Tổng hợp văn bản quy định về tiền lương trong doanh nghiệp

Bài viết tổng hợp văn bản quy định về tiền lương trong doanh nghiệp theo quy định hiện hành.Doanh nghiệp cần chú ý các văn bản này để chi trả lương cho người người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

Tổng hợp văn bản hiện hành quy định về tiền lương trong doanh nghiệp

Sau đây là bảng tổng hợp văn bản quy định về tiền lương trong doanh nghiệp:

Tổng hợp văn bản quy định về tiền lương trong doanh nghiệp
Tổng hợp văn bản quy định về tiền lương trong doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

STT

Văn bản quy phạm pháp luật

Bộ luật

1

Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14

Luật
2

Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15

Nghị định

3

Nghị định 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

4

Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

5

Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

6

Nghị định 21/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 51/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

7

Nghị định 64/2023/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung Nghị định 87/2021/NĐ-CP ngày 29/9/2021 của Chính phủ về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 20/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước

8
Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thông tư

9

Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con

10

Thông tư 105/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc trích lập, quản lý tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

11

Thông tư 17/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước do doanh nghiệp thực hiện

12

Thông tư 16/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước

13

Nghị định 53/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước

Mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp

Điều 90 Bộ luật Lao động quy định tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Hiện nay, mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ theo theo quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Trên đây là tổng hợp văn bản quy định về tiền lương trong doanh nghiệp.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.

Có cần ký hợp đồng cho thuê lại lao động nếu dùng nhân lực của công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh?

Có cần ký hợp đồng cho thuê lại lao động nếu dùng nhân lực của công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh?

Có cần ký hợp đồng cho thuê lại lao động nếu dùng nhân lực của công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh?

Trong một số trường hợp, sẽ không dễ để phân biệt giữa hợp đồng cho thuê lại lao động và hợp đồng dịch vụ. AI Luật đã giải đáp trường hợp sử dụng nhân lực của công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh để thực hiện vệ sinh thường thì có phải ký hợp đồng cho thuê lại lao động.

Nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới?

Nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới?

Nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới?

Từ 01/7/2024, Nhà nước chính thức điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng cho những người hiện đang hưởng lương hưu từ trước 01/7. Vậy những người nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới?

Có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không?

Có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không?

Có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không?

Các điều khoản về thành phần tham gia, nghĩa vụ gửi quyết định và chế tài xử phạt khi vi phạm trình tự, thủ tục xử lý là những điểm căn bản trong quy trình tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Vậy, có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không?