Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1664:2007 ISO 7764:2006 Quặng sắt-Chuẩn bị mẫu thử đã sấy sơ bộ để phân tích hóa học

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1664:2007

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1664:2007 ISO 7764:2006 Quặng sắt-Chuẩn bị mẫu thử đã sấy sơ bộ để phân tích hóa học
Số hiệu:TCVN 1664:2007Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường
Năm ban hành:2007Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 1664:2007

ISO 7764:2006

QUẶNG SẮT - CHUẨN BỊ MẪU THỬ ĐÃ SẤY SƠ BỘ ĐỂ PHÂN TÍCH HÓA HỌC

Iron ores - Preparation of predried test samples for chemical analysis

Lời nói đầu

TCVN 1664:2007 thay thế TCVN 1664:1986.

TCVN 1664:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 7764:2006.

TCVN 1664:2007 do Tiểu ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC102/SC2 Quặng sắt - Phân tích hóa học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

QUẶNG SẮT - CHUẨN BỊ MẪU THỬ ĐÃ SẤY SƠ BỘ ĐỂ PHÂN TÍCH HÓA HỌC

Iron ores - Preparation of predried test samples for chemical analysis

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn bị các mẫu thử từ quặng sắt nguyên khai, tinh quặng và sắt kết khối, kể cả các sản phẩm thiêu kết, đã được sấy sơ bộ dùng để xác định giá trị phân tích của các thành phần ở trạng thái khô.

Phương pháp này không áp dụng cho các loại quặng sau:

a) quặng qua xử lý có chứa kim loại sắt (sắt hoàn nguyên trực tiếp);

b) quặng nguyên khai hoặc quặng qua đã xử lý trong đó hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn 0,2 %, khối lượng;

c) quặng nguyên khai hoặc quặng qua đã xử lý trong đó hàm lượng nước liên kết lớn hơn 2,5 %, khối lượng.

Chú thích 1 Lượng mất khi nung còn có thể được xác định bằng cách ước lượng hàm lượng nước liên kết.

Khi không áp dụng phương pháp này, sử dụng ISO 2596 Quặng sắt - Xác định độ ẩm lưu trong mẫu phân tích - Phương pháp phân tích khối lượng, phương pháp Karl Fischer và phương pháp hao hụt khối lượng.

Chú thích 2 Phòng thí nghiệm có thể quyết định áp dụng ISO 2596 đối với tất các các mẫu để xác định khối lượng mẫu khô.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

ISO 3082 Iron ores - Sampling and sample preparation procedure (Quặng sắt - Quy trình lấy mẫu và chuẩn bị mẫu).

3. Nguyên tắc

Mẫu thử được sấy ở nhiệt độ 105oC đến khối lượng không đổi.

4. Thiết bị và vật liệu

Các thiết bị, dụng cụ thường dùng trong phòng thí nghiệm, và các thiết bị sau.

4.1. Cân, có khả năng cân chính xác đến 0,0001 g.

4.2. Tủ sấy, có khả năng chứa được nhiều lọ cân (4.3) khác nhau và duy trì nhiệt độ trong khoảng 105oC ± 2oC.

4.3. Lọ cân, có dung tích 10 ml và khối lượng không quá 6 g, có đường kính không nhỏ hơn 50 mm.

Chú thích Các kích thước trên là gần đúng và dùng để tham khảo.

Các lọ này được làm bằng thủy tinh thông dụng có nút nhám, hoặc là các bình chứa bằng nhựa phù hợp có nút kín khít. Các bình chứa bằng nhựa phải chịu được nhiệt độ 105oC ± 2oC, làm bằng polypropylen là phù hợp.

4.4. Chất hút ẩm silicagen, tự chỉ thị, đã làm khô ở 105oC trong 4 giờ.

4.5. Bình hút ẩm, được làm bằng thủy tinh boro-silica hoặc bằng nhựa phù hợp, có đường kính trong từ 150 mm đến 250 mm, có van chân không, để rút không khí. Miệng bình có thể được bôi trơn bằng một lớp mỏng silicon hoặc mỡ dầu mỏ.

Hàng tuần phải thay silicagel khô (4.4) từ 150 g đến 200 g.

5. Lấy mẫu và mẫu thử

Sử dụng mẫu phòng thí nghiệm có cỡ hạt nhỏ hơn 100 mm, được lấy và chuẩn bị theo ISO 3082.

Mẫu thử phải được trộn đều ngay trước khi sử dụng.

6. Cách tiến hành

Làm khô lọ cân (4.3) và nắp ở nhiệt độ 105oC ± 2oC và để nguội trong bình hút ẩm (4.5). Lấy phần mẫu thử không lớn hơn 10 g từ mẫu thử phòng thí nghiệm đã được trộn đều và cho vào lọ cân khô (xem đoạn thứ ba của điều này). Rải đều phần mẫu thử trong lọ cân

Làm khô lọ chưa đậy nắp có phần mẫu thử và nắp trong tủ sấy phòng thí nghiệm (4.2) trong 2 giờ ở nhiệt độ 105oC ± 2oC. Đậy nắp lọ cân, chuyển vào bình hút ẩm và để nguội đến nhiệt độ phòng (từ 20 phút đến 30 phút). Mở hé nắp và đậy lại ngay, sau đó cân lọ (có nắp) cân chính xác đến 0,0001 g (m1).

Mẫu thử phải được lấy từ nhiều mẫu đơn, sao cho đảm bảo mẫu là đại diện cho toàn bộ khối lượng trong bình chứa.

Chuyển nhanh phần mẫu thử vào cốc sau đó cân lọ cân và nắp (m2).

Khối lượng phần mẫu thử là hiệu số giữa hai khối lượng, m1 và m2.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi