Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4034:1985 Máy nông nghiệp - Cày chảo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4034:1985

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4034:1985 Máy nông nghiệp - Cày chảo
Số hiệu:TCVN 4034:1985Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1985Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4034:1985

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4034:1985

MÁY NÔNG NGHIỆP - CÀY CHẢO

Agricultural machines – Dlougns

 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cày chảo dùng trong nông nghiệp.

1. Kiểu cày chảo

1.1. Cày chảo được chế tạo theo 2 kiểu sau:

- Kiểu A ( mỗi chảo cày bắt trong một trụ riêng biệt )

- Kiểu B (nhiều chảo cày bắt trên một trục )

1.2. Ký hiệu dùng cho cày chảo phải tuân theo TCVN 1266 – 72.

Ví dụ: Cày chảo treo kiểu A, 3 chảo, bề rộng làm việc 0,75m

CCT – 3 – 0,75A TCVN 4034 – 85

Cày chảo treo kiểu B, 6 chảo, bề rộng làm việc 1,4m

CCT – 6 – 1,4B TCVN 4034 – 85

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Cày chảo phải được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn này và bản vẽ đã được xét duyệt theo các thủ tục quy định.

2.2. Kết cấu cày chảo phải đảm bảo điều chỉnh được góc đặt chảo a và góc cắt đất b. Phạm vi điều chỉnh:

- Góc a từ 300 – 550. Sai kệch góc đặt chảo không được quá ±1,50.

- Góc b từ 100 – 250.

Chú thích: Góc đặt chảo a là góc tạo thành giữa phương di động của máy kéo và giao tuyến mặt phẳng chứa mép cắt của chảo cày với mặt phẳng đất.

- Góc cắt đất b là góc tạo thành bởi đường thường đứng và hình chiếu của nó lên mặt phẳng chứa mép cắt chảo cày.

- Ở kiểu B góc cắt đất b = 0 (chảo cày bố trí thẳng đứng trên mặt phẳng đất).

 

2.3. Khung cày, các thành giằng bắt vào khung cày chảo phải được chế tạo bằng thép CT51, theo TCVN 1765 – 75 hoặc bằng thép có cơ tính tương đương.

2.4. Khung cày chảo phải đảm bảo yêu cầu:

a) Mối hàn bền chắc.

b) Độ võng lớn nhất của thanh giằng không được quá 3mm trên một mét chiều dài.

c) Độ cong vênh của khung cày ở một phía không được quá 0,5% chiều dài.

2.5. Trục, nửa trục bắt chảo cày phải được chế tạo bằng thép C45 theo TCVN 1767 – 75 hoặc bằng thép có cơ tính tương đương.

2.6. Cày chảo phải có vú mỡ, lỗ tra dầu để bôi trơn ổ bi hoặc bạc.

Ổ bi hoặc bạc phải có nắp đảm bảo kín khít để bùn nước không lọt vào.

2.7. Chảo cày phải được chế tạo theo TCVN 4035 – 85

2.8. Chảo cày phải có bộ phận gạt đất chế tạo bằng thép C45 theo TCVN 1767 – 75 hoặc bằng thép có cơ tính tương đương.

2.9. Đối với kiểu B, chảo cày phải bắt chặt giữa các ống chặn bằng lực ép dọc trục, khoảng cách giữa các chảo phải đều nhau, sai lệch cho phép giữa các mép chảo không vượt quá ±3 mm.

2.10. Những chi tiết làm bằng gang của cày chảo phải có cơ tính không thấp hơn GX18 – 36 theo TCVN 1659 – 75.

2.11. Cụm bánh lái:

a) Phải điều chỉnh được.

b) Khoảng điều chỉnh góc đĩa lái không nhỏ hơn 200.

Chú thích: Góc đĩa lái là góc tạo bởi giữa mặt phẳng đĩa lái với phương thẳng đứng.

2.12.Đĩa lái phải được chế tạo bằng thép C65 Mn, C70 Mn theo TCVN 1767-75 hoặc bằng thép có cơ tính tương đương.

Đĩa lái phải được nhiệt luyện toàn phần hoặc từng phần đạt độ cứng HRC 32 – 41.

2.13. Khoảng sáng vận chuyển cày chảo không được nhỏ hơn 250 mm.

2.14. Cày chảo phải có thanh chống khung cày.

2.15. Sau khi lắp ráp chảo cày phải quay được nhẹ nhàng bằng tay. Các bộ phận chuyển động không bị kẹt vướng vào khung.

Mép cắt tại điểm thấp nhất của chảo cày phải nằm trên mặt phẳng chuẩn nằm ngang. Khe hở cho phép không vượt quá 8 mm.

2.16. Cơ sở chế tạo phải chịu trách nhiệm bảo hành trong 4 tháng kể từ khi xuất xưởng.

3. Phương pháp thử

3.1. Cày chảo chế tạo ra phải được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm nhận.

3.2. Kiểm tra toàn bộ bên ngoài cày chảo bằng mắt thường. Các cụm và chi tiết không được cong vênh, nứt vỡ sau khi lắp ráp.

Kiểm tra cày chảo theo các điều 2.4; 2.9; 2.11.

Các bộ phận điều chỉnh phải làm việc bình thường.

3.3. Kiểm tra điều 2.15 như sau:

Đặt cày chảo lên mặt phẳng chuẩn nằm ngang, khe hở giữa mép cắt và mặt phẳng chuẩn đo tại vị trí thấp nhất.

3.4. Kiểm tra độ cứng đĩa lái theo TCVN 256 – 67.

3.5. Cày chảo nghiệm thu theo từng lô, số lượng mỗi lô do bên sản xuất và bên tiêu thụ xác định. Trong mỗi lô, số lượng cày chảo lấy ra 5% nhưng không được ít hơn 3 cái để kiểm tra.

3.6. Nếu kết quả kiểm tra lần 1 không đạt yêu cầu thì phải tiến hành kiểm tra lần thứ 2 với số lượng cày chảo gấp đôi cùng ở lô đó. Kết quả kiểm tra lần này là cuối cùng.

4. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển

4.1. Trên khung của cày chảo phải đóng nhãn hiệu ghi rõ:

a) Dấu hiệu sản phẩm của nhà máy sản xuất .

b) Nhãn hiệu cày chảo, số thứ tự và năm sản xuất .

c) Số hiệu của tiêu chuẩn này.

4.2. Mỗi cày chảo phải có thuyết minh kèm theo để hướng dẫn lắp ráp, sử dụng và bảo quản.

4.3. Mỗi cày chảo phải kèm theo dụng cụ tháo lắp chuyên dùng.

4.4. Những chi tiết dự phòng, dụng cụ thuyết minh kèm theo mỗi cày chảo phải được ghi vào bản kê và đóng hòm ngay từ cơ sở sản xuất.

Thuyết minh cày chảo phải để trong túi ni lông kín.

4.5. Cơ sở sản xuất phải bôi dầu mỡ chống gỉ cho các chi tiết không sơn.

Khi vận chuyển cày chảo cho phép không đóng hòm nhưng phải có biện pháp đảm bảo an toàn.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi