Quyết định 156/QĐ-BTP 2022 Kế hoạch công tác năm 2022 của Vụ Pháp luật quốc tế

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 156/QĐ-BTP

Quyết định 156/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2022 của Vụ Pháp luật quốc tế
Cơ quan ban hành: Bộ Tư phápSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:156/QĐ-BTPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Khánh Ngọc
Ngày ban hành:08/02/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kế hoạch công tác năm 2022 của Vụ Pháp luật quốc tế

Ngày 08/02/2022, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 156/QĐ-BTP phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2022 của Vụ Pháp luật quốc tế.

Theo đó, mục đích của Kế hoạch nhằm triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong việc tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện công tác pháp luật quốc tế của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp theo quy định của pháp luật; phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm sáng tạo của từng Phòng, từng công chức thuộc Vụ trong triển khai nhiệm vụ được giao, bảo đảm tiến độ và chất lượng; là cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành, theo dõi, đánh giá kết quả công tác của Vụ, các Phòng, phục vụ cho việc đánh giá, xếp loại công chức và công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, Ngành và đơn vị;…

Ngoài ra, những nhiệm vụ cụ thể của Kế hoạch như sau: công tác xây dựng pháp luật; công tác điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế; tham gia tổ chức quốc tế và diễn đàn quốc tế; công tác phòng ngừa, giải quyết tranh chấp quốc tế; công tác rà soát pháp luật Việt Nam với điều ước quốc tế và cấp ý kiến pháp lý; thực hiện các nhiệm vụ khác trong lĩnh vực pháp luật quốc tế; công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, hành chính – tổng hợp, thí đua khen thưởng, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và đoàn thể.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 156/QĐ-BTP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 156/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2022

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2022 CỦA VỤ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

___________

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

 

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 956/QĐ-BTP ngày 26 tháng 04 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật quốc tế (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 2646/QĐ-BTP ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp);

Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-BTP ngày 26 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 77/QĐ-BTP ngày 19 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động của ngành Tư pháp thực hiện hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch công tác năm 2022 của Vụ Pháp luật quốc tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết và chỉ đạo thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Vụ PLQT (TA).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Khánh Ngọc

 

 

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC NĂM 2022 CỦA VỤ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 156/QĐ-BTP ngày 08 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong việc tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện công tác pháp luật quốc tế của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp theo quy định của pháp luật.

1.2. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm của Vụ Pháp luật quốc tế (sau đây gọi tắt là Vụ) trong năm 2022 theo định hướng lớn về công tác pháp luật quốc tế theo Nghị quyết của Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp; tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, điều ước quốc tế và các công tác khác được giao chủ trì trong lĩnh vực pháp luật quốc tế.

1.3. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nhân sự, thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực của công chức trong bối cảnh nhiệm vụ về pháp luật quốc tế của Bộ Tư pháp ngày một nhiều, phức tạp; bảo đảm cho Vụ trở thành đơn vị đủ năng lực xử lý tốt các vấn đề pháp lý quốc tế thuộc nhiệm vụ của Bộ Tư pháp.

1.4. Phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của từng Phòng, từng công chức thuộc Vụ trong triển khai nhiệm vụ được giao, bảo đảm tiến độ và chất lượng.

1.5. Là cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành, theo dõi, đánh giá kết quả công tác của Vụ, các Phòng, phục vụ cho việc đánh giá, xếp loại công chức và công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, Ngành và đơn vị.

2. Yêu cầu

2.1. Thực hiện tốt định hướng, chính sách tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về công tác pháp luật quốc tế trong bối cảnh đất nước chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng.

2.2. Bám sát Quyết định số 77/QĐ-BTP ngày 19/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động của ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022; Báo cáo số 01/BC-BTP ngày 01/01/2022 của Bộ Tư pháp về tổng kết công tác tư pháp năm 2021 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2022.

2.2. Việc xây dựng và triển khai Kế hoạch phải bảo đảm tính toàn diện, khả thi, có trọng tâm và phù hợp với các kế hoạch liên quan, định hướng phát triển chung của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp.

2.3. Xác định rõ nội dung, trách nhiệm chủ trì, phối hợp, tiến độ thực hiện và kết quả đầu ra của từng nhiệm vụ trong Kế hoạch; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa các Phòng và công chức trong việc tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của Vụ cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa Vụ với các đơn vị thuộc Bộ trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1. Công tác trọng tâm

Trong năm 2022, Vụ tập trung giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác pháp luật quốc tế sau đây:

1.1. Thực hiện Nghị quyết của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về những định hướng lớn đối với công tác pháp luật quốc tế trong tình hình mới.

1.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác điều ước quốc tế; triển khai toàn diện, đồng bộ và đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối; thực hiện Công ước La Hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 1970; tổng kết 10 năm thực hiện Thỏa thuận giữa Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc với Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.

1.3. Báo cáo tổng kết thi hành Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 phục vụ chuẩn bị đề xuất sửa Luật Tương trợ tư pháp và xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về dân sự.

1.4. Tham mưu hiệu quả, nâng cao vị trí, vai trò của Bộ Tư pháp trong chủ động phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền lợi chính đáng của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp.

1.5. Nghiên cứu, xây dựng Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) lần thứ 4 tại Việt Nam.

1.6. Đổi mới công tác chỉ đạo điều hành của Vụ; bảo đảm thực chất, hiệu quả trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ; tiếp tục kiện toàn tổ chức, thu hút nhân lực có chất lượng và đào tạo, bồi dưỡng công chức của Vụ theo hướng xây dựng đội ngũ chuyên gia pháp luật quốc tế nòng cốt để thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của Vụ; hướng tới việc xây dựng "Trung tâm tư pháp quốc tế của Quốc gia" tại Bộ Tư pháp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác của Vụ.

2. Những nhiệm vụ cụ thể

2.1. Công tác xây dựng pháp luật

2.1.1. Xây dựng Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn tống đạt giấy tờ của nước ngoài thực hiện thông qua văn phòng thừa phát lại.

2.1.2. Xây dựng Nghị định/Nghị quyết của Chính phủ về thí điểm chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác chuyên trách phòng giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thuộc Bộ Tư pháp

2.1.3. Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

2.1.4. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và đơn vị thuộc Bộ Tư pháp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ về pháp luật quốc tế của Bộ Tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2.1.5. Chủ trì góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và góp ý, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ.

2.2. Công tác điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế

2.2.1. Thẩm định, góp ý, đàm phán, ký kết điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế

a) Góp ý, thẩm định dự thảo điều ước quốc tế (ĐƯQT), thỏa thuận quốc tế (TTQT) và việc gia nhập ĐƯQT.

b) Chủ trì, tham gia đàm phán, ký ĐƯQT, TTQT theo chức năng, nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam theo các ĐƯQT mà Vụ được giao đầu mối, chủ trì.

c) Đàm phán Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

d) Chủ trì đàm phán các vấn đề pháp lý trong hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có yếu tố nước ngoài.

đ) Chuẩn bị phương án đàm phán và tham gia đàm phán các nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp đối với các cam kết của Việt Nam về thương mại, đầu tư trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hiệp định thương mại, thương mại tự do đa phương, khu vực, song phương và điều ước quốc tế thuộc các lĩnh vực khác.

2.2.2. Thực hiện điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế

a) Triển khai Quyết định số 1885/QĐ-BTP ngày 09/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ban hành Kế hoạch thực hiện Công ước La Hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 1970 của Bộ Tư pháp.

b) Triển khai kết quả tổng kết 05 năm thực thi Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 1965.

c) Thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối quốc gia trong thực hiện Công ước Niu Oóc về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.

d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Báo cáo quốc gia thực thi Công ước ICCPR lần thứ tư tại Việt Nam.

đ) Tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3028/QĐ-BTP ngày 04/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước ICCPR và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc.

e) Triển khai thực hiện các khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 3 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UPR) thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp.

g) Thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh vực công pháp và nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các khuyến nghị liên quan (bao gồm ICESCR, CEDAW, CRC, CERD, CRPD, CAT, UNTOC, UNCAC…).

h) Thực hiện các nhiệm vụ được giao liên quan đến thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA) theo Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 25/01/2019, Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 14/6/2019, Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 06/8/2020, Quyết định số 1175/QĐ-TTg ngày 04/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các công việc khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu của các bộ, ngành.

i) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp xây dựng nội dung trả lời Ban Thư ký WTO về các vấn đề liên quan đến xây dựng, hoàn thiện pháp luật, minh bạch hóa chính sách thuộc nghĩa vụ rà soát chính sách thương mại của Việt Nam trong khuôn khổ WTO; nghiên cứu, cho ý kiến về các vấn đề pháp lý trong WTO và các khuôn khổ hợp tác thương mại quốc tế khác.

k) Nghiên cứu Công ước Singapore về thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải.

l) Nghiên cứu vấn đề pháp lý về biên giới lãnh thổ, biển đảo và nghiên cứu, theo dõi thông tin tình hình các vụ kiện quốc tế liên quan tới phân định biển.

m) Tổng hợp, báo cáo hằng năm công tác ĐƯQT của Bộ Tư pháp.

2.3. Tham gia tổ chức quốc tế và diễn đàn quốc tế

a) Thực hiện nhiệm vụ tại các Kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp liên quan đến quyền, nghĩa vụ thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Việt Nam và những Kế hoạch liên quan đến các công ước của Hội nghị này.

b) Chủ trì tham gia Nhóm Công tác II (giải quyết tranh chấp), Nhóm Công tác III (cải tổ cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư) và Nhóm Công tác VI (bán tàu theo quyết định của cơ quan tư pháp) của UNCITRAL theo Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 19/08/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch Việt Nam đảm nhiệm vai trò thành viên Ủy ban Luật thương mại quốc tế thuộc Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2019-2025.

c) Triển khai sáng kiến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự trong khuôn khổ Hội nghị Quan chức Tư pháp cao cấp ASEAN (ASLOM).

2.4. Công tác phòng ngừa, giải quyết tranh chấp quốc tế

2.4.1. Chủ trì, tham gia và làm đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có liên quan đến Nhà nước (Chính phủ), cơ quan Nhà nước Việt Nam và tham mưu, đề xuất, phối hợp xử lý tốt việc phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế.

2.4.2. Tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn bộ, ngành và địa phương trong công tác phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

2.4.3. Tổ chức thực hiện Quyết định số 1610/QĐ-BTP ngày 20/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch của Bộ Tư pháp triển khai các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

2.4.4. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát và báo cáo Lãnh đạo Bộ tình hình thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư và phòng ngừa phát sinh các vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và tổ chức thực hiện Quyết định số 1964/QĐ-BTP ngày 22/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp triển khai Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư và phòng ngừa phát sinh các vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.

2.4.5. Phối hợp với các bộ, ngành rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thiết chế phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và thực thi phán quyết giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

2.4.6. Tiếp tục nâng cao năng lực cho: (i) cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, pháp luật của bộ, ngành, địa phương theo hướng chuyên sâu để xử lý hiệu quả các vấn đề pháp lý liên quan đến đầu tư nước ngoài, hội nhập quốc tế; (ii) cán bộ, công chức làm công tác phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực này; thực hiện Kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên gia pháp lý có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, kiến thức chuyên môn tư vấn cho Chính phủ, bộ, ngành và địa phương khi tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

2 .4.7. Chủ trì, phối hợp với đại diện của Bộ Tư pháp tại Phái đoàn Đại diện thường trực trong việc tham gia giải quyết tranh chấp tại WTO.

2.5. Công tác rà soát pháp luật Việt Nam với điều ước quốc tế và cấp ý kiến pháp lý

2.5.1. Chủ trì rà soát, đối chiếu, đánh giá pháp luật Việt Nam với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc chuẩn bị ký kết, gia nhập và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.

2.5.2. Chủ trì cấp ý kiến pháp lý theo quy định của pháp luật đối với các ĐƯQT, thỏa thuận vay nước ngoài, bảo lãnh Chính phủ, giao dịch phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư và các dự án khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.;

2.5.3. Chủ trì Tổng kết 07 năm thực hiện Nghị định số 51/2015/NĐ-CP ngày 26/5/2015 của Chính phủ về cấp ý kiến pháp lý.

2.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác trong lĩnh vực pháp luật quốc tế

2.6.1. Thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007.

2.6.2. Xây dựng Báo cáo năm 2022 của Chính phủ về công tác tương trợ tư pháp trình Quốc hội.

2.6.3. Thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự.

2.6.4. Chủ trì, phối hợp cho ý kiến về thẩm quyền xét xử và áp dụng pháp luật đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

2.6.5. Chủ trì, tham gia ý kiến về các khía cạnh pháp lý và xử lý vướng mắc pháp luật đối với các hợp đồng dầu khí, lô dầu khí, dự án dầu khí, hoạt động dầu khí, dự án đầu tư nước ngoài (bao gồm cả các dự án đầu tư nước ngoài theo hình thức đối tác công tư) và các nhiệm vụ phức tạp khác về đầu tư quốc tế.

2.6.6. Thực hiện các nhiệm vụ phức tạp về thương mại, tài chính quốc tế và các lĩnh vực khác của pháp luật quốc tế do Bộ trưởng, Chính phủ hoặc Lãnh đạo Chính phủ giao.

2.6.7. Xây dựng Báo cáo đối thoại với các nước, chuyên gia độc lập của Liên hợp quốc, dân biểu, nghị sỹ các nước và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan về vấn đề quyền con người.

2.6.8. Xử lý các vụ việc phức tạp trong lĩnh vực công pháp và nhân quyền quốc tế.

2.6.9. Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36 - NQ/TW.

2.6.10. Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động tại Việt Nam.

2.6.11. Thực hiện các nhiệm vụ được giao liên quan đến công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài tiếp theo Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới và Chỉ thị số 1737/CT-TTg ngày 20/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài trong tình hình hiện nay (đang trong quá trình xây dựng Chỉ thị thay thế).

2.6.12. Cung cấp ý kiến về các vấn đề pháp lý quốc tế cho Chính phủ, bộ, ngành và địa phương.

2.6.13. Thực hiện nhiệm vụ được phân công chủ trì và phối hợp tại Quyết định số 58/QĐ-TTG ngày 19/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch Việt Nam đảm nhiệm vai trò thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2019-2025.

2.6.14. Đề xuất nhân sự cho vị trí đại diện của Bộ Tư pháp tại Phái đoàn Đại diện thường trực.

2.6.15. Thực hiện và nghiên cứu, đề xuất giải pháp thực hiện các cam kết quốc tế thuộc lĩnh vực Vụ được giao phụ trách, làm đầu mối.

2.7. Công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, hành chính - tổng hợp, thi đua khen thưởng, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và đoàn thể

2.7.1. Thực hiện tốt Quy chế làm việc của Vụ; duy trì kỷ luật, kỷ cương công tác; nâng cao vai trò, hiệu quả công tác tham mưu, tổng hợp về pháp luật quốc tế; sử dụng hiệu quả Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi nhiệm vụ Lãnh đạo Bộ giao; thường xuyên theo dõi, đánh giá thực hiện nhiệm vụ và Kế hoạch của các Phòng, công chức của Vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện tốt công tác truyền thông để tăng cường hiệu quả và sự lan tỏa trong thực hiện nhiệm vụ của Vụ; phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thay thế Quyết định số 956/QĐ- BTP ngày 26/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật quốc tế.

2.7.2. Tiếp tục rà soát, phân công, sắp xếp, kiện toàn tổ chức và bố trí lại đội ngũ công chức trên cơ sở Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật quốc tế; Quyết định 2661/QĐ-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị định số 101/2020/NĐ -CP, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, Nghị định số 62/2020/NĐ-CP, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP.

2.7.3. Thực hiện việc xây dựng tài liệu chuẩn và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam liên quan đến hội nhập quốc tế theo Quyết định số 1960/QĐ-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế giai đoạn 2021-2025.

2.7.4. Triển khai thực hiện tốt các Đề án được Bộ trưởng phê duyệt liên quan đến nhiệm vụ của Vụ và Đề án xây dựng, thu hút và sử dụng chuyên gia pháp luật quốc tế làm việc tại Bộ Tư pháp trong giai đoạn đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng.

2.7.5. Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức, tổng hợp, thống kê, thi đua khen thưởng và các nhiệm vụ khác được Lãnh đạo Bộ giao.

2.7.6. Tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức năm 2022 của Vụ thiết thực và hiệu quả.

2.7.7. Cải tiến quy trình xử lý công việc, ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý các công việc của Vụ để đáp ứng yêu cầu công tác và thực hiện tốt các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ.

2.7.8. Thực hiện tốt công tác thanh niên, vì sự tiến bộ phụ nữ và các công tác đoàn thể khác thuộc trách nhiệm của Vụ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan thực hiện có hiệu quả và đúng thời hạn theo kế hoạch công tác. Lãnh đạo Vụ định kỳ họp giao ban để nắm bắt tình hình, chỉ đạo triển khai Kế hoạch công tác của Vụ, báo cáo Lãnh đạo Bộ; bám sát công việc được giao phụ trách để bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng Kế hoạch công tác của Vụ.

2. Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Vụ trong việc thực hiện Kế hoạch này; Cục Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ có trách nhiệm bố trí kinh phí để đảm bảo thực hiện Kế hoạch này theo quy định của pháp luật về ngân sách và phù hợp với tình hình thực tế.

3. Căn cứ vào Kế hoạch này và Phụ lục kèm theo, các phòng thuộc Vụ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết của phòng mình báo cáo Lãnh đạo Vụ phụ trách phê duyệt để triển khai thực hiện. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch là cơ sở để đánh giá kết quả công tác của Vụ, các phòng thuộc Vụ, các công chức trong Vụ, phục vụ cho việc đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng.

4. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, phát sinh các nhiệm vụ mới, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế kịp thời tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Bộ để chỉ đạo, giải quyết.

(Kèm theo Quyết định này là Phụ lục chi tiết nội dung Kế hoạch công tác năm 2022 của Vụ Pháp luật quốc tế)./.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi