Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13359:2021 Giống cây lâm nghiệp - Vườn ươm cây lâm nghiệp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13359:2021

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13359:2021 Giống cây lâm nghiệp - Vườn ươm cây lâm nghiệp
Số hiệu:TCVN 13359:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2021Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13359:2021

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - VƯỜN ƯƠM CÂY LÂM NGHIỆP

Forest tree cultivar- Forest tree nursery

 

Lời nói đầu

TCVN 13359: 2021 do Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh hc Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tng cục Tiêu chun Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - VƯỜN ƯƠM CÂY LÂM NGHIỆP

Forest tree cultivar- Forest tree nursery

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật đối với vườn ươm cây lâm nghiệp cố định ở trên cạn.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;

TCVN 6492: 2011 (ISO 10523:2008), Chất lượng nước - Xác định pH;

TCVN 8760, Giống cây lâm nghiệp - Vườn cây đầu dòng - (Phần 1: Nhóm các loài keo và bạch đàn; Phần 2: Nhóm các loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy quả, hạt).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Cây đầu dòng (Original ortet)

Cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, có khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và điều kiện bất lợi tốt hơn các cây khác trong quần thể một giống, được công nhận thông qua khảo nghiệm dòng vô tính để cung cấp vật liệu nhân giống vô tính.

3.2

Dòng vô tính (Clone)

Các cây được tạo ra bằng nhân giống vô tính (nuôi cấy mô, giâm hom, ghép, chiết) từ một cây đầu dòng.

3.3

Khu sản xuất cây giống (Plantlet production area)

Khu vực sản xuất cây giống từ khi cấy cây vào giá thể, nuôi và chăm sóc đến khi cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

3.4

Khu tác nghiệp (Preparation area)

Khu vực chuẩn bị giá thể (đất, hỗn hp ruột bầu), ra ngôi và hồ rễ cho cây con nuôi cấy mô trước khi cáy cây vào giá thể.

3.5

Nhà kho (Storage)

Nơi chứa các loại vật tư, thiết bị, dụng cụ và bảo hộ lao động phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp.

3.6

Vườn cây đầu dòng (Hedge orchard)

Vườn cây được trồng bằng cây giống vô tính nhân từ cây đầu dòng để cung cấp vật liệu (hom, cành ghép, mắt ghép) nhân giống vô tính.

3.7

Vườn ươm cây lâm nghiệp (Forest tree nursery)

Nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất cây giống lâm nghiệp (làm đất, trồng cây vật liệu, sàng đất, trộn hỗn hợp ruột bầu, đóng bầu, gieo hạt, giâm hom, cấy cây, đảo bầu, chăm sóc cây con, vv ...) đảm bảo chất lượng cây giống.

4  Yêu cầu kỹ thuật

4.1  Yêu cầu chung

Yêu cầu kỹ thuật chung đối với vườn ươm cây lâm nghiệp cố định ở trên cạn được trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật chung

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Địa đim

Thuận tiện về giao thông, độ dốc không quá 5 độ, không bị ngập úng, sau cơn mưa nước tiêu thoát ngay, xa các nguồn sâu, bệnh hại

2. Diện tích

Tối thiu 1 000 m2

3. Nguồn nước tưới

Có nguồn nước tưới đầy đủ và ổn định để phục vụ cho vườn ươm

4. Chất lượng nước tưới

Nước ngọt, độ pHKCL từ 5,0 đến 7,5 và hàm lượng muối NaCl dưới 0,05 %

5. Hệ thống tưới nước

Đ áp lực theo yêu cầu của từng hạng mục trong vườn

6. Nguồn điện

Đủ và ổn định, đảm bảo theo quy định về an toàn điện

4.1  Yêu cầu cụ th đối với từng hạng mục trong vườn ươm

Yêu cầu cụ th đối với từng hạng mục trong vườn ươm cây lâm nghiệp cố định ở trên cạn được trình bày trong Bảng 2.

Bảng 2 - Yêu cầu cụ thể đối với từng hạng mục trong vườn ươm

Hạng mục

Yêu cầu

1. Khu sản xuất cây giống

- Hệ thống che sáng: Có hệ thống che sáng nhiều lớp với độ che sáng khác nhau;

- Luống cây: Tương đi bằng phẳng, độ chênh cao trong luống nhỏ hơn 0,5 cm. Chiều rộng mặt luống từ 1,1 m đến 1,2 m. Chiều dài luống tùy thuộc vào khả năng cung cấp nước tưới. Độ chênh cao giữa nền chân luống và rãnh đi từ 5 cm đến 7 cm. Chiều rộng rãnh luống đảm bảo thuận tiện cho quá trình di chuyển, tác nghiệp và chăm sóc cây con;

- Biển tên giống: Đặt trên luống cấy cây, tại vị trí đầu hàng của mỗi giống;

- Hệ thống tưới nước: Thủ công bằng vòi tưới hoặc bán tự động hoặc tự động;

- Hệ thống thoát nước: bố trí bên cạnh đường đi lại trong vườn ươm dưới dạng các kênh, mương thoát nước.

2. Khu chứa hỗn hợp ruột bầu

- Nằm trong vườn ươm, thuận tiện vận chuyển;

- Có mái che mưa nắng bằng vật liệu bền;

- Nền cứng, bằng phẳng, khô ráo, thoáng mát.

3. Khu tác nghiệp

- Nằm trong vườn ươm, có không gian rộng rãi đề thuận tiện thao tác;

- Có mái che mưa nắng bằng vật liệu bền;

- Nền cứng, bằng phẳng, khô ráo, thoáng mát.

4. Nhà kho

- Nằm trong vườn ươm;

- Có mái che mưa nắng bằng vật liệu bền;

- Có tường bao quanh;

- Nền cứng, bằng phẳng, khô ráo;

- Đảm bảo đủ rộng và thông thoáng để chứa các vật tư, thiết bị và dụng cụ.

5. Đường chính

Chiều rộng tối thiểu 3 m

6. Đường phân khu

Đặt vuông góc với đường chính, chiều rộng tối thiểu 2 m

7. Hệ thống cấp nước

Đến tận luống cây, đảm bảo đủ khả năng cấp nước tưới cho vườn ươm trong điều kiện yêu cầu lượng nước tối đa vào các ngày mùa nắng nóng hoặc mùa khô

8. Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước cần được thiết kế theo đường đi trong vườn ươm dưới dạng các kênh, mương thoát nước

9. Hệ thống điện

- Công suất tải của dây dẫn tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần tổng công suất tiêu thụ tối đa của các phụ tải và thiết bị điện khác phục vụ các hoạt động sản xuất trong vườn ươm;

- An toàn điện: Theo yêu cầu về quy định an toàn điện.

10. Hàng rào

Bao kín vườn ươm, chắc chắn, có khả năng bảo vệ vườn ươm

11. Vườn cây đầu dòng

- Vị trí: Nằm trong hoặc có thể bên ngoài vườn ươm;

- Yêu cầu; Theo quy định tại tiêu chuẩn TCVN 8760

12. Khu xử lý hạt

- Vị trí: Nằm trong hoặc bên ngoài vườn ươm;

- Mái che: Có mái che mưa nắng bằng vật liệu bền;

- Tường: Có tường bao quanh;

- Nền: Nền cứng, bằng phẳng, khô ráo;

- Đảm bảo thông thoáng gió.

13. Nhà làm việc

- Vị trí: Nằm trong hoặc bên ngoài vườn ươm;

- Mái che: Có mái che mưa nắng bằng vật liệu bền;

- Tường: Có tường bao quanh;

- Nền nhà: Nền cứng, bằng phẳng, khô ráo;

- Có các trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ.

5  Phương pháp kiểm tra

Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật đối với vườn ươm cây lâm nghiệp cố định được quy định tại Bảng 3.

Bảng 3 - Phương pháp kiểm tra

Chỉ tiêu

Phương pháp

1. Đa đim

- Độ dốc: Sử dụng thiết bị đo độ dốc, sai số không quá 1 %;

- Giao thông, độ thoát nước: Đánh giá tại hiện trường kết hp kiểm tra hồ sơ;

- Nguồn sâu bệnh, hại trong đất: Quan sát những biểu hiện tổn thương của tất cả các cây trong vườn ươm và xung quanh.

2. Diện tích

Xác định qua hồ sơ, kết hợp dùng thước dây để đo hoặc thiết bị định vị (GPS) để khoanh vẽ, tính diện tích.

3. Nguồn nước tưới

Quan sát, đánh giá tại hiện trường kết hợp hồ sơ thiết kế

4. Chất lượng nước tưới

- Lấy mẫu nước theo TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006);

- Phân tích nguồn nước đ xác định độ pHKCl của nước, hàm lượng NaCl theo tiêu chuẩn TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008).

5. Hệ thống tưới nước

Quan sát, đánh giá tại hiện trường, kết hợp kiểm tra hồ sơ

6. Nguồn điện

Quan sát, đánh giá tại hiện trường, kết hợp kiểm tra hồ sơ

7. Khu sản xuất cây giống

Quan sát, đánh giá tại hiện trường, kết hợp kiểm tra hồ sơ

8. Khu chứa hỗn hợp ruột bầu

Quan sát, đánh giá tại hiện trường, kết hợp kiểm tra hồ sơ

9. Khu tác nghiệp

Quan sát, đánh giá tại hiện trường, kết hợp kiểm tra hồ sơ

10. Nhà kho

Quan sát, đánh giá tại hiện trường, kết hợp kiểm tra hồ sơ

11. Đường chính

Đo tại hiện trường bằng thước đo chiều dài tại ít nhất 03 điểm ngẫu nhiên, sai số đến cm, kết hợp kiểm tra hồ sơ

12. Đường phân khu

Đo tại hiện trường bằng thước đo chiều dài tại ít nhất 03 điểm ngẫu nhiên, sai số đến cm, kết hợp kiểm tra hồ sơ

13. Hệ thống cấp nước

Quan sát, đánh giá tại hiện trường, kết hợp kiểm tra hồ sơ

14. Hệ thống thoát nước

Quan sát, đánh giá tại hiện trường, kết hợp kiểm tra hồ sơ

15. Hệ thống điện

Quan sát, đánh giá tại hiện trường, cộng công suất tối đa của các thiết bị và phụ tải để so sánh với chủng loại dây dẫn, kết hợp kiểm tra hồ sơ

16. Hàng rào

Quan sát, đánh giá tại hiện trường, kết hợp kiểm tra hồ sơ

17. Vườn cây đầu dòng

Quan sát, đánh giá tại hiện trường theo tiêu chuẩn TCVN 8760, kết hợp kiểm tra hồ sơ

18. Khu xử lý hạt

Quan sát, đánh giá tại hiện trường, kết hợp kiểm tra hồ sơ

19. Nhà làm việc

Quan sát, đánh giá tại hiện trường, kết hợp kiểm tra hồ sơ

6  Yêu cầu về hồ sơ quản lý

Hồ sơ quản lý vườn ươm bao gồm:

- Hồ sơ quản lý về xây dựng hạ tầng của vườn: Sơ đồ và diện tích thiết kế từng hạng mục, thời gian xây dựng.

- Hồ sơ quản lý về vườn cây đầu dòng: Nguồn gốc cây đầu dòng, ngày trồng, tên dòng, số lượng cây/dòng, nhật ký chăm sóc.

- Hồ sơ quản lý về sản xuất cây con: Danh sách dòng vô tính/lô cây giống, phương pháp nhân giống, xuất xứ, nguồn gốc hạt giống, ngày gieo/ngày trồng, thời gian cấy cây vào giá thể, số lượng cây giống, nhật ký chăm sóc, nhật ký xuất vườn.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]. Forestry Department Peninsular Malaysia, 1998, Sustainable forest management and development in Peninsular Malaysia. Guidelines for forest nursery establishment and practices, PD 185/91 REV. 2(F) -Phase I.

[2]. Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.

[3]. 04 TCN 52-2002, Tiêu chuẩn vườn ươm cây giống lâm nghiệp.

[4]. 04 TCN 75-2006, Quy trình kỹ thuật trồng Trám trắng ghép lấy quả.

[5]. TCVN 11354:2016, Nhà giâm hom cây lâm nghiệp - Yêu cầu kỹ thuật chung.

[6]. Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ, 2013, Sản xuất giống cây lâm nghiệp, Giáo trình mô đun, Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ.

[7]. Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội, 2016, Kỹ thuật xây dựng vườn ươm, gieo ươm và trồng một số loài cây gỗ bản địa tại khu thực hành sinh thái nhân văn (HEPA), Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi