Tiêu chuẩn ngành 04TCN 125:2006 Quy phạm kỹ thuật nuôi rắn hổ mang

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 04TCN 125:2006

Tiêu chuẩn ngành 04TCN 125:2006 Quy phạm kỹ thuật nuôi rắn hổ mang
Số hiệu:04TCN 125:2006Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2006Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 04TCN 125:2006

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn ngành 04TCN 125:2006 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

04TCN 125:2006

QUY PHẠM KỸ THUẬT NUÔI RẮN HỔ MANG

1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Mục tiêu, nội dung

Quy phạm này quy định các nguyên tắc và yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong gây nuôi sinh sản các loài rắn hổ mang Naja atra, Naja kaouthia, Naja siamensis (sau đây gọi chung là rắn), bao gồm các quy định về chuồng trại; kỹ thuật chọn giống; kỹ thuật ấp trứng; kỹ thuật chăm sóc con non; kỹ thuật chăn nuôi; thức ăn; kỹ thuật chọn đàn sinh sản hậu bị; công tác thú y; vệ sinh môi trường; vận chuyển áp dụng cho các trại nuôi sinh sản biệt lập các loài rắn hổ mang.

1.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Quy phạm kỹ thuật này là cơ sở để quản lý, kiểm soát trại gây nuôi sinh sản các loài rắn hổ mang đã nêu trên phạm vi cả nước, xác định tiêu chuẩn trại nuôi, năng lực sản xuất của trại.

2. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

- Gây nuôi sinh sản biệt lập: Là quá trình tạo ra trứng hoặc con non từ kết quả của việc trao đổi giao tử hoặc giao phối giữa các cặp bố, mẹ được nuôi trong môi trường có kiểm soát mà không cần bổ sung nguồn giống từ tự nhiên, trừ những lần bổ sung nhằm tránh hiện tượng đồng huyết và cận huyết.

- Nuôi sinh sản: Là quá trình nhân giống động vật trong môi trường có kiểm soát.

- Nguồn giống sinh sản: Là các cá thể động vật ban đầu được sử dụng để sản xuất ra các thế hệ kế tiếp trong trại nuôi. Nguồn giống sinh sản phải có nguồn gốc hợp pháp. Việc khai thác nguồn giống sinh sản không được làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.

- Thế hệ:

+ Thế hệ F1: Là các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên hoặc hợp tử được hình thành từ tự nhiên.

+ Thế hệ F2 hoặc kế tiếp: Là các cá thể được sinh ra bởi các cặp bố mẹ được sinh ra trong môi trường có kiểm soát.

- Trại vệ tinh: Là trại nhận nuôi cá sấu thương phẩm do trại gây nuôi sinh sản biệt lập cung cấp.

- Giao phối đồng huyết, cận huyết: Là quá trình cho các cá thể sinh sản có quan hệ họ hàng trong ba thế hệ liên tiếp giao phối với nhau.

- Thuần chủng: Là cá thể còn giữ nguyên các đặc điểm sinh học của tổ tiên loài đó, không bị lai tạp với loài khác.

3. KỸ THUẬT GÂY NUÔI

3.1. Tiêu chuẩn về chuồng trại

Trại nuôi rắn cần được bố trí tách biệt với nơi ở của người, trại phải đảm bảo chắc chắn không để rắn thoát ra ngoài gây nguy hiểm cho người, vật nuôi. Tuỳ thuộc vào diện tích mà chuồng nuôi rắn có thể được xây dựng theo các cách sau:

- Chuồng nuôi có nền đắp cao 30-40cm, xung quanh có tường bao quanh cao 1-1,5m, có rãnh thoát nước, giữa chuồng xếp ngang, dọc những thân cây ngô, rễ cây khô làm hang, ổ cho rắn trú ngụ. Phía trên phủ nhiều tấm rạ làm mát và che mưa, nắng. Kiểu chuồng này có thể bố trí nuôi với mật độ 10-15 cá thể/m2.

- Chuồng nuôi xây bằng gạch kiên cố, bố trí nơi cao ráo, có mái che cơ động, chia thành từng hầm nuôi, mỗi hầm nuôi có diện tích khoảng 0,5 m2. Hầm phải đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông do rắn là động vật biến nhiệt. Hầm nuôi thường có hình chữ nhật, có cửa phía trước hoặc phía trên được làm bằng lưới thép. Có thể nuôi một cá thể rắn sinh sản hay một cá thể rắn thương phẩm một chuồng.

3.2. Kỹ thuật chọn giống

Để chọn nguồn con giống sinh sản cần chọn những cá thể khoẻ mạnh, thân tròn lẳn, rắn chắc, đường kính vòng thân 1,8-2,0cm, trọng lượng đạt trên 1,5kg, độ dài thân không dưới 1,2 m; da sáng bóng, cơ quan sinh sản bình thường. Rắn có độ tuổi thành thục trên hai năm. Mùa sinh sản của rắn thường từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch. Rắn mang thai hơn hai tháng thì đẻ trứng, mỗi lần đẻ từ 10 – 20 trứng.

3.3. Kỹ thuật ấp trứng

3.3.1. Tiêu chuẩn trứng

- Ổ trứng phải tạo thành khối, lành lặn không có vết xước.

- Khối lượng trứng phải đạt từ 15-20g.

- Vỏ trứng trắng đều (những quả trứng có vỏ màu hồng hoặc có vết hồng là trứng có phôi yếu hoặc không có phôi). (Xem phần phụ lục cấu tạo của trứng rắn hổ mang).

3.3.2. Ấp trứng

- Trước khi ấp bề mặt phòng ấp cần được khử trùng bằng vôi bột, sau 5-7 ngày cần dọn sạch vôi bột và cho trứng vào ấp hoặc cũng có thể khử trùng bằng cách phun phoocmôn 1%-2% trước 3 ngày cho trứng vào ấp.

- Các nguyên liệu ấp trứng (đất thịt nhẹ, đất cát pha, cát đen) phải được phơi nắng nhiều ngày và được khử trùng. Căn cứ điều kiện môi trường để xác định tỷ lệ pha cho phù hợp. Nếu độ ẩm cao thì tỷ lệ cát/đất cao (70% cát và 30% đất)

- Rải nguyên liệu ấp xuống phòng ấp với độ dầy 15-20cm.

- Trứng đặt theo ổ, mỗi ổ cách nhau 5cm. Sau khi đặt trứng, lấy nguyên liệu ấp phủ lên bề mặt trứng dày từ 2-3cm.

- Thời gian áp trứng kéo dài từ 60-70 ngày. Lưu ý, khi ấp đến ngày thứ 54, phải lấy trứng lên để loại những quả hỏng. Tạo độ ẩm cho trứng bằng cách dùng khăn nhúng nước phủ lên mặt (độ ẩm đạt khoảng trên 90%). Những ngày tiếp theo phải thay khăn sạch mới và phun nước lên khăn để đảm bảo độ ẩm cho trứng. Để đảm bảo độ ẩm được duy trì ổn định nên đặt máy đo độ ẩm ở khu ấp trứng.

3.4. Kỹ thuật chăm sóc con non

Sau khi nở được một ngày thì cần tách rắn con ra nhốt riêng. Trong một tuần đầu sau khi nở, rắn không ăn mà sống nhờ chất dinh dưỡng còn lại trong noãn hoàn. Tuy nhiên, cần chú ý cho rắn uống nước, chỉ sau khi rắn lột xác lần thứ nhất mới tiến hành cho ăn. Rắn non chỉ hoạt động ban ngày, để có thể thu nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời sưởi ấm cho cơ thể. Ban đêm rắn ngủ, các cá thể thường tập trung lại để giữ nhiệt khi ngủ.

Cần đảm bảo nhiệt độ trong hang, hầm nuôi rắn cao hơn 2-3oC so với nhiệt độ ngoài, khi gặp thời tiết rét đậm (đối với các tỉnh phía Bắc) hoặc thấp hơn 5-6oC so với bên ngoài khi thời tiết nắng nóng.

Để đảm bảo vệ sinh cho chuồng, có thể bố trí máng đựng thức ăn ở phần bên ngoài các hang rắn nơi ánh sáng tự nhiên chiếu trực tiếp vào chuồng. Rắn con được ăn bên ngoài sẽ có điều kiện vận động, uống nước và tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.

3.5. Kỹ thuật nuôi rắn thương phẩm

Quá trình sinh trưởng, phát triển của rắn phải trải qua một số lần lột xác, việc lột xác không diễn ra theo chu kỳ nhất định. Khi sắp lột xác, rắn bỏ ăn, trở lên hung dữ, da chuyển sang màu trắng cần đưa rắn vào hầm nuôi yên tĩnh, có độ ẩm cao. Sau khi lột xác cần cho rắn ăn đầy đủ dinh dưỡng. Trong mỗi chuồng nuôi nên để một máng đựng nước sạch cho rắn uống và tắm (nhất là thời gian lột xác), đồng thời tăng độ ẩm khi gặp thời tiết khô hanh.

Đối với các hầm nuôi rắn trong phòng cần bố trí 1-2 bóng đèn để thắp sáng và dùng sưởi ấm cho rắn khi rét đậm (ở các tỉnh phía Bắc). Lưu ý, khi sưởi ấm cho rắn, trong phòng nên để 1-2 máng nước để giữ ẩm. Trong thời gian ngủ đông (3 tháng mùa đông ở các tỉnh phía Bắc) rắn không ăn, không nên mở chuồng kiểm tra. Khi thời tiết nắng ấm, có thể mở cửa chuồng, bỏ rơm cũ, chuyển rắn vào các chuồng nuôi rắn thương phẩm.

3.6. Thức ăn cho rắn

Thành phần thức ăn chủ yếu là protein với hàm lượng cao từ 60-70%; lipit 9-10% còn lại là chất thô.

Thức ăn phổ biến cho rắn hổ mang là rắn nước, cá, ếch, nhái, chuột, côn trùng. Rắn có tập tính ăn mồi động vì vậy khi cho ăn cần dùng que để đung đưa mồi nhử rắn. Nên cho rắn ăn theo thời gian biểu cố định và cần có chế độ giám sát việc sử dụng thức ăn. Không cho rắn ăn thức ăn ôi, thiu.

Đối với rắn non, thức ăn cần được cắt nhỏ (0,5 x 0,5cm), cần chú ý cắt nhỏ xương trong thức ăn tránh để rắn bị hóc. Trong thời gian rắn ăn cần chú ý không gây ồn ào tránh kích thích mạnh làm rắn bỏ ăn.

3.7. Kỹ thuật chọn đàn sinh sản hậu bị

Để tạo đàn giống sinh sản cần chọn từ các hầm nuôi rắn thương phẩm những con lớn nhanh (cá thể sinh ra từ những con mẹ sinh sản nhiều), thân tròn chắc, đen bóng, bộ phận sinh dục còn nguyên vẹn. Sau khi lựa chọn được con giống sinh sản cần tách ra nuôi riêng. Trước khi tách nuôi riêng phải xác định rõ nguồn gốc sinh sản, đánh dấu từng con để tránh tình trạng phối giống đồng huyết hoặc cận huyết ảnh huởng tới sức sản xuất và chất lượng thế hệ sau.

3.8. Phương pháp đánh dấu rắn

Để xác định các cá thể rắn chọn làm nguồn giống sinh sản và các thế hệ kế tiếp của rắn có thể áp dụng phương pháp tách rắn ra nuôi riêng mỗi hầm nuôi một cá thể, sau đó đánh dấu từng hầm nuôi bằng thẻ ghi ký hiệu, mã hiệu hay số hiệu, lập sổ sách để theo dõi. Đối với các cơ sở nuôi rắn có điều kiện, có thể áp dụng phương pháp gắn Chíp điện tử để theo dõi.

3.9.Công tác thú y

Trong quá trình gây nuôi, rắn có thể mắc một số bệnh, để có phương pháp điều trị tốt nhất người nuôi rắn cần liên hệ với cơ quan Thú y. Sau đây là một số bệnh thường gặp và một số phương pháp điều trị để người nuôi tham khảo:

3.9.1. Bệnh do môi trường

- Nguyên nhân: Do môi trường thay đổi như khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm:

- Triệu chứng: Rắn có thể bị “sốc”, nhiều con có thể bị chết do không thích nghi với điều kiện nuôi nhốt. Biểu hiện là rắn mệt mỏi, kém ăn, biến đổi mầu da, khó lột xác, hay xuất hiện những vùng nhiễm trùng trên cơ thể.

- Cách điều trị: Cần chú ý các thay đổi của môi trường, bố trí che chắn, giữ ấm cho hang rắn khi rét đậm. Điều hoà độ ẩm, khi thời tiết hành khô.

3.9.2. Bệnh do thiếu một số vi chất

- Nguyên nhân: Rắn có thể thiếu các vitamin như B1,B2, vitamin D2.

- Triệu chứng: Rắn còi cọc, chậm lớn, kém ăn.

- Cách điều trị: Bổ xung các vitamin vào thức ăn và không cho rắn ăn tinh bột.

3.9.3. Bệnh do nhiễm trùng Salmonella enteritidis

- Nguyên nhân: Do rắn bị nhiễm trùng Salmonella enteritidis, bệnh rất phổ biến ở rắn và có thể lây sang người.

- Triệu chứng: Rắn bị tiêu chảy, chậm lớn, có thể chết.

- Cách điều trị: Điều trị cho rắn bệnh bằng thuốc kháng sinh. Vào thời gian tháng 6, 7 hàng năm có thể cho mỗi con ½ viên kháng sinh phòng ngừa và cho ăn ba lần liên tục. Hàng ngày cho rắn uống men tiêu hoá.

3.9.4. Bệnh viêm miệng

- Nguyên nhân: Thường xuất hiện ở rắn mới nhập về hoặc rắn mới tách chuồng. Bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra kèm với hiện tượng thiếu vitamin.

- Triệu chứng: Các vết thương trong miệng bị nhiễm khuẩn hình thành các vết loét miệng, hoại tử. Khi bị bệnh nặng, rắn thường bỏ ăn.

-Cách điều trị: Các vết loét nhẹ có thể rửa bằng nước oxy già, thuốc bôi Sulphadimidine, bệnh nặng phải điều trị bằng kháng sinh.

3.9.5. Bệnh do trùng đơn bào

- Nguyên nhân: Do rắn bị nhiễm trùng đơn bào.

- Triệu chứng: Biểu hiện của bệnh do trùng đơn bào là gây các biến chứng đường tiêu hoá như phân lỏng, nhầy, rắn thường bị nôn sau khi ăn (bệnh dễ chuyển sang mãn tính).

- Cách điều trị: Điều trị bằng cloxit 1-1,5 viên/con.

3.9.6. Bệnh do các vết thương

- Nguyên nhân: Do các nguyên nhân vận chuyển, săn bắn, đánh nhau giữa các cá thể rắn.

- Triệu chứng: Rắn bị các vết thương, nhiễm trùng.

- Cách điều trị: Nguyên tắc chung là phải rửa sạch, sát trùng vết thương bằng các dung dịch thông thường. Nhốt rắn ở nơi sạch sẽ, khô ráo để tránh nhiễm trùng và nhiễm nấm từ môi trường. Các vết thương nặng cần bôi thuốc kháng sinh Ampixilin.

3.10. Vệ sinh môi trường

Định kỳ vệ sinh chuồng trại 5-7 ngày một lần. Không để thức ăn động vật thừa như gà, ếch … ở trong chuồng nuôi rắn. Vào tháng 7 hàng năm phun thuốc khử trùng chuồng trại, tháng 8 thả rắn sơ sinh lứa mới. Khử trùng chuồng kỹ sau khi rắn chết bệnh. Có thể sử dụng chế phẩm sinh học AM để phân huỷ chất thải của rắn. Chất thải, nước thải từ các trại nuôi rắn phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.

3.11. Vận chuyển, tiêu thụ

Khi vận chuyển, rắn phải được đóng trong thùng lưới hoặc bỏ vào bao lưới, xếp vào trong các loại hộp cứng (nhựa hoặc gỗ), có lỗ thoáng để tránh việc rắn đè lên nhau. Tuyệt đối không để rắn sổng ra ngoài trong quá trình vận chuyển gây nguy hiểm cho người, động vật xung quanh. Tuỳ vào số lượng và kích cỡ của rắn để quyết định việc đóng gói.

 

PHỤ LỤC

CẤU TẠO CỦA TRỨNG RẮN HỔ MANG

Trứng rắn hổ mang có hình bầu dục, vỏ trứng dai, đảm bảo trứng chịu được điều kiện môi trường không có nước. Cắt dọc quả trứng ta thấy mầm phôi được một túi chứa dịch bao bọc, túi này là túi ối, dịch bên trong là nước ối. Túi ối và dịch ối có vai trò giữ cho mầm phôi chịu được điều kiện của môi trường trên cạn. Bên cạnh mầm phôi có một túi niệu tích tụ chất bài tiết của phôi trong quá trình phát triển ở trong trứng.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi