Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông báo 156/TB-VPCP 2023 kết luận về công tác phòng thủ dân sự
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Thông báo 156/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 156/TB-VPCP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Trần Văn Sơn |
Ngày ban hành: | 27/04/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh quốc gia |
tải Thông báo 156/TB-VPCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 156/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2023 |
THÔNG BÁO
Kết luận của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia tại Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023
_____________
Ngày 10 tháng 3 năm 2023, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì; tham dự Hội nghị có các đồng chí: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Phó Trưởng ban Chỉ đạo; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, thành viên Ban Chỉ đạo.
Sau khi nghe Văn Phòng Ban Chỉ đạo báo cáo tổng kết công tác phòng thủ dân sự năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 và ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự Hội nghị, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia đánh giá cao, biểu dương Văn phòng Ban Chỉ đạo đã làm tốt công tác chuẩn bị để Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đạt kết quả tốt và thống nhất kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Tình hình
Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực và trong nước diễn biến phức tạp; đại dịch Covid-19 gây hậu quả nghiêm trọng; biến đổi khí hậu, sự cố, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều khó khăn do tác động từ bên ngoài đã ảnh hưởng tiêu cực gây thiệt hại lớn về người, tài sản; kinh tế - xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn; phát sinh nhiều thách thức đối với nhiệm vụ phòng thủ dân sự. Theo thống kê từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 28 tháng 02 năm 2023: Thiên tai, sự cố đã xảy ra 7.942 vụ, làm chết 1.339 người; mất tích 200 người, bị thương 513 người; chìm, cháy, hỏng 840 phương tiện; cháy 1.428 nhà xưởng; 761 ha rừng và thảm thực vật; sập, hư hỏng 7.638 nhà, hư hại 190.857 ha lúa và hoa màu, chết 91.205 gia súc gia cầm; thiệt hại do thiên tai khoảng 5.065 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so cùng kỳ năm 2021.
2. Công tác phòng thủ dân sự
Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, cơ quan phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp từ Trung ương tới địa phương đã theo dõi sát tình hình, tập trung chỉ đạo quyết liệt, trách nhiệm, triển khai các biện pháp phòng thủ dân sự, ứng phó, khắc phục các thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh kịp thời.
Các lực lượng chức năng, nhất là lực lượng quân đội, công an, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên trách, kiêm nhiệm đã phối hợp triển khai kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn. Đã huy động hàng trăm nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ, gần 22.000 lượt phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn; xử lý hiệu quả 5.378 vụ, cứu được 5.385 người và 342 phương tiện; hướng dẫn hơn 480.000 lượt tàu thuyền với gần 2,3 triệu lượt người di chuyển tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới, tổ chức di dời trên 32.000 hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm. Qua đó đã góp phần giảm thiểu thiệt hại, nhất là thiệt hại về người, không để người dân bị thiếu đói, khát, bùng phát dịch bệnh, đồng thời nhanh chóng phục hồi sản xuất, ổn định đời sống sau thiên tai, dịch bệnh.
Biểu dương và đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các địa phương, chủ động của Nhân dân, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh và tìm kiếm cứu nạn.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
- Việc kiện toàn, bổ sung chức năng, nhiệm vụ Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn có địa phương còn chậm. Lực lượng làm công tác tham mưu phòng thủ dân sự phần lớn kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu.
- Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự, phòng chống, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đã được biên chế, trang bị cho các đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên đối với một số địa bàn, một số nhiệm vụ còn chưa đáp ứng được yêu cầu; xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho phòng thủ dân sự còn hạn chế.
- Công tác dự báo, cảnh báo còn hạn chế; thông tin, tuyên truyền ở một số địa phương chưa đến được người dân, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biển đảo xa bờ.
- Phương án ứng phó với từng loại thảm họa, sự cố có nơi xây dựng chưa sát với điều kiện, tình hình thực tế của địa bàn; phương châm "bốn tại chỗ", “ba sẵn sàng” nhiều nơi còn tính hình thức; công tác huấn luyện, diễn tập có nội dung chưa sát thực tiễn với từng vùng miền.
- Chưa có quy định chặt chẽ để đảm bảo kết hợp thực hiện lồng ghép công trình phòng thủ dân sự với phát triển kinh tế - xã hội địa phương, khu vực.
- Thiệt hại về vật chất do sự cố, thiên tai, dịch bệnh còn rất lớn, nhất là cơ sở hạ tầng.
II. NHIỆM VỤ THỜI GIAN TỚI
Dự báo, tình hình biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường; nhiều loại dịch bệnh, trong đó có những dịch bệnh mới xuất hiện như đậu mùa khỉ và dịch bệnh Covid-19 còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, chuyển hóa nhanh sang các dạng khác nhau, nhiều thách thức đang đặt ra cho công tác phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
1. Về quan điểm chỉ đạo
a) Quán triệt, triển khai có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác phòng thủ dân sự, trọng tâm là Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị đảm bảo thực chất, hiệu quả.
b) Phát huy vai trò, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và Nhân dân trong phòng thủ dân sự, trong đó hoạt động phòng thủ dân sự phải dựa vào dân, dân làm gốc; lực lượng nòng cốt là: Dân quân tự vệ, dân phòng, Công an xã, phường, thị trấn; lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các bộ, ngành, địa phương. Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
c) Phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước khi xảy ra xung đột, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương và cộng đồng quốc tế.
d) Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng thủ dân sự trên nguyên tắc bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
đ) Chiến lược Phòng thủ dân sự phải gắn với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng, miền, ngành, địa phương; công tác xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị cho thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự phải trú trọng tính lưỡng dụng, có thể sử dụng cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, khu vực; đồng thời sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ phòng thủ dân sự khi có tình huống.
2. Về các giải pháp trọng tâm
a) Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật Phòng thủ dân sự; xây dựng các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Phòng thủ dân sự; xây dựng Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, trong đó lấy phòng ngừa là chính, xác định nhiệm vụ phòng thủ dân sự không chỉ của hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp mà phải dựa vào người dân, doanh nghiệp; nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động phòng thủ dân sự, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh.
b) Hoàn thành việc kiện toàn tổ chức cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn ở các cấp. Xây dựng lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm phòng thủ dân sự đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tham mưu, đáp ứng yêu cầu ứng phó kịp thời, chính xác, hiệu quả.
c) Đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, xây dựng phương án, kế hoạch phòng thủ dân sự, kế hoạch ứng phó với thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh và nhiệm vụ phòng thủ dân sự năm 2023 sát với thực tiễn. Phát huy tốt vai trò, chức năng thường trực phòng thủ dân sự, tìm kiếm cứu nạn của cơ quan quân sự các cấp.
d) Rà soát, đề xuất bổ sung cơ chế chính sách để đảm bảo huy động và sử dụng hiệu quả, đúng quy định nguồn lực tham gia phòng thủ dân sự, thu hút nguồn lực xã hội hóa về phòng thủ dân sự; tăng cường đầu tư, trang bị, nhất là đối với các lực lượng ở cơ sở là nòng cốt trong phòng thủ dân sự (như: Lực lượng Dân quân tự vệ, dân phòng; công an xã, phường, thị trấn,...).
đ) Chủ động, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự, tìm kiếm cứu nạn, nhất là ứng phó với sự cố, thảm họa, tìm kiếm cứu nạn trên biển với các nước trong khu vực và trên thế giới; tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ về vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của các nước, bạn bè quốc tế, nhất là các nước lớn có tiềm lực phục vụ công tác phòng thủ dân sự”.
3. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Quốc phòng - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia:
- Làm tốt vai trò cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, tiếp tục phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật Phòng thủ dân sự; xây dựng các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Phòng thủ dân sự bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam và phù hợp với cam kết quốc tế về phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là các hình thái mới xuất hiện của các loại hình thiên tai, thảm họa; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, xây dựng và nâng cao năng lực cho các lực lượng phòng thủ dân sự, các Đội phản ứng nhanh, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, sin sàng thực hiện nhiệm vụ trong nước và tham gia cứu trợ, hỗ trợ quốc tế.
- Phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo, hướng dẫn kiện toàn tổ chức cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp, lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm phòng thủ dân sự, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả; tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tham mưu, quyết định ứng phó kịp thời, chính xác, hiệu quả;
- Tăng cường trao đổi với các thành viên Ban Chỉ đạo để kịp thời phối hợp, triển khai ứng phó trong trường hợp xảy ra các việc đột xuất, bất thường.
- Đôn đốc, chỉ đạo và phối hợp kiểm tra công tác huấn luyện, diễn tập và các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa.
b) Bộ Công an
Chủ động rà soát, hoàn thiện phương án, kế hoạch điều động, chi viện lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống cháy nổ, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; xử lý nghiêm vi phạm trong ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh; xây dựng lực lượng phản ứng nhanh của Bộ Công an đặc trách cứu nạn, cứu hộ để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong nước và tham gia hỗ trợ quốc tế trong trường hợp cần thiết; tổ chức diễn tập ứng phó với thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu dân cư và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ban, ngành, địa phương trong tổ chức xây dựng, triển khai các phương án phòng thủ dân sự.
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến công tác phòng chống thiên tai; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong phòng chống thiên tai; xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát thiên tai chuyên dùng, cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ chỉ đạo điều hành trong phòng, chống thiên tai.
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường: Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo các sự cố, thiên tai; rà soát, hoàn thiện quy trình vận hành liên hồ chứa; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để chủ động trong phòng ngừa với các sự cố, thiên tai, thảm họa.
đ) Bộ Công Thương: Phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng Công ty và các đơn vị liên quan rà soát phương án ứng phó sự cố tràn dầu, khai thác khoáng sản, đảm bảo an toàn và phục hồi sau sự cố, thiên tai, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân như điện, than,...
e) Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo cơ quan chức năng và các địa phương rà soát, đánh giá tác động của các tuyến đường giao thông qua các vùng có nguy cơ sạt lở, ngập lũ, triển khai các biện pháp khắc phục, không để gây cản trở giao thông. Tăng cường quản lý hoạt động của các phương tiện vận tải, nhất là phương tiện vận tải khách, đảm bảo trước, trong và sau khi có sự cố, thiên tai xảy ra.
g) Bộ Y tế: Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ và y tế các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị lực lượng, phương tiện, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế sẵn sàng tổ chức tiếp nhận, cấp cứu, điều trị người bị thương, bị nạn; xử lý vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.
h) Bộ Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
i) Bộ Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng cho hệ thống công trình phòng thủ dân sự lưỡng dụng của các đô thị, khu dân cư trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu; chỉ đạo các địa phương rà soát quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước tại các đô thị và triển khai các phương án, giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng, lũ khi mưa lớn, thời gian dài.
k) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nghiên cứu, ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện kế hoạch đầu tư, mua sắm các phương tiện, trang thiết bị thiết yếu phục vụ phòng thủ dân sự theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và kế hoạch đầu tư trung hạn, kế hoạch đầu tư hằng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
l) Bộ Nội vụ: Nghiên cứu, xây dựng đề án tổ chức, hệ thống cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, lực lượng phòng thủ dân sự từ trung ương đến các bộ, ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
m) Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh truyền thông chính xác, hiệu quả về công tác phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên tinh thần tích cực, chủ động, đi trước một bước.
n) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đồng thời là Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự các cấp làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự, phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng thành viên;
- Khẩn trương xây dựng, triển khai kế hoạch phòng thủ dân sự, ứng phó với các thảm họa, sự cố cơ bản các cấp theo quy định của Nghị định Chính phủ về Phòng thủ dân sự;
- Triển khai lồng ghép nội dung phòng thủ dân sự vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Giao Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện của các bộ, ngành, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan và địa phương biết, thực hiện.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |