Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2104/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc triển khai thục hiện quy trình thủ tục hải quan
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2104/TCHQ-GSQL
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2104/TCHQ-GSQL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Đặng Thị Bình An |
Ngày ban hành: | 16/05/2006 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hải quan |
tải Công văn 2104/TCHQ-GSQL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 2104/TCHQ-GSQL NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2006
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN
Kính gửi: Đ/c Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
Ngày 15/5/2006, Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 874/QĐ-TCHQ về việc ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (thay thế quyết định số 1951/QĐ-TCHQ ngày 19/12/2005) và Quyết định số 876/QĐ-TCHQ về việc ban hành quy định về con dấu và quản lý, sử dụng con dấu số hiệu công chức trong thực hiện Quy trình thủ tục hải quan (thay thế quyết định 1999/QĐ-TCHQ ngày 28/12/2005). Để triển khai các Quyết định này, Lãnh đạo Tổng Cục có ý kiến chỉ đạo như sau:
1. Tổ chức quán triệt, tập huấn cho cán bộ công chức trong đơn vị nẵm chắc, hiểu đúng và thống nhất các nội dung cơ bản của Quy trình thủ tục hải quan ban hành tại Quyết định số 874/QĐ-TCHQ dẫn trên xong trước ngày 30/5/2006. Đồng thời tổ chức triển khai để thực hiện theo quy định mới này kể từ ngày
Tổng cục gửi kèm theo bản giới thiệu nội dung cơ bản của Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 874/QĐ-TCHQ để các đơn vị nghiên cứu, phổ biến khi tập huấn trong đơn vị.
2. Việc sử dụng con dấu số hiệu công chức được ban hành tại Quyết định số 876/QĐ-TCHQ kể trên, yêu cầu các đơn vị tiến hành ngay việc khắc dấu để công chức sử dụng từ ngày 01/06/2006. Trường hợp nào chức kịp khắc xong dấu thì công chức ký, ghi rõ họ tên. Sau đó thống nhất ngày sử dụng con dấu trong đơn vị mình.
Tổng cục thông báo để các đơn vị biết, thực hiện.
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Đặng Thị Bình An
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2006 |
GIỚI THIỆU NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ ĐỔI MỚI
CỦA QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XNK THƯƠNG MẠI
(thay thế quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1951/2005/QĐ-TCHQ)
A. Sự cần thiết phải sửa đổi qui trình số 1951
Để triển khai thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và Thông tư số 112/2006/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại theo Quyết định số 1951/2005/QĐ-TCHQ ngày 19/12/2005.Qua hơn 4 tháng thực hiện, nhìn chung Quy trình thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 1951/QĐ-TCHQ về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, phù hợp với tinh thần sửa đổi, bổ sung của Luật Hải quan. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn có những vướng mắc, đặc biệt là đối với các Chi cục Hải quan có lượng Tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu lớn trong việc ký quyết định thông quan hàng hoá, trong việc luân chuyển bộ hồ sơ hải quan khi có quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra hải quan. Vì vậy, để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao vai trò trách nhiệm của từng công chức hải quan trong khi thừa hành nhiệm vụ, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quy trình mới thay cho quy trình ban hành kèm theo Quyết định 1951/2005/QĐ-TCHQ (dưới đây gọi tắt là quy trình mới).
B. Nội dung cơ bản và đổi mới của quy trình mới:
I. Về bố cục
Bố cục của Quy trình mới khác hẳn với bố cục của Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 1951/2005/QĐ-TCHQ (dưới đây gọi tắt là quy trình cũ), cụ thể:
1. Quy trình cũ không có phân quy định chung mà đi thẳng vào 4 bước thủ tục hải quan cụ thể:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký Tờ khai;
Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế giá;
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hoá;
Bước 4: Thông quan hàng hoá.
Vì không có quy định chung nên trong các bước đã lông ghép giữa các nguyên tắc, quy định hướng dẫn vào các công việc cụ thể phải thực hiện. Riêng bước 4 đã gộp cả việc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và quyết định thông quan hàng hoá thành một bước (đặt cuối dây chuyền thủ tục) và do lãnh đạo Chi cục thực hiện nên có những bất cập như hồ sơ hải quan phải vòng đi vòng lại nhiều lần khi có thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra hoặc khi người khai hải quan khai báo không chính xác.
2. Quy trình mới được thiết kế gồm có 2 phần: Phần quy định chung và Phần quy định cụ thể.
- Phần quy định chung nêu các nguyên tắc khi thực hiện quy trình thủ tục, trách nhiệm của từng công chức trong dây chuyền thủ tục, cách sử dụng, luân chuyển và lưu giứ lệnh hình thức mức độ kiểm tra hải quan, nguyên tắc luân chuyển và đường đi của bộ hồ sơ hải quan...
- Phần quy định cụ thể gồm có 5 bước thủ tục hải quan:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký Tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra;
Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế;
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hoá;
Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu "đã làm thủ tục hải quan" và trả tờ khai cho người khai hải quan;
Bước 5: Phúc tập hồ sơ;
Kèm theo quy trình còn có Phiếu yêu cầu nghiệp vụ; Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan; Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan.
II. Nội dung cơ bản của Quy trình mới và những thay đổi so với Quy trình cũ:
Khác biệt cơ bản về hình thức của Quy trình mới so với Quy trình cũ là việc đưa thêm phần quy định chung trong Quy trình mới để:
- Rạch ròi trách nhiệm và quyền hạn của từng công chức hải quan, lãnh đạo Chi cục trong khi thực hiện Quy trình thủ tục hải quan;
- Đưa các nguyên tắc, các yêu cầu bắt buộckhi triển khai thực hiện Quy trình thủ tục hải quan mới;
Ngoài ra, các công việc thực hiện cụ thể phải thực hiện khi làm thủ tục hải quan cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu trong Quy trình cũ và Quy trình mới không có gi thay đổi. Quy mới chỉ khác Quy trình cũ ở việc:
- Quy định lại trình tự (thứ tự) công việc phải thực hiện;
- Quy định lại thẩm quyền (hay nhiệm vụ) của lãnh đạo chi cục và của công chức thực hiện trong mỗi bước của quy trình;
- Kết cấu lại công việc ở một số bước bằng cách tách ra hoặc nhập lại (so với quy trình cũ) một số công việc cụ thể;
- Bỏ bước "thông quan hàng hoá" trong quy trình cũ thay vào đó là bước "Thu lệ phí hải quan, đóng dấu", đóng dấu "đã làm thủ tục hải quan" và trả tờ khai cho người khai hải quan bước này cũng là một điểm mới do chưa được đề cập trong quy trình cũ, mặc dù vẫn phải thực hiện; chuyển việc ký thông quan vào cuối các bước của quy trình và do công thức thức thực hiện.
- Quy định thêm một số công việc phải thực hiện trong quy trình thủ tục hải quan và hình thành một bước mới đó là việc phúc tập hồ sơ hải quan.
Dưới đây là một số thay đổi cơ bản cần nắm vững khi thực hiện quy trình mới
1. Về việc phân luồng và quyết định hình thức mức độ kiểm tra hải quan.
- Trong quy trình cũ: việc phân luồng hồ sơ (xanh, vàng, đỏ) do máy tính xác định được đặt ở bước 1 nhung việc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan do Lãnh đạo Chi cục quyết định lại đặt ở bước 4 cùng với việc quyết định thông quan hàng hoá. Đây là một trong những hạn chế của quy trình cũ do sắp xếp lại công việc vào các bước chưa hợp lý, dẫn đến việc hồ sơ phải vòng đi vòng lại nhiều lần.
- Trong quy trình mới: việc phân luồng hồ sơ (xanh, vàng, đỏ) do máy tính xác định và đề xuất của công chức chỉ làm cơ sở để Lãnh đạo chi cục xem xét quyết định (hoặc thay đổi quyết định) hình thức, mức độ kiểm tra hải quan theo quy định tại điều 29, điều 30 Luật Hải quan và được đặt ngay ở bước 1. Như vậy đã thể hiện đúng thẩm quyền và trách nhiệm của lãnh đạo chi cục theo quy định của Luật HQ đồng thời khắc phục được hạn chế việc hồ sơ phải vòng đi vòng lại nhiều lần như Quy trình cũ.
2. Về lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan:
- Trong quy trình cũ:
Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan quy định trong quy trình cũ được in ra thành 2 bản, 1 bản được giao cho người khai hải quan để xuất trình và nộp lại cho cơ quan Hải quan khi nhận hàng.
- Trong quy trình mới:
+ Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan quy định trong quy trình mới được xác định là lệnh có giá trị thi hành sau khi lãnh đạo chi cục duyệt và quyết định; có thay đổi một số tiêu thức so với Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan quy định trong quy trình cũ để có chỗ ghi chép cho công chức và cho lãnh đạo chi cục.
+ Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan quy định trong quy trình mới chỉ in ra 1 bản, sử dụng trong nội bộ Hải quan, là căn cứ để công chức thực hiện theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục và được lưu cùng bộ hồ sơ hải quan, không giao cho người khai hải quan.
3. Về thẩm quyền quyết định thông quan hàng hoá:
- Trong quy trình cũ: Thẩm quyền quyết định thông quan hàng hoá là Lãnh đạo Chi cục (do căn cứ quy định tại điểm III.1.2, mục 1, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính) và việc quyết định thông quan hàng hoá phải được thể hiện (ký xác nhận và đóng dấu) trên 2 Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và trên 2 Tờ khai hải quan vì vậy khối lượng công việc (ký xác nhận) mà Lãnh đạo Chi cục phải thực hiện rất lớn, không có thời gian để thực hiện các nhiệm vụ lãnh đạo khác. Đây là hạn chế cơ bản, buộc phải thay đổi quy trình cũ.
- Trong quy trình mới:
+ Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan vẫn do Lãnh đạo Chi cục thực hiện (quy định tại Khoản c, Điều 3 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày
+ Thẩm quyền quyết định thông quan hàng hoá với các trường hợp đã làm xong thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1, điều 25 Luật hải quan thì do thủ các công chức trong dây chuyền thủ tục hải quan thực hiện sau khi đã làm xong thủ tục hải quan theo Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra do Lãnh đạo Chi cục quyết định. Việc công chức ký thông quan là căn cứ quy định tại Điểm d, Khoản 2 Điều 16 Luật hải quan và phê duyệt của Lãnh đạo Bộ Tài chính tại tờ trình của TCHQ ngày 8/5/2006. Theo cách thức này thì Lãnh đạo Chi cục chỉ phải ký 1 chữ và đóng dấu công thức trên 01 Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan mà không phải ký xác nhận trên 2 Tờ khai hải quan nữa.
Riêng các trường hợp chưa làm xong thủ tục hải quan mà được phép thông quan theo quy định tại khoản 2, điều 25 Luật hải quan thì do Lãnh đạo Chi cục quyết định.
4. Về phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan quy định trong quy trình mới
Việc sử dụng Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan quy định trong quy trình là nhằm quản lý chặt chẽ bộ hồ sơ hải quan và phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan được thuận lợi... Phiếu này gồm có 3 nội dung:
- Phần liệt kê của người khai hải quan;
- Phần kiểm tra của công chức hải quan tiếp nhận;
- Phần bàn giao hồ sơ cho bộ phận phúc tập.
5. Về trách nhiệm, quyền hạn của công chức hải quan và lãnh đạo Chi cục quy định trong quy trình mới
a) Đối với Lãnh đạo Chi cục:
- Quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan;
- Quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra hải quan;
- Quyết định tham vấn giá; trưng cầu giám định hàng hoá;
- Quyết định việc thông quan đối với các trường hợp chưa làm xong thủ tục hải quan theo quy định của Luật hải quan;
- Tổ chức, hướng dẫn thực hiện quy trình thủ tục mới tại Chi cục;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình của các công chức thuộc Chi cục;
- Xử lý vướng mắc tại Chi cục.
b) Đối với công chức hải quan:
- Nắm vững quy trình thủ tục và các văn bản có liên quan;
- Thực hiện các công việc trong quy trình và theo Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan;
- Chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước Pháp luật về kết quả kiểm tra của mình;
- Chủ động nghiên cứu đề xuất khi thực hiện;
- Nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm;
III. Một số biện pháp để thực hiện quy trình mới
1. Những hạn chế, khó khăn và rủi ro cần khắc phục:
- Về con người:
+ Trình độ nghiệp vụ hải quan;
+ Phẩm chất đạo đức;
+ Tinh thần trách nhiệm;
- Điều kiện hoạt động:
+ Trang bị máy móc, phương tiện làm việc;
+ Địa bàn hoạt động;
2. Biện pháp:
- Tuyên truyền, giáo dục, tập huấn sâu, rộng đến từng cán bộ công chức;
- Bố trí cán bộ chuyên sâu theo các bước của quy trình;
- Đào tạo sâu và có bài bản đối với nghiệp vụ hải quan
+ Kiểm tra chứng từ
+ Kiểm tra thực tế hàng hoá;
- Đẩy nhanh việc hiện đại hoá ngành Hải quan
+ Đối với khai hải quan;
+ Đối với kiểm tra hải quan
- Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro;
- Đẩy mạnh kiểm tra sau thông quan
IV. Kết luận
1. Trọng tâm nội dung cơ bản và đổi mới cần nắm vững của quy trình này:
(1)- Việc phân 3 luồng hồ sơ (xanh, vàng, đỏ) và quyết định (hoặc thay đổi quyết định) hình thức, mức độ kiểm tra hải quan là do Lãnh đạo Chi cục thực hiện đối với cả 3 luồng hồ sơ trên cơ sở kết quả xử lý thông tin của Hệ thống quản lý rủi ro và đề xuất của công chức hải quan cùng các thông tin khác ở mỗi bước của quy trình.
(2)- Công việc cụ thể của công chức trong mỗi bước của quy trình;
(3)- Nguyên tắc luân chuyển hồ sơ hải quan trong quy trình;
+ Bình thường: do công chức kiểm tra, hoàn tất thủ tục hải quan và ký thông quan;
+ Quá trình kiểm tra phát hiện có sai lệch, vướng mắc, nghi vấn, vi phạm thì phải báo cáo Lãnh đạo Chi cục cho ý kiến rồi mới thực hiện tiếp theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục;
(4)- Việc ký thông quan do công chức thực hiện đối với lô hàng đã làm xong thủ tục hải quan; còn đối với lô hàng chưa làm xong thủ tục hải quan mà được phép thông quan theo quy định của Luật hải quan thì do Lãnh đạo chi cục quyết định.
2. Tổ chức thực hiện quy trình:
- Tập huấn do cho công chức và cho lãnh đạo Chi cục để thống nhất cách hiểu, cách làm;
- Giới thiệu cho doanh nghiệp (công khai quy trình);
- Kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời giải đáp vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện./.