Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 43/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 30/2018/NĐ-CP về định giá tài sản trong tố tụng hình sự
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 43/2018/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 43/2018/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 07/05/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Hình sự |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Được áp dụng định giá với mức giá trước 2 năm trong tố tụng hình sự
Ngày 7/5/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 43/2018/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP về thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự; thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
Cụ thể, Thông tư này hướng dẫn căn cứ định giá tài sản; khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; yêu cầu khi áp dụng phương pháp định giá và chi phí định giá, định giá lại tài sản; thủ tục tạm ứng và thanh toán chi phí định giá…
Theo đó, căn cứ định giá tài sản bao gồm: Giá thị trường; giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định; giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp; giá trong tài liệu, hồ sơ hợp pháp và các căn cứ khác.
Trong quá trình khảo sát giá, nếu tài sản bị hủy hoại, hư hỏng hoặc thất lạc, Hội đồng định giá tài sản có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận lại tình trạng ban đầu của tài sản để định giá. Đối với tài sản là hàng cấm, Hội đồng định giá cần phối hợp với cơ quan tố tụng để xác định địa điểm, đối tượng khảo sát, thu thập thông tin về mức giá trên thị trường không chính thức.
Trường hợp không thu thập được các mức giá của tài sản cần định giá thì áp dụng tại thời điểm định giá hoặc gần thời điểm định giá không quá 02 năm.
Từ ngày 01/6/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 30/2020/TT-BTC.
Xem chi tiết Thông tư 43/2018/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 43/2018/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 43/2018/TT-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2018 |
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này hướng dẫn một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về căn cứ định giá tài sản; khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; yêu cầu khi áp dụng phương pháp định giá tài sản và chi phí định giá, định giá lại tài sản; thủ tục tạm ứng và thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự.
Thông tư này áp dụng đối với Hội đồng định giá tài sản; thành viên Hội đồng định giá tài sản; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Đối với căn cứ định giá tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP, trường hợp có từ 02 căn cứ trở lên, Hội đồng định giá tài sản tùy theo tính chất, đặc điểm tài sản cần định giá và tình hình thông tin thu thập được liên quan đến tài sản để xác định thứ tự ưu tiên của các căn cứ định giá tài sản.
Giao dịch phổ biến trên thị trường là hoạt động mua, bán tài sản được tiến hành hợp pháp và công khai trên thị trường. Một tài sản được coi là có giao dịch phổ biến khi có ít nhất 03 tài sản tương tự có giao dịch mua, bán trên thị trường. Mức giá giao dịch phổ biến được thu thập là giá mua, bán thực tế của giao dịch thành công; giá niêm yết của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; giá chào bán, giá chào mua; giá kê khai; giá trúng thầu; giá ghi trên hóa đơn, hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ…
Đối với giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp: thực hiện theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều này.
Đối với giá thị trường trong khu vực hoặc thế giới của hàng cấm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông báo hoặc cung cấp thông tin: cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bao gồm các cơ quan, tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nước sở tại và được phép thông báo hoặc cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật nước này.
Đối với tài sản là hàng cấm, Hội đồng định giá tài sản tiến hành khảo sát giá trên thị trường không chính thức (nếu có) tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác có diễn ra giao dịch mua bán hàng cấm.
- Tên tài sản được khảo sát, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cơ bản của tài sản được khảo sát;
- Loại tài sản: Hàng hóa thông thường; hàng cấm; …
- Địa điểm tiến hành khảo sát (xã/phường, huyện, tỉnh); đối tượng khảo sát;
- Thời điểm và cách thức tiến hành khảo sát (khảo sát trực tiếp/khảo sát qua mạng Internet, gọi điện, ...);
- Kết quả khảo sát giá: các mức giá khảo sát (giá bán buôn, giá bán lẻ…), điều kiện giao hàng, khuyến mãi, chiết khấu… (nếu có); đơn vị tính giá (đồng/kg, đồng/cái…); loại giá (chào mua, chào bán, giá niêm yết, giá ghi trên hợp đồng, hóa đơn…)…
- Họ tên và chữ ký của người khảo sát;
- Các khuyến nghị, khó khăn, vướng mắc (nếu có).
d1) Xây dựng nội dung khảo sát:
- Xác định đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yếu của tài sản cần định giá; xác định tình trạng cần định giá (chưa qua sử dụng; đã qua sử dụng; bị hủy hoại, hư hỏng một phần; bị hủy hoại, hư hỏng toàn bộ nhưng vẫn có khả năng khôi phục lại tình trạng của tài sản trước khi bị hủy hoại, hư hỏng; bị mất, thất lạc; bị hủy hoại, hư hỏng toàn bộ và không có khả năng khôi phục lại tình trạng của tài sản trước khi bị hủy hoại, hư hỏng; hàng giả; không mua bán phổ biến trên thị trường); đặc tính tài sản như kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị văn hóa, tôn giáo, khảo cổ, kiến trúc, lịch sử...; tài sản là hàng cấm...
Trường hợp tài sản bị hủy hoại, hư hỏng, bị mất, thất lạc, Hội đồng có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền tố tụng thực hiện xác nhận lại tình trạng ban đầu của tài sản và các hạng mục của tài sản trước khi tiến hành định giá.
Đối với tài sản là hàng cấm, Hội đồng định giá đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phối hợp, thống nhất xác định địa điểm và đối tượng khảo sát, thu thập thông tin về mức giá tài sản trên thị trường không chính thức.
- Xác định địa điểm nơi tài sản được yêu cầu định giá: đơn vị hành chính cấp huyện và cấp tỉnh; lựa chọn đối tác khảo sát (cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh; chuyên gia có kiến thức, hiểu biết về tài sản cần định giá; các đại lý, cửa hàng, trung tâm thương mại…);
- Xác định thời điểm tài sản được yêu cầu định giá và thời điểm tiến hành khảo sát giá;
- Xác định cách thức khảo sát giá: trực tiếp trên thị trường chính thức hoặc không chính thức; trên các trang thông tin điện tử qua mạng Internet...
d2) Thực hiện khảo sát giá, thu thập các mức giá của tài sản:
- Tiến hành khảo sát giá theo các nội dung đã xác định. Đối với tài sản là hàng cấm, trường hợp cần thiết, Hội đồng định giá tài sản đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cử đại diện cùng thực hiện khảo sát giá.
- Việc khảo sát, thu thập các mức giá phải được thực hiện ít nhất là 03 phiếu khảo sát cho mỗi một tài sản yêu cầu định giá theo những nội dung được xác định. Trường hợp không thu thập đủ 03 phiếu khảo sát, tại báo cáo kết quả khảo sát giá phải nêu rõ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện khảo sát giá; ảnh hưởng của những khó khăn, vướng mắc này đối với việc định giá tài sản và kết quả định giá tài sản (nếu có).
- Việc thu thập các mức giá phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
d3) Căn cứ vào các thông tin thu thập trên, tổng hợp số liệu thu thập được, làm văn bản báo cáo Hội đồng định giá tài sản.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |