Nghị định 155/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 155/2004/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 155/2004/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/08/2004 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Chính sách đối với lao động dôi dư - Theo Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ban hành ngày 10/8/2004, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ quy định: người lao động đã nhận trợ cấp mất việc làm nếu được tái tuyển dụng vào công ty, nông, lâm trường đã cho thôi việc hoặc các công ty, cơ quan khác thuộc khu vực Nhà nước hay được nông, lâm trường giao đất, giao rừng thì phải trả lại số tiền trợ cấp... Số tiền trên được thu hồi đưa vào Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư. Quỹ này chịu trách nhiệm cấp kinh phí cho các công ty, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở dạy nghề cho người lao động dôi dư, các tổ chức được thành ập để giải quyết lao động dôi dư trong các công ty bị giải thể, phá sản, đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng công ty Nhà nước, nông, lâm trường quốc doanh, kể cả phần kinh phí giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật Lao động... Nghị định có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Nghị định 155/2004/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 155/2004/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 155/2004/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2004
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 41/2002/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ DO SẮP XẾP LẠI
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
''Điều 1. Phạm vi áp dụng Nghị định này là các công ty nhà nước thực hiện các biện pháp cơ cấu lại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, gồm :
1. Công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập và đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập (sau đây gọi là Tổng công ty) thực hiện cơ cấu lại theo Điều 17 của Bộ luật Lao động.
2. Công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
3. Công ty nhà nước, đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty chuyển thành công ty cổ phần; công ty cổ phần được chuyển từ các công ty, đơn vị hạch toán phụ thuộc của các công ty nêu trên có phương án cơ cấu lại được Hội đồng quản trị công ty quyết định phê duyệt và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.
4. Công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.
5. Công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.
6. Công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty thực hiện phá sản, giải thể.
7. Công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty chuyển thành đơn vị sự nghiệp.
8. Nông, lâm trường quốc doanh sắp xếp lại theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh.
9. Công ty nhà nước thực hiện các hình thức khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
10. Công ty nhà nước thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật của ngành, nghề kinh doanh chính quyết định thành lập chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp''.
''Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này là người lao động đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, gồm:
1. Người lao động dôi dư trong công ty, đơn vị (sau đây được gọi chung là công ty) thực hiện sắp xếp theo quy định tại Điều 1 (trừ khoản 6) của Nghị định này đã được tuyển dụng vào khu vực nhà nước trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước), gồm:
a) Người lao động đang làm việc, khi sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm, nhưng không bố trí được việc làm;
b) Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của công ty nhưng không có việc làm (đang chờ việc), tại thời điểm sắp xếp lại, công ty vẫn không bố trí được việc làm.
2. Người lao động trong công ty bị giải thể, phá sản.
3. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của nông, lâm trường quốc doanh, được tuyển dụng vào khu vực nhà nước trước ngày 21 tháng 4 năm 1998, tại thời điểm sắp xếp lại, nông, lâm trường quốc doanh đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm, nhưng không bố trí được việc làm hoặc không thực hiện chế độ giao đất, giao rừng của nông, lâm trường quốc doanh.
Riêng đối với trường hợp người lao động được giao đất, giao rừng của nông, lâm trường quốc doanh nếu thực hiện chấm dứt quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thì không thực hiện chế độ theo Nghị định này mà được giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động''.
''Điều 5. Người lao động đã nhận trợ cấp theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này nếu được tái tuyển dụng vào công ty hoặc nông, lâm trường đã cho thôi việc hoặc các công ty, cơ quan khác thuộc khu vực nhà nước hoặc được nông, lâm trường giao đất, giao rừng thì phải trả lại số tiền trợ cấp theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Công ty, nông, lâm trường quốc doanh, cơ quan khác thuộc khu vực nhà nước tuyển dụng lao động hoặc nông, lâm trường giao đất, giao rừng có trách nhiệm thu hồi số tiền nêu trên từ người lao động và nộp toàn bộ vào Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước thành lập theo Điều 7 của Nghị định này''.
''2. Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư chịu trách nhiệm cấp kinh phí cho các công ty (kể cả kinh phí để chi trả chế độ đối với các chức danh quy định tại điểm 4 mục II Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp); cơ quan bảo hiểm xã hội; cơ sở dạy nghề cho người lao động dôi dư; các tổ chức được thành lập để giải quyết lao động dôi dư trong các công ty bị giải thể, phá sản; đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng công ty nhà nước; nông, lâm trường quốc doanh kể cả phần kinh phí giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này''.