Doanh nghiệp cần lưu ý gì về quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024?

Ngày 27/11/2024, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Vậy, doanh nghiệp cần lưu ý gì về quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024?

1. Bổ sung các trường hợp chậm đóng, trốn đóng BHYT 

Theo quy định, sau khi đăng ký tham gia các loại bảo hiểm cho người lao động, các doanh nghiệp có trách nhiệm trích nộp các loại tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT),..để đóng cho cơ quan bảo hiểm.

Căn cứ khoản 9 Điều 1 Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi 2024 (Luật BHYT 2024) đã sửa đổi, bổ sung Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (Luật BHYT 2008), theo đó, những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế.

Theo đó, Luật BHYT 2024 đã bổ sung Điều 48a và Điều 48b vào sau Điều 48 Luật Bảo hiểm y tế 2008 gồm các quy định liên quan về hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế.

(1) Chậm đóng bảo hiểm y tế

Chậm đóng bảo hiểm y tế là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng bảo hiểm y tế kể từ sau ngày đóng bảo hiểm y tế chậm nhất, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 48b Luật Bảo hiểm y tế 2008.

- Không lập danh sách hoặc lập danh sách không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm y tế trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn.

- Thuộc trường hợp không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 2 Điều 48b Luật Bảo hiểm y tế 2008.

(2) Trốn đóng bảo hiểm y tế

Trốn đóng bảo hiểm y tế là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật Bảo hiểm y tế 2008 mà người sử dụng lao động không lập danh sách hoặc lập danh sách không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm y tế;

- Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế thấp hơn tiền lương quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008;

- Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm y tế sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế chậm nhất theo quy định tại khoản 8 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế 2008 và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định của Chính phủ;

- Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.
quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế

Lưu ý: Các trường hợp trên nếu có lý do chính đáng thì không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế.

2. Sửa đổi quy định về xử lý vi phạm liên quan đến bảo hiểm y tế

Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế tại khoản 35 Điều 1 Luật BHYT 2024 đã sửa đổi, bổ sung Điều 49 Luật BHYT 2008, theo đó, các biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế bao gồm:

- Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm y tế;

- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

- Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Ngoài ra, người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế sẽ bị xử lý như sau:

- Bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế trốn đóng và số ngày trốn đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.

- Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Bên cạnh đó, cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động phải hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế.

3. Bổ sung thêm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc

Tại khoản 10 Điều 1 Luật BHYT 2024 đã sửa đổi, bổ sung Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, theo đó, bổ sung một số đối tượng tham gia BHYT bắt buộc bao gồm:

- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh; người lao động làm việc không trọn thời gian.

- Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi có giấy phép lao động, hoặc chứng chỉ hành nghề, hoặc giấy phép hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam...

4. Sửa đổi phương thức đóng bảo hiểm y tế

Căn cứ khoản 13 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2024 đã sửa đổi, bổ sung Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế 2008, theo đó, nội dung này quy định phương thức đóng BHYT của một số đối tượng bổ sung mới tại Luật này.

Các đối tượng thuộc điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 12 của Luật BHYT 2024 gồm (i) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên,..., (ii) Chủ hộ kinh doanh phải đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, các đối tượng trên có thể đóng qua hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia quản lý theo phương thức đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

5. Bổ sung thời hạn đóng bảo hiểm y tế chậm nhất 

Khoản 13 Điều 1 Luật BHYT 2024 đã bổ sung thêm khoản 8 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về thời hạn đóng bảo hiểm y tế chậm nhất đối với người sử dụng lao động được quy định như sau:

- Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng;

- Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

Trên đây là một số điểm doanh nghiệp cần lưu ý về quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.