Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1769/BNN-HTQT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đối ứng thực hiện dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Quản lý ruồi hại quả (thanh long) diện rộng trên cơ sở sử dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) nhằm nâng cao chất lượng quả phục vụ cho x
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1769/BNN-HTQT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1769/BNN-HTQT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Diệp Kỉnh Tần |
Ngày ban hành: | 12/06/2012 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 1769/BNN-HTQT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1769/BNN-HTQT | Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2012 |
Kính gửi: | - Bộ Khoa học và Công nghệ; |
Trả lời công văn số 1329/BKHCN-HTQT ngày 17/5/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) bố trí vốn đối ứng cho dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Quản lý ruồi hại quả (thanh long) diện rộng trên cơ sở sử dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) nhằm nâng cao chất lượng quả phục vụ cho xuất khẩu” VIE5017(VIE-20100006) do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tài trợ, về vấn đề này Bộ Nông nghiệp và PTNT xin cung cấp các thông tin có liên quan như sau:
Vốn ODA: 264.865 Euro, tương đương 348.767 USD, trong đó:
Vốn đối ứng: 3.169.920.000 đồng
Nguồn vốn đối ứng dưới dạng tiền mặt và hiện vật. Cụ thể là:
* Vốn ngân sách Trung ương cấp phát: 1.891.910.000 đ (59,7 %) tổng vốn đối ứng (tiền mặt).
- Chi phí thực hiện các nội dung kỹ thuật của dự án | 1.354.200.000 đ |
- Chi phí thuê xe phục vụ chuyên gia và lưu trú, đi lại của cán bộ thực hiện dự án. | 325.890.000đ |
- Chi phí vật tư, dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng... | 155.520.000đ |
- Chi phí Hội nghị, hội thảo | 10.000.000đ |
- Chi khác | 46.300.000đ |
* Dưới dạng hiện vật như lương cán bộ: 1.278.010.000 đ (40,3 %) tổng vốn đối ứng.
Đóng góp của Viện Bảo vệ thực vật: 1.278.010.000 đ, bao gồm:
- Cơ sở vật chất: 2 phòng làm việc/4 năm: 918.010.000 đ
- Nhân sự: 3 cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về ruồi hại quả, tổng mức lương đóng góp 360.000.000 đ/4 năm
Về Tổ chức quản lý thực hiện dự án:
Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án:
- Thành lập Tổ quản lý và thực hiện dự án;
- Tổ chức các phòng thí nghiệm nghiên cứu triển khai chuyên sâu theo nội dung công việc bao gồm: (i) Phòng thí nghiệm nghiên cứu nhân nuôi quần thể loài ruồi gây hại quan trọng (ii) Phòng thí nghiệm nghiên cứu và đánh giá liều lượng chiếu xạ gây bất dục và (iii) Nhóm triển khai thực địa.
Khái quát cơ chế làm việc, quan hệ giữa các cơ quan: cơ quan chủ quản, chủ dự án, Ban quản lý dự án, các nhà thầu, nhà tài trợ và các bên tham gia khác để thực hiện và quản lý dự án;
- Chủ dự án, chuyên gia IAEA và các nhóm nghiên cứu xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nội dung dự án theo kế hoạch từng quý/năm;
- Chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các hoạt động theo từng nội dung công việc;
- Cập nhật kết quả và báo cáo tiến độ thực hiện cho cơ quan chủ quản theo quy định.
Về các dự án khu vực (RAS): Nghĩa vụ và trách nhiệm của Việt Nam khi tham gia các dự án đã được nêu trong các Đề cương chi tiết đính kèm công văn số 126/BNN-HTQT ngày 16/01/2012
Bộ Nông nghiệp và PTNT xin gửi kèm theo đây đề cương chi tiết dự án VIE5017(VIE-20100006) nói trên và các tài liệu liên quan và đề nghị Quý Bộ giúp làm các thủ tục cần thiết để dự án sớm được đưa vào danh mục dự án ODA./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 2a
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA
(Kèm theo công văn số 1769 ngày 12 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Tên dự án: Quản lý ruồi hại quả (thanh long) diện rộng trên cơ sở sử dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) nhằm nâng cao chất lượng quả phục vụ cho xuất khẩu
(Supporting Area-Wide Integrated Pest Management to Improve the Quality of Fruit for Export)
Tên cơ quan chủ quản: Bộ Nông Nghiệp và PTNT
Tên đơn vị đề xuất dự án: Viện Bảo vệ thực vật - Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Quản lý ruồi hại quả (thanh long) diện rộng trên cơ sở sử dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) nhằm nâng cao chất lượng quả phục vụ cho xuất khẩu
2. Mã ngành dự án1: 40106 (Bảo vệ thực vật, QĐ số 12/2008/QĐ-BKHCN, ngày 4/9/2008)
3. Tên nhà tài trợ: Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)
4. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông Nghiệp và PTNT
a. Địa chỉ liên lạc: số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
b. Số điện thoại/Fax: 0438468161/ 0438454319
5. Đơn vị đề xuất dự án: Viện Bảo vệ thực vật - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
a. Địa chỉ liên lạc: Đông Ngạc Từ Liêm, Hà Nội
b. Số điện thoại/Fax: 04 38389724/ 38363 563
6. Chủ dự án dự kiến: TS. Lê Đức Khánh
a. Địa chỉ liên lạc: Đông Ngạc Từ Liêm, Hà Nội
b. Số điện thoại: 04 3 8362 395; Fax: 04 38363 563
7. Thời gian dự kiến thực hiện dự án2: 4 năm (2012 - 2015)
8. Địa điểm thực hiện dự án:
i) Viện Bảo vệ thực vật - Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
ii) Vùng trồng Thanh long tập trung Bình Thuận
9. Tổng vốn dự kiến của dự án: 501 167 USD (Phụ lục 1), trong đó:
- Vốn ODA dự kiến: 264.865 Euro, tương đương 348.767 USD (Phụ lục 2)
- Vốn đối ứng đã xây dựng với IAEA: 112 400 Euro, tương đương 152 400 USD, bằng 3 169 920 000 000 đ, trong đó:
i) Hiện vật: 2 phòng làm việc trong 4 năm, tương đương 918 010 000 đ
ii) Nhân lực: 3 cán bộ thực hiện, mức lương bình quân 5 triệu/người x 5 tháng/năm x 4 năm x 3 người = 360 000 000 đ
iii) Tiền mặt: 1 891 910 000 đ, được bố trí từ dự toán ngân sách của Bộ NN & PTNT (Phụ lục 3)
10. Hình thức cung cấp ODA
a. ODA không hoàn lại T
b. ODA vay ưu đãi £
c. ODA vay hỗn hợp £
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA
I. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1. Mô tả tóm tắt quy hoạch, kế hoạch phát triển của đơn vị thụ hưởng (cơ quan, ngành, lĩnh vực) liên quan đến nội dung của dự án và sự cần thiết, vai trò, vị trí của dự án trong quy hoạch, kế hoạch đó.
Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có điều kiện thuận lợi nhiều chủng loại cây ăn quả, rau ăn quả có chất lượng cao, nhiều sản phẩm quả nổi tiếng có tiềm năng xuất khẩu với trị cao.
Theo đề án qui hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Chính phủ định hướng: Trong những năm tới mở rộng diện tích 11 loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó thanh long là một trong những loại quả đặc sản nổi tiếng bậc nhất của nước ta, có thị trường xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan..., lợi nhuận thu nhập từ thanh long cao hơn gấp nhiều lẫn so với bất cứ cây trồng nào khác trong khu vực, do vậy diện tích trồng thanh long tại một số tỉnh phía nam tăng rất nhanh vào những năm gần đây, trong đó Bình Thuận là tỉnh có diện trồng thanh long tập trung lớn nhất nước ta, cũng là vùng thanh long lớn nhất trên thế giới, với diện tích trên 10 000 ha, sản lượng khoảng 129.852 tấn/ năm.
Tuy nhiên, một khó khăn hàng đầu cho xuất khẩu sản phẩm quả tươi của nước ta nói chung, thanh long nói riêng đó là ruồi hại quả. Với phổ ký chủ rộng, ruồi hại quả là đối tượng kiểm dịch nghiêm ngặt, là rào cản trong hoạt động thương mại sản phẩm rau quả tươi. Sâu non của ruồi gây hại bên trong quả, thời kỳ gây hại vào giai đoạn gần chín. Do vậy biện pháp hóa học can thiệp ở giai đoạn quả chín thường để lại dự lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm không có khả năng xuất khẩu và còn để lại tác động xấu đối với môi trường.
Biện pháp tổng hợp quản lý ruồi hại quả diện rộng trên cơ sở sử dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) là biện pháp đem lại hiệu quả phòng trừ ruồi triệt để, tạo ra các vùng sản xuất quả tập trung không bị ruồi gây hại, được nhiều nước trên thế giới áp dụng như Mỹ, Mêhico, Brazil, Tây Ban Nha, Úc, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Phillipine.... Biện pháp này dựa trên nguyên lý thả ruồi đực/ruồi cái bị triệt sản vào các vùng sản xuất cây ăn quả, để ruồi triệt sản giao phối với ruồi đực/ruồi cái bình thường. Kết quả là quần thể ruồi hại quả bị suy thoái hoàn toàn.
Trong khi đó tất cả các biện pháp phòng trừ ruồi hại quả phổ biến ngoài đồng ruộng hiện nay ở nước ta mới chỉ hạn chế mức độ thiệt hại do ruồi gây ra xuống mức thấp nhất, chưa có biện pháp pháp nào loại bỏ được ruồi.
Việc tiến hành nghiên cứu “Quản lý ruồi hại quả (thanh long) diện rộng trên cơ sở sử dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) nhằm nâng cao chất lượng quả phục vụ cho xuất khẩu” là rất cần thiết.
2. Khái quát các chương trình, dự án khác đã và đang thực hiện bằng những nguồn vốn khác nhau nhằm mục đích hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của đơn vị đề xuất dự án.
- Dự án “Quản lý ruồi hại quả nhằm nâng cao năng suất quả và rau tại Việt Nam”, mã số: CP2/1998/005 (2001 - 2008) do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR). Kết quả: đã xác định được: i) 30 loài ruồi hại quả ở Việt Nam, trong số đó có 8 loài gây hại có ý nghĩa kinh tế: B. dorsalis, B. correcta, B. pyrifloliae, B. carambolae, B. cucurbitae, B. tau, B. latifrons, B. verbascifoliae; ii) Ở miền Bắc và miền Trung có 29 loại cây ăn quả và rau ăn quả là ký chủ của ruồi hại quả, ở miền Nam là 26 loại quả. Hầu hết các loại cây ăn quả và rau ăn quả có giá trị kinh tế như cây có múi, xoài, sơ ri, thanh long, hồng xiêm, mận, hồng, đào, doi, ổi mướp đắng, dưa, cà, gấc... đều bị ruồi gây hại. Ngoài ra có một số loại cây dại và cây che bóng như bàng, sung, vả, thần mát... cũng đều là ký chủ của ruồi hại quả. Sử dụng biện pháp phòng trừ ruồi bằng bả protein cho hiệu quả phòng trừ cao
- Dự án “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi ruồi hại quả loài Bactrocera pyrifoliae Drew & Hancock tại Việt Nam”, mã số Hợp đồng 13027/RBF (2005 - 2009), do IAEA tài trợ đã xây dựng được quy trình nhân nuôi quần thể bằng thức ăn nhân tạo.
- Đề tài nghiên cứu cơ bản: “Nghiên cứu liều lượng chiếu xạ (sterilization dose) thích hợp cho triệt sản loài ruồi hại quả Bactrocera dorsalis, Bactrocera cucurbitae hại trên các loại cây ăn quả và rau ăn quả ở Việt Nam” mã số: 6.170.06 (2006 - 2008), đã xác định được liều lượng chiếu xạ thích hợp gây bất dục cả cá thể đực và cá thể cái loài Bactrocera dorsalis là 80 Gy, liều lượng chiếu xạ gây bất dục cả cá thể đực và cá thể cái loài Bactrocera cucurbitae là 70 Gy
- Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu biện pháp tổng hợp quản lý ruồi hại quả thanh long diện rộng trên cơ sở sử dụng bả protein tại Bình Thuận” (2009 - 2011) thuộc nhiệm vụ KH&CN cấp thiết thực hiện ở địa phương, đã xây dựng được quy trình quản lý ruồi hại quả thanh long diện rộng trên cơ sở sử dụng bả protein.
3. Khái quát những vấn đề cần giải quyết trong phạm vi của dự án đề xuất.
- Khảo sát thành phần và định lượng mật độ quần thể của một số loài ruồi hại quả quan trọng tại các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung.
- Nghiên cứu nhân nuôi hàng loạt các loài ruồi gây hại quan trọng cho thanh long bằng thức ăn nhân tạo, rẻ tiền.
- Nghiên cứu liều lượng chiếu xạ gây bất dục ở giai đoạn nhộng.
- Xử lý bất dục ở giai đoạn nhộng các loài ruồi hại quả thanh long.
- Nghiên cứu khả năng giao phối, cạnh tranh giao phối giữa cá thể triệt sản và cá thể tự nhiên.
- Khống chế mật độ quần thể ruồi trên đồng ruộng thấp trước khi sử dụng biện pháp SIT (diện tích 500 - 1000 ha).
- Thả ruồi triệt sản vào vùng sản xuất.
- Đánh giá hiệu quả phòng trừ.
4. Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án đề xuất.
- Cán bộ nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật địa phương được nâng cao năng lực trong nghiên cứu và triển khai quản lý ruồi hại quả diện rộng và ứng dụng kỹ thuật SIT trong bảo vệ thực vật.
- Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu thanh long Bình Thuận.
- Nông dân sản xuất cây ăn quả (thanh long) Bình Thuận.
- Các doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu quả tươi (thanh long).
II. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ
1. Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ.
Mục tiêu dự án đề xuất phù hợp với chính sách và các lĩnh vực quan tâm của Cơ quan Năng lương Nguyên tử Quốc tế IAEA đang mở rộng chuyển giao ứng dụng năng lượng nguyên tử cho các nước thành viên trong lĩnh vực Nông nghiệp nói chung, bảo vệ thực vật nói riêng.
2. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ.
Phòng Côn trùng, thuộc bộ môn Kỹ thuật Nguyên tử phục vụ Nông nghiệp và Thực phẩm, IAEA là tổ chức đứng đầu thế giới về nghiên cứu ứng dụng năng lượng nguyên tử trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, chăn nuôi và y tế trên cơ sở sử dụng kỹ thuật SIT, không sử dụng thuốc hóa học. Có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ quản lý dịch hại diện rộng thành công tại nhiều nước trên thế giới.
3. Các điều kiện ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.
III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
1. Mục tiêu dài hạn
Phát triển ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong lĩnh vực quản lý sâu hại cây trồng nông lâm nghiệp.
2. Mục tiêu ngắn hạn
Ứng dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) để quản lý ruồi hại quả thanh long diện rộng, nhằm nâng cao chất lượng quả phục vụ cho xuất khẩu.
Đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) trong lĩnh vực phòng trừ sâu hại cây trồng, bảo vệ môi trường.
IV. CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
Kết quả dự kiến đạt được của dự án (theo từng cấu phần nếu có)
- Xây dựng được quy trình công nghệ nhân nuôi công nghiệp các loài ruồi gây hại trên thanh long
- Xây dựng được quy trình công nghệ xử lý bất dục (bằng tia phóng xạ) các loài ruồi hại quả thanh long ở giai đoạn nhộng
- Xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp ruồi hại quả thanh long diện rộng trên cơ sở sử dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT)
- Xây dựng được vùng sản xuất thanh long diện rộng không bị ruồi gây hại (1000 ha)
- Đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật có khả năng ứng dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) trong phòng trừ sâu hại cây trồng
V. CẤU PHẦN, HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU VÀ DỰ KIẾN PHÂN BỔ NGUỒN LỰC CỦA DỰ ÁN
Mô tả tóm tắt các cấu phần, hoạt động chủ yếu theo từng kết quả của dự án (trong đó nêu rõ từng kết quả theo từng cấu phần) và nguồn lực dự kiến tương ứng.
1. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
- Chuyển giao công nghệ kỹ thuật nhân nuôi quần thể ruồi hại quả bằng thức ăn nhân tạo, kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT), quản lý ruồi hại quả diện rộng.
- Cử chuyên gia sang giúp Việt Nam thực hiện các nội dung nghiên cứu, hỗ trợ trang thiết bị chuyên dụng... trong lĩnh vực triệt sản côn trùng (SIT) hại cây trồng nông nghiệp
- Đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực triệt sản côn trùng (SIT) cho Việt Nam
2. Phía Việt Nam:
- Tổ chức thực hiện các nội dung của dự án theo hướng dẫn của chuyên gia bao gồm:
+ Các nghiên cứu cơ bản, các thí nghiệm trong phòng, ngoài đồng.
+ Xây dựng mô hình phòng trừ ruồi hại quả diện rộng trên cơ sở sử dụng kỹ thuật triệt sản (SIT).
+ Cử cán bộ đi học tập, đào tạo tiếp thu công nghệ theo các chương trình do IAEA tài trợ
3. Nguồn nhân sự
- TS. Lê Đức Khánh, Bộ môn Côn trùng, Viện BVTV, được IAEA đào tạo trong lĩnh vực triệt sản côn trùng (SIT) tại Mỹ năm 2004 và tham gia một số hội nghị quốc tế trao đổi kinh nghiệm về phòng trừ ruồi hại quả diện rộng tại Brazil, Tây Ban Nha, Philippines, Oman, Mauritius...
- ThS. Nguyễn Thị Thanh Hiền, Bộ môn Côn trùng, Viện BVTV, đã được đào tạo về quản lý ruồi hại quả diện rộng do IAEA tổ chức tại Việt Nam năm 2008; có kinh nghiệm trong các nghiên cứu sinh học, sinh thái ruồi hại quả và phòng trừ tổng hợp ruồi hại quả.
- ThS. Trần Thanh Toàn, Bộ môn Côn trùng, Viện BVTV. Có kinh nghiệm trong phòng trừ ruồi hại quả bằng bả protein
- ThS. Lê Quang Khải, Bộ môn Côn trùng, Viện BVTV, đã được đào tạo về quản lý ruồi hại quả diện rộng do IAEA tổ chức tại Trung quốc năm 2009; có kinh nghiệm trong các nghiên cứu triển khai xây dựng mô hình quản lý tổng hợp ruồi hại quả
- ThS. Vũ Văn Thanh, Bộ môn Côn trùng, Viện BVTV, đã được đào tạo về quản lý ruồi hại quả diện rộng do IAEA tổ chức tại Jordan năm 2009, có kinh nghiệm trong các nghiên cứu phân loại thành phần loài ruồi hại quả
- KS. Vũ Thị Thùy Trang, Bộ môn Côn trùng, Viện BVTV, được đào tạo về ruồi hại quả tại Nhật Bản năm 2009, có kinh nghiệm trong các nghiên cứu sinh học, nuôi quần thể sâu hại
- KS. Trần Thị Thúy Hằng, Bộ môn Côn trùng, Viện BVTV, có kinh nghiệm trong nuôi quần thể sâu hại.
- KS. Đặng Đình Thắng, Bộ môn Côn trùng, Viện BVTV, có kinh nghiệm trong nuôi quần thể sâu hại.
- TS. Hoàng Hoa Mai, Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, nghiên cứu xử lý bất dục ruồi hại quả.
- Kỹ sư Trần Minh Tiến, Chi cục BVTV Bình Thuận, có kinh nghiệm trong triển khai phòng trừ tổng hợp sâu hại trên cây Thanh long.
- TS. Rui Cardoso Pereia và các chuyên gia ruồi hại quả Quốc tế, Bộ môn Kỹ thuật nguyên tử phục vụ Nông nghiệp và Thực phẩm.
VI. KIẾN NGHỊ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN
1. Đối với vốn ODA
Vốn ODA: 264.865 Euro, tương đương 348.767 USD, trong đó:
- Ngân sách cấp phát hành chính sự nghiệp 100 % tổng vốn ODA
- Cho vay lại: 0 đ (0%) tổng vốn ODA
2. Đối với vốn đối ứng
Vốn đối ứng: 3 169 920 000 đ
Trong đó:
+ Hiện vật: 1 278 010 000 đ
+ Tiền mặt: 1 891 910 000 đ
Nguồn vốn đối ứng được huy động theo một hoặc một số hình thức sau:
- Vốn ngân sách Trung ương cấp phát: 1,891,910,000 đ (59,7 %) tổng vốn đối ứng
- Vốn khác (hiện vật, lương cán bộ): 1 278 010 000 đ (40,3 %) tổng vốn đối ứng
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án
- Thành lập Tổ quản lý và thực hiện dự án.
- Tổ chức các phòng thí nghiệm nghiên cứu triển khai chuyên sâu theo nội dung công việc bao gồm:
+ Phòng thí nghiệm nghiên cứu nhân nuôi quần thể loài ruồi gây hại quan trọng.
+ Phòng thí nghiệm nghiên cứu và đánh giá liều lượng chiếu xạ gây bất dục.
+ Nhóm triển khai thực địa.
2. Khái quát cơ chế làm việc, quan hệ giữa các cơ quan: cơ quan chủ quản, chủ dự án, Ban quản lý dự án, các nhà thầu, nhà tài trợ và các bên tham gia khác để thực hiện và quản lý dự án.
- Chủ dự án, chuyên gia IAEA và các nhóm nghiên cứu xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nội dung dự án theo kế hoạch từng quý/năm.
- Chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các hoạt động theo từng nội dung công việc.
- Cập nhật kết quả và báo cáo tiến độ thực hiện cho cơ quan chủ quản theo quy định.
3. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện của chủ dự án dự kiến sẽ được giao thực hiện dự án.
- Chủ dự án dự kiến: TS Lê Đức Khánh, trưởng Bộ môn Côn trùng, Viện Bảo vệ thực vật, có 32 năm kinh nghiệm nghiên cứu lĩnh vực côn trùng Nông nghiệp, được IAEA đào tạo trong lĩnh vực triệt sản côn trùng.
- Chủ trì thực hiện hiện dự án “Quản lý ruồi hại quả nhằm nâng cao năng suất quả và rau tại Việt Nam”, mã số: CP2/1998/005 (2001 - 2008) do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ.
- Chủ trì dự án “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi ruồi hại quả loài Bactrocera pyrifoliae Drew & Hancock tại Việt Nam”, mã số 13027/RBF (2005 - 2009), do IAEA tài trợ.
- Chủ trì đề tài nghiên cứu cơ bản “Nghiên cứu liều lượng chiếu xạ (sterilization dose) thích hợp cho triệt sản loài ruồi hại quả Bactrocera dorsalis, Bactrocera cucurbitae hại trên các loại cây ăn quả và rau ăn quả ở Việt Nam” mã số: 6.170.06 (2006 - 2008).
- Chủ nhiệm đề tài Nghị định thư với Hungary “Nghiên cứu thành phần loài côn trùng thuộc bộ hai cánh và bộ cánh phấn, xác định những loài gây hại quan trọng, đối tượng kiểm dịch, phục vụ sản xuất nông sản an toàn cho tiêu dùng và xuất nhập khẩu” (2009 - 2010)
- Thư ký đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu biện pháp tổng hợp quản lý ruồi hại quả thanh long diện rộng trên cơ sở sử dụng bả protein tại Bình Thuận” (2009 - 2011) thuộc nhiệm vụ KH&CN cấp thiết thực hiện ở địa phương, đã xây dựng được quy trình quản lý ruồi hại quả thanh long diện rộng trên cơ sở sử dụng bả protein
VIII. PHÂN TÍCH SƠ BỘ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở kế thừa Công nghệ và những kinh nghiệm quốc tế do chuyên gia IAEA chuyển giao, kết hợp với những kết quả nghiên cứu về ruồi hại quả ở Việt Nam trong suốt 10 năm qua, với tiềm lực về nguồn nhân lực chuyên sâu về ruồi hại quả của Viện Bảo vệ thực vật, trang thiết bị hiện có và được IAEA trang bị thêm trong thời gian tới, cơ quan chủ trì đề tài và các cơ quan phối hợp có đủ khả năng thực hiện thành công dự án như mục tiêu đặt ra.
IX. PHÂN TÍCH SƠ BỘ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
1. Đánh giá hiệu quả trực tiếp đối với đơn vị thực hiện.
Đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật có khả năng ứng dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) trong phòng trừ sâu hại cây trồng.
2. Đánh giá tác động kinh tế, môi trường và xã hội đối với ngành, lĩnh vực và địa phương. (i) ứng dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) trong quản lý ruồi hại quả diện rộng không sử dụng tác nhân hóa học, không gây ô nhiễm môi trường (ii) Kết quả đề tài hợp tác nghiên cứu sẽ nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân khi sản phẩm quả thanh long đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.(iii) Tạo điều kiện tốt cho hoạt động thương mại và xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh mặt hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường Quốc tế.
3. Đánh giá tính bền vững của dự án sau khi kết thúc
Kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) là công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, có thể ứng dụng trong phòng trừ nhiều đối tượng gây hại quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
1 Mã ngành kinh tế quốc dân của dự án, phân theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
2 Xác định số năm hoặc số tháng cần thiết để thực hiện dự án kể từ ngày dự án có hiệu lực.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây