Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 134:1977 Vòng đệm-Yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 134:1977

Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 134:1977 Vòng đệm-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 134:1977Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1977Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 134 - 77

VÒNG ĐỆM - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Washers  fechnical requirements

TCVN 134-77 được ban hành để thay thế TCVN 134-63.

1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các vòng đệm tròn (TCVN 2061-77 ; TCVN 132-77 ; TCVN 2060-77), vòng đệm nghiêng, vòng đệm dùng cho trục có gờ và các vòng đệm hãm (TCVN 347-70, TCVN 348-70, TCVN 346-70, TCVN 350-70).

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Hình dạng, kích thước, sai lệch giới hạn và độ nhẵn bề mặt của vòng đệm phải theo những yêu cầu đã được quy định trong các tiêu chuẩn Nhà nước về kích thước.

2.2. Mác vật liệu và ký hiệu quy ước của loại vật liệu, tên gọi và ký hiệu quy ước của lớp mạ, phủ của vòng đệm phải theo những chỉ dẫn trong bảng. Ví dụ về ký hiệu quy ước của vòng đệm được nêu trong phụ lục

2.3. Theo đơn đặt hàng của khách hàng cho phép dùng vật liệu và lớp mạ, phủ khác với chỉ dẫn trong bảng.

2.4. Sai lệch về hình dạng hình học:

a) Độ không phẳng của vòng đệm – không lớn hơn 10% chiều dày của vòng đệm.

b) Độ không thẳng góc của mặt cạnh so với mặt tựa: đối với vòng đệm theo TCVN 2061 – 77; TCVN 132 – 77; TCVN 2060 – 77 và vòng đệm dùng cho trục có gờ, có chiều dày lớn hơn 3 mm.

- Không lớn hơn 60, đối với kiểu 1

- Không lớn hơn 30, đối với kiểu 2

đối với vòng đệm nghiêng – không lớn hơn 50

2.5. Cho phép chế tạo vòng đệm theo TCVN 2061-77; TCVN 132-77 ; TCVN 2060-77 và vòng đệm dùng cho trục có gờ kiểu 2 không có cạnh vát, hoặc có mép lượn tròn với bán kính bằng kích thước “C”.

2.6. Bề mặt của vòng đệm không được có vết nứt, rò, vết xước, gỉ, mép sắc, ba via và những khuyết tật khác không cho phép trong yêu cầu kỹ thuật của vật liệu khởi phẩm.

2.7. Cho phép có ria thừa, vết xước, chỗ khuyết và sự gián đoạn kim loại ở mặt cạnh khi chế tạo vòng đệm, những khuyết tật này không được làm cho kích thước của vùng đệm vượt ra ngoài sai lệch giới hạn.

2.8. Sai lệch giới hạn của chiều dày vòng đệm, và độ nhẵn của mặt tựa được quy định theo tiêu chuẩn tương ứng về vật liệu khởi phẩm hoặc theo bản vẽ thiết kế đã được trình duyệt.

Vật liệu

Lớp mạ, phủ

Loại

Ký hiệu quy ước

Mác

Ký hiệu quy ước mác (nhóm)

Tên gọi

Ký hiệu quy ước

1

2

3

4

5

6

Thép cácbon

0

08,08 K

10,10 K

01

Không mạ, phủ

Kẽm có crômát hoá

Cadimi có crômat hoá

Ba lớp đồng – niken-crôm

Ôxýt

Phốt phát có tẩm dầu

Kẽm

00

01

02

04

05

06

09

Cr 3, Cr 3 K

02

15

03

20

04

35

05

45

06

Thép hợp kim

 

40X

30X CA

11

Thép không gỉ

3

X 18H 3T

X 18H 10T

 

21

Không mạ, phủ

Đồng

Thụ động

00

08

11

2X13

22

Đồng thau

63

C59 - 1

32

Không mạ, phủ

Ni ken

Hai lớp: niken

Crôm

Thiếc

Thụ động

Bạc

00

03

 

04

07

11

12

63

Kháng từ

33

Đồng thanh

AM  9-2

34

Không mạ, phủ

Ni ken

Thụ động

Bạc

00

03

11

12

Đồng

M 3

38

Hợp kim nhôm

AM 5

31

Không mạ, phủ

Ôxýt (tức Anốt) có cromat hoá

00

10

1, 16

35

A 1

37

+ Tạm thời dùng vật liệu theo chuẩn Nhà nước của Liên Xô cho tới khi ban hành tiêu chuẩn Nhà nước về vật liệu.

2.9. Theo đơn đặt hàng của khách hàng, vòng đệm có thể được nhiệt luyện.

3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

3.1. Độ không phẳng của vòng đệm (điều 1.4a) được kiểm tra bằng ka líp xẻ rãnh. Ka líp xẻ rãnh có chiều dài không được nhỏ hơn đường kính ngoài của vòng đệm được kiểm tra, chiều rộng rãnh phải bằng chiều dày danh nghĩa của vòng đệm cộng với dung sai về độ không phẳng, chiều sâu rãnh bằng khoảng 1/3 đường kính ngoài của vòng đệm.

Vòng đệm được kiểm tra, phải qua lọt được ka líp xẻ rãnh với một lực không lớn hơn 20N.

3.2. Độ không thẳng góc của mặt cạnh đối với mặt tựa (điều 1.4 b) được kiểm tra bằng dưỡng, thước đo góc, hay dụng cụ đo vạn năng.

3.3. Cánh, cửa của vòng đệm hãm không được gãy, nứt khi bẻ gập 2 lần dưới 1 góc 900.

3.4. Chất lượng lớp mạ được kiểm tra theo phương pháp đã được thoả thuận giữa nhà máy chế tạo và khách hàng.

4. QUY TẮC NGHIỆM THU, BAO GÓI VÀ GHI NHÃN

Quy tắc nghiệm thu, bao gói và ghi nhãn theo TCVN 128-63.

 

PHỤ LỤC

KÝ HIỆU QUY ƯỚC CỦA VÒNG ĐỆM

1. Vòng đệm tròn, vòng đệm nghiêng, vòng đệm hãm và vòng đệm dùng cho trục có gân nên ký hiêu theo sơ đồ sau

Vòng đệm 2.  12.  01.  059.  TCVN.  .  .

2. Vòng đệm có vật liệu và lớp mạ, phủ không quy định trong tiêu chuẩn này, nên ký hiệu theo sơ đồ sau:

Vòng đệm 2.  12.  OX18H12T  Ti  9  TCVN.  .  .

3. Không cần ghi ký hiệu cho kiểu 1, chiều dày của vòng đệm nghiêng, loại lớp mạ phủ 00 (không lớp mạ phủ).

4. Chiều dày vòng đệm theo TCVN 132 – 77, TCVN 2060 – 77 chỉ được ghi trong ký hiệu trong trường hợp sử dụng chiều dày vòng đệm không có trong bảng của tiêu chuẩn kích thước.

Ví dụ:

Vòng đệm 2. 12x4. 01. 059 TCVN 134 – 77.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi