Phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu

Muốn tính được thuế xuất khẩu phải nộp thì bên cạnh việc biết thuế suất còn phải xác định chính xác trị giá tính thuế xuất khẩu. Muốn xác định được trị giá tính thuế xuất khẩu cần phải nắm rõ nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu dưới đây.


Nguyên tắc xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu

Khoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC quy định khi xác định trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu cần tuân thủ nguyên tắc sau:

- Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này (các phương pháp được nêu tuần tự ở phần sau) và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan.

- Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.

- Nguyên tắc phân bổ:

Các khoản chi phí nêu tại phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được tính cho từng loại hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp lô hàng có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng chi phí chưa được tính chi tiết cho từng loại hàng hóa thì phân bổ theo một trong các cách sau:

+ Theo giá bán của từng loại hàng hóa;

+ Theo trọng lượng hoặc thể tích hoặc số lượng của từng loại hàng hóa.

phuong phap xac dinh tri gia hai quan hang xuat khau

Phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu

Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC, phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu gồm:

1. Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất

- Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.

- Cách thức xác định:

+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được giao tại cửa khẩu xuất: Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.

+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không được giao tại cửa khẩu xuất:

. Nếu địa điểm giao hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, trừ phí bảo hiểm quốc tế (I, nếu có), phí vận tải quốc tế (F) từ cửa khẩu xuất đến địa điểm giao hàng;

. Nếu địa điểm giao hàng ở trong nội địa Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, cộng thêm các chi phí sau đây:

Phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất, bao gồm cả chi phí thu gom hàng hóa, thuê kho, bãi, bốc, dỡ, xếp hàng lên, xuống phương tiện vận tải cho đến cửa khẩu xuất;

Phí bảo hiểm của hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có);

Chi phí khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phát sinh từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có).

- Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại;

+ Chứng từ, tài liệu liên quan đến các chi phí của hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất (nếu có);

+ Chứng từ, tài liệu khác liên quan đến giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (nếu có).

2. Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan

- Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu theo phương pháp này được xác định từ giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá.

- Các trường hợp cần quy đổi:

+ Khác biệt về quãng đường;

+ Khác biệt về phương thức vận tải.

- Điều kiện áp dụng:

+ Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu được xác định theo phương pháp này với điều kiện hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự do doanh nghiệp khai báo theo phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất đã được cơ quan hải quan chấp nhận hoặc do cơ quan hải quan xác định theo một trong các phương pháp quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP;

+ Việc quy đổi khi có sự khác biệt về quãng đường, phương thức vận tải chỉ được thực hiện khi có chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được theo phương pháp này;

+ Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được hai trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự trở lên thì trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự thấp nhất, không sử dụng trị giá hải quan của các lô hàng giống hệt hoặc tương tự có nghi vấn trị giá khai báo theo quy định.

- Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):

+ Tờ khai hải quan xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự;

+ Hợp đồng vận tải hoặc chứng từ thể hiện phí vận tải của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);

+ Các chứng từ, tài liệu khác liên quan đến giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.

3. Phương pháp giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam

- Trị giá hải quan của hàng hóa theo phương pháp này được xác định từ giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam ghi trên hóa đơn bán hàng tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá cộng với phí vận tải nội địa và các chi phí khác có liên quan để đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất.

- Giá bán hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với hàng xuất khẩu tại thị trường Việt Nam phải được thể hiện trên sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và được ghi chép, phản ánh theo quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam. Trường hợp có nhiều mức giá bán tại cùng một thời điểm thì lấy mức giá bán có số lượng bán lũy kế lớn nhất.

- Phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan để đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất chỉ cộng vào trị giá hải quan khi có chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được.

- Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):

+ Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính;

+ Chứng từ, tài liệu về phí vận tải nội địa, chi phí sử dụng để xác định trị giá hải quan quy định tại điểm a khoản này.

4. Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại

- Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu được xác định bằng cách sử dụng giá bán hàng hóa tổng hợp từ các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư này sau khi quy đổi về giá bán đến cửa khẩu xuất của hàng hóa xuất khẩu đang được xác định trị giá hải quan.

- Trường hợp có nhiều trị giá hải quan sau khi quy đổi thì sử dụng trị giá hải quan thấp nhất; không sử dụng trị giá hải quan của các lô hàng giống hệt hoặc tương tự có nghi vấn theo quy định.

- Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm các chứng từ, tài liệu có liên quan đến giá bán hàng hóa từ các nguồn thông tin, tài liệu quy đổi về giá bán tính đến cửa khẩu xuất (mỗi chứng từ 01 bản chụp).

Lưu ý: Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp đặc biệt

Đối với hàng hóa xuất khẩu không có hợp đồng mua bán và không có hóa đơn thương mại, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại điều này.

Trên đây là nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu. Trường hợp cần giải đáp hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam.

Vui lòng xem bản dịch tiếng Anh tại đây.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Thuế gián thu là gì? Bao gồm những loại thuế nào?

Thuế gián thu là gì? Bao gồm những loại thuế nào?

Thuế gián thu là gì? Bao gồm những loại thuế nào?

So với các loại thuế trực thu thì thuế gián thu phổ biến hơn và trên thực tế rất nhiều người dân đang phải chịu loại thuế này như thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường,… Mặc dù phổ biến như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thuế gián thu là gì và các loại thuế gián thu hiện nay.