Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 1252/QĐ-TTg 2019 thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1252/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1252/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 26/09/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, Dân sự |
TÓM TẮT VĂN BẢN
KH tăng cường thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự
Ngày 26/9/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1252/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc.
Theo đó, Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc với các nhiệm vụ chính sau:
- Tiếp tục nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện Công ước ICCPR;
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về quyền dân sự và chính trị;
- Tiếp tục thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và đào tạo;
- Các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu các điều ước quốc tế có liên quan và thực hiện các nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo quy định của Công ước ICCPR và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 1252/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1252/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ----------- Số: 1252/QĐ-TTg | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------ Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế
về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị
của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc
----------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc (sau đây gọi là Kế hoạch), với những nội dung cơ bản sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Xác định rõ nội dung công việc và lộ trình thực hiện phù hợp trong việc tăng cường hiệu quả triển khai các quy định của Công ước ICCPR và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc. Từ đó, góp phần nâng cao sự hưởng thụ của người dân về các quyền dân sự và chính trị phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam; bảo đảm các yêu cầu đối ngoại, đối nội, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
b) Nâng cao vai trò, trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan có liên quan và tăng cường hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình triển khai, đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả toàn diện và đồng bộ.
2. Yêu cầu
a) Việc tổ chức, thực hiện Kế hoạch phải bám sát và phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quyền con người; phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Chương VIII của Luật Điều ước quốc tế năm 2016. Đối với các quy định của Công ước ICCPR và khuyến nghị có liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, khi thực hiện cần tính đến lộ trình Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
b) Việc tổ chức thực hiện Công ước và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các ngành, các cấp.
c) Các bộ, ngành, cơ quan liên quan được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể và tổ chức thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả.
d) Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, cơ quan, địa phương có liên quan; kịp thời phản ánh, giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH
1. Tiếp tục nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện Công ước ICCPR
a) Rà soát, đánh giá tính tương thích giữa quy định tại các dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội với Công ước ICCPR trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nêu trên.
b) Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm đảm bảo tính tương thích với các quy định của Công ước ICCPR, bao gồm các quy định về hạn chế quyền, chống phân biệt đối xử và các quy định khác.
c) Xây dựng Báo cáo tổng thể đánh giá việc nội luật hóa các quy định của Công ước ICCPR vào pháp luật trong nước, xác định những quy định pháp luật chưa tương thích, chưa phù hợp với Công ước ICCPR và đề xuất, kiến nghị việc tiếp tục nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện Công ước ICCPR.
2. Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về quyền dân sự và chính trị
a) Ban hành và thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động quốc gia đế xóa bỏ định kiến, phân biệt đối xử đối với phụ nữ (nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong mọi lĩnh vực và xóa bỏ bạo lực giới) và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó lưu ý nhóm người khuyết tật, trẻ em, người dân tộc thiểu số, cộng đồng người đồng tính - song tính - chuyển giới - liên giới (LGBTI), người nhiễm HIV/AIDS.
b) Nâng cao hiệu quả tiếp nhận khiếu nại, tố cáo theo hướng thuận tiện, an toàn và tăng tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vi phạm quyền dân sự và chính trị của các cá nhân để đảm bảo tốt hơn quyền khiếu nại, tố cáo.
c) Tiếp tục nâng cao hiệu quả thi hành các quyền dân sự và chính trị trong hoạt động tố tụng hình sự.
d) Tăng cường hoạt động hỗ trợ bảo vệ các quyền dân sự và chính trị.
đ) Nâng cao chất lượng hoạt động bồi thường, hỗ trợ cho nạn nhân của hành vi xâm phạm quyền dân sự và chính trị.
e) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, thống kê tình hình thi hành các quyền dân sự và chính trị.
3. Tiếp tục thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và đào tạo
a) Thực hiện tuyên truyền thành tựu pháp luật và kết quả bảo vệ báo cáo quốc gia thực thi Công ước lần thứ ba của Việt Nam.
b) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước ICCPR, các Bình luận chung, Báo cáo quốc gia lần thứ ba và tài liệu liên quan, Bản khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc.
c) Triển khai các hoạt động tuyên truyền đối ngoại về quyền con người tại các nước, tổ chức quốc tế, khu vực; tại các cơ chế, diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực về quyền con người.
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của Công ước ICCPR nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo và người học.
4. Các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu các điều ước quốc tế có liên quan và thực hiện các nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo quy định của Công ước ICCPR và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc
a) Thực hiện cơ chế báo cáo, thông báo định kỳ về tình hình thực hiện Công ước ICCPR và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc.
b) Tăng cường hợp tác quốc tế để triển khai hiệu quả Công ước ICCPR và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, trong đó có tham gia các Phiên họp của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc.
c) Tiếp tục nghiên cứu khả năng thành lập Cơ quan Nhân quyền quốc gia phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
d) Nghiên cứu khả năng gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền dân sự và chính trị.
đ) Đảm bảo chế độ báo cáo về tình hình thực hiện Công ước ICCPR và các khuyến nghị theo Điều 40 Công ước ICCPR và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các bộ, ngành, cơ quan có liên quan và địa phương có trách nhiệm ban hành Kế hoạch của bộ, ngành mình trước ngày 15 tháng 12 năm 2019, gửi về Bộ Tư pháp để theo dõi hoặc bổ sung, lồng ghép nhiệm vụ vào các kế hoạch, đề án, chiến lược quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia về quyền con người, quyền công dân khác. Trong quá trình thực hiện, các bộ, ngành, cơ quan có liên quan nghiên cứu các bình luận, khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc để thống nhất về nhận thức và khẩn trương triển khai các nội dung hoạt động trong Kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng tiến độ đã được đề ra.
2. Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì, có nhiệm vụ tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch trên phạm vi cả nước; chủ trì tổ chức tổng kết 04 năm đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này nhằm rút kinh nghiệm cho việc triển khai thực hiện Công ước và phục vụ giai đoạn bảo vệ báo cáo tiếp theo.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung hoạt động trong Kế hoạch; tiếp tục thực hiện các hoạt động nhằm bảo đảm và thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị cụ thể tại các quyết định, kế hoạch khác của Thủ tướng Chính phủ; định kỳ thông báo kết quả thực hiện về Bộ Tư pháp trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp.
4. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, nghiên cứu các bình luận, khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc để chủ động triển khai có hiệu quả các nội dung của Công ước ICCPR; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm quy định của Công ước.
5. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được ngân sách nhà nước đảm bảo. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này chủ động sắp xếp, cân đối trong phạm vi dự toán hàng năm theo quy định và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trường cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Ban Đối ngoại Trung ương; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Sỹ Hiệp, Trợ lý TTg, các Vụ: QHQT, PL, Cổng TTĐT; - Lưu: VT, NC(03b)Hg. | KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Bình Minh |
Phụ lục
CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC THI HIỆU QUẢ
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VÀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ (CÔNG ƯỚC ICCPR)
VÀ CÁC KHUYÊN NGHỊ CỦA ỦY BAN NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC
(Kèm theo Quyết định sổ 1252/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2019 của Thủ tướng Chỉnh phủ)
-----------------------------------
STT | Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể | Cơ quan chủ trì thực hiện | Cơ quan phối hợp thực hiện | Kết quả dự kiến | Thời hạn hoàn thành |
A. | Tiếp tục nội luât hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện Công ước ICCPR | ||||
I. | Rà soát, đánh giá tính tương thích giữa quy định tại các dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội với Công ước ICCPR trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nêu trên | Bộ Tư pháp | - Các bộ, ngành có liên quan; - Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp; | Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành phù hợp với quy định của Công ước | Hàng năm |
II. | Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm đảm bảo tính tương thích với các quy định của Công ước ICCPR |
|
|
|
|
1. | Rà soát và đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về hạn chế quyền, tập trung các lĩnh vực: | ||||
1.1. | Lĩnh vực quốc phòng (tình trạng khẩn cấp), trong đó lưu ý về các quyền không thể bị tạm đình chỉ trong tình trạng khẩn cấp, thủ tục thông báo quốc tế khi có tình trạng khẩn cấp. | Bộ Quốc phòng | Bộ Công an; các bộ, ngành liên quan | Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật | - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
1.2. | Lĩnh vực an ninh quốc gia (trong đó lưu ý về khái niệm an ninh quốc gia, các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia tại Bộ luật hình sự...) | - Bộ Công an (Luật An ninh quốc gia và các vãn bản hướng dẫn thực hiện) - Bộ Tư pháp (BLHS) | - Các bộ, ngành có liên quan; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình | Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật | - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
1.3 | Lĩnh vực phòng, chống khủng bố (trong đó có định nghĩa những hành động này | - Bộ Công an (rà soát các vấn đề chung tại Luật phòng, chống khủng bố); - Bộ Tư pháp (đối với quy định về BLHS và tổng hợp kết quả rà soát)
| - Các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành liên quan. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan | Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật
| - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
1.4 | Lĩnh vực tôn giáo (trong đó lưu ý các quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, đãng ký sinh hoạt tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo, đảm bảo hoạt động tôn giáo, cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo...) | Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ) | Các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật | - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
1.5 | Lĩnh vực thông tin, truyền thông (trong đó lưu ý quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, xử lý vi phạm hành chính...) |
| Các bộ, ngành có liên quan; | Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật | - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
1.6 | Quy định pháp luật về hạn chế quyền trong lĩnh vực xuất nhập cảnh và cư trú (lưu ý các quy định về hạn chế xuất cảnh, nhập cảnh đối với công dân Việt Nam; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, cư trú...) | Bộ Công an | - Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp lụật | - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
1.7 | Quy định pháp luật về hạn chế quyền trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính (lưu ý các nội dung về tạm giữ hành chính, áp dụng các biện pháp hành chính...) | Bộ Tư pháp | - Bộ Công an và các bộ, ngành khác có liên quan;
| Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật | 2020 |
2. | Rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về chống phân biệt đối xử, trong đó tập trung: |
2.1. | Nghiên cứu khả năng ban hành đạo luật tổng hợp về chống phân biệt đối xử nhằm đảm bảo rằng pháp luật của mình có sự bảo vệ đầy đủ và hiệu quả chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử trên mọi lĩnh vực, và một danh sách tổng hợp các lý do phân biệt đối xử, bao gồm lý do vì chủng tộc, màu da, dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, xuất thân, tình trạng khuyết tật, độ tuổi, xu hướng tính dục và bản dạng giới và bất kỳ tình trạng nào khác. | Bộ Tư pháp | - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan - Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. | Báo cáo đánh giá khả năng xây dựng Luật chống phân biệt đối xử trình Thủ tướng Chính phủ | - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
2.2. | Rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo bình đẳng giữa nam và nữ, chống phân biệt đối xử trên cơ sở giới (kể cả đối với LGBTI), người nhiễm HIV/AIDS trong đó tập trung vào một số lĩnh vực sau đây: |
|
|
|
|
a | Lĩnh vực lao động (trong đó lưu ý độ tuổi nghỉ hưu, cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về lao động liên quan đến phân biệt đối xử...) | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | - Các bộ, ngành có liên quan; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. |
| - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
b | Lĩnh vực hình sự (trong đó lưu ý khả năng hình sự hóa riêng hành vi hiếp dâm trong hôn nhân và lạm dụng tình dục) | Bộ Tư pháp | - Bộ Công an - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. |
| - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
c | Lĩnh vực y tế (lưu ý vấn đề về phẫu thuật xác định lại giới tính cho trẻ em liên giới tính, chuyển đổi giới tính của người chuyển giới; công nhận giới tính mà không có sự đòi hỏi về mặt y tế...) | Bộ Y tế | Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành khác có liên quan |
| - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
d | Lĩnh vực hôn nhân và gia đình (lưu ý vấn đề về độ tuổi kết hôn, vai trò của phụ nữ trong gia đình, công nhận về mặt pháp lý và bảo vệ hôn nhân đồng giới...) | Bộ Tư pháp | - Các bộ, ngành khác có liên quan;
|
| - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
đ | Lĩnh vực quản lý dân cư (lưu ý quy định về hộ khẩu dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử đối với người dân tộc thiểu số...) | Bộ Công an | - Các bộ, ngành khác có liên quan |
|
|
3. | Rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật trong một số lĩnh vực sau: |
|
|
|
|
3.1. | Pháp luật đảm bảo tính độc lập của hệ thống tư pháp (trong đó lưu ý về nhiệm kỳ của thẩm phán, tiêu chuẩn bổ nhiệm thẩm phán...) | Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao chủ trì thực hiện | - Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các bộ, ngành khác có liên quan |
|
|
3.2. | Pháp luật về cai nghiện ma túy (lưu ý các vấn đề về chế độ lao động của các học viên tại các cơ sở cai nghiện, đặc biệt là tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc...) | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | - Bộ Công an; Bộ Tư pháp; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao phối hợp thực hiện | Báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện phập luật |
|
3.3. | Tiếp tục nghiên cứu giảm các tội phạm có thể bị áp dụng hình phạt tử hình | Bộ Tư pháp | - Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ | Các báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật |
|
3.4. | Pháp luật hình sự về chống tra tấn (trong đó lưu ý đến khả năng hình sự hóa riêng biệt hành vi tra tấn, loại bỏ quy định miễn trừ trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi tra tấn, bỏ quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội liên quan đến tra tấn tại BLHS...) | Bộ Tư pháp | - Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành khác có liên quan; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sat nhân dân tối cao phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ | Các báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật |
|
3.5. | Tư pháp cho người chưa thành niên (lưu ý vấn đề giam giữ, xét xử đối với người chưa thành niên, độ tuổi trẻ em để đảm bảo phù hợp với chuẩn mực quốc tế... .) | - Bộ Tư pháp; - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (về sửa đổi pháp luật liên quan đến định nghĩa độ tuổi trẻ em) | - Các bộ, ngành có liên quan; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ | Báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật | - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
3.6. | Các trường hợp sử dụng vũ lực và vũ khí của công chức thi hành pháp luật | Bộ Công an | - Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật | - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
3.7. | Quyền lập hội (lưu ý vấn đề về quyền gia nhập hoặc thành lập công đoàn theo lựa chọn, nguồn tài trợ nước ngoài cho các hội...) | - Bộ Nôi vụ (về Luật về Hội); - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với vấn đề về tổ chức đại diện của người lao động trong Bộ luật lao động); - Đề nghị Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp (đối với các vấn đề về công đoàn trong Luật công đoàn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (về nguồn tài trợ nước ngoài cho các hội) | Các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật | - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
3.8. | Quyền hội họp hòa bình (trong đó có quyền biểu tình; quyền được tổ chức các hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài...) | - Bộ Công an (đối với quyền biểu tình); - Bộ Ngoại giao (đối với quyền được tổ chức các hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài quy định tại Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg) | Các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật | - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
3.9. | Quyền bầu cử (lưu ý vấn đề quyền bầu cử của người đang chấp hành án phạt tù...) | Đề nghị Văn phòng Quốc hội chủ trì thực hiện | Các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật | - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
3.10. | Quyền của người dân tộc thiểu số (lưu ý khả năng ban hành một đạo luật riêng về người dân tộc thiểu số...) | Ủy ban Dân tộc | Các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật | - Báo cáo sơ bộ: năm 2020 - Báo cáo cuối: năm 2022 |
III. | Xây dựng Báo cáo tổng thể đánh giá việc nội luật hóa các quy định của Công ước ICCPR vào pháp luật trong nước, xác định những quy định pháp luật chưa tương thích, chưa phù hợp với Công ước ICCPR và đề xuất, kiến nghị việc tiếp tục nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện Công ước ICCPR | Bộ Tư pháp | - Các bộ, ngành có liên quan; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình | Báo cáo rà soát (nội dung của Báo cáo này được tổng hợp vào Báo cáo gửi Ủy ban Nhân quyền) | 2020 và định kỳ 02 năm tiếp theo |
B. | Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về quyền dân sự và chính trị | ||||
I. | Ban hành và bố trí đủ nguồn nhân lực và tài chính nhằm thực hiện hiệu quả các kế hoạch, chưong trình hành động quốc gia để xóa bỏ định kiến, phân biệt đối xử đối với (1) phụ nữ (nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong mọi lĩnh vực và xóa bỏ bạo lực giới); và (2) các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó lưu ý nhóm người khuyết tật, trẻ em, người dân tộc thiểu số, cộng đồng người đồng tính - song tính - chuyển giới - liên giới (LGBTI), người nhiễm HIV/AIDS. | - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (các vấn đề đối với phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật); - Bộ Y tế (các vấn đề đối với người nhiễm HIV/AIDS, LGBTI); - Ủy ban Dân tộc (các vấn đề liên quan đến người dân tộc thiểu số) | - Các bộ, ngành có liên quan; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp thực hiện theo thẳm quyền; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ | - Các kế hoạch, chương trình hành động quốc gia về thúc đẩy, bảo vệ quyền của phụ nữ và' các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. - Đối với các lĩnh vực đã có các chương tình, kế hoạch hành động quốc gia: Báo cao sơ kết, tổng kết tình hình triển khai thực hiện. | - Xây dựng mới các Kế hoạch: 2019-2022 - Đối với các lĩnh vực đã có các chương trình, kế hoạch hành động quốc gia: Theo tiến độ được xác định tại các chương trình, kế hoạch hành động |
II. | Nâng cao hiệu quả tiếp nhận khiếu nại, tố cáo theo hướng thuận tiện, an toàn và tăng tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vi phạm quyền dân sự và chính trị của các cá nhân để đảm bảo tốt hơn quyền khiếu nại, tố cáo | - Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo thẩm quyền |
| - Các kênh tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuận tiện, an toàn - Tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo tăng qua các năm | Hàng năm |
III. | Tiếp tục nâng cao hiệu quả thi hành các quyền dân sự và chính trị trong hoạt động tố tụng hình sự | ||||
1. | Tăng số lượng các Tòa gia đình và người chưa thành niên | Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao chủ trì thực hiện |
| Thành lập mới/tăng số lượng các Tòa án gia đình và người chưa thành niên | 2019-2022 |
2. | Giảm tỷ lệ án sơ thẩm phải sửa, hủy án đối với các vụ án hình sự; tỷ lệ xét xử oan, sai và yêu cầu bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng | Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ |
| - Tỷ lệ kháng cáo, kháng nghị theo chiều hướng giảm dần qua các năm; - Tỷ lệ oan sai, dẫn tới yêu cầu bồi thuờng nhà nước giảm dần qua các năm | Hàng năm |
3. | Tăng cường hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm xâm phạm quyền dân sự và chính trị | - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ - Bộ Công an |
| Báo cáo thống kê về tỷ lệ điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm xâm phạm quyền dân sự và chính trị | Hàng năm |
4. | Nâng cao tính độc lập trong hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng; tăng cường bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm, giam trong tố tụng hình sự và quyền được xét xử công bằng (trong đó lưu ý đến quyền được tiếp cận người bào chữa; quyền được xem xét tính hợp pháp của quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam theo thủ tục tư pháp...) | - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ - Bộ Công an |
| Số lượng khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng hình sự giảm dần qua các năm | Hàng năm |
IV. | Tăng cường hoạt động hỗ trợ bảo vệ các quyền dân sự và chính trị | ||||
1. | Tăng số lượng các hoạt động trợ giúp pháp lý, đặc biệt là trợ giúp pháp lý cho các đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó có nạn nhân của hành vi xâm phạm quyền dân sự và chính trị | - Bộ Tư pháp; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo thẩm quyền | - Bộ Công an, các bộ, ngành có liên quan; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ | Các hoạt động trợ giúp pháp lý cụ thể | 2019-2022 |
2. | Nâng cao số lượng, chất lượng trợ giúp viên pháp lý, luật sư | - Bộ Tư pháp; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo thẩm quyền - Đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thực hiện theo thẩm quyền | - Các bộ, ngành có liên quan | Số lượng trợ giúp viên pháp lý với chất lượng cao tăng dần theo từng năm | Hàng năm |
V. Nâng cao chất lượng hoạt động bồi thường, hỗ trợ cho nạn nhân của hành vi xâm phạm quyền dân sự và chính trị | |||||
1. | Tăng số lượng, đa dạng hóa các cơ sở hỗ trợ nạn nhân của hành vi xâm phạm quyền dân sự và chính trị | - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: đối với nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực giới trong phạm vi gia đình - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: đối với nạn nhân của hành vi mua bán người |
| - Số lượng các cơ sở hỗ trợ nạn nhân của hành vi xâm phạm quyền dân sự và chính trị tăng; - Hình thức hỗ trợ đa dạng hơn | Hàng năm |
2. | Tăng tỷ lệ các yêu cầu bồi thường nhà nước được giải quyết | - Các bộ, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì thực hiện nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ |
| Tỷ lệ giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước tăng qua các năm | Hàng năm |
3. | Rà soát và đánh giá điều kiện về cơ sở vật chất, quy chế giam giữ của các cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện | - Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | - Các bộ, ngành có liên quan; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ | Báo cáo đánh giá về điều kiện, quy chế của cơ sở giam giữ | Báo cáo sơ bộ năm 2020 và báo cáo tông năm 2022 |
VI. | Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, thống kê tình hình thi hành các quyền dân sự và chính trị | ||||
1. | Tăng cường chất lượng, hiệu quả của các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các quyền dân sự và chính trị, trong đó lưu ý việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến các quyền dân sự và chính trị | - Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo thẩm quyền; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ |
| Chất lượng các đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các quyền dân sự và chính trị ngày càng hiệu quả | Hàng năm |
2. | Thực hiện thống kê tình hình thực hiện và bảo đảm quyền dân sự và chính trị, đặc biệt là thống kê các số liệu về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến các vi phạm về quyền dân sự và chính trị | - Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo thẩm quyền; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ. |
| Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin thống kê định kỳ hàng năm về quyền dân sự và chính trị | Hàng năm |
C.Tiếp tục thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và đào tạo | |||||
I. | Thực hiện tuyên truyền thành tựu pháp luật và kết quả bảo vệ báo cáo quốc gia thực thi Công ước ICCPR lần thứ ba của Việt Nam | - Bộ Tư pháp: Xây dựng tài liệu phục vụ hoạt động tuyên truyền - Bộ Thông tin và Truyền thông: thực hiện tuyên truyền | Các bộ, ngành có liên quan | - Tài liệu, ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền; - Các hoạt động tuyên truyền cụ thể | 2019-2020 |
II. | Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước ICCPR, các Bình luận chung, Báo cáo quốc gia lần thứ ba và tài liệu liên quan, Bản khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, cụ thể: | ||||
1. | Các đại biểu quốc hội; cán bộ của các Ủy ban thuộc Quốc hội; | Đề nghị Văn phòng Quốc hội chủ trì thực hiện | Bộ Tư pháp | - Các tài liệu, ấn phẩm phổ biến và hình thức tuyên truyền phù hợp khác; - Các hội thảo, hội nghị, tập huấn, tọa đàm về pháp luật | Hàng năm |
2. | Các cán bộ pháp chế tại các bộ, ngành ở trung ương; báo cáo viên pháp luật | Bộ Tư pháp | - Các bộ, ngành có liên quan; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp thực hiện theo thẩm quyền | - Các tài liệu, ấn phẩm phổ biến và hình thức tuyên truyền phù hợp khác; - Các hội thảo, hội nghị, tập huấn, tọa đàm về pháp luật | Hàng năm |
3 | Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; các cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động xử lý vi phạm hành chính, thi hành án; cán bộ chiến sĩ tại các cơ sở giam giữ; công chức, viên chức tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc | - Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc); - Bộ Lao động - thương binh và Xã hội(cơ sở cai nghiện bắt buộc) - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình | - Bộ Tư pháp; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp thực hiện theo thẩm quyền | - Các tài liệu, ấn phẩm phổ biến và hình thức tuyên truyền phù hợp khác; - Các hội thảo, hội nghị, tập huấn, tọa đàm về pháp luật | Hàng năm |
4. | Thực hiện tuyên truyền, phổ biến tới người dân (bao gồm cả người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc) | Bộ Tư pháp | Ủy ban Dân tộc | - Tài liệu, ấn phẩm phổ biến được in thành sách, tờ rơi và các hình thức tuyên truyền phù hợp khác; bản dịch các tài liệu tuyên truyền ra tiếng dân tộc thiểu số - Các hoạt động tuyên truyền cụ thể | Hàng năm |
III. | Triển khai các hoạt động tuyên truyền đối ngoại về thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam tại các nước, tổ chức quốc tế, khu vực; tại các cơ chế, diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực về quyền con người | Bộ Ngoại giao | Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành có liên quan | - Tài liệu, ấn phẩm phục vụ tuyên truyền, phổ biến; - Báo cáo kết quả tổ chức, tham gia các diễn đàn, hội thảo, hội nghị quốc tế | Hàng năm |
IV. | Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành Công ước ICCPR, các tài liệu liên quan và pháp luật Việt Nam về quyền dân sự và chính trị | ||||
1. | Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về Công ước ICCPR và các tài liệu liên quan cho đội ngũ chuyên gia, các cán bộ, công chức là người làm công tác pháp chế tại các bộ, ngành ở trung ương; báo cáo viên pháp luật ở trung ương; cán bộ điều tra | Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp thực hiện theo thẩm quyền | - Báo cáo kết quả tổ chức các lớp tập huấn, khóa đào tạo và bồi dưỡng; - Tài liệu, chương trình đào tạo
| Hàng năm |
2. | Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về Công ước ICCPR và các tài liệu liên quan cho đội ngũ chuyên gia, các cán bộ, công chức làm công tác truy tố, xét xử | Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình |
| - Báo cáo kết quả tổ chức các lớp tập huấn, khóa đào tạo và bồi dưỡng; - Tài liệu, chương trình đào tạo | Hàng năm |
3. | Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của Công ước ICCPR nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người học | - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình | Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao và các cơ quan có liên quan theo đề xuất của cơ quan chủ trì | - Sách giáo khoa các bậc học; sách tham khảo, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng; - Hội thảo, hội nghị, tập huấn, tọa đàm | Hàng năm |
D. | Các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu các điều ước quốc tế có liên quan và thực hiện các nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo quy định của Công ước ICCPR và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc | ||||
I. | Thực hiện cơ chế báo cáo, thông báo định kỳ về tình hình thực hiện Công ước ICCPR và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc | - Các bộ, ngành theo các nhiệm vụ được giao tại Ke hoạch; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì thực hiện nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ |
| Báo cáo tổng kết, sơ kết tình hình thực hiện | Hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu thực tiễn |
II. | Tăng cường hợp tác quốc tế để triển khai hiệu quả Công ước ICCPR và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, trong đó có tham gia các Phiên họp của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc. | - Các bộ ngành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì thực hiện phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao |
| - Các thỏa thuận, chương trình hợp tác quốc tế - Báo cáo kết quả của việc tổ chức và tham dự các diễn đàn, hội thảo, hội nghị, tọa đàm quốc tế về Công ước ICCPR; - Các đoàn đi công tác nước ngoài. | Hàng năm |
III. |
Tiếp tục nghiên cứu khả năng thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia |
Bộ Công an |
Các bộ, ngành có liên quan |
Báo cáo nghiên cứu về khả năng thành lập Cơ quan Nhân quyền quốc gia |
Năm 2022 |
IV. |
Nghiên cứu khả năng gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền dân sự và chính trị |
||||
1. |
Nghiên cứu khả năng gia nhập các nghị định thư tùy chọn của Công ước ICCPR |
Bộ Tư pháp
|
Các bộ, ngành có liên quan |
Báo cáo nghiên cứu đánh giá khả năng gia nhập trình cơ quan có thẩm quyền |
Năm 2022 |
2. |
Nghiên cứu khả năng gia nhập Nghị định thư tùy chọn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người |
Bộ Công an |
Các bộ, ngành có liên quan |
Báo cáo nghiên cứu đánh giá khả năng gia nhập trình cơ quan có thẩm quyền |
Năm 2022 |
V. |
Đảm bảo chế độ báo cáo về tình hình thực hiện Công ước ICCPR và các khuyến nghị theo Điều 40 Công ước ICCPR và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc |
||||
1. |
Xây dựng các Báo cáo giữa kỳ về tình hình triển khai các khuyến nghị năm 2019 của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc |
Bộ Tư pháp |
- Các bộ, ngành có liên quan; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ |
- Báo cáo giữa kỳ cập nhật tình hình triển khai các khuyển nghị năm 2019 của Ủy ban Nhân quyền |
Năm 2020 |
2. |
Xây dựng, bảo vệ các Báo cáo quốc gia định kỳ thực thi Công ước ICCPR và các Báo cáo giữa kỳ tiếp theo theo yêu cầu của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc |
Bộ Tư pháp |
- Các bộ, ngành có liên quan; - Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ |
Các Báo cáo gửi Ủy ban Nhân quyền |
Năm 2022 (Báo cáo lần 4); - Theo thời hạn Ủy ban Nhân quyền đặt ra đối với các báo cáo quốc gia chu kỳ tiếp theo) |