Quyết định 87/QĐ-BTNMT 2022 thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 87/QĐ-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 87/QĐ-BTNMT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 14/01/2022 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Công bố 15 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực môi trường
Ngày 14/01/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định 87/QĐ-BTNMT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố 15 thủ tục hành chính mới ban hành bao gồm: Cấp giấy phép môi trường; Cấp đổi giấy phép môi trường; Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường; Cấp lại giấy phép môi trường; Đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định của Công ước Stockholm; Cung cấp thông tin môi trường; Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường;…
Bên cạnh đó, Danh mục 18 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực môi trường gồm: Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; Chấp thuận về môi trường (Trường hợp dự án có những thay đổi được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án); Kiểm tra xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; Cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;…
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 87/QĐ-BTNMT tại đây
tải Quyết định 87/QĐ-BTNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG _________ Số: 87/QĐ-BTNMT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường
________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo); - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tài nguyên và Môi trường: các Thứ trưởng, các Vụ, Văn phòng Bộ, Cổng Thông tin điện tử Bộ; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Lưu: VT, VPB, TCMT. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Võ Tuấn Nhân
|
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số 87/QĐ-BTNMT ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường
TT |
Tên thủ tục hành chính |
Tên VBQPPL quy định nội dung thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương |
||||
1 |
Cấp giấy phép môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
2 |
Cấp đổi giấy phép môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
3 |
Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
4 |
Cấp lại giấy phép môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
5 |
Đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định của Công ước Stockholm |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
6 |
Cung cấp thông tin môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Luật Tiếp cận thông tin 2016; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Nghị định số 13/2018/NĐ-CP; - Thông tư số 22/2020/TT-BTC. |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh |
||||
1 |
Cấp giấy phép môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
UBND cấp tỉnh |
2 |
Cấp đổi giấy phép môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
UBND cấp tỉnh |
3 |
Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
UBND cấp tỉnh |
4 |
Cấp lại giấy phép môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
UBND cấp tỉnh |
C. Thủ tục hành chính cấp huyện |
||||
1 |
Cấp giấy phép môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
UBND cấp huyện |
2 |
Cấp đổi giấy phép môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
UBND cấp huyện |
3 |
Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
UBND cấp huyện |
4 |
Cấp lại giấy phép môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
UBND cấp huyện |
D. Thủ tục hành chính cấp xã |
||||
1 |
Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
UBND cấp xã |
2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường
TT |
Mã hồ sơ thủ tục hành chính |
Tên thủ tục hành chính |
Tên VBQPPL quy định thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung |
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương |
|||||
1 |
1.004880 |
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
2 |
1.004316 |
Điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
3. Danh mục thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường
TT |
Mã hồ sơ thủ tục hành chính |
Tên thủ tục hành chính được thay thế |
Tên thủ tục hành chính thay thế |
Tên VBQPPL quy định thủ tục hành chính được thay thế |
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương |
||||||
1 |
1.000902 |
Chấp thuận liên kết để chuyển giao CTNH không có trong Giấy phép xử lý CTNH/Giấy phép quản lý CTNH |
Chấp thuận liên kết chuyển giao chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
2 |
1.004272 |
Đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại |
Chấp thuận đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
3 |
1.004287 |
Thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại |
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
4 |
1.001060 |
Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (báo cáo riêng theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2019/NĐCP sửa đổi bổ sung Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP) |
Thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản (báo cáo riêng theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
5 |
2.002345 |
Chứng nhận/ chứng nhận lại nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường |
Chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
6 |
Cấp đổi quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
||
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh |
||||||
1 |
1.004249 |
Thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại |
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
UBND cấp tỉnh |
2 |
1.004240 |
Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (báo cáo riêng theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP) |
Thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản (báo cáo riêng theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) |
- Luật BVMT 2020; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Môi trường |
UBND cấp tỉnh |
4. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường
TT |
Mã hồ sơ thủ tục hành chính |
Tên thủ tục hành chính |
Tên VBQPPL quy định TTHC bị bãi bỏ |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương |
|||||
1 |
1.004229 |
Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
2 |
2.000837 |
Chấp thuận về môi trường (Trường hợp dự án có những thay đổi được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án) |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
- Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền) - Các Bộ cơ quan ngang Bộ (hoặc cơ quan được ủy quyền) |
3 |
2.001825 |
Kiểm tra xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
- Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền). - Các Bộ cơ quan ngang Bộ (hoặc cơ quan được ủy quyền) |
4 |
1.001253 |
Xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền) |
5 |
1.004431 |
Cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền) |
6 |
1.001724 |
Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền) |
7 |
2.000812 |
Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền) |
8 |
1.001502 |
Cho phép nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền) |
9 |
1.004326 |
Gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
10 |
2.002207 |
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
Bộ TN&MT |
11 |
1.005740 |
Chấp thuận miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) hoặc cơ quan được ủy quyền |
12 |
2.000441 |
Chấp thuận việc sử dụng các phương tiện vận chuyển không ghi trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại/Giấy phép quản lý chất thải nguy hại |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
Bộ TN&MT (hoặc cơ quan được ủy quyền) |
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh |
|||||
1 |
1.004141 |
Chấp thuận về môi trường (Trường hợp dự án có những thay đổi được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án) |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
UBND cấp tỉnh (hoặc cơ quan được ủy quyền) |
2 |
1.004356 |
Kiểm tra xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
UBND cấp tỉnh (hoặc cơ quan được ủy quyền) |
3 |
1.004258 |
Xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
UBND cấp tỉnh (hoặc cơ quan được ủy quyền) |
4 |
1.004148 |
Đăng ký xác nhận/đăng ký xác nhận lại kế hoạch bảo vệ môi trường |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
Sở TN&MT |
5 |
1.005741 |
Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
Sở TN&MT |
C. Thủ tục hành chính cấp huyện |
|||||
1 |
1.004138 |
Đăng ký xác nhận/đăng ký xác nhận lại kế hoạch bảo vệ môi trường |
- Luật BVMT 2020 |
Môi trường |
UBND cấp huyện |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số 87/QĐ-BTNMT ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương
I. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành
1. Cấp giấy phép môi trường
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đối với các dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh: nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan cấp phép theo một trong các trường hợp sau:
i- Chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi đã hoàn thành công trình xử lý chất thải cho toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự án có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án;
ii- Chủ dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định;
iii- Chủ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm nhưng chậm nhất trước 45 ngày tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.
Trường hợp không bảo đảm thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại điểm này, chủ dự án đầu tư phải có thông báo gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm;
iv- Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP nhưng chậm nhất trước 45 ngày tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, kiểm tra và trả kết quả
- Cơ quan cấp phép thành lập hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra theo một trong các trường hợp sau:
+ Đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, đồng thời thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường, cơ quan cấp phép thành lập hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường, không tổ chức kiểm tra thực tế;
+ Đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường, dự án đầu tư có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, cơ quan cấp phép thành lập tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường, không tổ chức kiểm tra thực tế;
+ Đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư;
+ Đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động, cơ quan cấp phép thành lập đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra thực tế.
- Hội đồng thẩm định, tổ thẩm định thẩm định hồ sơ, đoàn kiểm tra nghiên cứu hồ sơ và khảo sát hoặc kiểm tra thực tế (nếu có) đối với dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp phép không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này.
- Căn cứ kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra, cơ quan cấp phép xem xét, cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở trong trường hợp đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường hoặc có văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ:
+ Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép (bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
• Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
• Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
+ Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan cấp phép.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- 01 bản chính Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở:
+ Trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm: mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường: mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II: mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp dự án đầu tư nhóm III: mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III: mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- 01 bản sao Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng (đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường).
d) Thời hạn giải quyết:
d1. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính cấp giấy phép môi trường tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (trong đó thời hạn thẩm định hồ sơ, trả kết quả sau khi nhận được hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép môi trường tối đa là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ) đối với các trường hợp sau đây:
• Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
• Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
d2. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính cấp giấy phép môi trường tối đa là 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (trong đó thời hạn thẩm định hồ sơ, trả kết quả sau khi nhận được hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép môi trường tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ) đối với các trường hợp còn lại.
Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an (đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh);
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được giao thẩm quyền thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường/Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an (đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh).
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép môi trường (mẫu số 40 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- Văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.
h) Phí, lệ phí:
Thông tư số 02/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép môi trường do cơ quan trung ương thực hiện.
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm (mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 02: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 03: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II (mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 04: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 05: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 06: Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Các dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng nêu trên.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm
(Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ(*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư:
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có): ............................................
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có): ........................................
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): .........
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: ................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,...) hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,...) hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của dự án đầu tư); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải;
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên dự án đầu tư (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với dự án đầu tư xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom của dự án đầu tư phục vụ cho xử lý chất thải rắn;
- Đối với dự án đầu tư có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: công nghệ sản xuất; điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Dự báo về khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh trong khuôn viên dự án đầu tư (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với dự án đầu tư xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của dự án đầu tư;
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của dự án đầu tư.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có);
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với dự án đầu tư.
8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có):
Nêu rõ các biện pháp để thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):
Phần này báo cáo về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư đã được phê duyệt.
10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):
- Nêu rõ các nội dung thay đổi của dự án đầu tư so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động động môi trường.
- Đánh giá tác động đến môi trường từ việc thay đổi nội dung so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
+ ....................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...........................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại: Nêu rõ từng công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; quy mô, công suất của từng công trình, phương thức xử lý theo bảng sau:
TT |
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại |
Công suất xử lý (kg/năm) |
Phương án xử lý |
Ghi chú |
1 |
Tên công trình 1 |
.... |
.... |
|
2 |
Tên công trình 2 |
...... |
..... |
|
3 |
............... |
|
|
|
.... |
............... |
|
|
|
- Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại và khối lượng đề nghị cấp phép theo bảng sau:
TT |
Tên chất thải |
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) |
Số lượng (kg/năm) |
Mã chất thải nguy hại |
Phương án xử lý |
Mức độ xử lý |
|
|
|
|
|
|
(Tên của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần đạt được) |
|
Tổng số lượng |
|
|
|
|
|
- Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại: Nêu rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại đề nghị cấp phép; vị trí diện tích từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, gồm:
+ Tên trạm trung chuyển chất thải nguy hại số: ..........................................................................................................................................
+ Địa chỉ: ..............................................................................................................
+ Diện tích: ..........................................................................................................................................
+ Điện thoại: .......................... Fax: ..................... E-mail: ........................
- Địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế.
5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):
- Loại phế liệu đề nghị nhập khẩu: Nêu rõ loại (có mã HS) phế liệu đề nghị cấp phép.
- Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư: Nêu rõ khối lượng từng loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.
Chương V
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của dự án, chủ dự án tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn đi vào vận hành, cụ thể như sau:
A. Trường hợp dự án đầu tư được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (báo cáo các nội dung Mục 1 dưới đây)
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn). Trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
B. Trường hợp dự án đầu tư đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành (báo cáo các nội dung Mục 1 dưới đây)
1. Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện:
1.1. Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải (cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị thực hiện việc quan trắc môi trường: thời gian, tần suất, phương pháp, kết quả đo đạc, lấy và phân tích mẫu; thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng).
Việc đánh giá hiệu quả công trình xử lý nước thải được thực hiện thông qua kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý (chương trình và phương pháp lấy mẫu tổ hợp để đánh giá), gồm:
- Kết quả đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải đối với một số thông số ô nhiễm chính đã sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn của hệ thống xử lý nước thải và được trình bày theo bảng sau:
Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý |
Lưu lượng thải (Đơn vị tính) |
Thông số ô nhiễm chính tại công đoạn.......... (Đơn vị tính) |
|||||
Thông số A |
Thông số B |
v.v... |
|||||
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
||
Lần 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Lần 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Lần n, ..... |
|
|
|
|
|
|
|
Hiệu suất xử lý của từng công đoạn xử lý nước thải (%) |
|
|
|
|
|
|
|
- Kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) của các thông số môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với ngành, lĩnh vực có quy chuẩn riêng hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải (sinh hoạt, công nghiệp). Đối với một số ngành công nghiệp đặc thù phải thực hiện quan trắc các thông số môi trường theo quyết định của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được trình bày theo bảng sau:
Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; quy chuẩn kỹ thuật về chất thải được áp dụng |
Lưu lượng thải (Đơn vị tính) |
Thông số môi trường của dự án |
|||||
Thông số A (Đơn vị tính) |
Thông số B (Đơn vị tính) |
v.v... |
|||||
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
||
Lần 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Lần 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Lần n,... |
|
|
|
|
|
|
|
Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất). |
|
|
|
|
|
|
|
- Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải thông qua số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) của các ngày đã thực hiện lấy, phân tích mẫu nước thải trong phòng thí nghiệm. Kết quả quan trắc tự động, liên tục được so sánh, đối chiếu với kết quả đo nhanh hiện trường và kết quả lấy, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Giá trị trung bình theo ngày của các kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục được so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số môi trường của các quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng để đánh giá sự phù hợp quy chuẩn (không phân biệt phương pháp đo đạc, lấy và phân tích mẫu trong quy chuẩn kỹ thuật) và được trình bày theo bảng sau:
Giá trị trung bình theo ngày (24 giờ) của các kết quả đo được so sánh với giá trị tối đa cho phép của quy chuẩn kỹ thuật về chất thải |
Lưu lượng thải (Đơn vị tính) |
Thông số quan trắc tự động, liên tục |
|||||
Thông số A (Đơn vị tính) |
Thông số B (Đơn vị tính) |
v.v... |
|||||
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
||
Ngày thứ 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày thứ 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày thứ n (kết quả đánh giá theo ngày lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm) |
|
|
|
|
|
|
|
Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất). |
|
|
|
|
|
|
|
1.2. Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Việc đánh giá hiệu quả xử lý được thực hiện thông qua kết quả quan trắc khí thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc tự động, liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý. Chủ dự án thực hiện thống kê dưới dạng bảng tương tự như đối với nước thải tại Mục 1 nêu trên.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VI
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa;
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Phụ lục 2:
* Đối với dự án phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
- Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng đối với hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu biển (nếu có);
- Các tài liệu khác liên quan đến biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình phá dỡ tàu biển theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh), nếu có.
* Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
Các văn bản liên quan đến nội dung quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường và văn bản thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Phụ lục 2.1. Hồ sơ pháp lý đối với dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại (trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ không được nộp kèm theo thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường).
Phụ lục 2.2. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại.
Phụ lục 2.3. Hồ sơ kỹ thuật của các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại:
- Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có);
- Hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, hoàn công của các hệ thống, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý và lưu giữ chất thải (nếu có).
Lưu ý: Trường hợp các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại dùng chung để xử lý cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường thì chỉ mô tả một lần.
Phụ lục 2.4. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị, công trình bảo vệ môi trường:
Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Hồ sơ có thể đóng quyển riêng; giấy tờ, ảnh chụp có liên quan.
Phụ lục 2.5. Hồ sơ nhân lực:
Đính kèm Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, số bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc.
Phụ lục 2.6. Bảng hướng dẫn vận hành an toàn phương tiện, thiết bị xử lý chất thải.
Phụ lục 2.7. Bảng hướng dẫn vận hành các thiết bị, công trình bảo vệ môi trường: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.8. Kế hoạch quản lý môi trường
- Chương trình quản lý môi trường: mục tiêu; tổ chức nhân sự; kế hoạch quản lý; kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình;
- Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải (ví dụ: các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan);
- Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số khu vực xử lý chất thải, trạm trung chuyển chất thải nguy hại): Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp); các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép); kinh phí dự phòng.
Phụ lục 2.9. Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe:
Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố:
Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng phó sự cổ; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.11. Đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm:
Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú).
Phụ lục 2.12: Quy hoạch có liên quan và có nội dung về xử lý chất thải nguy hại (nếu có), trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
Phụ lục 2.13: Quy định khoảng cách an toàn về môi trường (nếu có);
Phụ lục 2.14: Văn bản thẩm định hoặc ý kiến về công nghệ xử lý chất thải nguy hại.
* Đối với dự án khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Mẫu 02
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
(Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư: ...........................................................................................
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có): ....................................
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ...................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: ...................................
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: ...................................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có): ...................................
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:
- Chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án;
- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường, danh mục và hiện trạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển có thể bị tác động bởi dự án.
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án:
- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải; hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.
- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Mô tả các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải: hiện trạng khai thác, sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ các hoạt động, mục đích khai thác, sử dụng nước chính, khoảng cách, vị trí các công trình so với vị trí dự kiến xả nước thải).
- Mô tả hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải: các hoạt động xả nước thải khác vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải với các thông tin chính sau:
+ Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực (vị trí khoảng cách đến vị trí xả nước thải).
+ Mô tả về nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực (hoạt động sản xuất phát sinh nước thải, các thông số ô nhiễm chính có trong nước thải, lưu lượng, chế độ xả nước thải).
- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:
Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án; đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án trước khi triển khai xây dựng.
Việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí xung quanh chỉ yêu cầu đối với những dự án phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường hoặc dự án sử dụng mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm (nếu có).
Chương IV
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
1.1. Đánh giá, dự báo các tác động:
Việc đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn này tập trung vào các hoạt động chính sau đây:
- Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất;
- Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng;
- Khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án);
- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;
- Thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các dự án có công trình xây dựng;
- Làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).
Yêu cầu: Đối với nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải cần cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải.
(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư)
1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:
- Về nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):
+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải;
- Về bụi, khí thải: Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- Về tiếng ồn, độ rung: Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung do hoạt động của dự án;
- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)
2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1. Đánh giá, dự báo các tác động:
- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác). Mỗi tác động phải được cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận (nếu có).
- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung).
- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp; đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy theo quy định của pháp luật.
- Đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có đánh giá tác động và biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi.
- Kết quả tính toán của mô hình phát tán chất ô nhiễm, sự cố môi trường đối với dự án đầu tư xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) nước thải trở lên (trừ nước làm mát thiết bị, nước nuôi trồng thủy sản) hoặc xả bụi, khí thải có lưu lượng từ 200.000 m3/giờ trở lên, trừ trường hợp dự án đầu tư không thay đổi nội dung liên quan đến hoạt động xả nước thải, bụi, khí thải so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề xuất cấp lại giấy phép môi trường).
(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư).
2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:
Yêu cầu chung: Trên cơ sở kết quả đánh giá các tác động tại Mục 2.1, hiện trạng và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, chủ dự án đầu tư phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và nồng độ các thông số ô nhiễm đặc trưng) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.
a) Về công trình, biện pháp xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có).
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo).
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có).
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
b) Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có).
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
c) Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):
- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).
d) Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;
- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).
đ) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư;
- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục;
- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác;
- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.
Chương V
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học)
1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản
1.1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực; quy hoạch sử dụng đất sau khai thác (nếu có), tổ chức, cá nhân phải xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường khả thi.
- Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đưa ra cần làm rõ các nội dung sau:
+ Xác định thời điểm, nội dung thực hiện một phần công tác cải tạo, phục hồi môi trường (ngay trong quá trình khai thác) đối với các hạng mục công trình mỏ (công trình phụ trợ khai thác, bãi thải mỏ,...) và khu vực khai thác (trường hợp mỏ khai thác theo hình thức “cuốn chiếu”, có thể thực hiện được công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng);
+ Xác định các hạng mục công trình mỏ, các hạng mục công việc cần cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác (moong khai thác đối với mỏ lộ thiên; hệ thống đường lò/giếng thông gió, vận chuyển, lò chợ ... đối với mỏ hầm lò) trong giai đoạn đóng cửa mỏ (thời điểm kết thúc khai thác mỏ theo dự án đầu tư đã lập);
+ Mô tả các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường; lập bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: tác động liên quan đến chất thải, tác động không liên quan đến chất thải như: cảnh quan, sinh thái sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...) và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu.
- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các phương án lựa chọn. Trên cơ sở đánh giá và so sánh “chỉ số phục hồi đất” và ưu điểm, nhược điểm của các phương án, lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.
1.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Từ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường;
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
1.3. Kế hoạch thực hiện
- Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường;
- Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực khai thác |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
.... |
.... |
|
|
|
|
|
|
1.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải
2.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình xử lý chất thải, ảnh hưởng của quá trình xử lý chất thải đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.
- Việc cải tạo môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.
- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo môi trường. Xây dựng bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt.
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự cố môi trường,...) để lựa chọn phương án cải tạo môi trường.
2.2. Nội dung cải tạo môi trường
Từ giải pháp cải tạo môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo môi trường;
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc đề cải tạo môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo môi trường.
Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế cơ sở.
2.3. Kế hoạch thực hiện
- Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo môi trường;
- Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo môi trường;
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực ô chôn lấp chất thải |
|
|
|
|
|
|
1 |
Hệ thống xử lý nước thải |
|
|
|
|
|
|
2 |
Hệ thống xử lý khí thải |
|
|
|
|
|
|
3 |
Hệ thống quan trắc, giám sát môi trường |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
2.4. Dự toán chi phí cải tạo môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường:
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)
Chương VI
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.........................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương VII
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn). Trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành của công trình xử lý chất thải;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;
- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Phụ lục 2: Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm II, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.
Mẫu 03
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II
(Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của cơ sở (2)
CHỦ CƠ SỞ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động (viết tắt là cơ sở).
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên cơ sở:
- Địa điểm cơ sở:
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có): .........................................
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có): ........................................
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ........................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
3.3. Sản phẩm của cơ sở:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: ................
5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu.
6. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải;
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn;
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có);
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):
Nêu rõ các nội dung thay đổi của cơ sở so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này)
(Phần này nêu chi tiết các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp trước đó).
10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):
Phần này báo cáo về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
........................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.......................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại: Nêu rõ từng công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; quy mô, công suất của từng công trình, phương thức xử lý theo bảng sau:
TT |
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại |
Công suất xử lý (kg/năm) |
Phương án xử lý |
Ghi chú |
1 |
Tên công trình 1 |
.... |
.... |
|
2 |
Tên công trình 2 |
...... |
..... |
|
3 |
................ |
|
|
|
.... |
................. |
|
|
|
- Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại và khối lượng đề nghị cấp phép theo bảng sau:
TT |
Tên chất thải |
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) |
Số lượng (kg/năm) |
Mã chất thải nguy hại |
Phương án xử lý |
Mức độ xử lý |
|
|
|
|
|
|
(Tên của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần đạt được) |
|
Tổng số lượng |
|
|
|
|
|
- Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại: Nêu rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại đề nghị cấp phép; vị trí diện tích từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, gồm:
+ Tên trạm trung chuyển chất thải nguy hại số: ..........................................................................................................................................
+ Địa chỉ: ..........................................................................................................................................
+ Diện tích: ..........................................................................................................................................
+ Điện thoại: .......................... Fax: ..................... E-mail: ........................
- Địa bàn hoạt động đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế.
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):
- Loại phế liệu đề nghị nhập khẩu: Nêu rõ loại (có mã HS) phế liệu đề nghị cấp phép.
- Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với cơ sở: Nêu rõ khối lượng từng loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.
Chương V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):
Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
Chương VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.
Chương VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).
Phụ lục 2:
* Đối với cơ sở có hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (đối với cơ sở phá dỡ tàu biển);
- Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng đối với hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu biển (nếu có);
- Các tài liệu khác liên quan đến biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình phá dỡ tàu biển theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh), nếu có;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
Phụ lục 2.1. Hồ sơ pháp lý đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại (trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ không được nộp kèm theo thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường).
Phụ lục 2.2. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại.
Phụ lục 2.3. Hồ sơ kỹ thuật của các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại:
- Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có);
- Hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, hoàn công của các hệ thống, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý và lưu giữ chất thải (nếu có);
Lưu ý: Trường hợp các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại dùng chung để xử lý cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông
thường thì chỉ mô tả một lần.
Phụ lục 2.4. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị, công trình bảo vệ môi trường:
Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Hồ sơ có thể đóng quyển riêng; giấy tờ, ảnh chụp có liên quan.
Phụ lục 2.5. Hồ sơ nhân lực:
Đính kèm Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, số bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc.
Phụ lục 2.6. Bảng hướng dẫn vận hành an toàn phương tiện, thiết bị xử lý chất thải.
Phụ lục 2.7. Bảng hướng dẫn vận hành các thiết bị, công trình bảo vệ môi trường: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.8. Kế hoạch quản lý môi trường
a) Chương trình quản lý môi trường: mục tiêu; tổ chức nhân sự; kế hoạch quản lý; kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình.
b) Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải (ví dụ: các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan).
c) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số khu vực xử lý chất thải, trạm trung chuyển chất thải nguy hại): Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp); các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép); kinh phí dự phòng.
Phụ lục 2.9. Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe:
Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố:
Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng phó sự cố; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.11. Đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm:
Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú).
Phụ lục 2.12: Đính kèm giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001.
Phụ lục 2.13: Quy hoạch có liên quan và có nội dung về xử lý chất thải nguy hại (nếu có), trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
Phụ lục 2.14: Quy định khoảng cách an toàn về môi trường (nếu có);
* Đối với cơ sở khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III (trừ mục 9) Biểu mẫu này.
Mẫu 04
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III
(Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư:
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ............................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: .......................................
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: .......................................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không cộ thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:
- Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án;
- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án (nếu có).
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.
- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:
Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để làm rõ sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án.
Chương IV
ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:
1.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có).
1.2. Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.
1.3. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: Các công trình giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
1.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: Mô tả các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.
1.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải:
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có);
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có);
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):
- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).
2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;
- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).
2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
2.6. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.
- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.
- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.
- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.
Chương V
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.......................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương VI
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;
- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.
Mẫu 05
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III
(Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của cơ sở (2)
CHỦ CƠ SỞ (*)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
- Điện thoại:............................................. ; Fax:......................... ; E-mail:
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:............................... ngày của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên cơ sở:
- Địa điểm cơ sở:
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có):
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
3.3. Sản phẩm của cơ sở:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải.
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành.
- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn.
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
…………
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
…………………
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):
Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
Chương VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật;
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (nếu có); các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III Biểu mẫu này.
Mẫu 06
Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _____ Số: ….. V/v Đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm……
|
Kính gửi: (3)……….
1. Chúng tôi là: (1), Chủ đầu tư dự án, cơ sở (2) thuộc mục số ... Phụ lục...ban hành kèm theo Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án, cơ sở (2) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (3).
- Dự án, cơ sở (2) đã được (3) cấp Giấy phép môi trường số: …./GPMT- ngày.... tháng....năm….. (chỉ nêu trong trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường, trừ trường hợp cấp điều chỉnh quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường).
2. Địa chỉ trụ sở chính của (1):
3. Địa điểm thực hiện dự án, cơ sở (2):
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:.................................... ngày của (1) hoặc các giấy tờ tương đương.
4. Người đại diện theo pháp luật của (1):...................................................... Chức vụ:.......................................................................................................
- Điện thoại:...................................... ; Fax:................................. ; E-mail:
5. Người liên hệ trong quá trình tiến hành thủ tục: …………………. Chức vụ:
Điện thoại: ……………………………………; Email:
Trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường thì nêu bổ sung mục 6 dưới đây:
6. Nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường:
Phần này nêu rõ nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, lý do đề nghị cấp điều chỉnh.
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm (trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường):
- 01 bản Báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (2);
- 01 bản Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (2) (chỉ gửi trong trường hợp dự án (2) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường);
- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương) có nội dung nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở có đề nghị nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).
Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….. - Lưu: ... |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)... (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).
Biểu mẫu này không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Cấp đổi giấy phép môi trường
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn.
Đối với các dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh: nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi cơ quan cấp phép văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường kèm theo hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi trong trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, trả kết quả
- Cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền nghiên cứu văn bản đề nghị cấp đổi kèm theo hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi của chủ dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền cấp đổi giấy phép môi trường cho chủ dự án đầu tư, cơ sở với thời hạn còn lại của giấy phép;
- Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền cấp đổi giấy phép môi trường cho chủ dự án đầu tư, cơ sở với thời hạn còn lại của giấy phép.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- 01 bản sao hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi trong trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở.
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn cấp đổi giấy phép môi trường: tối đa 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính trong thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an (đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh);
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: cơ quan được ủy quyền (nếu có).
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép môi trường cấp đổi (mẫu số 40 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
h) Phí, lệ phí: không quy định.
i) Tên các mẫu đơn
Mẫu 01: Văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở khác với giấy phép môi trường đã được cấp.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _______ Số: ….. V/v Đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm….
|
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là: (1), chủ đầu tư dự án, cơ sở (2).
Để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, (1) đề nghị (3) xem xét, cấp đổi giấy phép môi trường với các thông tin cụ thể như sau:
1. Thông tin về giấy phép môi trường đã được cấp: Giấy phép môi trường số …/GPMT-…. ngày....tháng…năm….
- Tên dự án đầu tư, cơ sở:
- Tên chủ đầu tư dự án, cơ sở:
2. Thông tin đề nghị thay đổi trong giấy phép môi trường của (2).
- Tên dự án đầu tư, cơ sở:
- Tên chủ đầu tư dự án, cơ sở:
(Chỉ liệt kê những thay đổi và thuộc trường hợp cấp đổi giấy phép môi trường)
3. Địa chỉ liên hệ của (1):
- Người đại diện theo pháp luật của (1):......................................... Chức.. vụ
- Điện thoại:...................................... ; Fax:...................................... ; E-mail:
Chúng tôi xin gửi đến (3) Bản Phụ lục kèm theo Văn bản này, gồm: Liệt kê danh mục các tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để chứng minh pháp nhân hợp lệ của (1) đối với (2).
Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác, toàn vẹn của các hồ sơ, tài liệu được cung cấp kèm theo văn bản này, đồng thời cam kết không thay đổi các nội dung khác của Giấy phép môi trường số..../GPMT-.... ngày .... tháng .... năm... nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp đổi giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….; - Lưu: ... |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)... (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)
|
Ghi chú: (1) Tên chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).
3. Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đối với các dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh: nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đến cơ quan cấp phép theo một trong các trường hợp sau:
i- Chủ dự án đầu tư, cơ sở khi có thay đổi một trong các nội dung cấp phép không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (trừ trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường hoặc thay đổi khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh; trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường, việc thay đổi giấy phép môi trường được thực hiện khi có đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở) như sau:
- Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
- Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí phương thức xả khí thải;
- Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
- Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Các thay đổi khác.
ii- Dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm gửi báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đến cơ quan có thẩm quyền trước khi kết thúc vận hành thử nghiệm 45 ngày.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, trả kết quả
i- Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường và các thay đổi khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, cơ quan cấp phép nghiên cứu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở và thực hiện:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép cấp giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở;
- Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp phép không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép cấp giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở.
ii- Đối với trường hợp thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 và khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường, cơ quan cấp phép nghiên cứu báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở; kết quả đo đạc, phân tích mẫu chất thải đối chứng, mẫu chất thải bổ sung (nếu có) và báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm của chủ dự án đầu tư, cơ sở để làm căn cứ xem xét cấp giấy phép môi trường điều chỉnh theo một trong các trường hợp sau:
- Trường hợp có sự khác nhau giữa thực tế hoạt động của dự án đầu tư, cơ sở với giấy phép môi trường đã được cấp, cơ quan cấp phép thông báo với chủ dự án đầu tư, cơ sở về các nội dung điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để biết và giải trình trước khi cấp điều chỉnh giấy phép môi trường. Sau khi nhận được văn bản giải trình, bổ sung về các nội dung điều chỉnh của chủ dự án đầu tư, cơ sở (nếu có), cơ quan cấp phép cấp giấy phép môi trường điều chỉnh, trong đó điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để phù hợp với năng lực hoạt động thực tế của dự án đầu tư, cơ sở.
- Trường hợp không có sự khác nhau giữa thực tế hoạt động của dự án đầu tư, cơ sở với giấy phép môi trường đã được cấp, cơ quan cấp phép thông báo với chủ dự án đầu tư, cơ sở để biết và tiếp tục thực hiện theo giấy phép môi trường đã được cấp.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ:
+ Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền (bắt buộc đối với trường hợp chủ dự án đầu tư, cơ sở đề nghị thay đổi nội dung cấp phép tại điểm i Bước 1 mục a);
+ Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan cấp phép.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
c1) Đối với trường hợp chủ dự án đầu tư, cơ sở đề nghị thay đổi nội dung cấp phép (điểm i Bước 1 mục a)
- 01 bản chính văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mâu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) (không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).
c2) Đối với dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm (điểm ii Bước 1 mục a)
- 01 bản chính Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm (mẫu tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn kiểm tra, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường:
+ Tối đa 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp chủ dự án đầu tư, cơ sở đề nghị thay đổi nội dung cấp phép (điểm i Bước 1 mục a);
+ Tối đa 25 (hai mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm (điểm ii Bước 1 mục a).
Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường.
- Dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an (đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh);
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được giao thẩm định thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường/ Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an (đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh).
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép môi trường điều chỉnh (mẫu số 41 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
h) Phí, lệ phí:
Thông tư số 02/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép môi trường do cơ quan trung ương thực hiện.
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01: Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mâu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- Mẫu 02: Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm (mẫu tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Thay đổi nội dung cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm để phù hợp với năng lực hoạt động thực tế.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _____ Số: ….. V/v Đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm……
|
Kính gửi: (3)……….
1. Chúng tôi là: (1), Chủ đầu tư dự án, cơ sở (2) thuộc mục số ... Phụ lục...ban hành kèm theo Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án, cơ sở (2) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (3).
- Dự án, cơ sở (2) đã được (3) cấp Giấy phép môi trường số: …./GPMT- ngày.... tháng....năm….. (chỉ nêu trong trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường, trừ trường hợp cấp điều chỉnh quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường).
2. Địa chỉ trụ sở chính của (1):
3. Địa điểm thực hiện dự án, cơ sở (2):
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:.................................... ngày của (1) hoặc các giấy tờ tương đương.
4. Người đại diện theo pháp luật của (1):...................................................... Chức vụ:.......................................................................................................
- Điện thoại:...................................... ; Fax:................................. ; E-mail:
5. Người liên hệ trong quá trình tiến hành thủ tục: …………………. Chức vụ:
Điện thoại: ……………………………………; Email:
Trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường thì nêu bổ sung mục 6 dưới đây:
6. Nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường:
Phần này nêu rõ nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, lý do đề nghị cấp điều chỉnh.
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm (trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường):
- 01 bản Báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (2);
- 01 bản Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (2) (chỉ gửi trong trường hợp dự án (2) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường);
- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương) có nội dung nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở có đề nghị nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).
Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….. - Lưu: ... |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)... (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).
Biểu mẫu này không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường.
Mẫu 02
Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường
(Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _______ Số: ….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm…. |
BÁO CÁO
Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Dự án (3)
_______
Kính gửi: (2)
1. Thông tin chung về dự án:
- Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Điện thoại:............................................................ ; Fax:......................... ; E-mail:
- Địa điểm thực hiện dự án:
- Giấy phép môi trường của dự án số:
2. Các công trình bảo vệ môi trường của dự án
a) Hệ thống xử lý nước thải
Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải (cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị thực hiện việc quan trắc môi trường: thời gian, tần suất, phương pháp, kết quả đo đạc, lấy và phân tích mẫu).
Kết quả đánh giá sự phù hợp của hệ thống xử lý nước thải được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) của các thông số môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với ngành, lĩnh vực có quy chuẩn riêng hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) và được trình bày theo bảng sau:
Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý |
Lưu lượng thải (Đơn vị tính) |
Thông số ô nhiễm |
|||||
Thông số A |
Thông số B |
v.v... |
|||||
Trước xử lý (nếu có) |
Sau xử lý |
Trước xử lý (nếu có) |
Sau xử lý |
Trước xử lý (nếu có) |
Sau xử lý |
||
Lần 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Lần 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Lần n, |
|
|
|
|
|
|
|
Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất). |
|
|
|
|
|
|
|
b) Công trình xử lý bụi, khí thải:
Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Việc đánh giá hiệu quả xử lý được thực hiện thông qua kết quả quan trắc khí thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc tự động, liên tục (nếu có). Chủ dự án đầu tư thực hiện thống kê dưới dạng bảng tương tự như đối với nước thải tại điểm a nêu trên.
3. Các nội dung điều chỉnh về loại, khối lượng chất thải nguy hại so với giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có):
(Mô tả rõ việc điều chỉnh về loại, khối lượng chất thải nguy hại so với giấy phép môi trường được cấp; giải trình cụ thể việc điều chỉnh về loại, khối lượng chất thải; các căn cứ pháp lý cho việc điều chỉnh (nếu có). Trường hợp không có điều chỉnh về loại, khối lượng chất thải nguy hại so với giấy phép môi trường được cấp thì ghi rõ các nội dung về loại, khối lượng chất thải nguy hại phù hợp với giấy phép môi trường được cấp).
4. Nội dung điều chỉnh về khối lượng phế liệu nhập khẩu so với giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có);
(Mô tả rõ việc điều chỉnh về khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu so với giấy phép môi trường được cấp; giải trình cụ thể việc điều chỉnh về khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu; các căn cứ pháp lý cho việc điều chỉnh (nếu có). Trường hợp không có điều chỉnh về khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu so với giấy phép môi trường được cấp thì ghi rõ khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu phù hợp với giấy phép môi trường được cấp).
Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nơi nhận: - Như trên; - …; - Lưu: ... |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA …(1)… (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư; (2) Tên cơ quan kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; (3) Tên đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án (3).
* Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án, bao gồm các tài liệu sau (tùy loại hình dự án và từng dự án cụ thể mà có thể có một số hoặc tất cả các tài liệu này): Hồ sơ hoàn công kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa; các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải; các văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thay đổi, điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình xử lý chất thải hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình xử lý chất thải; nhật ký vận hành công trình xử lý chất thải; nhật ký vận hành dây chuyền sản xuất có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (đối với dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất); chứng từ chất thải nguy hại (đối với dự án có hoạt động dịch vụ xử lý chất thải nguy hại).
4. Cấp lại giấy phép môi trường
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đối với các dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh: nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường đến cơ quan cấp phép theo một trong các trường hợp sau:
i- Giấy phép hết hạn gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi hết hạn 06 tháng;
ii- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất (trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường) gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc tăng, thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường;
iii- Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện thu hút đầu tư các ngành, nghề đó (trừ trường hợp ngành, nghề hoặc dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đó khi đi vào vận hành không phát sinh nước thải công nghiệp phải xử lý để bảo đảm đạt điều kiện tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung);
iv- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi tăng số lượng nguồn phát sinh nước thải, bụi, khí thải làm phát sinh các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; phát sinh thêm thông số ô nhiễm mới vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng hàm lượng các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; thay đổi nguồn tiếp nhận nước thải và phương thức xả thải vào nguồn nước có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt hơn gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, kiểm tra và trả kết quả
- Cơ quan cấp phép thành lập hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra theo một trong các trường hợp sau:
+ Đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, đồng thời thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường, cơ quan cấp phép thành lập hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường, không tổ chức kiểm tra thực tế.
+ Đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường, dự án đầu tư có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại,, cơ quan cấp phép thành lập tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường, không tổ chức kiểm tra thực tế.
+ Đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư;
+ Đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động, cơ quan cấp phép thành lập đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra thực tế.
- Hội đồng thẩm định, tổ thẩm định thẩm định hồ sơ, đoàn kiểm tra nghiên cứu hồ sơ và khảo sát hoặc kiểm tra thực tế (nếu có) đối với dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép có văn bản thông báo cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp phép không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này.
- Căn cứ kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra, cơ quan cấp phép xem xét, cấp lại giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở trong trường hợp đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường hoặc có văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ:
+ Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép (bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
• Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
• Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
+ Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan cấp phép.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- 01 bản chính Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở:
+ Trường hợp dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường: mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II: mẫu quy định tại Phụ lục Xban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp dự án đầu tư nhóm III: mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- Trường hợp cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III: mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
- 01 bản sao Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng (đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường).
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn kiểm tra, cấp lại giấy phép môi trường:
+ Tối đa 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp theo điểm i và điểm iii Bước 1 mục a;
+ Tối đa 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp theo điểm ii và điểm iv Bước 1 mục a (trong đó, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với các trường hợp sau đây:
• Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
• Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an (đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh);
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được giao thẩm định thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường/Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an (đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh).
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép môi trường (mẫu số 40 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- Văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp lại giấy phép môi trường.
h) Phí, lệ phí:
Thông tư số 02/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép môi trường do cơ quan trung ương thực hiện.
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01: Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 02: Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II (mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 03: Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 04: Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 05: Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép môi trường hết hạn;
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
(Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư: ...........................................................................................
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có): ....................................
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ...................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: ...................................
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: ...................................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có): ...................................
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:
- Chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án;
- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường, danh mục và hiện trạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển có thể bị tác động bởi dự án.
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án:
- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải; hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.
- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Mô tả các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải: hiện trạng khai thác, sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ các hoạt động, mục đích khai thác, sử dụng nước chính, khoảng cách, vị trí các công trình so với vị trí dự kiến xả nước thải).
- Mô tả hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải: các hoạt động xả nước thải khác vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải với các thông tin chính sau:
+ Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực (vị trí khoảng cách đến vị trí xả nước thải).
+ Mô tả về nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực (hoạt động sản xuất phát sinh nước thải, các thông số ô nhiễm chính có trong nước thải, lưu lượng, chế độ xả nước thải).
- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:
Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án; đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án trước khi triển khai xây dựng.
Việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí xung quanh chỉ yêu cầu đối với những dự án phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường hoặc dự án sử dụng mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm (nếu có).
Chương IV
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
1.1. Đánh giá, dự báo các tác động:
Việc đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn này tập trung vào các hoạt động chính sau đây:
- Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất;
- Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng;
- Khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án);
- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;
- Thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các dự án có công trình xây dựng;
- Làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).
Yêu cầu: Đối với nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải cần cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải.
(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư)
1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:
- Về nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):
+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải;
- Về bụi, khí thải: Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- Về tiếng ồn, độ rung: Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung do hoạt động của dự án;
- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)
2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1. Đánh giá, dự báo các tác động:
- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác). Mỗi tác động phải được cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận (nếu có).
- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung).
- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp; đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy theo quy định của pháp luật.
- Đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có đánh giá tác động và biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi.
- Kết quả tính toán của mô hình phát tán chất ô nhiễm, sự cố môi trường đối với dự án đầu tư xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) nước thải trở lên (trừ nước làm mát thiết bị, nước nuôi trồng thủy sản) hoặc xả bụi, khí thải có lưu lượng từ 200.000 m3/giờ trở lên, trừ trường hợp dự án đầu tư không thay đổi nội dung liên quan đến hoạt động xả nước thải, bụi, khí thải so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề xuất cấp lại giấy phép môi trường).
(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư).
2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:
Yêu cầu chung: Trên cơ sở kết quả đánh giá các tác động tại Mục 2.1, hiện trạng và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, chủ dự án đầu tư phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và nồng độ các thông số ô nhiễm đặc trưng) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.
a) về công trình, biện pháp xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có).
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo).
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có).
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
b) Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có).
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
c) Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):
- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).
d) Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;
- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).
đ) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư;
- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục;
- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác;
- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.
Chương V
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học)
1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản
1.1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực; quy hoạch sử dụng đất sau khai thác (nếu có), tổ chức, cá nhân phải xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường khả thi.
- Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đưa ra cần làm rõ các nội dung sau:
+ Xác định thời điểm, nội dung thực hiện một phần công tác cải tạo, phục hồi môi trường (ngay trong quá trình khai thác) đối với các hạng mục công trình mỏ (công trình phụ trợ khai thác, bãi thải mỏ,...) và khu vực khai thác (trường hợp mỏ khai thác theo hình thức “cuốn chiếu”, có thể thực hiện được công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng);
+ Xác định các hạng mục công trình mỏ, các hạng mục công việc cần cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác (moong khai thác đối với mỏ lộ thiên; hệ thống đường lò/giếng thông gió, vận chuyển, lò chợ ... đối với mỏ hầm lò) trong giai đoạn đóng cửa mỏ (thời điểm kết thúc khai thác mỏ theo dự án đầu tư đã lập);
+ Mô tả các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường; lập bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: tác động liên quan đến chất thải, tác động không liên quan đến chất thải như: cảnh quan, sinh thái sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...) và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu.
- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các phương án lựa chọn. Trên cơ sở đánh giá và so sánh “chỉ số phục hồi đất” và ưu điểm, nhược điểm của các phương án, lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.
1.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Từ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường;
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
1.3. Kế hoạch thực hiện
- Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường;
- Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực khai thác |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
.... |
.... |
|
|
|
|
|
|
1.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải
2.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình xử lý chất thải, ảnh hưởng của quá trình xử lý chất thải đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.
- Việc cải tạo môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.
- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo môi trường. Xây dựng bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt.
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự cố môi trường,...) để lựa chọn phương án cải tạo môi trường.
2.2. Nội dung cải tạo môi trường
Từ giải pháp cải tạo môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo môi trường;
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc đề cải tạo môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo môi trường.
Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế cơ sở.
2.3. Kế hoạch thực hiện
- Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo môi trường;
- Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo môi trường;
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực ô chôn lấp chất thải |
|
|
|
|
|
|
1 |
Hệ thống xử lý nước thải |
|
|
|
|
|
|
2 |
Hệ thống xử lý khí thải |
|
|
|
|
|
|
3 |
Hệ thống quan trắc, giám sát môi trường |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
2.4. Dự toán chi phí cải tạo môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường:
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)
Chương VI
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.........................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương VII
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn). Trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành của công trình xử lý chất thải;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;
- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Phụ lục 2: Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm II, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.
Mẫu 02
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II
(Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của cơ sở (2)
CHỦ CƠ SỞ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động (viết tắt là cơ sở).
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên cơ sở:
- Địa điểm cơ sở:
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có): .........................................
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có): ........................................
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ........................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
3.3. Sản phẩm của cơ sở:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: ..................
5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu.
6. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải;
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn;
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có);
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):
Nêu rõ các nội dung thay đổi của cơ sở so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này)
(Phần này nêu chi tiết các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp trước đó).
10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):
Phần này báo cáo về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
........................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.......................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại: Nêu rõ từng công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; quy mô, công suất của từng công trình, phương thức xử lý theo bảng sau:
TT |
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại |
Công suất xử lý (kg/năm) |
Phương án xử lý |
Ghi chú |
1 |
Tên công trình 1 |
.... |
.... |
|
2 |
Tên công trình 2 |
...... |
..... |
|
3 |
................ |
|
|
|
.... |
................. |
|
|
|
- Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại và khối lượng đề nghị cấp phép theo bảng sau:
TT |
Tên chất thải |
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) |
Số lượng (kg/năm) |
Mã chất thải nguy hại |
Phương án xử lý |
Mức độ xử lý |
|
|
|
|
|
|
(Tên của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần đạt được) |
|
Tổng số lượng |
|
|
|
|
|
- Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại: Nêu rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại đề nghị cấp phép; vị trí diện tích từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, gồm:
+ Tên trạm trung chuyển chất thải nguy hại số: ..........................................................................................................................................
+ Địa chỉ: ..........................................................................................................................................
+ Diện tích: ..........................................................................................................................................
+ Điện thoại: .......................... Fax: ..................... E-mail: ........................
- Địa bàn hoạt động đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế.
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):
- Loại phế liệu đề nghị nhập khẩu: Nêu rõ loại (có mã HS) phế liệu đề nghị cấp phép.
- Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với cơ sở: Nêu rõ khối lượng từng loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.
Chương V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):
Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
Chương VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.
Chương VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).
Phụ lục 2:
* Đối với cơ sở có hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (đối với cơ sở phá dỡ tàu biển);
- Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng đối với hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu biển (nếu có);
- Các tài liệu khác liên quan đến biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình phá dỡ tàu biển theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh), nếu có;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
Phụ lục 2.1. Hồ sơ pháp lý đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại (trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ không được nộp kèm theo thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường).
Phụ lục 2.2. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại.
Phụ lục 2.3. Hồ sơ kỹ thuật của các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại:
- Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có);
- Hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, hoàn công của các hệ thống, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý và lưu giữ chất thải (nếu có);
Lưu ý: Trường hợp các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại dùng chung để xử lý cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông
thường thì chỉ mô tả một lần.
Phụ lục 2.4. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị, công trình bảo vệ môi trường:
Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Hồ sơ có thể đóng quyển riêng; giấy tờ, ảnh chụp có liên quan.
Phụ lục 2.5. Hồ sơ nhân lực:
Đính kèm Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, số bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc.
Phụ lục 2.6. Bảng hướng dẫn vận hành an toàn phương tiện, thiết bị xử lý chất thải.
Phụ lục 2.7. Bảng hướng dẫn vận hành các thiết bị, công trình bảo vệ môi trường: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.8. Kế hoạch quản lý môi trường
a) Chương trình quản lý môi trường: mục tiêu; tổ chức nhân sự; kế hoạch quản lý; kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình.
b) Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải (ví dụ: các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan).
c) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số khu vực xử lý chất thải, trạm trung chuyển chất thải nguy hại): Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp); các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép); kinh phí dự phòng.
Phụ lục 2.9. Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe:
Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố:
Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng phó sự cố; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.11. Đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm:
Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú).
Phụ lục 2.12: Đính kèm giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001.
Phụ lục 2.13: Quy hoạch có liên quan và có nội dung về xử lý chất thải nguy hại (nếu có), trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
Phụ lục 2.14: Quy định khoảng cách an toàn về môi trường (nếu có);
* Đối với cơ sở khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III (trừ mục 9) Biểu mẫu này.
Mẫu 03
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III
(Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư:
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ............................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: .......................................
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: .......................................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không cộ thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:
- Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án;
- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án (nếu có).
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.
- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:
Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để làm rõ sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án.
Chương IV
ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:
1.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có).
1.2. Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.
1.3. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: Các công trình giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
1.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: Mô tả các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.
1.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải:
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có);
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có);
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):
- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).
2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;
- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).
2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
2.6. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.
- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.
- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.
- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.
Chương V
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.......................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương VI
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;
- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.
Mẫu 04
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III
(Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của cơ sở (2)
CHỦ CƠ SỞ (*)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
- Điện thoại:............................................. ; Fax:......................... ; E-mail:
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:............................... ngày của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên cơ sở:
- Địa điểm cơ sở:
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có):
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
3.3. Sản phẩm của cơ sở:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải.
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành.
- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn.
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
…………
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
…………………
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):
Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
Chương VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật;
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (nếu có); các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III Biểu mẫu này.
Mẫu 05
Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _____ Số: ….. V/v Đề nghị cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm……
|
Kính gửi: (3)……….
1. Chúng tôi là: (1), Chủ đầu tư dự án, cơ sở (2) thuộc mục số ... Phụ lục...ban hành kèm theo Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án, cơ sở (2) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (3).
- Dự án, cơ sở (2) đã được (3) cấp Giấy phép môi trường số: …./GPMT- ngày.... tháng....năm….. (chỉ nêu trong trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường, trừ trường hợp cấp điều chỉnh quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường).
2. Địa chỉ trụ sở chính của (1):
3. Địa điểm thực hiện dự án, cơ sở (2):
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:.................................... ngày của (1) hoặc các giấy tờ tương đương.
4. Người đại diện theo pháp luật của (1):...................................................... Chức vụ:.......................................................................................................
- Điện thoại:...................................... ; Fax:................................. ; E-mail:
5. Người liên hệ trong quá trình tiến hành thủ tục: …………………. Chức vụ:
Điện thoại: ……………………………………; Email:
Trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường thì nêu bổ sung mục 6 dưới đây:
6. Nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường:
Phần này nêu rõ nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, lý do đề nghị cấp điều chỉnh.
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm (trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường):
- 01 bản Báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (2);
- 01 bản Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (2) (chỉ gửi trong trường hợp dự án (2) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường);
- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương) có nội dung nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở có đề nghị nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).
Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….. - Lưu: ... |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)... (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).
Biểu mẫu này không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường.
5. Đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định của Công ước Stockholm
a) Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, sử dụng chất POP thuộc Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT làm nguyên liệu sản xuất trực tiếp thực hiện đăng ký miễn trừ chất POP và nộp hồ sơ đăng ký miễn trừ chất POP qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:
Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; thông báo bằng văn bản về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3. Tiến hành kiểm tra và trả kết quả:
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn kiểm tra để đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ chất POP theo quy định.
Căn cứ kết quả kiểm tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo chấp thuận đăng ký miễn trừ chất POP đến tổ chức, cá nhân; trường hợp không chấp thuận đăng ký miễn trừ chất POP, Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- 01 bản chính Văn bản đăng ký miễn trừ chất POP (mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- 01 bản chính Báo cáo đăng ký miễn trừ chất POP (mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- 01 bản sao hoặc bản sao có chứng thực Kết quả quan trắc và giám sát môi trường gần nhất theo quy định của pháp luật.
d) Thời hạn giải quyết
- Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính Đăng ký miễn trừ các chất POP theo quy định của Công ước Stockholm tối đa là 50 ngày làm việc, cụ thể như sau:
+ Thời hạn kiểm tra và trả lời tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: tối đa 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
+ Thời hạn trả kết quả: tối đa 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, sử dụng các chất POP tại Việt Nam theo quy định.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được giao thực hiện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo chấp thuận đăng ký miễn trừ chất POP của Bộ Tài nguyên và Môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
h) Phí, lệ phí: không quy định.
i) Tên mẫu đơn
- Mẫu 01: Danh mục các chất POP và nội dung đăng ký miễn trừ theo quy định của Công ước Stockholm (Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 02: Văn bản đăng ký miễn trừ chất POP (Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 03: Báo cáo đăng ký miễn trừ chất POP (Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 04: Văn bản thông báo chấp thuận đăng ký miễn trừ chất POP (Phụ lục XX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Danh mục các chất POP và nội dung đăng ký miễn trừ theo quy định của Công ước Stockholm
(Phụ lục XVII kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
TT |
Tên chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy |
Phụ lục của Công ước Stockholm |
Lĩnh vực sử dụng |
Hoạt động |
Nội dung đăng ký miễn trừ của Công ước Stockholm |
1 |
Hexabromodiphenyl ether và Heptabromodiphenyl ether (HBDE) |
A |
Công nghiệp |
Sản xuất |
Không. |
Sử dụng |
Cho phép tái chế, sử dụng và tiêu hủy theo quy định của Công ước Stockholm. |
||||
2 |
Tetrabromodiphenyl ether và Pentabromodiphenyl ether (POP-BDE) |
A |
Công nghiệp |
Sản xuất |
Không. |
Sử dụng |
Cho phép tái chế, sử dụng và tiêu hủy theo quy định của Công ước Stockholm. |
||||
3 |
Các axit Perfluorooctane sulfonic, muối của chúng (PFOS) và perfluorooctane sulfonyl fluoride (PFOSF) |
B |
Công nghiệp, nông nghiệp |
Sản xuất |
- Không được đăng ký miễn trừ riêng biệt. - Là hợp chất trung gian trong trường hợp đăng ký miễn trừ theo mục đích. |
Sử dụng |
- Được đăng ký miễn trừ riêng biệt đối với các lĩnh vực: + Mạ kim loại (mạ kim loại cứng) chỉ trong hệ thống khép kín; + Bọt chữa cháy (cho đám cháy loại B) trong các hệ thống đã lắp đặt, bao gồm cả hệ thống cố định và di động. - Được đăng ký miễn trừ theo mục đích đối với lĩnh vực: Bả côn trùng bằng sulfluramid (số CAS 4151-50-2) như hoạt chất nhằm kiểm soát kiến xén lá từ Atta spp. và Acromyrmex spp., chỉ sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. |
||||
4 |
Hexabromocyclododecane (HBCDD) |
A |
Công nghiệp |
Sản xuất |
Được sản xuất đối với lĩnh vực: Vật liệu cách nhiệt (expanded polystyre-e - EPS và extruded polystyre-e - XPS) trong xây dựng/tòa nhà. |
Sử dụng |
Vật liệu cách nhiệt EPS và XPS được sử dụng trong xây dựng/tòa nhà. |
||||
5 |
Polychlorinated naphthalene (PCN) |
A, C |
Nông nghiệp, phát sinh không chủ định |
Sản xuất |
Là hợp chất trung gian, bao gồm octafluoronaphthalene. |
|
|
|
|
Sử dụng |
Sử dụng trong các sản phẩm chứa PCN trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm octafluoronaphthalene. |
6 |
Decabromodiphenyl ether (DBDE) |
A |
Công nghiệp |
Sản xuất |
Cho phép sản xuất theo quy định của Công ước Stockholm. |
Sử dụng |
Được sử dụng trong các lĩnh vực: - Các bộ phận của phương tiện giao thông (sử dụng làm vật liệu cách nhiệt, hệ thống dây điện, vải bọc...); - Máy bay và các phụ tùng thay thế kèm theo (đối với máy bay đang sử dụng trước tháng 12/2018 và nhận trước tháng 12/2022); - Các sản phẩm dệt may có chứa chất chống cháy, trừ quần áo và đồ chơi; - Phụ gia trong các sản phẩm nhựa gia dụng, thiết bị điện và thiết bị gia dụng (thiết bị sưởi ấm, bàn là, quạt) chứa hoặc tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận điện hoặc yêu cầu tuân thủ theo tiêu chuẩn chống cháy với nồng độ thấp hơn 10% trọng lượng của thiết bị; - Bọt polyurethane cách nhiệt trong lĩnh vực xây dựng. |
||||
7 |
Các paraffin mạch ngắn chứa do (SCCP) |
A |
Công nghiệp |
Sản xuất |
Cho phép sản xuất theo quy định của Công ước Stockholm. |
Sử dụng |
Được sử dụng trong các lĩnh vực: - Phụ gia trong sản xuất cao su; - Chất làm chậm cháy trong cao su, mực, keo dính và chất phủ bề mặt; - Sơn chống cháy và chống thấm; - Chế phẩm chứa dầu trong sản xuất da; - Sản xuất các loại ống cho bóng đèn trang trí ngoài trời; - Phụ gia trong dầu bôi trơn hoặc chất làm lạnh trong cắt kim loại hoặc tạo hình kim loại; - Chất làm dẻo thứ cấp trong polyvinyl chloride, ngoại trừ trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em. |
||||
8 |
Perfluorooctanoic acid (PFOA), muối của chúng và các hợp chất liên quan đến PFOA |
A |
Công nghiệp |
Sản xuất |
- Không được sản xuất trong bọt chữa cháy. - Các lĩnh vực sản xuất khác được thực hiện theo quy định của Công ước Stockholm. |
|
|
|
|
Sử dụng |
Được sử dụng trong các lĩnh vực: - Lớp phủ chụp ảnh được áp dụng trong tráng phim; - Lớp phủ hình ảnh áp dụng cho phim; - Dệt may (làm chất chống thấm dầu và nước); - Thiết bị y tế dùng cho cấy ghép; - Bọt chữa cháy (đám cháy loại B); - Sản xuất polytetrafluoroetylen (PTFE) và polyvinylidene fluoride (PVDF): Dùng trong màng lọc khí hiệu suất cao, chống ăn mòn, màng lọc nước và màng lọc khí kháng khuẩn cho lĩnh vực y tế; thiết bị trao đổi khí thải công nghiệp; chất bịt kín công nghiệp có khả năng ngăn chặn rò rỉ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và bụi PM 2.5; - Sản xuất polyfluoroetylen propylene (FEP) dùng trong lĩnh vực dây và cáp điện cao thế để truyền tải điện; - Sản xuất fluoroelastomers để sản xuất vòng chữ O, đai và phụ kiện nhựa cho nội thất ô tô; - Sản xuất dược phẩm. |
Mẫu 02
Mẫu văn bản đăng ký miễn trừ chất POP
(Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _______ Số: ….. V/v Đăng ký miễn trừ chất POP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm…. |
Kính gửi: ……(2)……
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Chúng tôi là:
Tên tổ chức/cá nhân:..........................................................................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................................................
Điện thoại......................................................... Fax: ..........................................................................................
Email:..........................................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số…… ngày…..tháng…..năm...................... tại..............
Lĩnh vực kinh doanh:..........................................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế số …..ngày....tháng …..năm... tại…..
Họ tên người đại diện pháp luật:.............................................. Chức danh..........................................................................................................
Họ tên người liên hệ: ..........................................................................................................................................
Số điện thoại di động:...................................................... Email:..................................................................................................
Đã thực hiện đăng ký miễn trừ lần gần nhất (tên chất POP, thời gian đăng ký, khối lượng):
Đăng ký nhu cầu miễn trừ các chất POP sau:
a) Đăng ký miễn trừ các chất POP (trừ chất PFOS, các muối của nó và PFOSF) thuộc Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Tên chất POP |
|
Thời gian đăng ký miễn trừ (theo yêu cầu của Công ước Stockholm) |
|
|
Sản xuất: |
Ước tính khối lượng chất POP được sản xuất, sử dụng hằng năm |
Sử dụng: |
Các lý do đăng ký miễn trừ |
|
Ghi chú |
|
b) Đăng ký miễn trừ PFOS, các muối của nó và PFOSF thuộc Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Đăng ký miễn trừ riêng biệt đối với PFOS, các muối của nó và PFOSF:
Đăng ký miễn trừ: (Có thể chọn nhiều nội dung) |
□ Mạ kim loại (mạ kim loại cứng) trong hệ thống khép kín; □ Bọt chữa cháy (cho đám cháy loại B) trong các hệ thống đã lắp đặt, bao gồm cả hệ thống cố định và di động. |
Nếu số CAS, tên thương mại: (Có thể chọn một hoặc nhiều nội dung) |
□ Either perfluorooctane sulfonic acid (CAS No: 1763-23-1); □ Potassium perfluorooctane sulfonate (CAS No: 2795-39-3); □ Lithium perfluorooctane sulfonate (CAS No: 29457-72-5); □ Ammonium perfluorooctane sulfonate (CAS No: 29081-56-9); □ Diethanolammonium perfluorooctane sulfonate (CAS No: 70225-14-8); □ Tetraethylammonium perfluorooctane sulfonate (CAS No: 56773-42-3); □ Didecyldimethylammonium perfluorooctane sulfonate (CAS No: 251099-16-8); □ Perfluorooctane sulfonyl fluoride (CAS No: 307-35-7). |
Thời gian đăng ký miễn trừ (theo yêu cầu của Công ước Stockholm) |
|
Các lý do đăng ký miễn trừ |
|
Ghi chú |
|
- Đăng ký miễn trừ theo mục đích đối với PFOS, các muối của nó và PFOSF theo các mục đích được phép:
Đăng ký việc sản xuất |
Có tiếp tục sản xuất không?: Có □ Không □; Thời gian dự kiến từ ngày............ tháng.... năm |
Đăng ký việc sử dụng (theo yêu cầu của Công ước Stockholm) |
Có tiếp tục sử dụng không?: Có □ Không □; Thời gian dự kiến từ ngày............ tháng.... năm |
Cho mục đích sau: |
Mục đích được phép sản xuất, sử dụng: □ Bả côn trùng bằng sulfluramid (số CAS 4151-50-2) như hoạt chất nhằm kiểm soát kiến xén lá từ Atta spp. và Acromyrmex spp. |
Nêu tên thương mại |
|
Các lý do đăng ký miễn trừ |
|
Ghi chú |
|
Chúng tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật, nếu vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nơi nhận: - ….(3)….; - Lưu: ... |
….(1)…. (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Tổ chức, cá nhân đăng ký miễn trừ chất POP;
(2) Bộ Tài nguyên và Môi trường;
(3) Nơi nhận khác (nếu có).
Mẫu 03
Mẫu báo cáo đăng ký miễn trừ chất POP
(Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ)
BÁO CÁO ĐĂNG KÝ MIỄN TRỪ CHẤT POP
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ (*) (Người đại diện có thẩm quyền
Tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.
BÁO CÁO ĐĂNG KÝ MIỄN TRỪ CHẤT POP
I. Mô tả tóm tắt việc hình thành cơ sở.
II. Mô tả chi tiết loại hình sản xuất của cơ sở, công nghệ sản xuất; quy mô; công suất; nhu cầu sản xuất, sử dụng chất POP.
III. Mô tả điều kiện năng lực đăng ký miễn trừ chất POP:
1. Đối với trường hợp nhập khẩu chất POP:
- Tên chất POP được nhập khẩu, mã CAS, mã HS, Phiếu an toàn hóa chất (MSDS) đối với chất POP, khối lượng dự kiến nhập khẩu theo năm.
- Mô tả cụ thể mục đích nhập khẩu chất POP.
- Mô tả các điều kiện về bảo vệ môi trường: Kho lưu giữ, thiết bị phòng cháy chữa cháy, khu vực lưu giữ và xử lý các loại chất thải phát sinh; biện pháp kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường...
- Tình trạng tiếp giáp của khu vực lưu giữ chất POP với khu vực xung quanh.
2. Đối với trường hợp sản xuất chất POP:
- Tên chất POP được sản xuất, mã CAS, mã HS, Phiếu an toàn hóa chất (MSDS) đối với chất POP, khối lượng dự kiến sản xuất theo năm.
- Mô tả cụ thể mục đích sản xuất chất POP.
- Mô tả các điều kiện về bảo vệ môi trường: Kho lưu giữ, thiết bị phòng cháy chữa cháy, các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý các loại chất thải phát sinh; công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất...
- Phương án ký hợp đồng thuê đơn vị có chức năng để xử lý các loại chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất (kèm theo hợp đồng xử lý chất thải).
3. Đối với trường hợp sử dụng chất POP:
- Tên chất POP được sử dụng, mã CAS, mã HS, khối lượng dự kiến sử dụng theo năm.
- Mô tả cụ thể mục đích sử dụng chất POP.
- Mô tả cụ thể loại hình sử dụng và công đoạn phát sinh chất thải.
- Mô tả các điều kiện về bảo vệ môi trường: Kho lưu giữ, thiết bị phòng cháy chữa cháy, khu vực lưu giữ và xử lý các loại chất thải phát sinh...
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))
Mẫu 04
Mẫu văn bản thông báo chấp thuận đăng ký miễn trừ chất POP
(Phụ lục XX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ________ Số: ... V/v Thông báo chấp thuận đăng ký miễn trừ chất POP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm ... |
Kính gửi: ...(1)...
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-... ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập Đoàn kiểm tra để đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ chất POP của (1);
Căn cứ Biên bản kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ chất POP ngày ... tháng ... năm ..., Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo chấp thuận đăng ký miễn trừ chất POP với các nội dung như sau:
Tên tổ chức/cá nhân:..........................................................................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................................................
Điện thoại:................................................................... Fax:...............................................................................................
Email:..........................................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số………ngày....................................................... tháng.......... năm................ tại.............
Lĩnh vực kinh doanh:..........................................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế số...ngày.... tháng...năm tại ……
Họ tên người đại diện pháp luật:........................................................... Chức danh:.......................................................................................................................
1. Về đăng ký miễn trừ chất POP (trừ chất PFOS, các muối của nó và PFOSF)
Tên chất POP |
|
Thời gian đăng ký miễn trừ (theo yêu cầu của Công ước Stockholm) |
|
Ước tính khối lượng chất POP được đăng ký miễn trừ hằng năm |
|
Các lý do đăng ký miễn trừ |
|
2. Về đăng ký miễn trừ riêng biệt đối với PFOS, các muối của nó và PFOSF:
Đăng ký nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực sau: |
(Đánh giá một hoặc nhiều nội dung căn cứ hồ sơ đăng ký) |
Nêu số CAS, tên thương mại: |
(Đánh giá một hoặc nhiều nội dung căn cứ hồ sơ đăng ký) |
Thời gian đăng ký miễn trừ (theo yêu cầu của Công ước Stockholm) |
|
Các lý do đăng ký miễn trừ |
|
3. Về đăng ký miễn trừ theo mục đích đối với PFOS, các muối của nó và PFOSF:
Đăng ký việc sản xuất (theo yêu cầu của Công ước Stockholm) |
Có tiếp tục sản xuất không?: Có □ Không □; Thời gian dự kiến từ ngày............. tháng.... năm |
Đăng ký việc sử dụng (theo yêu cầu của Công ước Stockholm) |
Có tiếp tục sử dụng không?: Có □ Không □; Thời gian dự kiến từ ngày............. tháng.... năm |
Cho mục đích sau: |
(Đánh giá mục đích được phép sản xuất, sử dụng) |
Nêu số CAS, tên thương mại: |
(Đánh giá căn cứ hồ sơ đăng ký) |
Các lý do đăng ký miễn trừ |
|
Ghi chú |
|
Nơi nhận: - ...(1)...; - …(2)... - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ Họ và tên |
Ghi chú: (1) Tổ chức, cá nhân đăng ký miễn trừ chất POP; (2) Nơi nhận khác (nếu có).
6. Cung cấp thông tin môi trường
a) Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ
- Tổ chức/cá nhân nộp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin môi trường qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiểm tra Phiếu yêu cầu. Trường hợp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin chưa đầy đủ, chưa rõ ràng các nội dung theo mẫu phiếu yêu cầu, cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu bổ sung thông tin.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra
Khi nhận được Phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức cung cấp thông tin; chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax (nếu có); phí khai thác thông tin môi trường (nếu có) và phương thức, thời hạn thanh toán.
Trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì phải có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.
Bước 4: Trả kết quả
Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường thực hiện cung cấp thông tin môi trường theo yêu cầu.
b) Cách thức thực hiện
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- 01 bản chính Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân (mẫu số 01a ban hành kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP), hoặc:
- 01 bản chính Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của tổ chức (mẫu số 01b ban hành kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP).
d) Thời hạn giải quyết
- Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay: Ngay sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính nếu có (đối với các thông tin, dữ liệu về môi trường có quy định phí khai thác, sử dụng) thì tổ chức, cá nhân được trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc yêu cầu cung cấp ngay bản sao, bản chụp tài liệu.
- Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác: Tối đa 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính nếu có (đối với các thông tin, dữ liệu về môi trường có quy định phí khai thác, sử dụng).
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được giao thực hiện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông tin môi trường được cung cấp dưới dạng giấy hoặc file số theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân;
- Thông báo từ chối cung cấp thông tin.
h) Phí, lệ phí:
- Thông tư số 22/2020/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2020 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường;
- Thông tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài chính Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
i) Tên các mẫu đơn
Mẫu 01: Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của công dân (mẫu số 01a ban hành kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP);
Mẫu 02: Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp (mẫu số 01b ban hành kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP).
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của công dân
(Mẫu số 01a ban hành kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày….tháng…..năm……
PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN
(Dành cho công dân)
Kính gửi:………………………………………………………
1. Họ, tên cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin:………………………………………………..
2. Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu ………………………………………………
cấp ngày……. /……. /……. tại……………………………………………………………………
3. Địa chỉ:………………………………………………………………………………………
4. Số điện thoại……………………………….; Fax………………………; E-mail:……………
5. Danh mục và nội dung thông tin, dữ liệu về môi trường cần cung cấp:……………………
6. Mục đích yêu cầu cung cấp thông tin:…………………………………………………………
7. Yêu cầu cung cấp thông tin này lần thứ:
a) Lần đầu |
b) Khác: ……….. (ghi rõ số lần đã yêu cầu cung cấp thông tin có nội dung nêu trên) |
8. Phương thức nhận văn bản, hồ sơ, tài liệu:………………………………………………
□ Nhận tại nơi yêu cầu cung cấp thông tin
□ Nhận qua bưu điện (ghi rõ địa chỉ nhận):……………………………………………………
□ Fax (ghi rõ số fax): …………………………………………………………………………….
□ Nhận qua mạng điện tử (ghi rõ địa chỉ nhận): ………………………………………………
□ Hình thức khác (ghi rõ):…………………………………………………………………………
|
NGƯỜI YÊU CẦU |
Mẫu 02
Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp
(Mẫu số 01B ban hành kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày….tháng…..năm……
PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN
(Dành cho yêu cầu cung cấp thông tin thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp)
Kính gửi:………………………………………………………………………
1. Tên tổ chức:………………………………………………………
2. Người đại diện của tổ chức: …………………………………..
3. Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu……………………………………………..
cấp ngày ………../………. /………. tại………………………………………………………….
4. Địa chỉ trụ sở của tổ chức: ………………………………………
5. Số điện thoại……………………..; Fax……………….; E-mail: ……………………………
6. Danh mục nội dung thông tin, dữ liệu về môi trường cần cung cấp:………………………
7. Mục đích yêu cầu cung cấp thông tin: ………………………………………………………
8. Yêu cầu cung cấp thông tin này lần thứ:
a) Lần đầu |
b) Khác: ……….. (ghi rõ số lần đã yêu cầu cung cấp thông tin có nội dung nêu trên) |
9. Phương thức nhận văn bản, hồ sơ, tài liệu:……………………………………………….
□ Nhận tại nơi yêu cầu cung cấp thông tin
□ Nhận qua bưu điện (ghi rõ địa chỉ nhận):……………………………………………………
□ Fax (ghi rõ số fax): …………………………………………………………………………….
□ Nhận qua mạng điện tử (ghi rõ địa chỉ nhận): ………………………………………………
□ Hình thức khác (ghi rõ): ……………………………………………………………………….
|
TỔ CHỨC YÊU CẦU |
II. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung
1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1. Nộp hồ sơ:
Tổ chức nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:
Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
- Bước 3. Thẩm định hồ sơ:
Việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phục vụ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định trên cơ sở: kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ; kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức và kết quả của phiên họp hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
3.1. Xem xét hồ sơ đề nghị chứng nhận của tổ chức:
- Sau khi nhận được phí thẩm định, cơ quan được giao thẩm định thực hiện xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường về tư cách pháp nhân, nhân lực quan trắc môi trường, trang thiết bị quan trắc môi trường, điều kiện kỹ thuật của phòng thí nghiệm và quy trình phương pháp về quan trắc môi trường theo các điều kiện quy định tại Điều 91 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Cơ quan được giao thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tới các thành viên hội đồng thẩm định để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành việc kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức.
3.2. Đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức:
- Nội dung đánh giá, kiểm tra: Hội đồng thẩm định có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận về các điều kiện theo quy định tại Điều 91 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và đối chiếu với hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức.
- Đối với tổ chức đo khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, tùy trường cụ thể, cơ quan cấp giấy chứng nhận có thể quyết định việc kiểm tra theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
- Kết quả đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận phải được lập thành Biên bản và gửi về cơ quan cấp giấy chứng nhận để tổng hợp hồ sơ. Biên bản của Hội đồng thẩm định sau khi đánh giá, kiểm tra tại tổ chức là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.
3.3. Tổ chức họp Hội đồng thẩm định:
Sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức và cơ quan được giao thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ khắc phục của tổ chức.
Bước 4. Cấp Giấy chứng nhận:
- Căn cứ kết quả thẩm định, cơ quan được giao thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tổ chức đề nghị chứng nhận.
- Trường hợp tổ chức không đủ điều kiện chứng nhận, thủ trưởng cơ quan được giao thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị chứng nhận biết và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 93 hoặc điểm c Khoản 4 Điều 94 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
b) Cách thức thực hiện
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- 01 bản chính Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục XXV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- 01 bản chính Hồ sơ năng lực của tổ chức (mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
d) Thời hạn giải quyết
Tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 48 ngày làm việc, cụ thể như sau:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn thông báo thu phí thẩm định: Tối đa 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định giấy chứng nhận gửi thông báo thu phí thẩm định cho tổ chức. Tổ chức nộp phí thẩm định và gửi chứng từ chứng minh đã nộp phí thẩm định (biên lai, phiếu thu hoặc chứng từ khác) cho cơ quan cấp giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định giấy chứng nhận. Thời gian tổ chức nộp phí không tính vào thời gian thẩm định của cơ quan cấp giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định giấy chứng nhận.
- Thời hạn thẩm định: Tối đa 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp giấy chứng nhận.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thử nghiệm được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ;
- Tổ chức sự nghiệp công lập có chức năng hoạt động trong lĩnh vực môi trường được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được giao thực hiện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- Văn bản thông báo về việc không cấp Giấy chứng nhận.
h) Phí, lệ phí
- Thông tư số 185/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
- Thông tư số 55/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của 07 Thông tư quy định thu phí trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.
- Theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
i) Tên mẫu đơn:
Mẫu 01: Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (Phụ lục XXV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
Mẫu 02: Mẫu hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
Mẫu 03: Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
k1) Điều kiện về năng lực quan trắc môi trường đối với tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, trừ tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm:
- Có quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó có hoạt động quan trắc môi trường;
- Có năng lực thực hiện quan trắc môi trường đối với tối thiểu một trong các nền mẫu môi trường bao gồm: nước mặt lục địa; nước thải; nước dưới đất; nước biển; không khí xung quanh; khí thải; đất; trầm tích; bùn; chất thải rắn; nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Đối với mỗi nền mẫu môi trường (trừ mẫu khí thải) mà tổ chức đề nghị chứng nhận, tổ chức phải có năng lực thực hiện cả hoạt động quan trắc hiện trường và hoạt động phân tích môi trường. Năng lực phân tích môi trường đối với mỗi nền mẫu (trừ nền mẫu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị) mà tổ chức đề nghị chứng nhận phải bảo đảm điều kiện tối thiểu tại các điểm sau:
+ Đối với năng lực phân tích mẫu nước mặt lục địa hoặc nước thải mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: BOD5, COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng phốt pho (TP), tổng nitơ (TN).
+ Đối với năng lực phân tích mẫu nước dưới đất mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: chỉ số pecmanganat, NH4+, NO3-, Fe.
+ Đối với năng lực phân tích mẫu nước biển mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: TSS, NH4+, PO43-.
+ Đối với năng lực phân tích mẫu không khí (không khí xung quanh hoặc khí thải công nghiệp) mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: SO2, NO2, CO, tổng bụi lơ lửng (TSP).
+ Đối với năng lực phân tích mẫu đất hoặc trầm tích hoặc bùn thải từ hệ thống xử lý nước hoặc chất thải rắn mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định bao gồm: pH; các kim loại (gồm có: As, Cu, Zn, Pb, Ni, Cd, Cr, Hg) hoặc các hợp chất hữu cơ (hợp chất clo hữu cơ hoặc hợp chất phốt pho hữu cơ).
k2) Điều kiện đối với hoạt động quan trắc hiện trường:
- Có tối thiểu 02 cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường. Trường hợp tổ chức đăng ký hoạt động lấy mẫu hiện trường đối với các thông số ô nhiễm dạng hạt PM (dạng hỗn hợp các hạt rắn và các giọt lỏng) hoặc hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong khí thải thì phải có tối thiểu 04 cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường; các cán bộ có đủ năng lực thực hiện quan trắc hiện trường đối với các thông số đăng ký.
- Phải có người trực tiếp phụ trách đội quan trắc tại hiện trường có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng và có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường.
- Người thực hiện quan trắc tại hiện trường tối thiểu phải có trình độ sơ cấp tương ứng với ngạch quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV. Trong đó, số người có trình độ tương ứng ngạch quan trắc viên tài nguyên và môi trường hạng IV chiếm không quá 30% đội ngũ người thực hiện quan trắc tại hiện trường.
- Các thiết bị phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bảo đảm độ chính xác theo đúng kỹ thuật quan trắc do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; có quy trình thao tác chuẩn đối với tất cả các thiết bị quan trắc tại hiện trường; trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ thực hiện quan trắc tại hiện trường.
k3) Điều kiện đối với hoạt động phân tích môi trường:
- Có tối thiểu 04 cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo các thành phần môi trường và thông số phân tích đề nghị chứng nhận; các cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động phân tích môi trường phải có đủ năng lực thực hiện quan trắc hiện trường đối với các thông số đăng ký;
- Người quản lý phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học và phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ đại học, 03 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ thạc sỹ, 02 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ tiến sỹ trong lĩnh vực phân tích môi trường;
- Người phụ trách bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học và phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường;
- Người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm, trừ người quản lý phòng thí nghiệm và người phụ trách bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, phải có trình độ trung cấp trở lên, được đào tạo trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận;
- Thiết bị phân tích môi trường phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bảo đảm độ chính xác theo kỹ thuật phân tích do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; có quy trình sử dụng, vận hành đối với tất cả các thiết bị; có đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ phân tích môi trường;
- Có quy trình thao tác chuẩn, báo cáo phương pháp phân tích do tổ chức phê duyệt đối với các thông số môi trường đăng ký;
- Phòng thí nghiệm phải được tách riêng các khu vực theo yêu cầu gồm có: khu vực bảo quản mẫu và lưu mẫu, khu vực xử lý mẫu và phân tích hóa lý, khu vực phân tích vi sinh, khu vực cân; phải được bảo đảm duy trì tốt điều kiện thí nghiệm (về ánh sáng, nguồn điện, độ ẩm, nhiệt độ, vô trùng, chế độ thông gió) và đủ diện tích để thực hiện hoạt động phân tích theo yêu cầu của phương pháp phân tích;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy, chữa cháy, việc thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật.
k4) Điều kiện quan trắc môi trường đối với tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
- Có quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó có hoạt động quan trắc môi trường;
- Có đủ năng lực quan trắc, đo đạc các thông số cơ bản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các thông số cơ bản CO, HC; đối với tổ chức thực hiện quan trắc khí thải ô tô, ngoài thông số CO, HC thì phải có đủ năng lực quan trắc các thông số CO2, O2, Lamda, độ khói, N (%HSU), hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải;
- Người quản lý, phụ trách bảo đảm chất lượng hoạt động quan trắc khí thải phương tiện giao thông của tổ chức phải có trình độ trung cấp trở lên, được tập huấn, đào tạo về một trong các lĩnh vực kỹ thuật ô tô, cơ khí động lực, cơ khí giao thông, môi trường và phải có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Có tối thiểu 02 người thực hiện các hoạt động quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Người thực hiện quan trắc khí thải phải có trình độ trung học phổ thông trở lên, được tập huấn, đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật ô tô, cơ khí động lực, cơ khí giao thông, môi trường;
- Các thiết bị phải được kiểm định, hiệu chuẩn, bảo đảm độ chính xác theo đúng kỹ thuật quan trắc theo quy định; có quy trình thao tác chuẩn đối với tất cả các thiết bị quan trắc khí thải giao thông; trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và trường quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01 Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
(Phụ lục XXV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
..(1)... ______ Số:
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ …, ngày... tháng... năm ... |
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Tên tổ chức:
2. Người đại diện:.................................................. Chức vụ:
3. Địa chỉ:
4. Số điện thoại:.................................................. Số fax:
Địa chỉ Email:..........................................................................................................................................
5. Phạm vi, thành phần môi trường đề nghị chứng nhận:
a) Nước (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
- Nước mặt: □
- Nước dưới đất: □
- Nước mưa: □
- Nước biển: □
- Nước thải: □
- Khác:
b) Không khí (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
- Không khí xung quanh: □
- Khí thải: □
- Khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ □
- Khác:
c) Đất (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
d) Trầm tích (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
đ) Chất thải (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
e) Bùn (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
g) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
6. Hồ sơ đề nghị chứng nhận, gồm:
- ………………………………
- ………………………………
- ………………………………
- ………………………………
...(1)... cam đoan toàn bộ các thông tin trong hồ sơ là đúng sự thật và sẽ thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định về chứng nhận.
...(1)... cam kết tuân thủ mọi quy định kỹ thuật về quy trình, phương pháp quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; xây dựng, thực hiện và duy trì chương trình bảo đảm chất lượng, kiểm soát chất lượng phù hợp với phạm vi hoạt động quan trắc môi trường. ...(1)... xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các quy định về chứng nhận và quan trắc môi trường.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, cấp Giấy chứng nhận.
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)...
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)
Ghi chú: (1) Tên tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Mẫu 02
Mẫu hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
(Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
...(1)... _______ Số:
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ …., ngày... tháng... năm ... |
HỒ SƠ NĂNG LỰC CỦA
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
A. THÔNG TIN CHUNG
I. Tên tổ chức đề nghị chứng nhận
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Số điện thoại:....................................... Số Fax:.......................................................................
Địa chỉ Email:...................................... Website:.......................................................................
II. Cơ quan chủ quản (nếu có)
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Số điện thoại:.............................................. Số fax:...............................................................................
Địa chỉ Email:.............................................. Website:...............................................................................
III. Người đại diện theo pháp luật
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Số điện thoại:................................................ Số Fax:.....................................................................................
Địa chỉ Email:..........................................................................................................................................
IV. Người liên lạc
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Số điện thoại:............................................. Số Fax:.................................................................................
Địa chỉ Email:..........................................................................................................................................
(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Quyết định của cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài phải có Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam gửi kèm).
B. THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC
I. Lĩnh vực quan trắc hiện trường
1. Số mẫu tiến hành (đối với đơn vị đã đi vào hoạt động)
- Số mẫu tiến hành (tính trung bình của 3 năm gần nhất): ... mẫu/năm
(Liệt kê theo từng thành phần môi trường đề nghị chứng nhận)
- Nguồn mẫu (tích vào ô trống nếu thích hợp):
+ Nội bộ □ Chiếm %
+ Khách hàng bên ngoài □ Chiếm %
2. Nhân sự
Danh sách người thực hiện quan trắc tại hiện trường:
TT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Giới tính |
Chức vụ (trong tổ chức) |
Trình độ, chuyên ngành đào tạo |
Số năm công tác trong ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).
3. Danh mục thiết bị (hiện có)
TT |
Tên thiết bị |
Đặc tính kỹ thuật chính |
Mục đích sử dụng |
Số hiệu (Serial number) |
Hãng/ nước sản xuất |
Thời gian bắt đầu sử dụng |
Tần suất kiểm tra |
Tần suất hiệu chuẩn |
Nơi hiệu chuẩn |
Thời hạn hiệu chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Điều kiện phòng bảo quản thiết bị:
+ Nhiệt độ: °C ±°C
+ Độ ẩm: % ± %
+ Điều kiện khác:
4. Thông số và các phương pháp lấy mẫu, đo, phân tích tại hiện trường
a) Thông số đo, phân tích tại hiện trường:
TT |
Tên thông số |
Thành phần môi trường |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
Dải đo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Lấy và bảo quản mẫu:
TT |
Tên thông Số/Loại mẫu |
Thành phần môi trường |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc
- Trụ sở làm việc: Có □ Không □
- Tổng diện tích:.................... m2;
+ Phòng làm việc:...................... m2;
+ Phòng chuẩn bị trước khi đi quan trắc hiện trường:................................ m2;
+ Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ:.......................... m2;
+ Phòng xử lý và lưu trữ số liệu:............................. m2;
+ Khu phụ trợ:....................... m2.
6. Các tài liệu kèm theo
- Sổ tay chất lượng
- Phương pháp quan trắc, phân tích tại hiện trường/hiệu chuẩn □
- Các tài liệu liên quan khác: (đề nghị liệt kê) □
II. Lĩnh vực phân tích môi trường
1. Số mẫu tiến hành (đối với đơn vị đã đi vào hoạt động)
- Số mẫu tiến hành (tính trung bình của 3 năm gần nhất); mẫu/năm
(Liệt kê theo từng thành phần môi trường đăng ký chứng nhận)
- Nguồn mẫu (tích vào ô tương ứng):
+ Nội bộ □ Chiếm %
+ Khách hàng bên ngoài □ Chiếm %
2. Nhân sự
- Danh sách người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm:
TT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Giới tính |
Chức vụ |
Trình độ, chuyên ngành đào tạo |
Số năm công tác trong ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo)
3. Tiện nghi và môi trường
- Đề nghị cung cấp sơ đồ mặt bằng phòng thí nghiệm và vị trí các thiết bị phân tích môi trường.
- Điều kiện môi trường phòng thí nghiệm:
+ Nhiệt độ: °C ± °C
+ Độ ẩm: % ± %
4. Danh mục thiết bị (hiện có)
TT |
Tên thiết bị |
Đặc tính kỹ thuật chính |
Mục đích sử dụng |
Số hiệu (Serial number) |
Hãng/ nước sản xuất |
Thời gian bắt đầu sử dụng |
Tần suất kiểm tra |
Tần suất hiệu chuẩn |
Nơi hiệu chuẩn |
Thời hạn hiệu chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Thông số và các phương pháp xử lý, phân tích mẫu
TT |
Tên thông số |
Loại mẫu |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
Giới hạn phát hiện/ Phạm vi đo |
Độ không đảm bảo đo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc
- Trụ sở làm việc: Có □ Không □
- Tổng diện tích:............................ m2;
+ Phòng làm việc:.......................... m2;
+ Phòng xử lý và phân tích mẫu:................................. m2;
+ Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ:.................................. m2;
+ Kho chứa mẫu:.............................. m2;
+ Kho hóa chất:........................... m2;
+ Phòng đặt cân:.............................. m2;
+ Khu phụ trợ:.................................. m2.
(Kèm theo sơ đồ vị trí địa lý và sơ đồ bố trí trang thiết bị phân tích của phòng thí nghiệm).
7. Các tài liệu kèm theo
- Sổ tay chất lượng □
- Báo cáo đánh giá nội bộ phòng thí nghiệm của lần gần nhất □
- Danh mục hồ sơ, phương pháp thử/hiệu chuẩn/giám định nội bộ □
- Danh mục các thủ tục, quy trình, hồ sơ thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng □
- Danh mục các tài liệu liên quan khác:
8. Phòng thí nghiệm đã được chứng nhận/công nhận trước đây:
Có □ Chưa □
(Nếu có, đề nghị photo bản sao có chứng thực các chứng chỉ kèm theo)
NGƯỜI LẬP HỒ SƠ (Ký, ghi rõ họ tên) |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)... (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Tên tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận
Mẫu 03
Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
(Phụ lục XXIV kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG _______ Số:
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ Hà Nội, ngày... tháng... năm ... |
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
___________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số ..../NĐ-CP ngày .... tháng .... năm của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số............. /NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ kết quả thẩm định về việc cấp/điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đối với ...(1)...;
Theo đề nghị của ...(2)....
CHỨNG NHẬN:
1................................................... (1).................................................................
Địa chỉ:.......................................... (3).................................................................
Điện thoại:........................... ;.. Fax:................................... ; Email:........................................................
Đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo phạm vi chứng nhận tại Phụ lục kèm theo.
2. Mã số chứng nhận: VIMCERTS ....
3. Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày ... tháng...năm….
4. ...(1).... phải thực hiện đầy đủ quy định về chứng nhận theo Nghị định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, các quy định pháp luật hiện hành và quan trắc theo đúng phạm vi được chứng nhận.
Nơi nhận: - …(1)…; - …(2)….; - Nơi nhận khác (nếu có); - Lưu: ...
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên đầy đủ của tổ chức đề nghị cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
(2) Thủ trưởng cơ quan được giao xử lý hồ sơ cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
(3) Địa chỉ văn phòng và địa chỉ phòng thí nghiệm của tổ chức đề nghị cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
(4) Cơ quan được giao xử lý hồ sơ cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Phụ lục
PHẠM VI ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Đối với... (1)...
(Kèm theo Giấy chứng nhận số ... ngày ... tháng ... năm ...của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
[Tên nền mẫu môi trường]
- Đo đạc tại hiện trường:
TT |
Tên Thông số |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
Giới hạn phát hiện/phạm vi đo |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
… |
|
|
|
- Lấy và bảo quản mẫu:
TT |
Loại mẫu |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
… |
|
|
- Xử lý và phân tích mẫu môi trường
TT |
Thông số |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
Giới hạn phát hiện/phạm vi đo |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
… |
|
|
|
2. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
a) Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ:
- Tổ chức nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:
Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ
Việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phục vụ điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định trên cơ sở: kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ; kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức và kết quả của phiên họp hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
3.1. Xem xét hồ sơ đề nghị chứng nhận của tổ chức:
- Sau khi nhận được phí thẩm định, cơ quan được giao thẩm định thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường về tư cách pháp nhân, nhân lực quan trắc môi trường, trang thiết bị quan trắc môi trường, điều kiện kỹ thuật của phòng thí nghiệm và quy tr ình phương pháp về quan trắc môi trường theo các điều kiện quy định tại Điều 91 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Cơ quan được giao thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tới các thành viên hội đồng thẩm định để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành việc kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức.
3.2. Đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức:
- Nội dung đánh giá, kiểm tra: Hội đồng thẩm định có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận về các điều kiện theo quy định tại Điều 91 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và đối chiếu với hồ sơ đề nghị điều chỉnh đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức.
- Kết quả đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận phải được lập thành Biên bản và gửi về cơ quan được giao thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản của hội đồng thẩm định sau khi đánh giá, kiểm tra tại tổ chức là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.
3.3. Tổ chức họp hội đồng thẩm định:
Sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức và cơ quan được giao thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ khắc phục của tổ chức.
Bước 4. Điều chỉnh Giấy chứng nhận:
- Căn cứ kết quả thẩm định, thủ trưởng cơ quan được giao thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tổ chức đề nghị chứng nhận.
- Trường hợp không chấp nhận điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị chứng nhận biết và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c Khoản 4 Điều 94 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
b) Cách thức thực hiện
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- 01 bản chính văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- 01 bản chính hồ sơ năng lực của tổ chức (mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
d) Thời hạn giải quyết
Tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 33 ngày làm việc, cụ thể như sau:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn thông báo thu phí thẩm định: Tối đa 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định giấy chứng nhận gửi thông báo thu phí thẩm định cho tổ chức, cá nhân. Tổ chức nộp phí thẩm định và gửi chứng từ chứng minh đã nộp phí thẩm định (biên lai, phiếu thu hoặc chứng từ khác) cho cơ quan cấp giấy chứng nhận hoặc cơ quan được giao thẩm định giấy chứng nhận.
- Thời hạn thẩm định, cấp Giấy chứng nhận: Tối đa 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Thời gian tổ chức, cá nhân nộp phí và chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thử nghiệm được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ;
- Tổ chức sự nghiệp công lập có chức năng hoạt động trong lĩnh vực môi trường được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được giao thực hiện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- Văn bản thông báo về việc không chấp nhận điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận.
h) Phí, lệ phí
- Thông tư số 185/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
- Thông tư số 55/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của 07 Thông tư quy định thu phí trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường;
- Theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
i) Tên mẫu đơn:
Mẫu 01: Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
Mẫu 02: Mẫu hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
Mẫu 03: Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện đối với tổ chức có giấy chứng nhận hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường còn hiệu lực tối thiểu 06 tháng.
k1) Điều kiện đối với hoạt động quan trắc hiện trường:
- Có tối thiểu 02 cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường. Trường hợp tổ chức đăng ký hoạt động lấy mẫu hiện trường đối với các thông số ô nhiễm dạng hạt PM (dạng hỗn hợp các hạt rắn và các giọt lỏng) hoặc hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong khí thải thì phải có tối thiểu 04 cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường; các cán bộ có đủ năng lực thực hiện quan trắc hiện trường đối với các thông số đăng ký.
- Phải có người trực tiếp phụ trách đội quan trắc tại hiện trường có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng và có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường.
- Người thực hiện quan trắc tại hiện trường tối thiểu phải có trình độ sơ cấp tương ứng với ngạch quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV. Trong đó, số người có trình độ tương ứng ngạch quan trắc viên tài nguyên và môi trường hạng IV chiếm không quá 30% đội ngũ người thực hiện quan trắc tại hiện trường.
- Các thiết bị phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bảo đảm độ chính xác theo đúng kỹ thuật quan trắc do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; có quy trình thao tác chuẩn đối với tất cả các thiết bị quan trắc tại hiện trường; trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ thực hiện quan trắc tại hiện trường.
k2) Điều kiện đối với hoạt động phân tích môi trường:
- Có tối thiểu 04 cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo các thành phần môi trường và thông số phân tích đề nghị chứng nhận; các cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động phân tích môi trường phải có đủ năng lực thực hiện quan trắc hiện trường đối với các thông số đăng ký;
- Người quản lý phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học và phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ đại học, 03 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ thạc sỹ, 02 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ tiến sỹ trong lĩnh vực phân tích môi trường;
- Người phụ trách bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học và phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường;
- Người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm, trừ người quản lý phòng thí nghiệm và người phụ trách bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, phải có trình độ trung cấp trở lên, được đào tạo trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận;
- Thiết bị phân tích môi trường phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bảo đảm độ chính xác theo kỹ thuật phân tích do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; có quy trình sử dụng, vận hành đối với tất cả các thiết bị; có đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ phân tích môi trường;
- Có quy trình thao tác chuẩn, báo cáo phương pháp phân tích do tổ chức phê duyệt đối với các thông số môi trường đăng ký;
- Phòng thí nghiệm phải được tách riêng các khu vực theo yêu cầu gồm có: khu vực bảo quản mẫu và lưu mẫu, khu vực xử lý mẫu và phân tích hóa lý, khu vực phân tích vi sinh, khu vực cân; phải được bảo đảm duy trì tốt điều kiện thí nghiệm (về ánh sáng, nguồn điện, độ ẩm, nhiệt độ, vô trùng, chế độ thông gió) và đủ diện tích để thực hiện hoạt động phân tích theo yêu cầu của phương pháp phân tích;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy, chữa cháy, việc thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật.
k3) Điều kiện quan trắc môi trường đối với tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
- Có quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó có hoạt động quan trắc môi trường;
- Có đủ năng lực quan trắc, đo đạc các thông số cơ bản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các thông số cơ bản CO, HC; đối với tổ chức thực hiện quan trắc khí thải ô tô, ngoài thông số CO, HC thì phải có đủ năng lực quan trắc các thông số CO2, O2, Lamda, độ khói, N (%HSU), hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải;
- Người quản lý, phụ trách bảo đảm chất lượng hoạt động quan trắc khí thải phương tiện giao thông của tổ chức phải có trình độ trung cấp trở lên, được tập huấn, đào tạo về một trong các lĩnh vực kỹ thuật ô tô, cơ khí động lực, cơ khí giao thông, môi trường và phải có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Có tối thiểu 02 người thực hiện các hoạt động quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Người thực hiện quan trắc khí thải phải có trình độ trung học phổ thông trở lên, được tập huấn, đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật ô tô, cơ khí động lực, cơ khí giao thông, môi trường;
- Các thiết bị phải được kiểm định, hiệu chuẩn, bảo đảm độ chính xác theo đúng kỹ thuật quan trắc theo quy định; có quy trình thao tác chuẩn đối với tất cả các thiết bị quan trắc khí thải giao thông; trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và trường quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
(Phụ lục XXVII kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
...(1)... ______ Số:
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ …., ngày... tháng... năm ... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
_______
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Tên tổ chức:
2. Người đại diện:............................................................. Chức vụ:
3. Địa chỉ:
4. Số điện thoại:................................................... số fax:
Địa chỉ Email:..........................................................................................................................................
5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số: ... ngày ... tháng ... năm ...
6. Phạm vi, thành phần môi trường được chứng nhận:
a) Nước (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
- Nước mặt: □
- Nước dưới đất: □
- Nước mưa: □
- Nước biển: □
- Nước thải: □
- Khác:
b) Không khí (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
- Không khí xung quanh :□
- Khí thải: □
- Khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ □
- Khác:
c) Đất (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
d) Trầm tích (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
đ) Chất thải (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
e) Bùn (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
g) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
7. Phạm vi, thành phần môi trường đăng ký điều chỉnh nội dung:
a) Nước (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
- Nước mặt: □
- Nước dưới đất: □
- Nước mưa: □
- Nước biển: □
- Nước thải: □
- Khác:
b) Không khí (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
- Không khí xung quanh:□
- Khí thải: □
- Khác:
c) Đất (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
d) Trầm tích (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
đ) Chất thải (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
e) Bùn (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
g) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)
8. Giấy chứng nhận đã được cấp có hiệu lực đến: ngày...tháng...năm...
9. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường bao gồm:
...(1)... cam đoan toàn bộ các thông tin trong hồ sơ là đúng sự thật và sẽ thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và mọi quy định về chứng nhận.
Tổ chức cam kết tuân thủ mọi quy định kỹ thuật về quy trình, phương pháp quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; xây dựng, thực hiện và duy trì chương trình bảo đảm chất lượng, kiểm soát chất lượng phù hợp với phạm vi hoạt động quan trắc môi trường. Tổ chức xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các quy định về chứng nhận và quan trắc môi trường.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, điều chỉnh Giấy chứng nhận.
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)...
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)
Ghi chú: (1) Tên tổ chức đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận
Mẫu 02
Mẫu hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
(Phụ lục XXVI kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
...(1)... _______ Số:
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ …., ngày... tháng... năm ... |
HỒ SƠ NĂNG LỰC CỦA
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
A. THÔNG TIN CHUNG
I. Tên tổ chức đề nghị chứng nhận
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Số điện thoại:....................................... Số Fax:.......................................................................
Địa chỉ Email:...................................... Website:.......................................................................
II. Cơ quan chủ quản (nếu có)
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Số điện thoại:.............................................. Số fax:...............................................................................
Địa chỉ Email:.............................................. Website:...............................................................................
III. Người đại diện theo pháp luật
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Số điện thoại:................................................ Số Fax:.....................................................................................
Địa chỉ Email:..........................................................................................................................................
IV. Người liên lạc
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Số điện thoại:............................................. Số Fax:.................................................................................
Địa chỉ Email:..........................................................................................................................................
(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Quyết định của cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài phải có Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam gửi kèm theo).
B. THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC
I. Lĩnh vực quan trắc hiện trường
1. Số mẫu tiến hành (đối với đơn vị đã đi vào hoạt động)
- Số mẫu tiến hành (tính trung bình của 3 năm gần nhất): ... mẫu/năm
(Liệt kê theo từng thành phần môi trường đề nghị chứng nhận)
- Nguồn mẫu (tích vào ô trống nếu thích hợp):
+ Nội bộ □ Chiếm %
+ Khách hàng bên ngoài □ Chiếm %
2. Nhân sự
Danh sách người thực hiện quan trắc tại hiện trường:
TT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Giới tính |
Chức vụ (trong tổ chức) |
Trình độ, chuyên ngành đào tạo |
Số năm công tác trong ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).
3. Danh mục thiết bị (hiện có)
TT |
Tên thiết bị |
Đặc tính kỹ thuật chính |
Mục đích sử dụng |
Số hiệu (Serial number) |
Hãng/ nước sản xuất |
Thời gian bắt đầu sử dụng |
Tần suất kiểm tra |
Tần suất hiệu chuẩn |
Nơi hiệu chuẩn |
Thời hạn hiệu chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Điều kiện phòng bảo quản thiết bị:
+ Nhiệt độ: °C ±°C
+ Độ ẩm: % ± %
+ Điều kiện khác:
4. Thông số và các phương pháp lấy mẫu, đo, phân tích tại hiện trường
a) Thông số đo, phân tích tại hiện trường:
TT |
Tên thông số |
Thành phần môi trường |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
Dải đo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Lấy và bảo quản mẫu:
TT |
Tên thông Số/Loại mẫu |
Thành phần môi trường |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc
- Trụ sở làm việc: Có □ Không □
- Tổng diện tích:.................... m2;
+ Phòng làm việc:...................... m2;
+ Phòng chuẩn bị trước khi đi quan trắc hiện trường:................................ m2;
+ Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ:.......................... m2;
+ Phòng xử lý và lưu trữ số liệu:............................. m2;
+ Khu phụ trợ:....................... m2.
6. Các tài liệu kèm theo
- Sổ tay chất lượng
- Phương pháp quan trắc, phân tích tại hiện trường/hiệu chuẩn □
- Các tài liệu liên quan khác: (đề nghị liệt kê) □
II. Lĩnh vực phân tích môi trường
1. Số mẫu tiến hành (đối với đơn vị đã đi vào hoạt động)
- Số mẫu tiến hành (tính trung bình của 3 năm gần nhất); mẫu/năm
(Liệt kê theo từng thành phần môi trường đăng ký chứng nhận)
- Nguồn mẫu (tích vào ô tương ứng):
+ Nội bộ □ Chiếm %
+ Khách hàng bên ngoài □ Chiếm %
2. Nhân sự
- Danh sách người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm:
TT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Giới tính |
Chức vụ |
Trình độ, chuyên ngành đào tạo |
Số năm công tác trong ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo)
3. Tiện nghi và môi trường
- Đề nghị cung cấp sơ đồ mặt bằng phòng thí nghiệm và vị trí các thiết bị phân tích môi trường.
- Điều kiện môi trường phòng thí nghiệm:
+ Nhiệt độ: °C ± °C
+ Độ ẩm: % ± %
4. Danh mục thiết bị (hiện có)
TT |
Tên thiết bị |
Đặc tính kỹ thuật chính |
Mục đích sử dụng |
Số hiệu (Serial number) |
Hãng/ nước sản xuất |
Thời gian bắt đầu sử dụng |
Tần suất kiểm tra |
Tần suất hiệu chuẩn |
Nơi hiệu chuẩn |
Thời hạn hiệu chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Thông số và các phương pháp xử lý, phân tích mẫu
TT |
Tên thông số |
Loại mẫu |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
Giới hạn phát hiện/ Phạm vi đo |
Độ không đảm bảo đo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc
- Trụ sở làm việc: Có □ Không □
- Tổng diện tích:............................ m2;
+ Phòng làm việc:.......................... m2;
+ Phòng xử lý và phân tích mẫu:................................. m2;
+ Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ:.................................. m2;
+ Kho chứa mẫu:.............................. m2;
+ Kho hóa chất:........................... m2;
+ Phòng đặt cân:.............................. m2;
- Khu phụ trợ:................................... m2.
(Kèm theo sơ đồ vị trí địa lý và sơ đồ bố trí trang thiết bị phân tích của phòng thí nghiệm).
7. Các tài liệu kèm theo
- Sổ tay chất lượng □
- Báo cáo đánh giá nội bộ phòng thí nghiệm của lần gần nhất □
- Danh mục hồ sơ, phương pháp thử/hiệu chuẩn/giám định nội bộ □
- Danh mục các thủ tục, quy trình, hồ sơ thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng □
- Danh mục các tài liệu liên quan khác:
8. Phòng thí nghiệm đã được chứng nhận/công nhận trước đây:
Có □ Chưa □
(Nếu có, đề nghị photo bản sao có chứng thực các chứng chỉ kèm theo)
NGƯỜI LẬP HỒ SƠ (Ký, ghi rõ họ tên) |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)... (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Tên tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận
Mẫu 03
Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
(Phụ lục XXIV kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG _______ Số:
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ Hà Nội, ngày... tháng... năm ... |
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
___________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số ..../NĐ-CP ngày .... tháng .... năm của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số............. /NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ kết quả thẩm định về việc cấp/điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đối với ...(1)...;
Theo đề nghị của ...(2)....
CHỨNG NHẬN:
1................................................... (1).................................................................
Địa chỉ:.......................................... (3).................................................................
Điện thoại:........................... ;.. Fax:................................... ; Email:........................................................
Đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo phạm vi chứng nhận tại Phụ lục kèm theo.
2. Mã số chứng nhận: VIMCERTS ....
3. Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày ... tháng...năm….
4. ...(1).... phải thực hiện đầy đủ quy định về chứng nhận theo Nghị định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, các quy định pháp luật hiện hành và quan trắc theo đúng phạm vi được chứng nhận.
Nơi nhận: - …(1)…; - …(2)….; - Nơi nhận khác (nếu có); - Lưu: ...
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên đầy đủ của tổ chức đề nghị cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
(2) Thủ trưởng cơ quan được giao xử lý hồ sơ cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
(3) Địa chỉ văn phòng và địa chỉ phòng thí nghiệm của tổ chức đề nghị cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
(4) Cơ quan được giao xử lý hồ sơ cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Phụ lục
PHẠM VI ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Đối với... (1)...
(Kèm theo Giấy chứng nhận số ... ngày ... tháng ... năm ...của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
[Tên nền mẫu môi trường]
- Đo đạc tại hiện trường:
TT |
Tên Thông số |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
Giới hạn phát hiện/phạm vi đo |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
… |
|
|
|
- Lấy và bảo quản mẫu:
TT |
Loại mẫu |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
… |
|
|
- Xử lý và phân tích mẫu môi trường
TT |
Thông số |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
Giới hạn phát hiện/phạm vi đo |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
… |
|
|
|
III. Danh mục thủ tục hành chính thay thế
1. Chấp thuận liên kết, chuyển giao chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường
a) Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Khi 02 tổ chức, cá nhân có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần được cấp quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có nhu cầu liên kết trong đó một bên chỉ thực hiện việc vận chuyển chất thải nguy hại và chuyển giao trách nhiệm cho bên còn lại để xử lý thì bên chuyển giao hoặc tiếp nhận phải gửi văn bản đề nghị kèm theo hợp đồng liên kết qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:
Cơ quan thẩm định xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thẩm định từ chối tiếp nhận hồ sơ và có văn bản thông báo cho tổ chức/cá nhân.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ, trả kết quả:
Xem xét văn bản đề nghị và theo hợp đồng liên kết giữa 02 tổ chức, cá nhân với điều kiện phải trực tiếp xử lý chất thải nguy hại, không được chuyển giao chất thải nguy hại cho bên thứ ba để xử lý. Bên nhận chuyển giao chất thải nguy hại từ chủ nguồn thải trong trường hợp có hợp đồng liên kết xử lý chất thải nguy hại theo quy định phải xử lý được ít nhất một loại chất thải nguy hại đã tiếp nhận và phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ nguồn thải hoặc có hợp đồng ba bên về việc liên kết thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
- Hợp đồng liên kết.
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn trả kết quả: tối đa 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được giao thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do.
h) Phí, lệ phí: không quy định
i) Tên các mẫu đơn: không quy định
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Chấp thuận đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng
a) Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu chất thải nguy hại (CTNH) qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ:
Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo gửi tổ chức, cá nhân để hoàn thiện.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, trả kết quả:
- Đối với hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Văn bản thông báo (kèm theo thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh) việc xuất khẩu CTNH của tổ chức, cá nhân đăng ký đến Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia nhập khẩu và quốc gia quá cảnh CTNH (nếu có).
- Khi nhận được Văn bản chấp thuận của Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia nhập khẩu và quốc gia quá cảnh (nếu có), Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Văn bản chấp thuận xuất khẩu CTNH và chuyển cho tổ chức, cá nhân đăng ký.
- Trường hợp nhận được Văn bản không chấp thuận của Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia nhập khẩu hoặc quốc gia quá cảnh (nếu có), Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản trả lời gửi tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
- Xuất khẩu CTNH theo nội dung Văn bản chấp thuận:
Tổ chức, cá nhân được phép xuất khẩu lập hồ sơ vận chuyển (ít nhất là 02 bộ) cho từng chuyến vận chuyển CTNH theo mẫu bằng tiếng Anh (Movement document for transboundary movements/shipments of waste:
http://www.basel.int/Portals/4/Basel%20Convention/docs/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.doc)
Sau khi chuyển giao CTNH cho đơn vị xử lý của nước nhập khẩu, tổ chức, cá nhân được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận việc xuất khẩu CTNH phải lưu 01 (một) bộ hồ sơ vận chuyển và gửi 01 (một) bộ hồ sơ đã có xác nhận của đơn vị xử lý ở nước ngoài cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại (mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- 01 bản chính Tờ khai thông báo vận chuyển chất thải (Notification document for transboundary movements/shipments of waste:
http://www.basel.int/Portals/4/Basel%20Convention/docs/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.doc).
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: tối đa 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Thời hạn gửi văn bản thông báo cho cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có): tối đa 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
- Thời hạn cấp Văn bản chấp thuận: tối đa 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản chấp thuận của tất cả các cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có).
Thời gian trả lời của quốc gia nhập khẩu và quá cảnh đối với văn bản thông báo về xuất khẩu CTNH và thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân là chủ nguồn thải CTNH hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho các chủ nguồn thải đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản chấp thuận vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại (mẫu số 06 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
Xuất khẩu CTNH theo nội dung Văn bản chấp thuận: Sau khi chuyển giao CTNH cho đơn vị xử lý của nước nhập khẩu, tổ chức, cá nhân được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận việc xuất khẩu CTNH phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ vận chuyển đã có xác nhận của đơn vị xử lý ở nước ngoài cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Văn bản trả lời tổ chức, cá nhân trong trường hợp nhận được Văn bản không chấp thuận của Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia nhập khẩu hoặc quốc gia quá cảnh (nếu có).
h) Phí, lệ phí: không quy định
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01: Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại (mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- Mẫu 02: Tờ khai thông báo vận chuyển chất thải (Notification document for transboundary movements/shipments of waste):
http://www.basel.int/Portals/4/Baselo/o20Convention/docs/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.doc.
- Mẫu 03: Tờ khai vận chuyển chất thải (Movement document for transboundary movements/shipments of waste):
http://www.basel.int/Portals/4/Basel°/o20Convention/docs/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.doc.
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Mẫu Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại
(Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT)
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ _______ Số: ...
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________________________ (Địa danh), ngày ... tháng ... năm |
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường,
Chúng tôi đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại (CTNH) với những thông tin cụ thể như sau:
1. Lý do xuất khẩu CTNH
2. (Các) chủ nguồn thải CTNH (1)
3. Nhà xuất khẩu đại diện cho chủ nguồn thải (nếu có) (1)
4. Đơn vị xử lý CTNH ở nước ngoài (1)
5. Nhà nhập khẩu CTNH (nếu khác với đơn vị xử lý) (1)
6. Đơn vị thực hiện việc vận chuyển trong nội địa (dự kiến) (1)
7. Đơn vị vận chuyển xuyên biên giới (dự kiến) (1)
8. Quốc gia quá cảnh dự kiến
Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia quá cảnh (1)
9. Quốc gia nhập khẩu
Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia nhập khẩu (2)
10. Chỉ rõ đăng ký đơn lẻ cho từng chuyến hay đăng ký chung cho nhiều chuyến trong một năm
11. Dự kiến về ngày xuất cảnh, thời gian vận chuyển và hành trình dự kiến (bao gồm cả cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất) (3)
12. Phương tiện vận chuyển (đường bộ, đường sắt, đường nội thủy, đường biển, đường không...) và số hiệu (nếu đã xác định)
13. Những thông tin về bảo hiểm trong trường hợp sự cố (4)
14. Mô tả tính chất của từng loại CTNH, mã chất thải quy định tại Mẫu số 1C, Phụ lục III kèm theo Thông tư này và theo danh mục A của Công ước Basel, thành phần chất thải (5) và những thông tin về mọi yêu cầu xử lý đặc biệt, bao gồm cả những quy định khẩn cấp trong trường hợp có sự cố
15. Loại bao bì (kiện, thùng phuy hoặc téc...) và phương án đóng gói, bảo quản
16. Số lượng (6)
17. Quá trình phát sinh CTNH (7)
18. Phương pháp xử lý CTNH ở nước ngoài
19. Cam kết của chủ nguồn thải (hoặc nhà xuất khẩu đại diện) xác nhận các thông tin là đúng
20. Những thông tin do đơn vị xử lý ở nước ngoài thông báo cho chủ nguồn thải (hoặc nhà xuất khẩu đại diện), chứng minh rằng chất thải được bảo đảm quản lý hợp lý về môi trường phù hợp với luật pháp của Quốc gia nhập khẩu
21. Thông tin liên quan đến hợp đồng ký kết giữa chủ nguồn thải (hoặc nhà xuất khẩu đại diện) và đơn vị xử lý ở nước ngoài hoặc nhà nhập khẩu; giấy tờ ủy thác hoặc hợp đồng của chủ nguồn thải trong trường hợp có nhà xuất khẩu đại diện
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu:…
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Chữ ký, đóng dấu) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, thư điện tử (nếu có) cũng như tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, thư điện tử (nếu có) của những người cần liên hệ
(2) Tên và địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, fax, thư điện tử (nếu có)
(3) Trong trường hợp có một đăng ký chung cho nhiều chuyến xuất khẩu trong một năm, thì phải ghi rõ ngày tháng của từng chuyến, hoặc nếu chưa biết ngày xuất cảng, thì cần thông báo tần suất vận chuyển
(4) Cung cấp thông tin về hợp đồng liên quan đến các yêu cầu bảo hiểm tương ứng và cách các chủ nguồn thải, nhà xuất khẩu đại diện (nếu có), đơn vị vận chuyển, nhà nhập khẩu, và đơn vị xử lý có thể đáp ứng được yêu cầu này
(5) Tính chất và nồng độ của các thành phần nguy hiểm nhất về mặt độc tính và các mối đe dọa khác của CTNH trong cả khâu quản lý lẫn các khâu liên quan đến xử lý
(6) Trong trường hợp có một đăng ký chung cho nhiều chuyến xuất khẩu trong một năm, cần chỉ rõ dự kiến về tổng số lượng và số lượng của từng chuyến
(7) Thông tin này là cần thiết cho việc đánh giá mối nguy hiểm và xác định sự thích hợp của hoạt động xử lý được đề xuất.
Mẫu 02
Mẫu Tờ khai thông báo vận chuyển chất thải
Notification document for transboundary movements/shipments of waste
1. Exporter - notifier Registration No: |
|
3. Notification No: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Name: |
|
Notification concerning |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Address: |
|
A.(i) |
Individual shipment: |
□ |
(ii) |
Multiple shipments: |
□ |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
B.(i) |
Disposal (1): |
□ |
(ii) |
Recovery : |
□ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Contact person: |
|
C. |
Pre-consented recovery facility (2;3) |
Yes |
□ |
No |
□ |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tel: |
|
Fax: |
|
4. Total intended number of shipments: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
E-mail: |
|
5. Total intended quantity (4): |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Importer - consignee Registration No: |
|
Tonnes (Mg): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Name: |
|
m3: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Address: |
|
6. Intended period of time for shipment(s) (4): |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
First departure: |
|
Last departure: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Contact person: |
|
7. Packaging type(s) (5): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tel: |
|
Fax: |
|
Special handling requirements (6): |
Yes: |
□ |
No: |
□ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
E-mail: |
|
11. Disposal / recovery operation(s) (2) |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Intended carrier(s) Registration No: |
|
D-code / R-code (5): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Name(7): |
|
Technology employed (6): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Address: |
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Contact person: |
|
Reason for export (1;6): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tel: |
|
Fax: |
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
E-mail: |
|
12. Designation and composition of the waste (6): |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Means of transport (5): |
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Waste generator(s) - producer(s) (1;7;8) Registration No: |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Name: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Address: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
13. Physical characteristics (5): |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Contact person: |
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tel: |
|
Fax: |
14. Waste identification (fill in relevant codes) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
E-mail: |
|
(i) Basel Annex VIII (or IX if applicable): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Site and process of generation (6) |
|
(ii) OECD code (if different from (i)): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
(iii) EC list of wastes: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
10. Disposal facility (2): |
□ |
or recovery facility (2): |
□ |
(iv) National code in country of export: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Registration No: |
|
(v) National code in country of import: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Name: |
|
(vi) Other (specify): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Address: |
|
(vii) Y-code: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
(viii) H-code (5): |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Contact person: |
|
(ix) UN class (5): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tel: |
|
Fax: |
|
(x) UN Number: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
E-mail: |
|
(xi) UN Shipping name: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Actual site of disposal/recovery: |
|
(xii) Customs code(s) (HS): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
15. (a) Countries/States concerned, (b) Code no. of competent authorities where applicable, (c) Specific points of exit or entry (border crossing or port) |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
State of export - dispatch |
State(s) of transit (entry and exit) |
State of import - destination |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(a) |
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(b) |
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(c) |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
16.Customs offices of entry and/or exit and/or export (European Community): |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Entry: |
|
Exit: |
|
Export: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
17. Exporter's - notifier's / generator's - producer's (1) declaration: |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I certify that the information is complete and correct to my best knowledge. I also certify that legally enforceable written contractual obligations have been |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
entered into and that any applicable insurance or other financial guarantee is or shall be in force covering the transboundary movement. |
18. Number of annexes attached |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Exporter's - notifier's name: |
|
Date: |
|
Signature: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Generator's - producer's name: |
|
Date: |
|
Signature: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
FOR USE BY COMPETENT AUTHORITIES |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
19. Acknowledgement from the relevant competent authority of countries of import - destination / transit (1) / export - dispatch (9): |
20. Written consent (1;8) to the movement provided by the |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
competent authority of (country): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Country: |
|
Consent given on: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Notification received on: |
|
Consent valid from: |
|
until: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Acknowledgement sent on: |
|
Specific conditions: |
No: |
□ |
If Yes, see block 21 (6): |
□ |
||
Name of competent authority: |
|
Name of competent authority: |
|
|||||
Stamp and/or signature: |
|
Stamp and/or signature: |
|
|||||
|
|
|||||||
|
|
|||||||
|
|
|||||||
21. Specific conditions on consenting to the movement document or reasons for objecting |
||||||||
|
||||||||
|
||||||||
(1) Required by the Basel Convention (2) In the case of an R12/R13 or D13-D15 operation, also attach corresponding information on any subsequent R12/R13 or D13-D15 facilities and on the subsequent R1-R11 or D1-D12 facilit(y)ies when required (3) To be completed for movements within the OECD area and only if B(ii) applies (4) Attach detailed list if multiple shipments |
(5) See list of abbreviations and codes on the next page (6) Attach details if necessary (7) Attach list if more than one (8) If required by national legislation (9) If applicable under the OECD Decision |
|||||||
List of abbreviations and codes used in the notification document
DISPOSAL OPERATIONS (block 11) D1 Deposit into or onto land, (e.g., landfill, etc.) D2 Land treatment, (e.g., biodegradation of liquid or sludgy discards in soils, etc.) D3 Deep injection, (e.g., injection of pumpable discards into wells, salt domes or naturally occurring repositories, etc.) D4 Surface impoundment, (e.g., placement of liquid or sludge discards into pits, ponds or lagoons, etc.) D5 Specially engineered landfill, (e.g., placement into lined discrete cells which are capped and isolated from one another and the environment, etc.) D6 Release into a water body except seas/oceans D7 Release into seas/oceans including sea-bed insertion D8 Biological treatment not specified elsewhere in this list which results in final compounds or mixtures which are discarded by means of any of the operations in this list D9 Physico-chemical treatment not specified elsewhere in this list which results in final compounds or mixtures which are discarded by means of any of the operations in this list (e.g., evaporation, drying, calcination, etc.) D10 Incineration on land D11 Incineration at sea D12 Permanent storage, (e.g., emplacement of containers in a mine, etc.) D13 Blending or mixing prior to submission to any of the operations in this list D14 Repackaging prior to submission to any of the operations in this list D15 Storage pending any of the operations in this list |
|
RECOVERY OPERATIONS (block 11) R1 Use as a fuel (other than in direct incineration) or other means to generate energy (Basel/OECD) - Use principally as a fuel or other means to generate energy (EU) R2 Solvent reclamation/regeneration R3 Recycling/reclamation of organic substances which are not used as solvents R4 Recycling/reclamation of metals and metal compounds R5 Recycling/reclamation of other inorganic materials R6 Regeneration of acids or bases R7 Recovery of components used for pollution abatement R8 Recovery of components from catalysts R9 Used oil re-refining or other reuses of previously used oil R10 Land treatment resulting in benefit to agriculture or ecological improvement R11 Uses of residual materials obtained from any of the operations numbered R1-R10 R12 Exchange of wastes for submission to any of the operations numbered R1-R11 R13 Accumulation of material intended for any operation in this list. |
|
PACKAGING TYPES (block 7)
|
H-CODE AND UN CLASS (block 14)
UN Class H-code Characteristics
1 H1 Explosive 3 H3 Flammable liquids 4.1 H4.1 Flammable solids 4.2 H4.2 Substances or wastes liable to spontaneous combustion 4.3 H4.3 Substances or wastes which, in contact with water, emit flammable gases 5.1 H5.1 Oxidizing 5.2 H5.2 Organic peroxides 6.1 H6.1 Poisonous (acute) 6.2 H6.2 Infectious substances 8 H8 Corrosives 9 H10 Liberation of toxic gases in contact with air or water 9 H11 Toxic (delayed or chronic) 9 H12 Ecotoxic 9 H13 Capable, by any means, after disposal of yielding another material, e. g., leachate, which possesses any of the characteristics listed above |
MEANS OF TRANSPORT (block 8) R = Road T = Train/rail S = Sea A = Air W = Inland waterways |
|
PHYSICAL CHARACTERISTICS (block 13)
|
Further information, in particular related to waste identification (block 14), i.e. on Basel Annexes VIII and IX codes, OECD codes and Y-codes, can be found in a Guidance/Instruction Manual available from the OECD and the Secretariat of the Basel Convention.
Mẫu 03
Mẫu Tờ khai vận chuyển chất thải
Movement document for transboundary movements/shipments of waste
1. Corresponding to notification No: |
|
2. Serial/total number of shipments: |
|
/ |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Exporter - notifier Registration No: |
|
4. Importer - consignee Registration No: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Name: |
|
Name: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Address: |
|
Address: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Contact person: |
|
Contact person: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tel: |
|
Fax: |
|
Tel: |
|
Fax: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
E-mail: |
|
E-mail: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Actual quantity: |
Tonnes (Mg): |
|
m3: |
|
6. Actual date of shipment: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Packaging |
Type(s) (1): |
|
Number of packages: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Special handling requirements: (2) |
Yes: |
□ |
No: |
□ |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8.(a) 1st Carrier (3): |
8.(b) 2nd Carrier: |
8.(c) Last Carrier: |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Registration No: |
|
Registration No: |
|
Registration No: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Name: |
|
Name: |
|
Name: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Address: |
|
Address: |
|
Address: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tel: |
|
Tel: |
|
Tel: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Fax: |
|
Fax: |
|
Fax: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
E-mail: |
|
E-mail: |
|
E-mail: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- - - - - - - To be completed by carrier’s representative - - - - - - - |
More than 3 carriers (2) |
□ |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Means of transport (1): |
|
Means of transport (1): |
|
Means of transport (1): |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Date of transfer: |
|
Date of transfer: |
|
Date of transfer: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Signature: |
|
Signature: |
|
Signature: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Waste generator(s) - producer(s) (4;5;6): |
12. Designation and composition of the waste (2): |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Registration No: |
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Name: |
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Address: |
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Contact person: |
|
13.Physical characteristics (1): |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tel: |
|
Fax: |
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
E-mail: |
|
14.Waste identification (fill in relevant codes) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Site of generation (2): |
|
(i) Basel Annex VIII (or IX if applicable): |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
10. Disposal facility |
□ |
or recovery facility |
□ |
(ii) OECD code (if different from (i)): |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Registration No: |
|
(iii) EC list of wastes: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Name: |
|
(iv) National code in country of export: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Address: |
|
(v) National code in country of import: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
(vi) Other (specify): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Contact person: |
|
(vii) Y-code: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tel: |
|
Fax: |
|
(viii) H-code (1): |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
E-mail: |
|
(ix) UN class (1): |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Actual site of disposal/recovery (2) |
|
(x) UN Number: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11. Disposal/recovery operation(s) |
(xi) UN Shipping name: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
D-code / R-code (1): |
|
(xii) Customs code(s) (HS): |
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
15. Exporter's - notifier's / generator's - producer's (4) declaration: I certify that the above information is complete and correct to my best knowledge. I also certify that legally enforceable written contractual obligations have been entered into, that any applicable insurance or other financial guarantee is in force covering the transboundary movement and that all necessary consents have been received from the competent authorities of the countries concerned. |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Name: |
|
Date: |
|
Signature: |
|
||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||
16. For use by any person involved in the transboundary movement in case additional information is required |
|||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||
17. Shipment received by importer - consignee (if not facility): |
Date: |
Name: |
Signature: |
||||||||||||||||||||
TO BE COMPLETED BY DISPOSAL / RECOVERY FACILITY |
|||||||||||||||||||||||
18. Shipment received at disposal facility |
□ |
or recovery facility |
□ |
19. I certify that the disposal/recovery of the |
|||||||||||||||||||
Date of reception: |
|
Accepted: |
□ |
Rejected*: |
□ |
waste described above has been completed. |
|||||||||||||||||
Quantity received: |
Tonnes (Mg): |
|
m3: |
|
*immediately contact competent authorities |
Name: |
|||||||||||||||||
Approximate date of disposal/recovery: |
|
|
|||||||||||||||||||||
Disposal/recovery operation (1): |
|
Date: |
|||||||||||||||||||||
Name: |
|
Signature and stamp: |
|||||||||||||||||||||
Date: |
|
|
|||||||||||||||||||||
Signature:
|
|
||||||||||||||||||||||
(1) See list of abbreviations and codes on the next page (2) Attach details if necessary (3) If more than 3 carriers, attach information as required in blocks 8 (a,b,c). |
(4) Required by the Basel Convention (5) Attach list if more than one (6) If required by national legislation |
||||||||||||||||||||||
|
List of Abbreviations and Codes Used in the Movement Document
DISPOSAL OPERATIONS (block 11) D1 Deposit into or onto land, (e.g., landfill, etc.) D2 Land treatment, (e.g. biodegradation of liquid or sludgy discards in soils, etc.) D3 Deep injection, (e.g., injection of pumpable discards into wells, salt domes or naturally occurring repositories, etc.) D4 Surface impoundment, (e.g., placement of liquid or sludge discards into pits, ponds or lagoons, etc.) D5 Specially engineered landfill, (e.g., placement into lined discrete cells which are capped and isolated from one another and the environment), etc. D6 Release into a water body except seas/oceans D7 Release into seas/oceans including sea-bed insertion D8 Biological treatment not specified elsewhere in this list which results in final compounds or mixtures which are discarded by means of any of the operations in this list D9 Physico-chemical treatment not specified elsewhere in this list which results in final compounds or mixtures which are discarded by means of any of the operations in this list (e.g., evaporation, drying, calcination, etc.) D10 Incineration on land D11 Incineration at sea D12 Permanent storage, (e.g., emplacement of containers in a mine, etc.) D13 Blending or mixing prior to submission to any of the operations in this list D14 Repackaging prior to submission to any of the operations in this list D15 Storage pending any of the operations in this list |
RECOVERY OPERATIONS (block 11) R1 Use as a fuel (other than in direct incineration) or other means to generate energy (Basel/OECD) - Use principally as a fuel or other means to generate energy (EU) R2 Solvent reclamation/regeneration R3 Recycling/reclamation of organic substances which are not used as solvents R4 Recycling/reclamation of metals and metal compounds R5 Recycling/reclamation of other inorganic materials R6 Regeneration of acids or bases R7 Recovery of components used for pollution abatement R8 Recovery of components from catalysts R9 Used oil re-refining or other reuses of previously used oil R10 Land treatment resulting in benefit to agriculture or ecological improvement R11 Uses of residual materials obtained from any of the operations numbered R1-R10 R12 Exchange of wastes for submission to any of the operations numbered R1-R11 R13 Accumulation of material intended for any operation in this list |
|
PACKAGING TYPES (block 7)
|
H-CODE AND UN CLASS (block 14) UN class H-code Characteristics 1 H1 Explosive 3 H3 Flammable liquids 4.1 H4.1 Flammable solids 4.2 H4.2 Substances or wastes liable to spontaneous combustion 4.3 H4.3 Substances or wastes which, in contact with water, emit flammable gases 5.1 H5.1 Oxidizing 5.2 H5.2 Organic peroxides 6.1 H6.1 Poisonous (acute) 6.2 H6.2 Infectious substances 8 H8 Corrosives 9 H10 Liberation of toxic gases in contact with air or water 9 H11 Toxic (delayed or chronic) 9 H12 Ecotoxic 9 H13 Capable, by any means, after disposal of yielding another material, e. g., leachate, which possesses any of the characteristics listed above |
|
MEANS OF TRANSPORT (block 8) R = Road A = Air T = Train/rail W = Inland waterways S = Sea |
||
PHYSICAL CHARACTERISTICS (block 13) 1. Powdery / powder 5. Liquid 2. Solid 6. Gaseous 3. Viscous / paste 7. Other (specify) 4. Sludgy |
||
Further information, in particular related to waste identification (block 14), i.e. on Basel Annexes VIII and IX codes, OECD codes and Y-codes, can be found in a Guidance/Instruction Manual available from the OECD and the Secretariat of the Basel Convention.
3. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
a) Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đối với các dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh: nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:
Cơ quan thẩm định xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ hoặc chưa được tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định theo quy định (trừ các dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật nhà nước), cơ quan thẩm định từ chối tiếp nhận hồ sơ và có văn bản thông báo cho tổ chức/cá nhân.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ:
3.1. Thẩm định hồ sơ sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và hồ sơ đã được tham vấn trên trang thông tin điện tử theo quy định (trừ các dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật nhà nước)
- Thẩm định hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua Hội đồng thẩm định.
- Trong quá trình thẩm định (trong trường hợp cần thiết), cơ quan thẩm định tiến hành các hoạt động: kiểm tra, khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án; lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia.
- Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định tới tổ chức/cá nhân với kết quả là 01 trong các trường hợp sau đây: (1) thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; (2) thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; (3) không thông qua.
3.2. Thẩm định hồ sơ sau khi họp hội đồng
- Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, tổ chức/cá nhân (trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định) phải hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do tổ chức/cá nhân gửi đến, cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm tiếp tục thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Bước 4. Phê duyệt và gửi kết quả
- Cơ quan cấp phép ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có văn bản nêu rõ lý do.
- Cơ quan cấp phép có trách nhiệm công khai trên cổng thông tin điện tử quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
c.1. Hồ sơ đề nghị thẩm định
- 01 bản chính Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- 01 bản chính Báo cáo đánh giá tác động môi trường (mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- 01 bản chính Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.
c.2. Hồ sơ nộp lại sau khi họp hội đồng
- 01 bản chính văn bản đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết quả thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;
- 01 bản chính Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, tổ chức/cá nhân ký vào phía dưới của từng trang hoặc đóng dấu giáp lai báo cáo kể cả phụ lục kèm theo đĩa CD trong đó chứa tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf’ chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (bao gồm cả phụ lục).
d) Thời hạn giải quyết
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
+ Tối đa là 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường;
+ Tối đa là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường;
+ Thời hạn thẩm định quy định có thể được kéo dài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thời điểm thông báo kết quả: trong thời hạn thẩm định.
- Thời hạn phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: tối đa là 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thời gian chủ dự án đầu tư chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định không tính vào thời hạn thẩm định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức/cá nhân.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an (đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh);
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được giao thẩm định thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường/Bộ Quốc phòng/Bộ Công an.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (mẫu số 10, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT)
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định (mẫu số 04, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
h) Phí, lệ phí:
- Thông tư số 56/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định;
- Thông tư số 91/2021/TT-BTC ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và Thông tư số 56/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định;
- Theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01 : Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
- Mẫu 02: Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường (mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
(Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT)
(1) __________ Số: /....... V/v đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là: (1), chủ đầu tư dự án (2) (thông tin như Phụ lục đính kèm).
Dự án (2) đã được ... phê duyệt/chấp thuận (điều chỉnh) chủ trương đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phê duyệt/chấp thuận chủ trương đầu tư).
Hoặc Dự án (2) đã được ... cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Dự án (2) thuộc thẩm quyền phê duyệt đầu tư của ..........................................................................................................................................
Địa điểm thực hiện dự án (2): ..........................................................................................................................................
Địa chỉ liên hệ của (1): ..........................................................................................................................................
Điện thoại: ......................; Fax: ...................; E-mail: .......................
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:
- Dự án đầu tư của (2) (hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc tài liệu tương đương);
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).
Chúng tôi cam kết bảo đảm về tính trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu trong các báo cáo, tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).
Nơi nhận: - Như trên; - .....; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Chủ dự án đầu tư;
(2) Tên dự án;
(3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
(4) Đại diện có thẩm quyền của (1).
Phụ lục
(kèm theo Văn bản số..... ngày... tháng.... năm..... của (1))
1. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (theo liệt kê tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP):
1.1. Là loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: □
Công suất: Lớn □ Trung bình □ Nhỏ □
1.2. Không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: □
- Dự án quan trọng quốc gia □ Nhóm A □ Nhóm B □ Nhóm C □
- Quy mô diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước (theo liệt kê tại Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Lớn □ Trung bình □ Nhỏ □
- Thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển, giao khu vực biển để lấn biển theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo:
Thủ tướng Chính phủ □ Bộ TN&MT □ UBND cấp tỉnh/thành phố □
- Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác và sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về khoáng sản, tài nguyên nước:
UBND cấp tỉnh/thành phố □ Bộ TN&MT □
2. Thông tin khác:
- Nằm trong nội thành, nội thị của các đô thị: Có □ Không □
- Xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt: Có □ Không □
- Có sử dụng đất, đất có mặt nước của: khu bảo tồn thiên nhiên □; rừng đặc dụng □; rừng phòng hộ □; rừng tự nhiên □; khu bảo tồn biển □; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản □; vùng đất ngập nước quan trọng □; di sản thiên nhiên khác được xác lập hoặc được công nhận □
- Có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng: Có □ Không □
- Có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên: Có □ Không □
- Có yêu cầu di dân, tái định cư: Có □ Không □
Mẫu 02
Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường
(Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT)
Cơ quan cấp trên của chủ dự án (1)
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án (2)
Địa danh (**), tháng ... năm ... |
Ghi chú:
(1) Tên chủ dự án;
(2) Tên dự án;
(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa;
(**) Ghi địa danh cấp tỉnh nơi thực hiện dự án hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án.
MỤC LỤC
Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng, các hình vẽ
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Thông tin chung về dự án, trong đó nêu rõ loại hình dự án (mới, mở rộng quy mô, nâng công suất, thay đổi công nghệ hoặc dự án loại khác).
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.4. Trường hợp dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thì phải nêu rõ tên của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và thuyết minh sự phù hợp của dự án với ngành nghề đầu tư và phân khu chức năng của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
2.1. Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM.
2.2. Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án.
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM.
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Tóm tắt việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, đơn vị tư vấn kèm theo danh sách (có chữ ký) của những người tham gia ĐTM.
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Liệt kê các phương pháp ĐTM và các phương pháp khác được sử dụng (nếu có).
5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM
5.1. Thông tin về dự án:
- Thông tin chung: tên dự án, địa điểm thực hiện, chủ dự án
- Phạm vi, quy mô, công suất
- Công nghệ sản xuất (nếu có)
- Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
- Các yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có)
5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:
Nêu các hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường theo các giai đoạn của dự án
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:
- Nước thải, khí thải:
+ Nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của nước thải;
+ Nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của bụi, khí thải.
- Chất thải rắn, chất thải nguy hại:
+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng) của chất thải rắn sinh hoạt;
+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải rắn thông thường;
+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải nguy hại.
- Tiếng ồn, độ rung (nguồn phát sinh và quy chuẩn áp dụng)
- Các tác động khác (nếu có)
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:
- Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải:
+ Đối với thu gom và xử lý nước thải: Nêu các hạng mục công trình xử lý nước thải (hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom và xử lý nước thải); nguồn tiếp nhận; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có); tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn nước thải; mục đích tái sử dụng nước thải sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).
+ Đối với xử lý bụi, khí thải: Nêu các hạng mục công trình xử lý bụi, khí thải (hệ thống, thiết bị thu gom và xử lý bụi, khí thải); dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có); tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn, khu vực phát thải; mục đích tái sử dụng khí đốt sạch sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).
- Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:
+ Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường: Nêu các hạng mục công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình xử lý chất thải rắn thông thường phải thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý.
+ Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại: Nêu các hạng mục công trình lưu giữ chất thải nguy hại kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình xử lý chất thải nguy hại phải thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý.
- Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung (nêu các công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung).
- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
+ Phương án cải tạo, phục hồi môi trường (đối với dự án khai thác khoáng sản, dự án có chôn lấp chất thải): phương án được lựa chọn thực hiện; danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch thực hiện; kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường (riêng nội dung này phải cụ thể số tiền ký quỹ trong từng lần ký quỹ).
+ Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có).
+ Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (nếu có): Nêu phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Trường hợp dự án phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường thì thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và yêu cầu kỹ thuật đối với từng công trình.
+ Các công trình, biện pháp khác (nếu có)
5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: Các nội dung, yêu cầu, tần suất, thông số giám sát ứng với từng giai đoạn của dự án.
Chương 1
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1.1. Thông tin về dự án
- Tên dự án.
- Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án.
- Vị trí địa lý (các điểm mốc tọa độ theo hệ tọa độ quốc gia, ranh giới...) của địa điểm thực hiện dự án.
- Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án.
- Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
- Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án.
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
Liệt kê các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:
- Các hạng mục công trình chính: dây chuyền sản xuất sản phẩm chính, hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án.
- Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án.
- Các hoạt động của dự án.
- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: thu gom và thoát nước mưa; thu gom và thoát nước thải; xử lý nước thải (sinh hoạt, công nghiệp,...); xử lý bụi, khí thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn; chất thải nguy hại; các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải.
- Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học; công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn (nếu có).
- Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có).
- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường.
Đối với các dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động phải có các thông tin về hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hiện hữu; các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng trong dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ; các công trình, thiết bị sẽ thay đổi, điều chỉnh, bổ sung; sự kết nối giữa các hạng mục công trình hiện hữu với công trình đầu tư mới.
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án
Liệt kê các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án.
Đối với dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, phải làm rõ về nhu cầu, năng lực sử dụng phế liệu; tỷ lệ, khối lượng phế liệu sử dụng được nhập khẩu và thu mua trong nước, đề xuất khối lượng phế liệu nhập khẩu khi dự án vận hành theo công suất thiết kế của dự án.
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
Mô tả về công nghệ sản xuất, vận hành của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường và cơ sở lựa chọn công nghệ kèm theo sơ đồ minh họa.
1.5. Biện pháp tổ chức thi công
Mô tả về các biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công các hạng mục công trình của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường.
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (không bắt buộc thực hiện đối với dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã có các thủ tục về môi trường)
- Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về các điều kiện tự nhiên phục vụ đánh giá tác động môi trường của dự án, gồm các loại dữ liệu về: địa lý, địa chất; khí hậu, khí tượng; số liệu thủy văn, hải văn trong thời gian ít nhất 03 năm gần nhất.
- Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của nguồn tiếp nhận nước thải này.
- Tóm tắt các điều kiện về kinh tế - xã hội phục vụ đánh giá tác động môi trường của dự án, gồm: các hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác); đặc điểm dân số, điều kiện y tế, văn hóa, giáo dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo, các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, danh lam thắng cảnh đã được xác lập, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác chịu tác động của dự án.
- Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án.
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án
2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường
Thu thập dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường phục vụ đánh giá tác động môi trường của dự án, trong đó làm rõ: chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án, môi trường nước mặt, nước biển, nước dưới đất, môi trường đất vùng tiếp nhận nước thải của dự án.
Đo đạc, lấy mẫu phân tích về hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án. Đối với dự án có liên quan đến phóng xạ phải đo đạc môi trường phóng xạ tự nhiên. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường.
Tổng hợp dữ liệu thu thập và kết quả đo đạc, phân tích để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường khu vực thực hiện dự án.
2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học (không yêu cầu đối với dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương)
Thu thập, tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước tại khu vực dự án và xung quanh dự án, lưu ý đến các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu (nếu có): các loại rừng, danh mục các loài thực vật, động vật, tài nguyên sinh vật biển và đất ngập nước ven biển, danh mục các loài phiêu sinh, động vật đáy và tài nguyên thủy, hải sản khác.
Đối với dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển phải có thêm số liệu điều tra, khảo sát đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước tại khu vực dự án, lưu ý đến các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu, hệ sinh thái rừng tự nhiên, san hô, cỏ biển (nếu có).
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án
Liệt kê, mô tả các đối tượng bị tác động bởi dự án và các yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án.
2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án
Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động
- Các tác động môi trường liên quan đến chất thải:
+ Tác động do nước thải;
+ Tác động do bụi, khí thải;
+ Tác động do chất thải rắn sinh hoạt;
+ Tác động do chất thải rắn thông thường;
+ Tác động do chất thải nguy hại.
- Xác định nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung.
- Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác (nếu có).
- Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án.
Yêu cầu:
- Với mỗi tác động cần xác định quy mô tác động để tập trung dự báo, đánh giá và giảm thiểu các tác động chính, đặc thù của loại hình và vị trí dự án.
- Đối với tác động có liên quan đến chất thải:
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của nước thải, bụi và khí thải; so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng) của chất thải rắn sinh hoạt; thông tin về không gian và thời gian tác động của chất thải này.
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.
- Đối với tác động không liên quan đến chất thải: cần nêu cụ thể các tác động và đối tượng bị tác động.
- Việc đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn này tập trung vào các nội dung chính sau đây:
+ Đánh giá tác động đến môi trường của việc chiếm dụng đất, mặt nước, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa (nếu có);
+ Khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị (nếu thuộc phạm vi dự án);
+ Thi công các hạng mục công trình của dự án hoặc các hoạt động triển khai thực hiện dự án (đối với các dự án không có công trình xây dựng);
+ Làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
- Đối với nước thải: chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):
+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
+ Nguồn tiếp nhận; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có).
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường (bao gồm chất thải xây dựng) và chất thải nguy hại: quy mô, vị trí biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.
- Đối với bụi, khí thải: các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Đối với tiếng ồn, độ rung: các công trình, biện pháp giảm ồn, rung.
- Đối với xói lở, bồi lắng, nước mưa chảy tràn (nếu có): quy mô, vị trí biện pháp ngăn ngừa xói lở, bồi lắng, kiểm soát nước mưa chảy tràn.
- Đối với các tác động đến đa dạng sinh học (nếu có).
- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (nếu có).
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động
Việc đánh giá tác động trong giai đoạn này cần phải tập trung vào các nội dung chính sau:
- Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến chất thải:
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của nước thải, bụi và khí thải; so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng) của chất thải rắn sinh hoạt; thông tin về không gian và thời gian tác động của chất thải này.
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.
- Xác định nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung.
- Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác (nếu có).
- Đối với dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án.
- Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án.
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
Yêu cầu: trên cơ sở kết quả đánh giá các tác động tại Mục 3.2.1 nêu trên, chủ dự án phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và nồng độ các thông số ô nhiễm đặc trưng) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp (trên cơ sở liệt kê, so sánh các thiết bị, công nghệ đang được sử dụng), đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.
a) Đối với công trình xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải;
- Các thông số cơ bản của công trình xử lý nước thải (dự thảo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc dự thảo thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là dự thảo bản vẽ thiết kế) đính kèm tại Phụ lục II báo cáo);
- Nguồn tiếp nhận; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có);
- Đề xuất vị trí thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).
b) Đối với công trình xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải;
- Các thông số cơ bản của công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục II báo cáo);
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có);
- Đề xuất vị trí thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).
c) Đối với công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại):
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình quản lý, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của công trình quản lý, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục II báo cáo).
d) Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung (nêu các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung).
đ) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
- Mô tả phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tương ứng với các nội dung đã được nhận dạng tại mục 3.2.1 ở trên.
- Trường hợp phải xây dựng, lắp đặt công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và khí thải phải có thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các thông số cơ bản của công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục II báo cáo).
e) Công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu với các dự án thủy điện, hồ chứa nước.
g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác tới môi trường (nếu có).
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.
- Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo về các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường.
Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác).
Chương 4
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học)
4.1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản
4.1.1. Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực; quy hoạch sử dụng đất sau khai thác (nếu có) tổ chức, cá nhân phải xây dựng tối thiểu 02 phương án cải tạo, phục hồi môi trường khả thi.
- Đối với mỗi phương án cải tạo, phục hồi môi trường đưa ra cần làm rõ các nội dung sau:
+ Xác định thời điểm, nội dung thực hiện một phần công tác cải tạo, phục hồi môi trường (ngay trong quá trình khai thác) đối với các hạng mục công trình mỏ (công trình phụ trợ khai thác, bãi thải mỏ,...) và khu vực khai thác (trường hợp mỏ khai thác theo hình thức “cuốn chiếu”, có thể thực hiện được công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng);
+ Xác định các hạng mục công trình mỏ, các hạng mục công việc cần cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác (moong khai thác đối với mỏ lộ thiên; hệ thống đường lò/giếng thông gió, vận chuyển, lò chợ ... đối với mỏ hầm lò) trong giai đoạn đóng cửa mỏ (thời điểm kết thúc khai thác mỏ theo dự án đầu tư đã lập);
+ Mô tả các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường; lập bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: tác động liên quan đến chất thải, tác động không liên quan đến chất thải như: cảnh quan, sinh thái sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...) và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu.
- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các phương án lựa chọn. Trên cơ sở đánh giá và so sánh “chỉ số phục hồi đất” và ưu điểm, nhược điểm của các phương án, lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.
4.1.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Từ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường.
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Thiết kế các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
4.1.3. Kế hoạch thực hiện
- Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.
- Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực khai thác |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
4.1.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
4.2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải
4.2.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình xử lý chất thải, ảnh hưởng của quá trình xử lý chất thải đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.
- Việc cải tạo môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.
- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo môi trường. Xây dựng bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự cố môi trường,...) để lựa chọn phương án cải tạo môi trường.
4.2.2. Nội dung cải tạo môi trường
Từ giải pháp cải tạo môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo môi trường.
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo môi trường.
Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế cơ sở.
4.2.3. Kế hoạch thực hiện
Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo môi trường.
Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.
Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo môi trường.
Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực ô chôn lấp chất thải |
|
|
|
|
|
|
1 |
Hệ thống xử lý nước thải |
|
|
|
|
|
|
2 |
Hệ thống xử lý khí thải |
|
|
|
|
|
|
3 |
Hệ thống quan trắc, giám sát môi trường |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
4.2.4. Dự toán chi phí cải tạo môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
4.3. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có).
Chương 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án
Chương trình quản lý môi trường được tổng hợp dưới dạng bảng như sau:
Các giai đoạn của dự án |
Các hoạt động của dự án |
Các tác động môi trường |
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường |
Thời gian thực hiện và hoàn thành |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Thi công, xây dựng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vận hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cải tạo phục hồi môi trường (đối với các dự án khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải) |
|
|
|
|
5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án
Chương trình quan trắc, giám sát môi trường phải được đặt ra cho quá trình thực hiện dự án, được thiết kế cho các giai đoạn: (1) Thi công, xây dựng; (2) Dự kiến khi vận hành và (3) Cải tạo phục hồi môi trường (đối với dự án khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải), cụ thể như sau:
- Quan trắc nước thải và khí thải: lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải, khí thải trước và sau xử lý; vị trí các điểm quan trắc phải được mô tả rõ.
- Quan trắc tự động, liên tục nước thải, khí thải và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương (đối với trường hợp phải lắp đặt).
- Giám sát chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại: giám sát khối lượng phát sinh; phân định, phân loại các loại chất thải phát sinh để quản lý theo quy định,...
- Giám sát môi trường xung quanh: chỉ áp dụng cho giai đoạn hoạt động của các dự án có phát sinh phóng xạ hoặc một số loại hình đặc thù theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt; vị trí các điểm giám sát phải được lựa chọn để đảm bảo tính đại diện và phải được mô tả rõ.
- Quan trắc, giám sát môi trường khác (nếu có).
- Đối với giai đoạn vận hành dự án, chương trình quản lý và giám sát môi trường có thể được điều chỉnh trong quá trình cấp giấy phép môi trường (nếu có).
Chương 6
KẾT QUẢ THAM VẤN
I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
6.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng
6.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử: cơ quan quản lý trang thông tin điện tử; đường dẫn trên internet tới nội dung được tham vấn; thời điểm và thời gian đăng tải theo quy định.
6.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến (nếu có): thời điểm, thời gian niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã liên quan; thời điểm họp tham vấn; thành phần tham dự họp tham vấn (đính kèm biên bản họp tham vấn tại Phụ lục III).
6.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định (nếu có): liệt kê các văn bản do chủ dự án gửi đến các cơ quan, tổ chức để tham vấn và văn bản phản hồi của các cơ quan, tổ chức được tham vấn (nêu rõ số, ký hiệu, thời gian ban hành của các văn bản); nêu rõ các trường hợp không nhận được ý kiến trả lời bằng văn bản của cơ quan, tổ chức được tham vấn trong thời gian quy định kèm theo minh chứng về việc đã gửi văn bản đến các cơ quan này.
6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng
Lập bảng thể hiện các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn và giải trình việc tiếp thu kết quả tham vấn, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (sắp xếp các ý kiến góp ý theo chương, mục liên quan của báo cáo đánh giá tác động môi trường), cụ thể như bảng sau:
TT |
Ý kiến góp ý |
Nội dung tiếp thu, hoàn thiện hoặc giải trình |
Cơ quan, tổ chức/cộng đồng dân cư/đối tượng quan tâm |
I |
Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử |
||
Chương 1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Chương 6 |
|
|
|
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Các ý kiến khác |
|
|
|
II |
Tham vấn bằng hình thức tổ chức họp lấy ý kiến (nếu có) |
||
Chương 1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Chương 6 |
|
|
|
Các ý kiến khác |
|
|
|
III |
Tham vấn bằng văn bản (nếu có) |
||
Chương 1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Chương 6 |
|
|
|
Các ý kiến khác |
|
|
|
II. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Mô tả việc tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn về kết quả tính toán của mô hình (nếu có). Lập bảng thể hiện các ý kiến, kiến nghị của các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức chuyên môn và giải trình việc tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (các văn bản liên quan đến tham vấn được chuyên gia, nhà khoa học được đính kèm tại Phụ lục III).
TT |
Ý kiến góp ý |
Nội dung tiếp thu, hoàn thiện hoặc giải trình |
Tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học |
I |
Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học |
||
1 |
..................... |
..................... |
|
2 |
..................... |
..................... |
|
II |
Tham vấn tổ chức chuyên môn về kết quả tính toán của mô hình (đối với các dự án phải tham vấn theo quy định) |
||
1 |
..................... |
..................... |
|
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận: phải có kết luận về các vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết các tác động chưa, vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của các tác động đã xác định; các biện pháp giảm thiểu tác động tương ứng; các tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và nêu rõ lý do.
2. Kiến nghị: kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết các vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án (nếu có).
3. Cam kết của chủ dự án đầu tư
- Cam kết về độ chính xác, trung thực của các thông tin, số liệu, tài liệu cung cấp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Cam kết có biện pháp, kế hoạch, nguồn lực để thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án; thực hiện đầy đủ các ý kiến đã tiếp thu trong quá trình tham vấn; chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra sự cố môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành dự án.
- Cam kết đảm bảo tính khả thi khi thực hiện trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Chỉ liệt kê các tài liệu có sử dụng để trích dẫn trong báo cáo ĐTM)
PHỤ LỤC I
- Bản sao các văn bản của cấp có thẩm quyền về quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.
- Bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc giấy tờ tương đương của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
- Bản sao các văn bản pháp lý khác liên quan đến dự án.
- Bản sao các phiếu kết quả phân tích môi trường nền đã thực hiện.
- Đối với dự án khai thác khoáng sản phải có thêm các bản vẽ sau đây: Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
PHỤ LỤC II
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình xử lý chất thải (đối với các dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước); công trình cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có).
- Thuyết minh và kết quả tính toán của các mô hình sử dụng (nếu có).
PHỤ LỤC III
Bản sao của các hồ sơ sau:
- Các văn bản của chủ dự án gửi lấy ý kiến tham vấn.
- Văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được xin ý kiến.
- Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân.
- Văn bản tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học và bản nhận xét của các chuyên gia hoặc biên bản họp hội thảo tham vấn chuyên gia.
- Văn bản tham vấn các tổ chức chuyên môn.
- Văn bản cho ý kiến về kết quả tính toán của mô hình.
Lưu ý:
- Nội dung của báo cáo ĐTM được hướng dẫn theo mẫu chung trên đây. Tùy từng dự án cụ thể, nội dung của báo cáo ĐTM có thể được bổ sung thêm các nội dung đặc thù hoặc lược bỏ những nội dung không liên quan.
- Các trích dẫn trong báo cáo ĐTM phải chỉ rõ nguồn.
4. Thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản (báo cáo riêng theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
a) Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ:
Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
3.1. Thẩm định hồ sơ sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
- Thẩm định hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường thông qua Hội đồng thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập. Cơ quan tổ chức thẩm định dự thảo Quyết định thành lập hội đồng thẩm định và trình Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét quyết định.
- Trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định được tiến hành các hoạt động: Khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án; Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện nội dung của và phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
- Tổ chức họp hội đồng thẩm định và thông báo kết quả họp tới tổ chức, cá nhân.
3.2. Phê duyệt kết quả thẩm định hồ sơ sau khi họp hội đồng
Sau khi phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Bước 4: Phê duyệt kết quả thẩm định và trả kết quả
- Cơ quan tổ chức thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do chủ dự án gửi đến. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt kết quả thẩm định hoặc không phê duyệt kết quả thẩm định phải có văn bản nêu rõ lý do.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã xác nhận đến chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án và quỹ bảo vệ môi trường nơi tiếp nhận tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
c.1. Hồ sơ đề nghị thẩm định
- 01 bản chính Văn bản đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường (mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- 01 bản chính Phương án cải tạo, phục hồi môi trường (mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- 01 bản sao Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận.
c.2. Hồ sơ nộp lại sau khi họp hội đồng
- 01 bản chính Văn bản giải trình ý kiến thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;
- 01 bản chính Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được chỉnh sửa, hoàn thiện theo ý kiến thẩm định (mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
d) Thời hạn giải quyết
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn thẩm định hồ sơ: tối đa 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
- Thời hạn phê duyệt hồ sơ: tối đa 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được giao thực hiện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và báo cáo phương án cải tạo phục hồi môi trường (mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
h) Phí, lệ phí:
- Thông tư 35/2017/TT-BTC ngày 25 ngày 4 năm 2017 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định;
- Theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
i) Tên mẫu đơn:
- Mẫu 01: Mẫu văn bản đề nghị thẩm định phương án (mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- Mẫu 02: Mẫu nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường (mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Mẫu văn bản đề nghị thẩm định phương án
(Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT)
(1)
Số: .... V/v Đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là: (1), chủ dự án đầu tư/cơ sở của (2) thuộc đối tượng phải lập phương án cải tạo phục hồi môi trường thuộc đối tượng tại điểm ... khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường.
- Địa chỉ: .............;
- Điện thoại: ...; Fax: ...; E-mail: ...
Xin gửi quý (3) hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường gồm:
- Thuyết minh phương án kèm theo các bản vẽ liên quan;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
Chúng tôi cam kết bảo đảm về tính trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu trong các báo cáo, tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của (2).
Nơi nhận: - Như trên; - ....; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức, cá nhân;
(2) Tên dự án/cơ sở;
(3) Cơ quan thẩm định;
Mẫu 02
Nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường
(Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT)
Phần I:
THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN
MỞ ĐẦU
Nêu tóm tắt những yếu tố hình thành, xuất xứ, sự cần thiết lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Chương I.
KHÁI QUÁT CHUNG
I. Thông tin chung
- Tên tổ chức, cá nhân:
- Địa chỉ liên lạc:
- Điện thoại: ................... Fax: ................
- Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận đầu tư).
- Hình thức đầu tư và quản lý phương án. Hình thức đầu tư, nguồn vốn và lựa chọn hình thức quản lý phương án. Trường hợp thuê tư vấn quản lý phương án phải nêu rõ thông tin, địa chỉ, tính pháp lý của tổ chức tư vấn quản lý phương án.
II. Cơ sở để lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường
Cơ sở pháp lý:......
Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có), quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi/phương án đầu tư, kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, các văn bản phê duyệt quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất khu vực triển khai phương án, quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan; quy định về công tác dự toán, đơn giá, định mức, quy chuẩn kỹ thuật khai thác khoáng sản, quy chuẩn môi trường áp dụng xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Tài liệu cơ sở: Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ được phê duyệt và thiết kế cơ sở được thẩm định hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt/xác nhận; tài liệu quan trắc môi trường.
Nêu rõ tên tổ chức tư vấn lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường, tên người chủ trì và danh sách những người trực tiếp tham gia.
III. Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường
Mô tả rõ ràng vị trí địa lý, tọa độ, ranh giới... của địa điểm thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
1. Công tác khai thác khoáng sản
- Nêu tóm tắt đặc điểm địa hình, địa mạo của khu vực khai thác khoáng sản; điều kiện địa chất, địa chất công trình, đặc điểm thành phần thạch học, thành phần khoáng vật khoáng sản; đặc điểm phân bố khoáng sản.
- Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường: Nêu tóm tắt về trữ lượng tài nguyên khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác.
- Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ: Nêu chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ.
- Mở vỉa, trình tự và hệ thống khai thác: Nêu tóm tắt phương án mở vỉa, trình tự khai thác và hệ thống khai thác.
- Vận tải, bãi thải và thoát nước mỏ: Nêu phương thức vận tải trong mỏ, công tác đổ thải và thoát nước mỏ.
- Kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy: Nêu các giải pháp về kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
- Tổng mặt bằng, vận tải ngoài và tổ chức xây dựng: Mô tả tóm tắt giải pháp bố trí tổng mặt bằng, tổ chức vận tải ngoài và tổ chức xây dựng của dự án; các giải pháp kiến trúc-xây dựng, thiết kế cơ sở đã lựa chọn.
2. Hiện trạng môi trường
- Tóm tắt điều kiện tự nhiên, hệ thống đường giao thông, hệ thống sông suối, đặc điểm địa hình..., điều kiện kinh tế - xã hội và các đối tượng xung quanh khu vực khai thác khoáng sản.
- Nêu hiện trạng môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Kết quả phân tích môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Chương II.
CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
I. Lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.
- Việc cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.
- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo, phục hồi môi trường. Xây dựng bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường.
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự cố môi trường,...).
- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các giải pháp lựa chọn (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình) được xác định theo biểu thức sau:
Ip = (Gm - Gp)/Gc
Trong đó:
+ Gm: giá trị đất đai sau khi phục hồi, dự báo theo giá cả thị trường tại thời điểm tính toán;
+ Gp: tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng;
+ Gc: giá trị nguyên thủy của đất đai trước khi mở mỏ ở thời điểm tính toán (theo đơn giá của Nhà nước);
Trên cơ sở đánh giá và so sánh chỉ số phục hồi đất và ưu điểm, nhược điểm của các giải pháp (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình), lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.
II. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Từ giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường theo hướng dẫn.
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo, phục hồi môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ hoặc thiết kế cơ sở khai thác mỏ hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường.
III. Kế hoạch thực hiện
Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.
Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.
Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Trong quá trình khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân có thể kết hợp sử dụng kết quả giám sát môi trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực khai thác |
|
|
|
|
|
|
I.1 |
Đối với khai thác lộ thiên |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
... |
..... |
|
|
|
|
|
|
I.2 |
Đối với khai thác hầm lò |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo đường lò, cửa lò khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Hệ thống thoát nước khu A |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
II |
Khu vực bãi thải |
|
|
|
|
|
|
1 |
San gạt khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
III |
Khu vực SCN và phụ trợ |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tháo dỡ khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
.... |
..... |
|
|
|
|
|
|
IV |
Công tác khác |
|
|
|
|
|
|
... |
..... |
|
|
|
|
|
|
Chương III.
DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
I. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ tính dự toán: định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các Bộ, ngành tương ứng trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
- Nội dung của dự toán: theo điều kiện thực tế của công tác cải tạo, phục hồi môi trường; theo khối lượng và nội dung công việc cải tạo, phục hồi nêu trên và theo hướng dẫn.
- Lập bảng tổng hợp chi phí gồm các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường.
II. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ
Các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo theo hướng dẫn.
III. Đơn vị nhận ký quỹ
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị nhận ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường (Quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam).
Chương IV.
CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN
I. Cam kết của tổ chức, cá nhân
Các cam kết của tổ chức, cá nhân về thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường; tuân thủ các quy định chung về cải tạo, phục hồi môi trường, bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của phương án. Cụ thể:
- Cam kết tính trung thực, khách quan khi tính toán khoản tiền ký quỹ;
- Các cam kết thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Quỹ bảo vệ môi trường... theo đúng cam kết trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Cam kết bố trí nguồn vốn để thực hiện;
- Các cam kết thực hiện và hoàn thành các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường;
- Cam kết thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và cam kết đền bù, khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp gây ra sự cố môi trường;
- Cam kết thực hiện chế độ nộp báo cáo, chế độ kiểm tra theo đúng quy định;
- Cam kết lập báo cáo về kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và kết quả chương trình giám sát môi trường gửi cơ quan có phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương theo quy định.
II. Kết luận
Nêu kết luận và đánh giá hiệu quả của phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Tính hợp lý của số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
Phần II:
CÁC PHỤ LỤC
1. Phụ lục các bản vẽ
TT |
Tên bản vẽ |
1 |
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000) |
2 |
Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000) |
3 |
Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác |
4 |
Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000) |
5 |
Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật |
6 |
Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000) |
7 |
Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm |
8 |
Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000) |
9 |
Các bản vẽ thiết kế chi tiết các công trình cải tạo, phục hồi môi trường |
10 |
Sơ đồ vị trí các công trình quan trắc môi trường, giám sát môi trường |
2. Phụ lục các Hồ sơ, tài liệu liên quan
- Bản sao quyết định phê duyệt/giấy xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường/bản cam kết bảo vệ môi trường/đề án bảo vệ môi trường đơn giản/đề án bảo vệ môi trường chi tiết/quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản/ giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có);
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư khai thác và thông báo thẩm định thiết kế cơ sở hoặc tài liệu tương đương (nếu có);
- Đơn giá sử dụng tính dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; đơn giá, định mức của các bộ, ngành và địa phương liên quan; bản đồ quy hoạch sử dụng đất (nếu có).
5. Chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:
Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
Bước 3. Trình tự chứng nhận:
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan được giao đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá theo trình tự sau:
+ Thành lập hội đồng đánh giá;
+ Tiến hành khảo sát thực tế;
+ Họp hội đồng đánh giá hồ sơ; trong trường hợp cần thiết, tiến hành trưng cầu giám định để đánh giá sự phù hợp với bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam.
Bước 4. Cấp Quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
Sau khi có kết quả họp hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam, cơ quan được giao đánh giá báo cáo và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
Trường hợp kết quả đánh giá sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam, cơ quan được giao đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết và nêu rõ lý do không chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ:
+ Hồ sơ nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính;
+ Mẫu sản phẩm đăng ký chứng nhận gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính Văn bản đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- 01 bản chính Báo cáo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam (mẫu quy định tại Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- 01 bản sao có chứng thực Kết quả thử nghiệm sản phẩm có thời hạn không quá 06 (sáu) tháng, tính đến ngày Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ kèm theo mẫu sản phẩm đăng ký chứng nhận. Việc thử nghiệm sản phẩm phải được tiến hành bởi các tổ chức thử nghiệm đáp ứng quy định tại Điều 149 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- 01 bản sao có chứng thực Bản vẽ hoặc bản chụp kiểu dáng công nghiệp có kích cỡ 21 cm x 29 cm và thuyết minh các thông số kỹ thuật của sản phẩm.
d) Thời hạn giải quyết:
Tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 35 ngày làm việc, cụ thể như sau:
- Thời hạn kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: Tối đa 05 (năm) ngày.
- Thời hạn đánh giá và chứng nhận: Tối đa 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp chứng nhận.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được giao thực hiện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- Văn bản thông báo về việc sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam.
h) Phí, lệ phí: không quy định.
i) Tên mẫu:
- Mẫu 01: Mẫu văn bản đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam (Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- Mẫu 02: Mẫu Báo cáo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam (Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- Mẫu 03: Mẫu Quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam (Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và trường quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam.
MẪU CÁC VĂN BẢN
Mẫu 01
Mẫu văn bản đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
(Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
...(1)... ____ Số: …. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày…tháng…năm…. |
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tên tổ chức/cá nhân đăng ký chứng nhận:..........................................................................................................................................
Người đại diện:....................................... Chức vụ:..................................................................................
Địa chỉ cơ sở sản xuất:..........................................................................................................................................
Số điện thoại:......................... Fax:............................... E-mail:..........................................................
- Đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ: …..
- Hồ sơ đăng ký chứng nhận bao gồm:
(Liệt kê các tài liệu trong hồ sơ đăng ký chứng nhận theo danh mục hồ sơ quy định tại Điều ... Nghị định này).
(1)... cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, chứng nhận sản phẩm, dịch vụ ...(2)... đáp ứng các tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam.
Tài liệu gửi kèm theo (ngoài danh mục quy định tại Điều ... Nghị định này, nếu có).
…(1)….
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))
Ghi chú: (1) Tên tổ chức/cá nhân đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam; (2) Tên sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
Mẫu 02
Mẫu báo cáo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam
(Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
...(1)... ____ Số: …. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày…tháng…năm…. |
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Căn cứ Nghị định số............ /NĐ-CP ngày ... tháng ... năm.... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ...(2)...,
(1)... đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, đánh giá sản phẩm, dịch vụ ...(2)... của ...(1)... đáp ứng các tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam, cụ thể như sau:
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Tên tổ chức, cá nhân:
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Đại diện pháp lý:..........................................................................................................................................
Số điện thoại....................... Fax:.................................. Email:.......................................................
Địa chỉ website của tổ chức, cá nhân (nếu có):..........................................................................................................................................
Người liên hệ:..........................................................................................................................................
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số ... ngày ... tháng ... năm ... do ... cấp (Gửi kèm bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh)
3. Sản phẩm/dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam:
Tên sản phẩm/dịch vụ:..........................................................................................................................................
Nhãn hiệu nhận diện:..........................................................................................................................................
Sản lượng sản xuất (trường hợp đăng ký sản phẩm thân thiện với môi trường) trung bình... tấn/năm (Gửi kèm báo cáo sản xuất kinh doanh năm gần nhất).
4. Lao động hiện có:
- Số cán bộ làm việc toàn thời gian cố định tại tổ chức:
- Lao động làm việc theo thời vụ (tổng số tháng/người trong cả năm):
5. Mô tả về đặc tính sản phẩm/dịch vụ:
5.1. Mô tả về đặc tính kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất (nếu là sản phẩm):
a) Chủng loại và định mức nguyên liệu, nhiên liệu chính để sản xuất sản phẩm (liệt kê từng loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất cần sử dụng với chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có).
b) Quy trình công nghệ sản xuất:
- Liệt kê các loại máy móc, thiết bị đang vận hành với chỉ dẫn cụ thể về: tên gọi, nơi sản xuất, năm sản xuất, tình trạng thiết bị (mới hay cũ, nếu cũ thì tỷ lệ còn lại là bao nhiêu phần trăm).
- Mô tả tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở kèm theo sơ đồ khối để minh họa.
5.2. Mô tả về hoạt động dịch vụ
- Mô tả mục đích dịch vụ.
- Mô tả việc sử dụng nguyên vật liệu, thiết bị, tiêu hao năng lượng để phục vụ việc cung cấp dịch vụ (đặc tính, định mức tiêu thụ, cách thức xử lý khi thải bỏ).
- Mô tả quy trình cung cấp dịch vụ.
5.3. Mô tả về kế hoạch thu hồi tái chế (đối với sản phẩm đăng ký chứng nhận là túi ni lông có độ dày >30 micromet)
- Kế hoạch thu hồi sản phẩm sau khi thải bỏ: Mô tả về kế hoạch hay giải pháp để hạn chế lượng, phương pháp thu gom và xử lý chất thải phát sinh sau khi sử dụng sản phẩm; dự kiến khối lượng sản phẩm thải bỏ được thu hồi/đơn vị thời gian.
- Mô tả quy trình xử lý tái chế, khối lượng tái chế; dây chuyền công nghệ, nguyên vật liệu đầu vào và đặc tính kỹ thuật sản phẩm tái chế.
Trường hợp phối hợp các cơ sở liên kết thực hiện thu hồi hoặc tái chế sản phẩm thì đính kèm theo văn bản ký kết thỏa thuận/hợp đồng nguyên tắc và ghi đầy đủ các thông tin về cơ sở liên kết (thông tin chung về cơ sở, thủ tục pháp lý, năng lực của cơ sở và dự kiến khối lượng sản phẩm thu hồi hoặc tái chế...).
- Giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thu hồi tái chế và sản xuất túi ni lông thân thiện với môi trường.
- Phương án đầu tư nguồn lực cho hoạt động thu hồi tái chế để sản xuất túi ni lông thân thiện với môi trường: nhân lực, trang thiết bị, dự trù kinh phí thực hiện...
B. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Thực hiện thủ tục môi trường:
- Liệt kê các hồ sơ, thủ tục môi trường đã thực hiện: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/đơn giản...
(Gửi kèm theo bản sao các quyết định phê duyệt, giấy xác nhận các hồ sơ, thủ tục nêu trên)
2. Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính về môi trường (nếu có)
3. Mô tả công trình, biện pháp bảo vệ môi trường:
Mô tả rõ việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và quản lý, xử lý từng loại chất thải phát sinh (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại) trong quá trình sản xuất (đối với sản phẩm) hoặc vận hành (đối với dịch vụ):
- Các nguồn chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại) và khối lượng chất thải phát sinh;
- Công trình, biện pháp xử lý/quản lý chất thải phát sinh (mô tả và thuyết minh rõ sơ đồ quy trình xử lý chất thải, các tài liệu kỹ thuật có liên quan);
- Công tác quản lý chất thải nguy hại: sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại do ... cấp ngày... tháng .... năm ...; Mã số chủ nguồn thải chất thải nguy hại; Báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ mới nhất.
(Gửi kèm theo các bản sao tài liệu liên quan như hợp đồng ký với đơn vị có chức năng, giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, chứng từ chuyển giao chất thải nguy hại).
- Tần suất quan trắc và giám sát môi trường định kỳ.
(Gửi kèm theo báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới nhất và các bản sao tài liệu liên quan).
C. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ĐÁP ỨNG TIÊU CHÍ NHÃN SINH THÁI VIỆT NAM
1. Kết quả tự đánh giá sản phẩm/dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam
TT |
Tiêu chí ban hành |
Kết quả tự đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chí |
Kết quả thử nghiệm |
Ghi chú |
1 |
Tiêu chí 1 |
|
Mô tả tóm tắt kết quả thử nghiệm (nếu có) |
|
2 |
Tiêu chí 2 |
|
Mô tả tóm tắt kết quả thử nghiệm (nếu có) |
|
… |
Tiêu chí n |
|
Mô tả tóm tắt kết quả thử nghiệm (nếu có) |
|
2. Các thông tin khác (nếu có)
- Việc sử dụng tài nguyên, nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng thân thiện với môi trường:
Mô tả phương án hoặc chương trình mà doanh nghiệp đã hoặc đang áp dụng, tự đánh giá về hiệu quả kinh tế thông qua các phương án hoặc chương trình.
- Công trình, biện pháp và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và cháy, nổ:
Tự mô tả việc thực hiện các biện pháp phòng tránh các nguy cơ xảy ra sự cố, cháy, nổ theo các kịch bản hoặc phương án được phê duyệt, xác định những tiến bộ, ưu điểm và nhược điểm liên quan đến công tác phòng cháy nổ tại doanh nghiệp (mô tả rõ tiến độ thực hiện; kinh phí dự kiến; trách nhiệm thực hiện).
Với các nội dung trên đây, ...(1)... đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm/dịch vụ ...(2)...
...(1)...
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))
Ghi chú: (1) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam; (2) Tên sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
Mẫu 03
Mẫu Quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
(Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG _______ Số: …/QĐ-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày ... tháng... năm ... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 08/2022 /NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BTNMT ngày....................................... tháng....... năm.................................................................................................................. của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam;
Xét đề nghị của ...(1)... tại Công văn/văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... về việc đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường;
Theo đề nghị của.........................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chứng nhận sản phẩm/dịch vụ ... của ...(1)... đáp ứng tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam.
Người đại diện pháp lý:......................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh....
Địa chỉ trụ sở chính và cơ sở sản xuất:....
Mã số chứng nhận: VN-ECO-năm cấp-số thứ tự
Biểu tượng “Nhãn sinh thái Việt Nam”.
Điều 2. ...(1)... thường xuyên thực hiện và duy trì việc đáp ứng tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam của sản phẩm/dịch vụ .. .(2)... như đã đăng ký và được chứng nhận theo quy định tại Nghị định ... và các quy định hiện hành của pháp luật; định kỳ hằng năm lập báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn, kiểm tra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực ba (03) năm kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và ...(1)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Sở TN&MT ... (nơi có cơ sở sản xuất sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận); - Lưu: VT.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ Họ và tên |
Ghi chú: (1) Tên tổ chức/cá nhân đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam; (2) Tên sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
Biểu tượng Nhãn sinh thái Việt Nam
6. Cấp đổi quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bước 2. Cấp đổi Quyết định giấy chứng nhận:
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp đổi quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung Quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam kèm theo tài liệu liên quan đến việc thay đổi (nếu có).
d) Thời hạn giải quyết:
Tối đa 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất điều chỉnh nội dung Quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được giao thực hiện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ (mẫu quy định tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
h) Phí, lệ phí: không quy định.
i) Tên mẫu:
Mẫu 01: Mẫu Quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam (Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và trường quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Mẫu Quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
(Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG _______ Số: …/QĐ-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày ... tháng... năm ... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số …/NĐ-CP ngày…. tháng...................... năm ........... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số ... /NĐ-CP ngày.............................. tháng........ năm ........ của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BTNMT ngày....................................... tháng....... năm.................................................................................................................. của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam;
Xét đề nghị của ...(1)... tại Công văn/văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... về việc đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường;
Theo đề nghị của.........................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chứng nhận sản phẩm/dịch vụ ... của ...(1)... đáp ứng tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam.
Người đại diện pháp lý:......................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh....
Địa chỉ trụ sở chính và cơ sở sản xuất:....
Mã số chứng nhận: VN-ECO-năm cấp-số thứ tự
Biểu tượng “Nhãn sinh thái Việt Nam”.
Điều 2. ...(1)... thường xuyên thực hiện và duy trì việc đáp ứng tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam của sản phẩm/dịch vụ .. .(2)... như đã đăng ký và được chứng nhận theo quy định tại Nghị định ... và các quy định hiện hành của pháp luật; định kỳ hằng năm lập báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn, kiểm tra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và ...(1)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Sở TN&MT ... (nơi có cơ sở sản xuất sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận); - Lưu: VT.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ Họ và tên |
Ghi chú: (1) Tên tổ chức/cá nhân đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam; (2) Tên sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
Biểu tượng Nhãn sinh thái Việt Nam
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
I. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành
1. Cấp giấy phép môi trường
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ
- Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường đến Cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND tỉnh).
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan cấp phép theo một trong các trường hợp sau:
i- Chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi đã hoàn thành công trình xử lý chất thải cho toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự án có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án;
ii- Chủ dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định;
iii- Chủ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm nhưng chậm nhất trước 30 ngày tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.
Trường hợp không bảo đảm thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại điểm này, chủ dự án đầu tư phải có thông báo gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm;
iv- Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP nhưng chậm nhất trước 30 ngày tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ, kiểm tra và trả kết quả
- Cơ quan cấp phép thành lập hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra theo một trong các trường hợp sau:
+ Đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, đồng thời thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường, cơ quan cấp phép thành lập hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường, không tổ chức kiểm tra thực tế;
+ Đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường, cơ quan cấp phép thành lập tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường, không tổ chức kiểm tra thực tế;
+ Đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư;
+ Đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động, cơ quan cấp phép thành lập đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra thực tế.
- Hội đồng thẩm định, tổ thẩm định thẩm định hồ sơ, đoàn kiểm tra nghiên cứu hồ sơ và khảo sát hoặc kiểm tra thực tế (nếu có) đối với dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp phép không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này.
- Căn cứ kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra, cơ quan cấp phép xem xét, cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở trong trường hợp đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường hoặc có văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ:
+ Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép (bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
• Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
• Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
+ Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan cấp phép.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính văn bản đề nghị cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- 01 bản chính Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở:
+ Trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm: mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường: mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II: mẫu quy định tại Phụ lục Xban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp dự án đầu tư nhóm III: mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III: mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- 01 bản sao Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng (đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường).
d) Thời hạn giải quyết:
d1. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính cấp giấy phép môi trường tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (trong đó thời hạn thẩm định hồ sơ, trả kết quả sau khi nhận được hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép môi trường tối đa là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ) đối với các trường hợp sau đây:
• Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
• Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
d2. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính cấp giấy phép môi trường tối đa là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (trong đó thời hạn thẩm định hồ sơ, trả kết quả sau khi nhận được hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép môi trường tối đa là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ) đối với các trường hợp còn lại.
Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: cơ quan được UBND tỉnh giao thẩm quyền.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép môi trường (mẫu số 40 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- Văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.
h) Phí, lệ phí:
Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép môi trường theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm (mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 02: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 03: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II (mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 04: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 05: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 06: Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức;
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng nêu trên.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm
(Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ(*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư:
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có): ............................................
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có): ........................................
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ........................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: .......................................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,...) hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,...) hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của dự án đầu tư); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải;
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên dự án đầu tư (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với dự án đầu tư xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom của dự án đầu tư phục vụ cho xử lý chất thải rắn;
- Đối với dự án đầu tư có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: công nghệ sản xuất; điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Dự báo về khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh trong khuôn viên dự án đầu tư (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với dự án đầu tư xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của dự án đầu tư;
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của dự án đầu tư.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có);
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với dự án đầu tư.
8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có):
Nêu rõ các biện pháp để thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):
Phần này báo cáo về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư đã được phê duyệt.
10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):
- Nêu rõ các nội dung thay đổi của dự án đầu tư so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động động môi trường.
- Đánh giá tác động đến môi trường từ việc thay đổi nội dung so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
+ ....................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...........................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại: Nêu rõ từng công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; quy mô, công suất của từng công trình, phương thức xử lý theo bảng sau:
TT |
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại |
Công suất xử lý (kg/năm) |
Phương án xử lý |
Ghi chú |
1 |
Tên công trình 1 |
.... |
.... |
|
2 |
Tên công trình 2 |
...... |
..... |
|
3 |
............... |
|
|
|
.... |
............... |
|
|
|
- Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại và khối lượng đề nghị cấp phép theo bảng sau:
TT |
Tên chất thải |
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) |
Số lượng (kg/năm) |
Mã chất thải nguy hại |
Phương án xử lý |
Mức độ xử lý |
|
|
|
|
|
|
(Tên của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần đạt được) |
|
Tổng số lượng |
|
|
|
|
|
- Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại: Nêu rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại đề nghị cấp phép; vị trí, diện tích từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, gồm:
+ Tên trạm trung chuyển chất thải nguy hại số: ..........................................................................................................................................
+ Địa chỉ: ..............................................................................................................
+ Diện tích: ..........................................................................................................................................
+ Điện thoại: .......................... Fax: ..................... E-mail: ........................
- Địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế.
5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):
- Loại phế liệu đề nghị nhập khẩu: Nêu rõ loại (có mã HS) phế liệu đề nghị cấp phép.
- Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư: Nêu rõ khối lượng từng loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.
Chương V
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của dự án, chủ dự án tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn đi vào vận hành, cụ thể như sau:
A. Trường hợp dự án đầu tư được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (báo cáo các nội dung Mục 1 dưới đây)
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn). Trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
B. Trường hợp dự án đầu tư đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành (báo cáo các nội dung Mục 1 dưới đây)
1. Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện:
1.1. Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải (cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị thực hiện việc quan trắc môi trường: thời gian, tần suất, phương pháp, kết quả đo đạc, lấy và phân tích mẫu; thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng).
Việc đánh giá hiệu quả công trình xử lý nước thải được thực hiện thông qua kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý (chương trình và phương pháp lấy mẫu tổ hợp để đánh giá), gồm:
- Kết quả đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải đối với một số thông số ô nhiễm chính đã sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn của hệ thống xử lý nước thải và được trình bày theo bảng sau:
Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý |
Lưu lượng thải (Đơn vị tính) |
Thông số ô nhiễm chính tại công đoạn.......... (Đơn vị tính) |
|||||
Thông số A |
Thông số B |
v.v... |
|||||
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
||
Lần 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Lần 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Lần n, ..... |
|
|
|
|
|
|
|
Hiệu suất xử lý của từng công đoạn xử lý nước thải (%) |
|
|
|
|
|
|
|
- Kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) của các thông số môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với ngành, lĩnh vực có quy chuẩn riêng hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải (sinh hoạt, công nghiệp). Đối với một số ngành công nghiệp đặc thù phải thực hiện quan trắc các thông số môi trường theo quyết định của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được trình bày theo bảng sau:
Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; quy chuẩn kỹ thuật về chất thải được áp dụng |
Lưu lượng thải (Đơn vị tính) |
Thông số môi trường của dự án |
|||||
Thông số A (Đơn vị tính) |
Thông số B (Đơn vị tính) |
v.v... |
|||||
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
||
Lần 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Lần 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Lần n,... |
|
|
|
|
|
|
|
Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất). |
|
|
|
|
|
|
|
- Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải thông qua số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) của các ngày đã thực hiện lấy, phân tích mẫu nước thải trong phòng thí nghiệm. Kết quả quan trắc tự động, liên tục được so sánh, đối chiếu với kết quả đo nhanh hiện trường và kết quả lấy, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Giá trị trung bình theo ngày của các kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục được so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số môi trường của các quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng để đánh giá sự phù hợp quy chuẩn (không phân biệt phương pháp đo đạc, lấy và phân tích mẫu trong quy chuẩn kỹ thuật) và được trình bày theo bảng sau:
Giá trị trung bình theo ngày (24 giờ) của các kết quả đo được so sánh với giá trị tối đa cho phép của quy chuẩn kỹ thuật về chất thải |
Lưu lượng thải (Đơn vị tính) |
Thông số quan trắc tự động, liên tục |
|||||
Thông số A (Đơn vị tính) |
Thông số B (Đơn vị tính) |
v.v... |
|||||
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
||
Ngày thứ 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày thứ 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày thứ n (kết quả đánh giá theo ngày lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm) |
|
|
|
|
|
|
|
Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất). |
|
|
|
|
|
|
|
1.2. Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Việc đánh giá hiệu quả xử lý được thực hiện thông qua kết quả quan trắc khí thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc tự động, liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý. Chủ dự án thực hiện thống kê dưới dạng bảng tương tự như đối với nước thải tại Mục 1 nêu trên.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VI
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa;
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Phụ lục 2:
* Đối với dự án phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
- Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng đối với hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu biển (nếu có);
- Các tài liệu khác liên quan đến biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình phá dỡ tàu biển theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh), nếu có.
* Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
Các văn bản liên quan đến nội dung quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường và văn bản thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Phụ lục 2.1. Hồ sơ pháp lý đối với dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại (trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ không được nộp kèm theo thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường).
Phụ lục 2.2. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại.
Phụ lục 2.3. Hồ sơ kỹ thuật của các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại:
- Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có);
- Hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, hoàn công của các hệ thống, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý và lưu giữ chất thải (nếu có).
Lưu ý: Trường hợp các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại dùng chung để xử lý cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường thì chỉ mô tả một lần.
Phụ lục 2.4. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị, công trình bảo vệ môi trường:
Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Hồ sơ có thể đóng quyển riêng; giấy tờ, ảnh chụp có liên quan.
Phụ lục 2.5. Hồ sơ nhân lực:
Đính kèm Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, số bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc.
Phụ lục 2.6. Bảng hướng dẫn vận hành an toàn phương tiện, thiết bị xử lý chất thải.
Phụ lục 2.7. Bảng hướng dẫn vận hành các thiết bị, công trình bảo vệ môi trường: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.8. Kế hoạch quản lý môi trường
- Chương trình quản lý môi trường: mục tiêu; tổ chức nhân sự; kế hoạch quản lý; kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình;
- Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải (ví dụ: các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan);
- Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số khu vực xử lý chất thải, trạm trung chuyển chất thải nguy hại): Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp); các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép); kinh phí dự phòng.
Phụ lục 2.9. Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe:
Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố:
Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng phó sự cổ; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.11. Đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm:
Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú).
Phụ lục 2.12: Quy hoạch có liên quan và có nội dung về xử lý chất thải nguy hại (nếu có), trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
Phụ lục 2.13: Quy định khoảng cách an toàn về môi trường (nếu có);
Phụ lục 2.14: Văn bản thẩm định hoặc ý kiến về công nghệ xử lý chất thải nguy hại.
* Đối với dự án khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Mẫu 02
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
(Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư: ...........................................................................................
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có): ....................................
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ...................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: ...................................
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: ...................................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có): ...................................
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:
- Chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án;
- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường, danh mục và hiện trạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển có thể bị tác động bởi dự án.
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án:
- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải; hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.
- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Mô tả các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải: hiện trạng khai thác, sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ các hoạt động, mục đích khai thác, sử dụng nước chính, khoảng cách, vị trí các công trình so với vị trí dự kiến xả nước thải).
- Mô tả hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải: các hoạt động xả nước thải khác vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải với các thông tin chính sau:
+ Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực (vị trí, khoảng cách đến vị trí xả nước thải).
+ Mô tả về nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực (hoạt động sản xuất phát sinh nước thải, các thông số ô nhiễm chính có trong nước thải, lưu lượng, chế độ xả nước thải).
- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:
Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án; đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án trước khi triển khai xây dựng.
Việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí xung quanh chỉ yêu cầu đối với những dự án phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường hoặc dự án sử dụng mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm (nếu có).
Chương IV
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
1.1. Đánh giá, dự báo các tác động:
Việc đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn này tập trung vào các hoạt động chính sau đây:
- Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất;
- Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng;
- Khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án);
- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;
- Thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các dự án có công trình xây dựng;
- Làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).
Yêu cầu: Đối với nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải cần cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải.
(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư)
1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:
- Về nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):
+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí, biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải;
- Về bụi, khí thải: Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- Về tiếng ồn, độ rung: Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung do hoạt động của dự án;
- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)
2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1. Đánh giá, dự báo các tác động:
- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác). Mỗi tác động phải được cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận (nếu có).
- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung).
- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp; đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy theo quy định của pháp luật.
- Đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có đánh giá tác động và biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi.
- Kết quả tính toán của mô hình phát tán chất ô nhiễm, sự cố môi trường đối với dự án đầu tư xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) nước thải trở lên (trừ nước làm mát thiết bị, nước nuôi trồng thủy sản) hoặc xả bụi, khí thải có lưu lượng từ 200.000 m3/giờ trở lên, trừ trường hợp dự án đầu tư không thay đổi nội dung liên quan đến hoạt động xả nước thải, bụi, khí thải so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề xuất cấp lại giấy phép môi trường).
(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư).
2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:
Yêu cầu chung: Trên cơ sở kết quả đánh giá các tác động tại Mục 2.1, hiện trạng và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, chủ dự án đầu tư phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và nồng độ các thông số ô nhiễm đặc trưng) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.
a) về công trình, biện pháp xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có).
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo).
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có).
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
b) Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có).
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
c) Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):
- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).
d) Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;
- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).
đ) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư;
- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục;
- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác;
- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.
Chương V
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học)
1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản
1.1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực; quy hoạch sử dụng đất sau khai thác (nếu có), tổ chức, cá nhân phải xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường khả thi.
- Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đưa ra cần làm rõ các nội dung sau:
+ Xác định thời điểm, nội dung thực hiện một phần công tác cải tạo, phục hồi môi trường (ngay trong quá trình khai thác) đối với các hạng mục công trình mỏ (công trình phụ trợ khai thác, bãi thải mỏ,...) và khu vực khai thác (trường hợp mỏ khai thác theo hình thức “cuốn chiếu”, có thể thực hiện được công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng);
+ Xác định các hạng mục công trình mỏ, các hạng mục công việc cần cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác (moong khai thác đối với mỏ lộ thiên; hệ thống đường lò/giếng thông gió, vận chuyển, lò chợ ... đối với mỏ hầm lò) trong giai đoạn đóng cửa mỏ (thời điểm kết thúc khai thác mỏ theo dự án đầu tư đã lập);
+ Mô tả các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường; lập bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: tác động liên quan đến chất thải, tác động không liên quan đến chất thải như: cảnh quan, sinh thái sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...) và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu.
- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các phương án lựa chọn. Trên cơ sở đánh giá và so sánh “chỉ số phục hồi đất” và ưu điểm, nhược điểm của các phương án, lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.
1.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Từ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường;
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
1.3. Kế hoạch thực hiện
- Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường;
- Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực khai thác |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
.... |
.... |
|
|
|
|
|
|
1.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải
2.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình xử lý chất thải, ảnh hưởng của quá trình xử lý chất thải đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.
- Việc cải tạo môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.
- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo môi trường. Xây dựng bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt.
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự cố môi trường,...) để lựa chọn phương án cải tạo môi trường.
2.2. Nội dung cải tạo môi trường
Từ giải pháp cải tạo môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo môi trường;
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc đề cải tạo môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo môi trường.
Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế cơ sở.
2.3. Kế hoạch thực hiện
- Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo môi trường;
- Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo môi trường;
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực ô chôn lấp chất thải |
|
|
|
|
|
|
1 |
Hệ thống xử lý nước thải |
|
|
|
|
|
|
2 |
Hệ thống xử lý khí thải |
|
|
|
|
|
|
3 |
Hệ thống quan trắc, giám sát môi trường |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
2.4. Dự toán chi phí cải tạo môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường:
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)
Chương VI
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.........................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- VỊ trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương VII
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn). Trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành của công trình xử lý chất thải;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;
- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Phụ lục 2: Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm II, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.
Mẫu 03
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II
(Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của cơ sở (2)
CHỦ CƠ SỞ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động (viết tắt là cơ sở).
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên cơ sở:
- Địa điểm cơ sở:
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có): .........................................
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có): ........................................
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ........................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
3.3. Sản phẩm của cơ sở:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: ........................................
5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu.
6. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải;
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn;
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có);
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):
Nêu rõ các nội dung thay đổi của cơ sở so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này)
(Phần này nêu chi tiết các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp trước đó).
10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):
Phần này báo cáo về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
........................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- VỊ trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.......................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại: Nêu rõ từng công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; quy mô, công suất của từng công trình, phương thức xử lý theo bảng sau:
TT |
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại |
Công suất xử lý (kg/năm) |
Phương án xử lý |
Ghi chú |
1 |
Tên công trình 1 |
.... |
.... |
|
2 |
Tên công trình 2 |
...... |
..... |
|
3 |
................ |
|
|
|
.... |
................. |
|
|
|
- Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại và khối lượng đề nghị cấp phép theo bảng sau:
TT |
Tên chất thải |
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) |
Số lượng (kg/năm) |
Mã chất thải nguy hại |
Phương án xử lý |
Mức độ xử lý |
|
|
|
|
|
|
(Tên của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần đạt được) |
|
Tổng số lượng |
|
|
|
|
|
- Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại: Nêu rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại đề nghị cấp phép; vị trí, diện tích từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, gồm:
+ Tên trạm trung chuyển chất thải nguy hại số: ..........................................................................................................................................
+ Địa chỉ: ..........................................................................................................................................
+ Diện tích: ..........................................................................................................................................
+ Điện thoại: .......................... Fax: ..................... E-mail: ........................
- Địa bàn hoạt động đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế.
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):
- Loại phế liệu đề nghị nhập khẩu: Nêu rõ loại (có mã HS) phế liệu đề nghị cấp phép.
- Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với cơ sở: Nêu rõ khối lượng từng loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.
Chương V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):
Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
Chương VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.
Chương VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).
Phụ lục 2:
* Đối với cơ sở có hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (đối với cơ sở phá dỡ tàu biển);
- Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng đối với hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu biển (nếu có);
- Các tài liệu khác liên quan đến biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình phá dỡ tàu biển theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh), nếu có;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
Phụ lục 2.1. Hồ sơ pháp lý đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại (trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ không được nộp kèm theo thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường).
Phụ lục 2.2. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại.
Phụ lục 2.3. Hồ sơ kỹ thuật của các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại:
- Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có);
- Hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, hoàn công của các hệ thống, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý và lưu giữ chất thải (nếu có);
Lưu ý: Trường hợp các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại dùng chung để xử lý cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông
thường thì chỉ mô tả một lần.
Phụ lục 2.4. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị, công trình bảo vệ môi trường:
Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Hồ sơ có thể đóng quyển riêng; giấy tờ, ảnh chụp có liên quan.
Phụ lục 2.5. Hồ sơ nhân lực:
Đính kèm Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, số bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc.
Phụ lục 2.6. Bảng hướng dẫn vận hành an toàn phương tiện, thiết bị xử lý chất thải.
Phụ lục 2.7. Bảng hướng dẫn vận hành các thiết bị, công trình bảo vệ môi trường: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.8. Kế hoạch quản lý môi trường
a) Chương trình quản lý môi trường: mục tiêu; tổ chức nhân sự; kế hoạch quản lý; kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình.
b) Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải (ví dụ: các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan).
c) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số khu vực xử lý chất thải, trạm trung chuyển chất thải nguy hại): Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp); các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép); kinh phí dự phòng.
Phụ lục 2.9. Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe:
Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố:
Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng phó sự cố; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.11. Đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm:
Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú).
Phụ lục 2.12: Đính kèm giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001.
Phụ lục 2.13: Quy hoạch có liên quan và có nội dung về xử lý chất thải nguy hại (nếu có), trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
Phụ lục 2.14: Quy định khoảng cách an toàn về môi trường (nếu có);
* Đối với cơ sở khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III (trừ mục 9) Biểu mẫu này.
Mẫu 04
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III
(Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư:
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ............................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: .......................................
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: .......................................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không cộ thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:
- Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án;
- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án (nếu có).
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.
- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:
Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để làm rõ sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án.
Chương IV
ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:
1.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có).
1.2. Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.
1.3. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: Các công trình giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
1.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: Mô tả các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.
1.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải:
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có);
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có);
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):
- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).
2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;
- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).
2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
2.6. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.
- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.
- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.
- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.
Chương V
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.......................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương VI
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;
- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.
Mẫu 05
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III
(Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của cơ sở (2)
CHỦ CƠ SỞ (*)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
- Điện thoại:............................................. ; Fax:......................... ; E-mail:
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:............................... ngày của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên cơ sở:
- Địa điểm cơ sở:
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có):
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
3.3. Sản phẩm của cơ sở:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải.
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành.
- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn.
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
…………
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
…………………
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):
Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
Chương VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật;
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (nếu có); các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III Biểu mẫu này.
Mẫu 06
Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _____ Số: ….. V/v Đề nghị cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm……
|
Kính gửi: (3)……….
1. Chúng tôi là: (1), Chủ đầu tư dự án, cơ sở (2) thuộc mục số ... Phụ lục...ban hành kèm theo Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án, cơ sở (2) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (3).
- Dự án, cơ sở (2) đã được (3) cấp Giấy phép môi trường số: …./GPMT- ngày.... tháng....năm….. (chỉ nêu trong trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường, trừ trường hợp cấp điều chỉnh quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường).
2. Địa chỉ trụ sở chính của (1):
3. Địa điểm thực hiện dự án, cơ sở (2):
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:.................................... ngày của (1) hoặc các giấy tờ tương đương.
4. Người đại diện theo pháp luật của (1):...................................................... Chức vụ:.......................................................................................................
- Điện thoại:...................................... ; Fax:................................. ; E-mail:
5. Người liên hệ trong quá trình tiến hành thủ tục: …………………. Chức vụ:
Điện thoại: ……………………………………; Email:
Trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường thì nêu bổ sung mục 6 dưới đây:
6. Nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường:
Phần này nêu rõ nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, lý do đề nghị cấp điều chỉnh.
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm (trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường):
- 01 bản Báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (2);
- 01 bản Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (2) (chỉ gửi trong trường hợp dự án (2) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường);
- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương) có nội dung nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở có đề nghị nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).
Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….. - Lưu: ... |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)... (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).
Biểu mẫu này không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Cấp đổi giấy phép môi trường
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ
- Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường đến cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND tỉnh).
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi cơ quan cấp phép văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường kèm theo hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi trong trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ, trả kết quả
- Cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền nghiên cứu văn bản đề nghị cấp đổi kèm theo hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi của chủ dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền cấp đổi giấy phép môi trường cho chủ dự án đầu tư, cơ sở với thời hạn còn lại của giấy phép.
- Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền cấp đổi giấy phép môi trường cho chủ dự án đầu tư, cơ sở với thời hạn còn lại của giấy phép.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- 01 bản sao hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi trong trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở.
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn cấp đổi giấy phép môi trường: Tối đa 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: cơ quan được UBND tỉnh giao thực hiện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép môi trường cấp đổi (mẫu số 40 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
h) Phí, lệ phí: không quy định
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01: Văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở khác với giấy phép môi trường đã được cấp.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _______ Số: ….. V/v Đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm….
|
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là: (1), chủ đầu tư dự án, cơ sở (2).
Để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, (1) đề nghị (3) xem xét, cấp đổi giấy phép môi trường với các thông tin cụ thể như sau:
1. Thông tin về giấy phép môi trường đã được cấp: Giấy phép môi trường số …/GPMT-…. ngày....tháng…năm….
- Tên dự án đầu tư, cơ sở:
- Tên chủ đầu tư dự án, cơ sở:
2. Thông tin đề nghị thay đổi trong giấy phép môi trường của (2).
- Tên dự án đầu tư, cơ sở:
- Tên chủ đầu tư dự án, cơ sở:
(Chỉ liệt kê những thay đổi và thuộc trường hợp cấp đổi giấy phép môi trường)
3. Địa chỉ liên hệ của (1):
- Người đại diện theo pháp luật của (1):......................................... Chức.. vụ
- Điện thoại:...................................... ; Fax:...................................... ; E-mail:
Chúng tôi xin gửi đến (3) Bản Phụ lục kèm theo Văn bản này, gồm: Liệt kê danh mục các tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để chứng minh pháp nhân hợp lệ của (1) đối với (2).
Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác, toàn vẹn của các hồ sơ, tài liệu được cung cấp kèm theo văn bản này, đồng thời cam kết không thay đổi các nội dung khác của Giấy phép môi trường số..../GPMT-.... ngày .... tháng .... năm... nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp đổi giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….; - Lưu: ... |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)... (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)
|
Ghi chú: (1) Tên chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).
3. Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đến Cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND tỉnh).
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đến cơ quan cấp phép khi có thay đổi một trong các nội dung cấp phép không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (trừ trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường hoặc thay đổi khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh; trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường, việc thay đổi giấy phép môi trường được thực hiện khi có đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở) như sau:
- Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
- Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
- Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
- Các thay đổi khác.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, trả kết quả
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép cấp giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở;
- Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép có văn bản thông báo cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp phép không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép cấp giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn kiểm tra, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường: tối đa 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: cơ quan được UBND tỉnh giao thực hiện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép môi trường điều chỉnh (mẫu số 41 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
h) Phí, lệ phí:
Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép môi trường theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01: Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Thay đổi nội dung cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _____ Số: ….. V/v Đề nghị cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm……
|
Kính gửi: (3)……….
1. Chúng tôi là: (1), Chủ đầu tư dự án, cơ sở (2) thuộc mục số ... Phụ lục...ban hành kèm theo Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án, cơ sở (2) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (3).
- Dự án, cơ sở (2) đã được (3) cấp Giấy phép môi trường số: …./GPMT- ngày.... tháng....năm….. (chỉ nêu trong trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường, trừ trường hợp cấp điều chỉnh quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường).
2. Địa chỉ trụ sở chính của (1):
3. Địa điểm thực hiện dự án, cơ sở (2):
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:.................................... ngày của (1) hoặc các giấy tờ tương đương.
4. Người đại diện theo pháp luật của (1):...................................................... Chức vụ:.......................................................................................................
- Điện thoại:...................................... ; Fax:................................. ; E-mail:
5. Người liên hệ trong quá trình tiến hành thủ tục: …………………. Chức vụ:
Điện thoại: ……………………………………; Email:
Trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường thì nêu bổ sung mục 6 dưới đây:
6. Nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường:
Phần này nêu rõ nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, lý do đề nghị cấp điều chỉnh.
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm (trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường):
- 01 bản Báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (2);
- 01 bản Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (2) (chỉ gửi trong trường hợp dự án (2) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường);
- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương) có nội dung nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở có đề nghị nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).
Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….. - Lưu: ... |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)... (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).
Biểu mẫu này không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường.
4. Cấp lại giấy phép môi trường
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ đề nghị cấp lại phép môi trường đến Cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND tỉnh).
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường đến cơ quan cấp phép theo một trong các trường hợp sau:
i- Giấy phép hết hạn gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi hết hạn 06 tháng;
ii- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất (trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường) gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc tăng, thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường;
iii- Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện thu hút đầu tư các ngành, nghề đó (trừ trường hợp ngành, nghề hoặc dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đó khi đi vào vận hành không phát sinh nước thải công nghiệp phải xử lý để bảo đảm đạt điều kiện tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung);
iv- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi tăng số lượng nguồn phát sinh nước thải, bụi, khí thải làm phát sinh các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; phát sinh thêm thông số ô nhiễm mới vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng hàm lượng các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; thay đổi nguồn tiếp nhận nước thải và phương thức xả thải vào nguồn nước có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt hơn gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ, kiểm tra và trả kết quả
- Cơ quan cấp phép thành lập hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra theo một trong các trường hợp sau:
+ Đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, đồng thời thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường, cơ quan cấp phép thành lập hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường, không tổ chức kiểm tra thực tế.
+ Đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường, cơ quan cấp phép thành lập tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường, không tổ chức kiểm tra thực tế.
+ Đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư;
+ Đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động, cơ quan cấp phép thành lập đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra thực tế.
- Hội đồng thẩm định, tổ thẩm định thẩm định hồ sơ, đoàn kiểm tra nghiên cứu hồ sơ và khảo sát hoặc kiểm tra thực tế (nếu có) đối với dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép có văn bản thông báo cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp phép không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này.
- Căn cứ kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra, cơ quan cấp phép xem xét, cấp lại giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở trong trường hợp đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường hoặc có văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ:
+ Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép (bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
• Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
• Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
+ Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan cấp phép.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- 01 bản chính Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở;
- 01 bản sao Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng (đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường).
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn kiểm tra, cấp lại giấy phép môi trường:
+ Tối đa 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp theo điểm i và điểm iii Bước 1 mục a;
+ Tối đa 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp theo điểm ii và điểm iv Bước 1 mục a (trong đó, tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với các trường hợp sau đây:
• Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
• Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Cơ quan được trực tiếp thực hiện: Cơ quan được UBND tỉnh giao thực hiện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép môi trường (mẫu số 40 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- Văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp lại giấy phép môi trường.
h) Phí, lệ phí:
Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp lại giấy phép môi trường theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01: Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 02: Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II (mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 03: Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 04: Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 05: Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép môi trường hết hạn;
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
(Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư: ...........................................................................................
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có): ....................................
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ...................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: ...................................
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: ...................................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có): ...................................
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:
- Chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án;
- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường, danh mục và hiện trạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển có thể bị tác động bởi dự án.
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án:
- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải; hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.
- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Mô tả các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải: hiện trạng khai thác, sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ các hoạt động, mục đích khai thác, sử dụng nước chính, khoảng cách, vị trí các công trình so với vị trí dự kiến xả nước thải).
- Mô tả hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải: các hoạt động xả nước thải khác vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải với các thông tin chính sau:
+ Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực (vị trí, khoảng cách đến vị trí xả nước thải).
+ Mô tả về nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực (hoạt động sản xuất phát sinh nước thải, các thông số ô nhiễm chính có trong nước thải, lưu lượng, chế độ xả nước thải).
- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:
Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án; đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án trước khi triển khai xây dựng.
Việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí xung quanh chỉ yêu cầu đối với những dự án phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường hoặc dự án sử dụng mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm (nếu có).
Chương IV
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
1.1. Đánh giá, dự báo các tác động:
Việc đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn này tập trung vào các hoạt động chính sau đây:
- Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất;
- Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng;
- Khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án);
- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;
- Thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các dự án có công trình xây dựng;
- Làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).
Yêu cầu: Đối với nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải cần cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải.
(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư)
1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:
- Về nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):
+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí, biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải;
- Về bụi, khí thải: Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- Về tiếng ồn, độ rung: Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung do hoạt động của dự án;
- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)
2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1. Đánh giá, dự báo các tác động:
- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác). Mỗi tác động phải được cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận (nếu có).
- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung).
- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp; đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy theo quy định của pháp luật.
- Đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có đánh giá tác động và biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi.
- Kết quả tính toán của mô hình phát tán chất ô nhiễm, sự cố môi trường đối với dự án đầu tư xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) nước thải trở lên (trừ nước làm mát thiết bị, nước nuôi trồng thủy sản) hoặc xả bụi, khí thải có lưu lượng từ 200.000 m3/giờ trở lên, trừ trường hợp dự án đầu tư không thay đổi nội dung liên quan đến hoạt động xả nước thải, bụi, khí thải so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề xuất cấp lại giấy phép môi trường).
(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư).
2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:
Yêu cầu chung: Trên cơ sở kết quả đánh giá các tác động tại Mục 2.1, hiện trạng và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, chủ dự án đầu tư phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và nồng độ các thông số ô nhiễm đặc trưng) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.
a) về công trình, biện pháp xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có).
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo).
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có).
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
b) Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có).
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
c) Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):
- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).
d) Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;
- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).
đ) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư;
- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục;
- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác;
- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.
Chương V
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học)
1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản
1.1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực; quy hoạch sử dụng đất sau khai thác (nếu có), tổ chức, cá nhân phải xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường khả thi.
- Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đưa ra cần làm rõ các nội dung sau:
+ Xác định thời điểm, nội dung thực hiện một phần công tác cải tạo, phục hồi môi trường (ngay trong quá trình khai thác) đối với các hạng mục công trình mỏ (công trình phụ trợ khai thác, bãi thải mỏ,...) và khu vực khai thác (trường hợp mỏ khai thác theo hình thức “cuốn chiếu”, có thể thực hiện được công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng);
+ Xác định các hạng mục công trình mỏ, các hạng mục công việc cần cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác (moong khai thác đối với mỏ lộ thiên; hệ thống đường lò/giếng thông gió, vận chuyển, lò chợ ... đối với mỏ hầm lò) trong giai đoạn đóng cửa mỏ (thời điểm kết thúc khai thác mỏ theo dự án đầu tư đã lập);
+ Mô tả các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường; lập bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: tác động liên quan đến chất thải, tác động không liên quan đến chất thải như: cảnh quan, sinh thái sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...) và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu.
- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các phương án lựa chọn. Trên cơ sở đánh giá và so sánh “chỉ số phục hồi đất” và ưu điểm, nhược điểm của các phương án, lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.
1.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Từ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường;
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
1.3. Kế hoạch thực hiện
- Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường;
- Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực khai thác |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
.... |
.... |
|
|
|
|
|
|
1.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải
2.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình xử lý chất thải, ảnh hưởng của quá trình xử lý chất thải đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.
- Việc cải tạo môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.
- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo môi trường. Xây dựng bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt.
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự cố môi trường,...) để lựa chọn phương án cải tạo môi trường.
2.2. Nội dung cải tạo môi trường
Từ giải pháp cải tạo môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo môi trường;
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc đề cải tạo môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo môi trường.
Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế cơ sở.
2.3. Kế hoạch thực hiện
- Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo môi trường;
- Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo môi trường;
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực ô chôn lấp chất thải |
|
|
|
|
|
|
1 |
Hệ thống xử lý nước thải |
|
|
|
|
|
|
2 |
Hệ thống xử lý khí thải |
|
|
|
|
|
|
3 |
Hệ thống quan trắc, giám sát môi trường |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
2.4. Dự toán chi phí cải tạo môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường:
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)
Chương VI
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.........................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- VỊ trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương VII
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn). Trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành của công trình xử lý chất thải;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;
- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Phụ lục 2: Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm II, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.
Mẫu 02
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II
(Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của cơ sở (2)
CHỦ CƠ SỞ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động (viết tắt là cơ sở).
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên cơ sở:
- Địa điểm cơ sở:
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có): .........................................
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có): ........................................
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
3.3. Sản phẩm của cơ sở:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: ........................................
5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu.
6. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải;
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn;
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có);
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):
Nêu rõ các nội dung thay đổi của cơ sở so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này)
(Phần này nêu chi tiết các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp trước đó).
10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):
Phần này báo cáo về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
........................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- VỊ trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.......................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại: Nêu rõ từng công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; quy mô, công suất của từng công trình, phương thức xử lý theo bảng sau:
TT |
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại |
Công suất xử lý (kg/năm) |
Phương án xử lý |
Ghi chú |
1 |
Tên công trình 1 |
.... |
.... |
|
2 |
Tên công trình 2 |
...... |
..... |
|
3 |
................ |
|
|
|
.... |
................. |
|
|
|
- Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại và khối lượng đề nghị cấp phép theo bảng sau:
TT |
Tên chất thải |
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) |
Số lượng (kg/năm) |
Mã chất thải nguy hại |
Phương án xử lý |
Mức độ xử lý |
|
|
|
|
|
|
(Tên của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần đạt được) |
|
Tổng số lượng |
|
|
|
|
|
- Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại: Nêu rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại đề nghị cấp phép; vị trí, diện tích từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, gồm:
+ Tên trạm trung chuyển chất thải nguy hại số: ..........................................................................................................................................
+ Địa chỉ: ..........................................................................................................................................
+ Diện tích: ..........................................................................................................................................
+ Điện thoại: .......................... Fax: ..................... E-mail: ........................
- Địa bàn hoạt động đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế.
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):
- Loại phế liệu đề nghị nhập khẩu: Nêu rõ loại (có mã HS) phế liệu đề nghị cấp phép.
- Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với cơ sở: Nêu rõ khối lượng từng loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.
Chương V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):
Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
Chương VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.
Chương VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).
Phụ lục 2:
* Đối với cơ sở có hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (đối với cơ sở phá dỡ tàu biển);
- Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng đối với hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu biển (nếu có);
- Các tài liệu khác liên quan đến biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình phá dỡ tàu biển theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh), nếu có;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
Phụ lục 2.1. Hồ sơ pháp lý đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại (trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ không được nộp kèm theo thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường).
Phụ lục 2.2. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại.
Phụ lục 2.3. Hồ sơ kỹ thuật của các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại:
- Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có);
- Hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, hoàn công của các hệ thống, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý và lưu giữ chất thải (nếu có);
Lưu ý: Trường hợp các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại dùng chung để xử lý cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông
thường thì chỉ mô tả một lần.
Phụ lục 2.4. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị, công trình bảo vệ môi trường:
Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Hồ sơ có thể đóng quyển riêng; giấy tờ, ảnh chụp có liên quan.
Phụ lục 2.5. Hồ sơ nhân lực:
Đính kèm Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, số bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc.
Phụ lục 2.6. Bảng hướng dẫn vận hành an toàn phương tiện, thiết bị xử lý chất thải.
Phụ lục 2.7. Bảng hướng dẫn vận hành các thiết bị, công trình bảo vệ môi trường: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.8. Kế hoạch quản lý môi trường
a) Chương trình quản lý môi trường: mục tiêu; tổ chức nhân sự; kế hoạch quản lý; kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình.
b) Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải (ví dụ: các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan).
c) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số khu vực xử lý chất thải, trạm trung chuyển chất thải nguy hại): Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp); các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép); kinh phí dự phòng.
Phụ lục 2.9. Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe:
Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố:
Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng phó sự cố; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.11. Đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm:
Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú).
Phụ lục 2.12: Đính kèm giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001.
Phụ lục 2.13: Quy hoạch có liên quan và có nội dung về xử lý chất thải nguy hại (nếu có), trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
Phụ lục 2.14: Quy định khoảng cách an toàn về môi trường (nếu có);
* Đối với cơ sở khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III (trừ mục 9) Biểu mẫu này.
Mẫu 03
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III
(Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư:
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ............................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: .......................................
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: .......................................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không cộ thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:
- Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án;
- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án (nếu có).
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.
- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:
Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để làm rõ sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án.
Chương IV
ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:
1.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có).
1.2. Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.
1.3. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: Các công trình giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
1.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: Mô tả các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.
1.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải:
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có);
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có);
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):
- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).
2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;
- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).
2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
2.6. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.
- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.
- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.
- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.
Chương V
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.......................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương VI
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;
- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.
Mẫu 04
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III
(Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của cơ sở (2)
CHỦ CƠ SỞ (*)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
- Điện thoại:............................................. ; Fax:......................... ; E-mail:
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:............................... ngày của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên cơ sở:
- Địa điểm cơ sở:
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có):
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
3.3. Sản phẩm của cơ sở:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải.
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành.
- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn.
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
…………
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
…………………
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):
Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
Chương VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật;
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (nếu có); các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III Biểu mẫu này.
Mẫu 05
Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _____ Số: ….. V/v Đề nghị cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm……
|
Kính gửi: (3)……….
1. Chúng tôi là: (1), Chủ đầu tư dự án, cơ sở (2) thuộc mục số ... Phụ lục...ban hành kèm theo Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án, cơ sở (2) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (3).
- Dự án, cơ sở (2) đã được (3) cấp Giấy phép môi trường số: …./GPMT- ngày.... tháng....năm….. (chỉ nêu trong trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường, trừ trường hợp cấp điều chỉnh quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường).
2. Địa chỉ trụ sở chính của (1):
3. Địa điểm thực hiện dự án, cơ sở (2):
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:.................................... ngày của (1) hoặc các giấy tờ tương đương.
4. Người đại diện theo pháp luật của (1):...................................................... Chức vụ:.......................................................................................................
- Điện thoại:...................................... ; Fax:................................. ; E-mail:
5. Người liên hệ trong quá trình tiến hành thủ tục: …………………. Chức vụ:
Điện thoại: ……………………………………; Email:
Trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường thì nêu bổ sung mục 6 dưới đây:
6. Nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường:
Phần này nêu rõ nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, lý do đề nghị cấp điều chỉnh.
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm (trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường):
- 01 bản Báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (2);
- 01 bản Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (2) (chỉ gửi trong trường hợp dự án (2) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường);
- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương) có nội dung nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở có đề nghị nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).
Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….. - Lưu: ... |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)... (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).
Biểu mẫu này không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường.
II. Danh mục thủ tục hành chính thay thế
1. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
a) Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND tỉnh).
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:
UBND tỉnh xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ hoặc chưa được tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định theo quy định (trừ các dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật nhà nước), cơ quan thẩm định từ chối tiếp nhận hồ sơ và có văn bản thông báo cho tổ chức/cá nhân.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ:
3.1. Thẩm định hồ sơ sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và hồ sơ đã được tham vấn trên trang thông tin điện tử theo quy định (trừ các dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật nhà nước)
- Thẩm định hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua Hội đồng thẩm định.
- Trong quá trình thẩm định (trong trường hợp cần thiết), cơ quan thẩm định tiến hành các hoạt động: kiểm tra, khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án; lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia.
- Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định tới tổ chức/cá nhân với kết quả là 01 trong các trường hợp sau đây: (1) thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; (2) thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; (3) không thông qua.
3.2. Thẩm định hồ sơ sau khi họp hội đồng
- Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, tổ chức/cá nhân (trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định) phải hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do tổ chức/cá nhân gửi đến, cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm tiếp tục thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Bước 4. Phê duyệt và gửi kết quả
- Cơ quan thường trực thẩm định trình UBND cấp tỉnh hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án gửi đến. Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có văn bản nêu rõ lý do.
- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm công khai trên cổng thông tin điện tử quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
c.1. Hồ sơ đề nghị thẩm định
- 01 bản chính văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
- 01 bản chính Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;
- 01 bản chính Báo cáo đánh giá tác động môi trường (mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
c.2. Hồ sơ nộp lại sau khi họp hội đồng
- 01 bản chính văn bản đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết quả thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;
- 01 bản chính Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, tổ chức/cá nhân ký vào phía dưới của từng trang hoặc đóng dấu giáp lai báo cáo kể cả phụ lục kèm theo đĩa CD trong đó chứa tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf’ chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (bao gồm cả phụ lục).
d) Thời hạn giải quyết
Tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính: tối đa 50 ngày làm việc, cụ thể như sau:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Tối đa là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định của UBND tỉnh (quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật Bảo vệ môi trường).
- Thời điểm thông báo kết quả: trong thời hạn thẩm định.
- Thời hạn phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: tối đa 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức/cá nhân.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được UBND cấp tỉnh giao thực hiện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định.
h) Phí, lệ phí:
Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01 : Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- Mẫu 02: Mẫu nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
(Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT)
(1) __________ Số: /....... V/v Đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là: (1), chủ đầu tư dự án (2) (thông tin như Phụ lục đính kèm).
Dự án (2) đã được ... phê duyệt/chấp thuận (điều chỉnh) chủ trương đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phê duyệt/chấp thuận chủ trương đầu tư).
Hoặc Dự án (2) đã được ... cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Dự án (2) thuộc thẩm quyền phê duyệt đầu tư của ..........................................................................................................................................
Địa điểm thực hiện dự án (2): ..........................................................................................................................................
Địa chỉ liên hệ của (1): ..........................................................................................................................................
Điện thoại: ......................; Fax: ...................; E-mail: .......................
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:
- Dự án đầu tư của (2) (hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc tài liệu tương đương);
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).
Chúng tôi cam kết bảo đảm về tính trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu trong các báo cáo, tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).
Nơi nhận: - Như trên; - .....; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Chủ dự án đầu tư;
(2) Tên dự án;
(3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
(4) Đại diện có thẩm quyền của (1).
Phụ lục
(kèm theo Văn bản số..... ngày... tháng.... năm..... của (1))
1. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (theo liệt kê tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP):
1.1. Là loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: □
Công suất: Lớn □ Trung bình □ Nhỏ □
1.2. Không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: □
- Dự án quan trọng quốc gia □ Nhóm A □ Nhóm B □ Nhóm C □
- Quy mô diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước (theo liệt kê tại Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Lớn □ Trung bình □ Nhỏ □
- Thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển, giao khu vực biển để lấn biển theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo:
Thủ tướng Chính phủ □ Bộ TN&MT □ UBND cấp tỉnh/thành phố □
- Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác và sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về khoáng sản, tài nguyên nước:
UBND cấp tỉnh/thành phố □ Bộ TN&MT □
2. Thông tin khác:
- Nằm trong nội thành, nội thị của các đô thị: Có □ Không □
- Xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt: Có □ Không □
- Có sử dụng đất, đất có mặt nước của: khu bảo tồn thiên nhiên □; rừng đặc dụng □; rừng phòng hộ □; rừng tự nhiên □; khu bảo tồn biển □; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản □; vùng đất ngập nước quan trọng □; di sản thiên nhiên khác được xác lập hoặc được công nhận □
- Có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng: Có □ Không □
- Có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên: Có □ Không □
- Có yêu cầu di dân, tái định cư: Có □ Không □
Phụ lục 5.2
Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường
(Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)
Cơ quan cấp trên của chủ dự án (1)
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án (2)
Địa danh (**), tháng ... năm ... |
Ghi chú:
(1) Tên chủ dự án;
(2) Tên dự án;
(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa;
(**) Ghi địa danh cấp tỉnh nơi thực hiện dự án hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án.
MỤC LỤC
Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng, các hình vẽ
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Thông tin chung về dự án, trong đó nêu rõ loại hình dự án (mới, mở rộng quy mô, nâng công suất, thay đổi công nghệ hoặc dự án loại khác).
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.4. Trường hợp dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thì phải nêu rõ tên của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và thuyết minh sự phù hợp của dự án với ngành nghề đầu tư và phân khu chức năng của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
2.1. Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM.
2.2. Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án.
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM.
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Tóm tắt việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, đơn vị tư vấn kèm theo danh sách (có chữ ký) của những người tham gia ĐTM.
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Liệt kê các phương pháp ĐTM và các phương pháp khác được sử dụng (nếu có).
5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM
5.1. Thông tin về dự án:
- Thông tin chung: tên dự án, địa điểm thực hiện, chủ dự án
- Phạm vi, quy mô, công suất
- Công nghệ sản xuất (nếu có)
- Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
- Các yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có)
5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:
Nêu các hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường theo các giai đoạn của dự án
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:
- Nước thải, khí thải:
+ Nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của nước thải;
+ Nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của bụi, khí thải.
- Chất thải rắn, chất thải nguy hại:
+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng) của chất thải rắn sinh hoạt;
+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải rắn thông thường;
+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải nguy hại.
- Tiếng ồn, độ rung (nguồn phát sinh và quy chuẩn áp dụng)
- Các tác động khác (nếu có)
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:
- Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải:
+ Đối với thu gom và xử lý nước thải: Nêu các hạng mục công trình xử lý nước thải (hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom và xử lý nước thải); nguồn tiếp nhận; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có); tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn nước thải; mục đích tái sử dụng nước thải sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).
+ Đối với xử lý bụi, khí thải: Nêu các hạng mục công trình xử lý bụi, khí thải (hệ thống, thiết bị thu gom và xử lý bụi, khí thải); dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có); tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn, khu vực phát thải; mục đích tái sử dụng khí đốt sạch sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).
- Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:
+ Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường: Nêu các hạng mục công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình xử lý chất thải rắn thông thường phải thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý.
+ Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại: Nêu các hạng mục công trình lưu giữ chất thải nguy hại kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình xử lý chất thải nguy hại phải thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý.
- Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung (nêu các công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung).
- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
+ Phương án cải tạo, phục hồi môi trường (đối với dự án khai thác khoáng sản, dự án có chôn lấp chất thải): phương án được lựa chọn thực hiện; danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch thực hiện; kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường (riêng nội dung này phải cụ thể số tiền ký quỹ trong từng lần ký quỹ).
+ Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có).
+ Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (nếu có): Nêu phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Trường hợp dự án phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường thì thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và yêu cầu kỹ thuật đối với từng công trình.
+ Các công trình, biện pháp khác (nếu có)
5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: Các nội dung, yêu cầu, tần suất, thông số giám sát ứng với từng giai đoạn của dự án.
Chương 1
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1.1. Thông tin về dự án
- Tên dự án.
- Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án.
- Vị trí địa lý (các điểm mốc tọa độ theo hệ tọa độ quốc gia, ranh giới...) của địa điểm thực hiện dự án.
- Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án.
- Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
- Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án.
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
Liệt kê các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:
- Các hạng mục công trình chính: dây chuyền sản xuất sản phẩm chính, hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án.
- Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án.
- Các hoạt động của dự án.
- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: thu gom và thoát nước mưa; thu gom và thoát nước thải; xử lý nước thải (sinh hoạt, công nghiệp,...); xử lý bụi, khí thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn; chất thải nguy hại; các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải.
- Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học; công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn (nếu có).
- Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có).
- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường.
Đối với các dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động phải có các thông tin về hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hiện hữu; các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng trong dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ; các công trình, thiết bị sẽ thay đổi, điều chỉnh, bổ sung; sự kết nối giữa các hạng mục công trình hiện hữu với công trình đầu tư mới.
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án
Liệt kê các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án.
Đối với dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, phải làm rõ về nhu cầu, năng lực sử dụng phế liệu; tỷ lệ, khối lượng phế liệu sử dụng được nhập khẩu và thu mua trong nước, đề xuất khối lượng phế liệu nhập khẩu khi dự án vận hành theo công suất thiết kế của dự án.
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
Mô tả về công nghệ sản xuất, vận hành của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường và cơ sở lựa chọn công nghệ kèm theo sơ đồ minh họa.
1.5. Biện pháp tổ chức thi công
Mô tả về các biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công các hạng mục công trình của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường.
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (không bắt buộc thực hiện đối với dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã có các thủ tục về môi trường)
- Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về các điều kiện tự nhiên phục vụ đánh giá tác động môi trường của dự án, gồm các loại dữ liệu về: địa lý, địa chất; khí hậu, khí tượng; số liệu thủy văn, hải văn trong thời gian ít nhất 03 năm gần nhất.
- Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của nguồn tiếp nhận nước thải này.
- Tóm tắt các điều kiện về kinh tế - xã hội phục vụ đánh giá tác động môi trường của dự án, gồm: các hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác); đặc điểm dân số, điều kiện y tế, văn hóa, giáo dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo, các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, danh lam thắng cảnh đã được xác lập, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác chịu tác động của dự án.
- Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án.
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án
2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường
Thu thập dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường phục vụ đánh giá tác động môi trường của dự án, trong đó làm rõ: chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án, môi trường nước mặt, nước biển, nước dưới đất, môi trường đất vùng tiếp nhận nước thải của dự án.
Đo đạc, lấy mẫu phân tích về hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án. Đối với dự án có liên quan đến phóng xạ phải đo đạc môi trường phóng xạ tự nhiên. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường.
Tổng hợp dữ liệu thu thập và kết quả đo đạc, phân tích để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường khu vực thực hiện dự án.
2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học (không yêu cầu đối với dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương)
Thu thập, tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước tại khu vực dự án và xung quanh dự án, lưu ý đến các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu (nếu có): các loại rừng, danh mục các loài thực vật, động vật, tài nguyên sinh vật biển và đất ngập nước ven biển, danh mục các loài phiêu sinh, động vật đáy và tài nguyên thủy, hải sản khác.
Đối với dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển phải có thêm số liệu điều tra, khảo sát đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước tại khu vực dự án, lưu ý đến các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu, hệ sinh thái rừng tự nhiên, san hô, cỏ biển (nếu có).
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án
Liệt kê, mô tả các đối tượng bị tác động bởi dự án và các yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án.
2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án
Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động
- Các tác động môi trường liên quan đến chất thải:
+ Tác động do nước thải;
+ Tác động do bụi, khí thải;
+ Tác động do chất thải rắn sinh hoạt;
+ Tác động do chất thải rắn thông thường;
+ Tác động do chất thải nguy hại.
- Xác định nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung.
- Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác (nếu có).
- Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án.
Yêu cầu:
- Với mỗi tác động cần xác định quy mô tác động để tập trung dự báo, đánh giá và giảm thiểu các tác động chính, đặc thù của loại hình và vị trí dự án.
- Đối với tác động có liên quan đến chất thải:
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của nước thải, bụi và khí thải; so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng) của chất thải rắn sinh hoạt; thông tin về không gian và thời gian tác động của chất thải này.
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.
- Đối với tác động không liên quan đến chất thải: cần nêu cụ thể các tác động và đối tượng bị tác động.
- Việc đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn này tập trung vào các nội dung chính sau đây:
+ Đánh giá tác động đến môi trường của việc chiếm dụng đất, mặt nước, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa (nếu có);
+ Khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị (nếu thuộc phạm vi dự án);
+ Thi công các hạng mục công trình của dự án hoặc các hoạt động triển khai thực hiện dự án (đối với các dự án không có công trình xây dựng);
+ Làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
- Đối với nước thải: chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):
+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
+ Nguồn tiếp nhận; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có).
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường (bao gồm chất thải xây dựng) và chất thải nguy hại: quy mô, vị trí, biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.
- Đối với bụi, khí thải: các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Đối với tiếng ồn, độ rung: các công trình, biện pháp giảm ồn, rung.
- Đối với xói lở, bồi lắng, nước mưa chảy tràn (nếu có): quy mô, vị trí, biện pháp ngăn ngừa xói lở, bồi lắng, kiểm soát nước mưa chảy tràn.
- Đối với các tác động đến đa dạng sinh học (nếu có).
- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (nếu có).
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động
Việc đánh giá tác động trong giai đoạn này cần phải tập trung vào các nội dung chính sau:
- Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến chất thải:
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của nước thải, bụi và khí thải; so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng) của chất thải rắn sinh hoạt; thông tin về không gian và thời gian tác động của chất thải này.
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.
- Xác định nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung.
- Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác (nếu có).
- Đối với dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án.
- Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án.
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
Yêu cầu: trên cơ sở kết quả đánh giá các tác động tại Mục 3.2.1 nêu trên, chủ dự án phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và nồng độ các thông số ô nhiễm đặc trưng) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp (trên cơ sở liệt kê, so sánh các thiết bị, công nghệ đang được sử dụng), đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.
a) Đối với công trình xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải;
- Các thông số cơ bản của công trình xử lý nước thải (dự thảo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc dự thảo thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là dự thảo bản vẽ thiết kế) đính kèm tại Phụ lục II báo cáo);
- Nguồn tiếp nhận; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có);
- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).
b) Đối với công trình xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải;
- Các thông số cơ bản của công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục II báo cáo);
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có);
- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).
c) Đối với công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại):
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình quản lý, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của công trình quản lý, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục II báo cáo).
d) Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung (nêu các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung).
đ) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
- Mô tả phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tương ứng với các nội dung đã được nhận dạng tại mục 3.2.1 ở trên.
- Trường hợp phải xây dựng, lắp đặt công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và khí thải phải có thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các thông số cơ bản của công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục II báo cáo).
e) Công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu với các dự án thủy điện, hồ chứa nước.
g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác tới môi trường (nếu có).
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.
- Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo về các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường.
Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác).
Chương 4
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học)
4.1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản
4.1.1. Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực; quy hoạch sử dụng đất sau khai thác (nếu có) tổ chức, cá nhân phải xây dựng tối thiểu 02 phương án cải tạo, phục hồi môi trường khả thi.
- Đối với mỗi phương án cải tạo, phục hồi môi trường đưa ra cần làm rõ các nội dung sau:
+ Xác định thời điểm, nội dung thực hiện một phần công tác cải tạo, phục hồi môi trường (ngay trong quá trình khai thác) đối với các hạng mục công trình mỏ (công trình phụ trợ khai thác, bãi thải mỏ,...) và khu vực khai thác (trường hợp mỏ khai thác theo hình thức “cuốn chiếu”, có thể thực hiện được công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng);
+ Xác định các hạng mục công trình mỏ, các hạng mục công việc cần cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác (moong khai thác đối với mỏ lộ thiên; hệ thống đường lò/giếng thông gió, vận chuyển, lò chợ ... đối với mỏ hầm lò) trong giai đoạn đóng cửa mỏ (thời điểm kết thúc khai thác mỏ theo dự án đầu tư đã lập);
+ Mô tả các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường; lập bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: tác động liên quan đến chất thải, tác động không liên quan đến chất thải như: cảnh quan, sinh thái sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...) và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu.
- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các phương án lựa chọn. Trên cơ sở đánh giá và so sánh “chỉ số phục hồi đất” và ưu điểm, nhược điểm của các phương án, lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.
4.1.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Từ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường.
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Thiết kế các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
4.1.3. Kế hoạch thực hiện
- Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.
- Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực khai thác |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
4.1.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
4.2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải
4.2.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình xử lý chất thải, ảnh hưởng của quá trình xử lý chất thải đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.
- Việc cải tạo môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.
- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo môi trường. Xây dựng bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự cố môi trường,...) để lựa chọn phương án cải tạo môi trường.
4.2.2. Nội dung cải tạo môi trường
Từ giải pháp cải tạo môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo môi trường.
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo môi trường.
Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế cơ sở.
4.2.3. Kế hoạch thực hiện
Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo môi trường.
Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.
Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo môi trường.
Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực ô chôn lấp chất thải |
|
|
|
|
|
|
1 |
Hệ thống xử lý nước thải |
|
|
|
|
|
|
2 |
Hệ thống xử lý khí thải |
|
|
|
|
|
|
3 |
Hệ thống quan trắc, giám sát môi trường |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
4.2.4. Dự toán chi phí cải tạo môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
4.3. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có).
Chương 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án
Chương trình quản lý môi trường được tổng hợp dưới dạng bảng như sau:
Các giai đoạn của dự án |
Các hoạt động của dự án |
Các tác động môi trường |
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường |
Thời gian thực hiện và hoàn thành |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Thi công, xây dựng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vận hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cải tạo phục hồi môi trường (đối với các dự án khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải) |
|
|
|
|
5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án
Chương trình quan trắc, giám sát môi trường phải được đặt ra cho quá trình thực hiện dự án, được thiết kế cho các giai đoạn: (1) Thi công, xây dựng; (2) Dự kiến khi vận hành và (3) Cải tạo phục hồi môi trường (đối với dự án khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải), cụ thể như sau:
- Quan trắc nước thải và khí thải: lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải, khí thải trước và sau xử lý; vị trí các điểm quan trắc phải được mô tả rõ.
- Quan trắc tự động, liên tục nước thải, khí thải và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương (đối với trường hợp phải lắp đặt).
- Giám sát chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại: giám sát khối lượng phát sinh; phân định, phân loại các loại chất thải phát sinh để quản lý theo quy định,...
- Giám sát môi trường xung quanh: chỉ áp dụng cho giai đoạn hoạt động của các dự án có phát sinh phóng xạ hoặc một số loại hình đặc thù theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt; vị trí các điểm giám sát phải được lựa chọn để đảm bảo tính đại diện và phải được mô tả rõ.
- Quan trắc, giám sát môi trường khác (nếu có).
- Đối với giai đoạn vận hành dự án, chương trình quản lý và giám sát môi trường có thể được điều chỉnh trong quá trình cấp giấy phép môi trường (nếu có).
Chương 6
KẾT QUẢ THAM VẤN
I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
6.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng
6.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử: cơ quan quản lý trang thông tin điện tử; đường dẫn trên internet tới nội dung được tham vấn; thời điểm và thời gian đăng tải theo quy định.
6.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến (nếu có): thời điểm, thời gian niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã liên quan; thời điểm họp tham vấn; thành phần tham dự họp tham vấn (đính kèm biên bản họp tham vấn tại Phụ lục III).
6.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định (nếu có): liệt kê các văn bản do chủ dự án gửi đến các cơ quan, tổ chức để tham vấn và văn bản phản hồi của các cơ quan, tổ chức được tham vấn (nêu rõ số, ký hiệu, thời gian ban hành của các văn bản); nêu rõ các trường hợp không nhận được ý kiến trả lời bằng văn bản của cơ quan, tổ chức được tham vấn trong thời gian quy định kèm theo minh chứng về việc đã gửi văn bản đến các cơ quan này.
6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng
Lập bảng thể hiện các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn và giải trình việc tiếp thu kết quả tham vấn, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (sắp xếp các ý kiến góp ý theo chương, mục liên quan của báo cáo đánh giá tác động môi trường), cụ thể như bảng sau:
TT |
Ý kiến góp ý |
Nội dung tiếp thu, hoàn thiện hoặc giải trình |
Cơ quan, tổ chức/cộng đồng dân cư/đối tượng quan tâm |
I |
Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử |
||
Chương 1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Chương 6 |
|
|
|
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Các ý kiến khác |
|
|
|
II |
Tham vấn bằng hình thức tổ chức họp lấy ý kiến (nếu có) |
||
Chương 1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Chương 6 |
|
|
|
Các ý kiến khác |
|
|
|
III |
Tham vấn bằng văn bản (nếu có) |
||
Chương 1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Chương 6 |
|
|
|
Các ý kiến khác |
|
|
|
II. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Mô tả việc tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn về kết quả tính toán của mô hình (nếu có). Lập bảng thể hiện các ý kiến, kiến nghị của các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức chuyên môn và giải trình việc tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (các văn bản liên quan đến tham vấn được chuyên gia, nhà khoa học được đính kèm tại Phụ lục III).
TT |
Ý kiến góp ý |
Nội dung tiếp thu, hoàn thiện hoặc giải trình |
Tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học |
I |
Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học |
||
1 |
..................... |
..................... |
|
2 |
..................... |
..................... |
|
II |
Tham vấn tổ chức chuyên môn về kết quả tính toán của mô hình (đối với các dự án phải tham vấn theo quy định) |
||
1 |
..................... |
..................... |
|
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận: phải có kết luận về các vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết các tác động chưa, vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của các tác động đã xác định; các biện pháp giảm thiểu tác động tương ứng; các tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và nêu rõ lý do.
2. Kiến nghị: kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết các vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án (nếu có).
3. Cam kết của chủ dự án đầu tư
- Cam kết về độ chính xác, trung thực của các thông tin, số liệu, tài liệu cung cấp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Cam kết có biện pháp, kế hoạch, nguồn lực để thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án; thực hiện đầy đủ các ý kiến đã tiếp thu trong quá trình tham vấn; chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra sự cố môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành dự án.
- Cam kết đảm bảo tính khả thi khi thực hiện trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Chỉ liệt kê các tài liệu có sử dụng để trích dẫn trong báo cáo ĐTM)
PHỤ LỤC I
- Bản sao các văn bản của cấp có thẩm quyền về quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.
- Bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc giấy tờ tương đương của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
- Bản sao các văn bản pháp lý khác liên quan đến dự án.
- Bản sao các phiếu kết quả phân tích môi trường nền đã thực hiện.
- Đối với dự án khai thác khoáng sản phải có thêm các bản vẽ sau đây: Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
PHỤ LỤC II
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình xử lý chất thải (đối với các dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước); công trình cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có).
- Thuyết minh và kết quả tính toán của các mô hình sử dụng (nếu có).
PHỤ LỤC III
Bản sao của các hồ sơ sau:
- Các văn bản của chủ dự án gửi lấy ý kiến tham vấn.
- Văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được xin ý kiến.
- Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân.
- Văn bản tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học và bản nhận xét của các chuyên gia hoặc biên bản họp hội thảo tham vấn chuyên gia.
- Văn bản tham vấn các tổ chức chuyên môn.
- Văn bản cho ý kiến về kết quả tính toán của mô hình.
Lưu ý:
- Nội dung của báo cáo ĐTM được hướng dẫn theo mẫu chung trên đây. Tùy từng dự án cụ thể, nội dung của báo cáo ĐTM có thể được bổ sung thêm các nội dung đặc thù hoặc lược bỏ những nội dung không liên quan.
- Các trích dẫn trong báo cáo ĐTM phải chỉ rõ nguồn.
2. Thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản (báo cáo riêng theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
a) Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thẩm định đến Ủy ban nhân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là UBND cấp tỉnh).
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ:
UBND cấp tỉnh xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
3.1. Thẩm định hồ sơ sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
- Thẩm định hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường thông qua Hội đồng thẩm định do UBND cấp tỉnh thành lập.
- Trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định được tiến hành các hoạt động: Khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án; Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện nội dung của và phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
- Tổ chức họp hội đồng thẩm định và thông báo kết quả họp tới tổ chức, cá nhân.
3.2. Phê duyệt kết quả thẩm định hồ sơ sau khi họp hội đồng
Sau khi phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Bước 4: Phê duyệt kết quả thẩm định và trả kết quả
- Cơ quan tổ chức thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trình Lãnh đạo UBND cấp tỉnh hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do chủ dự án gửi đến. UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt kết quả thẩm định hoặc không phê duyệt kết quả thẩm định phải có văn bản nêu rõ lý do.
- UBND cấp tỉnh gửi quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đến chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án và quỹ bảo vệ môi trường nơi tiếp nhận tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu điện.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
c.1. Hồ sơ đề nghị thẩm định
- 01 bản chính Văn bản đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường (mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- 01 bản chính Phương án cải tạo, phục hồi môi trường (mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- 01 bản sao Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận.
c.2. Hồ sơ nộp lại sau khi họp hội đồng
- 01 bản chính Văn bản giải trình ý kiến thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;
- 01 bản chính Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được chỉnh sửa, hoàn thiện theo ý kiến thẩm định.
d) Thời hạn giải quyết
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn thẩm định hồ sơ:
+ Tối đa 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
- Thời hạn phê duyệt hồ sơ:
+ Tối đa 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan được UBND cấp tỉnh giao thực hiện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và báo cáo phương án cải tạo phục hồi môi trường (mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
h) Phí, lệ phí:
- Thực hiện theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
i) Tên mẫu đơn:
- Mẫu 01: Mẫu văn bản đề nghị thẩm định phương án (mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- Mẫu 02; Mẫu nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường (mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01 Mẫu văn bản đề nghị thẩm định phương án
(Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT)
(1)
Số: .... V/v Đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là: (1), chủ dự án đầu tư/cơ sở của (2) thuộc đối tượng phải lập phương án cải tạo phục hồi môi trường thuộc đối tượng tại điểm ... khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường.
- Địa chỉ: .............;
- Điện thoại: ...; Fax: ...; E-mail: ...
Xin gửi quý (3) hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường gồm:
- Thuyết minh phương án kèm theo các bản vẽ liên quan;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
Chúng tôi cam kết bảo đảm về tính trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu trong các báo cáo, tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của (2).
Nơi nhận: - Như trên; - ....; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức, cá nhân;
(2) Tên dự án/cơ sở;
(3) Cơ quan thẩm định;
Mẫu 02
Nội dung Phương án cải tạo, phục hồi môi trường
(Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT)
Phần I:
THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN
MỞ ĐẦU
Nêu tóm tắt những yếu tố hình thành, xuất xứ, sự cần thiết lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Chương I.
KHÁI QUÁT CHUNG
I. Thông tin chung
- Tên tổ chức, cá nhân:
- Địa chỉ liên lạc:
- Điện thoại: ................... Fax: ................
- Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận đầu tư).
- Hình thức đầu tư và quản lý phương án. Hình thức đầu tư, nguồn vốn và lựa chọn hình thức quản lý phương án. Trường hợp thuê tư vấn quản lý phương án phải nêu rõ thông tin, địa chỉ, tính pháp lý của tổ chức tư vấn quản lý phương án.
II. Cơ sở để lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường
Cơ sở pháp lý:......
Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có), quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi/phương án đầu tư, kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, các văn bản phê duyệt quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất khu vực triển khai phương án, quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan; quy định về công tác dự toán, đơn giá, định mức, quy chuẩn kỹ thuật khai thác khoáng sản, quy chuẩn môi trường áp dụng xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Tài liệu cơ sở: Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ được phê duyệt và thiết kế cơ sở được thẩm định hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt/xác nhận; tài liệu quan trắc môi trường.
Nêu rõ tên tổ chức tư vấn lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường, tên người chủ trì và danh sách những người trực tiếp tham gia.
III. Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường
Mô tả rõ ràng vị trí địa lý, tọa độ, ranh giới... của địa điểm thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
1. Công tác khai thác khoáng sản
- Nêu tóm tắt đặc điểm địa hình, địa mạo của khu vực khai thác khoáng sản; điều kiện địa chất, địa chất công trình, đặc điểm thành phần thạch học, thành phần khoáng vật khoáng sản; đặc điểm phân bố khoáng sản.
- Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường: Nêu tóm tắt về trữ lượng tài nguyên khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác.
- Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ: Nêu chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ.
- Mở vỉa, trình tự và hệ thống khai thác: Nêu tóm tắt phương án mở vỉa, trình tự khai thác và hệ thống khai thác.
- Vận tải, bãi thải và thoát nước mỏ: Nêu phương thức vận tải trong mỏ, công tác đổ thải và thoát nước mỏ.
- Kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy: Nêu các giải pháp về kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
- Tổng mặt bằng, vận tải ngoài và tổ chức xây dựng: Mô tả tóm tắt giải pháp bố trí tổng mặt bằng, tổ chức vận tải ngoài và tổ chức xây dựng của dự án; các giải pháp kiến trúc-xây dựng, thiết kế cơ sở đã lựa chọn.
2. Hiện trạng môi trường
- Tóm tắt điều kiện tự nhiên, hệ thống đường giao thông, hệ thống sông suối, đặc điểm địa hình..., điều kiện kinh tế - xã hội và các đối tượng xung quanh khu vực khai thác khoáng sản.
- Nêu hiện trạng môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Kết quả phân tích môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Chương II.
CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
I. Lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.
- Việc cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.
- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo, phục hồi môi trường. Xây dựng bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường.
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự cố môi trường,...).
- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các giải pháp lựa chọn (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình) được xác định theo biểu thức sau:
Ip = (Gm - Gp)/Gc
Trong đó:
+ Gm: giá trị đất đai sau khi phục hồi, dự báo theo giá cả thị trường tại thời điểm tính toán;
+ Gp: tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng;
+ Gc: giá trị nguyên thủy của đất đai trước khi mở mỏ ở thời điểm tính toán (theo đơn giá của Nhà nước);
Trên cơ sở đánh giá và so sánh chỉ số phục hồi đất và ưu điểm, nhược điểm của các giải pháp (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình), lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.
II. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Từ giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường theo hướng dẫn.
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo, phục hồi môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ hoặc thiết kế cơ sở khai thác mỏ hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường.
III. Kế hoạch thực hiện
Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.
Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.
Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Trong quá trình khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân có thể kết hợp sử dụng kết quả giám sát môi trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực khai thác |
|
|
|
|
|
|
I.1 |
Đối với khai thác lộ thiên |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
... |
..... |
|
|
|
|
|
|
I.2 |
Đối với khai thác hầm lò |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo đường lò, cửa lò khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Hệ thống thoát nước khu A |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
II |
Khu vực bãi thải |
|
|
|
|
|
|
1 |
San gạt khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
III |
Khu vực SCN và phụ trợ |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tháo dỡ khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
.... |
..... |
|
|
|
|
|
|
IV |
Công tác khác |
|
|
|
|
|
|
... |
..... |
|
|
|
|
|
|
Chương III.
DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
I. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ tính dự toán: định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các Bộ, ngành tương ứng trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
- Nội dung của dự toán: theo điều kiện thực tế của công tác cải tạo, phục hồi môi trường; theo khối lượng và nội dung công việc cải tạo, phục hồi nêu trên và theo hướng dẫn.
- Lập bảng tổng hợp chi phí gồm các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường.
II. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ
Các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo theo hướng dẫn.
III. Đơn vị nhận ký quỹ
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị nhận ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường (Quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam).
Chương IV.
CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN
I. Cam kết của tổ chức, cá nhân
Các cam kết của tổ chức, cá nhân về thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường; tuân thủ các quy định chung về cải tạo, phục hồi môi trường, bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của phương án. Cụ thể:
- Cam kết tính trung thực, khách quan khi tính toán khoản tiền ký quỹ;
- Các cam kết thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Quỹ bảo vệ môi trường... theo đúng cam kết trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Cam kết bố trí nguồn vốn để thực hiện;
- Các cam kết thực hiện và hoàn thành các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường;
- Cam kết thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và cam kết đền bù, khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp gây ra sự cố môi trường;
- Cam kết thực hiện chế độ nộp báo cáo, chế độ kiểm tra theo đúng quy định;
- Cam kết lập báo cáo về kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và kết quả chương trình giám sát môi trường gửi cơ quan có phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương theo quy định.
II. Kết luận
Nêu kết luận và đánh giá hiệu quả của phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Tính hợp lý của số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
Phần II:
CÁC PHỤ LỤC
1. Phụ lục các bản vẽ
TT |
Tên bản vẽ |
1 |
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000) |
2 |
Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000) |
3 |
Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác |
4 |
Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000) |
5 |
Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật |
6 |
Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000) |
7 |
Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm |
8 |
Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000) |
9 |
Các bản vẽ thiết kế chi tiết các công trình cải tạo, phục hồi môi trường |
10 |
Sơ đồ vị trí các công trình quan trắc môi trường, giám sát môi trường |
2. Phụ lục các Hồ sơ, tài liệu liên quan
- Bản sao quyết định phê duyệt/giấy xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường/bản cam kết bảo vệ môi trường/đề án bảo vệ môi trường đơn giản/đề án bảo vệ môi trường chi tiết/quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản/ giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có);
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư khai thác và thông báo thẩm định thiết kế cơ sở hoặc tài liệu tương đương (nếu có);
- Đơn giá sử dụng tính dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; đơn giá, định mức của các bộ, ngành và địa phương liên quan; bản đồ quy hoạch sử dụng đất (nếu có).
C. Thủ tục hành chính cấp huyện (thủ tục hành chính mới ban hành)
1. Cấp giấy phép môi trường
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường đến Cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, kiểm tra và trả kết quả
- Cơ quan cấp phép thành lập tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra theo một trong các trường hợp sau:
+ Đối với dự án đầu tư, cơ quan cấp phép thành lập tổ thẩm định, tổ thẩm định có trách nhiệm tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư;
+ Đối với cơ sở đang hoạt động, cơ quan cấp phép thành lập tổ kiểm tra, tổ kiểm tra có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thực tế.
- Tổ thẩm định thẩm định hồ sơ, tổ kiểm tra nghiên cứu hồ sơ và khảo sát hoặc kiểm tra thực tế (nếu có). Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp phép không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này.
- Căn cứ kết quả thẩm định của tổ thẩm định hoặc kết quả kiểm tra của tổ kiểm tra, cơ quan cấp phép xem xét, cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở trong trường hợp đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường hoặc có văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ:
+ Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép (bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
• Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
• Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
+ Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan cấp phép.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- 01 bản chính Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở:
+ Trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm: mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường: mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II: mẫu quy định tại Phụ lục Xban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp dự án đầu tư nhóm III: mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III: mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- 01 bản sao Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng (đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường).
d) Thời hạn giải quyết:
d1. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính cấp giấy phép môi trường tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (trong đó, thời hạn thẩm định hồ sơ, trả kết quả sau khi nhận được hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép môi trường tối đa là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ) đối với các trường hợp sau đây:
• Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
• Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
d2. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính cấp giấy phép môi trường tối đa là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (trong đó, thời hạn thẩm định hồ sơ, trả kết quả sau khi nhận được hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép môi trường tối đa là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ) đối với các trường hợp còn lại.
Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: cơ quan được UBND huyện giao thực hiện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép môi trường (mẫu số 40 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- Văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.
h) Phí, lệ phí:
Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép môi trường theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm (mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- Mẫu 02: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- Mẫu 03: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II (mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- Mẫu 04: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- Mẫu 05: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- Mẫu 06: Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Dự án đầu tư nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức;
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng nêu trên.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm
(Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ(*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư:
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có): ............................................
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có): ........................................
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ........................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: .......................................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,...) hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,...) hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của dự án đầu tư); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải;
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên dự án đầu tư (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với dự án đầu tư xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom của dự án đầu tư phục vụ cho xử lý chất thải rắn;
- Đối với dự án đầu tư có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: công nghệ sản xuất; điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Dự báo về khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh trong khuôn viên dự án đầu tư (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với dự án đầu tư xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của dự án đầu tư;
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của dự án đầu tư.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có);
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với dự án đầu tư.
8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có):
Nêu rõ các biện pháp để thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):
Phần này báo cáo về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư đã được phê duyệt.
10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):
- Nêu rõ các nội dung thay đổi của dự án đầu tư so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động động môi trường.
- Đánh giá tác động đến môi trường từ việc thay đổi nội dung so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
+ ....................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...........................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại: Nêu rõ từng công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; quy mô, công suất của từng công trình, phương thức xử lý theo bảng sau:
TT |
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại |
Công suất xử lý (kg/năm) |
Phương án xử lý |
Ghi chú |
1 |
Tên công trình 1 |
.... |
.... |
|
2 |
Tên công trình 2 |
...... |
..... |
|
3 |
............... |
|
|
|
.... |
............... |
|
|
|
- Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại và khối lượng đề nghị cấp phép theo bảng sau:
TT |
Tên chất thải |
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) |
Số lượng (kg/năm) |
Mã chất thải nguy hại |
Phương án xử lý |
Mức độ xử lý |
|
|
|
|
|
|
(Tên của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần đạt được) |
|
Tổng số lượng |
|
|
|
|
|
- Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại: Nêu rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại đề nghị cấp phép; vị trí, diện tích từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, gồm:
+ Tên trạm trung chuyển chất thải nguy hại số: ..........................................................................................................................................
+ Địa chỉ: ..............................................................................................................
+ Diện tích: ..........................................................................................................................................
+ Điện thoại: .......................... Fax: ..................... E-mail: ........................
- Địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế.
5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):
- Loại phế liệu đề nghị nhập khẩu: Nêu rõ loại (có mã HS) phế liệu đề nghị cấp phép.
- Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư: Nêu rõ khối lượng từng loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.
Chương V
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của dự án, chủ dự án tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn đi vào vận hành, cụ thể như sau:
A. Trường hợp dự án đầu tư được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (báo cáo các nội dung Mục 1 dưới đây)
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn). Trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
B. Trường hợp dự án đầu tư đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành (báo cáo các nội dung Mục 1 dưới đây)
1. Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện:
1.1. Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải (cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị thực hiện việc quan trắc môi trường: thời gian, tần suất, phương pháp, kết quả đo đạc, lấy và phân tích mẫu; thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng).
Việc đánh giá hiệu quả công trình xử lý nước thải được thực hiện thông qua kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý (chương trình và phương pháp lấy mẫu tổ hợp để đánh giá), gồm:
- Kết quả đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải đối với một số thông số ô nhiễm chính đã sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn của hệ thống xử lý nước thải và được trình bày theo bảng sau:
Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý |
Lưu lượng thải (Đơn vị tính) |
Thông số ô nhiễm chính tại công đoạn.......... (Đơn vị tính) |
|||||
Thông số A |
Thông số B |
v.v... |
|||||
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
||
Lần 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Lần 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Lần n, ..... |
|
|
|
|
|
|
|
Hiệu suất xử lý của từng công đoạn xử lý nước thải (%) |
|
|
|
|
|
|
|
- Kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) của các thông số môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với ngành, lĩnh vực có quy chuẩn riêng hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải (sinh hoạt, công nghiệp). Đối với một số ngành công nghiệp đặc thù phải thực hiện quan trắc các thông số môi trường theo quyết định của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được trình bày theo bảng sau:
Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; quy chuẩn kỹ thuật về chất thải được áp dụng |
Lưu lượng thải (Đơn vị tính) |
Thông số môi trường của dự án |
|||||
Thông số A (Đơn vị tính) |
Thông số B (Đơn vị tính) |
v.v... |
|||||
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
||
Lần 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Lần 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Lần n,... |
|
|
|
|
|
|
|
Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất). |
|
|
|
|
|
|
|
- Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải thông qua số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) của các ngày đã thực hiện lấy, phân tích mẫu nước thải trong phòng thí nghiệm. Kết quả quan trắc tự động, liên tục được so sánh, đối chiếu với kết quả đo nhanh hiện trường và kết quả lấy, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Giá trị trung bình theo ngày của các kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục được so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số môi trường của các quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng để đánh giá sự phù hợp quy chuẩn (không phân biệt phương pháp đo đạc, lấy và phân tích mẫu trong quy chuẩn kỹ thuật) và được trình bày theo bảng sau:
Giá trị trung bình theo ngày (24 giờ) của các kết quả đo được so sánh với giá trị tối đa cho phép của quy chuẩn kỹ thuật về chất thải |
Lưu lượng thải (Đơn vị tính) |
Thông số quan trắc tự động, liên tục |
|||||
Thông số A (Đơn vị tính) |
Thông số B (Đơn vị tính) |
v.v... |
|||||
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
Trước xử lý |
Sau xử lý |
||
Ngày thứ 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày thứ 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày thứ n (kết quả đánh giá theo ngày lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm) |
|
|
|
|
|
|
|
Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất). |
|
|
|
|
|
|
|
1.2. Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Việc đánh giá hiệu quả xử lý được thực hiện thông qua kết quả quan trắc khí thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc tự động, liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý. Chủ dự án thực hiện thống kê dưới dạng bảng tương tự như đối với nước thải tại Mục 1 nêu trên.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VI
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa;
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Phụ lục 2:
* Đối với dự án phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
- Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng đối với hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu biển (nếu có);
- Các tài liệu khác liên quan đến biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình phá dỡ tàu biển theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh), nếu có.
* Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
Các văn bản liên quan đến nội dung quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường và văn bản thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Phụ lục 2.1. Hồ sơ pháp lý đối với dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại (trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ không được nộp kèm theo thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường).
Phụ lục 2.2. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại.
Phụ lục 2.3. Hồ sơ kỹ thuật của các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại:
- Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có);
- Hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, hoàn công của các hệ thống, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý và lưu giữ chất thải (nếu có).
Lưu ý: Trường hợp các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại dùng chung để xử lý cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường thì chỉ mô tả một lần.
Phụ lục 2.4. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị, công trình bảo vệ môi trường:
Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Hồ sơ có thể đóng quyển riêng; giấy tờ, ảnh chụp có liên quan.
Phụ lục 2.5. Hồ sơ nhân lực:
Đính kèm Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, số bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc.
Phụ lục 2.6. Bảng hướng dẫn vận hành an toàn phương tiện, thiết bị xử lý chất thải.
Phụ lục 2.7. Bảng hướng dẫn vận hành các thiết bị, công trình bảo vệ môi trường: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.8. Kế hoạch quản lý môi trường
- Chương trình quản lý môi trường: mục tiêu; tổ chức nhân sự; kế hoạch quản lý; kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình;
- Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải (ví dụ: các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan);
- Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số khu vực xử lý chất thải, trạm trung chuyển chất thải nguy hại): Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp); các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép); kinh phí dự phòng.
Phụ lục 2.9. Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe:
Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố:
Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng phó sự cổ; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.11. Đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm:
Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú).
Phụ lục 2.12: Quy hoạch có liên quan và có nội dung về xử lý chất thải nguy hại (nếu có), trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
Phụ lục 2.13: Quy định khoảng cách an toàn về môi trường (nếu có);
Phụ lục 2.14: Văn bản thẩm định hoặc ý kiến về công nghệ xử lý chất thải nguy hại.
* Đối với dự án khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Mẫu 02
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
(Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư: ...........................................................................................
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có): ....................................
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ...................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: ...................................
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: ...................................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có): ...................................
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:
- Chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án;
- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường, danh mục và hiện trạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển có thể bị tác động bởi dự án.
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án:
- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải; hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.
- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Mô tả các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải: hiện trạng khai thác, sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ các hoạt động, mục đích khai thác, sử dụng nước chính, khoảng cách, vị trí các công trình so với vị trí dự kiến xả nước thải).
- Mô tả hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải: các hoạt động xả nước thải khác vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải với các thông tin chính sau:
+ Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực (vị trí, khoảng cách đến vị trí xả nước thải).
+ Mô tả về nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực (hoạt động sản xuất phát sinh nước thải, các thông số ô nhiễm chính có trong nước thải, lưu lượng, chế độ xả nước thải).
- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:
Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án; đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án trước khi triển khai xây dựng.
Việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí xung quanh chỉ yêu cầu đối với những dự án phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường hoặc dự án sử dụng mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm (nếu có).
Chương IV
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
1.1. Đánh giá, dự báo các tác động:
Việc đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn này tập trung vào các hoạt động chính sau đây:
- Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất;
- Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng;
- Khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án);
- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;
- Thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các dự án có công trình xây dựng;
- Làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).
Yêu cầu: Đối với nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải cần cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải.
(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư)
1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:
- Về nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):
+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí, biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải;
- Về bụi, khí thải: Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- Về tiếng ồn, độ rung: Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung do hoạt động của dự án;
- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)
2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1. Đánh giá, dự báo các tác động:
- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác). Mỗi tác động phải được cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận (nếu có).
- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung).
- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp; đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy theo quy định của pháp luật.
- Đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có đánh giá tác động và biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi.
- Kết quả tính toán của mô hình phát tán chất ô nhiễm, sự cố môi trường đối với dự án đầu tư xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) nước thải trở lên (trừ nước làm mát thiết bị, nước nuôi trồng thủy sản) hoặc xả bụi, khí thải có lưu lượng từ 200.000 m3/giờ trở lên, trừ trường hợp dự án đầu tư không thay đổi nội dung liên quan đến hoạt động xả nước thải, bụi, khí thải so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề xuất cấp lại giấy phép môi trường).
(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư).
2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:
Yêu cầu chung: Trên cơ sở kết quả đánh giá các tác động tại Mục 2.1, hiện trạng và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, chủ dự án đầu tư phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và nồng độ các thông số ô nhiễm đặc trưng) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.
a) về công trình, biện pháp xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có).
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo).
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có).
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
b) Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có).
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
c) Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):
- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).
d) Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;
- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).
đ) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư;
- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục;
- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác;
- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.
Chương V
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học)
1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản
1.1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực; quy hoạch sử dụng đất sau khai thác (nếu có), tổ chức, cá nhân phải xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường khả thi.
- Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đưa ra cần làm rõ các nội dung sau:
+ Xác định thời điểm, nội dung thực hiện một phần công tác cải tạo, phục hồi môi trường (ngay trong quá trình khai thác) đối với các hạng mục công trình mỏ (công trình phụ trợ khai thác, bãi thải mỏ,...) và khu vực khai thác (trường hợp mỏ khai thác theo hình thức “cuốn chiếu”, có thể thực hiện được công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng);
+ Xác định các hạng mục công trình mỏ, các hạng mục công việc cần cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác (moong khai thác đối với mỏ lộ thiên; hệ thống đường lò/giếng thông gió, vận chuyển, lò chợ ... đối với mỏ hầm lò) trong giai đoạn đóng cửa mỏ (thời điểm kết thúc khai thác mỏ theo dự án đầu tư đã lập);
+ Mô tả các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường; lập bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: tác động liên quan đến chất thải, tác động không liên quan đến chất thải như: cảnh quan, sinh thái sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...) và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu.
- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các phương án lựa chọn. Trên cơ sở đánh giá và so sánh “chỉ số phục hồi đất” và ưu điểm, nhược điểm của các phương án, lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.
1.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Từ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường;
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
1.3. Kế hoạch thực hiện
- Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường;
- Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực khai thác |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
.... |
.... |
|
|
|
|
|
|
1.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải
2.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình xử lý chất thải, ảnh hưởng của quá trình xử lý chất thải đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.
- Việc cải tạo môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.
- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo môi trường. Xây dựng bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt.
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự cố môi trường,...) để lựa chọn phương án cải tạo môi trường.
2.2. Nội dung cải tạo môi trường
Từ giải pháp cải tạo môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo môi trường;
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc đề cải tạo môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo môi trường.
Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế cơ sở.
2.3. Kế hoạch thực hiện
- Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo môi trường;
- Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo môi trường;
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực ô chôn lấp chất thải |
|
|
|
|
|
|
1 |
Hệ thống xử lý nước thải |
|
|
|
|
|
|
2 |
Hệ thống xử lý khí thải |
|
|
|
|
|
|
3 |
Hệ thống quan trắc, giám sát môi trường |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
2.4. Dự toán chi phí cải tạo môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường:
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)
Chương VI
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.........................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- VỊ trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương VII
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn). Trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành của công trình xử lý chất thải;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;
- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Phụ lục 2: Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm II, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.
Mẫu 03
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II
(Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của cơ sở (2)
CHỦ CƠ SỞ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động (viết tắt là cơ sở).
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên cơ sở:
- Địa điểm cơ sở:
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có): .........................................
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có): ........................................
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ........................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
3.3. Sản phẩm của cơ sở:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: ........................................
5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu.
6. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải;
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn;
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có);
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):
Nêu rõ các nội dung thay đổi của cơ sở so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này)
(Phần này nêu chi tiết các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp trước đó).
10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):
Phần này báo cáo về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
........................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- VỊ trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.......................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại: Nêu rõ từng công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; quy mô, công suất của từng công trình, phương thức xử lý theo bảng sau:
TT |
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại |
Công suất xử lý (kg/năm) |
Phương án xử lý |
Ghi chú |
1 |
Tên công trình 1 |
.... |
.... |
|
2 |
Tên công trình 2 |
...... |
..... |
|
3 |
................ |
|
|
|
.... |
................. |
|
|
|
- Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại và khối lượng đề nghị cấp phép theo bảng sau:
TT |
Tên chất thải |
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) |
Số lượng (kg/năm) |
Mã chất thải nguy hại |
Phương án xử lý |
Mức độ xử lý |
|
|
|
|
|
|
(Tên của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần đạt được) |
|
Tổng số lượng |
|
|
|
|
|
- Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại: Nêu rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại đề nghị cấp phép; vị trí, diện tích từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, gồm:
+ Tên trạm trung chuyển chất thải nguy hại số: ..........................................................................................................................................
+ Địa chỉ: ..........................................................................................................................................
+ Diện tích: ..........................................................................................................................................
+ Điện thoại: .......................... Fax: ..................... E-mail: ........................
- Địa bàn hoạt động đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế.
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):
- Loại phế liệu đề nghị nhập khẩu: Nêu rõ loại (có mã HS) phế liệu đề nghị cấp phép.
- Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với cơ sở: Nêu rõ khối lượng từng loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.
Chương V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):
Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
Chương VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.
Chương VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).
Phụ lục 2:
* Đối với cơ sở có hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (đối với cơ sở phá dỡ tàu biển);
- Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng đối với hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu biển (nếu có);
- Các tài liệu khác liên quan đến biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình phá dỡ tàu biển theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh), nếu có;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
Phụ lục 2.1. Hồ sơ pháp lý đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại (trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ không được nộp kèm theo thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường).
Phụ lục 2.2. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại.
Phụ lục 2.3. Hồ sơ kỹ thuật của các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại:
- Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có);
- Hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, hoàn công của các hệ thống, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý và lưu giữ chất thải (nếu có);
Lưu ý: Trường hợp các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại dùng chung để xử lý cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông
thường thì chỉ mô tả một lần.
Phụ lục 2.4. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị, công trình bảo vệ môi trường:
Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Hồ sơ có thể đóng quyển riêng; giấy tờ, ảnh chụp có liên quan.
Phụ lục 2.5. Hồ sơ nhân lực:
Đính kèm Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, số bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc.
Phụ lục 2.6. Bảng hướng dẫn vận hành an toàn phương tiện, thiết bị xử lý chất thải.
Phụ lục 2.7. Bảng hướng dẫn vận hành các thiết bị, công trình bảo vệ môi trường: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.8. Kế hoạch quản lý môi trường
a) Chương trình quản lý môi trường: mục tiêu; tổ chức nhân sự; kế hoạch quản lý; kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình.
b) Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải (ví dụ: các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan).
c) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số khu vực xử lý chất thải, trạm trung chuyển chất thải nguy hại): Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp); các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép); kinh phí dự phòng.
Phụ lục 2.9. Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe:
Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố:
Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng phó sự cố; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.11. Đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm:
Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú).
Phụ lục 2.12: Đính kèm giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001.
Phụ lục 2.13: Quy hoạch có liên quan và có nội dung về xử lý chất thải nguy hại (nếu có), trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
Phụ lục 2.14: Quy định khoảng cách an toàn về môi trường (nếu có);
* Đối với cơ sở khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III (trừ mục 9) Biểu mẫu này.
Mẫu 04
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III
(Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư:
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ............................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: .......................................
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: .......................................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không cộ thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:
- Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án;
- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án (nếu có).
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.
- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:
Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để làm rõ sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án.
Chương IV
ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:
1.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có).
1.2. Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.
1.3. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: Các công trình giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
1.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: Mô tả các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.
1.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải:
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có);
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có);
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):
- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).
2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;
- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).
2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
2.6. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.
- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.
- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.
- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.
Chương V
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.......................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương VI
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;
- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.
Mẫu 05
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III
(Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của cơ sở (2)
CHỦ CƠ SỞ (*)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
- Điện thoại:............................................. ; Fax:......................... ; E-mail:
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:............................... ngày của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên cơ sở:
- Địa điểm cơ sở:
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có):
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
3.3. Sản phẩm của cơ sở:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải.
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành.
- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn.
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
…………
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
…………………
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):
Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
Chương VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật;
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (nếu có); các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III Biểu mẫu này.
Mẫu 06
Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _____ Số: ….. V/v Đề nghị cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm……
|
Kính gửi: (3)……….
1. Chúng tôi là: (1), Chủ đầu tư dự án, cơ sở (2) thuộc mục số ... Phụ lục...ban hành kèm theo Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án, cơ sở (2) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (3).
- Dự án, cơ sở (2) đã được (3) cấp Giấy phép môi trường số: …./GPMT- ngày.... tháng....năm….. (chỉ nêu trong trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường, trừ trường hợp cấp điều chỉnh quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường).
2. Địa chỉ trụ sở chính của (1):
3. Địa điểm thực hiện dự án, cơ sở (2):
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:.................................... ngày của (1) hoặc các giấy tờ tương đương.
4. Người đại diện theo pháp luật của (1):...................................................... Chức vụ:.......................................................................................................
- Điện thoại:...................................... ; Fax:................................. ; E-mail:
5. Người liên hệ trong quá trình tiến hành thủ tục: …………………. Chức vụ:
Điện thoại: ……………………………………; Email:
Trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường thì nêu bổ sung mục 6 dưới đây:
6. Nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường:
Phần này nêu rõ nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, lý do đề nghị cấp điều chỉnh.
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm (trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường):
- 01 bản Báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (2);
- 01 bản Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (2) (chỉ gửi trong trường hợp dự án (2) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường);
- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương) có nội dung nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở có đề nghị nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).
Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….. - Lưu: ... |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)... (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).
Biểu mẫu này không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Cấp đổi giấy phép môi trường
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường đến cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi cơ quan cấp phép văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường kèm theo hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi trong trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, trả kết quả
- Cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền nghiên cứu văn bản đề nghị cấp đổi kèm theo hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi của chủ dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền cấp đổi giấy phép môi trường cho chủ dự án đầu tư, cơ sở với thời hạn còn lại của giấy phép.
- Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền cấp đổi giấy phép môi trường cho chủ dự án đầu tư, cơ sở với thời hạn còn lại của giấy phép.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của cơ quan cấp phép.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- 01 bản sao hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi trong trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở.
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn cấp đổi giấy phép môi trường: Tối đa 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: cơ quan được ủy quyền (nếu có).
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép môi trường cấp đổi (mẫu số 40 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
h) Phí, lệ phí:
Không quy định
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01: Văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở khác với giấy phép môi trường đã được cấp.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _______ Số: ….. V/v Đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm….
|
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là: (1), chủ đầu tư dự án, cơ sở (2).
Để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, (1) đề nghị (3) xem xét, cấp đổi giấy phép môi trường với các thông tin cụ thể như sau:
1. Thông tin về giấy phép môi trường đã được cấp: Giấy phép môi trường số …/GPMT-…. ngày....tháng…năm….
- Tên dự án đầu tư, cơ sở:
- Tên chủ đầu tư dự án, cơ sở:
2. Thông tin đề nghị thay đổi trong giấy phép môi trường của (2).
- Tên dự án đầu tư, cơ sở:
- Tên chủ đầu tư dự án, cơ sở:
(Chỉ liệt kê những thay đổi và thuộc trường hợp cấp đổi giấy phép môi trường)
3. Địa chỉ liên hệ của (1):
- Người đại diện theo pháp luật của (1):......................................... Chức.. vụ
- Điện thoại:...................................... ; Fax:...................................... ; E-mail:
Chúng tôi xin gửi đến (3) Bản Phụ lục kèm theo Văn bản này, gồm: Liệt kê danh mục các tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để chứng minh pháp nhân hợp lệ của (1) đối với (2).
Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác, toàn vẹn của các hồ sơ, tài liệu được cung cấp kèm theo văn bản này, đồng thời cam kết không thay đổi các nội dung khác của Giấy phép môi trường số..../GPMT-.... ngày .... tháng .... năm... nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp đổi giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….; - Lưu: ... |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)... (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)
|
Ghi chú: (1) Tên chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).
3. Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đến cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đến cơ quan cấp phép khi có thay đổi một trong các nội dung cấp phép không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (trừ trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường hoặc thay đổi khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh; trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường, việc thay đổi giấy phép môi trường được thực hiện khi có đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở) như sau:
- Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
- Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
- Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
- Các thay đổi khác.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ, trả kết quả
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép cấp giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở;
- Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp phép không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép cấp giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn kiểm tra, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường: tối đa 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: cơ quan được Ủy ban nhân dân huyện giao thực hiện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép môi trường điều chỉnh (mẫu số 41 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
h) Phí, lệ phí: không quy định
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01: Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Thay đổi nội dung cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _____ Số: ….. V/v Đề nghị cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm……
|
Kính gửi: (3)……….
1. Chúng tôi là: (1), Chủ đầu tư dự án, cơ sở (2) thuộc mục số ... Phụ lục...ban hành kèm theo Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án, cơ sở (2) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (3).
- Dự án, cơ sở (2) đã được (3) cấp Giấy phép môi trường số: …./GPMT- ngày.... tháng....năm….. (chỉ nêu trong trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường, trừ trường hợp cấp điều chỉnh quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường).
2. Địa chỉ trụ sở chính của (1):
3. Địa điểm thực hiện dự án, cơ sở (2):
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:.................................... ngày của (1) hoặc các giấy tờ tương đương.
4. Người đại diện theo pháp luật của (1):...................................................... Chức vụ:.......................................................................................................
- Điện thoại:...................................... ; Fax:................................. ; E-mail:
5. Người liên hệ trong quá trình tiến hành thủ tục: …………………. Chức vụ:
Điện thoại: ……………………………………; Email:
Trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường thì nêu bổ sung mục 6 dưới đây:
6. Nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường:
Phần này nêu rõ nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, lý do đề nghị cấp điều chỉnh.
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm (trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường):
- 01 bản Báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (2);
- 01 bản Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (2) (chỉ gửi trong trường hợp dự án (2) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường);
- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương) có nội dung nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở có đề nghị nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).
Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….. - Lưu: ... |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)... (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).
Biểu mẫu này không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường.
4. Cấp lại giấy phép môi trường
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường đến cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường đến cơ quan cấp phép theo một trong các trường hợp sau:
i- Giấy phép hết hạn gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi hết hạn 06 tháng;
ii- Dự án đầu tư, cơ sở tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất (trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường) gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc tăng, thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường;
iii- Dự án đầu tư, cơ sở có thay đổi tăng số lượng nguồn phát sinh nước thải, bụi, khí thải làm phát sinh các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; phát sinh thêm thông số ô nhiễm mới vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng hàm lượng các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; thay đổi nguồn tiếp nhận nước thải và phương thức xả thải vào nguồn nước có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt hơn gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ, kiểm tra và trả kết quả
- Cơ quan cấp phép thành lập hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra theo một trong các trường hợp sau:
+ Đối với dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập tổ thẩm định, tổ thẩm định có trách nhiệm tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư;
+ Đối với cơ sở đang hoạt động, cơ quan cấp phép thành lập tổ kiểm tra và tổ chức kiểm tra thực tế.
- Tổ thẩm định thẩm định hồ sơ, tổ kiểm tra nghiên cứu hồ sơ và khảo sát hoặc kiểm tra thực tế (nếu có) đối với dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép có văn bản thông báo cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp phép không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này.
- Căn cứ kết quả thẩm định của tổ thẩm định hoặc kết quả kiểm tra của tổ kiểm tra, cơ quan cấp phép xem xét, cấp lại giấy phép môi trường cho cơ sở trong trường hợp đủ điều kiện cấp lại giấy phép môi trường hoặc có văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ:
+ Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép (bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
• Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
• Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
+ Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan cấp phép.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- 01 bản chính Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở:
+ Trường hợp dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường: mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II: mẫu quy định tại Phụ lục Xban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp dự án đầu tư nhóm III: mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
+ Trường hợp cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III: mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- 01 bản sao Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng (đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường).
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn kiểm tra, cấp lại giấy phép môi trường:
+ Tối đa 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp theo điểm i và điểm iii Bước 1 mục a;
+ Tối đa 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp theo điểm ii và điểm iv Bước 1 mục a (trong đó, tối đa 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với các trường hợp sau đây:
• Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
• Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: cơ quan được UBND huyện giao thực hiện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép môi trường (mẫu số 40 Phụ lục II phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- Văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp lại giấy phép môi trường.
h) Phí, lệ phí:
Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp lại giấy phép môi trường theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01: Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 02: Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II (mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 03: Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 04: Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 05: Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép môi trường hết hạn;
- Dự án đầu tư, cơ sở có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
(Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư: ...........................................................................................
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có): ....................................
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ...................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: ...................................
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: ...................................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có): ...................................
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:
- Chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án;
- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường, danh mục và hiện trạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển có thể bị tác động bởi dự án.
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án:
- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải; hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.
- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Mô tả các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải: hiện trạng khai thác, sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ các hoạt động, mục đích khai thác, sử dụng nước chính, khoảng cách, vị trí các công trình so với vị trí dự kiến xả nước thải).
- Mô tả hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải: các hoạt động xả nước thải khác vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải với các thông tin chính sau:
+ Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực (vị trí, khoảng cách đến vị trí xả nước thải).
+ Mô tả về nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực (hoạt động sản xuất phát sinh nước thải, các thông số ô nhiễm chính có trong nước thải, lưu lượng, chế độ xả nước thải).
- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:
Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án; đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án trước khi triển khai xây dựng.
Việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí xung quanh chỉ yêu cầu đối với những dự án phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường hoặc dự án sử dụng mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm (nếu có).
Chương IV
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
1.1. Đánh giá, dự báo các tác động:
Việc đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn này tập trung vào các hoạt động chính sau đây:
- Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất;
- Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng;
- Khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án);
- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;
- Thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các dự án có công trình xây dựng;
- Làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).
Yêu cầu: Đối với nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải cần cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải.
(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư)
1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:
- Về nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):
+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí, biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải;
- Về bụi, khí thải: Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- Về tiếng ồn, độ rung: Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung do hoạt động của dự án;
- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)
2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1. Đánh giá, dự báo các tác động:
- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác). Mỗi tác động phải được cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận (nếu có).
- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung).
- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp; đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy theo quy định của pháp luật.
- Đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có đánh giá tác động và biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi.
- Kết quả tính toán của mô hình phát tán chất ô nhiễm, sự cố môi trường đối với dự án đầu tư xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) nước thải trở lên (trừ nước làm mát thiết bị, nước nuôi trồng thủy sản) hoặc xả bụi, khí thải có lưu lượng từ 200.000 m3/giờ trở lên, trừ trường hợp dự án đầu tư không thay đổi nội dung liên quan đến hoạt động xả nước thải, bụi, khí thải so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề xuất cấp lại giấy phép môi trường).
(Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc thay đổi nội dung dự án đầu tư).
2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:
Yêu cầu chung: Trên cơ sở kết quả đánh giá các tác động tại Mục 2.1, hiện trạng và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, chủ dự án đầu tư phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và nồng độ các thông số ô nhiễm đặc trưng) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.
a) về công trình, biện pháp xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có).
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo).
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có).
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
b) Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có).
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
c) Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):
- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).
d) Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;
- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).
đ) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
(Trường hợp có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường, phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư;
- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục;
- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác;
- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.
Chương V
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học)
1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản
1.1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực; quy hoạch sử dụng đất sau khai thác (nếu có), tổ chức, cá nhân phải xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường khả thi.
- Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đưa ra cần làm rõ các nội dung sau:
+ Xác định thời điểm, nội dung thực hiện một phần công tác cải tạo, phục hồi môi trường (ngay trong quá trình khai thác) đối với các hạng mục công trình mỏ (công trình phụ trợ khai thác, bãi thải mỏ,...) và khu vực khai thác (trường hợp mỏ khai thác theo hình thức “cuốn chiếu”, có thể thực hiện được công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng);
+ Xác định các hạng mục công trình mỏ, các hạng mục công việc cần cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác (moong khai thác đối với mỏ lộ thiên; hệ thống đường lò/giếng thông gió, vận chuyển, lò chợ ... đối với mỏ hầm lò) trong giai đoạn đóng cửa mỏ (thời điểm kết thúc khai thác mỏ theo dự án đầu tư đã lập);
+ Mô tả các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường; lập bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: tác động liên quan đến chất thải, tác động không liên quan đến chất thải như: cảnh quan, sinh thái sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...) và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu.
- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các phương án lựa chọn. Trên cơ sở đánh giá và so sánh “chỉ số phục hồi đất” và ưu điểm, nhược điểm của các phương án, lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.
1.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Từ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường;
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
1.3. Kế hoạch thực hiện
- Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường;
- Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực khai thác |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
.... |
.... |
|
|
|
|
|
|
1.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải
2.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình xử lý chất thải, ảnh hưởng của quá trình xử lý chất thải đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.
- Việc cải tạo môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.
- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo môi trường. Xây dựng bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt.
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự cố môi trường,...) để lựa chọn phương án cải tạo môi trường.
2.2. Nội dung cải tạo môi trường
Từ giải pháp cải tạo môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo môi trường;
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc đề cải tạo môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo môi trường.
Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế cơ sở.
2.3. Kế hoạch thực hiện
- Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo môi trường;
- Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo môi trường;
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực ô chôn lấp chất thải |
|
|
|
|
|
|
1 |
Hệ thống xử lý nước thải |
|
|
|
|
|
|
2 |
Hệ thống xử lý khí thải |
|
|
|
|
|
|
3 |
Hệ thống quan trắc, giám sát môi trường |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
2.4. Dự toán chi phí cải tạo môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường:
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)
Chương VI
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.........................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- VỊ trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương VII
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn). Trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành của công trình xử lý chất thải;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;
- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Phụ lục 2: Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm II, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.
Mẫu 02
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II
(Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của cơ sở (2)
CHỦ CƠ SỞ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động (viết tắt là cơ sở).
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên cơ sở:
- Địa điểm cơ sở:
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có): .........................................
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có): ........................................
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ........................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
3.3. Sản phẩm của cơ sở:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: .............
5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu.
6. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải;
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn;
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có);
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):
Nêu rõ các nội dung thay đổi của cơ sở so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này)
(Phần này nêu chi tiết các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp trước đó).
10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):
Phần này báo cáo về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
........................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- VỊ trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.......................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại: Nêu rõ từng công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; quy mô, công suất của từng công trình, phương thức xử lý theo bảng sau:
TT |
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại |
Công suất xử lý (kg/năm) |
Phương án xử lý |
Ghi chú |
1 |
Tên công trình 1 |
.... |
.... |
|
2 |
Tên công trình 2 |
...... |
..... |
|
3 |
................ |
|
|
|
.... |
................. |
|
|
|
- Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại và khối lượng đề nghị cấp phép theo bảng sau:
TT |
Tên chất thải |
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) |
Số lượng (kg/năm) |
Mã chất thải nguy hại |
Phương án xử lý |
Mức độ xử lý |
|
|
|
|
|
|
(Tên của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần đạt được) |
|
Tổng số lượng |
|
|
|
|
|
- Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại: Nêu rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại đề nghị cấp phép; vị trí, diện tích từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, gồm:
+ Tên trạm trung chuyển chất thải nguy hại số: ..........................................................................................................................................
+ Địa chỉ: ..........................................................................................................................................
+ Diện tích: ..........................................................................................................................................
+ Điện thoại: .......................... Fax: ..................... E-mail: ........................
- Địa bàn hoạt động đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế.
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):
- Loại phế liệu đề nghị nhập khẩu: Nêu rõ loại (có mã HS) phế liệu đề nghị cấp phép.
- Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với cơ sở: Nêu rõ khối lượng từng loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.
Chương V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):
Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
Chương VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.
Chương VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).
Phụ lục 2:
* Đối với cơ sở có hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (đối với cơ sở phá dỡ tàu biển);
- Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng đối với hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu biển (nếu có);
- Các tài liệu khác liên quan đến biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình phá dỡ tàu biển theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh), nếu có;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
Phụ lục 2.1. Hồ sơ pháp lý đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại (trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ không được nộp kèm theo thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường).
Phụ lục 2.2. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại:
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại.
Phụ lục 2.3. Hồ sơ kỹ thuật của các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại:
- Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có);
- Hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, hoàn công của các hệ thống, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý và lưu giữ chất thải (nếu có);
Lưu ý: Trường hợp các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải nguy hại dùng chung để xử lý cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông
thường thì chỉ mô tả một lần.
Phụ lục 2.4. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị, công trình bảo vệ môi trường:
Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Hồ sơ có thể đóng quyển riêng; giấy tờ, ảnh chụp có liên quan.
Phụ lục 2.5. Hồ sơ nhân lực:
Đính kèm Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, số bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc.
Phụ lục 2.6. Bảng hướng dẫn vận hành an toàn phương tiện, thiết bị xử lý chất thải.
Phụ lục 2.7. Bảng hướng dẫn vận hành các thiết bị, công trình bảo vệ môi trường: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.8. Kế hoạch quản lý môi trường
a) Chương trình quản lý môi trường: mục tiêu; tổ chức nhân sự; kế hoạch quản lý; kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình.
b) Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải (ví dụ: các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan).
c) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số khu vực xử lý chất thải, trạm trung chuyển chất thải nguy hại): Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp); các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép); kinh phí dự phòng.
Phụ lục 2.9. Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe:
Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố:
Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng phó sự cố; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản).
Phụ lục 2.11. Đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm:
Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú).
Phụ lục 2.12: Đính kèm giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001.
Phụ lục 2.13: Quy hoạch có liên quan và có nội dung về xử lý chất thải nguy hại (nếu có), trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
Phụ lục 2.14: Quy định khoảng cách an toàn về môi trường (nếu có);
* Đối với cơ sở khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III (trừ mục 9) Biểu mẫu này.
Mẫu 03
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III
(Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư (2)
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*) (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại: ..........................; Fax: ......................; E-mail: .......................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: .........ngày ...........của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên dự án đầu tư:
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): ............................................
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: .......................................
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: .......................................
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không cộ thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án, trong đó làm rõ:
- Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án;
- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án (nếu có).
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
- Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải: hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.
- Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:
Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường. Tổng hợp kết quả để làm rõ sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án.
Chương IV
ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:
1.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có).
1.2. Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.
1.3. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: Các công trình giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
1.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: Mô tả các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.
1.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải:
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có);
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có);
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):
- Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và kg/tháng);
- Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).
2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án;
- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).
2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
2.6. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.
- Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.
- Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.
- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan.
Chương V
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
...................
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
.......................
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương VI
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;
- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất thải đã được lắp đặt (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước đó.
Mẫu 04
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III
(Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo.
Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở (1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của cơ sở (2)
CHỦ CƠ SỞ (*)
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ cơ sở.
2. Cấu trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở:
- Địa chỉ văn phòng:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
- Điện thoại:............................................. ; Fax:......................... ; E-mail:
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:............................... ngày của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên cơ sở:
- Địa điểm cơ sở:
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có):
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
3.3. Sản phẩm của cơ sở:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải.
- Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành.
- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho xử lý chất thải rắn.
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường,...) phát sinh tại cơ sở;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Mô tả chi tiết các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
…………
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả vào công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi cơ sở.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
…………………
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.
Lập bảng tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ trong 01 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, trong đó phải nêu rõ quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):
Lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
Chương VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc khắc phục vi phạm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ cơ sở về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật;
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở (nếu có);
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (nếu có); các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).
Ghi chú: Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại Chương I và Chương III Biểu mẫu này.
Mẫu 05
Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _____ Số: ….. V/v Đề nghị cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm……
|
Kính gửi: (3)……….
1. Chúng tôi là: (1), Chủ đầu tư dự án, cơ sở (2) thuộc mục số ... Phụ lục...ban hành kèm theo Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án, cơ sở (2) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (3).
- Dự án, cơ sở (2) đã được (3) cấp Giấy phép môi trường số: …./GPMT- ngày.... tháng....năm….. (chỉ nêu trong trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường, trừ trường hợp cấp điều chỉnh quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường).
2. Địa chỉ trụ sở chính của (1):
3. Địa điểm thực hiện dự án, cơ sở (2):
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:.................................... ngày của (1) hoặc các giấy tờ tương đương.
4. Người đại diện theo pháp luật của (1):...................................................... Chức vụ:.......................................................................................................
- Điện thoại:...................................... ; Fax:................................. ; E-mail:
5. Người liên hệ trong quá trình tiến hành thủ tục: …………………. Chức vụ:
Điện thoại: ……………………………………; Email:
Trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường thì nêu bổ sung mục 6 dưới đây:
6. Nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường:
Phần này nêu rõ nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, lý do đề nghị cấp điều chỉnh.
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm (trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường):
- 01 bản Báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (2);
- 01 bản Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (2) (chỉ gửi trong trường hợp dự án (2) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường);
- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương) có nội dung nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở có đề nghị nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).
Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….. - Lưu: ... |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ...(1)... (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).
Biểu mẫu này không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường.
D. Thủ tục hành chính cấp xã (thủ tục hành chính mới ban hành)
1. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) gửi văn bản lấy ý kiến tham vấn và báo cáo đánh giá tác động môi trường tới Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ
UBND cấp xã xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ tham vấn theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện.
Bước 3. Xử lý hồ sơ và trả kết quả
UBND cấp xã có trách nhiệm phản hồi bằng văn bản trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến tham vấn. Trường hợp không có phản hồi trong thời hạn quy định được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của UBND cấp xã (nếu có) hoặc nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính tới UBND cấp xã.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của UBND cấp xã (nếu có) hoặc trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính tới UBND cấp xã (trong trường hợp có ý kiến phản hồi).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- 01 bản chính văn bản lấy ý kiến tham vấn (mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra về tính đầy đủ của hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn xử lý, trả kết quả:
+ Tối đa 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tham vấn theo quy định.
+ Trường hợp không có phản hồi trong thời hạn quy định được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải tham vấn.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản phản hồi (mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP); trường hợp không có phản hồi trong thời hạn quy định được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
h) Phí, lệ phí: không quy định.
i) Tên các mẫu đơn
- Mẫu 01: Văn bản gửi lấy ý kiến tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Mẫu 02: Văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CÁC MẪU VĂN BẢN
Mẫu 01
Mẫu văn bản gửi lấy ý kiến tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
(Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _______ Số: ... V/v: Lấy ý kiến tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường của Dự án |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm |
Kính gửi: (3)
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020, (1) đã thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án (2).
(1) gửi đến (3) báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và rất mong nhận được ý kiến đóng góp của (3) về các nội dung: vị trí thực hiện dự án đầu tư; tác động môi trường của dự án đầu tư; biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư.
Ý kiến tham vấn của (3) về các nội dung nêu trên xin gửi về (1) trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tham vấn để (1) hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: ... |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA … (1) (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Chủ dự án; (2) Tên dự án; (3) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến tham vấn.
Mẫu 02
Mẫu văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường
(Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) _______ Số: ... V/v ý kiến tham vấn về quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường của Dự án |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Địa danh, ngày ... tháng ... năm |
Kính gửi: (3)
(1) nhận được Văn bản số... ngày... tháng... năm... của (3) xin ý kiến tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án (2). Sau khi xem xét, (1) có ý kiến như sau:
1. Về vị trí thực hiện dự án đầu tư
2. Về tác động môi trường của dự án đầu tư
3. Về biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
4. Về chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
5. Về các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư
Trên đây là ý kiến của (1) gửi (3) để nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận: - Như trên; - .....; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
Họ và tên |
Ghi chú: (1) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến tham vấn; (2) Tên dự án; (3) Chủ dự án.