Tiêu chuẩn TCVN 13533:2022 Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Thử nghiệm và phân cấp độ bền

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13533:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13533:2022 Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Thử nghiệm và phân cấp độ bền theo tác nhân sinh học
Số hiệu:TCVN 13533:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:13/12/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13533:2022

ĐỘ BỀN CỦA GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ - THỬ NGHIỆM VÀ PHÂN CẤP ĐỘ BỀN THEO TÁC NHÂN SINH HỌC

Durability of wood and wood-based products - Testing and classification of the durability to biological agents of wood and wood-based products

Lời nói đầu

TCVN 13533:2022 được xây dựng trên cơ sở tham khảo BS EN 350:2016 Durability of wood and wood-based products. Testing and classification of the durability to biological agents of wood and wood-based materials.

TCVN 13533:2022 do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐỘ BN CỦA G VÀ SẢN PHM G - THỬ NGHIỆM VÀ PHÂN CẤP ĐỘ BN THEO TÁC NHÂN SINH HỌC

Durability of wood and wood-based products - Testing and classification of the durability to biological agents of wood and wood-based products

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này hướng dẫn phương pháp xác định và phân cấp độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ theo tác nhân sinh học gây hại gỗ.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho loại gỗ cụ thể, lô gỗ nguyên và sản phẩm gỗ đã qua chế biến bao gồm: gỗ xử lý nhiệt, gỗ xử lý bảo quản và gỗ biến tính.

Tiêu tiêu chuẩn này không thay thế cho phép thử hiệu lực của các hoạt chất diệt sinh vật hại gỗ. Các tác nhân gây hại gỗ được đề cập trong tiêu chuẩn gồm:

- Nấm mục hại gỗ;

- Xén tóc hại gỗ;

- Mọt hại gỗ;

- Mối hại gỗ;

- Hà biển hại gỗ.

Phụ lục B (tham khảo) mẫu thu thập dữ liệu phân cấp độ bền sinh học của các loại gỗ được thử nghiệm. Phụ lục này cũng cung cấp thông tin liên quan đến nguồn gốc địa lý, khối lượng riêng, độ rộng gỗ dác của gỗ.

CHÚ THÍCH: Khả năng tẩm, độ bền với nấm gây biến màu, khả năng thấm nước, tuổi thọ sử dụng của gỗ và sản phẩm gỗ cũng là những vấn đ quan trọng. Tuy nhiên, do các phương pháp đánh giá và phân cấp các yếu tố này chưa được chuẩn hóa hoặc chưa được thử nghiệm rộng rãi, hướng dẫn sơ bộ được đưa ra trong Phụ lục C (tham khảo) để phân cấp khả năng tẩm gỗ chế phẩm bảo quản dạng tan trong nước. Phụ lục D (tham khảo) đ phân cấp khả năng thấm nước của gỗ. Phụ lục E (tham khảo) để đánh giá độ bền với nấm gây biến màu của gỗ và Phụ lục F (tham khảo) đ phân cấp tuổi thọ của gỗ.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8048-1:2009 (ISO 3130), Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 1: Xác định độ m cho các phép thử cơ lý.

TCVN 8048-2:2009 (ISO 3131), Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 2: Xác định khối lượng thể tích cho các phép thử cơ lý.

TCVN 8048-4:2009 (ISO 3349), Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 4: Xác định môđun đàn hồi uốn tĩnh.

TCVN 10750:2015, Thuốc bảo quản gỗ - Quy trình thuần thục nhanh gỗ đã xử lý thuốc bảo quản trước khi thử nghiệm sinh học - Phương pháp bay hơi.

TCVN 10751:2015, Thuốc bảo quản - Phương pháp thử tại hiện trường xác định hiệu lực của thuốc bảo quản gỗ để sử dụng trong điều kiện có lớp phủ và không tiếp đất - Phương pháp mộng chữ L.

TCVN 10752:2015, Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp xác định khả năng chống chịu nấm hại gỗ Basidiomycetes.

TCVN 11355:2016, Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống mối gỗ ẩm - Phương pháp phòng thí nghiệm.

EN 20-1, Wood preservatives - Determination of the protective effectiveness against Lyctus Brunneus (Stephens) - Part 1: Application by surface treatment (laboratory method) (Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lc chống mọt Lyctus brunneus (Stephens) - Phần 1: Áp dụng cho phương pháp xử lý bề mặt (Phương pháp phòng thí nghiệm)).

EN 46-1, Wood preservatives - Determination of the preventive action against recently hatched larvae of Hylotrupes bajulus (Linnaeus) - Part 1: Application by surface treatment (laboratory method) (Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống xén tóc Hylotrupes bajulus (Linnaeus) - Phần 1: Hiệu lực diệt ấu trùng (Phương pháp phòng thí nghiệm)).

EN 49-1, Wood preservatives - Determination of the protective effectiveness against Anobium punctatum (De Geer) by egg-laying and larval survival - Part 1: Application by surface treatment (Laboratory method)) (Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống mọt Anobium punctatum (De Geer) qua khả năng đẻ trứng và khả năng sống sót của ấu trùng - Phần 1: Áp dụng cho xử lý bề mặt (Phương pháp phòng thí nghiệm)).

EN 117, Wood preservatives - Determination of toxic values against Reticulitermes species (European termites) (Laboratory method) (Thuốc bảo quản gỗ - Xác định các giá trị độc phòng chống mối Reticulitermes (mối Châu Âu) (Phương pháp phòng thí nghiệm)).

CEN/TS 12037, Wood preservatives - Field test method for determining the relative protective effectiveness of a wood preservative exposed out of ground contact - Hozizontal lap-joint (Thuốc bảo quản gỗ - Phương pháp thử nghiệm tại hiện trường nhằm xác định hiệu lực tương đối của thuốc bảo quản gỗ khi tiếp xúc với đất - Phương pháp mộng chữ L).

EN 252, Field test method for determining the relative protective effectiveness of a wood preservative in ground contact (Phương pháp thử nghiệm tại hiện trường nhằm xác định hiệu lực tương đối của thuốc bảo quản khi tiếp xúc với đất).

EN 275, Wood preservatives - Determination of the protective effectiveness against marine borers (Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực bảo quản chống hà biển hại gỗ).

CEN/TS 15083-1, Durability of wood and wood-based products - Determination of the natural durability of solid wood against wood - destroying fungi, test methods - Part 1: Basidiomycetes (Độ bền của gỗ và 6 sản phẩm gỗ - Xác định độ bền tự nhiên của gỗ với nấm mục hại gỗ, phương pháp thử - Phần 1: Nấm đảm).

CEN/TS 15083-2, Durability of wood and wood-based products - Determination of the natural durability of solid wood against wood-destroying fungi, test methods - Part 2: Soft rotting micro-fungi (Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Xác định độ bền tự nhiên của gỗ với nm mục hại gỗ, phương pháp thử - Phần 2: Nm mục mềm).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Tên đại diện cho loại gỗ (pilot name for a wood species)

Tên thương mại của gỗ được xem xét lựa chọn phù hợp và được chấp nhận bởi nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu chính.

3.2

Bộ mẫu (set)

Bộ sưu tập để nhận dạng rõ ràng cho gỗ hoặc sản phẩm gỗ thương mại (đơn lẻ hoặc không) cung cấp từ nguồn xác định và chỉ một vài thay đổi về loại gỗ hoặc sản phẩm gỗ.

CHÚ THÍCH: Ví dụ loại gỗ có nguồn gốc giới hạn phạm vi địa lý.

3.3

Sản phẩm gỗ (wood-based products)

Các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu gỗ hoặc có thành phần là gỗ.

CHÚ THÍCH: Sản phẩm được làm từ nguyên liệu gỗ kết hợp với vật liệu khác được chế biến, biến tính hóa học, hóa lý, vật lý như ván gỗ nhân tạo, gỗ nhựa và gỗ xử lý bảo quản. Phương pháp thử này không áp dụng với vật liệu ligno- cellulose khác (ví dụ: tre, sy, rơm, sợi lanh).

3.4

Gỗ biến tính (modified wood)

Gỗ bị tác động hóa học, sinh học hoặc vật lý để cải thiện tính chất của gỗ trong quá trình sử dụng.

CHÚ THÍCH: Nếu biến tính nhằm cải thiện độ bền chống lại sinh vật gây hại thì quá trình này không được coi là gây độc tố với sinh vật hại gỗ.

3.5

Độ bền đối với tác nhân sinh học (durability to biological agent)

Độ bền vốn có của gỗ hoặc sản phẩm gỗ chống lại các tác nhân sinh vật gây hại.

CHÚ THÍCH: độ bền vốn có này là do các thành phần hóa học tự nhiên có thể ở mức độ khác nhau với các tác nhân sinh học hoặc do thành phần cấu tạo cụ thể của từng loại gỗ nhất định hoặc các chất độc đặc biệt của sản phẩm gỗ.

3.6

Gỗ dác (sapwood)

Phần ngoài của gỗ tiếp giáp với vỏ trong cây còn sống, phn gỗ này chứa các tế bào sống và dẫn nhựa.

CHÚ THÍCH 1: Tùy thuộc vào loại gỗ, tuổi cây và điều kiện sinh trưng mà tỷ lệ gỗ dác và gỗ lõi có thể khác nhau.

CHÚ THÍCH 2: Thường nhạt màu hơn gỗ lõi tuy nhiên cũng có một số loại gỗ có dác lõi không phân biệt.

CHÚ THÍCH 3: Gỗ dác của tất cả các loại gỗ được xem như không bền đối với nấm mục ngoại trừ vài ngoại lệ. Gỗ dác có mức độ bền khác nhau với côn trùng hại gỗ.

3.7

Glõi (heartwood)

Phần bên trong của gỗ trong cây còn sống, phần gỗ này không còn chứa các tế bào sống hoặc không dẫn nhựa.

CHÚ THÍCH: Thường tối màu hơn gỗ dác tuy nhiên cũng có một số loại gỗ có dác lõi không phân biệt.

3.8

Gỗ chuyển tiếp (transition wood)

Gỗ ở vùng giữa gỗ dác và gỗ lõi.

CHÚ THÍCH: Gỗ chuyển tiếp là vùng gỗ lõi mà không được hóa lõi hoàn toàn. Điều này chỉ có thể xy ra trong rất ít loại gỗ. Nói chung, độ bền sinh học, khả năng tẩm và khả năng thm nước của gỗ chuyển tiếp mức trung gian giữa gỗ dác và gỗ lõi.

3.9

Khả năng thấm nước (permeability to water)

Khả năng thấm và bay hơi của nước vào gỗ (loại gỗ cụ thể, sản phẩm gỗ).

3.10

Tuổi thọ của gỗ (performance)

Kh năng của gỗ hoặc sản phẩm gỗ chống lại sự hư hại theo thời gian.

4  Lấy mẫu

4.1  Lấy mẫu thử theo loại gỗ

4.1.1  Yêu cầu chung

Nguồn gốc của mẫu thử và s lần lặp là yếu tố quan trọng cho độ tin cậy của kết quả thử nghiệm.

Độ tin cậy của các kết luận liên quan đến độ bền của loại gỗ tăng theo số lượng mẫu và sự đa dạng của các vùng địa lý nơi lấy gỗ của từng loại cây và số cây gỗ được lấy tại một địa điểm. Các khuyến nghị theo 4.1.2 và 4.1.3 là mức tối thiểu.

CHÚ THÍCH: Chuẩn bị mẫu thử có thể xem TCVN 7790-2:2015 (ISO 2859-2) và TCVN 8044:2014 (ISO 3129).

4.1.2  Lấy mẫu thử theo gỗ khúc

Các khúc gỗ được lấy ít nhất từ 3 cây có nguồn gốc từ ba địa điểm khác nhau để đại diện cho các vùng địa lý hoặc nơi cây sinh trưởng. Các mẫu được lấy ít nhất từ 5 tấm ván x từ 3 cây đã chọn (Xem phụ lục A).

Nếu có sự thay đổi lớn giữa các mẫu thì cần số lượng cây nhiều hơn (ví dụ 5 -10 cây).

CHÚ THÍCH 1: Có thể thử nghiệm song song với loại gỗ có độ bền đã biết.

Mỗi khúc gỗ phải đảm bảo kích thước đễ lấy đủ số lượng mẫu thử theo yêu cầu.

Mỗi khúc gỗ được lấy từ thân chính và tránh khúc ngọn, gốc và các vị trí bị khuyết tật.

Khi gia công, mẫu thử được tách riêng phần gỗ dác, gỗ lõi và gỗ non. Mu gỗ lõi được lấy ở vùng cách tủy ít nhất 3 cm để loại bỏ tránh phần gỗ non có độ bền thấp. Đối với mẫu gỗ lõi giáp phần tùy (gần tủy nhất) và phần dác (gần dác nhất) phải được kết hợp để lấy.

CHÚ THÍCH 2: Với một số loại gỗ, để đánh giá tốt hơn sự biến đổi nếu cần có thể lấy mẫu ở vùng chuyn tiếp và gỗ non riêng biệt.

Đối với khúc gỗ có đường kính lớn, lượng lớn của mẫu nên được lấy từ phía ngoài gần gỗ dác (một phần ba phía ngoài theo bán kính của gỗ lõi giáp phần gần dác).

Đối với mỗi phần của gỗ (gỗ lõi, gỗ dác, gỗ non, gỗ chuyển tiếp) sẽ được lấy ít nhất 30 mẫu cho một phép thử (ví dụ “phương pháp thử” hay “sinh vật thử nghiệm”) và trên mỗi khúc phải lấy ít nhất 6 mẫu.

Tùy thuộc vào phương pháp thử mà số mẫu cần lấy thêm đề xác định khối lượng riêng và độ m. Mu thử được lấy theo các tiêu chuẩn liên quan (khối lượng riêng thử theo TCVN 8048-2 (ISO 3131) và độ ẩm thử theo TCVN 8048-1 (ISO 3130)).

CHÚ THÍCH 3: Sơ đồ chuẩn bị và lấy mẫu xem Phụ lục A.

4.1.3  Lấy mẫu thử theo gỗ xẻ

Gỗ xẻ trên thị trường đa phần là khó xác định được nguồn gốc từ các cây cụ thể. Vì vậy, số lượng mẫu càng lớn sẽ đánh giá độ bền tổng thể tốt hơn. Lượng mẫu tối thiểu là 30 mẫu, được lấy ít nhất từ 5 lô, trên mỗi thanh gỗ xẻ chỉ lấy 1 mẫu thử. Đối với lẫy mẫu gỗ xẻ cũng có thể áp dụng theo 4.1.2.

4.2  Lấy mẫu thử theo lô gỗ

Hầu hết gỗ được bán trên thị trường là gỗ thương phẩm nên cần thiết phải đánh giá độ bền. cần sử dụng số lượng thanh gỗ nhiều nhất có thể để lấy mẫu thử nghiệm (ví dụ: lấy 2 lần lặp lại mẫu thử từ 20 thanh sẽ tốt hơn là 10 mẫu từ 4 thanh). Để đảm bảo mức độ tin cậy của phép thử mỗi thử nghiệm cần ít nhất 30 mẫu (ví dụ “phương pháp thử” hay “sinh vật thử nghiệm”).

4.3  Lấy mẫu thử theo sản phẩm gỗ

Việc lấy mẫu phải tính đến sự thay đổi của sản phẩm gỗ cần thử nghiệm.

Đối với mỗi thay đổi thông số công nghệ (ví dụ: thay đổi về nhiệt độ, kích thước dăm, loại gỗ) cần tối thiểu 30 mẫu được lấy từ ít nhất 3 sản phẩm được sn xuất (ví dụ: các tấm ván) lấy mẫu ngẫu nhiên từ 3 lô khác nhau. Phải thử nghiệm tối thiểu 5 mẫu từ mỗi lô.

Nếu sản phẩm bao gồm gỗ dác và gỗ lõi thì mẫu thử phải được ly từ cả gỗ dác và gỗ lõi.

5  Nguyên tắc chung cho thử nghiệm và phân cấp

5.1 Nguyên tắc thử theo loại gỗ

Khi thử một loại gỗ, cần nhận biết cây gỗ hoặc loại gỗ sẽ được thử nghiệm.

Để có được một bộ mẫu đồng nhất về độ ẩm, các mẫu thử được ổn định trước khi thử nghiệm trong phòng ổn định mẫu có kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tương đối đến khi khối lượng và độ ẩm ổn định.

Yêu cầu chọn mẫu đối chứng phải tuân theo hướng dẫn của phương pháp thử thích hợp. Nếu một số loại gỗ được thử nghiệm cùng một lúc, chỉ cần một bộ mẫu đối chứng là đủ.

Khi xác định độ bền của loại gỗ không nên sấy khô kiệt trong thời gian dài ở nhiệt độ trên 60°C trước khi thử nghiệm.

Nếu thử nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm mẫu đối chứng và mẫu thử phải được thử trong các binh riêng biệt.

Có thể xử lý thuần thục nhanh mẫu thử theo TCVN 10750:2015 trước khi tiến hành thử sinh học.

Các tính chất của mẫu thử phải đại diện cho loại gỗ sẽ được thử nghiệm theo yêu cầu của phép thử nếu như mẫu thử không tuân theo hướng dẫn lựa chọn mu trong tiêu chuẩn phương pháp thử liên quan.Tuy nhiên các kết quả không thể được đưa vào để tính toán dải biến đổi tinh chất của mẫu.

VÍ DỤ 1 : Nếu phương pháp thử quy định loại trừ sử dụng “gỗ có nhựa” nhưng mẫu được thử nghiệm từ loài cây có nhựa tự nhiên thì loại trừ này được bỏ qua.

VÍ DỤ 2: Với phương pháp thử yêu cầu số vòng sinh trưởng và các vòng sinh trưởng không tồn tại hoặc cách nhau quá rộng, thì hạn chế này cũng được bỏ qua. Điều này quan trọng đối với một số loại gỗ nhiệt đới, do không thể thấy các vòng sinh trưởng; các vòng sinh trưởng có thể không tương ứng với sinh trưởng hàng năm mà theo mùa khô và mùa mưa.

5.2  Nguyên tắc phân cấp độ bền

Độ bền của gỗ hoặc sản phẩm gỗ với sinh vật hại gỗ khác nhau được thử nghiệm theo phương pháp phù hợp. Sử dụng các mẫu lặp là một yêu cầu trong tất cả các phương pháp thử.

Đối với các loại gỗ, cấp độ bền chỉ đề cập với gỗ lõi. Gỗ dác luôn được đánh giá là không bền, trừ khi dữ liệu thử cung cấp thông tin khác.

Dựa vào kết quả thử nghiệm, độ bền của gỗ hoặc sản phẩm gỗ với sinh vật hại được phân cấp theo:

- Năm cấp độ bền đối với mục hại gỗ.

Bảng 1 - Các cấp độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ với nấm mục hại gỗ

Cấp độ bền

Mô t

DC 1

Rất bền (Very durable)

DC 2

Bền (Durable)

DC 3

Bền vừa phải (Moderately durable)

DC 4

Kém bền (Slightly durable)

DC 5

Không bền (Not durable)

CHÚ THÍCH 1: Năm cấp độ bền cho biết các mức độ bền tương ứng của gỗ khi sử dụng tiếp xúc vi nền đất (các điều kiện sử dụng xem TCVN 8167:2019). Hầu hết các số liệu về độ bền sinh học đối với nấm hại gỗ được báo cáo trong phụ lục B (Bng B1) được thử nghiệm tại hiện trường và chủ yếu theo EN 252. Trong các điều kiện sử dụng khác, khả năng ảnh hưởng đến tuổi thọ của gỗ khác với điều kiện sử dụng trong phân cấp này.

- Hai cấp độ bền đối với xén tóc, mọt hại gỗ.

Bảng 2 - Các cấp độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ với xén tóc, mọt hại gỗ

Cấp độ bền

Mô tả

DC D

Bền

DC S

Không bền

D: Ký hiệu viết tắt của Durable; S Ký hiệu viết tắt của Slightly durable.

CHÚ THÍCH 2: Sự phân cấp của gỗ hoặc sản phẩm gỗ là “không bền” không có nghĩa là các sản phẩm khác nhau được làm từ vật liệu này sẽ “không bền” trong suốt thời gian sử dụng. Khả năng xâm nhập của côn trùng gây hại có thể thay đổi qua thời gian do có sự thay đổi hóa học của gỗ như phân hủy tinh bột, chất chiết xuất. Ngoài ra, khả năng nhạy cảm với các sinh vật hại gỗ có thể b ảnh hưởng do các yếu tố khác như độ ẩm, thiết kế, cách bảo qun và lớp phủ bề mặt.

- Ba cấp độ bền đối với mối hại gỗ.

Bảng 3 - Các cấp độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ với mối hại gỗ

Cấp độ bền

Mô tả

DC D

Bền

DC M

Bền vừa phải

DC S

Không bền

D: Ký hiệu viết tắt của Durable; M Ký hiệu viết tắt của Moderately durable; S Ký hiệu viết tắt của Slightly durable.

- Ba cấp độ bền đối với hà biển hại gỗ.

Bảng 4 - Các cấp độ bền của gỗ với hà biển hại gỗ

Cấp độ bn

Mô tả

DC D

Bền

DC M

Bền vừa phải

DC S

Không bền

D: Ký hiệu viết tắt của Durable; M Ký hiệu viết tắt của Moderately durable; S Ký hiệu viết tắt của Slightly durable.

6  Phương pháp thử và hệ thống phân cấp

CHÚ THÍCH: Phụ lục G cung cấp mẫu biểu trình bày thông tin được yêu cầu bổ sung thêm dữ liệu mới vào tiêu chun.

6.1  Độ bền với nấm mục hại gỗ

6.1.1  Yêu cầu chung

Độ bền với nấm mục gây hại gỗ có thể được thực hiện phép thử trong điều kiện phòng thí nghiệm (6.1.2.1 và 6.1.2.2).

CHÚ THÍCH: Thử nghiệm tại hiện trường cho phép xác định độ bền của gõ hoặc sản phẩm gỗ trong các điều kiện sử dụng khác nhau (không tiếp xúc với đất, tiếp xúc với đất) và phơi nhiễm mẫu với nhiều loài nấm hơn trong thời gian dài dưới tác động của thời tiết. Thử nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm là chuyên biệt do môi trưng được kiểm soát đy đủ.

6.1.2  Thử độ bền với nấm đảm và nm mục mềm

6.1.2.1  Đối với gỗ nguyên và sản phẩm từ gỗ nguyên

Thử độ bền với nấm hại gỗ trong điều kiện phòng thí nghiệm được thực hiện theo CEN/TS 15083-1 đối với nấm đảm và CEN/TS 15083-2 đối với nấm mục nềm.

Tiêu chí xác định cấp độ bền (DC) theo CEN/TS 15083-1 được thể hiện trong Bảng 5

Bảng 5 - Cấp độ bền của gỗ với nm đảm

Cấp độ bền

Mô tả

Phần trăm hao hụt khối lượng (%)

DC 1

Rất bền

ML 5

DC 2

Bền

5 < ML ≤ 10

DC 3

Bền vừa phải

10 < ML 15

DC 4

Kém bền

15 < ML 30

DC 5

Không bền

30 < ML

ML= Mức cao nhất của hao hụt khối lượng trung bình (tính theo %) được xác định đối với các mẫu phơi nhiễm với mỗi loại nấm thử nghiệm.

Tiêu chí xác định cấp độ bền (DC) theo CEN/TS 15083-2 xem Bảng 6. Trong thử nghiệm cấp độ bền sơ bộ được dựa vào trung bình hao hụt khối lượng gỗ cây lá rộng hoặc t trọng mô đun đàn hồi uốn tĩnh (mô đun đàn hồi được xác định tại 3 điểm uốn xem TCVN 8048-4 (ISO 3349)) đối với gỗ cây lá kim.

Bảng 6 - Cấp độ bền của gỗ với nấm mục mềm

Cấp độ bền

Mô tả

Giá trị X

DC 1

Rất bền

x 0,10

DC 2

Bền

0,10 < x ≤ 0,20

DC 3

Bền vừa phải

0,20 < x 0,45

DC 4

Kém bền

0,45 < x 0,80

DC 5

Không bền

x > 0,80

Gỗ cây lá rộng: x = Giá trị trung bình hao hụt khối lượng mẫu thử/ hao hụt khối lượng mẫu gỗ đối chứng.

Gỗ cây lá kim “x Tính giá trị x dựa vào độ giảm môđun đàn hồi.

Loại gỗ có độ bền thấp được s dụng làm mẫu đánh giá mức độ gây hại của nấm.Thông thường gỗ dác Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) được sử dụng làm mẫu đối chứng cho gỗ cây lá kim và gỗ bồ đề (Styrax tonkinensis (Pierre) Craib. ex Hartw) làm mẫu đối chứng cho gỗ cây lá rộng.

Các tiêu chí hợp lệ của phép thử được đưa ra trong phương pháp thử tương ứng.

Phân cấp độ bền dựa vào hao hụt khối lượng trung bình cao nhất của các mẫu thử phơi nhiễm với mỗi loại nấm thử.

Cần cung cấp thông tin bổ sung về phân bố giá trị hao hụt khối lượng riêng lẻ. Nếu giá trị hao hụt khối lượng cụ thể phân bố trên hai cấp độ bền (x và y) với ít nhất 40 % giá trị trong mỗi cấp thì cấp độ bền được thể hiện nằm giữa “x-y”. Mức độ biến động lớn phải được thể hiện rõ trong báo cáo thử nghiệm bằng cách viết chữ V sau chỉ số cấp độ bền (Bảng 7). Sự phân bố của các giá trị riêng lẻ có thể được thể hiện trong báo cáo thử nghiệm trên cơ sở các hàm mật độ xác suất phù hợp (xem Bảng 7).

Bảng 7- Ví dụ về sự phân bố các cấp độ hao hụt khối lượng của vật liệu thử dựa trên các hàm mật độ xác suất phù hợp

Loại gỗ

Hao hụt khối lượng (%)

% DC1

% DC2

% DC3

% DC4

% DC5

Cấp độ bền

A

2,2

83,0

15,6

1,3

0,1

0,0

1

B

7,3

27,2

46,4

21,8

4,6

0,0

2v

C

8,9

23,5

33,2

23,7

19,0

0,6

2v

D

28,2

0,0

0,0

13,4

46,6

40,0

4 - 5

“v” thể hiện loại gỗ mức độ biến động lớn bất thường

6.1.2.2  Đối với sản phẩm gỗ không phải gỗ nguyên

Quy trình thử theo TCVN 10752:2015 (EN 12038) và được phân cấp theo Bảng 5 và Bảng 6.

CHÚ THÍCH 1: TCVN 12715:2019 (CEN/TS 1099) quy định phương pháp thử đối với độ bền sinh học của gỗ dán.

CHÚ THÍCH 2: EN 15534-1 quy định phương pháp thử độ bền tác nhân sinh học với gỗ nhựa composite.

6.1.2.3  Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ sử dụng tiếp xúc với đất

EN 252 cung cấp phương pháp thử phù hợp cho việc đánh giá độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ tiếp xúc trực tiếp với đất (điều kiện sử dụng 4). Lấy ít nhất 30 mẫu thanh gỗ hoặc sản phẩm gỗ được xử lý ngâm tm mô tả trong chuẩn này. Các mẫu thanh gỗ dác gỗ Thông mã vĩ (Pinus massoniana) và gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis) được sử dụng làm mẫu đối chứng để đánh giá mức độ gây hại của sinh vật tại bãi thử hiện trường trong suốt thời gian thử nghiệm và được thay thế khi bị hư hỏng.

Khuyến nghị thử nghiệm nhiều hơn một vị trí.

CHÚ THÍCH: Điều kiện hiện trường có thể khác nhau giữa các vị trí thử nghiệm nên việc so sánh có thể khó khăn.

Trong trường hợp không có tiêu chuẩn cụ thể cung cấp phương pháp thử thì cho phép xác định cấp độ bền, tuổi thọ trung bình của các mẫu thanh gỗ sử dụng trong điều kiện tiếp xúc với đất dựa trên mối tương quan với tuổi thọ các mẫu thanh gỗ đối chứng được nêu trong Bảng 8.

Bảng 8 - Cấp độ bền với nấm hại gỗ trong điều kiện sử dụng tiếp xúc với đất theo EN 252

Cấp độ bền (DC)

Mô tả

Kết quả thử ngoài hiện trường thể hiện theo giá trị X

DC 1

Rất bền

x > 5,0

DC 2

Bền

3,0 < x 5,0

DC 3

Bền vừa phải

2,0 < x ≤ 3,0

DC 4

Kém bền

1,2 < x ≤ 2,0

DC 5

Không bền

x ≤ 1,2

Giá trị x = tuổi thọ trung bình của các mẫu thanh gỗ thử/tuổi thọ trung bình của lô thanh gỗ đối chứng bền hơn

6.1.2.4  Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ sử dụng không tiếp xúc với đất

Các phương pháp thử nghiệm hiện trường khác nhau đã được tiêu chuẩn hóa hoặc chưa tiêu chuẩn hóa để đánh giá độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ trong trường hợp không tiếp xúc với đất (điều kiện sử dụng 3) có thể được sử dụng như TCVN 10751:2015, CEN/TS 12037.

Khuyến nghị thử nghim nhiều hơn một vị trí.

CHÚ THÍCH: Khí hậu có thể thay đổi giữa các bãi thử hiện trường khác nhau nên việc so sánh có thể khó khăn.

6.2  Độ bền với xén tóc, mọt hại gỗ

Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ với xén tóc Stromatium longicorne thử nghiệm theo EN 46 -1 và mọt Lyctus brunneus, Anobium punctatum theo EN 20 -1, EN 49-1.

Khi thử độ bền với loài xén tóc khác nếu cần, các thử nghiệm sẽ được thực hiện như đối với xén tóc Stromatium longicorne nhưng sử dụng gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis) làm mẫu đối chứng .

Các mẫu gỗ thử nghiệm (xem điều 4) phải được xử lý bảo quản theo các tiêu chuẩn liên quan.

Cuối thời gian thử nghiệm, nếu xuất hiện một hoặc nhiều cá thể côn trùng sống trên mẫu thử thì loại gỗ hoặc sản phẩm gỗ được đánh giá “không bền”. Nếu không có cá thể nào sống sót trên mẫu thử và mẫu đối chứng đáp ứng đủ điều kiện theo yêu cầu của phép thử thì mẫu thử được đánh giá “bền”.

CHÚ THÍCH: Như thường lệ độ bền của gỗ hoặc sản phẩm gỗ dựa trên hoạt động của cá thể côn trùng trưởng thành trước khi đẻ trứng nên có thể áp dụng các phương pháp thử nghiệm khác nhau.

6.3  Độ bền với mối hại gỗ

Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ với mối gây hại được thử nghiệm theo EN 117 (tm sâu) hoặc TCVN 11355:2016 (tẩm bề mặt). Độ bền của gỗ cần được thử nghiệm với loài mối gây hại mạnh.

CHÚ THÍCH 1: Thông thường độ bền được thử nghiệm với mối Coptotermes trong điều kiện địa lý ở Việt Nam.

Các mẫu thử nghiệm về loại gỗ hoặc sân phẩm gỗ (xem điều 4) phải được sử dụng tương ứng với mẫu gỗ được xử lý bảo quản theo EN 117.

Quy trình thử nghiệm được mô tả trong EN 117 cho kết quả xếp loại mức độ tấn công theo thang điểm 0-4. Phép thử được xem như hợp lệ nếu mẫu đối chứng đạt cấp 4.

Độ bền gỗ hoặc sản phẩm gỗ trong thử nghiệm phải được phân cấp theo Bảng 9.

Bng 9 - Phân cấp độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ với mối theo EN 117

Cấp độ bền

Mô tả

Mức độ tấn công

DC D

Bền

≥ 90 % “0 hoặc 1” và tối đa 10 % “2”a

DC M

Bền vừa phải

< 50 % “3, 4”

DC S

Không bền

≥ 50 % “3,4”

a 90 % số mẫu đạt cấp 0 hoặc 1 và tối đa 10 % đạt cấp 2 và 0 % số mẫu đạt cp 3, 4.

CHÚ THÍCH 2: Cấp độ bền “ Bền vừa phải” trong phòng thí nghiệm chỉ là giá trị tham khảo, cần đánh giá các thông số khác như mức độ và hoạt động vị trí địa lý của mối ở nơi gỗ hoặc sản phẩm gỗ sẽ được sử dụng.

CHÚ THÍCH 3: Hiện nay, chưa có phương pháp chuẩn hóa đ đánh giá phân cấp độ bền với mối gỗ khô (Kalotermes flavicollis and Cryptotermes spp).

6.4  Độ bền với hà biển hại gỗ

Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ với hà biển phải được thử nghiệm theo EN 275.

CHÚ THÍCH: độ bền với hà hại gỗ nên được thử nghiệm ở vùng địa lý mà gỗ hoặc sản phẩm gỗ sẽ được sử dụng, để đảm bảo sự phơi nhiễm với hà càng nhiều càng tốt.

Mu được sử dụng tương ứng với mẫu gỗ được xử lý bảo quản theo EN 275.

Có thể sử dụng loại gỗ không bền khác làm đối chứng thư độ gây hại.

Thử nghiệm được sử dụng để xác định thời gian cần thiết cho các mẫu thử tới khi bị phá hủy.

Độ bền của các mẫu với hà hại gỗ được phân cấp theo Bảng 10.

Bảng 10 - Phân cấp độ bền của gỗ hoặc sản phẩm gỗ với hà biển theo EN 275

Cấp độ bền

Mô tả

Kết quả thử nghiệm hiện trường biểu thị theo giá trị x

DC D

Bền

x > 5,0

DC M

Bền vừa phải

3 < x 5

DC S

Không bền

x ≤ 3

x = tuổi thọ trung bình của các mẫu thử/ tuổi thọ trung bình của bộ mẫu đối chứng bền hơn

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Ví dụ về sơ đồ chuẩn bị mẫu gỗ lõi

A.1  Khúc gỗ

Sơ đồ xẻ t gỗ khúc đại diện tấm ván được xẻ từ phía ngoài vào bên trong gỗ lõi được minh họa trong Hình A.1. Trong hình cũng chỉ ra cách cắt tạo mẫu thử từ tấm ván. Chiều dài của khúc gỗ để lấy mẫu phụ thuộc vào số lượng mẫu được yêu cầu theo từng phương pháp thử tương ứng.

CHÚ DẪN:

1 khúc gỗ

a thanh gỗ từ phần gỗ lõi phía ngoài

b thanh gỗ từ phần gỗ lõi phía trong

c mẫu thử

Hình A.1 - Chuẩn bị mẫu từ khúc gỗ (1) - Xẻ thanh gỗ từ phn gỗ lõi phía ngoài (a) và thanh gỗ từ phần gỗ lõi phía trong (b) và cắt ra thành mẫu thử (c)

A. 2  Ván tâm

Sơ đồ cắt các thanh từ các tấm ván tâm thể hiện qua phía ngoài và phía trong gỗ lõi được minh họa trong hình A.2 Hình này cũng chỉ ra hướng dẫn cắt thanh mẫu thử. Chiều dài của tấm ván cần thiết cho lấy mẫu phụ thuộc vào số lượng mẫu thử được yêu cầu cho các phương pháp thử thích hợp.

CHÚ DẪN:

a dác

b phần ngoài

c phần trong

d tủy cây

e mẫu thử

Hình A. 2 - Lấy mẫu từ các tấm ván tâm. Tạo thanh từ phần gỗ lõi phía ngoài, phía trong và cắt thành mẫu thử

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Hướng dẫn phân cấp độ bền sinh học của gỗ

B.1  Khái quát

Gỗ là vật liệu sinh học, sức chống chịu tự nhiên của gỗ với các tác nhân sinh vật hại gây hại khác nhau bởi nó bị ảnh hưởng nhiều yếu tố, Vì vậy, công bố cuối cùng về độ bền sinh học đòi hỏi dữ liệu thử nghiệm phải toàn diện và chính xác. Do đó, căn cứ vào các d liệu đã có, tiêu chuẩn này cung cấp bảng hướng dẫn phân cấp độ bền của gỗ lõi với các sinh vật gây hại.

Có loại gỗ không nhất thiết phải đề cập nếu ít trên thị trường hoặc chưa đầy đủ số liệu sẵn có để phân loại.

Đối với nấm, hai cấp độ bền được liệt kê, ghi chú như sau: X (Y). Cấp độ bền đầu tiên thường bắt nguồn từ tỷ lệ mẫu gỗ lõi được chôn một nửa dưới đất, dưới mái che và một vài trường hợp được kết hợp với kết quả thử nghim trong phòng thí nghiệm thể hiện được tình trạng tiếp xúc với đất (thử nghiệm nấm mục mềm), cấp độ bền thứ hai được dựa vào kết quả thử nghiệm phòng thí nghiệm nhằm mục đích xác định khả năng kháng lại nấm đảm. Hướng dẫn chi tiết liên quan đến phân cấp độ bền với nấm gây hại trong trường hợp khác không tiếp xúc với đất không được cung cấp khi sản phẩm có sự ảnh hưởng phức tạp lẫn nhau giữa các thông số không khống chế đầy đủ.

Đối với xén tóc, mọt hại gỗ dữ liệu và các thông tin khác nhau ghi chép lại trong bảng B1 Đối với mối, việc phân cấp dựa vào ba mức.Tuy nhiên, loại M (bền vừa phải) được xác định chỉ dựa vào thử nghiệm phòng thí nghiệm, điều này có nghĩa loại gỗ được phân cấp như M hay S (không bền) sẽ không cần thiết do thực hiện rất khác nhau trong điều kiện thực tế sử dụng. Độ bền phụ thuộc vào loài mối và thời gian thử nghiệm phân cấp trung bình giúp cho việc phân cấp và lựa chọn loại gỗ phù hợp với mục đích sử dụng.

Thông tin về các đặc tính chọn lựa cho mỗi loại gỗ được cung cấp trong hướng dẫn người sử dụng.

Đối với nơi sử dụng cuối cùng độ bền là quan trọng, độ bền thấp nhất của loại thích hợp được liệt kê cho loại gỗ nên được giả định trừ khi nguồn thông tin liên quan cụ thể sẵn có.

B.2  Loại gỗ

Trong bảng B1 loại gỗ được liệt kê theo tên thực vật.

Các loại gỗ tại Việt Nam, tên phổ thông được ghi tên khoa học, tên thương mại và ghi chú tên khác nếu được sử dụng rộng rãi.

Nguồn gốc của tên phổ thông gồm:

Thông tin về tên nguồn gốc các loại gỗ được cung cấp nếu có. Tính chất gỗ có thể thay đổi theo nguồn gốc địa lý.

B.3  Gỗ dác/gỗ lõi

Trong bảng B1 độ rộng gỗ dác được ghi chú lại theo ký hiệu sau:

- vs rất nhỏ ([] 2 cm)

- s nhỏ (2 cm đến 5 cm)

- m trung bình (> 5 cm đến 10 cm)

- b rộng (> 10 cm)

- X không phân biệt sự khác nhau gỗ lõi và gỗ dác

- (X) nhìn chung không phân biệt sự khác nhau gỗ lõi và gỗ dác

B.4  Khả năng tẩm gỗ

Trong Bảng B.1 khả năng tẩm gỗ dác và gỗ lõi được phân cấp như sau:

- 1 Tẩm dễ

- 2 Tm dễ vừa phải

- 3 Tẩm khó

- 4 Tm rất khó

- n/a Dữ liệu không đủ sẵn có

- V Loại gỗ đưa ra một mức độ thay đi cao

B.5  Ghi chú bổ sung trong bảng B1

Khi cần thiết, cần bổ sung các ghi chú sau đây:

v Loại gỗ đưa ra một mức độ thay đổi cao bất thường

n/a dữ liệu không đủ sẵn có

B.6  Quy ước thương mại quốc tế về loại trong danh mục CITES

Khi chọn một loại gỗ sử dụng trong tiêu chuẩn này cần xem xét loại gỗ cung cấp thông thường hay nằm trong quy ước thương mại quốc tế hoặc có nguy cơ trong danh sách đỏ IUCN. Nếu gỗ được tổ chức CITES liệt kê thì ghi rõ không được cho sử dụng.

B.7  Bổ sung loại gỗ mới hay điều chỉnh dữ liệu trong bảng B1

Phụ lục G cung cấp bảng mẫu bổ sung dữ liệu mới vào Bảng B1 trong tiêu chuẩn này.

Bảng B1 - Mu thu thập dữ liệu phân cấp độ bền của gỗ

TT

Tên thương mại

Tên khoa học

Nguồn gốc

Khối lượng riêng (kg/m3)

Cấp độ bền của gỗ lõi

Khả năng tẩm

Độ rộng g dác

Dữ liệu thông tin bổ sung

Nm

Xén tóc

Mọt

Mối

biển

Gdác

Gỗ lõi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng B2- Dữ liệu (tham khảo) phân cấp độ bền của một số loại gỗ

TT

Tên khoa học

Tên thương mại

Nguồn gốc

Khối lượng riêng tại độ m 12%

(kg/m3)

Cấp độ bn

Khả năng tm

Độ rộng gỗ dác

Dữ liệu thông tin bổ sung

Nm mục

Xén tóc

Mọt

Mối

Glõi

Gỗ dác

1

Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hardw

Bồ đề

Việt Nam

420

5

S

S

S

 

 

 

 

 

2

Pinus massoniana Lambert

Thông đuôi ngựa (Thông mã vĩ)

Việt Nam

640

5

S

S

S

 

 

 

 

 

3

Eucalyptus urophylla

Bạch đàn uro

Việt Nam

650

4

S

S

S

 

 

 

 

 

4

Acacia mangium X Acacia auriculiformis

Keo lai

Việt Nam

570

4

S

S

S

 

 

 

 

 

5

Canarium album (Lour.) Raeusch

Trám trắng

Việt Nam

590

5

S

S

S

 

 

 

 

 

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Phân cấp khả năng tẩm gỗ chế phẩm bảo quản dạng tan trong nước

Kh năng tẩm gỗ chế phẩm bảo quản dạng tan trong nước sẽ tùy thuộc vào từng công thức cụ thể mà lượng thuốc thấm có thể đạt được khác nhau.

Độ bền sinh học, khả năng tẩm gỗ dác và gỗ lõi thường khác nhau, độ bền gỗ lõi cao hơn và khả năng tm gỗ dác dễ hơn. Nếu gỗ lõi và gỗ dác không thể phân biệt được thì sẽ xem xét bao gồm toàn bộ về gỗ dác, nếu độ bền của gỗ dác cần được xem xét khi toàn bộ gỗ lõi được xử lý (trong trường hp nghiêm trọng nhất).

Khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm được sử dụng xác định mức độ tẩm gỗ thì giá trị được báo cáo trong Phụ lục B là một giá trị trung bình riêng biệt. Chỗ thay đổi đáng kể được quan sát thì giá trị trung bình nên được viết sau chữ v (nghĩa là 3v).

Bảng C.1- Phân cấp khả năng tẩm gỗ dựa trên quan sát liên quan tới quá trình xử lý chân không/áp lực.

Các cấp độ về khả năng tẩm gỗ không thể được tách chính xác với nhau, áp dụng cụ thể đối với cấp độ xử lý 2 và 3. Loại gỗ được ký hiệu với khả năng tm này thường cho thấy lượng thấm không đều.

CHÚ THÍCH 1: CEN/TR 14734 mô tả một phương pháp đánh giá phân cấp khả năng tẩm gỗ chế phẩm bảo quản.

CHÚ THÍCH 2: Thông tin về khả năng tẩm xem TCVN 11346.

Bảng C.1- Phân cấp khả năng tẩm gỗ

Cấp độ tẩm

Mô tả

Giải thích

1

Tẩm dễ

Tẩm dễ, gỗ xẻ có thể thm thấu hoàn toàn bằng xử lý áp lực

2

Tẩm dễ vừa phải

Tẩm khá dễ, thường sự thẩm thấu hoàn toàn là không thể nhưng sau 3 h hay 4 h bằng xử lý áp lực nhiều hơn 6 mm thẩm thấu ngang có thể đạt được trong gỗ cây lá kim và gỗ cây lá rộng một lượng lớn trong lỗ mạch được thẩm thấu.

3

Tẩm khó

Tẩm khó; 3 h hay 4 h xử lý bằng áp lực có thể kết quả không được nhiều hơn 3mm đến 6 mm thấm ngang.

4

Tẩm rất khó

Xử lý gần như không thấm qua được; ít chất bảo quản hấp thụ thậm chí sau 3 h đến 4 h xử lý bằng áp lực; cả thm thấu ngang lẫn thẩm thấu dọc rất ít

Lịch sử về dữ liệu khả năng tm có thể sử dụng các thuật ngữ mô t khác gần với các cấp xử lý như sau:

Cấp 1 có thể thấm

Cấp 2 bền vừa phải

Cấp 3 bền

Cấp 4 cực kỳ bền

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Phân cấp độ thấm nước của gỗ

D.1  Khái quát

Khả năng thấm nước một mẫu gỗ (gỗ loại cụ thể, sản phẩm gỗ) cho phép nước ở dạng lỏng hoặc hơi truyền qua.

Khả năng thẩm nước và mức độ giữ lại có thể cung cấp thông tin là thích hợp cho tuổi thọ sử dụng mong đợi của gỗ, chủ yếu trong điều kiện sử dụng 2 và 3 theo TCVN 8167 (EN 355). Kết hợp của nước hút (thẩm thấu - hấp thụ) và xả (giải hấp) tính đến thời gian như một hệ số quan trọng (động lực học ẩm) cho phép dự báo thời gian tình trạng ướt (ToW) của sản phẩm gỗ trong sử dụng và như cung cấp một thông số chỉ ra ngưỡng xâm nhập nấm gây hại. Thông số này cũng có thể được gọi bền ẩm và có thể được xem xét như một bổ sung với độ bền sinh học dựa vào sự có mặt của các thành phần ngăn cản chức năng gây hại đối với nấm.

Cấu tạo gỗ và các chiết xuất gỗ lõi có thể ảnh hưởng khả năng thm và độ bền sinh học. Khả năng thấm có thể thay đi giữa các vùng của thân cây (ví dụ giữa gỗ dác và gỗ lõi).

Thuật ngữ này không giống với khả năng tẩm về khả năng phán đoán, xử lý phép đo độ thm của một dung dịch nước cho phép một chế độ xử lý xác (Tịnh trái với khả năng thấm với nước mang lại cả tự động hấp thụ và giải phóng nước trong khi các điều kiện tiếp xúc được xác định.

D.2  Nguyên tắc phân cấp độ thấm nước của gỗ

Khả năng thấm nước của gỗ dác và gỗ lõi của một loại gỗ hoặc sn phẩm gỗ được thử nghiệm sử dụng phương pháp mô tả trong EN 16818.

Các thử nghiệm được chuẩn hóa sử dụng đánh giá khả năng thấm nước của các sản phẩm gỗ theo TCVN 11935-5 (EN 927-5) (phương pháp thử th nổi) và TCVN 6726 (EN ISO 535) (phương pháp thử Cobb) cho gỗ phủ bề mặt cũng có thể được sử dụng để xác định khả năng thấm nước của gỗ không xử lý được sử dụng các điều kiện 3. Phương pháp thử thả nổi hoặc phương pháp nhấn chìm cũng được sử dụng đ đánh giá tuổi thọ của các sản phẩm được phủ bề mặt (ướt và khô) có cạnh khác nhau và bịt kín các đầu thớ gỗ. Phương pháp này đặc biệt thích hợp với sản phẩm gỗ ph bề mặt nhưng có thể sử dụng được cho gỗ biến tính cũng như sản phẩm gỗ không phủ bề mặt như gỗ xẻ và sản phẩm gỗ dán.

Sử dụng các mẫu lặp là một yêu cầu trong tất cả các phương pháp thử nghiệm.

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Thử nghiệm độ bền với nấm biến mầu của gỗ

E.1  Khái quát

Nấm biến mầu (gồm nấm làm thay đổi màu gỗ và nấm mốc) có liên quan đến giá trị kinh tế, bởi nó ảnh hưởng đến bề mặt thẩm mỹ của gỗ và sản phẩm gỗ trong sử dụng.

Thông thường với nấm biến màu này ảnh hưởng không đáng kể đến độ bền cơ học của gỗ.

Độ bền chống lại nấm biến mầu có khác nhau giữa các loại gỗ.

Đặc tính dễ bị mốc phát triển liên quan chủ yếu đến các yếu tố môi trường như độ ẩm và ít phụ thuộc vào loại gỗ.

E.2  Thử nghiệm độ bền đối với nấm biến mầu

Phương pháp thử nghiệm được mô tả trong TCVN 11356 cung cấp cơ sở đánh giá về hiệu lực của chất bảo quản gỗ hay phương pháp bảo quản gỗ trong việc ngăn chặn sự phát triển của nấm biến màu trong khi sử dụng nơi biến màu có thể xem là quan trọng như gỗ trang trí bề mặt và đồ mộc có thể sử dụng như một cơ sở đánh giá độ bền sinh học chống lại biến màu.

E.3  Phân cấp về độ bền nấm biến mầu

Không có sự sắp xếp theo cấp độ đã được phân loại độ bền của gỗ chống lại nấm biến màu.

Trong khi không có dữ liệu, gỗ dác của tất cả các loài dễ bị biến màu khi độ ẩm bề mặt tăng lên.

Rất ít dữ liệu có sẵn về độ bền của gỗ lõi với các sinh vật.

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

Phân cấp tuổi thọ của gỗ

F.1  Khái quát

Tuổi thọ của gỗ là khả năng của một loại gỗ hoặc sản phẩm gỗ chống lại sự hư hại theo thời gian.

Tuổi thọ của gỗ phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà các yếu tố này tùy thuộc theo mục đích sử dụng cuối cùng. Tuổi thọ của gỗ trong sử dụng có liên quan đến tỷ lệ gỗ dác, gỗ chuyển tiếp và gỗ non, bởi vì gỗ dác và gỗ lõi thường có độ bền khác nhau.

Trong nhiều trường hợp với sản phẩm gỗ giữ ẩm có thể có ảnh hưởng đáng k đến tuổi thọ sử dụng, do độ ẩm là yếu tố chủ yếu kim soát khả năng có thể hoặc không thể bị nấm gây hại. Với gỗ có cùng khả năng chống nấm mục gây hại như nhau, tuổi thọ gỗ có khả năng thấm nước ít hơn sẽ bền hơn trong sử dụng.

Đáng chú ý nhất trong điều kiện sử dụng 3, khả năng thẩm của vật liệu thiết kế của thành phần/cấu trúc để thoát nước và tránh nước và trong một vài trường hợp bảo quản các bộ phận cấu trúc đó có thể cải thiện tuổi thọ của gỗ trong sử dụng.

Tuổi thọ của gỗ trong một môi trường sử dụng có thể khác nhau ngay cả cùng một vị trí địa lý. Điều này có thể do nhiều yếu tố như sự khác nhau về mức độ nguy hại với sinh học, khí hậu, vi khí hậu,...

F.2  Nguyên tắc đánh giá tuổi thọ

Để hiểu biết về tuổi thọ của gỗ trong khi sử dụng cần biết về sự kết hợp của các thông số cơ bản tạo nên cấp độ bền của gỗ, khả năng thấm nước của gỗ với nước và độ ẩm ở điều kiện sử dụng cuối cùng.

Tuổi thọ có thể được xác định bằng bộ thử nghiệm trong phòng thí nghiệm thích hợp kể cả phương pháp lão hóa phù hợp hoặc bằng thử nghiệm bãi thử tương đồng với điều kiện sử dụng. Nếu có dữ liệu thử nghiệm hiện trường thì sẽ ưu tiên hơn thử nghiệm phòng thí nghiệm. Nếu không có dữ liệu từ thử nghiệm hiện trường có sẵn thì sự phân cấp dự phòng sử dụng dữ liệu từ thử nghiệm phòng thí nghiệm.

EN 252 được sử dụng để đánh giá tuổi thọ của gỗ và sản phẩm gỗ đối với sự phá hại sinh học (nấm mục và mối) theo thời gian. Lấy ít nhất 30 mẫu gỗ hoặc sản phẩm gỗ thay cho gỗ được xử lý ngâm tẩm theo tiêu chuẩn này. Các mẫu gỗ dác của gỗ thông và gỗ bồ đề (hoặc bất kỳ loại gỗ khác không có khả năng kháng nấm mục và mối) sẽ được sử dụng như mẫu đối chứng để xác định hoạt động của mối ngoài hiện trường thông qua thử nghiệm. Mẫu đối chứng sẽ được thay thế khi mẫu hỏng. Sự so sánh giữa mẫu thử và mẫu đối chứng ở thời gian trước có thể là một tiêu chí để đánh giá.

Tuy nhiên, cho đến nay không có quy trình thử nghiệm đối chứng được xây dựng.

F.3  Nguyên tắc phân cấp tuổi thọ

Các thử nghiệm độ bền giúp cho phân cấp tuổi thọ của gỗ chống lại vật liệu đã được thử trong cùng phương pháp.

Các kết quả không thể hiện hoàn toàn giá trị hiệu quả sử dụng nhưng các kết quả cho phép phân cấp tuổi thọ của gỗ và sản phẩm gỗ khác nhau đối với hiện trường thử nghiệm và xác định cấp độ sử dụng.

 

Phụ lục G

(Tham khảo)

Mẫu yêu cầu bổ sung dữ liệu mới về các loại gỗ, sản phẩm gỗ

G.1  Nhận biết sa đổi

Loại gỗ

Vn đề sa đổi (Tích vào các ô có liên quan)

a) Tên khoa học

b) Tên chung (thương mại)

c) Nguồn gốc

Bổ sung các loại gỗ □

Bổ sung sản phẩm gỗ □

Sửa đổi dữ liệu hiện có (tham khảo trong tiêu chuẩn này) □

Gỗ cây lá kim □/ gỗ cây lá rộng □

Độ bền

Đề xuất liên quan đến độ bền tự nhiên với nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm □

Nấm đảm □/ Nấm mục mềm □

Đề xuất liên quan đến độ bền tự nhiên với nấm thử nghiệm ngoài bãi thử tự nhiên □

Đề xuất liên quan đến độ bền tự nhiên với côn trùng hại gỗ □

Xén tóc Stromatium longicorne /mọt Lyctus brunneus □

Mối Coptotermes

Khác □

Kết quả độ bền tự nhiên với hà hại gỗ □

Khả năng tẩm □

Khối lượng □

Khác □

G.2  Đề xuất

Sử dụng các ký hiệu và các cấp độ bền theo phương pháp thử của tiêu chuẩn này

Thông tin chung các loại gỗ

Khối lượng riêng (kg/m3)

Giá trị trung bình tại độ m 12 %

Độ bn

Độ bn với nm

Sinh vật thử nghiệm

Phân cấp độ bn

Phương pháp thử

Nhận xét

Nấm Basidiomycetes

 

CEN /TS15083-1

 

Nấm Soft rot

 

CEN /TS15083-2

(TCVN 10751, EN 252)

 

Độ bền với xén tóc, mọt hại gỗ

Stromatium longicorne

Lyctus brunneus

Khác

 

EN 46-1

EN 20-1

EN 49-1

 

Độ bền với mối hại gỗ

Coptotermes

 

TCVN 11355, EN 117

 

Độ bền với hà bin hại gỗ

Teredinae

 

EN 275

 

G.3  Thông tin về dữ liệu

Nguồn gốc dữ liệu

- Sửa đổi các phương pháp thử nghiệm (EN, CEN, TS, TCVN).

- Kết quả có sẵn, được công bố.

- Kết quả thực nghiệm.

G.4  Nguồn gốc thông tin

- Tên cá nhân đề xuất

- Cơ quan hoặc tổ chức

- Địa chỉ e mail

G.5  Nhận xét

G.6  Địa điểm và thời gian

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 8044:2014 (ISO 3129), Gỗ - Phương pháp lấy mẫu và yêu cầu chung đối với thử nghiệm cơ lý của mẫu nhỏ từ gỗ tự nhiên.

[2] TCVN 7790-2:2019 (ISO 2859-2), Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 2: Phương án lấy mẫu xác định theo mức giới hạn chất lượng (LQ) đ kiểm tra lô riêng lẻ.

[3] TCVN 11346-1:2016, Độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm gỗ - Gỗ nguyên được xử lý bảo quản - Phần 1: Phân loại độ sâu và lượng thuốc thấm.

[4] TCVN 11356-1:2016, Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống nấm gây biến màu gỗ - Phương pháp trong phòng thí nghiệm.

[5] TCVN 11935-5:2018, Sơn và vecni - Vật liệu phủ và hệ phủ cho gỗ ngoại thất - Phần 5: Đánh giá độ thấm nước dạng lỏng.

[6] TCVN 8167:2019, Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Loại điều kiện sử dụng.

[7] TCVN 12715:2019, Gỗ dán - Độ bền sinh học - Hướng dẫn chọn gỗ dán trong các điều kiện sử dụng.

[8] TCVN 12716:2019, Độ bền của gỗ và sn phẩm gỗ - Độ bền tự nhiên của gỗ - Hướng dẫn phân cấp độ bền của gỗ dùng trong các điều kiện sử dụng.

[9] EN 16818, Durability of wood and wood-based products - Moisture dynamics of wood and wood- based products.

[10] CEN/TR 14734, Durability of wood and wood-based products - Determination of treatability of timber species to be impregnated with wood preservatives - Laboratory method.

[11] EN 1001-2, Durability of wood and wood based products - Terminology - Part 2: Vocabulary.

[12] EN 15534-1, Composites made from cellulose-based materials and thermopplastic (usually called wood-polymer composites (WPC) or natural fibre composites (NFC)) - Part 1: Test methods for characterisation of compounds and products.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi