Bảo hiểm y tế trái tuyến là gì? Mức hưởng thế nào?

Hiện nay, hầu hết người dân trên cả nước đều tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định về loại hình bảo hiểm này, nhất là BHYT trái tuyến.

Bảo hiểm y tế trái tuyến là gì?

Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT chỉ quy định các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Theo đó, các trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến bao gồm:

- Người tham gia BHYT đến khám chữa bệnh đúng cơ sở ghi trên thẻ BHYT;

- Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám ở các cơ sở khác cùng tuyến trên địa bàn tỉnh;

- Người tham gia BHYT trong tình trạng cấp cứu được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở nào trên phạm vi toàn quốc;

- Người tham gia BHYT được chuyển tuyến;

- Người có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian công tác, làm việc lưu động, tạm trú… và khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký ban đầu ghi trên thẻ BHYT;

- Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định;

- Người hiến bộ phận cơ thể mình phải điều trị ngay khi hiến bộ phận cơ thể;

- Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

Xem chi tiết tại: Thế nào là khám chữa bệnh đúng tuyến?

Với quy định này thì những trường hợp không khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được coi là khám, chữa bệnh trái tuyến.

Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến

Mức hưởng BHYT trái tuyến mới nhất (Ảnh minh họa)

Mức hưởng BHYT trái tuyến mới nhất

Mức hỗ trợ khi khám, chữa bệnh BHYT trái tuyến với các đối tượng khác nhau sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:

* Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến thông thường

Theo khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, các trường hợp khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trái tuyến sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả:

+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước.

+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.

* Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến như đúng tuyến

Mức hỗ trợ này chỉ áp dụng với một số đối tượng nhất định. Bởi theo khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014:

Người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng như khi khám, chữa bệnh đúng tuyến.

Và như vậy, những đối tượng nêu trên sẽ được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh như sau:

- 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…

- 95% chi phí khám, chữa bệnh nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…

- 80% chi phí khám, chữa bệnh nếu là đối tượng khác.

* Mức hưởng bảo hiểm y tế khi cấp cứu, chuyển tuyến

Khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ:

Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám, chữa bệnh khác thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo mức hưởng BHYT trái tuyến, trừ trường hợp cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh.

Khoản 6 Điều 15 Nghị định này đã giải thích rõ hơn:

Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được đến khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cùng cơ sở để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám, chữa bệnh khác thì được xác định là khám, chữa bệnh đúng tuyến.

Trên đây là những thông tin về mức hưởng BHYT trái tuyến. Căn cứ vào tình trạng bệnh tật của mình cũng như nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT của mình, người dân có thể xác định mức hưởng BHYT của mình khi đi khám, chữa bệnh.

>> Hướng dẫn tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế đơn giản nhất

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?