Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 502/QĐ-TLĐ 2014 về chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 502/QĐ-TLĐ
Cơ quan ban hành: | Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 502/QĐ-TLĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đặng Ngọc Tùng |
Ngày ban hành: | 26/04/2014 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Công chức cơ quan công đoàn được hỗ trợ may trang phục 1,5 triệu đồng/năm
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã ra Quyết định 502/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn ngày 26/4/2014.
Theo đó, cán bộ, công chức trong các cơ quan công đoàn được chi hỗ trợ may trang phục tối đa 1,5 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh đó, Quyết định này cũng quy định một số khoản chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi sau dành cho cán bộ, công chức trong cơ quan công đoàn, cụ thể:
Thứ nhất, cán bộ, công chức trong các cơ quan công đoàn bị ốm đau, tai nạn phải vào bệnh viện điều trị (nội, ngoại trú) được chi thăm hỏi tối đa 500.000 đồng/người/lần, một năm không quá 2 lần; trường hợp bị bệnh hiểm nghèo được chi trợ cấp tối đa 03 triệu đồng/người/năm.
Thứ hai, cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan công đoàn bị chết thì gia đình được hỗ trợ tối đa 03 triệu đồng; Chi phúng viếng 500.000 đồng và tiền hương, hoa.
Thứ ba, cha, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, vợ (chồng), con của cán bộ, công chức trong các cơ quan công đoàn bị chết được trợ cấp 01 triệu đồng/người; Chi phúng viếng 500.000 đồng và tiền hương, hoa. Gia đình cán bộ, công chức gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, có người thân (bố, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng, con) ốm đau dài ngày, tai nạn phải điều trị được trợ cấp tối đa 500.000 đồng/lần.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/5/2014.
Xem chi tiết Quyết định 502/QĐ-TLĐ tại đây
tải Quyết định 502/QĐ-TLĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM Số: 502/QĐ-TLĐ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN, CHẾ ĐỘ CHI TIÊU TRONG CÁC CƠ QUAN CÔNG ĐOÀN
--------------------------------------
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật công đoàn năm 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn.
Căn cứ chế độ chi tiêu hành chính hiện hành của Nhà nước và vận dụng chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 524/2012/NQ-UBTVQH13 ngày 20/9/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Quy định về tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên (sau đây gọi chung là các cơ quan công đoàn).
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2014. Thay thế Quyết định số 1466/QĐ-TLĐ ngày 02/11/2010 và Khoản 4 “Điều 8 về quyền lợi cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng” tại Hướng dẫn số 1114/HD-TLĐ ngày 09/7/2009 của Tổng Liên đoàn.
Điều 3: Ban Tài chính, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này trong các cơ quan công đoàn.
Điều 4: Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, các cơ quan công đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHUẨN, CHẾ ĐỘ CHI TIÊU TRONG CÁC CƠ QUAN CÔNG ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 502/QĐ-TLĐ ngày 26 tháng 4 năm 2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn)
I- Chi lương, phụ cấp và các khoản phải đóng.
1- Chi lương, phụ cấp.
Các cơ quan công đoàn phải tuân thủ quy định của Đảng, Nhà nước, của Tổng Liên đoàn về tổ chức bộ máy, biên chế, hợp đồng lao động,... chế độ tiền lương, phụ cấp lương, phụ cấp cán bộ công đoàn và các khoản phải đóng của cán bộ công đoàn chuyên trách.
2- Thanh toán tiền làm thêm.
Các cơ quan công đoàn thanh toán tiền làm thêm, làm đêm theo Thông tư số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/11/2005 của Liên bộ Tài chính - Nội vụ và công văn số 11435/BTC-PC ngày 12/9/2005 của Bộ Tài chính. Cụ thể:
- Việc thanh toán tiền làm thêm, làm đêm của từng cơ quan phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan về nguyên tắc, đối tượng, quy trình thủ tục thanh toán,…
- Cán bộ, công chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là CBCC) trong các cơ quan công đoàn những ngày đi công tác, dự hội nghị, hội thảo, tập huấn đã được thanh toán tiền công tác phí, hỗ trợ tiền ăn thì không được thanh toán tiền làm thêm, làm đêm.
- CBCC trong các cơ quan công đoàn được phân công trực cơ quan trong các ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần được bố trí nghỉ bù, hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy chế chi tiêu nội bộ, không thanh toán tiền làm thêm.
- Nhân viên lái xe, tạp vụ, bảo vệ trong các cơ quan công đoàn là lao động hợp đồng, việc thanh toán tiền làm thêm, làm đêm căn cứ vào quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan.
II- Chi quản lý hành chính.
1- Chế độ trang cấp, thanh toán tiền cước phí điện thoại.
a) Mức chi trang cấp điện thoại, thanh toán tiền điện thoại tại nhà riêng và điện thoại di động cho CBCC trong các cơ quan công đoàn như sau:
TT |
Đối tượng |
Mức chi (đồng) |
||
Trang cấp/Nhiệm kỳ 5 năm |
Cước phí/tháng |
|||
ĐT cố định |
ĐT di động |
|
||
1 |
Chủ tịch Tổng Liên đoàn. |
300.000, |
7.000.000, |
1.000.000, |
2 |
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn. |
300.000, |
5.000.000, |
800.000, |
3 |
Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn |
300.000, |
4.000.000, |
600.000, |
4 |
Trưởng ban Tổng Liên đoàn, Chủ tịch LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương và chức vụ tương đương có cùng hệ số phụ cấp chức vụ. |
300.000, |
3.000.000, |
500.000, |
5 |
Phó trưởng ban Tổng Liên đoàn, Phó Chủ tịch LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương và chức vụ tương đương có cùng hệ số phụ cấp chức vụ. |
|
|
300.000, |
6 |
Trưởng phòng Tổng Liên đoàn, Trưởng ban LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương, các chức danh có cùng hệ số phụ cấp chức vụ. |
|
|
200.000, |
7 |
Phó phòng Tổng Liên đoàn, Phó ban LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương, các chức danh có cùng hệ số phụ cấp chức vụ. |
|
|
100.000, |
b) Chi trang cấp điện thoại:
- Điện thoại cố định tại nhà riêng: Ngoài tiền mua máy theo quy định trên, các chức danh có tiêu chuẩn được thanh toán tiền lắp đặt, hòa mạng theo hóa đơn tài chính và chỉ được thanh toán chi phí lắp đặt một lần khi được đề bạt, điều chuyển đến cơ quan.
- Điện thoại di động:
+ Cán bộ đã được cơ quan công đoàn chi tiền mua điện thoại di động, trong nhiệm kỳ đại hội được điều động sang cơ quan khác hoặc thôi không giữ chức vụ thì cơ quan không thu hồi tiền trang cấp điện thoại di động. Nếu điều động trong nội bộ tổ chức công đoàn, cơ quan tiếp nhận không chi tiền trang cấp điện thoại di động.
+ Các chức danh được trang cấp điện thoại di động theo quy định ở bảng trên, năm năm (05) được cấp tiền mua điện thoại di động một lần (tính theo nhiệm kỳ đại hội). Cán bộ được cấp tiền mua điện thoại di động khi hư hỏng tự sửa chữa, thay thế.
- Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là doanh nghiệp, Chủ tịch công đoàn chuyên trách hưởng lương tương đương chức vụ Phó Tổng giám đốc doanh nghiệp, được thanh toán cước phí điện thoại cố định tại nhà riêng, điện thoại di động và cấp tiền mua điện thoại di động như Phó Tổng giám đốc theo quy định của doanh nghiệp.
- CBCC trong các cơ quan công đoàn không thuộc đối tượng được thanh toán cước phí điện thoại tại nhà riêng và điện thoại di động theo quy định ở bảng trên nhưng do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao, cơ quan phải hỗ trợ tiền điện thoại, Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định mức hỗ trợ, nhưng mức chi tối đa 100.000 đồng/người/tháng.
- Các chức danh được thanh toán cước phí điện thoại theo quy định ở bảng trên nhưng do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác được cơ quan giao, mức thanh toán tiền điện thoại trên không đủ, Thủ trưởng đơn vị dự toán xem xét, quyết định nâng mức chi, nhưng không vượt quá mức chi cước phí điện thoại của chức danh liền kề.
- Các chức danh được thanh toán cước phí điện thoại tại nhà riêng và điện thoại di động khi có quyết định nghỉ hưu cơ quan thôi chi tiền cước phí điện thoại kể từ tháng liền kề. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn khi có quyết định nghỉ hưu cơ quan chi thêm một tháng tiền cước phí điện thoại.
2- Tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô.
Tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan công đoàn thực hiện theo Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 và Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 103/2007/TT-BTC ngày 29/8/2007 của Bộ Tài chính; Thông tư số 06/2011/TT-BTC ngày 14/01/2011 của Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 103/2007/TT-BTC. Tổng Liên đoàn hướng dẫn về tiêu chuẩn sử dụng xe ôtô trong các cơ quan công đoàn, đơn vị sự nghiệp công đoàn như sau:
- Chủ tịch Tổng Liên đoàn được sử dụng một xe ôtô thường xuyên trong thời gian công tác.
- Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn được sử dụng xe ôtô để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và đi công tác.
- Cán bộ lãnh đạo các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 đến dưới 1,3 được sử dụng xe ôtô khi cơ quan cử đi công tác.
- Trường hợp do yêu cầu, tính chất công việc cần bố trí xe ôtô cho CBCC không thuộc các chức danh trên đi công tác, Thủ trưởng đơn vị dự toán căn cứ khả năng phương tiện và tình hình thực tế của cơ quan xem xét quyết định và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ.
3- Chế độ chi phúc lợi.
a) Chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi:
- CBCC trong các cơ quan công đoàn bị ốm đau, tai nạn phải vào bệnh viện điều trị (nội, ngoại trú) được chi thăm hỏi tối đa 500.000 đồng/người/lần, một năm không quá 2 lần.
- CBCC trong các cơ quan công đoàn bị bệnh hiểm nghèo được chi trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người/năm.
- CBCC đang làm việc trong các cơ quan công đoàn bị chết, gia đình CBCC được hỗ trợ tối đa 3.000.000 đồng; Chi phúng viếng 500.000 đồng và tiền hương, hoa.
- Cha, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, vợ (chồng), con của CBCC trong các cơ quan công đoàn bị chết được trợ cấp 1.000.000 đồng/người; Chi phúng viếng 500.000 đồng và tiền hương, hoa.
- Gia đình CBCC gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, có người thân (bố, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng, con) ốm đau dài ngày, tai nạn phải điều trị được trợ cấp tối đa 500.000 đồng/lần.
b) Chi hỗ trợ may trang phục:
- CBCC trong các cơ quan công đoàn được chi hỗ trợ may trang phục tối đa 1.500.000 đồng/người/năm.
- Đối với Ủy viên Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, ngoài chế độ tại quy định này còn được hưởng chế độ trợ cấp tiền may trang phục theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 831/QĐ-TLĐ ngày 02/6/2004 của Tổng Liên đoàn.
c) Chi khám sức khỏe định kỳ:
- Cơ quan công đoàn được tổ chức khám sức khỏe định kỳ tập trung cho CBCC 01 năm/01 lần. Cơ quan công đoàn mời tổ chức y tế có đủ điều kiện đến khám sức khỏe tại cơ quan hoặc hợp đồng khám sức khỏe tại Bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh. Quy trình, nội dung khám sức khỏe thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
- Chi phí phí khám sức khỏe do cơ quan công đoàn chi theo Hợp đồng kinh tế khám sức khỏe hoặc mức thu viện phí hiện hành của cơ sở y tế (cơ quan không chi tiền khám sức khỏe đơn lẻ cho CBCC và không chi khám chuyên khoa cho CBCC sau khi có kết quả khám sức khỏe tại cơ quan).
d) Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm:
Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm đối với cán bộ công đoàn chuyên trách thực hiện theo Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.
4- Chi tiếp khách trong nước, khánh tiết.
- Các cơ quan công đoàn chi tiếp khách trong nước thực hiện theo Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính.
- Khách của các cơ quan công đoàn đến trao đổi, học tập kinh nghiệm,... đơn vị có đoàn đến chỉ chi tiếp 01 bữa cơm thân mật theo mức quy định tại Thông tư trên. Đơn vị tổ chức đoàn đi và cán bộ được cử tham gia đoàn đi trao đổi, học tập kinh nghiệm,... phải chi tiền đi lại, tiền thuê chỗ nghỉ, tiền vé tham quan,... và thanh toán với cơ quan theo quy định hiện hành.
5- Về thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
Các cơ quan công đoàn thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 của Chính phủ; Hướng dẫn số 1356/HD-TLĐ ngày 17/8/2006 của Tổng Liên đoàn. Tổng Liên đoàn quy định bổ sung một số nội dung sau:
- Giao quyền tự chủ về biên chế:
+ Chỉ tiêu biên chế giao quyền tự chủ bao gồm: Chỉ tiêu biên chế CBCC được cấp có thẩm quyền giao và lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng lao động.
+ CBCC và lao động hợp đồng thực tế bao gồm CBCC và lao động hợp đồng (không bao gồm lao động khoán việc, lao động thời vụ) tiền lương thực tế đơn vị đang chi trả hàng tháng. Tiền lương làm căn cứ giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế là tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng theo lương bình quân của CBCC trong chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Khoán chi hành chính thực hiện theo hướng dẫn trên, nhưng mức chênh lệch khoán chi không quá mức tiền lương cơ sở x 12 tháng/01 người (tính theo chỉ tiêu biên chế được giao và lao động hợp đồng được cơ quan có thẩm quyền cho phép).
6- Chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị.
Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của công đoàn thực hiện chế độ công tác phí khi đi công tác trong nước; Chế độ chi tiêu tổ chức hội nghị theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính. Tổng Liên đoàn quy định bổ sung và hướng dẫn thực hiện một số nội dung sau:
6.1- Chế độ công tác phí.
a) Thanh toán tiền vé máy bay:
- Các cơ quan công đoàn đã thực hiện khoán chi hành chính theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn (bao gồm cả khoán tiền công tác phí). Thủ trưởng đơn vị dự toán nếu giao khoán tiền công tác phí cho các ban, bộ phận thì Trưởng ban, trưởng bộ phận căn cứ khả năng kinh phí được giao khoán, tính chất của chuyến công tác để bố trí CBCC đi công tác, duyệt thanh toán tiền vé máy bay.
- Các cơ quan công đoàn chưa thực hiện khoán chi hành chính hoặc đã khoán chi hành chính nhưng chưa khoán chi công tác phí, việc thanh toán tiền vé máy bay khi đi công tác trong nước được thực hiện như sau:
+ Các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên được thanh toán tiền vé máy bay khi đi công tác trong nước.
+ Trường hợp cơ quan cần cử CBCC không thuộc đối tượng trên đi công tác để giải quyết công việc đột xuất, Thủ trưởng đơn vị dự toán xem xét, quyết định việc thanh toán tiền vé máy bay.
- Tiêu chuẩn mua vé máy bay khi đi công tác trong và ngoài nước: Hạng ghế thương gia cho Chủ tịch Tổng Liên đoàn và chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên; hạng ghế thường cho các đối tượng còn lại.
b) Thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện:
Đối với cán bộ có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô đưa đi công tác nhưng cơ quan không bố trí được xe ô tô cho người đi công tác mà người đi công tác phải tự túc phương tiện khi đi công tác và các đối tượng phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng trong nội thành, nội thị: Các cơ quan công đoàn căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, tình hình thực tế của cơ quan, khả năng tài chính để quyết định mức khoán cho phù hợp và quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ.
6.2- Chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn.
a) Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu dự hội nghị, hội thảo, tập huấn:
- Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 100.000 đồng/người/ngày.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 70.000 đồng/người/ngày.
Số lượng đại biểu dự hội nghị, hội thảo, tập huấn do Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định.
b) Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu dự hội nghị Ban Chấp hành công đoàn các cấp:
- Hội nghị Ban Chấp hành (Ban Thường vụ, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn) Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 150.000 đồng/người/ngày.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 100.000 đồng/người/ngày.
Các cơ quan công đoàn không chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu trong thời gian trước, sau hội nghị, hội thảo, tập huấn.
6.3- Các khoản chi khác về hội nghị, hội thảo, tập huấn.
a) Chi bồi dưỡng người chủ trì hội thảo, viết bài tham luận:
- Chi bồi dưỡng người chủ trì hội thảo, tổng hợp ý kiến hội thảo:
+ Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 200.000 đồng/cuộc.
+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Mức chi tối đa 150.000 đồng/cuộc.
- Chi bồi dưỡng viết bài tham luận: Các cuộc hội thảo, hội nghị phải đặt bài tham luận (thủ trưởng đơn vị dự toán duyệt số lượng bài tham luận), mức chi tiền thù lao cho đại biểu có bài tham luận đặt trước như sau:
+ Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 200.000 đồng/bài.
+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 100.000 đồng/bài.
Đối với các chuyên gia, nhà nghiên cứu,... phải chi bồi dưỡng đặt bài tham luận mức cao hơn, Thủ trưởng đơn vị dự toán xem xét, quyết định.
b) Chi bồi dưỡng họp báo, gặp gỡ phóng viên báo chí, mức chi tối đa 150.000 đồng/người/cuộc.
c) Chi tiền nước uống, phục vụ:
- Chi tiền nước uống cho đại biểu dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp báo,... mức chi tối đa 30.000 đồng/người/ngày (2 buổi).
- Chi bồi dưỡng nhân viên, lái xe trực tiếp phục vụ hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp báo, mức chi tối đa 70.000 đồng/người/ngày. Số lượng nhân viên phục vụ do Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định.
d) Thanh toán tiền công tác phí của CBCC dự hội nghị, hội thảo, tập huấn:
d.1- CBCC trong các cơ quan công đoàn.
CBCC trong các cơ quan công đoàn được cử dự hội nghị, hội thảo, tập huấn (bao gồm cả hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn) do các cơ quan công đoàn tổ chức, tự chi trả tiền phương tiện đi, về, tiền thuê chỗ nghỉ và thanh toán với cơ quan CBCC đang công tác theo chế độ công tác phí hiện hành.
d.2- Cán bộ công đoàn cơ sở.
Cơ quan công đoàn tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn (bao gồm cả hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ) có trách nhiệm thanh toán tiền phương tiện đi, về, tiền thuê chỗ nghỉ, tiền lưu trú cho cán bộ công đoàn cơ sở theo chế độ công tác phí hiện hành.
III- Chi hoạt động phong trào.
1- Chế độ chi thành lập công đoàn cơ sở và phát triển đoàn viên.
- Chi in ấn, phát hành tài liệu tuyên truyền thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên.
- Chi làm việc ngoài giờ cho cán bộ được phân công gặp gỡ người sử dụng lao động, gặp gỡ người lao động ngoài giờ làm việc để hướng dẫn, tuyên truyền phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (thanh toán theo quy định tại Mục I của Quy định này).
- Chi hội nghị thành lập công đoàn cơ sở: Chi khánh tiết, chi bồi dưỡng cho đại biểu (theo chế độ chi hội nghị, hội thảo, tập huấn). Thực hiện theo dự toán được Thủ trưởng đơn vị dự toán duyệt.
2- Chế độ chi khen thưởng.
a) Nguyên tắc chi tiền thưởng của các cấp công đoàn.
Đơn vị đề nghị khen thưởng, sử dụng nguồn tài chính công đoàn của đơn vị để chi tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua.
b) Chế độ chi tiền thưởng, nguồn kinh phí chi thưởng.
- Tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua thực hiện theo quy định của Nhà nước và Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.
- Nguồn kinh phí chi khen thưởng của các cơ quan công đoàn do Thủ trưởng đơn vị dự toán đề nghị, cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán hàng năm, nhưng mức tối đa không quá 8% chi hoạt động thường xuyên của đơn vị (chi hoạt động thường xuyên không bao gồm chi XDCB, mua sắm TSCĐ; Nguồn kinh phí khen thưởng không bao gồm thưởng thu, nộp tài chính công đoàn, thưởng danh hiệu thi đua hàng năm của CBCC cơ quan).
- Chi tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua hàng năm của tập thể, cá nhân trong các cơ quan công đoàn như: Tập thể xuất sắc, chiến sỹ thi đua, lao động tiên tiến,… trong nguồn tài chính của đơn vị và mức chi theo quy định của Nhà nước, hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.
- Chi khen thưởng thường xuyên và đột xuất cho CBCC trong các cơ quan công đoàn do quỹ cơ quan chi. Quỹ cơ quan được trích lập theo quy định hiện hành của Nhà nước và Tổng Liên đoàn. Không sử dụng nguồn tài chính công đoàn của đơn vị để trích lập quỹ cơ quan.
3- Chế độ chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
3.1- Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (thời gian của khóa học dưới 1 tháng):
Cán bộ công đoàn chuyên trách được cơ quan công đoàn có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn trong nước được thanh toán:
- Tiền công tác phí theo chế độ công tác phí hiện hành (trường hợp nơi tổ chức lớp học đã bố trí chỗ nghỉ không thu tiền thì không thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ)
- Tiền học phí, tài liệu, giáo trình phục vụ chương trình học tập (nếu có) thanh toán theo phiếu thu hoặc hóa đơn tài chính của cơ quan tổ chức khóa học.
3.2- Đào tạo, bồi dưỡng dài hạn (thời gian của khóa học từ 1 tháng trở lên):
a) Cán bộ công đoàn chuyên trách có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được cơ quan công đoàn có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn trong nước được thanh toán:
- Tiền tàu, xe đi, về trong dịp nghỉ hè, nghỉ tết Nguyên Đán, đi thực tập, thực tế theo chế độ công tác phí hiện hành (đối với đào tạo tập trung); Tiền tàu, xe đi, về cho 01 đợt học tập trung; Tiền tàu xe đi thực tập, thực tế theo chế độ công tác phí hiện hành (đối với hệ đào tạo tại chức).
- Hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ trong thời gian học tập do Thủ trưởng đơn vị cử cán bộ đi học quyết định, nhưng không quá 60% tiền thuê chỗ nghỉ theo chế độ công tác phí hiện hành.
- Hỗ trợ tiền học phí theo quy định của Chính phủ, tiền tài liệu học tập theo chương trình đào tạo: Mức hỗ trợ do Thủ trưởng đơn vị quyết định và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (đối tượng hỗ trợ bao gồm cả CBCC có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được cơ quan công đoàn có thẩm quyền đồng ý cho đi học Thạc sỹ, Tiến sỹ tại các cơ sở đào tạo của nước ngoài tổ chức tại Việt Nam hoặc nước ngoài liên kết với các cơ sở đào tạo của Việt Nam tổ chức).
b) Cán bộ công đoàn chuyên trách đi học theo nguyện vọng cá nhân (bao gồm cán bộ không đủ điều kiện tiêu chuẩn để cử đi học và cán bộ đi học theo nguyện vọng cá nhân được cơ quan công đoàn có thẩm quyền ký thủ tục cho đi học theo yêu cầu của cơ sở đào tạo) được hỗ trợ tiền học phí tối đa bằng 50% mức hỗ trợ quy định tại khoản 3.2.a, Mục III. Các khoản chi khác ngoài tiền học phí tại khoản 3.2.a, Mục III do cán bộ tự túc.
c) Cán bộ công đoàn chuyên trách là đối tượng quy hoạch chức danh lãnh đạo đơn vị, được cơ quan công đoàn có thẩm quyền cử đi đào tạo trong nước sau khi được cấp bằng Thạc sỹ cơ quan hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng, cấp bằng Tiến sỹ cơ quan hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng.
Cán bộ công đoàn chuyên trách đi học trong nước theo nguyện vọng cá nhân sau khi được cấp bằng Thạc sỹ cơ quan hỗ trợ 05 triệu đồng, cấp bằng Tiến sỹ hỗ trợ 10 triệu đồng.
4- Chế độ chi cho giảng viên, báo cáo viên.
a) Thù lao cho giảng viên, báo cáo viên (bao gồm cả tiền soạn bài):
- Giảng viên, báo cáo viên là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy và tương đương, mức chi tối đa 1.000.000 đồng/người/buổi.
- Giảng viên, báo cáo viên là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Thứ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Bí thư Tỉnh ủy và các chức danh Giáo sư, Chuyên gia cao cấp, Tiến sỹ khoa học, mức chi tối đa 800.000 đồng/người/buổi.
- Giảng viên, báo cáo viên là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Lãnh đạo cấp Cục, Vụ, Viện, Tỉnh ủy viên, Trưởng, Phó các Sở, Ban ngành cấp tỉnh và tương đương, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, giảng viên chính, chuyên viên chính, mức chi tối đa 600.000 đồng/người/buổi.
- Giảng viên, báo cáo viên còn lại là CBCC công tác tại các cơ quan, đơn vị Trung ương và cấp tỉnh (ngoài 3 đối tượng trên), mức chi tối đa 500.000 đồng/người/buổi.
- Giảng viên, báo cáo viên là CBCC công tác tại các đơn vị từ cấp huyện và tương đương trở xuống, mức chi tối đa 300.000 đồng/người/buổi.
- Đối với giảng viên, báo cáo viên là nhà khoa học, nhà nghiên cứu,... thù lao giảng bài phải chi mức cao hơn do Thủ trưởng đơn vị dự toán xem xét, quyết định.
b) Phụ cấp tiền ăn, phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho giảng viên, báo cáo viên:
- Tùy theo địa điểm, thời gian tổ chức lớp học cơ quan công đoàn quyết định chi phụ cấp tiền ăn cho giảng viên, báo cáo viên tối đa bằng mức chi phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí hiện hành.
- Trường hợp cơ quan công đoàn không có phương tiện đưa, đón, không bố trí được phòng nghỉ cho giảng viên, báo cáo viên thì được thanh toán tiền đưa, đón và tiền thuê phòng nghỉ cho giảng viên, báo cáo viên theo chế độ công tác phí hiện hành.
5- Chế độ chi hoạt động đối ngoại.
- Chế độ công tác phí đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài đối với CBCC thực hiện theo Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính.
- Chế độ chi tiếp khách, tổ chức các hội thảo quốc tế, dịch tài liệu, thuê phiên dịch,... thực hiện theo Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính.
- Đối với các hội thảo, hội nghị quốc tế nguồn kinh phí do nước ngoài tài trợ thực hiện theo thỏa thuận của bên tài trợ, nếu không có thỏa thuận thì Thủ trưởng đơn vị duyệt dự toán để thực hiện.
6- Chế độ chi nghiên cứu khoa học.
- Đề tài khoa học cấp Tổng Liên đoàn, sử dụng nguồn tài chính công đoàn của các đơn vị, Tổng Liên đoàn phê duyệt mới được thực hiện.
- Chế độ chi, thanh quyết toán chi đề tài khoa học thực hiện theo quy định của Nhà nước.
7- Chế độ chi tổ chức các cuộc thi.
- Chi giải thưởng: Căn cứ tính chất, quy mô cuộc thi, quy định của Nhà nước (nếu có), khả năng nguồn kinh phí của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định mức chi giải thưởng cho tập thể, cá nhân dự thi.
- Chi hỗ trợ CBCC, đoàn viên công đoàn luyện tập, tham gia các cuộc thi, hội diễn,... mức chi tối đa 50.000 đồng/người/ngày.
- Chi bồi dưỡng ra đề thi, đáp án:
+ Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương tổ chức, mức chi tối đa 300.000 đồng/1 đề thi/1 đáp án
+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, mức chi tối đa 150.000 đồng/1 đề thi/1 đáp án.
- Chi bồi dưỡng Ban giám khảo, Trọng tài, chấm thi:
+ Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương, mức chi tối đa 200.000 đồng/người/ngày.
+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, mức chi tối đa 100.000 đồng/người/ngày.
- Chế độ chi bồi dưỡng đối với Ban tổ chức thực hiện theo chế độ chi hội nghị.
- Đối với các cuộc thi phải mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, nhà văn, nghệ sỹ ra đề thi, tham gia Ban giám khảo, chấm thi phải chi bồi dưỡng mức cao hơn do Thủ trưởng đơn vị dự toán xem xét, quyết định.
8- Chế độ chi hoạt động xã hội.
- Mức chi thăm hỏi, động viên đoàn viên và CNVCLĐ tại các công đoàn cơ sở gặp khó khăn do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thiên tai, bệnh hiểm nghèo, thăm hỏi thương binh nhân ngày thương binh liệt sỹ, như sau:
+ Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương, tối đa 1.000.000 đồng/người/lần.
+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, tối đa 500.000 đồng/người/lần.
Số lượng người thăm hỏi, mức thăm hỏi do Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định.
- Lãnh đạo các cấp công đoàn đi thăm hỏi, động viên các đơn vị bộ đội, CNVCLĐ ở biên giới, hải đảo, thăm trại thương binh, trại trẻ mồ côi,... mức chi do Thủ trưởng đơn vị dự toán xem xét, quyết định.
9- Chế độ chi cộng tác viên.
Các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp, giúp đỡ hoạt động cho tổ chức công đoàn, được chi cộng tác viên theo mức:
- Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương mức chi từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/người
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, mức chi từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng/người.
- Đối với cộng tác viên, lãnh đạo các Bộ, Ngành, địa phương, các đơn vị thường xuyên có quan hệ, giúp đỡ, hỗ trợ đơn vị trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, bị chết hoặc có người thân (tứ thân phụ mẫu, vợ hoặc chồng, con) chết, tùy từng trường hợp, Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định mức thăm hỏi, phúng viếng tối đa 500.000 đồng/người/lần.
Trường hợp phải chi cộng tác viên mức cao hơn, Thủ trưởng đơn vị dự toán xem xét, quyết định.
10- Chế độ chi đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn nghỉ hưu.
- Chi tặng quà cho CBCC trong các cơ quan công đoàn khi nghỉ hưu, tối đa 3.000.000 đồng/người (CBCC nghỉ hưu ở đơn vị nào do đơn vị đó chi); CBCC trong các cơ quan công đoàn chuyển công tác sang đơn vị khác chi tặng quà tối đa 1.500.000 đồng/người.
- Chi thăm hỏi CBCC trong các cơ quan công đoàn đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm nghèo, mức chi tối đa 1.000.000 đồng/người/lần/năm
- Chi phúng viếng CBCC trong các cơ quan công đoàn đã nghỉ hưu bị chết, mức chi tối đa 1.000.000 đồng/người và tiền mua hương, hoa.
IV- Tổ chức thực hiện.
1- Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương căn cứ khả năng nguồn tài chính công đoàn và tình hình thực tế của địa phương, ngành hướng dẫn thực hiện quy định này đối với công đoàn cấp trên cơ sở trực thuộc cho phù hợp.
2- Trường hợp các Bộ, Ngành Trung ương; Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố; Tổng giám đốc các doanh nghiệp có quy định mở rộng đối tượng, nâng mức chi cao hơn so với quy định này bằng nguồn ngân sách Nhà nước (đối với đơn vị do ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động), tính vào chi phí kinh doanh, dịch vụ (đối với doanh nghiệp). Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương đề nghị Tổng Liên đoàn xem xét cho vận dụng và chi bằng nguồn ngân sách công đoàn của đơn vị.
3- Kinh phí chi cho các chế độ theo quy định trên sử dụng trong dự toán tài chính công đoàn hàng năm của các đơn vị, không được huy động nguồn tài chính của đơn vị cấp dưới để chi cho đơn vị cấp trên ngoài quy định về phân phối nguồn thu tài chính của Tổng Liên đoàn.
4- Kinh phí chi cho hoạt động của cơ sở Đảng, hoạt động của Hội Cựu chiến binh, ngoài nguồn kinh phí của ngân sách Đảng, ngân sách của Hội Cựu chiến binh còn thiếu, tài chính công đoàn chi và quyết toán phần chênh lệch vào mục chi khác. Thủ trưởng cơ quan công đoàn duyệt chi hoạt động công tác Đảng, Hội Cựu chiến binh bằng nguồn tài chính công đoàn của đơn vị theo quy định.
5- Các đơn vị sự nghiệp của công đoàn được vận dụng thực hiện Quy định này và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
6- Việc thanh toán chi các chế độ trên phải đảm bảo nguyên tắc, thủ tục về chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.