Thông báo 40/2011/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu về một số lĩnh vực cụ thể trong vận chuyển hàng không

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Thông báo 40/2011/TB-LPQT

Thông báo 40/2011/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của "Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu về một số lĩnh vực cụ thể trong vận chuyển hàng không"
Cơ quan ban hành: Bộ Ngoại giaoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:40/2011/TB-LPQTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Lê Thị Tuyết Mai
Ngày ban hành:30/06/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
----------------------
Số: 40/2011/TB-LPQT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2011
 
 
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
 
 
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu về một số lĩnh vực cụ thể trong vận chuyển hàng không, ký tại Bờ-rúc-xen ngày 04 tháng 10 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2011.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao lục Hiệp định theo quy định tại Điều 68 Luật nêu trên./.
 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Thị Tuyết Mai
 
 
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ MỘT SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LÀ MỘT BÊN VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU LÀ BÊN KIA
(sau đây được gọi là “các Bên”)
 
 
GHI NHẬN rằng các hiệp định hàng không song phương đã được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và mười bảy Quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu có những điều khoản trái với luật pháp Liên minh Châu Âu,
GHI NHẬN rằng Liên minh Châu Âu có thẩm quyền tuyệt đối đối với một số lĩnh vực có thể được đưa vào hiệp định hàng không song phương giữa các Quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu và các nước thứ ba,
GHI NHẬN rằng theo luật pháp Liên minh Châu Âu, các doanh nghiệp vận chuyển hàng không của Liên minh Châu Âu được thành lập tại một Quốc gia thành viên có quyền khai thác các đường bay giữa các Quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu và các nước thứ ba trên cơ sở không phân biệt đối xử.
XÉT rằng các hiệp định hàng không giữa Liên minh Châu Âu và một số nước thứ ba quy định về khả năng đối với công dân của các quốc gia thứ ba có thể giành được quyền sở hữu trong các doanh nghiệp vận chuyển hàng không được cấp phép theo quy định của luật pháp Liên minh Châu Âu,
NHẬN THẤY rằng một số điều khoản cụ thể của các hiệp định hàng không song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, là những điều khoản trái với luật pháp Liên minh Châu Âu, phải được sửa đổi phù hợp với luật pháp Liên minh châu Âu để thiết lập một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho các dịch vụ hàng không giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu và để duy trì tính liên tục của các dịch vụ hàng không đó,
GHI NHẬN rằng theo luật pháp Liên minh Châu Âu, các doanh nghiệp vận chuyển hàng không, về nguyên tắc, không được ký kết các thỏa thuận có thể gây ảnh hưởng tới thương mại giữa các Quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và có mục đích hoặc tác động là ngăn cản, hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh,
NHẬN THẤY rằng các điều khoản trong các hiệp định hàng không song phương được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (i) yêu cầu hoặc ủng hộ việc thông qua các thỏa thuận giữa các bên thực hiện, các quyết định của các hiệp hội các bên thực hiện hoặc các thực tiễn có dự tính nhằm ngăn cản, bóp méo hay hạn chế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận chuyển hàng không trên các đường bay tương ứng; hoặc (ii) tăng cường sự ảnh hưởng của bất kỳ thỏa thuận, quyết định hoặc các thực tiễn có dự tính nào như vậy; hoặc (iii) giao cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng không hoặc các hãng khai thác kinh tế tư nhân trách nhiệm tiến hành các biện pháp ngăn cản, bóp méo hay hạn chế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận chuyển hàng không trên các đường bay tương ứng, có thể làm mất hiệu lực các quy định về cạnh tranh áp dụng cho các bên thực hiện,
GHI NHẬN rằng mục đích của Liên minh Châu Âu, là một phần của các đàm phán này, không phải để tăng tổng lượng vận chuyển hàng không giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, để ảnh hưởng tới sự cân bằng giữa các doanh nghiệp vận chuyển hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các doanh nghiệp vận chuyển hàng không của Liên minh, hay để đàm phán sửa đổi các điều khoản của các hiệp định hàng không song phương hiện hành liên quan đến thương quyền.
ĐÃ THỎA THUẬN NHƯ SAU:
ĐIỀU 1. Những quy định chung
1. Với mục đích của Hiệp định này, “các Quốc gia Thành viên” có nghĩa là các Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu và “Các Hiệp ước của Liên minh Châu Âu” có nghĩa là Hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu và Hiệp ước về Chức năng của Liên minh Châu Âu.
2. Các tham chiếu trong từng hiệp định nêu tại Phụ lục 1 tới công dân của Quốc gia Thành viên là một bên của hiệp định đó sẽ được hiểu là nói đến công dân của các Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu.
3. Các tham chiếu trong từng hiệp định nêu tại Phụ lục 1 tới các doanh nghiệp vận chuyển hàng không hoặc các hãng hàng không của Quốc gia Thành viên là một bên của hiệp định đó sẽ được hiểu là nói đến các doanh nghiệp vận chuyển hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định bởi Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu đó.
ĐIỀU 2. Chỉ định của một Quốc gia Thành viên
1. Những quy định tại khoản 2 và 3 của Điều này sẽ thay thế các quy định tương ứng tại các điều được liệt kê trong Phụ lục 2 (a) và (b) liên quan tới việc chỉ định một doanh nghiệp vận chuyển hàng không bởi một Quốc gia Thành viên liên quan, các ủy quyền và giấy phép được Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cấp cho doanh nghiệp vận chuyển hàng không đó, và việc từ chối, thu hồi, đình chỉ hoặc giới hạn đối với các ủy quyền hoặc giấy phép cấp cho doanh nghiệp vận chuyển hàng không tương ứng.
2. Khi nhận được chỉ định của một Quốc gia Thành viên, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ cấp các ủy quyền và giấy phép thích hợp ít chậm trễ nhất về thủ tục, với điều kiện:
i. doanh nghiệp vận chuyển hàng không được thành lập trong lãnh thổ của Quốc gia Thành viên chỉ định theo các Hiệp ước của Liên minh Châu Âu và có Giấy phép Khai thác có hiệu lực theo luật pháp Liên minh Châu Âu; và
ii. việc kiểm soát hữu hiệu doanh nghiệp vận chuyển hàng không được thực hiện và duy trì bởi Quốc gia Thành viên chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận người khai thác tầu bay (AOC) cho doanh nghiệp vận chuyển hàng không đó và nêu rõ nhà chức trách hàng không có liên quan trong văn bản chỉ định; và
iii. doanh nghiệp vận chuyển hàng không thuộc sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu phần lớn của, và được kiểm soát hữu hiệu bởi các Quốc gia Thành viên và/hoặc công dân của các Quốc gia Thành viên, và/hoặc bởi các quốc gia khác được liệt kê trong Phụ lục 3 và/hoặc công dân của các quốc gia khác đó.
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có thế từ chối, thu hồi, đình chỉ hoặc giới hạn đối với việc cấp phép hoặc giấy phép cấp cho một doanh nghiệp vận chuyển hàng không được chỉ định bởi một Quốc gia Thành viên khi:
i. doanh nghiệp vận chuyển hàng không không được thành lập trong lãnh thổ của Quốc gia Thành viên chỉ định theo các Hiệp ước của Liên minh Châu Âu hoặc không có Giấy phép Khai thác có hiệu lực theo luật pháp Liên minh Châu Âu; hoặc
ii. việc kiểm soát hữu hiệu doanh nghiệp vận chuyển hàng không không được thực hiện hoặc duy trì bởi Quốc gia Thành viên chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC) cho doanh nghiệp vận chuyển hàng không đó hoặc không nêu rõ nhà chức trách hàng không có liên quan trong văn bản chỉ định; hoặc
iii. doanh nghiệp vận chuyển hàng không không thuộc sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu phần lớn của, hoặc không được kiểm soát hữu hiệu bởi các Quốc gia Thành viên và/hoặc công dân của các Quốc gia Thành viên, và/hoặc bởi các quốc gia khác được liệt kê trong Phụ lục 3 và/hoặc công dân của các quốc gia khác đó.
Khi thực hiện các quyền của mình theo khoản này, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không được phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp vận chuyển hàng không của Liên minh Châu Âu vì lý do quốc tịch.
ĐIỀU 3. An toàn
1. Các quy định trong khoản 2 của Điều này sẽ bổ sung các điều được liệt kê trong Phụ lục 2 (c).
2. Khi một Quốc gia Thành viên đã chỉ định một doanh nghiệp vận chuyển hàng không mà việc kiểm soát hãng hàng không này do một Quốc gia Thành viên khác thực hiện và duy trì, thì các quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các quy định về an toàn của hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quốc gia Thành viên chỉ định doanh nghiệp vận chuyển hàng không đó sẽ được áp dụng ngang bằng đối với việc phê duyệt, thực hiện và duy trì các tiêu chuẩn an toàn của Quốc gia Thành viên kia và đối với việc cấp giấy phép khai thác của doanh nghiệp vận chuyển hàng không đó.
ĐIỀU 4. Sự phù hợp với các quy tắc về cạnh tranh
1. Các Hiệp định Hàng không song phương ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Quốc gia thành viên sẽ không ảnh hưởng tới các quy tắc cạnh tranh của các Bên.
2. Những quy định liệt kê tại Phụ lục 2(d) sẽ chấm dứt hiệu lực.
ĐIỀU 5. Các Phụ lục của Hiệp định
Các Phụ lục của Hiệp định này sẽ là một phần không tách rời của Hiệp định.
ĐIỀU 6. Thay đổi hoặc Bổ sung
Bất cứ lúc nào các Bên cũng có thể thay đổi hoặc bổ sung Hiệp định này trên cơ sở đồng thuận.
ĐIỀU 7. Hiệu lực và Áp dụng tạm thời
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực khi các Bên đã thông báo cho nhau bằng văn bản rằng các thủ tục nội bộ cần thiết của mình để hiệp định có hiệu lực đã hoàn tất.
2. Không phụ thuộc vào khoản 1, các Bên nhất trí tạm thời áp dụng Hiệp định này từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau ngày các Bên đã thông báo cho nhau việc hoàn thành các thủ tục cần thiết cho mục đích này.
3. Các Hiệp định và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Quốc gia Thành viên vào ngày ký Hiệp định này vẫn chưa có hiệu lực và chưa được áp dụng tạm thời được liệt kê tại Phụ lục 1 (b). Hiệp định này sẽ áp dụng cho tất cả các Hiệp định và thỏa thuận như vậy khi chúng có hiệu lực hoặc áp dụng tạm thời.
ĐIỀU 8. Chấm dứt
1. Trong trường hợp một hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1 chấm dứt thì tất cả các quy định của Hiệp định này có liên quan đến hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1 có liên quan sẽ chấm dứt cùng thời điểm.
2. Trong trường hợp tất cả các hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1 chấm dứt thì Hiệp định này sẽ chấm dứt cùng thời điểm.
ĐỂ LÀM CHỨNG, những người ký tên dưới đây, được ủy quyền đầy đủ, đã ký Hiệp định này.
Lập thành hai bản, tại Bruxelles, ngày 04 tháng 10 năm 2010, bằng các ngôn ngữ Bungary, Séc, Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Italia, Latvia, Lithuania, Manta, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, xlovakia, xlovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Việt Nam.
 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM




Nguyễn Xuân Phúc
Minister, Chairman of the Government Office
THAY MẶT
LIÊN MINH CHÂU ÂU





Siim Kallas
Vice-President of EC

Etieme Schoucpe
Secretary of State for Mobility
(Belgian Presidency)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁC HIỆP ĐỊNH ĐƯỢC THAM CHIẾU TẠI ĐIỀU 1 CỦA HIỆP ĐỊNH NÀY
 
(a) Các hiệp định hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu đã được ký kết, ký tên và/hoặc đang được áp dụng tạm thời, tính đến thời điểm ký Hiệp định này:
- Hiệp định Vận chuyển hàng không giữa Chính phủ Liên bang Áo và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký tại Hà Nội ngày 27-3-1995, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Áo” tại Phụ lục 2;
- Lần sửa đổi cuối cùng tại Biên bản ghi nhớ ký tại Hà Nội ngày 05-4-2006;
- Hiệp định giữa Chính phủ Vương quốc Bỉ và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Vận tải hàng không được ký tại Brussels ngày 21-10-1992, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Bỉ” tại Phụ lục 2;
- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Bungary và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận chuyển hàng không giữa và ngoài lãnh thổ hai nước ký tại Sofia ngày 01-10-1979, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Bungary” tại Phụ lục 2;
- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Séc và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận chuyển hàng không được ký tại Prague ngày 23-5-1997, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Séc” tại Phụ lục 2;
- Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính phủ Vương quốc Đan Mạch và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký tại Hà Nội ngày 25-9-1997, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Đan Mạch” tại Phụ lục 2;
- Đính kèm theo Biên bản Ghi nhớ giữa các Vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển với Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký tại Hà Nội ngày 25-9-1997;
- Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa Phần Lan và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký tại Hà Nội ngày 26-10-2000, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Phần Lan” tại Phụ lục 2;
- Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa Pháp và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký tại Paris ngày 14-4-1977, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Pháp” tại Phụ lục 2;
- Hiệp định Vận tải hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa Liên bang Đức và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký tại Bonn ngày 26-8-1994, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Đức” tại Phụ lục 2;
- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Hungary và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận chuyển hàng không được ký tại Hà Nội ngày 04-02-1998, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Hungary” tại Phụ lục 2;
- Hiệp định giữa Chính phủ Đại Công quốc Lucxembourg và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận chuyển hàng không được ký tại Lucx- embourg ngày 26-10-1994, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Lucxem- bourg ” tại Phụ lục 2;
- Hiệp định giữa Chính phủ Vương quốc Hà Lan và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận chuyển hàng không giữa và ngoài lãnh thổ hai bên được ký tại Hà Nội ngày 01-10-1993, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Hà Lan” tại Phụ lục 2;
- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận chuyển hàng không được ký tại Warsaw ngày 11-9-1976, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Ba Lan” tại Phụ lục 2;
- Hiệp định vận tải hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa Bồ Đào Nha và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký tại Lisbon ngày 03-02-1998, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Bồ Đào Nha” tại Phụ lục 2;
- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Rumani và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải hàng không dân dụng ký tại Hà Nội ngày 26-6-1979, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Rumani” tại Phụ lục 2;
- Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính phủ Vương quốc Thụy Điển và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký tại Hà Nội ngày 25-9-1997, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Thụy Điển” tại Phụ lục 2;
- Đính kèm theo Biên bản Ghi nhớ giữa các Vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển với Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký tại Hà Nội ngày 25-9-1997;
- Hiệp định vận tải hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa Slovakia và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký tại Hà Nội ngày 06-11-1997, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Slovakia” tại Phụ lục 2;
- Hiệp định giữa Chính phủ Vương quốc Anh và Bắc Ailen và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận chuyển hàng không được ký tại London ngày 19-8-1994, sau đây được gọi là “Hiệp định Việt Nam - Vương quốc Anh” tại Phụ lục 2;
- Lần bổ sung cuối cùng qua việc trao đổi Công hàm tại Hà Nội vào ngày 08 và 26-9-2000.
(b) Các hiệp định và thỏa thuận khác về vận chuyển hàng không được ký tắt hay được ký chính thức giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Quốc gia Thành viên của Liên minh Châu Âu mà chưa có hiệu lực và không được áp dụng tạm thời, tính đến thời điểm ký Hiệp định này.
 
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH LIỆT KÊ TẠI PHỤ LỤC 1 VÀ ĐƯỢC THAM CHIẾU TẠI ĐIỀU 2 ĐẾN ĐIỀU 4 CỦA HIỆP ĐỊNH NÀY
 
(a) Chỉ định của một Quốc gia Thành viên:
- Điều 3, khoản 5 của Hiệp định Việt Nam - Áo;
- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Bungary;
- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Đan Mạch;
- Điều 4, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Séc;
- Điều 4, khoản 5 của Hiệp định Việt Nam - Phần Lan;
- Điều 7, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Pháp;
- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Đức;
- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Hungari;
- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Luxembourg;
- Điều 4, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Hà Lan;
- Điều 3, khoản 2 của Hiệp định Việt Nam - Ba Lan;
- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Bồ Đào Nha;
- Điều 3 của Hiệp định Việt Nam - Rumani;
- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Thụy Điển;
- Điều 3, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Slovakia;
- Điều 4, khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Vương Quốc Anh;
(b) Từ chối, thu hồi, đình chỉ hoặc hạn chế đối với việc cấp phép hoặc giấy phép:
- Điều 4, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Áo;
- Điều 5, khoản 1 (d) của Hiệp định Việt Nam - Bỉ;
- Điều 4 (a) của Hiệp định Việt Nam - Bungary;
- Điều 5, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Séc;
- Điều 4, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Đan Mạch;
- Điều 5, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Phần Lan;
- Điều 9, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Pháp;
- Điều 4, khoản 1 của Hiệp định Việt Nam - Đức;
- Điều 4, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Hungari;
- Điều 4, khoản 1 (c) của Hiệp định Việt Nam - Luxembourg;
- Điều 5, khoản 1 (c) của Hiệp định Việt Nam - Hà Lan;
- Điều 4, Khoản 1 của Hiệp định Việt Nam - Ba Lan;
- Điều 4, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Bồ Đào Nha;
- Điều 4 của Hiệp định Việt Nam - Rumani;
- Điều 4, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Thụy Điển;
- Điều 4, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Slovakia;
- Điều 5, khoản 1 (a) của Hiệp định Việt Nam - Vương quốc Anh; (c) An toàn:
- Điều 6 bis của Hiệp định Việt Nam - Áo;
- Điều 7 của Hiệp định Việt Nam - Bỉ;
- Điều 11 của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Séc;
- Điều 18 của Hiệp định Việt Nam - Phần Lan;
- Điều 4 của Hiệp định Việt Nam - Pháp;
- Điều 9 của Hiệp định Việt Nam - Hunggari;
- Điều 6 của Hiệp định Việt Nam - Luxembourg;
- Điều 14 của Hiệp định Việt Nam - Hà Lan;
- Điều 9 của Hiệp định Việt Nam - Rumani;
- Điều 7 của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Slovakia;
- Điều 9a của Hiệp định Việt Nam - Vương Quốc Anh; (d) Sự phù hợp với các quy tắc về cạnh tranh:
- Điều 13, Khoản 1 và 7 của Hiệp định Việt Nam - Bỉ;
- Điều 9, Khoản 3 đến Khoản 8 của Hiệp định Việt Nam - Bungary;
- Điều 7, Khoản 2 của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Séc;
- Điều 11, Khoản 2 của Hiệp định Việt Nam - Đan Mạch;
- Điều 12, Khoản 2 đến Khoản 7 của Hiệp định Việt Nam - Pháp;
- Điều 6, Khoản 1 và Khoản 4 đến Khoản 6 của Hiệp định Việt Nam - Hungari;
- Điều 11, Khoản 2 đến Khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Luxembourg;
- Điều 6, Khoản 2 đến Khoản 6 của Hiệp định Việt Nam - Hà Lan;
- Điều 20, Khoản 2 đến Khoản 4 của Hiệp định Việt Nam - Ba Lan;
- Điều 16, Khoản 2 đến Khoản 6 của Hiệp định Việt Nam - Bồ Đào Nha;
- Điều 14, Khoản 1 đến Khoản 6 của Hiệp định Việt Nam - Rumani;
- Điều 12, Khoản 3, 5 và 6 của Hiệp định Việt Nam - Cộng hòa Slovakia;
- Điều 11, Khoản 2 của Hiệp định Việt Nam - Thụy Điển;
- Điều 7, Khoản 3 và 4 của Hiệp định Việt Nam - Vương quốc Anh.
 
PHỤ LỤC 3
DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA KHÁC ĐƯỢC THAM CHIẾU TỚI TẠI ĐIỀU 2 CỦA HIỆP ĐỊNH NÀY
 
(a) Cộng hòa Ai-xơ-len (theo Hiệp định về Khu vực kinh tế Châu Âu);
(b) Công quốc Liechtenstein (theo Hiệp định về Khu vực kinh tế Châu Âu);
(c) Vương quốc Na Uy (theo Hiệp định về Khu vực kinh tế Châu Âu);
(d) Liên bang Thụy Sĩ (theo Hiệp định giữa Liên minh Châu Âu và Liên bang Thụy Sĩ về Vận tải hàng không).
 
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi