Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị định 117/2013/NĐ-CP tự chủ về kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 117/2013/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 117/2013/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/10/2013 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xác định kinh phí thực hiện chế độ tự chủ trong cơ quan Nhà nước
Ngày 07/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
Trong đó, đáng chú ý là quy định bổ sung về xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Cụ thể, kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm được xác định và giao hàng năm bao gồm: Khoán quỹ tiền lương theo số biên chế được giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; khoán chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế được giao trên cơ sở vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và định mức phân bổ ngân sách Nhà nước hiện hành; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên và chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên đã xác định được khối lượng công việc, theo tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Trong năm, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được tạm ứng từ dự toán đã giao thực hiện chế độ tự chủ để chi thu nhập tăng thêm, chi cho các hoạt động phúc lợi, chi bổ sung phục vụ các hoạt động nghiệp vụ.
Các cơ quan Nhà nước được thực hiện chế độ tự chủ bao gồm: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; UBND cấp xã, phường, thị trấn….
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
Xem chi tiết Nghị định 117/2013/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 117/2013/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHÍNH PHỦ Số: 117/2013/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 130/2005/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 10
NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ SỬ DỤNG BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước,
“e) Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn”.
“2. Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định này”.
“1. Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trí việc làm để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan”.
“1. Xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm:
a) Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm được xác định và giao hàng năm bao gồm:
- Khoán quỹ tiền lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được giao năm 2013;
- Khoán chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và định mức phân bổ ngân sách nhà nước hiện hành; trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2013;
- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên (trừ mua sắm, sửa chữa theo đề án);
- Chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên đã xác định được khối lượng công việc và theo tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có thẩm quyền.
b) Đối với cấp xã, phường, thị trấn: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ cách thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị định này và căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về phương thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ, tổng mức khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn, tổ dân phố bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương”.
“3. Sử dụng kinh phí được giao:
a) Kinh phí giao được phân bổ vào nhóm chi thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi cho phù hợp; được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết;
b) Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được vận dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để thực hiện, nhưng không được vượt quá mức chi tối đa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
c) Trong phạm vi kinh phí giao tự chủ, cơ quan thực hiện tự chủ quyết định giao khoán toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên cho từng bộ phận để chủ động thực hiện nhiệm vụ. Việc quản lý và sử dụng kinh phí khoán bảo đảm đúng quy trình kiểm soát chi và chứng từ, hóa đơn theo quy định của pháp luật, trừ một số khoản chi thực hiện khoán không cần hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính”.
“a) Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định không thường xuyên theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
a) Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức: cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức.
Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi trên đây, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, công chức (hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người (hoặc từng bộ phận trực thuộc);
b) Chi khen thưởng: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Luật thi đua khen thưởng;
c) Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của cán bộ, công chức; trợ cấp khó khăn đột xuất cho cán bộ, công chức, kể cả đối với những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế;
d) Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức. Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập;
đ) Trong năm, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được tạm ứng từ dự toán đã giao thực hiện chế độ tự chủ để chi thu nhập tăng thêm, chi cho các hoạt động phúc lợi, chi bổ sung phục vụ các hoạt động nghiệp vụ.
“Điều 9. Điều chỉnh biên chế và mức kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ.
1. Chỉ tiêu biên chế được xem xét điều chỉnh theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức và Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và các quy định có liên quan.
2. Mức kinh phí được giao trong năm để thực hiện chế độ tự chủ được xem xét điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Do điều chỉnh biên chế trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 điều này;
b) Điều chỉnh nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
c) Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, thay đổi định mức phân bổ dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh tỷ lệ phân bổ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực quản lý hành chính.
3. Khi phát sinh các yếu tố làm thay đổi mức kinh phí đã giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm có văn bản đề nghị điều chỉnh dự toán kinh phí, giải trình chi tiết các yếu tố làm tăng, giảm dự toán kinh phí gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I. Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương (đơn vị dự toán cấp I) xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập, tổng hợp và lập dự toán chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền quyết định”.
“Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
a) Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc quản lý, sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao;
b) Thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức thảo luận dân chủ, thống nhất trong cơ quan nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ được giao;
c) Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ, công khai tài chính trong việc quản lý và sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính trong cơ quan, trong đó phải công khai tại hội nghị cán bộ công nhân viên chức một số nội dung: nhu cầu biên chế tăng thêm, các khoản chi đoàn đi công tác nước ngoài, mua sắm xe ô tô, mua sắm, sửa chữa tài sản và chi tiêu tiếp khách,... theo đối tượng sử dụng, theo định mức tiêu chuẩn; tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn và cán bộ, công chức trong cơ quan được tham gia thực hiện và giám sát thực hiện phương án sử dụng biên chế, kinh phí theo quy định của Nhà nước;
d) Hàng năm, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp kết quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị mình, trong đó cần báo cáo đánh giá theo một số nội dung:
- Nhiệm vụ đặc thù đã thực hiện: Đánh giá theo từng nhiệm vụ (dự toán giao; khối lượng, chất lượng công việc thực hiện);
- Nhiệm vụ đặc thù không thực hiện: Tên nhiệm vụ, dự toán đã giao;
- Tình hình chấp hành chính sách, chế độ chi tiêu tài chính.
2. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Căn cứ vào biên chế và kinh phí quản lý hành chính được cơ quan có thẩm quyền giao, Thủ trưởng cơ quan chủ quản thực hiện giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các đơn vị dự toán trực thuộc, trong đó chi tiết dự toán kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ và dự toán kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định này;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan trực thuộc tổ chức thực hiện chế độ tự chủ theo quy định của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định này và các văn bản hướng dẫn Nghị định;
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan trực thuộc. Có biện pháp giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện hoặc xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm theo quy định của pháp luật;
d) Hàng năm, tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính của Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
a) Chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức chỉ đạo, kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổng kết, đánh giá thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định này vào quý IV năm 2017.
4. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan hướng dẫn chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức chỉ đạo, kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
5. Căn cứ quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn thực hiện đối với các tổ chức trực thuộc”.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 và được áp dụng kể từ năm ngân sách 2014./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |