Thông tư liên tịch 31/2005/TTLT-BLĐTBXH-BCA của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Công an về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 05/4/2005 của Chính phủ quy định về việc đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 31/2005/TTLT-BLĐTBXH-BCA
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 31/2005/TTLT-BLĐTBXH-BCA | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Đàm Hữu Đắc; Lê Thế Tiệm |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 25/10/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự, Y tế-Sức khỏe, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Xử lý người nghiện ma tuý, người bán dâm - Theo Thông tư liên tịch số 31/2005/TTLT-BLĐTBXH-BCA ban hành ngày 25/10/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 43/2005/NĐ-CP quy định về việc đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Công an hướng dẫn như sau: gái bán dâm 2 lần một năm được coi là thường xuyên. Gái bán dâm từ 16 đến 55 tuổi không có nơi cư trú nhất định, bị bắt quả tang bán dâm, hoặc bị phát hiện đi khách từ 2 lần trở lên trong 12 tháng thì bị tạm giữ tối đa 15 ngày... Ngoài ra, người nghiện ma tuý từ 12 tuổi trở lên, bị bắt quả tang sử dụng trái phép chất ma tuý cũng bị đưa vào nơi lưu trú tạm thời. Khái niệm "bị bắt quả tang sử dụng trái phép chất ma tuý" được hiểu là đang hút, hít, uống, chích các chất ma tuý, hoặc đã thực hiện xong hành vi, nhưng đang trong trạng thái bị phê thuốc, xốc thuốc và xét nghiệm cho kết quả dương tính. Nơi tạm giữ là các cơ sở chữa bệnh do ngành lao động quản lý... Công an xã, phường, thị trấn trực tiếp phát hiện người bán dâm, người nghiện ma túy thì sẽ lập biên bản và hồ sơ báo cáo chủ tịch UBND cùng cấp trước khi chuyển lên công an cấp huyện quyết định đưa người vào nơi lưu trú tạm thời. Nếu phát hiện đối tượng đang có thai, có giấy chứng nhận của bệnh viện hoặc trung tâm y tế cấp huyện trở lên, thì cơ quan công an phải thả người... Trường hợp qua xác minh thấy gái bán dâm, người nghiện ma tuý có nơi cư trú nhất định thì công an cấp huyện phải làm thủ tục chuyển đối tượng về quản lý tại gia đình và cộng đồng. Nếu đối tượng khiếu nại về quyết định lưu trú tạm thời thì phải được xác minh ngay. Nếu đúng là oan sai thì trưởng công an cấp huyện, nơi đã ra quyết định đưa đối tượng vào lưu trú tạm thời, phải có văn bản xác nhận và đưa ngay người đó về cộng đồng. Người bị bắt oan được bồi thường thiệt hại... Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch 31/2005/TTLT-BLĐTBXH-BCA tại đây
tải Thông tư liên tịch 31/2005/TTLT-BLĐTBXH-BCA
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
của
Bộ Lao động - Thương
và xã hội và Bộ Công an
số 31/2005/TTLT-BLĐTBXH- BCA ngày
25 tháng 10 năm 2005
Hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định
số 43/2005/NĐ-CP
ngày 5 tháng
4 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc
đưa người
nghiện
ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định
vào lưu
trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
-------------
Thi
hành Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 5/4/2005 của
Chính phủ quy định việc đưa người
nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất
định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở
chữa bệnh (sau đây gọi tắt là Nghị định
số 43/2005/NĐ-CP), sau khi
thống nhất với Bộ Tài chính và Bộ Y tế, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định
số 43/2005/NĐ-CP như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG BỊ ĐƯA VÀO LƯU TRÚ TẠM
THỜI TẠI CƠ SỞ CHỮA BỆNH
1.
Việc xác định người nghiện ma tuý, người
bán dâm để đưa vào lưu trú tạm thời tại
cơ sở chữa bệnh phải thực hiện theo đúng
quy định tại Điều 2 Nghị định số
43/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
2.
Người nghiện ma tuý, người bán dâm mà không có nơi
cư trú nhất định bị đưa vào lưu trú
tạm thời tại cơ sở chữa bệnh bao gồm:
2.1.
Người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi trở
lên bị bắt quả tang sử dụng trái phép chất
ma tuý:
"Bị
bắt quả tang sử dụng trái phép chất ma tuý" được
hiểu là một trong các trường hợp sau:
a)
Đang hút, hít, uống, chích các chất ma tuý;
b)
Đã thực hiện xong hành vi sử dụng chất ma tuý,
nhưng đang trong trạng thái bị phê thuốc, xốc
thuốc và xét nghiệm kết quả dương tính.
2.2.
Người bán dâm từ đủ 16 tuổi đến 55
tuổi thuộc một trong các trường hợp sau:
a)
Bị bắt quả tang thực hiện hành vi bán dâm;
b)
Bán dâm có tính chất thường xuyên.
"Bán
dâm có tính chất thường xuyên" được hiểu
là có hành vi bán dâm bị phát hiện từ hai lần trở
lên trong thời hạn mười hai tháng.
II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN ĐƯA
VÀO LƯU TRÚ TẠM THỜI TẠI CƠ SỞ CHỮA BỆNH
1. Lập hồ sơ đề
nghị đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ
sở chữa bệnh theo quy định tại Điều
8 Nghị định số 43/2005/NĐ-CP
1.1.
Lực lượng Công an khi phát hiện đối tượng
quy định tại Điều 2 Nghị định số
43/2005/NĐ-CP thì lập biên bản và hồ sơ theo quy định
tại Điều 8 Nghị định số 43/2005/NĐ-CP
và hướng dẫn tại Thông tư này.
1.2.
Trong quá trình lập hồ sơ phát hiện đối tượng
đang có thai, kể cả trường hợp đối
tượng tự khai là có thai, có giấy chứng nhận
của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ cấp
huyện trở lên thì cơ quan Công an phải thả người
đã bị tạm giữ.
1.3.
Đối với các đối tượng do Công an xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) trực
tiếp phát hiện thì lập biên bản và hồ sơ báo
cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp trước
khi chuyển hồ sơ lên Trưởng Công an quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là cấp huyện).
2. Hồ sơ đưa vào lưu
trú tạm thời tại
cơ sở chữa bệnh theo quy định tại Điều
10 Nghị định số 43/2005/NĐ-CP
Hồ
sơ đưa người vào lưu trú tạm thời tại
cơ sở chữa bệnh bao gồm:
2.1.
Biên bản về hành vi vi phạm pháp luật của người
đó (Mẫu số 1) và biên bản xét nghiệm chất ma
tuý có kết quả dương tính (đối với người
nghiện ma tuý) (Mẫu số 2);
2.2
Bản lý lịch tự khai của người bị đưa
vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
(Mẫu số 3);
2.3.
Bản xác minh đối tượng không có nơi cư trú
nhất định tại địa bàn xã của Công an cấp
xã nơi đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật
(Mẫu số 4);
2.4.
Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật (các tài liệu
chứng minh hành vi nghiện ma tuý, hành vi bán dâm của người
bị tạm giữ) và các biện pháp cai nghiện, giáo dục
đã áp dụng (nếu có);
2.5.
Quyết định đưa vào lưu trú tạm thời
tại cơ sở chữa bệnh của Trưởng Công
an cấp huyện (Mẫu số 5).
3. Thi hành quyết định đưa
vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
theo quy định tại Điều 14 Nghị định
số 43/2005/NĐ-CP
3.1.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm
ra quyết định đưa vào lưu trú tạm thời
tại cơ sở chữa bệnh, cơ quan Công an cấp
huyện nơi đối tượng có hành vi vi phạm
pháp luật có trách nhiệm đưa đối tượng
phải chấp hành quyết định vào lưu trú tạm
thời tại cơ sở chữa bệnh; đối với
các vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời
hạn này có thể kéo dài hơn, nhưng không được
vượt quá 48 giờ. Trong thời gian trên, đối tượng
được tạm giữ tại Công an cấp huyện.
3.2.
Việc thi hành quyết định đưa người
vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
phải được lập biên bản (Mẫu số
6); biên bản phải được lập thành 02 bản
(một bản lưu tại Công an cấp huyện, một
bản gửi kèm theo hồ sơ của người đưa
vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh).
3.3.
Người phải chấp hành quyết định đưa
vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
nếu không tự giác chấp hành hoặc có hành vi chống
đối thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm có thể bị áp dụng biện pháp khoá tay, áp giải
hoặc bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế
khác theo quy định của pháp luật để buộc
người đó phải chấp hành quyết định.
4. Tiếp nhận người bị
đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở
chữa bệnh theo quy định tại Điều 15 Nghị
định số 43/2005/NĐ-CP
Khi
tiếp nhận người nghiện ma tuý, người bán
dâm bị đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ
sở chữa bệnh, cơ
sở chữa bệnh phải thực hiện một số
thủ tục sau:
4.1.
Kiểm tra hồ sơ của người được
đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở
chữa bệnh theo quy định tại khoản 2 Mục
II Thông tư này;
4.2.
Cơ quan y tế của cơ sở chữa bệnh khám sức
khoẻ và lập hồ sơ, xác định tình trạng
sức khoẻ của người được đưa
vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh;
4.3.
Đại diện cơ quan Công an cấp huyện và cơ
sở chữa bệnh lập biên bản giao nhận hồ
sơ và người chấp hành quyết định vào lưu
trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh. Biên
bản được lập thành 02 bản, bên giao và bên nhận
mỗi bên giữ một bản (Mẫu số 7);
4.4.
Vào sổ theo dõi danh sách đối tượng bị đưa
vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh;
4.5.
Phổ biến các nội quy, quy chế của cơ sở
chữa bệnh cho người bị đưa vào lưu
trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh; kiểm
tra đồ vật mang theo của họ trước khi đưa
vào lưu trú tạm thời;
4.6.
Người bị đưa vào lưu trú tạm thời tại
cơ sở chữa bệnh được mang theo đồ
dùng sinh hoạt của cá nhân như chăn, màn, quần áo,
thuốc đánh răng, bàn chải đánh răng, xà phòng,
băng vệ sinh phụ nữ, thuốc chữa bệnh
thông thường và một số đồ dùng sinh hoạt
cá nhân thiết yếu khác. Trường hợp người
bị đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ
sở chữa bệnh có mang theo tiền, tư trang, các tài
sản có giá trị khác thì phải gửi lưu ký tại
nơi quy định của cơ sở chữa bệnh.
Việc giao, nhận tiền, tư trang, tài sản của
người được đưa vào lưu trú tạm
thời tại cơ sở chữa bệnh phải được
ghi vào hồ sơ theo dõi và được lập thành biên
bản có đầy đủ chữ ký của người
giao, người nhận giữ tài sản. Biên bản được
lập thành 02 bản, một bản giao cho người gửi
và một bản do cơ sở chữa bệnh giữ. Nếu
cơ sở chữa bệnh làm hư hỏng hoặc mất
mát tài sản gửi lưu ký của người bị đưa
vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
thì phải bồi thường cho họ;
4.7.
Đăng ký tạm trú cho người bị đưa vào
lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
với Công an cấp xã nơi cơ sở chữa bệnh đóng
trụ sở.
5. Truy tìm và bắt giữ người
đã có quyết định đưa vào lưu trú tạm
thời tại cơ sở chữa bệnh bỏ trốn
5.1.
Trường hợp người đã có quyết định
đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở
chữa bệnh bỏ trốn trước khi được
đưa vào cơ sở chữa bệnh thì cơ quan Công
an đang tạm giữ đối tượng phải lập
biên bản (Mẫu số 8) và báo cáo để Trưởng
Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ, thẩm
tra hồ sơ ra quyết định truy tìm (Mẫu số
9).
5.2.
Trường hợp người đang chấp hành quyết
định đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ
sở chữa bệnh bỏ trốn thì Giám đốc cơ
sở chữa bệnh lập biên bản (Mẫu số
10), ra quyết định truy tìm (Mẫu số 11) và thông báo
cho cơ quan Công an cấp huyện nơi đã ra quyết định
đưa đối tượng vào lưu trú tạm thời
tại cơ sở chữa bệnh, Uỷ ban nhân dân cấp
huyện nơi cơ sở chữa bệnh đóng trụ
sở biết để phục vụ cho việc truy tìm và
bắt giữ người bỏ trốn. Uỷ ban nhân dân
cấp huyện nơi cơ sở chữa bệnh đóng
trụ sở có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công
an cùng cấp phối hợp với cơ sở chữa bệnh
trong việc truy tìm, tổ chức đưa người bỏ
trốn trở lại cơ sở chữa bệnh. Thời
gian đối tượng bỏ trốn khỏi cơ sở
chữa bệnh không được tính vào thời hạn
chấp hành quyết định đưa vào lưu trú tạm
thời tại cơ sở chữa bệnh.
5.3.
Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức phát hiện người
bị đưa vào cơ sở chữa bệnh đang bỏ
trốn có trách nhiệm báo cáo ngay cho cơ quan Công an hoặc
Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Khi bắt được
người bỏ trốn hoặc nhận bàn giao người
bỏ trốn, cơ quan Công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi
bắt giữ lập biên bản bắt giữ đối
tượng có quyết định truy tìm (Mẫu số
12) và thông báo cho cơ quan đã ra quyết định truy tìm
đến nhận người bỏ trốn.
5.4.
Khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết
định truy tìm cử người đến ngay nơi
đang tạm giữ đối tượng để nhận
người. Việc giao, nhận đối tượng bị
bắt giữ theo quyết định truy tìm phải được
lập biên bản, bên giao và bên nhận mỗi bên giữ một
bản (Mẫu số 13).
6. Hoàn chỉnh hồ sơ đề
nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa
bệnh theo quy định tại Điều 16 Nghị định số
43/2005/NĐ-CP
6.1.
Chậm nhất trong thời gian 6 ngày, kể từ ngày đưa
đối tượng vào lưu trú tạm thời tại
cơ sở chữa bệnh, cơ quan Công an cấp huyện
phải hoàn thiện hồ sơ của đối tượng
theo quy định tại Điều 16 Nghị định
số 43/2005/NĐ-CP để gửi đến thường
trực Hội đồng tư vấn thuộc cấp
huyện nơi đối tượng có hành vi vi phạm
pháp luật. Hội đồng tư vấn được
thành lập và hoạt động theo quy định tại
Điều 11 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP.
6.2.
Chậm nhất trong thời hạn 6 ngày, kể từ ngày
nhận được hồ sơ, thường trực
Hội đồng tư vấn phối hợp với Công
an cùng cấp thẩm tra hồ sơ, thu thập tài liệu,
hoàn chỉnh hồ sơ gửi Hội đồng tư vấn
xét duyệt và làm văn bản trình Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với
người có hành vi vi phạm pháp luật.
6.3.
Chậm nhất trong thời hạn 2 ngày, kể từ ngày
nhận được văn bản đề nghị của
Hội đồng tư vấn, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa
đối tượng vào cơ sở chữa bệnh.
7. Thực hiện quyết định
đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định
tại Điều 17 Nghị định số 43/2005/NĐ-CP
7.1.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi cơ sở
chữa bệnh nhận được quyết định
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện về
việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa
bệnh đối với người có hành vi vi phạm
pháp luật, thì cơ sở chữa bệnh phải chuyển
người đó ra khỏi khu vực lưu trú tạm thời
để thực hiện quyết định đưa vào
cơ sở chữa bệnh.
7.2.
Việc thi hành quyết định đưa người
vào cơ sở chữa bệnh phải được lập
biên bản; biên bản phải được lập thành
02 bản (một bản lưu tại Công an cấp huyện,
một bản lưu trong hồ sơ của người
bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa
bệnh).
8. Biện pháp xử lý các trường
hợp chống đối, gây rối làm ảnh hưởng
đến an ninh, trật tự tại cơ sở chữa
bệnh
8.1.
Trong thời gian chấp hành quyết định lưu trú
tạm thời tại cơ sở chữa bệnh, nếu
người nghiện ma tuý, người bán dâm có hành vi chống
đối, gây rối làm ảnh hưởng đến an
ninh, trật tự tại cơ sở chữa bệnh, thì
tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ
bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế để
đảm bảo an ninh, trật tự tại cơ sở
chữa bệnh.
8.2.
Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng
chế theo quy định tại Mục I và Mục II Phần
C Thông tư liên tịch số 22/2004/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày
31/12/2004 hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004
của Chính phủ quy định chế độ áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ
chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh
theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ
áp dụng đối với người chưa thành niên,
người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
9. Giải quyết các trường
hợp đối tượng đang nuôi con nhỏ, có thai
khi đã có quyết định đưa vào lưu trú tạm
thời tại cơ sở chữa bệnh
Trường
hợp trong thời gian lưu trú tạm thời tại cơ
sở chữa bệnh nếu phát hiện đối tượng
là phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi
sáu tháng tuổi, có đơn đề nghị được
Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú
hoặc nơi người đó bị phát hiện hành vi
vi phạm pháp luật xác nhận hoặc đối tượng
đang có thai, kể cả do đối tượng tự
khai, có chứng nhận của bệnh viện hoặc
trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên, thì cơ
sở chữa bệnh phải báo cho Trưởng Công an cấp
huyện ra quyết định cho đối tượng
về cộng đồng.
10. Giải quyết các trường
hợp oan sai khi đã có quyết định đưa vào
lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
10.1.
Trường hợp trong thời gian lưu trú tạm thời
tại cơ sở chữa bệnh, đối tượng
có đơn khiếu nại về quyết định lưu
trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh, thì
Trưởng Công an cấp huyện
phải xem xét và tiến hành xác minh ngay. Nếu kết quả
xác minh chứng tỏ đối tượng bị bắt
oan sai, Trưởng Công an cấp huyện nơi đã ra
quyết định đưa đối tượng vào lưu
trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh phải
có văn bản xác nhận việc người đó bị
bắt oan sai, đồng thời có trách nhiệm đưa
ngay người đó về cộng đồng. Người
bị bắt oan sai được bồi thường thiệt
hại theo quy định của pháp luật hiện hành.
10.2.
Văn bản xác nhận việc oan sai phải được
gửi cho người đã bị bắt oan sai, cơ sở
chữa bệnh nơi người đó đang lưu trú
tạm thời, Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp
huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó
bị bắt giữ và gia đình hoặc người giám
hộ (nếu có) của người đó.
III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI RA KHỎI
CƠ SỞ CHỮA BỆNH
1. Hết thời hạn chấp hành
quyết định đưa vào lưu trú tạm thời
tại cơ sở chữa bệnh theo quy định tại
Điều 18 Nghị định số 43/2005/NĐ-CP
1.1.
Khi hết thời hạn theo quy định tại điểm
6.3. khoản 6 Mục II của Thông tư này mà Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp huyện không ra quyết định
áp dụng biện pháp đưa đối tượng vào
cơ sở chữa bệnh thì thường trực Hội
đồng tư vấn phải làm văn bản để
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký thông báo gửi
Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc cơ sở
chữa bệnh nơi đối tượng đang bị
lưu trú tạm thời và đối tượng đang
bị lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa
bệnh biết (Mẫu số 14). Văn bản phải nêu
rõ lý do không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
chữa bệnh.
1.2.
Chậm nhất trong thời hạn 12 giờ, kể từ
khi nhận được văn bản thông báo của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Trưởng Công
an cấp huyện phải ra quyết định đưa
đối tượng ra khỏi nơi lưu trú tạm
thời tại cơ sở chữa bệnh (Mẫu số
15).
Quyết
định đưa đối tượng ra khỏi nơi
lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
phải được gửi cho người đã chấp
hành xong quyết định đưa vào lưu trú tạm
thời tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở
chữa bệnh nơi người đó đang lưu trú
tạm thời, Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp
huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người có hành
vi vi phạm pháp luật và gia đình hoặc người
giám hộ của người đó (nếu có).
1.3.
Trường hợp hết thời hạn theo quy định
tại điểm 1.2. khoản 1 này mà Trưởng Công an cấp
huyện không quyết định cho đối tượng
ra khỏi nơi lưu trú tạm thời tại cơ sở
chữa bệnh, thì trong thời hạn 12 giờ tiếp
theo, Giám đốc cơ sở chữa bệnh ra quyết
định đưa đối tượng ra khỏi nơi
lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
(Mẫu số 16).
Quyết
định đưa đối tượng ra khỏi nơi
lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
của Giám đốc cơ sở chữa bệnh phải
được gửi cho người đã chấp hành
xong quyết định vào lưu trú tạm thời tại
cơ sở chữa bệnh, Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội; Giám đốc Công an cấp
tỉnh, Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội,
Công an, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp
huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người có hành
vi vi phạm pháp luật và gia đình hoặc người
giám hộ của người đó (nếu có).
1.4.
Thủ tục đưa đối tượng ra khỏi
nơi lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa
bệnh để trở về cộng đồng.
Khi
có quyết định đưa đối tượng ra
khỏi nơi lưu trú tạm thời tại cơ sở
chữa bệnh theo quy định tại điểm 1.2.
hoặc điểm 1.3. khoản 1 này, Giám đốc cơ
sở chữa bệnh phải thực hiện các thủ tục
sau để đưa đối tượng ra khỏi nơi
lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh:
a)
Thông báo cho đối tượng đã hết thời hạn
chấp hành quyết định đưa vào lưu trú tạm
thời tại cơ sở chữa bệnh;
b)
Người đã chấp hành xong quyết định đưa
vào tạm thời lưu trú tại cơ sở chữa bệnh
được nhận lại tiền, tư trang, tài sản
đã gửi lưu ký tại cơ sở chữa bệnh (nếu có) và phải trả lại
những vật dụng, trang thiết bị dùng cho học
tập, lao động, sinh hoạt đã được cơ
sở chữa bệnh cho mượn. Nếu làm mất hoặc
hư hỏng thì phải bồi thường;
c)
Đối với những đối tượng là trẻ
em dưới 15 tuổi, cơ sở chữa bệnh có trách
nhiệm đưa đối tượng đến cơ
quan Công an cấp huyện nơi đã đưa đối
tượng vào lưu trú tạm thời tại cơ sở
chữa bệnh. Sau khi nhận bàn giao đối tượng,
cơ quan Công an cấp huyện cho đối tượng
về cộng đồng. Việc giao nhận đối
tượng phải được lập thành biên bản.
Biên bản được lập thành 02 bản, một bản
lưu tại cơ quan Công an cấp huyện, một bản
do cơ sở chữa bệnh giữ kèm vào hồ sơ của
đối tượng đã chấp hành quyết định
vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh.
2. Bảo lãnh hành chính đối với
người có quyết định đưa vào lưu trú
tạm thời tại cơ sở chữa bệnh theo quy định
tại Điều 19 Nghị định số 43/2005/NĐ-CP
2.1.
Trong quá trình xác minh lý lịch hoàn thiện hồ sơ đối
tượng, nếu qua xác minh thấy đối tượng
có nơi cư nhất định trong địa bàn tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
chung là tỉnh) thì cơ quan Công an cấp huyện nơi đối
tượng có hành vi vi phạm pháp luật chuyển hồ
sơ của đối tượng cho cơ quan Công an cấp
huyện nơi đối tượng cư trú để
trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định
giao việc bảo lãnh hành chính cho gia đình, tổ chức
xã hội nơi đối tượng cư trú.
2.2.
Trường hợp qua xác minh đối tượng có nơi
cư trú ở ngoài tỉnh, nhưng có đề nghị
xin bảo lãnh của gia đình, tổ chức xã hội nơi
đối tượng cư trú (đề nghị bảo
lãnh phải có ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp huyện nơi đối tượng cư trú),
thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đối tượng
có hành vi vi phạm pháp luật ra quyết định cho đối
tượng về cộng đồng; đồng thời
chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ
quan Công an cấp huyện nơi đối tượng cư
trú để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp
quyết định giao việc bảo lãnh hành chính cho gia đình,
tổ chức xã hội nơi đối tượng cư
trú.
3.3.
Việc giao, nhận người theo đề nghị bảo
lãnh giữa cơ sở chữa bệnh với gia đình,
tổ chức xã hội nơi đối tượng cư
trú phải được lập biên bản, mỗi bên giữ
một bản và một bản gửi kèm vào hồ sơ gửi
cơ quan Công an cấp huyện nơi đối tượng
cư trú.
3. Tạm thời đưa người
đang chấp hành quyết định đưa vào lưu
trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh ra khỏi
cơ sở chữa bệnh theo yêu cầu của cơ
quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định
tại Điều 21 Nghị định số 43/2005/NĐ-CP
3.1. Việc tạm thời đưa người đang
chấp hành quyết định vào lưu trú tạm thời
tại cơ sở chữa bệnh ra khỏi nơi lưu
trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh để
phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử
chỉ được thực hiện khi có yêu cầu bằng
văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng hình
sự có thẩm quyền.
3.2. Khi nhận được văn bản yêu cầu của
cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, Giám
đốc cơ sở chữa bệnh ra quyết định
đưa người đang chấp hành quyết định
ra khỏi nơi lưu trú tạm thời tại cơ sở
chữa bệnh để tham gia tố tụng trong các vụ
án có liên quan đến người đó (Mẫu số 17)
và bàn giao cho cán bộ Công an đến nhận người.
Cán bộ Công an đến nhận người phải xuất
trình giấy Chứng nhận Cảnh sát nhân dân hoặc giấy
Chứng minh an ninh nhân dân và Giấy giới thiệu của
cơ quan Công an từ cấp huyện trở lên.
3.3. Việc giao, nhận người được đưa
ra khỏi nơi lưu trú tạm thời tại cơ sở
chữa bệnh để tham gia tố tụng được
lập thành biên bản, mỗi bên giữ một bản và
phải lưu vào sổ theo dõi của cơ sở chữa
bệnh (Mẫu số 18).
3.4. Cơ quan có yêu cầu đưa người đang
chấp hành quyết định đưa vào lưu trú tạm
thời tại cơ sở chữa bệnh tạm thời
ra khỏi nơi lưu trú tạm thời tại cơ sở
chữa bệnh phải chịu trách nhiệm đưa đối
tượng đi và trả lại cơ sở chữa bệnh
đúng thời gian đã ghi trong văn bản yêu cầu. Nếu
quá thời hạn ghi trong văn bản yêu cầu thì chậm
nhất sau 12 giờ, kể từ khi quá thời hạn, cơ
quan có yêu cầu đưa người ra khỏi nơi lưu
trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh phải
thông báo bằng văn bản cho Giám đốc cơ sở
chữa bệnh biết. Văn bản thông báo phải ghi rõ
lý do quá thời hạn, thời gian dự kiến trả đối
tượng về cơ sở chữa bệnh.
3.5. Trường hợp hết thời hạn chấp
hành quyết định lưu trú tạm thời tại cơ
sở chữa bệnh theo quy định tại Điều
18 Nghị định số 43/2005/NĐ-CP, mà người
bị tạm thời đưa ra khỏi nơi lưu trú
tạm thời tại cơ sở chữa bệnh vẫn
chưa được cơ quan tiến hành tố tụng
hình sự trả về cơ sở chữa bệnh, thì Trưởng
Công an cấp huyện hoặc Giám đốc cơ sở
chữa bệnh tiến hành các thủ tục theo quy định
tại điểm 1.2. hoặc điểm 1.3. khoản 1 Mục
III Thông tư này ra quyết định hết thời hạn
chấp hành quyết định lưu trú tạm thời tại
cơ sở chữa bệnh của người đó; khi
cơ quan có thẩm quyền trả đối tượng
về nơi lưu trú tạm thời tại cơ sở
chữa bệnh thì Giám đốc cơ sở chữa bệnh
tiến hành các thủ tục theo quy định tại điểm
1.4. khoản 1 Mục III của Thông tư này cho đối
tượng về cộng đồng.
4. Chế độ đối với
người bị ốm nặng hoặc mắc bệnh
hiểm nghèo theo quy định tại Điều 28 Nghị
định số 43/2005/NĐ-CP
4.1. Người bị ốm nặng là người đang
ở trong tình trạng bệnh nặng đến mức
không còn khả năng lao động và sinh hoạt bình thường
hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng và theo chỉ định của bác sỹ phải điều
trị trong một thời gian nhất định mới
có thể bình phục trở lại.
4.2. Người mắc bệnh hiểm nghèo là người
đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến
tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ
chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển
sang giai đoạn AIDS và những bệnh theo quy định
của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo.
4.3. Trường hợp khi hết thời hạn lưu
trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh, đối
tượng bị ốm nặng hoặc mắc bệnh
hiểm nghèo theo quy định tại điểm 4.1. và điểm
4.2. khoản 4 này đã có quyết định ra khỏi nơi
lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh,
nhưng vẫn đang phải điều trị tại bệnh
viện, thì Giám đốc cơ sở chữa bệnh liên
hệ với bệnh viện để tiếp tục chăm
sóc, điều trị cho đối tượng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kinh phí phục vụ cho việc
lập hồ sơ, truy tìm đối tượng, họp
Hội đồng tư vấn, đưa đối tượng
vào, ra khỏi nơi lưu trú tạm thời tại cơ
sở chữa bệnh và các chi phí khác được lấy
từ kinh phí phòng, chống ma tuý, mại dâm hàng năm của
địa phương.
2.
Chế độ đối với người bị đưa
vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
thực hiện theo Thông tư liên tịch số
56/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 5/7/2005 của Liên tịch Bộ
Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn chế độ trợ cấp cho đối
tượng không có nơi cư trú nhất định vào lưu
trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh.
3.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây
trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
4.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc,
đề nghị các địa phương báo cáo về Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an
để có hướng dẫn kịp thời./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG
AN THỨ TRƯỞNG Lê Thế Tiệm
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI THỨ TRƯỞNG Đàm Hữu Đắc
|