Quyết định 03/2006/QĐ-BLĐTBXH nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong quân đội

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 03/2006/QĐ-BLĐTBXH

Quyết định 03/2006/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong quân đội
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2006/QĐ-BLĐTBXHNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Bạch Hồng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
07/03/2006
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong quân đội

Ngày 07/3/2006, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ra Quyết định 03/2006/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong quân đội.

Trong đó, nhóm công việc trong lĩnh vực Phòng không-Tên lửa-Không quân bao gồm:

Thứ nhất, điều kiện lao động loại VI gồm công việc sản xuất, khôi phục chất o, chất G (phục vụ chiến đấu của tên lửa).

Thứ hai, điều kiện lao động loại V gồm công việc pháo thủ bệ đạn tên lửa, pháo thủ Pháo phòng không tầm trung; Làm việc (theo kíp) trên xe huấn luyện, chiến đấu tên lửa Phòng không; hệ lập lệnh trong xe điều khiển tên lửa; Sản xuất, chế tạo keo (đặc thù quân sự) phục vụ sửa chữa, bảo quản kỹ thuật phòng không; Sửa chữa các tổ hợp điều khiển vũ khí hàng không (ra đa vô tuyến, hệ thống quang điện tử, ra đa ngắm bắn); Khai thác, sử dụng, sửa chữa (kíp làm việc) trong xe tên lửa phòng không tầm thấp;…

Tiếp theo, nhóm công việc trong lĩnh vực Hải quân bao gồm:

Một là, điều kiện lao động loại VI gồm công việc thợ ụ đà sửa chữa tàu quân sự; Sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu quân sự ở biển xa và khảo sát đo đạc trên biển; Bảo quản, sửa chữa chống ăn mòn các công trình nhà giàn ngoài biển.

Hai là, điều kiện lao động loại V gồm công việc trực tiếp lắp ráp, kiểm tra, hiệu chỉnh, sửa chữa, bảo quản đạn ngư lôi, tên lửa, thuỷ lôi, bom phóng, bom chìm, đạn pháo tàu; Vận hành máy nén khí nạp vào tên lửa tàu Hải quân; Gò, hàn và lắp ráp, sửa chữa, lắp đặt hệ thống trục chân vịt và đóng mới tàu quân sự;...

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 07/07/2006.

Xem chi tiết Quyết định 03/2006/QĐ-BLĐTBXH tại đây

tải Quyết định 03/2006/QĐ-BLĐTBXH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 03/2006/QĐ-BLĐTBXH DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

Số: 03/2006/QĐ-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2006

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRONG QUÂN ĐỘI

-----------

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

Sau khi có ý kiến của Bộ Y-tế tại công văn số 10927/BYT-DP ngày 29 tháng 12 năm 2005 về việc uỷ nhiệm cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản danh mục tạm thời: "Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong quân đội"

Điều 2. Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng làm các nghề, công việc nêu tại Điều 1 được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

Điều 3. Bản danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo Quyết định này chỉ áp dụng đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.

 

Nơi nhận:
- Bộ Quốc phòng (03 bản);
- Các đơn vị trực thuộc BQP;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam (02 bản);
- Công báo (02 bản);
- Lưu: VP, Cục ATLĐ (03 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Bạch Hồng

 

DANH MỤC

NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRONG QUÂN ĐỘI
(Kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 07tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

I. Phòng không-Tên lửa-không quân

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1

Sản xuất, khôi phục chất o, chất G (phục vụ chiến đấu của tên lửa).

Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại, chất O, chất G, rất nguy hiểm.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

2

Pháo thủ bệ đạn tên lửa, pháo thủ Pháo phòng không tầm trung.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, lao động nặng nhọc, nóng, nắng.

3

Làm việc (theo kíp) trên xe huấn luyện, chiến đấu tên lửa Phòng không; hệ lập lệnh trong xe điều khiển tên lửa.

Nơi làm việc chật hẹp, nóng, thiếu dưỡng khí, căng thẳng thần kinh tâm lý, ảnh hưởng của sóng siêu cao tần.

4

Sản xuất, chế tạo keo (đặc thù quân sự) phục vụ sửa chữa, bảo quản kỹ thuật phòng không.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn cao.

5

Sửa chữa các tổ hợp điều khiển vũ khí hàng không (ra đa vô tuyến, hệ thống quang điện tử, ra đa ngắm bắn).

ảnh hưởng sóng siêu cao tần, sóng điện tử, ồn, nóng, căng thẳng thần kinh tâm lý.

6

Khai thác, sử dụng, sửa chữa (kíp làm việc) trong xe tên lửa phòng không tầm thấp.

Công việc nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó, chật hẹp, nóng, tiếp xúc sóng siêu cao tần, căng thẳng thần kinh tâm lý.

7

Nghiên cứu, hiệu chỉnh máy phát và đường truyền sóng của ra đa quân sự các loại.

ảnh hưởng điện từ trường siêu cao tần, điện cao áp công suất lớn, công suất lọt của máy phát rất lớn.

II. Hải quân

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1

Thợ ụ đà sửa chữa tàu quân sự.

 

Thường xuyên phải lặn, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, nóng, ẩm ướt, thiếu dưỡng khí, thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ.

2

Sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu quân sự ở biển xa khảo sát đo đạc trên biển.

Chịu ảnh hưởng của sóng lớn, rung lắc, thời tiết khắc nghiệt, làm việc trong hầm bảo quản lạnh, môi trường ô nhiễm do hải sản phân huỷ.

3

Bảo quản, sửa chữa chống ăn mòn các công trình nhà giàn ngoài biển.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm chịu tác động của bụi, hoá chất độc, ồn, rung, sóng và gió.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

4

Trực tiếp lắp ráp, kiểm tra, hiệu chỉnh, sửa chữa, bảo quản đạn ngư lôi, tên lửa, thuỷ lôi, bom phóng, bom chìm, đạn pháo tàu.

Công việc rất nguy hiểm, tiếp xúc với hoá chất độc, tư thế lao động gò bó, tập trung chú ý cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.

5

Vận hành máy nén khí nạp vào tên lửa tàu Hải quân.

Công việc rất nguy hiểm, độc hại, ồn, nồng độ bụi cao.

6

Gò, hàn và lắp ráp, sửa chữa, lắp đặt hệ thống trục chân vịt và đóng mới tàu quân sự.

Nơi làm việc chật hẹp ẩm ướt, bẩn và thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó chịu tác động của khí CO, CO2, MnO2 và ồn.

7

Nhiệt luyện (bao gồm cả luyện gang hỗn hợp) để đúc chi tiết máy tàu quân sự.

Công việc rất nặng nhọc, rất nóng, ảnh hưởng của bức xạ nhiệt CO2, SO2.

8

Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện, đường ống, ắc quy trong hầm tàu quân sự.

Nóng, ẩm ướt, tư thế làm việc gò bó, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, chất độc.

9

Sửa chữa, lắp đặt ra đa tàu quân sự.

Chịu ảnh hưởng của điện từ trường siêu cao tần. Tư thế làm việc gò bó,

10

ứng cứu xử lý sự cố tràn dầu trên sông, biển.

Công việc khẩn cấp, nguy hiểm, tiếp xúc với khí độc.

III. Tăng-thiết giáp

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

điều kiện lao động loại VI

1

Huấn luyện thực hành lái và bắn trên xe tăng - thiết giáp bánh xích.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại do tác động của khói thuốc súng và tiếng động lớn, nơi làm việc chật hẹp, nóng bức, tập trung cao độ, căng thẳng thần kinh tâm lý.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

2

Sửa chữa các thiết bị vũ khí, khí tài trên xe tăng-thiết giáp.

Nơi làm việc chật hẹp, gò bó, nóng, chịu tác động của tiếng ồn lớn.

IV. Đặc công

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1

Lực lượng đặc công chống khủng bố.

Công việc căng thẳng thần kinh, rất nguy hiểm, phải tiếp xúc và sử dụng các loại vũ khí, trang thiết bị đặc chủng (gồm cả các loại hoá chất độc).

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

2

Giáo viên trinh sát biệt động, tình báo.

Trực tiếp tiếp xúc với môi trường độc hại, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

V. Pháo binh

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1

Điều khiển pháo mặt đất tự hành.

Công việc rất nặng nhọc, môi trường lao động nóng, chật hẹp, gò bó, thiếu dưỡng khí, thiếu ánh sáng, ảnh hưởng khí CO2, ồn, rung, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép .

2

Điều khiển ra đa mặt đất.

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc nóng, chật hẹp, gò bó, thiếu dưỡng khí, ánh sáng, ồn, rung, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

3

Chỉ huy đại đội phóng tên lửa, trung đội chỉ huy, đội phóng (gồm kíp bệ phóng, kíp điều khiển) làm nhiệm vụ điều khiển tên lửa mặt đất.

Công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, thần kinh căng thẳng, ảnh hưởng tiếng ồn, rung xóc, bụi và nồng độ hoá chất độc hại cao.

4

Làm việc (theo kíp) trong xe huấn luyện tên lửa mặt đất.

Làm việc trong xe đặc chủng rất nóng, chật hẹp, gò bó, thiếu dưỡng khí, thiếu ánh sáng, ảnh hưởng của sóng điện từ.

VI. Công binh quân sự

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1

Sản xuất ván ép nhân tạo phục vụ việc xây dựng lô cốt, công sự quân sự.

Tiếp xúc với hoá chất độc hại Phenol, Formaldehyd, axeton, xút, làm việc trong môi trường nóng, bụi, ồn.

2

Sản xuất khí tài công binh vượt sông phục vụ chiến đấu (bằng vật liệu CompoZít).

Tiếp xúc với hoá chất độc hại Axeton, nhựa, bụi thuỷ tinh.

3

Phun cát, mài làm sạch sản phẩm vũ khí, trang bị, xe máy công binh.

Công việc rất nặng nhọc, làm việc trong môi trường ồn, rung, bụi.

VII. Hoá học quân sự

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1

Nghiên cứu, phòng chống vũ khí huỷ diệt hàng loạt (hoá học, sinh học, hạt nhân) nghiên cứu sản xuất các trang bị khí tài hoá học.

Tiếp xúc với hoá chất độc hại, nguy hiểm chất phóng xạ mạnh, tác nhân sinh học.

2

Thủ kho, thống kê, bảo quản, bốc xếp chất độc, chất phóng xạ quân sự tồn lưu sau chiến tranh.

Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, nguồn phóng xạ mạnh, căng thẳng thần kinh tâm lý, rất nguy hiểm

3

Nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, sửa chữa hiệu chỉnh khí tài trinh sát phóng xạ, hoá học, sinh học.

Tiếp xúc với chất phóng xạ, chất độc, tác nhân sinh học rất nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý

4

Nghiên cứu, chế thử, sản xuất, KCS chất tạo khói và khí tài phát khói, vũ khí lửa.

Tiếp xúc với hoá chất độc, rất nguy hiểm, dễ cháy nổ.

5

Nghiên cứu công nghệ xử lý chất độc; nghiên cứu, chế thử, sản xuất, KCS, bảo quản, niêm cất các chất tiêu độc, tẩy xạ, diệt trùng.

Trực tiếp sử dụng các hoá chất độc, rất nguy hiểm trong phòng thí nghiệm và khu nhiễm độc.

6

Điều tra lấy mẫu, khai quật thu gom, phân tích, phân loại chất độc, chất phóng xạ, tác nhân sinh học.

Trực tiếp tiếp xúc với các hoá chất độc, rất nguy hiểm.

7

Tiêu độc, tẩy xạ, diệt trùng.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, công việc thủ công, rất nặng nhọc, trực tiếp tiếp xúc với vi sinh vật, hoá chất độc hại, nguy hiểm.

8

Xử lý sự cố môi trường do rò rỉ hoá chất độc, chất phóng xạ.

Tiếp xúc với chất độc, chất phóng xạ, rất nguy hiểm.

9

Thanh, xử lý bom, đạn đặc chủng, hoá chất, vật tư độc hại.

Tiếp xúc hoá chất độc hại, rất nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

10

Sản xuất, KCS các trang bị chống khủng bố.

Tiếp xúc với hoá chất độc hại, rất nguy hiểm.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

11

Sửa chữa xe đặc chủng hoá học quân sự.

Trực tiếp tiếp xúc với chất độc, nguồn phóng xạ, tư thế làm việc gò bó, nơi làm việc chật hẹp, nóng, chịu tác động của tiếng ồn trong khoang kín.

12

Sửa chữa, sản xuất khí tài hoá học quân sự.

Tiếp xúc hoá chất độc hại, tư thế làm việc gò bó, nơi làm việc chật hẹp, nóng, ồn.

13

Thủ kho, thống kê, bảo quản, niêm cất, vận hành xe đặc chủng trong kho; bốc xếp bảo dưỡng phụ tùng khí tài hoá học quân sự.

Tiếp xúc với hoá chất độc, nguồn phóng xạ, nóng, căng thẳng thần kinh tâm lý.

14

Sản xuất mặt nạ, xử lý mắt kính, phin lọc độc, KCS hộp lọc độc quân sự.

Tiếp xúc với hoá chất độc hại, nhiệt độ cao, tiếng ồn, bụi a mi ăng, căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng thị lực, tư thế gò bó.

15

KCS, sản xuất than hoạt tẩm chất xúc tác, ống trinh độc quân sự.

Tiếp xúc với hoá chất độc hại, bụi thuỷ tinh và chất độc mô phỏng (MOB).

16

Thủ kho, thống kê, bảo quản khí tài trinh sát hoá học, phóng xạ, khí tài phòng hô hấp, phòng da, quan sát hoá học quân sự.

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, tiếp xúc hoá chất độc, nguồn phóng xạ, rất nguy hiểm.

17

Thủ kho, thống kê, bảo quản, bốc xếp hoá chất huấn luyện, hoá chất tiêu tẩy, chất cháy quân sự.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với hoá chất độc hại, rất nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

VIII. Thông tin

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1

Lắp đặt, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị thông tin quân sự (trên cột ăng ten cao từ 30 m trở lên ở rừng núi).

Công việc nặng nhọc, làm việc trên cao rất nguy hiểm, khi sửa chữa, bảo dưỡng chịu tác động của điện từ trường cao tần và siêu cao tần.

2

Vận hành, khai thác máy phát sóng siêu cao tần quân sự.

Thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường siêu cao tần, ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

3

Làm việc trực tiếp tại tổng đài thông tin liên lạc quân sự trong hầm sâu.

Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, dưỡng khí, thường xuyên chịu tác động của điện từ trường.

4

Báo vụ vô tuyến điện báo quân sự.

ảnh hưởng của điện từ trường; căng thẳng về tâm lý, thần kinh; thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, làm việc trong phòng kín, xe bịt kín, nhiệt độ cao; ảnh hưởng thị lực, thính lực.

5

Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị thông tin vệ tinh, vi ba, vi sát ở các trạm thông tin quân sự trên núi cao, rừng sâu.

Làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh; thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường siêu cao tần vượt tiêu chuẩn cho phép.

6

Tuần tra, bảo vệ hệ thống cáp quang quân sự Bắc-Nam.

Thường xuyên lưu động trên các địa hình đồi núi, nguy hiểm, tiếp xúc với điện từ trường.

7

Vận hành, bảo quản, sửa chữa hệ thống cáp quang quân sự Bắc-Nam.

Thường xuyên lưu động trên các địa hình đồi núi, nguy hiểm, tiếp xúc với điện từ trường.

8

Vận hành, khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng tổng đài quân sự có dung lượng từ 10.000 số trở lên, các đài trạm thông tin vệ tinh mặt đất.

Công việc đơn điệu, phải bảo đảm bí mật quân sự cao, thường xuyên chịu tác động của điện từ trường.

9

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị trong xe máy mã quân sự và trang bị kỹ thuật nghiệp vụ mật mã quân sự.

Làm việc trong điều kiện kín, chật hẹp, thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng tiếng ồn lớn, khí độc của các loại vật liệu.

10

Trực tiếp bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ đơn vị xe tăng huấn luyện chiến thuật.

Làm việc ngoài trời, nặng nhọc, ảnh hưởng điện từ trường, căng thẳng thần kinh tâm lý.

IX. Vũ khí đạn dựơc

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1

Quản lý, xử lý tiêu huỷ các loại đạn dược cấp 5 (bom, mìn, tên lửa, thuỷ lôi, đạn, hoả cụ ...).

Công việc rất nguy hiểm, độc hại, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Phân tích, kiểm tra đánh giá chất lượng, thành phần tính năng kỹ thuật của thuốc phóng, thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa, hoả cụ, hoả thuật.

Công việc rất nguy hiểm, dễ xảy ra cháy nổ, chịu tác động của dung môi độc hại, hơi a xít, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3

Thí nghiệm, thử nghiệm, sản xuất đo đạc đánh giá chất lượng và tính năng các thành phần của đạn dược, tên lửa, ngư lôi, thuỷ lôi ... (ngòi nổ, bộ lửa...).

Công việc rất nguy hiểm, độc hại căng thẳng thần kinh tâm lý.

4

Nghiên cứu, thí nghiệm, chế thử, thử nghiệm và sản xuất các thành phần và tổng lắp đạn dược, tên lửa, ngư lôi, thuỷ lôi...

Công việc rất nguy hiểm, dễ xảy ra cháy nổ, thường xuyên tiếp xúc với hơi a xít, căng thẳng thần kinh tâm lý.

5

Nghiên cứu, chế tạo thuốc đen và những sản phẩm, bộ phận, chi tiết đạn dược có dùng thuốc đen.

Công việc rất nguy hiểm, dễ xảy ra cháy nổ, thường xuyên tiếp xúc thuốc và hoá chất độc, căng thẳng thần kinh tâm lý.

6

Nghiên cứu, chế tạo các loại thuốc nổ, hoả cụ, hoả thuật và các sản phẩm trung gian.

Công việc rất nguy hiểm, dễ xảy ra cháy nổ, thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất độc mạnh (hơi A xít đặc, các Ô xít Nitơ, thuỷ ngân), căng thẳng thần kinh tâm lý.

7

Nghiên cứu, chế tạo, tái sinh đúc ép nhồi thuốc nổ mạnh vào các loại đạn, bom, mìn, ngòi nổ.

Công việc rất nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc, căng thẳng thần kinh tâm lý.

8

Nghiên cứu, điều chế thuốc phóng, nhiên liệu tên lửa.

Công việc rất nguy hiểm do cháy nổ, thường xuyên tiếp xúc với bụi thuốc, hơi hoá chất độc, căng thẳng thần kinh tâm lý.

9

Nghiên cứu, thí nghiệm, chế thử, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng, sửa chữa , bảo quản, bốc xếp, điều chuyển đạn dược.

Công việc rất nguy hiểm do cháy nổ, căng thẳng thần kinh tâm lý.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

10

Sản xuất các loại đạn dược, hoả cụ huấn luyện.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

11

Nấu, trộn, tẩm, ép định hình và thiêu kết sản phẩm hợp kim cứng sản xuất các chi tiết súng, đạn.

Nơi làm việc rất nóng, rung, ồn, thường xuyên tiếp xúc bụi kim loại siêu mịn và hỗn hợp hoá chất (Cô ban; Các bít; CO­2, Al2O3), căng thẳng thần kinh tâm lý.

12

Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, điều hành công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, bốc xếp ở kho đạn, kho ngư lôi, thuỷ lôi, bom phóng, bom chìm.

Làm việc trong môi trường rất dễ xảy ra cháy nổ, căng thẳng thần kinh.

13

Nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm vũ khí, khí tài sau sản xuất, sửa chữa và cải tiến.

Công việc nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc hoá chất độc, tiếng ồn và bụi.

14

Vệ sinh công nghiệp khu vực sản xuất, sửa chữa, thử nghiệm đạn dược.

Làm việc ngoài trời, nguy hiểm, độc hại, căng thẳng thần kinh tâm lý.

15

Xử lý chất thải công nghiệp trong điều chế thuốc phóng, thuốc nổ; huỷ thuốc phóng, thuốc nổ;

Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với khí độc, nóng, căng thẳng thần kinh tâm lý.

16

Cảnh vệ, bảo vệ kho nhiên liệu lỏng tên lửa (kho o, G).

Công việc nguy hiểm, ảnh hưởng nồng độ hoá chất độc rất cao.

X. Bảo đảm quân sự (hậu cần)

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

điều kiện lao động loại V

1

Ngâm tẩm, phơi gỗ phục vụ cho quân sự.

Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của các hoá chất độc mạnh như a sen, Focmon.

2

Bảo quản cụm chi tiết phụ tùng vật tư; vũ khí trang bị kỹ thuật trên dây chuyền bảo quản hoá - Sơn điện di.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, dầu mỡ, bụi silic, bụi sơn, gỉ, bột đá, dung môi, cao su.

3

Tráng giấy bằng hoá chất bảo quản hàng quân sự.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nhiệt độ cao, hoá chất độc.

4

Lái xe ô tô phục vụ đơn vị xe tăng huấn luyện chiến thuật.

Lái xe qua các đường hẹp, đường đèo, dốc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

XI. Biên phòng

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1

Phân giới cắm mốc, biên giới.

Thường xuyên làm việc ở vùng núi cao, hiểm trở, đi lại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, nhiệm vụ phức tạp, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Phòng chống tội phạm ma tuý.

Nhiệm vụ độc lập, luôn cơ động, phân tán, môi trường hoạt động độc hại, khó khăn, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3

Bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ ở địa bàn được coi là đặc biệt khó khăn, gian khổ.

Thường xuyên hoạt động trong điều kiện thời tiết khí hậu, môi trường độc hại, khó khăn, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

4

Tuần tra trên biển của các Hải Đoàn, Hải Đội thuộc Bộ Đội Biên phòng.

Thường xuyên chịu tác động của sóng, gió, rung, xóc lớn, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, căng thẳng thần kinh tâm lý.

5

Chăn nuôi, Huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.

Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, căng thẳng, dễ gây nhiễm bệnh.

 

DANH MỤC

NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRONG QUÂN ĐỘI
(Kèm theo Quyết định số 03 /2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. Phòng không-Tên lửa-không quân

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Nhân viên truyền số liệu (VQ-98-01) ở các sở chỉ huy, trạm rađa.

Tiếp xúc sóng siêu cao tần, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Vận hành các loại xe đặc chủng tại sân đỗ máy bay quân sự.

Làm việc ngoài trời, nóng, ồn, tiếp xúc với điện từ trường.

3

Sản xuất khí Ni tơ, ô xy (nạp vào xe khí để khởi động máy bay).

Tiếp xúc với chất độc, căng thẳng thần kinh tâm lý.

4

Sản xuất, chế tạo các loại đệm cao su, đệm phi kim loại phục vụ quân sự.

Nơi làm việc nóng, ồn, tiếp xúc với hoá chất độc.

5

Chế tạo, khai thác, vận hành buồng tập lái máy bay quân sự.

Nơi làm việc chật hẹp, tư thế gò bó, nóng, căng thẳng thần kinh tiếp xúc điện từ trường.

6

Sản xuất sơn đặc thù phục vụ cho sửa chữa máy bay quân sự.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

7

Chế tạo, lắp ráp các loại mục tiêu bay phục vụ huấn luyện.

Tiếp xúc với hoá chất và các loại vật liệu độc hại.

8

Vận hành máy nổ từ 8KW trở lên ở đơn vị chiến đấu.

Chịu tiếng ồn lớn, căng thẳng thần kinh tâm lý, tiếp xúc với dầu, mỡ.

9

Nhân viên thu, nghe tình báo trên không ở các sở chỉ huy (tiêu đồ 9x9, 5x5).

Nơi làm việc chật hẹp, tư thế gò bó, căng thẳng thần kinh tâm lý.

10

Khai thác, sử dụng, sửa chữa tên lửa Phòng không tầm thấp.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, tiếp xúc hoá chất độc.

II. Hải quân

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Thợ cơ khí, vũ khí, sản xuất các chi tiết phụ tùng vũ khí dưới nước.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn, bụi.

2

Vệ sinh công nghiệp trong các nhà máy sửa chữa, đóng mới tàu, thuyền quân sự.

Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với bụi, hoá chất.

III. Tăng-thiết giáp

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Sơn xe tăng, xe thiết giáp bằng phương pháp thủ công và bằng máy phun sơn.

Tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

2

Thủ kho, bảo quản, bốc xếp trang thiết bị khí tài trong kho trang bị khí tài xe tăng-thiết giáp.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, hoá chất độc.

 

3

Giáo viên dạy thực hành sửa chữa tăng-thiết giáp.

Tư thế làm việc gò bó, chật hẹp, nóng bức, thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu, mỡ, tiếng ồn, căng thẳng thần kinh.

4

Sửa chữa các thiết bị tăng-thiết giáp trên xe công trình.

Nơi làm việc chật hẹp, gò bó, chịu tác động của tiếng ồn lớn.

IV. Tình báo

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

điều kiện lao động loại IV

1

Điệp báo hoạt động địa bàn Biên giới và Hải đảo.

Nhiệm vụ độc lập, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

V. Pháo binh

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Sử dụng tên lửa mặt đất vác vai.

Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm .

2

Sử dụng khí tài đo xa Laze và quang điện tử.

Công việc cơ động, nguy hiểm, thường xuyên chịu ảnh hưởng của điện từ trường.

3

Thợ khắc thước Pháo binh.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi polyme, xăng, dầu, căng thẳng thần kinh.

VI. Công binh quân sự

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Thủ kho, quản lý, bảo quản xe máy, vũ khí, khí tài công binh.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại

VII. Thông tin

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị truyền dẫn trên tuyến và mạng điện thoại quân sự.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó.

2

Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy thu, phát công suất từ 01 KW trở lên phục vụ thông tin liên lạc quân sự.

Thường xuyên chịu tác động của điện từ trường.

3

Khai thác, sử dụng trạm thông tin vô tuyến điện tiếp sức quân sự.

Thường xuyên tiếp xúc với bức xạ, sóng cao tần, nơi làm việc chật hẹp, tiếng ồn lớn, thiếu dưỡng khí.

4

Thủ kho, bảo quản, bốc xếp khí tài thông tin.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại.

5

Xây lắp, sửa chữa, bảo dưỡng cáp ngầm thông tin quân sự.

Làm việc thủ công, nặng nhọc, trong điều kiện mưa, nắng và bụi; khi sửa chữa, bảo dưỡng chịu tác động của mùi hôi thối.

6

Lực lượng vận hành công văn quân sự mật, tối khẩn, hẹn giờ.

Công việc không kể ngày, đêm, thường xuyên đi lại trên đường, nguy hiểm, chịu ảnh hưởng của khí hậu, mưa, nắng, đòi hỏi tính khẩn trương, cơ mật cao.

7

Sửa chữa thiết bị đầu cuối điện thoại quân sự.

Nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất.

8

Khảo sát đo đạc lắp đặt các công trình thông tin quân sự.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của điện từ trường.

9

Bảo vệ vận chuyển công văn tài liệu quân sự, trên phương tiện tàu hoả tuyến Bắc - Nam.

Công việc nặng nhọc, không kể ngày, đêm, chịu tác động của bụi, rung, sóc.

10

Khai thác điện thoại, điện toán, truyền số liệu, quản lý danh bạ điện thoại, xử lý phần mềm, lập trình và khai thác điện thoại quân sự.

Thường xuyên tiếp xúc với màn hình, căng thẳng thần kinh tâm lý.

11

Sản xuất ống nhựa và các loại dây, cáp thông tin quân sự bọc nhựa.

Thường xuyên tiếp xúc với nóng, hơi khí và bụi độc.

12

Chuốt dây kim loại.

Tiếp xúc với bụi kim loại, hơi độc của dung môi hoá học

13

Nhồi dầu cáp thông tin.

Tiếp xúc với dầu, mỡ, hoá chất

VIII. Vũ khí đạn dựơc

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Gia công thiết bị quang học quân sự (mài, khắc, mạ, dán); lắp ráp khí tài quân sự (lắp cơ, lắp quang).

Thường xuyên tiếp xúc với cồn, ête và các chất phụ liệu quang học độc hại, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Khoan tia lửa điện, xung điện, cắt bằng dây CNC.

Môi trường làm việc thiếu ô xy, thường xuyên tiếp xúc khí dầu và kim loại cháy, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3

Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, điều hành công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, bốc xếp ở kho vũ khí.

Thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại, nguy hiểm.

4

Quản lý, xử lý, tiêu huỷ các loại vũ khí cấp 5.

Làm việc ngoài trời, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

5

Sản xuất, sửa chữa hòm gỗ đựng vũ khí, khí tài, đạn dược.

Nơi làm việc ồn, bụi, tiếp xúc với hoá chất độc hại.

IX. Bảo đảm quân sự (hậu cần)

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Thử lực động cơ ô tô; thử bơm cao áp; thử xe ô tô đường dài; lái xe ô tô thử nghiệm quân sự.

Nơi làm việc nóng, rất ồn, rung xóc liên tục.

2

Thợ xì cát, tẩy rỉ hàng quân sự.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi si lic, hơi, khí độc.

3

Tẩy rửa A xít hàng quân sự.

Thường xuyên tiếp xúc với hơi axit.

4

Thợ mộc phục vụ hàng quân sự

Nơi làm việc nóng, ồn, bụi, thường xuyên tiếp xúc hoá dung môi hữu cơ, chất bảo quản.

5

Thợ sấy, tháo gỡ khuôn đúc hàng quân sự.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nóng, bụi, hơi khí độc.

6

Pha chế thuốc phòng gỗ mục.

Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của hoá chất độc mạnh.

7

Gò tôn dày từ 1mm trở lên để lắp giáp (xe tăng, pháo).

Công việc nặng nhọc, nóng, ảnh hưởng của bức xạ nhiệt, CO2 và ồn rất cao.

8

ép doăng cao su; da; nhựa PVC, PA, PE thay thế các chi tiết súng, pháo.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, ồn, hoá chất độc.

9

Thợ vận hành trạm khí nén máy phát điện.

Thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu, chịu tác động của độ rung, tiếng ồn cao.

10

Vận hành dây chuyền sản xuất chất ÊtylBrômua phục vụ cho quân sự.

Làm thủ công, tiếp xúc với hoá chất độc, bụi, ảnh hưởng tới hệ hô hấp.

11

Thợ sửa chữa trạm nguồn điện quân sự.

Công việc nặng nhọc, độc hại, thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu, hoá chất.

12

Kiểm định, KCS xe máy quân sự.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên làm việc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.

13

Thợ sửa chữa ô tô, tàu quân sự.

Công việc nặng nhọc luôn tiếp xúc với dầu mỡ, tư thế gò bó, chịu tác động của tiếng ồn lớn.

14

Thủ kho quân y, bảo quản, cấp phát thuốc ở kho dự trữ chiến lược.

Lao động trong môi trường kín, tiếp xúc trực tiếp với các loại hoá chất, gây căng thẳng thần kinh.

15

Nhân viên bảo mật làm việc trong phòng máy vi tính, máy phô tô.

Thường xuyên làm việc trong phòng kín, tiếp xúc hơi khí độc, căng thẳng thần kinh tâm lý.

16

Xử lý và soạn tin tình báo, bảo mật trên máy vi tính.

Cường độ lao động cao, căng thẳng thị lực, thần kinh tâm lý.

17

Thợ sửa chữa điện, nước trong đơn vị quân đội .

Tư thế làm việc gò bó, nguy hiểm.

18

Nhân viên hoá nghiệm phục vụ cho bảo quản hàng quân sự.

Thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc.

19

Phun xốp vào khoang giữa vách tàu chiến đấu.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc, nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn.

20

Nhân viên quân y nghiên cứu, kiểm tra, đo đạc khảo sát môi trường lao động quân sự.

Công việc lưu động, trực tiếp tiếp xúc với hoá chất độc, nguy hiểm.

21

Làm vệ sinh trong cơ quan, đơn vị quân đội.

Lao động thủ công, thường xuyên tiếp xúc với chất thải hôi, thối.

22

Nhân viên quân y lấy mẫu, vận chuyển mẫu, làm xét nghiệm đối với các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút).

Chịu tác động của các yếu tố độc hại, nguy hiểm của môi trường.

 

 

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi