Tiêu chuẩn TCVN 8656-1:2010 Thuật ngữ chung về thu nhận dữ liệu tự động AIDC

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8656-1:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8656-1:2010 ISO/IEC 19762-1:2008 Công nghệ thông tin-Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC)-Thuật ngữ hài hòa-Phần 1: Thuật ngữ chung liên quan đến AIDC
Số hiệu:TCVN 8656-1:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8656-1:2010

ISO/IEC 19762-1:2008

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KỸ THUẬT PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG (AIDC) - THUẬT NGỮ HÀI HÒA - PHẦN 1: THUẬT NGỮ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN AIDC

Information technology - Automatic identification and data capture (AIDC) techniques - Harmonized vocabulary - Part 1: General terms relating to AIDC

Lời nói đầu

TCVN 8656-1:2010 hoàn toàn tương đương ISO/IEC 19762-1:2008.

TCVN 8656-1:2010 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC31 "Thu thập dữ liệu tự động" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8656 (ISO/IEC 19762) Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa, gồm các phần sau:

- TCVN 8656-1:2010 (ISO/IEC 19762-1:2008) Phần 1: Thuật ngữ chung liên quan đến AIDC;

Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19762 còn các phần sau:

- (ISO/IEC 19762-2) Phần 2: Phương tiện đọc quang học (ORM) (Part 2: Optically readable media (ORM));

- (ISO/IEC 19762-3) Phần 3: Phân định tần số sóng (RFID) (Part 3: Radio frequency identification (RFID));

- (ISO/IEC 19762-4) Phần 4: Thuật ngữ chung liên quan đến liên lạc sóng (Part 4: General terms relating to radio Communications);

- (ISO/IEC 19762-5) Phần 5: Các hệ thống định vị (Part 5: Locating systems).

Lời giới thiệu

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8656 (ISO/IEC 19762) nhằm tạo thuận lợi cho sự liên lạc quốc tế về công nghệ thông tin, đặc biệt trong phạm vi kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC). Tiêu chuẩn này đưa ra một danh sách các thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong nhiều kỹ thuật AIDC.

Các chữ viết tắt và bảng chú dẫn của tất cả các định nghĩa được sử dụng trong mỗi phần của bộ tiêu chuẩn TCVN 8656 (ISO/IEC 19762) được trình bày ở cuối mỗi phần có liên quan.

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KỸ THUẬT PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG (AIDC) - THUẬT NGỮ HÀI HÒA - PHẦN 1: THUẬT NGỮ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN AIDC

Information technology - Automatic identification and data capture (AIDC) techniques - Harmonized vocabulary - Part 1: General terms relating to AIDC

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những thuật ngữ và định nghĩa chung trong lĩnh vực kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động. Chúng được dùng làm nền tảng cho các phần khác nhau chuyên biệt hơn trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau, đồng thời cũng được dùng như là các thuật ngữ mấu chốt được người dùng không chuyên sử dụng trong trao đổi với chuyên gia trong các kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động.

2. Phân loại đầu vào

Hệ thống đánh số sử dụng trong TCVN 8656 (ISO/IEC 19762) có dạng nn.nn.nnn, trong đó hai chữ số đầu tiên (nn.nn.nnn) thể hiện “mức cao nhất” theo đó, nếu là 01 = thông dụng với toàn bộ kỹ thuật AIDC, 02 = thông dụng đối với tất cả phương tiện đọc quang học, 03 = mã vạch một chiều, 04 = mã vạch hai chiều, 05 = phân định bằng tần số radio, 06 = thuật ngữ chung liên quan đến radio, 07 = hệ thống định vị thời gian thực, và 08 = MIIM. Hai chữ số thứ hai (nn.nn.nnn) thể hiện “mức trung gian” theo đó, nếu là 01 = dữ liệu/khái niệm cơ bản, 02 = đặc trưng công nghệ, 03 = kí hiệu, 04 = phần cứng, 05 = các ứng dụng. Hai hoặc ba chữ số thứ ba (nn.nn.nnn) thể hiện thứ tự của thuật ngữ.

Việc đánh số trong tiêu chuẩn này sử dụng các chữ số ở “mức cao nhất” của chuỗi (nn.nn.nnn) là 01.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

01.01.01. Dữ liệu (data)

Thể hiện thông tin dưới một dạng thức phù hợp cho truyền thông, dịch hoặc xử lý.

Cf. thông tin (information)

[ISO/IEC 2382-1:1993. 01.01.02]

CHÚ THÍCH 1 Dữ liệu có thể được con người hoặc các phương tiện tự động xử lý.

CHÚ THÍCH 2 Dữ liệu có thể ở dạng chữ số và kí tự mà có thể gắn nghĩa cho nó.

01.01.02. Thông tin (information)

(xử lý thông tin) kiến thức liên quan đến các đối tượng mà trong một hoàn cảnh nào đó có một ý nghĩa cụ thể.

CHÚ THÍCH 1 Các đối tượng có thể là các sự việc, sự kiện, đồ vật, quá trình và ý tưởng, bao gồm cả các khái niệm.

CHÚ THÍCH 2 Thông tin là cái gi đó có nghĩa. Dữ liệu có thể coi là thông tin khi ý nghĩa của dữ liệu được bộc lộ.

[ISO/IEC 2382-1:1993, 01.01.01]

01.01.03. Bit (bit)

Số nhị phân (binary digit)

Chữ số 0 hoặc 1 được dùng trong hệ thống đếm nhị phân.

01.01.04. Bit thông tin (information bit)

Bit được sử dụng để thể hiện dữ liệu của người dùng hơn là dành cho mục đích điều khiển.

01.01.05. Bit ít ý nghĩa nhất (least significant bit)

LSB

Bit có giá trị nhị phân thấp nhất trong một nhóm các bit tương ứng.

CHÚ THÍCH Một byte là ví dụ về nhóm các bit tương ứng.

01.01.06. Bit có ý nghĩa nhất (most significant bit)

MSB

Bit có giá trị nhị phân cao nhất trong một nhóm các bit tương ứng.

CHÚ THÍCH Một byte là ví dụ về nhóm các bit tương ứng.

01.01.07. Byte (Byte) 1

Một dãy chứa một số bit, được coi như một đơn vị, và thường thể hiện một kí tự hoặc một phần của kí tự. [ISO/IEC 2382-4:1999, 04.05.08]

01.01.08. Byte (Byte) 2

Một dãy liên tục các bit bao gồm một kí tự và được xử lý như một đơn vị.

CHÚ THÍCH 1 Số lượng bit trong một byte là cố định trong một hệ thống xử lý dữ liệu đã cho.

CHÚ THÍCH 2 Một byte thường có 8 bit.

CHÚ THÍCH 3 Một byte thông thường có 8 bit dữ liệu logic, nhưng có thể bao gồm cả các bit phát hiện và sửa lỗi. [ISO/IEC 2382-16, 16.04.13]

CHÚ THÍCH 4 Phép đo dung lượng truyền của một kênh thông tin được thể hiện bảng các bit.s-1 và liên quan đến độ rộng dải kênh và tỷ số tín hiện trên nhiễu bằng công thức Shannon: dung lượng, C = B log2 (1 + S/N) trong đó B là độ rộng dải và S/N là tỷ số tín hiệu trên nhiễu.

01.01.09. Hệ 16, danh từ (hexadecimal, noun)

Hex

Phương pháp thể hiện dữ liệu theo cơ số 16, sử dụng các chữ số từ 0 đến 9 và các chữ cái từ A đến F.

CHÚ THÍCH Được dùng như một hệ thống kí hiệu viết tắt thích hợp để thể hiện các địa chỉ nhớ 16 và 32 bit.

VÍ DỤ Số 10 được thể hiện trong hệ 16 là “A”.

01.01.10. Hệ 16, tính từ (hexadecimal, adj)

Được đặc trưng bằng một lựa chọn, hoặc điều kiện mà có 16 giá trị hoặc trạng thái khác nhau, ví dụ như các con số của hệ 16.

01.01.11. Kí tự (character)

Thành phần của một bộ các phần tử được dùng theo quy ước để tổ chức, thể hiện hoặc điều khiển thông tin.

CHÚ THÍCH Kí tự có thể là chữ cái, chữ số, dấu chấm câu hoặc các kí hiệu khác và các kí tự điều khiển chức năng ví dụ dấu cách, dấu xuống dòng .v.v. chứa trong một thông điệp.

[IEC 60050-702, 702-05-10]

01.01.12. Kí tự dữ liệu (data character)

Chữ số đơn, kí tự chữ cái, dấu chấm câu hoặc kí tự điều khiển thể hiện thông tin.

01.01.13. Bộ kí tự (character set)

Một tập xác định các kí tự đủ dùng cho một mục đích nào đó.

CHÚ THÍCH ASCII là một ví dụ về một bộ kí tự.

01.01.14. (code)

Một tập hợp các quy tắc để ánh xạ các phần tử của một bộ thứ nhất thành các phần tử của một bộ thứ hai.

[ISO/IEC 2382-4. 04.02.01]

01.01.15. Phần tử mã (code element)

Kết quả của việc áp dụng một mã lên một phần tử của một bộ đã được mã hóa.

[ISO/IEC 2382-4, 04.02.04]

01.01.16. Tập hợp kí tự được mã hóa (coded character set)

Tập hợp mã hóa mà các phần tử của nó là các kí tự đơn.

[ISO/IEC 2382-4, 04.02.03]

01.01.17. Bộ mã hóa (coded set)

Tập hợp các phần tử được ánh xạ lên một tập hợp khác theo một mã.

01.01.18. Số (numeric)

Một tập hợp kí tự chỉ chứa các chữ số

Cf. chữ-số

01.01.19. Chữ-số (alphanumeric)

Nói đến dữ liệu chứa cả chữ cái và chữ số, và có thể chứa cả các kí tự khác nữa ví dụ như các dấu chấm câu.

01.01.20. Con số (digital)

Nói đến dữ liệu chứa các con số cũng như nói đến các thủ tục và các hàm sử dụng những dữ liệu đó.

[ISO/IEC 2382-1:1993. 01.02.04]

CHÚ THÍCH 1 Thường được thể hiện ở dạng nhị phân hơn là dạng tương tự biến đổi liên tục.

CHÚ THÍCH 2 Trong ngữ cảnh ảnh tích hợp, các con số từ 0 đến 9 được tạo thành bởi một số các chấm rời rạc chứ không phải từ hình ảnh liên tục.

01.01.21. Từ (word) 1

Tập hợp các kí tự thường gồm 8,16 hoặc 32 bit (khi được dùng trong máy tính).

Cf. từ 2

01.01.22. Từ (word) 2

Chuỗi kí tự hoặc chuỗi bit được xem như là một đơn vị cho một mục đích nào đó.

CHÚ THÍCH Chiều dài của một từ trong máy tính được xác định bởi cấu trúc máy tính, trong khi đó các kí tự đặc biệt hoặc kí tự điều khiển phân định các từ trong xử lý văn bản.

[ISO/IEC 2382-4, 04.06.01]

01.01.23. Đọc, động từ (read,verb)

Nhận dữ liệu từ một thiết bị đầu vào, từ một thiết bị lưu trữ, hoặc từ một phương tiện truyền dữ liệu.

01.01.24. Đọc, danh từ (read.noun)

Quá trình lấy dữ liệu từ phương tiện đọc bằng máy và khi cần, là sự quản lý tranh chấp và kiểm soát lỗi, giải mã nguồn và kênh cần để khôi phục và truyền dữ liệu đã nhập vào tại nguồn.

01.01.25. Viết (write) 2

Gửi dữ liệu tới một thiết bị đầu ra, tới một thiết bị lưu trữ dữ liệu, hoặc tới một phương tiện truyền dữ liệu.

01.01.26. Mã hóa, động từ (encode, verb)

Chuyển đổi dữ liệu bằng cách sử dụng một mã mà có thể quay trở lại dạng gốc khi cần.

01.01.27. Giải mã, động từ (decode, verb)

Khôi phục thông tin từ dạng thể hiện được mã hóa của nó về dạng gốc.

[IEC 60050-702,702-05-14]

[IEC 60050-702, 702-09-44]

01.01.28. Giải mã (decoding)

Quá trình khôi phục thông tin từ dạng thể hiện được mã hóa của nó về dạng gốc.

01.01.29. Đọc sai (incorrect read) 1

Lỗi xảy ra khi cần đọc một cách chính xác toàn bộ hoặc một phần của tập dữ liệu dự kiến nhận được từ bộ chuyển đổi trong quá trình đọc hoặc quá trình truy vấn.

01.01.30. Đọc sai (incorrect read) 2

Tình huống xảy ra khi dữ liệu nhận được từ một đầu đọc/ truy vấn khác với dữ liệu tương ứng trong phương tiện đọc bằng máy.

[ISO/IEC 2382-9, 09.06.09]

01.01.31. Đọc sót (misread)

Tình huống xảy ra khi dữ liệu nhận được từ một đầu đọc/truy vấn khác với dữ liệu tương ứng trong bộ chuyển đổi.

Cf. đọc sai 2

01.01.32. Mã hóa dữ liệu (data coding)

Thể hiện bit dữ liệu dải gốc, hoặc ánh xạ các bit dữ liệu logic thành tín hiệu vật lý.

01.01.33. Nén dữ liệu (data compaction)

Kỹ thuật hoặc thuật toán để xử lý dữ liệu gốc sao cho dữ liệu này được thể hiện có hiệu quả với càng ít từ mã càng tốt.

01.01.34. Trường d liệu (data field)

Khu vực bộ nhớ xác định được gán cho một mục hoặc một số mục dữ liệu riêng biệt.

01.01.35. Thông điệp (message) 1

Đơn vị thông tin được truyền từ một nguồn tới một đích.

01.01.36. Thông điệp (message) 2

(lý thuyết thông tin, lý thuyết truyền thông) Dãy liên tiếp các kí tự dùng để truyền thông tin.

01.01.37. Bn ghi (record)

(Tổ chức dữ liệu) tập hợp các phần tử dữ liệu được xem như là một đơn vị.

[ISO/IEC 2382-4:1999, 04.07.03]

01.01.38. Tệp (file)

Tập hợp các bản ghi được đặt tên và được xem như là một đơn vị.

[ISO/IEC 2382-4:1999, 04.07.10]

CHÚ THÍCH Các tệp được lưu trữ trong một máy tính, thiết bị đầu cuối lưu dữ liệu di động hoặc hệ thống quản lý thông tin.

01.01.39. Thẻ (tag)

(Dùng trong siêu phương tiện) yếu tố ngôn ngữ trong ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để cấu trúc dữ liệu văn bản hoặc các đối tượng.

VÍ DỤ Thẻ bắt đầu và thẻ kết thúc.

01.01.40. Ngữ nghĩa (semantics)

Cách thức mà theo đó chủ định của một trường dữ liệu được phân định.

VÍ DỤ Các ví dụ về ngữ nghĩa được sử dụng trong thu thập dữ liệu tự động bao gồm số phân định dữ liệu ISO/IEC 15418/ANS MH10.8.2, số phân định ứng dụng GS1, các từ hạn định phần tử dữ liệu X12/EDIFACT/CII EDI.

01.01.41. Cú pháp (syntax)

Cách mà theo đó dữ liệu được đặt cùng nhau để tạo thành các thông điệp, bao gồm các quy tắc quản lý cách sử dụng các số phân định thích hợp, (các) kí tự phân tách, các kí tự phi dữ liệu khác trong thông điệp đó.

CHÚ THÍCH Cú pháp tương đương với ngữ pháp trong ngôn ngữ nói.

VÍ DỤ Các ví dụ về cú pháp dùng trong thu nhập dữ liệu tự động bao gồm ISO/IEC 1534/ANSI MH10.8.3 Cú pháp dùng cho phương tiện ADC dung lượng cao.

01.01.42. Thập phân được mã hóa theo mã nhị phân (binary coded decimal)

BCD

Thể hiện thập phân được mã hóa theo mã nhị phân (binary-coded decimal representation)

Thể hiện số thập phân dưới dạng nhị phân bằng cách dùng một nhóm 4 bit để thể hiện một chữ số riêng (từ 0 đến 9).

VÍ DỤ Trong kí hiệu số thập phân được mã hóa nhị phân sử dụng trọng số 8-4-2-1, số thập phân 23 được thể hiện bằng 0010 0011 so với thể hiện trong hệ thống nhị phân của nó là 10111.

[ISO/IEC 2382-1:1993, 01.02.08]

01.01.43. Mã chuyển đổi thập phân mã hóa theo hệ nhị phân mở rộng (extended binary-coded decimal interchange code)

EBCDIC

Mã chuẩn chứa các ký tự mã hóa 8 bit.

CHÚ THÍCH Hiện nay được thay thế rộng rãi bằng mã ASCII.

01.01.44. Hệ thống phân định tự động (automatic identification system)

Hệ thống nhằm phân định rõ ràng và chính xác dữ liệu của nhãn, thẻ, bộ chuyển đổi, hoặc một đặc tính tự nhiên/bắt buộc, dữ liệu hoặc đặc tính này được tích hợp bằng phương tiện hệ thống nguồn thích hợp.

01.01.45. Phương tiện đọc bằng máy (machine-readable medium)

Phương tiện thu thập dữ liệu tự động có đặc trưng cho phép chuyển trực tiếp thông tin từ một phương tiện tới một hệ thống xử lý dữ liệu mà không có sự can thiệp của người điều khiển.

CHÚ THÍCH Mã vạch một chiều, mà hai chiều, thẻ từ thông minh, nút bấm nhớ tiếp xúc, sinh trắc học phân định bằng tần số radio, nhận dạng theo đặc trưng quang học là các công nghệ đọc máy. Dữ liệu này thường được lưu trữ trong các vị trí (trường) định trước trong một luồng dữ liệu. Dữ liệu này có thể được biên dịch bằng một chương trình máy tính.

01.01.46. Kí tự đọc được bằng mắt (eye-readable character)

Xem: kí tự người đọc được

[ISO/IEC 2382-9, 09.01.02]

01.01.47. Thông tin người đọc được (human-readable information)

Văn bản xuất hiện cùng và được liên kết với một phương tiện đọc bằng máy, và dự định để truyền đạt tới một người.

CHÚ THÍCH 1 Thông tin người đọc được xuất hiện chủ yếu trên nhãn (ví dụ mã vạch, mã hai chiều, thẻ tần số radio).

CHÚ THÍCH 2 Có 4 loại thông tin người đọc được, gồm:

Dịch cho người đọc được (human-readable interpretation)

● Diễn giải cho người đọc (human translation)

Tiêu đề vùng dữ liệu (data erea title)

Văn bản và dữ liệu tự do (free text and data)

01.01.48. Dịch mã cho người đọc (human-readable interpretation)

Thông tin mã vạch một chiều hoặc hai chiều được đặt ngay cạnh mã vạch một chiều thể hiện dữ liệu đã được mã hóa trong một mã vạch.

01.01.49. Diễn giải cho người đọc (human translation)

Thông tin người đọc được do phương tiện đọc bằng máy cung cấp, thể hiện các phần thông tin đã được mã hóa và các mô tả trường dữ liệu không được mã hóa trong mã vạch.

01.01.50. Tiêu đề vùng dữ liệu (data erea titles)

Các vùng dữ liệu bao gồm thông tin ở dạng máy đọc được hoặc người đọc được.

CHÚ THÍCH Vùng dữ liệu được phân định với tiêu đề vùng dữ liệu tương ứng trong văn bản người đọc được mà có thể có tiền tố, nếu liên quan, bằng một số phân định thích hợp.

01.01.51. Văn bản tự do (free text)

Thông tin người đọc được khác với thông tin đã được mã hóa ở dạng máy đọc được.

CHÚ THÍCH 1 Thông tin này có thể cần cho một vài người dùng nhãn.

CHÚ THÍCH 2 Mô tả sản phẩm là một ví dụ về văn bản tự do.

01.01.52. Kí tự người đọc được (human-readable character)

Thể hiện của mã vạch, kí tự dữ liệu hoặc kí tự kiểm tra dữ liệu có dạng chữ cái hoặc chữ số có thể đọc được bằng mắt, khác với phần dành cho đọc bằng máy.

01.01.53. Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange)

EDI

Trao đổi dữ liệu và các tài liệu giữa các hệ thống máy tính tuân theo các quy tắc chuẩn.

01.01.54. Mục (item) 1

Thực thể nhỏ nhất có thể phân định được trong một ứng dụng

01.01.55. Mục (item) 2

Phần tử của một tập dữ liệu.

CHÚ THÍCH Thuật ngữ rút gọn của mục dữ liệu.

VÍ DỤ Một tệp có thể chứa một số các mục như các bản ghi, bản ghi lại có thể chứa các mục khác.

01.01.56. Vật phẩm (item 3)

Một thực thể vật lý đơn hoặc một tập hợp xác định các thực thể có một trạng thái riêng.

01.01.57. Số phân định vật phẩm đơn nhất (unique item identifier)

Sự phân định đơn nhất một thực thể riêng (ví dụ một sản phẩm, một đơn vị vận tải, một tài sản có thể quay vòng) trong suốt vòng đời của nó trong khuôn khổ và một nội dung của một hệ thống mã.

CHÚ THÍCH 1 Khi được dùng với giao thức dữ liệu này, số phân định đối tượng cụ thể này xác định số phân định vật phẩm đơn nhất dựa trên sự kiện rằng mỗi trường hợp đối tượng của nó là đơn nhất và không nhầm lẫn với các đối tượng có liên quan khác.

CHÚ THÍCH 2 Do đối tượng là đơn nhất, nên việc sử dụng nó trong thẻ RF mang lại tính đơn nhất cho chính thẻ RF đó.

01.01.58. Khái niệm biển số đăng kí (license plate concept)

Khái niệm trong đó một mã ấn định chứa trong một phương tiện đọc bằng máy được dùng như một con trỏ vào một cơ sở dữ liệu.

CHÚ THÍCH Tương tự như cách mà cảnh sát có thể xác định tên, địa chỉ .v.v. của bạn từ biển số xe của bạn.

01.01.59. Phông chữ (font)

Tập hợp các kí tự dạng đồ họa có kiểu và cỡ kích cụ thể.

CHÚ THÍCH 1 Trong xử lý văn bản, một bộ các kí tự có cùng một cỡ và kiểu; ví dụ Helvetica 9-chấm.

CHÚ THÍCH 2 Cũng được dùng một cách tương tự như bộ các kí tự mã vạch cho một loại mã vạch trong thiết bị in theo lệnh.

01.01.60. Thuật toán (algorithm)

Một tập hợp hữu hạn có thứ tự các quy tắc được xác định cho lời giải của một bài toán.

01.01.61. Lập trình viên (programmer)

Người thiết kế, viết và chạy thử các chương trình.

01.01.62. Lập trình (programming)

Việc thiết kế, viết, sửa chữa và chạy thử các chương trình.

01.01.63. Trừu tượng, tính từ (abstract, adj)

Độc lập khi mô tả một cái gì đó.

VÍ DỤ 1 Một cú pháp trừu tượng có nghĩa là cấu trúc các thông điệp được quy định một cách độc lập với việc mã hóa của nó.

VÍ DỤ 2 Hệ kiểm tra trừu tượng được quy định một cách độc lập với các công cụ thử mà nó được thực hiện trên đó.

01.01.64. Ảnh hưởng (impact)

Bất kì một tác động nào của môi trường hoặc những cái khác lên một hệ thống mà có thể ảnh hưởng đến tính năng hoạt động của nó.

01.01.65. Dung sai (tolerance)

Độ lệch tối đa cho phép của giá trị thông số của một hệ thống gây ra bởi ảnh hưởng hay tác động của môi trường hoặc của bất kì một hệ thống nào.

CHÚ THÍCH 1 Dung sai thường được thể hiện dưới dạng phần triệu (ppm).

CHÚ THÍCH 2 Dung sai được quy định cho một số thông số của tần số radio, bao gồm tần số mang, vật mang thứ cấp, đồng hồ bit và đồng hồ kí hiệu.

01.01.66. Danh định (nominal)

Giá trị mà tại đó một hệ thống được thiết kế để đảm bảo vận hành tối ưu.

01.01.67. Vật mang dữ liệu (data carrier)

Thiết bị hoặc phương tiện được dùng để lưu trữ dữ liệu như là một cơ cấu rơ-le trong một hệ thống AIDC.

CHÚ THÍCH Mã vạch, chuỗi ký tự OCR và thẻ RF là những ví dụ về vật mang dữ liệu.

01.01.68. Số không dẫn đầu (leading zero)

Số không (zero) ở vị trí chữ số có nghĩa hơn so với vị trí số của chữ số khác không có ý nghĩa nhất của một số.

01.01.69. Các số không dẫn đầu (leading zeros)

Các số không ở bên trái của một số

01.01.70. Biến dạng (distortion) 1

Thay đổi không mong muốn về nét đặc trưng của một ảnh hoặc một vật dạng sóng.

01.01.71. Biến dạng (distortion) 2

Nhiễu loạn gây ra biến đổi không được phép về hình dạng hoặc tính chất dễ hiểu của một tín hiệu.

CHÚ THÍCH Biến dạng gây ra hiệu ứng ồn có thể được định lượng bằng tỷ số cường độ thành phần biến dạng trên cường độ tín hiệu không biến dạng, thường được thể hiện bằng phần trăm.

01.01.72. Kí tự chèn (filler character)

Kí tự được chèn thêm vào để mở rộng một mục dữ liệu để có được độ dài mong muốn.

01.01.73. Bộ lọc I.D (I.D filter)

Phương tiện phần mềm để so sánh sự phân định (ID) mới đọc với sự phân định đã có trong một cơ sở dữ liệu hoặc trong một tập hợp để thiết lập một sự so sánh.

01.01.74. Dải danh định (nominal range)

Dải mà tại đó một hệ thống có thể đảm bảo vận hành tin cậy, có tính đến tính biến thiên bình thường của môi trường trong đó nó được sử dụng.

01.01.75. Truy vấn (query) 1

Yêu cầu trích rút dữ liệu trực tiếp hoặc nhận được chúng từ một cơ sở dữ liệu theo những điều kiện đã được ấn định.

CHÚ THÍCH Yêu cầu đối với hệ thống giữ chỗ để có sẵn một chỗ trên một chuyến bay cụ thể là một ví dụ về truy vấn.

01.01.76. Tính có thể đọc được (readability)

Khả năng lấy được dữ liệu trong những điều kiện quy định.

01.01.77. Độ phản giải (resolution)

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các chỉ số của một thuộc tính đo lường mà có thể phân biệt rõ ràng nhất.

CHÚ THÍCH Thuộc tính này có thể là biên độ, khoảng cách về màu .v.v.

01.01.78. Chọn lọc (selection)

(Cơ sở dữ liệu) phép toán đại số quan hệ cho phép tạo ra một quan hệ mới là tập con của thực thể đang có mặt trong mối quan hệ cho trước.

VÍ DỤ Với quan hệ “sách" chứa thuộc tính “tác giả” và “đầu đề”, ta thành lập một danh mục các đầu đề sách do một tác giả cụ thể viết.

01.01.79. Dịch vụ (Service)

Chương trình phần mềm cung cấp các lời giải cho các yêu cầu từ các chương trình phần mềm khác, các yêu cầu này xuất phát từ các máy tính kết nối từ xa.

01.01.80. Phần mềm (sofware)

(Viễn thông) chương trình, thủ tục, quy tắc máy tính và bất kỳ tài liệu có liên quan nào gắn liền với hoạt động của thiết bị, của một mạng viễn thông hoặc của hệ thống khác.

[IEC 60050-702, 702-09-02]

01.01.81. Khoảng thời gian (time-slot)

Khoảng bước lặp thời gian có thể nhận biết và xác định một cách đơn nhất.

Chú thích Trong tiếng Pháp, thuật ngữ “intetval de temps” tương đương với thuật ngữ “time interval” trong tiếng Anh, có nghĩa ngược lại khi dùng để truyền tải khái niệm “time-slot”.

[IEC 60050-704, 704-13-08]

01.01.82. Thông tin có tính thời gian (timing information)

(Mạng đồng bộ hóa) Thông tin gắn liền với mối quan hệ về mặt thời gian của một số chuỗi sự kiện và được truyền tải bởi và/hoặc lấy được từ các tín hiệu đồng bộ, các tín hiệu mang tính thời gian hoặc thang thời gian nhúng trong tín hiệu số.

[IEC 60050-704, 704-15-09]

01.01.83. Kiểm tra xác nhận (verification) 1

So sánh một hoạt động, một quá trình hoặc một sản phẩm với những yêu cầu hoặc quy định kỹ thuật tương ứng.

01.01.84. Kiểm tra xác nhận (verification) 2

Xác nhận bằng cách kiểm tra và cung cấp bằng chứng khách quan rằng các yêu cầu quy định đã được thực hiện đầy đủ.

01.01.85. Kiểm tra xác nhận (verification) 3

Hành động xem xét, kiểm tra, thử nghiệm, đối chứng, hoặc chứng minh bằng tài liệu (có hoặc không có các vật phẩm, quá trình, dịch vụ hoặc tài liệu) phù hợp với các yêu cầu quy định.

01.01.86. Nén số không (zero-suppression) 1

Giảm thiểu các số không vô nghĩa trong một con số.

01.01.87. Nén số không (zero-suppression) 2

Chức năng cho phép bỏ qua các số không thừa ra khỏi kết quả hiển thị hoặc in ra của một phép tính.

[ISO/IEC 2382-1:1993, 01-05-05]

01.01.88. Khoảng (range)

Khoảng cách tối đa mà tại đó một thiết bị quét có thể đọc một mã vạch có các đặc tính cho trước, bằng tổng hành trình quang học và độ sâu của trường.

Cf. Khoảng đọc (reading distance) trong ISO/IEC 19762-2.

01.01.89. Ban tiêu chuẩn đã được công nhận (accredited standadrs committee)

ASC

Ban đã được công nhận theo các thủ tục của Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa kỳ (ANSI).

01.01.90. Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa kỳ (American national standards institute)

ANSI

Tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm điều phối các tiêu chuẩn quốc gia (hoa kỳ) tự nguyện.

CHÚ THÍCH Liên hệ: ANSI, 25 West 43rd Street, 4th floor, New York, NY 10036, USA. Tel 1.212.642.4900, Fax 1.212.398.0023, http://www.ansi.org/

01.01.91. ANS

Viết tắt của Tiêu chuẩn quốc gia Hoa kỳ (American National Standard)

01.01.92. MH10

Viết tắt của Ban tiêu chuẩn đã được công nhận về công nghiệp xử lý vật liệu mà phạm vi hoạt động của nó là tạo thuận lợi cho luân chuyển hàng hóa (các bao gói và đơn vị vận chuyển) trong hệ thống phân phối và vận tải, bao gồm các kích thước, các định nghĩa, thuật ngữ, mã, nhãn, chuẩn cứ tính năng, và nhằm để thể hiện các quyền lợi của Hoa kỳ trong phạm vi của Ban kỹ thuật 122 của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO/TC 122.

CHÚ THÍCH Liên hệ Michael Ogle, Giám đốc về kỹ thuật và Công nghệ Svcs, 8720 Red Oak Blvd, Suite 201 Charlotte, NC 28217, Tel: +1704/676-1199, http://www.autoid.org/ANSI MH10/Default.htm

01.01.93. INCITS

Ban quốc tế về tiêu chuẩn công nghệ thông tin (International Committee for Information Technology Standards)

Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn đã được ANSI công nhận, chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin tại Hoa kì.

CHÚ THÍCH Trước đây gọi là X3 và NCITS.

01.01.94. Số phân định ứng dụng (application identifier)

AI

Tiếp đầu tố GS1 xác định ý nghĩa và mục đích của phần tử dữ liệu đi sau nó, và được quy định trong TCVN 8020 (ISO/IEC 15418) và Quy định kỹ thuật chung GS1.

01.01.95. Số phân định dữ liệu (data identifier)

DI

Kí tự hoặc chuỗi kí tự được quy định xác định mục đích sử dụng của phần tử dữ liệu đi sau nó.

CHÚ THÍCH Đối với các mục đích của công nghệ thu nhận dữ liệu tự động, số phân định dữ liệu là số phân định dạng chữ-số, được quy định trong TCVN 8020 (ISO/IEC 15418) và ANC MH10.8.2

01.02.01. Tính chẵn lẻ (parity)

Hệ thống các kí tự mã hóa là “lẻ” (có một số lẻ các số 1 dạng nhị phân trong cấu trúc của nó) hoặc “chẵn” (có một số chẵn các số 1 dạng nhị phân trong cấu trúc của nó), được dùng như một cơ chế tự kiểm tra trong mã vạch.

CHÚ THÍCH: 1 bit tính chẵn lẻ (mã vạch hoặc module tính chẵn lẻ có thể kết hợp chặt chẽ thành một ký tự mã hóa để tạo ra tổng số của tất cả các bit luôn lẻ hoặc luôn chẵn, được dùng như một phép kiểm tra cơ bản.

01.02.02. Mã sửa lỗi (error correcting code)

Mã phát hiện lỗi, cho phép tự động sửa một số lỗi phát hiện được.

01.02.03. Mã phát hiện lỗi (error detection code)

Mã dư trong đó các quy tắc cấu trúc cho phép tự động phát hiện các lỗi nhất định phát sinh trong khi ghi, xử lý, hoặc truyền thông tin, khi mà các lỗi này gây ra một sai lệch so với thông lệ.

[IEC 60050-702, 702-05-19]

01.02.04. Gói tin (packet) 1

Khối dữ liệu gửi qua một liên kết truyền thông.

CHÚ THÍCH Ngoài thông điệp thực sự, mỗi gói tin có thể chứa thông tin người gửi, thông tin người nhận, và thông tin kiểm soát lỗi. Gói tin có thể có độ dài cố định hay thay đổi, nếu cần sẽ được tập hợp lại khi đến đích.

01.02.05. Gói tin (packet) 2

(Truyền thông dữ liệu) chuỗi các bit sắp xếp theo một định dạng nhất định, chứa dữ liệu điều khiển và có thể chứa cả dữ liệu người dùng, được truyền và được chuyển đi theo một khối.

01.02.06. Truyền song công hoàn toàn (full-duplex transmission)

Truyền dữ liệu theo cả hai hướng trong cùng một lúc, trong đó dữ liệu được truyền đi trong khi máy thu phát đang truyền trường kích hoạt.

CHÚ THÍCH Chấp nhận ISO/IEC 2382-9:1995, 09.03.07.

01.02.07. Truyền bán song công (half-duplex transmission) 1

Truyền dữ liệu theo một hướng, sau một thời gian lại theo hướng khác.

[ISO/IEC 2382-9:1995, 09.03.07]

01.02.08. Truyền bán song công (half-duplex transmission) 2

Truyền dữ liệu theo một hướng, sau một thời gian lại theo hướng khác, trong đó thông tin được chuyển giao sau khi máy thu phát đã dừng truyền trường kích hoạt.

Cf. Truyền song công hoàn toàn.

CHÚ THÍCH Chấp nhận ISO/IEC 2382-9:1995, 09.03.06.

01.02.09. Giao thức (protocol)

Bộ các quy tắc xác định cách thức xử lý của các khối chức năng trong truyền thông.

01.02.10. Truy vấn (query) 2

Yêu cầu thông tin điện tử từ một hoặc nhiều nguồn.

01.02.11. Tốc độ truyền dữ liệu (data transfer rate)

Số trung bình các bit, ký tự, hoặc khối được truyền giữa hai điểm trong một đơn vị thời gian.

[ISO/IEC 2382-9, 09.05.21]

CHÚ THÍCH 1 Tốc độ tại đó dữ liệu được truyền giữa máy thu phát và máy đọc/máy tra hỏi.

CHÚ THÍCH 2 Đơn vị điển hình là bit trên giây hoặc byte trên giây.

01.02.12. Điều khiển liên kết logic (logical link control)

LLC

Thành phần ở mức cao của lớp liên kết dữ liệu - lớp 2 trong mô hình OSI chịu trách nhiệm chính về ghi địa chỉ và cung cấp điều khiển lỗi và luồng điểm tới điểm.

01.02.13. Giao thức điều khiển liên kết logic (logical link control protocol)

LLC protocol

(Mạng cục bộ) giao thức quản lý trao đổi khung giữa các trạm dữ liệu không phụ thuộc vào việc phương tiện truyền dẫn được chia sẻ như thế nào.

01.02.14. Phổ (spectrum)

(Tín hiệu hoặc nhiễu) tập hợp các dao động hình sin thể hiện trong vùng tần số một tín hiệu hoặc nhiễu biến đổi theo thời gian, mỗi dao động được đặc trưng bởi tần số, biên độ và pha ban đầu của nó.

01.02.15. Phân vùng bộ nhớ (memory partition)

Phân đoạn của một bộ nhớ điện tử để cung cấp thông tin ở nhiều mức độ khác nhau.

01.02.16. Truyền dữ liệu (data transmission)

Chuyển dữ liệu từ một điểm tới một hoặc nhiều điểm khác qua các phương tiện viễn thông.

01.02.17. Đồng bộ hóa (synchronization)

Quá trình điều chỉnh tần số xung để đạt được sự đồng bộ của hai hiện tượng, các thang thời gian hoặc các tín hiệu biến đổi theo thời gian.

CHÚ THÍCH Động từ có liên quan là “đồng bộ”

[IEC 60050-704, 704-13-17]

01.02.18. Quá trình trộn (scrambling)

Sắp xếp lại hoặc hoán vị dữ liệu để tăng cường tính an toàn của dữ liệu lưu trữ hoặc tính hiệu quả của cơ chế kiểm soát lỗi.

01.02.19. Góc đọc (reading angle)

(Phương tiện đọc quang học) một trong ba góc đặc trưng cho sự quay góc của mã vạch trong một trục quan hệ với đường quét.

01.02.20. Hệ số phản xạ (reflectance factor)

Tỷ số của thông lượng phát xạ hoặc phát quang được phản xạ của mẫu trong các hướng được giới hạn bởi một hình nón đã cho với thông lượng được phản xạ hoặc phát quang trong cùng các hướng đó của bộ khuếch tán phản xạ hoàn hảo.

CHÚ THÍCH 1 Chấp nhận IEC 60050-845, 845-04-64.

CHÚ THÍCH 2 Bộ khuyếch tán phản xạ hoàn hảo - Bộ khuếch tán đẳng hướng lý tưởng có độ phản xạ bằng 1.

CHÚ THÍCH 3 Năng lượng phát xạ được phản xạ bởi chuẩn trắc quang oxyt magie hoặc sunphat bari gọi là thông lượng phản xạ tham chiếu.

CHÚ THÍCH 4 Trong công nghệ AIDC, hệ số phản xạ đôi khi gọi là độ phản xạ.

01.02.21. Khả năng định địa ch (addressability) 1

(Đồ họa máy tính) số điểm có khả năng định được địa chỉ trên một không gian thiết bị hay trong một bộ nhớ.

01.02.22. Xác thực (authentication)

(An ninh) hành động kiểm tra xác nhận tính đồng nhất đã công bố của một thực thể.

01.02.23. Quá trình bắt tay (handshaking) 1

Cơ chế điều chỉnh dòng dữ liệu giữa các thiết bị, đạt được bằng cả hai phương pháp phần mềm và phần cứng.

VÍ DỤ RTS/CTS và các kỹ thuật phần mềm, ví dụ Xon/Xoff.

01.02.24. Quá trình bắt tay (handshaking) 2

Giao thức và thủ tục được hai máy tính hoặc một máy tính và một thiết bị ngoại vi sử dụng để thiết lập liên lạc.

01.02.25. Quá trình ghép kênh (multiplexing)

Quá trình thuận nghịch để tập hợp tín hiệu từ một số nguồn riêng rẽ vào một tín hiệu phức hợp đơn để truyền qua một kênh truyền thông thường: quá trình này tương đương với việc chia tách kênh thông thường thành những kênh riêng rẽ để truyền tín hiệu độc lập trong cùng một hướng.

CHÚ THÍCH 1 Các thuật ngữ có liên quan là “ghép kênh” (to multiplex) và “sự ghép hình” (multiplex)”.

[IEC 60050-704, 704-08-01]

CHÚ THÍCH 2 Một bộ ghép kênh dữ liệu là một đơn vị chức năng để tập hợp các tín hiệu từ các nguồn riêng rẽ thành một tín hiệu phức hợp đơn.

[ISO/IEC 2382-9, 09-04-06]

01.02.26. Khung (frame) 1

Tập hợp các khoảng thời gian liên tiếp lặp lại cấu tạo nên một chu kì đầy đủ của một tín hiệu hoặc của quá trình khác trong đó vị trí tương đối của mỗi khoảng thời gian trong chu kì đó có thể xác định được.

[IEC 60050-704, 704-14-01]

01.02.27. Khung (frame) 2

Khung truyền dn (transmission frame)

(Truyền thông dữ liệu) cấu trúc dữ liệu chứa các trường được định trước bởi một giao thức để truyền dữ liệu người dùng và dữ liệu điều khiển.

CHÚ THÍCH Kết cấu của một khung, đặc biệt là số và loại trường có thể rất khác nhau tùy thuộc loại giao thức.

[ISO/IEC 2382-9, 09-06-08]

01.02.28. Mã hóa (encryption) 1

Các biện pháp bảo mật dữ liệu thường áp dụng đối với một văn bản thuần túy bằng cách chuyển đổi nó thành một dạng không thể hiểu được khi thiếu chìa khóa giải mã thích hợp.

01.02.29. Mã hóa (encryption) 2

Mật mã (encipherment)

Chuyển sang dạng mật mã của dữ liệu

CHÚ THÍCH 1 Kết quả của việc mã hóa là một văn bản được mã hóa.

CHÚ THÍCH 2 Quá trình ngược lại gọi là quá trình giải mã.

01.02.30. Chùm lỗi (error burst)

Nhóm các bit trong đó hai bit sai lỗi liên tiếp luôn luôn được tách riêng bởi số lượng ít hơn các bit sửa lỗi đã cho.

01.02.31. Kiểm soát lỗi (error control)1

Kỹ thuật được dùng để giảm thiểu mắc lỗi trong khi ghi, xử lý hoặc truyền thông tin.

[IEC 60050-702, 702-07-40]

01.02.32. Kiểm soát lỗi (error control) 2

(Truyền thông dữ liệu) Phần của một giao thức cho phép phát hiện lỗi và sửa lỗi có thể sửa được.

01.02.33. Kiểm tra tổng thể (check sum)

CSUM

Xử lý nội dung của một khối dữ liệu để tạo ra một mã, mã này sẽ được gắn vào khối dữ liệu đó và sau đó có thể được kiểm tra trước và sau khi truyền để xác định xem dữ liệu đó có bị sai lạc hoặc mất không.

CHÚ THÍCH Kiểm tra tổng thể là một phương pháp phát hiện lỗi ở cấp độ gói tin.

[ISO/IEC 2382-4, 04.02.02]

01.02.34. Kí tự/ số kiểm tra dữ liệu (data check character/digit)

Số hoặc kí tự được tính toán từ dữ liệu và được gắn vào như là một phần của chuỗi dữ liệu để đảm bảo rằng dữ liệu này được tổ hợp và được truyền đi một cách chính xác.

Cf. Kí tự kiểm tra của mã vạch trong ISO/IEC 19762-2.

01.02.35. BCC

Kí tự kiểm tra khối (block check character)

Kí tự kiểm tra lỗi chẵn lẻ thêm vào dữ liệu để phát hiện các lỗi khi truyền.

01.02.36. Mã khối (block code)

Mã phát hiện lỗi có dạng mã chiều dài cố định, trong đó k bit thông điệp được gắn với c bit chẵn lẻ để tạo thành một mã khối n bit (n = k + c).

01.02.37. Kiểm tra độ dư tuần hoàn (cyclic redundancy check) 1

CRC

Thuật toán phát hiện lỗi cấp độ gói tin trong đó khai thác các thuộc tính số học modul-2, thông qua việc sử dụng một đa thức khi tạo, để tạo ra một đa thức truyền bao gồm đa thức thông điệp và một đa thức chẵn lẻ.

01.02.38. Kiểm tra độ dư tuần hoàn (cyclic redundancy check) 2

CRC

Kiểm tra độ dư trong đó chữ số hoặc ký tự thêm vào được tạo ra bởi thuật toán tuần hoàn.

[IEC 60050-702, 702705-15]

01.02.39. Ch thị ECI (ECI designator)

Số có sáu chữ số phân định một nhiệm vụ ECI cụ thể.

01.02.40. Chống ghi (write protection)

Các biện pháp chống ghi hoặc xóa dữ liệu trên phương tiện dữ liệu.

CHÚ THÍCH Vòng cho phép ghi của băng từ, rãnh chống ghi trên đĩa và mục nhập trong bảng truy cập tệp chỉ ra rằng một tệp không thể xóa là những ví dụ về chống ghi.

01.02.41. BER

Tỷ lệ bit bị lỗi (bit error rate)

Tỷ lệ dữ liệu bị lỗi (data error rate)

Tỷ số các bit nhận được bị lỗi trên tổng số bít đã truyền, được tính bằng cách lấy số bit bị lỗi chia cho tổng số bit đã truyền hoặc đã nhận được, hoặc đã được xử lý sau một khoảng thời gian quy định nào đó.

CHÚ THÍCH Chấp nhận ISO/IEC 2382-9, 09.06.20.

01.02.42. Phù hợp (conformity)

Sự đáp ứng của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ đối với các yêu cầu quy định.

[ISO/IEC Guide 2: 1996, 12.1]

01.02.43. Sự xác nhận (validation)

Sự khẳng định bằng cách kiểm tra và cung cấp bằng chứng khách quan rằng các yêu cầu cụ thể đối với một mục đích sử dụng dự định cụ thể là đã được đáp ứng, rằng tất cả các yêu cầu đã được thực thi một cách đúng đắn, hoàn tất và có khả năng truy tìm nguồn gốc theo các yêu cầu của hệ thống.

01.02.44. Thời gian thực (real time)

Khoảng thời gian đáp ứng mà người dùng cảm thấy như đủ độ tức thời hoặc tạo điều kiện cho một thiết bị theo kịp một số quá trình ngoại vi.

01.02.45. Độ dư (redundancy)

(Đơn vị chức năng) sự tồn tại của một phương tiện để nâng cao tính tin cậy, bổ sung thêm cho bộ phương tiện thiết yếu để thực hiện một chức năng cần thiết.

01.02.46. Thông số môi trường (environmental parameter)

Thông số bên ngoài có thể ảnh hưởng hoặc tác động đến sự vận hành của hệ thống.

CHÚ THÍCH Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và tiếng ồn là những ví dụ về thông số môi trường.

01.02.47. Lỗi (error) 1

(Dữ liệu số) kết quả của việc thu nhận, lưu trữ, xử lý hoặc truyền thông dữ liệu trong đó một số các bit có giá trị sai hoặc các bit bị mất khỏi chuỗi dữ liệu.

01.02.48. Lỗi (error) 2

Sự sai khác giữa tình trạng và giá trị tính toán được, quan sát được hoặc đo được với tình trạng và giá trị thực, quy định hoặc đúng theo lý thuyết.

01.02.49. Lỗi (error) 3

Tình trạng không hợp lệ mà hệ thống gặp phải.

CHÚ THÍCH Ví dụ: Nỗ lực chia một số cho số không (zero) là một ví dụ về lỗi.

01.02.50. Sự xâm nhập (penetration)

Truy nhập trái phép vào một hệ thống xử lý dữ liệu.

01.02.51. Thông báo về sự phù hợp cho áp dụng (implementation conformance statement)

ICS

Thông báo của nhà cung cấp về việc thực hiện được hoặc hệ thống được yêu cầu đã phù hợp với quy định kỹ thuật cho trước bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về khả năng đã được thực hiện và khẳng định sản phẩm hoặc dịch vụ có phù hợp hay không,

CHÚ THÍCH ICS có thể có một số dạng : giao thức ICS, profile ICS, profile ICS riêng và thông tin đối tượng ICS.

01.03.01. Tiêu chuẩn ứng dụng (application standard)

Quy định kỹ thuật xác định phương pháp và điều kiện mà công nghệ mã vạch có thể áp dụng vào một mục đích cụ thể bằng cách mô tả, ví dụ như định dạng dữ liệu, các yêu cầu quang học và các thông số có liên quan đến mã vạch như một tập con của phạm vi đã được quy định bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.

01.03.02. Vec-tơ (vector) 1

Thành phần định lượng biểu thị độ lớn, hướng, chiều và gốc.

01.03.03. Vec-tơ (vector) 2

Số lượng phân đoạn có hướng thường được đặc trưng bởi một tập hợp các phần tử vô hướng xếp theo thứ tự.

01.03.04. Định dạng mã theo Manchester (Manchester coding)

Định dạng hai pha trong đó mỗi bit nguồn được thể hiện bằng hai bit ở dạng dẫn xuất hoặc kênh.

CHÚ THÍCH Quy tắc chuyển đổi này ấn định 01 thể hiện số 0 và 10 để thể hiện số 1.

01.03.05. Mã hóa Manchester (Manchester encoding)

Mã hóa pha nhị phân trong đó khoảng thời gian ấn định cho mỗi bit được chia làm hai phần nhờ một chuyển tiếp mà hướng của nó quyết định giá trị của bit này.

CHÚ THÍCH 1 Sự chuyển tiếp có thể xảy ra giữa hai biến số vật lý, chẳng hạn điện thế, phân cực từ hoặc cường độ sáng.

CHÚ THÍCH 2 Nếu biến số vật lý là điện thì loại mã này phụ thuộc vào cực tính nhưng không phụ thuộc thành phần điện một chiều DC.

[ISO/IEC 2382-9, 09.5.03]

[ISO/IEC 2382-16, 16.02.01]

01.03.06. Định dạng mã theo Miller (Miller coding)

Định dạng để mã hóa dữ liệu số, trong đó số logic “1" có một chuyển tiếp ở giữa chu kỳ bit, và số logic “0” không có chuyển tiếp, trừ khi theo sau là một số 0 nữa.

CHÚ THÍCH Trong trường hợp này, chu kỳ bit zero thứ hai bắt đầu bằng một chuyển tiếp bit.

01.03.07. Mã hóa vi sai (differential encoding) 1

Xem NRZ-space.

01.03.08. Mã hóa vi sai (differential encoding) 2

Mã hóa chuỗi dữ liệu số trong đó mỗi phần tử, trừ phần từ đầu tiên, được thể hiện bằng hiệu giá trị giữa phần tử đó và phần tử đứng trước.

01.03.09. Ghi dạng NRZ (mark) (non-return to-zero (mark) recording)

NRZ-M

Xem NRZ-I.

01.03.10. Định dạng NRZ (non-return to zero code)

NRZ

Định dạng chung để mã hóa dữ liệu số trong đó chu kỳ bit có trạng thái không đổi.

CHÚ THÍCH 1 Một mã truyền thông trong đó số 1 nhị phân được thể hiện bằng thời gian một bit ở cấp độ 1 và số 0 nhị phân được thể hiện bằng thời gian 1 bit ở cấp độ 0. Điều này cho phép tăng gấp đôi mức dữ liệu tối đa có thể chứa trong mã RZ.

CHÚ THÍCH 2 Có ba định dạng: NRZ-L, NRZ-M (NRZ-I) và NRZ-space.

01.03.11. Ghi dạng NRZ (non-return to zero recording)

NRZ

Ghi khi có sự cân bằng NRZ giữa các xung.

01.03.12. Định dạng NRZ-I (non-return to zero-invert on ones)

NRZ-I

NRZ-M

Định dạng để mã hóa dữ liệu số trong đó nếu có sự chuyển tiếp (thay đổi điện áp) tại thời điểm bắt đầu của chu kỳ bit thì biểu thị mức logic “1” và nếu không có sự chuyển tiếp tại thời điểm bắt đầu của chu kỳ bit thì biểu thị mức logic “0”.

01.03.13. Định dạng NRZ-L (non-return to zero-level)

NRZ-L

Định dạng để mã hóa dữ liệu số trong đó nếu có sự chuyển tiếp (thay đổi điện áp) lên mức cao thì biểu thị số logic “1”, và khi có sự chuyển tiếp xuống mức thấp thì biểu thị số logic “0” trong dữ liệu.

01.03.14. Định dạng NRZ-space (non-return to zero-space)

NRZ-space

Định dạng để mã hóa dữ liệu số trong đó nếu có sự chuyển tiếp (thay đổi điện áp) tại thời điểm bắt đầu của chu kỳ bit thì biểu thị mức logic “0” và nếu không có sự chuyển tiếp tại thời điểm bắt đầu của chu kỳ bit thì biểu thị số logic “1”.

CHÚ THÍCH NRZ-space thường được gọi là mã hóa vi sai.

01.03.15. Định dạng RZ (return to zero)

RZ

Định dạng để mã hóa dữ liệu trong đó khi bắt đầu có sự chuyển tiếp tín hiệu từ thấp lên cao và giữa bit có sự chuyển tiếp tín hiệu từ cao xuống thấp thì biểu thị số logic “1”.

CHÚ THÍCH Số logic “0” không có chuyển tiếp tín hiệu.

01.03.16. Ghép nối (concatenation)

Công cụ để kết nối các mục dữ liệu cụ thể chứa trong vật mang dữ liệu để tạo thành một tệp riêng hoặc một trường dữ liệu.

01.03.17. Kh năng định địa ch 2 (addressability 2)

(Ảnh micro, vi ảnh) Số các điểm định địa chỉ ngang tương ứng các điểm định địa chỉ dọc trong một khuôn mẫu phim quy định.

VÍ DỤ Khả năng định địa chỉ 4000x4000.

01.03.18. Ký hiệu (Symbol)

Thể hiện dạng đồ họa của một khái niệm có ý nghĩa trong một trường hợp cụ thể.

[ISO/IEC 2382-1, 01.02.07]

01.03.19. Số phân định mã vạch (symbology identifier)

Chuỗi các ký tự do bộ giải mã tạo ra và được gắn vào đầu của dữ liệu được giải mã do bộ giải mã truyền đi để phân định mã vạch đó từ dữ liệu vừa được giải mã.

01.04.01. Bộ ghép nối (concentrator) 1

Phương tiện kết nối một số thiết bị truyền dữ liệu và tập trung các gói dữ liệu tại một điểm trước khi truyền trên một liên kết đơn tới bộ xử lý dữ liệu trung tâm hoặc hệ thống quản lý thông tin. Ngược với bộ ghép kênh, bộ ghép nối thường có khả năng tạo vùng đệm để “xếp hàng” các dữ liệu đầu vào, nhằm tránh vượt quá dung lượng truyền.

01.04.02. Bộ ghép nối 2 (concentrator 2)

(Truyền thông dữ liệu) Thiết bị được dùng để chia một kênh dữ liệu thành hai hoặc nhiều kênh có tốc độ trung bình thấp hơn, cấp phát không gian kênh một cách linh động theo nhu cầu nhằm tối đa hóa thông lượng truyền.

01.04.03. Bộ điều khiển (controler)

Xem bộ ghép kênh

01.04.04. Quá trình in truyền thống (conventional printing process)

Quá trình in dùng bản in (hoặc trục in) và mực ướt tạo ra nhiều bản in của một ảnh trên một bề mặt.

CHÚ THÍCH Các loại in li-tô, in ti-pô, in flexo, khắc ảnh, in lưới, khắc phôi nhiệt là những ví dụ về in truyền thống.

01.04.05. Vòng lặp hiện thời (current loop)

Giao diện truyền thông kiểu điện báo (TTY) cho phép truyền dữ liệu trên một khoảng cách tương đối xa và trong môi trường có nhiễu.

CHÚ THÍCH Chỉ áp dụng cho kết nối điểm đến điểm.

01.04.06. Bộ giải mã (decoder)

Thiết bị để khôi phục thông tin từ một dạng thể hiện được mã hóa theo một mã cho trước.

01.04.07. EEPROM

Bộ nhớ chỉ đọc có thể lập trình và có thể xóa bằng điện tử.

01.04.08. Máy chủ (host) 1

Thiết bị máy tính điện tử (ví dụ máy tính cá nhân) cung cấp một giao diện giữa người dùng và hệ thống thông tin không có tiếp xúc.

CHÚ THÍCH Máy chủ có vai trò là người chủ trong quan hệ chủ-tớ thông qua máy truy vấn, giữa máy chủ, và các thẻ trong Field-of-view của máy truy vấn.

01.04.09. Máy chủ (host) 2

Từ đồng nghĩa của máy tính chủ.

01.04.10. Giao diện (interface)

Ranh giới chia sẻ giữa hai khối chức năng được xác định bởi các đặc tính khác nhau, gắn với chức năng, các kết nối vật lý, trao đổi tín hiệu và các đặc tính khác khi thích hợp.

[ISO/IEC 2382-1:1993, 01.01.35]

CHÚ THÍCH Các ví dụ về giao diện là: RS 232, RS 422, RS 485 và giao diện không khí.

01.04.11. Đi ốt phát quang (light emitting diode)

LED

Bộ bán dẫn phát sáng ở một bước sóng xác định tùy theo thành phần hóa học của nó do tác dụng của kích thích điện.

CHÚ THÍCH Có nhiều loại đi ốt phát quang, mỗi loại phát ra một bước sóng đỉnh nằm trong dải phổ từ 600 nm (ánh sáng đỏ) đến 900 nm (hồng ngoại). Chúng thường được dùng làm nguồn sáng trong các máy đọc mã vạch dạng bút, CCD và dạng khe.

01.04.12. Bộ nhớ (memory)

Tất cả vùng lưu trữ có địa chỉ trong một bộ xử lý và trong tất cả bộ nhớ trong khác được sử dụng để thực thi các lệnh.

CHÚ THÍCH 1 Trong một bộ nhớ, dữ liệu được lưu trữ dưới dạng điện tử.

CHÚ THÍCH 2 Có thể phân biệt các thiết bị bộ nhớ sau: bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM), bộ nhớ chỉ đọc (ROM), bộ nhớ ghi một lần đọc nhiều lần (WORM) và bộ nhớ ghi-đọc (RW).

[ISO/IEC 2382-1: 1993]

01.04.13. Nút mạng (node) 1

Những thiết bị được gắn vào một mạng, có khả năng kết nối với thiết bị mạng khác.

01.04.14. Nút mạng (node) 2

(Mạng) Thực thể có liên hệ với hoặc được nối với một hoặc nhiều đối tượng khác.

CHÚ THÍCH Trong một sơ đồ (topology) mạng, hoặc trong một sơ đồ lý thuyết, nút là các điểm trên sơ đồ. Trong mạng máy tính, nút là các máy tính hoặc thiết bị truyền thông dữ liệu. Một mạng có thể chứa các nút cuối và các nút trung gian.

01.04.15. Nút (node 3)

(Cấu trúc dữ liệu) Điểm mà từ đó các nút con được hình thành.

CHÚ THÍCH Một nút có thể không có các nút con và được gọi là nút cuối. Trong mạng dữ liệu, một điểm mà một hoặc nhiều khối chức năng kết nối các kênh truyền dẫn hoặc kết nối các mạch dữ liệu.

01.04.16. Bộ ghép kênh (multiplexer)

(Truyền thông dữ liệu ) Thiết bị để ghép kênh hiệu quả.

[IEC 60050-704, 704-08-13]

01.04.17. Thiết bị đầu ra (output device)

(Hình ảnh tích hợp) Phần cuối của thiết bị điều khiển bằng máy tính dùng để đưa ra hình ảnh.

CHÚ THÍCH Thiết bị đầu ra điển hình là máy ghi phim hoặc máy khắc ảnh hình trụ.

01.04.18. Bộ đọc (reader) 1

Khối chức năng được dùng để thu nhận hoặc dịch dữ liệu từ một thiết bị lưu trữ, từ một phương tiện truyền dữ liệu hoặc từ một nguồn khác.

01.04.19. Bộ đọc (reader) 2

(Vi đồ họa) Thiết bị phóng to vi ảnh để xem.

01.04.20. Đi-ôt laze khả kiến (visible laser diode)

VLD

Đi-ôt laze làm việc trong dải phổ ánh sáng nhìn thấy.

01.04.21. Laze (laser) 1

Sự khuyếch đại ánh sáng bằng phát bức xạ cưỡng bức (light amplification by the stimulated emission of radiation)

Thiết bị để tạo ra một chùm ánh sáng mạnh, đơn sắc.

01.04.22. Laze (laser) 2

Bức xạ quang học do một nguồn phát xạ mô phỏng tạo ra.

[IEC 50 (845), 845-04-39]

01.04.23. RS232

Chuẩn giao diện vật lý phổ biến do EIA quy định để kết nối các thiết bị, cho phép một thiết bị đơn lẻ được kết nối (điểm đến điểm) ở tốc độ baud đến 9600 bit trên giây và khoảng cách đến 15 m.

CHÚ THÍCH Gần đây, tiêu chuẩn này được bổ sung, cho phép tốc độ baud cao hơn và khoảng cách lớn hơn.

01.04.24. RS422

Chuẩn giao diện cân bằng tương tự như RS232 nhưng khử nhiễu nhiều hơn, và dùng điện áp khác nhau qua cáp đôi xoắn, nó có thể sử dụng để nối thiết bị đơn lẻ hoặc nhiều thiết bị đến một khối chủ ở khoảng cách đến 3000 m.

01.04.25. RS485

Phiên bản nâng cao của RS422 cho phép nhiều thiết bị (thường là 32) được kết nối với bus hai dây ở khoảng cách lớn hơn 1000 m.

01.04.26. Cổng m rộng (expansion port)

Tăng khả năng cắm thêm các thiết bị vào/ra (l/O) trên một máy tính hoặc thiết bị ngoại vi.

01.04.27. Bộ ghép cổng (port concentrator)

Thiết bị chấp nhận các đầu ra từ một số giao diện truyền thông dữ liệu để truyền tới một mạng truyền thông.

Cf. Bộ ghép nối, Bộ ghép kênh

[ISO/IEC 2382-1, 01-05-03]

[ISO/IEC 2382-9, 09-06-04]

01.04.28. Phê duyệt mẫu (type approval)

Phê duyệt dựa trên việc kiểm tra mẫu.

[ISO/IEC Guide 2:1996, 16.1.1]

01.04.29. Thời gian trung bình giữa các sự cố (mean time between failures)

MTBF

Số giờ trôi qua trước khi một thành phần, một cụm, hoặc một hệ thống bị sự cố.

CHÚ THÍCH 1 Chấp nhận IEC 60050-191, 191-12-08.

CHÚ THÍCH 2 MTBF là phép đo căn bản về độ tin cậy của các mục có thể sửa chữa, và là một biến số được sử dụng phổ biến trong phân tích độ tin cậy và phân tích khả năng bảo trì.

01.04.30. Thời gian trung bình để sửa chữa (mean time to repair) 1

MTTR

Khoảng thời gian trung bình để sửa một thiết bị dựa trên thời gian sửa chữa nhiều thiết bị.

01.04.31. Thời gian trung bình để sửa chữa (mean time to repair) 2

MTTR

Khoảng thời gian trung bình để duy trì hiệu chỉnh đối với một đơn vị chức năng đã cho, trong những điều kiện nhất định.

01.04.32. Phép thử tương thích (interoperability testing)

Phép kiểm tra trong đó hai hoặc nhiều sản phẩm, các bộ phận của thiết bị mà chúng có thể thực hiện cùng nhau một tập các chức năng đã được xác định trong các quy định kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn.

CHÚ THÍCH 1 Trong các giao thức giao diện truyền thông giữa các sản phẩm cũng có thể bao gồm cả các quy định kỹ thuật/tiêu chuẩn.

CHÚ THÍCH 2 Phép thử tương thích là một thuật ngữ chung, cần có định nghĩa chi tiết hơn định nghĩa này để phân biệt kiểm tra đầu cuối, kiểm tra tương hợp, kiểm tra ánh xạ.

01.04.33. Mạng nội bộ cộng tác (corporate LAN)

Mạng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, ví dụ mạng Ethernet hoặc mạng không dây.

01.05.01. Đơn vị tải (unit load)

Một hoặc nhiều gói vận chuyển hoặc các vật phẩm khác được gom lại với nhau bởi những công cụ như pa-let, tấm trượt, gói bằng keo dán, gói bằng màng co, gói bằng lưới... làm cho chúng phù hợp với việc vận chuyển, xếp và lưu kho như một đơn vị.

01.05.02. Cố kết (unitized)

Làm chắc chắn lại với nhau để có thể xử lý như một thực thể.

01.05.03. Vật phẩm là đơn vị vận tải có thể quay vòng (returnable transport item)

RTI

Mọi phương tiện dùng để đóng hàng cho việc vận chuyển, lưu kho, xử lý và bảo vệ sản phẩm trong chuỗi cung ứng, có thể được quay vòng sử dụng, ví dụ: pa-let có hoặc không có tiền đặt cọc, cũng như tất cả các dạng sọt, khay, hộp, pa-let có trục lăn, thùng tròn, xe đẩy tay, pa-let có vòng đai và nắp.

CHÚ THÍCH 1 Thuật ngữ vật phẩm là đơn vị vận tải có thể quay vòng thường dùng để chỉ các bao bì dùng lần thứ hai hoặc các lần sau. Nhưng trong một số trường hợp bao bì dùng lần đầu cũng có thể xem như là một dạng RTI.

CHÚ THÍCH 2 Các công ten nơ chứa hàng hóa trở trên tàu, các xe mooc, và thuật ngữ vật phẩm là đơn vị vận tải có thể quay vòng không bao gồm các môđun kèm theo tương tự khác.

CHÚ THÍCH 3 Thiết bị vận tải có thể quay vòng được xem như là có cùng định nghĩa trong phạm vi môi trường trao đổi dữ liệu điện tử.

01.05.04. Gói vận tải (transport package)

Gói dự định để vận tải và chuyên chở một hoặc nhiều hàng hóa, các gói nhỏ hơn hoặc hàng rời số lượng lớn.

[ISO 15394, 4.2]

01.05.05. Đơn vị vận tải (transport unit)

Gói vận tải hoặc đơn vị tải.

01.05.06. Công ten nơ vận chuyển (freight containers)

Một loại thiết bị vận tải có những tính chất sau:

a) Bền và tương đối chắc chắn để có thể dùng lại.

b) Được thiết kế riêng để thuận tiện cho chuyên chở hàng hóa bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải mà không phải xếp dỡ trung chuyển.

c) Vừa vặn với các thiết bị chuyên chở đặc biệt là chuyên chở, đặc biệt là khi chuyển từ một loại phương tiện vận tải sang loại phương tiện khác.

d) Được thiết kế để dễ dàng xếp hoặc dỡ.

e) Thể tích bên trong khoảng 1m3 ( 35.3 ft3) hoặc hơn.

[ISO 830, 3.1]

CHÚ THÍCH Thiết bị vận tải có thể trả lại được xem như có cùng định nghĩa trong môi trường trao đổi dữ liệu điện tử.

01.05.07. Sản phẩm (product)

Cụm lắp ráp mức độ thứ nhất hoặc cao hơn được bán ở dạng hoàn chỉnh người dùng có thể sử dụng được ngay.

[EIA 802, 3.16]

01.05.08. Bao gói sản phẩm (product packaging)

Buộc, bao gói hoặc đóng thùng lần đầu cho một hoặc nhiều vật phẩm đơn, từ đó tạo thành một kiện có thể phân định đầy đủ.

CHÚ THÍCH Gói sản phẩm có thể là một vật phẩm được đóng gói đơn, một số vật phẩm giống nhau được đóng gói với nhau hoặc là một nhóm các chi tiết được đóng gói với nhau.

[ISO 22742, 3.32]

01.05.09. Có thể vận chuyển bằng băng tải (conveyable)

Vật phẩm có thể di chuyển một cách hiệu quả và an toàn trên thiết bị vận chuyển vật liệu trên một đường đi cố định.

CHÚ THÍCH Thiết bị chuyên chở vật liệu như vậy, hoặc băng tải, trong tiêu chuẩn này được coi là hệ thống băng chuyền liên tục chuyển các gói hoặc vật phẩm trong một đoạn đường xác định và có điểm xếp dỡ cố định hoặc lựa chọn. Chiều rộng của băng, chiều cao cho phép trong thiết bị và tải trọng của băng có thể giúp xác định xem vật phẩm có thể vận chuyển được hay không.

01.05.10. Không thể vận chuyển bằng băng tải (non-conveyable)

Vật phẩm có chiều rộng, chiều cao hoặc trọng lượng cản trở việc di chuyển của chúng trong hệ thống băng tải.

01.05.11. Bng kê hàng hóa (manifest)

Danh sách các mục thông tin về một chuyến hàng.

CHÚ THÍCH Bảng kê hàng hóa có thể bao gồm các mục như vận chuyển, đại lý chở hàng và nội dung hàng hóa.

01.05.12. Quản lý vật phẩm (item management)

Quá trình được kiểm soát trong chế tạo, lưu kho, phân phối và vận chuyển vật phẩm qua tất cả các bước từ chế tạo đến tiêu thụ cuối cùng hoặc hủy bỏ.

CHÚ THÍCH Các quá trình quản lý vật phẩm có thể bao hàm cả sự thay đổi trạng thái hoặc hình dạng, thay đổi địa điểm, hoặc thay đổi được kiểm soát hoặc quan sát theo thời gian.

01.05.13. Tình huống sử dụng (use case)

Mô tả chi tiết một hoạt động đơn lẻ trong quá trình kinh doanh trong đó xác định các đầu vào và ra của dữ liệu, các yêu cầu về thực thi /thời gian, xử lý các điều kiện gây lỗi và các giao diện với ứng dụng bên ngoài.

[ISO 15394, 4.2]

01.05.14. Môi trường ứng dụng mở (open application environment)

Ứng dụng trong đó các đối tác độc lập có thể tự do tham gia và không cần thỏa thuận song phương.

Cf. Môi trường ứng dụng đóng.

01.05.15. Hệ thống mở (open system)

Hệ thống chứa các giao diệngiao thức được xác định công khai để tạo thuận lợi cho khả năng tương thích với các hệ thống khác mà các hệ thống này có thể được thiết kế hoặc chế tạo khác nhau.

Cf. Hệ thống đóng, môi trường ứng dụng mở.

01.05.16. Môi trường ứng dụng đóng (closed application environment)

Hệ thống môi trường ứng dụng đóng (closed application environment system)

ng dụng được dự định dùng cho một nhóm người sử dụng đóng.

Cf. Môi trường ứng dụng mở.

CHÚ THÍCH Nhóm người sử dụng đóng điển hình là những người dùng trong một tổ chức đơn lẻ hoặc là đối tượng của một thỏa thuận cụ thể.

01.05.17. Hệ thống đóng (closed system) 1

Hệ thống mà các đặc trưng của nó tuân theo các tiêu chuẩn của chủ thể sở hữu.

Cf. Hệ thống m.

01.05.18. Hệ thống đóng (closed system) 2

Hệ thống trong đó việc xử lý dữ liệu, bao gồm cả việc thu thập, lưu trữ và truyền thông, được đặt dưới sự kiểm soát của tổ chức mà nó trực thuộc.

Cf. Hệ thống mở.

01.05.19. Loại (class)

Ứng dụng đã xác định đối với các số phân định đơn nhất cho vật phẩm, đơn vị vận tải, đơn vị vận tải có thể quay vòng .v.v. được thừa nhận như là các loại trong tất cả các phần của TCVN 8021 (ISO/IEC 15459).

01.05.20. Loại vật phẩm (class of items)

Các vật phẩm liên quan tạo thành một nhóm theo thuộc tính, đặc trưng hoặc chất lượng chung.

01.05.21. Loại các số phân định đơn nhất (class of unique identifiers)

Các số phân định đơn nhất được dùng để phân định các vật phẩm trong một loại vật phẩm.

01.05.22. Sắp xếp (sortation)

Quá trình trong đó một hệ thống xử lý tự động việc định tuyến, đóng gói và chuyên chở hàng hóa trong một môi trường phân phối.

01.05.23. Dịch kênh m rộng (extended channel interpretation)

ECI

Giao thức được một số loại mã vạch sử dụng cho phép dòng dữ liệu đầu ra phải được dịch khác đi so với bộ ký tự mặc định.

01.05.24. Mô hình kênh m rộng (extended channel model)

Hệ thống để mã hóa và truyền cả các byte thông điệp dữ liệu cùng thông tin kiểm soát thông điệp, trong đó bộ giải mã hoạt động trong chế độ kênh mở rộng.

CHÚ THÍCH Thông tin kiểm soát được truyền thông bằng cách dùng chuỗi thoát dịch kênh mở rộng (ECI).

4. Chữ viết tắt

AI

Số phân định ứng dụng

ANS

Tiêu chuẩn quốc gia Hoa kỳ

ANSI

Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa kỳ

ASC

Ban tiêu chuẩn đã được công nhận

BCC

Ký tự kiểm tra khối

BCD

Thập phân được mã hóa theo mã nhị phân

BER

T lệ bit bị lỗi

CRC

Kiểm tra độ dư tuần hoàn

CSMA/CD

Vật mang truy cp đa hướng phát hiện xung đột mạng

CSUM

Kiểm tra tổng thể

DI

Số phân định dữ liệu

ECI

Diễn dịch kênh m rộng

EDI

Trao đổi dữ liệu điện tử

EEPROM

Bộ nhớ chỉ đọc có thể lập trình và có thể xóa bằng điện tử.

HEX

Hệ 16

INCITS

Ban quốc tế về tiêu chuẩn công nghệ thông tin

LAN

Mạng nội bộ

Laser

Sự khuyếch đại ánh sáng bằng phát bức xạ cưỡng bức

LED

Đi ốt phát quang

LLC

Điều khiển liên kết logic

LSB

Bit ít ý nghĩa nhất

MH10

Ban tiêu chuẩn đã được công nhận về công nghiệp xử lý vật liệu

MSB

Bit có ý nghĩa nhất

MTBF

Thời gian trung bình giữa các sự cố

MTTR

Thời gian trung bình để sa chữa

NRZ

Định dạng NRZ

NRZ space

Định dạng NRZ-space

NRZ-I

Định dạng NRZ-I

NRZ-M

Định dạng NRZ-M

RTI

Vật phẩm là đơn vị vận tải có thể quay vòng

RZ

Định dạng RZ

VLD

Đi ôt laze khả kiến

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO/IEC Chỉ dẫn 2, Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động liên quan - Thuật ngữ chung;

[2] ISO/IEC 2382-1, Công nghệ thông tin - Thuật ngữ - Phần 1: Thuật ngữ cơ bản;

[3] ISO/IEC 2382-4, Công nghệ thông tin - Thuật ngữ - Phần 4: Tổ chức dữ liệu;

[4] ISO/IEC 2382-9, Công nghệ thông tin - Thuật ngữ - Phần 9: Truyền dữ liệu;

[5] ISO/IEC 2382-16, Công nghệ thông tin - Thuật ngữ - Phần 16: Lý thuyết thông tin;

[6] ISO/IEC 19762-2, Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa - Phần 2: Phương tiện đọc quang học (ORM);

[7] ISO/IEC 19762-3, Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa - Phần 3: Phân định bằng tần số radio (RFID);

[8] ISO/IEC 19762-4, Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa - Phần 4: Thuật ngữ chung liên quan đến liên lạc radio;

[9] ISO/IEC 19762-5, Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa - Phần 5: Các hệ thống định vị;

[10] IEC 60050-191, Thuật ngữ kỹ thuật điện quốc tế - Chương 191: Độ tin cậy và chất lượng dịch vụ;

[11] IEC 60050-702, Thuật ngữ kỹ thuật điện quốc tế - Chương 702: Dao động, tín hiệu và thiết bị có liên quan;

[12] IEC 60050-704, Thuật ngữ kỹ thuật điện quốc tế - Chương 704: Sự truyền phát;

[13] IEC 60050-845, Thuật ngữ kỹ thuật điện quốc tế - Chương 845: Ánh sáng.

Bảng chú dẫn

abstract, adj.

Trừu tượng, tính từ

01.01.63

Accredited Standards Committee

Ban tiêu chuẩn đã được công nhận

01.01.89

addressability(1)

Khả năng định địa chỉ 1

01.02.21

addressability(2)

Khả năng định địa chỉ 2

01.03.17

algorithm

Thuật toán

01.01.60

alphanumeric

Chữ-s

01.01.19

American National Standards Institute

Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa kỳ

01.01.90

ANS

Viết tắt của Tiêu chuẩn quốc gia Hoa kỳ

01.01.91

application identifier

Số phân định ứng dụng

01.01.94

application standard

Tiêu chuẩn ứng dụng

01.03.01

authentication

Xác thực

01.02.22

automatic identification system

Hệ thống phân định tự động

01.01.44

binary coded decimal

Thập phân được mã hóa theo mã nhị phân

01.01.42

bit

bit

01.01.03

bit error rate

Tỷ lệ bit bị lỗi

01.02.41

block check character

Kí tự kiểm tra khối

01.02.35

block code

Mã khối

01.02.36

byte(1)

byte (1)

01.01.07

byte(2)

byte (2)

01.01.08

character

Ký tự

01.01.11

character set

Bộ ký tự

01.01.13

check sum

Kiểm tra tổng thể

01.02.33

class

Loại

01.05.19

class of items

Loại vật phẩm

01.05.20

class of unique identifiers

Loại các số phân định đơn nhất

01.05.21

closed application environment

Môi trường ứng dụng đóng

01.05.16

closed system(1)

Hệ thống đóng (1)

01.05.17

closed system(2)

Hệ thống đóng (2)

01.05.18

code

01.01.14

code element

Phần tử mã

01.01.15

coded character set

Tập hợp ký tự được mã hóa

01.01.16

coded set

Bộ mã hóa

01.01.17

concatenation

Ghép nối

01.03.16

concentrator(1)

Bộ ghép nối (1)

01.04.01

concentrator(2)

Bộ ghép nối (2)

01.04.02

conformity

Phù hợp

01.02.42

controller

Bộ điều khiển

01.04.0

conventional printing process

Quá trình in truyền thống

01.04.0

conveyable

Có thể vận chuyển bằng băng tải

01.05.09

corporate LAN

Mạng nội bộ cộng tác

01.04.33

current loop

Vòng lặp hiện thời

01.04.05

cyclic redundancy check(1)

Kiểm tra độ dư tuần hoàn (1)

01.02.37

cyclic redundancy check(2)

Kiểm tra độ dư tuần hoàn (2)

01.02.38

data

Dữ liệu

01.01.01

data area titles

Tiêu đề vùng dữ liệu

01.01.50

data carrier

Vật mang dữ liệu

01.01.67

data character

Ký tự dữ liệu

01.01.12

data check character/digit

Kí tự/ số kiểm tra dữ liệu

01.02.34

data coding

Mã hóa dữ liệu

01.01.32

data compaction

Nén dữ liệu

01.01.33

data field

Trường dữ liệu

01.01.34

data identifier

Số phân định dữ liệu

01.01.95

data transfer rate

Tốc độ truyền dữ liệu

01.02.11

data transmission

Truyền dữ liệu

01.02.16

decode, verb

Giải mã, động từ

01.01.27

decoder

Bộ giải mã

01.04.06

decoding

Giải mã

01.01.28

differential encoding(1)

Mã hóa vi sai (1)

01.03.07

differential encoding(2)

Mã hóa vi sai (2)

01.03.08

digital

Con số

01.01.20

distortion(1)

Biến dạng (1)

01.01.70

distortion(2)

Biến dạng (2)

01.01.71

ECI designator

Chỉ thị ECI

01.02.39

EEPROM

EEPROM

01.04.07

electronic data interchange

Trao đổi dữ liệu điên tử

01.01.53

encode, verb

Mã hóa, động từ

01.01.26

encryption(1)

Mã hóa (1)

01.02.28

encryption(2)

Mã hóa (2)

01.02.29

environmental parameter

Thông số môi trường

01.02.46

error burst

Chùm lỗi

01.02.30

error control(1)

Kim soát lỗi (1)

01.02.31

error control(2)

Kiểm soát lỗi (2)

01.02.32

error correcting code

Mã sa lỗi

01.02.02

error detection code

Mã phát hiện lỗi

01.02.03

error(1)

Lỗi (1)

01.02.47

error(2)

Lỗi (2)

01.02.48

error(3)

Lỗi (3)

01.02.49

expansion port

Cổng m rộng

01.04.26

extended binary-coded decimal interchange code

Mã chuyển đổi thập phân mã hóa theo hệ nhị phân mở rộng

01.01.43

extended channel interpretation

Dch kênh m rộng

01.05.23

extended channel model

Mô hình kênh mở rộng

01.05.24

eye-readable character

Kí tự đọc được bằng mắt

01.01.46

file

Tệp

01.01.38

filler character

Kí tự chèn

01.01.72

font

Phông chữ

01.01.59

frame(1)

Khung (1)

01.02.26

frame(2)

Khung (2)

01.02.27

free text

Văn bản tự do

01.01.51

freight containers

Công ten nơ vận chuyển

01.05.06

full-duplex transmission

Truyền song công hoàn toàn

01.02.06

half-duplex transmission(1)

Truyền bán song công (1)

01.02.07

half-duplex transmission(2)

Truyền bán song công (2)

01.02.08

handshaking(1)

Quá trình bắt tay (1)

01.02.23

handshaking(2)

Quá trình bắt tay (2)

01.02.24

hexadecimal, noun

Hệ 16, danh từ

01.01.09

hexadecimal, adj.

Hệ 16, tính từ

01.01.10

host(1)

Máy chủ (1)

01.04.08

host(2)

Máy chủ (2)

01.04.09

human readable character

Kí tự người đọc được

01.01.52

human translation

Diễn giải cho người đọc

01.01.49

human-readable information

Thông tin người đọc được

01.01.47

human-readable interpretation

Dịch mã cho người đọc được

01.01.48

I.D. filter

Bộ lọc I.D

01.01.73

impact

Ảnh hưởng

01.01.64

implementation conformance statement

Thông báo về sự phù hợp cho áp dụng

01.02.51

INCITS

Ban quốc tế về tiêu chuẩn công nghệ thông tin

01.01.93

incorrect read(1)

Đọc sai (1)

01.01.29

incorrect read(2)

Đọc sai (2)

01.01.30

information

Thông tin

01.01.02

information bit

Bit thông tin

01.01.04

interface

Giao diện

01.04.10

interoperability testing

Phép thử tương thích

01.04.32

item management

Quản lý vật phẩm

01.05.12

item(1)

Mc (1)

01.01.54

item(2)

Mục (2)

01.01.55

item(3)

Vật phm

01.01.56

laser(1)

Laze (1)

01.04.21

laser(2)

Laze (2)

01.04.22

leading zero

Số không dẫn đầu

01.01.68

leading zeros

Các số không dẫn đầu

01.01.69

least significant bit

Bit ít ý nghĩa nhất

01.01.05

license plate concept

Khái niệm biển số đăng ký

01.01.58

light emitting diode

Đi ốt phát quang

01.04.11

logical link control

Điều khiển liên kết logic

01.02.12

logical link control protocol

Giao thức điều khiển liên kết logic

01.02.13

machine-readable medium

Phương tiện đọc bằng máy

01.01.45

Manchester coding

Định dạng mã theo Manchester

01.03.04

Manchester encoding

Mã hóa Manchester

01.03.05

manifest

Vận đơn

01.05.11

mean time between failures

Thời gian trung bình giữa các sự c

01.04.29

mean time to repair(1)

Thời gian trung bình để sửa chữa (1)

01.04.30

mean time to repair(2)

Thời gian trung bình để sa chữa (2)

01.04.31

memory

Bộ nhớ

01.04.12

memory partition

Phân vùng bộ nhớ

01.02.15

message(1)

Thông điệp (1)

01.01.35

message(2)

Thông điệp (2)

01.01.36

MH10

Viết tắt của Ban tiêu chuẩn đã được công nhận về công nghiệp xử lý vật liệu

01.01.92

Miller coding

Định dạng mã theo Miller

01.03.06

misread

Đọc sót

01.01.31

most significant bit

Bit có ý nghĩa nhất

01.01.06

multiplexer

Bộ ghép kênh

01.04.16

multiplexing

Quá trình ghép kênh

01.02.25

node(1)

Nút mạng (1)

01.04.13

node(2)

Nút mạng (2)

01.04.14

node(3)

Nút

01.04.15

nominal

Danh định

01.01.66

nominal range

Dải danh định

01.01.74

non-conveyable

Khõng thể vận chuyển bằng băng tải

01.05.10

non-return to zero (mark) recording

Ghi dạng NRZ (mark)

01.03.09

non-return to zero code

Định dạng NRZ

01.03.10

non-return to zero recording

Ghi dạng NRZ

01.03.11

non-return to zero-lnvert on ones

Định dạng NRZ-I

01.03.12

non-return to zero-level

Định dạng NRZ-L

01.03.13

non-return to zero-space

Định dạng NRZ-space

01.03.14

numeric

Số

01.01.18

open application environment

Môi trường ứng dụng mở

01.05.14

open system

Hệ thống m

01.05.15

output device

Thiết bị đầu ra

01.04.17

packet(1)

Gói tin (1)

01.02.04

packet(2)

Gói tin (2)

01.02.05

parity

Tính chẵn lẻ

01.02.01

penetration

Sự xâm nhập

01.02.50

port concentrator

Bộ ghép cổng

01.04.27

product

Sản phẩm

01.05.07

product packaging

Bao gói sản phm

01.05.08

programmer

Lập trình viên

01.01.61

programming

Lập trình

01.01.62

protocol

Giao thức

01.02.09

query(1)

Truy vấn (1)

01.01.75

query(2)

Truy vấn (2)

01.02.10

range

Khoảng

01.01.88

read, noun

Đọc, danh từ

01.01.24

read, verb

Đọc, động từ

01.01.23

readability

Tính có thể đọc được

01.01.76

reader(1)

Bộ đọc (1)

01.04.18

reader(2)

Bộ đọc (2)

01.04.19

reading angle

Góc đọc

01.02.19

real time

Thời gian thực

01.02.44

record

Bản ghi

01.01.37

redundancy

Độ dư

01.02.45

reflectance factor

Hệ số phản xạ

01.02.20

resolution

Độ phân giải

01.01.77

return to zero

Định dạng RZ

01.03.15

returnable transport item

Vật phẩm là đơn vị vận tải có thể quay vòng

01.05.03

RS232

RS232

01.04.23

RS422

RS422

01.04.24

RS485

RS485

01.04.25

scrambling

Quá trình trộn

01.02.18

selection

Chọn lọc

01.01.78

semantics

Ngữ nghĩa

01.01.40

Service

Dịch vụ

01.01.79

software

Phần mềm

01.01.80

sortation

Sắp xếp

01.05.22

spectrum

Phổ

01.02.14

Symbol

Ký hiệu

01.03.18

symbology identifier

Số phân định mã vạch

01.03.19

synchronization

Đồng bộ hóa

01.02.17

syntax

Cú pháp

01.01.41

tag

Thẻ

01.01.39

time-slot

Khoảng thời gian

01.01.81

timing information

Thông tin có tính thời gian

01.01.82

tolerance

Dung sai

01.01.65

transport package

Gói vận tải

01.05.04

transport unit

Đơn vị vận tải

01.05.05

type approval

Phê duyệt mẫu

01.04.28

unique item identifier

Số phân định vật phẩm đơn nhất

01.01.57

unit load

Đơn vị tải

01.05.01

unitized

Cố kết

01.05.02

use case

Tình huống sử dụng

01.05.13

validation

Sự xác nhận

01.02.43

vector(1)

Vec-tơ (1)

01.03.02

vector(2)

Vec-tơ (2)

01.03.03

verification(1)

Kiểm tra xác nhận (1)

01.01.83

verification(2)

Kiểm tra xác nhận (2)

01.01.84

verification(3)

Kiểm tra xác nhận (3)

01.01.85

visible laser diode

Đi-ôt laze khả kiến

01.04.20

word(1)

Từ (1)

01.01.21

word(2)

Từ (2)

01.01.22

write(2)

Viết (2)

01.01.25

write protection

Chống ghi

01.02.40

zero-suppression(1)

Nén số không (1)

01.01.86

zero-suppression(2)

Nén số không (2)

01.01.87

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Phân loại đầu vào

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Chữ viết tắt

Thư mục tài liệu tham khảo

Bảng chú dẫn

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi