Quyết định 1565/QĐ-BTP 2020 thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực luật sư

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1565/QĐ-BTP

Quyết định 1565/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực luật sư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp
Cơ quan ban hành: Bộ Tư phápSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1565/QĐ-BTPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phan Chí Hiếu
Ngày ban hành:13/07/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Công bố danh mục 34 TTHC được chuẩn hóa trong lĩnh vực luật sư

Ngày 13/7/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định 1565/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực luật sư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.

Theo đó, danh mục 34 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực luật sư bao gồm: Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người được miễn đào tạo nghề luật sư, miễn tập sự hành nghề luật sư; Thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư; Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khác không cố ý;...

Cụ thể, người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp.

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 1565/QĐ-BTP tại đây

tải Quyết định 1565/QĐ-BTP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1565/QĐ-BTP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 1565/QĐ-BTP ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
______

Số: 1565/QĐ-BTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực luật sư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp

_________

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực luật sư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Nội dung công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư tại các quyết định sau hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành:
- Quyết định số 2007/QĐ-BTP ngày 26 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp;
- Quyết định số 711/QĐ-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp;
- Quyết định số 537/QĐ-BTP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực luật sư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Thủ trưởng các đơn vi thuộc Bộ Tư pháp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Bộ trưởng (để b/c);

- Các Thứ trưởng (để biết);

- Văn phòng Bộ (để t/h);

- Văn phòng Chính phủ (để biết);

- Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp (để đăng tải);

Lưu: VT, BTTP.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Phan Chí Hiếu

Phụ lục I

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC LUẬT SƯ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1565/QĐ-BTP ngày 13 tháng 7năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

PHẦN I.  DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC LUẬT SƯ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương

1

1.000828

Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

Bộ Tư pháp

2

1.000688

Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người được miễn đào tạo nghề luật sư, miễn tập sự hành nghề luật sư

Bộ Tư pháp

3

 

Thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư

Bộ Tư pháp

4

 

Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 18 của Luật Luật sư

Bộ Tư pháp

5

 

Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khác không cố ý

Bộ Tư pháp

6

2.000851

Cấp giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài

Bộ Tư pháp

7

2.000854

Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

Bộ Tư pháp

8

2.000885

Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

Bộ Tư pháp

9

1.002528

Thay đổi nội dung giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

Bộ Tư pháp

10

1.002544

Hợp nhất công ty luật nước ngoài

Bộ Tư pháp

11

1.002563

Sáp nhập công ty luật nước ngoài

Bộ Tư pháp

12

1.002637

Chuyển đổi chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

Bộ Tư pháp

13

1.002649

Chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam

Bộ Tư pháp

14

1.002943

Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài trong trường hợp tự chấm dứt hoạt động

Bộ Tư pháp

15

1.002911

Cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài

Bộ Tư pháp

16

1.002697

Gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài

Bộ Tư pháp

17

1.002676

Thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư của Liên đoàn luật sư Việt Nam

Bộ Tư pháp

18

1.001928

Công nhận Giấy Chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài

Bộ Tư pháp

19

1.001979

Cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài

Bộ Tư pháp

20

1.001993

Cấp lại Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài

Bộ Tư pháp

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

1.002010

Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

Sở Tư pháp

2

1.002032

Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

Sở Tư pháp

3

1.002055

Thay đổi người đại diện theo pháp luật của Văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Sở Tư pháp

4

1.002079

Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp danh

Sở Tư pháp

5

1.002099

Đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư

Sở Tư pháp

6

1.002153

Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân

Sở Tư pháp

7

1.002181

Đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài

Sở Tư pháp

8

1.002198

Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài

Sở Tư pháp

9

1.002218

Hợp nhất công ty luật

Sở Tư pháp

10

1.002234

Sáp nhập công ty luật

Sở Tư pháp

11

 

Chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp danh, chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật

Sở Tư pháp

12

1.002398

Đăng ký hoạt động của công ty luật Việt Nam chuyển đổi từ công ty luật nước ngoài

Sở Tư pháp

13

1.002384

Đăng ký hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

Sở Tư pháp

14

1.002368

Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài

Sở Tư pháp

PHẦN II. NỘI DUNG CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC LUẬT SƯ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1. Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

Trình tự thực hiện:

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật Luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Đoàn luật sư.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ;

- Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư;

- Văn bản giải trình, cam kết về quá trình phấn đấu về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người đó trước thời điểm đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú (đối với người thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật Luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Phí, lệ phí:

Lệ phí: 100.000 đồng/hồ sơ.

Phí: 800.000 đồng/hồ sơ

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-LS-01 ban hành kèm Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

1. Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư: công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

2. Người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ mà quyết định kỷ luật đã chấm dứt hiệu lực hoặc đã hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực hoặc đã hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hành chính hoặc người bị kết án về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà đã được xóa án tích và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP, nếu có văn bản giải trình, cam kết về quá trình phấn đấu về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người đó trước thời điểm đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú thì được coi là đã sửa chữa, rèn luyện và đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt theo quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư.

3. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

- Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư;

- Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

- Không thường trú tại Việt Nam;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;

- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Những người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

- Đã bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự hoặc có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về một trong các hành vi liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia; ứng xử, phát ngôn làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề luật sư hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tham gia, lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người để gây rối trật tự công cộng, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định tại điểm b, d, e, g, i hoặc k khoản 1 Điều 9 của Luật Luật sư; vi phạm pháp luật khác do cố ý đã bị xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012.

- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 10/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Ảnh

 

3x4

TP-LS-01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

 

 

Kính gửi: Bộ Tư pháp

 

Tên tôi là (ghi bằng chữ in hoa): ....................................................... Nam/Nữ...............

Ngày sinh: ................/............./...................... Quốc tịch: ................................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.....................................................................................

...........................................................................................................................................

Chỗ ở hiện nay: ................................................................................................................

Điện thoại: ...................................................... Email: .....................................................

Chứng minh nhân dân số: ................................................................................................

Ngày cấp: ......../......../........................ Nơi cấp:................................................................

Đã đạt kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư kỳ ...................... năm ...................

Được miễn tập sự hành nghề luật sư (ghi rõ lý do):........................................................

Quá trình hoạt động của bản thân (từ khi tốt nghiệp đại học đối với người phải qua đào tạo nghề luật sư, trong quá trình công tác tại các cơ quan đối với người được miễn đào tạo nghề luật sư):

......................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Khen  thưởng, kỷ luật (từ khi tốt nghiệp đại học đối với người phải qua đào tạo nghề luật sư, trong quá trình công tác tại các cơ quan đối với người được miễn đào tạo nghề luật sư):

……….............................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Tôi đề nghị được cấp Chứng  chỉ hành nghề luật sư. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan tuân thủ các nguyên tắc hành nghề luật sư, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của luật sư do pháp luật quy định.

 

 

Tỉnh (thành phố), ngày    tháng    năm

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

2. Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người được miễn đào tạo nghề luật sư, miễn tập sự hành nghề luật sư

Trình tự thực hiện:

Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành.

- Phiếu lý lịch tư pháp.

- Giấy chứng nhận sức khoẻ.

- Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật.

- Văn bản giải trình, cam kết về quá trình phấn đấu về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người đó trước thời điểm đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú (đối với người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP).

- Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Luật sư bao gồm một trong các giấy tờ sau đây: Bản sao Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Biên bản bầu thẩm phán của Hội đồng nhân dân đối với trường hợp thẩm phán do Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh bầu; Bản sao Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật sư hoặc bản sao bằng tiến sỹ luật; Bản sao Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp chuyên ngành luật; các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Phí, lệ phí:

Lệ phí: 100.000 đồng/hồ sơ.

Phí: 800.000 đồng/hồ sơ

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-LS-01 ban hành kèm Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

1. Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư: công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

2. Người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ mà quyết định kỷ luật đã chấm dứt hiệu lực hoặc đã hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực hoặc đã hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hành chính hoặc người bị kết án về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà đã được xóa án tích và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP, nếu có văn bản giải trình, cam kết về quá trình phấn đấu về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người đó trước thời điểm đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú thì được coi là đã sửa chữa, rèn luyện và đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt theo quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư.

3. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

- Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư;

- Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

- Không thường trú tại Việt Nam;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;

- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Những người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

- Đã bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự hoặc có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về một trong các hành vi liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia; ứng xử, phát ngôn làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề luật sư hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tham gia, lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người để gây rối trật tự công cộng, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định tại điểm b, d, e, g, i hoặc k khoản 1 Điều 9 của Luật Luật sư; vi phạm pháp luật khác do cố ý đã bị xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên.

- Người đã bị xử lý hình sự hoặc xử lý kỷ luật đến mức bị cách chức chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, kiểm tra viên, thẩm tra viên; tước danh hiệu công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; tước học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật hoặc đã bị thu hồi quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật thì không được miễn đào tạo nghề luật sư, miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 13 và Điều 16 của Luật Luật sư.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012.

- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP.

- Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 10/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Ảnh

 

3x4

TP-LS-01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

 

 

Kính gửi: Bộ Tư pháp

 

Tên tôi là (ghi bằng chữ in hoa): ....................................................... Nam/Nữ...............

Ngày sinh: ................/............./...................... Quốc tịch: ................................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.....................................................................................

...........................................................................................................................................

Chỗ ở hiện nay: ................................................................................................................

Điện thoại: ...................................................... Email: .....................................................

Chứng minh nhân dân số: ................................................................................................

Ngày cấp: ......../......../........................ Nơi cấp:................................................................

Đã đạt kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư kỳ ...................... năm ...................

Được miễn tập sự hành nghề luật sư (ghi rõ lý do):........................................................

Quá trình hoạt động của bản thân (từ khi tốt nghiệp đại học đối với người phải qua đào tạo nghề luật sư, trong quá trình công tác tại các cơ quan đối với người được miễn đào tạo nghề luật sư):

......................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Khen  thưởng, kỷ luật (từ khi tốt nghiệp đại học đối với người phải qua đào tạo nghề luật sư, trong quá trình công tác tại các cơ quan đối với người được miễn đào tạo nghề luật sư):

……….............................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Tôi đề nghị được cấp Chứng  chỉ hành nghề luật sư. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan tuân thủ các nguyên tắc hành nghề luật sư, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của luật sư do pháp luật quy định.

 

 

Tỉnh (thành phố), ngày    tháng    năm

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

3. Thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư

Trình tự thực hiện:

- Trong trường hợp xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định kỷ luật, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư đã xử lý kỷ luật luật sư gửi văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư phải chấm dứt hoạt động hành nghề luật sư kể từ ngày có Quyết định kỷ luật xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.

- Khi phát hiện luật sư thuộc một trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, h, i khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư thì Đoàn luật sư nơi luật sư đó là thành viên hoặc các cơ quan, tổ chức khác có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư đó.

- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản của Đoàn luật sư đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với trường hợp lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.

- Văn bản của Đoàn luật sư hoặc của cơ quan, tổ chức khác đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với trường hợp khác.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Lệ phí: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Luật sư bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư nếu thuộc một trong các trường hợp, cụ thể như sau:

- Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư;

- Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

- Không còn thường trú tại Việt Nam;

- Bị xử ký kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.

- Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012.

- Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

4. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 18 của Luật Luật sư

 Trình tự thực hiện:

a) Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm a, b, c, e và k khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn luật sư quy định tại Luật Luật sư và lý do bị thu hồi Chứng chỉ không còn có hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

b) Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm d và đ khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi có đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.

c) Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm g, h và i khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư thì được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi có đủ tiêu chuẩn tại Điều 10 của Luật này và đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Luật sư.

* Đối với trường hợp đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư:

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật Luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.

* Đối với trường hợp miễn tập sự hành nghề luật sư

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Đoàn luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Đoàn luật sư đối với người miễn tập sự hành nghề luật sư.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ;

- Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;

- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra hoặc bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Luật sư đối với trường hợp miễn tập sự hành nghề luật sư bao gồm một trong các giấy tờ sau đây:

+ Bản sao Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Biên bản bầu thẩm phán của Hội đồng nhân dân đối với trường hợp thẩm phán do Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh bầu.

+ Bản sao Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật sư hoặc bản sao bằng tiến sỹ luật.

+ Bản sao Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp chuyên ngành luật.

+ Các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư.

- Giấy tờ chứng minh lý do bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư không còn.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật Luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Phí, lệ phí:

Lệ phí: 100.000 đồng/hồ sơ.

Phí: 800.000 đồng/hồ sơ

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a)  Người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư: công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

b) Người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ mà quyết định kỷ luật đã chấm dứt hiệu lực hoặc đã hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực hoặc đã hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hành chính hoặc người bị kết án về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà đã được xóa án tích và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP, nếu có văn bản giải trình, cam kết về quá trình phấn đấu về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người đó trước thời điểm đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú thì được coi là đã sửa chữa, rèn luyện và đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt theo quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư.

c) Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

- Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư;

- Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

- Không thường trú tại Việt Nam;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;

- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Những người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

- Đã bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự hoặc có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về một trong các hành vi liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia; ứng xử, phát ngôn làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề luật sư hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tham gia, lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người để gây rối trật tự công cộng, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định tại điểm b, d, e, g, i hoặc k khoản 1 Điều 9 của Luật Luật sư; vi phạm pháp luật khác do cố ý đã bị xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên.

d) Đối với người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm a, b, c, e và k khoản 1 Điều 18 của Luật này được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn luật sư quy định tại Luật này và lý do bị thu hồi Chứng chỉ không còn.

đ) Đối với người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm d và đ khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi có đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.

e) Đối với người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm g, h và i khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư thì được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi có đủ tiêu chuẩn tại Điều 10 của Luật này và thuộc một trong các điều kiện sau đây:

- Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày có quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;

- Thời hạn tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư đã hết hoặc đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Đã được xóa án tích trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật luât sư.

Căn cứ pháp lý:

- Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.

-  Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP.

- Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

5. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khác không cố ý

Trình tự thực hiện:

- Trong trường hợp Chứng chỉ hành nghề luật sư bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khác không cố ý, luật sư gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư đến Đoàn luật sư nơi luật sư đó là thành viên.

- Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có văn bản đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư kèm theo hồ sơ gửi Sở Tư pháp.

-  Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

- Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Đoàn luật sư.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư, trong đó nêu rõ lý do, số Chứng chỉ hành nghề luật sư;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Luật sư bao gồm một trong các giấy tờ sau đây: Bản sao Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Biên bản bầu thẩm phán của Hội đồng nhân dân đối với trường hợp thẩm phán do Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh bầu; Bản sao Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật sư hoặc bản sao bằng tiến sỹ luật; Bản sao Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp chuyên ngành luật; các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư.

- Giấy chứng nhận sức khoẻ.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có văn bản đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư kèm theo hồ sơ gửi Sở Tư pháp.

-  Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

- Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Phí, lệ phí:

Lệ phí: 100.000 đồng/hồ sơ.

Phí: 800.000 đồng/hồ sơ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư:

- Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư;

- Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

- Không thường trú tại Việt Nam;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;

- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Những người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012.

- Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư;

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

6. Cấp Giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài

Trình tự thực hiện:

Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài phải có hồ sơ thành lập công ty luật nước ngoài gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài;

- Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;

- Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;

- Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại công ty; danh sách luật sư Việt Nam dự kiến làm việc tại công ty kèm theo bản sao Thẻ luật sư;

- Dự thảo Điều lệ công ty luật nước ngoài; hợp đồng liên doanh đối với hình thức liên doanh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài.

Phí: 20.000.000 đồng/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-LS-012,TP-LS-013,TP-LS-014  ban hành kèm Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng;

- Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11.

- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

 

Tên tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TP-LS-12

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 100% VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

                                              Kính gửi: Bộ Tư pháp

   

Tên tôi là (ghi bằng chữ in hoa):  ........................................................................................,

người đứng đầu của ................................................................................................................. 

(Tên đầy đủ của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ghi bằng chữ in hoa)

Quốc tịch:................................. thành lập ngày......... /........ /.................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................................................

....................................................................................................................................

Điện thoại:.........................................Fax: ....................................................................

Email:...................................................... Website:………………………………………

Đề nghị cho phép thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam với các nội dung sau đây:

1. Tên gọi đầy đủ của công ty (ghi bằng chữ in hoa): .....................................................

.......................................................................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở của công ty:.................................................................................................

3. Lĩnh vực hành nghề của công ty:

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

4. Thời hạn hoạt động của công ty: .....................................................................................

.......................................................................................................................................................

5. Họ và tên luật sư - Giám đốc công ty..............................................................................

.......................................................................................................................................................

Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân số: .................................................................................

Ngày cấp: ......./ ......./....... Cơ quan cấp: ......................................................................................

Giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Thẻ luật sư số: .................. cấp ngày:...../...../.....

6. Chúng tôi cam kết có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Giám đốc công ty có mặt và hành nghề tại Việt Nam, mỗi luật sư nước ngoài có thời gian hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng; đồng thời tuân thủ pháp luật Việt Nam và hoạt động đúng với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập công ty.

7. Dự kiến kế hoạch hoạt động của công ty tại Việt Nam

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Tỉnh (thành phố) ....., ngày.... tháng..... năm.....

Người đứng đầu
tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Tên tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

Tên tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TP-LS-13

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

 

 

                                               

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP
CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỚI HÌNH THỨC

LIÊN DOANH TẠI VIỆT NAM

                                           

                                           Kính gửi: Bộ Tư pháp    

Chúng tôi là (ghi bằng chữ in hoa) ............................................................................................

.......................................................................................................................................................

người đứng đầu của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam:

1. Tên đầy đủ của tổ chức luật sư nước ngoài (ghi bằng chữ in hoa):................................

.......................................................................................................................................................

Quốc tịch:............................................... thành lập ngày ........... /............/............................

Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................................

Điện thoại: ...................................................... Fax:................................................................

Email:…………………………………………Website:…………….…………………………

2. Tên đầy đủ của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam (ghi bằng chữ in hoa):

…………………………………………………………………………………………………

Giấy đăng ký hoạt động số ........................ do Sở Tư pháp tỉnh (thành phố) ............................. cấp ngày: ………/…………/…………………………..........

Địa chỉ trụ sở:..........................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Điện thoại:................................................................  Fax:................................................................

Email: ....................................................... Website: ....................................................................

Đề nghị cho phép thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh tại Việt Nam với các nội dung sau đây:

1. Tên gọi đầy đủ của công ty luật (ghi bằng chữ in hoa): ……….…………………...........

.......................................................................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở của công ty:..............................................................................................

3. Lĩnh vực hành nghề của công ty:

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

4. Thời hạn hoạt động của công ty: ....................................................................................

.......................................................................................................................................................

5. Họ và tên luật sư - Giám đốc công ty:....................................................................................

Quốc tịch: ....................................................Ngày sinh: ......../......../...........................................

Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân số: .................................................................................

Ngày cấp: ......./ ......./....... Cơ quan cấp: ...................................................................................

Giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Thẻ luật sư số: ................... cấp ngày: ...../...../.....

6. Chúng tôi cam kết có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Giám đốc công ty có mặt và hành nghề tại Việt Nam, mỗi luật sư nước ngoài có thời gian hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng; đồng thời tuân thủ pháp luật Việt Nam và hoạt động đúng với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập công ty.

7. Dự kiến kế hoạch hoạt động của công ty tại Việt Nam

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Tỉnh (thành phố)....., ngày...... tháng.... năm ......

Người đứng đầu

Tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam

(Ký tên và đóng dấu)

Người đứng đầu

Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Tên tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

Tên tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TP-LS-14

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

 

 

                                               

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH GIỮA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VIỆT NAM

 

                           Kính gửi: Bộ Tư pháp    

Chúng tôi là (ghi bằng chữ in hoa) ...........................................................................................

.......................................................................................................................................................

người đứng đầu của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam:

1. Tên đầy đủ của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (ghi bằng chữ in hoa):......................

Quốc tịch:........................................... thành lập ngày ............../............/...............................

Địa chỉ trụ sở chính:................................................................................................................

Điện thoại: .................................................................. Fax:.......................................................

Email:………………………………………...…Website:………….………………….............

2. Tên đầy đủ của công ty luật hợp danh Việt Nam (ghi bằng chữ in hoa): ...................

…………………………………………………………………………………………………

Giấy đăng ký hoạt động số .................... do Sở Tư pháp tỉnh (thành phố) ..................................... cấp ngày: ………/…………/………………….............................

Địa chỉ trụ sở:...........................................................................................................................

Điện thoại: ................................................................ Fax:...............................................................

Email:…………………………………....…Website:…………………………………………..

Đề nghị cho phép thành lập công ty luật hợp danh với các nội dung sau đây:

1. Tên gọi đầy đủ của công ty luật (ghi bằng chữ in hoa): ……………....…………………

.......................................................................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở của công ty:......................................................................................................

3. Lĩnh vực hành nghề của công ty:

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

4. Thời hạn hoạt động của công ty: ....................................................................................

.......................................................................................................................................................

5. Họ và tên luật sư - Giám đốc công ty:....................................................................................

Quốc tịch: ........................................................Ngày sinh: ......../......../.......................................

Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân số: ..................................................................................

Ngày cấp: ......./ ......./....... Cơ quan cấp: ......................................................................................

Giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Thẻ luật sư số: .................. cấp ngày: ...../...../.....

6. Chúng tôi cam kết có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Giám đốc công ty có mặt và hành nghề tại Việt Nam, mỗi luật sư nước ngoài có thời gian hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng; đồng thời tuân thủ pháp luật Việt Nam và hoạt động đúng với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập công ty.

7. Dự kiến kế hoạch hoạt động của công ty tại Việt Nam

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Tỉnh (thành phố)....., ngày...... tháng.... năm ......

Người đứng đầu

Công ty luật hợp danh Việt Nam

(Ký tên và đóng dấu)

Người đứng đầu

Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

(Ký tên, đóng dấu)

 

7. Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài phải có hồ sơ thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập chi nhánh; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thành lập chi nhánh;

- Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

- Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;

- Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại chi nhánh;

- Quyết định cử luật sư làm Trưởng chi nhánh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

Phí: 20.000.000 đồng/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-LS-011 ban hành kèm Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng;

- Trưởng chi nhánh phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012.

- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

 

Tên tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TP-LS-11

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: Bộ Tư pháp

  

Tên tôi là (ghi bằng chữ in hoa): .....................................................................................

người đứng đầu của .........................................................................................................

(Tên đầy đủ của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ghi bằng chữ in hoa)

Quốc tịch:............................ thành lập ngày.......... /........ /..............................................

Địa chỉ trụ sở chính:.........................................................................................................

Điện thoại: ...................................................... Fax: ........................................................

Email:...................................................... Website:………………………......................

Đề nghị cho phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam với các nội dung sau đây:

1. Tên gọi đầy đủ của chi nhánh (ghi bằng chữ in hoa): .................................................

2. Địa chỉ trụ sở của chi nhánh:.......................................................................................

3. Lĩnh vực hành nghề của chi nhánh:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

4. Thời hạn hoạt động của chi nhánh: .............................................................................

...........................................................................................................................................

5. Họ và tên luật sư - Trưởng chi nhánh...........................................................................

Quốc tịch: ........................................................Ngày sinh: ........./......../...........................

Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân số: .......................................................................

Ngày cấp: ......./ ......./....... .Cơ quan cấp: ........................................................................

Giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Thẻ luật sư số: .................. cấp ngày:...../...../.....

6. Chúng tôi cam kết có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh có mặt và hành nghề tại Việt Nam, mỗi luật sư nước ngoài có thời gian hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng; đồng thời tuân thủ pháp luật Việt Nam và hoạt động đúng với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập chi nhánh.

7. Dự kiến kế hoạch hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Tỉnh (thành phố) ....., ngày.... tháng..... năm.....

Người đứng đầu
tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

(Ký tên, đóng dấu)

  

8. Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam có hồ sơ thành lập chi nhánh gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập chi nhánh; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thành lập chi nhánh;

- Bản sao Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài;

- Giấy uỷ quyền cho luật sư làm Trưởng chi nhánh;

- Bản sao Giấy phép hành nghề của luật sư được uỷ quyền làm Trưởng chi nhánh;

- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập chi nhánh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thành lập chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

Phí: 3.000.000 đồng/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-LS-15 ban hành kèm Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

Tên công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TP-LS-15

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA

CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

           Kính gửi: Bộ Tư pháp

 

Tôi tên là (ghi bằng chữ in hoa): .....................................................................................

Giám đốc công ty (Tên đầy đủ của công ty luật nước ngoài thành lập chi nhánh của công ty ghi bằng chữ in hoa): .......……….................................................................…

Giấy phép thành lập Công ty số: .....................cấp ngày: .............. /......./........................

Giấy đăng ký hoạt động:...............................................do Sở Tư pháp tỉnh (thành phố) ……………………cấp ngày:.........../........../...............

Địa chỉ trụ sở: ..................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Điện thoại:.............................Fax: ...........................Email:............................................

Lĩnh vực hành nghề tư vấn pháp luật:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Đề nghị cho phép thành lập chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

với các nội dung sau đây:

1. Tên của chi nhánh (ghi bằng chữ in hoa): .................................................................

2. Địa chỉ trụ sở của chi nhánh: .....................................................................................

.........................................................................................................................................

Điện thoại: ............................Fax: ...........................Email:...........................................

Website: .........................................................................................................................

3. Lĩnh vực hành nghề của chi nhánh:

........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

....................……………...................................................................................................

..................................................................…………….....................................................

4. Trưởng chi nhánh:

Họ, tên (ghi bằng chữ in hoa):…………………….………………Nam/Nữ…..............

Ngày sinh:……….../..……./……..……. … Quốc tịch:...........................................

Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân số: .......................................................................

Ngày cấp: ......./ ......./....... Cơ quan cấp: ......................................................................

Giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Thẻ luật sư số: ................. cấp ngày: ...../...../.....

Điện thoại:…………………..Fax: …………………Email:…………………………...

Chúng tôi cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam và hoạt động đúng với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập chi nhánh.

Tỉnh (thành phố)....., ngày...... tháng.... năm ......

 

Người đứng đầu

công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

(Ký tên, đóng dấu)

 

9. Thay đổi nội dung giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có dự định thay đổi về tên; chuyển trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác; Trưởng Chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài; lĩnh vực hành nghề thì phải làm đơn gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi, Bộ Tư pháp xem xét và ra văn bản chấp thuận.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.

Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị thay đổi.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi, Bộ Tư pháp xem xét và ra văn bản chấp thuận.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài.

Phí: 4.000.000 đồng/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

10. Hợp nhất công ty luật nước ngoài

Trình tự thực hiện:

Hai hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài mới.

Hai hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh mới.

Hai hoặc nhiều công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật hợp danh mới giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.

Các công ty luật nước ngoài bị hợp nhất gửi hồ sơ hợp nhất công ty luật đến trụ sở Bộ Tư pháp.

Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị hợp nhất công ty luật;

- Hợp đồng hợp nhất, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các công ty luật bị hợp nhất;

- Giấy phép thành lập của các công ty luật bị hợp nhất;

- Điều lệ công ty luật hợp nhất.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định chấp thuận việc hợp nhất; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các công ty luật nước ngoài bị hợp nhất.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài hợp nhất.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

11. Sáp nhập công ty luật nước ngoài

Trình tự thực hiện:

Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài khác.

Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh khác.

Một hoặc nhiều công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam có thể thỏa thuận sáp nhập vào một công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam khác.

Các công ty luật nước ngoài bị sáp nhập gửi hồ sơ sáp nhập công ty luật đến trụ sở Bộ Tư pháp.

Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị sáp nhập công ty luật;

- Hợp đồng sáp nhập công ty luật, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các công ty luật bị sáp nhập;

- Giấy phép thành lập của các công ty luật bị sáp nhập và công ty luật nhận sáp nhập.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các công ty luật nước ngoài bị sáp nhập.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chấp thuận việc sáp nhập.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

12. Chuyển đổi chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có thể chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của chi nhánh cũ.

Hồ sơ xin chuyển đổi chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam được gửi đến trụ sở Bộ Tư pháp.

Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến trụ sở Bộ Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị chuyển đổi của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, trong đó nêu rõ cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các chi nhánh được chuyển đổi;

- Dự thảo Điều lệ của công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài;

- Bản sao Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của các chi nhánh được chuyển đổi;

- Danh sách luật sư dự kiến làm việc tại công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài;

- Bản sao giấy tờ chúng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam bị chuyển đổi.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

13. Chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam

Trình tự thực hiện:

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh và công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài) có thể chuyển đổi thành công ty luật Việt Nam trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của công ty luật nước ngoài. Hồ sơ xin chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam được gửi đến trụ sở Bộ Tư pháp.

Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến trụ sở Bộ Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị chuyển đổi của công ty luật nước ngoài;

- Thỏa thuận chuyển đổi giữa công ty luật nước ngoài và bên Việt Nam, trong đó nêu rõ cam kết của bên Việt Nam về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của công ty luật nước ngoài được chuyển đổi;

- Dự thảo Điều lệ của công ty luật Việt Nam;

- Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật Việt Nam; bản sao Thẻ luật sư của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên của công ty luật Việt Nam;

- Giấy phép thành lập của công ty luật nước ngoài được chuyển đổi.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công ty luật nước ngoài bị chuyển đổi.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận việc chuyển đổi.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tên của công ty luật Việt Nam chuyển đổi phải tuân thủ quy định tại Khoản 5 Điều 34 của Luật Luật sư và không được trùng với tên của công ty luật nước ngoài đã chuyển đổi.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

14. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài trong trường hợp tự chấm dứt hoạt động

Trình tự thực hiện:

Chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở.

Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác; thực hiện xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác; giải quyết xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở về việc hoàn tất thủ tục nói trên; nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp và đăng ký việc sử dụng con dấu.

Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động;

- Báo cáo bằng văn bản về việc hoàn tất các thủ tục nộp số thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ khác; thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác; giải quyết hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo bằng văn bản của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Tư pháp quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam tự chấm dứt hoạt động phải nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp và đăng ký việc sử dụng con dấu.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

15. Cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài

Trình tự thực hiện:

Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam phải có hồ sơ cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;

- Giấy tờ xác nhận là luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận về việc tuyển dụng của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, nơi luật sư nước ngoài dự kiến làm việc;

- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư; bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp; phiếu lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ khác thay thế.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài.

Phí: 5.000.000 đồng/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-LS-16 ban hành kèm Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam:

- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

- Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;

- Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

- Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TP-LS-16

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

 
 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
HÀNH NGHỀ TẠI VIỆT NAM CỦA LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI

                          Kính gửi: Bộ Tư pháp

    

Tôi tên là (tên đầy đủ của luật sư nước ngoài ghi bằng chữ in hoa)...............................

...........................................................................................................................................

Ngày sinh:.......... /........./.......... Quốc tịch:.......................................................................

Số hộ chiếu................................... có giá trị đến ngày ............. /............ /.......................

Địa chỉ thường trú: ...........................................................................................................

Chứng chỉ hành nghề luật sư được cấp ngày:............./............../.....................................

Nơi cấp:....................................................................................................................................

Bày tỏ nguyện vọng xin được cấp Giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam để hành nghề luật sư tại:……………......................................................................

…………………………………………………………(tên chi nhánh/công ty luật nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam)

Địa chỉ trụ sở: .................................................................................................................

Lĩnh vực hành nghề tư vấn pháp luật:

......................................................................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Thời hạn hành nghề tại Việt Nam:....................................................................................

Tôi xin cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam và hoạt động đúng với nội dung ghi trong Giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

Tỉnh (thành phố)......., ngày..... tháng... năm.....

                                                              Luật sư nước ngoài

                                                                                          (Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

16. Gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài

Trình tự thực hiện:

 Luật sư nước ngoài muốn gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam thì chậm nhất ba mươi ngày trước khi hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép, gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp.

 Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định việc gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hoặc tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam về việc tuyển dụng luật sư đó;

- Bản chính Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;

- Ý kiến của Sở Tư pháp về quá trình hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định việc gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài.

Phí: 3.000.000 đồng/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012.

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

17. Thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư của Liên đoàn luật sư Việt Nam

Trình tự thực hiện:

Liên đoàn luật sư Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư đến trụ sở Bộ Tư pháp.

Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư;

- Đề án thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư. Nội dung cơ bản của Đề án bao gồm sự cần thiết thành lập, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, quy mô và mô hình đào tạo, tổ chức bộ máy, đội ngũ giảng viên kèm theo danh sách giảng viên dự kiến và trích yếu về kinh nghiệm, kỹ năng của giảng viên, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô và mô hình đào tạo, kế hoạch và tiến độ thực hiện Đề án, hiệu quả kinh tế - xã hội của cơ sở đào tạo nghề luật sư;

- Dự thảo Điều lệ cơ sở đào tạo nghề luật sư.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Liên đoàn luật sư Việt Nam được thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có đội ngũ giảng viên là các luật sư có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hành nghề, các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật có uy tín và khả năng sư phạm;

- Có tổ chức bộ máy phù hợp với quy mô, mô hình và chương trình đào tạo;

- Có chương trình đào tạo, giáo trình phù hợp với Chương trình khung về đào tạo nghề luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành;

- Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, làm việc và học tập cho giảng viên và học viên.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

18. Công nhận Giấy Chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài

Trình tự thực hiện:

- Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp muốn được công nhận ở Việt Nam thì gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp.

- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.

Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được công nhận trong các trường hợp sau đây:

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên;

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo mà các chương trình đào tạo đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy tờ chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị công nhận Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài;

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài;

- Bản sao kết quả quá trình học tập tại cơ sở giáo dục nước ngoài;

- Giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 17/2011/TT-BTP: Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên; Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo mà các chương trình đào tạo đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy tờ chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.

- Các giấy tờ khác có liên quan.

Trừ Giấy đề nghị công nhận Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, các giấy tờ còn lại phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật và được dịch ra bằng tiếng Việt; bản dịch tiếng Việt phải được chứng thực.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Lệ phí: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

- Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư.

19. Cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài

Trình tự thực hiện:

- Trong trường hợp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khác không cố ý, chi nhánh, công ty luật nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài đến Bộ Tư pháp.

- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp lại Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài, trong đó nêu rõ lý do, số Giấy phép.

- Các giấy tờ theo quy định tại Điều 78 của Luật Luật sư.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Phí: 20.000.000 đồng/hồ sơ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

- Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư;

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

20. Cấp lại Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài

Trình tự thực hiện:

- Trong trường hợp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khác không cố ý, luật sư nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép hành nghề tại Việt Nam đến Bộ Tư pháp.

- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp lại Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài, trong đó nêu rõ lý do, số Giấy phép; Giấy đề nghị phải có xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó đang làm việc;

- Các giấy tờ quy định tại Điều 82 của Luật Luật sư.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Phí: 5.000.000 đồng/hồ sơ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

- Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư;

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

Trình tự thực hiện:

Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;

- Dự thảo Điều lệ của công ty luật;

- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;

- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư.

Lệ phí: 50.000 đồng/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-LS-02, TP-LS-03 ban hành kèm Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

- Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP-LS-02

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ, CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

 

 

   Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)………………………………

 

Tên tôi là (ghi bằng chữ in hoa): ......................................…… Ngày sinh: ...../....../......

Là thành viên Đoàn luật sư tỉnh (thành phố)................................................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ....................................................................................

...........................................................................................................................................

Chỗ ở hiện nay: ...............................................................................................................

Điện thoại:........................................Email:......................................................................

Tên cơ quan, tổ chức đã ký hợp đồng lao động: ..............................................................

Địa chỉ cơ quan, tổ chức đã ký hợp đồng lao động:.........................................................

Số điện thoại: ............................... Fax: ...............................   Email: .............................

Số hợp đồng lao động: .....................................................................................................

Thời gian đã làm việc tại cơ quan, tổ chức: ....................................................................

Đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên với nội dung sau đây:

1. Tên gọi dự kiến của văn phòng luật sư/công ty luật (tên gọi đầy đủ ghi bằng chữ in hoa):  ................................................................................................................................

Tên giao dịch (nếu có): ....................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở: ..........................................................................................................................................

Điện thoại:...................... Fax: ....................... Email:....................................................

Website: .........................................................................................................................

3. Người đại diện theo pháp luật:

Họ và tên: .....................Nam/Nữ: ………. Ngày sinh: …….../……./……

Chứng minh nhân dân số : ..............................................................................................

Ngày cấp: ……/……./…............... Nơi cấp:…………....................................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ....................................................................................

...........................................................................................................................................Thẻ luật sư số……….. do Liên đoàn luật sư Việt Nam  cấp ngày: ......... /......./…..........

Là thành viên Đoàn luật sư tỉnh (thành phố): ..................................................................

4. Lĩnh vực đăng ký hoạt động:

...................................................................................................................................……

...............................................................................................................................………

Tôi cam đoan nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định.

 

Tỉnh (thành phố), ngày    tháng   năm

                                                                                       Người đại diện theo pháp luật

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TP-LS-03

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

 

 

Tỉnh (thành phố), ngày    tháng   năm

 

  

GIẤY ĐỀ NGHỊ

ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY LUẬT HỢP DANH, CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

 

 

   Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)……………………………………

 

Chúng tôi gồm các luật sư có tên trong danh sách sau đây:

Stt

Họ tên

Năm sinh

Thẻ luật sư (ghi rõ số và ngày cấp)

Thành viên Đoàn luật sư tỉnh (thành phố)

Số điện thoại liên hệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng ký hoạt động cho công ty luật hợp danh, công ty luật  trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên với các nội dung sau đây:

Tên gọi dự kiến của công ty luật (tên gọi đầy đủ ghi bằng chữ in hoa): ...................................................................................
Tên giao dịch (nếu có): ...........................................................................

2. Địa chỉ trụ sở: ..............................................................................................................

...........................................................................................................................................Điện thoại:…………………Fax: …………………Email:……………………………

Website:…………………………………………………………………………………3. Người đại diện theo pháp luật:

Họ và tên: ……………………… Nam/Nữ:………Ngày sinh: …../…../…....................

Chứng minh nhân dân số: …………………………Ngày cấp: ………/……..../…….....

Nơi cấp:………….............................................................................................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .....................................................................................

...........................................................................................................................................

Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………....

…………………………………………………………………………...………………

Thẻ luật sư số……….. do Liên đoàn luật sư Việt Nam  cấp ngày: ......... /......./…..........

Là thành viên Đoàn luật sư tỉnh (thành phố): ........................................................

4. Lĩnh vực đăng ký hoạt động:

................................................................................................................................……...............................................................................................................................………..............................................................................................................................………… Chúng tôi cam đoan nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định.

Tỉnh (thành phố), ngày    tháng   năm

Chữ ký của các luật sư thành viên

                                                                      (ghi rõ họ tên của từng luật sư thành viên)

 

2. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

Trình tự thực hiện:

Khi có sự thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, lĩnh vực hành nghề, danh sách luật sư thành viên, người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư, các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký hoạt động thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký với Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.

Lệ phí: 50.000 đồng/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-LS-06 ban hành kèm Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

- Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp

3. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của Văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trình tự thực hiện:

Khi có sự thay đổi người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải đăng ký với Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong đó ghi rõ nội dung thay đổi người đại diện theo pháp luật; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật;

- Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

- Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện theo pháp luật cũ và người dự kiến là đại diện theo pháp luật đối với việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư, công ty luật;

- Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người dự kiến là đại diện theo pháp luật.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong đó ghi rõ nội dung thay đổi người đại diện theo pháp luật; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Lệ phí: 50.000 đồng/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-LS-06 ban hành kèm Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là luật sư chủ sở hữu của văn phòng luật sư, công ty luật.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

- Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp

 

 

Tên tổ chức hành nghề luật sư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TP-LS-06

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

 

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG

CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

 

            Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)…………………………

 

1. Tên gọi đầy đủ của tổ chức hành nghề luật sư (ghi bằng chữ in hoa): …….........

......................................................................................................................................................

2. Tên giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư (nếu có):……………………..............

.......................................................................................................................................................

3. Giấy đăng ký hoạt động số: ............................................................do Sở Tư pháp tỉnh (thành phố) ……………………… cấp ngày: …..….../…….../................................

4. Địa chỉ trụ sở: .....................................................................................................................

......................................................................................................................................................

Điện thoại:……………………… Fax: …………… Email: ……………………….............

5. Lĩnh vực đăng ký hoạt động:............................................................................................

......................................................................................................................................................

Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động

của tổ chức hành nghề luật sư như sau:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

                                                               Tỉnh (thành phố), ngày      tháng    năm

                                                             Người đại diện theo pháp luật

                                                         (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

4. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp danh

Trình tự thực hiện:

Khi có sự thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp danh trong hồ sơ đăng ký hoạt động thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp danh phải đăng ký với Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty luật hợp danh, trong đó ghi rõ nội dung thay đổi người đại diện theo pháp luật; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ: Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty luật hợp danh, trong đó ghi rõ nội dung thay đổi người đại diện theo pháp luật; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp danh.

Lệ phí: 50.000 đồng/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-LS-06 ban hành kèm Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp danh phải là luật sư và là thành viên của công ty luật.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

- Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp

 

Tên tổ chức hành nghề luật sư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TP-LS-06

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

 

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG

CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

 

            Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)......................................

 

1. Tên gọi đầy đủ của tổ chức hành nghề luật sư (ghi bằng chữ in hoa): ........................

...........................................................................................................................................2. Tên giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư (nếu có):...............................................

...........................................................................................................................................3. Giấy đăng ký hoạt động số: ............................................................do Sở Tư pháp tỉnh (thành phố) .......................................cấp ngày: …..….../…….../................................

4. Địa chỉ trụ sở: ..............................................................................................................

...........................................................................................................................................Điện thoại:...............................Fax: ......................Email: ..............................................

5. Lĩnh vực đăng ký hoạt động:........................................................................................

...........................................................................................................................................Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động

của tổ chức hành nghề luật sư như sau:

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................                                                               Tỉnh (thành phố), ngày      tháng    năm

                                                             Người đại diện theo pháp luật

                                                           (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

5. Đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư

Trình tự thực hiện:

Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh gửi Sở Tư pháp. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh;

- Bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thành lập chi nhánh;

- Quyết định thành lập chi nhánh;

- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư và bản sao Thẻ luật sư của Trưởng chi nhánh;

-  Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư.

Lệ phí: 50.000 đồng/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-LS-04 ban hành kèm Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

- Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp

 

Tên tổ chức hành nghề luật sư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP-LS-04

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

GIẤY ĐỀ NGHỊ

ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH

TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

 

 

            Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)…………………………………

 

1. Tên gọi đầy đủ của tổ chức hành nghề luật sư đặt chi nhánh (ghi bằng chữ in hoa): .....……….............……………….........................................……………………………

Tên giao dịch (nếu có):……………………………………………………………………...

2. Giấy đăng ký hoạt động số: ............................................................ do Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)……………………………………………..cấp ngày:…….../……./..........

3. Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………..………

.......................................................................................................................................................

Điện thoại:………………………Fax: ……………………Email:…………………………

4. Lĩnh vực đăng ký hoạt động:

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Đăng ký hoạt động cho chi nhánh với nội dung sau đây:

1. Tên của chi nhánh (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………………….......

2. Địa chỉ trụ sở của chi nhánh:……………………….…………………………………...

…………………………………………………………………………………………………...

Điện thoại:……………………… Fax: …………………… Email:………………………

Website:………………………………………………………………………………………..

3. Trưởng chi nhánh:

Họ, tên (ghi bằng chữ in hoa):………………………………… Nam/Nữ: …................

Ngày sinh:……….../..……./……..……. …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…….…………………..………….…………………….

....................................................................................................….............…..............................

Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………............

…………………………………………………………………………………………………...

Chứng minh nhân dân số:………………………….. Ngày cấp: ……./……..../.................

Nơi cấp:……..............................................................................................................................

Thẻ luật sư số……….. do Liên đoàn luật sư Việt Nam  cấp ngày: ........ /......./….......

Là thành viên Đoàn luật sư tỉnh (thành phố): ................................................................

4. Lĩnh vực đăng ký hoạt động của chi nhánh:

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

....................……………...............................................................................................................

..................................................................…………….................................................................

Chúng tôi xin cam đoan nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định.

                                                               Tỉnh (thành phố), ngày      tháng    năm

                                                             Người đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

6. Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân

Trình tự thực hiện:

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư;

- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư;

- Bản sao Hợp đồng lao động ký kết với cơ quan, tổ chức.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hành nghề luật sư.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-LS-05 ban hành kèm Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo Hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TP-LS-05

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

 

 

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ

HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN

 

 

   Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)………………………………

 

Tên tôi là: ............................................. Nam/Nữ:............. Ngày sinh:...../....../...............

 

            Đăng ký hoạt động hành nghề luật sư với tư cách cá nhân

với các nội dung sau đây:

1. Họ và tên luật sư (ghi bằng chữ in hoa): ................................................................

Điện thoại:..............................Fax: ......................... Email..........................................

Chứng minh nhân dân số: .........................................................................................

Ngày cấp: .........../............./..................Nơi cấp: ........................................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ...................................................................................

........................................................................................................................................

Chỗ ở hiện nay: .............................................................................................................

........................................................................................................................................

Thẻ luật sư số……….... do Liên đoàn luật sư Việt Nam  cấp ngày: ....... /....../..............

Là thành viên Đoàn luật sư tỉnh (thành phố):  ................................................................

2.  Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức dự kiến ký hợp đồng lao động: .......................

......................................................................................................................................................................................................................................................................................Điện thoại:..........................Fax: ............................Email:...............................................

3. Lĩnh vực hoạt động: Theo quy định của Luật Luật sư.

Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan tuân thủ các nguyên tắc hành nghề luật sư, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của luật sư do pháp luật quy định.

Tỉnh (thành phố), ngày    tháng   năm

Luật sư ký, ghi rõ họ tên

 

7. Đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài

Trình tự thực hiện:

Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở.

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài;

- Giấy tờ chứng minh về trụ sở.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

Phí: 2.000.000 đồng/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

8. Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài

Trình tự thực hiện:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận thay đổi nội dung Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài thì chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải đăng ký việc thay đổi tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động bằng cách cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị thay đổi đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài;

- Bản sao Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài;

- Văn bản chấp thuận thay đổi nội dung Giấy phép thành lập của Bộ Tư pháp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động bằng cách cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

Phí: 1.000.000 đồng/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Không.

Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

9. Hợp nhất công ty luật

Trình tự thực hiện:

Hai hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể thỏa thuận hợp nht thành một công ty luật trách nhiệm hữu hạn mới. Hai hoặc nhiều công ty luật hợp danh có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật hợp danh mới. Các công ty luật hợp nhất gửi hồ sơ đến trụ sở Sở Tư pháp nơi công ty luật hợp nhất đăng ký hoạt động.

Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị hợp nhất công ty luật;

- Hợp đồng hợp nhất, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty luật bị hợp nhất;

- Giấy đăng ký hoạt động của các công ty luật bị hợp nhất;

- Điều lệ của công ty luật hợp nhất.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật hợp nhất.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các công ty luật bị hợp nhất.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật hợp nhất.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư;

10. Sáp nhập công ty luật

Trình tự thực hiện:

Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn khác. Một hoặc nhiều công ty luật hợp danh có thể sáp nhập vào một công ty luật hợp danh khác. Các công ty luật bị sáp nhập gửi hồ sơ đến trụ sở Sở Tư pháp nơi công ty luật nhận sáp nhập đăng ký hoạt động.

Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị sáp nhập công ty luật;

- Hợp đồng sáp nhập công ty luật, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty luật bị sáp nhập;

- Giấy đăng ký hoạt động của các công ty luật bị sáp nhập và công ty luật nhận sáp nhập.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các công ty luật bị sáp nhập.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật nhận sáp nhập.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

11. Chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp danh, chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật

Trình tự thực hiện:

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật hợp danh. Công ty luật hợp danh có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Các công ty luật bị chuyển đổi gửi hồ sơ đến trụ sở Sở Tư pháp nơi công ty luật chuyển đổi đăng ký hoạt động.

Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty luật hợp danh trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư theo quy định của pháp luật. Văn phòng luật sư bị chuyển đổi gửi hồ sơ đến trụ sở Sở Tư pháp nơi công ty luật dự kiến đăng ký hoạt động.

Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị chuyển đổi trong đó nêu rõ mục đích, lý do chuyển đổi và cam kết về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty luật/văn phòng luật sư được chuyển đổi;

- Dự thảo Điều lệ của công ty luật chuyển đổi;

- Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật/văn phòng luật sư được chuyển đổi;

- Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu; bản sao Thẻ luật sư của các luật sư thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật chuyển đổi;

- Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật chuyển đổi.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các công ty luật bị chuyển đổi.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật chuyển đổi.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

12. Đăng ký hoạt động của công ty luật Việt Nam chuyển đổi từ công ty luật nước ngoài

Trình tự thực hiện:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp, công ty luật Việt Nam chuyển đổi phải làm thủ tục đăng ký việc chuyển đổi tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty luật nước ngoài đăng ký hoạt động.

Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị chuyển đổi;

- Văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp;

- Dự thảo Điều lệ của công ty luật Việt Nam.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công ty luật nước ngoài bị chuyển đổi.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật Việt Nam chuyển đổi.

Lệ phí: 50.000 đồng.

Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tên của công ty luật Việt Nam chuyển đổi phải tuân thủ quy định tại Khoản 5 Điều 34 của Luật Luật sư và không được trùng với tên của công ty luật nước ngoài đã chuyển đổi.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

13. Đăng ký hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

Công ty luật nước ngoài phải nộp hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh của công ty tại trụ sở Sở Tư pháp địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh.

Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;

- Bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;

- Giấy tờ chứng minh trụ sở của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

Phí: 600.000 đồng/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Mẫu TP-LS-17 ban hành kèm Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư.

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

 

Tên Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TP-LS-17

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

 

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH CỦA

CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh/ thành phố......

Tên gọi đầy đủ của công ty luật nước ngoài dự kiến đặt chi nhánh (ghi bằng chữ in hoa): ……………................................................................................................................................

…………………………………………………………………………………………………

Giấy phép thành lập số: …………..…… cấp ngày: ………… /…………/………….............

Giấy đăng ký hoạt động số: ......................... do Sở Tư pháp tỉnh (thành phố) …………… cấp ngày:…….../……./.....................

Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………..………..............

.......................................................................................................................................................Điện thoại:………………………Fax: ………………Email:………………………….........

Lĩnh vực hành nghề tư vấn pháp luật:

....................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Đăng ký hoạt động cho chi nhánh với nội dung sau đây:

1. Tên của chi nhánh (ghi bằng chữ in hoa): …………………………………………….........

2. Địa chỉ trụ sở của chi nhánh:…………………………………………………………............

…………………………………………………………………………………………………............

Điện thoại:………………………Fax: ……………………Email:……………………........

Website:………………………………………………………………………....

3. Lĩnh vực hành nghề của chi nhánh:

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………….................................................................................................................................................................................…………….................................................................4. Trưởng chi nhánh:

Họ, tên (ghi bằng chữ in hoa):…………………….………………………Nam/Nữ…...........

Ngày sinh:……….../..……./……..……Quốc tịch:......................................................................

Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân số: ................................................................................

Ngày cấp: ......./ ......./....... Cơ quan cấp: ......................................................................................

Giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Thẻ luật sư số: ................. cấp ngày: ...../...../.....

Điện thoại:…………………..Fax: …………………Email:………………………….........……..

Chúng tôi cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam và hoạt động đúng với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập chi nhánh.

Tỉnh (thành phố)....., ngày...... tháng.... năm ......

 

Người đứng đầu

Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

(Ký tên, đóng dấu)

 

14. Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài

Trình tự thực hiện:

- Trong trường hợp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khác không cố ý, chi nhánh, công ty luật nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp nơi có trụ sở của chi nhánh, công ty luật nước ngoài.

- Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài, trong đó nêu rõ lý do, số Giấy đăng ký hoạt động;

- Các giấy tờ theo quy định tại Điều 79 của Luật Luật sư.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Phí: 2.000.000 đồng/hồ sơ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

- Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.

Phụ lục II

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC LUẬT SƯ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1565/QĐ-BTP ngày 13 tháng 7năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

 

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương

  1.  

1.000568

Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với những trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm a, b, c, e và k khoản 1 Điều 18 của Luật luật sư

Bộ Tư pháp

  1.  

1.000507

Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với những trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm d và đ khoản 1 Điều 18 của Luật luật sư

Bộ Tư pháp

  1.  

1.000547

Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với những trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm g, h và i khoản 1 Điều 18 của Luật luật sư

Bộ Tư pháp

  1.  

1.002955

 

Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập

Bộ Tư pháp

  1.  

1.005355

Thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài

Bộ Tư pháp

  1.  

1.002684

Thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài

Bộ Tư pháp

  1.  

1.002659

Phê duyệt Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam

Bộ Tư pháp

  1.  

1.001938

Giải quyết khiếu nại về việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra

Bộ Tư pháp

  1.  

2.001049

 

Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam

Bộ Tư pháp

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

  1.  

1.002113

Chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư tự chấm dứt hoạt động hoặc công ty luật bị hợp nhất, sáp nhập

Sở Tư pháp

  1.  

1.002126

Chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động hoặc Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư

Sở Tư pháp

  1.  

1.002138

Chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong trường hợp chấm dứt hoạt động do Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết

Sở Tư pháp

  1.  

1.002638

Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư

Sở Tư pháp

  1.  

1.002251

 

Chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp danh

Sở Tư pháp

  1.  

1.002272

Chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật

Sở Tư pháp

  1.  

2.001029

Giải thể Đoàn luật sư

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

  1.  

1.002311

Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường, phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

  1.  

1.002336

Phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi