Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-3:2022 Giống cây trồng nông nghiệp - Phần 3

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13382-3:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-3:2022 Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định - Phần 3: Giống cam
Số hiệu:TCVN 13382-3:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:07/09/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13382-3:2022

GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH- PHẦN 3: GIỐNG CAM

Agricultural varieties - Testing for distinctness, uniformity and stability - Part 4: Orange varieties

Lời nói đầu

TCVN 13382-3:2022 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13382-3:2022 Ging cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định gồm các phần sau:

TCVN 13382-1:2021, Phần 1: Giống lúa

TCVN 13382-2:2021, Phần 2: Giống ngô

TCVN 13382-3:2022, Phần 3: Giống cam

TCVN 13382-4:2022, Phần 4: Giống bưởi

TCVN 13382-5:2022, Phần 5: Giống chuối

TCVN 13382-6:2022, Phn 6: Giống cà phê

 

GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH - PHẦN 3: GIỐNG CAM

Agricultural varieties - Testing for distinctness, uniformity and stability - Part 4: Orange varieties

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của giống cam chanh (Citrus sinensis) và cam sành (lai giữa quýt - Citrus reticulata với cam chanh - Citrus sinensis).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):

TCVN 9302: 2013 Cây giống cam, quýt, bưởi - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 9993: 2013 Nước quả - Xác định hàm lượng chất rắn hòa tan - Phương pháp đo tỷ trọng

3  Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1.1

Giống khảo nghiệm (Candidate varieties)

Giống mới được đăng ký khảo nghiệm

3.1.2

Giống đối chứng (Check varieties)

Bao gồm các giống cam được bảo hộ, giống đã được chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ, công nhận lưu hành, công nhận lưu hành đặc cách, công nhận chính thức tại Việt Nam và các giống cam thuộc danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

3.1.3

Giống tương tự (Similar varieties)

Giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm và có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống kho nghiệm.

3.1.4

Mu chuẩn (Standard sample)

Mu giống đối chứng có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được lưu giữ tại tổ chức, cá nhân giống đăng ký công nhận lưu hành, đăng ký công nhận lưu hành đặc cách hoặc tổ chức khảo nghiệm DUS giống cam được công nhận.

3.1.5

Tính trạng đặc trưng (Characteristics)

Tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.

3.1.6

Cây khác dạng (Off - type)

Cây khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.

3.2  Chữ viết tắt

Tiêu chuẩn này sử dụng các chữ viết tắt sau:

DUS

Tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định.

QL

Tính trạng chất lượng.

QN

Tính trạng số lượng.

PQ

Tính trạng giả chất lượng.

MG

Đo đếm một nhóm cây hoặc một số bộ phận của một nhóm cây.

MS

Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu.

VG

Quan sát một nhóm cây hoặc một số bộ phận của một nhóm cây.

VS

Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu.

LSD

Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.

4  Yêu cầu về khảo nghiệm

4.1  Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống cam

- Trang thiết bị phục vụ cho quá trình khảo nghiệm như: kính lúp, bảng so màu, máy tính, máy in, thiết bị ghi hình, phần mềm xử lý số liệu;

- Thiết bị, dụng cụ đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn định kỳ theo quy định, bao gồm: thiết bị đo mức bội thể, thiết bị đo tổng lượng chất rắn hòa tan và các dụng cụ thiết bị đo lường khác có độ chính xác đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm (nếu có).

- Vật dụng để thiết kế, triển khai thí nghiệm trên đồng ruộng như: thước, bình phun hoặc máy phun thuốc bảo vệ thực vật, bảng, biển hiệu phục vụ khảo nghiệm và các dụng cụ cần thiết khác;

- Đủ diện tích đất để bố trí khảo nghiệm trên đồng ruộng, tối thiểu là 400 m2;

- Bộ mẫu chuẩn của các giống đối chứng.

- hệ thống nhà lưới với các điều kiện phù hợp để lưu giữ mẫu chuẩn như: đủ ánh sáng, nước tưới để cây trồng sinh trưởng phát triển. Chống được côn trùng, chuột. Nhà lưới phải đảm bảo cách ly nguồn sâu bệnh với môi trường.

4.2  Tính trạng đặc trưng của giống

- Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cam theo quy định tại Phụ lục A.

- Tính trạng chính được đánh giá đầy đủ trong quá trình khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cam, tính trạng bổ sung được sử dụng khi giống khảo nghiệm không khác biệt với giống tương tự về các tính trạng chính.

- Mỗi trạng thái biểu hiện được xác định bằng một mã số tương ứng như nêu tại Phụ lục A.

- Đối với tính trạng chất lượng và giả chất lượng: tất cả các trạng thái biểu hiện của tính trạng đều được thể hiện trong bảng tính trạng đặc trưng của giống.

- Đối với tính trạng số lượng có nhiều trạng thái biểu hiện: để giảm thiểu kích thước của bảng tính trạng, các trạng thái biểu hiện của tính trạng thường được viết rút gọn.

4.3  Vật liệu khảo nghiệm

4.3.1  Giống khảo nghiệm

4.3.1.1  Lượng giống gửi khảo nghiệm: số lượng cây giống tối thiểu gửi đến tổ chức khảo nghiệm để khảo nghiệm là 15 cây ghép 1 năm tuổi.

4.3.1.2  Chất lượng giống gửi khảo nghiệm

Cây giống gửi khảo nghiệm phải đảm bảo chất lượng theo TCVN 9302:2013.

Cây giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi tổ chức khảo nghiệm yêu cầu và phải cung cấp đầy đủ thông tin trong quá trình xử lý.

4.3.1.3  Thời gian gửi giống khảo nghiệm

Tổ chức, cá nhân gửi giống khảo nghiệm trước thời vụ trồng tối thiểu 20 ngày. Khi gửi giống phải có tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục B.

4.3.2  Giống đối chứng

4.3.2.1  Xác định giống đối chứng

Trong Tờ khai kỹ thuật đăng ký khảo nghiệm tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm có thể đề xuất các giống tương tự với giống khảo nghiệm làm đối chứng và ghi rõ những tính trạng khác biệt so với giống khảo nghiệm. Tổ chức khảo nghiệm xác định các giống được chọn làm giống đối chứng.

4.3.2.2  Chất lượng giống đối chứng

Giống đối chứng được lấy từ bộ mẫu chuẩn của tổ chức khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết tổ chức khảo nghiệm đề nghị tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm cung cấp giống đối chứng và tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm phải có bằng chứng xác nhận chất lượng giống đối chứng. Chất lượng giống đối chứng như quy định tại 4.3.1.2.

4.3.3.  Lưu mẫu giống: Khi gửi giống cam mới khảo nghiệm DUS thì tác giả tự lưu giữ 15 cây cam ghép 01 năm tuổi. Lưu mẫu giống cam mới được thực hiện cùng thời điểm gửi mẫu giống khảo nghiệm.

4.4  Phân nhóm giống khảo nghiệm

Các giống khảo nghiệm được phân nhóm dựa theo các tính trạng đặc trưng sau:

- Quả: chiều dài (Tính trạng 29)

- Quả: đường kính (Tính trạng 30)

- Bề mặt quả: màu sắc chiếm ưu thế (Tính trạng 51)

- Quả: sự xuất hiện của rốn quả (quan sát bên trong) (Tính trạng 77)

- Thời gian chín của quả thương phẩm (Tính trạng 91)

5  Phương pháp khảo nghiệm

5.1  Cách tiến hành

5.1.1  Thời gian khảo nghiệm

Tối thiểu trong hai chu kỳ ra quả độc lập

5.1.2  Điểm khảo nghiệm

Bố trí 1 điểm khảo nghiệm, nếu tính trạng không thể đánh giá được ở điểm đó thì có thể bố trí thêm một điểm bổ sung.

5.1.3  Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí tối thiểu 2 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại giống khảo nghiệm và giống đối chứng trồng 5 cây. Khoảng cách cây cách cây là 5m, hàng cách hàng là 5m.

5.1.4  Các biện pháp kỹ thuật

Áp dụng theo quy định tại Phụ lục C.

5.2  Phương pháp đánh giá

5.2.1  Yêu cầu chung

Các tính trạng được đánh giá vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây cam. Đánh giá theo dõi các tính trạng đặc trưng theo hướng dẫn tại Phụ lục D.

Tất cả các quan sát để đánh giá tính khác biệt phải được tiến hành trên các cây riêng biệt sau khi trồng 3 năm, trên 5 cây ngẫu nhiên hoặc các bộ phận của 5 cây mẫu đó cho một lần nhắc lại. Các tính trạng trên lá, hoa, quả chọn 5 mẫu đại diện cho 1 cây để tiến hành đo đếm. Các tính trạng khác được tiến hành trên tất cả các cây của ô thí nghiệm.

5.2.2  Đánh giá tính khác biệt

Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự. Giống khảo nghiệm được coi là khác biệt với giống tương tự khi có ít nhất một tính trạng khác biệt rõ ràng với giống tương tự.

Đối với tính trạng QL và PQ giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện ở hai trạng thái khác nhau thì được coi là khác biệt.

Đối với tính trạng QN đánh giá theo phương pháp quan sát (VS, VG): giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện hai trạng thái khác nhau với khoảng cách tối thiểu là 2 mã số thì được coi là khác biệt.

Đối với tính trạng QN đánh giá theo phương pháp đo đếm (MS, MG): giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện ở hai trạng thái khác nhau với khoảng cách tối thiểu là 1 mã số và bằng 1 khoảng cách trong thang điểm của giống điển hình hoặc dựa vào giá trị LSD độ tin cậy tối thiểu 95 % thì được coi là khác biệt.

5.2.3  Đánh giá tính đồng nhất

Phương pháp đánh giá tính đồng nhất căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng của tất cả cây trên ô thí nghiệm. Áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1% ở độ tin cậy tối thiểu 95%. Số cây quan sát là 10 (2 lần nhắc lại), số cây khác dạng tối đa cho phép là 0.

5.2.4  Đánh giá tính ổn định

Tính ổn định của giống được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ khảo nghiệm.

Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng cây giống nhân vô tính từ cây khảo nghiệm hoặc trồng từ nguồn giống mới. Giống tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở vụ khảo nghiệm sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở vụ trước.

5.3  Báo cáo kết quả khảo nghiệm: Theo quy định tại Phụ lục E

 

Phụ lục A

(Quy định)

Tính trạng đặc trưng của giống

Bảng A.1 - Các tính trạng đặc trưng

Tính trạng

Trạng thái biểu hiện

số

I

Tính trạng chính

 

 

1. (+) QL, VS

Mức bội thể

Nhị bội

2

Tam bội

3

Tứ bội

4

2. (*) (+) PQ, VG

Cây: đặc điểm sinh trưởng

Thẳng đứng

1

Xòe ngang

2

Rủ xuống

3

3. (+) QN, VG

Cây: mật độ gai

Không có hoặc thưa

1

Trung bình

2

Dày

3

4. QN, VG/MS

Cây: chiều dài của gai

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

5. (+) (a) QN, MS

Phiến lá: chiều dài

(lá chét đỉnh trong trường hợp lá có dạng lá kép)

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

6. (+) (a) QN, MS

Phiến lá: chiều rng

(lá chét đỉnh trong trường hợp lá có dạng lá kép)

Hẹp

3

Trung bình

5

Rộng

7

7. (a) QN, MS

Phiến lá: tỷ lệ dài/rộng

(lá chét đỉnh trong trường hợp lá có dạng lá kép)

Nhỏ

3

Trung bình

5

Lớn

7

8. (a) QN, VG

Phiến lá: hình dạng mặt cắt ngang

(lá chét đỉnh trong trường hợp lá có dạng lá kép)

Phẳng hoặc hơi lõm

1

Lõm

2

Lõm nhiều

3

9. (a) QN, VG

Phiến lá: độ vặn

Không có hoặc ít

1

Trung bình

2

Nhiều

3

10. (a) QN, VG

Phiến lá: độ phồng

Không có hoặc ít

1

Trung bình

2

Nhiều

3

11. (a) QN, VG

Phiến lá: mức độ xanh

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

12. (a) QN, VG

Phiến lá: mức độ lượn sóng của mép lá

Không có hoặc ít

1

Trung bình

2

Nhiều

3

13. (+) (a) PQ, VG

Phiến lá: vết rạch của mép lá

Không có

1

Dạng khía

2

Dạng răng cưa

3

14. (+) (a) PQ, VG

Phiến lá: hình dạng đỉnh

Rất nhọn

1

Nhọn

2

3

Tròn

4

15.(+) (a) QL, VG

Phiến lá: vết xẻ ở đỉnh

Không có

1

9

16. (+) (a) QN, MS

Cuống lá: chiều dài

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

17. (+) (a) QL, VG

Cuống lá: sự có mặt của cánh

Không có

1

9

18. (+) (a) QN, VG/MS

Cuống lá: chiều rộng của cánh

(Chỉ với các giống có cánh ở cuống lá)

Hẹp

3

Trung bình

5

Rộng

7

19. (+) (b) QN, VG/MS

Hoa: đường kính của đài hoa

Nhỏ

3

Trung bình

5

Lớn

7

20. (+) (b) QN, VG/MS

Hoa: chiều dài cánh hoa

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

21. (+) (b) QN, VG/MS

Hoa: chiều rộng cánh hoa

Hẹp

3

Trung bình

5

Rộng

7

22. (b) QN, MS

Hoa: tỷ lệ dài/rộng của cánh hoa

Nhỏ

3

Trung bình

5

Lớn

7

23. (+) (b) QN, VG/MS

Hoa: chiều dài nhị

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

24. (b) QL, VG

Hoa: đế nhị

Không có

1

9

25. (b) PQ, VG

Bao phấn: màu sắc

Trắng

1

Vàng nhạt

2

Vàng

3

26. (+) (b) QN, VG

Bao phấn: sức sống của hạt phấn

Không có hoặc thấp

1

Trung bình

2

Cao

3

27. (+) (b) QN, VG/MS

Vòi nhụy: chiều dài

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

28. (b) PQ, VG

Vòi nhụy: hình dạng

Thẳng

1

Cong

2

Xoắn

3

29. (*) (+) (c) QN, MS

Quả: chiều dài

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

30. (*) (+) (c) QN, MS

Quả: đường kính

Nhỏ

3

Trung bình

5

Lớn

7

31. (*) (c) QN, MS

Qu: tỷ lệ chiều dài/đường kính

Nhỏ

3

Trung bình

5

Lớn

7

32. (*) (c) QN, VG

Quả: vị trí phần rộng nhất

Hướng về cuống

1

Ở giữa

2

Hướng về đáy quả

3

33. (+) (c) PQ, VG

Quả: hình dạng chung của phần cuống (loại trừ cổ, vòng cổ và phần lõm của cuống qu)

Phẳng

1

Hơi tròn

2

Tròn

3

Nón

4

34. (*) (+) (c) QL, VG

Quả: vết lõm tại cuống (Chỉ với các giống không có cổ quả)

Không có

1

9

35. (c) QN, VG

Quả: mức độ vết lõm tại cuống (Chỉ với các giống không có cổ quả)

Nông

3

Trung bình

5

Sâu

7

36. (c) QN, VG

Quả: số lượng vết khía hình nan quạt ở đáy

Không có hoặc ít

1

Trung bình

2

Nhiều

3

37. (c) QN, VG/MS

Quả: chiều dài vết khía hình nan quạt ở đáy

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

38. (+) (c) QL, VG

Quả: sự xuất hiện của vòng cổ

Không có

1

Có

9

39. (+) (c) QN, VG

Quả: hình dạng chung của phần đáy (loại trừ núm, vết lồi và lõm ở đáy quả)

Phẳng

1

Hơi tròn

2

Rất tròn

3

40. (*) (+) (c) QL, VG

Quả: sự xuất hiện của vết lõm ở đáy

Không có

1

Có

9

41. (*) (c) QL, VG

Quả: sự xuất hiện của núm

Không có

1

Chưa hoàn chỉnh

2

Hoàn chỉnh

3

42. (+) (c) QL, VG

Quả: kiểu núm

Nhẵn

1

Có rãnh

2

Gồ ghề

3

43. (c) QN, VG/MS

Quả: đường kính núm

Nhỏ

3

Trung bình

5

Lớn

7

44. (c) QN, VG/MS

Quả: đường kính của sẹo hoa

Nhỏ

3

Trung bình

5

Lớn

7

45. (c) PQ, VG

Quả: sự tồn tại của vòi nhụy

Không có

1

Có một phần

2

Có toàn bộ

3

46. (c) PQ, VG

Qu: sự xuất hiện của rốn

Không có

1

Đôi khi có

2

Luôn luôn có

3

47. (c) QN, VG/MS

Quả: đường kính rốn

Nhỏ

3

Trung bình

5

To

7

48. (c) QN, VG

Quả: mức độ lồi ra của rốn

Không có hoặc ít

1

Trung bình

2

Nhiều

3

49. QL, VG

Quả: sự xuất hiện vết khía nan quạt ở đáy

Không có

1

9

50. (c) QL, VG

Quả: vết đốm

Không có

1

Có

9

51. (*) (+) (c) (d) PQ, VG

Bề mặt quả: màu sắc chiếm ưu thế

Xanh

1

Xanh vàng

2

Vàng nhạt

3

Vàng

4

Vàng cam

5

Cam trung bình

6

Cam đậm

7

Đỏ cam

8

Đỏ

9

52. (+) (c) (d) QN, VG

Bề mặt quả: độ nhám

Nhẵn

3

Trung bình

5

Nhám

7

53. (c) (d) PQ, VG

Bề mặt quả: kích cỡ túi tinh dầu

Tất cả như nhau

1

To và nhỏ xen kẽ

2

54. (c) (d) QN, VG

Bề mặt quả: kích cỡ túi tinh dầu lớn

Nhỏ

3

Trung bình

5

Lớn

7

55. (c) (d) QN, VG

Bề mặt quả: sự nhận biết các túi tinh dầu lớn

Mờ

3

Trung bình

5

7

56. (+) (c) (d) PQ, VG

Bề mặt quả: sự xuất hiện của vết rỗ và túi tinh dầu

Không có

1

Chỉ có túi tinh dầu

2

Chỉ có vết rỗ

3

cả vết rỗ và túi tinh dầu

4

57. (c) (d) QN, VG

Bề mặt quả: mật độ vết rỗ (Giống bề mặt quả: chỉ xuất hiện vết rỗ)

Thưa

3

Trung bình

5

Dày

7

58. (c) (d) QN, VG

Bề mặt quả: mật độ túi tinh dầu (Giống có bề mặt quả: chỉ xuất hiện túi tinh dầu)

Thưa

3

Trung bình

5

Dày

7

59. (c) (d) QN, VG

Bề mặt quả: mức độ xuất hiện túi tinh dầu (Giống có bề mặt quả: chỉ xuất hiện túi tinh dầu)

Ít

3

Trung bình

5

Nhiều

7

60. (*) (+) (c) (d) QN, VG

Vỏ quả: độ dầy

Mỏng

3

Trung bình

5

Dày

7

61. (c) (d) QN, VG

Vỏ quả: độ bền

Yếu

3

Trung bình

5

Chắc

7

62. (c) PQ, VG

Quả: màu sắc cùi quả

Xanh nhạt

1

Trắng

2

Vàng nhạt

3

Cam nhạt

4

Hồng

5

Đỏ nhạt

6

63. (c) (e) QL, VG

Quả: sự khác nhau của màu tép quả

Không có

1

Có

9

64. (c) (e) QL, VG

Quả: múi hai màu

Không có

1

Có

9

65. (c) (e) QL, VG

Quả: sự phân bố của sắc tố đỏ (Chỉ với quả múi có 2 màu)

Sự phân bố đều

1

Chủ yếu là mép

2

66. (*) (+) (c) (e) PQ, VG

Quả: màu chính của thịt quả

Cam nhạt

1

Cam

2

Cam đậm

3

Đỏ cam

4

Đỏ

5

67. (c) (e) QL, VG

Quả: vị đắng của thịt qu

Không có

1

Có

9

68. (c) (e) QN, VG

Quả: độ đặc lõi

Không có hoặc rất ít

1

Ít đặc

3

Trung bình

5

Đặc

7

Rất đặc

9

69. (+) (c) (e) QN, VG/MS

Quả: đường kính lõi

Nhỏ

3

Trung bình

5

Lớn

7

70. (c) (e) QN, VG

Quả: sự xuất hiện của múi lép

Không có hoặc ít

1

Trung bình

2

Nhiều

3

71. (c) (e) QN, MS

Quả: số lượng múi phát triển hoàn chỉnh

Ít

3

Trung bình

5

Nhiều

7

72. (c) (e) QN, VG

Quả: sự liên kết giữa các vách múi liền nhau

Yếu

3

Trung bình

5

Chắc

7

73. (c) (e) QN, VG

Quả: độ bền của vách múi

Yếu

3

Trung bình

5

Chắc

7

74. (+) (c) (e) QN, VG/MS

Quả: chiều dài của tép

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

75. (c) (e) QN, VG/MS

Quả: độ dầy của tép

Mỏng

3

Trung bình

5

Dày

7

76. (c) (e) QN, VG

Qu: sự liên kết của tép

Yếu

3

Trung bình

5

Chắc

7

77. (*) (c) PQ, VG

Quả: sự xuất hiện của rốn quả (quan sát bên trong)

Không có hoặc rất ít

1

Đôi khi có

2

Luôn luôn có

3

78. (c) QN, VG

Quả: kích cỡ của rốn (quan sát bên trong)

Nhỏ

3

Trung bình

5

Lớn

7

79. (c) QN, MG

Qu: nước quả

Ít

3

Trung bình

5

Nhiều

7

80. (+) (c) QN, MG

Nước quả: tổng lượng chất rắn hòa tan (độ brix)

Thấp

3

Trung bình

5

Cao

7

81. (c) QN, VG

Nước quả: vị chua

Rất ít

1

Ít

3

Trung bình

5

Nhiều

7

82. (+) (c) QN, VG

Quả: số lượng hạt (được thụ phấn tự do)

Không có hoặc rất ít

1

Ít

3

Trung bình

5

Nhiều

7

83. (*) (+) (f) QL, VG

Hạt: sự đa phôi

Không có

1

9

84. (f) QN, MS

Hạt: chiều dài

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

85. (f) QN, MS

Hạt: chiều rộng

Hẹp

3

Trung bình

5

Rộng

7

86. (f) QL, VG

Hạt: bề mặt

Nhẵn

1

Nhăn

2

87. (f) QN, VG

Ht: mức độ nhô lên của nếp nhăn (Với giống hạt bề mặt nhăn)

Ít

3

Trung bình

5

Nhiều

7

88. (f) PQ, VG

Hạt: màu sắc vỏ

Xanh nhạt

1

Trắng

2

Vàng nhạt

3

Hồng nhạt

4

Nâu nhạt

5

89. (f) PQ, VS

Hạt: màu sắc bên trong của vỏ

Trắng

1

Vàng nhạt

2

Nâu nhạt

3

Nâu trung bình

4

Nâu đậm

5

Đỏ

6

Tím

7

90. (f) PQ, VS

Hạt: màu sắc lá mầm (Chỉ với giống có hạt đa phôi)

Trắng

1

Kem

2

Xanh nhạt

3

Xanh đậm

4

91. (*) (+) QN, MG

Thời gian chín của quả thương phẩm

Sớm

3

Trung bình

5

Muộn

7

92. (*) (+) (c) QL, VS

Qu: tính tạo quả không hạt

Không có

1

Có

9

II

Tính trạng bổ sung

 

 

93.(c) (e) QN, VG

Quả: sự nhận biết vỏ tép

Khó

3

Trung bình

5

Dễ

7

94. (+) (c) QN, VG

Quả: độ bền của mô sợi

Ít

3

Trung bình

5

Nhiều

7

95. (+) QL, VG

Cây: tính tự bất tương hợp

Không có

1

9

CHÚ THÍCH:

(*) Tính trạng được sử dụng cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được.

(+) Tính trạng được giải thích, minh họa và hướng dẫn theo dõi tại phụ lục D

(a) Các tính trạng về lá được thực hiện trên lá đã phát triển đầy đủ ở giữa tầng thứ 3 của cành mang quả (không phải cành vượt)

(b) Các tính trạng về nụ hoa và hoa được tiến hành tại thời điểm hoa nở rộ, việc đánh giá hoa phải được thực hiện vào ngày nở hoa đầu tiên.

(c) Các tính trạng về quả tươi được đánh giá ở giai đoạn chín phù hợp nhất, thực hiện hàng tuần, đánh giá trên quả ở ngoài tán cây, không đánh giá quả phía trong tán cây và quả dị dạng.

(d) Các tính trạng trên bề mặt quả và vỏ quả được đánh giá trên các quả ở tầng giữa ( giữa tầng quả gốc và tầng quả ngọn)

(e) Các tính trạng về thịt quả được đánh giá trên mặt cắt ngang ở phần giữa quả.

(f) Các tính trạng về hạt được đánh giá trên hạt tươi

 

Phụ lục B

(Quy định)

Tờ khai

B.1  Đơn đăng ký khảo nghiệm

Đơn đăng ký khảo nghiệm bao gồm các nội dung sau:

- Tên tổ chức, cá nhân có giống khảo nghiệm:

Địa chỉ:

Điện thoại:                                        Fax:                                          Email:

- Nội dung đăng ký khảo nghiệm:

+ Tên giống khảo nghiệm:

+ Tên tổ chức, cá nhân chọn tạo:

+ Số thông báo chấp nhận đơn:

- Vụ khảo nghiệm:                                      Năm:

- Xác nhận của tổ chức/cá nhân đăng ký khảo nghiệm.

B.2  Tờ khai kỹ thuật

Tờ khai kỹ thuật bao gồm các nội dung sau:

B.2.1  Loài cây trồng:

B.2.2  Tên giống:

B.2.3  Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm

- Tên tổ chức:

- Họ tên cá nhân:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:                                        Fax:                                  E.mail:

B.2.4  Họ và tên, địa chỉ tác giả giống

1.

2.

3.

B.2.5  Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo

B.2.5.1  Vật liệu

- Tên giống bố, mẹ:

- Nguồn gốc vật liệu:

B.2.5.2  Phương pháp chọn tạo

- Công thức lai:

- Xử lí đột biến:

- Phát hiện mới và phát triển (ghi rõ nơi và thời gian phát hiện và phát triển):

- Phương pháp khác:

B.2.5.3  Thời gian và địa điểm chọn tạo

- Thời gian chọn tạo, phát hiện:

- Địa điểm thực hiện:

B.2.6  Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài

1. Nước

ngày

tháng

năm

2. Nước

ngày

tháng

năm

B.2.7  Một số đặc điểm chính của giống

Bảng B.1- Một số đặc điểm chính của giống

Tính trạng

Trạng thái biểu hiện

số

(*)

1. Quả: chiều dài (Tính trạng 29)

Ngắn

3

 

Trung bình

5

 

Dài

7

 

2. Quả: đường kính (Tính trạng 30)

Nhỏ

3

 

Trung bình

5

 

Lớn

7

 

3. Bề mặt quả: màu sắc chiếm ưu thế (Tính trạng 51)

Xanh

1

 

Xanh vàng

2

 

Vàng nhạt

3

 

Vàng

4

 

Vàng cam

5

 

Cam trung bình

6

 

Cam đậm

7

 

Đỏ cam

8

 

Đỏ

9

 

4. Quả: màu chính của thịt quả (Tính trạng 66)

Cam nhạt

1

 

Cam

2

 

Cam đậm

3

 

Đỏ cam

4

 

Đỏ

5

 

5. Quả: sự xuất hiện của rốn quả (quan sát bên trong) (Tính trạng 77)

Không có hoặc rất ít

1

 

Đôi khi có

2

 

Luôn luôn có

3

 

6. Thời gian chín của quả thương phẩm (Tính trạng 91)

Sớm

3

 

Trung bình

5

 

Muộn

7

 

7. Quả: tính tạo quả không hạt (Tính trạng 92)

Không có

1

 

9

 

Chú thích: (*) đánh dấu (+) hoặc điền số cụ thể vào ô trống cho phù hợp với trạng thái biểu hiện của giống.

B.2.8  Giống tương tự tác giả đề xuất và sự khác biệt so với giống khảo nghiệm

Bảng B.2 - Sự khác biệt giữa giống tương tự tác giả đề xuất và giống khảo nghiệm

Tên giống tương tự tác giả đề xuất

Những tính trạng khác biệt

Trạng thái biểu hiện

Giống tương tự tác giả đề xuất

Giống khảo nghiệm

(Ví dụ)

Bề mặt quả: màu sắc chiếm ưu thế

Cam trung bình

Cam đậm

 

 

 

 

 

 

 

 

B.2.9  Những thông tin có liên quan khác

B.2.9.1  Chống chịu sâu bệnh:

B.2.9.2  Các yêu cầu đặc biệt về môi trường để khảo nghiệm giống:

B.2.9.3  Những thông tin khác:

 

 

Ngày     tháng     năm
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục C

(Quy định)

Quy trình kỹ thuật canh tác

C.1  Thời vụ

Theo khung thời vụ tốt nhất tại địa phương nơi khảo nghiệm.

C.2  Làm đất

Đất làm thí nghiệm phải có tầng canh tác dày từ 1 m trở lên, giàu mùn dinh dưỡng kết cấu xốp, thoát nước tốt, độ pH từ 5-7 là thích hợp.

C.3  Phân bón

Bón phân cho cây cam tùy thuộc vào tuổi cây, đất đai và giống.

* Cây từ 1 - 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả - giai đoạn kiến thiết cơ bản). Mỗi năm bón 4 đợt vào tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11.

- Lượng bón mỗi cây:

Năm trồng

Phân hữu cơ (kg)

Đạm sun fat (gam)

Lân supe (gam)

Kaliclorua (gam)

Vôi bột (kg)

Năm thứ 1

-

350

500

500

-

Năm thứ 2

25

700

500

500

2

Năm thứ 3

-

1000

800

800

-

- Cách bón

+ Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali

+ Đợt bón tháng 5: 20% đạm + 20% kali

+ Đợt bón tháng 8: 20% đạm + 20% kali

+ Đợt bón tháng 11: 20% đạm + 20% kali + 100% lân + 100% vôi

* Cây lớn từ 4 tuổi trở lên (giai đoạn cây quả). Mỗi năm bón 4 đợt vào tháng 2, tháng 5, tháng 7 và tháng 11.

- Lượng bón cho mỗi cây:

Loại phân

Tuổi cây

4

5

6

7

8

9

Đạm sunfat (kg)

1,2

1,8

1,9

2

2

2,5 - 3

Lân supe (kg)

1

1,2

1,2

1,5

1,7

1,7 - 2

Kali clorua (kg)

0,8

0,9

1

1,2

1,5

1,5 - 1

Vôi bột (kg)

2

-

2

-

2

-

Phân hữu cơ (kg)

30

-

50

-

50

-

- Cách bón

Bón đợt tháng 2 (thúc cành xuân và đón hoa): 40% đạm + 40% kali

Bón đợt tháng 5 (thúc cành hè và nuôi quả): 30% đạm + 30% kali

Bón đợt tháng 7 (thúc cành thu và tăng trọng lượng quả): 30% đạm + 30% kali

Bón đợt tháng 11 (bón cơ bản tăng sức chống đỡ qua đông): 100% phân hữu cơ + 100% vôi + 100% lân

Bón theo tán cây: cuốc một rãnh rộng từ 30 cm từ mép tán vào trong, sâu 30 cm, phân trộn đều với nhau và rẵc vào rãnh, lấp đất (mỗi lần bón kết hợp với làm cỏ và ủ lại gốc)

C.4  Kỹ thuật trồng và chăm sóc

- Mật độ và khoảng cách trồng: Trồng 1 hàng, khoảng cách cây cách cây 5,0 m, khoảng cách giữa các hàng 5,0 m. Đào hố trồng cây theo kích thước rộng 60 cm, sâu 50 cm.

- Cách trồng: Hố thường phải đào trước khi trồng 15-30 ngày. Trộn đều lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

- Tưới nước: Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1Iần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tùy điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.

C.5  Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên theo dõi phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tập trung phòng trừ một số sâu bệnh hại chính sau:

+ Sâu vẽ bùa (Phylocnistis citrella)

+ Sâu đục cành (Chelidonium argentatum)

+ Nhện đỏ (Panonychus citri)

+ Bệnh loét cam (Xanthomonas campestris citri)

+ Rầy chổng cánh (Diaphorina citri)

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Hướng dẫn theo dõi một số tính trạng đặc trưng

D.1  Tính trạng 1- Mức bội thể

Số nhiễm sắc thể cơ bản bằng 9 (x=9). Nếu là thể nhị bội thì 2n=2x=18 (2n là hợp tử, n là giao tử). Nếu là tam bội thì 2n=3x=27; tứ bội 2n=4x=36.... đo đa bội thể thông qua định lượng DNA bằng máy phân tích đa bội gọi là FC (Flow cytometry) hay Ploidy Analyzer.

D.2  Tính trạng 2 - Cây: đặc điểm sinh trưởng

Đặc điểm sinh trưởng của cây được quan sát ngay sau khi thu hoạch hết quả không quá 5 ngày

D.3  Tính trạng 3 - Cây: mật độ gai

Quan sát mật độ gai trên cây trưởng thành, quan sát trên thân chính đoạn từ đỉnh ghép lên trên 50 cm.

D.4  Tính trạng 5 - Phiến lá: chiều dài (lá chét đỉnh trong trường hợp lá có dạng lá kép)

Đo từ cuống lá đến đỉnh lá. Nếu lá kép thì chọn lá chét đỉnh để đo

D.5  Tính trạng 6 - Phiến lá: chiều rộng (lá chét đỉnh trong trường hợp lá có dạng lá kép)

Đo tại vị trí rộng nhất của lá. Nếu lá kép thi chọn lá chét đỉnh để đo

D.6  Tính trạng 13 -Phiến lá: vết rạch của mép lá

Hình D.1 - Vết rạch của mép lá

D.7  Tính trạng 14 - Phiến lá: hình dạng đỉnh

Hình D.2 - Hình dạng đỉnh

D.8  Tính trạng 15 -Phiến lá: vết x đỉnh

Hình D.3 - Vết xẻ ở đỉnh

D.9.  Tính trạng 16 - Cuống lá: chiều dài; Tính trạng 17 - Cuống lá: sự có mặt của cánh.; Tính trạng 18- Cuống lá: chiều rộng của cánh Đánh giá như hình dưới đây

Hình D.4 - Hình dạng

D.10  Tính trạng 19 - Hoa: đường kính của đài hoa; Tính trạng 20 - Hoa: chiều dài cánh hoa; Tính trạng 21 - Hoa: chiều rộng cánh hoa; Tính trạng 23 - Hoa: chiều dại nhị; Tính trạng 27 - Vòi nhụy: chiều dài. Vị trí đánh giá như hình dưới đây.

Hình D.5 - Hoa

D.11  Tính trạng 26- Bao phấn: sức sống của hạt phần

Xác định sức sống hạt phấn bằng phương pháp nhuộm màu KI 1% và đếm trực tiếp dưới kính hiển vi tại thời điểm vừa tung phấn. Hạt phn bắt màu sẫm có sức sống. Không bắt màu, màu nhạt là không có sức sống

D.12. Tính trạng 29 - Quả: chiều dài; Tính trạng 30 - Quả: đường kính

Hình D.6 - Đường kính quả

D.13  Tính trạng 33 - Quả: hình dạng chung của phần cuống (loại trừ cổ, vòng cổ và phần lõm của cuống quả)

Hình D.7 - Hình dạng chung của phần cuống quả

D.14  Tính trạng 34 - Quả: vết lõm tại cuống (chỉ với các giống không có cổ quả)

Hình D.8 - Vết lõm tại cuống

D.15  Tính trạng 38 - Quả: sự xuất hiện của vòng cổ

Hình D.9 - Sự xuất hiện của vòng cổ

D.16  Tính trạng 39 - Quả: hình dạng chung của phần đáy (loại trừ núm, vết lồi và lõm ở đáy quả)

Hình D.10 - Hình dạng chung của phần đáy

D.17  Tính trạng 40 - Quả: sự xuất hiện của vết lõm đáy

Hình D.11 - Sự xuất hiện của vết lõm ở đáy

D.18  Tính trạng 42 - Quả: kiểu núm

Hình D.12 - Kiểu núm quả

D.19  Tính trạng 51 - Bề mặt quả: màu sắc chiếm ưu thế

Hình D.13 - Màu sắc chiếm ưu thế của bề mặt quả

D.20  Tính trạng 52 - Bề mặt quả: độ nhám

Hình D.14 - Độ nhám của bề mặt quả

D.21  Tính trạng 56 - Bề mặt quả: sự xuất hiện của vết rã và túi tinh dầu

Các quan sát nên được thực hiện trên một nửa trên của quả

Hình D.15 - Sự xuất hiện của vết rỗ và túi tinh dầu

D.22  Tính trạng 60-Vỏ quả: độ dầy; Tính trạng 69-Quả: đường kính lõi; Tính trạng 74- Quả: chiều dài của tép.

Hình D.16 - Mặt cắt ngang của quả

D.23  Tính trạng 66 - Quả: màu chính của thịt quả

Hình D.17- Màu chính của thịt quả

D.24  Tính trạng 80 - Nước quả: tổng lượng chất rắn hòa tan (độ brix)

Tổng lượng chất rắn hòa tan ch vật chất hữu cơ và vô cơ tan trong nước cam. Xác định bằng phương pháp đo tỉ trọng theo TCVN 9993:2013 hoặc đo bằng Brix kế.

D.25  Tính trạng 82 - Quả: số lượng hạt (được thụ phấn tự do)

Thụ phấn tự do là cách thụ phấn tự nhiên giữa các cây cùng giống.

D.26  Tính trạng 83 - Hạt: sự đa phôi

Bóc hạt ra để quan sát số phôi trong hạt

D.27  Tính trạng 91 - Thời gian chín của quả thương phẩm

Được tính từ khi hoa đầu tiên nở đến khi có 50 % số quả chín thương phẩm. Giai đoạn chín thương phẩm được xác định khi đo độ brix không thay đổi trong vòng 7 đến 10 ngày hoặc quan sát màu sắc thay đổi của quả.

D.28  Tính trạng 92 - Quả: tính tạo quả không hạt

Bổ quả, quan sát sự có mặt của hạt.

D.29  Tính trạng 94 - Quả: độ bền của mô sợi

Đánh giá các sợi trắng bên ngoài múi quả xem có bền không

D.30  Tính trạng 95 - Cây: tính tự bất tương hợp

Cây được coi là có tính tự bất tương hợp khi hạt phần hữu dục từ hoa của nó hoặc hoa của một cây khác cùng giống không thể thụ phấn cho bầu nhụy.

 

Phụ lục E

(Quy định)

Báo cáo kết quả khảo nghiệm

Tổ chức khảo nghiệm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

, ngày    tháng      năm

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM DUS

E.1  Tên loài:

E.2  Tên giống:

E.3  Số đơn:

E.4  Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

E.5  Thời gian khảo nghiệm:

Ghi chi tiết thời điểm trồng, thu hoạch

E.6  Tổ chức thực hiện khảo nghiệm:

Ghi thông tin: Địa chỉ, điện thoại, fax, email.

E.7  Tài liệu kèm theo:

- Danh sách giống đối chứng:

- Bảng mô tả giống: Giống đăng ký, giống tương tự

- Ảnh về các tính trạng khác biệt:

- Các tài liệu khác:

E.8  Quy trình khảo nghiệm

a) Điều kiện thí nghiệm (đồng ruộng/nhà lưới)

b) Kích thước ô và số cây thí nghiệm

- Kích thước ô thí nghiệm:

- Số cây/ô:

c) Phân bón:

- Lượng bón (kg/ha):

- Cách bón: (Bón lót, bón thúc...)

d) Phòng trừ sâu bệnh:

- Số lần dùng thuốc BVTV:

- Loại thuốc đã sử dụng:

E.9  Nhận xét về điều kiện thời tiết trong quá trình làm thí nghiệm

E.10  Phương pháp theo dõi, đánh giá các tính trạng

E.11  Giống tương tự:

E.12  Kết quả đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định

a) Tính khác biệt:

- Giống đăng ký khác biệt rõ ràng và chắc chắn với các giống được biết đến rộng rãi. Sự khác biệt với giống tương tự nhất thể hiện như sau:

So với với giống tương tự (tên giống)……..

Tính trạng

Vụ/năm

Giống đăng ký

Giống tương tự

Khoảng cách tối thiểu/LSD0.05

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tính đồng nhất:

c) Tính ổn định:

 

Cán bộ khảo nghiệm
(Họ tên, chữ ký)

 

Người kiểm tra
(Họ tên, chữ ký)

 

 


Nơi nhận:
- Văn phòng BHGCT;
- Tổ chức, cá nhân có giống khảo nghiệm;
- Lưu:

Tổ chức thực hiện khảo nghiệm
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TG/202/1 Rev.2, 2019. Guidelines for the Conduct of Tests for Distinctness, Uniformity and Stability of Orange varieties.

[2] TG/1/3, 2003. General Introduction to the Examination of Distinctness, Uniformity and Stability and the Development of Harmonized Descriptions of New Varieties of Plants.

[3] TGP/8, 2019. Trial design and techiques used in the examination of Distinctness, Uniformity and Stability.

[4] TGP/9, 2015. Examining Distinctness.

[5] TGP/10, 2019. Examining Uniformity.

[6] TGP/11, 2011. Examining Stability.

[7] Quy trình thâm canh cam CS1 của Viện Nghiên cứu Rau quả (Mã: FV-QU-HD-1210-16-CCM).

 

MỤC LỤC

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

3.2  Chữ viết tắt

4  Yêu cầu về khảo nghiệm

4.1 Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống cam

4.2  Tính trạng đặc trưng của giống

4.3  Vật liệu khảo nghiệm

4.4  Phân nhóm giống khảo nghiệm

5  Phương pháp khảo nghiệm

5.1  Cách tiến hành

5.2  Phương pháp đánh giá

5.3  Báo cáo kết quả khảo nghiệm:

Phụ lục A (Quy định) Tính trạng đặc trưng của giống

Phụ lục B (Quy định) Tờ khai

Phụ lục C (Quy định) Quy trình kỹ thuật canh tác

Phụ lục D (Tham khảo) Hướng dẫn theo dõi một số tính trạng đặc trưng

Phụ lục E (Quy định) Báo cáo kết quả khảo nghiệm

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi