Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10583-1:2014 ISO/IEC 9834-1:2012 Công nghệ thông tin-Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký định danh đối tượng-Phần 1: Thủ tục chung và các cung trên cùng của cây định danh đối tượng quốc tế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10583-1:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10583-1:2014 ISO/IEC 9834-1:2012 Công nghệ thông tin-Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký định danh đối tượng-Phần 1: Thủ tục chung và các cung trên cùng của cây định danh đối tượng quốc tế
Số hiệu:TCVN 10583-1:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10583-1:2014

ISO/IEC 9834-1:2012

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - THỦ TỤC ĐIỀU HÀNH CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐỊNH DANH ĐỐI TƯỢNG - PHẦN 1: THỦ TỤC CHUNG VÀ CÁC CUNG TRÊN CÙNG CỦA CÂY ĐỊNH DANH ĐỐI TƯỢNG QUỐC TẾ

Information technology - Procedures for the operation of object identifier registration authorities- Part 1: General procedures and top arcs of the international object identifier tree

Lời nói đầu

TCVN 10583-1:2014 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 9834-1:2012

TCVN 10583-1:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 Công nghệ thông tin biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10583 (ISO/IEC 9834) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở gồm các tiêu chuẩn sau đây:

1. TCVN 10583-1:2014 (ISO/IEC 9834-1:2012) Công nghệ thông tin - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký định danh đối tượng - Phần 1: Thủ tục chung và các cung trên cùng của cây định danh đối tượng quốc tế

2. TCVN 10583-2:2014 (ISO/IEC 9834-2:1993) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI - Phần 2: Thủ tục đăng ký cho kiểu tài liệu OSI

3. TCVN 10583-3:2014 (ISO/IEC 9834-3:2008) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI - Phần 3: Đăng ký các cung định danh đối tượng bên dưới cung mức trên cùng do ISO và ITU-T quản trị

4. TCVN 10583-4:2014 (ISO/IEC 9834-4:1991) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI-Phần 4: Sổ đăng ký của hồ sơ VTE

5. TCVN 10583-5:2014 (ISO/IEC 9834-5:1991) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI - Phần 5: Sổ đăng ký xác định đối tượng điều khiển VT

6. TCVN 10583-6:2014 (ISO/IEC 9834-6:2005) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI - Phần 6: Đăng ký quá trình ứng dụng và thực thể ứng dụng

7. TCVN 10583-7:2014 (ISO/IEC 9834-7:2008) Công nghệ thông tin-Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI - Phần 7: Việc đăng ký của các tổ chức quốc tế ISO và ITU-T

8. TCVN 10583-8:2014 (ISO/IEC 9834-8:2008) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI - Phần 8: Tạo và đăng ký các định danh đơn nhất (UUIDs) và sử dụng như các thành phần định danh đối tượng ASN.1

9. TCVN 10583-9:2014 (ISO/IEC 9834-9:2008) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI - Phần 9: Đăng ký các cung định danh đối tượng cho ứng dụng và dịch vụ sử dụng định danh thẻ

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - THỦ TỤC ĐIỀU HÀNH CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐỊNH DANH ĐỐI TƯỢNG - PHẦN 1: THỦ TỤC CHUNG VÀ CÁC CUNG TRÊN CÙNG CỦA CÂY ĐỊNH DANH ĐỐI TƯỢNG QUỐC TẾ

Information technology - Procedures for the operation of object identifier registration authorities- Part 1: General procedures and top arcs of the international object identifier tree

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này:

a) Quy định cấu trúc dạng cây cho các phần cấp phát do hệ thống phân cấp của các Cơ quan đăng ký thực hiện, được gọi là cây OID quốc tế, cây OID hỗ trợ kiểu ASN.1 OBJECT IDENTIFIER và kiểu ASN.1 OID-IRI (xem Recommendation ITU-T X.680 | ISO/IEC 8824-1);

b) Hướng dẫn đăng ký các cung mức trên cùng của cây định danh đối tượng quốc tế;

c) Quy định các thủ tục có thể áp dụng chung cho việc đăng ký tại mọi mức của cây OID quốc tế;

d) Cung cấp các hướng dẫn sử dụng cho việc thiết lập và điều hành của Cơ quan đăng ký theo các tiêu chuẩn khác khi cần thiết;

e) Cung cấp các hướng dẫn cho các tiêu chuẩn bổ sung trong đó lựa chọn để tham chiếu các thủ tục trong tiêu chuẩn này;

f) Cung cấp cấu trúc lệ phí được khuyến cáo cho các Cơ quan đăng ký mức thấp hơn.

CHÚ THÍCH Thông tin về việc đăng ký đối với các đối tượng cụ thể có trong các tiêu chuẩn riêng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc đăng ký theo các tiêu chuẩn, các Cơ quan đăng ký (xem Điều 8) và mọi cơ quan đăng ký khác.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7217-1:2007 (ISO 3166-1:2006) Mã thể hiện tên và vùng lãnh thổ của các nước - Phần 1: Mã nước.

TCVN 7217-3:2013 (ISO 3166-3:1999) Mã thể hiện tên và vùng lãnh thổ của các nước - Phần 3: Mã tên các nước được sử dụng trước đây.

TCVN 7820-1:2007(ISO/IEC 6523-1:1998) Công nghệ thông tin - Cấu trúc định danh các tổ chức và các bộ phận của tổ chức - Phần 1: Đăng ký các lược đồ định danh tổ chức.

TCVN 8271(ISO/IEC 10646) Công nghệ thông tin - Bộ ký tự mã hóa tiếng Việt.

TCVN 10583-3:2014 (ISO/IEC 9834-3:2008| Recommendation ITU-T X.662 (2008)) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của Cơ quan đăng ký OSI - Phần 3: Đăng ký các cung định danh đối tượng bên dưới cung mức trên cùng do ISO và ITU-T quản trị.

Recommendation ITU-T X.500 (2008)| ISO/IEC 9594-1:2008, Information technology - Open systems interconnection - The Directory: Overview of concepts, model and services ( Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thư mục: Tổng quát về các khái niệm, mô hình và dịch vụ).

Recommendation ITU-T X.501 (2008)| ISO/IEC 9594-2:2008, Information technology - Open systems interconnection - The Directory: Models (Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thư mục : Các mô hình).

Recommendation ITU-T X.680 (2008)| ISO/IEC 8824-1 :2008, Information technology - Abstract syntax notation one (ASN.1) (Công nghệ thông tin - Ký pháp cú pháp trừu tượng phiên bản 1(ASN.1): Đặc tả ký pháp cơ bản).

Recommendation ITU-T X.121 (2000), International numbering plan for public data networks (Hoạch định đánh số quốc tế đối với cac mạng dữ liệu công cộng).

Recommendation ITU-T X.669 (2008), Procedures for ITU-T registration of identified organizations (Các thủ tục về đăng ký ITU-T của các tổ chức định danh).

IETF RFC 5891 (2010), Internationalized Domain Names in Application (IDNA): Protocol (Tên miền được quốc tế hóa trong các ứng dụng (IDNA): Giao thức).

CHÚ THÍCH Recomm endation ITU-T T.55 [2] khuyến cáo việc sử dụng TCVN 8271 (ISO/IEC 10646) về việc thể hiện các ngôn ngữ của thế giới.

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây.

3.1. Định nghĩa tổ chức

Tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ được nêu trong ISO/IEC 6523-1:

a) Tổ chức.

3.2. Thuật ngữ ASN.1

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ được nêu trong Recommendation ITU-T X.680  ISO/IEC 8824-1:

a) Định danh (ASN.1);

b) Đối tượng;

c) Kiểu mô tả đối tượng;

d) Kiểu định danh đối tượng (ASN.1).

3.3. Thuật ngữ thư mục

3.3.1. Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ được nêu trong Recommendation ITU-T X.500| ISO/IEC 9594-1:

a) Thư mục

3.3.2. Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ được nêu trong Recommendation ITU-T X.501| ISO/IEC 9594-2:

a) Thuộc tính;

b) Kiểu thuộc tính;

c) Giá trị thuộc tính;

d) Tên thư mục;

e) Lớp đối tượng;

f) Tên phân biệt tương đối.

3.4. Thuật ngữ unicode

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ được nêu trong TCVN 8271 (ISO/IEC 10646):

a) Ký tự mã hóa

3.5. Định nghĩa bổ sung

3.5.1. Định danh thứ cấp bổ sung (additional secondary identifier)

Định danh thứ cấp cho cung trên cùng của cây định danh đối tượng quốc tế, đôi khi được ấn định bởi một nghị quyết của nhóm nghiên cứu và tiểu ban kỹ thuật liên quan, mà không yêu cầu bất kỳ thay đổi nào đối với tiêu chuẩn này hoặc bất kỳ tiêu chuẩn khác (xem A.6.4).

3.5.2. Nhãn Unicode bổ sung (additional Unicode label)

Nhãn Unicode cho một trong các cung trên cùng của cây định danh đối tượng quốc tế, đôi khi được ấn định bởi một nghị quyết của nhóm nghiên cứu và tiểu ban kỹ thuật của liên quan, mà không yêu cầu bất kỳ thay đổi nào hoặc bất kỳ tiêu chuẩn khác (xem A.6.4).

3.5.3. Vai trò quản trị (của Cơ quan đăng ký) ((administrative role (of a Registration authority))

Ấn định và tạo ra các tên rõ ràng, sẵn có theo tiêu chuẩn xác định các thủ tục cho Cơ quan đăng ký.

3.5.4. Nhãn unicode giá trị nguyên (integer-valued Unicode label)

Nhãn Unicode cho một cung là sự biểu diễn ký tự (không có các số 0 ở đầu) của giá trị nguyên sơ cấp của cung đó.

CHÚ THÍCH Một cung của cây định danh đối tượng quốc tế không có nhãn Unicode khác là sự biểu diễn ký tự (có hoặc không có các số 0 ở đầu) của một giá trị nguyên (xem 7.4).

3.5.5. Cây định danh đối tượng quốc tế (international object identifier tree)

Một cây có gốc tương ứng với tiêu chuẩn này và các nút của nó tương ứng với các Cơ quan đăng ký chịu trách nhiệm phân bố các cung từ một nút cha.

3.5.6. Cơ quan đăng ký quốc tế (international registration authority)

Cơ quan đăng ký (xem 3.5.17) hoạt động tại mức quốc tế, ở đó các thủ tục điều hành khai báo để hoạt động như một Cơ quan đăng ký quốc tế được xác định trong tiêu chuẩn liên quan, (xem Điều 8)

3.5.7. Nhóm hợp tác chung ITU-T/ISO/IEC JTC1 về định danh đối tượng (Joint ITU-T/ISO/IEC JTC1 collaborative Team for object identifier)

Nhóm thiết lập theo Recommendation ITU-T A.23, Phụ lục A/ ISO/IEC JTC1 Tài liệu hiện hành [1], Điều 8, để tiến hành công việc trên văn bản chung liên quan đến các định danh đối tượng (OIDs)

3.5.8. Cung dài (long arc)

Nhãn Unicode từ một nút cấp cao trong cây định danh đối tượng quốc tế trong đó định danh một nút không nằm trực tiếp bên dưới nút cấp cao.

CHÚ THÍCH 1 Cung dài (bên cạnh các cung thường) phải thỏa mãn các yêu cầu rõ ràng (sau khi chuẩn hóa) đối với tất cả các cung từ nút cấp cao đó (xem 7.8).

CHÚ THÍCH 2 Chỉ có nhãn Unicode nằm trong các cung dài (xem 3.5.15). Cung dài không sử dụng một giá trị nguyên sơ cấp hoặc định danh thứ cấp. Thực chất đó là một dòng cắt cho chuỗi các cung, mỗi cung có một giá trị nguyên sơ cấp và các nhãn Unicode của chính nó.

CHÚ THÍCH 3 Cung dài không được sử dụng để xác định giá trị của kiểu ASN.1 OBJECT IDENTIFIER. Nó chỉ có thể được sử dụng trong định danh nguồn quốc tế hóa - OID (xem 3.5.12).

CHÚ THÍCH 4 Hoạt động liên kết bởi ITU-T và ISO/IEC có thể phân bố một nhãn Unicode cho một cung dài định danh một nút là hai mức bên dưới gốc (xem A.7). Tiêu chuẩn này chỉ để riêng các cung dài cho các cung bên dưới cung mức trên cùng với giá trị nguyên sơ cấp là 2.

3.5.9. Chuẩn hóa (của nhãn Unicode) (normalization (of a Unicode label)) Biến đổi mọi nhãn Unicode sang một dạng thích hợp cho việc so sánh.

3.5.10. Đối tượng (quan tâm) (object (of interest))

Toàn bộ hoặc một phần trong lĩnh vực Viễn thông và xử lý thông tin. a) Có định danh (có thể đặt tên); và

b) Có thể được đăng ký.

CHÚ THÍCH Ví dụ về các đối tượng là các mô đun ASN.1 (xem Recomm endation ITU-T X.680/ ISO/IEC 8821-1), các đối tượng thông tin [6], các đối tượng quản lý [9], vùng tên XML [15] và mọi đối tượng khác được định danh bởi OID, URI hoặc IRI.

3.5.11. Định danh đối tượng (object identifier)

Danh sách thứ tự các giá trị nguyên sơ cấp từ gốc của cây định danh đối tượng quốc tế trong đó định danh rõ ràng một nút trên cây đó (xem 7.8)

3.5.12. Định danh tài nguyên quốc tế hóa OID (OID-internationalized resource identifier)

Danh sách thứ tự các nhãn Unicode từ gốc của cây định danh đối tượng quốc tế trong đó định danh rõ ràng một nút trên cây đó (xem 7.8)

CHÚ THÍCH Kiểu ASN.1 OID-IRI (xem Recomm endation ITU-T X680/ISO/IEC 8824-1) là tập các giá trị định danh nguồn quốc tế hóa OID và cung cấp các ký pháp cho tất cả các định danh nguồn quốc tế hóa OID dựa trên cây định danh đối tượng quốc tế. Việc mã hóa tương ứng được quy định trong [8]

3.5.13. Giá trị nguyên sơ cấp (primary integer value)

Giá trị nguyên sơ cấp được sử dụng để định danh rõ ràng một cung của cây định danh đối tượng quốc tế.

CHÚ THÍCH Một cung của cây định danh đối tượng quốc tế có một giá trị nguyên sơ cấp, tách khỏi các cung dài mà chỉ có các nhãn Unicode.

3.5.14. Giá trị sơ cấp (primary value)

Giá trị của một kiểu đã định gán cho một cung của cây OID trong đó cung cấp một định danh của cung đó từ nút cấp cao trong tập các cung.

3.5.15. Đặc tính của cung (properties of an arc)

Giá trị nguyên sơ cấp, các nhãn Unicode và các định danh thứ cấp gán cho cung đó.

CHÚ THÍCH Các cung dài (xem 3.5.8) chỉ có các nhãn Unicode. Tất cả các cung khác chỉ có một giá trị nguyên sơ cấp.

3.5.16. Đăng ký (registration)

Gán tên cho một đối tượng theo cách tạo sẵn cho các bên quan tâm.

3.5.17. Cơ quan đăng ký (Resgistration Authority)

Một thực thể như: tổ chức, tiêu chuẩn hoặc tiện ích tự động thực hiện việc đăng ký một hoặc nhiều kiểu đối tượng (xem 3.5.5).

CHÚ THÍCH Đối với tiêu chuẩn này, định nghĩa trên mở rộng thuật ngữ bao hàm việc đăng ký bởi tổ chức hoạt động tại các mức quốc tế, quốc gia, khu vực, và bởi các phương tiện khác.

3.5.18. Thủ tục đăng ký (registration procedures)

Các thủ tục quy định thực hiện việc đăng ký và sửa đổi (hoặc xóa) các đăng ký hiện có.

3.5.19. Tiểu ban kỹ thuật liên quan (relevant ISO/IEC JTC 1 Sub-Committee)

Tiểu ban kỹ thuật chịu trách nhiệm về nhóm liên kết hợp tác ITU-T|ISO/IEC JTC1 về các định danh đối tượng.

3.5.20. Nhóm nghiên cứu liên quan (relevant ITU-T study group) Nhóm nghiên cứu về định danh đối tượng

3.5.21. Cung gốc (root arc)

Một trong ba cung từ gốc của cây định danh đối tượng quốc tế.

3.5.22. Định danh thứ cấp (secondary identifier)

Giá trị thứ cấp giới hạn cho các ký tự cấu thành định danh (ASN.1) (xem Recommendation ITU-T X.680 |ISO/IEC 8824-1) được gán trong Khuyến cáo ITU-T, tiêu chuẩn hoặc được gán cho một cung của cây OID bởi một số cơ quan đăng ký khác.

CHÚ THÍCH Một cung của cây định danh đối tượng quốc tế có thể không có hoặc có nhiều định danh thứ cấp.

3.5.23. Giá trị thứ cấp (secondary value)

Giá trị của một số kiểu liên kết với một cung trong đó cung cấp định danh bổ sung giúp ích cho các độc giả nhưng không định danh cung đó và không bao gồm trong truyền thông máy tính.

3.5.24. Cơ quan bảo trợ (sponsoring authority)

Tổ chức công nhận các đề xuất đối với việc đăng ký và đệ trình các ứng dụng tới Cơ quan đăng ký xác định trong tiêu chuẩn (xem Điều 8)

3.5.25. Từ đồng nghĩa (synonym)

OID cho một đối tượng cũng được định danh bởi OID khác.

3.5.26. Vai trò kỹ thuật (của Cơ quan đăng ký) (technical role (of a Registration Authority))

Xác nhận rằng một ứng dụng đăng ký của cung OID theo tiêu chuẩn xác định mẫu ứng dụng.

3.5.27. Các cung mức trên cùng (top-level arcs)

Tập con gồm các cung của cây định danh quốc tế trong đó được gán các định danh trong tiêu chuẩn này (bổ sung bằng các tham chiếu đến TCVN 10583 (ISO/IEC 9834 | Recommendation ITU-T X660 series) hoặc đôi khi bởi Nghị quyết từ nhóm nghiên cứu và Tiểu ban kỹ thuật liên quan)

3.5.28. Ký tự Unicode (Unicode character) Một ký tự từ bộ ký tự Unicode.

3.5.29. Bộ ký tự Unicode (Unicode character set)

Bộ ký tự mã hóa quy định trong TCVN 8271 (ISO/IEC 10646).

CHÚ THÍCH Đây là bộ ký tự giống với bộ ký tự xác định bởi tập đoàn Unicode Consortium trong [16]

3.5.30. Nhãn Unicode (Unicode Label)

Giá trị sơ cấp bao gồm một chuỗi không giới hạn các ký tự Unicode trong đó không bao gồm ký tự Space (xem 7.5 đối với các giới hạn khác) sử dụng để định danh một cung của cây OID.

CHÚ THÍCH 1 Các nhãn Unicode luôn là trường hợp nhạy cảm đối với việc làm phù hợp các mục đích và khi xác định tính rõ ràng. Tuy nhiên, tất cả các nhãn Unicode từ nút OID cho trước không khác biệt sau khi chuẩn hóa.

CHÚ THÍCH 2 Một cung của cây định danh đối tượng quốc tế có thể có nhiều nhãn Unicode.

CHÚ THÍCH 3 Khả năng bao gồm đầy đủ các ký tự Unicode có thể giúp dễ dàng thực hiện các dạng OID-IRI bắt chước (cũng gọi là “giả mạo”). Các ứng dụng sẽ giới thiệu OID-IRIs đến người sử dụng phải gắn với các bài thực hành hiệu quả nhất đối với việc bắt chước địa chỉ để giúp ngăn ngừa các tấn công do các địa chỉ giả mạo gây ra (ví dụ: hiện tượng được biết đến là “sự lừa đảo”(xem chi tiết trong[11])).

4. Các từ viết tắt

Tiêu chuẩn này áp dụng các từ viết tắt sau đây.

ACSE

Phần tử dịch vụ điều khiển liên kết

ASN.1

Ký pháp cú pháp trừu tượng phiên bản 1

FTAM

Truyền, truy cập và quản lý tệp tin

IANA

Cơ quan cấp số hiệu

ICD

Bộ định mã quốc tế

IRI

Định danh nguồn quốc tế hóa

OID

Định danh đối tượng

OID-IRI

Định danh đối tượng quốc tế hóa OID OSI Liên kết hệ thống mở

RA

Cơ quan đăng ký

ROA

Tổ chức hoạt động công nhận

TSB

Văn phòng tiêu chuẩn hóa viễn thông

URI

Định danh nguồn thống nhất.

5. Ký pháp

5.1. Các ký tự Unicode được quy định theo hai cách. Đối với một ký tự đơn, thông thường sử dụng tên ký tự Unicode theo một phông đặc biệt theo sau từ ‘ký tự’. Ví dụ:

Ký tự Space

5.2. Đối với dãy ký tự, thường sử dụng chữ U ở trước tám chữ số thập lục phân để bắt đầu và kết thúc một dãy (cả hai đều ở phông đặc biệt) theo ký pháp xác định trong TCVN 8271 (ISO/IEC 10646). Ví dụ: U0000F900 đến U0000FDCF

6. Đăng ký

6.1. Yêu cầu chung

6.1.1. Các tiêu chuẩn xác định các đối tượng nhất định trong đó yêu cầu định danh rõ ràng. Điều này thực hiện được nhờ vào việc đăng ký.

CHÚ THÍCH Các ví dụ về các đối tượng này được nêu trong 3.5.10.

6.1.2. Đăng ký là việc gán một tên với một đối tượng theo cách tạo sẵn cho các bên quan tâm. Việc này do Cơ quan đăng ký thực hiện.

6.1.3. Tiêu chuẩn có thể thực hiện việc đăng ký bằng cách công bố trong tiêu chuẩn các tên và các định nghĩa tương ứng của đối tượng. Cơ chế như vậy yêu cầu việc sửa đổi tiêu chuẩn đối với mỗi đăng ký, do vậy không thích hợp trong các trường hợp ở đó hoạt động đăng ký có mật độ cao.

6.1.4. Đăng ký có thể thực hiện bằng cách cho phép một hoặc nhiều tổ chức hoạt động như các Cơ quan đăng ký để thực hiện việc đăng ký một cách linh hoạt.

6.1.5. Dạng tên được sử dụng và các thủ tục đăng ký đảm bảo cho việc gán độc lập các tên của các Cơ quan đăng ký khác nhau.

6.2. Quản lý cây OID

6.2.1. Quản lý toàn bộ cây OID được hoàn thành bởi một quá trình ủy quyền. Trong quá trình này, Cơ quan đăng ký chịu trách nhiệm về OID có thể ủy quyền trách nhiệm đăng ký cho một OID tiếp theo đến Cơ quan đăng ký cấp dưới. Việc ủy quyền này có thể được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần.

6.2.2. Cơ quan đăng ký chịu trách nhiệm về OID phải gán tên cho OID tiếp theo mà cơ quan đăng ký cấp dưới sẽ quản lý. Tên gán phải rõ ràng trên phạm vi toàn cầu và phải được móc nối với nhau như một tiền tố đến tất cả các tên do cơ quan đăng ký cấp dưới ấn định. Ứng dụng lặp lại của quá trình này thông qua trật tự của các tổ chức đăng ký đảm bảo việc tạo ra các tên rõ ràng. Việc tạo các tên cho mục đích đăng ký được nêu chi tiết trong Điều 7.

CHÚ THÍCH Tổ chức, Tiêu chuẩn hoặc tiện ích tự động có thể là Cơ quan đăng ký cho nhiều mức của cây OID.

6.3. Điều hành

6.3.1. Cơ quan đăng ký có thể chỉ quan tâm đến việc gán các tên (vai trò quản trị) hoặc ngoài ra cần quan tâm đến việc ghi các định nghĩa của đối tượng hoặc xác nhận các định nghĩa này theo Tiêu chuẩn xác định dạng của các định nghĩa (vai trò kỹ thuật).

6.3.2. Tiêu chí để đăng ký một đối tượng có thể khác nhau giữa các Cơ quan đăng ký. Trách nhiệm của mỗi cơ quan là thiết lập các tiêu chí đó. Cơ quan đăng ký cũng có thể quyết định tiêu chí cho mọi cơ quan dưới quyền nó.

CHÚ THÍCH Trong số các tiêu chí được xem xét trong việc đăng ký một đối tượng là mức thích hợp cho việc đăng ký. Ví dụ, có thể là việc xác định của một đối tượng được đăng ký bởi Cơ quan đăng ký cụ thể có thể sử dụng rộng rãi ngoài cộng đồng do Cơ quan đăng ký đó thực hiện. Mặc dù tên được gán là rõ ràng trên phạm vi toàn cầu và có thể sử dụng bên ngoài cộng đồng đó nhưng việc xác định có thể được phát biểu lại theo cách có thể chấp nhận một cộng đồng quan tâm rộng hơn. Nếu vậy, định nghĩa được phát biểu lại nên được đăng ký với Cơ quan đăng ký thích hợp cho cộng đồng rộng hơn đó.

6.3.3. Các từ đồng nghĩa được tạo ra khi một trường hợp của kiểu đối tượng được đăng ký nhiều hơn một lần. Chúng có thể là lý do hợp lệ cho việc tạo ra các từ đồng nghĩa. Thật khó để phát hiện ra các sự cố của các từ đồng nghĩa. Trong trường hợp mà các từ đồng nghĩa là không mong muốn thì có thể giảm số lượng bằng các phương tiện như là đánh giá kỹ thuật hoặc phí quản trị (trong trường hợp các Cơ quan đăng ký). Điều đó phải được quyết định trong mỗi trường hợp xem cần thiết và thực tế hay không.

CHÚ THÍCH Không có một cách thực tế nào đảm bảo rằng đối tượng giống nhau không được đăng ký bởi nhiều Cơ quan đăng ký và các thủ tục trong tiêu chuẩn này không đảm bảo rằng chỉ có tên đơn được gán cho một đối tượng.

7. Cây OID quốc tế

7.1. Các kiểu định danh đối tượng ASN.1 (OBJECT IDENTIFIER) và định danh nguồn quốc tế hóa OID (OID-IRI) được quy định trong Recommendation ITU-T X.680 | ISO/IEC 8824-1 là các kiểu ASN.1 mà các giá trị trừu tượng của nó được liên kết với cây OID. Ngữ nghĩa giá trị của các kiểu này được xác định bằng cách tham chiếu đến cây OID.

7.2. Mỗi cung của cây OID phải được ghi nhãn với giá trị nguyên sơ cấp trong đó tự động xác định nhãn Unicode giá trị nguyên (xem 7.4). Có thể không có hoặc có nhiều nhãn Unicode không nguyên và không có hoặc có nhiều định danh thứ cấp. Một số nhãn Unicode không nguyên và định danh thứ cấp có thể là các nhãn Unicode bổ sung hoặc các định danh thứ cấp bổ sung.

CHÚ THÍCH Các Tiêu chuẩn (bao gồm tiêu chuẩn này) gán giá trị nguyên sơ cấp (mà xác định nhãn unicode giá trị nguyên), nhãn Unicode không phải là giá trị nguyên và định danh thứ cấp cho tất cả các cung trên cùng. Các nhãn Unicode bổ sung và các định danh thứ cấp được gán theo Phụ lục A.6 (bởi một Nghị quyết của nhóm công tác ITU-T và Tiểu ban kỹ thuật liên quan)

7.3. Nhãn unicode giá trị nguyên không chứa các ký tự khác với các ký tự trong dãy từ 0 đến 9 và không bắt đầu với ký tự 0 trừ khi nó chỉ có ký tự đơn và giá trị nguyên sơ cấp của cung là 0.

7.4. Nhãn unicode giá trị nguyên phải tạo ra giá trị nguyên sơ cấp khi coi việc biểu diễn một giá trị nguyên theo các quy ước thông thường như việc biểu diễn giá trị nguyên ở dạng thập phân.

7.5. Nhãn Unicode không nguyên phải thỏa mãn các ràng buộc sau đây:

7.5.1. Phải chứa ít nhất một ký tự không nằm trong dãy từ 0 đến 9.

7.5.2. Phải chứa các ký tự sau đây, tùy thuộc vào điều 7.5.3

Ký tự “-”

Ký tự “.”

Ký tự “_”

Ký tự TILDE

0 đến 9

A đến Z

a đến z

U000000A0 đến U0000DFFE

U0000F900 đến U0000FDCF

U0000FDF0 đến U0000FFDF

U00010000 đến U0001FFFD

U00020000 đến U0002FFFD

U00030000 đến U0003FFFD

U00040000 đến U0004FFFD

U00060000 đến U0006FFFD

U00070000 đến U0007FFFD

U00080000 đến U0008FFFD

U00090000 đến U0009FFFD

U000A0000 đến U000AFFFD

U000B0000 đến U000BFFFD

U000D0000 đến U000DFFFD

U000E1000 đến U000EFFFD

CHÚ THÍCH 1 Điều này cho phép tất cả các ký tự không được duy trì trong [11]

CHÚ THÍCH 2 Các ký tự cấm phát sinh từ việc sử dụng (hoặc duy trì) cho các mục đích trong TCVN 8271 (ISO/IEC 10646)

7.5.3. Các ký tự trong các dãy trên được định danh trong TCVN 8271 (ISO/IEC 10646) như là (“Vị trí này không được sử dụng”) bị đưa ra khỏi dãy.

CHÚ THÍCH Các nhà triển khai công cụ nên chú ý rằng sự chỉ định này có thể bị loại bỏ trong các phiên bản tương lai của TCVN 8271 (ISO/IEC 10646) và có thể dung thứ cho các sai phạm của sự ràng buộc này.

7.5.4. Nhãn Unicode không bắt đầu và kết thúc với ký tự “-”, và không chứa hai ký tự “-” trong các vị trí ký tự thứ ba và thứ tư.

CHÚ THÍCH Điều này nhằm tránh sự không rõ ràng khi các nhãn Unicode được chuẩn hóa (xem 7.5.5)

7.5.5. Hai nhãn Unicode được xem là giống nhau nếu sau khi chuẩn hóa chuỗi ký tự của chúng bằng nhau. Việc chuẩn hóa bao gồm một chuyển đổi thành nhãn A như đã quy định trong IETF RFC 5891, điều 5.3.

7.6. Các giá trị nguyên sơ cấp cho các cung (và nhãn unicode giá trị nguyên tương ứng) là vô tận, ngoài trừ:

a) Các cung gốc được giới hạn thành ba cung với các giá trị nguyên sơ cấp từ 0 đến 2; và

b) Các cung bên dưới các cung gốc 0 và 1 được giới hạn thành bốn mươi cung với các giá trị từ 0 đến 39.

CHÚ THÍCH Điều này cho phép mã hóa tối ưu được sử dụng ở đó các giá trị nguyên sơ cấp của các cung mức trên cùng ở dưới các cung gốc 0 và 1 và các cung 0 đến 47 dưới cung gốc 2 mã hóa theo hệ octet đơn trong mã hóa định danh đối tượng ASN.1 [8].

7.7. Một cung có thể không được gán hoặc gán nhiều định danh thứ cấp là các giá trị có thể đọc được nhưng không nhất thiết phải rõ ràng. Các giá trị thứ cấp của một cung được yêu cầu bắt đầu với chữ cái thường và chỉ chứa các chữ cái, số và dấu gạch nối. Ký tự cuối cùng không được là “-” (gạch nối) cũng không có hai ký tự “-” trong tên (xem Recommendation ITU-T X.680 | ISO/IEC 8824-1).

CHÚ THÍCH 1 Các ràng buộc về từ vựng này được kế thừa từ ký pháp ASN.1 cho các định danh đối tượng quy định trong Recomm endation ITU-T X.680 │ISO/IEC 8824-1.

CHÚ THÍCH 2 Không sử dụng cùng một định danh thứ cấp cho hai cung khác nhau bên dưới nút cho trước.

7.8. Từ mọi nút đã cho, giá trị nguyên sơ cấp từ nút đó được yêu cầu khác biệt với các giá trị gán với các cung khác từ cùng một nút và tất cả các nhãn Unicode gán với một cung (bao gồm các cung dài) từ nút đó được yêu cầu khác biệt sau khi chuẩn hóa (xem 7.5.5) từ tất cả các giá trị gán với các cung khác (bao gồm các cung dài) từ cùng một nút.

CHÚ THÍCH 1 Trong trường hợp cung gốc với định danh đầu tiên là 2, có thể định vị một cung dài từ gốc đến nút một cách trực tiếp bên dưới cung 2. Các yêu cầu ở trên đối với các nhãn Unicode từ một nút áp dụng cho các cung dài này bên cạnh các nhãn đến các nút bên dưới gốc.

CHÚ THÍCH 2 Không có khái niệm về phông liên quan đến việc trình bày và các phép biểu diễn đã in. Tất cả các vấn đề đó là mã ký tự Unicode.

7.9. Mỗi đối tượng định danh được định vị chính xác một nút (không nhất thiết là một lá) và không có đối tượng khác (của cùng một kiểu hoặc kiểu khác nhau) được định vị cho cùng một nút đó. Do đó, một đối tượng được định danh duy nhất và rõ ràng bởi chuỗi các giá trị nguyên sơ cấp của các cung theo hướng đi từ gốc đến nút định vị cho đối tượng. Đối tượng cũng được định danh rõ ràng (nhưng không nhất thiết là duy nhất) bởi chuỗi các nhãn Unicode (một nhãn cho mỗi cung) cho các cung theo hướng đi từ gốc đến nút định vị cho đối tượng.

CHÚ THÍCH Các cơ quan định vị các giá trị nguyên sơ cấp (xác định nhãn unicode giá trị nguyên), các định danh thứ cấp và các định danh thứ cấp bổ sung tới các cung trên cùng được định danh trong Phụ lục A.

7.10. Các cung bên dưới cung gốc với giá trị nguyên sơ cấp là 2 được định vị bởi sự nhất trí chung giữa ITU-T và ISO/IEC. Việc định vị các nhãn Unicode cho các cung gốc cũng được xác định bởi sự nhất trí chung giữa ITU-T và ISO/IEC.

CHÚ THÍCH Cung dài có thể được định vị để định danh trực tiếp hướng đi bao gồm hai cung từ gốc đến bên dưới của cung gốc mà có giá trị nguyên sơ cấp là 2 (nhãn Unicode “Joint-ISO-ITU-T” - xem A.7)

7.11. Giá trị OID ASN.1 là danh sách có thứ tự các thành phần OID. Bắt đầu với gốc của cây OID, mỗi thành phần OID định danh một cung trong cây sử dụng giá trị nguyên sơ cấp cho cây đó. Thành phần OID cuối cùng định danh một cung dẫn tới nút mà đối tượng được gán. Đối tượng này được định danh bởi giá trị OBJECT IDENTIFIER ASN.1.

CHÚ THÍCH Recomm endation ITU-T X.690 series | Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 8825 [8] xác định việc m ã hóa các giá trị OBJECT IDENTIFIER có thể được sử dụng trong truyền thông máy tính.

7.12. Giá trị OID-IRI ASN.1 là danh sách có thứ tự các thành phần OID-IRI. Bắt đầu với gốc của cây OID, mỗi thành phần OID-IRI định danh một cung trong cây sử dụng một trong các nhãn Unicode cho cung đó. Thành phần OID-IRI cuối cùng định danh một cung dẫn tới nút mà đối tượng được gán. Đối tượng này được định danh bởi giá trị OID-IRI.

CHÚ THÍCH Recomm endation ITU-T X.690 series | Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 8825 [8] xác định việc m ã hóa các giá trị OID-IRI có thể được sử dụng trong truyền thông máy tính.

7.13. Ký pháp giá trị cho kiểu OBJECT IDENTIFIER ASN.1 có thể chứa các định danh thứ cấp nhưng không phải là các nhãn Unicode. Ký pháp giá trị cho OID-IRI chỉ có thể chứa các nhãn Unicode.

7.14. Khuyến cáo rằng khi tiêu chuẩn hay tài liệu khác gán các giá trị nguyên sơ cấp thì các nhãn Unicode và/hoặc các định danh thứ cấp định danh các đối tượng, có thể có một phụ lục tóm tắt việc gán được tạo ra sử dụng OBJECT IDENTIFIER hoặc OID-IRI hoặc sử dụng cả hai và ghi lại tất cả các biến thể của tên được sử dụng để định danh đối tượng đó (sử dụng một số quy tắc thích hợp nếu có nhiều biến thể).

7.15. Cũng có khuyến cáo rằng cơ quan gán một giá trị OBJECT IDENTIFIER hoặc giá trị OID- IRI để định danh đối tượng cũng nên gán giá trị của bộ mô tả đối tượng ASN.1 (xem Recommendation ITU-T X680| ISO/IEC 8824-1) để mô tả đối tượng đó.

8. Cơ quan đăng ký quốc tế

CHÚ THÍCH Cơ quan đăng ký quốc tế thực thi các quy tắc điều hành tương tự với các Cơ quan đăng ký quốc tế do các tiêu chuẩn khác quy định. Khái niệm cơ quan bảo trợ chỉ áp dụng trong trường hợp một Cơ quan đăng ký quốc tế.

8.1. Yêu cầu đối với Cơ quan đăng ký quốc tế

Định danh và thỏa thuận chính thức về nhu cầu đối với một Cơ quan đăng ký quốc tế được thiết lập trong tiêu chuẩn quy định về kiểu đối tượng. Điều này xác định các thủ tục có thể áp dụng chung cho việc điều hành của các Cơ quan đăng ký quốc tế. Các thủ tục đặc trưng cho kiểu đối tượng được xác định trong tiêu chuẩn riêng xây dựng cho mục đích đó.

CHÚ THÍCH Một ví dụ về định danh tổ chức điều hành mọi Cơ quan đăng ký cụ thể có thể thu được từ Ban thư ký trung tâm ITU-T TSB hoặc ISO (xem http:/www.iso.org/iso/standards_development/maintenance_angencies.htm)

8.2. Điều hành các Cơ quan đăng ký quốc tế

8.2.1. Mỗi Cơ quan đăng ký quốc tế phải duy trì sổ đăng ký các tên gán với các đối tượng (ở đó Cơ quan đăng ký thể hiện vai trò kỹ thuật) và các định nghĩa kết hợp của các đối tượng. Dạng tên được sử dụng và dạng mục nhập sổ đăng ký được xác định trong tiêu chuẩn riêng.

8.2.2. Liên quan đến việc gán tên và xác định các đối tượng và các bổ sung tiếp theo cho sổ đăng ký, trách nhiệm của Cơ quan đăng ký quốc tế là:

a) Nhận từ cơ quan bảo trợ (xem 8.3) các đề xuất cho các mục nhập của sổ đăng ký;

b) Xử lý các đề xuất cho các mục nhập theo các thủ tục quy định trong tiêu chuẩn thích hợp;

c) Ghi lại các tên cho mỗi mục nhập của sổ đăng ký được chấp nhận, theo các thủ tục quy định trong tiêu chuẩn thích hợp;

d) Phổ biến các mục nhập của sổ đăng ký theo các thủ tục quy định trong tiêu chuẩn thích hợp; và

e) Truyền đạt các kết quả theo dạng đã định đến Cơ quan bảo trợ phù hợp khi việc xử lý đề xuất được hoàn thành.

8.2.3. Liên quan tới việc xóa khỏi sổ đăng ký, trách nhiệm của Cơ quan đăng ký quốc tế là:

a) Nhận các đề xuất từ các Cơ quan bảo trợ (xem 8.3)

b) Xử lý các đề xuất đối với việc xóa theo các thủ tục quy định trong tiêu chuẩn thích hợp;

c) Phổ biến việc xóa sổ đăng ký theo các thủ tục quy định trong tiêu chuẩn thích hợp; và

d) Truyền đạt các kết quả theo dạng đã định đến Cơ quan bảo trợ phù hợp khi việc xử lý đề xuất được hoàn thành.

CHÚ THÍCH Tên của đối tượng bị xóa không nên được sử dụng lại

8.3. Cơ quan bảo trợ

8.3.1. Cơ quan bảo trợ là một nhóm nghiên cứu quốc tế, Tiểu ban kỹ thuật quốc tế, cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia.

8.3.2. Trách nhiệm của Cơ quan bảo trợ như sau:

a) Nhận các đề xuất liên quan đến đối tượng trong các quốc gia hoặc tổ chức tương ứng;

b) Thực hiện việc hợp lý hóa hoặc phối hợp các đề xuất này và gửi chúng đến Cơ quan đăng ký; và

c) Thông báo cho các tổ chức quyết định thực hiện các đề xuất khi đã chuyển đến các tổ chức đó bởi Cơ quan đăng ký.

9. Nội dung của các thủ tục đăng ký đối tượng của kiểu riêng biệt

9.1. Các thủ tục đăng ký đối tượng của kiểu riêng biệt có thể được quy định trong tiêu chuẩn riêng. Sự khác biệt phải được thể hiện rõ ràng trong các thủ tục đăng ký này giữa thủ tục áp dụng cho việc đăng ký kiểu đối tượng và các thủ tục áp dụng cho Cơ quan đăng ký (nếu có) được thiết lập bởi tiêu chuẩn.

9.2. Nội dung của mỗi tiêu chuẩn phải bao gồm:

a) Chứng giải yêu cầu đối với việc đăng ký;

b) Tuyên bố phạm vi của đối tượng được đăng ký;

c) Tham chiếu tới tiêu chuẩn mà kiểu đối tượng được xác định và mọi tiêu chuẩn thích hợp khác, cùng với việc định danh của nhóm nghiên cứu quốc tế và/hoặc Tiểu ban kỹ thuật quốc tế (hoặc bất kỳ cơ quan tiêu chuẩn hóa khác) chịu trách nhiệm xác định kiểu đối tượng;

d) Các định nghĩa và các từ viết tắt sử dụng trong các thủ tục đăng ký;

e) Một tuyên bố rằng liệu việc đăng ký có yêu cầu Cơ quan đăng ký thực hiện vai trò kỹ thuật hay không;

f) Quy định các nội dung của mục nhập sổ đăng ký, bao gồm ít nhất:

l) Các kiểu sử dụng cho việc quy định các giá trị chính và thứ cấp, và cách chúng được kết hợp với nhau;

2) Tên của tổ chức đề xuất mục nhập;

3) Ngày tháng đệ trình/đăng ký;

4) Xác định đối tượng (ở đó Cơ quan đăng ký thực hiện vai trò kỹ thuật);

g) Định danh các điều của tiêu chuẩn này mà áp dụng cùng với việc quy định các sửa đổi cần thiết được áp dụng cho các điều nhằm mục đích đăng ký cụ thể;

h) Đối với Cơ quan đăng ký, việc quy định đầy đủ các thủ tục (thủ công hoặc tự động) được áp dụng để tạo, chất vấn, sửa đổi, xóa hoặc kiểm tra các mục đã đăng ký. Điều này bao gồm mọi giới hạn truy cập áp đặt cho các hoạt động điều hành này. Cụ thể, quy định các điều sau đây:

l) Phương pháp sử dụng để xác định xem một yêu cầu đăng ký hoặc xóa có được chấp nhận hay không;

CHÚ THÍCH 1 Các tiêu chí loại bỏ một yêu cầu sau đây là thỏa đáng:

i) Định nghĩa không đầy đủ hoặc khó hiểu;

ii) Sự tồn tại của một mục nhập giống nhau hoặc tương tự trong sổ đăng ký;

iii) Mục nhập đề xuất không phải là một trong các mục nhập cho phép;

iv) Mục nhập đề xuất không phù hợp với tiêu chuẩn liệt kê trong các Tham chiếu của tiêu chuẩn thích hợp;

v) Lý lẽ chứng minh trong số đăng ký là không đầy đủ.

2) Cách thức giải quyết các đề xuất bị loại bỏ;

3) Liệu việc sửa đổi các mục nhập của sổ đăng ký hoặc sử dụng lại các tên của mục nhập sổ đăng ký có được cho phép hay không (nếu vậy) thì việc quy định các cơ chế cho phép điều này xảy ra; và

4) Các thủ tục được áp dụng nhằm xác định xem sổ đăng ký có được cập nhật hay không và cách thức sổ đăng ký được cập nhật bao gồm các mối quan hệ đến tiêu chuẩn sau này;

i) Định danh các yêu cầu về phổ biến/thông báo kết hợp với các mục nhập đã đăng ký;

CHÚ THÍCH 2 - Ví dụ có một phát biểu về thông tin đã đăng ký được tạo sẵn cho người sử dụng thông qua Tiêu chuẩn hoặc hồ sơ tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISP) hoặc áp dụng cho Cơ quan đăng ký và trong trường hợp áp dụng cho Cơ quan đăng ký thì việc mô tả thủ tục được theo dõi bởi cá nhân hoặc tổ chức cần có thông tin đăng ký.

j) Các ví dụ về các mục nhập của sổ đăng ký (trong một hoặc nhiều phụ lục của tiêu chuẩn)

10. Sự tiến hành các thủ tục đăng ký cho các đối tượng của kiểu riêng biệt

Các thủ tục đăng ký cho các đối tượng của kiểu riêng biệt có thể được quy định trong tiêu chuẩn riêng. Sự tiến hành một tiêu chuẩn tuân theo các thủ tục sau đây:

a) Định danh và thỏa thuận chính thức rằng tiêu chuẩn mới được yêu cầu, định danh và thỏa thuận về các yêu cầu đăng ký phải được tuyên bố trong mọi tiêu chuẩn mà cung cấp yêu cầu cho việc đăng ký.

CHÚ THÍCH 1 Tiêu chuẩn thích hợp với mọi đối tượng ở đó:

1) Cơ quan đăng ký được yêu cầu theo tần suất m ong muốn của các đăng ký mới hoặc sửa đổi tại mức quốc tế; hoặc

2) Tiêu chuẩn định danh yêu cầu đối với việc đăng ký kiểu đối tượng, do tính phức tạp của thông tin cần để xác định các trường hợp của kiểu, nên được đánh giá là thích hợp để quy định thông tin này trong tài liệu riêng; hoặc

3) Đăng ký các thủ tục được sử dụng bởi các tổ chức yêu cầu đăng ký cho các mục đích của chính nó không được mô tả đầy đủ bởi một tham chiếu của tiêu chuẩn này.

b) Ấn định việc xây dựng tiêu chuẩn mới cho nhóm nghiên cứu quốc tế cụ thể và/hoặc Nhóm công tác của Tiểu ban kỹ thuật quốc tế;

c) Tạo và phê duyệt một đề xuất mục công tác mới sử dụng các thủ tục của Ban kỹ thuật hoặc nếu cần thì việc tạo hoặc phê duyệt một Question (dấu hỏi) mới sử dụng các thủ tục ITU-T thông thường;

d) Việc tiến hành tiêu chuẩn để trở thành tiêu chuẩn theo các thủ tục thông thường.

CHÚ THÍCH 2 Cơ quan đăng ký cần cho việc điều hành một tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn cơ sở thường nhận phê duyệt cuối cùng chỉ khi tiêu chuẩn liên quan quy định các thủ tục cho cơ quan đăng ký ít nhất một Khuyến cáo ITU-T được chấp nhận và/hoặc tại nơi bỏ phiếu kín dự thảo tiêu chuẩn và tổ chức được bổ nhiệm hoạt động như Cơ quan đăng ký. Khi cơ quan đăng ký không yêu cầu thì ở đó không áp dụng ràng buộc này.

CHÚ THÍCH 3 Tiêu chí được áp dụng trong lựa chọn của tổ chức được đề xuất cho Cơ quan đăng ký là do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia xác định. Đề xuất của tổ chức đến tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia nhằm hoạt động với tư cách một Cơ quan đăng ký yêu cầu một điều khoản bởi người đệ trình đề xuất ước tính hoạt động mong đợi tại mức quốc tế (khối lượng các yêu cầu đăng ký mỗi năm)

CHÚ THÍCH 4 Trong các trường hợp mà việc sửa đổi cách điều hành của Cơ quan đăng ký yêu cầu sửa đổi cho tiêu chuẩn, sửa đổi này phải theo các thủ tục đối với việc thay đổi các tiêu chuẩn

11. Cấu trúc lệ phí được khuyến cáo

11.1. Tổ chức cung cấp RA theo tiêu chuẩn này thực hiện các công việc khôi phục phí tổn. Cấu trúc lệ phí nên được thiết kế nhằm khôi phục kinh phí điều hành RA, bao gồm việc công bố các đăng ký trên web (được khuyến cáo một cách mạnh mẽ) để hỗ trợ hỗ trợ các yêu cầu truy vấn và để ngăn ngừa các yêu cầu không phù hợp.

11.2. Giá trị lệ phí do RA xác định, phụ thuộc vào việc phê duyệt của RA cấp cao hơn. Lệ phí có thể áp dụng cho:

a) Đăng ký;

b) Yêu cầu truy vấn;

c) Yêu cầu cập nhật.

11.3. Đối với RA hoạt động trên diện quốc tế thì các lệ phí nên độc lập, phụ thuộc vào sự dao động tỉ giá của quốc gia mà ứng dụng được thực hiện.

11.4. Khi mà lệ phí kết hợp với việc tạo ra mục nhập sổ đăng ký đầu tiên được tính giá thì sẽ không có các phí duy trì sau này của mục nhập đó hoặc việc công bố tên web của nó.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

CÁC CUNG MỨC TRÊN CÙNG CỦA CÂY OID

A.1. Yêu cầu chung

A.1.1. Phụ lục này quy định tất cả các cung gốc và một số cung mức trên cùng của cây OID. Các cung mức trên cùng khác do các Khuyến cáo ITU-T khác quy định trong bộ tiêu chuẩn TCVN 10583 (ISO/IEC 9834 |Recommendation ITU-T X.660 series) được tham chiếu bởi Phụ lục này.

A.1.2. Phụ lục này cũng quy định việc gán các nhãn Unicode (bởi thỏa thuận chung ITU-T ISO/IEC) tới các cung dài từ gốc trong đó định danh trực tiếp mọi nút bên dưới nút từ cung gốc có giá trị nguyên sơ cấp là 2 (nhãn Unicode “Joint-ISO-ITU-T” - xem A.7 và A.8)

CHÚ THÍCH Hiện tại, chỉ được phép sử dụng các cung dài.

A.2. Gán các giá trị nguyên sơ cấp, các nhãn Unicode và các định danh thức cấp cho các cung gốc

A.2.1. Điều này quy định ba cung gốc của cây OID và gán các giá trị nguyên sơ cấp, các nhãn Unicode và các định danh thứ cấp cho chúng. Các nhãn Unicode bổ sung và các định danh thứ cấp được gán theo điều A.6 và được công bố theo điều A.8.

A.2.2. (Chỉ) có ba cung gốc. Việc gán các giá trị nguyên sơ cấp, các nhãn Unicode, các định danh thứ cấp và thẩm quyền cho các cung cấp dưới được thể hiện ở bảng dưới đây:

Giá trị nguyên sơ cấp

Nhãn unicode giá trị nguyên cuối cùng

Nhãn Unicode (không nguyên)

(các) định danh thứ cấp

Thẩm quyền cho các cung cấp dưới

0

“0”

“ITU-T”

Itu-t (ccitt-
xem A.2.4)

Do ITU-T quản trị (xem A.3)

1

“1”

“ISO”

iso

Do ISO quản trị (xem A.4)

2

“2”

“Joint-ISO- ITU-T”

Joint-iso-itu (joint-iso- ccitt - xem A.2.4)

Do ISO và ITU-T quản trị (xem A.5)

CHÚ THÍCH Mã hóa các giá trị OBJECT IDENTIFIER ASN.1 quy định trong Recomm endation ITU-T X.680/ ISO/IEC 8824-1 yêu cầu rằng chỉ có ba cung được cấp từ nút gốc (với các giá trị nguyên sơ cấp là 0, 1 và 2) và tối đa bốn mươi cung từ hai cùng đầu của các cung này (với các giá trị nguyên sơ cấp từ 0 đến 39).

A.2.3. Các định danh thứ cấp itu-t, iso và joint-iso-itu-t ở trên có thể được sử dụng mà không có giá trị nguyên sơ cấp kết hợp như “NameForm (dạng tên)” của giá trị OBJECT IDENTIFIER ASN.1 (xem Recommendation ITU-T X680 / ISO/IEC 8824-1) và định danh giá trị nguyên sơ cấp tương ứng.

CHÚ THÍCH Sử dụng “NameAndNumberForm” (dạng tên và số) của giá trị OBJECT IDENTIFIER ASN.1 (xem Recomm endation ITU-T X680 / ISO/IEC 8824-1, điều 32.3) theo các đặc tả mới cho chúng và cho cung cấp dưới được khuyến cáo trong đó các định danh thứ cấp (xem A.6) đã được gán cho cung đó.

A.2.4. Đối với các lý do trước đây, các định danh thứ cấp ccitt và joint-iso-ccitt là các từ đồng nghĩa đối với itu-t và joint-iso-itu-t, do đó có thể xuất hiện trong các giá trị OBJECT IDENTIFIER ASN.1 và cũng định danh giá trị nguyên sơ cấp tương ứng.

CHÚ THÍCH Các tên này không được gán như các nhãn Unicode khi mà khái niệm định danh đối tượng quốc tế lùi ngày thay đổi tên từ CCITT thành ITU-T.

A.3. Gán các giá trị nguyên sơ cấp, các nhãn Unicode và các định danh thứ cấp cho các cung do ITU-T quản trị

A.3.1. Các cung bên dưới cung gốc có giá trị nguyên sơ cấp là 0 (nhãn Unicode “ITU-T” và định danh thứ cấp itu-t) do ITU-T quản trị. Tất cả các quyết định liên quan đến các cung này sẽ được ghi lại là các sửa đổi cho tiêu chuẩn này nhưng các thay đổi cho văn bản chung sẽ được coi là các thay đổi về biên tập thực hiện bởi ISO/IEC.

CHÚ THÍCH Việc gán các định danh thứ cấp bổ sung hoặc các nhãn Unicode bổ sung đến cung gốc có giá trị nguyên sơ cấp là 0 (nhãn Unicode “ITU-T” và định danh thứ cấp itu-t, xem A.6) yêu cầu thỏa thuận chung giữa nhóm nghiên cứu quốc tế và Tiểu ban kỹ thuật quốc tế liên quan, khi có yêu cầu tất cả các định danh thứ cấp và tất cả các nhãn Unicode khác biệt với cả ba cung gốc.

A.3.2. Sáu cung được quy định từ nút có giá trị nguyên sơ cấp là 0 (nhãn Unicode “ITU-T” và định danh thứ cấp itu-t). Việc gán các giá trị nguyên sơ cấp, các nhãn Unicode, các định danh thứ cấp và thẩm quyền cho các cung cấp dưới được thể hiện ở bảng dưới đây:

Giá trị nguyên sơ cấp

Nhãn unicode giá trị nguyên cuối cùng

Nhãn Unicode (không nguyên)

(các) định danh thứ cấp

Thẩm quyền cho các cung cấp dưới

0

“0”

“Recommendation”

recommendation

xem A.3.3

1

“1”

(xem điều A.3.4)

Question

xem A.3.4

2

“2”

“Administration”

Administration

Xem A.3.5

3

“3”

“Network- Operator”

network- operator

Xem A.3.6

4

“4”

“Identified- Organization”

identified- organization

Xem A.3.7

5

“5”

“R- Recommendation”

r- recommendation

Xem A.3.8

9

“9”

“Data”

data

Xem A.3.9

Năm định danh thứ cấp đầu tiên (các cung với các giá trị nguyên sơ cấp từ 0 đến 4) có thể được sử dụng mà không có giá trị nguyên sơ cấp của chúng trong định danh đối tượng ASN.1 “NameForm” (dạng tên) (xem Recommendation ITU-T X.680/ ISO/IEC 8824-1, điều 32.3) và định danh các giá trị nguyên sơ cấp tương ứng. Các định danh thứ cấp r-recommendation và data không được sử dụng trong định danh đối tượng ASN.1 “NameForm” (dạng tên) nhưng nhãn Unicode tương ứng có thể được sử dụng trong ký pháp giá trị cho một OID-IRI ASN.1.

CHÚ THÍCH Giới hạn về việc sử dụng r-recommendation và data là chỉ các định danh thứ cấp có mặt trong phiên bản ban đầu của tiêu chuẩn này có thể được sử dụng định danh đối tượng ASN.1 “NameForm” (dạng tên) để tránh các vấn đề có tính tương thích ngược đối với phần mềm liên quan.

A.3.3. Các cung ở dưới “Recommendation” được quy định trong các điều từ A.3.3.1 đến điều A.3.3.5.

A.3.3.1. Các cung ở dưới một cung có giá trị nguyên sơ cấp là 0 (nhãn Unicode “Recommendation” và định danh thứ cấp recommendation) có các giá trị nguyên sơ cấp từ 1 đến 26 (do đó các nhãn unicode giá trị nguyên từ “1” đến “26”) và cũng có các nhãn Unicode (không nguyên) từ “A” đến “Z” và các định danh thứ cấp từ a đến z. Các định danh thứ cấp từ a đến z có thể được sử dụng trong “NameForm” (dạng tên) và định danh giá trị nguyên sơ cấp tương ứng.

A.3.3.2. Các cung ở dưới mỗi trong số các cung quy định trong A.3.3.1 có các giá trị nguyên sơ cấp (các nhãn unicode giá trị nguyên) là số hiệu trong bộ các Khuyến cáo ITU-T (CCITT) tại các chuỗi định danh ở dạng chữ cái.

A.3.3.3. Trình biên soạn của Khuyến cáo đã định danh có thể xác định việc bổ sung một hoặc nhiều nhãn Unicode cho cung mà định danh Khuyến cáo, phụ thuộc vào việc phê duyệt của nhóm nghiên cứu quốc tế chịu trách nhiệm phát triển và duy trì Khuyến cáo đó. Các nhãn Unicode này phải bao gồm số Khuyến cáo theo sau bởi chuỗi ký tự Unicode do nhóm biên tập lựa chọn mà không bắt đầu bằng một số sao cho kết quả là tạo thành nhãn Unicode hợp lệ cho cung đó. Cái này gọi là acronym (từ viết tắt từ các chữ cái đầu của các từ khác nhau) và phải do trình biên soạn lựa chọn và được nhóm nghiên cứu phê duyệt. Phần được cấp như vậy phải được công bố trong Khuyến cáo thích hợp.

CHÚ THÍCH Mọi nỗ lực được sử dụng để đảm bảo rằng “acronym” được chọn không được sử dụng cho các tiêu chuẩn khác. Thông tin có trong website http://www.oid-info.com có thể giúp ích cho nhiệm vụ này.

A.3.3.4. Các định danh thứ cấp cho các cung quy định trong A.3.3.2 không được gán trong tiêu chuẩn này nhưng thẩm quyền được coi là Khuyến cáo định danh bởi các cung này chứa văn bản trong đó cấp cho một hoặc nhiều định danh thứ cấp cho cung định danh nó (xem A.3.3.3). Phần được cấp như vậy phải được công bố trong Khuyến cáo thích hợp.

A.3.3.5. Các cung ở dưới cung quy định trong A.3.3.2 được xác định khi cần bởi Khuyến cáo ITU-T (hoặc CCITT) tương ứng.

A.3.4. Các cung ở dưới cung có giá trị nguyên sơ cấp là 1 (định danh thứ cấp question) có các giá trị nguyên sơ cấp tương ứng với các nhóm nghiên cứu quốc tế, đủ điều kiện theo từng giai đoạn nghiên cứu. Giá trị được tính toán theo công thức sau đây:

Số nhóm nghiên cứu + (Giai đoạn nghiên cứu * 32)

Trong đó “Giai đoạn nghiên cứu” là giá trị 0 đối với giai đoạn từ 1984 đến 1988, là 1 đối với giai đoạn từ 1988 đến 1992, v.v…và số nhân là 32. Các cung ở dưới mỗi nhóm nghiên cứu có các giá trị nguyên sơ cấp tương ứng với các Question gán với nhóm nghiên cứu đó. Các cung ở dưới cung này được xác định là cần thiết (ví dụ nhóm công tác hoặc nhóm có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo) được ấn định để nghiên cứu câu hỏi.

CHÚ THÍCH Các cung bên dưới cung có giá trị nguyên sơ cấp là 1 không bao giờ được sử dụng. Nhãn Unicode không nguyên không được gán cho các cung này.

A.3.5. Các cung ở dưới cung có giá trị nguyên sơ cấp là 2 (nhãn Unicode “Administration” và định danh thứ cấp administration) có các giá trị nguyên sơ cấp (các nhãn unicode giá trị nguyên) là các giá trị của dữ liệu các mã nước (DCCs) như đã xác định trong Recommendation ITU-T X.121. Các cung ở dưới cung này được xác định khi cần bởi ban quản trị quốc gia do DCC định danh. Các cung này gồm nhãn Unicode không nguyên và định danh thứ cấp, cả hai gồm có thành phần mã alpha-2 hai chữ cái (xem TCVN 7217-1 ( ISO 3166-1)) cho quốc gia tương ứng.

A.3.6. Các cung ở dưới cung có giá trị nguyên sơ cấp là 3 (nhãn Unicode “Network-Operator” và định danh thứ cấp network-operator) có các giá trị nguyên sơ cấp (các nhãn unicode giá trị nguyên) là các giá trị mã định danh mạng dữ liệu (DNICs) như đã xác định trong Recommendation ITU-T X.121. Các cung ở dưới cung này được xác định khi cần bởi ban quản trị quốc gia hoặc ROA do DNIC định danh. Các cung này không có các nhãn Unicode không nguyên và các định danh không phải thứ cấp được gán mặc định.

A.3.7. Các cung ở dưới cung có giá trị nguyên sơ cấp là 4 (nhãn Unicode “Identified- Organization” và định danh thứ cấp identified-organization) được gán các giá trị nguyên sơ cấp (các nhãn unicode giá trị nguyên), các nhãn Unicode không nguyên và các định danh thứ cấp bởi ITU-T TSB theo các thủ tục đăng ký và công bố quy định trong Recommendation ITU-T X. 669. Các cung ở dưới cung này được xác định khi cần bởi tổ chức định danh.

CHÚ THÍCH Các tổ chức có thể nhận thấy cung này là hữu dụng bao gồm:

- các cơ quan điều hành được công nhận không điều hành mạng dữ liệu công cộng;

- các tổ chức khoa học và công nghiệp;

- các tổ chức tiêu chuẩn khu vực; và

- các tổ chức đa quốc gia.

A.3.8. Các cung ở dưới cung có giá trị nguyên sơ cấp là 5 (nhãn Unicode “R-Recommendation” và định danh thứ cấp r-recommendation) được xác định bởi ITU-R theo các thủ tục được xác định bởi ITU-R.

CHÚ THÍCH Nhãn Unicode bổ sung “ITU-R” và định danh thứ cấp bổ sung “itu-r” được cấp cho cho cung gốc có giá trị nguyên sơ cấp là 0 (nhãn Unicode “ITU-T” và định danh thứ cấp “itu-t”, xem A.2.2) để sử dụng với cung r- recommendation. Điều này cho phép các giá trị OJECT IDENTIFIER ASN.1 như là {itu-r (0) r- recommendation(5)…} và các giá trị OID-IRI ASN.1 như là “/ITU-R/R-Recommendation/…”.

A.3.9. Không có cung nào khác được gán ở dưới cung có giá trị nguyên sơ cấp là 9 (nhãn Unicode “Data” và định danh thứ cấp data) ngoại trừ {itu-t (0)data (9) pss(2342) ucl (19200300)}mà được sử cùng với “COSINE và Lược đồ internet X.500”[10].

A.4. Gán các giá trị nguyên sơ cấp, các nhãn Unicode và các định danh thứ cấp cho các cung được quản trị bởi ISO

A.4.1. Các cung bên dưới cung gốc có giá trị nguyên sơ cấp là 1 (nhãn Unicode “ISO” và định danh thứ cấp iso) được quản trị bởi ISO. Tất cả các quyết định liên quan đến các cung này sẽ được ghi lại là các sửa đổi cho tiêu chuẩn này, nhưng các thay đổi cho văn bản chung sẽ được coi là các thay đổi về biên tập thực hiện bởi ITU-T.

CHÚ THÍCH Việc gán các định danh thức cấp bổ sung hoặc các nhãn Unicode bổ sung đến cung gốc có giá trị nguyên sơ cấp là 1 (nhãn Unicode “ISO” và định danh thứ cấp iso,) yêu cầu thỏa thuận chung giữa nhóm nghiên cứu và ISO/IEC, khi có yêu cầu tất cả các định danh thứ cấp và tất cả các nhãn Unicode khác biệt với tất cả các cung từ gốc.

A.4.2. Bốn cung được quy định từ nút có giá trị nguyên sơ cấp là 1 (nhãn Unicode “ISO” và định danh thứ cấp iso). Việc gán các giá trị nguyên sơ cấp, các nhãn Unicode, các định danh thứ cấp và thẩm quyền cho các cung cấp dưới được thể hiện ở bảng dưới đây:

Giá trị nguyên sơ cấp

Nhãn unicode giá trị nguyên cuối cùng

Nhãn Unicode (không nguyên)

(các) định danh thứ cấp

Thẩm quyền cho các cung cấp dưới

0

“0”

“Standard”

Standard

Xem A.4.3

1

“1”

“Registration- Authority ”

Registration- authority

Xem A.4.5

2

“2”

“Member-Body”

Member body

Xem A.4.6

3

“3”

“identified organization”

Identified- organization

Xem A.4.7

Các định danh thứ cấp này có thể được sử dụng mà không có giá trị nguyên sơ cấp trong định danh ASN.1 “NameForm” (dạng tên) (xem Recommendation ITU-T X.680 /ISO/IEC 8824-1, điều 32.3) và định danh các giá trị nguyên sơ cấp tương ứng.

A.4.3. Các cung ở dưới cung có giá trị nguyên sơ cấp là 0 (nhãn Unicode “Standard” và định danh thứ cấp standard) có các giá trị nguyên sơ cấp (các nhãn unicode giá trị nguyên) là số hiệu tiêu chuẩn do ISO/IEC công bố (xem A.4.4 cho các nhãn Unicode không nguyên). Ở tiêu chuẩn gồm nhiều phần thì sẽ phải có một cung bổ sung cho số phần, trừ khi điều này không bao gồm trong văn bản của tiêu chuẩn. Các cung ở dưới cung này được xác định khi cần bởi tiêu chuẩn tương ứng.

CHÚ THÍCH Nếu tiêu chuẩn có một phần vị các cung cấp dưới và sau đó trở thành tiêu chuẩn nhiều phần thì phải tiếp tục cấp cho các cung cấp dưới như thể nó là tiêu chuẩn có một phần.

A.4.4. Trình soạn tiêu chuẩn đã định danh có thể xác định việc bổ sung một hoặc nhiều nhãn Unicode cho cung định danh tiêu chuẩn, phụ thuộc vào sự thỏa thuận với Ban hoặc Tiểu ban kỹ thuật chịu trách nhiệm phát triển và duy trì tiêu chuẩn quốc tế đó. Các nhãn Unicode này phải bao gồm số hiệu tiêu chuẩn theo sau bởi chuỗi ký tự Unicode do nhóm biên tập lựa chọn mà không bắt đầu bằng một số sao cho kết quả là tạo thành nhãn Unicode hợp lệ cho cung đó. Điều này gọi là acronym (từ viết tắt từ các chữ cái đầu của các từ khác nhau) và phải do trình biên soạn lựa chọn và được Ban hoặc Tiểu ban kỹ thuật phê duyệt. Việc cấp phát như vậy phải được công bố trong tiêu chuẩn thích hợp.

CHÚ THÍCH Mọi nỗ lực được sử dụng để đảm bảo rằng acronym được chọn không được sử dụng cho các tiêu chuẩn khác. Thông tin có trong website http://www.oid-info.com có thể giúp ích cho nhiệm vụ này.

VÍ DỤ 1 Đối tượng thông tin cú pháp trừu tượng “FTAM PCI” xác định trong ISO 8571-1 [12] được gán giá trị OBJECT IDENTIFIER ASN.1:

{iso (1) standard (0) ftam (8571) abstract-syntax (2) pci (1)}

VÍ DỤ 2 Trong tương lai, ISO 8571-1[12] cũng có thể gán (với thỏa thuận của Ban kỹ thuật chịu trách nhiệm duy trì ISO 8571-1) các giá trị sau đây của kiểu OID-IRI ASN.1:

“/ISO/Standard/8571_FTAM/Abstract-Syntax/PCI”

A.4.5. Các cung ở dưới cung có giá trị nguyên sơ cấp là 1 (nhãn Unicode “Registration- Authority” và định danh thứ cấp registration-authority) được xác định bởi các tiêu chuẩn mà quy định các thủ tục điều hành của Cơ quan đăng ký trong một hoặc nhiều phần tiêu chuẩn. Số cung có các giá trị nguyên sơ cấp từ 1 đến 10 (các nhãn unicode giá trị nguyên từ “1” đến “10”) được duy trì để định danh một phần của Bộ tiêu chuẩn này và giá trị nguyên sơ cấp là số của các phần đó. Đối với các tiêu chuẩn khác, giá trị nguyên sơ cấp là số của tiêu chuẩn. Trong tất cả các trường hợp, tiêu chuẩn đã định danh hoặc một phần của Bộ tiêu chuẩn này cấp cho các cung tiếp theo.

A.4.6. Các cung ở dưới cung có giá trị là 2 (nhãn Unicode “Member-Body” và định danh thứ cấp member-body) được gán giá trị nguyên sơ cấp (các nhãn unicode giá trị nguyên) của mã quốc gia (không có các số 0 đứng đầu) như đã quy định trong cột dãn nhãn “Numeric code” (mã số) trong TCVN 7217-1 (ISO 3166-1) trong đó định danh Tổ chức thành viên ISO trong quốc gia đó. Mỗi cung cho một quốc gia cũng được gán bởi các nhãn Unicode không nguyên mặc định, các nhãn này là phần tử mã alpha-2 hai chữ cái (ở dạng viết hoa) trong cột được dán nhãn “Alpha-1 code” (mã alpha-2) trong TCVN 7217-1 (ISO 3166-1). “NameForm” (dạng tên) của thành phần định danh đối tượng ASN.1 không được phép với các cung này. Các cung ở dưới “mã quốc gia“ được cấp bởi Tổ chức thành viên ISO. Việc ấn định các trách nhiệm đăng ký trong một quốc gia là quyết định mang tính quốc gia nhưng Tổ chức thành viên ISO nên thông báo cho Tiểu ban kỹ thuật ISO/IEC JTC1/SC6 quyết định đó bằng cách gửi một bức thư cho biết tổ chức nào trong quốc gia được ấn định các trách nhiệm đó.

CHÚ THÍCH Sự tồn tại của mã quốc gia trong TCVN 7217 (ISO 3166) (xem http://www.iso.org/iso/country_codes.htm) không nhất thiết có một Tổ chức thành viên ISO biểu diễn quốc gia đó (xem http://www.iso.org/iso/about/iso_members.htm) hoặc Tổ chức thành viên ISO đối với quốc gia thực thi một lược đồ để cấp cho các cung cấp dưới. TCVN 7217 (ISO 3166-3) định danh các mã 2 số vẫn có thể xuất hiện trong các OID trước đây.

A.4.7. Các cung ở dưới cung có giá trị nguyên sơ cấp là 3 (nhãn Unicode “Identified- Organization” và định danh thứ cấp identified-organization) có các giá trị nguyên sơ cấp (các nhãn unicode giá trị nguyên) là các giá trị của bộ định danh mã quốc tế (ICD) do Cơ quan đăng ký cấp, đối với ISO/IEC 6523 định danh một tổ chức phát hành được đăng ký bởi cơ quan đó khi cấp cho các thành phần định danh đối tượng quốc tế (xem CHÚ THÍCH 1 và 2). Các cung ở dưới ICD có các giá trị nguyên sơ cấp (các nhãn unicode giá trị nguyên) là các giá trị của “mã tổ chức” được cấp bởi tổ chức phát hành theo ISO/IEC 6523-2. Không có các nhãn Unicode không nguyên được kết hợp mặc định nhưng các định danh thứ cấp và các nhãn Unicode cho các cung bên dưới ICD có thể được gán bởi tổ chức định danh.

CHÚ THÍCH 1 Yêu cầu trong đó các tổ chức phát hành được Cơ quan đăng ký ghi lại cho ISO/IEC 6523 khi cấp cho các thành phần định danh đối tượng quốc tế đảm bảo rằng chỉ các giá trị số theo tiêu chuẩn này được cấp.

CHÚ THÍCH 2 Khai báo tới Cơ quan đăng ký rằng tổ chức phát hành cấp cho các thành phần định danh đối tượng không ngăn ngừa việc sử dụng mã ICD để cấp cho các nhãn Unicode. Điều này nhằm mục đích tránh yêu cầu sửa đổi việc đăng ký với Cơ quan đăng ký cho khi các nhãn Unicode được cấp.

A.5. Gán các thành phần OID do ISO và ITU-T quản trị

A.5.1. Việc cấp phát các cung dưới cung gốc quản trị chung có giá trị nguyên sơ cấp là 2 (nhãn Unicode “Joint-ISO-ITU-T” và định danh thứ cấp joint-iso-itu-t) được xác định bởi nghị quyết của nhóm nghiên cứu và Tiểu ban kỹ thuật liên quan.

CHÚ THÍCH Việc gán một hoặc nhiều cung và trách nhiệm đối với các nút bên dưới các cung đó có thể dẫn đến một thỏa thuận chung về việc cấp phát các nhãn Unicode bổ sung hoặc các định danh thứ cấp cho cung mức trên cùng với giá trị nguyên sơ cấp là 2 (nhãn Unicode “Joint-ISO-ITU-T” và định danh thứ cấp joint-iso-itu-t). Các nhãn Unicode bổ sung và các định danh thứ cấp như vậy được cấp theo điều A.6 và A.7.

A.5.2. Các cung dưới cung gốc có giá trị nguyên sơ cấp là 2 (nhãn Unicode “Joint-ISO-ITU- T” và định danh thứ cấp joint-iso-itu-t) có các giá trị được gán và thỏa thuận bởi một nghị quyết của nhóm nghiên cứu và Tiểu ban kỹ thuật liên quan, được ghi lại và công bố theo điều A.8 trong Sổ đăng ký của các cung dưới cung gốc với giá trị nguyên sơ cấp là 2. Phần được cấp này có thể cung cấp một vùng tên OID cho các tổ chức tiêu chuẩn khác, cho các khu vực công tác chung hoặc cho các tổ chức yêu cầu các định danh đối tượng hoặc định danh nguồn quốc tế hóa OID khác. Đối với các chi tiết của nội dung thông tin của các mục nhập đăng ký, ứng dụng và quá trình phê duyệt, xem TCVN 10583-3 (ISO/IEC 9834-3 | Recommendation ITU-T X.662).

CHÚ THÍCH Các nhãn Unicode (các cung dài) có thể cũng có định danh trực tiếp các nút này từ nút gốc - xem A.7.

A.5.3. Các cung bên dưới mỗi cung trong điều A.5.1 phải được cấp theo các cơ chế thiết lập khi cấp cho một cung.

CHÚ THÍCH Điều này bao gồm việc ủy quyền về thỏa thuận chung của nhóm có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo của ITU- T và nhóm triệu tập hợp của ISO (được cố vấn bởi các nhóm biên tập tương ứng) cho một khu vực công tác hoặc tổ chức quốc tế.

A.5.4. Cung bên dưới joint-iso-itu-t được cấp đến lĩnh vực công tác chung về các thủ tục đăng ký qua ITU-T và ISO/IEC, với giá trị nguyên sơ cấp là 17 và nhãn Unicode không nguyên “Registration_Procedures” và định danh thứ cấp registration-procedure. Các cung được gán bên dưới cung này liên quan đến các thủ tục đăng ký của ITU-T và ISO/IEC. Khi tiêu chuẩn quy định việc điều hành Cơ quan đăng ký thì nó sẽ ấn định việc sử dụng các cung mà nó có trách nhiệm trước cơ quan đăng ký đó. Việc gán các giá trị nguyên sơ cấp, định danh thứ cấp và thẩm quyền cho các cung cấp dưới được thể hiện như sau (không có các nhãn Unicode không nguyên được gán cho các cung đó):

Giá trị nguyên sơ cấp

Nhãn unicode giá trị nguyên cuối cùng

Định danh thứ cấp

Thẩm quyền cho các cung cấp dưới

1

“1”

Module

TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1| Recommendation ITU-T X.660) được bổ sung bởi Recommendation ITU-T X. 520| ISO/IEC 9594-6

2

“2”

Document-types

TCVN 10583-2 (ISO/IEC 9834-2)

3

“3”

asn-1

TCVN 10583-7 (ISO/IEC 9834-7| Recommendation ITU-T X.666 )

4

“4”

 

Dành riêng

5

“5”

international- md

TCVN 10583-7 (ISO/IEC 9834-7| Recommendation ITU-T X.666 )

6

“6”

international- organization

TCVN 10583-7 (ISO/IEC 9834-7| Recommendation ITU-T X.666 )

A.5.5. Khu vực đăng ký chung trong một quốc gia được gán (quy định trong TCVN 10583-3 (ISO/IEC 9834-3 |Recommendation ITU-T X.662 ) một cung mà tạo ra giá trị OJECT IDENTIFIER ASN.1:

{joint-iso-itu-t (2) country (16)}

Và giá trị OID-IRI tương ứng:

“/Joint-ISO-ITU-T/Country”

Các giá trị nguyên sơ cấp (các nhãn unicode giá trị nguyên) gán cho các cung dưới định danh đối tượng này là các giá trị của các mã 3 số trong TCVN 7217-1 (ISO 3166-1) (không có các số 0 đứng đầu), các nhãn Unicode không nguyên và các định danh thứ cấp được gán là các phần tử mã alpha-2 (hai chữ cái) (ở dạng viết hoa) trong TCVN 7217-1 (ISO 3166-1). Các nút được định danh bởi các cung này có thể được sử dụng để gán các cung cấp dưới (các giá trị OBJECT IDENTIFIER và OID-IRI) trong một quốc gia. Việc quản trị các nút định danh bởi các cung này không được quy định bởi TCVN 10583-3 (ISO/IEC 9834-3 |Recommendation ITU-T X.662), nhưng được khuyến cáo rằng Cơ quan đăng ký quốc gia riêng được xác định bằng quyết định chung của Nước thành viên ISO và Tổ chức thành viên ISO của quốc gia đó (cả Ủy ban quốc gia IEC, nếu cần). Việc ấn định các trách nhiệm đăng ký trong một nước là quyết định mang tính quốc gia nhưng Nước thành viên ISO và Tổ chức thành viên ISO nên thông báo cho nhóm nghiên cứu (Nhóm nghiên cứu 17 tại thời điểm công bố) và ISO/IEC JTC1/SC6 liên quan quyết định đó bằng cách gửi một bức thư đã ký kết cho biết tổ chức nào trong quốc gia được ấn định các trách nhiệm đó.

CHÚ THÍCH Sự tồn tại của mã quốc gia trong TCVN 7217 (ISO 3166) (xem http://www.iso.org/iso/country_codes.htm) không nhất thiết có một tổ chức thành viên ISO biểu diễn quốc gia đó (xem http://www.iso.org/iso/about/iso_members.htm), và cũng không bao hàm tổ chức thành viên ISO cho quốc gia đó hoặc việc quản trị biểu diễn quốc gia đó trong ITU (xem http://www.itu.int/GlobalDirector/search.htm) thực thi một lược đồ để cấp cho các cung cấp dưới. TCVN 7217-3 (ISO 3166-3) định danh các mã 2 số vẫn có thể xuất hiện trong các OID trước đây.

A.6. Gán các nhãn Unicode bổ sung và các định danh thứ cấp cho các cung gốc

A.6.1. Việc gán các nhãn Unicode và các định danh thứ cấp bổ sung cho các cung gốc phải được tạo bởi các nghị quyết của nhóm nghiên cứu và Tiểu ban kỹ thuật liên quan theo các điều nhỏ sau đây:

CHÚ THÍCH 1 Sẽ là chuẩn tắc để gán các nhãn Unicode và định danh thứ cấp bổ sung như vậy khi tổ chức quốc tế trao trách nhiệm cho một hoặc nhiều nút bên dưới cung gốc với giá trị nguyên sơ cấp là 2 (nhãn Unicode “Joint- ISO-ITU-T” và định danh thứ cấp joint-iso-itu-t) nhưng đây không phải là một yêu cầu. Việc gán các nhãn Unicode và các định danh thứ cấp bổ sung cho các cung gốc với các giá trị nguyên sơ cấp là 0 hoặc 1 (các nhãn Unicode “ITU-T”, “ISO” và các định danh thứ cấp itu-t và iso) là rất hiếm và để phản ánh nhu cầu cho các tên bổ sung để phản ánh chính xác các tổ chức có trách nhiệm với các cung mức thấp hơn hoặc các nhu cầu thay đổi các tên của tổ chức.

CHÚ THÍCH 2 Các ví dụ về nơi gán các nhãn Unicode và định danh thứ cấp bổ sung cho các cung này có thể phù hợp cho việc chia sẻ khoảng trống số cho các cung mức thấp hơn giữa các tiêu chuẩn ISO và IEC.

A.6.2. Các định danh thứ cấp bổ sung không được sử dụng trong định danh đối tượng ASN.1 “NameForm”(dạng tên) (xem Recommendation ITU-T X.680|ISO/IEC 8824-1, điều 32.3) và cũng không phải là định danh đối tượng ASN.1 “NameForm”(dạng tên) được sử dụng trong việc quy định các cung cấp dưới nếu các định danh thứ cấp bổ sung này được sử dụng.

CHÚ THÍCH 1 Điều kiện này được áp đặt để tránh yêu cầu cho các cập nhật phần mềm thường xuyên mà cần biết các giá trị nguyên sơ cấp, ví dụ bao gồm việc mã hóa định danh đối tượng ASN.1.

CHÚ THÍCH 2 Hầu hết các cung trên cùng có các nhãn Unicode bổ sung tương ứng với các định danh thứ cấp được xác định hiện thời. Việc sử dụng các cung này trong các giá trị OID-IRI là được phép. Phần mềm mà không công nhận một nhãn Unicode (có thể là một nhãn Unicode bổ sung thêm vào sau khi phần mềm được ghi) trong OID-IRI nên đưa ra các thông điệp cảnh báo lỗi, và thực thi hoạt động thích hợp phụ thuộc vào ngữ cảnh.

A.6.3. Việc gán các nhãn Unicode và các định danh thứ cấp bổ sung phải yêu cầu một nghị quyết cho việc thêm vào mục nhập đăng ký sau đây cho Sổ đăng ký của các nhãn Unicode và định danh thứ cấp bổ sung cho các cung gốc và phải được ghi lại và công bố theo điều A.8.

(1) Cung gốc với giá trị nguyên sơ cấp (và nhãn Unicode) 0 (“ITU-T”), 1 (“ISO”) hoặc 2 (“Joint-ISO-ITU-T”) ở đó nhãn Unicode và định danh thứ cấp được gán. Ví dụ: 0 (“ITU- T”)

(2a) Nhãn Unicode bổ sung (nếu có) được gán cho cung gốc đó. Ví dụ: ”Org-X”

(2b) Định danh thứ cấp bổ sung (nếu có) được gán cho cung gốc đó. Ví dụ org-x

CHÚ THÍCH Được mong đợi là chuẩn tắc cho các tên bổ sung giống nhau được thêm vào như một nhãn Unicode bổ sung và như một định danh thứ cấp bổ sung, nhưng điều này không được yêu cầu

(3) Điểm liên lạc của tổ chức quốc tế định danh. Ví dụ: Điểm liên lạc của các tiêu chuẩn

(4) Các điều kiện sử dụng nhãn Unicode và/hoặc định danh thứ cấp bổ sung (xem CHÚ THÍCH dưới đây)

CHÚ THÍCH 1 Nhóm nghiên cứu và Tiểu ban kỹ thuật liên quan sẽ đảm bảo rằng tất cả các nhãn Unicode và định danh thứ cấp được cấp cho trong điều này và điều A.7.2 là duy nhất qua tất cả các cung từ gốc (điều này được yêu cầu cho các nhãn Unicode).

CHÚ THÍCH 2 Các điều kiện sử dụng các nhãn Unicode và các định danh thứ cấp bổ sung có mối quan hệ với các cung trong đó quy định các cung mức thấp hơn (xem A.3.8).

VÍ DỤ Nhãn Unicode bổ sung “ITU-R” và định danh thứ cấp itu-t được phép cho cung gốc với giá trị nguyên sơ cấp là 0 (nhãn Unicode “ITU-T” và định danh thứ cấp iti-t) chỉ khi nào mà đối tượng được định danh có giá trị OBJECT IDENTIFIER ASN.1 bắt đầu với {0   5   x}, ở đó x là giá trị nguyên sơ cấp gán cho bộ Khuyến cáo ITU-R (xem A.3.8). Điều này cho phép các ký pháp giá trị OBJECT IDENTIFIER ASN.1:

{iti-r (0) r-recommendation (5) br (101)…}

Và các ký pháp giá trị OID-IRI :

« /ITU-R/R-Recommendation/BR/...»

VÍ DỤ Một nhãn Unicode bổ sung “IEC” và định danh thứ cấp có thể được phép cho cung trên cùng với giá trị nguyên sơ cấp là 1 chỉ khi nào mà đối tượng định danh có một giá trị OBJECT IDENTIFIER ASN.1 bắt đầu với {1 0 x}, ở đó x là số hiệu tiêu chuẩn IEC. Điều này cho phép các giá trị của kiểu OBJECT IDENTIFIER ASN.1:

{iec (1) standard (0) 2579…}

Và các giá trị của kiêu OID-IRI ASN.1:

“/IEC/Standard/2579/…”

VÍ DỤ Một nhãn Unicode bổ sung “Org-X”và định danh thứ cấp org-x có thể được phép cung gốc với giá trị nguyên sơ cấp là 2 (nhãn Unicode “Joint-ISO-ITU-T” và định danh thứ cấp joint-iso-itu-t) chỉ khi nào mà đối tượng định danh có giá trị một OBJECT IDENTIFIER ASN.1 bắt đầu với {2   x} ở đó x là giá trị nguyên sơ cấp trên một cung định danh tổ chức ORG-X. Giả thiết rằng việc đăng ký theo TCVN 10583-3 ( ISO/IEC 9834-3│Recomm endation ITU-T X.662) gán nhãn Unicode bổ sung “Tech-com” và định danh thứ cấp tech-com, điều này cho phép các ký pháp giá trị OBJECT IDENTIFIER ASN.1:

{org-x (2) tech-com (x) web-services (0)…}

Và các ký pháp giá trị OID-IRI ASN.1 (ví dụ)”

“/Org-X/Tech-com/Web-services/…”

CHÚ THÍCH Các ví dụ này không bao hàm việc các nhãn Unicode và các định danh thứ cấp được gán. Chúng chỉ mang tính chất minh họa.

A.6.4. Việc phê duyệt các nhãn Unicode và các định danh thứ cấp bổ sung cho các cung gốc với các giá trị nguyên sơ cấp là 0, 1 và 2 (các nhãn Unicode “ITU-T”, “ISO” và “Joint-ISO- ITU-T”, và định danh thứ cấp itu-t, iso và joint-iso-itu-t) phải được thực hiện như sau:

a) Xác định trong ITU-T rằng mục nhập của sổ đăng ký được bổ sung cho cung gốc với giá trị nguyên sơ cấp là 0 (nhãn Unicode “ITU-T” và định danh thứ cấp itu-t) theo A.6.3 được phê duyệt trong ISO đối với việc gán nhãn Unicode và/hoặc định danh thứ cấp bổ sung (bởi một nghị quyết của Tiểu ban kỹ thuật liên quan); hoặc

b) Xác định trong ISO rằng mục nhập của sổ đăng ký cho cung gốc với giá trị nguyên sơ cấp là 1 (nhãn Unicode “ISO” và định danh thứ cấp iso) theo A.6.3 được phê duyệt trong ITU-T đối với việc gán nhãn Unicode và/hoặc định danh thứ cấp bổ sung (bởi một nghị quyết của nhóm nghiên cứu liên quan); hoặc

c) Xác định như một phần của phần được cấp một hoặc nhiều cung cho một tổ chức quốc tế mà nhãn Unicode bổ sung và/hoặc định danh được gán cho cung gốc với giá trị nguyên sơ cấp là 2 (nhãn Unicode “Joint-ISO-ITU-T” và định danh thứ cấp joint-iso-itu-t) (bởi một nghị quyết của nhóm nghiên cứu và Tiểu ban kỹ thuật liên quan sau khi thảo luận và thỏa thuận trong Nhóm cộng tác về các định danh đối tượng).

A.7. Gán các nhãn Unicode bổ sung từ gốc đến các cung mức thấp hơn (các cung dài)

A.7.1. Gán các nhãn Unicode bổ sung từ gốc mà định danh trực tiếp các nút bên dưới nút định danh bởi cung gốc với giá trị nguyên sơ cấp là 2 (nhãn Unicode “Joint-ISO-ITU-T” và định danh thứ cấp joint-iso-itu-t) phải được thực hiện bằng các nghị quyết của nhóm nghiên cứu và Tiểu ban kỹ thuật liên quan theo các tiểu mục sau đây:

CHÚ THÍCH Sẽ là chuẩn tắc để gán các nhãn Unicode bổ sung và định danh thứ cấp khi nó thích hợp để cung cấp một OID-IRI mà định danh trực tiếp nhóm công tác chung, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan khác mà không sử dụng nhãn Unicode “Joint-ISO-ITU-T”.

A.7.2. Gán các nhãn Unicode này phải yêu cầu một nghị quyết cho việc bổ sung mục nhập của sổ đăng ký sau đây đến Sổ đăng ký các nhãn Unicode từ gốc đến các nút bên dưới cung gốc với giá trị nguyên sơ cấp là 2 và phải được ghi lại và công bố theo điều A.8:

(1) Nút mà nhãn Unicode bổ sung hoặc định danh thứ cấp được gán, sử dụng ký pháp OBJECT IDENTIFIER ASN.1 hoặc OID-IRI ASN.1.

Ví dụ: {2 41}

hoặc

“/joint-ISO-ITU-T/BIP”

(2) Nhãn Unicode bổ sung (nếu có) được gán từ gốc đến nút đó.

Ví dụ: ‘’BIP’’

CHÚ THÍCH Nhóm nghiên cứu và Tiểu ban kỹ thuật sẽ đảm bảo rằng tất cả các nhãn Unicode cấp theo điều này và điều A.6.3 là duy nhất qua tất cả các cung từ gốc.

A.7.3. Việc phê duyệt các nhãn Unicode bổ sung từ cung gốc theo điều này phải được thực hiện như sau:

a) Xác định trong ITU-T rằng mục nhập của sổ đăng ký được bổ sung, được phê duyệt trong ISO đối với việc gán nhãn Unicode bổ sung (bởi một nghị quyết của Tiểu ban kỹ thuật liên quan); hoặc

b) Xác định trong ISO/IEC rằng mục nhập của sổ đăng ký được bổ sung, được phê duyệt trong ITU-T đối với nhãn Unicode bổ sung (bởi một nghị quyết của nhóm nghiên cứu liên quan).

A.8. Công bố các mục nhập của sổ đăng ký yêu cầu sự phê duyệt của ITU-T và ISO

A.8.1. Tổng quát

A.8.1.1. Việc quy định nhiều cung trên cùng và đặc tính của chúng (định danh số nguyên sơ cấp, các nhãn Unicode, các định danh thứ cấp) được xác định bởi tiêu chuẩn này.

A.8.1.2. Phần được cấp các cung tại mức thấp hơn là trách nhiệm của hệ thống cấp bậc Ras, mỗi trong số đó xác định liệu có công bố phần được cấp hay không, nếu vậy thì cộng đồng quan tâm đến nó như thế nào và quan tâm đến điều gì.

CHÚ THÍCH Tất cả RA được khuyến khích cung cấp thông tin về việc đăng ký sử dụng kho OID tại http://www.oid-info.com.

A.8.1.3. Các cung mức trên cùng khác và thông tin kết hợp bổ sung cho các cung trên cùng được xác định bởi các nghị quyết của cả nhóm nghiên cứu lẫn Tiểu ban kỹ thuật liên quan. Đó là:

a) Việc gán các cung (và đặc tính của chúng) bên dưới cung gốc với giá trị nguyên sơ cấp là 2 (xem A.5);

b) Việc gán các định danh thứ cấp bổ sung và các nhãn Unicode không nguyên đến các cung gốc, bao gồm cung gốc với giá trị nguyên sơ cấp là 2 (xem A.6);

c) Việc gán các nhãn Unicode cho các cung dài (xem A.7).

Tất cả điều này được gọi là “các sổ đăng ký quản trị chung’’

A.8.1.4. Các sổ đăng ký quản trị chung (xem A.8.3) được duy trì trên một website do nhóm nghiên cứu liên quan cung cấp và được cập nhật bởi Nhóm cộng tác chung ITU-T| Ban kỹ thuật ISO/IEC JTC 1 đối với định danh đối tượng khi có các thay đổi tới các mục nhập của sổ đăng ký.

CHÚ THÍCH Tại thời điểm công bố tiêu chuẩn này, các sổ đăng ký quản trị chung luôn sẵn có tại http://www.itu.int/ITU-T/studygroups/com17/. Kho OID http://www.oid-info.com cũng được cập nhật khi cần.

A.8.2. Ứng dụng một mục nhập cho số đăng ký quản trị chung

A.8.2.1. Các ứng dụng như vậy phải được đệ trình tới nhóm nghiên cứu (qua ITU-T TSB) hoặc Tiểu ban kỹ thuật liên quan (qua Ban thư ký của Tiểu ban kỹ thuật) hoặc cả hai với thông tin được quy định trong điều A.8.3.

A.8.2.2. Các ứng dụng như vậy sẽ được thảo luận đầu tiên tại cuộc họp tiếp theo Nhóm cộng tác chung ITU-T |ISO/IEC JTC 1 đối với các định danh đối tượng, và tiến hành các nghị quyết thích hợp một cách đúng lúc.

A.8.2.3. Phê duyệt, công bố các cung trên cùng bổ sung và các đặc tính bổ sung sau đây phải thông qua trang web (xem A.8.1.4).

A.8.2.4. Không có lệ phí cho hoạt động này.

A.8.3. Thông tin được ghi lại trên trang web đối với các sổ đăng ký quản trị chung.

A.8.3.1. Sổ đăng ký của các nhãn Unicode bổ sung và các định danh thứ cấp cho các cung gốc: xem A.6.3 đối với thông tin được ghi lại cho mỗi mục nhập.

A.8.3.2. Sổ đăng ký của các cung bên dưới cung gốc với giá trị nguyên sơ cấp là 2: xem TCVN 10583-3 (ISO/IEC 9834-3 |Recommendation ITU-T X.662 đối với thông tin được ghi lại cho mỗi mục nhập)

A.8.3.3. Sổ đăng ký của các nhãn Unicode từ gốc đến các nút bên dưới cung gốc với giá trị nguyên là 2: xem A.7.2 đối với thông tin được ghi lại cho mỗi mục nhập.

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

Các tham chiếu đến tiêu chuẩn này

B.1. Tiêu chuẩn xác định các kiểu đối tượng mà yêu cầu định danh rõ ràng các trường hợp của kiểu, sau đó thiết lập các yêu cầu đăng ký.

B.2. Các tác giả của tiêu chuẩn xác định các dạng đăng ký thích hợp cho mỗi tên như vậy. Có bốn tùy chọn chính phát sinh :

a) Việc đăng ký trong tiêu chuẩn xác định kiểu đối tượng ;

b) Việc đăng ký trong các tiêu chuẩn tham chiếu đến tiêu chuẩn xác định kiểu đối tượng ;

c) Việc đăng ký qua bất kỳ Cơ quan đăng ký ;

d) Việc đăng ký qua tổ chức mà yêu cầu hoạt động như Cơ quan đăng ký.

B.3. Việc đăng ký trong tiêu chuẩn mà định danh kiểu đối tượng chỉ thích hợp nếu số đăng ký là nhỏ và ít khi được thay đổi. (ví dụ hiện tại là việc xác định các tên đối với các trường thiết lập ràng buộc FTAM, nếu cần, sẽ được mở rộng bằng cách sửa đổi). Nếu đây chỉ là đăng ký được xem là thích hợp thì văn bản sau đây nên được bao gồm trong tiêu chuẩn thích hợp:

“Các tên được sử dụng trong trường này được quy định ở Phụ lục...Hiện tại, Cơ quan đăng ký không nhằm mục đích bao trùm kiểu đối tượng này’’

Không có tham chiếu đến TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1 | Recommendation ITU-T X.660).

B.4. Việc đăng ký các tiêu chuẩn tham chiếu đến tiêu chuẩn xác định kiểu đối tượng thích hợp nếu tên và định nghĩa tương ứng được ràng buộc chặt với các tiêu chuẩn đó. (Ví dụ hiện tại là các trường ngữ cảnh áp dụng ACSE và các trường cú pháp trừu tượng biểu diễn). Nếu đây chỉ là đăng ký được xem là thích hợp, văn bản sau đây nên được bao gồm trong tiêu chuẩn thích hợp:

“Các tên được sử dụng trong trường này được quy định ở các tiêu chuẩn tham chiếu đến tiêu chuẩn này. Tên phải được xác định theo TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1| Recommendation ITU- T X.660 ). Cơ quan đăng ký không nhằm mục đích bao trùm kiểu đối tượng này’’.

Tiêu chuẩn tham chiếu sẽ gán một tên theo TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1| Recommendation ITU-T X.660 ), nhưng không tham chiếu TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1| Recommendation ITU-T X.660 ).

B.5. Việc đăng ký qua một Cơ quan đăng ký yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn chuẩn mới. Nếu đây chỉ là đăng ký được xem là thích hợp thì tiêu chuẩn mà định danh kiểu đối tượng nên chứa văn bản:

“’Tiêu chuẩn này yêu cầu một Cơ quan đăng ký cho...Các thủ tục chi phối Cơ quan đăng ký và dạng mục nhập của sổ đăng ký quy định trong tiêu chuẩn’’

CHÚ THÍCH Trong trường hợp này, tiêu chuẩn xác định các kiểu đối tượng sẽ nhận bản phê duyệt cuối cùng cho đến khi tiêu chuẩn là Khuyến cáo và/hoặc Dự thảo tiêu chuẩn được đồng thuận tại cuộc bỏ phiếu kín và một tổ chức được bổ nhiệm là Cơ quan đăng ký.

B.6. Việc đăng ký được thực hiện bởi mọi tổ chức trong đó một yêu cầu được xem lại thích hợp thì hai tiêu chí cần được kiểm tra là:

a) Có mọi mối quan hệ đặc biệt giữa các tên này và các tên khác phải không?

b) Nhiều quy định chi tiết (có thể được suy diễn từ tiêu chuẩn xác định kiểu đối tượng) cần thông tin tạo thành đăng ký phải không?

B.7. Các ví dụ ở đó B.6 a) là đúng: tiêu đề-AE, tiêu đề-AP, v.v...trong ACE. Trong trường hợp này, tiêu chuẩn là thích hợp với văn bản trong tiêu chuẩn mà xác định kiểu đối tượng:

“tiêu chuẩn...quy định các yêu cầu đối với việc gán các tên cho...’’

B.8. Không có các ví dụ hiện hành ở đó B.6 b) được xem là đúng, trong các trường hợp như vậy, Tiêu chuẩn mà xác định kiểu đối tượng chứa văn bản:

“Recommendation ITU-T... |ISO/IEC...quy định thông tin cần cho việc đăng ký...”

B.9. Nếu cả B.6 a) và B.6 b) đều không đúng và đây là dạng đăng ký được đề xuất thì tiêu chuẩn định danh kiểu đối tượng sẽ chứa văn bản:

“Việc gán các tên cho...phải theo các thủ tục chung và việc gán một dạng quy định trong TCVN 10583-1 (ISO /IEC 9834-1| Recommendation ITU-T X.660).

Các tổ chức mong muốn gán các tên như vậy phải tìm ra một cung cao hơn trong cây OID của TCVN 10583-1 (ISO /IEC 9834-1 | Recommendation ITU-T X.660) và yêu cầu một cung được gán cho chúng”

CHÚ THÍCH Điều này bao gồm các nước thành viên ITU, các tổ chức thành viên ISO, các Ủy ban quốc gia IEC, các tổ chức với bộ định mã quốc tế (ICDs) được gán theo ISO/IEC 6523, quản trị viễn thông và ROAs »

B.10. Nhiều dạng đăng ký được xem là thích hợp ở đó bao gồm việc kết hợp của các văn bản trên. Cụ thể, trong các trường hợp mà việc đăng ký có thể được cho phép bởi mọi tổ chức yêu cầu hoạt động như một Tổ chức đăng ký, Tiêu chuẩn nên được phát triển trong đó thiết lập các tùy chọn và quy định việc điều hành của Cơ quan đăng ký quốc tế. Trong trường hợp cuối cùng này, Tiêu chuẩn xác định kiêu đối tượng nên chứa văn bản sau:

“RecommendationITU-T... | ISO/IEC...quy định việc đăng ký...’’

 

PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

Cây tên đăng ký phân cấp

C.1. Giới thiệu

Các phiên bản trước đây của tiêu chuẩn này cho phép việc sử dụng mọi dạng cú pháp của tên hoặc vùng đặt tên cho các mục đích đăng ký. Chúng nhằm bao trùm các trường hợp mà một tên phân cấp đăng ký là một dạng định danh thích hợp.

Bắt đầu với phiên bản 2011, tiêu chuẩn này chỉ tập trung vào cây OID. Kết quả là, văn bản mô tả cây tên đăng ký phân cấp chung được chuyển đến Phụ lục này.

C.2. Định nghĩa

Phụ lục này áp dụng các định nghĩa sau:

C.2.1. Các thuật ngữ mô hình tham chiếu OSI

Phụ lục này sử dụng các thuật ngữ được nêu trong TCVN 9696-3 (ISO/IEC 7498-3) sau đây:

a) Tên;

b) Cơ quan đặt tên;

c) Vùng đặt tên.

C.2.2 Các định nghĩa bổ sung

C.2.2.1. Tên đăng ký phân cấp (registration-hierarchical-name)

Một tên trong cây tên đăng ký phân cấp và được gán bằng cách đăng ký. Dạng ngữ nghĩa của tên này được thiết lập theo các quy tắc trong điều C.4.

C.2.2.2. Cây tên đăng ký phân cấp (registration-hierarchical-name-tree)

Một cây mà các nút của nó tương ứng với các đối tượng được đăng ký và các nút không lá của nó có thể là các Cơ quan đăng ký.

C.3. Các từ viết tắt

Phụ lục này áp dụng cac từ viết tắt sau đây:

MHS

Hệ thống xử lý thông điệp

RH-name

Tên đăng ký phân cấp

RH-name-tree

Cây tên đăng ký phân cấp

C.4. Cấu trúc cây tên đăng ký phân cấp

C.4.1. Cấu trúc cây tên đăng ký phân cấp là một khái niệm chung mà áp dụng cho mọi dạng tên phân cấp trong đó một tên được xây dựng bằng cách móc nối các giá trị của các cung với nhau bắt đầu từ gốc của cây và đi tới một trong các lá cây. Các cây tên đăng ký phân cấp khác với loại giá trị gán với các cung (tên, số hoặc các cặp giá trị thuộc tính). Tất cả các tên Thư mục, các tên MHS, các định danh đối tượng ASN.1 và các định danh nguồn quốc tế hóa OID là các tên phân cấp được hỗ trợ bởi mẫu cây tên đăng ký phân cấp cụ thể.

C.4.2. Giới thiệu về khái niệm cây tên đăng ký phân cấp nhằm quy định các thủ tục thích hợp cho các Cơ quan đăng ký liên quan đến cả ba quy ước đặt tên. Việc sử dụng thuật ngữ này được giới hạn cho các tiêu chuẩn đề cập đến ít nhất hai trong số các cấu trúc đặt tên cụ thể mà thuật ngữ RH-name-tree bao hàm.

C.4.3. Tất cả các RH-name-tree được xác định hiện nay (cây OID và các cây hỗ trợ các tên Thư mục và các tên MHS) là các cây mà gốc của nó tương ứng với tiêu chuẩn này, lá của và các nút không có lá tương ứng với các đối tượng được đăng ký. Các nút không có lá tương ứng với các Cơ quan đăng ký ở đó trách nhiệm đăng ký được giao cho chúng bởi một nút cấp cao.

C.4.4. Các cung từ một nút cho trước đến các cung cấp dưới được định danh trong phạm vi của nút bởi một hoặc nhiều giá trị sơ cấp của các kiểu khác nhau. Các giá trị sơ cấp này được gán bởi Cơ quan đăng ký tương ứng với nút cấp cao. Do đó, mọi đường đi từ gốc đến nút cung cấp một tên rõ ràng cho nút đó bằng cách móc nối các giá trị sơ cấp của kiểu cho các cung trên đường đi. Một cung cũng có thể có các giá trị thứ cấp kết hợp với nó trong đó không cần định danh rõ ràng một cung nhưng có thể xuất hiện trong ký pháp mà con người có thể đọc được (thêm vào các giá trị sơ cấp) để mô tả rõ ràng hơn bản chất của đối tượng định danh bởi đường đi thông qua RH-name-tree.

CHÚ THÍCH Nếu m ọi cung được gán giá trị sơ cấp của một kiểu thì cung hoặc tất cả các cung cấp dưới định danh nút đó chỉ có thể được tham chiếu sử dụng các tên được xây dựng cùng với các giá trị sơ cấp của kiểu khác nhau.

C.4.5. Nhìn chung, kiểu giá trị được gán bởi Cơ quan đăng ký có thể bao gồm các giá trị nguyên, các giá trị chữ-số và các kiểu giá trị khác nhưng các dạng cụ thể của RH-name-tree giới hạn các kiểu giá trị được sử dụng. Các nội dung của bộ ký tự và các quy tắc tổng hợp cho các giá trị tạo ra tại các cung cấp dưới nên được xác định trong các tiêu chuẩn về thủ tục của Cơ quan đăng ký. Các nội dung của bộ ký tự và các quy tắc tổng hợp có thể bị ràng buộc hoặc mở rộng bởi các Cơ quan đăng ký cấp dưới có tính đến việc sử dụng các giá trị cuối cùng trong các dạng tên khác nhau.

C.4.6. Các Cơ quan đăng ký gán các giá trị của nhiều kiểu, nếu có, mối quan hệ giữa các tên kết quả (xác định trong điều C.4.4) nằm ngoài phạm vi của Phụ lục này.

C.4.7. Việc tạo ra một số dạng tên cụ thể cho các mục đích đăng ký được xác định trong các Phụ lục của tiêu chuẩn này. Việc tạo ra các dạng tên khác nhau cũng được xác định trong tài liệu của Cơ quan đăng ký hoặc trong các tiêu chuẩn liên quan.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Recommendation ITU-T A.23, Annex A(2010) |ISO/IEC JTC 1 Standing document 3:2010, Guide for ITU-T and ISO/IEC JTC 1 cooperation.

[2] Recommendation ITU-T T.55 (2008), Use of the universal multiple-octet coded character set (USC).

[3] Recommendation ITU-T X.207 (1997) |ISO/IEC 9545 :1994, Information technology - Open System Interconnection - Application layer structer.

[4] Recommendation ITU-T X.650 (1997) |ISO/IEC 9594-6 :2008, Information technology - Open System Interconnection - The directory: Selected attribute types.

[5] TCVN 9696-3:2012 (ISO/IEC 7498-3 :1997 |Recommendation ITU-T X.650 (1996)), Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Mô hình tham chiếu cơ sở: Đặt tên và ghi địa chỉ.

[6] TCVN 10583-7 :2014 (ISO/IEC 9834-7 :2008 |Recommendation ITU-T X.650 (1996) ), Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành cơ quan đăng ký OSI: Việc đăng ký của các tổ chức quốc tế ISO và ITU-T.

[7] Recommendation ITU-T X.681 (2008) |ISO/IEC 8824-2:2008, Information technology - Abstract syntax notation one (ASN.1) : Information object specification

[8] Recommendation ITU-T X.690-series (2008) |ISO/IEC 8825 :2008, multipart standard, Information technology - ASN.1 encoding rules : Specification of basic encoding rules (BER), Canonical encoding rules (CER) and distinguished encoding rules (DER).

[9] Recommendation ITU-T X.722 (1992) |ISO/IEC 10165-4:1992, Information technology - Open systems interconnetion - Structure of management information: Guidelines for the definition of managed objects.

[10] IETF RFC 1274 (1994), The COSINE and Internet X.500 Schema.

[11] IETF RFC 3987 (2005), Internationalized resource identifiers (IRIs)

[12] ISO 8571-1:1998, Information technology - Open systems interconnection - File transfer, access and management - Part 1: General introduction.

[13] TCVN 10583-2:2014 (ISO/IEC 9834-2:1993) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành cơ quan đăng ký OSI - Phần 2: Thủ tục đăng ký cho kiểu tài liệu OSI.

[14] ISO/IEC 19785-3:2007, Information technology - Common Biometric exchange formats frameworks - Part 3: Patron format specifications

[15] W3C Recommendation (2009), Namespaces in XML 1.0 (Thirst edition).

[16] The Unicode consortium (2002), The Unicode standard, version 3.2.0, Reading, MA, Addison-Wesley.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Định nghĩa

3.1. Định nghĩa tổ chức

3.2. Thuật ngữ ASN.1

4. Các từ viết tắt

5. Ký pháp

6. Đăng ký

6.1. Yêu cầu chung

6.2. Quản lý cây OID

6.3. Điều hành

7. Cây OID quốc tế

8. Cơ quan đăng ký quốc tế

8.1. Yêu cầu đối với Cơ quan đăng ký quốc tế

8.2. Điều hành các Cơ quan đăng ký quốc tế

8.3. Cơ quan bảo trợ

9. Nội dung của các thủ tục đăng ký đối tượng của kiểu riêng biệt

10. Sự tiến hành các thủ tục đăng ký cho các đối tượng của kiểu riêng biệt

11. Cấu trúc lệ phí được khuyến cáo

Phụ lục A (Quy định) Các cung mức trên cùng của cây OID

Phụ lục B (Tham khảo) Các tham chiếu đến tiêu chuẩn này

Phụ lục C (Tham khảo) Cây tên đăng ký phân cấp

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi