Quyết định 2318/QĐ-BGTVT 2021 nhiệm vụ, dự toán lập Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 2318/QĐ-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2318/QĐ-BGTVT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Xuân Sang |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 31/12/2021 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chi hơn 163 tỷ lập Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, nước cảng biển 2021-2030
Ngày 31/12/2021, Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định 2318/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán lập Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cụ thể, Cục Hàng hải Việt Nam là cơ quan lập quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Phạm vi, đối tượng: Bao gồm toàn bộ vùng đất, vùng nước đảm bảo phục vụ hoạt động khai thác hiệu quả của các cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam.
Ngoài ra, tổng chi phí lập quy hoạch là hơn 163,5 tỷ đồng, trong đó có: Chi phí khảo sát lập quy hoạch; Chi phí lập quy hoạch; Chi phí dự phòng; Chi phí lập Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là tạm tính; sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác. Thời hạn lập quy hoạch: Năm 2022 - 2023.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 2318/QĐ-BGTVT tại đây
tải Quyết định 2318/QĐ-BGTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2318/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán lập quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
________
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Bộ luật hàng hải năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 56/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ các Thông tư: số 33/2021/TT-BGTVT ngày 15/12/2021 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về định mức cho hoạt động quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trong lĩnh vực giao thông vận tải; số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; số 20/2019/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị; số 40/2017/TT-BTC ngày 28 ngày 4 tháng 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị; các quy định có liên quan;
Căn cứ Quyết định số 792/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc giao nhiệm vụ lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành hàng hải thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam tại các Tờ trình: số 1873/TTr-CHHVN ngày 01 tháng 6 năm 2020 về việc xin phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 5410/TTr-CHHVN ngày 30 tháng 12 năm 2021 về việc xin phê duyệt dự toán chi phí lập Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 1547/KHĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
1. Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi, đối tượng quy hoạch:
a) Tên quy hoạch: Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
b) Thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch được lập cho thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
c) Phạm vi, đối tượng quy hoạch: Bao gồm toàn bộ vùng đất, vùng nước đảm bảo phục vụ hoạt động khai thác hiệu quả của các cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam.
2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch:
- Triển khai cụ thể hóa chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ để phát triển chi tiết các nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước và các quy hoạch khác có liên quan đến phát triển cảng biển.
- Đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia, tận dụng tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên để phát triển hệ thống cảng biển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế; đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch vùng đất, vùng nước phục vụ phát triển cảng biển phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương và khu vực, tạo điều kiện phát huy chức năng, hiệu quả khai thác cảng biển và thúc đẩy các hoạt động kinh tế;
- Đề xuất các giải pháp quản lý, thực hiện quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cảng trên từng địa bàn, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong đầu tư, khai thác cảng biển; đồng bộ giữa phát triển hạ tầng cảng biển và hạ tầng giao thông kết nối, giữa khai thác cảng biển và các dịch vụ sau cảng, tăng tính liên kết ngành, liên kết vùng trong phát triển cảng biển để góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia, giảm chi phí logistics.
3. Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch:
a) Yêu cầu về nội dung quy hoạch:
- Rà soát, tận dụng số liệu nghiên cứu trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quy hoạch chuyên ngành liên quan đang triển khai để cập nhật vào các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành hàng hải. Triển khai lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành hàng hải theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và các văn bản hướng dẫn”.
- Đánh giá, kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của các báo cáo quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt thời kỳ trước.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá chi tiết về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh, thực trạng phân bố và sử dụng không gian của kết cấu hạ tầng cảng biển trên từng địa bàn.
- Dự báo nhu cầu hàng hóa thông qua, phân bổ lượng hàng hóa cho từng bến cảng, khu bến cảng trong cảng biển;
- Xác định quy mô chi tiết về liên kết ngành, liên kết vùng trong thực trạng phát triển từng khu vực cảng biển:
+ Xác định chi tiết quy mô kết nối giữa kết cấu hạ tầng cảng biển với kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác trên từng địa bàn, đảm bảo tính đồng bộ của mạng lưới cảng biển, kết nối giữa cảng biển với các phương thức vận tải (đường biển, đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy nội địa), kết nối vùng, kết nối đối ngoại (với các quốc gia khác), kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm logistics, cảng cạn. Sự đồng bộ giữa hạ tầng cảng biển và hạ tầng phụ trợ gồm hạ tầng báo hiệu hàng hải...;
+ Xác định chi tiết nhu cầu sử dụng đất đồng bộ với các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia và các quy hoạch khác có liên quan, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với từng khu vực cảng biển, những cơ hội và thách thức đối với phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển của từng khu vực; khả năng ứng dụng công nghệ, trang thiết bị và vận hành khai thác của mỗi khu vực;
- Xác định quy mô phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển trên cơ sở cân đối với khả năng của các nguồn lực; đồng bộ với phát triển hạ tầng kết nối.
- Phương án phát triển chi tiết vùng đất, vùng nước cảng biển đối với mỗi khu vực cảng biển bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Xác định không gian phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển;
+ Xác định vị trí, quy mô, công năng, diện tích vùng đất, vùng nước, diện tích kho bãi, khu vực hậu cần bến cảng; phân bổ các khu công năng của cảng biển trong phạm vi vùng đất, vùng nước được quy hoạch; công suất thiết kế của các cầu cảng, bến cảng; xác định thông số kỹ thuật cơ bản luồng tàu, cỡ tàu chuẩn hàng hải trên luồng;
+ Xác định vị trí, thông số kỹ thuật cơ bản cầu cảng, bến cảng, các công trình hạ tầng hàng hải công cộng; xác định quy mô, vị trí các công trình phục vụ quản lý nhà nước;
+ Giải pháp về quản lý khai thác và bảo đảm an toàn đối với vùng đất, vùng nước cảng biển;
+ Bố trí sơ bộ mặt bằng vùng đất, vùng nước cảng biển.
- Xác định nhu cầu sử dụng đất (bao gồm cả đất có mặt nước) cho phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích có liên quan.
- Xây dựng kế hoạch giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án ưu tiên đầu tư, đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực.
- Xác định nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên đầu tư;
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch; dự kiến nguồn vốn đầu tư luồng tuyến, bến cảng.
b) Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch: Đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, độ tin cậy của phương pháp tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch.
4. Thời hạn lập quy hoạch: Năm 2022 - 2023.
5. Yêu cầu về hồ sơ quy hoạch: Xây dựng báo cáo quy hoạch; xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch, các bản đồ, sơ đồ theo yêu cầu chung của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch và các quy định liên quan.
6. Chi phí lập quy hoạch
- Giá trị kinh phí: 163.522.259.553 đồng (một trăm sáu mươi ba tỷ, năm trăm hai mươi hai triệu, hai trăm năm mươi chín nghìn, năm trăm năm mươi ba đồng).
Trong đó:
+ Chi phí khảo sát lập quy hoạch: 63.976.505.670 đồng;
+ Chi phí lập quy hoạch: 91.758.979.619 đồng;
+ Chi phí dự phòng: 7.786.774.264 đồng.
+ Chi phí lập Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là tạm tính; sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm cập nhật, tận dụng những kết quả nghiên cứu của Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các nghiên cứu có liên quan và kịp thời báo cáo Bộ GTVT (khi đảm bảo cơ sở) để xem xét điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi phí lập Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
7. Tổ chức thực hiện:
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Bộ Giao thông vận tải.
- Cơ quan lập quy hoạch: Cục Hàng hải Việt Nam.
- Tổ chức tư vấn lập quy hoạch: Lựa chọn theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm:
- Tiếp thu các ý kiến thẩm định trong báo cáo thẩm định số 1547/KHĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Vụ Kế hoạch - Đầu tư để tổ chức thực hiện, kiểm soát công tác lập quy hoạch.
- Thực hiện trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch để tổ chức lập quy hoạch đảm bảo chất lượng, tiến độ; thực hiện việc thanh, quyết toán chi phí lập quy hoạch tuân thủ quy định của pháp luật.
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành để đảm bảo tính thống nhất với quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng và các quy hoạch liên quan trong quá trình lập Quy hoạch, đảm bảo chất lượng, tiến độ yêu cầu.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch - Đầu tư, Môi trường, Tài chính; Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |