Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13910-2:2024 Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu trung tâm ITS - Phần 2: Quản lý đăng ký khái niệm dữ liệu ITS trung tâm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13910-2:2024

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13910-2:2024 ISO 14817-2:2015 Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu trung tâm ITS - Phần 2: Quản lý đăng ký khái niệm dữ liệu ITS trung tâm
Số hiệu:TCVN 13910-2:2024Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Giao thông
Ngày ban hành:18/07/2024Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13910 - 2 : 2024

ISO 14817 - 2 : 2015

HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH - TỪ ĐIỂN DỮ LIỆU TRUNG TÂM ITS - PHẦN 2: QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KHÁI NIỆM DỮ LIỆU ITS TRUNG TÂM

Intelligent transport systems - ITS central data dictionaries - Part 2: Governance of the Central ITS Data Concept Registry

Lời nói đầu

TCVN 13910-2:2024 hoàn toàn tương đương ISO 14817-2:2015.

TCVN 13910-2:2024 do Cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, B Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 13910, Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu trung tâm ITS gồm 3 phần:

- TCVN 13910-1:2024, Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu trung tâm ITS - Phần 1: Yêu cầu đối với định nghĩa dữ liệu ITS.

- TCVN 13910-2:2024, Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu trung tâm ITS - Phần 2: Quản lý đăng ký khái niệm dữ liệu ITS trung tâm

- TCVN 13910-3:2024, Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu trung tâm ITS - Phần 3: Gán mã định danh đối tượng cho các khái niệm d liệu ITS.

 

HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH - TỪ ĐIỂN DỮ LIỆU TRUNG TÂM ITS - PHẦN 2: QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KHÁI NIỆM DỮ LIỆU ITS TRUNG TÂM

Intelligent transport systems - ITS central data dictionaries - Part 2: Governance of the Central ITS Data Concept Registry

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này trình bày quy trình đăng ký để nhập các khái niệm dữ liệu vào hệ thống đăng ký khái niệm dữ liệu ITS trung tâm (CIDCR).

CIDCR được thiết kế bao gồm các khái niệm dữ liệu phù hợp với TCVN 13910 -1:2023. Các khái niệm dữ liệu này có thể lấy từ phân cấp hệ thống được định nghĩa trong ISO 14813, cũng có thể từ các khái niệm dữ liệu của các tổ chức khác hoặc từ các tài liệu kỹ thuật, tài liệu phương pháp đo trong phân cấp hệ thống quốc gia, khu vực và quốc tế khác.

2  Sự phù hợp

Tiêu chuẩn này định nghĩa một mô hình khái niệm, chứ không phải cách thức triển khai thực tế mô hình này. Do đó, mô hình meta không cần phải triển khai thực tế đúng như quy định. Tuy nhiên, có thể đối chiếu tương quan giữa mô hình metal và triển khai thực tế.

Việc triển khai thực hiện phù hợp sẽ hỗ tr tất cả các quy trình được định nghĩa trong tiêu chuẩn này.

3  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau, toàn bộ hoặc một phần rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13910-1:2024, Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu trung tâm ITS - Phần 1: Yêu cầu đối với định nghĩa dữ liệu ITS (ISO 14817-1:2015, Intelligent transport systems - ITS central data dictionaries - Part 1: Requirements for ITS data definitions);

TCVN 13910-3:2024, Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu trung tâm ITS - Phần 3: Gán mã định danh đối tượng cho các khái niệm dữ liệu ITS (ISO 14817-3:2017, Intelligent transport systems - ITS central data dictionaries - Part 3: Object identifier assignments for ITS data concepts).

4  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 13910-1:2024, TCVN 13910 - 3:2024 và các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây:

4.1

Quy trình đăng ký khái niệm dữ liệu (data concept registration process)

Quy trình mà dữ liệu được mô tả chính thức và được chuyển đến một vị trí đã được phê duyệt trong hệ thống đăng ký khái niệm dữ liệu.

CHÚ THÍCH 1 đối với đầu vào: Quy trình này được thực hiện dưới sự kiểm soát của "Đơn vị đăng ký ITS", phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

4.2

Đơn vị đăng ký ITS (ITS registrar)

Cá nhân hoặc tổ chức được chỉ định để đảm nhận việc quản lý hàng ngày quy trình đăng ký khái niệm dữ liệu.

5  Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây:

ASN.1

Abstract Syntax Notation One

Ký hiệu cú pháp trừu tượng một

ANSI

American National Standards Institute

Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ

CASE

Computer-Aided Software Engineering

Kỹ thuật phần mềm có sự hỗ trợ của máy tính

CCC

Change Control Committee

Đơn vị kiểm soát thay đổi

CIDCR

Central ITS Data Concept Registry

Đăng ký khái niệm dữ liệu ITS trung tâm

DCI

Data concept identifier

Định danh khái niệm dữ liệu

DD

Data Dictionary

Từ điển dữ liệu

DCR

Data Concept Registry

Đăng ký khái niệm dữ liệu

ExCom

Executive Committee

Đơn vị điều hành

ID

identification

Nhận dạng

IEC

International Electrotechnical Commission

Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế

ISO

International Organization for Standardization

Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá

ITS

Intelligent transport system(s)

(Các) hệ thống giao thông thông minh

N/A

Not applicable

Không áp dụng

OID

Object identifier

Định danh đối tượng

OSI

Open System Interconnection

Mô hình tham chiếu kết nối hệ thống m

RA

Registration Authority

Đơn vị đăng ký

TC

Technical Committee

Hội đồng kỹ thuật

UML

Unified Modelling Language

Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất

URL

Uniform Resource Locator

Định vị tài nguyên thống nhất

6  Khung đăng ký khái niệm dữ liệu ITS trung tâm

Khung tổng thể của CIDCR được trình bày trong Hình 1. Hình này minh họa các mối quan hệ giữa các phần tử sau:

- Các kiến trúc ITS (và các mô hình dữ liệu);

- Từ điển dữ liệu ITS (bao gồm tất cả các khái niệm dữ liệu);

- Hệ thống CIDCR;

- Các ứng dụng của ITS.

Hình 1 - Khung vận hành của hệ thống CIDCR

Hình 1 trình bày các chức năng chính của từng phần tử trên. Đối với các phần tử như từ điển dữ liệu, hệ thống CIDCR và các ứng dụng thì hình về sẽ thể hiện thêm các bên liên quan chính hoặc các nhóm bên liên quan mà tham gia vào hoặc quản lý hoạt động của chúng. Hình 1 cũng minh họa thông tin được trao đổi giữa các phần tử hoạt động này.

Từ điển dữ liệu ITS gồm các khái niệm dữ liệu được lấy từ các luồng thông tin được ghi lại trong phân cấp ITS.

CHÚ THÍCH: Có thể có nhiều phân cấp, mỗi phân cấp có nhiều phiên bản.

Ví dụ, từ điển dữ liệu trong hình 1 có thể được xây dựng bởi tổ chức có thẩm quyền hoặc “Các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn” (SDO) khu vực hoặc quốc gia, các cơ quan nhà nước hoặc các công ty tư nhân. Các từ điển dữ liệu này do các SDO, các hội đồng quốc gia hoặc các hội đồng khu vực tương ứng chịu trách nhiệm quản lý. Người quản lý dữ liệu và/ hoặc người gửi dữ liệu sẽ liên kết từng từ điển dữ liệu theo quy trình được định nghĩa trong tiêu chuẩn này để gửi các khái niệm dữ liệu từ các từ điển dữ liệu tương ứng của họ tới CIDCR. Các từ điển dữ liệu này sẽ sử dụng các khái niệm dữ liệu đã đăng ký từ hệ thống CIDCR thay vì phải tìm ra các khái niệm dữ liệu mới. Việc sử dụng các khái niệm dữ liệu đã đăng ký như vậy sẽ tránh được sự dư thừa khái niệm dữ liệu.

Hệ thống CIDCR sẽ là kho lưu trữ các khái niệm dữ liệu được gửi đi. Cùng với sự trợ giúp của những người quản lý dữ liệu, người đăng ký khái niệm dữ liệu và đơn vị kiểm soát thay đổi CIDCR (CCC) đưa ra mức độ hài hòa giữa các khái niệm dữ liệu, các khuyến nghị để hài hòa và đy các khái niệm dữ liệu lên mức chất lượng cao hơn nếu được bảo đảm. Cuối cùng, CIDCR có thể cung cấp các khái niệm dữ liệu cho những người xây dựng khái niệm dữ liệu và những người dùng khác để sử dụng trong các ứng dụng ITS.

Những người xây dựng khái niệm dữ liệu và những người dùng khác sẽ sử dụng các khái niệm dữ liệu ở mức chất lượng cao nhất (“Ưu tiên”) lấy từ hệ thống CIDCR. Các khái niệm dữ liệu mức chất lượng này được mô t rõ ràng, hài hòa giữa các lĩnh vực của ITS và được coi là các khái niệm tiêu biểu của các tiêu chuẩn dữ liệu đã công bố.

Bảng 1 trình bày tóm tắt sự khác nhau giữa từ điển dữ liệu và hệ thống CIDCR.

Bảng 1 - Sự khác nhau giữa từ điển dữ liệu và hệ thống CIDCR

Từ điển dữ liệu ITS

Hệ thống CIDCR

Nhiều từ điển dữ liệu

Một hệ thống đăng ký khái niệm dữ liệu (Quốc tế)

Bao gồm một khu chức năng

Bao gồm nhiều khu chức năng

Được quản lý bởi một người quản lý khu chức năng

Được quản lý bởi CCC

Các khái niệm dữ liệu được hài hòa trong phạm vi khu chức năng

Các khái niệm dữ liệu được hài hòa trong ITS

7  Quản lý đăng ký khái niệm dữ liệu ITS trung tâm

7.1  Tổng quan

Cần phải thiết lập các vai trò của tổ chức có liên quan đến quy trình đăng ký khái niệm dữ liệu ITS. Các vai trò của tổ chức trong CIDCR sẽ bao gồm: Đơn vị điều hành ITS, đơn vị kiểm soát thay đổi (CCC), người đăng ký, người quản lý dữ liệu, người gửi và những người dùng chỉ đọc dữ liệu. Bản tóm tắt của từng vai trò sẽ được trình bày trong điều này. Điều 8 mô tả mục đích, trách nhiệm cụ thể và tiêu chí chọn thành viên hoặc tiêu chí lựa chọn đối với từng vai trò.

Hình 2 đưa ra một cái nhìn ở cấp độ cao về mối quan hệ giữa các vai trò của tổ chức này trong hệ thống CIDCR.

Hình 2 - Sơ đồ tổ chức của hệ thống CIDCR

7.2  Đơn vị điều hành ITS

Đơn vị điều hành hệ thống CIDCR (ExCom) là một tổ chức được thành lập để giám sát các trách nhiệm và quyền hạn của từng vai trò được giao có liên quan đến hệ thống CIDCR. tổ chức có thẩm quyền sẽ quy định trách nhiệm cụ thể đối với ExCom. Các thủ tục và việc thực thi của ExCom sẽ được tổ chức có thẩm quyền hoặc cá nhân trong tổ chức đã được tổ chức có thẩm quyền chỉ định xem xét và phê duyệt.

Đơn vị điều hành ITS (ITS ExCom) sẽ chịu trách nhiệm về chính sách tổng thể và định hướng kinh doanh đối với CIDCR, bao gồm những vấn đề sau đây:

a) Xây dựng các chính sách đăng ký khái niệm dữ liệu một cách tổng thể, chẳng hạn như quy trình đăng ký đối với người gửi dữ liệu;

b) Giải quyết tất cả các vấn đề về quản lý kinh doanh liên quan đến việc đăng ký khái niệm dữ liệu, bao gm:

1) Giải quyết các vấn đề liên quan đến bản quyền;

2) Chỉ định người đại diện cho đơn vị kiểm soát thay đổi (CCC);

3) Bổ nhiệm người quản lý dữ liệu;

4) Lựa chọn đơn vị đăng ký dữ liệu;

5) Giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh phí;

6) Xác định thành viên của đơn vị điều hành (ExCom).

c) Bảo đảm sự thành công và hoạt động lâu dài của hệ thống đăng ký.

d) Xây dựng và cập nhật điều lệ đăng ký và các kế hoạch chiến lược.

e) Họp trực tiếp ít nhất nửa năm một ln, đối với các cuộc họp bổ sung và/ hoặc hội nghị từ xa sẽ được tổ chức khi cần thiết.

Thông thường ExCom sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình khi có được sự đồng thuận của các thành viên. Các vn đề không thống nht được có thể được tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

7.3  Đơn vị kiểm soát thay đổi

Đơn vị kiểm soát thay đổi CIDCR (CCC) là tổ chức được thành lập để đưa ra hướng chỉ đạo kỹ thuật về hệ thống CIDCR và các nội dung cũng như hoạt động của nó. Cơ cấu, biên chế, thủ tục và số thành viên của CCC được xác định bởi đơn vị điều hành CIDCR. Thành viên của CCC sẽ bao gồm cả những người quản lý dữ liệu.

CCC chịu trách nhiệm về những vấn đề sau:

a) Điều khiển toàn bộ các hoạt động đăng ký khái niệm dữ liệu ITS;

b) Thúc đẩy việc tái sử dụng và chia sẻ dữ liệu trong hệ thống CIDCR và trên các khu chức năng của ITS và giữa những đơn vị bên ngoài với doanh nghiệp ITS;

c) Phát triển các khái niệm dữ liệu thông qua đăng ký mức chất lượng “Đủ tiêu chuẩn” hoặc “Ưu tiên”;

d) Đồng nhất các khái niệm dữ liệu được đăng ký từ các hệ thống đăng ký khái niệm dữ liệu bên ngoài hoặc từ từ điển dữ liệu với hệ thống đăng ký khái niệm dữ liệu;

e) Giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến các khái niệm dữ liệu đã đăng ký, ví dụ như chồng chéo, trùng lặp, vv;

f) Cập nhật các khái niệm dữ liệu đã được đăng ký ở các mức chất lưng “Đủ tiêu chuẩn” hoặc “Ưu tiên” trước đó;

g) Đề xuất các chính sách đăng ký khái niệm dữ liệu đối với ExCom để phê duyệt;

h) Phê duyệt nội dung, thủ tục và định dạng đăng ký;

i) Gửi các đề xuất và vấn đề liên quan đến quản lý cho ExCom;

j) Làm việc dưới sự chỉ đạo của ExCom;

k) Họp mặt trực tiếp theo định kỳ, đối với các cuộc họp bổ sung và hội thảo từ xa sẽ được tổ chức khi cần thiết.

Thông thường CCC sẽ thực hiện trách nhiệm của mình bằng cách tạo sự đồng thuận theo thủ tục do ExCom thiết lập. Các vấn đề không thống nhất được có thể được giải quyết theo thủ tục do ExCom lập ra.

7.4  Đơn vị đăng ký

Đơn vị đăng ký CIDCR (RA) được chỉ định sẽ chịu trách nhiệm:

a) Chỉ định một người đăng ký khái niệm dữ liệu ITS để ExCom phê duyệt.

b) Quản lý CIDCR.

Đơn vị điều hành hệ thống CIDCR sẽ chỉ định RA với khoảng thời gian xác định, tùy thuộc vào khả năng của họ để bổ nhiệm một người đăng ký phù hợp.

7.5  Người đăng ký

Người đăng ký CIDCR phải là người đại diện của đơn vị đăng ký (RA) và có chuyên môn về xử lý các vấn đề về đăng ký khái niệm dữ liệu. Người đăng ký có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký các khái niệm dữ liệu ITS và làm cho các khái niệm dữ liệu đó có thể truy cập rộng rãi và lưu sẵn trong CIDCR để cộng đồng ITS sử dụng. Đơn vị đăng ký sẽ chỉ định người đăng ký dưới sự phê chuẩn của đơn vị điều hành CIDCR.

Người đăng ký sẽ là đầu mối liên hệ duy nhất chịu trách nhiệm quản lý và duy trì thông tin về dữ liệu ITS trong hệ thống đăng ký, dưới quyền quản lý của RA. Người đăng ký chịu trách nhiệm về những vấn đề sau:

a) Giám sát và quản lý nội dung đăng ký/ nội dung từ điển dữ liệu (Lưu ý: Hệ thống đăng ký được thiết lập, vận hành và duy trì bởi RA);

b) Thực thi các chính sách, thủ tục và định dạng dữ liệu để nhập vào hệ thống đăng ký và dùng để đăng ký khái niệm dữ liệu;

c) Đề xuất với CCC các thủ tục đăng ký và định dạng chuẩn về đăng ký để CCC xem xét;

d) Ghi lại trạng thái đăng ký và mức chất lượng hiện tại của các khái niệm dữ liệu trong hệ thống đăng ký;

e) Đảm bảo quyền truy cập vào các nội dung trong hệ thống đăng ký cho những người dùng được ủy quyền;

f) Hỗ trợ phát triển các khái niệm dữ liệu thông qua các mức chất lượng được đăng ký;

g) Hỗ trợ nhận dạng và giải quyết các khái niệm dữ liệu trùng lặp hoặc chồng chéo trong hệ thống đăng ký;

h) Làm việc dưới sự chỉ đạo của CCC;

j) Bảo quản phần mềm CIDCR trong phạm vi ngân sách đã định;

k) Giữ thông tin liên lạc đối với tất cả các thành viên của CCC và ExCom;

l) Cung cấp quyền truy cập vào hệ thống CIDCR cho người dùng được ủy quyền;

m) Lưu giữ danh sách các thông tin của CIDCR như sau:

1) Các mức trạng thái (như mô tả trong điều 8.2.7 và Phụ lục C);

2) Định danh của tổ chức (như được mô tả TCVN 13910 -1:2023, điều B.1.5)

7.6  Người quản lý

Người quản lý CIDCR phải là một chuyên gia trong lĩnh vực ITS có kiến thức về tiêu chuẩn hóa trong một hay nhiều lĩnh vực của ITS. Người quản lý chịu trách nhiệm về độ chính xác, độ tin cậy và sư lưu hành của siêu dữ liệu mô tả đối với các khái niệm dữ liệu ở mức chất lượng đăng ký “Đủ tiêu chuẩn” hoặc mức chất lượng cao hơn trong khu chức năng, trong các khu dân cư hoặc khu vực quốc gia được chỉ định. Mỗi lĩnh vực ITS phải được quản lý bởi ít nhất một người quản lý chính, nhưng một người quản lý có thể quản lý nhiều lĩnh vực ITS (ví dụ: các min giá trị như ngày, giờ, vị trí, mã của các quốc gia trên thế giới). Người quản lý do ExCom chỉ định.

Người quản lý cung cấp các đầu mối liên hệ của các chuyên gia mà chịu trách nhiệm nhận biết, tổ chức và thiết lập dữ liệu đã đăng ký để sử dụng trong toàn bộ hệ thống ITS trong một khu vực được chỉ định. Người quản lý chịu trách nhiệm về những vấn đề sau:

a) Nhận biết và tài liệu hóa các khái niệm dữ liệu trong khu vực được chỉ định của họ;

b) Đảm bảo rằng những khái niệm dữ liệu phù hợp trong khu vực được chỉ định đã được đăng ký hợp thức;

c) Phối hợp với những người quản lý khác đ ngăn ngừa hoặc xử lý các khái niệm dữ liệu trùng lặp;

d) Xem xét lại tất cả các khái niệm dữ liệu ở mức cht lượng “Đã đạt yêu cầu” để thống nhất và giải quyết xung đột giữa các khái niệm dữ liệu với những người quản lý khác;

e) Đảm bảo chất lượng của các thuộc tính meta của các khái niệm dữ liệu mà được đề xuất mức chất lượng đăng ký “Đủ tiêu chuẩn”, sử dụng lại dữ liệu được chuẩn hóa từ các hệ thng đăng ký khái niệm dữ liệu bên ngoài nếu có;

f) Đề xuất mức chất lượng cho các khái niệm dữ là “Ưu tiên” trong khu vực được chỉ định;

g) Đảm bảo rằng các định dạng và thủ tục đăng ký khái nim dữ liệu tuân thủ trong khu vực chức năng;

h) Đề xuất người gửi dữ liệu cho RA.

7.7  Người gửi

Người gửi dữ liệu CIDCR phải là một chuyên gia trong lĩnh vực ITS và là người xây dựng dữ liệu hoặc là người đại diện cho một tổ chức xây dựng dữ liệu. Người gửi được phê chuẩn theo một quy trình do Excom quy định. Người gửi được ủy quyền để nhận diện và gửi các khái niệm dữ liệu phù hợp để đăng ký. Người gửi có thể là người quản lý hệ thống CIDCR hoặc các cơ quan nhà nước.

Người gửi phải thành thạo hoặc có tham gia vào các môi trường xây dựng và môi trường vận hành. Người gửi lưu trữ các khái niệm dữ liệu, mô tả và gửi các khái niệm dữ liệu mới mà phù hợp với TCVN 13910 -1: 2023.

Người gửi chịu trách nhiệm về những vấn đề sau:

a) Cung cấp thông tin về bản thân với “người đăng ký bằng văn bản hoặc các giấy tờ liên quan;

b) Nhận diện và ghi lại các khái niệm dữ liệu thích hợp để đăng ký trong hệ thống đăng ký dữ liệu;

c) Gửi các khái niệm dữ liệu đến hệ thống đăng ký dữ liệu;

d) Đảm bảo tính đầy đủ của các thuộc tính meta bắt buộc đối với các khái niệm dữ liệu ITS được đề xuất mức chất lượng đăng ký “Đã đạt yêu cầu”.

7.8  Người dùng chỉ đọc

Người dùng chỉ đọc CIDCR là cá nhân được tổ chức phê chuẩn để xem xét các nội dung của CIDCR. Người dùng chỉ đọc gửi yêu cầu truy cập qua CIDCR. Quyền truy cập được người đăng ký CIDCR phê duyệt theo các quy tắc do đơn vị kiểm soát thay đổi CIDCR đưa ra. Người dùng chỉ đọc có quyền truy cập vào tất cả nội dung của ITS trong hệ thống đăng ký, nhưng không được phép gửi, sửa đổi hoặc xóa nội dung của nó.

8  Siêu dữ liệu quản trị

8.1  Tổng quan

Ngoài các thuộc tính meta được trình bày trong tiêu chuẩn TCVN 13910 -1: 2023, hệ thống CIDCR sẽ chấp nhận siêu dữ liệu được trình trong điều này tuân thủ theo các quy tắc được trình bày trong phụ lục A. Điều 8.2 trình bày các thuộc tính meta cho từng khái niệm dữ liệu, điều 8.3 và 8.4 trình bày các khái niệm quản trị cùng với tập hợp các thuộc tính meta của chúng. Các khái niệm quản trị bao gồm tập hợp các thuộc tính meta qun trị có liên quan với nhau. Tổng quan về siêu dữ liệu này được trình bày trong hình 3.

Hình 3 - Tổng quan về khái niệm dữ liệu

Mỗi khái niệm dữ liệu sẽ bao gồm các thông tin về ngày tạo, ngày sửa, mức chất lượng, trạng thái, người gửi và ch sở hữu dữ liệu. Mỗi khái niệm d liệu có thể không có hoặc có nhiều người theo dõi, không có hoặc có nhiều người quản lý và không có hoặc có nhiều bình luận. Mỗi thuộc tính meta này được định nghĩa trong điều 8.2.

Bất kì sửa đổi nào hoặc bất kì phiên bản mới nào của khái niệm dữ liệu cũng sẽ tạo ra một bản ghi khái niệm dữ liệu mới trong CIDCR và nó sẽ được liên kết với phiên bản mà nó cập nhật. Việc này giúp chúng ta biết được lịch sử về sự phát triển của khái niệm dữ liệu một cách đầy đủ.

Thuc tính meta bình luận được biểu diễn bởi khái niệm quản trị bình luận, bao gồm: nội dung bình luận, ngày bình luận và người bình luận. Chi tiết về các thuộc tính meta này được trình bày trong điều 8.3.

Các thuộc tính người gửi, người quản lý, chủ sở hữu, người theo dõi và người bình luận được biểu diễn bởi khái niệm quản trị người dùng, bao gồm: tên người dùng, tổ chức, tên, số điện thoại, thư điện tử và cấp độ truy cập. Chi tiết về các thuộc tính meta này được trình bày trong điều 8.4.

8.2  Các thuộc tính meta quản trị cho các khái niệm dữ liệu

8.2.1  Ngày tạo

Định nghĩa: Là ngày mà phiên bản chính của khái niệm dữ liệu ban đầu được nhập vào hệ thống CIDCR, không đề cập đến trạng thái hoặc chất lượng của nó tại thời điểm nó được nhập vào hệ thống.

8.2.2  Ngày sửa đổi

Định nghĩa: Là ngày thực hiện bản sửa đổi cuối cùng của khái niệm dữ liệu.

8.2.3  Người gửi

Định nghĩa: Là khái niệm chỉ người dùng mà kiểm tra khái niệm dữ liệu lần cuối.

8.2.4  Người quản lý dữ liệu

Định nghĩa: Là khái niệm chỉ người dùng mà có trách nhiệm chính trong việc hài hòa hóa các khái nim dữ liệu.

8.2.5  Chủ sở hữu dữ liệu

Định nghĩa: Là khái niệm chỉ người dùng mà chịu trách nhiệm cuối cùng về việc quản lý khái niệm dữ liệu.

Hệ thống CIDCR có thể gồm cả các khái niệm dữ liệu được lấy từ các từ điển dữ liệu nước ngoài. Trong những trường hợp này, đơn vị cung cấp nguồn khái niệm dữ liệu này sẽ phải tham chiếu đến người dùng đưa ra từ đin dữ liệu đó, còn nếu không thì thuộc tính meta này sẽ tham chiếu đến người quản lý khái niệm dữ liệu.

8.2.6  Chất lượng

Định nghĩa: Là sự biểu thị về mức độ phù hợp của khái niệm dữ liệu với các quy tắc của tiêu chuẩn TCVN 13910 -1:2023, được trình bày trong Phụ lục B.

8.2.7  Trạng thái

Định nghĩa: Là một mức quản trị được gán cho một khái niệm dữ liệu theo sự chuẩn hóa, được trình bày trong Phụ lục C.

8.2.8  Người theo dõi

Định nghĩa: Là khái niệm chỉ người dùng mà sẽ nhận được thông báo bt cứ khi nào khái niệm dữ liệu này (hoặc bất kỳ khái niệm dữ liệu nào chứa trong nó) thay đổi.

CHÚ THÍCH: Nếu một người dùng mà có theo dõi một Mô-đun thì sẽ được thông báo bất cứ lúc nào khi khái niệm dữ liệu trong Mô-đun đó có sự thay đổi.

8.2.9  Bình luận

Định nghĩa: Là khái niệm chỉ một bình luận đã được người dùng gửi đi.

CHÚ THÍCH: Xem điều 8.3 đ biết chi tiết về bình luận.

8.2.10  Sự hài hòa

Định nghĩa: Là dấu hiệu cho thấy người dùng nhận thấy khái niệm dữ liệu đã được hài hòa. Thông tin chi tiết về sự hài hòa dữ liệu sẽ được đưa ra bằng một bình luận.

CHÚ THÍCH: Quy trình hài hòa dữ liệu được định nghĩa trong phụ lục E.

8.3  Bình luận

8.3.1  Bình luận

Định nghĩa: Là mô tả bằng văn bản của một bình luận do người dùng viết ra và gửi đến để người quản lý xem xét.

CHÚ THÍCH: Tất cả người dùng mà có th nhìn thấy khái niệm dữ liệu thì đều có thể nhìn thấy bình luận.

8.3.2  Ngày tháng

Định nghĩa: Là ngày mà những bình luận được gửi tới hệ thống CIDCR.

8.3.3  Người bình luận

Định nghĩa: Là khái niệm chỉ người dùng mà đã gửi những bình luận.

8.4  Người dùng

8.4.1  Tên người dùng

Định nghĩa: Là tên của người dùng khi nó xuất hiện cùng với những người dùng khác trong hệ thống CIDCR

8.4.2  Tổ chức

Định nghĩa: Là tổ chức do người dùng đại diện khi đăng nhập bằng tài khoản này.

CHÚ THÍCH: Mt chuyên gia có thể được nhiều khách hàng thuê đ gi dữ liệu thay họ. Một người dùng có thể có nhiều tài khoản để thực hiện việc này, mỗi tài khoản có một tên người dùng riêng.

8.4.3  Tên

Định nghĩa: Là họ và tên của người dùng.

8.4.4  Điện thoại

Định nghĩa: Là số điện thoại, bao gồm cả mã quốc gia, có thể được sử dụng để liên hệ với người dùng.

8.4.5  Thư điện t

Định nghĩa: Là địa chỉ thư điện t mà người dùng dùng để nhận các thông tin liên quan đến CIDCR.

8.4.6  Cấp độ truy cập

Định nghĩa: Là cấp độ truy cập đã được chỉ định cho người dùng.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Các yêu cầu đối với siêu dữ liệu quản trị

A.1  Tổng quan

Phụ lục này trình bày các thuộc tính meta của khái niệm dữ liệu trong hệ thống CIDCR.

Các hàng ở bảng A.1 dưới đây biểu thị các thuộc tính meta khác nhau. Cột đầu tiên của bảng là tên của thuộc tính meta. Cột thứ hai là số điều. Các cột tiếp theo trình bày các khái niệm dữ liệu có thể được đăng ký trong hệ thống CIDCR. Cột cuối cùng của bảng là cột ghi chú về thuộc tính meta và mối quan hệ của chúng với từng khái niệm dữ liệu.

Mỗi một ô trong bảng là một mã thuộc tính được ký hiệu bằng một chữ cái cụ thể cho biết rằng thuộc tính meta trong một hàng cụ thể nào đó là bắt buộc, là tùy chọn, là chỉ định, là được gán tự động hay là không áp dụng đối với khái niệm dữ liệu trong một cột cụ thể. Các mã này như sau:

- “M” = Bắt buộc. Các thuộc tính meta Bắt buộc được áp dụng cho các khái niệm dữ liệu được tham chiếu, không có ngoại lệ.

- “O” = Tùy chọn. Các thuộc tính meta Tùy chọn có thể được áp dụng nếu từ điển dữ liệu theo vùng chức năng đòi hỏi phải có định nghĩa thuộc tính này.

- “I” = Biểu thị. Thuộc tính meta Biểu thị phụ thuộc vào điều kiện “if, không phụ thuộc vào bất kỳ thuộc tính meta nào. Nếu thuộc tính meta “I” là bắt buộc thì có thể áp dụng điều kiện “if; ngược lại, nếu thuộc tính meta là tùy chọn thì không thể áp dụng được điều kiện “if.

- “A = Đã gán. Giá trị của thuộc tính meta này được gán tự động cho các khái niệm dữ liệu được nhập vào CIDCR.

- “N / A” = không áp dụng.

Cột ghi chú của bảng giải thích bản chất của từng thuộc tính meta ngẫu nhiên hoặc chỉ định và những giải thích khác.

CHÚ THÍCH: Mỗi thuộc tính meta ch được nhận một giá trị trừ khi nó được xác định là “Được phép nhận nhiều giá trị”.

A.2  Yêu cầu thuộc tính meta đối với các khái niệm dữ liệu

Bảng A.1 trình bày các yêu cầu thuộc tính meta quản trị đối với các khái niệm dữ liệu trong CIDCR.

 

Bảng A.1 - Các thuộc tính meta quản trị đối với các các niệm dữ liệu

 

 

Các khái niệm dữ liệu

 

Thuộc tính meta

Điều

Tài liệu từ điển

Mô-đun

Lớp đối tượng

Phần tử dữ liệu

Miền giá trị

Hộp thoại giao diện

Bản tin

Khung dữ liệu

Miền tổng hợp

Ghi chú

Ngày tạo

8.2.1

A

A

A

A

A

A

A

A

A

 

Ngày sửa đổi

8.2.2

A

A

A

A

A

A

A

A

A

 

Người gửi

8.2.3

A

A

A

A

A

A

A

A

A

 

Người quản lý CIDCR

8.2.4

I

I

I

I

I

I

I

I

I

Bắt buộc, nếu khái niệm dữ liệu ở mức chất lượng “Đủ tiêu chuẩn” hoặc cao hơn

Được phép nhận nhiều giá trị

Người quản lý dữ liệu

8.2.5

M

M

M

M

M

M

M

M

M

 

Chất lượng

8.2.6

M

M

M

M

M

M

M

M

M

 

Trạng thái

8.2.7

M

M

M

M

M

M

M

M

M

 

Người theo dõi

8.2.8

A

A

A

A

A

A

A

A

A

Được phép nhận nhiều giá trị

Bình luận

8.2.9

O

O

O

O

O

O

O

O

O

Được phép nhận nhiều giá trị

Sự hài hòa

8.2.10

M

M

M

M

M

M

M

M

M

 

 

 

Phụ lục B

(Quy định)

Kiểm soát chất lượng

B.1  Các mức chất lượng

Các mức chất lượng được thiết lập đtheo dõi sự phát triển của một khái niệm dữ liệu trong chu kỳ đánh giá chất lượng, các mức chất lượng được trình bày theo thứ tự như sau:

a) “Chưa đạt yêu cầu - cho biết rng khái niệm dữ liệu đã có tối thiểu các thuộc tính: Kiểu khái niệm dữ liệu, tên khái niệm dữ liệu và các thuộc tính meta Định nghĩa, nhưng các thuộc tính này không vượt qua được tất cả các cuộc kiểm tra chất lượng tự động. Hệ thống CIDCR sẽ đưa ra những nhận xét t động để giải thích các vấn đề được phát hiện thông qua kiểm tra tự động này.

b) “Đã đạt yêu cầu - cho biết rằng khái niệm dữ liệu đã hợp lệ về mặt cú pháp đối với tất cả các thuộc tính meta bắt buộc và chúng đã vượt qua được tất cả các kiểm tra tự động.

c) “Đã gửi” - cho biết người gửi đã kiểm tra và chấp nhận các giá trị được đề xuất của tất cả các thuộc tính meta và đồng ý gửi nó đi vì đó là một khái niệm dữ liệu đủ điều kiện.

d) “Đủ tiêu chuẩn tạm thời” - cho biết rằng “Người quản lý dữ liệu” đã xác nhận rằng tất cả các thuộc tính meta đều đã đầy đủ và tuân thủ các yêu cầu chất lượng thuộc tính meta về cú pháp và ngữ nghĩa.

e) “Đủ tiêu chuẩn” - cho biết rằng CCC đã xác nhận rằng tất cả các thuộc tính meta đều đã đầy đủ và tuân thủ các yêu cầu chất lượng thuộc tính meta về cú pháp và ngữ nghĩa.

f) “Ưu tiên tạm thời” - cho biết rằng người quản lý dữ liệu đã đề xuất chuyển mức khái niệm dữ liệu lên mức “Ưu tiên” để sử dụng chung trong cộng đồng ITS; tuy nhiên, vẫn chưa có giấy chứng nhận trạng thái “Ưu tiên” của khái niệm dữ liệu từ CCC.

g) “Ưu tiên” - cho biết rằng rằng CCC cho phép sử dụng khái niệm dữ liệu mà có cú pháp và ngữ nghĩa được ưu tiên để thảo luận trong miền ITS. Các khái niệm dữ liệu sử dụng cú pháp và ngữ nghĩa thay thế vẫn có thể được định nghĩa.

CHÚ THÍCH: Mức chất lượng được ưu tiên được dùng để hướng dẫn các nhà xây dựng các khái niệm dữ liệu mới hướng tới một giải pháp đồng nhất khi bản phác thảo chưa hợp lý về mặt kỹ thuật. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng cú pháp và/ hoặc ngữ nghĩa thay thế, đặc biệt là để giải quyết các vấn đề về kế thừa khái niệm cũ, về băng thông hoặc các vấn đề kỹ thuật khác. Người quản lý hoặc CCC có thể khuyến nghị sử dụng khái niệm dữ liệu ưu tiên, nhưng quyết định cuối cùng về việc sử dụng khái niệm dữ liệu ưu tiên hay sử dụng khái niệm thay thế sẽ do các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển tiêu chuẩn quyết định.

h) “Tạm thời ngừng sử dụng” - cho biết rằng người quản lý đã đề xuất sẽ không sử dụng khái niệm dữ liệu đó nữa. Khái niệm dữ liệu mà tạm thời ngừng sử dụng sẽ bao gồm hoặc một giá trị cho thuộc tính meta kế thừa hoặc bao gồm nhận xét về lý do tại sao khái niệm dữ liệu đó được đề xuất không sử dụng nữa trong khi chưa có khái niệm kế thừa.

i) “Đã ngừng sử dụng” - cho biết rằng CCC đề xuất ngừng sử dụng khái niệm dữ liệu này cho các ứng dụng triển khai sử dụng phần mềm mới trong cộng đồng ITS nhưng các hệ thống hiện có vẫn có thể tận dụng dữ liệu này. Các khái niệm dữ liệu này vẫn được lưu trong cơ sở lưu trữ đăng ký của hệ thống đăng ký để dùng cho các mục đích tham khảo. Các khái niệm dữ liệu "đã ngừng sử dụng" sẽ bao gồm hoặc một giá trị cho thuộc tính meta kế thừa hoặc một nhận xét về lý do tại sao không có khái niệm kế thừa.

j) “Tạm thời hủy bỏ” - cho biết rằng người quản lý dữ liệu đã đề xuất nên hủy bỏ khái niệm dữ liệu này.

k) “Đã hủy bỏ” - cho biết rằng rằng CCC đã biết được khái niệm dữ liệu này không còn được sử dụng trong cộng đồng ITS nữa và không khuyến khích sử dụng nó trong các ứng dụng triển khai mới. Các khái niệm dữ liệu này vẫn được lưu trong cơ sở lưu trữ đăng ký của hệ thng đăng ký để dùng cho các mục đích tham khảo.

B.2  Quy trình kiểm soát chất lượng

B.2.1  Tổng quan

Mục này mô tả các hoạt động đăng ký và hài hòa các khái niệm dữ liệu cho hệ thống CIDCR. Hình B.1 trình bày tóm tắt các hoạt động này.

CHÚ THÍCH 1: Hình về chỉ thể hiện trách nhiệm chính; những bình luận có thể được gửi bởi bất kỳ ai vào bất cứ lúc nào.

CHÚ THÍCH 2: Khi người quản lý, CCC hoặc Người đăng ký phát hiện ra các vấn đề mà ho không thống nhất được, họ sẽ gửi cho ExCom giải quyết.

Hình B.1 - Các hoạt động chức năng đăng ký

RA sẽ thiết lập các thủ tục cần thiết để hoàn thành các hoạt động đăng ký được mô tả trong Phụ lục này.

B.2.2  Bắt đầu đăng ký

Người gửi có trách nhiệm đề xuất và ghi lại các khái niệm dữ liệu khi đăng ký trong CIDCR nếu dữ liệu đủ điều kiện cho mức chất lượng “Đã đạt yêu cầu”, tức là dữ liệu đã vượt qua tất cả các kiểm tra cú pháp tự động. Người gửi phải có hiểu biết về các khái niệm dữ liệu ITS, phạm vi, nguồn dữ liệu và tầm quan trọng của chúng trong quá trình vận hành, thiết kế, phát triển hoặc quản lý thông thường. Khi dữ liệu đã được gửi đi, hệ thống CIDCR sẽ thực hiện kiểm tra tự động cú pháp của các thuộc tính meta. Nếu có bất kỳ kiểm tra tự động nào không đạt yêu cầu, dữ liệu đó sẽ chuyển về mức chất lượng là “Chưa đạt yêu cầu" và CIDCR sẽ đưa ra nhận xét về các vấn đề tồn tại đối với khái niệm dữ liệu đó. Nếu tất ccác kiểm tra đều vượt qua, dữ liệu sẽ có mức chất lượng là là “Đã đạt yêu cầu”. Sau khi khái niệm dữ liệu đạt mức chất lượng "Đã đạt yêu cầu" và người gửi đã kiểm tra và nhận thấy các giá trị của tất cả các thuộc tính meta đều phù hợp thì họ có thể gửi khái niệm dữ liệu đó cho người quản lý đ xem xét thêm (tại thời điểm đó, mức chất lượng của nó sẽ tr thành "Đã gửi đi")

B.2.3  Đánh giá chất lượng

Khi một khái niệm dữ liệu đạt đến mức chất lượng "Đã gửi", hệ thống CIDCR sẽ thông báo cho người quản lý dữ liệu có liên quan. Người quản lý phải đảm bảo rằng khái niệm dữ liệu đáp ứng tất cả các yêu cầu về chất lượng. Trong khi các kiểm tra tự động của hệ thống CIDCR chỉ tập trung vào kiểm tra cú pháp, thì người quản lý dữ liệu sẽ tập trung vào kiểm tra về mặt ngữ nghĩa (ví dụ: định nghĩa và các trường khác nhau) và so sánh dữ liệu này với các khái niệm dữ liệu khác để tránh trùng lặp hoặc chồng chéo không cần thiết. Nếu người quản lý dữ liệu phát hiện ra bất kỳ vấn đề gì về khái niệm dữ liệu, họ sẽ ghi lại các vấn đề trong phần nhận xét và thay đổi mức chất lượng dữ liệu thành “Đã đạt yêu cầu”. Những nhận xét từ người quản lý phải rõ ràng về ngữ nghĩa, hệ thống CIDCR sẽ thông báo cho người gửi bất cứ khi nào có nhận xét được thêm vào, bị xóa đi hoặc bị sửa đổi đối với khái niệm dữ liệu.

Sau khi nhận được nhận xét từ người quản lý, người gửi phải sửa đổi khái niệm dữ liệu và gửi nhận xét đi. Nếu người gửi nhận thấy khái niệm dữ liệu là đúng, thì việc sửa đổi không phải thực hiện đối với các trường không quy định, chẳng hạn như thuộc tính meta nhận xét.

Khi chất lượng của khái niệm dữ liệu đáp ứng được yêu cầu của người quản lý, họ sẽ thay đổi mức chất lượng của dữ liệu thành “Đủ tiêu chuẩn tạm thời”. Nếu người gửi và người quản lý không đạt được sự đồng thuận về mức chất lượng này và không thể giải quyết được vn đề, họ sẽ gửi vấn đề đó đến CCC.

CCC sẽ xem xét lại các khái niệm dữ liệu đã được xác định là “Đủ tiêu chuẩn tạm thời hoặc sẽ xem xét các khái niệm dữ liệu mà người gửi và người quản lý không thể đạt được sự đồng thuận về mức chất lượng, CCC và cả những người quản lý các lĩnh vực của ITS sẽ xác định những vấn đề liên quan đến khái niệm dữ liệu. Nếu phát hiện thấy bất kỳ khái niệm dữ liệu nào không đáp ứng được mức chất lượng, CCC sẽ đưa ra nhận xét thêm đối với khái niệm dữ liệu này và chuyển mức chất lượng thành “Đã đạt yêu cầu”. Người gửi phải thực hiện những thay đổi và gửi lại khái niệm dữ liệu.

Sau khi chất lượng của khái niệm dữ liệu đáp ứng được yêu cầu của CCC. Người đăng ký sẽ thay đổi mức chất lượng của dữ liệu thành “Đủ tiêu chuẩn”. Nếu người gửi và CCC không thể thống nhất mức chất lượng này, họ sẽ gửi vấn đề đó đến ExCom.

Những xung đột giữa người gửi và người quản lý hiếm khi xảy ra vì họ hiểu rõ vai trò của nhau. Người quản lý biết rõ người gửi là những chuyên gia có chuyên môn sâu về miền dữ liệu và hiểu rõ sự cần thiết của các tiêu chuẩn. Người gửi cũng biết rằng người quản lý là người lưu trữ dữ liệu và họ biết được dữ liệu nào đã được lưu trong CIDCR. Người quản lý sẽ đề xuất sử dụng các khái niệm dữ liệu hiện có trong hệ thống để tránh trùng lp, dư thừa khái niệm dữ liệu trong hệ thống CIDCR, tuy nhiên người quản lý dữ liệu sẽ chấp nhận các khái niệm dữ liệu mới mà người gửi khẳng định là hợp lệ và không bị trùng lặp sau khi người gửi có được thông báo về những khái niệm dữ liệu hiện có trong hệ thống.

B.2.4  Đánh giá mức độ ưu tiên

Dựa trên yêu cầu từ người gửi, người quản lý có thể nâng khái niệm dữ liệu lên mức cht lượng "Ưu tiên tạm thời".

CCC sẽ xem xét lại các khái niệm dữ liệu có mức chất lượng được xác định là “Ưu tiên tạm thời”, CCC sẽ xác định xem liệu khái niệm dữ liệu này có bao gồm cả cú pháp và ngữ nghĩa mà sẽ được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của ITS hay không. Nếu CCC đồng ý thì mức chất lượng của khái niệm dữ liệu sẽ được nâng thành “Ưu tiên”, nếu không đồng ý thì mức chất lượng sẽ được đưa về trạng thái “Đủ tiêu chuẩn”.

B.2.5  Ngừng sử dụng

CHÚ THÍCH: Quy trình này không được trình bày trong Hình 8.1

Người quản lý có thể đề xuất ngừng sử dụng một khái niệm dữ liệu vì nhiều lý do khác nhau, có thể bao gồm những lý do sau:

a) Phiên bản mới của khái niệm dữ liệu có cùng mức chất lượng hoặc cao hơn của khái niệm dữ liệu đề xuất loại bỏ;

b) Khái niệm dữ liệu đã được gộp với một khái niệm dữ liệu khác hoặc tách thành nhiều khái niệm dữ liệu;

c) Cộng đồng ITS không dùng đến khái niệm dữ liệu này nữa.

Một khi khái niệm dữ liệu bị đề xuất loại bỏ, mức chất lượng sẽ được đổi thành "Tạm ngừng sử dụng". Trước hết, CCC sẽ xem xét các khái niệm dữ liệu có mức chất lượng được xác định là "Tạm ngừng sử dụng", sau đó sẽ quyết định xem có nên ngừng sử dụng các khái niệm dữ liệu này hay không. Nếu CCC đồng ý ngừng sử dụng các khái niệm dữ liệu đó thì mức chất lượng sẽ được cập nhập thành “Đã ngừng sử dụng”, nếu không mức chất lượng sẽ được trả về mức đã có trước khi đề nghị ngừng sử dụng.

 

Phụ lục C

(Quy định)

Các mức trạng thái

C.1  Các mức trạng thái

Các mức trạng thái được thiết lập để người dùng CIDCR có thể hiểu được tính ổn định của các khái niệm dữ liệu. Dưới đây là các mức trạng thái được xác định theo thứ tự từ mức thấp nhất đến cao nhất.

a) Đã hủy bỏ” - cho biết rằng khái niệm dữ liệu không còn được sử dụng và không còn trong bất kỳ tiêu chuẩn hiện hành nào.

b) Dự thảo khu vực” - cho biết rằng khái niệm dữ liệu hiện đã có trong tiêu chuẩn khu vực hoặc tài liệu khác và chưa được đưa vào sử dụng.

c) “Sử dụng theo khu vực” - cho biết rằng khái niệm dữ liệu hiện đang được sử dụng, nhưng nó vẫn chưa được trình bày trong bất kỳ tiêu chuẩn chính thức hiện có nào.

d) “Dùng thử theo khu vực” - cho biết rằng khái niệm dữ liệu đang ở trong giai đoạn chính thức hóa trong một tiêu chuẩn khu vực. Thời điểm này, các giai đoạn bình luận của người dùng đã hoàn tất nhưng tiêu chuẩn hoặc đang được bỏ phiếu hoặc đang được chỉnh sửa lần cuối nên khái niệm dữ liệu vẫn chưa được coi là chuẩn hóa.

e) “Tiêu chuẩn khu vực” - cho biết rằng khái niệm dữ liệu đã có trong tiêu chuẩn khu vực mà đã được phê duyệt.

f) “Dự thảo tiêu chuẩn của nhóm làm việc quốc tế - WG” - cho biết rằng khái niệm dữ liệu đã có trong Dự thảo tiêu chuẩn của nhóm làm việc quốc tế (tức là giai đoạn rà soát hoặc kiểm tra chi tiết Dự thảo).

g) Dự thảo tiêu chuẩn quốc tế - DIS” - cho biết rằng khái niệm dữ liệu đã có trong bản dự thảo tiêu chuẩn quốc tế (tức là giai đoạn thẩm tra).

h) “Dự thảo cuối cùng của tiêu chuẩn quốc tế - FDIS” - cho biết rằng khái niệm dữ liệu đã có trong bản dự thảo cuối cùng của tiêu chuẩn quốc tế (tức là giai đoạn phê duyệt)

i) “Tiêu chuẩn” - cho biết rằng khái niệm dữ liệu đã có trong tiêu chuẩn quốc tế mà đã được công bố.

Các khái niệm dữ liệu trong các tài liệu sẽ được gán trạng thái mà phản ánh mức đăng ký cao nhất của nó trong số tt cả các tài liệu có trong CIDCR.

 

Phụ lục D

(Quy định)

Kiểm soát phiên bản

D.1  Tổng quan

Mỗi khái niệm dữ liệu trong CIDCR sẽ được quản lý theo phiên bản gốc (tức là số phiên bản chính) và phiên bản sửa đổi (tức là số phiên bản phụ), cả hai phiên bản này được CIDCR quản lý tự động, người quản lý khái niệm dữ liệu có thể chỉnh sửa, ghi đè trên phiên bản sửa đổi.

CIDCR sẽ lưu lại các bản sao của các bản sửa đổi của tất cả các phiên bản của khái niệm dữ liệu. Bất kỳ chỉnh sửa nào đối với khái niệm dữ liệu sẽ tạo ra một phiên bản sửa đổi mới hoặc một phiên bản mới của khái niệm dữ liệu có thông tin giống hệt nhau, ngoại trừ các thuộc tính meta đã được chnh sửa.

Các phiên bản và các thuộc tính meta sửa đổi phải tuân theo các quy tắc được trình bày trong TCVN 13910 -1:2023. Các thủ tục dùng để quản lý các giá trị của các thuộc tính meta này được trình bày trong các mục dưới đây.

D.2  Thay đổi phiên bản

Số phiên bản sẽ chỉ thay đổi sau lần thay đổi bắt buộc đầu tiên đối với khái niệm dữ liệu mà ở mức trạng thái là “Tiêu chuẩn” hoặc “Tiêu chuẩn khu vực”. CIDCR s coi sự thay đổi đối với bất kỳ thuộc tính meta nào sau đây là một sự thay đổi mang tính bắt buộc:

a) Định nghĩa;

b) Quy tắc trình tự hội thoại;

c) Khái niệm trừu tượng;

d) Kiểu dữ liệu;

e) Định dạng;

f) Đơn vị đo lường;

g) Quy tắc giá trị hợp lệ;

h) Sự ràng buộc.

Hệ thống CIDCR cho phép người quản lý dữ liệu ghi đè bản cập nht lên phiên bản gốc thay vì chỉ được ghi đè bản cập nhật trên phiên bản sửa đổi nếu như việc sửa đổi chỉ liên quan tới thuc tính meta Định nghĩa. Người quản lý dữ liệu chỉ thực hiện hành động này theo hướng dẫn của CCC. Khi thực hiện chỉnh sửa cập nhật lại các thuộc tính meta ở trên, nhà đăng ký cần tuân thủ theo hướng dẫn nghiêm ngặt.

Việc cập nhật thuộc tính meta Phiên bản sẽ xóa hoàn toàn thuộc tính meta Định danh Đối tượng.

CHÚ THÍCH: Việc cập nhật này sẽ thay đổi mức chất lượng của khái niệm dữ liệu thành "Dự thảo",

D.3  Những thay đổi về bản sửa đổi

Bất kỳ thay đổi nào đối với khái niệm dữ liệu sẽ tạo ra một bản ghi mới giống hệt bản cũ trong cơ sở dữ liệu, dưới đây là những điều cần lưu ý:

a) Những sửa đổi sau đây sẽ không tạo ra một bản ghi mới giống hệt bản cũ:

1) Thêm, xóa hoặc sửa đổi một bình luận.

2) Thêm, xóa hoặc sửa đổi người theo dõi.

3) Thêm, xóa hoặc sửa đổi người quản lý.

b) Các thuộc tính meta dưới đây sẽ được cập nhật khi thích hợp, việc cập nhật không chỉ đơn giản là sao chép từ bản ghi trước đó:

1) Phiên bản chính.

2) Phiên bản sửa đổi.

3) Ngày sửa đổi.

c) Thực thi CIDCR có thể tạo ra khái niệm dữ liệu trừu tượng để chia sẻ các thuộc tính meta giữa các phiên bản sửa đổi. Ví dụ, thuộc tính meta Kiểu dữ liệu có thể không thay đổi gì và được chia sẻ giữa các phiên bản sửa đổi. CIDCR có thể chọn triển khai thiết kế bằng cách tận dụng dữ liệu được chia sẻ này.

 

Phụ lục E

(Quy định)

Độ phân giải và sự hài hòa dữ liệu

CHÚ THÍCH: Sự hài hòa dữ liệu không có nghĩa là phải có một định nghĩa duy nhất cho mọi khái niệm dữ liệu; nó ch đơn thuần là mọi khái niệm dữ liệu thay thế tồn tại đều có lý do và được sử dụng hài hòa với các khái niệm dữ liệu khác. Về mặt khái niệm, điu này tương tự như một thế giới âm nhạc, khi phần hòa âm khác với phần giai điệu. Chẳng hạn như cùng một giai điệu (ví dụ: cùng một phím, cùng một nhịp độ, nói chung là có nhịp điệu giống nhau hoặc tương tự nhau) nhưng khác nhau vì lý do thường thức (tức là nâng cao trải nghiệm âm nhạc tng thể).

E.1  Quy trình hài hòa và tái sử dụng dữ liệu ITS

E.1.1  Tổng quan

Quy trình này trình bày chi tiết về cách thức mà CCC và người quản lý dữ liệu thực hiện trách nhiệm của họ trong việc xác định, đối chiếu và tìm ra các khái niệm dữ liệu của tất cả các lĩnh vực trong ITS bị chồng chéo và trùng lặp.

E.1.1  Nhận biết và phân tích dữ liệu ITS

Người quản lý dữ liệu có thể nhận biết các vấn đề tiềm ẩn đối với khái niệm dữ liệu theo các bước sau.

Bước 1: Người quản lý dữ liệu xem lại các nội dung CIDCR để xác định các khái niệm dữ liệu hài hòa. Sau đó, người quản lý dữ liệu sẽ gắn cờ cho tất cả các khái nim dữ liệu được xác định là hài hòa với các khái niệm dữ liệu khác bằng cờ ứng viên hài hòa và sẽ giải thích vấn đề trong mục bình luận.

Bước 2: Người đăng ký có thể xác định các khái niệm d liệu hài hòa một cách độc lập bằng cách sử dụng hệ thống CIDCR và tập trung vào các phạm vi cụ thể dựa trên sự chỉ đạo của CCC (ví dụ: tham chiếu vị trí hoặc quản lý sự cố) hoặc kiểu khái niệm dữ liệu (ví dụ: miền giá trị). Việc xác định các vn đề khái niệm dữ liệu tiềm ẩn dựa vào những phân tích của người đăng ký tên phần từ dữ liệu, định nghĩa, thuộc tính chung/ đối tượng/ thuật ngữ tiêu biểu và các miền giá trị chung hoặc tương tự nhau.

Bước 3: Người đăng ký sẽ lập một danh sách tóm tắt các vấn đề về khái niệm dữ liệu tiềm ẩn cùng với tất cả các thuộc tính meta cho từng khái niệm dữ liệu đó. Danh sách này sẽ bao gồm các vn đề về dữ liệu tiềm ẩn mới mà được xác định kể từ lần kiểm tra cuối cùng cũng như mọi vấn đề về dữ liệu mở đã có trong các danh sách trước đó. Danh sách này cũng thể hiện các trạng thái hài hòa đối với các khái niệm đã được xem xét gn đây. Danh sách tóm tắt này sẽ bao gồm các thuộc tính meta như: Định danh khái niệm dữ liệu, tên mô tả, định nghĩa, những nhận xét, những bình luận và người người quản lý dữ liệu.

Bước 4: Người đăng ký sẽ chuyển danh sách đó cho CCC.

Hình E.1 - Quy trình hài hòa khái niệm dữ liệu

Bước 5: Khi nhận được danh sách này, người quản lý dữ liệu sẽ phân tích các vấn đề tiềm ẩn, tham khảo ý kiến của những người quản lý dữ liệu khác nếu cần và đưa ra giải pháp thích hợp. Bước đầu tiên trong quy trình này là để giúp mỗi người quản lý dữ liệu hiểu được ngữ nghĩa của các khái niệm dữ liệu được đề cập đến. Nếu ngữ nghĩa của các khái niệm dữ liệu này không tương đương thì nên tách biệt các khái niệm dữ liệu này ra. Nếu chúng tương đương một phần hoặc tương đương đáng kể, thì người quản lý dữ liệu có thể sử dụng một trong số khái niệm đó, sửa đổi chúng để sử dụng chung hoặc sẽ phải chấp nhận sử dụng một khái niệm dữ liệu mới thay thế cho các khái niệm dữ liệu đang được đề cập đến. Sau khi các khái niệm dữ liệu có sự phù hợp về mặt ngữ nghĩa, người quản lý dữ liệu sẽ tiếp tục giải quyết các vấn đề về cú pháp (tức là dạng biểu diễn) của các khái niệm dữ liu được đề cập. Mục đích của việc này là để đưa ra một giải pháp chung cho các vấn đề về các khái niệm dữ liệu đang được đề cập.

Để hiểu các vấn đề về ngữ nghĩa của khái niệm dữ liệu liên quan thì ở bước đầu tiên của quy trình phải vẽ được sơ đồ lớp UML. Có thể có các mức phân giải chất lượng dữ liệu sau đây:

a) Một khái niệm dữ liệu được chọn (có thể được sửa đổi) phải là khái niệm dữ liệu ở mức chất lượng Ưu tiên, các khái niệm dữ liệu khác coi khái niệm dữ liệu được lựa chọn này là khái niệm kế thừa của chúng;

b) Khái niệm dữ liệu mới được tạo ra được coi là khái niệm dữ liệu ở mức chất lượng Ưu tiên, các khái niệm dữ liệu khác coi khái niệm dữ liệu mới này là khái niệm kế thừa của chúng;

c) Mỗi khái niệm dữ liệu được lưu trữ riêng biệt và độc lập.

Bước 6: Mỗi người quản lý dữ liệu sẽ thông báo cho (các) ủy ban tiêu chuẩn và người gửi về độ phân giải chất lượng dữ liệu để họ xem xét. Các ủy ban tiêu chuẩn sẽ cần phải cân nhắc giữa lợi ích của việc chuyển sang dùng định nghĩa đã được xem xét sửa đổi so với lợi ích của việc tiếp tục sử dụng định nghĩa hiện có.

CHÚ THÍCH: Khi khái niệm dữ liệu hài hòa được ấn định là khái niệm kế thừa không có nghĩa là trạng thái hoặc đặc tính của khái niệm dữ liệu hài hòa đó thay đổi. Khái nim dữ liệu vẫn có thể được giữ ở mức trạng thái “Tiêu chuẩn” và mức chất lượng “Đtiêu chuẩn” miễn là ủy ban tiêu chuẩn hóa nhận thy nó phù hợp.

Bước 7: Những người quản lý sẽ báo cáo kết quả về độ phân giải chất lượng dữ liệu cho người đăng ký dữ liệu ngay sau khi có kết quả.

Bước 8: CCC sẽ xem xét lại kết quả này và đưa ra hướng dẫn cho người đăng ký dữ liệu. Đối với các khái niệm dữ liệu mà sự hài hòa đã đạt được giữa những người quản lý liên quan, CCC sẽ xem xét và phê duyệt trạng thái hài hòa của những người quản lý này, hoc đưa ra mức độ hài hòa phù hợp. CCC sẽ xem xét lại các khái niệm dữ liệu tiềm ẩn mà những người quản lý chưa thể giải quyết được và đưa ra các mức phân giải nếu cần. Người đăng ký sẽ lưu lại từng khái niệm dữ liệu cùng với trng thái hài hòa của nó trong danh sách các khái niệm đã hài hòa cho đến khi CCC phê duyệt trạng thái hài hòa cui cùng. Các khái niệm dữ liệu này sẽ được đưa vào danh sách hài hòa tiếp theo sau danh sách được đề cập ở Bước 2.

Bước 9: Sau khi có được sự hài hòa cuối cùng về khái niệm dữ liệu, người đăng ký phải đảm bảo rằng kết quả về các mức phân giải phải được bổ sung trong hệ thống CIDCR bằng việc:

a) Đảm bảo khái niệm dữ liệu ưu tiên được nâng lên mức chất lượng "Ưu tiên",

b) Đảm bảo rằng mỗi khái niệm dữ liệu không được ưu tiên phải được cập nhật để liệt kê khái niệm dữ liệu được ưu tiên làm khái niệm kế thừa của nó;

c) Xóa cờ ứng cử viên hài hòa khỏi mỗi khái niệm dữ liệu liên quan;

d) Thêm chú thích vào mỗi khái niệm dữ liệu liên quan để giải thích mức phân giải.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 14817-2, Intelligent transport systems - ITS central data dictionaries - Part 2: Governance of the Central ITS Data Concept Registry

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Đánh giá sự phù hợp

3. Tài liệu viện dẫn

4. Thuật ngữ và định nghĩa

5. Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt

6. Khung đăng ký khái niệm dữ liệu ITS trung tâm

7. Quản lý đăng ký khái niệm dữ liệu ITS trung tâm

7 1  Tổng quan

7.2  Đơn vị điều hành ITS

7.3  Đơn vị kiểm soát thay đổi

7.4  Đơn vị đăng ký

7.5  Người đăng ký

7.6  Người quản lý

7.7  Người gửi

7.8  Người dùng chỉ đọc

8. Siêu dữ liệu quản trị

8.1  Tổng quan

8.2  Các thuộc tính meta quản trị cho các khái niệm dữ liệu

8.2.1  Ngày tạo

8.2.2  Ngày sửa đổi

8.2.3  Người gửi

8.2.4  Người quản lý dữ liệu

8.2.5  Chủ sở hữu dữ liệu

8.2.6  Chất lượng

8.2.7  Trạng thái

8.2.8  Người theo dõi

8.2.9  Bình luận

8.2.10  Sự hài hòa

8.3  Bình luận

8.3.1  Bình luận

8.3.2  Ngày tháng

8.3.3  Người bình luận

8.4  Người dùng

8.4.1  Tên người dùng

8.4.2  Tổ chức

8.4.3  Tên

8.4.4  Điện thoại

8.4.5  Thư điện tử

8.4.6  Cấp độ truy cập

Phụ lục A (Quy định) Các yêu cầu đối với siêu dữ liệu quản trị

A.1  Tổng quan

A.2  Yêu cầu thuộc tính meta đối với các khái niệm dữ liệu

Phụ lục B (Quy định) Kiểm soát chất lượng

B.1  Các mức chất lượng

B.2  Quy trình kiểm soát chất lượng

B.2.1  Tổng quan

B.2.2  Bắt đầu đăng ký

B.2.3  Đánh giá chất lượng

B.2.4  Đánh giá mức độ ưu tiên

B.2.5  Ngừng sử dụng

Phụ lục C (Quy định) Các mức trạng thái

C.1  Các mức trạng thái

Phụ lục D (Quy định) Kiểm soát phiên bản

D.1  Tổng quan

D.2  Thay đổi phiên bản

D.3  Những thay đổi về bản sửa đổi

Phụ lục E (Quy định) Độ phân giải và sự hài hòa dữ liệu

E.1  Quy trình hài hòa và tái sử dụng dữ liệu ITS

E.1.1  Tổng quan

E.1.1  Nhn biết và phân tích dữ liệu ITS

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi