Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông báo 216/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về việc Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng về các giải pháp chỉ đạo điều hành giá cả, thị trường
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 216/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 216/TB-VPCP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Quốc Huy |
Ngày ban hành: | 30/10/2007 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
tải Công văn 216/TB-VPCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 216/TB-VPCP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2007 |
THÔNG BÁO
Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng
về các giải pháp chỉ đạo điều hành giá cả, thị trường
Ngày 26 tháng 10 năm 2007, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ bàn về vấn đề giá cả, thị trường và kiềm chế lạm phát. Sau khi nghe lãnh đạo các Bộ và cơ quan báo cáo tình hình giá cả thị trường 10 tháng đầu năm 2007, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã kết luận như sau:
Thời gian qua, theo chỉ đạo của Chính phủ, các cấp, các ngành đã triển khai nhiều biện pháp để kiểm soát thị trường, giá cả; tuy nhiên, mức tăng giá tiêu dùng tháng 10 năm 2007 vẫn còn cao. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do giá thế giới một số nguyên, vật liệu chủ yếu như xăng, dầu, thép xây dựng tăng cao đã ảnh hưởng đến giá cả thị trường trong nước; thiên tai xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh miền Trung và Tây Bắc đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp; việc thực hiện các giải pháp kiểm soát giá cả, thị trường tại mỗi cấp, mỗi ngành đạt hiệu quả chưa cao. Để đạt mục tiêu kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm 2007 thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế như kế hoạch đã đặt ra, trên cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường, các Bộ, ngành và địa phương cần tập trung thực hiện quyết liệt việc kiểm soát giá tiêu dùng trong hai tháng còn lại của năm 2007, tập trung vào các nhóm giải pháp sau đây:
1. Nhóm giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu hàng hoá
- Các Bộ, ngành phối hợp với các địa phương tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, lũ lụt, bảo đảm tiến độ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân tại các vùng bị bão, lũ, lụt. Trước hết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính phối hợp với các địa phương rà soát tình hình bảo đảm lương thực và đời sống nhân dân tại các vùng bị ảnh hưng của thiên tai vừa qua, nơi nào thiếu, đói, trình Thủ tướng Chính phủ xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho dân, không để người dân bị đói.
- Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành lượng xuất khẩu gạo năm 2007 theo đúng kế hoạch đề ra.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo sản xuất vụ Đông, bảo đảm sản lượng lương thực theo chỉ tiêu đề ra; chỉ đạo tập trung sản xuất các loại rau, màu, thực phẩm, bảo đảm đủ cho tiêu dùng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình cung cầu về thực phẩm để chủ động có biện pháp cân đối, nhất là những tháng trước và sau Tết Nguyên đán Mậu Tý.
- Bộ Tài chính xem xét việc giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc để bảo đảm nguồn hàng và yêu cầu điều hành giá cả thực phẩm. Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho sản xuất, lưu thông bảo đảm đủ hàng cho dự trữ và cân đối cung câu.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương bảo đảm cân đối, đáp ứng đủ nhu cầu phân bón cho sản xuất; kiểm soát chặt chẽ việc bán hàng của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón trong nước, không để giá phân bón tăng bất hợp lý.
- Bộ Công Thương chỉ đạo các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty nhà nước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, bảo đảm cung ứng đử than, thép xây đựng, gas cho sản xuất và tiêu dùng.
- Bộ Xây dựng chủ trì rà soát cung cầu về xi măng và vật liệu xây dựng; chỉ đạo sản xuất và kinh doanh, bảo đảm nguồn hàng cung ứng cho thị trường, nhất là trong những tháng cuối năm, nhu cầu cho đầu tư sẽ tăng mạnh.
- Bộ Xây dựng khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về bình ổn thị trường, giá cả bất động sản. Tập trung chỉ đạo các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giao đất, xây dựng, hoàn thành các công trình, dự án, tăng cung ra thị trường cùng với việc tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường, giá cả bất động sản thật sự công khai, minh bạch để các nhà đầu tư, người dân có nhu cầu dễ dàng tiếp cận, góp phần chừng đầu cơ, nâng giá bất hợp lý.
- Bộ Tài chính nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính liên quan đến bất động sản nhằm góp phần bình ổn thị trường theo hướng công bằng và hiệu quả; nghiên cứu ban hành thuế sở hữu bất động sản theo nguyên tắc đánh thuế lũy tiến đối với trường hợp sở hữu nhiều bất động sản, có nhà đất nhưng không đưa vào khai thác sử dụng hoặc mua đi bán lại nhiều lần trong thời gian ngắn để hạn chế đầu cơ, tăng nguồn thu cho ngân sách.
