Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8020:2019 Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định dữ liệu tự động

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8020:2019

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8020:2019 ISO/IEC 15418:2016 Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Số phân định ứng dụng GS1 và mã phân định dữ liệu ASC MH10 và việc duy trì
Số hiệu:TCVN 8020:2019Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông
Ngày ban hành:14/11/2019Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8020:2019

ISO/IEC 15418:2016

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KĨ THUẬT PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG - SỐ PHÂN ĐỊNH ỨNG DỤNG GS1 VÀ MÃ PHÂN ĐỊNH DỮ LIỆU ASC MH10 VÀ VIỆC DUY TRÌ

Information technology - Automatic identification and data capture techniques - GS1 application identifiers and ASC MH10 data identifiers and maintenance

 

Lời nói đầu

TCVN 8020:2019 thay thế TCVN 8020:2008.

TCVN 8020:2019 hoàn toàn tương đương ISO/IEC 15418:2016.

TCVN 8020:2019 do Tiểu Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC31 "Thu thập dữ liệu tự động" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

ISO (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) và IEC (Ủy ban kĩ thuật điện quốc tế) đã hình thành nên một hệ thống chuyên ngành về tiêu chuẩn hóa trên phạm vi toàn cầu. Các cơ quan quốc gia là thành viên của ISO hay của IEC tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn quốc tế thông qua ban kĩ thuật do một tổ chức tương ứng thiết lập để xử lý các lĩnh vực đặc thù về hoạt động kĩ thuật. Các ban kĩ thuật của ISO và của IEC hợp tác trong các lĩnh vực có cùng mối quan tâm. Các tổ chức quốc tế khác, chính phủ hay phi chính phủ, có liên quan với ISO và với IEC cũng tham gia vào công việc này. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ISO và IEC đã thiết lập một ban kĩ thuật hỗn hợp là ISO/IEC JTC1.

Thủ tục được sử dụng để xây dựng tiêu chuẩn này và các thủ tục nhằm để duy trì sau đó tiêu chuẩn này được quy định trong Hướng dẫn của ISO/IEC, Phần 1. Đặc biệt là các chuẩn cứ khác nhau đã được thông qua cần cho các loại tài liệu khác nhau phải được ghi chú lại. Tiêu chuẩn này được soạn thảo phù hợp quy định trong Hướng dẫn của ISO/IEC, Phần 2 (xem www.iso.org/directives).

Cần lưu ý đến khả năng một vài thành phần của tiêu chuẩn này có thể là đối tượng của bản quyền sáng chế. ISO và IEC không chịu trách nhiệm về việc định dạng bất kì (hoặc tất cả) bản quyền sáng chế kiểu như vậy. Chi tiết về bản quyền sáng chế được xác định trong khi xây dựng tiêu chuẩn này, được nêu trong phần giới thiệu và/ hoặc trong danh mục ISO về cảnh báo sáng chế nhận được (xem www.iso.org/patients).

Bất kì tên thương mại nào được sử dụng trong tiêu chuẩn này đều là thông tin tham khảo giúp người sử dụng thuận tiện hơn và không là sự xác nhận.

Để giải thích ý nghĩa các thuật ngữ và thành ngữ đặc thù của ISO liên quan đến việc đánh giá sự phù hợp cũng như thông tin về sự tôn trọng của ISO đối với các nguyên tắc của WTO trong tài liệu Các rào cản kĩ thuật đối với thương mại (TBT), hãy truy cập URL: Foreword - Supplementary information.

Tiêu chuẩn này được Ban kĩ thuật hỗn hợp ISO/ IEC JTC1 về Công nghệ thông tin, Tiểu ban SC31 về Thu thập dữ liệu tự động biên soạn.

Tiêu chuẩn này hủy bỏ và thay thế TCVN 8020:2008 (ISO/IEC 15418:1999) với sửa đổi kĩ thuật sau:

- URL cho Ngành công nghiệp xử lý nguyên vật liệu (MHI - Materials Handling Industry) quy định trong 4.2 và A.2 đã được cập nhật.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KĨ THUẬT PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG - SỐ PHÂN ĐỊNH ỨNG DỤNG GS1 VÀ MÃ PHÂN ĐỊNH DỮ LIỆU ASC MH10 VÀ VIỆC DUY TRÌ

Information technology - Automatic identification and data capture techniques - GS1 application identifiers and ASC MH10 data identifiers and maintenance

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các bộ số phân định ứng dụng và mã phân định dữ liệu để phân định dữ liệu đã được mã hóa, và xác định các tổ chức có trách nhiệm duy trì các bộ mã số phân định này.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8656 (ISO/IEC 19762) Công nghệ thông tin - Kĩ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa

ANS MH10, Data identifiers and Application Identifiers (ANS MH10, Mã phân định dữ liệu và số phân định ứng dụng)

GS1 general specifications (Quy định kĩ thuật chung của GS1).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 8656 (ISO/IEC 19762).

4  Mã phân định dữ liệu và số phân định ứng dụng GS1

Khi thích hợp, thông tin mã hóa phải được phân định theo một trong hai bộ mã số phân định sau:

a) Số phân định ứng dụng GS1;

b) Mã phân định dữ liệu ASC MH10.

4.1  Số phân định ứng dụng GS1

Hệ thống phân định vật phẩm GS1 và tiêu chuẩn về mã hóa liên quan được hoàn thiện nhờ các số phân định ứng dụng do tổ chức GS1 duy trì, sau đây gọi là “Các số phân định ứng dụng GS1” (viết tắt là GS1 Als). Tiêu chuẩn này bao gồm hai yếu tố cơ bản đóng vai trò là chìa khóa cho mọi hệ thống mã hóa, đó là: nội dung dữ liệu và vật mang dữ liệu.

Việc sử dụng GS1 Als tuân theo các quy tắc do tổ chức GS1 thiết lập.

GS1 Als phân định các trường dữ liệu đơn giản và có đặc điểm chung để sử dụng trong các ứng dụng của chuỗi cung ứng quốc tế và giữa các lĩnh vực. Các quy định kĩ thuật chung của tổ chức GS1 đưa ra các quy tắc về định nghĩa, định dạng và cấu trúc của các trường dữ liệu.

Mỗi GS1 AI bao gồm hai hay nhiều kí tự. Hai kí tự số đầu tiên xác định chiều dài của AI. Cơ quan duy trì số phân định ứng dụng (được nêu tại Điều 5 của tiêu chuẩn này) luôn có sẵn một danh mục các mã hai kí tự số chỉ rõ chiều dài định trước cho các AI hiện có và trong tương lai và về các trường dữ liệu của chúng.

4.2  Mã phân định dữ liệu ASC MH10

Danh mục đầy đủ các mã phân định dữ liệu ASC MH10 và toàn bộ quy định kĩ thuật đối với việc sử dụng chúng được nêu trong tiêu chuẩn quốc gia Mỹ MH10.8.2 Tiêu chuẩn về mã phân định ứng dụng dữ liệu (Data application identifier Standard), sau đây gọi là “Các mã phân định dữ liệu ASC MH10" (viết tắt là ASC MH10 Dls).

ASC MH10 Dls có thể được sử dụng với mọi vật mang dữ liệu dạng chữ và số và được thiết kế để đảm bảo tính tương thích giữa các ngành công nghiệp về các mã phân định dữ liệu được sử dụng trong công nghệ phân định tự động.

ASC MH10 Dls có định dạng một kí tự chữ cái đơn, hoặc một kí tự chữ cái đứng sau một, hai hoặc ba kí tự số.

Một vài ASC MH10 Dls có thể hợp nhất các định nghĩa về định dạng. Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ (ANSI) đã thiết kế ANS MH10 như một tiêu chuẩn về “Việc duy trì liên tục”. Thông thường, tiêu chuẩn chính thức với các cập nhật về việc duy trì sẵn có tại http://www.mhi.org/standards/di

Danh mục đầy đủ về ASC MH10 Dls mới được thông qua có sẵn tại các địa chỉ sau:

Customer Service Material Handling Industry

8720 Red Oak Blvd., Suite 201 Charlotte, NC 28217-3992 USA

Tel: +1 704/522-8644

Fax: +1 704/522-7826

Website: http://webstore.ansi.org/standards/di

Hoặc

Customer Service

4th Floor, American National Standards Institute (ANSI) 25 West 43rd Street, New York, NY 10036 USA

Tel: +1 212/642-4900

Fax: +1 212/398-0023

Website: http://webstore.ansi.org/

5  Việc duy trì

Các tổ chức chịu trách nhiệm duy trì GS1 AI và ASC MH10 Dls theo Điều 4, Điều 5.1 và 5.2:

5.1  Số phân định ứng dụng GS1

Ban thư kí GS1 AI

Dịch vụ khách hàng GS1

Blue Tower, Avenue Louise 326, BTE 10, BE 1050 Brussels Belgium

Tel: +32 2/788 78 00

Fax: +32 2/788 78 99

Email: [email protected]

GS1 là tổ chức quản lý việc đánh mã trên toàn cầu đối với các mã số phân định. GS1 hợp nhất hai hiệp hội trước đây là EAN quốc tế và UCC. Hệ thống GS1 được duy trì thông qua một mạng lưới các văn phòng quốc gia và đa quốc gia với tên gọi là Tổ chức thành viên GS1 quốc gia ví dụ GS1 Pháp, GS1 Mỹ, GS1 Nga. Ngôn ngữ làm việc của Ban thư kí GS1 AI là tiếng Anh. Tuy nhiên, người sử dụng có thể đề xuất yêu cầu bổ sung mới hoặc sửa đổi GS1 AI, bằng ngôn ngữ địa phương, với tất cả các Tổ chức thành viên của GS1. Để có địa chỉ liên hệ với các Tổ chức thành viên GS1, hãy truy cập: http://www.gs1.org/contact/worldwide.php

5.2  Mã phân định dữ liệu ASC MH10

Mục đích của Ủy ban duy trì ASC MH10 Dls là cung cấp các ANSI MH10 Dls cho mọi thành phần dữ liệu hợp pháp được sử dụng giữa các bên tham gia thương mại, cũng như cho các ứng dụng nội bộ, sao cho không có xung đột với ANSI MH10 DI hiện hành. Để đảm bảo tính hợp nhất của hệ thống, một khi đã được hệ thống hóa trong tiêu chuẩn, ANSI MH10 Dls không bao giờ thay đổi. Khi người sử dụng ASC MH10 DI nhận thấy không có ASC MH10 DI nào đáp ứng yêu cầu đặc thù của họ, khuyến nghị người sử dụng liên lạc với Ủy ban duy trì ASC MH10 Dls để có hướng dẫn hay đề xuất yêu cầu về một ANSI MH10 DI mới. Xem thông tin liên hệ ở trên.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Hướng dẫn người sử dụng

A.1  Sự lựa chọn giữa GS1 Als hay ASC MH10 Dls

Sự lựa chọn giữa GS1 Als hay ASC MH10 Dls đối với bất kì người sử dụng nào thường được xác định trong hiệp định cần tuân thủ của ngành công nghiệp tương ứng.

Các ngành công nghiệp khác khi xây dựng các hiệp định về việc phân định sản phẩm hay hàng gửi, nên cân nhắc thực tiễn trong hoạt động kinh doanh, các yêu cầu về thông tin và các năng lực hệ thống của các bên tham gia thương mại trong việc chọn lựa giữa ASC MH10 Dls và GS1 Als. Người sử dụng cũng có thể cân nhắc các hướng dẫn sau:

a) GS1 Als

Các định nghĩa về GS1 Als được hỗ trợ nhờ các hướng dẫn về ứng dụng. GS1 Als và các hướng dẫn liên quan đã được thiết lập cho các mục đích thương mại quốc tế và đa ngành.

b) ASC MH10 Dls

Các mô tả trong danh mục về ASC MH10 Dl thường là phổ biến theo loại. Khuyến nghị người sử dụng ASC MH10 Dl tìm các hướng dẫn ứng dụng phù hợp của ngành công nghiệp hay của ISO.

A.2  Làm việc với GS1 Als và ASC MH10 Dls

Tiêu chuẩn này thừa nhận hai bộ mã số phân định: GS1 Als và ASC MH10 Dls. Người sử dụng, thường là các bên tham gia thương mại, phải quyết định sử dụng loại nào.

Mọi tổ chức sử dụng đều muốn có một luồng thông tin tổng hợp dựa trên một hệ thống riêng, tuy nhiên hai hệ thống nêu trên với các đặc tính và chức năng hết sức khác biệt, thường được sử dụng bởi các tổ chức đã có đầu tư vào các hệ thống dữ liệu và trông chờ có sự thay đổi dựa vào một cách tiếp cận khác vì việc đưa ra một sự cải tiến hơn thường liên quan đến mức chi phí cao.

Chính vì thế, một vài ngành công nghiệp sản xuất buộc phải làm việc với cả hai hệ thống để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng của họ. Vì vậy đối với những ngành công nghiệp này cần phải xây dựng các hệ thống nội bộ có khả năng “liên kết/ ánh xạ” dữ liệu từ hệ thống này đến hệ thống kia. Hơn nữa, thường có yêu cầu cấp các thành phần thông tin về EDIFACT (hoặc bộ thông điệp về trao đổi dữ liệu điện tử khác) trong dữ liệu điện tử về đặt hàng và phân phối.

Do việc xây dựng GS1 Als và ASC MH10 Dls đã dựa trên các triết lý khác nhau nên dữ liệu từ hệ thống này sang hệ thống kia không thể có sự tương ứng một-một chính xác 100%. Tuy nhiên, các bảng liên kết chung sẵn có giữa GS1 Als và ASC MH10 Dls đã được xây dựng (ví dụ: ANS MH10, Phần III (Dls đến Als) http://www.mhi.org/standards/di và ANS MH10 Phần IV (Als đến Dls) http://www.mhi.org/standards/di].

Bảng liên kết/ ánh xạ nêu trong Hình A.1 có thể hỗ trợ doanh nghiệp khi sử dụng GS1 Als và ASC MH10 Dls. Trao đổi dữ liệu đặt hàng và phân phối

Hình A.1 - So sánh giữa GS1 Als và ASC MH10 Dls

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Mã phân định dữ liệu và số phân định ứng dụng GS1

4.1  Số phân định ứng dụng GS1

4.2  Mã phân định dữ liệu ASC MH10

5  Việc duy trì

5.1  Số phân định ứng dụng GS1

5.2  Mã phân định dữ liệu ASC MH10

Phụ lục A (tham khảo) Hướng dẫn người sử dụng

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi