Quyết định 586/QĐ-TTg 2022 Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 586/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 586/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 17/05/2022 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030
Ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 586/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, nội dung của Kế hoạch bao gồm:
1. Kế hoạch lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành:
- Tổ chức triển khai lập 04 quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khu vực phía Bắc, khu vực miền Trung, khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên và khu vực phía Nam.
- Đối tượng: Các tuyến cao tốc, quốc lộ và đường vành đai đô thị. Giao Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm rà soát chi tiết các tuyến cao tốc, quốc lộ để đưa vào các quy hoạch kết cấu hạ tầng cho phù hợp, bảo đảm tính đồng bộ của quy hoạch.
- Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023-2024.
2. Kế hoạch đầu tư các dự án:
- Các tuyến đường bộ cao tốc:
+ Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án đã xác định nguồn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, giai đoạn 2021-2025 (Nghị quyết số 29/2021/QH15), Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43/2022/QH15) và các nguồn vốn hợp pháp khác.
+ Các tuyến cao tốc còn lại theo quy hoạch có tiến trình đầu tư trước năm 2030 chưa xác định được nguồn vốn giao Bộ Giao thông Vận tải lập danh mục để kêu gọi đầu tư.
+ Các dự án dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2026-2030 hoặc giai đoạn sau năm 2030, trường hợp có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận kế hoạch đầu tư sớm hơn.
+ Các tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư, để đầu tư mở rộng theo quy mô quy hoạch, tùy theo thời điểm cần đầu tư để đáp ứng nhu cầu vận tải sẽ được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong quá trình lập chủ trương đầu tư mà không đưa vào kế hoạch đầu tư của quy hoạch.
- Các tuyến quốc lộ:
+ Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án đã xác định nguồn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, giai đoạn 2021-2025 (Nghị quyết số 29/2021/QH15), Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43/2022/QH15) và các nguồn vốn hợp pháp khác.
+ Các tuyến quốc lộ còn lại sẽ sử dụng vốn bảo trì để duy trì tình trạng khai thác theo hiện trạng, bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến; từng bước nâng cấp mặt đường, tăng cường hệ thống an toàn giao thông cho các tuyến trong kế hoạch hàng năm.
+ Huy động vốn đầu tư quốc lộ, đoạn tuyến quốc lộ có quy mô chưa phù hợp quy hoạch hoặc các đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn.
- Các đoạn tuyến đường ven biển (theo Phụ lục III của Quyết định số 1454/QĐ-TTg), các tuyến đường bộ kết nối với đầu mối vận tải (theo Phụ lục IV của Quyết định số 1454/QĐ-TTg), các tuyến đường địa phương đã được quy hoạch thành quốc lộ: các địa phương triển khai đầu tư tùy theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn lực.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 586/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 586/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 586/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
____________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 4778/TTr-BGTVT ngày 16 tháng 5 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xây dựng lộ trình triển khai lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trong lĩnh vực đường bộ để cụ thể hóa Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch);
- Lập kế hoạch xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường bộ (cao tốc, quốc lộ) theo quy hoạch, dự kiến nhu cầu sử dụng đất.
2. Yêu cầu
- Phù hợp kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông chung của ngành giao thông vận tải; liên kết, thống nhất giữa kế hoạch thực hiện của lĩnh vực đường bộ với các lĩnh vực giao thông khác (đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, hàng không), phát huy lợi thế về vận tải đường bộ;
- Phù hợp với khả năng huy động nguồn lực của quốc gia, của ngành giai đoạn 2021-2030, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; phù hợp với xu thế phát triển của ngành, đất nước;
- Đảm bảo tính khả thi trong triển khai, chú trọng tính đặc thù của lĩnh vực đường bộ.
3. Đối tượng áp dụng
Các tuyến đường bộ được quy hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2030.
II NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Kế hoạch lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành
a) Nguyên tắc
- Đối tượng của quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành) phù hợp với đối tượng quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Nội dung của quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến Luật Quy hoạch (Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018).
- Ưu tiên thực hiện đối với các tuyến cao tốc chưa chuẩn bị đầu tư, các tuyến quốc lộ mở mới, đường vành đai các đô thị đặc biệt; các tuyến quốc lộ, các tuyến cao tốc đang đầu tư hoặc đang khai thác sẽ tổ chức cắm mốc giới, việc quản lý được thực hiện theo hành lang an toàn đường bộ.
- Các tuyến đường bộ (cao tốc, quốc lộ, đường vành đai đô thị) đã, đang thực hiện chuẩn bị đầu tư hoặc thực hiện đầu tư sẽ được cập nhật vào quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
b) Nội dung
- Tổ chức triển khai lập 04 quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khu vực phía Bắc, khu vực Bắc miền Trung, khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên và khu vực phía Nam.
- Đối tượng: Các tuyến cao tốc, quốc lộ và đường vành đai đô thị. Giao Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm rà soát chi tiết các tuyến cao tốc, quốc lộ để đưa vào các quy hoạch kết cấu hạ tầng cho phù hợp, bảo đảm tính đồng bộ của quy hoạch.
- Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023-2024.
2. Kế hoạch đầu tư các dự án
a) Nguyên tắc
- Thực hiện các mục tiêu của quy hoạch và căn cứ dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2030 của Quy hoạch.
- Căn cứ mức vốn được giao trong các kế hoạch đầu tư công trung hạn, phần còn lại sẽ được huy động vốn của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Tiến độ đầu tư các đoạn tuyến trong kế hoạch là dự kiến, tiến độ cụ thể sẽ được xác định và phê duyệt trong bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư của các dự án.
b) Nội dung kế hoạch
- Các tuyến đường bộ cao tốc:
+ Bộ Giao thông vận tải và các địa phương tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án đã xác định nguồn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, giai đoạn 2021-2025 (Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội), Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội) và các nguồn vốn hợp pháp khác.
+ Các tuyến cao tốc còn lại theo quy hoạch có tiến trình đầu tư trước năm 2030 chưa xác định được nguồn vốn giao Bộ Giao thông vận tải lập danh mục để kêu gọi đầu tư.
+ Các dự án dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2026-2030 hoặc giai đoạn sau năm 2030, trường hợp có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận kế hoạch đầu tư sớm hơn.
+ Các tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư, để đầu tư mở rộng theo quy mô quy hoạch, tùy theo thời điểm cần đầu tư để đáp ứng nhu cầu vận tải sẽ được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong quá trình lập chủ trương đầu tư mà không đưa vào kế hoạch đầu tư của quy hoạch.
(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch này)
- Các tuyến quốc lộ:
+ Bộ Giao thông vận tải và các địa phương tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án đã xác định nguồn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, giai đoạn 2021-2025 (Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội), Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội) và các nguồn vốn hợp pháp khác.
+ Các tuyến quốc lộ còn lại sẽ sử dụng vốn bảo trì để duy trì tình trạng khai thác theo hiện trạng, bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến; từng bước nâng cấp mặt đường, tăng cường hệ thống an toàn giao thông cho các tuyến trong kế hoạch hàng năm.
+ Huy động vốn đầu tư quốc lộ, đoạn tuyến quốc lộ có quy mô chưa phù hợp quy hoạch hoặc các đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn.
- Các đoạn tuyến đường ven biển (theo Phụ lục III của Quyết định số 1454/QĐ-TTg), các tuyến đường bộ kết nối với đầu mối vận tải (theo Phụ lục IV của Quyết định số 1454/QĐ-TTg), các tuyến đường địa phương đã được quy hoạch thành quốc lộ: các địa phương triển khai đầu tư tùy theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn lực.
c) Dự kiến nhu cầu (kế hoạch) sử dụng đất
- Nguyên tắc
+ Dự kiến nhu cầu sử dụng đất được tính toán theo danh mục dự kiến đầu tư giai đoạn 2021-2030.
+ Quản lý quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất tại các địa phương.
d) Nội dung của Kế hoạch
- Tổng nhu cầu đất sử dụng theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg cho toàn mạng lưới đường bộ khoảng 201.630 héc ta (đã chiếm dụng khoảng 84.752 héc ta, nhu cầu diện tích cần bổ sung thêm khoảng 116.878 héc ta).
- Quỹ đất cho phương án quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc đến năm 2050 khoảng 66.789 héc ta, trong đó diện tích chiếm dụng trước năm 2030 khoảng 46.495 héc ta, nhu cầu diện tích cần bổ sung sau năm 2030 khoảng 20.294 héc ta.
- Giao Bộ Giao thông vận tải trong quá trình lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành và chuẩn bị đầu tư các dự án sẽ tiếp tục rà soát, chuẩn xác chi tiết nhu cầu đất, phân kỳ đầu tư phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021.
(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên cơ sở kế hoạch, cơ chế chính sách, giải pháp thực hiện như trên và căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành địa phương, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương như sau:
1. Bộ Giao thông vận tải
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới đường bộ; tổ chức bàn giao cho địa phương quản lý các tuyến quốc lộ theo quy hoạch; tổ chức lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đường bộ; tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương huy động mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực đường bộ.
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí ngân sách trung hạn, hàng năm thực hiện quy hoạch mạng lưới đường bộ, trong đó ưu tiên các dự án tại Phụ lục 1 kèm theo.
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương triển khai công tác giải phóng mặt bằng; đánh giá tác động môi trường; thủ tục chuyên mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa; khai thác tài nguyên, khoáng sản để phục vụ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ theo thẩm quyền.
- Phối hợp với các địa phương trong việc sử dụng nguồn lực tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ; nghiên cứu triển khai các công trình trên địa bàn quản lý để kết nối các đầu mối vận tải.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
Căn cứ chức năng được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn đầu tư phát triển, Bộ Tài chính bố trí kinh phí thường xuyên để quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ phù hợp quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và khả năng cân đối ngân sách nhà nước.
3. Bộ Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực đường bộ để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng, nâng cao chất lượng công trình.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương trình cơ quan có thẩm quyền ban hành kế hoạch sử dụng đất; đánh giá tác động môi trường; khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện quy hoạch mạng lưới đường bộ.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan thẩm định hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định pháp luật đối với các dự án tại quy hoạch có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực; tạo cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu, giảm nghèo bền vững.
7. Bộ Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm các công nghệ mới, vật liệu mới trong quản lý, xây dựng, bảo trì công trình và trong lĩnh vực vận tải; ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đối với phương tiện vận tải đường bộ.
8. Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc thúc đẩy triển khai các dự án kết nối hạ tầng giao thông đường bộ giữa Việt Nam với các nước như: Lào, Campuchia, Trung Quốc trong khuôn khổ kết nối ASEAN, GMS; thực hiện các hiệp định về vận tải đường bộ đã ký kết; sửa đổi hiệp định đã ký kết, tăng cường kết nối thuận tiện vận tải đường bộ qua biên giới.
9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật trong phạm vi địa phương; quản lý chặt chẽ quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ tại Phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này.
- Rà soát các quy hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch mạng lưới đường bộ.
- Chủ động huy động nguồn vốn hợp pháp để đầu tư các tuyến đường ven biển, các tuyến đường địa phương đã được quy hoạch thành quốc lộ, các tuyến kết nối từ các đầu mối vận tải tới các cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa, khu kinh tế, khu du lịch... với mạng lưới đường bộ, tham gia đầu tư, hỗ trợ đầu tư các tuyến đường bộ quốc gia qua địa bàn./.
PHỤ LỤC 1
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ 2026-2030
(Kèm theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
| Tuyến/Đoạn tuyến | Chiều dài dự kiến (km) | Dự kiến tiến độ đầu tư | |
2021-2025 | 2026-2030 | |||
1 | Cao tốc Bắc - Nam phía Đông1 | 1.417 | x |
|
2 | CK Hữu Nghị - Lạng Sơn | 43 | x |
|
3 | Đồng Đăng - Trà Lĩnh | 115 | x | x |
4 | Chợ Mới - Bắc Kạn | 31 | x |
|
5 | Hà Giang - Tuyên Quang | 118 | x | x |
6 | Tuyên Quang - Phú Thọ | 40 | x |
|
7 | Nối Hà Giang với Nội Bài - Lào Cai | 81 | x | x |
8 | Mộc Châu - Sơn La * | 105 |
| x |
9 | Hòa Bình - Mộc Châu | 83 | x | x |
10 | Phú Thọ - Chợ Bến | 58 |
| x |
11 | Trục Vân Đồn | 10 | x |
|
12 | Vân Đồn - Móng Cái | 80 | x |
|
13 | Nội Bài - Bắc Ninh | 30 | x |
|
14 | Bắc Ninh - Hải Dương | 116 |
| x |
15 | Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội | 102 | x | x |
16 | Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội * | 273 | x | x |
17 | Ninh Bình - Hải Phòng | 109 | x | x |
18 | Vinh - Thanh Thủy | 65 |
| x |
19 | Cam Lộ - Lao Bảo | 70 | x | x |
20 | Quy Nhơn - Pleiku | 160 |
| x |
21 | Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột | 117 | x | x |
22 | Gia Nghĩa - Chơn Thành | 140 | x | x |
23 | Dầu Giây - Tân Phú | 60 | x | x |
24 | Tân Phú - Bảo Lộc | 67 | x | x |
25 | Bảo Lộc - Liên Khương | 74 | x | x |
26 | Biên Hòa - Vũng Tàu | 54 | x | x |
27 | Bến Lức - Long Thành | 58 | x |
|
28 | Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh | 83 | x | x |
29 | Vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh * | 100 | x | x |
30 | Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành | 55 | x | x |
31 | Chơn Thành - Đức Hòa | 84 | x |
|
32 | Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài | 65 | x | x |
33 | Gò Dầu - Xa Mát | 65 | x | x |
34 | Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng | 188 | x | x |
35 | Cao Lãnh - An Hữu | 30 | x |
|
36 | Mỹ An - Cao Lãnh | 26 | x |
|
37 | Cao Lãnh - Lộ Tẻ | 29 | x |
|
38 | Lộ Tẻ - Rạch Sỏi | 51 | x |
|
Ghi chú:
* : là các dự án/ đoạn tuyến tùy vào điều kiện huy động nguồn lực trong quá trình triển khai, một số đoạn tuyến triển khai sau năm 2030.
PHỤ LỤC 2
DỰ KIẾN NHU CẦU QUỸ ĐẤT CHO CÁC TUYẾN CAO TỐC THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Danh mục dự án | Chiều dài (km) | Nhu cầu sử dụng đất (ha) | |||
Hiện trạng | Trước 2030 | Sau 2030 | Tổng | |||
1 | Cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) | 43 | - | 306 | - | 306 |
2 | Chi Lăng (Lạng Sơn) - Bắc Giang | 64 | 453 | 48 | - | 501 |
3 | Bắc Giang - cầu Phù Đổng (Hà Nội) | 46 | 325 | 69 | - | 394 |
4 | Cầu Phù Đổng (Hà Nội) - Pháp Vân (Hà Nội) | 14 | - | 120 | - | 120 |
5 | Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội) | 30 | 235 | 23 | - | 257 |
6 | Cầu Giẽ (Hà Nội) - Cao Bồ (Ninh Bình) | 50 | 354 | 75 | - | 429 |
7 | Cao Bồ - Mai Sơn (Ninh Bình) | 15 | 108 | 11 | - | 119 |
8 | Mai Sơn (Ninh Bình) - QL.45 (Thanh Hóa) | 63 | - | 496 | - | 496 |
9 | QL.45 - Nghi Sơn (Thanh Hóa) | 43 | - | 339 | - | 339 |
10 | Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Diễn Châu (Nghệ An) | 50 | - | 391 | - | 391 |
11 | Diễn Châu (Nghệ An) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh) | 49 | - | 383 | - | 383 |
12 | Bãi Vọt - Hàm Nghi (Hà Tĩnh) | 36 | - | 282 | - | 282 |
13 | Hàm Nghi - Vũng Áng (Hà Tĩnh) | 54 | - | 423 | - | 423 |
14 | Vũng Áng (Hà Tĩnh) - Bùng (Quảng Bình) | 58 | - | 454 | - | 454 |
15 | Bùng - Vạn Ninh (Quảng Bình) | 51 | - | 399 | - | 399 |
16 | Vạn Ninh (Quảng Bình) - Cam Lộ (Quảng Trị) | 68 | - | 532 | - | 532 |
17 | Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế) | 98 | 620 | 147 | - | 767 |
18 | La Sơn (Thừa Thiên Huế) - Hòa Liên (Đà Nẵng) | 66 | 417 | 99 | - | 516 |
19 | Hòa Liên - Túy Loan (Đà Nẵng) | 12 | - | 94 | - | 94 |
20 | Đà Nẵng - Quảng Ngãi | 127 | 899 | 95 | - | 994 |
21 | Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (Bình Định) | 88 | - | 673 | - | 673 |
22 | Hoài Nhơn - Quy Nhơn (Bình Định) | 69 | - | 540 | - | 540 |
23 | Quy Nhơn (Bình Định) - Chí Thạnh (Phú Yên) | 68 | - | 532 | - | 532 |
24 | Chí Thạnh (Phú Yên) - Vân Phong (Khánh Hòa) | 51 | - | 399 | - | 399 |
25 | Hầm đèo Cả (Phú Yên - Khánh Hòa) | 14 | - | 110 | - | 110 |
26 | Vân Phong - Nha Trang (Khánh Hòa) | 83 | - | 649 | - | 649 |
27 | Nha Trang - Cam Lâm (Khánh Hòa) | 49 | - | 383 | - | 383 |
28 | Cam Lâm (Khánh Hòa) - Vĩnh Hảo (Bình Thuận) | 79 | - | 618 | - | 618 |
29 | Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận) | 101 | - | 767 | - | 767 |
30 | Phan Thiết (Bình Thuận) - Dầu Giây (Đồng Nai) | 99 | - | 754 | - | 754 |
31 | Dầu Giây - Long Thành (Đồng Nai) | 21 | 149 | 47 | - | 196 |
32 | Long Thành (Đồng Nai) - Bến Lức (Long An) | 58 | 410 | 87 | - | 497 |
33 | Bến Lức (Long An) - Trung Lương (Tiền Giang) | 40 | 283 | 30 | - | 313 |
34 | Trung Lương - Mỹ Thuận (Tiền Giang) | 51 | 361 | 38 | - | 399 |
35 | Cầu Mỹ Thuận 2 | 7 | 55 | - | - | 55 |
36 | Mỹ Thuận (Vĩnh Long) - Cần Thơ | 23 | 163 | 17 | - | 180 |
37 | Cầu Cần Thơ 2 | 15 | - | 106 | - | 106 |
38 | Cần Thơ - Cà Mau | 109 | - | 477 | - | 477 |
39 | Tuyên Quang - Phú Thọ | 40 | - | 283 | - | 283 |
40 | Phú Thọ - Ba Vì (Hà Nội) | 55 | 177 | 253 | - | 430 |
41 | Ba Vì - Chợ Bến (Hòa Bình) | 57 | - | 446 | - | 446 |
42 | Chợ Bến (Hòa Bình) - Thạch Quảng (Thanh Hóa) | 62 | - | - | 439 | 439 |
43 | Thạch Quảng (Thanh Hóa) - Tân Kỳ (Nghệ An) | 173 | - | - | 1.224 | 1.224 |
44 | Tân Kỳ - Tri Lễ (Nghệ An) | 19 | - | - | 134 | 134 |
45 | Tri Lễ - Rộ (Nghệ An) | 40 | - | - | 283 | 283 |
46 | Ngọc Hồi (Kon Tum) - Pleiku (Gia Lai) | 90 | - | 704 | - | 704 |
47 | Pleiku (Gia Lai) - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) | 160 | - | 1.252 | - | 1.252 |
48 | Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) | 105 | - | 822 | - | 822 |
49 | Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) | 140 | - | 1.026 | - | 1.026 |
50 | Chơn Thành (Bình Phước) - Đức Hòa (Long An) | 84 | - | 657 | - | 657 |
51 | Đức Hòa - Thạnh Hóa (Long An) | 33 | - | 258 | - | 258 |
52 | Thanh Hóa - Tân Thạnh (Long An) | 16 | - | 125 | - | 125 |
53 | Tân Thạnh (Long An) - Mỹ An (Đồng Tháp) | 25 | - | 196 | - | 196 |
54 | Mỹ An - Nút giao An Bình (Đồng Tháp) | 26 | - | 203 | - | 203 |
55 | Nút giao An Bình (Đồng Tháp) - Lộ Tẻ (Cần Thơ) | 29 | 183 | 44 | - | 227 |
56 | Lộ Tẻ (Cần Thơ) - Rạch Sỏi (Kiên Giang) | 51 | 361 | 38 | - | 399 |
57 | Đại lộ Thăng Long | 30 | 212 | 23 | - | 235 |
58 | Hòa Lạc (Hà Nội) - Hòa Bình | 32 | 202 | 48 | - | 250 |
59 | Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La) | 83 | - | 587 | - | 587 |
60 | Mộc Châu - TP Sơn La (Sơn La) | 105 | - | 743 | - | 743 |
61 | TP Sơn La (Sơn La) - Điện Biên | 200 | - | - | 1.415 | 1.415 |
62 | Hà Nội - Yên Bái | 123 | 870 | 92 | - | 962 |
63 | Yên Bái - Lào Cai | 141 | 892 | 212 | - | 1.103 |
64 | Hà Nội - Thái Nguyên | 66 | 467 | 50 | - | 516 |
65 | Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) | 40 | 253 | 30 | - | 283 |
66 | Chợ Mới (Bắc Kạn) - Bắc Kạn | 31 | - | 219 | - | 219 |
67 | Bắc Kạn - Cao Bằng | 90 | - | - | 637 | 637 |
68 | Hà Nội - Hải Phòng | 105 | 822 | - | - | 822 |
69 | Hải Phòng - Hạ Long (Quảng Ninh) | 25 | 175 | 20 | - | 196 |
70 | Hạ Long - Vân Đồn (Quảng Ninh) | 60 | 425 | 45 | - | 470 |
71 | Vân Đồn - Móng Cái (Quảng Ninh) | 90 | 637 | 68 | - | 704 |
72 | Ninh Bình - Hải Phòng | 109 | - | 771 | - | 771 |
73 | Nội Bài (Hà Nội) - Bắc Ninh - Hạ Long (Quảng Ninh) | 146 | 114 | 899 | - | 1.013 |
74 | Tiên Yên (Quảng Ninh) - Đồng Đăng (Lạng Sơn) | 100 | - | - | 708 | 708 |
75 | Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) | 115 | - | 814 | - | 814 |
76 | Chợ Bến (Hòa Bình) - Yên Mỹ (Hưng Yên) | 45 | - | - | 318 | 318 |
77 | Phủ Lý (Hà Nam) - Nam Định | 50 | 82 | 136 | 136 | 354 |
78 | Hưng Yên - Thái Bình | 70 | - | - | 495 | 495 |
79 | Tuyến nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Hà Giang | 81 | - | 573 | - | 573 |
80 | Bảo Hà (Lào Cai) - Lai Châu | 203 | - | - | 1.436 | 1.436 |
81 | Tuyên Quang - Hà Giang | 165 | - | - | 1.167 | 1.167 |
82 | Vành đai 3 Thành phố Hà Nội | 55 | - | 430 | - | 430 |
83 | Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội | 102 | - | 801 | - | 801 |
84 | Vành đai 5 Vùng Thủ đô Hà Nội | 272 | - | 2.097 | - | 2.097 |
85 | Vinh - Thanh Thủy (Nghệ An) | 85 | - | 665 | - | 665 |
86 | Vũng Áng (Hà Tĩnh) - Cha Lo (Quảng Bình) | 115 | - | - | 814 | 814 |
87 | Cam Lộ - Lao Bảo (Quảng Trị) | 70 | - | 495 | - | 495 |
88 | Quy Nhơn (Bình Định) - Pleiku (Gia Lai) | 180 | - | - | 1.274 | 1.274 |
89 | Pleiku - Lệ Thanh (Gia Lai) | 50 | - | - | 354 | 354 |
90 | Đà Nẵng - Thạnh Mỹ - Ngọc Hồi - Bờ Y (Kon Tum) | 281 | - | - | 1.988 | 1.988 |
91 | Quảng Nam - Quảng Ngãi | 100 | - | - | 708 | 708 |
92 | Phú Yên - Đắk Lắk | 220 | - | - | 1.557 | 1.557 |
93 | Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) | 130 | - | 920 | - | 920 |
94 | Liên Khương (Lâm Đồng) - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) | 115 | - | - | 814 | 814 |
95 | Nha Trang (Khánh Hòa) - Liên Khương (Lâm Đồng) | 85 | - | - | 601 | 601 |
96 | Dầu Giây - Tân Phú (Đồng Nai) | 60 | - | 425 | - | 425 |
97 | Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) | 67 | - | 474 | - | 474 |
98 | Bảo Lộc - Liên Khương (Lâm Đồng) | 74 | - | 509 | - | 509 |
99 | Liên Khương - Prenn (Lâm Đồng) | 19 | 134 | - | - | 134 |
100 | Biên Hòa - Long Thành (Đồng Nai) | 17 | - | 133 | - | 133 |
101 | Long Thành (Đồng Nai) - Tân Hiệp | 13 | - | 120 | - | 120 |
102 | Tân Hiệp - TP Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) | 24 | - | 180 | - | 180 |
103 | TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (Đồng Nai) | 30 | 212 | 68 | - | 280 |
104 | TP Hồ Chí Minh - Chơn Thành (Bình Phước) | 60 | - | 470 | - | 470 |
105 | Chơn Thành - Hoa Lư (Bình Phước) | 70 | - | - | 548 | 548 |
106 | TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh) | 50 | - | 391 | - | 391 |
107 | Gò Dầu - Xa Mát (Tây Ninh) | 65 | - | - | 460 | 460 |
108 | Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng | 150 | - | - | 1.061 | 1.061 |
109 | Châu Đốc (An Giang) - Cần Thơ - Sóc Trăng | 191 | - | 1.384 | - | 1.384 |
110 | Hồng Ngự (Đồng Tháp) - Trà Vinh | 188 | - | 212 | 1.118 | 1.330 |
111 | Hà Tiên (Kiên Giang) - Rạch Giá - Bạc Liêu | 212 | - | 542 | 607 | 1.150 |
112 | Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh | 92 | - | 789 | - | 789 |
113 | Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh | 199 | - | 1.689 | - | 1.689 |
|
| 9.014 | 11.050 | 35.445 | 20.294 | 66.789 |
________________
1 Giai đoạn 2017 - 2020 (653 km), giai đoạn 2021 - 2025 (729 km), đoạn Hòa Liên - Túy Loan (12 km), đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ (23 km)