2. Nhóm giải pháp thuộc chính sách tiền tệ
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giải pháp đảm bảo khả năng kiểm soát tổng phương tiện thanh toán. Tiếp tục mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước; đồng thời, phối hợp với Bộ Tài chính triển khai phát hành tín phiếu để cơ cấu lại tín phiếu có kỳ hạn ngắn kết hợp với phát hành trái phiếu Chính phù, trái phiếu kho bạc để giảm tồng lượng tiền trong lưu thông, bảo đảm tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý. Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường và tiền tệ, chủ động thực hiện biện pháp điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất tín phiếu ở mức phù hợp. Tiếp tục tăng cường việc thanh tra, giám sát, kiểm soát cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán của các tổ chức tín dụng theo Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính giám sát chặt chẽ luồng ngoại tệ ra, vào thị trường trong nước, đánh giá đúng tình trạng cung cầu ngoại tệ để có biện pháp điều hành thích hợp. Điều hành tỷ giá ngoại tệ theo hướng tỷ giá VND/USD biến động sát với cung cầu ngoại tệ, không để tăng giá hoặc mất giá quá mức đồng tiền Việt
- Bộ Tài chính khẩn trương triển khai ngay trong tháng 11 kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ; chỉ đạo đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo đề án cổ phần hoá đã được phê duyệt.
3. Nhóm giải pháp trực tiếp kiểm soát thị trường và kiện toàn hệ thống phân phối
- Các Bộ, ngành, địa phương tập trung kiểm soát giá các mặt hàng đang có xu hướng tăng cao (như lương thực, thực phẩm, phân bón, thuốc chữa bệnh, sắt thép, sữa, gas), các mặt hàng đã được hạ thuế nhập khẩu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, định giá bất hợp lý, không chấp hành các quy định về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; đồng thời, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm.
- Bộ Công thương chỉ đạo các doanh nghiệp trong thời gian này không tăng giá bán lẻ xăng, dầu; đồng thời, điều hành việc nhập khẩu xăng, dầu đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường trong nước. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu phải xác định rõ tinh thần sẻ chia trách nhiệm cùng Nhà nước và người tiêu dùng trước những biến động phức tạp của thị trường hiện nay.
Bộ Tài chính bố trí kinh phí để cấp bù lỗ kịp thời đối với kinh doanh dầu.Trường hợp chưa xác định được mức bù lỗ của cả năm thì cho tạm ứng để các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu có vốn hoạt động.
- Bộ Y tế chủ trì việc rà soát các quy định đối với sản xuất và kinh doanh dược phẩm, phối hợp với các cơ quan, địa phương kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành kỷ luật thuế và giá, nhất là các quy định về kê khai, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách thuế và quản lý giá thuốc.
- Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các Hiệp hội ngành hàng tổ chức tốt hệ thống phân phối, đảm bảo hoạt động thông suốt, đáp ứng đủ hàng cho thị trường, đặc biệt chú ý việc lưu thông hàng hoá tại các vùng khó khăn, vùng bị thiên tai do bão, lũ, lụt; chỉ đạo Tổ điều hành thị trường trong nước theo dõi sát, nắm chắc tình hình biến động cung cầu và giá cả hàng hoá, kịp thời đề xuất với các cơ quan chức năng và Chính phủ thực hiện các giải pháp để kiềm chế tăng giá.
4. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng phối hợp với các cơ quan hữu quan chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư và tiến độ giải ngân.
5. Bộ Công Thương, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện ngay việc tuyên truyền để người dân có thông tin chính xác và ủng hộ các biện pháp điều hành thị trường, giá cả của Nhà nước; phối hợp với các địa phương, các Hiệp hội ngành hàng triển khai các hoạt động hướng dẫn tiêu dùng, mở hội chợ, khuyến mại, bán hàng hạ giá... để chủ động tạo tâm lý ổn định, tích cực cho người tiêu dùng, hạn chế tối đa tác động tâm lý gây tăng giá thị trường; định kỳ tổ chức giao ban báo chí về tình hình giá cả, thị trường.
Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân đưa những thông tin không đúng, sai lệch, gây tâm lý bất an, làm cho giá cả và thị trường mất ổn định.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: - Ban Bí Thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Websìte Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTTH (5b). M.260 |
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM (Đã ký) Nguyễn Quốc Huy |