Chỉ thị 01/CT-BXD của Bộ Xây dựng về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động trong ngành xây dựng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 01/CT-BXD

Chỉ thị 01/CT-BXD của Bộ Xây dựng về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động trong ngành xây dựng
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/CT-BXDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Nguyễn Hồng Quân
Ngày ban hành:18/03/2009Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG

-----------

Số: 01/CT-BXD

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2009

 

 

CHỈ THỊ

 

 

Về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp

đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động trong ngành Xây dựng

-------------------------------------------

 

An toàn - vệ sinh lao động là linh vực quan trọng, gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, an toàn - vệ sinh lao động và môi trường trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu. Các cấp, các ngành đã tổ chức triển khai thực hiện Bộ Luật Lao động về Bảo hộ lao động, an toàn lao động và Chị thị số 10/2008/CT-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện công tác bảo hộ lao động; Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều chỉ thị, quyết định để chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong Ngành tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động, các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ như: nâng cao quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động; vai trò quản lý Nhà nước trong công tác an toàn - vệ sinh lao động; đầu tư trang thiết bị máy móc cải thiện điều kiện môi trường làm việc của người lao động… Kết quả tổ chức thực hiện các công việc nói trên đã giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong những năm qua.

Tuy nhiên, thông qua báo cáo công tác an toàn - vệ sinh lao động năm 2008 của các đơn vị trong Ngành gửi về Bộ vàcác đợt kiểm tra do Bộ Xây dựng phối hợp với Công đoàn Xây dựng Việt Nam thực hiện cho thấy công tác an toàn - vệ sinh lao động trong Ngành vẫn còn nhiều bất cập. ở một số địa phương vẫn còn để xảy ra các vụ tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn lao động nghiêm trọng và tai nạn lao động chết người. Nguyên nhân là do các đơn vị chưa thực hiện đầy đủ pháp luật về bảo hộ lao động cũng như các văn bản chỉ đạo của Bộ Xây dựng; thiếu sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra sát sao về an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Công tác huấn luyện, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn về pháp luật bảo hộ lao động và những biện pháp cụ thể cho người lao động chưa được tiến hành thường xuyên; bộ máy làm công tác bảo hộ lao động chưa được coi trọng; chế độ thống kê báo cáo chưa nghiêm túc; sử dụng lao động thời vụ không ký hợp đồng lao động, không qua đào tạo vẫn còn khá phổ biến. Nhận thức và ý thức chấp hành nội quy an toàn - vệ sinh lao động của người lao động còn nhiều yếu kém, chưa thực hiện đầy đủ các quy trình, quy phạm về công tác an toàn lao động. Tình trạng chạy theo tiến độ hoặc khoán trắng công việc còn xẩy ra ở nhiều nơi, cho nên còn tái diễn các vụ tai nạn do ngã cao; do vật liệu rơi, đè, đổ; tai nạn khi làm việc ở những vị trí trên cao hoặc những nơi làm việc nguy hiểm nhưng thiếu cảnh giới đặc biệt trong thi công nhà cao tầng, khai thác vật liệu xây dựng (khai thác đá).Môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp trong Ngành chưa khắc phục được nhiều. Bên cạnh đó, lúc lượng làm công tác quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động ở các cấp, ngành nhất là thanh tra lao động còn mỏng, trong khi số lượng các doanh nghiệp và đơn vị cơ sở, ngày càng tăng, chức năng nhiệm vụ ngày càng phức tạp; công tác thanh tra, kiểm tra chưa đều khắp ở các doanh nghiệp, cơ sở, việc xử lý vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động còn chưa có chế tài cụ thể.

Để chấn chỉnh tình hình nêu trên, nhằm tăng cường đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động và đề cao trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị đối với tính mạng, sức khoẻ người lao động, Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ thị Thủ trưởng các đơn vị trong Ngành phối hợp chặt chẽ với Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp tập trung thực hiện những việc sau đây:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật cũng như các quy trình, quy phạm đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong quá trình làm việc đối với người lao động.

2. Củng cố và kiện toàn bộ phận chuyên trách về an toàn - vệ sinh lao động, y tế của các Tổng công ty, Công ty; có phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể cho cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn - v? sinh lao d?ng, y tế tạicơ quan, đơn vị theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT- LĐLĐVN ngày 31/10/1998 về Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

3. Việc tuyển chọn lao động phải thông qua tổ chức khám sức khoẻ theo đúng quy định. Đối với người làm công việc ở trên cao hoặc làm việc nặng nhọc, độc hại; đơn vị phải bố trí người có thể lực và sức khoẻ phù hợp, định kỳ cứ 06 tháng phải tổ chức khám lại và phân loại sức khoẻ để tiếp tục sử dụng cho thích hợp. Tuyệt đối không được sử dụng người có thể lực và sức khoẻ không phù hợp, lao động không qua đào tạo nghề vào làm việc ở những vị trí nguy hiểm (kiểm tra nghiêm ngặt quy trình lắp, dựng giàn giáo thi công, làm việc trên cao, nơi nguy hiểm tại các công trình xây dựng nhà cao tầng, hầm sâu, giếng chìm, khai thác vật liệu xây dựng tại các mỏ...). Người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp đều phải đi giám định sức khoẻ nghề nghiệp tại Hội đồng giám định y khoa 6 tháng một lần; khuyến khích các đơn vị tổ chức đưa bệnh nhân hoặc người lao động đi điều trị, điều dưỡng - phục hồi chức năng tại các cơ sở y tế, điều dưỡng - phục hồi chức năng của Bộ Xây dựng.

4. Phải ký kết trực tiếp hợp đồng lao động với người lao động theo mẫu hợp đồng đã quy định; trong hợp đồng lao động phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung, trong đó có nội dung về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

5. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cá nhân cho người lao động đảm bảo chất lượng, phù hợp với công việc của từng người, đồng thời bắt buộc người lao động phải sử dụng trong khi làm việc. Nơi làm việc của người lao động phải đảm bảo đủ ánh sáng, gọn gàng, thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ.

6. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm về an toàn lao động trong thi công xây dựng. Phải có biện pháp đảm bảo an toàn lao động chi tiết đối với từng loại công việc, đồng thời phải tổ chức huấn luyện cho người lao động về các biện pháp đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động trước khi giao việc. Nội dung huấn luyện cho người lao động bao gồm: nội quy, quy trình, quy phạm an toàn lao động với các hình thức: huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại, huấn luyện khi được tuyển dụng, trước khi giao việc, khi chuyển từ công việc này sang công việc khác. Sau khi huấn luyện phải tiến hành kiểm tra, sát hạch; chỉ những người đạt yêu cầu mới được bố trí công việc và cấp thẻ.

Phải có đầy đủ sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, sổ giao việc, nhật ký công tác an toàn lao động, sổ theo dõi trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, sổ giao ca... và phải được ghi chép chặt chẽ, hàng ngày tại công trình đang thi công (do đội hoặc ban chỉ huy công trình trực tiếp quản lý).

7. Đối với các công trình có nhiều nhà thầu phụ cùng thi công phải thành lập Ban chỉ huy thống nhất và xây dựng quy chế phối hợp trong công tác an toàn - v? sinh lao d?ng; đồng thời thực hiện chế độ tự kiểm tra, báo cáo tình hình đảm bảo an toàn lao động tại công trình hàng ngày cho Ban chỉ huy thống nhất.

8. Tất cả các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng, đồng thời phải xây dựng nội quy vận hành an toàn niêm yết tại vị trí máy, thiết bị.

Tăng cường sử dụng các biển báo chỉ dẫn và lan can rào chắn, ban đêm phải có điện chiếu sáng trên công trường tại những vị trí nguy hiểm như: xung quanh khu vực đang thi công ở trên cao, khu vực cần trục đang hoạt động, hầm, hào, hố, kho bãi chứa vật liệu có yếu tố độc hại, vật liệu dễ cháy, nổ, các lỗ trống trên sàn, chu vi mép sàn, mái; phạm vi an toàn khi nổ mìn, cậy bẩy đá, xúc đá tại các mỏ đá. Khi thi công những công trình cao tầng phải có lưới bảo vệ xung quanh công trình.

9. Tăng cường các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động do điện giật: làm hệ thống lan can, lưới bao che, trang bị dây an toàn, kiểm tra thường xuyên các mối nối dây điện, nối tiếp địa đối với các máy công cụ. Một số loại máy công cụ cầm tay, máy xây dựng loại nhỏ như: máy khoan cầm tay, máy bào, máy cưa cắt, đục bê tông, máy đầm, dùi bê tông, máy bơm nước…trước khi sử dụng phải kiểm tra điện đề phòng dò điện.

10. Duy trì và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất và chuyên đề nhằm phát hiện những vi phạm an toàn - vệ sinh lao động để có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với Công đoàn thực hiện các đợt kiểm tra về phong trào “Xanh,sạch,đẹp và an toàn - vệ sinh lao động”.

Thủ trưởng đơn vị phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá tại cơ sở, có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, xử phạt những trường hợp vi phạm trong công tác bảo hộ lao động. Kiên quyết đình chỉ, xử lý nghiêm những cán bộ quản lý và người lao động không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ theo trình tự quy trình, biện pháp an toàn đã được duyệt. Mỗi vụ tai nạn xẩy ra cần làm rõ trách nhiệm của người quản lý, người lao động trong thời gian ngắn nhất.

11. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về chế độ báo cáo, thống kê tình hình tai nạn lao động và công tác y tế của đơn vị theo quy định. Vào cuối mỗi quý các đơn vị trực thuộc Bộ phải tập hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ của đơn vị theo mẫu quy định (báo cáo trước ngày 05 tháng sau). Riêng các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động chết người, đơn vị phải báo cáo kịp thời về Bộ Xây dựng và Công đoàn Xây dựng Việt Nam không cần chờ kết luận của cơ quan điều tra.

Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng – Bộ Xây dựng phối hợp với Ban Chính sách - Kinh tế Xã hội Công đoàn Xây dựng Việt Nam tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị của Bộ Xây dựng về công tác an toàn - v? sinh lao d?ng, công tác y tế, phòng chống cháy nổ tại các đơn vị; tổ chức các lớp tập huấn về Bảo hộ lao động đối với cán bộ quản lý và cán bộ chuyên trách an toàn lao động. Các Sở thuộc Ngành Xây dựng căn cứ nội dung Chỉ thị này để chỉ đạo việc tổ chức thực hiện tại địa phương.

Báo Xây dựng, các tạp chí của Bộ Xây dựng và nội san của các đơn vị có chuyên mục riêng thường xuyên đưa tin, tuyên truyền, hướng dẫn để mọi người nhận thức đúng về công tác an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Công tác tuyên truyền phải tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình thức làm cho mọi cán bộ công nhân viên và người lao động nhận thức được tầm quan trọng của công tác an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cho bản thân, đơn vị và cộng đồng.

Bộ Xây dựng yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị phối hợp chặt chẽ với Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị trên đây nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho công nhân viên chức lao động,góp phần đẩy mạnh hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh ở mỗi đơn vị trong Ngành./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ: Lao động TB&XH, Y tế;

- Các Thứ trưởng Bộ XD;

- Các Báo, Tạp chí, Tập san thuộc Bộ XD

- Các TCTy, Công ty trực thuộc Bộ;

- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ;

- Các Sở Xây dựng;

- Công đoàn XD VN (để phối hợp chỉ đạo);

- Lưu: VP, Vụ QLHĐXD, TCCB.

BỘ TRƯỞNG

đã ký

 

 

 

 

Nguyễn Hồng Quân

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi