Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2068:1993 Thủy sản đông lạnh - Phương pháp thử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2068:1993

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2068:1993 Thủy sản đông lạnh - Phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 2068:1993Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1993Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2068-1993

THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Frozen fishery products - Testing methods

 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm tôm, mực, cá đông lạnh.

1. Khái niệm

1.1. Thuật ngữ và giải thích khái niệm sử dụng trong kiểm tra chất lượng thủy sản đông lạnh theo TCVN 5108-90 và 5109-90.

1.2. Chất lượng sản phẩm của lô hàng thủy sản đông lạnh được xác định trên cơ sở những kết quả kiểm nghiệm mẫu thử của lô hàng.

1.3 Đơn vị sản phẩm một lượng sản phẩm bao gói trong cùng một túi PE ở dạng bánh (Block) hoặc dạng rời từng con (IQF).

1.4 Kiện hàng là thùng hoặc bao chứa nhiều đơn vị sản phẩm.

1.5 Lô hàng thủy sản đông lạnh là một lượng sản phẩm có cùng tên gọi, phẩm chất, kiểu bao gói, qui trình chế biến, nơi bảo quản và giao nhận một lần.

1.6 Nhiệt độ trung tâm sản phẩm là nhiệt độ được xác định ở vị trí trung tâm sản phẩm dạng bánh hoặc cá thể sản phẩm (dạng rời từng con).

2 Lấy mẫu

2.1. Trước khi lấy mẫu phải kiểm tra lô hàng, cách tiến hành như sau:

2.1.1. Căn cứ vào lý lịch chất lượng, nhất ký sản xuất để xem xét việc phân chia thành lô hàng.

2.1.2. Căn cứ vào bảng liệt kê số lượng của lô hàng kiểm tra đối chiếu với thực tế của lô hàng cần kiểm tra.

2.1.3 Kiểm tra tình trạng bao bì, cách sắp xếp, bảo quản thành phẩm trong kho lạnh.

2.2. Lấy mẫu ban đầu

Lấy ngẫu nhiên trong lô hàng các kiện sản phẩm để kiểm tra với khối lượng qui định như sau:

Bảng 1

TT

Số kiện sản phẩm trong lô

Số kiện lấy mẫu

1

Dưới100

5

2

101 đến 300

10

3

301 đến 500

15

4

501 đến 700

20

5

701 đến 1.000

25

6

1001 đến 2000

30

7

2001 đến 3000

40

8

3001 đến 5000

50

9

5001 đến 10.000

75

10

10.001 đến 20.000

110

11

20.001 đến 50.000

150

12

Trên 50.000

200

2.3. Lấy mẫu : Từ các kiện hàng đã mở mục 2.2, lấy ra các đơn vị sản phẩm làm mẫu để phân tích các chỉ tiêu cảm quan, vật lý, hóa học và vi sinh vật, lượng mẫu lấy không lớn hơn 0,1% khối lượng lô hàng, lô càng lớn tỷ lệ lấy mẫu càng thấp nhưng không ít hơn hai đơn vị sản phẩm. Trong đó sử dụng 60% để kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan và vật lý, 40% còn lại để kiểm tra vi sinh và hóa học.

2.4. Trường hợp có phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn tại nơi lấy mẫu việc kiểm tra tất cả các chỉ tiêu chất lượng được tiến hành ngay tại nơi lấy mẫu.

Nếu gửi mẫu đến phòng thí nghiệm ở xa thì phải lấy mẫu trong thiết bị lạnh có nhiệt độ trong khoảng -18oC ± 2oC và đảm bảo đủ các điều kiện hợp vệ sinh kèm theo nhân với nội dung sau đây:

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;

- Tên và loại sản phẩm;

- Khối lượng lô hàng;

- Khối lượng mẫu gửi đi;

- Ngày lấy mẫu;

- Yêu cầu nội dung kiểm nghiệm;

- Họ và tên KCS lấy mẫu.

2.5. Sơ đồ lấy mẫu và sử dụng mẫu sau khi kiểm nghiệm theo qui định trong bảng 2.

Bảng 2

Tên chỉ tiêu

 

Nội dung kiểm tra

 

1. Tên mẫu

Mẫu trung bình

Mẫu kiểm tra không quá 0,1 % khối lượng lô hàng

2 Nội dung kiểm tra

Tình trạng chung của lô hàng

Các chỉ tiêu vật lý và cảm quan

Các chỉ tiêu hóa học và vi sinh

3. Tỷ lệ mẫu lấy

Theo bảng 1

60% mẫu kiểm

40% mẫu kiểm

4 Địa điểm kiểm tra

Tại cơ sở của chủ hàng

Tại cơ sở của chủ hàng

Tại cơ sở của chủ hàng hoặc gửi đến phòng thí nghiệm

5. Xử lý mẫu sau khi kiếm tra

Trả lại chủ hàng toàn bộ

Trả lại chủ hàng mẫu dư

Trả lại chủ hàng mẫu dư

3. Kiểm tra cảm quan

3.1. Trang bị cho phòng kiểm tra cảm quan theo TCVN 3215-79

3.2. Kiểm tra tình trạng bao gói sản phẩm

Mở các kiện sản phẩm theo mục 2.2. Kiểm tra tình trạng bao gói, ghi nhãn của từng đơn vị sản phẩm, đối chiếu với nhãn hiệu trên bao bì.

3.3. Kiểm tra sản phẩm ở trạng thái đông lạnh

Đối với sản phẩm đông lạnh dạng bánh: Lấy sản phẩm ra khỏi túi PE, kiểm tra hình dáng, tạp chất, độ dày của lớp băng phủ ngoài.

Đối với IQF. Kiểm tra bên ngoài lớp áo băng

3.4. Kiểm tra nhiệt độ trung tâm sản phẩm bằng cách khoan sâu từ ngoài vào đến vị trí trung tâm, đặt nhiệt kế vào để xác định nhiệt độ, đường kính lỗ khoan lớn hơn đường kính nhiệt kế từ 0,3 đến 0,5 mm.

3.5. Kiểm tra sản phẩm ở trạng thái tan băng

3.5.1. Tan băng (rã băng) sản phẩm

Cho sản phẩm vào túi PE kín nước, dùng dây buộc chặt miệng túi, bỏ vào thùng, chậu thích hợp rồi cho dòng nước sạch chảy từ dưới lên với lưu lượng không lớn hơn 20 l/phút. Khi băng vừa tan hết (nhiệt độ sản phẩm gần tương đương với nhiệt độ môi trường), đổ sản phẩm lên rây hoặc khay chuyên dùng, nghiêng rây, khay một góc 30o và để ráo nước trong thời gian 3 phút.

3.5.2. Xác định khối lượng

Sau khi sản phẩm đã ráo nước, đổ sản phẩm lên cân có độ chính xác đến 1g để xác định khối lượng sản phẩm.

3.5.3. Xác định cỡ

3.5.3.1. Đối với sản phẩm dạng miếng hoặc dạng rời từng con, xác định khối lượng từng miếng từng con.

3.5.3.2. Đối với sản phẩm tôm đông lạnh dạng bánh, cách tiến hành như sau:

Xác định số thân tôm trong 1 cân Anh (Pound)

Lấy ngẫu nhiên số thân tôm trong mẫu, cân đủ 453,6g sau đó đếm số thân tôm. Tiến hành cân đếm 3 lần và lấy kết quả trung bình theo công thức sau:

trong đó:

X là số tôm trung bình trong 1 cân Anh;

X1, X2, X3 là số thân tôm trong 1 cân Anh của lần thứ 1, 2, 3…

- Xác định khối lượng trung bình của 1 con tôm trong cỡ theo công thức sau:

M =

trong đó:

M là khối lượng trung bình của 1 con tôm;

X số thân tôm trung bình của cỡ.

3.5.4. Độ đồng đều của tôm trong cỡ được xác định bằng 2 bất đẳng thức sau:

Trong đó:

M1 tôm nhỏ M2 tôm hơi nhỏ;

M3 tôm lớn, M4 tôm hơi lớn.

3.5.5. Kiểm tra trạng thái sản phẩm:

Đối với tôm, mực: Kiểm tra mức độ nguyên vẹn và độ mềm vỏ.

Đối với cá: Xác định độ xây xát, chú ý nhiều ở các vị trí: Mắt, mang, bụng.

3.5.6. Điều kiện và phương pháp xác định màu sắc, mùi vị theo TCVN 3215 – 79.

3.6. Kiểm tra sự mất nước của sản phẩm bằng cách xem xét và đếm số thân tôm bị trơ băng cháy lạnh.

3.7. Kiểm tra sản phẩm ở trạng thái nấu chín

3.7.1. Chuẩn bị mẫu

Đối với cá, mực, rửa sạch, cắt thành miếng kích thước 5 x 5cm.

Đối với tôm: giữ nguyên dạng, rửa sạch.

3.7.2. Cách nấu chín: Cho mẫu vào túi PE kín nước, đổ vào túi một lượng dung dịch muối ăn 0,8% với tỷ lệ 1/1. Vuốt hết không khí, buộc chặt miệng túi. Cho túi mẫu vào nồi nước đang sôi, sao cho nước trong nồi luôn ngập mẫu trong quá trình nấu. Điều chỉnh nguồn nhiệt sao cho nước sôi trở lại càng nhanh càng tốt. Thời gian nấu kể từ khi nước sôi trở lại từ 6 đến 12 phút.

3.7.3. Cách thử:

Lấy tí mẫu ra khỏi nồi mẫu

Mở dây buộc và lập tức xác định mùi

Gạn nước vào cốc và xác định:

- Mùi, vị, độ trong của phần nước

- Mùi, vị và cơ tính của phần cái.

4. Kiểm tra các chỉ tiêu hóa học

4.1. Chuẩn bị mẫu thử

4.1.1. Cá: Trước khi tiến hành thử các chỉ tiêu, hóa học phải mổ cá và làm sạch, để lại phần thịt và lớp mỡ dưới da. Trường hợp phần thịt lớn hơn 500g, chỉ lấy thịt ở một bên, thái thành miếng có chiều dài 2 đến 4 cm, lấy một miếng bỏ một miếng. Nếu cá có khối lượng nhỏ hơn 1kg, cũng chỉ lấy phần thịt một bên lấy ở nhiều con.

4.1.2. Tôm: Bóc vỏ lấy phần thịt và rửa sạch.

4.1.3. Mực: Rửa sạch thái miếng dài đến 4cm lấy một miếng, bỏ một miếng.

4.1.4. Mẫu thử được chuẩn bị nhanh chóng rồi thay nhỏ trộn đều, lấy ra 150g đến 200g cho lọ nút mài miệng rộng. Bảo quản mẫu thử ở nhiệt độ 0 đến 5 độ dương, tiến hành phân tích không quá 2 giờ kể từ khi chuẩn bị mẫu thử.

4.2. Phương pháp thử định tính H2S theo TCVN 3699-90.

4.3. Phương pháp xác định NH3 theo TCVN 3607-90.

5. Phương pháp kiểm tra vi sinh vật

Theo TCVN 5287 – 90.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi