Mua bảo hiểm y tế 1 người thế nào? Bao nhiêu tiền?

Hiện nay có nhiều người có nhu cầu mua bảo hiểm y tế 01 người.  Vậy mua bảo hiểm y tế 1 người bao nhiêu tiền? Cùng tìm hiểu quy định liên quan vấn đề này  tại bài viết

1. Mua bảo hiểm y tế 1 người được không?

mua bảo hiểm y tế 1 người bao nhiêu tiền
Mua bảo hiểm y tế 1 người được không? (Ảnh minh họa)
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức và thực hiện áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, không nhằm mục đích lợi nhuận.

(Theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi số 46/2014/QH13), Hiện nay, bảo hiểm y tế có 02 hình thức là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện).

Công dân có thể mua bảo hiểm y tế 01 người theo hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện hoặc mua bảo hiểm y tế hộ gia đình. Cụ thể:

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc được quy định theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế bao gồm:

- Nhóm do người lao động tự đóng và doanh nghiệp sử dụng lao động đóng:

  • Người lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn, thời hạn từ 03 tháng trở lên; quản lý được hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức;

  • Người hoạt động không chuyên ở xã, phường, thị trấn.

- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng:

  • Người được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

  • Người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;

  • Cán bộ xã đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

  • Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Nhóm do ngân sách đóng, bao gồm:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sĩ quân đội tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật công tác trong Công an, học viên Công an, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong Công an; người làm công tác cơ yếu có hưởng lương như quân nhân; học viên hưởng chế độ, chính sách ở các trường Quân đội, Công an;

  • Cán bộ xã đã nghỉ việc hưởng trợ cấp hằng tháng;

  • Người đã ngừng nhận trợ cấp mất sức lao động và đang hưởng trợ cấp hằng tháng;

  • Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

  • Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

  • Trẻ em dưới 06 tuổi;

  • Người thuộc đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

  • Người thuộc hộ nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại các xã, huyện đảo;

  • Cha, mẹ đẻ, vợ, chồng, con liệt sỹ; người có công nuôi liệt sỹ;

  • Thân nhân của những người có công với cách mạng, trừ cha, mẹ đẻ, vợ, chồng, con liệt sỹ; người có công nuôi liệt sỹ;

  • Thân nhân của sĩ quan, quân nhân;

  • Người đã hiến tặng bộ phận cơ thể;

  • Người nước ngoài học tập tại Việt Nam được trao học bổng.

- Nhóm được nguồn ngân sách hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

  • Người thuộc hộ cận nghèo;

  • Học sinh, sinh viên;

  • Người tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, trừ đối tượng đã nêu trên.

Những người còn lại thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

Đồng thời, theo quy định Công văn 777/BHXH-BT, từ ngày 01/01/2016 trở đi, nếu muốn tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện thì người mua bảo hiểm bắt buộc phải tham gia theo hộ gia đình.

Trường hợp mua bảo hiểm y tế 01 người thì những thành viên còn lại trong gia đình phải có bảo hiểm y tế bắt buộc.

2. Mua bảo hiểm y tế 1 người bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội hộ gia đình được quy định như sau:

Mức đóng 

Người thứ nhất

4,5% theo lương cơ sở

Người thứ 02

70% mức đóng người thứ nhất

Người thứ 03

60% mức đóng người thứ nhất

Người thứ 04

50% mức đóng người thứ nhất

Người thứ 05 trở đi

40% mức đóng người thứ nhất

Hiện nay theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ là:

Mức đóng theo lương cơ sở

Mức đóng (VNĐ/tháng)

Mức đóng (VNĐ/năm)

Người thứ nhất

4,5%

81.000

972.000

Người thứ 02

70% mức đóng người thứ nhất

56.700

680.400

Người thứ 03

60% mức đóng người thứ nhất

48.600

583.200

Người thứ 04

50% mức đóng người thứ nhất

40.500

486.000

Người thứ 05 trở đi

40% mức đóng người thứ nhất

32.4000

388.800

Do đó, nếu mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho 01 người thì mức đóng bảo hiểm là 81.000 VNĐ/tháng và 972.000 VNĐ/năm.

3. Mua bảo hiểm y tế 1 người thế nào?

mua bảo hiểm y tế 1 người bao nhiêu tiền
Mua bảo hiểm y tế 1 người thế nào? (ảnh minh họa)

Thủ tục mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được hướng dẫn cụ thể tại Công văn 3170/BHXH-BT, cụ thể:

Bước 1: Kê khai thông tin và điền vào Tờ khai

Người mua bảo hiểm điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân vào Tờ khai và kê khai toàn bộ thành viên trong gia đình vào danh sách.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người mua bảo hiểm nộp Tờ khai cho cơ quan Bảo hiểm xã hội cùng với các giấy tờ sau:

- Bản sao Sổ hộ khẩu;

- Bản chính hoặc bản chụp thẻ bảo hiểm y tế của các thành viên khác đã có thẻ bảo hiểm y tế;

Bước 3: Đóng tiền

Sau khi nộp hồ sơ, người mua bảo hiểm đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế và nhận giấy hẹn trả kết quả.

Bước 4: Nhận thẻ bảo hiểm y tế

Căn cứ ngày ghi trên giấy hẹn, người mua bảo hiểm đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đã nộp hồ sơ để nhận thẻ Bảo hiểm y tế.

4. Mua bảo hiểm y tế 1 người hay nhiều người có lợi hơn?

Như đã trình bày ở nội dung trên, việc mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình sẽ có lợi hơn mua bảo hiểm y tế một người vì từ người thứ 02 trở đi mức đóng bảo hiểm sẽ được giảm dần.

Trên đây là nội dung mua bảo hiểm y tế 1 người bao nhiêu tiền?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về

Theo quy định hiện hành, người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý được hưởng chế độ tai nạn lao động. Nội dung dưới đây sẽ làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trường hợp này.

Thẻ BHYT từ 01/7/2024: 4 thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến triệu người dân

Thẻ BHYT từ 01/7/2024: 4 thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến triệu người dân

Thẻ BHYT từ 01/7/2024: 4 thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến triệu người dân

Bên cạnh các chính sách về lương, thưởng từ 01/7/2024 thì cũng có nhiều quy định liên quan đến BHYT nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân. Dưới đây là tổng hợp những quy định mới về thẻ BHYT từ 01/7/2024 không thể bỏ qua.