Tiêu chuẩn ngành 10TCN 831:2006 Quy trình chế biến bột máu làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 831:2006

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 831:2006 Quy trình chế biến bột máu làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Số hiệu:10TCN 831:2006Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:29/12/2006Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 831:2006

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn ngành 10TCN 831:2006 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 831:2006

QUY TRÌNH CHẾ BIẾN

BỘT MÁU LÀM NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI

The processing procedure of blood meal for animal feed ingredient

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Máu của động vật sau khi giết mổ được làm khô và nghiền thành bột, bột máu chỉ dùng làm nguyên liệu phối chế trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm và động vật dưới nước.

Quy trình này áp dụng cho các cơ sở chế biến bột máu làm thức ăn chăn nuôi trong toàn quốc.

 

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 831:2006 Quy trình chế biến bột máu làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

 

 

3. Thuyết minh các bước trong sơ đồ

3.1. Thu gom máu nguyên liệu

Máu dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được thu gom ngay từ cơ sở giết mổ. Không được bổ sung muối và nước.

Máu thu gom được làm lạnh (nếu có điều kiện) và đưa đến cơ sở chế biến càng nhanh càng tốt, và chậm nhất trong ngày giết mổ.

3.2. Xử lý máu nguyên liệu ban đầu

3.2.1. Xử lý bằng luộc chín

Cho nước vào máu với tỷ lệ 1:1 theo thể tích. Máu đông phải được làm tan trước khi luộc và liên tục khuấy đến khi máu trở thành dạng sệt đen. Máu được đun sôi tối thiểu 30-35 phút.

Phần nước có thể tiếp tục cho vào máu của mẻ luộc sau đó, hoặc trộn với thức ăn chăn nuôi. Tách cục máu chín ra khỏi nước. Tách bớt nước ra khỏi tảng máu bằng cách ép hoặc treo cho đến khi độ ẩm còn khoảng 40%. Sản phẩm này cần được sấy ngay. Nước ép có thể trộn với nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.

3.2.2. Xử lý bằng vôi hoặc các chất hút nước khác

Máu sau khi thu gom được trộn với 1,5% vôi bột hoặc 3% vôi tôi. Máu xử lý vôi có dạng sệt, mầu sẫm, và có thể bảo quản  một tuần sau đó sấy khô.

Máu có thể trộn với bột ngũ cốc, bột bã dứa, bã sắn, bột chất chứa dạ cỏ và sau đó sấy khô.

3.3. Làm khô máu đã xử lý

Máu luộc chín đã ép nước, máu xử lý vôi vôi hoặc các chất phụ gia khác được sấy bằng lò sấy hoặc máy sấy thông dụng ở nhiệt độ 70-90oC trong 8 giờ để có sản phẩm bột máu chứa dưới 10% độ ẩm.

3.4. Nghiền máu khô thành bột

Máu đã được xử lý khô được nghiền thành bột bằng máy nghiền búa thông thường với mắt sàng 2mm.

3.5. Kiểm tra chất lượng

Các sản phẩm máu phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.

3.6. Đóng gói, ghi nhãn, bảo quản

3.6.1. Đóng gói

Bột máu được đóng gói trong bao PE, PP hoặc giấy dày.

6.2. Ghi nhãn: Ghi nhãn phải đúng với các qui định hiện hành.

Trên bao bì ghi những nội dung sau:

- Tên sản phẩm, ghi rõ loại bột máu.

- Khối lượng tịnh.

- Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu và hàm lượng.

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Ngày sản xuất và thời hạn sử dụng.

3.6.3. Bảo quản: Bột máu được bảo quản trong kho khô sạch, để nơi cao ráo, thoáng mát, không có chất độc hại và không mang mầm bệnh.

3.6.4. Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển bột máu phải khô, sạch, không có mùi lạ và đảm bảo yêu cầu vệ sinh Thú y.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi