Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13910-3:2024 Hệ thống giao thông thông minh – Từ điển dữ liệu trung tâm ITS – Phần 3: Gán mã định danh đối tượng cho các khái niệm dữ liệu ITS

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13910-3:2024

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13910-3:2024 ISO 14817-3:2017 Hệ thống giao thông thông minh – Từ điển dữ liệu trung tâm ITS – Phần 3: Gán mã định danh đối tượng cho các khái niệm dữ liệu ITS
Số hiệu:TCVN 13910-3:2024Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Giao thông
Ngày ban hành:18/07/2024Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13910-3:2024

ISO 14817-3:2017

HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH - TỪ ĐIỂN DỮ LIỆU TRUNG TÂM ITS - PHẦN 3: GÁN MÃ ĐỊNH DANH ĐỐI TƯỢNG CHO CÁC KHÁI NIỆM DỮ LIỆU ITS

Intelligent transport systems - ITS central data dictionaries - Part 3: Object identifier assignments for ITS data concepts

Lời nói đầu

TCVN 13910-3:2024 hoàn toàn tương đương ISO 14817-3:2017.

TCVN 13910-3:2024 do Cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 13910, Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu trung tâm ITS gồm 3 phần:

- TCVN 13910-1:2024, Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu trung tâm ITS - Phần 1: Yêu cầu đối với định nghĩa dữ liệu ITS.

- TCVN 13910-2:2024, Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu trung tâm ITS - Phần 2: Quản lý đăng ký khái niệm dữ liệu ITS trung tâm.

- TCVN 13910-3:2024, Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu trung tâm ITS - Phần 3: Gán mã định danh đối tượng cho các khái niệm dữ liệu ITS.

 

HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH - TỪ ĐIỂN DỮ LIỆU TRUNG TÂM ITS - PHẦN 3: GÁN MÃ ĐỊNH DANH ĐỐI TƯỢNG CHO CÁC KHÁI NIỆM DỮ LIỆU ITS

Intelligent transport systems - ITS central data dictionaries - Part 3: Object identifier assignments for ITS data concepts

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả cách thức gán mã định danh đối tượng cho khái niệm dữ liệu dưới cung “its” theo cây định danh đối tượng quốc tế.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau, toàn bộ hoặc một phần, rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7217-1:2007, Mã thể hiện tên và vùng lãnh thổ của các nước - Phần 1: Mã nước (ISO 3166-1:2006, Codes for the representation of names of countries and their subdivision - Part 1: Country codes).

ISO/IEC 8824-1, Information technology - Abstract Syntax Notation One (ASN.1) - Specification of basic notation (Công nghệ thông tin - Ký hiệu cú pháp trừu tượng Một - Đặc tả ký hiệu cơ bản).

TCVN 10583-1:2014, Công nghệ thông tin - thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký mã định danh đối tượng - Phần 1: Thủ tục chung và các cung trên cùng của cây định danh đối tượng quốc tế (ISO/IEC 9834-1:2012, Information technology - Procedures for the operation of object identifier registration authorities - Part 1: General procedures and top arcs of the international object identifier tree).

TCVN 12836-1:2020, Hệ thống giao thông thông minh - Kiến trúc mô hình tham chiếu cho hệ thống giao thông thông minh (ITS) - Phần 1: Các miền dịch vụ, nhóm dịch vụ và dịch vụ ITS (ISO 14813-1, Intelligent transport systems - Reference model architecture(s) for the ITS sector - Part 1: ITS service domains, service groups and services).

TCVN 13910-1:2024, Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu trung tâm ITS - Phần 1: Yêu cầu đối với định nghĩa dữ liệu ITS (ISO 14817-1:2015, Intelligent transport systems - ITS central data dictionaries - Part 1: Requirements for ITS data definitions).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong TCVN 13910-1:2024.

4  Sự phù hợp

4.1. Tổng quan

Trước khi chuẩn hóa phép gán cung cho bất kỳ khái niệm dữ liệu nào trong vòng cung “its”, người xây dựng khái niệm dữ liệu phải nhập khái niệm dữ liệu vào hệ thống CIDCR để khái niệm dữ liệu đạt được mức chất lượng “đã đạt yêu cầu hoặc cao hơn. Ngoài ra, cần đáp ứng thêm các điều kiện sau:

CHÚ THÍCH: TCVN 13910-2:2024 định nghĩa mức chất lượng “đã đạt yêu cầu” là khái niệm dữ liệu có giá trị đầu vào đúng cú pháp cho tất c các thuộc tính meta bắt buộc và kết quả các kiểm tra tự động đối với loại khái niệm dữ liệu đó đều đạt yêu cầu.

4.2. Tên theo ngữ cảnh

Kiểm tra xem tên có mô tả đúng khái niệm dữ liệu được định nghĩa không.

4.3. Lớp đối tượng cha

Kiểm tra xem lớp đối tượng cha được định danh có đúng lớp đối tượng mà khái niệm dữ liệu mô tả khi yêu cầu phải có thuộc tính meta này không.

4.4. Định nghĩa

Kiểm tra xem định nghĩa có mô tả rõ ràng ý nghĩa của khái niệm dữ liệu không.

4.5. Nội dung

Kiểm tra xem nội dung có tham chiếu đúng đến mô-đun hoặc từ điển không.

4.6. Kiểu dữ liệu

Kiểm tra xem kiểu dữ liệu có tuân thủ các quy tắc được trình bày tại điều 7.4.1, TCVN 13910-1:2024 không.

5  Các thuật ngữ viết tắt

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây:

ASN.1

Abstract Syntax Notation One

Ký pháp cú pháp trừu tượng Một

CEN

European Committee for Standardization

Ủy ban tiêu chuẩn hóa châu Âu

CIDCR

Central ITS Data Concept Registry

Đăng ký khái niệm dữ liệu ITS trung tâm

IEC

International Electrotechnical Commission

Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế

ISO

International Organization for Standardization

Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá

ITS

Intelligent transport system(s)

(Các) hệ thống giao thông thông minh

ITU-T

International Telecommunications Union - Telecommunications Sector

Liên minh viễn thông quốc tế - Bộ phận tiêu chuẩn hóa viễn thông

JTC

Joint technical committee

Ủy ban kỹ thuật chung

OID

Object identifier

Mã định danh đối tượng

SC

Sub-committee

Tiểu ban

6  Cây tên ITS (ITS naming tree)

6.1  Các yêu cầu chung

Giá trị được gán cho thuộc tính meta mã định danh đối tượng của bất kỳ khái niệm dữ liệu sẽ là ASN.1 OBJECT IDENTIFIER tuân thủ theo quy tắc nêu tại TCVN 10583-1:2014. Khi gán giá trị, nên gán phía dưới cung “Its(28)” của cung gốc “Joint-iso-itu(2)” của cây định danh đối tượng quốc tế.

CHÚ THÍCH 1: Việc đặt tất cả các khái niệm dữ liệu ITS dưới một cung duy nhất sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho kiểu RELATIVE OID. Khi có vòng cung này trực tiếp dưới cung joint-iso-itu-t sẽ cho phép mã hóa hiệu quả ngay cả khi định dạng kiểu RELATIVE OID không được sử dụng.

CHÚ THÍCH 2: Việc đặt tất cả các khái niệm dữ liệu ITS dưới một cung duy nhất giúp cho việc hài hòa khái niệm dữ liệu thuận tiện vì những người xây dựng khái niệm dữ liệu sẽ dễ dàng nhận ra khái niệm dữ liệu hài hòa (bằng cách thông qua truy cập hệ thống CIDCR và quan sát cây định danh đối tượng (OID)). Đây là một trong những yếu tố chính cho việc xây dựng và thiết kế kiến trúc cây định danh đối tượng.

CHÚ THÍCH 3: Không có quy định nào trong tiêu chuẩn này ngăn cấm người dùng gán các số dưới các cung khác nhau với dữ liệu của họ. Ví dụ các chuẩn ISO có thể định nghĩa dữ liệu của họ như sau {iso (1) standard (0) <standard number>}; tuy nhiên việc nhóm các định nghĩa lại với nhau dưới cung “its” nhất sẽ mang lại nhiều lợi ích như đã mô tả ở trên.

CHÚ THÍCH 4: Một khái niệm dữ liệu cụ thể có thể được xác định bởi một hoặc nhiều định danh đối tượng (OID). Ví dụ có thể gán một OID cho một khái niệm dữ liệu ITS trước khi công bố khái niệm dữ liệu này. Các nhà mạng có th tiếp tục sử dụng ODI đã được gán trước đó để tương tác, trong khi người dùng mới của khái niệm dữ liệu lại mong muốn sử dụng một OID dưới nút “its để đạt được những lợi ích như đã mô tả ở trên.

6.2  Cung ITS

6.2.1  Khái quát

ISO/IEC JTC1/SC6 và nhóm ITU-T 17 đã gán giá trị 28 cho cung “its” dưới cung “joint-iso-itu-t(2)”. Các cung bên dưới cung “its” sẽ được người đăng ký hệ thống CIDCR gán giá trị và được lưu lại trong CIDCR. Phụ lục A trình bày mô-đun ASN.1 định nghĩa các cung được gán hiện tại dưới cung “its”. Hình 1 trình bày các cung ở mức thứ nhất ở dưới cung “its”.

Hình 1 - Cấu trúc cung ITS

6.2.2. Cung “its-misc”

6.2.2.1  Khái quát

Cung 0 nằm ở dưới cung “its” sẽ được gán mã định danh “its - misc”.

Cung “its-misc” sẽ được sử dụng để đăng ký các khái niệm dữ liệu ITS, những khái niệm dữ liệu này không liên quan đến các lớp đối tượng đã được chuẩn hóa quốc tế và bao gồm:

- Dữ liệu đặc trưng cho các quốc gia, các tổ chức tiêu chuẩn và các tập đoàn tư nhân;

- Các miền giá trị và miền tổng hợp;

- Các hội thoại.

Các nhánh chính của cung “its-misc” được trình bày trong Hình 2.

Hình 2 - Các nhánh chính của cung “its-misc”

6.2.2.2  Các cung “member-bodies”

Cung 1 nằm dưới cung “its-misc” được dùng để đăng ký các cung cho các đơn vị thành viên. Dưới cung “member-bodies”, mỗi một đơn vị thành viên sẽ được gán một giá trị tương ứng với mã quốc gia gồm ba chữ số (không có số 0 ở đầu) theo quy định tại TCVN 7217-1:2007.

Ví dụ: Theo TCVN 7217-1:2007, số 578 được gán cho Na Uy; do đó Na Uy được gán giá trị cung 578 dưới cung “member-bodies”, như trong Hình 3.

Hình 3 - Cung “Na Uy ITS

Cấu trúc của cung dưới cung “member-bodies s được quản lý bởi một cơ quan thích hợp, cơ quan đó phải được chỉ định theo luật pháp và quy định của quốc gia.

Ví dụ: Xét trường hợp thành viên Na Uy năm 2015, cung này được quản lý bởi một tổ chức được Bộ giao thông vận tải chỉ định. Tổ chức được chỉ định có thể ủy quyền quản lý một số cung bằng cách xác định rõ một số cung được các tổ chức khác quản lý.

6.2.2.3  Các cung “standard-bodies”

Cung 2 nằm dưới cung “its-misc” sẽ được dùng để đăng ký các cung cho các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn mà muốn đăng ký khái niệm dữ liệu liên quan đến ITS, các khái niệm dữ liệu này không phù hợp hoặc chưa được phê duyệt cho các vị trí khác nằm dưới cung “its.

Mỗi cung nằm dưới cung “standard-bodies” sẽ được quản lý bởi tổ chức xây dựng tiêu chuẩn đã được chỉ định.

Ví dụ: Một nhóm các công ty công nghệ muốn chuẩn hóa dữ liu để sử dụng trong môi trường ITS, nhưng họ nhận thấy dữ liệu của họ chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế đặt ra. Do đó, các công ty này sẽ tạo một cung nằm dưới cung “standard-bodies và gán một cung con dưới dạng một tài liệu, trong tài liệu đó các khái niệm dữ liệu đã được định nghĩa, tiếp theo họ tạo một cung con khác cho mi một khái niệm dữ liệu đã định nghĩa trong tài liệu trên. Kết quả là định danh OID cho mỗi một khái niệm dữ liệu như vậy sẽ có dạng {Joint-iso-itu-t (2) its (28) its-misc (0) standard-body (2) group (x) document (y) dataConcept (z)}. Việc này cung cấp một định danh ODI nhỏ hơn nhiều cho các nhóm công ty so với định danh hiện tại IANA đang cung cấp dưới dạng {iso(1) identified-organization(3) dod(6) internet (1) private(4) enterprises(1)}.

6.2.2.4  Cung “value-domains”

Cung 3 nằm dưới cung “its-misc sẽ dùng để gán định danh “value-domains”.

Cung “value-domains sẽ được sử dụng để định nghĩa các miền giá trị đã được tiêu chuẩn hóa quốc tế, các miền giá trị này có thể được sử dụng bởi nhiều tiêu chuẩn ITS.

Người đăng ký CIDCR sẽ gán tất cả các cung nằm dưới cung “value-domains.

Cung 0 nằm dưới cung “value-domains sẽ là cung “value-domains-modules” và s đại diện cho mô-đun chứa tất cả các đối tượng của miền giá trị đó. Các cung phía dưới cung “value-domains-modules” sẽ đại diện cho các phiên bản chính của mô-đun.

Tất cả các cung khác dưới cung “value-domains sẽ là các miền giá trị cụ thể.

Ví dụ: Hình 4 thể hiện các nút chính nằm bên dưới các cung “value-domains” như được định nghĩa trong TCVN 13910-1:2024.

Hình 4 - Cung “value - domains”

6.2.2.5  Cung “Dialogues”

Cung 4 nằm dưới cung “its-misc” sẽ được gán định danh “dialogues”.

Cung “dialogues” sẽ được sử dụng để đăng ký các hội thoại theo miền dịch vụ ITS, các hội thoại này có liên quan chặt chẽ với nhau.

Các cung nằm dưới cung “dialogues” sẽ mô tả các miền dịch vụ được trình bày trong các phụ lục trong tiêu chuẩn TCVN 12836-1:2020, ngoài ra có một cung bổ sung là cung “cooperative-its” được trình bày trong hình 5. Các cung dialogues mà chỉ liên quan đến một miền dịch vụ sẽ được đăng ký ở dưới cung của miền dịch vụ đó. Các cung dialogues liên quan đến nhiều miền dịch vụ sẽ được người đăng ký CIDCR gán một cung dựa trên sự đồng thuận của những người quản lý CIDCR.

CHÚ THÍCH: Cách sắp xếp này giúp người dùng CIDCR dễ dàng tìm kiếm cây hội thoại đã được chuẩn hoá trong một miền dịch vụ và sẽ phát hiện ra những cây nào đã được chuẩn hoá rồi.

Ví dụ: Thu phí điện tử được định nghĩa trong TCVN 12836-1:2020 là một dịch vụ người dùng được xác định trong miền dịch vụ thanh toán điện tử liên quan đến vận tải; do đó, sẽ xuất hiện một hội thoại về thu phí điện tử ở cung 7 (“electronic-payment”).

Hình 5. Cung “dialogues

6.2.2.6  Cung “aggregate domains”

Cung 5 nằm dưới cung “its - misc” sẽ được gán định danh “aggregate domains”.

Cung “aggregate domains” sẽ được sử dụng đ đăng ký các miền tổng hợp mà không được liên kết trực tiếp với một lớp đối tượng nào. Các cung dưới cung “aggregate-domains” sẽ được người đăng ký CIDCR gán định danh một cách tuần tự.

6.2.2.7  Cung “ITS enterprises”

Cung 50 nằm dưới cung “its-misc sẽ được gán định danh “its-enterprises” và sẽ được dùng để đăng ký các cung cho các thực thể tư nhân, chẳng hạn như các tập đoàn hoặc các tổ chức không phải là thành viên mà có nhu cầu đăng ký thông tin liên quan đến ITS trên cây tên quốc tế. Các cung này sẽ được người đăng ký CIDCR gán theo quy tắc có trước được gán trước.

6.2.2.8  Các cung khác

Tất cả các cung khác nằm dưới cung “its-misc” được dùng để sử dụng sau.

6.2.3  Các cung lớp đối tượng

6.2.3.1  Tổng quan

Tất cả các cung nằm dưới cung “its” sẽ được sử dụng để đăng ký các lớp đối tượng và sẽ được người đăng ký CIDCR gán định danh. Định danh của mỗi cung sẽ cho biết lớp đối tượng đang được định nghĩa là gì.

Tất cả các cung nằm dưới cung lớp đối tưng sẽ được người đăng ký CIDCR gán định danh.

Ví dụ: Cấu trúc tiêu biểu của một cung lớp đối tượng được thể hiện trong hình 6. Hình này trình bày ví dụ về lớp đối tượng “vehicle.

Hình 6 - Ví dụ về cung lớp đối tượng “vehicle”

6.2.3.2  Cung object class misc

6.2.3.2.1  Tổng quan

Theo nguyên tắc chung, cung 0 nằm dưới một cung lớp đối tượng sẽ là thông tin hỗn hợp về lớp đối tượng, bao gồm:

- Các mô-đun lớp đối tượng.

- Các miền tổng hợp lớp đối tượng.

6.2.3.2.2  Cung các mô-đun lớp đối tượng (Object class modules arc)

Cung 0 nằm dưới cung object class misc thường giành cho cung mô-đun lớp đối tượng (object class modules). Mỗi một cung ở dưới cung này sẽ đại diện cho một phiên bản của mô-đun lớp đối tượng bao gồm tất cả các phần tử dữ liệu, các khung dữ liệu và các miền tổng hợp liên quan đến lớp đối tượng.

CHÚ THÍCH: Theo định nghĩa trong TCVN 13910-1:2023 (ISO 14817-1), các sửa đổi đối với một mô-đun có tương thích và không cần mã định danh phụ.

6.2.3.2.3  Cung các miền tổng hợp lớp đối tượng (Object class aggregate domains arc)

Cung 1 nằm dưới cung object class misc thường sẽ được dành cho cung các miền tổng hợp lớp đối tượng. Mỗi một cung nằm ở dưới cung này sẽ được sử dụng để đăng ký một miền tổng hợp mà đại diện cho một lớp đối tượng xác định.

Ví dụ: Vị trí lớp đối tượng có thể được biểu diễn theo nhiều cách khác nhau, bao gồm dưới dạng vĩ độ và kinh độ 2D hoặc vĩ độ, kinh độ và độ cao 3D. Khái niệm vị trí là lớp đối tượng; các khái niệm Vị trí.Vĩ độ (Location.latitude), Vị trí.Kinh độ (Location.longitude) và Vị trí.Độ cao (Location.elevation) là ba phần tử dữ liệu riêng biệt; một cấu trúc chứa Location.latitude và Location.longitude sẽ được đăng ký dưới dạng một miền tổng hợp (ví dụ: GeoLocation2D), trong khi một cấu trúc khác có thể chứa được cả ba phần tử dữ liệu (tức là Location.latitude, Location, longitude và Location.elevation) và được đăng ký dưới dạng một tên miền tổng hợp khác (ví dụ: GeoLocation3D). Các miền tổng hợp này có thể được tham chiếu bởi một khung dữ liệu được tìm thấy trên cây như Vehicle.position2D và Vehicle.position3D.

6.2.3.3  Phần tử dữ liệu, khung dữ liệu và các cung lớp đối tượng lồng nhau

Tất cả các cung khác không nằm dưới một cung lớp đối tượng sẽ được sử dụng để định nghĩa các phần tử dữ liệu, các khung dữ liệu và các lớp đối tượng lồng nhau dùng để mô tả các thuộc tính của lớp đối tượng được xác định bởi cung cha (parent arc).

Các cung ở bên dưới một phần tử dữ liệu hoặc khung dữ liệu sẽ được sử dụng để định danh các khái niệm dữ liệu nếu thy cần thiết trong quá trình thực thi. Ví dụ, khi được sử dụng trong giao thức SNMP, các đối tượng sẽ chỉ có một phiên bản duy nhất và phiên bản này được xác định là cung “0. Các quy tắc chính để xác định thông tin phiên bản sẽ được định nghĩa trong từ điển mà sử dụng khái niệm dữ liệu.

7  Quản lý mã định danh đối tượng cho các khái niệm dữ liệu ITS

7.1  Đăng ký các khái niệm dữ liệu

Đơn vị đăng ký CIDCR sẽ gán một cung trong phần chính của cây (tức là bất kỳ vị trí nào không nằm dưới cung member- bodies, cung standard-bodies, hoặc cung its-enterprise) cho bất kỳ khái niệm dữ liệu ITS nào được đưa ra bởi tổ chức ISO, CEN hoặc ITU. Khái niệm dữ liệu phải đạt đến mức chất lượng “đã đạt yêu cầu” trước khi được gán một cung. Nếu cần phải thực hiện một số công việc trước khi gán cung, người đăng ký sẽ làm việc với người gửi dữ liệu để xác định một cung định danh thay thế.

CHÚ THÍCH: Các tổ chức không muốn nhường quyền kim soát các khái niệm dữ liệu cho CIDCR vẫn có thể tiếp tục quản lý trên cung dữ liệu của họ, tuy nhiên việc gán d liệu của các tổ chức sẽ phải tuân theo các quy tắc được định nghĩa tại điều 7.3.

7.2  Phiên bản

Một khái niệm dữ liệu sẽ được gán một mã định danh đối tượng mới khi phiên bản khái niệm dữ liệu của nó thay đổi. Việc thay đổi khái niệm dữ liệu mà không làm thay đổi về số phiên bản (tức là bản sửa đổi) sẽ không phải gán một mã định danh mới.

CHÚ THÍCH 1: Điều này tối đa hóa khả năng tương tác giữa các hệ thống ở các độ tuổi khác nhau.

CHÚ THÍCH 2: Điều 7.1.2 của TCVN 13910-1:2023 trình bày các điều kiện dẫn đến sự thay đổi số phiên bản. Nói chung, bất cứ khi nào ngữ nghĩa của khái niệm dữ liệu thay đổi, phiên bản và các thuộc tính meta định danh đối tượng sẽ được cập nhật. Những thay đổi không làm thay đổi ng nghĩa của khái niệm dữ liệu sẽ không phải cập nhật phiên bản và các thuộc tính meta định danh đối tượng.

7.3  Từ đin dữ liệu

Bất kỳ tổ chức ITS nào cũng có thể yêu cầu gán một cung dưới các cung thích hợp với tổ chức đó (tức là một cung nằm dưới cung “member-bodies”, cung “standard-bodies” hoặc cung “its-enterprises”) từ người đăng ký CIDCR.

Tổ chức có thể nhập nhiều hoặc ít thông tin khi tổ chức đó xác định các khái niệm dữ liệu của mình phù hợp trong CIDCR. Tất cả những người dùng khác của hệ thống CIDCR chỉ có thể xem được các thông tin đã nhập vào hệ thống (không thể chỉnh sửa được chúng).

 

Phụ lục A

(Quy định)

Mô - đun ASN.1

Đoạn dưới đây trình bày định nghĩa về mô-đun ASN.1 mẫu theo tiêu chuẩn ISO 8824-1.

ISO 14817-1-Domains-1

DEFINITIONS AUTOMATIC TAGS::= BEGIN

its

OBJECT IDENTIFIER:: = { joint- iso- itu- t its(28)}

its-misc

OBJECT IDENTIFIER:: = { its its- misc(0) }

member-bodies

OBJECT IDENTIFIER::= { its-misc member- bodies(1) }

standard-bodies

OBJECT IDENTIFIER::= { its-misc member- bodies(2) }

value-domains

OBJECT IDENTIFIER::= { its-misc value- domains(3) }

dialogues

OBJECT IDENTIFIER::= { its-misc dialogues(4) }

traveller-info

OBJECT IDENTIFIER::= { dialogues traveller- info(1) }

traffic-mgmt

OBJECT IDENTIFIER::= { dialogues traffic- mgmt(2) }

vehicle-services

OBJECT IDENTIFIER::= { dialogues vehicle- services(3) }

freight-transport

OBJECT IDENTIFIER::= { dialogues freight- transport(4)}

public-transport

OBJECT IDENTIFIER::= { dialogues public- transport(5) }

emergency-service

OBJECT IDENTIFIER::= { dialogues emergency- service(6)}

electronic-payment

OBJECT IDENTIFIER::= { dialogues electronic- payment(7) }

personal-safety

OBJECT IDENTIFIER::= { dialogues personal- safety(8) }

environmental-monitoring

OBJECT IDENTIFIER::= { dialogues environmental- monitoring(9) }

disaster-mgmt

OBJECT IDENTIFIER::= { dialogues disaster- mgmt(10) }

national-security

OBJECT IDENTIFIER::= { dialogues national- security(11) }

data-mgmt

OBJECT IDENTIFIER::= { dialogues data-mgmt(12) }

performance-mgmt

OBJECT IDENTIFIER::= { dialogues performance- mgmt(13) }

cooperative-its

OBJECT IDENTIFIER::= { dialogues cooperative- its(14) }

aggregate-domains

OBJECT IDENTIFIER::= { its-misc aggregate- domains(5) }

its-enterprises

OBJECT IDENTIFIER::= { its-misc its- enterprises(50) }

END

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Cách xác định các khái niệm dữ liệu có những thay đổi nhỏ

Một số khái niệm dữ liệu có thể có những thay đổi nhỏ so với các khái nim dữ liệu khác. Ví dụ như:

a) Khái niệm dữ liệu có thể được biểu diễn bằng các đơn vị khác nhau (m hoặc cm);

b) Khái niệm dữ liệu có sự khác biệt về nguồn dữ liệu hoặc độ chính xác của dữ liệu (ví dụ như tập dữ liệu địa lý);

c) Các trường tùy chọn trong khái niệm dữ liệu (ví dụ như độ cao trong kiến trúc vị trí);

Mục tiêu của các tiêu chuẩn là đưa ra một cách thức biểu diễn đã được chuẩn hoá duy nhất cho tt cả dữ liệu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể có các yêu cầu kĩ thuật hoặc các nhu cầu khác mà đòi hỏi phải xác định cách thức biểu diễn khác thay thế. Trong trường hợp này, người thiết kế có thể thực hiện bất kỳ một việc nào hoặc tất cả các việc sau:

a) Xây dựng một khái niệm dữ liệu mới mà tương đương với khái niệm dữ liệu hiện có nhưng phải có sửa đổi;

b) Xây dựng một khái niệm dữ liệu mới bằng cách đưa ra một sự LỰA CHỌN (CHOICE) khái niệm dữ liệu để nhà thiết kế lựa chọn chúng trong số những khái niệm dữ liệu phù hợp;

c) Xây dựng một khái niệm dữ liệu bao gồm các trường tùy chọn hoặc các trường mặc định để xác định siêu dữ liệu liên quan đến khái niệm dữ liệu.

Ví dụ: Hãy xem xét ví dụ về phần tử dữ liệu như Entity-speed khi biểu thị tốc độ của ô tô cũng như tốc độ của rùa. Đ biết được tốc độ của con rùa một cách hợp lý, phải cần đến đơn vị là milimét trên giây. Tuy nhiên, việc đo tốc độ xe theo đơn vị trên được coi là không phù hợp. Người thiết kế có thể làm như sau:

ạ) Xây dựng hai phần tử dữ liệu (đó là Entity-speed-mps và Entity-speed-mmps) và xây dựng một miền tổng hợp để chọn giữa hai phần tử, như dưới đây:

Entity-speed::=

CHOICE {

mps Entity-speed-mps,

mmps Entity-speed-mmps}

OR

b) Xây dựng một phần tử dữ liệu không có gắn đơn vị (đó là Entity-speed-mmps) và xây dựng một miền tổng hợp, miền này sẽ cung cấp các đơn vị (có thể có giá trị DEFAULT), như sau:

Entity-speed::= SEQUENCE

speed Entity-speed-unitless,

units Speed-units-code DEFAULT mps }

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 14817-3, Intelligent transport systems - ITS central data dictionaries - Part 3: Object identifier assignments for ITS data concepts

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Sự phù hợp

4.1. Tổng quan

4.2. Tên theo ngữ cảnh

4.3. Lớp đối tượng cha

4.4. Định nghĩa

4.5. Nội dung

4.6. Kiểu dữ liệu

5. Các thuật ngữ viết tắt

6. Cây tên ITS (ITS naming tree)

6.1  Các yêu cầu chung

6.2  Cung ITS

7. Quản lý mã định danh đối tượng cho các khái niệm dữ liệu ITS

7.1  Đăng ký các khái niệm dữ liệu

7.2  Phiên bản

7.3  Từ điển dữ liệu

Phụ lục A (Quy định) Mô - đun ASN.1

Phụ lục B (Tham khảo) Cách xác định các khái niệm dữ liệu có những thay đổi nhỏ

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi