ITS bên ngoài".

6  Cấu trúc của miền dịch vụ ITS

6.1  Miền dịch vụ ITS

Phân loại các hoạt động ITS là một trong những bước đầu tiên trong việc xác định phạm vi hoạt động, một số hoặc tất cả các hoạt động đó có thể được hỗ trợ khi triển khai ITS. Phân loại các hoạt động ITS phục vụ việc phân định các lĩnh vực khác nhau của ngành công nghiệp ITS.

Dưới đây mô tả 13 miền dịch vụ ITS, bao gồm:

- Thông tin chuyến đi - miền dịch vụ này cung cấp cả thông tin tĩnh và động về mạng lưới giao thông cho người dùng trước và trong chuyến đi, bao gồm các tùy chọn đa phương thức, sự chuyển đổi giữa các phương thức và trạng thái của các phương thức vận tải khác.

- Quản lý và điều hành giao thông - miền dịch vụ này đề cập cụ thể đến việc quản lý hoạt động của tất cả các loại phương tiện, hành khách và người đi bộ trên mạng lưới giao thông, bao gồm cả hoạt động giám sát và kiểm soát tự động, các quy trình ra quyết định (cả tự động và thủ công) nhằm giải quyết các sự cố xảy ra trong thời gian thực và các xáo trộn khác trên mạng lưới giao thông, cũng như quản lý nhu cầu đi lại khi cần thiết để duy trì sự lưu thông của hệ thống.

- Phương tiện giao thông - miền dịch vụ này tập trung vào việc tăng cường an toàn, bảo mật và hiệu quả trong hoạt động của phương tiện bằng các cảnh báo và hỗ trợ cho người dùng hoặc các dữ liệu đầu vào cung cấp cho hoạt động của phương tiện. Các dịch vụ này sử dụng thông tin bên ngoài từ các thiết bị cảm biến trên phương tiện, từ liên lạc không dây với các nguồn khác.

CHÚ THÍCH: Các điểm chính trong tiêu chuẩn hóa các vấn đề trên phương tiện sẽ được thống nhất giữa TC204 và TC22.

- Vận tải hàng hóa - miền dịch vụ này đề cập đến việc quản lý hoạt động của các phương tiện thương mại và vận tải hàng hóa, bao gồm các hoạt động thúc đẩy quy trình, thủ tục xử lý vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia, các hoạt động thúc đẩy vận chuyển đa phương thức và hoạt động của các phương tiện vận tải hàng hóa sử dụng các ứng dụng viễn thông để tăng cường hoạt động và quản lý đối với phương tiện.

- Giao thông công cộng - miền dịch vụ này đề cập đến việc quản lý giao thông công cộng (vận chuyển) để cung cấp các dịch vụ hoạt động kịp thời và hiệu quả hơn, cung cấp thông tin vận hành cho nhà điều hành và người dùng, bao gồm cả các hoạt động đa phương thức.

- Dịch vụ khẩn cấp - miền dịch vụ này được cung cấp để ứng phó với các sự cố được xác định là trường hợp khẩn cấp và cho phép các dịch vụ khẩn cấp nhanh chóng được triển khai và giải quyết nhanh hơn trong mạng lưới giao thông.

- Thanh toán trong giao thông vận tải - miền dịch vụ này giải quyết các hoạt động thanh toán cho các dịch vụ và phương tiện vận tải thông qua thanh toán không dùng tiền mặt và không dừng, hoặc sử dụng các cơ chế yêu cầu phương tiện dừng lại.

- An toàn cá nhân trong giao thông vận tải đường bộ - các dịch vụ trong miền này chịu trách nhiệm bảo vệ sự an toàn cá nhân của người sử dụng phương tiện/ dịch vụ vận tải, bao gồm cả người đi bộ và các cá nhân sử dụng phương tiện/ cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.

- Giám sát điều kiện thời tiết và môi trường - các dịch vụ trong miền này chịu trách nhiệm cho các hoạt động giám sát và thông báo cho người dùng và người quản lý về điều kiện thời tiết và môi trường có khả năng ảnh hưởng đến người dùng và mạng lưới giao thông.

- Quản lý và điều phối ứng phó thảm họa - các dịch vụ trong miền này liên quan đến hoạt động quản lý vận tải dựa trên sự quản lý từ nhiều khu vực pháp lý trong các ứng phó đối với thiên tai, bạo động, tấn công khủng bố...

- An ninh guốc gia - các dịch vụ trong lĩnh vực này liên quan đến việc giám sát phương tiện từ xa để phát hiện chất nổ hoặc phát hiện vật liệu nguy hại (HAZMAT) và kiểm soát hoạt động của các phương tiện cho phép ngừng hoạt động phương tiện nếu phương tiện đang bị kẻ khủng bố chiếm giữ hoặc được trang bị để gây ra sự phá hoại (ví dụ được trang bị thuốc nổ).

- Quản lý dữ liệu ITS - các dịch vụ trong miền này chịu trách nhiệm xác định và quản lý dữ liệu có khả năng được sử dụng bởi các dịch vụ khác được mô tả trong tiêu chuẩn này.

- Quản lý hiệu suất - các dịch vụ trong miền này chịu trách nhiệm mô phỏng trực tuyến và ngoại tuyến về vận hành mạng lưới giao thông bằng cách sử dụng dữ liệu lưu trữ và / hoặc dữ liệu trực tiếp thu được từ việc giám sát mạng lưới giao thông.

Việc phân loại các dịch vụ thành 13 nhóm cũng không quy định rằng tất cả các kiến trúc ITS và việc triển khai từ kiến trúc đó được yêu cầu để tuân theo việc xây dựng này. Cấu trúc mà ITS sử dụng phải phù hợp nhất với mục đích sử dụng cuối cùng của chúng và phải độc lập với các dịch vụ mà chúng hỗ trợ.

Các dịch vụ thường phụ thuộc các dịch vụ khác trong một nhóm dịch vụ hoặc những người hỗ trợ chính cho việc cung cấp dịch vụ trong các nhóm dịch vụ khác.Trong các kiến trúc ITS dựa trên các dịch vụ này, điều quan trọng là lược đồ phân loại được đề xuất và xác định người chịu trách nhiệm cho việc cung cấp dịch vụ.

6.2  ITS hợp tác (Cooperative-ITS)

Sự ra đời của ITS hợp tác được coi là một dịch vụ hoặc nhóm dịch vụ hoàn toàn mới. Tuy nhiên, phần lớn những gì mà ITS hợp tác "cung cấp" trên thực tế có thể được phân loại theo một trong các nhóm dịch vụ hiện có. Ví dụ, việc cung cấp thông tin hành khách trên một phương tiện thông qua giao tiếp với cơ sở hạ tầng bên đường và / hoặc các phương tiện khác thuộc nhóm “Thông tin hành khách”. Các thuộc tính quan trọng mà ITS hợp tác cung cấp là cách cải thiện giao tiếp để thu thập dữ liệu giao thông đường bộ từ đó thông tin có thể được lấy và cung cấp thông tin theo thời gian thực cho người ngồi trên phương tiện. Nó cũng cho phép dữ liệu được chia sẻ giữa các phương tiện và với các đối tượng khác trong quá trình triển khai ITS. Định nghĩa ITS hợp tác được cung cấp trong ISO/TR 17465- 1: 2014.

CHÚ THÍCH: Ở một số quốc gia, thuật ngữ "ITS hợp tác" còn được sử dụng là "Phương tiện giao thông được kết nối".

6.3  Cấu trúc miền dịch vụ

Bảng 1 thể hiện cấu trúc của các miền dịch vụ, trong mỗi miền là một số nhóm, mỗi nhóm có thể có một hoặc nhiều dịch vụ cấu thành.

Bảng 1 - Cấu trúc của các nhóm và miền dịch vụ ITS

Miền dịch vụ

Nhóm dịch vụ

Dịch vụ

Xem mục

Thông tin chuyến đi

Thông tin trạng thái giao thông theo thời gian thực

Thông tin giao thông và đường bộ

A.2.2.1

Thông tin giao thông công cộng

A.2.2.2

Thông tin đa phương thức

A.2.2.3

Thông tin sân bay

A.2.2.4

Thông tin bãi đỗ phương tiện

A.2.2.5

Hiển thị thông tin theo thời gian thực trên phương tiện

Chỉ dẫn trong phương tiện - hướng dẫn và quy định tuyến đường

A.3.2.1

Chỉ dẫn trong phương tiện - thông tin chỗ đỗ phương tiện

A.3.2.2

Chỉ dẫn trong phương tiện - kiểm soát tốc độ và làn đường

A.3.2.3.

Chỉ dẫn trong phương tiện - cảnh báo và tư vấn trước

A.3.2.4

Thông tin liên quan đến phương tiện giao thông công cộng

A.3.2.5

Thông tin và hướng dẫn tuyến đường theo thời gian thực

Hướng dẫn lộ trình trên phương tiện sử dụng thông tin thời gian thực

A.4.2.1

Hướng dẫn lộ trình cá nhân linh hoạt sử dụng thông tin thời gian thực

A.4.2.2

Giao thông công cộng - Hướng dẫn chuyến đi cụ thể

A.4.2.3

Lập kế hoạch chuyến đi đa phương thức

Hướng dẫn chuyến đi - so sánh các phương thức

A.5.2.1

Lập kế hoạch chuyến đi tập trung sử dụng đầu vào chính sách và theo thời gian thực

A.5.2.2

Thông tin dịch vụ du lịch

Thông tin dịch vụ du lịch - điểm đến

A.6.2.1

Thông tin dịch vụ du lịch - vị trí hiện tại

A.6.2.2

Quản lý và điều hành giao thông

Quản lý và kiểm soát giao thông

Giám sát giao thông

B.2.2.1

Kiểm soát giao thông trên đường - điều khiển tín hiệu giao thông

B.2.2.2

Kiểm soát giao thông trên đường cao tốc - kiểm soát đoạn đường dẫn

B.2.2.3

Kiểm soát giao thông đường cao tốc - tốc độ trên làn đường chính và quản lý làn đường

B.2.2.4

Ưu tiên cho các loại phương tiện cụ thể (ưu tiên tín hiệu và nhường đường)

B.2.2.5

Quản lý làn đường được phép đổi hướng

B.2.2.6

Phối hợp kiểm soát giao thông trên đường bộ và đường cao tốc

B.2.2.7

Quản lý các nút giao đa phương thức trên đường cao tốc

B.2.2.8

Quản lý bãi đỗ phương tiện

B.2.2.9

Quản lý giao thông khu vực làm việc

B.2.2.10

Thông tin tư vấn và cảnh báo giao thông

B.2.2.11

Giám sát và xác nhận sự cố

B.2.2.12

Quản lý sự cố giao thông

Hỗ trợ xử lý sự cố cho người điều khiển phương tiện

B.3.2.1

Hỗ trợ xử lý sự cố cho người tham gia giao thông

B.3.2.2

Phối hợp và giải quyết sự cố

B.3.2.3

Giám sát và quản lý các vật liệu nguy hiểm

B.3.2.4

Thu thập thông tin sự cố từ các phương thức vận tải khác

B.3.2.5

Quản lý nhu cầu

Xác định phí sử dụng đường - làn đường dành riêng

B.4.2.1

Xác định phí sử dụng đường - toàn bộ hệ thống đường

B.4.2.2

Xác định phí sử dụng đường cho các khu vực hạn chế

B.4.2.3

Quản lý truy cập (vào/ra) của phương tiện

B .4.2.4

Quản lý làn đường dành cho phương tiện chở nhiều người

B.4.2.5

Quản lý hệ thống đường dựa trên chất lượng không khí

B.4.2.6

Quản lý bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Quản lý xây dựng và bảo trì hệ thống đường

B.5.2.1

Bảo trì trong điều kiện thời tiết mùa đông

B.5.2.2

Quản lý điều kiện mặt đường

B.5.2.3

Quản lý đường tự động

B.5.2.4

Quản lý an toàn khu vực công trường

B.5.2.5

Chấp hành quy định giao thông

Kiểm soát truy cập (vào/ra) của phương tiện

B.6.2.1

Sử dụng làn đường dành cho phương tiện chở nhiều người

B.6.2.2

Chấp hành quy định đỗ phương tiện

B.6.2.3

Quy định giới hạn tốc độ

B.6.2.4

Chấp hành tín hiệu giao thông

B.6.2.5

Phương tiện giao thông

Tăng cường khả năng quan sát liên quan đến giao thông đường bộ

Hỗ trợ khả năng quan sát cho người điều khiển phương tiện sử dụng các ứng dụng từ bên trong phương tiện

C.2.2.1

Hỗ trợ khả năng quan sát cho người điều khiển phương tiện sử dụng các ứng dụng bên ngoài phương tiện

C.2.2.2

Hỗ trợ khả năng quan sát cho người đi bộ và người đi xe đạp

C.2.2.3

Vận hành phương tiện tự động

Vận hành tự động trên đường cao tốc

C.3.2.1

Tự động điều khiển tốc độ thấp

C.3.2.2

Dừng đỗ phương tiện tự động

C.3.2.3

Điều khiển hành trình thích ứng

C.3.2.4

Điều khiển hành trình thích ứng có tương tác

C.3.2.5

Hỗ trợ phương tiện giao thông công cộng dừng/đỗ đúng vị trí

C.3.2.6

Giảm thiểu / tránh va chạm

Giảm thiểu / tránh va chạm theo chiều di chuyển của phương tiện

C.4.2.1

Giảm thiểu / tránh các va chạm bên

C.4.2.2

Giảm thiểu / tránh các va chạm tại các điểm giao cắt

C.4.2.3

Nâng cao an toàn

Giám sát hệ thống bên trong phương tiện

C.5.2.1

Giám sát tình trạng bên ngoài phương tiện

C.5.2.2

Triển khai hạn chế va chạm trước khi xảy ra sự cố

Triển khai hạn chế va chạm trước khi xảy ra sự cố

C.6.2.1

Vận chuyển hàng hóa

Thông quan điện tử cho phương tiện thương mại

Hệ thống cân động

D.2.2.1

Thông quan điện tử không cần dừng lại để kiểm tra

D.2.2.2

Giám sát hồ sơ an toàn phương tiện

D.2.2.3

Quy trình quản lý phương tiện thương mại

Trao đổi thông tin vận chuyển hàng hóa

D.3.2.1

Tự động xác định, theo dõi và trao đổi thông tin phản hồi khẩn cấp đối với hàng hóa nguy hiểm

D.3.2.2

Tự động cung cấp thông tin hồ sơ xác thực

D.3.2.3

Quản lý tự động phương tiện thương mại

D.3.2.4

Tự động qua biên giới

D.3.2.5

Kiểm tra an toàn bên đường tự động

Truy cập từ xa vào dữ liệu an toàn phương tiện thương mại

D.4.2.1

Truy cập từ xa vào dữ liệu điều khiển phương tiện thương mại

D.4.2.2

Giám sát an toàn trên phương tiện thương mại

Giám sát hệ thống bên trong phương tiện thương mại

D.5.2.1

Giám sát cảnh báo cho người điều khiển phương tiện thương mại

D.5.2.2

Giám sát trạng thái hàng hóa trên phương tiện thương mại

D.5.2.3

Quản lý đoàn vận tải hàng hóa liên tỉnh

Theo dõi đoàn phương tiện thương mại liên tỉnh

D.6.2.1

Điều phối đoàn phương tiện thương mại liên tỉnh

D.6.2.2

Quản lý thông tin đa phương thức

Trao đổi thông tin giữa phương tiện và nơi đến của hàng hóa

D.7.2.1

Hỗ trợ khách hàng truy cập thông tin vận chuyển hàng hóa

D.7.2.2

Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa

D.7.2.3

Quản lý và kiểm soát hoạt động các trung tâm đa phương thức

Quản lý trang thiết bị, nguồn lực trung tâm đa phương thức

D.8.2.1

Kiểm soát phương tiện và hàng hóa đa phương thức

D.8.2.2

Quản lý vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Thu thập và chia sẻ dữ liệu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

D.9.2.1

Đăng ký dữ liệu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

D.9.2.2

Phối hợp đoàn phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

D.9.2.3

Phối hợp trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

D.9.2.4

Giám sát vị trí di chuyển cửa hàng hóa nguy hiểm

D.9.2.5

Quản lý phương tiện chở hàng nặng

Thu thập và chia sẻ dữ liệu phương tiện chở hàng nặng

D.10.2.1

Xử lý đăng ký phương tiện chở hàng nặng

D.10.2.2

Giám sát vị trí phương tiện chở hàng nặng

D.10.2.3

Quản lý phương tiện giao hàng địa phương

Theo dõi đoàn phương tiện giao hàng

D.11.2.1

Điều phối đoàn phương tiện giao hàng

D.11.2.2

Dịch vụ thông tin bãi đỗ phương tiện và khu vực giao hàng

D.11.2.3

Ứng dụng viễn thông đối với phương tiện được quy định (Telematics applications for regulated vehicles - TARV)

Thủ tục và quy định thực thi đối với các nhà cung cấp dịch vụ được quy định

D.12.2.1

Cung cấp bảo mật hệ thống

D. 12.2.2

Cung cấp thông tin phương tiện

D.12.2.3

Cung cấp quản lý truy cập phương tiện

D.12.2.4

Cung cấp giám sát thiết bị đo tốc độ từ xa

D.12.2.5

Cung cấp hệ thống nhắn tin khẩn cấp

D.12.2.6

Cung cấp hồ sơ bản ghi công việc của người điều khiển phương tiện

D.12.2.7

Cung cấp giám sát “tải trọng” phương tiện

D.12.2.8

Cung cấp dữ liệu vị trí, tốc độ phương tiện và hàng hóa vận chuyển

D.12.2.9

Cung cấp hướng dẫn đỗ phương tiện

D.12.2.10

Nhận dạng và trao đổi thông tin vận tải hàng hóa

Thu thập dữ liệu nhận dạng vận chuyển hàng hóa

D.13.2.1

Trao đổi dữ liệu nhận dạng vận chuyển hàng hóa

D.13.2.2

Giao thông công cộng

Quản lý giao thông công cộng

Quản lý vận hành giao thông công cộng

E.2.2.1

Quản lý đội phương tiện vận tải công cộng

E.2,2.2

Giám sát thiết bị phương tiện giao thông công cộng

E.2.2.3

Lập kế hoạch và giám sát dịch vụ giao thông công cộng

E.2.2.4

Chiến lược hoạt động giao thông công cộng

E.2.2.5

Hiển thị trạng thái giao thông công cộng

E.2.2,6

Vận chuyển có sự chia sẻ và đáp ứng nhu cầu

Quản lý đội phương tiện vận tải công cộng theo nhu cầu

E.3.2.1

Quản lý chia sẻ phương tiện theo nhu cầu

E.3.2.2

Vận tải hàng hóa theo yêu cầu

E.3.2.3

Dịch vụ khẩn cấp

Thông báo vận chuyển khẩn cấp và an toàn cá nhân

Cuộc gọi cứu nạn từ người dùng

F.2.2.1

Cuộc gọi khẩn cấp tự động và tín hiệu cứu hộ

F.2.2.2

Tự động cảnh báo xâm nhập và trộm cắp

F.2.2.3

Thu hồi phương tiện bị đánh cắp

Ngừng hoạt động phương tiện từ xa

F.3.2.1

Theo dõi phương tiện bị đánh cắp

F.3.2.2

Quản lý phương tiện khẩn cấp

Theo dõi đội phương tiện khẩn cấp

F.4.2.1

Quản lý đội phương tiện khẩn cấp

F.4.2.2

Phối hợp quản lý giao thông cho phương tiện khẩn cấp - phối hợp quản lý giao thông

F.4.2.3

Thông báo vật liệu nguy hiểm và sự cố

Giám sát và theo dõi các phương tiện vận chuyển hàng hóa HAZMAT

F.5.2.1

Giám sát lộ trình phương tiện vận chuyển hàng hóa HAZMAT

F.5.2.2

Tự động thực hiện cuộc gọi khẩn cấp HAZMAT / thông báo nguy hiểm

F.5.2.3

Dịch vụ ưu tiên HAZMAT

F.5.2.4

Thanh toán trong giao thông vận tải

Giao dịch thanh toán điện tử cho việc sử dụng đường bộ

Hệ thống thu phí điện tử tương tác

G.2.2.1

Thu phí đin tử (Electronic Toll Collection - ETC)

G.2.2.2

Xác định phí sử dụng đường theo quãng đường

G.2.2.3

Quản lý nhu cầu dựa trên phí sử dụng đường

G.2.2.4

Xác định phí sử dụng đường theo phân loại phương tiện

G.2.2.5

Hệ thống thanh toán tại bãi đỗ phương tiện

G.2.2.6

Dịch vụ quản lý vé điện tử

Hệ thống vé điện tử (Electronic Fare Collection)

G.3.2.1

Hệ thống quản lý vé tương tác (IFMS - Interoperable Fare Management Systems)

G.3.2.2

Giao dịch thanh toán điện tử liên quan đến giao thông vận tải

Thanh toán dịch vụ giao thông điện tử

G.4.2.1

Hệ thống thanh toán điện tử liên quan đến dịch vụ vận tải đa phương thức

G.4.2.2

Các cơ chế khác để thu phí sử dụng đường bộ

Thu phí sử dụng đường không dùng tiền mặt

G.5.2.1

Thu phí sử dụng đường bằng tiền mặt

G.5.2.2

 

An toàn cá nhân liên quan đến vận tải đường bộ

Bảo đảm an toàn công cộng

Báo động không âm thanh

H.2.2.1

Cuộc gọi khẩn cấp/ cảnh báo nguy hiểm của phương tiện giao thông công cộng

H.2.2.2

Phát hiện xâm nhập

H.2.2.3

Giám sát giao thông công cộng

H.2.2.4

Tăng cường an toàn cho người sử dụng đường bộ dễ bị tổn thương

Giám sát phương tiện thô sơ và người đi bộ

H.3.2.1

Hệ thống giám sát phương tiện chuyên dụng

H.3.2.2

Tăng cường an toàn cho người khuyết tật

Giám sát phương tiện giao thông chuyên dụng tại các điểm giao cắt

H.4.2.1

Cảnh báo cho người điều khiển phương tiện về các phương tiện giao thông chuyên dụng

H.4.2.2

Quy định an toàn cho người đi bộ sử dụng nút giao thông minh và liên kết

Hiển thị tín hiệu cảnh báo trước

H.5.2.1

Cảnh báo phương tiện phía trước sắp tới (đối với nút giao không có tín hiệu)

H.5.2.2

Hệ thống cảnh báo và tín hiệu trong phương tiện

H.5.2.3

Giám sát điều kiện thời tiết và môi trường

Theo dõi thời tiết

Giám sát thông tin thời tiết

I.2.2.1

Dự báo thời tiết đường bộ

I.22.2

Giám sát các điều kiện môi trường

Theo dõi và dự báo mực nước

I.3.2.1

Giám sát địa chấn

I.3.2.2

Giám sát mức độ ô nhiễm

I.3.2.3

Theo dõi tuyết lở (nếu có), trượt đất và đá rơi

I.3.2.4

Quản lý và điều phối ứng phó thảm họa

Quản lý dữ liệu về thảm họa

Thu thập dữ liệu về thiên tai và các tình huống khẩn cấp

J.2.2.1

Chia sẻ dữ liệu về thiên tai và các tình huống khẩn cấp

J.2.2.2

Quản lý ứng phó thảm họa

Lập kế hoạch ứng phó thảm họa

J.3.2.1

Triển khai ứng phó thảm họa

J.3.2.2

Phối hợp với các đơn vị ứng phó khẩn cấp

Phối hợp ứng phó thảm họa

J.4.2.1

An ninh quốc gia

Giám sát và kiểm soát các phương tiện khả nghi

Giám sát phương tiện vận chuyển để xác định vật liệu nguy hại (HAZMAT) và chất nổ

K.2.2.1

Xác định phương tiện khả nghi

K.2.2.2

Vô hiệu hóa phương tiện khả nghi

K.2.2.3

Quản lý giao thông đường bộ đối với các phương tiện khả nghi

K.2.2.4

Thông báo khẩn cấp cho các cơ quan phụ trách hoặc các phương tiện khả nghi

K.2.2.5

Giám sát đường ống hoặc công trình hạ tầng

Giám sát vật liệu nguy hại (HAZMAT) / chất nổ nơi có công trình hạ tầng và đường ống

K.3.2.1

Thực hiện các chiến lược giảm thiểu

K.3.2.2

Thông báo khẩn cấp cho các cơ quan phụ trách

K.3.2.3

Quản lý dữ liệu ITS

Đăng ký dữ liệu

Đăng ký các khái niệm dữ liệu ITS

L.2.2.1

Đăng ký các chương trình con của ITS để sử dụng lại và khả năng tương tác

L.2.2.2

Từ điển dữ liệu

Đăng ký định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong ITS

L.3.2.1

Quản lý hiệu suất

Lưu trữ dữ liệu

Lưu trữ dữ liệu

M.2.2.1

Kho dữ liệu

M.2.2.2

Giám sát khí thải

M.2.2.3

Mô phỏng

Mô phỏng hiệu suất hệ thống (trực tuyến)

M.3.2.1

Mô phỏng hiệu suất hệ thống (ngoại tuyến)

M.3.2.2

6.4  Nhóm dịch vụ ITS cho mỗi miền

Các nhóm dịch vụ ITS mô tả sâu hơn về các lĩnh vực khác nhau của hoạt động ITS được thể hiện bởi các miền được mô tả trong 5.1. Mô tả cụ thể các loại hoạt động khác nhau được thực hiện trong mỗi miền. Các nhóm dịch vụ được mô tả theo miền trong các Phụ lục sau đây không nhất thiết phải đề cập đến người dùng, phương thức hoặc đối tượng cụ thể cho các hoạt động này. Mức độ chi tiết đó được cung cấp bởi các dịch vụ cụ thể, được xác định theo từng nhóm dịch vụ. Điều này cho phép nhà quản lý điều hành giao thông vận tải lựa chọn dịch vụ trong mỗi nhóm dịch vụ phù hợp với nhu cầu, phù hợp quy định và bổ sung thêm địa điểm, dịch vụ cụ thể theo thẩm quyền nếu có và khi được yêu cầu.

Các tiêu chuẩn ITS (như được định nghĩa bởi ISO TC204 và được các cơ quan thành viên phê duyệt) tập trung vào lĩnh vực vận tải đường bộ và các giao diện với các phương thức vận tải khác. Các Ủy ban khác xác định các tiêu chuẩn và thực tiễn cho đường sắt, đường hàng không, đường thủy. Tuy nhiên, có nhiều khu vực nơi các tiêu chuẩn ITS có thể ảnh hưởng đến cả đường bộ và các phương thức vận tải khác.(Tương tự, có các tiêu chuẩn cho các phương thức vận tải khác ảnh hưởng đến khu vực ITS). Điều này đặc biệt áp dụng trong lĩnh vực thông tin du lịch, lập kế hoạch và kiểm soát giao thông.

6.5  Sử dụng các dịch vụ ITS để cung cấp Định danh đối tượng cho các khái niệm dữ liệu

Một mã định danh đối tượng duy nhất (Object Identifier - OID) cho các khái niệm dữ liệu sẽ được sử dụng trong các tiêu chuẩn liên quan đến ITS khác được đưa ra bởi ISO TC204. Định dạng của OID này sẽ được định nghĩa thông qua việc sử dụng miền dịch vụ ITS, số dịch vụ sử dụng, khái niệm dữ liệu được sử dụng và tuân theo các quy trình xác định OID được định nghĩa bởi ISO / IEC JTC1 / SC6 và ITU-T SG17. Một mô tả đầy đủ về cách thực hiện sẽ được cung cấp trong ISO 14817-3.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Miền dịch vụ thông tin chuyến đi

A.1  Giới thiệu

Miền dịch vụ này bao gồm việc cung cấp cả thông tin tĩnh và động về giao thông cho người dùng cả trước và trong suốt các chuyến đi của họ. Điều này bao gồm thông tin về các tùy chọn đa phương thức, sự chuyển đổi giữa các phương thức và trạng thái của các phương thức vận tải khác được sử dụng bởi một số người dùng.

Miền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch vụ sau:

1. Thông tin trạng thái giao thông theo thời gian thực;

2. Hiển thị thông tin theo thời gian thực trên phương tiện;

3. Thông tin và hướng dẫn tuyến đường theo thời gian thực;

4. Lập kế hoạch chuyến đi đa phương thức;

5. Thông tin dịch vụ du lịch.

A.2  Thông tin trạng thái giao thông theo thời gian thực

A.2.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm thông tin du lịch nhận được tại nhà, nơi làm việc, khách sạn, các địa điểm công cộng lớn, như trung tâm mua sắm và trên các thiết bị đầu cuối di động trước chuyến đi. Các dịch vụ thông tin trước chuyến đi có thể nhắm mục tiêu đến các cơ sở hạ tầng giao thông, giao thông công cộng, vận chuyển hàng hóa và người sử dụng giao thông đa phương thức và xe thô sơ. Tùy thuộc vào dịch vụ được cung cấp, thông tin trước chuyến đi bao gồm thông tin hiện tại về tình trạng giao thông, lịch trình và vị trí của phương tiện giao thông công cộng liên quan đến vị trí người dùng, thông tin về đường và thời tiết, quy định giao thông và các loại phí hiện hành, về mặt địa lý, các thông tin sẽ liên quan đến các phần của mạng lưới giao thông gần với vị trí hiện tại của người dùng và không phụ thuộc vào tuyến đường và phương thức của chuyến đi mà người dùng đang thực hiện.

A.2.2  Các dịch vụ thành phần

A.2.2.1  Thông tin giao thông và đường bộ

Dịch vụ này sẽ cung cấp thông tin về tình trạng giao thông và đường bộ hiện tại. Thông tin giao thông sẽ cho hành khách thấy trạng thái lưu lượng giao thông theo thời gian thực, gồm tốc độ, tình trạng tắc nghẽn, xếp hàng tại trạm thu phí, cầu và bến phà đường bộ. Thông tin đường bộ sẽ làm nổi bật nhiều nội dung như sự xuất hiện của đá rơi, nước trên mặt đường và các điều kiện khác có khả năng ảnh hưởng đến sự di chuyển của các phương tiện giao thông đường bộ.

A.2.2.2  Thông tin giao thông công cộng

Dịch vụ này bao gồm đường bộ và các phương thức vận tải khác mà hành khách có khả năng quan tằm trước chuyến đi. Dịch vụ sẽ bao gồm bốn chức năng chính: (1) Thông tin dịch vụ sẵn có, (2) Thông tin hoàn cảnh hiện tại, (3) Dịch vụ lập kế hoạch chuyến đi và (4) Truy cập người dùng. Các chức năng được mô tả dưới đây.

(1) Thông tin dịch vụ sẵn có: bao gồm thông tin về:

- Vị trí của các trạm dừng xe buýt, tàu điện (nếu có) cùng với ga đường sắt, bến phà và sân bay;

- Lịch trình và dịch vụ cho đường bộ và các phương thức vận tải khác;

- Lịch sử chuyến đi;

- Giá vé vận chuyển và chi phí vận chuyển.

(2) Thông tin hoàn cảnh hiện tại: bao gồm thông tin về:

- Tuyến đường, dịch vụ đặc biệt và sự chậm trễ dự kiến (tình trạng hiện tại và gần tới);

- Bãi đỗ phương tiện hiện có gần điểm dừng của phương tiện công cộng.

(3) Dịch vụ lập kế hoạch chuyến đi: cung cấp kế hoạch chuyến đi cho các chuyến đi hiện tại hoặc sắp tới của người dùng.

(4) Quyền truy cập của người dùng: cung cấp thông tin về các kênh người dùng để truy cập lập kế hoạch và thông tin theo thời gian thực về các dịch vụ hiện có, tình trạng hiện tại và lập kế hoạch chuyến đi.

A.2.2.3  Thông tin đa phương thức

Dịch vụ này sẽ cung cấp thông tin về các phương tiện có sẵn cho người dùng để có thể chuyển đổi phương thức di chuyển giữa các phương thức vận tải khác nhau. Điều này sẽ bao gồm các tùy chọn chuyển đổi phương thức cùng với các vị trí chuyển đổi được đề xuất giữa các phương thức dựa trên cả thông tin cố định và thông tin thời gian thực.

Thông tin cố định sẽ được cung cấp bởi những người sở hữu, vận hành và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông và bao gồm:

- Vị trí các điểm trung chuyển (chuyển đổi) đa phương thức;

- Giờ hoạt động;

- Phương thức trung chuyển có thể thực hiện;

- Trang thiết bị trung chuyển, ví dụ: thang máy, cầu thang và thang cuốn.

Thông tin thời gian thực sẽ được cung cấp bởi các nhà khai thác mạng và nhà cung cấp dịch vụ và bao gồm:

- Dịch vụ hiện có khả dụng;

- Thời gian khởi hành dự kiến tiếp theo cho các dịch vụ có sẵn;

- Thời gian trung chuyển hiện tại.

Cả hai loại thông tin này sẽ được hiển thị thông qua: điểm phổ biến thông tin tại chỗ, Internet, màn hình trên phương tiện và các thiết bị cá nhân.

A.2.2.4  Thông tin sân bay

Dịch vụ này sẽ cung cấp thông tin hoạt động theo thời gian thực tế về các chuyến đến và đi dự kiến của các chuyến bay tại sân bay. Nó cũng sẽ cung cấp thông tin về sự chậm trễ hoặc hủy bỏ tại thời điểm hiện tại được biết, thông tin khả dụng của bãi đỗ phương tiện và tình trạng hiện tại (đến và đi) của các dịch vụ được cung cấp bởi các phương thức vận tải khác. Thông tin cố định sẽ bao gồm các cơ sở hạ tầng của sân bay như vị trí và loại (các loại) bãi đậu phương tiện và truy cập bằng các phương thức vận tải khác.

A.2.2.5  Thông tin bãi đỗ phương tiện

Dịch vụ này sẽ cung cấp thông tin về các chỗ đỗ phương tiện và tình trạng hiện tại.

Các thông tin thời gian thực bao gồm:

- Số lượng hiện tại của bãi đỗ phương tiện;

- Dự đoán số lượng chỗ đỗ phương tiện.

Các thông tin này sẽ được cung cấp cho từng loại phương tiện đỗ.

Các thông tin cố định bao gồm:

- Chỉ đường đến nơi đỗ phương tiện;

- Loại phương tiện;

- Thời gian lưu trú cho phép;

- Hạn chế, ví dụ: không cắm trại hoặc đỗ phương tiện qua đêm...;

- Phí đỗ phương tiện.

Cả hai loại thông tin này sẽ được phổ biến thông qua nhiều cơ chế cung cấp thông tin đầu ra tại điểm phổ biến thông tin tại chỗ hoặc thông qua Internet.

A.3  Hiển thị thông tin theo thời gian thực trên phương tiện

A.3.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm thông tin được cung cấp cho người dùng trên phương tiện, cung cấp toàn bộ hoặc được điều chỉnh theo địa điểm cụ thể của phương tiện hoặc hành khách hoặc dọc theo tuyến đường giao thông. Thông tin được cung cấp dưới dạng tư vấn và có thể bao gồm thông tin giao thông theo thời gian thực, bao gồm thời gian ước tính đến điểm đến dựa trên điều kiện hiện tại, cũng như khu vực công trường, sự cố, thời tiết, phí cầu đường, chỗ đỗ phương tiện và thông tin khác cho người dùng.

A.3.2  Các dịch vụ thành phần

A.3.2.1  Chỉ dẫn trong phương tiện - hướng dẫn và quy định tuyến đường

Dịch vụ này sẽ cung cấp cho việc hướng dẫn tuyến đường và thông tin quy định sẽ được hiển thị cho người điều khiển phương tiện trong phương tiện của họ. Thông tin hướng dẫn tuyến đường sẽ được dựa trên các dữ liệu được cung cấp bởi người điều khiển phương tiện trước khi bắt đầu chuyến đi của họ:

- Điểm bắt đầu và điểm đến;

- Tuyến đường;

- Thời gian đến đề nghị;

- Đặc điểm phương tiện.

Một số dữ liệu sẽ được phương tiện tự động cung cấp và các mục khác như điểm khởi hành, điểm đến và tùy chọn tuyến đường có thể được lấy từ danh sách được xác định trước của những người sử dụng thường xuyên nhất. Các thông báo điều chỉnh sẽ bao gồm như hạn chế về tải trọng, kích thước và loại phương tiện đi vào.

A.3.2.2  Chỉ dẫn trong phương tiện - thông tin chỗ đỗ phương tiện

Dịch vụ này sẽ cung cấp thông tin chỗ đỗ phương tiện được hiển thị cho người điều khiển phương tiện trong phương tiện của họ. Thông tin này có thể bao gồm:

- Vị trí của chỗ đỗ phương tiện, là vị trí của khu vực đỗ phương tiện hoặc không gian trong khu vực đỗ phương tiện;

- Phí đỗ phương tiện;

- Thời gian lưu trú tối đa được phép và các giới hạn khác, ví dụ: không cắm trại, hoặc kích thước tối đa của phương tiện...;

- Loại và mức độ bảo mật, ví dụ: giám sát phương tiện ra vào, giám sát nhân viên giữ phương tiện và giám sát video.

Thông tin này có thể được hiển thị tại một hoặc nhiều khu vực đỗ phương tiện trong vùng lân cận của phương tiện hoặc tại một địa điểm được xác định bởi người điều khiển phương tiện (ví dụ: điểm đến chuyến đi) để đặt chỗ trước.

A.3.2.3  Chỉ dẫn trong phương tiện - kiểm soát tốc độ và làn đường

Dịch vụ này sẽ cung cấp thông tin kiểm soát tốc độ và làn đường được hiển thị cho người điều khiển phương tiện trong phương tiện của họ. Dịch vụ này có thể bao gồm:

- Giới hạn tốc độ hiện tại;

- Giới hạn tốc độ trên tuyến đường phía trước của phương tiện (khi có khác biệt với giới hạn tốc độ hiện tại);

- Phương tiện ở ngoài làn đường;

- Phương tiện di chuyển trên làn đường không phù hợp với loại phương tiện đó và/ hoặc số người ngồi trong phương tiện;

- Khoảng cách với xe phía trước không an toàn đối với tốc độ hiện tại, phương tiện và điều kiện đường.

Nội dung của thông tin này phụ thuộc vào loại và/ hoặc kích thước phương tiện, tình trạng hiện tại của phương tiện, cũng như trạng thái hiện tại của người điều khiển phương tiện.

A.3.2.4  Chỉ dẫn trong phương tiện - cảnh báo và tư vấn trước

Dịch vụ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin tư vấn và cảnh báo trước để hiển thị cho người điều khiển phương tiện trong phương tiện của họ. Thông tin này có thể bao gồm các cảnh báo và tư vấn về:

- Điều kiện bất lợi theo lộ trình đã lên kế hoạch, hoặc trong quỹ đạo của phương tiện đã dự báo;

- Thay đổi trong giới hạn tốc độ;

- Thay đổi điều kiện thời tiết;

- Vào hoặc sắp đến trạm thu phí/ khu vực thu phí;

- Hạn chế vào tuyến đường phía trước;

Điều khiển phương tiện trong trạng thái không bình thường, ví dụ: do mệt mỏi;

- Vấn đề với tình trạng của phương tiện.

Nội dung của thông tin này phụ thuộc vào loại, kích thước phương tiện, tình trạng hiện tại của phương tiện.

A.3.2.5  Thông tin liên quan đến phương tiện giao thông công cộng

Dịch vụ này cung cấp cho người dùng thông tin phương tiện giao thông công cộng theo thời gian thực tích hợp thông tin từ các phương thức vận tải khác nhau và hiển thị để người dùng ra quyết định. Do đó, dịch vụ này cho phép lựa chọn thay thế phương thức di chuyển ngay cả khi người dùng đang trên đường. Các chức năng chính gồm:

(1) Phân phối thông tin: cung cấp thông tin tình huống theo thời gian thực cho người dùng thông qua các tín hiệu hoặc thông báo theo thông tin hiện thời hoặc điểm dừng tiếp theo trên phương tiện giao thông công cộng.

(2) Tiếp nhận thông tin: bao gồm quy định sau::

- Thông tin trên các thiết bị di động, thiết bị tại một địa điểm cố định nơi hành khách lên hoặc xuống khỏi phương tiện giao thông công cộng hoặc trên phương tiện giao thông công cộng;

- Phổ biến thông tin tương tác hoặc cố định trên chuyến đi thông qua các kênh thông tin hình ảnh hoặc âm thanh;

- Tình trạng hiện tại và / hoặc thông tin dự đoán về các dịch vụ giao thông công cộng hiện tại,

(3) Xử lý thông tin: cung cấp dịch vụ để lưu trữ, xác nhận và thanh toán cho dịch vụ giao thông công cộng, ví dụ bảo vệ kết nối, chia sẻ đi xe, lệch tuyến cố định, đỗ phương tiện và các dịch vụ giao thông công cộng khác (hoặc dịch vụ đa phương thức kết nối với các chuyến đi giao thông công cộng).

A.4  Thông tin và hướng dẫn tuyến đường theo thời gian thực

A.4.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này được phân loại là dịch vụ lập kế hoạch được thực hiện trong chuyến đi, cho phép người dùng hoàn thành chuyến đi theo kế hoạch. Các dịch vụ trong nhóm này có thể cho phép thiết lập các tùy chọn tuyến đường tốt nhất dựa trên thông tin mạng và giao thông công cộng và kết hợp các tùy chọn đa phương thức.

A.4.2  Các dịch vụ thành phần

A.4.2.1  Hướng dẫn lộ trình trên phương tiện sử dụng thông tin thời gian thực

Dịch vụ này cung cấp cho người điều khiển phương tiện các thông tin hướng dẫn tuyến đường trong phương tiện của họ. Các thông tin này được cập nhật liên tục trong chuyến đi. Thông tin hướng dẫn tuyến đường sẽ được cung cấp bởi người điều khiển phương tiện trước khi bắt đầu chuyến đi của họ, bao gồm:

- Điểm khởi hành và điểm đến;

- Tuyến đường;

- Thời gian đến yêu cầu;

- Đặc điểm phương tiện.

Các dữ liệu này sẽ được phương tiện tự động cung cấp và các mục khác như điểm khởi hành, điểm đến và tùy chọn tuyến đường được lấy từ danh sách được xác định trước của những người sử dụng thường xuyên nhất. Khi chuyến đi diễn ra, thông tin hướng dẫn tuyến đường có thể được chuyển thành thông tin:

- Tình trạng đường;

- Tình trạng giao thông, ví dụ: tắc nghẽn và sự cố;

- Tình trạng của phương tiện;

- Trạng thái của người điều khiển phương tiện, ví dụ: mệt mỏi gây ra sự thiếu tập trung.

Các thay đổi đối với hướng dẫn tuyến đường sẽ cho phép người điều khiển phương tiện tránh những điều trên. Nếu trạng thái của người điều khiển phương tiện tiếp tục điều khiển phương tiện có khả năng gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác, thì hướng dẫn tuyến đường có thể cung cấp thông tin hướng đến khu vực nghỉ ngơi gần đó.

A.4.2.2  Hướng dẫn lộ trình cá nhân linh hoạt sử dụng thông tin thời gian thực

Dịch vụ này sẽ cung cấp cho người dùng các thông tin hướng dẫn tuyến đường thông qua một số loại thiết bị di động được cập nhật một cách linh hoạt khi tiến hành chuyến đi. Thông tin hướng dẫn tuyến đường sẽ được cung cấp bởi người điều khiển phương tiện trước khi bắt đầu chuyến đi của họ:

- Điểm khởi hành và điểm đến;

- Tùy chọn tuyến đường;

- Thời gian đến dự kiến;

- Yêu cầu ưu tiên cho các phương thức vận tải sẽ được sử dụng;

- Tình trạng người dùng, ví dụ: tàn tật, hoặc người già;

- Đặc điểm của phương tiện vận chuyển riêng của người dùng, ví dụ: xe đạp, xe máy và xe ô tô.

Các dữ liệu này có thể được cung cấp tự động từ danh sách được xác định trước của những dữ liệu được sử dụng thường xuyên nhất, ví dụ: điểm khởi hành và đích đến cộng với ưu tiên tuyến đường và hình thức. Khi chuyến đi diễn ra, thông tin hướng dẫn tuyến đường sẽ có thể được chuyển thành các thông tin:

- Điều kiện giao thông, ví dụ: thời tiết, tắc nghẽn, các phương thức vận tải có sẵn khác;

- Tình trạng của phương tiện vận chuyển riêng của người dùng;

- Trạng thái của người dùng, ví dụ: mệt mỏi gây ra sự thiếu tập trung.

Những thay đổi trong hướng dẫn tuyến đường sẽ cho phép người dùng tránh những điều trên. Cũng có thể đưa ra những hướng dẫn thay đổi đối với việc sử dụng các phương thức vận tải khác, cũng như hướng dẫn đến nơi có thể nghỉ ngơi.

A.4.2.3  Giao thông công cộng - Hướng dẫn chuyến đi cụ thể

Dịch vụ này sẽ cho phép hành khách được cung cấp thông tin hướng dẫn tuyến đường thông qua màn hình hiển thị thông tin có sẵn trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc tại các trang bị khác của hệ thống giao thông công cộng. Thông tin hướng dẫn tuyến đường có thể bao gồm một số hoặc tất cả các thông tin sau:

- Lịch trình thời gian dự kiến của các dịch vụ tiếp theo;

- Đặc tính dịch vụ hiện tại, ví dụ: kết thúc muộn hoặc sớm;

- Các dịch vụ khác có sẵn tại điểm dừng tiếp theo và thời gian khởi hành của các dịch vụ đó;

- Các phương thức vận tải khác có sẵn tại điểm dừng tiếp theo.

Tính xác thực của thông tin này và cơ chế hiển thị được sử dụng sẽ phụ thuộc vào vị trí thực tế nơi thông tin đó được hiển thị.

A.5  Lập kế hoạch chuyến đi đa phương thức

A.5.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ cho phép người dùng lên kế hoạch cho các chuyến đi liên quan đến việc sử dụng hai hoặc nhiều phương thức vận tải. Các dịch vụ trong nhóm này có thể tính toán các tùy chọn tuyến tốt nhất dựa trên thông tin mạng và giao thông công cộng và kết hợp các tùy chọn đa phương thức.

A.5.2  Các dịch vụ thành phần

A.5.2.1  Hướng dẫn chuyến đi - so sánh các phương thức

Dịch vụ này cho phép người dùng lên kế hoạch cho các chuyến đi khác nhau và sau đó so sánh chúng. Các chuyến đi sẽ liên quan đến việc sử dụng hai hoặc nhiều phương thức vận tải, ít nhất một trong số đó phải liên quan đến việc sử dụng mạng lưới đường bộ, để đi bộ, đi xe đạp, đi xe máy, lái xe ô tô hoặc sử dụng giao thông công cộng. Việc so sánh sẽ được thực hiện bởi người dùng khi chọn một hoặc nhiều tham số sau:

- Chi phí;

- Tổng thời gian chuyến đi, tức là bao gồm thời gian chờ đợi khí chuyển đổi hình thức;

- Số lượng phương thức sử dụng;

- Số lượng thay đổi phương thức.

Theo kết quả so sánh, người dùng sẽ có thể lọc các chi tiết của một số hoặc tất cả các chuyến đi và so sánh. Khi được người dùng lựa chọn, chuyến đi có thể được giữ lại để sử dụng ngay lập tức hoặc trong tương lai.

A.5.2.2  Lập kế hoạch chuyến đi tập trung sử dụng đầu vào chính sách và theo thời gian thực

Dịch vụ này sẽ cung cấp kế hoạch chuyến đi diễn ra bằng hệ thống “tập trung”. Trong trường hợp này, “tập trung” có nghĩa là dịch vụ sẽ được cung cấp bởi một tổ chức có quyền truy cập vào chính sách vận chuyển và dữ liệu du lịch thời gian thực mà họ có được từ các tổ chức khác hoặc tự thực hiện. Dữ liệu chuyến đi thời gian thực sẽ bao gồm:

- Dữ liệu giao thông, bao gồm tốc độ lưu thông và tình trạng tắc nghẽn;

- Dữ liệu dịch vụ giao thông cống cộng, bao gồm độ lệch lịch trình hiện tại và dự kiến;

- Dữ liệu thời tiết, bao gồm cả các điều kiện hiện tại và dự báo thay đổi có khả năng ảnh hưởng xấu đến việc đi lại trên đường.

Các quy định đầu vào sẽ bao gồm: yêu cầu cho các chuyến đi, các phương thức vận tải cụ thể theo sở thích. Các đầu vào chính sách cũng có thể cho phép sử dụng một phương thức vận tải cụ thể được yêu cầu hoặc bị cấm, trong đó các chế độ được người dùng lựa chọn không phải là các chế độ được sử dụng trong kế hoạch chuyến đi vì những hạn chế về quy định, người dùng sẽ được thông báo về những thay đổi.

A.6  Thông tin dịch vụ du lịch

A.6.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc cung cấp các dịch vụ khác, các dịch vụ này có tiềm năng được sử dụng cho người dùng trước hoặc trong chuyến đi. Thông tin có sẵn từ các dịch vụ trong nhóm này có thể liên quan đến điểm đến được đề xuất của chuyến đi hoặc đến địa điểm hiện tại của người dùng.

A.6.2  Các dịch vụ thành phần

A.6.2.1  Thông tin dịch vụ du lịch - điểm đến

Dịch vụ này sẽ cung cấp thông tin về các dịch vụ dành cho người dùng tại điểm đến của chuyến đi, trước khi chuyến đi được thực hiện hoặc trong khi chuyến đi đang diễn ra. Thông tin có thể là cố định hoặc thay đổi theo thời gian thực, người dùng được cung cấp chỉ dẫn phù hợp cho từng thông tin.

Thông tin cố định có thể bao gồm các thông tin sau đây:

- Khách sạn;

- Nhà hàng và cửa hàng thực phẩm hoặc thực phẩm mang theo;

- Địa điểm giải trí;

- Cơ sở y tế;

- Điểm ưa thích, ví dụ: địa danh và địa điểm lịch sử;

- Địa điểm cung cấp dịch vụ khác, ví dụ: ngân hàng và trao đổi tiền tệ.

Thông tin thay đổi có thể bao gồm thông tin sau đây:

- Khách sạn sẵn có và chi phí;

- Nhà hàng sẵn có và chi phí;

- Tình hình thời tiết hiện tại và dự báo.

Tính chính xác của thông tin này và cơ chế hiển thị sẽ phụ thuộc vào vị trí thực tế từ nơi thông tin được hiển thị, có thể là một thiết bị cố định, máy tính, phương tiện và thiết bị cá nhân. Trong trường hợp máy tính và thiết bị cá nhân, người dùng có thể đặt trước các khách sạn, nhà hàng và đặt hàng nâng cao tại các cửa hàng thức ăn nhanh hoặc mang đi (take-away)...

A.6.2.2  Thông tin dịch vụ du lịch - vị trí hiện tại

Dịch vụ này sẽ cung cấp thông tin về các dịch vụ có sẵn cho người dùng tại nơi họ đang ở. Nếu thông tin này được cung cấp trước khi chuyến đi bắt đầu thì nó có thể cho biết về nguồn gốc chuyến đi. Thông tin có thể là cố định hoặc thay đổi theo thời gian thực, người dùng được cung cấp chỉ dẫn phù hợp cho từng thông tin.

Thông tin cố định sẽ bao gồm các thông tin:

- Nhà hàng và cửa hàng thức ăn nhanh hoặc mang đi;

- Địa điểm giải trí;

- Cơ sở y tế;

- Địa điểm cung cấp dịch vụ khác, ví dụ: ngân hàng và trao đổi tiền tệ.

Thông tin thay đổi sẽ bao gồm các thông tin:

- Các chuyến đến và đi hiện tại, dự đoán của các phương tiện giao thông công cộng có sẵn;

- Tình hình thời tiết hiện tại và dự báo.

Tính chính xác của thông tin này và cơ chế hiển thị sẽ phụ thuộc vào vị trí thực tế từ nơi thông tin được hiển thị, có thể là một thiết bị cố định, máy tính, phương tiện và thiết bị cá nhân.Trong trường hợp máy tính và thiết bị cá nhân, người dùng có thể đặt trước các khách sạn, nhà hàng và đặt hàng nâng cao tại các cửa hàng thức ăn nhanh hoặc mang đi.

 

Phụ lục B

(Quy định)

Miền dịch vụ quản lý và điều hành giao thông

B.1  Giới thiệu

Dịch vụ bao gồm việc quản lý, điều hành di chuyển của tất cả các loại phương tiện, người tham gia giao thông và người đi bộ trên toàn mạng lưới giao thông đường bộ; giám sát, kiểm soát tự động cũng như quá trình đưa ra quyết định (cả tự động và thủ công) để giải quyết các sự cố trên mạng lưới giao thông, cũng như quản lý nhu cầu đi lại khi cần thiết để duy trì khả năng di chuyển tổng thể.

Dịch vụ bao gồm các nhóm như sau:

1. Quản lý và kiểm soát giao thông;

2. Quản lý sự cố giao thông;

3. Quản lý nhu cầu;

4. Quản lý bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ;

5. Chấp hành quy định giao thông.

B.2  Quản lý và kiểm soát giao thông

B.2.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ thực hiện việc quản lý lưu lượng giao thông qua mạng lưới đường bộ. Bao gồm việc sử dụng các cơ chế khác nhau trong giám sát và quản lý giao thông qua mạng lưới đường bộ, bao gồm cả cơ sở vật chất dành ưu tiên cho việc di chuyển của các loại phương tiện cụ thể như xe buýt và taxi, các phương tiện phục vụ dịch vụ khẩn cấp, cũng như quản lý hệ thống đường, phương thức giao thông và khu vực đỗ phương tiện.

B.2.2  Các dịch vụ thành phần

B.2.2.1  Giám sát giao thông

Dịch vụ cho phép giám sát các điều kiện giao thông hiện thời trong mạng lưới đường do hệ thống ITS quản lý. Dữ liệu theo dõi sẽ bao gồm một số hoặc tất cả những nội dung sau:

- Lưu lượng giao thông (số đo số lượng phương tiện di chuyển qua các điểm cụ thể);

- Tốc độ giao thông (cho các phương tiện di chuyển qua các điểm cụ thể);

- Khoảng cách thời gian giữa các phương tiện trên cùng một đường (tại các điểm và làn đường cụ thể);

- Tắc nghẽn giao thông.

Các dữ liệu trên được đo tại một hoặc nhiều điểm trong mạng lưới đường. Ngoài ra, dữ liệu có thể được phân loại theo loại phương tiện giao thông đường bộ, ví dụ: xe con, xe buýt, phương tiện chở hàng và xe đạp. Ngoài ra, dữ liệu thu thập có thể được lưu trữ, thuận tiện để sử dụng với các ứng dụng dành cho các dịch vụ khác.

B.2.2.2  Kiểm soát giao thông trên đường - điều khiển tín hiệu giao thông

Dịch vụ này sẽ cho phép lưu lượng giao thông trên các đường giao nhau được quản lý theo cách mà cơ quan quản lý cho là phù hợp. Điều cần thiết là cách thức quản lý lưu lượng giống nhau trong tất cả các phần của mạng lưới đường bộ.

Các phương thức quản lý có thể được áp dụng là một trong những phương thức sau :

- Kiểm soát cục bộ, sử dụng bộ điều khiển tín hiệu giao thông dựa trên các điều kiện tại chỗ;

- Điều khiển phương tiện, sử dụng bộ điều khiển tín hiệu giao thông trên cơ sở sử dụng thiết bị phát hiện sự hiện diện của phương tiện;

- Điều khiển thời gian cố định, sử dụng bộ điều khiển tín hiệu giao thông được lập trình sẵn;

- Điều khiển người đi bộ, sử dụng bộ điều khiển tín hiệu giao thông có thể đáp ứng nhu cầu của người đi bộ để được phép băng qua đường:

- Điều khiển thích nghi, sử dụng bộ điều khiển tín hiệu giao thông tuân theo một hoặc nhiều phương pháp khác nhau;

- Không kiểm soát - giao thông được phép lưu thông mà không cần phải quản lý.

Có thể áp dụng các phương pháp quản lý giao thông như trên tại một phần hoặc toàn bộ các tuyến đường tại các thời điểm khác nhau trong ngày hoặc trong năm. Thông tin người đi bộ sang đường trong hệ thống đường cũng có thể được cung cấp để phục vụ việc quản lý mà không cần thông tin từ người đi bộ.

B.2.2.3  Kiểm soát giao thông trên đường cao tốc - kiểm soát đoạn đường dẫn

Dịch vụ này sẽ cho phép kiểm soát đoạn đường dẫn để các phương tiện đi vào đường cao tốc. Việc kiểm soát này có thể hạn chế lưu lượng phương tiện vào đường cao tốc, giảm thiểu tác động lên dòng phương tiện đang lưu thông trên đường cao tốc. Các tiêu chí được sử dụng để quyết định giới hạn phương tiện đi vào đường cao tốc bao gồm:

- Lưu lượng giao thông trên đường cao tốc;

- Tốc độ giao thông trên đường cao tốc;

- Điều kiện giao thông trên các đường giao gần với với đoạn đường dẫn vào đường cao tốc.

Hai tiêu chí đầu tiên dựa trên các yếu tố làn đường cao tốc và / hoặc loại phương tiện và hạn chế tham gia giao thông có thể được áp dụng theo thời gian trong ngày hoặc năm. Nếu cần, có thể sửa đổi hạn chế việc tham gia giao thông hiện tại hoặc áp dụng quy định mới mà không dựa trên các điều kiện giao thông trên đường cao tốc hiện tại, ví dụ: trong trường hợp sự cố, hoặc trường hợp khẩn cấp. Mọi thay đổi trong kiểm soát phải được áp dụng một cách an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông.

B.2.2.4  Kiểm soát giao thông đường cao tốc - tốc độ trẽn làn đường chính và quản lý làn đường

Dịch vụ này sẽ cho phép lưu lượng giao thông trên đường cao tốc được kiểm soát. Việc kiểm soát lưu lượng có thể dựa trên một hoặc cả hai nội dung sau đây:

- Tốc độ đường chính, tức là tốc độ trung bình của phương tiện trên đường cao tốc;

- Quản lý làn đường, tức là mỗi làn đường trên cao tốc được quy định sử dụng riêng.

- Quản lý làn đường, tức là việc sử dụng đường được thiết lập cho mỗi làn đường của đường cao tốc

Có thể áp dụng một trong hai phương pháp kiểm soát này cho một hoặc nhiều làn đường trên đường cao tốc, thay đổi từ vị trí này sang vị trí khác và được áp dụng theo những cách khác nhau cho các loại phương tiện khác nhau. Mọi thay đổi trong kiểm soát phải được áp dụng một cách an toàn, không dẫn đến giảm thiểu sự an toàn của các phương tiện sử dụng đường cao tốc.

B.2.2.5  Ưu tiên đối với các loại phương tiện cụ thể (ưu tiên tín hiệu và nhường đường)

Dịch vụ này sẽ cho phép ưu tiên đối các loại phương tiện cụ thể. Dịch vụ chủ yếu được áp dụng cho các đoạn đường giao nhau.

Các loại phương tiện được ưu tiên bao gồm:

- Xe đạp;

- Phương tiện giao thông công cộng, bao gồm xe buýt, xe điện và các phương tiện đường sắt có tuyến đường tương tác với mạng đường bộ;

- Phương tiện khẩn cấp như phương tiện của Công an, xe cứu hỏa và cứu thương;

- Phương tiện chở hàng;

- Phương tiện đặc biệt, ví dụ: phương tiện quân sự hoặc phương tiện chở hàng nguy hiểm.

Có thể ưu tiên cho từng loại phương tiện tại cùng một vị trí và cho các loại phương tiện khác nhau tại các vị trí cụ thể trên toàn mạng đường bộ.

B.2.2.6  Quản lý làn đường được phép đổi hướng

Dịch vụ này sẽ cho phép thay đổi hướng của luồng giao thông trong làn đường. Dịch vụ này có thể được áp dụng trên cơ sở chọn lọc và phải được thực hiện một cách an toàn cho các phương tiện lưu thông trên mạng lưới đường.

Các thay đổi được thực hiện phải đảm bảo giảm thiểu gián đoạn cho luồng giao thông hiện tại. Hướng đi thay đổi phải được xác định rõ ràng theo cách mà tất cả người điều khiển phương tiện nhận thức được. Điều này sẽ áp dụng cho những người điều khiển phương tiện đang sử dụng làn đường bị ảnh hưởng hoặc những người điều khiển phương tiện đang chuẩn bị đi vào làn đường bị ảnh hưởng từ những nhánh khác của mạng lưới đường, ví dụ: các đoạn đường phụ. Tất cả các thay đổi về hướng lưu thông đều được bắt đầu bằng việc cấm sử dụng làn đường để đảm bảo các phương tiện giao thông không đi vào đoạn đường đó.

Các thay đổi sẽ không phải là thường xuyên, tức là thay đổi chỉ có thể được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ: một giờ).

B.2.2.7  Phối hợp kiểm soát giao thông trên đường bộ và đường cao tốc

Dịch vụ này giúp cho việc phối hợp kiểm soát giao thông trên các tuyến đường bộ giao nhau và đường cao tốc trong hệ thống đường. Các hoạt động được hỗ trợ bao gồm:

- Chuyển đổi lưu lượng giữa đường bộ và các phần đường cao tốc trong hệ thống để giao thông cân bằng;

- Chuyển đổi lưu lượng giữa đường bộ và các phần đường cao tốc trong hệ thống để giảm thiểu tắc nghẽn;

- Chuyển đổi lưu lượng giữa đường bộ và các phần đường cao tốc trong hệ thống khi đang thực hiện cấm, hạn chế lưu thông;

- Hạn chế tạm thời tham gia lưu thông của một hoặc nhiều loại phương tiện đối với đường bộ và các phần đường cao tốc trong hệ thống.

Có thể áp dụng các hoạt động trên đối với một số hoặc tất cả các đoạn đường bộ giao nhau và các đoạn đường cao tốc trong hệ thống. Ngoài ra, các hoạt động này có thể được áp dụng khi một số hoặc tất cả các đoạn đường bộ và các đoạn đường cao tốc trong hệ thống được quản lý, vận hành bởi các cơ quan và tổ chức hợp pháp khác.

B.2.2.8  Quản lý nút giao đa phương thức trên đường cao tốc

Dịch vụ này sẽ cho phép quản lý các nút giao đa phương thức trên đường cao tốc sao cho mọi hạn chế tạm thời đối với hoạt động của một phương thức này được giảm thiểu sự gián đoạn đối với phương thức khác. Các hoạt động tại các nút giao đa phương thức được dịch vụ này hỗ trợ bao gồm:

- Dừng một hoặc nhiều phương thức giao thông để ưu tiên cho một hoặc nhiều phương thức giao thông khác, ví dụ: dừng giao thông đường bộ để cho phép các phương tiện đường sắt nặng hoặc nhẹ di chuyển qua nút giao đa phương thức, hoặc đóng cửa một phần của mạng lưới đường để cho phép một cây cầu bắc qua sông hoặc kênh để mở cho giao thông đường thủy;

- Áp dụng hạn chế tốc độ tạm thời cho một hoặc nhiều phương thức giao thông để không bị ảnh hưởng khi các phương tiện sử dụng một hoặc nhiều phương thức giao thông khác đi qua.

Có thể áp dụng các hoạt động này cho một, một số hoặc tất cả các phương thức giao thông sử dụng nút giao đa phương thức, cảnh báo thích hợp và đầy đủ về một trong hai hoạt động này đang diễn ra sẽ được cung cấp cho người điều khiển phương tiện của tất cả các phương thức giao thông một cách hiệu quả trước khi phương tiện đi qua nút giao đa phương thức. Đối với mạng lưới đường bộ khi có thể và phù hợp, có thể cảnh báo về hoạt động trên đang được diễn ra để khuyến nghị về việc sử dụng tạm thời một hoặc nhiều tuyến đường khác thay thế.

B.2.2.9  Quản lý bãi đỗ phương tiện

Dịch vụ này sẽ cho phép sử dụng các bãi đỗ phương tiện trong hệ thống đường được quản lý. Việc quản lý này có thể bao gồm một hoặc nhiều biện pháp sau đây;

- Việc mở và / hoặc đóng cửa một số hoặc tất cả bãi đỗ phương tiện, vĩnh viễn hoặc trong một thời gian tạm thời;

- Việc cung cấp thông tin theo thời gian thực cho người điều khiển phương tiện về số lượng chỗ trống trong bãi đỗ phương tiện;

- Giám sát thời gian thực về việc sử dụng bãi đỗ phương tiện để xác định có bao nhiêu chỗ trống còn lại tại bất kỳ thời điểm nào;

- Giám sát thời gian thực toàn bộ khu vực đỗ xe và / hoặc một số hoặc tất cả các không gian riêng lẻ trong khu vực đỗ xe để xác định các phương tiện đã đỗ lâu hơn thời gian đã trả tiền và / hoặc thời gian tối đa cho phép.

Các biện pháp này có thể được áp dụng cho một số hoặc tất cả các khu vực đỗ xe trong một số hoặc toàn bộ mạng lưới đường bộ. Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp khác nhau tại mỗi khu vực đỗ xe và các biện pháp cũng được áp dụng cho một hoặc nhiều loại phương tiện khác nhau tại mỗi khu vực đỗ xe.

B.2.2.10  Quản lý giao thông khu vực công trường

Dịch vụ này sẽ cho phép quản lý giao thông qua các khu vực công trường (công trình đường bộ). Các hoạt động được hỗ trợ bao gồm:

- Áp dụng hạn chế tốc độ đối với một số hoặc tất cả các đoạn trong hệ thống đường gần khu vực công trường (công trình đường bộ) đang hoạt động;

- Áp dụng hạn chế tốc độ khác nhau đối với một số hoặc tất cả các đoạn trong hệ thống đường gần khu vực công trường (công trình đường bộ) đang hoạt động;

- Quản lý làn đường phù hợp để đảm bảo an toàn cho công nhân thi công và người tham gia giao thông qua lại;

- Cung cấp các rào cản, vật chắn để đảm bảo an toàn cho cả công nhân thi công và người đi qua;

- Đóng các đoạn đường trong hệ thống gần khu vực công trường (công trình đường bộ);

- Cung cấp quyền cho công nhân thi công, phương tiện chở máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng ra/vào khu vực công trường (công trình đường bộ);

- Cung cấp cảnh báo tiên tiến thích hợp cho người tham gia giao thông về các biện pháp như trên.

Mỗi biện pháp nêu trên có thể được thực hiện tại một số hoặc tất cả các khu vực công trường (công trình đường bộ) hiện có trong mạng lưới đường và cho các biện pháp khác được thực hiện tại mỗi khu vực công trường (công trình đường bộ).

B.2.2.11  Thông tin tư vấn và cảnh báo giao thông

Dịch vụ này sẽ cho phép cung cấp thông tin tư vấn và cảnh báo giao thông cho người tham gia giao thông. Thông tin có thể bao gồm một hoặc các nội dung dưới đây:

- Thông báo, tư vấn các điều kiện giao thông bất lợi đang gây tắc nghẽn;

- Cảnh báo thời tiết bất lợi ở vị trí hiện tại và / hoặc theo hướng di chuyển;

- Ảnh hưởng có thể có của tắc nghẽn và / hoặc thời tiết bất lợi đối với tốc độ và / hoặc thời gian hành trình;

- Cảnh báo khu vực công trường (công trình đường bộ) phía trước, bao gồm các giới hạn tốc độ tạm thời;

- Cảnh báo về các hạn chế lưu thông trên làn đường phía trước, như làn đường hẹp, cầu, đường cong, hạn chế tải trọng;

- Cảnh báo đóng đường theo hướng di chuyển;

- Tư vấn về các tuyến đường thay thế cho các cảnh báo được xác định trước đó..

Thông tin tư vấn và cảnh báo sẽ được cung cấp sao cho dễ đọc hiểu trong mọi điều kiện ánh sáng, thời tiết và ở tốc độ trung bình của phương tiện. Thông tin cũng phải được thông báo kịp thời và tại các địa điểm mà người tham gia giao thông có thể đưa ra quyết định về việc lựa chọn tuyến đường thay thế, tùy thuộc vào điều kiện có thể.

Thông tin tư vấn và cảnh báo sẽ được cung cấp ở dạng dễ đọc trong mọi điều kiện ánh sáng dự kiến, cho dù là điều kiện ban ngày và đêm hay do thời tiết xấu, và ở tốc độ xe trung bình phổ biến, theo quy định của địa phương có hiệu lực. Thông tin cũng phải được trình bày một cách kịp thời và tại các địa điểm nơi người điều khiển phương tiện có thể đưa ra quyết định về việc lựa chọn tuyến đường thay thế nào, tùy thuộc vào những gì có sẵn.

B.2.2.12  Giám sát và xác nhận sự cố

Dịch vụ này sẽ giám sát dữ liệu và sử dụng dữ liệu đó để phát hiện, xác nhận các sự cố đã xảy ra làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của các phương tiện trong hệ thống đường. Có thể phát hiện sự cố bằng một hoặc nhiều cơ chế sau đây:

- Giám sát lưu lượng giao thông;

- Giám sát tắc nghẽn;

- Những thay đổi của dịch vụ giao thông công cộng do có sai lệch so với dự kiến;

- Lỗi của các thiết bị bên đường;

- Thông tin từ công an hay các dịch vụ khẩn cấp khác;

- Thông tin từ người tham gia giao thông và các cá nhân có thông tin về hệ thống đường nhưng không trực tiếp tham gia giao thông;

- Thông tin từ người điều khiển phương tiện, hoặc các thông tin từ dịch vụ công cộng hoặc thông tin cá nhân;

- Thông tin tự động từ các trạm dữ liệu ITS, ví dụ thiết bị trên xe hoặc thiết bị bên đường;

Có thể sử dụng một hoặc tất cả các cơ chế này để cung cấp một dấu hiệu về khả năng xảy ra sự cố. Khả năng gán "mức độ tin cậy" cho từng dấu hiệu sẽ bao gồm và phụ thuộc vào cơ chế cung cấp dấu hiệu sự cố và số lượng cơ chế báo cáo từng sự cố. Do đó, có thể xác nhận rằng một sự cố đã xảy ra được cung cấp bởi một nguồn duy nhất có "mức độ tin cậy" cao hoặc nhiều nguồn có tổng "mức độ tin cậy" cao.

B.3  Quản lý sự cố giao thông

B.3.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này cung cấp khả năng ứng phó với các sự cố khác nhau trong mạng lưới giao thông, đặc biệt liên quan đến các nguyên nhân bắt nguồn từ trong mạng đường bộ thay vì hoàn toàn từ các nguồn bên ngoài (ví dụ: thiên tai, tấn công khủng bố). Giả định rằng việc phát hiện sự cố sẽ được cung cấp bởi các dịch vụ khác, ví dụ; từ các dịch vụ trong nhóm “Quản lý và kiểm soát giao thông”, nhưng một số dịch vụ trong nhóm này sẽ hỗ trợ phát hiện các sự cố tiềm ẩn bởi các hệ thống chịu trách nhiệm quản lý các phương thức vận tải khác, ví dụ: đường sắt và đường hàng không.

B.3.2  Các dịch vụ thành phần

B.3.2.1  Hỗ trợ xử lý sự cố cho người điều khiển phương tiện

Dịch vụ này sẽ giúp người điều khiển phương tiện được hỗ trợ xử lý sự cố mọi lúc, mọi nơi, bao gồm:

- Di chuyển phương tiện gặp sự cố đến nơi an toàn, không gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác và người ngồi trên phương tiện;

- Di chuyển phương tiện gặp sự cố đến nơi sửa chữa;

- Sửa chữa phương tiện gập sự cố tại khu vực an toàn;

- Di chuyển những người trên phương tiện cần hỗ trợ về y tế bằng phương tiện khẩn cấp phương tiện giao thông đường bộ hoặc trên không, ví dụ như máy bay trực thăng hoặc máy bay) đến nơi xử lý y tế.

- Di chuyển một phần hoặc tất cả hàng hóa của phương tiện vận chuyển hàng hóa, đặc biệt khi hàng hóa đó có thể gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác, kể cả hàng hóa không được xếp vào loại vật liệu nguy hiểm.

Không có giới hạn về số lần hỗ trợ người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Mỗi lần hỗ trợ được được mô tả như trên.

B.3.2.2  Hỗ trợ xử lý sự cố cho người tham gia giao thông

Dịch vụ này sẽ cho phép hỗ trợ người tham gia giao thông gặp sự cố mọi lúc, mọi nơi, bao gồm:

- Hỗ trợ y tế để hỗ trợ người tham gia giao thông hoàn thành hành trình của họ;

- Di chuyển người tham gia giao thông đến nơi có thể điều trị y tế liên tục trong trường hợp họ không thể tiếp tục hành trình;

- Tư vấn về những thay đổi cần được thực hiện cho hành trình của người tham gia giao thông;

- Tư vấn về vị trí các khu vực gần đó như khách sạn, nhà hàng, bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, ngân hàng v.v...;

- Tư vấn về vị trí của các điểm trung chuyển và các phương thức di chuyển có sẵn.

Không có giới hạn về số lần hỗ trợ người tham gia giao thông. Mỗi lần hỗ trợ được được mô tả như trên.

B.3.2.3  Phối hợp và giải quyết sự cố

Dịch vụ này sẽ cho phép phối hợp và giải quyết sự cố có ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. “Phối hợp và giải quyết sự cố” có thể liên quan đến các Dịch vụ khẩn cấp (Cứu hỏa, Công an và Y tế), cũng như các hình thức hỗ trợ khác để di chuyển người, phương tiện và vận chuyển hàng hóa từ nơi xảy ra sự cố.

B.3.2.4  Giám sát và quản lý các vật liệu nguy hiểm

Dịch vụ này cho phép giám sát sự di chuyển các vật liệu nguy hiểm trên hệ thống đường (bao gồm đường bộ, giao lộ, đường cao tốc, trạm thu phí cũng như các đoạn đường đang sửa chữa, xây dựng, các khu vực tập kết nguyên vật liệu nguy hiểm, khu vực đang chờ giải tỏa...).

Việc di chuyển các vật liệu nguy hiểm qua tuyến đường cho phép phải được lên kế hoạch và giám sát. Dịch vụ cũng sẽ cho phép các dịch vụ khẩn cấp được cảnh báo nếu trạng thái của các vật liệu nguy hiểm trở thành mối nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác, hoặc người và các đối tượng gần kề với hệ thống đường.

B.3.2.5  Thu thập các thông tin sự cố từ các phương thức vận tải khác

Dịch vụ này sẽ cho phép thu thập các thông tin về sự cố đã xảy ra trên các phương thức vận tải khác, bao gồm:

- Phương tiện giao thông;

- Vị trí;

- Sự ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện giao thông liên quan đến sự cố;

- Sự triển khai các dịch vụ khẩn cấp.

Có thể sử dụng các thông tin này làm nguồn thông báo cảnh báo và thông báo tư vấn cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, đồng thời là nguồn thông tin để đánh giá tác động của sự cố đối với việc di chuyển của phương tiện trên hệ thống đường.

B.4  Quản lý nhu cầu

B.4.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc phát triển và thực hiện các chiến lược quản lý và kiểm soát nhu cầu đi lại. Nhóm dịch vụ này có thể ảnh hưởng đến mức độ nhu cầu đi lại vào các thời điểm khác nhau trong ngày và nhu cầu đối với các phương thức vận tải khác nhau, thông qua việc quản lý phí, kiểm soát ra/vào khu vực quy định và các cơ sở hạ tầng dành riêng cho các phương tiện cỡ lớn chở nhiều người.

B.4.2  Các dịch vụ thành phần

B.4.2.1  Xác định phí sử dụng đường - làn đường dành riêng

Dịch vụ này sẽ cho phép mức phí sử dụng một làn đường cụ thể trong mạng lưới đường được cố định hoặc thay đổi theo thời gian, dựa trên các yếu tố sau:

- Tổng chiều dài làn đường;

- Một hoặc một số phần trong tổng chiều dài làn đường;

- Loại đường;

Có thể thực hiện thay đổi phí sử dụng đường theo khoảng thời gian trong ngày, theo ngày hoặc theo giai đoạn trong năm. Phí sử dụng đường phải được chỉ định rõ ràng và dễ dàng nhận biết cho tất cả người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Các thay đổi cần được thông báo rõ ràng trước khi thực hiện, để người điều khiển phương tiện có thể quyết định sử dụng làn đường khác và có phí rẻ hơn.

B.4.2.2  Xác định phí sử dụng đường - toàn bộ hệ thống đường

Dịch vụ này sẽ cho phép thay đổi mức phí sử dụng một phần cụ thể của hệ thống đường, Mức phí sẽ được áp dụng cho tất cả các làn đường trong phần được chọn của hệ thống đường và trong bất kỳ khoảng thời gian nào. Có thể áp dụng một số mức phí sử dụng đường khác nhau cho một số hoặc toàn bộ hệ thống đường.

Có thể thực hiện thay đổi phí sử dụng đường theo khoảng thời gian trong ngày, theo ngày hoặc theo giai đoạn trong năm. Phí sử dụng đường phải được chỉ định rõ ràng và dễ dàng nhận biết cho tất cả người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Các thay đổi cần được thông báo rõ ràng trước khi thực hiện, để người điều khiển phương tiện có thể quyết định sử dụng làn đường khác và có phí rẻ hơn.

B.4.2.3  Xác định phí sử dụng đường cho các khu vực hạn chế

Dịch vụ này sẽ cho phép áp dụng xác định phí sử dụng đường tại các khu vực hạn chế. Có thể có một hoặc nhiều khu vực này và mức phí có thể được thay đổi.

Có thể thực hiện thay đổi phí sử dụng đường theo khoảng thời gian trong ngày, theo ngày hoặc theo giai đoạn trong năm. Phí sử dụng đường phải được chỉ định rõ ràng và dễ dàng nhận biết cho tất cả người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Các thay đổi cần được thông báo rõ ràng trước khi thực hiện, để người điều khiển phương tiện có thể quyết định sử dụng làn đường khác và có phí rẻ hơn.

B.4.2.4  Quản lý truy cập (vào/ra) của phương tiện

Dịch vụ này sẽ cho phép thực hiện việc truy cập (vào/ra) của phương tiện tại một số đoạn hoặc toàn bộ mạng lưới đường được quản lý. Có thể quản lý truy cập theo một hoặc nhiều cách kết hợp sau đây:

- Loại phương tiện;

- Phương tiện vận chuyển hàng hóa;

- Thời gian trong ngày;

- Ngày trong năm;

- Điều kiện giao thông trong một phần của mạng lưới đường mà quyền truy cập đang được quản lý,

Quản lý truy cập có thể thay đổi theo thời gian trong ngày và ngày trong năm. Khi việc quản lý được áp dụng thì phải thông báo rõ ràng dễ đọc tới người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà không phải dừng phương tiện. Thông tin phải được hiển thị tại các vị trí mà người điều khiển phương tiện có thể đưa ra quyết định lựa chọn làn đường di chuyển.

B.4.2.5  Quản lý làn đường dành cho phương tiện chở nhiều người

Dịch vụ này sẽ cho phép quản lý các làn đường trong hệ thống đường được sử dụng cho các phương tiện chở nhiều người, dựa trên:

- Số lượng người trên phương tiện;

- Loại phương tiện;

- Thời gian trong ngày;

- Ngày trong năm;

- Hướng di chuyển.

Có thể kết hợp áp dụng các tiêu chí trên cho các làn loại này trong hệ thống đường. Các hạn chế về việc sử dụng làn đường và phải được thông báo, hiển thị rõ ràng cho người điều khiển khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Những hạn chế này phải được hiển thị tại các vị trí mà người điều khiển phương tiện có thể thay đổi việc sử dụng làn đường dành cho phương tiện chở nhiều người mà không vi phạm các quy định.

B.4.2.6  Quản lý hệ thống đường dựa trên chất lượng không khí

Dịch vụ này sẽ cho phép quản lý việc sử dụng mạng lưới đường theo chất lượng không khí mà người tham gia giao thông cảm nhận. Có thể hạn chế sử dụng khu vực có chất lượng không khí thấp kém theo các tiêu chí sau:

- Loại chất lượng không khí kém;

- Mức độ chất lượng không khí;

- Dự báo điều kiện thời tiết;

- Loại phương tiện giao thông.

Có thể áp dụng kết hợp các tiêu chí này cho một số hoặc toàn bộ hệ thống đường bộ. Các hạn chế phải được thông báo và hiển thị rõ ràng cho người điều khiển phương tiện khi đang điều khiển tham gia giao thông. Các hạn chế về việc tham gia giao thông vào hệ thống đường đi sẽ được hiển thị tại các vị trí nơi người điều khiển phương tiện có thể thay đổi tuyến đường của mình để không vi phạm các quy định.

B.5  Quản lý bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

B.5.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc quản lý bảo trì mạng lưới đường bộ, cộng với việc duy trì cơ sở hạ tầng truyền thông và máy tính được sử dụng để hỗ trợ người tham gia giao thông. Ngoài việc duy trì hệ thống đường bộ (bao gồm cả những đoạn đường cho xe đạp và người đi bộ), nhóm dịch vụ này cũng thực hiện các hoạt động hỗ trợ trong điều kiện thời tiết mùa đông, xây dựng đường và quản lý an toàn cho những người thực hiện công việc bảo trì đường bộ.

B.5.2  Các dịch vụ thành phần

B.5.2.1  Quản lý xây dựng và bảo trì hệ thống đường

Dịch vụ này sẽ cho phép quản lý các hoạt động xây dựng và bảo trì đường bộ. Có thể quản lý các hoạt động này để giảm thiểu tối đa sự gián đoạn cho người tham gia giao thông trong khi duy trì môi trường an toàn cho công nhân thực hiện công việc xây dựng, bảo trì.

B.5.2.2  Bảo trì trong điều kiện thời tiết mùa đông

Dịch vụ này sẽ cho phép các hoạt động bảo trì trong điều kiện mùa đông diễn ra trên một số phần hoặc toàn bộ hệ thống đường. Có thể áp dụng các hoạt động này để giảm thiểu sự gián đoạn cho người tham gia giao thông do điều kiện mùa đông, trong khi vẫn duy trì môi trường làm việc an toàn cho công nhân làm đường. Các loại hoạt động bảo trì có thể được áp dụng như sau (nếu có):

- Cào tuyết;

- Rải đá;

- Phá băng tuyết;

- Dọn tuyết dày.

B.5.2.3  Quản lý điều kiện mặt đường

Dịch vụ này sẽ cho phép quản lý điều kiện mặt đường, giữ cho mặt đường ở điều kiện phù hợp để tiếp tục sử dụng với mức lưu lượng dự kiến mà không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Các hoạt động quản lý mặt đường phải được thực hiện tại các thời điểm phù hợp mà không gây gián đoạn cho người tham gia giao thông.

B.5.2.4  Quản lý đường tự động

Dịch vụ này sẽ cho phép quản lý mạng lưới đường một cách tự động.

B.5.2.5  Quản lý an toàn khu vực công trường

Dịch vụ này sẽ cho phép các khu vực công trường (công trình đường bộ) được quản lý theo cách an toàn cho cả công nhân và người tham gia giao thông. Các hoạt động quản lý của dịch vụ này có thể bao gồm:

- Áp dụng hạn chế tốc độ;

- Áp dụng hạn chế kích thước, trọng tải và loại phương tiện giao thông;

- Áp dụng một số hoặc tất cả các hạn chế này đối với một hoặc nhiều làn đường giao thông trong vùng lân cận của khu vực công trường (công trình đường bộ);

- Phân chia khu vực công trường (công trình đường bộ), đảm bảo cung cấp môi trường làm việc an toàn, và giảm thiểu tác động đối với giao thông trên đường;

- Cung cấp cảnh báo đầy đủ về vị trí của khu vực công trường (công trình đường bộ) và các hạn chế có hiệu lực trong việc tham gia giao thông;

- Các cảnh báo hạn chế khác (ngoài tốc độ) sẽ được thông báo tại vị trí mà các phương tiện có thể sử dụng các đoạn đường thay thế.

Có thể áp dụng các hạn chế trên tại một phần hoặc toàn bộ hệ thống đường trong khoảng thời gian cần thiết.

B.6  Chấp hành quy định giao thông

B.6.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ thực hiện các quy định pháp luật về giao thông và các quy định điều chỉnh cách sử dụng mạng lưới đường bộ. Nhóm dịch vụ này bao gồm giám sát và phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, các quy định về giao thông và thu thập thông tin để có thể sử dụng trong các biện pháp xử lý tiếp theo. Tuy nhiên, việc thực hiện một (hoặc các) biện pháp xử lý về pháp lý được coi là nằm ngoài miền dịch vụ ITS.

Nhiều phương tiện vận tải được sử dụng nhưng không phải do người sở hữu phương tiện điều khiển. Do đó, điều quan trọng là thông tin thu được về danh tính của người điều khiển phương tiện khi vi phạm pháp luật, quy định về giao thông bên cạnh thông tin về phương tiện. Cả hai nhóm thông tin sẽ được sử dụng trong quá trình xử lý vi phạm và sẽ được lưu lại, phục vụ các cơ quan thực thi pháp luật đối với những người vi phạm thường xuyên.

B.6.2  Các dịch vụ thành phần

B.6.2.1  Kiểm soát truy cập (vào/ ra) của phương tiện

Dịch vụ sẽ kiểm soát, giám sát và yêu cầu các phương tiện chấp hành việc vào/ra một số phần của mạng lưới đường (khu vực) hoặc phần đường tùy thuộc vào chính sách quản lý giao thông và các quy định tương ứng, dựa trên các yếu tố như:

- Thời gian trong ngày / ngày trong tuần;

- Quyền ưu tiên của người điều khiển phương tiện;

- Loại phương tiện;

- Đặc điểm phương tiện (kích cỡ, trọng tải);

- Mục đích của hành trình (ví dụ: giao hàng, cứu hộ cứu nạn, du lịch);

- Phí đường bộ;

Các cơ quan quản lý có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp xử lý các vi phạm giao thông theo quy định.

B.6.2.2  Sử dụng làn đường dành cho phương tiện chở nhiều người

Dịch vụ sẽ kiểm soát, giám sát và yêu cầu chấp hành việc sử dụng các làn đường dành riêng cho các phương tiện có với quy định về số lượng người tối thiểu. Những làn đường này thường được gọi là “làn đường dành cho phương tiện chở nhiều người” và nhằm giảm tắc nghẽn và ô nhiễm bằng cách khuyến khích sử dụng phương tiện chờ nhiều người, ví dụ chia sẻ hay đi chung xe. Hoạt động kiểm tra hợp pháp sẽ được bắt đầu khi số lượng người dưới mức tối thiểu quy định cho làn đường mà phương tiện đang sử dụng.

Dịch vụ sẽ cho phép quy định số lượng người tối thiểu ngồi trên phương tiện trên tất cả các làn đường trên hệ thống, hoặc các làn đường cụ thể và áp dụng dựa trên đoạn đường cụ thể. Các quy định này cũng có thể là quy định tạm thời vào các thời điểm cụ thể trong ngày, các ngày trong tuần.

Dịch vụ sẽ thu thập các thông số, bao gồm nhưng không giới hạn các thông số sau:

- Thời gian trong ngày, ngày trong tuần;

- Vị trí;

- Loại phương tiện;

- Nhận dạng phương tiện;

- Hướng di chuyển.

Các cơ quan quản lý có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp xử lý các vi phạm giao thông theo quy định.

B.6.2.3  Chấp hành quy định đỗ phương tiện

Dịch vụ sẽ cho phép thực thi các quy định về vị trí đỗ phương tiện trên đường và ngoài đường, dựa trên các yếu tố:

- Cấm đỗ phương tiện tạm thời, hạn chế hoặc vĩnh viễn;

- Phí đỗ phương tiện và bán vé;

- Giấy phép cho người sử dụng đường đặc biệt (ví dụ: cư dân, người khuyết tật).

Dịch vụ sẽ thu thập các thông số để thực hiện quy định chấp hành, bao gồm nhưng không giới hạn các thông số sau:

- Thời gian trong ngày, ngày trong tuần;

- Vị trí chỗ đỗ phương tiện;

- Loại phương tiện;

- Nhận dạng phương tiện.

Các cơ quan quản lý có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp xử lý các vi phạm giao thông theo quy định.

B.6.2.4  Quy định giới hạn tốc độ

Dịch vụ này sẽ cho phép giới hạn tốc độ cho từng đoạn đường trong hệ thống đường. Có thể áp dụng cả giới hạn tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu và áp dụng các giới hạn tốc độ khác nhau cho các trường hợp sau:

- Theo loại phương tiện;

- Theo các loại thời tiết đặc biệt (như mưa, sương mù), cộng với các điều kiện khác có khả năng gây ra sự cố cho người điều khiển phương tiện.

Có thể bỏ việc tuân thủ các giới hạn tốc độ đối với các phương tiện khẩn cấp ứng phó với các sự cố hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác, ví dụ: Đoàn phương tiện ưu tiên.

Dịch vụ sẽ thu thập đủ các thông số để cho phép xử lý theo quy định, bao gồm nhưng không giới hạn các thông số sau:

- Thời gian trong ngày, ngày trong tuần;

- Vị trí;

- Loại phương tiện;

- Nhận dạng phương tiện;

- Hướng di chuyển.

Các cơ quan quản lý có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp xử lý các vi phạm giao thông theo quy định.

B.6.2.5  Chấp hành tín hiệu giao thông

Dịch vụ này sẽ cho phép tuân thủ hoạt động của các tín hiệu giao thông. Có thể áp dụng thực hiện theo các tín hiệu riêng lẻ, ví dụ, một phương tiện cá nhân sử dụng pha tín hiệu xanh để các phương tiện công cộng có thể phát hiện được từ xa.

Dịch vụ sẽ thu thập đủ các thông số để cho phép thực thi được xử lý các vi phạm, bao gồm nhưng không giới hạn các thông số sau:

- Thời gian trong ngày / ngày trong tuần;

- Vị trí;

- Loại phương tiện;

- Nhận dạng phương tiện;

- Pha tín hiệu phù hợp với chuyển động của phương tiện.

Các cơ quan quản lý có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp xử lý các vi phạm giao thông theo quy định.

 

Phụ lục C

(Quy định)

Miền dịch vụ phương tiện giao thông

C.1  Giới thiệu

Miền dịch vụ này cung cấp dịch vụ ITS trên các phương tiện giao thông. Mục tiêu là tăng cường an toàn, an ninh và hiệu quả trong hoạt động của phương tiện, bằng các cảnh báo và hỗ trợ cho người dùng hoặc thông tin đầu vào cho hoạt động của phương tiện. Có hai loại dịch vụ: các dịch vụ sử dụng thông tin bên ngoài, các dịch vụ chỉ sử dụng thông tin trong phương tiện. Tuy nhiên, không dịch vụ nào có thể thực sự kiểm soát toàn bộ phương tiện vì mọi dịch vụ thực hiện đều được khống chế theo các tiêu chuẩn phát triển do Ủy ban kỹ thuật khác trong ISO và các Tổ chức phát triển tiêu chuẩn khác.

CHÚ THÍCH: trong ISO, việc dẫn đầu về tiêu chuẩn hóa cho các vấn đề trên phương tiện phải được thống nhất giữa ISO TC204 và ISO TC22

Miền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch vụ sau:

1. Tăng cường khả năng quan sát liên quan đến giao thông đường bộ;

2. Vận hành phương tiện tự động;

3. Giảm thiểu/tránh va chạm;

4. Nâng cao an toàn;

5. Triển khai hạn chế va chạm trước sự cố.

C.2  Tăng cường khả năng quan sát liên quan đến giao thông đường bộ

C.2.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ bao gồm việc nâng cao nhận thức của người điều khiển phương tiện thông qua việc sử dụng các thiết bị trên phương tiện. Điều này cũng bao gồm nhu cầu cung cấp thông tin rõ ràng cho những người tham gia giao thông khác, chẳng hạn như người đi bộ, xe thô sơ và các phương tiện công cộng. Trong nhiều trường hợp, định dạng và bố cục thông tin hiển thị phải tuân thủ theo quy định của quốc gia, khu vực.

C.2.2  Các dịch vụ thành phần

C.2.2.1  Hỗ trợ khả năng quan sát cho người điều khiển phương tiện sử dụng các ứng dụng từ bên trong phương tiện

Dịch vụ này hỗ trợ khả năng quan sát cho người điều khiển phương tiện bằng các thiết bị được đặt trong phương tiện. Tất cả các hoạt động quản lý phải tuân thủ quy định quốc gia, khu vực, có tính đến các yêu cầu về ánh sáng và mức độ dễ đọc. Các hoạt động quản lý mà dịch vụ này dự kiến cung cấp sẽ được áp dụng cho làn đường phía trước và phía sau phương tiện để người điều khiển phương tiện có thể nhìn thấy tất cả các vật thể xung quanh phương tiện, bao gồm:

- Cung cấp ánh sáng để người điều khiển phương tiện có thể quan sát đầy đủ trong mọi điều kiện ánh sáng môi trường xung quanh.

- Giảm thiểu ảnh hưởng của mưa, tuyết, băng, sương mù đối với khả năng quan sát của người điều khiển phương tiện.

- Giảm thiểu ảnh hưởng của mưa, tuyết, băng và sương mù đối với khả năng quan sát của người điều khiển phương tiện.

Các hoạt động quản lý của dịch vụ này không được gây mất tập trung không cần thiết hoặc không an toàn cho người điều khiển phương tiện, cần phải thuận tiện cho người lái xe có thể lấy lại được tầm nhìn để điều khiển phương tiện.

C.2.2.2  Hỗ trợ khả năng quan sát cho người điều khiển phương tiện sử dụng các ứng dụng bên ngoài phương tiện.

Dịch vụ này hỗ trợ khả năng quan sát cho người điều khiển phương tiện khi sử dụng các thiết bị, ứng dụng bên ngoài phương tiện. Tất cả các màn hình thông tin phải tuân thủ các quy định quốc gia, khu vực, có tính đến các yêu cầu về ánh sáng và mức độ dễ đọc. Các màn hình cũng phải được lắp đặt tại các vị trí phù hợp trong hệ thông đường mà tại đó người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể phản ứng an toàn và đúng cách với thông tin được cung cấp, ví dụ chuyển hướng vào một tuyến đường thay thế gần nhất, hoặc tránh được vị trí đỗ phương tiện không cho phép.

C.2.2.3  Hỗ trợ khả năng quan sát cho người đi xe đạp và người đi bộ

Dịch vụ này hỗ trợ khả năng quan sát cho người đi bộ và người đi xe đạp qua màn hình hiển thị tại vị trí được phép trên hệ thống đường. Tất cả các màn hình thông tin phải tuân thủ các quy định quốc gia, khu vực, có tính đến các yêu cầu về ánh sáng và mức độ dễ đọc. Các màn hình cũng phải được lắp đặt tại các vị trí phù hợp cho người đi bộ và người đi xe đạp trong hệ thống đường để có thể phản ứng an toàn và đúng cách với thông tin được cung cấp, ví dụ: an toàn khi sang các tuyến đường có sự tham gia của các phương tiện giao thông khác.

C.3  Vận hành phương tiện tự động

C.3.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm tự động hóa quá trình điều khiển phương tiện toàn bộ hoặc điều khiển hỗ trợ vận hành tự động một phần. Đối với phương tiện giao thông công cộng, có thể sử dụng các công cụ cụ thể để cho phép các phương tiện được căn chỉnh chính xác tại các điểm dừng, đảm bảo đến được các vị trí có chiều cao phù hợp hoặc cho phép sự tham gia giao thông của người khuyết tật (ví dụ: thang máy, xe lăn, cơ chế hạ của bậc lên xuống trên xe buýt).

C.3.2  Các dịch vụ thành phần

C.3.2.1  Vận hành tự động trên đường cao tốc

Dịch vụ này cho phép các phương tiện hoạt động mà không cần sự can thiệp của người điều khiển phương tiện qua hệ thống giao thông chuyên dụng hoặc các đoạn cụ thể của hệ thống đường được trang bị tính năng vận hành tự động trên đường cao tốc. Chỉ những phương tiện được trang bị và vận hành phù hợp mới được phép đi vào hệ thống giao thông chuyên dụng. Các phương tiện còn lại được yêu cầu sử dụng các tuyến đường khác.

Khi di chuyển vào hệ thống giao thông chuyên dụng được trang bị để vận hành tự động, phương tiện sẽ được điều khiển và dẫn đường theo một số hạn chế nhất định, bao gồm:

- Duy trì đường đi - duy trì phương tiện hoạt động trong hệ thống giao thông chuyên dụng hoặc đoạn đường cụ thể được trang bị khả năng thực hiện vận hành tự động trên đường cao tốc;

- Duy trì làn đường - giữ phương tiện hoạt động trong làn đường được sử dụng khi bắt đầu hệ thống giao thông chuyên dụng hoặc đoạn đường cụ thể được trang bị khả năng thực hiện vận hành tự động trên đường cao tốc và chỉ thay đổi làn đường khi có lệnh cụ thể;

- Duy trì tốc độ - duy trì tốc độ phương tiện theo yêu cầu của mạng giao thông chuyên dụng hoặc đoạn đường cụ thể được trang bị khả năng thực hiện vận hành tự động trên đường cao tốc, chỉ thay đổi tốc độ khi có lệnh cụ thể;

- Khoảng thời gian giữa các phương tiện - duy trì khoảng thời gian thích hợp với phương tiện phía trước dựa trên tốc độ, điều kiện đường và tình trạng hoạt động của phương tiện.

Các phương tiện được trang bị và vận hành phù hợp có thể tham gia và rời khỏi hệ thống giao thông chuyên dụng hoặc đoạn đường cụ thể được trang bị khả năng thực hiện vận hành tự động trên đường cao tốc ở những các vị trí cho phép khác ngoài ngoài điểm đầu và / hoặc điểm cuối của đường. Việc tham gia hoặc rời khỏi tuyến đường sẽ được thực hiện mà không ảnh hưởng đến các phương tiện khác.

Nếu phương tiện gặp sự cố gây cản trở vận hành tự động trên đường cao tốc thì sẽ được di chuyển vào khu vực an toàn của hệ thống giao thông mà không ảnh hưởng đến sự an toàn của các phương tiện khác, hoặc đi đến một điểm dừng hoàn toàn.Trong cả hai trường hợp, người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông sẽ được thông báo sự cố. Ngoài ra, trong trường hợp các cơ chế thực hiện vận hành tự động trên đường cao tốc hoạt động không chính xác, tất cả các phương tiện sẽ được người điều khiển phương tiện điều khiển một cách an toàn hoặc dừng lại hoàn toàn. Trong cả hai trường hợp, dấu hiệu cảnh báo sẽ được cung cấp cho người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông.

C.3.2.2  Tự động điều khiển tốc độ thấp

Dịch vụ này sẽ cho phép các phương tiện được trang bị và vận hành phù hợp để tự động thực hiện các thao tác điều khiển tốc độ thấp, không có nhiều sự tham gia điều khiển của người điều khiển phương tiện. Người điều khiển phương tiện có thể hủy chế độ vận hành phương tiện này bất cứ lúc nào và sau đó phương tiện sẽ trở lại hoạt động bình thường.

Có thể sử dụng điều khiển tốc độ thấp tự động do người điều khiển phương tiện khởi động và cho tất cả các phương tiện cảnh báo khác như các thiết bị phát hiện các vật thể ở gần để duy trì hoạt động trong quá trình điều khiển. Nếu có nhiều chế độ điều khiển tốc độ thấp có sẵn trong phương tiện, thì người điều khiển phương tiện có thể sử dụng dễ dàng hơn. Khi thực hiện thao tác điều khiển tự động, phương tiện sẽ thực hiện mọi hoạt động cần thiết để đảm bảo duy trì sự an toàn cho người bên trong phương tiện và của những người sử dụng hệ thống giao thông hoặc đường bộ chuyên dụng khác.

Nếu phương tiện không thể khởi động hoặc hoàn thành quá trình điều khiển tốc độ thấp tự động thì dịch vụ sẽ đưa ra cảnh báo ngay lập tức cho người điều khiển phương tiện. Phương tiện sẽ ngay lập tức ngừng thực hiện thao tác điều khiển được yêu cầu mà không ảnh hưởng đến sự an toàn của người ngồi trên phương tiện và của những người sử dụng hệ thống giao thông hoặc đường bộ chuyên dụng khác.

C.3.2.3  Dừng đỗ phương tiện tự động

Dịch vụ này sẽ cho phép các phương tiện được trang bị và vận hành phù hợp để tự động thực hiện thao tác dừng đỗ mà không cần người điều khiển phương tiện tham gia vào hoạt động của phương tiện.

Người điều khiển phương tiện có thể khởi động các trình điều khiển dừng đỗ phương tiện tự động bắt đầu từ bên trong hoặc bên ngoài. Nếu người điều khiển phương tiện ở ngoài phương tiện, thì cơ chế liên lạc sẽ đảm bảo rằng người điều khiển phương tiện điều khiển chỉ cách đó một quãng ngắn để có thể quan sát được phương tiện. Khi thực hiện dừng đỗ phương tiện tự động, phương tiện sẽ thực hiện mọi hành động cần thiết để đảm bảo duy trì sự an toàn của chính phương tiện và của những người sử dụng khác, hoặc nếu đỗ bên đường, thì đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông khác.

Nếu phương tiện không thể khởi động hoặc hoàn thành việc dừng đỗ phương tiện tự động thì dịch vụ sẽ đưa ra cảnh báo ngay lập tức cho người điều khiển phương tiện, thông qua cơ chế bên ngoài nếu người điều khiển không ở trong phương tiện, hoặc bên trong nếu người điều khiển phương tiện đang ở trong phương tiện. Phương tiện sau đó sẽ ngay lập tức dừng thực hiện việc dừng đỗ phương tiện tự động mà không ảnh hưởng xấu đến sự an toàn của chính phương tiện và của những người sử dụng khác, nếu đỗ bên đường, và những người tham gia giao thông khác.

C.3.2.4  Điều khiển hành trình thích ứng

Dịch vụ này sẽ cho phép các hệ thống trên phương tiện được hướng dẫn để tự động duy trì phạm vi hoặc khoảng cách đã chọn so với phương tiện phía trước khi di chuyển qua hệ thống giao thông hoặc đường bộ chuyên dụng. Các hệ thống phải điều khiển phương tiện duy trì khoảng cách này tương ứng với thay đổi tốc độ của phương tiện phía trước.

Dịch vụ sẽ được bắt đầu bởi một đầu vào thông tin cụ thể từ người điều khiển phương tiện và sẽ ngừng hoạt động khi người điều khiển phương tiện không sử dụng dịch vụ, hoặc dùng phanh. Một thông báo về tình trạng điều khiển hành trình thích ứng sẽ được cung cấp cho người điều khiển phương tiện trong khi dịch vụ đang hoạt động.

C.3.2.5  Điều khiển hành trình thích ứng có tương tác

Dịch vụ này sẽ tăng cường khả năng điều khiển hành trình thích ứng bằng cách bổ sung giao tiếp không dây với các phương tiện trước đó và / hoặc cơ sở hạ tầng để tăng khả năng cảm biến chủ động điều khiển hành trình thích ứng cho các phương tiện được kết nối. Dịch vụ này sẽ sử dụng dữ liệu cảm biến chủ động như khoảng cách với phương tiện phía trước, dữ liệu phương tiện đang dùng dịch vụ, dữ liệu không dây từ các phương tiện xung quanh khác và từ cơ sở hạ tầng, và người điều khiển phương tiện đưa vào để điều khiển phương tiện theo chiều dọc thông qua điều khiển ga và phanh.

Dịch vụ sẽ được bắt đầu bởi một đầu vào thông tin cụ thể từ người điều khiển phương tiện và sẽ ngừng hoạt động khi người điều khiển phương tiện không sử dụng dịch vụ, hoặc sử dụng phanh. Một thông báo về tình trạng điều khiển hành trình thích ứng tương tác sẽ được cung cấp cho người điều khiển phương tiện trong khi dịch vụ đang hoạt động.

C.3.2.6  Hỗ trợ phương tiện giao thông công cộng dừng/đỗ đúng vị trí

Dịch vụ này sẽ cho phép các phương tiện giao thông công cộng dừng, đỗ chính xác tại bất cứ điểm cụ thể nào trong hệ thống giao thông hoặc đường bộ chuyên dụng. Điều này sẽ giúp cho hành khách lên/xuống phương tiện một cách an toàn và không có bất cứ hạn chế nào, ví dụ: lề đường không cùng chiều cao với lối lên/xuống của phương tiện và khoảng cách lớn giữa lề đường với lối lên/xuống của phương tiện.

Người điều khiển phương tiện cần đạt được khả năng điều khiển dừng đỗ chính xác thông qua hướng dẫn từ phương tiện hoặc tự động. Khi người điều khiển phương tiện bắt đầu sử dụng, dịch vụ sẽ cho phép người điều khiển phương tiện hủy dịch vụ bất cứ lúc nào mà không ảnh hưởng đến hành khách trên phương tiện, hành khách chờ lên phương tiện hoặc người sử dụng phương tiện chuyên dụng khác hoặc mạng lưới đường bộ.

C.4  Giảm thiểu/ tránh va chạm

C.4.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ giảm thiểu/tránh va chạm sử dụng các cảm biến, thiết bị phát hiện và hệ thống kiểm soát để phát hiện khả năng va chạm giữa các phương tiện hoặc giữa các phương tiện với các đối tượng khác trong khu vực xung quanh. Mỗi dịch vụ trong nhóm này có thể nhắc người điều khiển phương tiện thực hiện hoạt động điều khiển hoặc tự động thực hiện một số hình thức tránh va chạm theo cách không gây mất an toàn cho những người tham gia giao thông khác.

C.4.2  Dịch vụ thành phần

C.4.2.1  Giảm thiểu/ tránh va chạm theo chiều di chuyển của phương tiện

Dịch vụ này sẽ cho phép các phương tiện tránh va chạm với các phương tiện, các vật thể khác nằm trong quỹ đạo di chuyển dự đoán của phương tiện. Dịch vụ này dựa vào việc sử dụng các hệ thống phát hiện và theo dõi chướng ngại vật để có thể xác định được khả năng tác động, do đó sẽ giảm thiểu va chạm. Dịch vụ sẽ có thể gửi yêu cầu hành động cho người điều khiển phương tiện bằng các cảnh báo phù hợp. Trường hợp không tự động giảm thiểu va chạm, dịch vụ sẽ giảm thiểu tác động dựa trên tốc độ và hành động của người điều khiển phương tiện. Dịch vụ có thể điều chỉnh tốc độ của phương tiện để tránh va chạm nếu người điều khiển phương tiện không có hành động.

C.4.2.2  Giảm thiểu / tránh va chạm bên

Dịch vụ này sẽ cho phép các phương tiện tránh va chạm với các phương tiện, các vật thể khác nằm ngoài quỹ đạo dự đoán của phương tiện. Dịch vụ này dựa vào việc sử dụng các hệ thống (như cảm biến và hệ thống điều khiển) trong phương tiện để giám sát các mối nguy tiềm ẩn đối với phương tiện khi duy trì làn đường, thay đổi làn đường, đi vào/ra khỏi đường cao tốc và vượt phương tiện khác. Dịch vụ sẽ gửi yêu cầu cho người điều khiển phương tiện bằng các cảnh báo phù hợp. Trường hợp không tự động giảm thiểu va chạm, dịch vụ sẽ giảm thiểu tác động dựa trên tốc độ và hành động của người điều khiển phương tiện. Dịch vụ có thể điều chỉnh tốc độ của phương tiện để tránh va chạm nếu người điều khiển phương tiện không có hành động.

C.4.2.3  Giảm thiểu / tránh va chạm tại các điểm giao cắt

Dịch vụ này sẽ cho phép một phương tiện đến gần điểm giao cắt có thể tránh va chạm với các phương tiện khác đang đến gần điểm giao cắt đó. Dịch vụ này dựa vào việc sử dụng các hệ thống (như cảm biến và hệ thống điều khiển) trong mỗi phương tiện để theo dõi tiến trình của các phương tiện khác về phía điểm giao cắt. Khi một phương tiện xác định khả năng va chạm với một phương tiện khác đến gần điểm giao cắt đó, dịch vụ này có thể yêu cầu các hệ thống trên phương tiện thay đổi tốc độ phương tiện để ngăn ngừa va chạm và cảnh báo cho người điều khiển phương tiện về lý do thay đổi tốc độ. Tuy nhiên, nếu điều này không loại bỏ khả năng xảy ra va chạm, người điều khiển phương tiện sẽ được thông báo về các hành động tránh chướng ngại vật cần phải được thực hiện.

C.5  Nâng cao an toàn

C.5.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ về nâng cao an toàn sử dụng các hệ thống giám sát và cảnh báo cho tất cả các loại phương tiện và người điều khiển phương tiện, bao gồm cả các điều kiện của phương tiện giao thông và các điều kiện xung quanh phương tiện.

C.5.2  Các dịch vụ thành phần

C.5.2.1  Giám sát hệ thống bên trong phương tiện

Dịch vụ này sẽ cho phép giám sát hoạt động của các hệ thống bên trong phương tiện. Hoạt động giám sát sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống khác bên trong phương tiện, nghĩa là dịch vụ sẽ giám sát thụ động. Dữ liệu được thu thập thông qua quá trình giám sát sẽ được xử lý và khi phát hiện hoạt động bất thường, chỉ dẫn phù hợp sẽ được cung cấp cho người điều khiển phương tiện. Khi đó, người điều khiển phương tiện sẽ phải thực hiện tất cả các hành động cần thiết để đảm bảo an toàn cho phương tiện, người trong phương tiện và những người tham gia giao thông khác.

C.5.2.2  Giám sát tình trạng bên ngoài phương tiện

Dịch vụ này sẽ cho phép phương tiện giám sát các điều kiện xung quanh phương tiện ở vị trí hiện tại. Việc giám sát này có thể thực hiện theo thời gian thực và dữ liệu thu thập sẽ được cập nhật khi điều kiện thay đổi. Các thông báo về các điều kiện xung quanh sẽ được cung cấp liên tiếp cho người điều khiển phương tiện dựa trên thông tin tiếp nhận cụ thể cho đến khi người điều khiển thực hiện hủy bỏ thông báo.

C.6  Triển khai hạn chế va chạm trước khi xảy ra sự cố

C.6.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc xác định nhu cầu triển khai các hệ thống hạn chế va chạm vật cản phía trước, bao gồm cả các dịch vụ chưa được ISO TC22 xác định.

C.6.2  Các dịch vụ thành phần

C.6.2.1  Triển khai hạn chế va chạm trước khi xảy ra sự cố

Dịch vụ này sẽ cho phép các hệ thống hạn chế va chạm trước khi xảy ra sự cố hoạt động khi phát hiện ra rằng một vụ va chạm tiềm ẩn sắp xảy ra. Dịch vụ có thể khởi động tự động mà không cần thông tin đầu vào từ người điều khiển phương tiện, hoặc người ngồi trên phương tiện (nếu có). Khi hoạt động của các hệ thống được bắt đầu, thông báo phù hợp sẽ được cung cấp trong phương tiện để đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện (và bất cứ người sử dụng nào khác nếu có) và cho những đơn vị xử lý khi xảy ra va chạm, ví dụ: các dịch vụ khẩn cấp.

 

Phụ lục D

(Quy định)

Miền dịch vụ vận chuyển hàng hóa

D.1.  Giới thiệu

Miền dịch vụ này bao gồm việc quản lý hoạt động của các nhóm phương tiện thương mại và quá trình di chuyển vận tải hàng hóa, bao gồm các hoạt động xúc tiến quá trình cấp phép cho vận chuyển để di chuyển qua các biên giới quốc gia và phạm vi thẩm quyền phù hợp quy định hiện hành, các hoạt động đẩy nhanh vận chuyển hàng hóa đa phương thức và hoạt động của các phương tiện vận chuyển hàng hóa sử dụng các ứng dụng viễn thông để tăng cường hoạt động và quản lý.

Miền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch vụ sau:

1. Thông quan điện tử cho phương tiện thương mại;

2. Quy trình quản lý phương tiện thương mại;

3. Kiểm tra an toàn bên đường tự động;

4. Giám sát an toàn trên phương tiện thương mại;

5. Quản lý đội vận tải hàng hóa liên tỉnh;

6. Quản lý thông tin đa phương thức;

7. Quản lý và điều khiển các trung tâm đa phương thức;

8. Quản lý vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;

9. Quản lý phương tiện chở hàng nặng;

10. Quản lý phương tiện giao hàng địa phương;

11. Ứng dụng viễn thông đối với phương tiện được quy định (Telematics applications for regulated vehicles - TARV);

12. Nhận dạng và trao đổi thông tin vận tải hàng hóa.

D.2  Thông quan điện tử cho phương tiện thương mại

D.2.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ thông quan điện tử cho phương tiện thương mại cung cấp các dịch vụ cho phép phương tiện thương mại, bao gồm cả xe tải và xe buýt/ xe khách có chứng chỉ xác thực và các tài liệu khác, tình trạng an toàn và tải trọng được kiểm tra tự động ở tốc độ di chuyển thông thường. Mục tiêu chính của dịch vụ này là thực hiện thông quan trước với mức độ gián đoạn tối thiểu đối với hành trình di chuyển và lưu lượng giao thông chung.

D.2.2  Các dịch vụ thành phần

D.2.2.1  Hệ thống cân động

Dịch vụ sẽ phát hiện và ghi lại thông tin về tổng tải trọng và tải trọng trục phương tiện khi các phương tiện di chuyển qua một điểm đo. Việc thu thập thông tin này sẽ được thực hiện mà phương tiện không cần phải dừng lại.

Dịch vụ có thể hỗ trợ dịch vụ thông quan điện tử mà không cần dừng lại (xem D.2.2.2) ở tốc độ bình thường và / hoặc cân chính xác từng phương tiện ở tốc độ thấp. Dịch vụ này cũng có thể hỗ trợ các dịch vụ khác như, kiểm soát ra/ vào tuyến đường, giám sát và bảo vệ cơ sở hạ tầng, thu phí người sử dụng đường, thực thi pháp luật và lập kế hoạch cơ sở hạ tầng.

D.2.2.2  Thông quan điện tử không cần dừng lại để kiểm tra

Dịch vụ này sẽ cho phép thông tin về an toàn, chứng chỉ xác thực và dữ liệu về kích thước và tải trọng của các phương tiện có trang bị thiết bị truyền dẫn (transponder) sẽ được kiểm tra điện tử trước khi chúng đến địa điểm kiểm tra. Các phương tiện bất hợp pháp hoặc có khả năng không an toàn sẽ được yêu cầu vào địa điểm để kiểm tra. Những đơn vị và phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn và hợp pháp sẽ có thể đi mà không cần dừng lại để kiểm tra tại các trạm cân, nơi xuất nhập cảnh và các địa điểm kiểm tra khác.

D.2.2.3  Giám sát hồ sơ an toàn phương tiện

Dịch vụ này sẽ cho phép các hồ sơ an toàn của phương tiện có thể được truy cập và theo dõi khi phương tiện đi qua một điểm kiểm tra trong mạng lưới đường bộ. Việc thu thập thông tin trong các hồ sơ của phương tiện sẽ được thực hiện mà không cần phương tiện dừng lại. Có thể sử dụng thông tin thu thập được để kiểm tra xem phương tiện, hàng hóa có vi phạm các quy định an toàn hay không.

D.3  Quy trình quản lý phương tiện thương mại

D.3.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này cho phép một số dịch vụ riêng được cung cấp cho người điều khiển và vận hành đội phương tiện thương mại, những người chủ sở hữu hàng hóa. Họ sẽ có thể trao đổi thông tin về quá trình vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả các quá trình sử dụng các phương thức vận tải khác nhau, để tự động xác định, giám sát và trao đổi thông tin phản hồi khẩn cấp về hàng hóa nguy hiểm, để mua chứng chỉ xác thực hàng năm và chứng chỉ phương tiện đặc biệt, sử dụng công nghệ truyền thông và máy tính. Từ đó cho phép các dịch vụ trong nhóm này kích hoạt các chứng chỉ xác thực gồm những thông tin cần thiết cho việc vượt qua ranh giới khu vực và quốc gia

D.3.2  Các dịch vụ thành phần

D.3.2.1  Trao đổi thông tin vận chuyển hàng hóa

Dịch vụ này sẽ cung cấp trao đổi thông tin cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa bằng các phương thức vận tải khác nhau, vận tải đa phương thức và vận chuyển qua biên giới quốc gia.

Dịch vụ này được áp dụng cho các lô hàng vận chuyển xuất phát từ một quốc gia và kết thúc ở một quốc gia khác hoặc ở trong cùng quốc gia. Dịch vụ này có thể được áp dụng cho các lô hàng vận chuyển được thực hiện hoàn toàn bằng các phương tiện giao thông đường bộ và vận chuyển hàng hóa bắt đầu hoặc kết thúc ở phương thức vận tải đường bộ kết hợp các phương thức vận tải khác.

D.3.2.2  Tự động xác định, theo dõi và trao đổi thông tin phản hồi khẩn cấp đối với hàng hóa nguy hiểm

Dịch vụ này sẽ cung cấp cho việc áp dụng nhận dạng tự động, giám sát và trao đổi thông tin phản hồi khẩn cấp đối với hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển trên các phương tiện vận tải đường bộ. Các thông tin đó có thể bao gồm thông tin nhận dạng, số lượng và tình trạng hiện tại của hàng hóa nguy hiểm (như áp suất và nhiệt độ), cũng như các thông tin liên quan được yêu cầu khi cần có phản ứng khẩn cấp. Các phương tiện được trang bị phù hợp chở hàng nguy hiểm sẽ có thể trả lời các truy vấn về tình trạng của phương tiện/ hàng hóa từ các tổ chức được ủy quyền hoặc tự gửi thông tin cho các tổ chức đó, thông tin có thể được chuyển đến các tổ chức được ủy quyền bằng bất cứ phương tiện liên lạc nào phù hợp với hệ thống bên đường.

D.3.2.3  Tự động cung cấp thông tin hồ sơ xác thực

Dịch vụ này sẽ cho phép tự động nộp chứng chỉ xác thực về phương tiện và người điều khiển phương tiện thương mại. Điều này có thể được thực hiện bằng điện tử (qua ứng dụng trên cả giao diện cố định hoặc giao diện di động), hoặc thông qua việc nhập thủ công vào ứng dụng bởi người quản lý đội phương tiện thương mại, chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện thương mại.

Chứng chỉ xác thực cho phương tiện thương mại sẽ bao gồm một hoặc tất cả những thông tin sau đây và sau khi đăng nhập, có thể cập nhật thông tin khi phương tiện thực hiện nhiệm vụ được giao:

- Thông tin về phương tiện, ví dụ: thông tin nhận dạng, phân loại và số lượng trục, cộng với số lượng xe rơ mooc và cách móc nối;

- Thông tin bên vận chuyển, ví dụ: nhận dạng bên vận chuyển, nhận dạng của phương tiện trong đoàn xe, chi tiết về giấy phép hoạt động hợp lệ, chi tiết liên lạc;

- Thông tin hàng hóa, ví dụ: loại hàng hóa và có/không được phân loại là vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc vật liệu nổ, nguồn gốc, điểm đến của hàng hóa, chủ sở hữu và người thanh toán vận chuyển;

- Thông tin quá trình vận chuyển, ví dụ: điểm xuất phát, điểm đến, điểm dừng trên đường (bao gồm cả những nơi cần xếp/dỡ hàng hóa và các điểm dừng nghỉ cho người điều khiển phương tiện theo quy định), thời gian khởi hành và đến dự kiến, tuyến đường;

- Thông tin người điều khiển phương tiện, ví dụ: thông tin cá nhân, trình độ (có đủ điều kiện để điều khiển phương tiện), kinh nghiệm, số giờ làm việc và thông tin chi tiết của các giấy phép xác thực.

Dịch vụ sẽ cho phép chứng chỉ xác thực là tạm thời hay không, với thời gian hết hiệu lực được cung cấp cho lần sau cùng. Chứng chỉ xác thực về hàng hóa sẽ có khả năng được chia thành từng mặt hàng, do đó có thể dễ dàng xác định được một số mặt hàng trên một phương tiện trong một chuyến đi, những mặt hàng có nguồn gốc, điểm đến khác nhau có thể dễ dàng được xác định. Dịch vụ cũng sẽ cung cấp một phản hồi thích hợp để cho thấy rằng chứng chỉ xác thực đã cung cấp (hoặc được cập nhật) đã được chấp nhận hoặc nếu không được chấp thuận thì cần làm gì để được chấp nhận.

D.3.2.4  Quản lý tự động phương tiện thương mại

Dịch vụ này sẽ cho phép người điều hành đội phương tiện thương mại và / hoặc chủ sở hữu / người điều khiển phương tiện mua chứng chỉ xác thực, thu thập và báo cáo thông tin sử dụng nhiên liệu và quãng đường. Điều này có thể được thực hiện bằng điện tử (qua ứng dụng trên cả giao diện cố định hoặc giao diện di động) hoặc thông qua việc nhập thủ công vào ứng dụng bởi người quản lý đội phương tiện thương mại, chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện thương mại.

Dịch vụ sẽ cho phép các loại chứng chỉ sau được mua hoặc thanh toán cho các lần mua trước:

- Chứng chỉ điện tử hàng năm, hàng tháng hoặc hàng tuần, tức là những chứng chỉ chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian xác định;

- Chứng chỉ điện tử tạm thời, tức là những chứng chỉ chỉ có giá trị cho một chuyến hàng cụ thể, bất kể có hàng hóa nào được vận chuyển hay không;

- Các loại giấy phép để thực hiện các chuyến hàng cụ thể, hoặc mang theo hàng hóa cụ thể trên nhiều chuyến hàng được xác định;

- Giấy phép cho tình huống cụ thể, tức là bao gồm việc vận chuyển một hàng hóa cụ thể hoặc sử dụng một tuyến đường cụ thể hoặc dịch vụ phương tiện thương mại khác.

Dịch vụ cũng sẽ cho phép các loại báo cáo sau được cung cấp hoặc để cập nhật các báo cáo được gửi trước đó:

- Báo cáo hàng quý về việc sử dụng phương tiện, bao gồm cả quãng đường đã đi;

- Nhật ký điện tử của phương tiện cho biết tình trạng của phương tiện, bao gồm mọi hoạt động bảo trì, sửa chữa đã được thực hiện;

- Dữ liệu về lượng nhiên liệu đã được mua, bao gồm ngày, loại và số lượng;

- Tạo ra các báo cáo cần thiết cho mục đích kiểm toán hoặc thuế.

Tất cả các giao dịch mua và thanh toán sẽ được xử lý bằng điện tử, với khả năng cung cấp thêm thông tin ngân hàng nếu được yêu cầu. Dịch vụ cũng sẽ cung cấp một phản hồi thích hợp để cho thấy rằng việc mua, thanh toán hoặc nhập báo cáo đã được chấp nhận hoặc nếu không được chấp nhận thì cần làm gì để được chấp nhận.

D.3.2.5  Tự động qua biên giới

Dịch vụ này sẽ cho phép người điều hành đội phương tiện thương mại và/ hoặc chủ sở hữu/ người điều khiển phương tiện gửi dữ liệu cần thiết cho phương tiện và hàng hóa của họ để vượt qua biên giới và để dữ liệu đó được xác minh. Quá trình xác minh sẽ cho phép phương tiện thương mại vượt qua biên giới quốc gia mà không cần phải dừng lại, trừ khi cần kiểm tra tại chỗ hoặc vì một lý do khác. Điều này có thể được thực hiện bằng điện tử (qua ứng dụng trên cả giao diện cố định hoặc giao diện di động), hoặc thông qua việc nhập thủ công vào ứng dụng bởi người quản lý đội phương tiện thương mại, chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện thương mại.

Dịch vụ sẽ cho phép các dữ liệu sau đây về phương tiện, hàng hóa và người điều khiển phương tiện được gửi và xác minh để phương tiện có thể đi qua biên giới quốc gia mà không dừng lại:

- Thông tin về người điều khiển phương tiện, bao gồm cả thông tin cá nhân;

- Tình trạng/đặc tính của hàng hóa, bao gồm mọi vấn đề an toàn, các loại thuế, phí phải được thanh toán;

- Thông tin về phương tiện chở hàng, bao gồm cả nguồn gốc, tải trọng và chứng chỉ xác thực;

- Chi tiết về người gửi hàng, đặc biệt nếu đó không phải là chủ sở hữu hoặc phương tiện chở hàng hóa;

- Thông tin về hồ sơ an toàn của chủ sở hữu và / hoặc người điều khiển phương tiện chở hàng.

Tất cả các xác minh dữ liệu này sẽ được xử lý bằng điện tử với khả năng bổ sung thông tin và thanh toán các thuế, phí chưa thanh toán khi được yêu cầu. Dịch vụ cũng sẽ cung cấp một phản hồi thích hợp để cho thấy rằng dữ liệu đã gửi đã được xác minh và chấp nhận hoặc nếu không được chấp nhận thì phải làm gì để được chấp nhận.

D.4  Kiểm tra an toàn bên đường tự động

D.4.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ kiểm tra an toàn bên đường tự động bao gồm các dịch vụ cung cấp quyền truy cập bên đường vào hồ sơ an toàn của người quản lý đội phương tiện thương mại, các phương tiện thương mại và người điều khiển phương tiện. Điều này sẽ tăng cường các hệ thống kiểm tra tại chỗ bằng cách cung cấp cho người kiểm tra truy cập vào dữ liệu hiện tại có liên quan đến việc kiểm tra.

D.4.2  Các dịch vụ thành phần

D.4.2.1  Truy cập từ xa vào dữ liệu an toàn phương tiện thương mại

Dịch vụ này sẽ cho phép dữ liệu về hoạt động và trạng thái được lưu giữ điện tử trên phương tiện thương mại có thể được truy cập từ một địa điểm từ xa. Vị trí từ xa này có thể nằm ở bên đường để dữ liệu được truy cập khi phương tiện thương mại đi qua, hoặc ở một số vị trí như trạm kiểm tra phương tiện, qua biên giới hoặc trung tâm chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực của quản lý đường bộ, ví dụ quản lý giao thông hoặc thu phí.

Loại dữ liệu an toàn có thể truy cập từ xa từ một phương tiện thương mại bao gồm:

- Nhận dạng phương tiện, loại phương tiện, tải trọng (có hàng và không hàng), số lượng trục, loại và số lượng rơ moóc;

- Dữ liệu bảo dưỡng phương tiện bao gồm: thời điểm bảo dưỡng gần nhất, chi tiết về kiểm tra khí thải, với (các) ngày thực hiện kiểm tra;

- Dữ liệu sửa chữa phương tiện bao gồm: sự cố và tai nạn mà phương tiện đã bị hư hỏng, thông tin về những nội dung đã được sửa chữa;

- Các thông số vận hành phương tiện hiện tại, bao gồm hệ thống truyền động, phanh và hệ thống treo cộng với độ mòn và áp suất lốp;

- Trạng thái nhiên liệu, tức là có bao nhiêu nhiên liệu trong (các) bình chứa;

Tất cả các dữ liệu này sẽ được thu thập cho chính phương tiện cũng như cho mỗi rơ moóc mà nó đang kéo. Nếu dữ liệu không thể được lấy bằng hệ thống thu thập điện tử từ phương tiện thương mại, thì hệ thống này sẽ được cung cấp thông tin bởi hệ thống chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu từ xa từ phương tiện. Một báo cáo cũng sẽ được lập khi người điều khiển phương tiện phải được liên lạc để lấy dữ liệu phương tiện, hoặc có vấn đề về kết nối liên lạc.

D.4.2.2  Truy cập từ xa vào dữ liệu điều khiển phương tiện thương mại

Dịch vụ này sẽ cho phép dữ liệu về tình trạng hiện tại và lịch sử được lưu giữ điện tử trên phương tiện thương mại về người điều khiển phương tiện của nó có thể được truy cập từ một địa điểm từ xa. Vị trí từ xa này có thể nằm ở bên đường để dữ liệu được truy cập khi phương tiện thương mại đi qua, hoặc ở một số vị trí như trạm kiểm tra phương tiện, qua biên giới hoặc trung tâm chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực của quản lý đường bộ, ví dụ quản lý giao thông hoặc thu phí.

Tình trạng người điều khiển phương tiện và dữ liệu lịch sử có thể truy cập từ xa từ một phương tiện thương mại sẽ bao gồm:

- Thông tin cá nhân và trình độ;

- Các giấy phép, với các thuộc tính, ngày và địa điểm;

- Số giờ người điều khiển phương tiện đã làm việc kể từ giờ nghỉ cuối cùng;

- Số giờ người điều khiển phương tiện dự định làm việc trước khi nghỉ ngơi tiếp theo.

Nếu dữ liệu không thể được lấy bằng hệ thống thu thập điện tử từ phương tiện thương mại, thì hệ thống này sẽ được cung cấp thông tin bởi hệ thống chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu từ xa của phương tiện. Một báo cáo cũng sẽ được lập khi người điều khiển phương tiện phải được liên lạc để lấy dữ liệu phương tiện, hoặc có vấn đề về kết nối liên lạc.

D.5  Giám sát an toàn trên phương tiện thương mại

D.5.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này sẽ bao gồm việc sử dụng các hệ thống giám sát trên phương tiện (bao gồm cảm biến và tiến hành thu thập dữ liệu về các hệ thống bên trong của phương tiện thương mại, tình trạng hàng hóa và người điều khiển phương tiện) để kiểm tra tình trạng an toàn của phương tiện thương mại, người điều khiển phương tiện thương mại và hàng hóa trong toàn bộ quá trình vận chuyển. Các dịch vụ trong nhóm này có thể cho phép cung cấp các cảnh báo cho người điều khiển phương tiện, các cơ sở giám sát từ xa.

D.5.2  Các dịch vụ thành phần

D.5.2.1  Giám sát hệ thống bên trong phương tiện thương mại

Dịch vụ sẽ sử dụng các hệ thống giám sát trên phương tiện để giám sát tình trạng an toàn của phương tiện thương mại trong suốt quá trình vận chuyển. Hệ thống giám sát bao gồm các cảm biến và tiến hành thu thập dữ liệu thời gian thực về hoạt động và trạng thái của các hệ thống bên trong phương tiện thương mại, chẳng hạn như phanh, lốp phương tiện và thiết bị chiếu sáng.

Dữ liệu được thu thập sẽ được sử dụng để cung cấp các cảnh báo theo thời gian thực cho cả người điều khiển phương tiện thương mại và/hoặc hệ thống giám sát từ xa, ví dụ: hệ thống quản lý đội phương tiện. Trong phương tiện, người điều khiển phương tiện được cảnh báo bằng phương tiện âm thanh và/hoặc cơ học (ví dụ: vô lăng rung). Các hệ thống giám sát từ xa cũng có thể lưu trữ dữ liệu được thu thập theo lịch sử vận hành của phương tiện thương mại, cho phép xác định nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện. Việc cung cấp dữ liệu (kể cả dữ liệu được lưu trữ) cũng sẽ được thực hiện khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm giám sát sự an toàn các hoạt động của phương tiện.

D.5.2.2  Giám sát cảnh báo cho người điều khiển phương tiện thương mại

Dịch vụ sẽ sử dụng các hệ thống trên phương tiện bao gồm cảm biến và tiến hành thu thập dữ liệu thời gian thực để giám sát các hoạt động điều khiển phương tiện của người điều khiển phương tiện thương mại, ví dụ: bằng cách theo dõi mắt của người điều khiển phương tiện, vô lăng, ga và phanh.

Dữ liệu được thu thập sẽ được sử dụng để cung cấp các cảnh báo theo thời gian thực cho cả người điều khiển phương tiện thương mại, hệ thống giám sát từ xa, ví dụ: hệ thống quản lý đội phương tiện.

Trong phương tiện, người điều khiển phương tiện được cảnh báo bằng phương tiện âm thanh và/hoặc cơ học (ví dụ: vô lăng rung). Các hệ thống giám sát từ xa cũng có thể lưu trữ dữ liệu mà người điều khiển phương tiện thực hiện trong chuyến đi hiện tại và trước đây để cho phép xác định nhu cầu nghỉ ngơi, hướng dẫn, đào tạo. Việc cung cấp dữ liệu (kể cả dữ liệu được lưu trữ) cũng sẽ được thực hiện khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm giám sát giờ làm việc của người điều khiển phương tiện.

D.5.2.3  Giám sát trạng thái hàng hóa trên phương tiện

Dịch vụ sẽ sử dụng các hệ thống trên phương tiện để theo dõi trạng thái của hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện thương mại (và / hoặc rơ mooc được kéo theo trong suốt quá trình vận chuyển. Dịch vụ sẽ bao gồm cảm biến và thu thập dữ liệu thời gian thực về trạng thái của hàng hóa. Dữ liệu được thu thập có liên quan đến một hoặc nhiều nội dung sau đây:

- Các đặc tính vật lý hiện tại của hàng hóa như nhiệt độ, thể tích, áp suất, độ ẩm hoặc trọng lượng;

- Trạng thái của quá trình hóa học hoặc vật lý đang diễn ra, ví dụ: lên men, hoặc bay hơi;

- Vị trí của hàng hóa trên phương tiện, đặc biệt nếu điều này thay đổi trong suốt chuyến hàng;

- Mọi thay đổi về tình trạng của hàng hóa trong chuyến đi chưa được thông báo ở các điểm trước đó.

Dữ liệu được thu thập sẽ được sử dụng để cung cấp các cảnh báo theo thời gian thực cho cả người điều khiển phương tiện thương mại, hệ thống giám sát từ xa, ví dụ: hệ thống quản lý đội phương tiện.

Trong phương tiện, người điều khiển phương tiện được cảnh báo bằng phương tiện âm thanh và/hoặc cơ học (ví dụ: vô lăng rung). Các hệ thống giám sát từ xa cũng có thể lưu trữ dữ liệu để có thể xem xét tình trạng của hàng hóa trong chuyến đi hiện tại và trước đây để cho phép xem xét và cập nhật cách thức vận chuyển các loại hàng hóa cụ thể. Việc cung cấp dữ liệu (kể cả dữ liệu được lưu trữ) sẽ được thực hiện khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý có liên quan.

D.6  Quản lý đoàn phương tiện vận tải hàng hóa liên tỉnh

D.6.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ vận tải hàng hóa liên tỉnh bao gồm việc điều phối và theo dõi các phương tiện thương mại trong các chuyến đi để cho phép tối ưu hóa việc sử dụng và an toàn của các phương tiện. Do đó, nhóm dịch vụ này bao gồm việc sử dụng vị trí phương tiện tự động (Automatic Vehicle Location - AVL) để tự động xác định vị trí vận chuyển hàng hóa/ vị trí container và thông tin liên lạc giữa phương tiện với trung tâm điều khiển để cung cấp vị trí phương tiện và thông tin trạng thái khác cho các hệ thống quản lý vận hành đội phương tiện.

D.6.2  Các dịch vụ thành phần

D.6.2.1  Theo dõi đoàn phương tiện thương mại liên tỉnh

Dịch vụ sẽ tự động và liên tục xác định vị trí của phương tiện thương mại có liên quan đến vận tải hàng hóa liên tỉnh và gửi dữ liệu này đến một trung tâm điều phối nơi đơn vị điều hành có thể giám sát hành trình của phương tiện đó. Dịch vụ sẽ có thể hiển thị dữ liệu vị trí của phương tiện này cho tất cả các phương tiện của một đoàn phương tiện để người điều khiển đội phương tiện có thể biết được vị trí của tất cả các phương tiện.

D.6.2.2  Điều phối đoàn phương tiện thương mại liên tỉnh

Dịch vụ sẽ hỗ trợ liên lạc giữa các phương tiện thương mại có liên quan đến vận tải hàng hóa liên tỉnh và (các) trung tâm điều phối để đảm bảo rằng thông tin về trạng thái trên các phương tiện, về hàng hóa trên các phương tiện (như nguồn gốc và điểm đến) sẽ được gửi đến (các) trung tâm điều phối phụ trách hoạt động của đoàn phương tiện.

Dịch vụ này cũng sẽ cho phép các đơn đặt hàng vận chuyển và hướng dẫn được gửi từ người điều khiển đoàn phương tiện đến người điều khiển phương tiện, và xác định rằng người điều khiển phương tiện đã nhận được lệnh và hướng dẫn để gửi lại cho trung tâm điều phối phụ trách hoạt động của đoàn phương tiện.

D.7.  Quản lý thông tin đa phương thức

D.7.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc trao đổi thông tin về việc vận chuyển hàng hóa qua các phương thức vận tải khác nhau, bao gồm thông tin về địa điểm, điều kiện và tình trạng của các đơn vị vận chuyển hàng hóa, thông tin về phương tiện vận chuyển. Cũng có thể xác định vị trí các đơn vị trung gian, cung cấp cho khách hàng thông tin về quá trình vận chuyển hàng hóa của họ.

D.7.2  Các dịch vụ thành phần

D.7.2.1  Trao đổi thông tin giữa phương tiện và nơi đến của hàng hóa

Người sử dụng dịch vụ này là các nhà quản lý đội phương tiện, đơn vị vận tải đa phương thức và người quản lý các vị trí lưu trữ hàng hóa.

D.7.2.2  Hỗ trợ khách hàng truy cập thông tin vận chuyển hàng hóa

Người sử dụng dịch vụ này là khách hàng và đơn vị vận chuyển.

D.7.2.3  Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa

Dịch vụ này sẽ cho phép xác định tự động vị trí hiện tại của container chở hàng, số hiệu của container có thể được xác định và sử dụng làm thông tin nhận dạng của container. Vị trí và số hiệu container sẽ được gửi liên tục đến một trung tâm sắp xếp của đơn vị vận chuyển chịu trách nhiệm vận chuyển container trong suốt hành trình vận chuyển. Do đó, vị trí của container có thể được truyền từ đơn vị vận chuyển này sang đơn vị vận chuyển khác nếu có nhiều hơn một đơn vị tham gia vào quá trình vận chuyển container từ điểm xuất phát đến đích.

Dịch vụ này cũng sẽ cho phép thông tin được cung cấp cho (các) tổ chức đã ký hợp đồng với bên vận chuyển có thể theo dõi vị trí và trạng thái hiện tại của hàng hóa.

D.8  Quản lý và kiểm soát các trung tâm đa phương thức

D.8.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ quản lý hoạt động của các trung tâm đa phương thức. Dịch vụ này khác với các dịch vụ khác trong lĩnh vực này bởi vì nó liên quan đến các trang thiết bị, nguồn lực, không phải là phương tiện thương mại hoặc container hàng hóa. Các dịch vụ trong nhóm này bao gồm quản lý sự vận hành của các nút giao thông đa phương thức và quản lý nhân sự liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.

D.8.2  Các dịch vụ thành phần

D.8.2.1  Quản lý trang thiết bị, nguồn lực trung tâm đa phương thức

Dịch vụ sẽ cho phép hoạt động xử lý phối hợp của các trang thiết bị tại các trung tâm đa phương thức bao gồm các nút giao đa phương thức. Dịch vụ bao gồm việc lập kế hoạch và quản lý tất cả các nguồn lực nội bộ của một trung tâm đa phương thức để vận chuyển hàng hóa, tức là:

- Thiết bị xếp dỡ, ví dụ: cần cẩu giàn;

- Các phương tiện vận chuyển nội bộ để di chuyển hàng hóa, ví dụ: hệ thống băng tải, cầu trục di động, cần cẩu di động;

- Khu vực lưu trữ và phương tiện lưu trữ, ví dụ: kho lạnh;

- Việc quản lý nhân sự làm việc trong các trang thiết bị.

"Hoạt động" được kiểm soát bởi dịch vụ này sẽ bao gồm các yếu tố của chuỗi xử lý đầy đủ, tức là.

- Việc nhận hàng;

- Việc xếp dỡ hàng hóa của các trang thiết bị:

- Việc lưu trữ và sắp xếp lại các lô hàng nhận được để phân phối đến nhiều điểm đến khác nhau và sử dụng các phương thức vận tải khác nhau;

- Việc gửi đi hàng hóa đã nhận trước đó.

Dịch vụ này sẽ hỗ trợ tổ chức và giám sát tất cả các quy trình quản lý và lập kế hoạch liên quan theo yêu cầu của trung tâm đa phương thức.

D.8.2.2  Kiểm soát phương tiện và hàng hóa đa phương thức

Dịch vụ sẽ cho phép giám sát và kiểm soát việc vận chuyển và xếp dỡ của các phương tiện đa phương thức và container hàng hóa, bất kể việc có chở hàng hóa hay không. Trong bối cảnh của dịch vụ này, các phương tiện vận tải đa phương thức có thể là các loại như xe Container rời, xe rơ moóc hoặc semi rơ moóc. Tuy nhiên, dịch vụ này cũng có thể bao gồm các phương tiện chuyên dụng có khả năng sử dụng nhiều hơn một phương thức vận tải, ví dụ: xe tải đường sắt (road-rail trucks).

Dịch vụ sẽ cung cấp các quy trình trên toàn bộ chuỗi vận chuyển từ người gửi hàng đến người nhận hàng như gửi hàng, theo dõi, truy tìm và thông báo trạng thái. Giữa điểm đi và điểm đến của chuyến hàng, các phương tiện đa phương thức hoặc container sẽ được vận chuyển bằng cách thay đổi phương tiện vận tải, ví dụ: đường sắt, đường bộ và hàng hải (ví dụ phà và tàu).

D.9  Quản lý vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

D.9.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ quản lý hoạt động của các đội phương tiện vận tải liên quan đến sự vận chuyển của hàng hóa nguy hiểm, bao gồm giám sát điều kiện và tình trạng hàng hóa và sự vận chuyển qua mạng lưới giao thông đường bộ và phương thức vận tải được sử dụng. Nhóm dịch vụ này cũng bao gồm việc trao đổi thông tin với các tổ chức chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

D.9.2  Các dịch vụ thành phần

D.9.2.1  Thu thập và chia sẻ dữ liệu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Dịch vụ sẽ cho phép thu thập và chia sẻ dữ liệu nhằm cung cấp tổng quan về việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo kế hoạch đã được phê duyệt và đang tiến hành vận chuyển trong một khu vực địa lý xác định. Khu vực địa lý này có thể được xác định bởi các ranh giới hành chính quốc gia, vùng, tỉnh hoặc thành phố hoặc nằm trong một phần của quốc gia, vùng, tỉnh hoặc thành phố, hoặc bao gồm nhiều kết hợp của các khu vực địa lý này.

Dịch vụ sẽ cung cấp thông tin về việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho sự quan tâm của các bên liên quan như công an, dịch vụ khẩn cấp và cơ quan quản lý đường bộ. Thông tin này sẽ bao gồm:

- Đặc tính “nguy hiểm”;

- Số lượng hàng hóa;

- Loại phương tiện sử dụng để vận chuyển hàng hóa;

- Kế hoạch các tuyến đường theo lộ trình phương tiện sẽ đi;

- Vị trí hoặc các phương tiện trong thời gian thực, sẽ được thu thập từ các cảm biến trên phương tiện.

Cũng có thể cung cấp dữ liệu cho các chuyên gia trong việc vận chuyển hàng nguy hiểm để tư vấn về các tuyến đường và sự cần thiết phải đề phòng trong trường hợp sự cố được sử dụng bởi công an, dịch vụ khẩn cấp và cơ quan quản lý đường bộ.

D.9.2.2  Đăng ký dữ liệu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Dịch vụ sẽ cung cấp các công cụ để thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu có hệ thống về việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong một khu vực địa lý xác định. Khu vực địa lý này có thể được xác định bởi các ranh giới hành chính quốc gia, vùng, tỉnh hoặc thành phố hoặc nằm trong một phần của quốc gia, vùng, tỉnh hoặc thành phố, hoặc bao gồm nhiều kết hợp của các khu vực địa lý này.

Dữ liệu sẽ bao gồm việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo kế hoạch đã được phê duyệt và đang tiến hành vận chuyển. Dữ liệu này sẽ được sử dụng để cung cấp dịch vụ khác cho việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, ví dụ: dịch vụ được mô tả trong D.9.2.1. Dữ liệu có thể được lưu trữ và sử dụng như một ghi chép đầy đủ về thời điểm, cách thức các loại hàng hóa nguy hiểm cụ thể được vận chuyển trong quá khứ.

D.9.2.3  Phối hợp đoàn phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Dịch vụ sẽ hỗ trợ cho việc điều xe để vận chuyển hàng nguy hiểm từ trong một đội phương tiện được thiết kế cho mục đích vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc một phương tiện được thiết kế đặc biệt từ trong một đội phương tiện để vận chuyển tất cả các loại hàng hóa. Dịch vụ này sẽ cho phép các hành động sau đây được thực hiện:

- Lập kế hoạch và cấp lệnh vận chuyển cho người điều khiển phương tiện và người gửi hàng;

- Giám sát tình trạng của phương tiện theo thời gian thực;

- Theo dõi theo thời gian thực của vị trí phương tiện trong quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và chuyển động của phương tiện sau khi hàng hóa được vận chuyển đã được dỡ xuống;

- Giám sát theo thời gian thực tình trạng của hàng hóa nguy hiểm;

- Giám sát theo thời gian thực về trạng thái vận hành và tình trạng của phương tiện;

- Giám sát theo thời gian thực về tình trạng của người điều khiển phương tiện, đặc biệt chú ý đến khả năng điều khiển phương tiện khi thực hiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Dịch vụ cũng sẽ cung cấp phương tiện để liên lạc hai chiều với người điều khiển phương tiện vận tải, sử dụng giao tiếp thoại và/ hoặc trao đổi dữ liệu để cung cấp các hướng dẫn cho người điều khiển phương tiện để người điều khiển phương tiện có thể báo cáo bất cứ vấn đề nào có khả năng ảnh hưởng đến hàng hóa nguy hiểm khi được vận chuyển bằng phương tiện vận tải.

D.9.2.4  Phối hợp trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Dịch vụ này sẽ cung cấp hỗ trợ để cho phép phối hợp các hoạt động của công an, các dịch vụ khẩn cấp khác có liên quan và các cơ quan quản lý đường bộ trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Dịch vụ sẽ cung cấp các tiện ích sau:

- Quy trình lập kế hoạch, đăng ký và phê duyệt cho tuyến đường được sử dụng để vận chuyển từng mặt hàng nguy hiểm;

- Xác định và thực hiện các biện pháp đảm bảo vận chuyển an toàn hàng hóa nguy hiểm. Những biện pháp này có thể bao gồm những việc như đóng đường và cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý đường bộ, dịch vụ khẩn cấp và các bên liên quan khác;

- Giám sát thời gian thực quá trình di chuyển của các phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;

- Cung cấp và thực hiện các biện pháp hộ tống, ví dụ; phương tiện hộ tống.

Dịch vụ sẽ có thể hỗ trợ các quy định khác nhau cho việc lựa chọn tuyến đường, các đối tượng cần tránh, thời gian vận chuyển và các yếu tố liên quan đến vận chuyển khác (ví dụ: thời tiết), tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa nguy hiểm sẽ được vận chuyển.

D.9.2.5  Giám sát vị trí di chuyển của hàng hóa nguy hiểm

Dịch vụ này sẽ cho phép xác định vị trí theo thời gian thực và theo dõi phương tiện chờ hàng hóa nguy hiểm. Vị trí sẽ được gửi cùng với ID phương tiện đến hệ thống trung tâm nơi dữ liệu vị trí được đưa vào bản đồ kỹ thuật số để có thể giám sát chuyển động của phương tiện vận tải. Nếu "trung tâm" không phải là trung tâm được điều hành bởi các cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền về hàng hóa nguy hiểm đang được vận chuyển, thì có thể dữ liệu thu thập sẽ được cung cấp cho các trung tâm đó.

Dữ liệu này cũng có thể được lưu trữ để cung cấp một hồ sơ ghi chép về lịch sử vận chuyển của hàng hóa nguy hiểm. Dữ liệu lưu trữ này sẽ có sẵn để phục hồi và phân tích tiếp theo bởi một tổ chức có liên quan.

D.10  Quản lý phương tiện chở hàng nặng

D.10.1  Giới thiệu

Nhóm này bao gồm các dịch vụ liên quan đến sự di chuyển của các phương tiện chở hàng nặng hoặc do tính chất của hàng hóa mà chúng mang theo có trọng lượng không tài cao bất thường. Do đó, những phương tiện này được xác định là những phương tiện vì trọng lượng toàn bộ của chúng cần một số hình thức cho phép để đi qua mạng lưới đường bộ. Việc giám sát các phương tiện này cũng được yêu cầu để kiểm tra phương tiện vận tải này sử dụng các phần của mạng lưới đường phù hợp với trọng lượng,

D.10.2  Các dịch vụ thành phần

D.10.2.1  Thu thập và chia sẻ dữ liệu phương tiện chở hàng nặng

Dịch vụ này sẽ cung cấp tổng quan một kế hoạch đã được phê duyệt và đang thực hiện vận chuyển của phương tiện chở hàng nặng trong một khu vực địa lý xác định. Khu vực địa lý này có thể được xác định bởi các ranh giới hành chính quốc gia, vùng, tỉnh hoặc thành phố hoặc nằm trong một phần cửa quốc gia, vùng, tỉnh hoặc thành phố, hoặc bao gồm nhiều kết hợp của các khu vực địa lý này.

Dịch vụ sẽ cho phép thu thập và cung cấp thông tin theo thời gian thực về hành trình của phương tiện chở hàng nặng cho các bên liên quan như công an và cơ quan quản lý đường bộ để sử dụng chung. Dịch vụ sẽ cho phép thu thập và chia sẻ dữ liệu sau:

- Tính chất của hàng hóa, ví dụ: trọng lượng và kích thước của nó;

- Dữ liệu về phương tiện chở hàng nặng, ví dụ: tổng trọng lượng phương tiện, kích thước và tải trọng trục;

- Tuyến đường phương tiện chở hàng nặng di chuyển;

- Vị trí theo thời gian thực của phương tiện chở hàng nặng.

Dữ liệu được thu thập này có thể được cung cấp và chia sẻ với tất cả các cơ quan quản lý đường bộ có liên quan và các cơ quan chức năng khác có khả năng bị ảnh hưởng bởi việc di chuyển của các phương tiện chở hàng nạng, ví dụ: các tổ chức cung cấp dịch vụ có sử dụng cáp ngầm, đường ống v.v... trên hoặc gần tuyến đường sẽ được sử dụng.

D.10.2.2  Xử lý đăng ký phương tiện chở hàng nặng

Dịch vụ này sẽ cung cấp các công cụ cho phép hỗ trợ quá trình vận chuyển hàng nặng có thể được đăng ký. Các hoạt động bao gồm:

- Kế hoạch và phê duyệt tuyến đường mà phương tiện vận tải chở hàng nặng sẽ di chuyển;

- Quy trình đăng ký và phê duyệt cho phương tiện vận tải chở hàng nặng;

- Sự chuẩn bị các biện pháp an toàn cần thiết cho việc di chuyển của phương tiện chở hàng nặng, ví dụ: đóng đường, thông báo cho cơ quan quản lý và các bên liên quan khác;

- Cung cấp dịch vụ hộ tống cho quá trình di chuyển phương tiện vận tải chở hàng nặng;

- Giám sát thời gian thực quá trình di chuyển của phương tiện vận tải chở hàng nặng dọc theo tuyến đường dự kiến.

Dịch vụ có thể hỗ trợ các quy định khác nhau cho việc lựa chọn tuyến đường, các đối tượng cần tránh, thời gian di chuyển có thể diễn ra và các yếu tố liên quan đến vận chuyển khác (ví dụ: thời tiết), tùy thuộc vào trọng lượng của các phương tiện vận tải chở hàng nặng.

D.10.2.3  Giám sát vị trí phương tiện chở hàng nặng

Dịch vụ sẽ cho phép xác định tự động và liên tục vị trí của một phương tiện chở hàng nặng trong suốt hành trình qua mạng lưới đường bộ. Dữ liệu này có thể được gửi đến trung tâm điều phối mà từ đó hành trình của chiếc phương tiện có thể được giám sát bởi người điều hành. Nếu "trung tâm" không phải là trung tâm được điều hành bởi các cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền về hàng hóa nguy hiểm đang được vận chuyển, thì dữ liệu thu thập có thể được cung cấp cho các trung tâm đó.

Dịch vụ này sẽ cho phép vị trí của phương tiện vận tải chở hàng nặng được hiển thị theo cơ chế thích hợp cho người điều hành trong trung tâm điều phối giám sát chuyển động của phương tiện. Có thể kiểm tra xem phương tiện có đi theo tuyến đường đã được xác định trước đó hay không. Nếu tuyến đường này chưa được xác định thì kiểm tra xem phương tiện đó có sử dụng đúng các phần của mạng lưới đường theo tải trọng hay không.

D.11  Quản lý phương tiện giao hàng địa phương

D.11.1  Giới thiệu

Nhóm này bao gồm các dịch vụ liên quan đến việc quản lý di chuyển của các phương tiện vận tải đang thực hiện giao hàng và/ hoặc nhận hàng trong một khu vực địa lý hạn chế. Do đó, các chặng hành trình phải được xác định để xếp/ dỡ hàng hóa tại hai hay nhiều địa điểm, đòi hỏi phải tối ưu hóa các tuyến đường và trình tự thực hiện các chuyến đi. Các dịch vụ trong nhóm này có thể bao gồm nhu cầu cung cấp thông tin về việc quản lý hoạt động ra/ vào các khu vực trong mạng lưới đường bộ và tính sẵn sàng của bãi đỗ phương tiện vận tải để cho phép xếp/ dỡ hàng hóa.

D.11.2  Các dịch vụ thành phần

D.11.2.1  Theo dõi đoàn phương tiện giao hàng

Dịch vụ sẽ cho phép xác định tự động và liên tục vị trí của phương tiện giao hàng khi thực hiện việc giao hoặc nhận hàng. Dữ liệu này (bao gồm cả thời gian, ngày tháng và thông tin phương tiện) có thể được gửi đến trung tâm điều phối mà từ đó hành trình của phương tiện vận tải có thể được giám sát bởi đội vận hành.

Dịch vụ này sẽ cho phép vị trí của phương tiện vận tải được hiển thị trong trung tâm điều phối. Điều này được thực hiện cho tất cả các phương tiện vận tải của một đội phương tiện để người điều hành đội có được cái nhìn tổng quan về vị trí của tất cả các phương tiện và theo dõi tiến trình việc giao hàng và / hoặc nhận hàng.

D.11.2.2  Điều phối đoàn phương tiện giao hàng

Dịch vụ sẽ hỗ trợ liên lạc giữa các phương tiện vận tải và trung tâm điều phối trong quá trình giao hoặc nhận hàng. Điều này sẽ đảm bảo rằng thông tin tình trạng phương tiện, hàng hóa và tiến trình của phương tiện vận tải với các nhiệm vụ vận chuyển hiện tại được gửi đến trung tâm điều phối.

Dịch vụ cũng sẽ cho phép các lệnh vận chuyển và hướng dẫn được gửi từ người điều hành đội phương tiện đến người điều khiển phương tiện. Các hướng dẫn này có thể bao gồm các thay đổi về tuyến đường để đạt được tối ưu hóa tốt hơn cho việc sử dụng phương tiện và / hoặc người điều khiển phương tiện, bao gồm các thay đổi đối với trình tự giao hàng hoặc nhận hàng. Người điều khiển phải có khả năng để cung cấp một xác nhận rằng đã nhận được và hiểu được những thay đổi.

D.11.2.3  Dịch vụ thông tin bãi đỗ phương tiện và khu vực giao hàng

Dịch vụ sẽ cho phép người điều khiển phương tiện giao hàng được cung cấp thông tin về sự sẵn sàng của bãi đỗ xe để cho phép vận chuyển hàng hóa trong phương tiện được xếp/ dỡ. Điều này có thể được thực hiện trước khi bắt đầu và/ hoặc trong chuyến đi giao/ nhận hàng.

Nếu không có chỗ đỗ xe phù hợp cho việc xếp/ dỡ hàng thì dịch vụ sẽ hướng dẫn người điều khiển đến một vị trí có chỗ đỗ xe cho đến khi có thể thực hiện xếp/ dỡ hàng. Vị trí đo có thể là một khu vực đỗ xe hợp lệ hoặc khu vực bên đường không gây ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông khác.

D.12  Ứng dụng viễn thông đối với phương tiện được quy định (Telematics applications for regulated vehicles - TARV)

D.12.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm khuôn khổ cho một loạt ứng dụng viễn thông cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa thương mại được quy định. Phạm vi tổng thể bao gồm khái niệm vận hành, các vấn đề pháp lý, quy định và cung cấp dịch vụ hợp tác chung cho các phương tiện vận tải hàng hóa thương mại được quy định, sử dụng nền tảng ITS trên phương tiện để cung cấp một loạt các dịch vụ có chi phí - hiệu quả giao hàng cao. Việc cung cấp các dịch vụ này dựa trên điều khoản tiếp cận theo định hướng nhằm phê duyệt và kiểm tra của các nhà cung cấp dịch vụ.

D.12.2  Các dịch vụ thành phần

D.12.2.1  Thủ tục và quy định thực thi đối với các nhà cung cấp dịch vụ được quy định

Dịch vụ này sẽ cho phép giám sát và thực thi các phương tiện được quy định và phê duyệt các thủ tục cần thiết bởi cơ quan phê chuẩn. Việc giám sát, thực thi và các thủ tục cần thiết dự kiến sẽ có tính chất chung và độc lập với một ứng dụng hoặc nền tảng cụ thể.

D.12.2.2  Cung cấp bảo mật hệ thống

Dịch vụ này giải quyết cả hai khía cạnh phần cứng và phần mềm cho TARV và bao gồm chứng nhận dịch vụ cùng với kiểm tra của nhà cung cấp dịch vụ nhằm duy trì niềm tin của khách hàng và tránh rủi ro cho quyền riêng tư. Điều này cũng bao gồm việc quản lý bảo mật cho các thông điệp, danh tính và kiểm soát truy cập.

D.12.2.3  Cung cấp thông tin phương tiện

Dịch vụ này sẽ cho phép dữ liệu cơ bản chung của phương tiện được cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng để sử dụng cho các hệ thống trên phương tiện trong việc cung cấp các dịch vụ khác và hỗ trợ các hệ thống giao thông thông minh có thể tương tác. Dữ liệu được cung cấp bởi dịch vụ này sẽ là các thông tin liên quan trọng phạm vi quyền hạn cụ thể hoặc đối với một nhóm TARV trong phạm vi quyền hạn. Các phương tiện được trang bị hoạt động quốc tế phải mang theo tất cả các dữ liệu bổ sung theo yêu cầu của tất cả các khu vực pháp lý mà họ hoạt động, để có thể cung cấp các dịch vụ dự kiến.

D.12.2.4  Cung cấp quản lý truy cập phương tiện

Dịch vụ này sẽ cung cấp cho phương tiện quyền tiếp cận khu vực địa lý được giám sát và quản lý bởi cơ quan quản lý phù hợp hoặc nhà cung cấp dịch vụ được chỉ định và chấp thuận. Có thể áp dụng các hạn chế tiếp cận, đặc biệt là khi có bất kỳ phần nào của lô hàng được vận chuyển bằng phương tiện được phân loại là "hàng nguy hiểm". Dịch vụ sẽ cho phép nhận dạng của cơ quan quản lý và/ hoặc nhà cung cấp dịch vụ thay đổi như phương tiện di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác thông qua quá trình vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ có thể được cung cấp thông qua một khung được quy định bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn chung để liên lạc bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.

D.12.2.5  Cung cấp giám sát thiết bị đo tốc độ từ xa

Dịch vụ này sẽ cung cấp một thiết bị đo tốc độ phương tiện để được giám sát từ xa bởi một cơ quan quản lý, hoặc nhà cung cấp dịch vụ được chỉ định và chấp thuận. Có thể nhận dạng của cơ quan quản lý và/ hoặc nhà cung cấp dịch vụ thay đổi khi phương tiện di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác thông qua quá trình vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ có thể được cung cấp thông qua một khung được quy định bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn chung để liên lạc bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.

D.12.2.6  Cung cấp hệ thống nhắn tin khẩn cấp

Dịch vụ này sẽ cung cấp 'Hệ thống nhắn tin khẩn cấp' cho các phương tiện bởi một cơ quan quản lý hoặc nhà cung cấp dịch vụ được chỉ định và chấp thuận. Có thể nhận dạng của cơ quan quản lý hoặc nhà cung cấp dịch vụ thay đổi khi phương tiện di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác thông qua quá trình vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ có thể được cung cấp thông qua một khung được quy định bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn chung để liên lạc bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.

D.12.2.7  Cung cấp hồ sơ bản ghi công việc của người điều khiển phương tiện

Dịch vụ này sẽ cung cấp một số hoặc tất cả các hồ sơ bản ghi công việc của người điều khiển phương tiện cho cơ quan quản lý hoặc nhà cung cấp dịch vụ được chỉ định và chấp thuận. Có thể nhận dạng của cơ quan quản lý và/ hoặc nhà cung cấp dịch vụ thay đổi khi phương tiện di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác thông qua quá trình vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ có thể được cung cấp thông qua một khung được quy định sử dụng các tiêu chuẩn chung để liên lạc bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.

D.12.2.8  Cung cấp giám sát ‘tải trọng’ phương tiện

Dịch vụ này sẽ cung cấp 'tải trọng' của một phương tiện được trang bị để giám sát bởi cơ quan quản lý hoặc nhà cung cấp dịch vụ được chỉ định và chấp thuận. Dịch vụ sẽ cho phép giám sát 'tải trọng' để cho phép cơ quan quản lý hoặc nhà cung cấp dịch vụ được chỉ định và phê duyệt thực hiện việc kiểm soát và thực thi quyền hạn, để nhận dạng của cơ quan quản lý và/ hoặc nhà cung cấp dịch vụ thay đổi khi phương tiện di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác thông qua quá trình vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ có thể được cung cấp thông qua một khung được quy định sử dụng các tiêu chuẩn chung để liên lạc bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.

D.12.2.9  Cung cấp dữ liệu vị trí, tốc độ và vận chuyển hàng hóa

Dịch vụ này sẽ trang bị cho phương tiện trang bị phù hợp được giám sát sao cho vị trí, tốc độ và chi tiết của lô hàng đang được vận chuyển có thể cung cấp liên tục cho cơ quan quản lý thích hợp hoặc nhà cung cấp dịch vụ được chỉ định và chấp thuận. Điều này bao gồm giám sát bổ sung được yêu cầu khi lô hàng được phân loại là "hàng nguy hiểm". Dịch vụ sẽ cho phép nhận dạng của cơ quan quản lý hoặc nhà cung cấp dịch vụ thay đổi khi phương tiện di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác thông qua quá trình vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ có thể được cung cấp thông qua một khung được quy định bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn chung để liên lạc bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.

D.12.2.10  Cung cấp hướng dẫn đỗ phương tiện

Dịch vụ này sẽ cung cấp các tiện ích dừng đỗ bởi trang bị phù hợp cho phương tiện vận chuyển hàng hóa để được quản lý thực tế theo cách hiệu quả nhất. Đơn vị quản lý sẽ cho phép các phương tiện đặt chỗ để đi vào và đi ra từ điểm đỗ xe đã được quy định. Các cơ sở này có thể được cung cấp để xếp / dỡ hàng hóa hoặc để đỗ phương tiện an toàn trong thời gian nghỉ theo quy định, hoặc trong khi chờ đợi một bãi xếp/ dỡ hàng. Dịch vụ sẽ có sẵn từ một hoặc nhiều nhà cung cấp phù hợp, đặc điểm nhận dạng có thể khác nhau (hoặc giống nhau) cho mỗi và mọi điểm đỗ phương tiện.

D.13  Nhận dạng và trao đổi thông tin vận tải hàng hóa

D.13.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ cho phép xác định nội dung của các lô hàng đang được vận chuyển bằng đường bộ. Việc xác định có thể dành cho các mặt hàng hoặc kiện hàng cụ thể và container được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, bất kể chúng trống hay đầy. Nhóm dịch vụ này cũng bao gồm một dịch vụ cung cấp thông tin liên lạc để chuyển dữ liệu nhận dạng giữa hàng hóa (hoặc container) và điểm thu thập dữ liệu mà dữ liệu có thể được các tổ chức khác nhau sử dụng để cung cấp cho các dịch vụ khác.

D.13.2  Các dịch vụ thành phần

D.13.2.1  Thu thập dữ liệu nhận dạng vận chuyển hàng hóa

Dịch vụ này sẽ thực hiện việc thu thập dữ liệu nhận dạng về vận chuyển hàng hóa đang được vận chuyển bằng đường bộ và được lấy từ chính quá trình vận chuyển hàng hóa. Dữ liệu có thể là về một mặt hàng vận chuyển cụ thể, kiện hàng hoặc container khi đang được vận chuyển hoặc có thể được vận chuyển vì container hiện đang trống.

D.13.2.2  Trao đổi dữ liệu nhận dạng vận chuyển hàng hóa

Dịch vụ này sẽ cung cấp cho việc truyền thông dữ liệu xác định vận chuyển hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ. Dữ liệu có thể liên quan đến một hàng hóa riêng lẻ, kiện hàng hóa, hoặc một container hàng hóa hoặc một container rỗng. Việc truyền dữ liệu thực tế sẽ sử dụng một hoặc nhiều tiêu chuẩn quốc tế hiện có giữa vận chuyển hàng hóa và điểm thu thập dữ liệu, tại đó tất cả dữ liệu được thu thập sẽ được hợp nhất theo cách thức kết hợp.

 

Phụ lục E

(Quy định)

Miền dịch vụ giao thông công cộng

E.1  Giới thiệu

Miền dịch vụ này bao gồm việc quản lý giao thông công cộng (vận chuyển) để cung cấp các dịch vụ một cách kịp thời và hiệu quả hơn, và cung cấp thông tin vận hành cho nhà điều hành và người dùng.

Miền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch vụ như sau:

1. Quản lý giao thông công cộng:

2. Vận chuyển có sự chia sẻ và đáp ứng nhu cầu.

E.2  Quản lý giao thông công cộng

E.2.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc vận hành, lập kế hoạch và quản lý các hoạt động giao thông công cộng, bao gồm việc áp dụng các hệ thống sắp xếp và lập kế hoạch giao thông công cộng để đảm bảo các kết nối đáng tin cậy giữa các phương thức khác nhau (ví dụ: dịch vụ xe buýt và đường sắt). Ngoài ra, nhóm dịch vụ này còn cung cấp thông tin theo thời gian thực về vị trí và tình trạng phương tiện, điều đó cho phép xác định các chuyến khởi hành theo tịch trình và có thể thay đổi lịch trình một cách linh động. Điều này cũng giúp theo dõi tình trạng phương tiện giao thông công cộng như: lượng hành khách và hệ thống phương tiện.

E.2.2  Các dịch vụ thành phần

E.2.2.1  Quản lý vận hành giao thông công cộng

Dịch vụ này bao gồm hoạt động bình thường của các phương tiện giao thông công cộng được lên kế hoạch sử dụng để tạo ra lợi nhuận thông qua việc vận chuyển hành khách. Dịch vụ này bao gồm lập kế hoạch hoạt động, bao gồm thiết kế và lập kế hoạch điều hành, lịch trình phương tiện và tuyến đường, điều phối và các hoạt động lập kế hoạch cho các sự kiện đặc biệt, cùng với các hoạt động lập kế hoạch khẩn cấp và ứng phó sự cố với các cơ quan vận tải khác.

E.2.2.2  Quản lý đội phương tiện giao thông công cộng

Dịch vụ này thực hiện công việc quản lý các phương tiện giao thông công cộng nhằm đáp ứng nhu cầu cùa khách hàng. Điều này bao gồm việc quản lý khoảng cách thời gian giữa các phương tiện giao thông công cộng, ví dụ như là thời gian rời bến, dịch vụ giao thông công cộng cho các sự kiện đặc biệt và các phương tiện giao thông công cộng có sẵn.

E.2.2.3  Giám sát thiết bị phương tiện giao thông công cộng

Dịch vụ này đáp ứng nhu cầu của các tổ chức giao thông công cộng để thu thập và giám sát dữ liệu từ các hệ thống nội bộ của phương tiện để hỗ trợ các hoạt động bảo dưỡng phương tiện. Điều này cho phép các tổ chức giao thông công cộng cải thiện các hoạt động bảo dưỡng phương tiện, bằng cách thực hiện giám sát hiệu suất cùa phương tiện, để đưa ra quyết định bảo dưỡng nếu cần. Dữ liệu được thu thập từ các phương tiện bao gồm các dữ liệu về vận hành, tình trạng phương tiện và dữ liệu về môi trường trên xe cho hành khách, cùng với dữ liệu về cách người lái xe đang sử dụng phương tiện.

E.2.2.4  Lập kế hoạch và giám sát dịch vụ giao thông công cộng

Dịch vụ này bao gồm việc thu thập, giám sát và quản lý các dịch vụ giao thông công cộng theo kế hoạch và nhu cầu sử dụng dịch vụ. Dịch vụ sẽ thực hiện cung cấp thông tin theo thời gian thực về vị trí và tình trạng phương tiện, cho phép xác định các chuyến khởi hành theo lịch trình, giám sát nhu cầu dịch vụ như lượng hành khách, giá đỡ xe đạp và các tiện nghi khác liên quan đến hành khách. Việc xác định hiệu suất sẽ hỗ trợ các chiến lược về quản lý nhu cầu giao thông công cộng, các hoạt động lập kế hoạch, cũng như là việc cải thiện các dịch vụ giao thông công cộng.

E.2.2.5  Chiến lược hoạt động giao thông công cộng

Dịch vụ này sẽ cho phép thu thập hiệu suất của dịch vụ và thiết bị, cũng như các dữ liệu về thời tiết, tắc nghẽn và thông tin hiệu suất đã có trước đây, để có thể áp dụng các chiến lược hoạt động phù hợp để cải thiện tốc độ, mức độ tin cậy của giao thông, cũng như tạo ra các dịch vụ linh hoạt hơn cho khách hàng khi sử dụng giao thông công cộng. Các dịch vụ linh hoạt hơn bao gồm quản lý nhu cầu và quản lý hành lang tích hợp, bảo vệ kết nối giữa các dịch vụ (đặc biệt khi dịch vụ bị gián đoạn), sai lệch so với các tuyến cố định... để mang lại một dịch vụ giao thông công cộng tốt hơn, tránh tắc nghẽn giao thông và ưu tiên tín hiệu giao thông đường bộ.

E.2.2.6  Hiển thị trạng thái giao thông công cộng

Dịch vụ này sẽ cho phép hiển thị thông tin về các dịch vụ giao thông công cộng tại các điểm chờ bên đường. Các địa điểm này có thể là nơi các phương tiện giao thông công cộng dừng lại trên các tuyến đường đang di chuyển hoặc các điểm tại các nút giao thông, cửa hàng bán lẻ và các địa điểm công cộng khác. Thông tin được cung cấp có thể là thông tin tĩnh, mô tả các tuyến đường mà phương tiện đi qua, thời gian đến và đi theo lịch trình của phương tiện và/ hoặc hiển thị thông tin theo thời gian thực của các phương tiện phục vụ với thời gian dự kiến đến nơi, dựa trên vị trí hiện tại của phương tiện.

E.3  Vận chuyển có sự chia sẻ và đáp ứng nhu cầu

E.3.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc cung cấp dịch vụ vận chuyển theo nhu cầu cá nhân và / hoặc nhóm hành khách. Dịch vụ này đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách bằng cách cung cấp một phương tiện vận chuyển chung thay vì phải sử dụng phương tiện cá nhân và cũng giải quyết nhu cầu đi lại của các nhóm khách cụ thể như là người già và người khuyết tật, cũng như là nhu cầu của những người muốn vận chuyển hàng hoá cụ thể từ nơi này đến nơi khác.

Các dịch vụ trong nhóm này sẽ cho phép người dùng yêu cầu điểm khởi hành và điểm đến cùng với yêu cầu đặc biệt như: mang theo xe đẩy trẻ em, cơ cấu nâng cho xe lăn v.v... hoặc các dịch vụ đặc biệt khác cho người khuyết tật. Loại phương tiện thích hợp nhất sẽ được triển khai tại từng khu vực, sau đó sẽ được gửi đến hành khách qua hệ thống điều phối. Các loại phương tiện được triển khai trong nhóm dịch vụ này có thể bao gồm xe taxi, xe van, xe khách và phải phù hợp với quy định hiện hành.

E.3.2  Các dịch vụ thành phần

E.3.2.1  Quản lý đội phương tiện vận tải theo nhu cầu

Dịch vụ này thực hiện việc quản lý đội phương tiện vận tải được sử dụng để cung cấp dịch vụ vận tải  công cộng theo nhu cầu. Dịch vụ bao gồm các nội dung sau:

- Lập kế hoạch thời gian thực và tuyến đường đi cho các phương tiện để có thể phục vụ nhu cầu của hành khách một cách tối ưu;

- Giám sát hiệu suất của các phương tiện để có thể bảo dưỡng đúng cách;

- Giám sát người điều khiển phương tiện để đảm bảo rằng họ đang điều khiển phương tiện với đầy đủ các kỹ năng cần thiết và không vượt quá số giờ tối đa được phép giữa các lần nghỉ.

Các phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện được sử dụng dịch vụ này sẽ được quản lý bởi một hoặc nhiều cơ quan. Mỗi cơ quan sẽ thực hiện các hoạt động quản lý hoặc tập trung hoặc thông qua một cơ chế thúc đẩy sự tự quản cho mỗi người điều khiển phương tiện và phương tiện của họ. Nếu thực hiện trao quyền tự quản lý cho người điều khiển phương tiện đối với phương tiện của họ, thì họ sẽ chỉ được cung cấp thông tin về nhu cầu dịch vụ giao thông công cộng khi họ yêu cầu, và chỉ khi họ đã cung cấp thông tin cho thấy họ tuân thủ tất cả các quy tắc và quy định.

E.3.2.2  Quản lý chia sẻ phương tiện theo nhu cầu

Dịch vụ này sẽ thực hiện việc quản lý chia sẻ phương tiện giữa những hành khách có nhu cầu. Điều này có nghĩa là lên lịch cho phương tiện thích hợp nhất để đón hành khách vào thời gian yêu cầu và đưa họ đến điểm đến đặt trước bằng việc kết hợp các yêu cầu đi lại của nhiều người.

E.3.2.3  Vận tải hàng hóa theo yêu cầu

Dịch vụ này thực hiện công việc vận chuyển và giao hàng theo yêu cầu. Thông thường, dịch vụ sẽ bao gồm việc vận chuyển hàng hóa từ vị trí của người giao hàng đến địa điểm yêu cầu, sử dụng tốt nhất khả năng sẵn có của phương tiện vận chuyển và nếu cần thiết thì có thể sử dụng hai hoặc nhiều phương thức vận tải khác nhau. Do đó, người dùng có thể là bất kỳ ai, từ công ty cho đến cá nhân.

 

Phụ lục F

(Quy định)

Miền dịch vụ khẩn cấp

F.1  Giới thiệu

Miền dịch vụ này bao gồm công việc quản lý giao thông công cộng (vận chuyển) để cung cấp các dịch vụ một cách kịp thời và hiệu quả hơn, cùng với đó là việc cung cấp thông tin vận hành cho nhà điều hành và người dùng.

Miền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch vụ như sau:

1. Thông báo vận chuyển khẩn cấp và an toàn cá nhân;

2. Thu hồi phương tiện bị đánh cắp;

3. Quản lý phương tiện khẩn cấp;

4. Thông báo vật liệu nguy hiểm và sự cố.

F.2  Thông báo vận chuyển khẩn cấp và an toàn cá nhân

F.2.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này cung cấp dịch vụ an ninh cho cả cá nhân/ người điều khiển phương tiện và thông báo sự cố tự động cho người điều khiển phương tiện ô tô cá nhân và người điều khiển phương tiện vận tải. Nhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ báo tự động gửi phương tiện khẩn cấp để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (các cuộc gọi gặp nạn từ người dùng, cùng với cảnh báo tự động về xâm nhập và trộm cắp phương tiện).

Chú thích: Các tiêu chuẩn cho nhóm dịch vụ này phải được thỏa thuận giữa TC204 và TC22.

F.2.2  Các dịch vụ thành phần

F.2.2.1  Cuộc gọi cứu nạn từ người dùng

Dịch vụ sẽ thực hiện gửi cuộc gọi cứu nạn đến trung tâm trong trường hợp khẩn cấp. Hoạt động của dịch vụ sẽ dựa trên sự chủ động liên quan từ người dùng, chẳng hạn như người điều khiển phương tiện hoặc hành khách trên phương tiện liên quan đến tình huống khẩn cấp. Thông báo sẽ được cung cấp cho phương tiện mà cuộc gọi cứu nạn đã thực hiện.

Dịch vụ này cũng bao gồm việc nhận cuộc gọi cấp cứu tại trung tâm khẩn cấp và sự sắp xếp của đơn vị điều hành tại trung tâm đó theo các biện pháp ứng phó thích hợp. Việc xác định "các biện pháp ứng phó phù hợp" sẽ phụ thuộc vào việc đánh giá tình huống khẩn cấp của đơn vị điều hành và các cảnh báo dịch vụ khẩn cấp cần thiết. Thông tin về sự đáp ứng được xử lý sẽ được cung cấp cho phương tiện.

Có thể phát đi cuộc gọi cứu nạn bằng cách gửi dữ liệu, thông tin thoại hoặc kết hợp cả hai. Tương tự như vậy, phản hồi cuộc gọi cứu nạn sẽ được hiển thị qua tin nhắn, kích hoạt chỉ thị cảnh báo, thông tin thoại hoặc kết hợp với nhau. Khi sử dụng thông tin thoại sẽ có một cuộc đối thoại giữa phương tiện và đơn vị điều hành tại trung tâm dịch vụ, để xác định rõ hơn lý do của cuộc gọi cứu nạn và đưa ra biện pháp giải quyết thích hợp nhất.

F.2.2.2  Cuộc gọi khẩn cấp tự động và tín hiệu cứu hộ

Dịch vụ này sẽ tự động phát hiện ra nếu như có phương tiện đang gặp trường hợp khẩn cấp. Với sự trợ giúp của các hệ thống kĩ thuật trên phương tiện, nó sẽ tự động tạo và gửi một cuộc gọi khẩn cấp đến trung tâm khẩn cấp.

Dịch vụ cũng sẽ cho phép nhận cuộc gọi khẩn cấp từ trung tâm khẩn cấp và lên kế hoạch ngay lập tức các biện pháp khẩn cấp cần thiết. Điều này sẽ liên quan đến việc đánh giá tình huống khẩn cấp của đơn vị điều hành và các cảnh báo khẩn cấp.

F.2.2.3  Tự động cảnh báo xâm nhập và trộm cắp

Dịch vụ này sẽ tự động phát hiện sự xâm nhập vào một phương tiện hoặc phương tiện đã bị đánh cắp. Với sự trợ giúp của các hệ thống trên phương tiện, dịch vụ sẽ tự động tạo và gửi thông điệp cảnh báo đến trung tâm dịch vụ chuyên dụng và/ hoặc cho chủ phương tiện để thực hiện các biện pháp thích hợp. Điều này cho phép ngay lập tức xác định nguy cơ thiệt hại để có thể bắt đầu một cuộc điều tra. Hoạt động của dịch vụ này sẽ không thể hiện rõ cho người trong phương tiện, trừ khi có sự yêu cầu từ chủ sở hữu phương tiện hoặc trung tâm dịch vụ chuyên dụng.

F.3  Thu hồi phương tiện bị đánh cắp

F.3.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này cho phép theo dõi, ngừng hoạt động và/ hoặc thu hồi các phương tiện bị đánh cắp. Việc theo dõi các phương tiện sẽ bắt đầu từ thời điểm chứng bị đánh cắp. Việc ngừng hoạt động phương tiện sẽ không tự động và chỉ được thực hiện theo lệnh để đảm bảo rằng việc đó được thực hiện theo cách không ảnh hưởng đến sự an toàn của những người tham gia giao thông khác và/ hoặc người ngồi trên phương tiện.

F.3.2  Các dịch vụ thành phần

F.3.2.1 Ngừng hoạt động phương tiện từ xa

Dịch vụ này sẽ cho phép ngừng hoạt động phương tiện từ xa. Việc ngừng hoạt động sẽ dựa trên các hệ thống kĩ thuật được trang bị trên phương tiện, cho phép gửi đến lệnh ngừng hoạt động phương tiện từ một địa điểm bên ngoài. Địa điểm bên ngoài này sẽ phải có các phương tiện cần thiết để lệnh được phát đi và trong trạng thái tĩnh, ví dụ: tại nhà hoặc nơi làm việc của chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện, và/ hoặc một trung tâm quản lý thích hợp, hoặc trong một thiết bị được mang theo bởi chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện.

Việc ngừng hoạt động phương tiện sẽ bao gồm việc di chuyển phương tiện sang bên đường hoặc đến bất kỳ vị trí nào khác không gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác. Sự hoạt động của dịch vụ này sẽ rõ ràng đối với người ngồi trong phương tiện, thực tế là chiếc xe đang di chuyển mà không có sự tham gia của người ngồi ở vị trí điều khiển phương tiện và cũng rõ ràng với những người bên ngoài phương tiện.

F.3.2.2  Theo dõi phương tiện bị đánh cắp

Dịch vụ này sẽ cho phép nhận dạng một phương tiện được cho là "bị đánh cắp" khi nó bị lấy đi bởi một người không được phép. Việc "lấy đi" sẽ có thể là hành động lái đi, bị kéo đi hoặc được vận chuyển đi bởi một phương tiện khác. Một khi điều này được phát hiện, dịch vụ sẽ tự động kích hoạt xác định và cập nhật thời gian thực của vị trí phương tiện cùng với cảnh báo phương tiện bị đánh cắp. Dịch vụ sẽ gửi tin nhắn cảnh báo và vị trí hiện tại của phương tiện đến một trung tâm quản lý thích hợp hoặc chủ sở hữu phương tiện. Việc cập nhật theo thời gian thực vị trí của phương tiện sẽ cho phép theo dõi chuyển động của nó để việc thu hồi lại có thể thực hiện trong tương lai. Tất cả thông tin liên lạc giữa phương tiện và trung tâm quản lý sẽ không được hiển thị (ẩn) đối với người đang mang phương tiện đi.

F.4  Quản lý phương tiện khẩn cấp

F.4.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ quản lý phương tiện khẩn cấp thực hiện việc quản lý đội phương tiện, hướng dẫn tuyến đường và các kỹ thuật ưu tiên tín hiệu giao thông cho các đội phương tiện khẩn cấp, như cứu hỏa, cảnh sát và cứu thương. Dịch vụ cũng có sự hợp tác với các trung tâm quản lý giao thông để điều phối di chuyển của các phương tiện khẩn cấp trong mạng lưới đường bộ.

F.4.2  Các dịch vụ thành phần

F.4.2.1  Theo dõi đội phương tiện khẩn cấp

Dịch vụ này sẽ thực hiện theo dõi thời gian thực các phương tiện khẩn cấp khi họ trả lời các cuộc gọi khẩn cấp và/ hoặc quay trở về từ các phản hồi này. Việc theo dõi sẽ cung cấp thông tin về vị trí của các phương tiện và tình trạng hiện tại của chúng, ví dụ: đang đi tiếp hoặc quay trở về từ một cuộc gọi khẩn cấp, cùng với một thông báo việc thực hiện chở theo hay không, ví dụ: người bị thương, hay giải cứu hàng hoá tại nơi ứng cứu khẩn cấp.

F.4.2.2  Quản lý đội phương tiện khẩn cấp

Dịch vụ này sẽ thực hiện việc sử dụng từng phương tiện riêng rẽ trong đội phương tiện khẩn cấp được quản lý. Mục đích là để đảm bảo các phương tiện khẩn cấp thích hợp nhất sẽ được sử dụng để đáp lại một cuộc gọi khẩn cấp và chúng sẵn sàng được triển khai ở nơi khác sau khi có cuộc gọi khẩn cấp cụ thể đã được thực hiện.

F.4.2.3  Phối hợp quản lý giao thông cho phương tiện khẩn cấp - phối hợp quản lý giao thông

Dịch vụ này sẽ phối hợp với các trung tâm quản lý giao thông có liên quan để điều phối di chuyển của các phương tiện khẩn cấp trong hệ thống đường bộ. Mục đích của sự phối hợp này là để đảm bảo rằng phương tiện đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp sẽ có sự di chuyển nhanh chóng, hiệu quả nhất. Dịch vụ cũng có thể bao gồm sự phối hợp hoạt động của các trang thiết bị mà được chia sẻ với các phương thức vận tải khác, ví dụ như là đường ngang và cầu quay (cầu nâng).

F.5  Thông báo vật liệu nguy hiểm và sự cố

F.5.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này thực hiện nhiệm vụ cung cấp dữ liệu về đặc tính, vị trí và tình trạng vận chuyển loại hàng hóa được phân loại là nguy hiểm, được đặt tên mã là vật liệu nguy hại (HAZMAT). Điều này tạo điều kiện cho việc thực thi các hướng dẫn định tuyến và phản hồi hiệu quả đối với mọi sự cố liên quan đến tải trọng.

F.5.2  Các dịch vụ thành phần

F.5.2.1  Giám sát và theo dõi các phương tiện vận chuyển hàng hóa HAZMAT

Dịch vụ này sẽ thực hiện giám sát sự di chuyển của các phương tiện vận chuyển hàng hóa vật liệu nguy hại (HAZMAT) qua mạng lưới đường bộ và thu thập các dữ liệu có liên quan đến sự di chuyển đó. Dữ liệu được thu thập có thể là vị trí và trạng thái của phương tiện, cùng với tên loại vật liệu nguy hại (FIAZMAT) đang được vận chuyển.

F.5.2.2  Giám sát lộ trình của phương tiện vận chuyển hàng hóa HAZMAT

Dịch vụ này sẽ thực hiện giám sát các phương tiện vận chuyển hàng hóa vật liệu nguy hại (HAZMAT) qua mạng lưới đường bộ để tránh đi qua các khu vực cấm. Các phương tiện phải được giám sát và nếu có sự thay đổi lộ trình so với tuyến đường được lên kế hoạch và chỉ định trước thì đều phải thông báo đến người điều khiển phương tiện và / hoặc người hộ tống để thay đổi hướng di chuyển. Dịch vụ cũng thực hiện chỉ định các tuyến đường cho các phương tiện vận chuyển hàng hoá vật liệu nguy hại (HAZMAT), trước khi bắt đầu di chuyển hoặc theo thời gian thực trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ.

F.5.2.3  Tự động thực hiện gọi khẩn cấp HAZMAT / thông báo nguy hiểm

Dịch vụ này sẽ đưa ra phản hồi phù hợp khi nhận thông báo khẩn cấp từ phương tiện vận chuyển hàng hóa vật liệu nguy hại (HAZMAT). Trường hợp khẩn cấp có thể là khi phương tiện bị hỏng, bị kẹt trong giao thông hoặc tình trạng hư hỏng, tràn, rơi của vật liệu nguy hại (HAZMAT) đang được vận chuyển. Phản hồi sẽ được tự động kích hoạt ngay khi phát hiện trường hợp khẩn cấp và phải được phối hợp với các dịch vụ khẩn cấp thích hợp.

F.5.2.4  Dịch vụ ưu tiên HAZMAT

Dịch vụ này sẽ thực hiện việc ưu tiên đường cho sự di chuyển của các phương tiện vận chuyển hàng hóa vật liệu nguy hại (HAZMAT) nếu có yêu cầu trước của cơ quan quản lý tại khu vực đó. Nếu việc ưu tiên đường không thể thực hiện được thì việc vận chuyển có thể được định tuyến lại để tránh bị mắc kẹt trên hệ thống đường bộ.

 

Phụ lục G

(Quy định)

Miền dịch vụ thanh toán trong giao thông vận tải

G.1  Giới thiệu

Miền dịch vụ này thực hiện các các hoạt động liên quan đến thanh toán trong giao thông vận tải thông qua hệ thống điện tử, không dùng tiền mặt và không dừng.

Miền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch vụ sau:

1. Giao dịch thanh toán điện tử cho việc sử dụng đường bộ;

2. Dịch vụ quản lý vé điện tử;

3. Các giao dịch thanh toán điện tử liên quan đến giao thông vận tải;

4. Các cơ chế khác để thu phí sử dụng đường bộ.

G.2  Giao dịch thanh toán điện tử cho việc sử dụng đường bộ

G.2.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này sử dụng hệ thống thanh toán điện tử - 'không tiền mặt' cho các dịch vụ giao thông vận tải, cùng với đó là việc triển khai các hệ thống tự động thu phí sử dụng đường bộ (dịch vụ vận tải liên quan đến phương tiện) và giá vé (dịch vụ liên quan đến giao thông công cộng).

G.2.2  Các dịch vụ thành phần

G.2.2.1  Hệ thống thu phí điện tử tương tác

Dịch vụ này được thực hiện dựa trên nguyên tắc người sử dụng vận tải (thường là chủ phương tiện) có một hợp đồng thu phí điện tử (EFC - Electronic Fee Collection) và một thiết bị gắn trên phương tiện (OBE-On-board Equipment), chúng có thể được cố định, gắn hoặc di động, và được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ thu phí đường bộ, hoặc dịch vụ vận tải, hoặc dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, có thể sử dụng cùng một hợp đồng có hoặc không có cùng loại OBE cho tất cả các hệ thống EFC khi mà nhà vận hành thu phí hoặc nhà điều hành vận tải có hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ thu phí đường bộ, hoặc dịch vụ vận tải, hoặc dịch vụ thanh toán. Đối với người sử dụng vận tải, hệ thống thu phí điện tử tương tác được hiểu là hệ thống thanh toán liền mạch cho phép người sử dụng vận tải thanh toán cho tất cả các dịch vụ được sử dụng trong các hệ thống EFC khác bằng cách chỉ nhận một hóa đơn từ nhà cung cấp dịch vụ thu phí, vận tải hoặc thanh toán của họ.

G.2.2.2  Thu phí đường bộ điện tử (Electronic Toll Collection - ETC)

Dịch vụ này sẽ cho phép người điều khiển phương tiện trả một khoản phí cho việc sử dụng tất cả hoặc một phần cụ thể của hệ thống đường bộ, ví dụ: việc sử dụng cầu hoặc đường hầm hoặc hệ thống đường bộ hoặc bên trong đường vành đai thu phí của thành phố. Việc thanh toán phí sẽ diễn ra một cách tự động, và phương tiện không cần phải dừng lại. Có thể sử dụng một trong hai cơ chế sau để phát hiện và xác định phương tiện để có thể yêu cầu thanh toán:

- Dựa vào thiết bị gắn trên xe (OBE) để xác định phần đường mà phương tiện đã đi qua để thu phí.

- Thiết bị di động, không kết nối với phương tiện, nhưng phải thuộc người điều khiển phương tiện để thực hiện trả phí.

Mặc dù có thể sử dụng một trong hai cơ chế này để thanh toán phí sử dụng đường, nhưng khuyến nghị chỉ nên sử dụng một cơ chế trong một khu vực địa lý duy nhất.

Người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện có thể trả trước cho tất cả hoặc một phần cụ thể của hệ thống đường bộ. Khi đó, sử dụng cơ chế phát hiện và xác định phương tiện ở trên để xác minh rằng phương tiện đã sử dụng tất cả hoặc một phần cụ thể của hệ thống đường bộ và chi phí có thể được khấu trừ từ khoản thanh toán trước. Người điều khiển phương tiện và chủ phương tiện sẽ được cung cấp thông tin về số tiền thanh toán trả trước khả dụng và được cung cấp các tiện ích để nạp tiền thanh toán trả trước trong khi sử dụng (các) phần của hệ thống đường cần phải trả phí.

G.2.2.3  Xác định phí sử dụng đường theo quãng đường

Dịch vụ này cho phép các nhà vận hành đường bộ tính phí đối với phương tiện khi sử dụng đường bộ theo quãng đường mà các phương tiện đã di chuyển qua. Thanh toán sẽ được thực hiện tự động bằng cơ chế mô tả trong G.2.2.2.

Các thông báo cho biết phí sử dụng đường được tính theo quãng đường được sử dụng và sẽ được hiển thị để người điều khiển phương tiện biết về hoạt động của dịch vụ.

G.2.2.4  Quản lý nhu cầu dựa trên phí sử dụng đường

Dịch vụ này sẽ cho phép sự sẵn sàng thanh toán của người sử dụng vận tải được sử dụng để điều chỉnh nhu cầu dịch vụ vận tải, ví dụ: việc sử dụng mạng lưới đường trong một thành phố bị tắc nghẽn hoặc một đoạn đường có lưu lượng giao thông vượt quá khả năng của đoạn đường. Biểu phí có thể linh hoạt, vì nó phản ánh các mức độ khác nhau của nhu cầu sử dụng đường bộ nếu được yêu cầu và thanh toán phí được thực hiện tự động theo các cơ chế được mô tả trong G.2.2.2.

G.2.2.5  Xác định phí sử dụng đường theo phân loại phương tiện

Dịch vụ này sẽ cho phép nhà vận hành đường tính phí đối với phương tiện sử dụng mạng lưới đường bộ theo loại phương tiện mà người điều khiển phương tiện đang sử dụng. Loại phương tiện có thể khác nhau đối với từng ứng dụng của dịch vụ và sử dụng một hoặc nhiều tiêu chí cho các loại phương tiện như loại động cơ chính (ví dụ như xăng, điện, hybrid hoặc diesel), khí thải (ví dụ Euro5 diesel hoặc tốt hơn), loại phương tiện (ví dụ: xe con, xe tải, xe khách, xe chở hàng nặng hoặc phương tiện giao thông công cộng) hoặc các tiêu chí khác như nhận dạng phương tiện (ví dụ chi tiết biên số). Phí sẽ được thu tự động bằng cách sử dụng một hình thức nhận dạng phương tiện để xác định phương tiện, xác định các tiêu chí để tính phí và chủ sở hữu của phương tiện. Các tiêu chí được dùng để đánh giá thu phí sẽ được hiển thị rõ ràng để người điều khiển phương tiện biết về hoạt động đó.

G.2.2.6  Hệ thống thanh toán tại bãi đỗ phương tiện

Dịch vụ này sẽ cho phép người quản lý tính phí đỗ phương tiện tại khu vực mà họ quản lý. Các khu vực đỗ phương tiện này có thể là một khu riêng biệt (ví dụ: bãi đỗ phương tiện) hoặc một loạt các điểm đỗ phương tiện được chỉ định ở bên đường. Nhiều cơ chế thu phí có thể được áp dụng tại mỗi khu vực đỗ xe, ví dụ như, người dùng thông thường có thể thanh toán theo một cơ chế khác so với những người không thường xuyên hoặc chỉ một lần sử dụng.

Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng có thể kết hợp thanh toán phí đỗ phương tiện với các dịch vụ khác, ví dụ: giao thông công cộng, vé vào sự kiện... Ngoài ra, các nhà quản lý của một số khu vực đỗ phương tiện cũng có thể sử dụng cơ chế tính phí là được phép đỗ phương tiện tại một số điểm cụ thể trong khoảng thời gian đặt trước, ví dụ: đỗ phương tiện ở hai hoặc nhiều khu vực đỗ phương tiện khác nhau trong vòng một giờ cho một lần thanh toán.

G.3  Dịch vụ quản lý vé điện tử

G.3.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm hệ thống thu vé điện tử và hệ thống quản lý vé tương tác. Hệ thống quản lý vé tương tác sẽ cho phép hành khách sử dụng vận tải công cộng di chuyển liên tục giữa các phương thức giao thông công cộng khác nhau.

G.3.2  Các dịch vụ thành phần

G.3.2.1  Hệ thống vé điện tử (Electronic Fare Collection)

Dịch vụ này cho phép khách hàng di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng (ví dụ: xe buýt và metro) xác nhận điện tử cho vé để họ có thể di chuyển hợp pháp và đã trả giá vé phù hợp. Các phương tiện thanh toán vé thông thường có thể là các thiết bị như thẻ thông minh và điện thoại thông minh giao tiếp với thiết bị xác nhận (validator) hoặc cổng thanh toán trực tuyến (payment gateway) thông qua giao tiếp tiếp xúc hoặc không tiếp xúc.

Khách hàng có thể nạp tiền trên phương tiện thanh toán vé của mình bằng nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm các máy/ thiết bị tại các điểm giao thông công cộng và các phương thức điện tử. Các phương tiện nạp tiền sẽ có sẵn cho cả trước và trong các hành trình, để khách hàng không gặp khó khăn bên trong hệ thống giao thông công cộng.

G.3.2.2  Hệ thống quản lý vé tương tác (IFMS - Interoperable Fare Management Systems)

Dịch vụ này sẽ cho phép khách hàng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng để di chuyển liên tục trên các phạm vi khai thác giao thông công cộng khác nhau và theo các phương thức vận tải khác nhau mà chỉ qua một phương tiện quản lý thanh toán trung gian. Quản lý vé (FM - Fare management) sẽ bao gồm tất cả các quy trình được thiết kế để quản lý việc phân phối và sử dụng vé trong môi trường giao thông công cộng. IFMS cũng có thể được áp dụng khi phương tiện điện tử không được sử dụng làm cơ chế thanh toán mà dùng các cơ chế như kết hợp hay "thông qua" vé giấy.

G.4  Giao dịch thanh toán điện tử liên quan đến giao thông vận tải

G.4.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc sử dụng hệ thống thanh toán điện tử - "không tiền mặt" cho các dịch vụ giao thông không liên quan trực tiếp đến việc sử dụng tất cả hoặc một phần mạng lưới đường bộ. Do đó, nó bao gồm những hoạt động như mua nhiên liệu, chia sẻ phương tiện, thông tin du lịch v.v...

G.4.2  Các dịch vụ thành phần

G.4.2.1  Thanh toán dịch vụ giao thông điện tử

Dịch vụ này sẽ hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến giao thông tính phí cho người sử dụng dịch vụ. Ví dụ về các dịch vụ thông thường sẽ bao gồm mua nhiên liệu, cung cấp dịch vụ thông tin giao thông, sử dụng dịch vụ giao thông công cộng (bao gồm cả những dịch vụ không thuộc đường bộ) và di chuyển trên cùng một phương tiện.

Nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến giao thông có thể sử dụng bất kỳ cơ chế hợp pháp nào để thu phí. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ giao thông được khuyến khích nên sử dụng cùng một cơ chế đã được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến giao thông và EFC khác trong cùng một khu vực địa lý, để giảm gánh nặng cho người sử dụng khi có quá nhiều thiết bị riêng biệt cho mỗi cơ chế thu phí.

G.4.2.2  Hệ thống thanh toán điện tử liên quan đến dịch vụ vận tải đa phương thức

Dịch vụ này sẽ cho phép hành khách thanh toán điện tử cho giao thông (và hàng hóa kèm theo). Hành khách có thể thực hiện thanh toán bằng phương tiện điện tử, chẳng hạn như thiết bị di động hoặc thiết bị có cài đặt chức năng thanh toán, chẳng hạn như "ví điện tử". Dù sử dụng cơ chế điện tử nào thì cũng có thể sử dụng cơ chế đó cho các dịch vụ khác như giao thông công cộng và EFC.

G.5  Các cơ chế khác để thu phí sử dụng đường bộ

G.5.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc sử dụng các cơ chế thanh toán khác cho việc sử dụng mạng lưới đường bộ, bao gồm cả cơ chế thanh toán điện tử và tiền mặt, đặc biệt quan trọng đối với hành khách sử dụng hệ thống đường bộ.

G.5.2  Các dịch vụ thành phần

G.5.2.1  Thu phí sử dụng đường không dùng tiền mặt

Dịch vụ này sẽ cho phép người điều khiển phương tiện trả một khoản phí cho việc sử dụng tất cả hoặc một phần cụ thể của mạng lưới đường bộ, ví dụ: việc sử dụng cầu hoặc đường hầm có thu phí hoặc mạng lưới đường, vành đai có thu phí của thành phố. Việc thanh toán phí sẽ diễn ra một cách tự động để phương tiện không phải dừng lại. Cơ chế được sử dụng để có thể phát hiện và xác định phương tiện có yêu cầu thanh toán thông qua một số hình thức nhận dạng phương tiện thụ động, để xác định chủ sở hữu phương tiện và tính phí.

Người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện có thể trả trước cho việc sử dụng tất cả hoặc một phần cụ thể của mạng lưới đường bộ. Khi đó, cơ chế nhận dạng phương tiện thụ động được mô tả ở trên sẽ được sử dụng để xác minh rằng phương tiện đã sử dụng tất cả hoặc một phần cụ thể nào của mạng lưới đường và chi phí có thể được khấu trừ từ khoản thanh toán trả trước. Người điều khiển phương tiện và chủ phương tiện sẽ được cung cấp khả năng truy cập thông tin về số tiền thanh toán trả trước khả dụng để sử dụng một cách hợp lý và được cung cấp các công cụ để nạp tiền thanh toán trả trước trong khi sử dụng (các) phần đường bộ có thu phí.

G.5.2.2  Thu phí sử dụng đường bằng tiền mặt

Dịch vụ này sẽ cho phép người điều khiển phương tiện trả một khoản phí cho việc sử dụng tất cả hoặc một phần cụ thể của mạng lưới đường bộ, ví dụ: việc sử dụng cầu hoặc đường hầm có thu phí hoặc mạng lưới đường, vành đai có thu phí của thành phố. Việc thanh toán phí sẽ diễn ra trực tiếp khi sử dụng phần đường có thu phí. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một trong các cơ chế sau:

- Người điều khiển phương tiện đưa tiền mặt vào thiết bị thu phí bên đường;

- Người điều khiển phương tiện sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ tại thiết bị bên đường để trả phí cầu đường;

- Thông qua nhân viên thu phí tại các trạm thu phí.

Đặc điểm chung của tất cả các cơ chế này là phương tiện được yêu cầu dừng lại để thực hiện giao dịch.

Dịch vụ này sẽ được cung cấp kết hợp với dịch vụ thu phí khác được mô tả trong Phụ lục này và sẽ không phải là dịch vụ khả dụng duy nhất. Người dùng chính của dịch vụ này sẽ là người truy cập vào mạng lưới đường bộ mà không có nhu cầu sử dụng thường xuyên các dịch vụ khác, đặc biệt là những dịch vụ mà phương tiện không phải dừng lại.

 

Phụ lục H

(Quy định)

Miền dịch vụ an toàn cá nhân liên quan đến vận tải đường bộ

H.1  Giới thiệu

Miền dịch vụ này thực hiện bảo vệ sự an toàn cá nhân của người tham gia giao thông, bao gồm cả người đi bộ và cá nhân sử dụng phương tiện/ cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.

Miền dịch vụ này bao gồm một số các nhóm dịch vụ sau:

1. Bảo đảm an toàn công cộng;

2. Tăng cường an toàn cho người sử dụng đường bộ dễ bị tổn thương;

3. Tăng cường an toàn cho người khuyết tật;

4. Quy định an toàn cho người đi bộ sử dụng nút giao thông minh và liên kết.

H.2  Bảo đảm an toàn công cộng

H.2.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm các hệ thống theo dõi và giám sát các phương tiện/ trang thiết bị giao thông cõng cộng, bãi đỗ phương tiện và các thiết bị trên phương tiện giao thông công cộng. Nhóm này sẽ hỗ trợ các dịch vụ như là cuộc gọi khẩn cấp sẽ được tự động gửi khi gặp các điều kiện cụ thể hoặc được kích hoạt bằng tay. Dịch vụ này cũng bao gồm việc sử dụng các hệ thống an ninh được thiết kế để bảo vệ người vận hành phương tiện giao thông công cộng.

H.2.2  Các dịch vụ thành phần

H.2.2.1  Báo động không âm thanh

Dịch vụ này cho phép báo động trong phương tiện giao thông công cộng được tạo ra mà không phát ra dấu hiệu âm thanh. Các chỉ thị trực quan được tạo ra và chi tiết cảnh báo sẽ được cung cấp cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng, cũng như là gửi đến trung tâm nơi quản lý hoạt động của phương tiện. Nếu các dấu hiệu báo động là im lặng thì mọi phản hồi từ trung tâm điều hành cũng sẽ là im lặng.

Người điều khiển phương tiện giao thông công cộng có thể tái lập và/ hoặc hủy chế độ báo động không âm thanh (báo động im lặng) này. Việc tái lập và/ hoặc hủy bỏ phản hồi âm thanh cũng có thể được thực hiện. Điều này có thể độc lập với việc cài đặt lại và/ hoặc hủy bỏ chỉ báo cảnh báo bằng âm thanh.

H.2.2.2  Cuộc gọi khẩn cấp/ cảnh báo nguy hiểm của phương tiện giao thông công cộng

Dịch vụ này sẽ cho phép người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và/ hoặc hành khách thực hiện cuộc gọi khẩn cấp hoặc đưa ra cảnh báo nguy hiểm. Cuộc gọi hoặc cảnh báo sẽ được gửi trực tiếp đến trung tâm quản lý dịch vụ giao thông công cộng và phải có khả năng được gửi ngay cả khi phương tiện giao thông công cộng đang có sự cố. Người điều khiển phương tiện có thể thực hiện cuộc gọi khẩn cấp hoặc đưa ra cảnh báo nguy hiểm mà không cần rời khỏi vị trí của họ trong phương tiện và để xác nhận cuộc gọi hoặc cảnh báo sẽ được cung cấp cho người điều khiển phương tiện.

Hành khách có thể thực hiện cuộc gọi khẩn cấp hoặc cảnh báo nguy hiểm cả từ bên trong phương tiện giao thông công cộng và từ các bộ phận khác của mạng giao thông công cộng, ví dụ: điểm dừng và điểm trung chuyển. Hành khách có thể nhận được một dấu hiệu cho thấy cuộc gọi hoặc cảnh báo của họ đã được nhận. Các cơ chế có sẵn cho hành khách sẽ dễ dàng tìm thấy và phù hợp với những người khuyết tật. Trong trường hợp các cơ chế này được sử dụng trong phương tiện giao thông công cộng, thì một chỉ dẫn về việc sử dụng chúng sẽ được cung cấp cho người điều khiển phương tiện.

H.2.2.3  Phát hiện xâm nhập

Dịch vụ này sẽ tự động phát hiện phương tiện giao thông công cộng bị đột nhập hoặc bị đánh cắp. Với sự trợ giúp của các hệ thống thiết bị trên phương tiện, dịch vụ sẽ tự động tạo và gửi thông điệp cảnh báo đến trung tâm dịch vụ chuyên dụng và/ hoặc đến trung tâm chịu trách nhiệm vận hành phương tiện giao thông công cộng để cho phép thực hiện các biện pháp thích hợp. Những điều này có thể bao gồm việc xác định thiệt hại ngay để có thể bắt đầu một cuộc điều tra. Hoạt động của dịch vụ này sẽ không được hiển thị đối với bất cứ người nào bên trong phương tiện giao thông công cộng, trừ khi có sự yêu cầu từ trung tâm dịch vụ chuyên dụng hoặc trung tâm điều hành giao thông công cộng.

H.2.2.4  Giám sát giao thông công cộng

Dịch vụ này sẽ cung cấp các trang thiết bị để giám sát hoạt động của các cơ sở và dịch vụ giao thông công cộng. Giám sát có thể được cung cấp trong một hoặc tất cả các lĩnh vực sau đây:

- Các phương tiện giao thông công cộng;

- Các địa điểm bên đường được sử dụng bởi các phương tiện giao thông công cộng để đón và trả hành khách (điểm dừng xe buýt);

- Các bến giao thông công cộng, tức là một tập hợp các điểm dừng xe buýt thường nằm cách xa luồng giao thông chính và các loại phương tiện khác không được phép đi vào;

- Các trung tâm điều hành giao thông công cộng, tức là các trung tâm mà từ đó hoạt động của các dịch vụ giao thông công cộng được quản lý.

Dịch vụ có thể được cung cấp bởi tổ chức vận hành giao thông công cộng hoặc cơ quan quản lý, ví dụ: chính quyền địa phương/ thành phố. Dịch vụ này cũng có thể là một phần cửa hệ thống an ninh toàn diện hơn được cung cấp bởi cơ quan quản lý để giám sát ở những nơi khác như quảng trường công cộng, cửa hàng bán lẻ, văn phòng, v.v...

Dữ liệu giám sát sẽ được ghi lại và lưu trữ để truy cập sau này. Tất cả các dữ liệu đã được lưu trữ và dữ liệu thời gian thực có thể được cung cấp nếu có sự yêu cầu xem xét và kiểm tra của cơ quan cảnh sát.

H.3  Tăng cường an toàn cho người sử dụng đường bộ dễ bị tổn thương

H.3.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc tăng cường mức độ an toàn cho các nhóm người đi đường dễ bị tổn thương, đặc biệt là người già, người khuyết tật và các nhóm khác như nhân viên bảo trì đường bộ, người đi xe đạp (gồm cả xe đạp điện) và người đi bộ. Các dịch vụ trong nhóm này bao gồm các dịch vụ cung cấp cảnh báo tự động cho người đi bộ và người điều khiển phương tiện ở ngã tư, hệ thống phát hiện sự hiện diện và cảnh báo tốc độ phương tiện và tư vấn tự động cho người điều khiển phương tiện bởi những người đi đường dễ bị tổn thương.

H.3.2  Các dịch vụ thành phần

H.3.2.1  Giám sát phương tiện thô sơ và người đi bộ

Dịch vụ này sẽ cho phép người đi bộ và người sử dụng phương tiện thô sơ đi qua mạng lưới đường bộ, kể cả những nơi họ có thể vượt qua luồng giao thông đường bộ thông thường. Người điều khiển phương tiện và người đi bộ được cảnh báo về sự xuất hiện hoặc sự hiện diện của những đối tượng tham gia giao thông khác tại ngã tư đường, cho phép họ thực hiện hành động thích hợp nhất để đảm bảo an toàn cho mọi người, bao gồm thay đổi mức độ ưu tiên của người đi bộ khi sang đường và/ hoặc thay đổi khoảng thời gian mà người đi bộ có thể băng qua đường,

H.3.2.2  Hệ thống giám sát phương tiện chuyên dụng

Dịch vụ này cho phép giám sát tốc độ và sự hiện diện của các phương tiện đang di chuyển qua mạng lưới đường. Dữ liệu sau đó được sử dụng để hỗ trợ việc sử dụng đường dành cho người đi bộ và đưa ra cảnh báo trước cho nhân viên bảo trì đường bộ rằng các phương tiện đang tiếp cận môi trường làm việc của họ. Cảnh báo cũng sẽ được cung cấp cho người điều khiển phương tiện về sự hiện diện của nhân viên bảo trì đường bộ trong phần đường nằm trong lộ trình di chuyển được dự tính của phương tiện.

H.4  Tăng cường an toàn cho người khuyết tật

H.4.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc tăng cường mức độ an toàn cho các nhóm người đi đường (đặc biệt là người bị suy yếu về thể chất). Những sự tăng cường này sẽ bao gồm các biện pháp như giám sát sự xuất hiện của các phương tiện chuyên dụng (cho người khuyết tật) tại các điểm giao cắt đường bộ và vấn đề cảnh báo cho người điều khiển phương tiện về sự hiện diện của nhóm đối tượng này.

H.4.2  Các dịch vụ thành phần

H.4.2.1  Giám sát phương tiện giao thông chuyên dụng tại các điểm giao cắt

Dịch vụ này sẽ cho phép giám sát các phương tiện giao thông chuyên dụng được sử dụng bởi một số người đi đường bị khuyết tật. Một số ví dụ về các phương tiện vận chuyển này bao gồm xe lăn, xe đẩy và xe tay ga có động cơ. Việc giám sát bao gồm theo dõi vị trí, tình trạng hiện tại và hướng di chuyển và sẽ được sử dụng để đưa ra cảnh báo cho người sử dụng về sự hiện diện của những người tham gia giao thông và người đi bộ khác.

H.4.2.2  Cảnh báo cho người điều khiển phương tiện về các phương tiện giao thông chuyên dụng

Dịch vụ này sẽ cho phép người điều khiển phương tiện được cảnh báo về sự hiện diện của các phương tiện chuyên dụng được sử dụng bởi một số người khuyết tật. Các phương tiện vận chuyển này có thể bao gồm xe lăn, xe đẩy và xe tay ga có động cơ. Các cảnh báo được cung cấp cho người điều khiển phương tiện sẽ bao gồm một chỉ dẫn về vị trí hiện tại và hướng di chuyển nằm trong quỹ đạo được dự tính của phương tiện.

H.5  Quy định an toàn cho người đi bộ sử dụng nút giao thông minh và liên kết

H.5.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc cung cấp các hệ thống giám sát và cảnh báo được cung cấp tại các nút giao trong mạng lưới đường bộ. Các nút giao cắt bao gồm các giao cắt đơn phương thức, đa phương thức hoặc liên phương thức, có thể được kiểm soát bằng tín hiệu và không có tín hiệu. Mục đích là để tăng cường an toàn cho người đi bộ thông qua các thông điệp cảnh báo.

a) Làm rõ quyền của quy tắc qua nút giao;

b) Âm thanh cảnh báo trên phương tiện;

c) Sự hiện diện của phương tiện đang tới;

d) Cảnh báo thay đổi pha tín hiệu sắp xảy ra.

H.5.2  Các dịch vụ thành phần

H.5.2.1  Hiển thị tín hiệu cảnh báo trước

Dịch vụ này cho phép cung cấp cho người điều khiển phương tiện cảnh báo trước về những thay đổi của tín hiệu giao thông sắp gặp phải. Các cảnh báo sẽ được cung cấp từ bên đường và/ hoặc trực tiếp cho người điều khiển phương tiện. Những người tham gia giao thông khác cũng có thể thấy được, ví dụ: người đi bộ.

H.5.2.2  Cảnh báo trước phương tiện sắp tới (đối với nút giao không có tín hiệu)

Dịch vụ này sẽ cho phép cảnh báo trước về sự hiện diện của các phương tiện khác được cung cấp cho người điều khiển phương tiện khi họ tiếp cận các nút giao mà không có tín hiệu. Các cảnh báo được hiển thị để người điều khiển phương tiện có thể xác định đi tiếp hay dừng lại. Có thể các cảnh báo sẽ được cung cấp từ bên đường và / hoặc trực tiếp cho người điều khiển phương tiện.

H.5.2.3  Hệ thống cảnh báo và tín hiệu trong phương tiện

Dịch vụ này sẽ cho phép các cảnh báo được cung cấp cho người điều khiển phương tiện từ bên trong phương tiện về những thay đổi tín hiệu giao thông sắp gặp phải khi di chuyển trên hành trình. Những thông điệp cảnh báo này có thể bao gồm thông tin về sự hiện diện của các phương tiện khác đang tiếp cận các nút giao thông không có tín hiệu và sự hiện diện của các phương tiện khẩn cấp, ở phía sau hoặc phía trước phương tiện.

 

Phụ lục I

(Quy định)

Miền dịch vụ giám sát điều kiện thời tiết và môi trường

I.1  Giới thiệu

Miền dịch vụ này sẽ bao gồm các hoạt động giám sát và thông báo cho người dùng và người quản lý hệ thống giao thông về điều kiện thời tiết và môi trường có thể tác động đến mạng lưới giao thông đường bộ và người dùng.

Miền này bao gồm các nhóm dịch vụ sau:

1. Theo dõi thời tiết;

2. Giám sát các điều kiện môi trường.

I.2  Theo dõi thời tiết

I.2.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này thực hiện các hoạt động theo dõi điều kiện thời tiết, như sương mù, gió, mưa, nhiệt độ và băng, tuyết (nếu có); cùng với việc dự đoán những tình huống cụ thể khi chúng có tác động đến tình trạng bề mặt và cấu trúc của mạng lưới đường bộ và toàn bộ phần đường di chuyển, bao gồm cả tầm nhìn xa.

I.2.2  Các dịch vụ thành phần

I.2.2.1 Giám sát thông tin thời tiết

Dịch vụ sẽ giám sát liên tục các điều kiện thời tiết hiện tại trên đường bằng cách sử dụng các máy dò đặc biệt để đo các loại dữ liệu thời tiết khác nhau. Điều kiện thời tiết được theo dõi có thể bao gồm sương mù, mưa, băng, tuyết (nếu có) và nhiệt độ. Việc giám sát sẽ cho phép đánh giá những thay đổi đối với tình trạng của mặt đường, cấu trúc của đường và trạng thái của toàn bộ phần đường di chuyển, như khả năng tầm nhìn xa. Có thể sử dụng thông tin thời tiết đường bộ làm cơ sở cho việc cung cấp thông tin giao thông và cho mục đích quản lý giao thông.

I.2.2.2  Dự báo thời tiết đường bộ

Dịch vụ sẽ cho phép dự báo các điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến một số hoặc tất cả mạng lưới đường được quản lý. Các dự báo thời tiết có thể được thực hiện bằng các thuật toán đặc biệt, các mô hình dự báo thời tiết và dựa trên dữ liệu đo được, sau đó sẽ bao quát cả trước mắt và trong tương lai gần.

Dịch vụ sẽ có thể dự báo các điều kiện thời tiết như là sự hình thành của sương mù và băng, cộng với khả năng có mưa (tuyết, nếu có) và sự xuất hiện của nhiệt độ cao. Những dự báo này có thể được sử dụng để dự báo sự phát triển trong tương lai của tình trạng mặt đường, cấu trúc của đường và trạng thái của toàn bộ phần đường di chuyển, bao gồm cả tầm nhìn xa. Dịch vụ sẽ cung cấp thông tin về dự báo thời tiết sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mạng lưới đường được quản lý, và sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc cung cấp thông tin giao thông và cho mục đích quản lý giao thông.

I.3  Giám sát các điều kiện môi trường

I.3.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này thực hiện các hoạt động giám sát các điều kiện như lũ lụt, động đất, lở đất v.v... và mức độ ô nhiễm. Ngoài ra, nhóm dịch vụ còn có thể dự đoán các điều kiện cụ thể có khả năng xảy ra dựa trên các xu hướng hiện tại và lịch sử.

I.3.2  Các dịch vụ thành phần

I.3.2.1  Theo dõi và dự báo mực nước

Dịch vụ sẽ thực hiện theo dõi và dự đoán mực nước và thủy triều (ví dụ như biển, sông, hồ) để có thể đánh giá nguy cơ lũ lụt trên đường hoặc mạng lưới đường bộ để đưa ra các cảnh báo và quản lý giao thông thích hợp. Dịch vụ hoạt động bằng cách sử dụng dữ liệu do sự hợp tác giữa: đơn vị điều hành đường bộ, dịch vụ khí tượng, đơn vị bảo vệ bờ biển và / hoặc dịch vụ hàng hải. Dịch vụ này cũng có thể tính đến các kế hoạch dự phòng cho các dịch vụ vận tải trong các khu vực địa lý dễ bị ngập lụt.

I.3.2.2  Giám sát địa chấn

Dịch vụ này sẽ thực hiện giám sát sự xuất hiện của các cơn địa chấn có khả năng ảnh hưởng đến trạng thái của mạng lưới đường được quản lý. Việc giám sát phải bằng sự kết hợp của các cảm biến và / hoặc dữ liệu được cung cấp bởi các tổ chức khác, kể cả khu vực không nằm trong khu vực đường bộ được quản lý. Dịch vụ có thể thông báo về mức độ nghiêm trọng của các cơn địa chấn và gửi đến các trung tâm quản lý đường bộ, quản lý vận tải để có thể thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu tác động đối với hành khách.

I.3.2.3 Giám sát mức độ ô nhiễm

Dịch vụ sẽ thực hiện giám sát mức độ ô nhiễm trong khu vực đường bộ được quản lý. Dịch vụ sẽ thực hiện giám sát không khí thải ra từ khí thải phương tiện (bao gồm CO, CO2, NOx, v.v...), mức độ ô nhiễm (không liên quan đến vận chuyển chung), mức độ ôzôn và tiếng ồn. Dịch vụ cũng có thể sử dụng dữ liệu về nồng độ chất ô nhiễm và mức độ tiếng ồn đã được thu thập từ các trạm quan trắc được đặt ở bên đường hoặc các nơi khác. Nếu vượt quá ngưỡng ô nhiễm và tiếng ồn, dịch vụ có thể bắt đầu cung cấp cảnh báo cho hành khách, cũng như là gửi tin nhắn thông báo đến các trung tâm quản lý đường bộ, quản lý vận tải để có thể áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu nồng độ chất gây ô nhiễm.

I.3.2.4  Theo dõi tuyết lở (nếu có), trượt đất và đá rơi

Dịch vụ thực hiện theo dõi các hiện tượng về tuyết lở, trượt đất và đá rơi. Dịch vụ sẽ sử dụng các cảm biến và/ hoặc các cơ chế phát hiện thích hợp khác để xác định xem các hiện tượng có khả năng xảy ra hay không, và xảy ra ở đâu trong mạng lưới đường bộ. Khi một trong những sự kiện này được phát hiện, các thông báo về mức độ nghiêm trọng và vị trí sẽ được gửi đến trung tạm quản lý đường bộ để có các biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu tác động đến người sử dụng đường bộ.

 

Phụ lục J

(Quy định)

Miền dịch vụ quản lý và điều phối ứng phó thảm họa

J.1  Giới thiệu

Miền dịch vụ này bao gồm các hoạt động dựa trên vận tải đường bộ quản lý nguồn lực từ nhiều khu vực pháp lý trong việc ứng phó với thiên tai, xáo trộn dân sự hoặc tấn công khủng bố. Miền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch vụ sau:

1. Quản lý dữ liệu về thảm họa;

2. Quản lý ứng phó thảm họa;

3. Phối hợp với các đơn vị ứng phó khẩn cấp,

J.2  Quản lý dữ liệu về thảm họa

J.2.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ thu thập dữ liệu từ các cơ quan có liên quan về mọi thảm họa có khả năng ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng lưới đường của các phương tiện và người tham gia giao thông. Dữ liệu sau đó có thể được chia sẻ giữa các tổ chức có liên quan và cần quan tâm.

J.2.2  Các dịch vụ thành phần

J.2.2.1  Thu thập dữ liệu về thiên tai và các tình huống khẩn cấp

Dịch vụ này sẽ cho phép thu thập dữ liệu một cách có hệ thống về thiên tai và các tình huống khẩn cấp với mục đích xử lý và cung cấp thông tin tới các bên liên quan như là cơ quan quản lý đường bộ, quản lý khẩn cấp, người sử dụng đường bộ. Thông tin về thiên tai và tình huống khẩn cấp được cung cấp phải bao gồm các thông tin sau:

- Vị trí, thời gian, tính chất và mức độ;

- Các rủi ro chung ảnh hưởng người dân (ví dụ: vụ nổ, lũ lụt và phóng xạ);

- Tư vấn về an toàn và các biện pháp ứng phó;

- Chi tiết về các dịch vụ khẩn cấp cần thiết và thích hợp bắt buộc phải thông báo;

- Các biện pháp quản lý và giảm thiểu cần được thực hiện;

- Vị trí người dân và/ hoặc người sử dụng đường có khả năng bị ảnh hưởng;

- Các phần của mạng lưới đường và hệ thống quản lý giao thông có khả năng bị ảnh hưởng;

- Các biện pháp quản lý giao thông (ví dụ: đóng đường và/ hoặc chuyển hướng) chưa được đề cập trong các biện pháp quản lý và giảm thiểu thiệt hại đã được xác định.

Cảnh báo về thảm họa hoặc tình huống khẩn cấp đã xảy ra sẽ được cung cấp cho trung tâm chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới đường ở khu vực đó. Cảnh báo này sẽ được cung cấp bởi các cơ chế âm thanh và / hoặc cơ học, trực tiếp hoặc thông qua các giao diện vận hành có sẵn trong trung tâm và sẽ tiếp tục được đưa ra cho đến khi bị hủy bỏ từ người điều hành. Thông tin chi tiết tiếp theo sẽ tiếp tục được cung cấp cho các giao diện vận hành ở trung tâm, với tùy chọn một số dạng đầu ra như bản in trên giấy.

J.2.2.2  Chia sẻ dữ liệu về thiên tai và các tình huống khẩn cấp

Dịch vụ này sẽ cho phép dữ liệu và thông tin liên quan đến thảm họa hoặc tình huống khẩn cấp cung cấp trong dịch vụ J.2.2.1 được chia sẻ đến các bên liên quan, cơ quan quản lý và người sử dụng đường bộ. Các bên liên quan và người sử dụng đường bộ nêu trên ở trong các khu vực địa lý liền kề nơi việc sử dụng mạng lưới đường bộ của họ có thể bị ảnh hưởng bởi thảm họa hoặc tình huống khẩn cấp.

Cảnh báo về thảm họa hoặc tình huống khẩn cấp đã xảy ra sẽ được cung cấp bởi các cơ chế âm thanh và / hoặc cơ học, trực tiếp hoặc thông qua các giao diện vận hành có sẵn trong trung tâm và sẽ tiếp tục được đưa ra cho đến khi bị hủy bỏ từ người điều hành. Thông tin chi tiết tiếp theo sẽ tiếp tục được cung cấp cho các giao diện vận hành ở trung tâm, với tùy chọn một số dạng đầu ra như bản in trên giấy.

J.3  Quản lý ứng phó thảm hoạ

J.3.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ quản lý việc vận hành và sử dụng mạng lưới đường bộ để giúp giảm thiểu tác động của thảm họa.

J.3.2  Các dịch vụ thành phần

J.3.2.1  Lập kế hoạch ứng phó thảm họa

Dịch vụ này cho phép các kế hoạch được chuẩn bị để giảm thiểu tác động của thảm họa do con người gây ra hoặc xảy ra tự nhiên đối với việc vận hành và sử dụng một phần hoặc toàn bộ mạng lưới giao thông. Các kế hoạch này tùy thuộc vào vị trí và thời gian thảm họa xảy ra, hoặc dự kiến sẽ xảy ra, bao gồm một số hoặc tất cả các hoạt động sau:

- Xác định các phần của mạng lưới giao thông mà thảm họa sẽ xảy ra hoặc đã có tác động ảnh hưởng;

- Chuẩn bị các biện pháp cần thiết để hạn chế việc sử dụng các phần bị ảnh hưởng của mạng lưới giao thông đối với một số hoặc tất cả các loại phương tiện;

- Sự cần thiết của các biện pháp này liên quan đến các phần không bị ảnh hưởng của mạng lưới giao thông, ví dụ: phương thức vận tải khác với phương thức bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa;

- Tạo ra nội dung và đầu ra của thông tin cần gửi cho người sử dụng mạng lưới giao thông để cảnh báo họ về thảm họa và những thay đổi kéo theo về khả năng sử dụng một phần (hoặc các phần) của mạng lưới giao thông cũng như lời khuyên về phương án thay thế tốt nhất về việc đi lại hoặc di chuyển của hàng hóa;

- Sự cần thiết phải liên quan đến các tổ chức phổ biến thông tin, ngoài những tổ chức được kiểm soát trực tiếp bởi cơ quan quản lý mạng lưới giao thông;

- Sự liên quan mà bất cứ dịch vụ khẩn cấp nào cũng cần có thông tin để giảm thiểu ảnh hưởng của thảm họa trên mạng lưới giao thông - xem thêm dịch vụ J.4.2.1;

- Sự cần thiết phải khắc phục và/ hoặc bảo trì đối với (các) mạng lưới giao thông bị ảnh hưởng bởi thảm họa;

- Khoảng thời gian mà các biện pháp trên cần phải được áp dụng;

- Các tiêu chí để cải thiện từng biện pháp trên và cách thức thực hiện;

- Sự cần thiết cho tất cả thay đổi dài hạn đối với cách thức vận hành và sử dụng của một số hoặc tất cả mạng lưới giao thông khi bị tác động bởi thảm họa;

Các kế hoạch này có thể được tạo ra để dự đoán thảm họa xảy ra hoặc do thảm họa vừa xảy ra và chúng được chia sẻ giữa hai hoặc nhiều cơ quan chịu trách nhiệm về quyền sở hữu và / hoặc hoạt động của mạng lưới giao thông. Nếu các kế hoạch này được tạo lập trước thì dịch vụ sẽ bao gồm các phương tiện để lưu trữ lâu dài, để chúng có thể dễ dàng truy cập và được thực hiện hoặc cập nhật khi có nhu cầu.

J.3.2.2  Triển khai ứng phó thảm họa

Dịch vụ này sẽ cho phép thực hiện các biện pháp tác động đến hoạt động và việc sử dụng một hoặc nhiều phần của mạng lưới giao thông ngay sau khi xảy ra thảm họa. Các biện pháp này có thể là một phần của kế hoạch ứng phó thảm họa được đề cập trong dịch vụ J.3.2.1.

Nếu các biện pháp ứng phó thảm họa được thực hiện mà không có kết quả theo kế hoạch định trước, thì các biện pháp ứng phó đó cần được ghi lại. Các biện pháp này sẽ được cân nhắc trong phạm vi ứng phó được mô tả trong dịch vụ J.3.2.1

Phạm vi và nội dung của các biện pháp được thực hiện sẽ được ghi lại và quá trình ghi có bao gồm các phản hồi cho từng biện pháp. Bản ghi này sẽ được sử dụng để nghiên cứu, có thể sử dụng để thiết lập kế hoạch ứng phó thảm họa hoặc kế hoạch ứng phó thảm họa đã thực hiện có thể được cập nhật, dựa trên kinh nghiệm của các lần thực hiện ứng phó trước.

J.4  Phối hợp với các đơn vị ứng phó khẩn cấp

J.4.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ phối hợp sử dụng mạng lưới đường bộ bằng các phương tiện thuộc các đơn vị ứng phó khẩn cấp. Sự phối hợp này có thể là giữa các dịch vụ khác nhau trong các nhóm và lĩnh vực khác, chẳng hạn như các dịch vụ quản lý và kiểm soát giao thông.

J.4.2  Các dịch vụ thành phần

J.4.2.1  Phối hợp ứng phó thảm hoạ

Dịch vụ này cho phép sự phối hợp giữa các biện pháp ứng phó thảm hoạ. Sự phối hợp này có thể liên quan đến một số hoặc tất cả những điều sau đây:

- Một số hoặc tất cả các dịch vụ khẩn cấp hiện có, ví dụ: cảnh sát, cứu hỏa và cứu thương, bao gồm mọi dịch vụ y tế hiện có;

- Các cơ quan có thẩm quyền sở hữu và/ hoặc chịu trách nhiệm cho hoạt động của mạng lưới giao thông bị ảnh hưởng bởi thảm họa;

- Các cơ quan sở hữu và / hoặc chịu trách nhiệm về hoạt động của các bộ phận trong mạng lưới giao thông mà không bị ảnh hưởng bởi thảm họa và có thể trợ giúp việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu thiệt hại;

- Các dịch vụ khắc phục thảm họa, ví dụ như: xe kéo, thiết bị nâng hạng nặng và các dịch vụ chuyên dụng cho ứng phó thiên tai như động đất, bão, lũ lụt.

- Các cơ quan và tổ chức chịu trách nhiệm cung cấp các tiện ích như điện và các nguồn năng lượng khác;

- Bất cứ tổ chức nào, ngoài những tổ chức đã được đề cập, có trách nhiệm hoặc có khả năng phổ biến thông tin về thảm họa và những chiến lược thay thế có thể giúp hành khách hoàn thành hành trình và hàng hóa của họ sẽ được vận chuyển.

Dịch vụ sẽ cho phép tất cả những đối tượng được mô tả ở trên hành động và thực hiện các biện pháp có sự phối hợp, để tác động của thảm họa có thể được giảm thiểu. Có thể các hành động cần thiết để đạt được điều này sẽ được đưa vào các kế hoạch ứng phó thảm họa được tạo ra thông qua dịch vụ J.3.2.1.

Có thể ghi lại phạm vi và nội dung của sụ phối hợp và cho quá trình ghi bao gồm các phản hồi cho từng biện pháp. Bản ghi này sẽ có sẵn để nghiên cứu khi tất cả các biện pháp đã được xóa để có thể sử dụng nó để tạo kế hoạch ứng phó thảm họa hoặc kế hoạch ứng phó thảm họa đã thực hiện có thể được cập nhật do kết quả của kinh nghiệm sử dụng.

 

Phụ lục K

(Quy định)

Miền dịch vụ an ninh quốc gia

K.1  Giới thiệu

Miền dịch vụ này bao gồm việc giám sát phương tiện từ xa để phát hiện chất nổ hoặc phát hiện vật liệu nguy hại (HAZMAT) và kiểm soát hoạt động của các phương tiện đó (cho phép ngừng hoạt động phương tiện khi đang bị khủng bố chiếm giữ hoặc có thông tin là được gắn chất nổ, ví dụ, được trang bị thuốc nổ để gây ra sự phá hủy).

Miền này bao gồm các nhóm dịch vụ sau:

1. Giám sát và kiểm soát các phương tiện khả nghi;

2. Giám sát đường ống hoặc công trình hạ tầng.

K.2  Giám sát và kiểm soát các phương tiện khả nghi

K.2.1 Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm giám sát từ xa các phương tiện để biết sự hiện diện của chất nổ hoặc vật liệu nguy hại (HAZMAT). Nó cũng cho phép kiểm soát hoạt động của các phương tiện đó, cho phép ngừng hoạt động phương tiện khi đang bị bọn khủng bố chiếm giữ hoặc có thông tin là được trang bị (ví dụ, được trang bị thuốc nổ) để gây ra sự phá hủy.

K.2.2  Các dịch vụ thành phần

K.2.2.1  Giám sát phương tiện để xác định vật liệu nguy hại (HAZMAT) và chất nổ

Dịch vụ này sẽ cho phép phương tiện sử dụng mạng lưới đường bộ được giám sát để xác định xem nó có mang theo vật liệu được xác định là vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc chất nổ hay không. Các phương tiện có thể được xác định và theo dõi từ vị trí đầu tiên được tìm thấy, dọc theo hành trình của nó thông qua mạng lưới đường, đến vị trí rời khỏi mạng lưới đường. Việc giám sát phải được thực hiện tại tất cả các địa hình mà đường đi qua, ví dụ: thung lũng, đường hầm và cầu, vá cũng sẽ có khả năng xác định tốc độ phương tiện di chuyển.

K.2.2.2  Xác định phương tiện khả nghi

Dịch vụ này sẽ cho phép nhận dạng các phương tiện được phát hiện là đang mang theo vật liệu được xác định là vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc chất nổ, thông qua dịch vụ K.2.2.1, hoặc bằng các biện pháp khác. Việc nhận dạng phương tiện sẽ xác định các đặc điểm riêng, bao gồm các đặc điểm như loại xe, số lượng trục, biển số, kích thước và màu sắc phương tiện.

Dịch vụ sẽ cho phép kiểm tra về tính hợp pháp của phương tiện và vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc vật liệu nổ mà nó đang vận chuyển.

K.2.2.3  Vô hiệu hóa phương tiện khả nghi

Dịch vụ này sẽ cho phép vô hiệu hóa các phương tiện được cho là khả nghi vì chúng đang vận chuyển bất hợp pháp các vật liệu được xác định là vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc chất nổ. Mặc dù dịch vụ này chủ yếu nhắm vào các phương tiện mang vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc vật liệu nổ bất hợp pháp, nhưng cũng có thể áp dụng cho những đối tượng vận chuyển các vật liệu này như là một phần của hoạt động kinh doanh hợp pháp của họ. Việc vô hiệu hóa phương tiện sẽ được thực hiện để không có tác động tiêu cực, gây ra sự gián đoạn cho những người sử dụng mạng đường bộ khác, kể cả người đi bộ.

K.2.2.4  Quản lý giao thông đường bộ đối với các phương tiện khả nghi

Mục đích chính của dịch vụ này là cho phép thực hiện các biện pháp quản lý giao thông đường bộ cụ thể đối với các phương tiện bị phát hiện là khả nghi vì chúng mang vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc vật liệu nổ thông qua các dịch vụ K.2.2.1 và K.2.2.2. Tuy nhiên, cũng có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa trong trường hợp các phương tiện đó được phát hiện sử dụng bất kỳ phần nào của mạng lưới đường bộ.

Phạm vi và nội dung của các biện pháp có thể được áp dụng thông qua dịch vụ này bao gồm:

- Đưa ra các chỉ dẫn cảnh báo cho tất cả người điều khiển phương tiện để giữ khoảng cách an toàn với một phương tiện cụ thể;

- Hạn chế tốc độ đối với loại phương tiện khả nghi;

- Có sẵn các làn đường riêng biệt và/ hoặc một phần của mạng lưới đường dành cho các phương tiện khả nghi;

- Việc áp dụng thay đổi đối thời gian tín hiệu giao thông để cải thiện hoặc cản trở tiến trình của các phương tiện khả nghi lưu thông qua mạng lưới đường bộ.

Có thể áp dụng các biện pháp này trên một số phần hoặc trên toàn bộ mạng lưới đường bộ, việc triển khai diễn ra tại khu vực riêng bên đường hoặc thông qua một trung tâm chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới đường bộ.

K.2.2.5  Thông báo khẩn cấp cho các cơ quan phụ trách hoặc các phương tiện khả nghi

Dịch vụ này sẽ cho phép các dịch vụ khẩn cấp thích hợp được thông báo về việc phát hiện phương tiện đã được xác định là khả nghi vì nó đang mang vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc vật liệu nổ. Sự xác định này có thể phát sinh thông qua các dịch vụ K.2.2.1 và K.2.2.2 hoặc thông qua các cơ chế khác, ví dụ: quan sát thủ công từ bên đường. Các dịch vụ khẩn cấp thích hợp sẽ thông báo về những phương tiện đáng ngờ, trừ khi các phương tiện này mang theo những vật liệu hợp pháp, có thể gây nguy hại cho những người tham gia giao thông khác và không có cơ chế nào khác để truyền thông tin này.

Thông tin được cung cấp cho các dịch vụ khẩn cấp thích hợp sẽ bao gồm chi tiết về loại vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc vật liệu nổ mà phương tiện đang vận chuyển, vị trí hiện tại, nhận dạng phương tiện, quỹ đạo dự kiến của phương tiện nếu đang di chuyển. Thông tin cũng sẽ bao gồm các đề xuất và / hoặc hành động dự kiến của các dịch vụ khẩn cấp dự kiến sẽ được thực hiện liên quan đến phương tiện. Thông tin có thể được cung cấp từ trung tâm quản lý mạng lưới đường bộ hoặc từ bên đường nơi thực hiện quan sát thủ công.

K.3  Giám sát đường ống hoặc công trình hạ tầng

K.3.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm một dịch vụ giải quyết vấn đề ngừng dòng chảy (của đường ống) hoặc phát hiện vấn đề ngoại lai hoặc nguy hại (HAZMAT) trong đường ống hoặc công trình hạ tầng. Nhóm dịch vụ này cũng bao gồm một dịch: vụ cung cấp thông báo về tình huống khẩn cấp cho các cơ quan liên quan.

CHÚ THÍCH: Mặc dù các công trình hạ tầng và đường ống không liên quan trực tiếp đến ITS, nhưng sự phổ biến của chúng khi đặt trên hoặc gần đường cố nghĩa là sự cố đối với các công trình hạ tầng hoặc đường ống đó có thể làm gián đoạn hệ thống giao thông và việc triển khai một hoặc nhiều dịch vụ ITS là cách có thể để giảm thiểu tác động của sự gián đoạn đó.

K.3.2  Các dịch vụ thành phần

K.3.2.1  Giám sát vật liệu nguy hại (HAZMAT) / chất nổ nơi có công trình hạ tầng và đường ống

Dịch vụ này sẽ cho phép giám sát các cơ chế sử dụng để phân phối thuộc các công trình hạ tầng kề cận với mạng lưới đường. Sẽ không có sự can thiệp nao đến hoạt động của các cơ chế hoặc với việc sử dụng các công trình hạ tầng liên quan đến quá trình giám sát. Các cơ chế phân phối được giám sát bởi dịch vụ này sẽ bao gồm các đường ống chứa nhiên liệu, khí đốt hoặc các vật liệu dễ cháy khác và giá treo mạng cáp phân phối điện.

Quá trình giám sát sẽ được sử dụng để xác định xem cơ cấu phân phối có hoạt động bình thường hay không. Các chỉ dẫn tiêu cực (không hoạt động chính xác) sẽ bao gồm các điểm nóng trong đường ống, rò rỉ từ đường ống và cột điện bị biến dạng. Có thể xác định bằng tất cả các cơ chế bao gồm quan sát trực quan và phát hiện khí hoặc khói, thông qua các cảm biến được kết nối đến các hệ thống trong một trung tâm quản lý mạng lưới đường bộ hoặc bằng phương tiện tại chỗ để có thể kiểm tra trực quan bởi những người có trình độ.

K.3.2.2  Thực hiện các chiến lược giảm thiểu

Dịch vụ này sẽ cho phép đánh giá tác động đối với các phần liền kề của mạng lưới đường một khi đã xác định tiêu cực thông qua dịch vụ K.3.2.1. Việc đánh giá sẽ cho phép xác định chiến lược giảm thiểu và sau đó thực hiện nếu được yêu cầu. Các chiến lược giảm thiểu như vậy sẽ bao gồm một số hoặc tất cả những điều sau đây:

- Việc thực hiện đóng đường và chuyển hướng;

- Thay đổi mức độ ưu tiên cho các nút giao thông được kiểm soát tín hiệu giao thông để cung cấp đường đi tốt hơn cho các phương tiện được chuyển hướng;

- Thay đổi giới hạn tốc độ phương tiện hiện tại;

- Yêu cầu thay đổi các tuyến và thời gian dịch vụ sẽ được cài đặt cho các tổ chức vận hành các dịch vụ giao thông công cộng trong vùng lân cận của sự cố được xác định bởi dịch vụ K.3.2.1:

- Gửi các chi tiết của những gì được phát hiện bởi dịch vụ K.3.2.1 đến các chủ sở hữu hoặc các nhà vận hành của cơ cấu phân phối thuộc công trình hạ tầng.

Các chiến lược giảm thiểu này có thể được thực hiện trên một phần hoặc toàn bộ mạng lưới đường và không nhất thiết phải giới hạn ở khu vực lân cận nơi phát hiện sự cố được xác định bởi dịch vụ K.3.2.1.

K.3.2.3  Thông báo khẩn cấp cho các cơ quan phụ trách

Dịch vụ này sẽ cho phép các dịch vụ khẩn cấp phù hợp và có liên quan và các cơ quan phụ trách khác được thông báo khi dịch vụ K.3.2.1 phát hiện được sự cố. Việc lựa chọn các dịch vụ khẩn cấp hoặc các cơ quan được gửi thông báo sẽ tùy thuộc vào loại công trình hạ tầng được tìm thấy và vị trí địa lý của nó trong mạng lưới đường bộ. Đối với một số địa điểm, các dịch vụ khẩn cấp hoặc các cơ quan nằm ngoài khu vực địa lý của mạng lưới đường bộ sẽ được liên hệ, ví dụ: những người có quyền hạn đối với đoạn liền kề.

Thông báo sẽ bao gồm các chi tiết về sự cố đã được tìm thấy bởi dịch vụ K.3.2.1 cùng với các chi tiết về các chiến lược giảm thiểu được xác định từ dịch vụ K.3.2.2.

 

Phụ lục L

(Quy định)

Miền dịch vụ quản lý dữ liệu ITS

L.1 Giới thiệu

Miền dịch vụ này bao gồm định nghĩa và quản lý dữ liệu có khả năng được sử dụng bởi một số hoặc tất cả các dịch vụ khác được mô tả trong tiêu chuẩn này.

Miền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch vụ sau:

1. Đăng ký dữ liệu;

2. Từ điển dữ liệu.

L.2  Đăng ký dữ liệu

L.2.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc đăng ký các khái niệm dữ liệu được sử dụng trong các bản tin để đối chiếu, quản lý và cung cấp dữ liệu ITS cho các bên quan tâm hợp pháp. Nhóm dịch vụ này cũng bao gồm việc đăng ký chương trình con, tức là "bit" của phần mềm được sử dụng trong các ứng dụng ITS, cho cùng một mục đích.

L.2.2  Các dịch vụ thành phần

L.2.2.1  Đăng ký các khái niệm dữ liệu ITS

Dịch vụ này sẽ cho phép các khái niệm dữ liệu được đăng ký để sử dụng lại, tức là được sử dụng bởi những người khác ngoài những người tạo ban đầu. Việc đăng ký sẽ thúc đẩy khả năng tương tác thông qua việc sử dụng các khái niệm trong các trao đổi dữ liệu được sử dụng bởi một số dịch vụ khác nhau và qua các phương thức vận tải khác nhau. Đăng ký của các khái niệm dữ liệu sẽ được đưa vào đăng ký an toàn và phải xác nhận với phiên bản mới nhất của ISO 14817.

Dịch vụ sẽ sử dụng nội dung của ISO 14817 để cho phép cung cấp các điều khiển phù hợp cho mọi người để thêm các mục vào nội dung đăng ký và cũng sẽ bao gồm một quy trình đăng ký rõ ràng. Mục đích của quá trình này là để tránh việc trùng lặp tên và nội dung của các khái niệm dữ liệu.

Có thể các khái niệm dữ liệu liên quan đến các loại dữ liệu khác nhau được nhập và lưu trữ trong sổ đăng ký và chúng sẽ được sử dụng trong các loại dữ liệu khác với dữ liệu được tạo. Các loại dữ liệu được đăng ký hỗ trợ bao gồm:

- Dữ liệu phương tiện, tức là dữ liệu được trao đổi giữa các ứng dụng hoạt động trong tất cả các loại phương tiện (V2V);

- Dữ liệu cơ sở hạ tầng, tức là dữ liệu được trao đổi giữa các ứng dụng hoạt động trong các thiết bị nằm ở bên đường (I2I);

- Dữ liệu trung tâm điều khiển, tức là dữ liệu được trao đổi giữa các ứng dụng chạy trong trung tâm điều khiển (C2C);

- Dữ liệu phương tiện và cơ sở hạ tầng, tức là dữ liệu được trao đổi giữa các ứng dụng hoạt động trên phương tiện và các ứng dụng hoạt động trong các thiết bị nằm ở bên đường (V2I và I2V);

- Dữ liệu của phương tiện và trung tâm điều khiển, tức là dữ liệu được trao đổi trực tiếp giữa các ứng dụng hoạt động trong phương tiện và những ứng dụng hoạt động trong trung tâm điều khiển (V2C và C2V);

- Dữ liệu thiết bị di động, tức là dữ liệu được trao đổi giữa các ứng dụng hoạt động trong thiết bị di động và dữ liệu được đặt trong phương tiện, cơ sở hạ tầng hoặc trung tâm điều khiển;

- Dữ liệu dịch vụ khẩn cấp, ví dụ: dữ liệu về tai nạn, sự cố và thảm họa cho phép các dịch vụ khẩn cấp thực hiện các hành động giảm thiểu thích hợp.

Truy cập vào nội dung đăng ký để truy xuất các khái niệm dữ liệu tuân thủ ISO 14817 và có thể mở hơn để khuyến khích sử dụng nội dung đăng ký. Điều đó cho phép một hoặc tất cả các khái niệm dữ liệu được truy xuất theo định dạng giúp chúng dễ dàng được sử dụng trong tài liệu trao đổi dữ liệu và / hoặc trong các tiêu chuẩn định nghĩa chúng.

Các khái niệm dữ liệu sẽ được lưu trữ trong nội dung đăng ký theo cấu trúc ASN.1 và không có bất cứ thuộc tính nào ngăn chặn hoặc hạn chế sử dụng bởi những đối tượng khác. Các cấu trúc khác có thể được bao gồm trong định nghĩa của một số hoặc tất cả các khái niệm dữ liệu, ví dụ: XML. Việc sử dụng bất kỳ cấu trúc nào khác là để bổ sung cho sử dụng ASN.1 chứ không phải thay cho việc sử dụng ASN.1.

L.2.2.2  Đăng ký chương trình con của ITS để sử dụng lại và khả năng tương tác

Dịch vụ này sẽ cho phép các chương trình con được đăng ký để sử dụng lại, tức là được sử dụng bởi những người khác không phải là người tạo ban đầu. Điều đó cũng dự kiến rằng việc đăng ký sẽ thúc đẩy khả năng tương tác, do đó các chương trình con, được tạo cho một ứng dụng sẽ được sử dụng trong các ứng dụng cung cấp một số dịch vụ khác nhau, bao gồm cả các dịch vụ liên quan đến các phương thức vận tải khác nhau. Việc đăng ký các chương trình con sẽ được đưa vào một đăng ký an toàn và phải xác nhận với phiên bản mới nhất của ISO 14817.

Dịch vụ sẽ sử dụng nội dung của ISO 14817 để cho phép các điều khiển phù hợp cho mọi người để thêm chương trình con vào nội dung đăng ký và cũng sẽ bao gồm một quy trình đăng ký rõ ràng. Mục đích của quá trình này là để tránh việc trùng lặp tên và nội dung chương trình con.

Các chương trình con có thể hoạt động trong các loại thiết bị khác nhau được nhập và lưu trữ trong nội dung đăng ký và chúng sẽ được sử dụng trong các loại thiết bị khác ngoài các thiết bị được tạo. Các loại thiết bị mà chương trình con sẽ được đăng ký hỗ trợ sẽ bao gồm những thiết bị được đặt trong phương tiện, cơ sở hạ tầng, trung tâm điều khiển và thiết bị di động.

Truy cập vào nội dung đăng ký để truy xuất các chương trình con tuân thủ ISO 14817 và có thể mở hơn để khuyến khích sử dụng nội dung đăng ký. Điều đó sẽ cho phép một hoặc tất cả các chương trình con được truy xuất theo định dạng giúp chúng dễ dàng được sử dụng trong các ứng dụng mới hoặc trong các tiêu chuẩn.

Các chương trình con sẽ được lưu trữ trong nội dung đăng ký bằng cách sử dụng một hoặc nhiều dạng phần mềm nguồn mở thích hợp và không có bất cứ thuộc tính nào ngăn chặn hoặc hạn chế sử dụng bởi những đối tượng khác.

L.3  Từ điển dữ liệu

L.3.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc đăng ký định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong các tiêu chuẩn và các tài liệu khác để những người liên quan đến việc cung cấp dữ liệu ITS sử dụng cho các bên quan tâm hợp pháp.

L.3.2  Các dịch vụ thành phần

L.3.2.1  Đăng ký định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong ITS

Dịch vụ này sẽ cho phép các định nghĩa về các thuật ngữ được đăng ký để sử dụng lại, tức là được sử dụng bởi những người khác ngoài những người tạo ban đầu. Điều đó cũng dự kiến rằng việc đăng ký sẽ thúc đẩy khả năng tương tác, do đó, các định nghĩa tương tự có thể được sử dụng trên một số dịch vụ khác nhau, bao gồm cả các dịch vụ liên quan đến các phương thức vận tải khác nhau. Việc đăng ký các định nghĩa về thuật ngữ sẽ được đưa vào một đăng ký an toàn và phải xác nhận theo phiên bản mới nhất của ISO 14817. Các định nghĩa về thuật ngữ được nhập vào nội dung đăng ký sẽ không có bất cứ thuộc tính nào ngăn chặn hoặc hạn chế sử dụng bởi đối tượng khác.

Dịch vụ sẽ sử dụng nội dung của ISO 14817 để cho phép các điều khiển phù hợp được cung cấp để có thể gửi định nghĩa về các điều khoản để đưa vào nội dung đăng ký và cũng sẽ bao gồm một quy trình đăng ký rõ ràng. Mục đích của quá trình này là để tránh việc trùng lặp tên và nội dung cho các định nghĩa của các thuật ngữ.

Truy cập vào nội dung đăng ký để truy xuất các định nghĩa về các thuật ngữ tuân thủ ISO 14817 và có thể mở hơn để khuyến khích sử dụng nội dung đăng ký. Nó sẽ cho phép một hoặc tất cả các định nghĩa của các thuật ngữ được truy xuất theo định dạng giúp chúng dễ dàng được sử dụng trong các tài liệu mô tả hoặc trong các tiêu chuẩn.

 

Phụ lục M

(Quy định)

Miền dịch vụ quản lý hiệu suất

M.1  Giới thiệu

Miền dịch vụ này bao gồm mô phỏng trực tuyến và ngoại tuyến về vận hành mạng lưới giao thông đường bộ bằng cách sử dụng dữ liệu lưu trữ và / hoặc dữ liệu trực tiếp thu được từ việc giám sát mạng lưới giao thông đường bộ.

Miền này bao gồm các nhóm dịch vụ sau:

1. Lưu trữ dữ liệu;

2. Mô phỏng.

M.2  Lưu trữ dữ liệu

M.2.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc lưu trữ dữ liệu của các dịch vụ liên quan đến ITS, cũng như để sử dụng bởi các tổ chức ở các khu vực khác, ví dụ: quy hoạch đô thị và thực thi pháp luật. Các dịch vụ liên quan đến ITS là các dịch vụ được mô tả trong các Phụ lục khác cùa tiêu chuẩn này.

M.2.2  Các dịch vụ thành phần

M.2.2.1  Lưu trữ dữ liệu

Dịch vụ này sẽ cho phép lưu trữ dữ liệu được thu thập bởi các dịch vụ khác liên quan đến ITS được mô tả trong các Phụ lục khác của tiêu chuẩn này. Dữ liệu có thể được lưu trữ mà không cần xử lý, dữ liệu được sắp xếp để có thể lấy lại dễ dàng, ví dụ lưu trữ theo ngày, thời gian và địa điểm.

Các biện pháp thích hợp sẽ được đưa ra để đảm bảo rằng sự gắn kết và chất lượng của dữ liệu được bảo vệ, đề không xảy ra hư hỏng, giả mạo và việc truy cập vào dữ liệu lưu trữ tuân thủ quy định về bảo vệ dữ liệu trong phạm vi nơi lưu trữ. Điều này có thể sẽ bao gồm việc kiểm tra dữ liệu để loại bỏ các chi tiết cá nhân như danh tính hành khách, danh tính của chủ phương tiện và những người liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.

Dữ liệu được sử dụng bởi các cơ quan công an sẽ không được đưa vào kho lưu trữ. Thay vào đó, dữ liệu này sẽ được gửi trực tiếp đến cơ quan công an thích hợp để đưa vào kho lưu trữ dữ liệu của họ và sau đó xóa khỏi dữ liệu được thu thập.

M.2.2.2  Kho dữ liệu

Dịch vụ này sẽ cho phép dữ liệu được thu thập bởi các dịch vụ liên quan đến ITS được mô tả trong các Phụ lục khác của tiêu chuẩn này được đưa vào kho dữ liệu. Kho dữ liệu có thể bao gồm dữ liệu hiện tại và / hoặc dữ liệu lịch sử được thu thập bởi bất kỳ dịch vụ nào được mô tả trong các Phụ lục khác của tiêu chuẩn này. Trước khi được tải vào kho dữ liệu, dữ liệu từ mỗi dịch vụ có thể được xử lý để có thể truy cập dễ dàng hơn.

Dữ liệu trong kho dữ liệu sẽ được sử dụng để tạo báo cáo và các dạng phân tích dữ liệu khác. Điều này có thể bao gồm những nội dung như xu hướng sử dụng các phần và chế độ khác nhau trong mạng lưới giao thông: so sánh giữa việc sử dụng hệ thống theo ngày trong tuần, tháng, năm; loại phương tiện, chiều dài hành trình, thời gian hành trình, điểm xuất phát, điểm đến, tuyến đường, sử dụng các dịch vụ lập kế hoạch chuyến đi v.v...

Tất cả dữ liệu được gửi đến kho dữ liệu phải tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu được thực thi tại khu vực lưu trữ được đặt. Điều này có thể sẽ bao gồm việc kiểm tra dữ liệu để loại bỏ các chi tiết cá nhân như danh tính hành khách, danh tính của chủ phương tiện và những người liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa. Dữ liệu được sử dụng bởi các cơ quan thực thi pháp luật phục vụ cho các công việc truy tố có thể sẽ không được đưa vào kho dữ liệu. Nhưng các hoạt động vi phạm pháp luật có thể sẽ được đưa vào kho dữ liệu.

M.2.2.3  Giám sát khí thải

Dịch vụ này sẽ cho phép kiểm soát phát thải từ hoạt động của mạng lưới giao thông. Giám sát có thể bao gồm dữ liệu về:

- Khí thải từ các loại phương tiện;

- Sự phát nhiệt từ các thiết bị, phương tiện được sử dụng trong việc cung cấp các dịch vụ được mô tả trong các Phụ lục khác trong tiêu chuẩn này, ví dụ: trung tâm điều khiển, thiết bị bên đường và phương tiện;

- Mức độ tiếng ồn được tạo ra bởi các thiết bị, phương tiện được sử dụng trong việc cung cấp các dịch vụ được mô tả trong các Phụ lục khác trong tiêu chuẩn này, ví dụ: trung tâm điều khiển, thiết bị bên đường và phương tiện.

Việc giám sát được thực hiện bởi dịch vụ này có thể thu thập dữ liệu từ các cảm biến theo thời gian thực và dữ liệu đó sẽ được lưu trữ để phân tích tiếp theo. Dữ liệu thời tiết cũng có thể được đưa vào dữ liệu thu thập. Dữ liệu theo thời gian thực và dữ liệu được lưu trữ sẽ sẵn sàng để có thể cung cấp và phân tích bởi các tổ chức được ủy quyền thích hợp.

M.3  Mô phỏng

M.3.1  Giới thiệu

Nhóm dịch vụ này bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật mô phỏng để tái tạo cách thức một phần hoặc toàn bộ mạng lưới giao thông vận hành trong các điều kiện xác định. Có hai loại mô phỏng: 1) Trực tuyến, có thể được sử dụng để dự đoán hoạt động của mạng trong tương lai rất gần, ví dụ: các chiến lược giảm thiểu có thể được chuẩn bị để triển khai ngay lập tức để đối phó với một sự cố vừa xảy ra; 2) Ngoại tuyến, có thể được sử dụng để chuẩn bị những nội dung như chiến lược quản lý giao thông trước khi sử dụng.

M.3.2  Các dịch vụ thành phần

M.3.2.1  Mô phòng hiệu suất hệ thống (trực tuyến)

Dịch vụ này sẽ cho phép mô phỏng hiệu suất của mạng lưới giao thông trong các khoảng thời gian trong tương lai rất gần, ví dụ: trong năm phút tiếp theo, hoặc một giờ. Mô phỏng có thể bao gồm:

- Một phần riêng lẻ của mạng lưới giao thông;

- Từ hai phần trở lên cho đến toàn bộ mạng lưới giao thông, bao gồm một số phương thức giao thông vận tải;

- Một hoặc nhiều phương thức giao thông sử dụng một hoặc nhiều phần của mạng giao thông, ví dụ: một con đường huyết mạch hoặc một dịch vụ giao thông công cộng cụ thể.

Việc mô phỏng có thể được thực hiện bằng hai loại dữ liệu của: dữ liệu tĩnh. Hai loại dữ liệu này sẽ bao gồm cả hai điều sau đây:

Dữ liệu tĩnh:

- Chi tiết về cấu hình và bố cục của mạng lưới đường, ví dụ: bố trí mạng lưới đường và vị trí các nút giao thông công cộng;

- Các đặc điểm của các cơ chế mà nó sử dụng, ví dụ: đặc điểm phương tiện và số lượng hành khách có thể sử dụng các nút giao thông một cách an toàn.

Dữ liệu động:

- Lưu lượng giao thông hiện tại tại thời gian thực;

- Số lượng hành khách sử dụng các dịch vụ giao thông công cộng cụ thể;

- Số lượng các loại hàng hóa khác nhau được vận chuyển.

Người dùng có thể cung cấp tất cả dữ liệu tĩnh, từ các hệ thống khác hoặc bằng cách nhập trực tiếp và sử dụng dữ liệu động được lấy trực tiếp từ các hệ thống quản lý mạng lưới giao thông. Người dùng có thể chạy mô phỏng trên bất cứ loại máy tính nào có khả năng xử lý để hỗ trợ hoạt động.

Dịch vụ này chủ yếu được sử dụng trong việc chuẩn bị các chiến lược giảm thiểu sau khi xảy ra một số dạng sự cố, ví dụ: tai nạn giao thông đường bộ. Do đó, các chiến lược giảm thiểu có thể được xây dựng trực tiếp theo yêu cầu của người dùng, có thể nhanh chóng được xem xét và sửa đổi và khi được đánh giá là phù hợp, chiến lược được chọn sẽ được chuyển giao đến các hệ thống phù hợp để sử dụng ngay lập tức.

M.3.2.2  Mô phỏng hiệu suất hệ thống (ngoại tuyến)

Dịch vụ này sẽ cho phép hiệu suất của mạng giao thông được mô phỏng trong các khoảng thời gian trong tương lai, với khả năng các giai đoạn đó bắt đầu trong giờ, ngày, tuần hoặc tháng trong tương lai hoặc vào một thời điểm không xác định trong tương lai. Mô phỏng có thể bao gồm một hoặc tất cả các điều sau đây:

- Một phần riêng lẻ của mạng lưới giao thông;

- Từ hai phần trở lên cho đến toàn bộ mạng lưới giao thông, bao gồm một số phương thức giao thông vận tải;

- Một hoặc nhiều phương thức giao thông sử dụng một hoặc nhiều phần của mạng giao thông, ví dụ: một con đường huyết mạch hoặc một dịch vụ giao thông công cộng cụ thể.

Việc mô phỏng có thể được thực hiện bằng hai loại dữ liệu: dữ liệu tĩnh. Hai loại dữ liệu này sẽ bao gồm cả hai điều sau đây:

Dữ liệu tĩnh:

- Chi tiết về cấu hình và bố cục của mạng lưới giao thông, ví dụ: bố trí mạng lưới đường và vị trí của các nút giao thông công cộng;

- Các đặc điểm của các cơ chế mà nó sử dụng, ví dụ; đặc điểm phương tiện và số lượng hành khách có thể sử dụng các nút giao thông một cách an toàn.

Dữ liệu động:

- Lưu lượng giao thông hiện tại trong thời gian thực;

- Số lượng hành khách sử dụng các dịch vụ giao thông công cộng cụ thể;

- Số lượng các loại hàng hóa khác nhau sẽ được vận chuyển;

- Điều kiện thời tiết.

Người dùng có thể cung cấp tất cả dữ liệu tĩnh, từ các hệ thống khác hoặc bằng cách nhập trực tiếp và sử dụng dữ liệu động được lấy từ các kho lưu trữ hoặc lưu trữ dữ liệu được tạo bởi các hệ thống quản lý mạng lưới giao thông. Người dùng có thể chạy mô phỏng trên bất cứ loại máy tính nào có khả năng xử lý để hỗ trợ hoạt động.

Dịch vụ này được sử dụng chủ yếu trong quá trình chuẩn bị các chiến lược giảm thiểu cho một số loại sự kiện như thể thao, diễu hành quốc gia hoặc sự cố như thảm họa, động đất, bão, rò rỉ vật liệu nguy hiểm v.v... Do đó, có thể các chiến lược giảm thiểu được tạo ra để người dùng xem xét, có các tùy chọn khác nhau cho nội dung và triển khai của mình để tìm ra chiến lược tối ưu. Chiến lược được chọn sẽ được chuyển giao đến các hệ thống phù hợp để sử dụng.

 

Mục lục

Lời nói đầu

Giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Từ viết tắt

5  Yêu cầu chung

5.1  Miền dịch vụ, nhóm dịch vụ và dịch vụ ITS

5.1.1  Đặc điểm của miền dịch vụ ITS

5.1.2  Đặc điểm của nhóm dịch vụ ITS

5.1.3  Đặc điểm của dịch vụ ITS

5.2  Người dùng ITS

6  Cấu trúc của miền dịch vụ ITS

6.1  Miền dịch vụ ITS

6.2  ITS hợp tác (Cooperative-ITS)

6.3  Cấu trúc miền dịch vụ

6.4  Nhóm dịch vụ ITS cho mỗi miền

6.5  Sử dụng các dịch vụ ITS để cung cấp Định danh đối tượng cho các khái niệm dữ liệu

Phụ lục A (Quy định) Miền dịch vụ thông tin chuyến đi

Phụ lục B (Quy định) Miền dịch vụ quản lý và điều hành giao thông

Phụ lục C (Quy định) Miền dịch vụ phương tiện giao thông

Phụ lục D (Quy định) Miền dịch vụ vận chuyển hàng hóa

Phụ lục E (Quy định) Miền dịch vụ giao thông công cộng

Phụ lục F (Quy định) Miền dịch vụ khẩn cấp

Phụ lục G (Quy định) Miền dịch vụ thanh toán trong giao thông vận tải

Phụ lục H (Quy định) Miền dịch vụ an toàn cá nhân liên quan đến vận tải đường bộ

Phụ lục I (Quy định) Miền dịch vụ giám sát điều kiện thời tiết và môi trường

Phụ lục J (Quy định) Miền dịch vụ quản lý và điều phối ứng phó thảm họa

Phụ lục K (Quy định) Miền dịch vụ an ninh quốc gia

Phụ lục L (Quy định) Miền dịch vụ quản lý dữ liệu ITS

Phụ lục M (Quy định) Miền dịch vụ quản lý hiệu suất

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi