Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2741:1978 Thuốc trừ dịch hại Diazinon 10%

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2741:1978

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2741:1978 Thuốc trừ dịch hại Diazinon 10%
Số hiệu:TCVN 2741:1978Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1978Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2741:1978

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2741:1978

THUỐC TRỪ DỊCH HẠI DIAZINON 10%

Pesticites 10% diazinon

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thuốc trừ dịch hại diazinon 10% dạng hạt sản xuất từ diazinon kỹ thuật và các chất độn thích hợp. Hoá chất độc được dùng làm thuốc trừ dịch hại trong nông nghiệp.

1. Yêu cầu kỹ thuật

1.1. Thành phần

1.1.1. Diazinon 10% dạng hạt gồm diazinon kỹ thuật, cát (chất độn) và chất bám dính.

1.1.2. Cát có cỡ hạt từ 0,4 - 1,2 mm.

Độ ẩm của cát nhỏ hơn 0,5% và không chứa muối natri clorua (muối ăn) hoặc tạp chất cơ học khác.

1.1.3. Chất bám dính phải có pH từ 8 đến 10, độ mịn từ 0,02 đến 0,04m, không vón cục, có khả năng hút từ 1 đến 2 lần khối lượng chất lỏng, đồng thời không được chứa sắt và tạp chất khác làm phá huỷ diazinon.

1.2. Diazinon 10% dạng hạt phải đạt các chỉ tiêu và mức quy định trong bảng

Tên gọi các chỉ tiêu

Mức

1. Dạng bên ngoài

Chất bột mầu nâu sẫm

2. Hàm lượng 0,0 - dietyl 0- (2 - isopropyl - 4 metyl - 6 - pirimidinyl) photphothionat tính bằng phần trăm

10 ± 0,5

3. Phần lọt qua phễu đường kính lỗ 5 mm tính bằng phần trăm không nhỏ hơn.

95,0

4. Cỡ hạt tính bằng mm

0,6 - 1,5

1.3. Công thức phân tử C12H12O3N2PS

Công thức cấu tạo:

 

Ngoài tên gọi trên, hoá chất còn có tên là basudin10H

Hoá chất thuộc loại có độ độc trung bình, hàm lượng hoạt chất tương đối cao, vì vậy khi sử dụng, bảo quản và vận chuyển phải tuân theo "quy tắc bảo quản, vận chuyển hoá chất độc trong nông nghiệp".

2. Phương pháp thử

2.1. Xác định dạng bên ngoài

Cho một ít mẫu thử lên kính đồng hồ, quan sát màu sắc, tính đồng đều của sản phẩm.

Lấy mẫu theo TCVN 2738-78.

2.2. Xác định hàm lượng 0,0-dietyl-0-(2-isopropyl-4-metyl-6-pirimidinyl) photphothionat.

2.2.1. Nguyên tắc

Cho mẫu thử chảy qua cột sắc ký để loại kiềm có trong mẫu thử, sau đó dùng axit pecloric để xác định diazinon nguyên chất.

2.2.2. Dụng cụ và hoá chất

Cột sắc ký

Cốc

Bình nón

Buret

Axit axetic đóng băng được

Axit pecloric, dung dịch 0,1 N

Axit sunfuric, dung dịch 3N

Ete dầu hoả có nhiệt độ sôi từ 400C đến 600C

Bột hiflosuper cel

2.2.3. Tiến hành xác định

2.2.3.1.             Chuẩn bị cột sắc ký

Cân 250 g bột hiflosuper cel cho vào máy khuấy. Dùng 150 ml axit sunfuric 3N cho từ từ vào hiflosuper cel và khuấy đều, thêm ete dầu hoả vào và lại khuấy đều. Hỗn hợp đó đủ nạp vào 15 cột sắc ký.

2.2.3.2.             Lấy cột sắc ký khô có đường kính 2,5 cm, đổ ete dầu hoả đến 1/2 cột. Cho hiflosuper cel đã chuẩn bị ở trên vào cột, vừa đổ vừa nén nhẹ để tránh hiện tượng tạo bọt khí, cho đến 15 cm. Phải để cho ete dầu hoả luôn luôn cao hơn mức hiflosuper cel.

2.2.3.3.             Tiến hành xác định

Cân 6,00 g mẫu thử chính xác đến 0,0002 g, cho vào bình nón dung tích 250 ml, hoà tan vào 70 ml ete, cho dung dịch vừa điều chế lên cột sắc ký. Dùng bình nón dung tích 500 ml để hứng dịch chảy qua cột. Tráng bình nón dung tích 250 ml ba lần, mỗi lần 10-15 ml ete dầu hoả. Cho nước tráng lên cột sắc ký. Đổ 200 ml ete dầu hoả vào phễu chiết, lắp phễu vào phía trên cột sắc ký và mở khoá cho ete nhỏ từ từ xuống cột sắc ký. Sau khi cho ete chảy hết qua cột, làm bốc hơi dung môi. Hoà tan phần còn lại vào 80 ml axit axetic. Đun hồi lưu 15 phút, để nguội và dùng dung dịch axit pecloric 0,1N để chuẩn độ với chỉ thị a- naftol - benzen đến khi xuất hiện màu xanh lá cây.

2.2.3.4.             Tính toán kết quả

Hàm lượng diazinon (X1) nguyên chất tính bằng phần trăm theo công thức:

X1 =

V x 3,044

m

Trong đó:

V: Thể tích dung dịch axit pecloric 0,1N dùng để chuẩn độ, tính bằng ml;

m: Khối lượng mẫu, tính bằng g.

2.3. Xác định lượng thuốc khô chảy qua phễu

Cân khoảng 100 g mẫu. Đổ mẫu vào phễu có đường kính lỗ 5 mm theo đũa thuỷ tinh. Sau khi đổ, thuốc phải chảy xuống hết. Khi có phần còn lại trên phễu, phải xác định phần còn lại đó.

2.4. Xác định độ rã trong nước

Cho 100 ml nước cất vào cốc dung tích 250 ml, thêm 5 g mẫu thử. Tính thời gian từ lúc cho mẫu vào đến khi mẫu rã hoàn toàn (rã hoàn toàn là lúc cát trắng xuất hiện và dung dịch trở nên đục).

3. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

Theo TCVN 2745 - 78

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi