Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 39/QĐ-CA 2023 công bố án lệ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 39/QĐ-CA
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 39/QĐ-CA | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Hòa Bình |
Ngày ban hành: | 24/02/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tòa án nhân dân tối cao công bố 07 án lệ mới
Ngày 24/02/2023, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định 39/QĐ-CA về việc công bố án lệ.
Cụ thể, công bố 07 án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua, bao gồm:
Thứ nhất, án lệ về hành vi gian dối nhằm tiếp cận tài sản trong tội “Cướp giật tài sản”. Bị cáo dùng thủ đoạn gian dối để người quản lý tài sản chuyển giao tài sản cho bị cáo, sau đó lợi dụng sơ hở để nhanh chóng tẩu thoát. Trường hợp này, bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cướp giật tài sản”.
Thứ hai, án lệ về tình tiết định khung hình phạt tại điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ Luật Hình sự. Bị cáo có hành vi vận chuyển 05 cá thể hổ và 01 bộ phận không thể tách rời sự sống của cá thể hổ thứ 06. Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Thứ ba, án lệ về lỗi cố ý gián tiếp trong vụ án “Giết người”. Bị cáo dùng hung khí nguy hiểm tấn công bị hại; bị hại điều khiển xe mô tô bỏ chạy, bị cáo tiếp tục truy đuổi làm bị hại lo sợ phải tăng tốc bỏ chạy; khi bị hại bị tai nạn thì bị cáo mới dừng việc truy đuổi; bị hại tử vong trên đường đi cấp cứu. Trường hợp này, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với lỗi cố ý gián tiếp.
Thứ tư, án lệ về thời hạn trả thưởng xổ số kiến thiết,…
Thứ năm, án lệ về chấm dứt việc nuôi con khi con nuôi chưa thành niên,…
Thứ sáu, án lệ về thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên trong vụ án tranh chấp về xác định cha cho con,…
Thứ bảy, án lệ về xem xét quyết định hành chính có liên quan đến hành vi hành chính bị khiếu kiện,…
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 39/QĐ-CA tại đây
tải Quyết định 39/QĐ-CA
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/QĐ-CA | Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố án lệ
_________
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
- Căn cứ Điều 21 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
- Căn cứ Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ;
- Căn cứ kết quả lựa chọn, biểu quyết thông qua án lệ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vào các ngày 01, 02, 03 tháng 02 năm 2023,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố 07 (bảy) án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua (có án lệ kèm theo).
Điều 2. Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng các án lệ trong xét xử kể từ ngày 27 tháng 3 năm 2023.
Việc áp dụng án lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| CHÁNH ÁN |
ÁN LỆ SỐ 57/2023/AL 1
Về hành vi gian dối nhằm tiếp cận tài sản trong tội “Cướp giật tài sản”
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào các ngày 01, 02, 03 tháng 02 năm 2023 và được công bố theo Quyết định số 39/QĐ-CA ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ:
Bản án hình sự phúc thẩm số 590/2020/HS-PT ngày 18/12/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Cướp giật tài sản” đối với bị cáo Nguyễn Thành Quốc B.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 4 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung của án lệ:
- Tình huống án lệ:
Bị cáo dùng thủ đoạn gian dối để người quản lý tài sản chuyển giao tài sản cho bị cáo, sau đó lợi dụng sơ hở để nhanh chóng tẩu thoát.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cướp giật tài sản”.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Từ khóa của án lệ:
“Cướp giật tài sản”; “Thủ đoạn gian dối để tiếp cận tài sản”.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Do không có tiền tiêu xài nên Nguyễn Thành Quốc B nảy sinh ý định cướp giật tài sản. B mua số sim điện thoại khuyến mãi rồi tạo tài khoản trên ứng dụng bán hàng trực tuyến qua mạng, đặt mua loại điện thoại Iphone 11. Để thực hiện hành vi phạm tội, B còn chuẩn bị một số xấp tiền (mỗi xấp tiền B để một tờ tiền thật phía trên, một tờ tiền thật phía dưới (mệnh giá từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng, ở giữa xấp tiền thì B để tiền âm phủ và được cột lại bằng dây thun). Khi đến gặp người giao hàng để nhận hàng, B sẽ lấy những xấp tiền được chuẩn bị từ trong túi sách đeo chéo ra để cho người giao hàng thấy, tạo lòng tin cho người giao hàng rồi cất lại vào trong túi. Sau khi kiểm tra hàng xong, B sẽ để gói hàng xuống ba ga xe của xe gắn máy Lead BS: 59L1-88433, rồi lấy xấp tiền do B chuẩn bị từ trong túi ra đưa cho người giao hàng. Lợi dụng sơ hở khi người giao hàng tháo dây thun kiểm tiền thì B tăng ga điều khiển xe bỏ chạy để chiếm đoạt điện thoại di động.
Kết quả điều tra xác định Nguyễn Thành Quốc B thực hiện 05 vụ chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:
Vụ 1: Đầu tháng 01/2020, Nguyễn Thành Quốc B sử dụng thuê bao số 0563667801 để đăng ký một tài khoản mua hàng trên trang thương mại điện tử L với tên là Trần Thanh T1 và đặt mua một điện thoại di động Apple Iphone 11, màu tím, dung lượng 128GB với giá 22.017.700 đồng (Hai mươi hai triệu không trăm mười bảy nghìn bảy trăm đồng) địa chỉ giao nhận hàng là tại số 158/A49 đường P, phường H, quận T, Tp. Hồ Chí Minh.
Khoảng 16 giờ ngày 11/01/2020, B nhận được điện thoại của anh Phạm Ngọc T (là nhân viên giao hàng của Công ty S) có nhiệm vụ đi giao đơn hàng mã số S60RT0000206084VN bên trong là 01 (một) điện thoại di động Apple Iphone 11, 128GB, màu tím, IMEI: 356571101877587. B điều khiển xe máy Honda Lead BS: 59L1-88433 chạy đến địa chỉ trên để chờ anh T. Sau khi anh T đến, B yêu cầu anh T cho kiểm tra gói hàng trước nhưng anh T không đồng ý. Sau đó, B nói với anh T đứng đợi một lát để đi đón xe tải chở hàng cho gia đình rồi quay lại. Khoảng 03 phút sau, B quay lại và đồng ý nhận gói hàng, anh T đưa gói hàng cho B đồng thời B đưa một bọc nylon chứa tiền bên trong (B sắp xếp 02 tờ tiền thật có mệnh giá 200.000 đồng đặt ở mặt trên và mặt dưới, ở giữa là tiền âm phủ) đã chuẩn bị từ trước cho anh T để kiểm tra. Xấp tiền này B đã mua từ trước. B dùng dây thun buộc xấp tiền, dùng túi nylon cuộn xung quanh và dùng băng keo trắng quấn nhiều lớp phía ngoài xấp tiền. Khi anh T đang mở túi nylon để lấy tiền ra kiểm tra thì B mở khóa xe rồi giả vờ nói chạy ra đầu hẻm xem xe tải chở hàng đã đến chưa. Anh T chưa kịp phản ứng gì thì B nhanh chóng điều khiển xe gắn máy tẩu thoát.
Vào tối cùng ngày, B rao bán điện thoại di động vừa chiếm đoạt được trên mạng Internet và để lại số điện thoại 0938355534 để người mua liên lạc. Khoảng 02 ngày sau có một nam thanh niên (chưa rõ lai lịch) hỏi mua điện thoại trên với giá 18.000.000 đồng, B đồng ý và hẹn gặp người này tại trước cổng Công viên Đ, phường A, quận M để giao điện thoại. Đối với sim thuê bao 0563667801, B đã vứt bỏ trên đường (không rõ địa chỉ), số tiền này B đã tiêu xài cá nhân hết.
Theo bản kết luận định giá tài sản số 941/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 27/05/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định 01 (một) điện thoại di động hiệu Apple Iphone 11, 128GB, màu tím, IMEI: 356571101877587 trị giá 22.310.000 đồng.
Vụ 2: Ngày 20/01/2020, Nguyễn Thành Quốc B sử dụng điện thoại Redmi lên trang mạng của T.com đặt mua 01 (một) điện thoại di động Iphone 11 Pro Max, 256GB, màu Gold, giá tiền 37.990.000 đồng. B cung cấp thông tin người mua hàng tên Hoàng Anh T2, số điện thoại liên hệ 0563667873 và nơi giao hàng tại số 04 đường L, phường N, quận T. Đến khoảng 13h30 ngày 21/01/2020, anh Nguyễn Lê Thanh D (là nhân viên giao hàng công ty cổ phần T) mang theo 01 (một) điện thoại di động Iphone 11 Pro Max, 256GB, màu Gold, IMEI: 353923106182211 lấy từ cửa hàng đến giao hàng cho B tại số 04 đường L, phường N, quận T và thu tiền 37.990.000 đồng. Khi đến địa điểm giao hàng, anh D gặp B điều khiển xe Lead BS: 59L1-88433 tại trước số 4 đường L, phường N, quận T thì B nói anh D đẩy xe qua địa chỉ số 07 đường L, phường N, quận T để giao nhận hàng, B lấy lý do tránh đường cho xe tải vào nhà. Tại trước nhà số 07 đường L, phường N, quận T, D đưa cho B 01 (một) hộp điện thoại di động Iphone 11 Pro Max, 256GB , Gold, IMEI: 353923106182211, còn nguyên seal đồng thời B đưa cho D 01 (một) xấp tiền mệnh giá 50.000 đồng Việt Nam (gồm 150 tờ) nói D đếm lại. Lúc này, B để hộp điện thoại xuống dưới sàn để chân phía trước của xe Lead, đồng thời mở khóa xe. Lợi dụng lúc D đang đếm tiền không để ý, B nhanh chóng tăng ga xe điều khiển xe bỏ chạy thoát. D chạy bộ đuổi theo nhưng không kịp nên đã lên Công an phường Phú Thạnh trình báo sự việc.
B mang điện thoại bán lại cho anh Lưu Thành N (là chủ cửa hàng điện thoại N số 31/15 đường U, phường G, quận T) được số tiền 31.500.000 đồng. Do không có tiền mặt nên N dùng tài khoản ngân hàng V số: 0721000616605 chuyển số tiền này vào tài khoản ngân hàng C của B số 10236697. Số tiền này B đã tiêu xài cá nhân hết.
Theo bản kết luận định giá tài sản số 763/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 29/04/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định: 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB trị giá 37.990.000 đồng.
Vụ 3: Ngày 28/01/2020, B sử dụng điện thoại Redmi lên trang mạng C.com.vn để đặt mua 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB, giá tiền 34.990.000 đồng. B cung cấp thông tin người nhận hàng tên Hoàng Anh T2, số điện thoại liên hệ: 0563667873, địa chỉ giao hàng tại trước nhà số 04 đường L, phường N, quận T.
Khoảng 14 giờ 40 phút ngày 29/01/2020, anh Trần Anh T3 (là nhân viên cửa hàng điện thoại C) đến địa điểm giao hàng số 04 đường L, phường N, quận T gặp B và đưa cho B kiểm tra 01 (một) hộp điện thoại Iphone 11 Pro Max, 256GB, màu xanh, số IMEI: 353923106193341, còn nguyên seal. B kiểm tra hộp điện thoại và có hỏi T3 cách sử dụng điện thoại, tình trạng của điện thoại. Sau đó, B lấy lý do là tránh đường cho xe tải vào nhà nên nói T3 cùng di chuyển sang bên đường để giao dịch. B để hộp điện thoại xuống dưới sàn để chân phía trước của xe Lead, mở khóa xe, ngồi trên xe dùng chân đẩy xe còn T3 dắt bộ xe đến trước địa chỉ số 07 đường L, phường N, quận T để giao dịch. Tại đây, B lấy trong túi xách đeo chéo ra 01 (một) xấp tiền mệnh giá 50.000 đồng Việt Nam (gồm 50 tờ do B chuẩn bị từ trước) đưa cho T3 nói T3 kiểm tra lại tiền. Khi T3 đang đếm tiền thì B lấy trong túi xách ra xấp tiền do B chuẩn bị trước đó (phía trên để 01 (một) tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng Việt Nam, ở giữa để 100 tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng tiền âm phủ, phía dưới để 01 (một) tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng Việt Nam) ném về phía của T3 rồi nhanh chóng nổ máy xe tăng ga bỏ chạy. T3 đuổi theo nhưng không kịp nên đã đến Công an phường Phú Thạnh trình báo sự việc.
Sau đó, B mang điện thoại chiếm đoạt được đến cửa hàng điện thoại N số 31/15 đường U, phường G, quận T bán lại cho anh Lưu Thành N với giá 31.000.000 đồng. Do không có tiền mặt nên N dùng tài khoản ngân hàng V số: 0721000616605 chuyển số tiền này vào tài khoản ngân hàng C của B số 10236697. Số tiền này B đã tiêu xài cá nhân hết.
Tại bản kết luận định giá tài sản số 763/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 29/04/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB trị giá 34.990.000 đồng.
Vụ 4: Ngày 29/01/2020, B sử dụng điện thoại Redmi đăng nhập vào ứng dụng mua bán hàng qua mạng K để đặt mua 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB, giá tiền 35.990.000 đồng. B cung cấp thông tin người nhận hàng tên To Hoang G, số điện thoại liên hệ: 0563667801, địa chỉ giao hàng 46 đường T, phường E, quận T.
Khoảng 14 giờ ngày 30/01/2020, anh Trần Huệ C đến kho hàng của công ty K nhận đơn hàng 01 (một) điện thoại di động Iphone 11 Pro Max, 256GB, Gold, số IMEI: 353909101879836 giao cho khách tên To Hoang G thu tiền theo đơn hàng 35.990.000 đồng. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày thì anh C đến địa chỉ giao hàng số 46 đường T, phường E, quận T. Anh C điện thoại vào số 0563667801 thì gặp B, thông báo giao hàng theo đơn đặt hàng tên To Hoang G. Lúc này, B nói anh C thay đổi địa điểm giao hàng đến số 86 đường M, phường E, quận T (do B thấy tại số 46 đường T, phường E, quận T đường đông người). Sau đó anh C đến trước số 86 đường M, phường E, quận T thì B điều khiển xe gắn máy Lead BS: 59L1-88433 đến. Tại đây, anh C đưa cho B kiểm tra gói hàng mà B đặt trước đó của công ty K. B tháo gói hàng ra thì thấy bên trong có 01 (một) hộp điện thoại Iphone nguyên seal, đúng với thông tin B đặt hàng. Sau khi kiểm tra xong B xác nhận với anh C đúng là sản phẩm B đặt, nhưng B nói là không đủ tiền và kêu anh C đứng đợi để B đi rút thêm tiền đồng thời B đưa hộp điện thoại lại cho anh C. B điều khiển xe đi được 5 phút thì quay trở lại. B ngồi trên xe Lead, dừng phía trước đầu xe của anh C nên anh C mang gói hàng đến cho B kiểm tra thêm lần nữa xác nhận đúng sản phẩm. B bỏ hộp điện thoại vào trong túi nylon màu vàng được treo ở móc treo phía trước xe. B mở túi xách đeo chéo vai lấy ra 02 (hai) xấp tiền mà B chuẩn bị từ trước 01 xấp tiền gồm 27 tờ mệnh giá 50.000 đồng Việt Nam; 01 xấp tiền gồm: 01 tờ mệnh giá 500.000 đồng Việt Nam phía trên, ở giữa là tiền âm phủ, ở dưới cùng để tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng. B đưa cho anh C xấp tiền mệnh giá 50.000 đồng nói anh C đếm lại. Trong lúc anh C đang đếm tiền không để ý, B nhanh chóng mở khóa xe nổ máy điều khiển xe bỏ chạy ra hướng đường H tẩu thoát. Anh C đuổi theo nhưng không kịp nên đã đến Công an phường Hiệp Tân trình báo.
Sau đó, B mang điện thoại vừa cướp giật được đến cửa hàng điện thoại N số 31/15 đường U, phường G, quận T bán cho chị Lê Hoàng L, (là nhân viên của cửa hàng) với giá là 31.000.000 đồng. Do không đủ tiền mặt nên chị L sử dụng tài khoản ngân hàng T số 19021002760019 chuyển số tiền 26.000.000 đồng vào tài khoản ngân hàng T của B số 19033815560015 và đưa cho B thêm 5.000.000 đồng tiền mặt. Số tiền này B đã tiêu xài cá nhân hết.
Tại bản kết luận định giá tài sản số 763/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 30/01/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro Max, 256GB trị giá 35.990.000 đồng.
Vụ 5: Khoảng 16 giờ 00 ngày 04/02/2020, B sử dụng điện thoại Redmi đăng nhập vào ứng dụng bán hàng qua mạng L và đăng ký mua 01 (một) điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro max, màu xanh, dung lượng 512Gb với giá tiền là 44.001.000 đồng. B cung cấp thông tin người mua hàng tên Tô Hoàng G, số điện thoại liên hệ 0563667873 và nơi giao hàng tại số 04 đường L, phường N, quận T.
Đến khoảng 8 giờ ngày 05/02/2020, anh Trần Thế V (nhân viên giao hàng) đến công ty X nhận 01 (một) gói hàng (số đơn hàng LRT0002895925, tên hàng hóa Apple Iphone 11 Pro Max, kèm sạc nhanh 18W), tiền thu hộ là 44.001.000 đồng giao cho khách hàng Tô Hoàng G, số điện thoại liên hệ 0563667873 và nơi giao hàng tại số 04 đường L, phường N, quận T. Anh V điện thoại liên lạc số 0563667873 thì gặp B và thông báo cho B biết sẽ giao hàng trong buổi sáng, B đồng ý. Đến khoảng 10 giờ 50 phút cùng ngày, V điện thoại cho B nói đã đến địa điểm giao hàng, B nói anh V đứng đợi. B điều khiển xe gắn máy hiệu Honda Lead biển số 59L1-88433 đến trước số 07 đường L, phường N, quận T thì gặp V đang đứng đợi. Lúc này, B lấy trong túi xách ra 02 (hai) xấp tiền chuẩn bị từ trước (trong đó 01 (một) xấp tiền để 01 (một) tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng phía trên, ở giữa để tiền âm phủ, ở dưới cùng để 01 (một) tờ mệnh giá 100.000 đồng; xấp tiền còn lại là tiền thật có nhiều mệnh giá từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng) B lấy từ trong túi xách đeo chéo vai ra cầm trên tay rồi bỏ lại vào trong túi xách mục đích cho anh V thấy, tạo lòng tin cho anh V. Sau đó, anh V lấy 01 (một) gói hàng (số đơn hàng LRT0002895925, tên hàng hóa Apple Iphone 11 Pro Max, kèm sạc nhanh 18 W) đưa cho B và đề nghị phải thanh toán tiền trước khi kiểm tra hàng. B không đồng ý và yêu cầu phải được kiểm tra hàng trước mới đưa tiền nên anh V điện thoại về công ty xin ý kiến. Lợi dụng lúc V không để ý, B để gói hàng xuống dưới sàn để chân phía trước của xe gắn máy Lead đồng thời mở khóa xe và nói với anh V để đẩy xe vào lề rồi tiếp tục giao dịch. B ngồi trên xe đẩy xe lên phía trước rồi bất ngờ tăng ga điều khiển xe tẩu thoát. Anh V tri hô và chạy bộ đuổi theo nhưng không kịp. B điều khiển xe qua nhiều tuyến đường, khi đến đối diện số nhà 1446 đường S, phường A, quận T thì B dừng xe lại xé bỏ bao bì giao hàng của công ty L. B thấy bên trong là 01 (một) hộp điện thoại Iphone 11 Pro Max trên hộp điện thoại có ghi thông tin MWHR2VN/A; Iphone 11 Pro Max, Midnight Green, 512 Gb, seri No: FK1ZJ1G5N715; IMEI: 35392525102781896 con nguyên seal niêm phong FPT.
B mang điện thoại vừa cướp giật được đến cửa hàng điện thoại N số 31/15 đường U, phường G, quận T để bán. Chị Lê Hoàng L, (là nhân viên của cửa hàng) đồng ý mua điện thoại với giá tiền là 33.500.000 đồng. Do không đủ tiền mặt nên L sử dụng tài khoản ngân hàng T số 19021002760019 chuyển số tiền 33.500.000 đồng vào tài khoản ngân hàng T của B số 19033815560015. B đã giao nộp số tiền này cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Phú.
Theo bản kết luận định giá tài sản số 763/KL-HĐĐGTS-TTHS ngày 29/04/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự quận Tân Phú xác định 01 điện thoại di động hiệu Iphone 11 Pro max, màu xanh, dung lượng 512Gb trị giá 43.990.000 đồng.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 111/2020/HS-ST ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
Căn cứ điểm c, d khoản 2 Điều 171; điểm b, s khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tuyên bố bị cáo Nguyễn Thành Quốc B phạm tội: “Cướp giật tài sản”.
Xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B 06 (sáu) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 06/02/2020.
Ngoài ra bản án còn tuyên về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
Ngày 25/9/2020, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có Kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 kháng nghị bản án sơ thẩm nêu trên đề nghị xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 174 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sau khi phân tích tính chất, mức độ, hậu quả hành vi phạm tội do bị cáo thực hiện xét thấy giữa bị cáo B và các bị hại đã tiến hành giao tiền, nhận tài sản sau khi bị cáo dùng thủ đoạn gian dối nêu trên làm cho các bị hại nhầm tưởng số tiền B giao là tiền thật để mua điện thoại di động và bị hại tin tưởng nên đã giao hàng để bị cáo chiếm đoạt tổng trị giá tài sản 175.270.000 đồng. Mặt khác, bị cáo thực hiện liên tiếp 05 vụ chiếm đoạt tài sản, không nghề nghiệp và dùng tiền có được từ việc bán tài sản chiếm đoạt làm nguồn sống chính là trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Do đó, đề nghị chấp nhận Kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, sửa bản án sơ thẩm, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm b, c khoản 2 Điều 174 của Bộ luật Hình sự với mức hình phạt như Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên.
Bị cáo không tự bào chữa và không tham gia tranh luận. Lời nói sau cùng: Bị cáo xin xem xét giảm nhẹ hình phạt.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[2] Kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm trong thời hạn luật định là hợp lệ nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm.
[3] Căn cứ lời khai của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B tại phiên tòa phúc thẩm, cùng các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ cơ sở xác định: Từ khoảng đầu tháng 01/2020 đến ngày 04/02/2020, Nguyễn Thành Quốc B đã có hành vi sử dụng sim khuyến mãi tạo tài khoản trên các ứng dụng bán hàng trực tuyến, đặt mua các sản phẩm điện thoại có giá trị cao nhằm chiếm đoạt bán lấy tiền tiêu xài cá nhân. Để tiếp cận được tài sản, bị cáo chuẩn bị các xấp tiền mệnh giá từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng nhưng mỗi xấp chỉ để 02 tờ tiền thật ở mặt trên và mặt dưới, còn ở giữa là tiền âm phủ và dùng dây thun cột lại để khi giao nhận hàng, B sẽ lấy những xấp tiền được chuẩn bị trước cho người giao hàng thấy nhằm tạo niềm tin. Sau khi nhận và kiểm tra hàng, B lấy xấp tiền đã chuẩn bị trước đó đưa cho các bị hại, lợi dụng sơ hở khi bị hại tháo dây thun kiểm, đếm tiền thì B tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Bằng thủ đoạn nêu trên bị cáo đã chiếm đoạt tài sản của 05 bị hại, trị giá tài sản chiếm đoạt qua định giá là 175.270.000 đồng.
[4] Xét Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử nhận thấy: Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B có thủ đoạn gian dối là để các bị hại thấy bị cáo có tiền, nhằm tạo niềm tin để tiếp cận tài sản. Thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các bên đang thực hiện hành vi giao hàng - nhận tiền, việc chuyển giao tài sản giữa các bị hại và bị cáo chưa hoàn thành, bị cáo chưa ký nhận vào chứng từ giao hàng, tài sản vẫn trong tầm quản lý của các bị hại thì bị cáo đã tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Do đó, hành vi của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B đã phạm vào tội “Cướp giật tài sản”. Bản án sơ thẩm số 111/2020/HSST ngày 27/8/2020 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là có căn cứ, đúng pháp luật.
[5] Tuy nhiên, xét bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là người không có nghề nghiệp, thực hiện liên tiếp 05 vụ “Cướp giật tài sản”, số tiền hưởng lợi từ hành vi phạm tội được bị cáo sử dụng làm nguồn sống chính nên thuộc trường hợp “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, việc Tòa án cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết này khi quyết định hình phạt đối với bị cáo B là thiếu sót. Do đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận một phần nội dung Kháng nghị 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc áp dụng tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với bị cáo B. Về tình tiết “dùng thủ đoạn nguy hiểm”, xét tại thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt, bị hại đã tạm giao tài sản cho bị cáo quản lý, sau đó bị cáo mới tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát nên không thuộc trường hợp “dùng thủ đoạn nguy hiểm” để cướp giật tài sản. Do đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không áp dụng điểm d khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi quyết định hình phạt đối với bị cáo B.
[6] Về mức hình phạt 06 (năm) tù về tội “Cướp giật tài sản” mà Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt là phù hợp với tính chất, mức độ hành vi và hậu quả tội phạm mà bị cáo đã thực hiện nên Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm xét giữ nguyên mức hình phạt đã tuyên.
[7] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
[8] Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ Điều 345; điểm b khoản 1 Điều 355 của Bộ luật Tố tụng hình sự: Chấp nhận một phần Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và sửa bản án sơ thẩm.
Căn cứ điểm b, c khoản 2 Điều 171; điểm b, s khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015,
Xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B 06 (sáu) năm tù về tội “Cướp giật tài sản”.
Thời hạn tù tính từ ngày 06/02/2020.
Căn cứ Điều 135, Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
NỘI DUNG ÁN LỆ:
“[4] Xét Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 46/QĐ-VKS-P7 ngày 25/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử nhận thấy: Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B có thủ đoạn gian dối là để các bị hại thấy bị cáo có tiền, nhằm tạo niềm tin để tiếp cận tài sản. Thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các bên đang thực hiện hành vi giao hàng - nhận tiền, việc chuyển giao tài sản giữa các bị hại và bị cáo chưa hoàn thành, bị cáo chưa ký nhận vào chứng từ giao hàng, tài sản vẫn trong tầm quản lý của các bị hại thì bị cáo đã tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Do đó, hành vi của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B đã phạm vào tội “Cướp giật tài sản”. Bản án sơ thẩm số 111/2020/HSST ngày 27/8/2020 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là có căn cứ, đúng pháp luật.”
ÁN LỆ SỐ 58/2023/AL 1
Về tình tiết định khung hình phạt tại điểm c khoản 3 Điều 244 của Bộ luật Hình sự
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào các ngày 01, 02, 03 tháng 02 năm 2023 và được công bố theo Quyết định số 39/QĐ-CA ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ:
Bản án hình sự sơ thẩm số 179/2018/HSST ngày 14/9/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về vụ án “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” đối với bị cáo Hoàng Đình Q.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 13, 16 và 18 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung của án lệ:
- Tình huống án lệ:
Bị cáo có hành vi vận chuyển 05 cá thể hổ và 01 bộ phận không thể tách rời sự sống của cá thể hổ thứ 06.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
- Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
- Điều 4 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự.
Từ khoá của án lệ:
“Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”; “Bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống”; “Điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự”.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng 03 giờ 15 phút ngày 07/01/2018, tại đoạn đường thuộc Km 114 + 710 Quốc lộ M, thuộc phường B, thành phố L, Tổ công tác Phương án 12, Phòng PC67 Công an tỉnh Quảng Ninh kiểm tra xe ô tô khách biển kiểm soát (BKS): 14B-019.26, do anh Nguyễn Văn H điều khiển, phát hiện bắt quả tang Hoàng Đình Q là khách đi trên xe vận chuyển: 01 hộp bìa các tông trong đó có 03 cá thể động vật còn sống nghi là cá thể khỉ; 01 hộp bìa các tông bên trong có 05 cá thể động vật đông lạnh (nghi là cá thể hổ con) và 01 bộ phận động vật (nghi là bộ phận sinh dục của cá thể hổ), trọng lượng 01 kg; một hộp bìa các tông bên trong có 10 bộ phận động vật (nghi là túi mật cá thể bò tót); một bọc nhỏ màu đen, bên trong có 20 bộ phận động vật (nghi là răng hổ); 03 bao (nghi là vẩy tê tê) có trọng lượng lần lượt là 20kg, 10kg, 20kg; một thùng xốp màu trắng bên trong có nhiều miếng thịt đông lạnh nghi là thịt hổ, được cho vào 03 túi nilon có trọng lượng là 41 kg thịt đông lạnh đã được cắt thành từng miếng.
Ngoài ra, còn thu của Q: 02 điện thoại di động, trong đó: 01 chiếc Nokia model RM-1134 màu đen, số IMEI 355127079886596, trong gắn SIM số 091.556.1306; 01 chiếc Iphone 7 màu đỏ, số IMEI 353804089230427, trong gắn SIM số 096.142.1102 và 2.000.000 đồng.
Tại bản Kết luận giám định số 51/STTNSV ngày 15/01/2018 của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, kết luận:
- 03 cá thể động vật trong hộp bìa các tông còn sống là loài khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonica. Loài khỉ đuôi lợn Macaca leonica thuộc nhóm IIB- thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ.
- 05 cá thể động vật đông lạnh đã chết, sau khi giám định hình thái và ADN là loài hổ có tên khoa học Panthera tigris;
- 01 kg bộ phận sinh dục của cá thể động vật, sau khi giám định hình thái và ADN là bộ phận sinh dục đực của loài hổ có tên khoa học Panthera tiger, là bộ phận không thể tách rời sự sống;
- 41 kg (bốn mươi mốt ki-lô gram) thịt đông lạnh sau khi giám định AND là của loài hổ có tên khoa học Panthera tigris. Nếu tổng trọng lượng trên là của 1 cá thể thì sẽ dẫn đến cá thể hổ không thể tồn tại. Loài hổ Panthera tigris thuộc Phụ lục I, Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ;
- 50 kg (năm mươi ki-lô gram) mẫu vật giám định là bộ phận vẩy của loài tê tê có tên khoa học là Manis gigantea. Nếu số vẩy trên là của nhiều cá thể thì không ảnh hưởng đến sự sống. Loài tê tê có tên khoa học là Manis gigantea có tên trong Phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tại bản kết luận giám định động vật bổ sung số 101/STTNSV ngày 29/02/2018 của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - Viện hàn lâm và khoa học công nghệ Việt Nam, thể hiện:
- 20 răng nanh là của loài thú ăn thịt. Kết quả giám định AND của 01 mẫu răng nanh của loài chó, có tên khoa học Canis lupus familiaris, loài động vật nuôi thông thường.
- 05 bộ phận kích thước nhỏ, màu đen là túi mật, giám định AND của 01 (mẫu) là túi mật của loài chó, có tên khoa học Canis lupus familiaris, là loài động vật nuôi thông thường.
- 05 bộ phận kích thước lớn, dẹp màu hơi vàng là túi mật, giám định ADN của 01 (mẫu) là túi mật của loài bò, có tên khoa học Bos indicus, là loài động vật nuôi thông thường.
Cáo trạng số 169/CT-VKSHL, ngày 06/8/2018 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã truy tố bị cáo Hoàng Đình Q về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, quy định tại điểm c khoản 2 Điều 244 Bộ luật Hình sự.
Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị áp dụng điểm c khoản 2 Điều 244; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a, b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự; điểm a, b khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự xử phạt bị cáo Q mức án từ 08 năm đến 09 năm tù, tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền 2.000.000 đồng tịch thu phát mại sung công quỹ 02 chiếc điện thoại di động.
Các người làm chứng là anh Nguyễn Văn H, Nguyễn Văn T và Nguyễn Minh H1 có lời khai phù hợp với nhau với nội dung: Các anh là lái, phụ xe khách BKS 14B-019.26 chạy tuyến thành phố V - thành phố M. Khoảng 18h15ph xe của các anh xuất bến từ thành phố V đi thành phố M. Khi xe chạy đến cầu vượt N, thành phố Vinh thì đón 01 thanh niên, sau này biết tên là Hoàng Đình Q mang theo 03 túi nilon màu đen và khoác trên vai 01 ba lô màu đen. Khi xe chạy đến khu vực huyện D, Nghệ An thì thanh niên đó yêu cầu dừng xe và chuyển lên xe 03 thùng các tông. Khi xe chạy đến khu vực huyện Q, Nghệ An thì thanh niên đó lại yêu cầu dừng xe và tiếp tục chuyển lên xe 01 hộp xốp. Đến khoảng 03 giờ 15 phút khi xe chạy đến khu vực phường B thì bị công an kiểm tra, công an yêu cầu thanh niên kia mở hết số hàng để kiểm tra, thấy rằng:
- 03 túi nilon màu đen bên trong chứa các bộ phận động vật.
- 01 thùng các tông chứa 05 con hổ con và 01 bộ phận sinh dục động vật.
- 01 thùng các tông chứa 03 con khỉ con.
- 01 thùng các tông nhỏ chứa nhiều túi mật động vật.
- 01 hộp xốp chứa các miếng thịt động vật.
- 01 bọc nhỏ trong túi xách của thanh niên chứa nhiều răng động vật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[2] Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Hoàng Đình Q có lời khai: Bị cáo trước đây làm nghề phụ xe khách tuyến thành phố V - thành phố M, có nhiều người hay gửi hàng cho bị cáo vận chuyển và có số điện thoại của bị cáo. Vào khoảng 02 ngày trước ngày bị bắt thì có người đàn ông tên là S gọi điện thoại cho bị cáo thuê vận chuyển một số hàng hóa là động vật trong đó có hổ, khỉ, vẩy tê tê, mật bò, răng thú... từ thành phố V ra thành phố M với giá tiền công vận chuyển là 2.000.000đ. Anh S nói với bị cáo là đến nhận hàng tại cầu vượt N, thành phố V; huyện D và huyện Q, Nghệ An. Khoảng 16 giờ ngày 06/01/2018, anh S gọi điện bảo đi chuyển hàng, bị cáo gọi điện cho anh Nguyễn Minh H1 để đặt chỗ đi thành phố M, hẹn đón ở cầu vượt N. Khoảng 18 giờ 30 phút bị cáo đến cầu vượt N gặp một người đàn ông đưa cho bị cáo 03 túi màu đen và 2.000.000đ bảo là gửi cho anh S, bị cáo nhận hàng rồi đón xe khách BKS 14B - 019.26 đi thành phố M. Khi xe chạy đến khu vực huyện D, Nghệ An thì có người gọi điện thoại bảo là chuyển hàng cho anh S, bị cáo bảo xe khách dừng lại và xuống nhận hàng là 03 thùng các tông trong đó có một thùng hở, bị cáo nhìn thấy bên trong có 03 con khỉ. Đến khoảng 20 giờ 20 phút khi xe chạy đến khu vực huyện Q, Nghệ An thì lại có người gọi điện thoại bảo là chuyển hàng cho anh S, bị cáo bảo xe khách dừng lại và xuống nhận hàng là 01 thùng xốp và 01 bọc nhỏ màu đen (bị cáo cất trong túi đeo bên người). Đến khoảng 03 giờ 15 phút ngày 07/01/2018 khi xe chạy đến khu vực B, thành phố L thì bị công an kiểm tra. Công an yêu cầu mở các thùng hàng bị cáo nhận vận chuyển ra và thấy:
[3] - 03 túi nilon màu đen bên trong chứa vẩy tê tê, tổng trọng lượng 50kg.
[4] - 01 thùng các tông chứa 05 con hổ con đông lạnh đã chết và 01 bộ phận sinh dục hổ đực.
[5] - 01 thùng các tông chứa 03 con khỉ con.
[6] - 01 thùng các tông nhỏ chứa nhiều túi mật động vật.
[7] - 01 hộp xốp chứa các miếng thịt hổ.
[8] - 01 bọc nhỏ trong chứa nhiều răng động vật.
[9] Công an thu giữ các đồ vật nói trên cùng số tiền 2.000.000đ và 02 điện thoại của bị cáo. Bị cáo không biết lai lịch, địa chỉ của anh S và những người đàn ông gửi hàng cho S, chỉ giao dịch qua điện thoại, chưa gặp S lần nào.
[10] Lời khai nhận tội của bị cáo Hoàng Đình Q tại phiên tòa phù hợp với các lời khai nhận tội của bị cáo tại cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của các người làm chứng anh Nguyễn Văn H, Nguyễn Văn T và Nguyễn Minh H1, phù hợp với biên bản bắt người phạm tội quả tang do Tổ công tác phương án 12, công an tỉnh Quảng Ninh lập hồi 04 giờ 00 phút ngày 07/01/2018, phù hợp với kết luận giám định. Như vậy có đủ căn cứ kết luận vào khoảng 03 giờ 15 phút ngày 07/01/2018 tại khu vực Km 114+700 trên Quốc lộ 18A thuộc phường B, thành phố L, Công an Quảng Ninh bắt quả tang Hoàng Đình Q có hành vi vận chuyển trái phép 05 con hổ có tên khoa học Panthera tigris; 01 bộ phận sinh dục hổ đực có tên khoa học Panthera tigris là bộ phận không thể tách rời sự sống của 01 con hổ; 41kg thịt loài hổ có tên khoa học Panthera tigris; 50 kg vẩy tê tê có tên khoa học là Manis gigantea; 20 răng nanh của loài chó, có tên khoa học Canis lupus familiaris; 05 túi mật loài chó, có tên khoa học Canis lupus familiaris; 05 túi mật của loài bò, có tên khoa học Bos indicus.
[11] Theo Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhóm IB ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Phụ lục I của Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có tên loài hổ có tên khoa học Panthera tigris và loài tê tê có tên khoa học là Manis gigantea hay còn gọi là tê tê khổng lồ. Như vậy hành vi của bị cáo Hoàng Đình Q đã phạm tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự.
[12] Khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;...”.
[13] Bị cáo đã vận chuyển 05 cá thể hổ đông lạnh có tên khoa học Panthera tigris; 01 bộ phận sinh dục đực của loài hổ có tên khoa học Panthera tiger, theo kết luận giám định là bộ phận không thể tách rời sự sống của một con hổ; 41 kg thịt của loài hổ có tên khoa học Panthera tigris, theo kết luận giám định nếu tổng số lượng thịt trên là của 1 cá thể hổ thì sẽ dẫn đến cá thể hổ không thể tồn tại; 50 kg vẩy của loài tê tê có tên khoa học là Manis gigantea, theo kết luận giám định nếu số vẩy trên là của nhiều cá thể thì không ảnh hưởng đến sự sống.
[14] Kết luận giám định không xác định được 50kg vẩy tê tê là vẩy trên nhiều cá thể hay trên một cá thể tê tê nên không thể xác định đây là bộ phận không thể tách rời sự sống của con tê tê.
[15] Kết luận giám định không xác định được 41 kg thịt hổ là thịt của một con hổ hay thịt của nhiều con hổ nên không thể xác định đây là bộ phận không thể tách rời sự sống của con hổ.
[16] Kết luận giám định chưa xác định 01 bộ phận sinh dục hổ đực có phải của một trong năm con hổ đông lạnh hay không. Do toàn bộ số tang vật trên đã bị tiêu hủy không thể cho giám định bổ sung. Tuy nhiên, theo Biên bản xác định tình trạng sản phẩm, sức khỏe động vật (bút lục 89) thì 05 cá thể hổ đông lạnh đã chết là hổ con có trọng lượng từ 0,99kg đến 2,99kg; 01 bộ phận sinh dục của hổ đực có trọng lượng 0,98kg. Như vậy, dựa vào trọng lượng kg có căn cứ khẳng định 01 bộ phận sinh dục của hổ đực đó không phải là bộ phận sinh dục của một trong 05 con hổ con đông lạnh vì không có loài hổ nào có thể có bộ phận sinh dục đực chiếm đến từ 1/2 đến 1/4 trọng lượng cơ thể. Theo kết luận giám định thì bộ phận sinh dục đó là bộ phận không thể tách rời sự sống của con hổ nên có nghĩa phải có con hổ thứ 6 bị giết để có được bộ phận sinh dục đó cho bị cáo vận chuyển. Tức bị cáo Q có hành vi vận chuyển 05 con hổ và 01 bộ phận không thể tách rời sự sống của 01 con hổ thứ 6.
[17] Khoản 3 điều 244 Bộ luật Hình sự, điều luật quy định: “3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a)…; c) Từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên; từ 06 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 06 cá thể gấu, hổ trở lên;”.
[18] Từ quy định của điều luật thấy rằng chỉ cần vận chuyển bộ phận không thể tách rời sự sống của 06 cá thể hổ trở lên là đã phạm vào điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự. Nội dung của điều luật này nhằm đến việc xử lý các hành vi phạm tội nghiêm trọng xâm phạm đến sự sống của từ 06 cá thể hổ trở lên. Bị cáo vận chuyển 05 cá thể hổ và 01 bộ phận không thể tách rời sự sống của cá thể hổ thứ 6 là đã xâm phạm đến sự sống của 06 cá thể hổ nên phải chịu hình phạt quy định tại điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự.
[19] Tại phiên tòa hôm nay đại diện Viện kiểm sát đề nghị truy tố bị cáo theo điểm c khoản 2 Điều 244 Bộ luật Hình sự nhưng Hội đồng xét xử thấy rằng bị cáo đã phạm vào quy định tại điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự nên cần áp dụng quy định tại khoản 2 điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự.
[20] Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm vào các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học của các loài động vật hoang dã, quý hiếm trong môi trường sinh thái. Bị cáo mặc dù biết pháp luật nghiêm cấm nhưng vẫn thực hiện hành vi vận chuyển số lượng lớn động vật nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nên cần thiết phải xử lý nghiêm khắc, cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội, mới có tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung.
[21] Hội đồng xét xử cũng xem xét bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải nên giảm một phần hình phạt cho bị cáo theo điểm s khoản 1 điều 51 Bộ luật Hình sự. Bị cáo phạm tội lần đầu, có bố đẻ là bộ đội chống Mỹ được thưởng nhiều huân huy chương nên giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.
[22] Về hình phạt bổ sung: Xét bị cáo chỉ là đối tượng vận chuyển thuê, không có tài sản thu nhập gì nên không cần thiết áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền với bị cáo.
[23] Về vật chứng: Các vật chứng của vụ án là 05 cá thể hổ, 01 bộ phận sinh dục của hổ đực, 50kg vẩy tê tê, mật chó, mật bò, răng chó và 01 cá thể khỉ đã chết cơ quan điều tra đã tiêu hủy; 02 cá thể khỉ còn sống cơ quan điều tra đã bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh theo quy định nên không xem xét. Số tiền 2.000.000đ là tiền do bị cáo phạm tội mà có nên tịch thu sung công quỹ nhà nước. 02 chiếc điện thoại cùng sim điện thoại đi kèm bị cáo sử dụng làm công cụ phương tiện để phạm tội nên cần tịch thu phát mại sung công quỹ nhà nước.
[24] Đối với hành vi vận chuyển 03 cá thể khỉ đuôi lợn; 05 túi mật và 20 răng nanh đều là của loài chó nuôi thường, 05 túi mật của loài bò nuôi thông thường. Không đủ căn cứ để xử lý hình sự nên Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Hoàng Đình Q.
[25] Đối với đối tượng tên S và 03 người đàn ông gửi hàng động vật hoang dã cho Q, hiện chưa xác minh được lai lịch, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ xử lý sau.
[26] Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử bị cáo Hoàng Đình Q, các Điều tra viên, Kiểm sát viên cơ bản đã thực hiện đúng trình tự và thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng, không có quyết định tố tụng, hành vi tố tụng nào bị khiếu nại.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 244, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự, khoản 2 Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Xử phạt: Hoàng Đình Q 10 (mười) năm tù về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt 07/01/2018.
Căn cứ vào điểm a, b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự; điểm a, b khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền 2.000.000đ, tịch thu phát mại sung công quỹ nhà nước 02 chiếc điện thoại cùng sim đi kèm (tất cả theo biên bản giao nhận vật chứng số: 179/BB-THA; ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Hạ Long).
Căn cứ Điều 331, Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Bị cáo phải nộp 200.000đ án phí hình sự sơ thẩm.
Án xử công khai sơ thẩm, báo cho bị cáo biết có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[13] Bị cáo đã vận chuyển 05 cá thể hổ đông lạnh có tên khoa học Panthera tigris; 01 bộ phận sinh dục đực của loài hổ có tên khoa học Panthera tiger, theo kết luận giám định là bộ phận không thể tách rời sự sống của một con hổ; 41 kg thịt của loài hổ có tên khoa học Panthera tigris, theo kết luận giám định nếu tổng số lượng thịt trên là của 1 cá thể hổ thì sẽ dẫn đến cá thể hổ không thể tồn tại;...
…
[16] Kết luận giám định chưa xác định 01 bộ phận sinh dục hổ đực có phải của một trong năm con hổ đông lạnh hay không. Do toàn bộ số tang vật trên đã bị tiêu hủy không thể cho giám định bổ sung. Tuy nhiên, theo Biên bản xác định tình trạng sản phẩm, sức khỏe động vật (bút lục 89) thì 05 cá thể hổ đông lạnh đã chết là hổ con có trọng lượng từ 0,99kg đến 2,99kg; 01 bộ phận sinh dục của hổ đực có trọng lượng 0,98kg. Như vậy, dựa vào trọng lượng kg có căn cứ khẳng định 01 bộ phận sinh dục của hổ đực đó không phải là bộ phận sinh dục của một trong 05 con hổ con đông lạnh vì không có loài hổ nào có thể có bộ phận sinh dục đực chiếm đến từ 1/2 đến 1/4 trọng lượng cơ thể. Theo kết luận giám định thì bộ phận sinh dục đó là bộ phận không thể tách rời sự sống của con hổ nên có nghĩa phải có con hổ thứ 6 bị giết để có được bộ phận sinh dục đó cho bị cáo vận chuyển. Tức bị cáo Q có hành vi vận chuyển 05 con hổ và 01 bộ phận không thể tách rời sự sống của 01 con hổ thứ 6.
…
[18] Từ quy định của điều luật thấy rằng chỉ cần vận chuyển bộ phận không thể tách rời sự sống của 06 cá thể hổ trở lên là đã phạm vào điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự. Nội dung của điều luật này nhằm đến việc xử lý các hành vi phạm tội nghiêm trọng xâm phạm đến sự sống của từ 06 cá thể hổ trở lên. Bị cáo vận chuyển 05 cá thể hổ và 01 bộ phận không thể tách rời sự sống của cá thể hổ thứ 6 là đã xâm phạm đến sự sống của 06 cá thể hổ nên phải chịu hình phạt quy định tại điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự.”
ÁN LỆ SỐ 59/2023/AL 1
Về lỗi cố ý gián tiếp trong vụ án “Giết người”
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào các ngày 01, 02, 03 tháng 02 năm 2023 và được công bố theo Quyết định số 39/QĐ-CA ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ:
Bản án phúc thẩm số 50/2020/HS-PT ngày 10/12/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái về vụ án “Giết người” đối với các bị cáo Triệu Văn M, Đặng Văn T.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 3, 4 và 5 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung của án lệ:
- Tình huống án lệ:
Bị cáo dùng hung khí nguy hiểm tấn công bị hại. Bị hại điều khiển xe mô tô bỏ chạy, bị cáo tiếp tục truy đuổi làm bị hại lo sợ phải tăng tốc bỏ chạy. Khi bị hại bị tai nạn thì bị cáo mới dừng việc truy đuổi. Bị hại tử vong trên đường đi cấp cứu.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với lỗi cố ý gián tiếp.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Từ khóa của án lệ:
“Giết người”; “Lỗi cố ý gián tiếp”; “Điều khiển xe mô tô bỏ chạy”; “Bị hại bị tai nạn”.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Tối ngày 06/9/2019, Triệu Văn M và Đặng Văn T đến dự đám cưới ở thôn K, xã T, huyện Y, tỉnh Yên Bái. Tại đám cưới, M nhìn thấy Nguyễn Ngọc V đi cùng Nguyễn Thị L sinh năm 2004, trú tại thôn T, xã N, huyện B, tỉnh Yên Bái. Do trước đó, khi M đi chơi bên xã C bị các thanh niên tại đây đánh, nên khi thấy V là người xã C sang, M đã rủ T “Tý anh em mình đánh thằng V nhé”. Vì trước đó, T có gặp và mời rượu V nhưng V không uống, T cho rằng V đã coi thường mình nên đồng ý và nói “Để ý nó khi nào về thì bảo anh”. Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, Nguyễn Ngọc V lấy xe máy chở theo Nguyễn Thị L đi về theo đường liên thôn. T và M cũng lấy xe máy của mình, mỗi người một xe đi theo với mục đích đánh V. T hỏi M “Có đồ chưa?” M trả lời “Có rồi”, M cũng hỏi T “Có đồ không?”, T trả lời “Có”. M và T đuổi theo khoảng 500 mét thì vượt qua xe V, đến đoạn đường vắng người thuộc địa phận thôn Đ, xã T, huyện Y, tỉnh Yên Bái, M và T dừng lại chặn xe của V, T mở cốp xe lấy chiếc túi khoác bên trong có chiếc gậy (loại gậy ba khúc bằng kim loại, có tay cầm mầu đen, chiều dài tối đa khi rút ba khúc ra là 64 cm, khi thu lại là 24 cm, đường kính 2,5 cm, mũi gậy hình tròn đường kính là 1,5 cm) đeo lên người. Khi V và L xuống xe, M nói “Sao mày về nhanh thế”, còn T nói “Hôm qua tôi mời rượu bạn không uống, bạn khinh tôi à”, V trả lời “Tối qua mấy ông đánh tôi”, V vừa nói xong M lao vào dùng tay đấm nhiều nhát vào mặt V, rồi cùng vật lộn giằng co đánh nhau trên đường, M ngồi đè lên người V và dùng tay đấm vào mặt V, còn T lao vào đá hai cái vào chân V. Lúc này V vùng được dậy đấm vào mặt M, nên M ôm V đẩy vào khu vực taluy dương cạnh đường, T lấy chiếc gậy để trong túi khoác ra vụt một phát vào bắp tay trái của V. Lúc đó M cũng lấy đoạn gậy mang theo trên người ra (loại gậy ba khúc bằng kim loại, có tay cầm mầu đen, chiều dài tối đa khi rút ba khúc ra là 31 cm, đường kính 1,0 cm) vụt một phát trúng vào ngực V, M tiếp tục vụt một phát nữa theo hướng từ trái sang phải, từ trên xuống dưới vào mặt V, rồi vụt ba phát nữa vào người V và làm rơi mất gậy tại đây. Bị đánh đau, V bỏ chạy theo hướng đường quay lại đám cưới, M đuổi theo túm áo của V lôi lại nhưng V vùng thoát được, thì T chạy đến gần dùng gậy sắt vụt tiếp một phát vào phần lưng của V rồi V bỏ chạy thoát. T và M quay lại chỗ để xe, nổ máy bật đèn tiếp tục truy tìm. Lúc này, chị L cũng đi tìm và đã thấy V nằm ở ven đường cách chỗ bị đánh khoảng 100 mét. V nói với L “Anh mệt lắm rồi, anh kiệt sức rồi”. Khi thấy ánh đèn xe của T và M đi qua, V tự đứng dậy và được L khoác tay dìu V đi lên đường và tự đi bộ về phía xe của mình. Cùng lúc này T và M đã quay xe lại, phát hiện thấy V đã khởi động xe chở theo L đi được khoảng 02 mét thì T và M tăng ga đuổi theo, V thấy vậy cũng tăng ga bỏ chạy. Khi đuổi theo, T vẫn cầm theo gậy sắt còn M hô to “Đ** mẹ chúng mày đứng lại”. Đuổi theo được khoảng 100 mét thì T bị ngã xe, một mình M tiếp tục đuổi theo. Khi đến đoạn đường xuống dốc thấy V chạy xe với tốc độ cao, chị L đã vỗ vai V nhắc “Đi chậm thôi”, nhưng V không nói gì và không giảm tốc độ. Khi tới ngã ba (cách khu vực bị T và M đánh 1.300 mét) thuộc địa phận thôn 4, xã T, huyện Y, V không kịp xử lý đã lao lên khu vực sân vườn nhà ông Phạm Văn H và bị ngã, M thấy vậy quay xe lại thì gặp T điều khiển xe đi đến, M bảo “Thằng V bị ngã xe rồi”, rồi cả hai cùng đi về. Còn Nguyễn Ngọc V được người dân đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong ngay sau đó.
Tại bản Kết luận giám định pháp y về tử thi số 79/TT ngày 13/9/2019 của Trung tâm Pháp y tỉnh Yên Bái kết luận:
- Nguyên nhân chết của Nguyễn Ngọc V: Vỡ phức tạp xương hộp sọ vùng thái dương phải.
- Cơ chế hình thành thương tích: Vỡ xương hộp sọ vùng thái dương phải do tác động một lực mạnh với vật tày có tiết diện lớn theo hướng trực diện gây nên.
Tại bản Kết luận giám định pháp y về thương tích số: 112/TgT, ngày 14/10/2019 của Trung tâm pháp y tỉnh Yên Bái kết luận:
- Xây xát do vùng đỉnh bên phải: 1%; Bầm tím da vùng đuôi mắt bên phải 1%; Xây xát da cánh mũi + Vùng má bên phải: 1%; Xây xát da chính giữa ngực phía dưới khớp ức đòn: 1%; bầm tím da vùng ngực bên phải dưới núm vú: 0%; bầm tím da khuỷu tay phải: 1%; Xây xát bầm tím da vùng mu bàn tay phải: 0%; Xây xát da vùng đùi, vùng gối và mu bàn chân phải 0%.
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể của Nguyễn Ngọc V tại thời điểm giám định qua bản ảnh là: 05% (Năm phần trăm).
Kết quả khám nghiệm hiện trường xác định: Khu vực ngã ba nơi Nguyễn Ngọc V và Nguyễn Thị L bị ngã xe là đoạn đường có ngã ba, hai chiều không có giải phân cách chiều rộng 3m50, mặt đường có vết miết xước, miết lốp màu đen; vết cày xước trên sân vườn nhà ông Phạm Văn H (tiếp giáp với đường giao thông) có một vết máu không rõ hình thù (kích thước 0,3x0,2m) trên tấm bạt đậy 01 gốc cây khô có kích thước (0,53x0,34m).
Trong giai đoạn sơ thẩm, gia đình các bị cáo Đặng Văn T và Triệu Văn M đã tự nguyện bồi thường cho gia đình bị hại Nguyễn Ngọc V số tiền 80.000.000 đồng.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 22/2020/HS-ST ngày 16 tháng 9 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã quyết định:
1. Về tội danh: Tuyên bố bị cáo bị cáo Đặng Văn T, bị cáo Triệu Văn M phạm tội “Cố ý gây thương tích”
2. Về hình phạt: Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 134; điểm b, s khoản 1 Điều 51; điểm d khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Đặng Văn T 14 năm tù; thời hạn tù tính từ ngày tạm giam 08/11/2019; xử phạt bị cáo Triệu Văn M 14 năm tù; thời hạn tù tính từ ngày tạm giam 08/11/2019.
3. Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 584, Điều 585, Điều 589, Điều 590, Điều 591, Điều 357, khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự, buộc bị cáo Triệu Văn M và và bị cáo Đặng Văn T phải liên đới bồi thường cho ông Nguyễn Văn T1 và bà Triệu Thị L1 số tiền 6.340.000 đồng. Phần của bị cáo T là 3.170.000 đồng, phần của bị cáo M là 3.170.000 đồng.
Ngoài ra, án sơ thẩm còn quyết định trách nhiệm dân sự của các bị cáo đối với chị Nguyễn Thị L, xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo cho các bị cáo; đồng thời kiến nghị Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kháng nghị hủy Bản án hình sự sơ thẩm số 22/2020/HS-ST ngày 16/9/2020 của Tòa án nhân dân huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái để điều tra, truy tố, xét xử về tội Giết người quy định tại Điều 123 của Bộ luật Hình sự
- Ngày 19/9/2020, đại diện hợp pháp của bị hại Nguyễn Ngọc V là ông Nguyễn Văn T1 và bà Triệu Thị L1 kháng cáo không đồng ý về tội danh và tăng mức bồi thường.
- Ngày 01/10/2020, bị cáo Đặng Văn T và bị cáo Triệu Văn M kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
- Tại Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 02/QĐ-VKSTY ngày 29/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đề nghị xét xử phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Đặng Văn T.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Đặng Văn T và bị cáo Triệu Văn M đều khai nhận toàn bộ hành vi đã thực hiện như nội dung bản án sơ thẩm. Các bị cáo giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và không chấp nhận tăng mức bồi thường.
Người bào chữa cho bị cáo nhất trí với tội danh và điều khoản mà Tòa án sơ thẩm đã xét xử các bị cáo, nhưng cho rằng mức án của các bị cáo là quá cao; đề nghị cấp phúc thẩm giảm hình phạt vì các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại trình bày không đồng ý với tội danh mà Tòa án sơ thẩm xét xử các bị cáo; đề nghị cấp phúc thẩm xét xử các bị cáo với mức hình phạt tù chung thân về tội “Giết người” theo điểm n khoản 1 Điều 193 của Bộ luật Hình sự; đề nghị tăng bồi thường thiệt hại, buộc các bị cáo phải bồi thường cho đại diện hợp pháp của bị hại tổng số tiền là 421.000.000 đồng, xác nhận gia đình các bị cáo đã bồi thường được 80.000.000 đồng.
Kiểm sát viên trình bày quan điểm cho rằng bản án sơ thẩm xét xử các bị cáo Triệu Văn M và Đặng Văn T về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm a khoản 4 Điều 134 của Bộ luật Hình sự là có căn cứ. Tuy nhiên, án sơ thẩm đánh giá vai trò phạm tội của các bị cáo là như nhau là chưa chính xác, vì bị cáo Đặng Văn T chỉ là người bị rủ rê và thực hiện hành vi phạm tội có mức độ ít quyết liệt hơn bị cáo Triệu Văn M. Do đó, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Trấn Yên đề nghị giảm hình phạt cho bị cáo T là có cơ sở để chấp nhận. Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Triệu Văn M và kháng cáo thay đổi tội danh, tăng hình phạt của đại diện hợp pháp của bị hại là không có căn cứ để chấp nhận. Về trách nhiệm dân sự: Đề nghị cấp phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo của đại diện hợp pháp của bị hại, tăng mức bồi thường tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng, những khoản bồi thường khác đã được cấp sơ thẩm giải quyết là phù hợp với quy định của pháp luật nên cần giữ nguyên. Đề nghị căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 357 của Bộ luật Tố tụng hình sự, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Trấn Yên và kháng cáo của bị cáo Đặng Văn T; không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Triệu Văn M; chấp nhận một phần kháng cáo của đại diện hợp pháp của bị hại, sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 22/2020/HS-ST ngày 16 tháng 9 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái theo hướng giảm hình phạt cho bị cáo Đặng Văn T; tăng mức bồi thường tổn thất về tinh thần cho đại diện hợp pháp của bị hại.
Các bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích cho đại diện hợp pháp của bị hại tranh luận giữ nguyên quan điểm. Khi được nói lời sau cùng, các bị cáo xin được hưởng giảm nhẹ hình phạt.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[2] Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Trấn Yên, kháng cáo của các bị cáo và đại diện hợp pháp của bị hại đúng hình thức, trong hạn luật định, đủ điều kiện để giải quyết phúc thẩm.
[3] Lời khai tại phiên tòa phúc thẩm của bị cáo Đặng Văn T, bị cáo Triệu Văn M phù hợp với nhau, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án như lời khai của Nguyễn Thị L, các kết luận giám định, biên bản khám nghiệm hiện trường, vật chứng thu giữ trong vụ án, từ đó đã đủ cơ sở xác định: Vào khoảng 20 giờ ngày 20/12/2018, Đặng Văn T và Triệu Văn M dùng tay, chân đấm đá, rồi sử dụng gậy kim loại đánh nhiều nhát vào đầu, mặt, tay, sườn, lưng của Nguyễn Ngọc V. Khi V điều khiển xe mô tô bỏ chạy thì T và M dùng xe mô tô tiếp tục truy đuổi theo V để đánh với vận tốc trên 50km/giờ. T cầm theo gậy sắt, còn M hô to “Đ** mẹ chúng mày đứng lại”. V thấy vậy tăng ga bỏ chạy, khi đến ngã ba thuộc địa phận thôn 4, xã T, huyện Y do đi nhanh không làm chủ tay lái, V lao xe qua đường lên bãi đất trống thì bị ngã xe và tử vong trên đường đi cấp cứu.
[4] Hành vi của các bị cáo T và M sử dụng gậy kim loại, là hung khí nguy hiểm đánh nhiều nhát vào vùng đầu, mặt, thân thể V, sau đó dùng xe mô tô truy đuổi V là rất nguy hiểm. Anh V trong tình trạng vừa bị đánh đau, lại vẫn bị các bị cáo truy đuổi, uy hiếp, đe dọa, buộc anh V lo sợ tiếp tục bị đánh nên đã điều khiển xe mô tô bỏ chạy với vận tốc nhanh, trên đường bê tông liên thôn có nhiều khúc cua liên tiếp, nhiều đoạn có độ dốc lớn trong điều kiện trời tối, có khả năng gây tai nạn nguy hiểm dẫn đến chết người. Các bị cáo buộc phải nhận thức được điều đó, nhưng vẫn tiếp tục đuổi theo anh V 1300 mét, cho đến khi thấy anh V bị ngã xe mới dừng lại. Với hành vi nguy hiểm nêu trên, có đủ cơ sở để xác định hành vi phạm tội của các bị cáo là rất quyết liệt, chứng tỏ về mặt chủ quan các bị cáo không mong muốn hậu quả chết người xảy ra, nhưng có ý thức chấp nhận để hậu quả chết người xảy ra và thực tế là anh V đã chết.
[5] Như vậy, đã đủ căn cứ kết luận các bị cáo T và M đã phạm vào tội “Giết người” với lỗi cố ý gián tiếp. Việc cấp sơ thẩm điều tra, truy tố, xét xử các bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” là không chính xác. Do đó, cần hủy bản án sơ thẩm để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 358 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
[6] Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện Trấn Yến đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì có căn cứ cho thấy hành vi của các bị can đã thực hiện cấu thành tội “Giết người”, nhưng Viện kiểm sát nhân dân huyện Trấn Yên giữ nguyên quyết định truy tố về tội “Cố ý gây thương tích”, nên Tòa án nhân dân huyện Trấn Yên đã xét xử theo thẩm quyền và kiến nghị kháng nghị về tội danh trong bản án. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm không có lỗi trong việc cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm.
[7] Do bản án sơ thẩm bị hủy để điều tra lại nên những nội dung kháng cáo, kháng nghị về hình phạt và trách nhiệm dân sự được xem xét, giải quyết trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử lại vụ án.
[8] Các bị cáo và đại diện hợp pháp của người bị hại không phải chịu án phí phúc thẩm.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 355; điểm a khoản 1 Điều 358 của Bộ luật Tố tụng hình sự,
1. Hủy Bản án hình sự sơ thẩm số 22/2020/HS-ST ngày 16 tháng 9 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái để điều tra lại.
Giao hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
2. Về án phí: Căn cứ điểm f khoản 2 Điều 23 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, các bị cáo và đại diện hợp pháp của người bị hại không phải chịu án phí phúc thẩm.
Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[3] Lời khai tại phiên tòa phúc thẩm của bị cáo Đặng Văn T, bị cáo Triệu Văn M phù hợp với nhau, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án như lời khai của Nguyễn Thị L, các kết luận giám định, biên bản khám nghiệm hiện trường, vật chứng thu giữ trong vụ án, từ đó đã đủ cơ sở xác định: Vào khoảng 20 giờ ngày 20/12/2018, Đặng Văn T và Triệu Văn M dùng tay, chân đấm đá, rồi sử dụng gậy kim loại đánh nhiều nhát vào đầu, mặt, tay, sườn, lưng của Nguyễn Ngọc V. Khi V điều khiển xe mô tô bỏ chạy thì T và M dùng xe mô tô tiếp tục truy đuổi theo V để đánh với vận tốc trên 50km/giờ. T cầm theo gậy sắt, còn M hô to “Đ** mẹ chúng mày đứng lại”. V thấy vậy tăng ga bỏ chạy, khi đến ngã ba thuộc địa phận thôn 4, xã T, huyện Y do đi nhanh không làm chủ tay lái, V lao xe qua đường lên bãi đất trống thì bị ngã xe và tử vong trên đường đi cấp cứu.
[4] Hành vi của các bị cáo T và M sử dụng gậy kim loại, là hung khí nguy hiểm đánh nhiều nhát vào vùng đầu, mặt, thân thể V, sau đó dùng xe mô tô truy đuổi V là rất nguy hiểm. Anh V trong tình trạng vừa bị đánh đau, lại vẫn bị các bị cáo truy đuổi, uy hiếp, đe dọa, buộc anh V lo sợ tiếp tục bị đánh nên đã điều khiển xe mô tô bỏ chạy với vận tốc nhanh, trên đường bê tông liên thôn có nhiều khúc cua liên tiếp, nhiều đoạn có độ dốc lớn trong điều kiện trời tối, có khả năng gây tai nạn nguy hiểm dẫn đến chết người. Các bị cáo buộc phải nhận thức được điều đó, nhưng vẫn tiếp tục đuổi theo anh V 1300 mét, cho đến khi thấy anh V bị ngã xe mới dừng lại. Với hành vi nguy hiểm nêu trên, có đủ cơ sở để xác định hành vi phạm tội của các bị cáo là rất quyết liệt, chứng tỏ về mặt chủ quan các bị cáo không mong muốn hậu quả chết người xảy ra, nhưng có ý thức chấp nhận để hậu quả chết người xảy ra và thực tế là anh V đã chết.
[5] Như vậy, đã đủ căn cứ kết luận các bị cáo T và M đã phạm vào tội “Giết người” với lỗi cố ý gián tiếp...”.
ÁN LỆ SỐ 60/2023/AL 1
Về thời hạn trả thưởng xổ số kiến thiết
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào các ngày 01, 02, 03 tháng 02 năm 2023 và được công bố theo Quyết định số 39/QĐ-CA ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 239/2022/DS-GĐT ngày 05/9/2022 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp trả thưởng tiền xổ số kiến thiết” giữa nguyên đơn là ông Thái Hữu T với bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết A.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 2, 3, 4, 6 và 7 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung của án lệ:
- Tình huống án lệ:
Thể lệ tham gia dự thưởng của công ty xổ số kiến thiết xác định thời hạn trả thưởng đối với vé số trúng thưởng được tính theo ngày.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, Tòa án phải xác định ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 147 Bộ luật Dân sự năm 2015; ngày cuối cùng của thời hạn trả thưởng được xác định theo quy định tại Điều 148 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
- Khoản 2 Điều 147, khoản 1, 5 và 6 Điều 148 Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Khoản 1 Điều 30 Thông tư số 75/2013/TT-BTC ngày 4 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
Từ khóa của án lệ:
“Tranh chấp trả thưởng xổ số”; “Kinh doanh xổ số”; “Thời hạn trả thưởng”.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo đơn khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ án, ông Nguyễn Văn H đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:
Ngày 29 tháng 10 năm 2020, ông Thái Hữu T có mua tờ vé số ký hiệu AG-10K5 mang số F123007 trúng giải thưởng 2.000.000.000 đồng, do Công ty xổ số kiến thiết A phát hành, ngày mở thưởng là ngày 29 tháng 10 năm 2020. Do bận công việc nên vào ngày quay số, ông T không theo dõi và sau khi quay số cũng không dò số. Đến 22 giờ ngày 28 tháng 11 năm 2020, ông T mới dò số phát hiện mình trúng thưởng. Lúc này, ông T có dùng số điện thoại cá nhân gọi vào số điện thoại của Công ty xổ số kiến thiết A báo trúng thưởng, nhưng không có người trả lời.
Đến ngày 29 tháng 11 năm 2020, ông T mang vé số trúng thưởng đến Công ty nhưng do là ngày chủ nhật nên công ty không làm việc. Ông T có gặp bảo vệ công ty và chị Nguyễn Thị Kim T1 - Nhân viên phòng trả thưởng - kho quỹ để nhận thưởng nhưng không được, mà được hướng dẫn làm các thủ tục xin xác nhận lý do trễ hạn.
Ông T cũng đã làm các thủ tục: Đơn trình bày lý do trễ hạn nộp cùng toa thuốc của mẹ ông vì trong thời gian sau khi mua vé số ông phải đưa mẹ ông đi điều trị tại bệnh viện và đón mẹ ông về nhà ở huyện V, nhưng công ty lại xác định ngày cuối cùng của thời hạn lĩnh thưởng là ngày 27 tháng 11 năm 2020.
Việc công ty xác định ngày 27 tháng 11 năm 2020 là ngày cuối cùng của thời hạn lĩnh thưởng là không chính xác. Ngày cuối cùng phải là ngày 28 tháng 11 năm 2020, nhưng ngày này rơi vào thứ bảy, nên ngày cuối cùng trả thưởng phải là ngày 30 tháng 11 năm 2020 theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Do đó, nguyên đơn yêu cầu Tòa án buộc Công ty xổ số kiến thiết A phải trả thưởng đầy đủ giá trị giải đặc biệt 2.000.000.000 đồng mà nguyên đơn đã trúng thưởng.
Bị đơn do ông Võ Trung D đại diện trình bày:
Bị đơn không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: Lý do, căn cứ vào Thể lệ tham gia dự thưởng vé xổ số của Công ty ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ.XS ngày 04 tháng 3 năm 2020 đã được công khai, Thông tư số 75/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài chính, các Nghị định hướng dẫn về hoạt động xổ số, khoản 1 Điều 145 Bộ luật Dân sự năm 2015 và mặt sau của tờ vé số trúng giải đã thể hiện kỳ quay mở thưởng là vào ngày 29 tháng 10 năm 2020. Ngày quay thưởng được tính là 01 ngày trong thời hạn 30 ngày lĩnh thưởng, nên ngày kết thúc thời hạn lĩnh thưởng là ngày 27 tháng 11 năm 2020. Ngày 29 tháng 11 năm 2020, ông T có mang tờ vé số đến nhưng do là ngày nghỉ theo quy định nên ngày 01 tháng 12 năm 2020 ông T mới chính thức gửi đơn và tờ vé số để lĩnh thưởng là đã quá thời hạn lĩnh thưởng.
Công ty xổ số kiến thiết A đã có Công văn trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính và nhận được Công văn số 16055/BTC-TCNH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài chính xác định “...ngày xác định kết quả trúng thưởng là ngày quay số mở thưởng, được tính 01 ngày trong thời hạn lĩnh thưởng 30 ngày của vé xổ số trúng thưởng. Như vậy, đối với kỳ vé mở thưởng ngày 29 tháng 10 năm 2020, ngày kết thúc thời hạn lĩnh thưởng là ngày 27 tháng 11 năm 2020. Quá thời hạn trên, vé xổ số trúng thưởng loại hình xổ số truyền thống và xổ số lô tô thủ công không còn giá trị lĩnh thưởng”.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 71/2021/DS-ST ngày 28/4/2021 của Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, quyết định:
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Thái Hữu T đối với Công ty xổ số kiến thiết A về việc trả thưởng xổ số kiến thiết với số tiền 2.000.000.000 đồng;
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 14/11/2019, ông Thái Hữu T có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm nêu trên.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 89/2021/DS-PT ngày 13/8/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang, quyết định:
Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn Thái Hữu T;
Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 71/2021/DS-ST ngày 28 tháng 4 năm 2021 của Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên.
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Thái Hữu T đối với bị đơn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết A.
Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết A có trách nhiệm trả thưởng cho ông Thái Hữu T đối với tờ vé số trúng thưởng có ký hiệu AG-10K5 mang số F123007 trúng giải đặc biệt 2.000.000.000 đồng do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết A phát hành, ngày mở thưởng là ngày 29 tháng 10 năm 2020.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Ngày 09/9/2021, Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết A có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.
Ngày 23/9/2021, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang có Văn bản số 1180/TB-VKS-DS/BC kiến nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 35/2022/QĐ-VKS-DS ngày 21/01/2022, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên, đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử giám đốc thẩm hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 89/2021/DS-PT ngày 13/8/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang, giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 71/2021/DS-ST ngày 28/4/2021 của Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên.
Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị Ủy ban Thẩm phán chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thể lệ Tham gia dự thưởng vé xổ số truyền thống 6 chữ số (Ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ.XS ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Công ty xổ số kiến thiết A và Công văn số 16055/BTC-TCNH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài chính) “xác định thời hạn kết thúc trả thưởng là ngày 27 tháng 11 năm 2020” là không phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015.
[2] Tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4 tháng 6 năm 2013 quy định “Thời hạn lĩnh thưởng của vé xổ số trúng thưởng là 30 ngày, kể từ ngày xác định kết quả trúng thưởng hoặc kể từ ngày hết hạn lưu hành của vé xổ số...”, Tờ vé số do Công ty xổ số kiến thiết A phát hành loại vé số kiến thiết truyền thống 06 số có ký hiệu AG-10K5 mang số F123007 ngày 29 tháng 10 năm 2020; ngày quay mở thưởng là ngày 29 tháng 10 năm 2020; phía mặt sau của tờ vé số có ghi nhận “Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày xác định kết quả trúng thưởng, những vé trúng thưởng không người lãnh sẽ sung công quỹ”.
[3] Căn cứ vào những quy định trên có cơ sở xác định: Công ty xổ số kiến thiết A với người mua vé số chấp nhận quy định chung về thời hạn để tính trúng thưởng là “ngày”; Tại khoản 2 Điều 147 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định”.
[4] Theo tờ vé số kiến thiết truyền thống 06 số do ông Thái Hữu T trúng thưởng có ký hiệu AG-10K5 mang số F123007 ngày 29 tháng 10 năm 2020 của Công ty xổ số kiến thiết A phát hành có kết quả xổ số là ngày 29 tháng 10 năm 2020. Trong trường hợp này phải xác định ngày bắt đầu tính thời hạn 30 ngày của Tờ vé số mở thưởng của ngày 29 tháng 10 năm 2020 là “ngày 30 tháng 10 năm 2020”, thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn là 24 giờ (một ngày là hai mươi tư giờ) theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 146 Bộ luật Dân sự năm 2015.
[5] Ông Thái Hữu T khai khi phát hiện tờ vé số trúng thưởng lúc 22 giờ ngày 28/11/2020 ông đã nhiều lần liên hệ với Công ty xổ số kiến thiết A theo số điện thoại 0296.385.7904 được in mặt sau của tờ vé số. Ngày 29/11/2020, ông Thái Hữu T trực tiếp đến Công ty xổ số kiến thiết A và được bà Nguyễn Thị Kim T1 xác nhận: “Ngày 29 tháng 11 năm 2020 ông T có đến Công ty thông tin tờ vé số trúng thưởng. Tôi có trả lời theo Thông tư 75 của Bộ Tài chính là tờ vé đã trễ hạn và thứ 3 ngày 01 tháng 12 năm 2020, ông T mang tờ vé kỳ 10K5 mở ngày 29 tháng 10 năm 2020 và đơn xin cứu xét, phòng Trả thưởng - Kho quỹ tiếp nhận Tờ vé của ông”.
[6] Theo khoản 1, khoản 5 và khoản 6 Điều 148 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn; 5. Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó; 6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó”.
[7] Căn cứ vào những nội dung đã phân tích trên, Tòa án cấp phúc thẩm xác định Tờ vé số của ông T đã trúng thưởng và thời hạn ông T liên hệ để lãnh thưởng là còn trong thời hạn 30 ngày theo quy định thời hạn trả tiền thưởng của Công ty xổ số kiến thiết A và chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T; buộc Công ty xổ số kiến thiết A có trách nhiệm trả thưởng cho ông Thái Hữu T đối với Tờ vé số trúng thưởng có ký hiệu AG-10K5 mang số F123007 trúng giải đặc biệt 2.000.000.000 đồng là có căn cứ pháp luật.
Vì các lẽ trên,
Căn cứ Điều 337 và Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự;
QUYẾT ĐỊNH:
1. Không chấp nhận Quyết định kháng nghị số 35/2022/QĐ-VKS-DS ngày 21/01/2022 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Giữ nguyên Bản án dân sự phúc thẩm số 89/2021/DS-PT ngày 12/8/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang về vụ án “Tranh chấp trả thưởng tiền xổ số kiến thiết” giữa nguyên đơn là ông Thái Hữu T với bị đơn là Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến thiết A.
3. Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
NỘI DUNG ÁN LỆ:
“[2] Tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4 tháng 6 năm 2013 quy định “Thời hạn lĩnh thưởng của vé xổ số trúng thưởng là 30 ngày, kể từ ngày xác định kết quả trúng thưởng hoặc kể từ ngày hết hạn lưu hành của vé xổ số... ”, Tờ vé số do Công ty xổ số kiến thiết A phát hành loại vé số kiến thiết truyền thống 06 số có ký hiệu AG-10K5 mang số F123007 ngày 29 tháng 10 năm 2020, ngày quay mở thưởng là ngày 29 tháng 10 năm 2020; phía mặt sau của tờ vé số có ghi nhận “Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày xác định kết quả trúng thưởng, những vé trúng thưởng không người lãnh sẽ sung công quỹ”.
[3] Căn cứ vào những quy định trên có cơ sở xác định: Công ty xổ số kiến thiết A với người mua vé số chấp nhận quy định chung về thời hạn để tính trúng thưởng là “ngày”; Tại khoản 2 Điều 147 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định”.
[4] Theo tờ vé số kiến thiết truyền thống 06 số do ông Thái Hữu T trúng thưởng có ký hiệu AG-10K5 mang số F123007 ngày 29 tháng 10 năm 2020 của Công ty xổ số kiến thiết A phát hành có kết quả xổ số là ngày 29 tháng 10 năm 2020. Trong trường hợp này phải xác định ngày bắt đầu tính thời hạn 30 ngày của Tờ vé số mở thưởng của ngày 29 tháng 10 năm 2020 là “ngày 30 tháng 10 năm 2020 ”, thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn là 24 giờ (một ngày là hai mươi tư giờ)...
…
[6] Theo khoản 1, khoản 5 và khoản 6 Điều 148 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn; 5. Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó; 6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó”.
[7] Căn cứ vào những nội dung đã phân tích trên, Tòa án cấp phúc thẩm xác định Tờ vé số của ông T đã trúng thưởng và thời hạn ông T liên hệ để lãnh thưởng là còn trong thời hạn 30 ngày theo quy định thời hạn trả tiền thưởng của Công ty xổ số kiến thiết A và chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T; buộc Công ty xổ số kiến thiết A có trách nhiệm trả thưởng cho ông Thải Hữu T đối với Tờ vé số trúng thưởng có ký hiệu AG-10K5 mang số F123007 trúng giải đặc biệt 2.000.000.000 đồng là có căn cứ pháp luật.”
ÁN LỆ SỐ 61/2023/AL 1
Về chấm dứt việc nuôi con nuôi khi con nuôi chưa thành niên
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào các ngày 01, 02, 03 tháng 02 năm 2023 và được công bố theo Quyết định số 39/QĐ-CA ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ:
Quyết định sơ thẩm số 87/2019/QĐST-HNGĐ ngày 24/4/2019 của Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai về việc “Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi”, người yêu cầu là ông Trần Công T, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Nguyễn Thanh H và chị Trần Thị Thảo T1.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 7, 8 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung của án lệ:
- Tình huống án lệ:
Cha đẻ, mẹ đẻ và cha nuôi, mẹ nuôi thống nhất giao lại con nuôi chưa thành niên cho cha đẻ, mẹ đẻ tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng; con nuôi có nguyện vọng được về sống với cha đẻ, mẹ đẻ và cha nuôi, mẹ nuôi có yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, Tòa án phải chấp nhận yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
- Các điều 25, 26 và 27 Luật Nuôi con nuôi năm 2010;
- Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Từ khóa của án lệ:
“Chấm dứt việc nuôi con nuôi”; “Con nuôi chưa thành niên”; “Tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi”.
NỘI DUNG VIỆC DÂN SỰ
- Tại đơn yêu cầu, bản tự khai ngày 17/4/2019, người yêu cầu là ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q trình bày:
Ông T và bà Q kết hôn với nhau vào năm 1999 và đã có 02 người con chung (nay đã trưởng thành). Năm 2015, vợ chồng em ruột là Nguyễn Thanh H và chị Trần Thị Thảo T1 có khó khăn về kinh tế, nên đồng ý cháu Nguyễn Minh Khánh H1, sinh ngày 31/10/2003 là con nuôi của vợ chồng ông bà, nên ông bà đã làm thủ tục nhận nuôi tại UBND xã A, huyện B và được cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi số 01 ngày 15/9/2015.
Sau khi nhận con nuôi, ông bà đã thay đổi họ của cháu từ Nguyễn Minh Khánh H1 thành Trần Minh Khánh H1 và chăm sóc cháu, nuôi dưỡng cháu tốt. Nhưng nay cháu H1 có nguyện vọng được về sống cùng bố mẹ ruột, nên ông bà yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với cháu Trần Minh Khánh H1.
- Tại bản tự khai ngày 17/4/2019, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Nguyễn Thanh H, chị Trần Thị Thảo T1 trình bày:
Anh chị chung sống và đăng ký kết hôn tại UBND xã A (đã được cấp giấy chứng nhận kết hôn năm 1998). Quá trình chung sống anh chị có 03 người con chung là: Nguyễn Minh C, sinh ngày: 10/01/2000, Nguyễn Minh Khánh H1, sinh ngày: 31/10/2003, Nguyễn Khánh M, sinh ngày: 08/7/2009. Vào năm 2015, do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên anh chị đồng ý để cháu Nguyễn Minh Khánh H1 làm con nuôi của chị ruột anh H là bà Nguyễn Thị Q và ông Trần Công T.
Khi được nhận nuôi, cháu H1 được đổi họ thành Trần Minh Khánh H1, đồng thời cháu được nuôi dưỡng và học tập tốt. Nhưng nay cháu H1 có nguyện vọng được về sinh sống cùng anh chị nên anh chị đồng ý.
- Tại bản tự khai ngày 17/4/2019, cháu Trần Minh Khánh H1 trình bày:
Cháu là con ruột của cha Nguyễn Thanh H và mẹ Trần Thị Thảo T1 và đang học lớp 10A1 - Trường THPT N, thị trấn O, huyện B, Đồng Nai.
Năm 2015, do hoàn cảnh gia đình cha mẹ gặp khó khăn và đông con nên cha mẹ cháu đồng ý để bác Trần Công T và bác Nguyễn Thị Q nhận cháu làm con nuôi.
Sau khi nhận nuôi, thì cháu về sinh sống tại nhà bác và được đổi họ từ Nguyễn Minh Khánh H1 thành Trần Minh Khánh H1. Khi sống tại nhà bác, cháu sống và học tập tốt và vẫn giữ liên lạc với gia đình. Nhưng do nay cháu đã lớn và về nhà có đông anh chị em nên cháu có nguyện vọng được về sống cùng bố mẹ ruột.
Nay hai bác Trần Công T và Nguyễn Thị Q yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi thì cháu đồng ý.
Ngoài ra, vì bận công việc gia đình và việc học nên ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q, anh Nguyễn Thanh H và cháu Trần Minh Khánh H1 xin vắng tại phiên họp xét.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom phát biểu quan điểm:
Về trình tự thủ tục từ khi thụ lý việc dân sự, về quan hệ pháp luật, quá trình thu thập chứng cứ, về thời gian, thời hạn tố tụng là đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Về nội dung: Đơn yêu cầu của ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q là đúng quy định và có căn cứ nên đề nghị Tòa án chấp nhận.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự được thẩm tra tại phiên họp; ý kiến của đương sự và đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom nhận định:
[2] Về tố tụng: Người yêu cầu nộp đơn và thực hiện các thủ tục theo đúng quy định.
[3] Ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q, anh Nguyễn Thanh H và cháu Trần Minh Khánh H1 có đơn xin vắng tại phiên họp xét, nên căn cứ theo khoản 2 Điều 367 của Bộ luật Tố tụng dân sự Tòa án mở phiên họp xét vắng mặt các đương sự nêu trên.
[4] Về quan hệ pháp luật và thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
[5] Ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với cháu Trần Minh Khánh H1, sinh ngày 31/10/2003, địa chỉ: 113 dãy 8, khu B, ấp L, xã A, huyện B, tỉnh Đồng Nai. Nên căn cứ khoản 5 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35, điểm 1 khoản 2 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì quan hệ của việc dân sự là: “Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi” và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom.
[6] Về nội dung:
[7] Năm 2015, ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q nhận nuôi cháu Nguyễn Minh Khánh H1 là con đẻ của anh Nguyễn Thanh H và chị Trần Thị Thảo T1 làm con nuôi, các bên có làm hồ sơ nhận nuôi con nuôi và được Ủy ban nhân dân xã A cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi số 01 ngày 15/9/2015 nên quan hệ nuôi con nuôi là hợp pháp và các bên đều thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
[8] Nay cháu H1 có nguyện vọng về ở với bố mẹ đẻ để có điều kiện chăm sóc và hỗ trợ các em ăn học, được bố mẹ nuôi là ông T, bà Q và bố mẹ đẻ là anh H, chị T1 đồng ý, nên ông T, bà Q làm đơn đề nghị Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi là tự nguyện và phù hợp với quy định tại Điều 78 của Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi. Do đó cần chấp nhận yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi của ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q với cháu Trần Minh Khánh H1.
[9] Về lệ phí: Căn cứ Điều 149 của Bộ luật Tố tụng dân sự; khoản 1 Điều 37 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q phải nộp lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự là 300.000 đồng.
QUYẾT ĐỊNH
- Căn cứ vào Điều 149, khoản 3 Điều 367, Điều 371, Điều 372 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 78 của Luật Hôn nhân và gia đình; Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi; khoản 1 Điều 37 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Chấp nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự của ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q.
Chấm dứt việc nuôi con nuôi giữa ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q với cháu Trần Minh Khánh H1, sinh ngày 31/10/2003 (theo giấy chứng nhận nuôi con nuôi số 01 ngày 15 tháng 09 năm 2015 của Ủy ban nhân dân xã A, huyện B, tỉnh Đồng Nai).
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự: Ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q phải chịu 300.000 đồng lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự, được trừ vào số tiền tạm ứng lệ phí 300.000 đồng, ông bà đã nộp theo biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0006560 ngày 09/4/2019. Ông T, bà Q đã nộp xong lệ phí.
- Quyền kháng cáo: Chị Trần Thị Thảo T1 có quyền kháng cáo quyết định trong hạn 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ban hành quyết định; ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q, anh Nguyễn Thanh H có quyền kháng cáo quyết định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được tống đạt hợp lệ quyết định.
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[7] Năm 2015, ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q nhận nuôi cháu Nguyễn Minh Khánh H1 là con đẻ của anh Nguyễn Thanh H và chị Trần Thị Thảo T1 làm con nuôi, các bên có làm hồ sơ nhận nuôi con nuôi và được Ủy ban nhân dân xã A cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi số 01 ngày 15/9/2015 nên quan hệ nuôi con nuôi là hợp pháp và các bên đều thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
[8] Nay cháu H1 có nguyện vọng về ở với bố mẹ đẻ để có điều kiện chăm sóc và hỗ trợ các em ăn học, được bố mẹ nuôi là ông T, bà Q và bố mẹ đẻ là anh H, chị T1 đồng ý, nên ông T, bà Q làm đơn đề nghị Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi là tự nguyện và phù hợp với quy định tại Điều 78 của Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi. Do đó cần chấp nhận yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi của ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q với cháu Trần Minh Khánh H1.”
ÁN LỆ SỐ 62/2023/AL [1]
Về thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên trong vụ án tranh chấp về xác định cha cho con
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào các ngày 01, 02, 03 tháng 02 năm 2023 và được công bố theo Quyết định số 39/QĐ-CA ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ:
Bản án phúc thẩm số 07/2018/HN-PT ngày 22/3/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước về vụ án hôn nhân và gia đình “Xác định cha cho con, cấp dưỡng nuôi con” giữa nguyên đơn là chị Lê Thị D với bị đơn là anh Trịnh Vinh C.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 4 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung của án lệ:
- Tình huống án lệ:
Sau khi người con được sinh ra, người mẹ khởi kiện yêu cầu xác định bị đơn là cha đẻ của người con và yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Tòa án xác định bị đơn là cha đẻ của người con và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, Tòa án phải xác định thời gian cấp dưỡng cho con chưa thành niên được tính kể từ khi người con được sinh ra.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
Khoản 24 Điều 3, Điều 107, Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Từ khóa của án lệ:
“Xác định cha cho con”; “Cấp dưỡng cho con chưa thành niên”; “Thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng”.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
* Nguyên đơn chị Lê Thị D trình bày:
Chị và anh Trịnh Vinh C tự nguyện chung sống từ năm 2013 có tổ chức đám cưới theo phong tục tập quán nhưng không đăng ký kết hôn. Do không chung sống với nhau được nên đã đề nghị Tòa án giải quyết, tại Bản án số 13/2017/HNGĐ-ST ngày 31/3/2017 của TAND huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã tuyên bố không công nhận chị Lê Thị D và anh Trịnh Vinh C là vợ chồng.
Trong thời gian chung sống, chị D và anh C có một người con chung là Lê Gia P, sinh ngày 12/01/2014. Cháu Lê Gia P từ khi sinh ra cho đến nay do chị D nuôi dưỡng.
Chị D khởi kiện đề nghị Tòa án xác định cháu Lê Gia P là con của chị và anh Trịnh Vinh C; đồng thời đề nghị Tòa án buộc anh Trịnh Vinh C cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 2.000.000 đồng từ ngày 12/01/2014 cho đến khi cháu Lê Gia P trưởng thành. Tại phiên tòa sơ thẩm, chị thay đổi một phần yêu cầu, buộc anh C phải cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 1.500.000 đồng kể từ ngày 12/01/2014 đến khi cháu P trưởng thành đủ 18 tuổi.
* Bị đơn anh Trịnh Vinh C trình bày:
Anh Trịnh Vinh C thừa nhận về thời gian chung sống và việc Tòa án giải quyết không công nhận các bên là vợ chồng như chị Lê Thị D đã trình bày. Anh thừa nhận cháu Lê Gia P là con đẻ của anh và chị Lê Thị D, sinh ra trong thời kỳ chung sống như vợ chồng. Anh xác định trong thời kỳ chung sống như vợ chồng và khi ly hôn do mâu thuẫn gia đình quá trầm trọng nên chị Lê Thị D đã không cho anh Trịnh Vinh C nhận cháu Lê Gia P là con và khai sinh lấy họ theo họ mẹ.
Đối với yêu cầu khởi kiện cấp dưỡng nuôi con theo yêu cầu của chị Lê Thị D:
Anh xác định mức cấp dưỡng nói trên là quá cao, vượt quá thu nhập của mình. Anh C chỉ đồng ý cấp dưỡng mỗi tháng 1.300.000 đồng, tính từ ngày 01/11/2017 đến khi cháu Lê Gia P trưởng thành.
Tại Bản án hôn nhân sơ thẩm số 48/2017/HN-ST ngày 22/11/2017 của Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh tuyên xử:
Công nhận sự thỏa thuận giữa chị Lê Thị D và anh Trịnh Vinh C. Xác định cháu Lê Gia P, sinh ngày 12/01/2014 là con ruột của chị Lê Thị D và anh Trịnh Vinh C.
Giao cháu Lê Gia P cho chị Lê Thị D được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cho đến khi cháu Lê Gia P trưởng thành.
Mức cấp dưỡng, thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: Buộc anh Trịnh Vinh C cấp dưỡng nuôi cháu Lê Gia P mỗi tháng 1.500.000 đồng cho đến khi cháu Lê Gia P trưởng thành đủ 18 tuổi. Thời gian cấp dưỡng tính từ ngày 12/10/2017 đến khi cháu Lê Gia P trưởng thành đủ 18 tuổi.
Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí, nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 27/11/2017, nguyên đơn chị Lê Thị D có đơn kháng cáo với nội dung: Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm sửa một phần Bản án sơ thẩm số 48/2017/HN-ST ngày 22/11/2017 của Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Buộc anh Trịnh Vinh C phải thanh toán tiền cấp dưỡng nuôi cháu Lê Gia P từ khi sinh ra ngày 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 là 45 tháng với số tiền là 45 tháng x 1.500.000 đồng/tháng = 67.500.000 đồng.
Ngày 30/11/2017, bị đơn anh Trịnh Vinh C có đơn kháng cáo không đồng ý với mức cấp dưỡng là 1.500.000đ/tháng như bản án sơ thẩm đã tuyên. Anh đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước hạ mức cấp dưỡng xuống 1.000.000đ/tháng. Ngoài ra, anh C còn yêu cầu được nhận cháu P về nuôi mà không cần chị D cấp dưỡng.
Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phúc thẩm đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: Không chấp nhận kháng cáo của anh C, không chấp nhận kháng cáo của chị D, giữ nguyên quyết định của Bản án sơ thẩm số 48/2017/HN-ST ngày 22/11/2017 của Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thẩm tra tại phiên toà, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, ý kiến của Kiểm sát viên và các đương sự.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Xét kháng cáo của anh C yêu cầu được nhận nuôi cháu Lê Gia P mà không cần chị D cấp dưỡng, thấy rằng: Từ khi được sinh ra cháu P được chị D một mình chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển bình thường về thể chất và tinh thần, Tòa án cấp sơ thẩm giao cháu P cho chị D nuôi dưỡng là phù hợp nên kháng cáo của anh C về phần này là không có căn cứ chấp nhận.
[2] Xét kháng cáo của anh C đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước hạ mức cấp dưỡng từ 1.500.000đ/tháng xuống 1.000.000đ/tháng, thấy rằng: Theo Biên bản xác minh của TAND huyện Lộc Ninh (BL33) thì chi phí trung bình để chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ độ tuổi như cháu P cần 3.000.000đ/tháng. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm buộc anh C phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi cháu P mỗi tháng 1.500.000đ (3.000.000đ : 2 người = 1.500.000đ/người) là phù hợp. Bởi lẽ, anh C là giáo viên có thu nhập ổn định, mức lương hàng tháng là 4.666.220 đồng (BL18), do đó kháng cáo của anh C đề nghị giảm mức cấp dưỡng xuống là không có căn cứ chấp nhận.
[3] Xét kháng cáo của chị Lê Thị D về việc buộc anh Trịnh Vinh C phải trả lại số tiền mà chị D một mình đã bỏ ra để cấp dưỡng nuôi cháu Lê Gia P từ khi sinh ngày 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 (ngày chị làm đơn khởi kiện) là 45 tháng với số tiền là 45 tháng x 1.500.000 đồng/tháng = 67.500.000 đồng, thấy rằng: Tại phiên tòa phúc thẩm, anh C thừa nhận cháu P là con của mình, từ khi sinh ra đến nay cháu P do chị D nuôi dưỡng, là do anh C chưa được xác nhận là cha hợp pháp của cháu P, mặc dù vậy nhưng khi chị D sinh, anh C có đưa cho chị D 05 triệu đồng để chị chuẩn bị sinh. Sau đó anh C có đưa cho chị D mỗi năm trung bình 05 tháng, mỗi tháng 01 triệu đồng tiền cấp dưỡng nuôi con. Còn chị D chỉ thừa nhận anh C có đưa cho chị D 05 triệu đồng để chị chuẩn bị sinh và anh C chỉ đưa cho chị D ba lần mỗi lần 01 triệu đồng.
[4] Xét theo quy định tại Điều 82, 83; khoản 24 Điều 3, Điều 107, 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 281 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con chưa thành niên được phát sinh từ khi người con được sinh ra. Việc cấp dưỡng nuôi con là quyền và là nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con. Cháu Lê Gia P là con chung của chị Lê Thị D và anh Trịnh Vinh C, nhưng từ khi cháu P sinh ra là ngày 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 (ngày chị D làm đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng), một mình chị D chăm sóc, nuôi dưỡng và chi trả các khoản chi phí nuôi con. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu buộc anh C hoàn trả lại số tiền chi phí mà chị D bỏ ra để nuôi cháu P từ ngày sinh ra 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 (ngày chị D làm đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng) là không phù hợp làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chị D. Do đó, cần chấp nhận một phần kháng cáo của chị D, buộc anh C phải hoàn trả lại cho chị D ½ của số tiền 02 triệu đồng/tháng mà chị D đã bỏ ra nuôi con tính từ ngày 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 như sau: 45 tháng x 1.000.000 đồng/tháng = 45.000.000 đồng.
[5] Anh C trình bày mỗi năm trung bình anh C đã cấp dưỡng 05 tháng, mỗi tháng 01 triệu đồng cho chị D nuôi con. Nhưng anh C không có tài liệu chứng cứ chứng minh, chị D chỉ thừa nhận có nhận của anh C 03 lần mỗi lần 01 triệu đồng tiền cấp dưỡng nuôi con, nên chỉ có cơ sở chấp nhận anh C có cấp dưỡng nuôi con cho chị D được 03 tháng, mỗi tháng 1.000.000đ, tổng cộng là 3.000.000đ, số tiền này được khấu trừ vào số tiền 45.000.000đ cấp dưỡng nuôi con mà anh C phải hoàn trả lại cho chị D (45.000.000đ - 3.000.000đ)= 42.000.000đ.
[6] Riêng số tiền 5.000.000đ anh C đưa cho chị D, đây là chi phí sinh đẻ nên anh C không được trừ vào số tiền cấp dưỡng nuôi con.
[7] Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm mức cấp dưỡng của anh C là có căn cứ.
[8] Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước đề nghị không chấp nhận kháng cáo của chị D yêu cầu anh C phải cấp dưỡng nuôi con từ ngày 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 là không có căn cứ.
[9] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không có kháng nghị có hiệu lực từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
[10] Án phí hôn nhân phúc thẩm: Anh Trịnh Vinh C phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2 Điều 308, 309 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án;
Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của anh Trịnh Vinh C.
Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của chị Lê Thị D.
Sửa Bản án hôn nhân và gia đình sơ thẩm số 48/2017/HNGĐ-ST ngày 22/11/2017 của Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh.
Áp dụng các điều 3, 14, 68, 69, 71, 82, 83, 107, 110, 116, 117, 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Điều 281 Bộ luật Dân sự năm 2005.
[1] Công nhận sự thỏa thuận giữa chị Lê Thị D và anh Trịnh Vinh C. Xác định cháu Lê Gia P, sinh ngày 12/01/2014 là con ruột của chị Lê Thị D và anh Trịnh Vinh C.
Giao cháu Lê Gia P cho chị Lê Thị D được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cho đến khi cháu Lê Gia P đủ 18 tuổi và có khả năng lao động.
[2] Buộc anh Trịnh Vinh C phải hoàn trả tiền cấp dưỡng nuôi con chung là cháu Lê Gia P cho chị Lê Thị D từ ngày 12/01/2014 đến 12/10/2017 là: 42.000.000đ (Bốn mươi hai triệu đồng).
[3] Buộc anh Trịnh Vinh C phải cấp dưỡng nuôi con chung là cháu Lê Gia P cho chị Lê Thị D mỗi tháng 1.500.000 đồng (Một triệu năm trăm nghìn đồng) cho đến khi cháu Lê Gia P đủ 18 tuổi và có khả năng lao động. Thời gian bắt đầu tính cấp dưỡng tính từ ngày 12/10/2017 (Ngày chị D khởi kiện).
[4] Án phí hôn nhân sơ thẩm: Anh Trịnh Vinh C phải chịu 300.000 đồng. Chị Lê Thị D không phải chịu, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước hoàn trả cho chị D số tiền tạm ứng án phí 300.000 đồng đã nộp theo Biên lai thu tiền số 0014898 ngày 12/10/2017.
[5] Án phí hôn nhân phúc thẩm: Anh Trịnh Vinh C phải chịu 300.000 đồng, được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí anh C đã nộp theo biên lai số 0005554 ngày 30/11/2014 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
[6] Kể từ ngày bản án có hiệu lực, có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến thi hành xong tất cả các khoản tiền. Hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 của Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật Thi hành án dân sự.
[7] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không có kháng nghị có hiệu lực từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[4] Xét theo quy định tại Điều 82, 83; khoản 24 Điều 3, Điều 107, 110, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 281 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con chưa thành niên được phát sinh từ khi người con được sinh ra. Việc cấp dưỡng nuôi con là quyền và là nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con. Cháu Lê Gia P là con chung của chị Lê Thị D và anh Trịnh Vinh C, nhưng từ khi cháu P sinh ra là ngày 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 (ngày chị D làm đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng) một mình chị D chăm sóc, nuôi dưỡng và chi trả các khoản chi phí nuôi con. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu buộc anh C hoàn trả lại số tiền chi phí mà chị D bỏ ra để nuôi cháu P từ ngày sinh ra 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 (ngày chị D làm đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng) là không phù hợp làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chị D. Do đó cần chấp nhận một phần kháng cáo của chị D, buộc anh C phải hoàn trả lại cho chị D ½ của số tiền 02 triệu đồng/tháng mà chị D đã bỏ ra nuôi con tính từ ngày 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 như sau: 45 tháng x 1.000.000 đồng/tháng = 45.000.000 đồng.”
ÁN LỆ SỐ 63/2023/AL 1
Về xem xét quyết định hành chính có liên quan đến hành vi hành chính bị khiếu kiện
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào các ngày 01, 02, 03 tháng 02 năm 2023 và được công bố theo Quyết định số 39/QĐ-CA ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 04/2018/HC-GĐT ngày 23/10/2018 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về vụ án hành chính “Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm trật tự đô thị và yêu cầu đòi bồi thường do hành vi cưỡng chế gây ra” giữa người khởi kiện là ông Lê Hữu T, bà Lê Thị Ngọc L với người bị kiện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 15 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung của án lệ:
- Tình huống án lệ:
Người khởi kiện khiếu kiện quyết định hành chính và hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính nhưng chỉ có hành vi hành chính còn thời hiệu khởi kiện.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, Tòa án phải giải quyết yêu cầu khởi kiện đối với hành vi hành chính và có quyền xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính có liên quan đến hành vi hành chính bị khiếu kiện.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
Điều 6, Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Từ khóa của án lệ:
“Thời hiệu khởi kiện”; “Xem xét quyết định hành chính có liên quan”.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Trước giải phóng, bố mẹ ông Lê Hữu H là cụ Lê Hữu T1 và cụ Công Tôn Nữ Hạnh D có tạo lập được một ngôi nhà và thửa đất tọa lạc tại 45/266 đường P, phường A, thành phố H (nay là thửa số 77, tờ bản đồ số 05, diện tích 234,3m2). Năm 1976, cụ T1 mất, ông H sống cùng mẹ tại ngôi nhà trên, đến năm 1981 thì cụ D chết, nên những người con của cụ là Lê Hữu H cùng những người đồng thừa kế là người tiếp tục quản lý và sử dụng. Năm 2003, ông H đồng ý để ông T về ở tại ngôi nhà 45/266 đường P.
Đến năm 2008, ông H có lập giấy thỏa thuận cho ông T ở nhờ và hai bên thỏa thuận khi nào cần lấy lại nhà thì thông báo cho bên ở nhờ trước 01 tháng.
Đầu năm 2009, do cần lấy lại nhà nên ông H đã thông báo cho ông T 01 tháng để di chuyển đồ đạc và trả lại nhà. Tuy nhiên trong thời gian trên ông T không trả lại nhà mà vẫn tiếp tục sử dụng và ông H đã khởi kiện ông T bằng vụ án dân sự đòi lại nhà cho ở nhờ.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 12/2011/DSPT ngày 19/12/2011, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của ông Lê Hữu T và kháng cáo của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà Lê Thị Ngọc L, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu “Đòi lại nhà cho ở nhờ” của ông Lê Hữu H đối với ông Lê Hữu T. Buộc vợ chồng ông Lê Hữu T và bà Lê Thị Ngọc L phải trả lại ngôi nhà tại 45/266 đường P, phường A, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế cho các đồng thừa kế của cụ Lê Hữu T1 và cụ Công Tôn Nữ Hạnh D do ông Lê Hữu H làm đại diện nhận.
Sau khi trả lại nhà nêu trên cho các đồng thừa kế của cụ Lê Hữu T1 và cụ Công Tôn Nữ Hạnh D, tháng 7/2012 vợ chồng ông Lê Hữu T tự ý xây dựng 01 ngôi nhà tạm (hiện trạng dựng khung, cột kèo đòn tay gỗ, diện tích 27,2m2) trái phép trên phần đất nêu trên của gia đình ông H.
Ngày 22/7/2012, Ủy ban nhân dân phường A lập biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng đối với hành vi nêu trên của vợ chồng ông T.
Ngày 23/7/2012, Ủy ban nhân dân phường A nhận được đơn kiến nghị của ông Lê Hữu H về việc ông Lê Hữu T tự ý dựng nhà tạm trái phép trong khuôn viên của gia đình ông H.
Cùng ngày Ủy ban nhân dân phường A ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự đô thị và yêu cầu ông T trong thời hạn 03 ngày phải tự phá dỡ công trình vi phạm.
Hết thời hạn theo Quyết định số 28/QĐ-UBND mà vợ chồng ông T vẫn không chấp hành và có hành vi tiếp tục hoàn thiện công trình.
Ngày 26/7/2012, Ủy ban nhân dân phường A ban hành Quyết định cưỡng chế số 30/QĐ-UBND về việc phá dỡ công trình vi phạm trật tự đô thị đối với vợ chồng ông T tại địa chỉ nhà đất nêu trên.
Ngày 22/11/2012, Ủy ban nhân dân phường A có Thông báo số 21/TB-UBND về việc đề nghị tháo dỡ ngôi nhà tạm dựng trái phép trong khuôn viên đất của gia đình ông Lê Hữu H gửi ông Lê Hữu T, bà Lê Thị Ngọc L với nội dung: yêu cầu gia đình ông (bà) Lê Hữu T chấp hành tháo dỡ ngôi nhà tạm dựng trái phép trên phần đất không thuộc quyền sử dụng của mình kể từ ngày nhận được thông báo cho đến hết ngày 28/12/2012. Nếu sau thời hạn nói trên, gia đình ông, bà vẫn cố tình không chấp hành tháo dỡ, Ủy ban nhân dân phường sẽ tổ chức cưỡng chế theo quy định pháp luật.
Trong khi cơ quan nhà nước chưa thực hiện việc cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trên thì tháng 3/2013, gia đình ông T tiếp tục xây dựng mới một ngôi nhà tạm khác, xây dựng các công trình phụ và xây tường trên phần đất không thuộc quyền sử dụng và không có giấy phép xây dựng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ngày 10/3/2013, Ủy ban nhân dân phường tiếp tục lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Lê Hữu T, nội dung: Buộc chủ công trình tự tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng, nhà tạm và hàng rào trên đất không thuộc quyền sử dụng và ban hành Quyết định đình chỉ thi công công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị số 01/QĐ-UBND ngày 11/3/2013, tại nhà số 45/266 đường P, tổ 2, phường A, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện trạng xây dựng diện tích 28,7m2. Mặc dù Ủy ban nhân dân phường đã nhiều lần mời ông, bà đến làm việc để vận động gia đình chấp hành tự tháo dỡ công trình cũng như đã có văn bản yêu cầu gia đình ông, bà phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định của Ủy ban nhân dân phường nhưng gia đình ông T không thực hiện và còn tiếp tục lén lút xây dựng hàng rào, hoàn thiện công trình vi phạm.
Ngày 15/3/2013, Ủy ban nhân dân phường A ban hành Quyết định số 02/QĐ-UBND về việc cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm trật tự đô thị.
Ngày 18/3/2013, Ủy ban nhân dân phường A tiến hành giao Quyết định cưỡng chế số 02/QĐ-UBND ngày 15/3/2013 đối với hộ ông T, nhưng tại buổi giao nhận bà L (vợ ông T) đã xem nội dung quyết định cưỡng chế và bà không đồng ý nhận quyết này.
Tuy nhiên sau đó, ông T vẫn không chấp hành Quyết định số 02/QĐ-UBND nêu trên và có đơn gửi Ủy ban nhân dân thành phố H đề nghị xem xét việc xây dựng nhà của ông tại địa chỉ 45/266 đường P, phường A.
Ngày 05/4/2013, Ủy ban nhân dân thành phố H ban hành Văn bản số 820/UBND-KNTC, nội dung: Việc Ủy ban nhân dân phường A lập biên bản và ban hành Quyết định đình chỉ thi công và cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm trật tự của ông Lê Hữu T là đúng theo quy định và yêu cầu tháo dỡ nhà xây dựng trái phép trước ngày 15/4/2013.
Cùng ngày, Ủy ban nhân dân thành phố H ban hành Công văn số 780/UBND- KNTC gửi ông Lê Hữu T, nội dung: “Để đảm bảo việc quản lý trật tự đô thị về xây dựng trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố yêu cầu ông thực hiện việc tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm trên đất không thuộc quyền sử dụng thuộc thửa 77 tọa lạc tại 266/45 đường P, phường A trước ngày 15/4/2013”.
Ngày 05/3/2014, Ủy ban nhân dân phường A mời hộ gia đình ông T đến Ủy ban nhân dân phường để thông báo cho ông T, bà L (vợ ông T) thời gian cưỡng chế (Thông báo số 29/TB-UBND ngày 05/3/2014) và bà L có ý kiến là bà đã nhận được Thông báo số 29/TB-UBND vào ngày 05/3/2014.
Ngày 10/3/2014, Ủy ban nhân dân phường A họp tổ dân phố 2, phường A về việc tổ chức cưỡng chế hộ ông Lê Hữu T xây dựng nhà trên đất chưa thuộc quyền sử dụng. Tại cuộc họp này hộ ông T không có tham dự.
Ngày 12/3/2014, Ủy ban nhân dân phường A đã tiến hành cưỡng chế đối với công trình vi phạm của ông T. Quá trình cưỡng chế, Ủy ban nhân dân phường đã lập biên bản cưỡng chế, biên bản kiểm kê tài sản, biên bản tạm giữ tài sản, biên bản giao nhận tài sản có chữ ký xác nhận của bà Lê Thị Ngọc L (vợ của ông T) cùng các ban ngành có liên quan.
Ngày 31/3/2014, ông T có đơn khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu Tòa án hủy Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 15/3/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A và buộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A bồi thường tổng số tiền 620.000.000 đồng do hành vi cưỡng chế gây ra.
Tại Quyết đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số 04/2015/QĐST-HC ngày 21/5/2015, Tòa án nhân dân thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định: “Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính đã thụ lý số 02/2014/TLST-HC ngày 07/5/2014 về việc “Khởi kiện quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 15/3/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A, thành phố H”, giữa người khởi kiện ông Lê Hữu T, bà Lê Thị Ngọc L và người bị kiện Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lý do: “Vợ chồng ông T, bà L đã biết việc Chủ tịch UBND phường A ban hành quyết định hành chính nói trên vào ngày 18/3/2013. Thời gian từ lúc nhận biết quyết định từ ngày 18/3/2013 cho đến ngày khởi kiện là ngày 31/3/2014 là 01 năm 13 ngày. Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 104 Luật Tố tụng hành chính thì đã hết thời hiệu khởi kiện nên cần phải đình chỉ giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 100, điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều 120, Điều 121 và Điều 122 của Luật Tố tụng hành chính”.
Tại Quyết định giải quyết việc kháng cáo số 02/2015/QĐPT-HC ngày 23/7/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định: Giữ nguyên Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số 04/2015/QĐST-HC ngày 21/5/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Huế.
Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 01/2018/KN-HC ngày 14-6-2018, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm hủy Quyết định giải quyết việc kháng cáo số 02/2015/QĐPT-HC ngày 23/7/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và hủy Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số 04/2015/QĐST-HC ngày 21/5/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Huế, buộc Tòa án nhân dân thành phố Huế thụ lý, giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của ông Lê Hữu T, bà Lê Thị Ngọc L đề nghị buộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A phải bồi thường thiệt hại do thực hiện hành vi cưỡng chế trái pháp luật gây ra.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Theo đơn khởi kiện ngày 31/3/2014, vợ chồng ông Lê Hữu T, bà Lê Thị Ngọc L nêu các vấn đề:
[2] Khiếu kiện đối với Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 15/3/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A, thành phố H về việc cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị tại nhà số 45/266 đường P, phường A, thành phố H, do ông T, bà L làm chủ đầu tư xây dựng; ông bà cho rằng quyết định hành chính này là trái pháp luật.
[3] Khiếu kiện đối với hành vi cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A, thành phố H tại nhà số 45/266 đường P, phường A, thành phố H và yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cưỡng chế gây ra; ông bà cho rằng hành vi cưỡng chế này là trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng.
[4] Xem xét nội dung khởi kiện và các tài liệu chứng cứ có tại hồ sơ vụ án, thấy:
[5] 1) Về khiếu kiện đối với quyết định hành chính:
[6] Ngày 15/3/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A, thành phố H ban hành Quyết định số 02/QĐ-UBND về việc cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị tại nhà số 45/266 đường P, phường A, thành phố H do ông T, bà L làm chủ đầu tư xây dựng. Ngày 18/3/2013 cán bộ Ủy ban nhân dân phường A tiến hành giao quyết định này cho ông T, bà L. Việc giao quyết định được lập biên bản vào lúc 11 giờ 30 phút với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân phường, Mặt trận Tổ quốc, Tổ dân phố, cùng với 02 nhân chứng. Trong biên bản giao nhận thể hiện rõ số, ngày ban hành quyết định, nội dung cưỡng chế, bà L đã xem nội dung quyết định cưỡng chế nhưng không hợp tác, không ký vào biên bản và cho rằng việc cưỡng chế là không đúng pháp luật.
[7] Do đó, có cơ sở pháp lý xác định vào ngày 18/3/2013, vợ chồng ông T, bà L biết Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 15/3/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A.
[8] Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 104 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 thì thời hạn 1 năm (kể từ ngày biết được quyết định hành chính) để ông T, bà L thực hiện quyền khởi kiện đã kết thúc, nhưng ngày 31/3/2014 ông, bà mới khởi kiện nên Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm xác định thời hiệu khởi kiện Quyết định hành chính số 02 nêu trên đã hết là có căn cứ, đúng pháp luật.
[9] 2) Về khiếu kiện đối với hành vi hành chính:
[10] Ngày 12/3/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A thực hiện hành vi cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị tại nhà số 45/266 đường P, phường A, thành phố H.
[11] Ngày 31/3/2014, ông T, bà L làm đơn khởi kiện đối với hành vi cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A và yêu cầu bồi thường thiệt hại 620.000.000 đồng do hành vi cưỡng chế gây ra.
[12] Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 104 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 thì đơn của ông T, bà L còn trong thời hiệu khởi kiện, cần phải được giải quyết theo quy định của pháp luật.
[13] Xét thấy:
[14] Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính đã hết là đúng pháp luật nhưng không tiếp tục giải quyết khiếu kiện đối với hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A (mà đình chỉ giải quyết vụ án hành chính về yêu cầu khởi kiện đối với Quyết định hành chính số 02/QĐ-UBND ngày 15/3/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A và trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện) là không đúng pháp luật, giải quyết như vậy là chưa đầy đủ và toàn diện đối với yêu cầu khởi kiện, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hành chính. Do đó cần chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, hủy Quyết định giải quyết việc kháng cáo số 02/2015/QĐPT-HC ngày 23/7/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và hủy Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số 04/2015/QĐST-HC ngày 21/5/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế để xét xử sơ thẩm lại về khiếu kiện của ông T, bà L đối với hành vi cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế và yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cưỡng chế gây ra nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đương sự.
[15] Do hành vi cưỡng chế xuất phát từ quyết định cưỡng chế và có mối liên hệ với nhau nên trong quá trình giải quyết yêu cầu khởi kiện đối với hành vi cưỡng chế, Hội đồng xét xử có quyền xem xét tính hợp pháp của quyết định cưỡng chế nêu trên và các quyết định hành chính khác có liên quan đến hành vi hành chính bị khiếu kiện mà không phụ thuộc các quyết định này còn hay hết thời hiệu khởi kiện nhằm đảm bảo vụ án được giải quyết toàn diện, triệt để, đúng pháp luật.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 3 Điều 272; Điều 277 và Điều 278 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
1. Chấp nhận Kháng nghị giám đốc thẩm số 01/2018/KN-HC ngày 14/6/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
2. Hủy Quyết định giải quyết việc kháng cáo số 02/2015/QĐPT-HC ngày 23/7/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số 04/2015/QĐST-HC ngày 21/5/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Huế. Chuyển hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân thành phố Huế xét xử sơ thẩm lại về khiếu kiện của ông Lê Hữu T, bà Lê Thị Ngọc L đối với hành vi cưỡng chế nhà số 45/266 đường P, phường A, thành phố H của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A, thành phố H và yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cưỡng chế gây ra theo đúng quy định của pháp luật.
3. Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định.
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[15] Do hành vi cưỡng chế xuất phát từ quyết định cưỡng chế và có mối liên hệ với nhau nên trong quá trình giải quyết yêu cầu khởi kiện đối với hành vi cưỡng chế, Hội đồng xét xử có quyền xem xét tính hợp pháp của quyết định cưỡng chế nêu trên và các quyết định hành chính khác có liên quan đến hành vi hành chính bị khiếu kiện mà không phụ thuộc các quyết định này còn hay hết thời hiệu khởi kiện nhằm đảm bảo vụ án được giải quyết toàn diện, triệt để, đúng pháp luật.”
1 Án lệ này do PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất.
1 Án lệ này do Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao đề xuất.
1 Án lệ này do Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái đề xuất.
1 Án lệ này do Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao đề xuất.
1 Án lệ này do GS. TS. Đỗ Văn Đại và ThS. Lê Thị Mận - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất.
[1] Án lệ này do GS. TS. Đỗ Văn Đại, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất.
1 Án lệ này do Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề xuất.