Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2383:1993 Lạc quả và lạc hạt - Phân hạng chất lượng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2383:1993

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2383:1993 Lạc quả và lạc hạt - Phân hạng chất lượng
Số hiệu:TCVN 2383:1993Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1993Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2383 - 1993

LẠC QUẢ VÀ LẠC HẠT - PHÂN HẠNG CHẤT LƯỢNG

Peanuts in-shell and peanut kernels - Quality classification

 

1. Khái niệm

1.1 Tạp chất

Tạp chất là những chất như đất, bụi, đá, cát, sỏi, mảnh vụn kim loại, rễ, cành, lá cây, cỏ dại, mảnh vỏ và các chất lạ khác.

1.2 Hạt không hoàn thiện

1.2.1 Hạt chưa chín và chưa phát triển đầy đủ: non, teo, lép, nhăn nheo vỏ lụa.

1.2.2 Hạt bị các khuyết tật như:

a) hạt bị hư hại do sâu mọt và mốc;

b) hạt bị nhợt nhạt, biến màu và biến chất;

c) hạt bị dập nát cơ học, bị sứt mẻ quá 1/4 hạt;

d) hạt bị tróc vỏ lụa hoàn toàn;

e) hạt bị tách đôi.

1.3 Quả rỗng: là quả lạc không có nhân.

2. Phân hạng chất lượng của lạc quả

2.1 Lạc quả phải khô, độ ẩm không lớn hơn 9 % khối lượng.

2.2 Lạc quả phải tương đối đồng đều không được để lẫn quá 5 % lạc quả khác loại và không được phép lẫn các hạt khác đặc biệt là hạt ve và hạt trẩu.

2.3 Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài bình thường đặc trưng cho lạc quả đã được chế biến khô.

2.4 Lạc quả không có sâu mọt sống và mốc.

2.5 Lạc quả được phân thành ba hạng, qui định trong bảng 1.

Bảng 1

Tên chỉ tiêu

Mục

Hạng 1

Hạng 2

Hạng 3

1. Lạc quả rỗng (không có hạt) tính theo % khối lượng quả, không lớn hơn

2

2

2

2. Hạt không hoàn thiện, tính theo % khối lượng hạt, không lớn hơn

6

8

11

3. Tạp chất tính theo % khối lượng quả và hạt, không lớn hơn

1

2

2,5

3. Phân hạng chất lượng của lạc hạt

3.1 Lạc hạt phải chế biến khô, độ ẩm tính theo khối lượng không lớn hơn 7 %.

3.2 Lạc hạt phải sạch, không có sâu mọt sống và mốc, đặc biệt loại trừ hạt có màu sắc nhợt nhạt, bị mốc trắng, mốc xám hoặc bám đầy bào tử nấm mốc vàng xanh.

3.3 Không được phép lẫn các hạt lạc khác loại quá 5 % và không được lẫn các hạt ve, hạt trẩu.

3.4 Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài đặc trưng cho hạt lạc đã chế biến khô.

3.5 Lạc hạt được phân thành 3 hạng qui định trong bảng 2.

Bảng 2

Tên chỉ tiêu

Mục

Hạng 1

Hạng 2

Hạng 3

1. Hạt không hoàn thiện tính theo % khối lượng

 

 

 

a) hạt tróc vỏ lụa và hạt tách đôi, không lớn hơn

2

5

9

b) hạt không hoàn thiện khác, không lớn hơn

1,7

4,5

6

2. Tạp chất, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

0,3

0,5

1

4. Phương pháp thu

Lấy mẫu và xác định các chỉ tiêu chất lượng lạc quả và lạc hạt theo TCVN 2384 - 1993.

5. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản

5.1 Bao gói

- Lạc quả, lạc hạt phải được đựng trong bao gói bền, sạch, khô.

Bao gói không có mùi lạ ảnh hưởng đến chất lượng lạc, không có hiện tượng nhiễm bẩn do côn trùng và nấm mốc.

- Lạc được đóng gói chặt, không lỏng. Miệng bao xếp bằng nhau, mép gấp 2 lần, được khâu kín bằng dây bền chắc, khô sạch, các mũi khâu chéo chữ X cách đều nhau từ 3 đến 5 cm kể từ tâm chữ X, tai bao cuốn chặt 3 vòng dây và lại mũi chắc chắn.

Khối lượng tịnh theo yêu cầu thỏa thuận của hai bên mua bán.

5.2 Ghi nhãn: ký mã hiệu được ghi ở giữa mặt ngoài bao bì, phải rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không nhòe, không phai.

Nội dung ghi nhãn:

- Tên sản phẩm;

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;

- Hạng chất lượng;

- Khối lượng tịnh.

Tùy theo sự thỏa thuận của hai bên mua bán được phép đưa vào một số nội dung khác với qui định trên.

5.3 Bảo quản

5.3.1 Kho bảo quản phải khô ráo, thoáng mát, độ ẩm tương đối của không khí được 70 %.

5.3.2 Lạc quả và lạc hạt có thể bảo quản ở các hình thức sau đây:

a) Đóng bao: bao lạc được xếp cách nền kho ít nhất 20 cm, cách tường ít nhất 50 cm, các bao lạc được xếp thành từng khối vuông vắn, thẳng hàng, gối xen kẽ nhau và khít chặt, đầu bao quay vào phía trong, không được chồng quá 8 lớp bao đối với lạc quả và 5 lớp bao đối với lạc hạt.

b) Lạc đổ rời: phải có đầy đủ các điều kiện chống ẩm, thông hơi tốt.

5.4 Thời hạn bảo quản đối với lạc quả không quá 12 tháng, và đối với lạc hạt không quá 6 tháng.

5.5 Vận chuyển

Phương tiện vận chuyển lạc phải sạch sẽ, khô, có điều kiện che nắng và mưa.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi