Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12913:2020 Bê tông nhựa nóng - Phương pháp thử xác định độ mềm từ biến và cường độ bằng mô hình kéo gián tiếp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12913:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12913:2020 Bê tông nhựa nóng - Phương pháp thử xác định độ mềm từ biến và cường độ bằng mô hình kéo gián tiếp
Số hiệu:TCVN 12913:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Ngày ban hành:09/09/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12913:2020

BÊ TÔNG NHỰA NÓNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ XÁC ĐỊNH ĐỘ MỀM TỪ BIẾN VÀ CƯỜNG ĐỘ BẰNG MÔ HÌNH KEO GIÁN TIẾP

Hot Mix Asphalt - Test method for Determining the Creep Compliance and Strength Using the Indirect Tensile Test Device

Lời nói đầu

TCVN 12913:2020 được biên soạn trên cơ sở AASHTO T322-07 (2011).

TCVN 12913:2020 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.

 

BÊ TÔNG NHỰA NÓNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ XÁC ĐỊNH ĐỘ MỀM TỪ BIẾN VÀ CƯỜNG ĐỘ BẰNG MÔ HÌNH KÉO GIÁN TIẾP

Hot Mix Asphalt - Test method for Determining the Creep Compliance and Strength Using the Indirect Tensile Test Device

1  Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định trình tự xác định độ mềm từ biến kéo tại các thời gian gia tải khác nhau, cường độ chịu kéo và hệ số Poisson của bê tông nhựa nóng bằng mô hình kéo gián tiếp.

1.2  Tiêu chuẩn này áp dụng cho các mẫu thử bê tông nhựa nóng được chế tạo trong phòng thí nghiệm (đúc từ bê tông nhựa nóng trộn mới, hoặc bê tông nhựa nóng được sấy nóng lại, đầm lại) hoặc mẫu khoan lõi từ mặt đường. Mẫu thử có cỡ hạt lớn nhất không vượt quá 37,5 mm, có chiều cao từ 38 mm đến 50 mm và có đường kính (150±9)mm.

1.3  Các kết quả thu được của phương pháp thử này sử dụng để đánh giá chất lượng vật liệu và phân tích nứt bê tông nhựa trong kết cấu mặt đường bằng phương pháp cơ học thực nghiệm.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8860-5:2011, Bê tông nhựa - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của bê tông nhựa đã đầm nén.

TCVN 8860-9:2011, Bê tông nhựa - Phương pháp thử - Phần 9: Xác định độ rỗng dư.

TCVN XXX:2019, Bê tông nhựa - Phương pháp chế bị mẫu thử và xác định độ chặt của mẫu thử bằng đầm xoay Superpave.

AASHTO PP 3, Hot Mix Asphalt (HMA) Specimens by Means of the Rolling Wheel Compactor (Chế bị mẫu bê tông nhựa nóng bằng thiết bị đầm lăn kiểu bánh xe).

AASHTO T 320, Determining the Permanent Shear Strain and Stiffness of Asphalt Mixtures Using the Superpave Shear Tester (SST) (Phương pháp thử xác định ứng suất cắt vĩnh cửu và độ cứng của hỗn hợp bê tông nhựa bằng thiết bị thí nghiệm cắt Superpave (SST)).

ASTM D 4123, Standard Test Method for Indirect Tension Test for Resilient Modulus of Bituminous Mixtures (Phương pháp thử xác định modun đàn hồi của hỗn hợp bê tông nhựa bằng mô hình kéo gián tiếp).

3  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ sau:

3.1  Từ biến (Creep)

Phần biến dạng theo thời gian dưới tác dụng của tải trọng.

3.2  Độ mềm từ biến (creep compliance)

Tỷ số giữa biến dạng theo thời gian và ứng suất tác dụng.

3.3  Cường độ chịu kéo (tensile strength)

Khả năng chịu kéo của mẫu vật liệu khi có một tải trọng tác dụng đều dọc theo đường sinh của mẫu thử hình trụ, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường kính của hai đáy mẫu thử. Khi tải trọng đạt đến trị số tối đa, mẫu thử hình trụ sẽ bị phá hủy theo mặt phẳng thẳng đứng do ứng suất kéo phát sinh vượt quá khả năng chịu kéo của vật liệu mẫu thử.

3.4  Hệ số Poisson (µ) (Poisson’s ratio)

Giá trị tuyệt đối của tỷ số giữa biến dạng ngang và biến dạng dọc trục tương ứng do ứng suất phân bố đều tác dụng dọc trục gây ra trong giới hạn đàn hồi nhớt tuyến tính của vật liệu.

4  Tóm tắt phương pháp

4.1  Tiêu chuẩn này mô tả trình tự xác định từ biến kéo và cường độ chịu kéo trên cùng một mẫu thử để phân tích nứt do nhiệt của bê tông nhựa nóng.

4.2  Từ biến kéo được xác định bằng cách tác dụng một tải trọng tĩnh có độ lớn nhất định dọc theo đường sinh của mẫu thử hình trụ. Các biến dạng dọc và biến dạng ngang đo được ở gần tâm của mẫu thử được dùng để tính toán độ mềm từ biến kéo như một hàm của thời gian. Tải trọng tác dụng được lựa chọn để giữ biến dạng ngang nằm trong giới hạn đàn hồi nhớt tuyến tính (thông thường dưới một biến dạng ngang 500x10-6 mm/mm) trong quá trình thí nghiệm từ biến. Bằng việc đo các biến dạng dọc và biến dạng ngang ở các vùng có ứng suất tương đối ổn định, và không bị ảnh hưởng phi tuyến cục bộ do các thanh thép chịu tải sinh ra, hệ số Poisson có thể được xác định chính xác hơn. Độ mềm từ biến rất nhạy với việc đo hệ số Poisson.

4.3  Cường độ chịu kéo được xác định ngay sau khi xác định từ biến hoặc xác định riêng bằng cách tác dụng một tải trọng dọc trục theo đường sinh của mẫu thử với tốc độ gia tải không đổi cho đến khi mẫu bị phá huỷ.

5  Ý nghĩa và sử dụng

5.1  Các dữ liệu thí nghiệm từ biến kéo và cường độ chịu kéo được yêu cầu khi thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa nóng theo phương pháp Superpave để xác định đường cong chủ modun chùng ứng suất và để xác định các thông số nứt. Các thông tin này dùng để tính toán nứt do nhiệt của bê tông nhựa nóng. Đường cong chủ modun chùng ứng suất dùng để kiểm soát sự phát triển vết nứt do nhiệt trong khi các thông số nứt gẫy dùng để xác định khả năng chống nứt của bê tông nhựa.

5.2  Giá trị độ mềm từ biến, cường độ chịu kéo và hệ số Poisson xác định được theo tiêu chuẩn này có thể dùng để tính nguy cơ nứt ở nhiệt độ thấp của bê tông nhựa theo mô hình đàn hồi nhớt tuyến tính.

5.3  Dữ liệu từ biến kéo có thể dùng để đánh giá chất lượng của vật liệu.

5.4  Giá trị độ mềm từ biến của các mẫu bê tông nhựa được sấy nóng lại, đầm lại thường thấp hơn so với mẫu bê tông nhựa nóng được trộn mới, khi thử nghiệm cùng một điều kiện tải trọng và nhiệt độ quy định.

6  Thiết bị và dụng cụ

6.1  Hệ thống thiết bị thí nghiệm kéo gián tiếp: bao gồm một thiết bị gia tải dọc trục, một thiết bị đo tải trọng, các thiết bị đo biến dạng của mẫu, một buồng môi trường và một hệ thống thu thập và kiểm soát dữ liệu.

6.1.1  Thiết bị gia tải dọc trục: phải có khả năng cung cấp một tải trọng nhất định hoặc tải trọng không đổi tới 100 kN với độ phân giải tối thiểu là 20 N và tốc độ gia tải không đổi tối thiểu 12mm/min.

6.1.2  Thiết bị đo tải trọng: bao gồm một loadcell để đo tải trọng, được thiết kế để đặt giữa các tấm gia tải và pittông, với độ nhạy là 20 N, và khả năng đo tối thiểu là 100 kN.

6.1.3  Thiết bị đo biến dạng của mẫu: bao gồm 4 bộ cảm biến đo chuyển vị với khoảng đo tối thiểu là 25 mm, có thể giảm tới 0,25 mm qua phần mềm, và độ phân giải tối thiểu là 0,10 µm.

6.1.4  Buồng môi trường: bao gồm các máy điều hoà nhiệt độ và bộ điều khiển có khả năng điều chỉnh và duy trì nhiệt độ thí nghiệm mong muốn trong khoảng từ -30°C đến 10°C, với sai số ± 0,5°C. Kích thước bên trong buồng môi trường phải đủ rộng để đặt được tối thiểu 3 mẫu thí nghiệm trong vòng 12 h trước khi thí nghiệm.

6.1.5  Hệ thống thu thập và kiểm soát dữ liệu: phải tự động thu thập và ghi lại các dữ liệu về tải trọng, thời gian tác dụng của tải trọng và biến dạng của mẫu. Khi xác định từ biến trong khoảng thời gian 100 s theo Superpave, thiết bị thu thập dữ liệu phải cung cấp một tần suất thu nhận dữ liệu là 10Hz cho 10 s đầu tiên và 1 Hz cho 90 s còn lại. Khi xác định từ biến trong khoảng thời gian 1000 s, thiết bị thu thập dữ liệu phải cung cấp một tần suất thu nhận dữ liệu là 10 Hz cho 10 s đầu tiên, 1 Hz cho 90 s tiếp theo, và 0,1 Hz cho 900 s còn lại. Khi thí nghiệm cường độ chịu kéo, thiết bị thu thập dữ liệu phải cung cấp một tần suất thu nhận dữ liệu là 20 Hz cho suốt toàn bộ thời gian thí nghiệm.

6.1.6  Các điểm gắn đầu đo: mỗi mẫu thử cần có 8 điểm để gắn đầu đo, các điểm gắn đầu đo được làm bằng đồng, có đường kính 8 mm và chiều cao 3,2 mm.

6.1.7  Khuôn gá: cần có một khuôn gá để đặt và gá các điểm đo vào mỗi mặt bên của mẫu thử (mỗi mặt bên đặt 4 điểm đo) như minh hoạ ở Hình 1. Hình 1 minh hoạ một khuôn gá dùng cho mẫu thử có đường kính 150 mm. Có thể dùng các hệ thống khác tương tự như đã quy định tại AASHTO T320.

6.1.8  Khung gia tải mẫu thí nghiệm: phải là khung được mô tả như quy định tại ASTM D 4123 và có khả năng phân phối tải trọng thẳng đứng tác dụng theo đường sinh của mẫu thử hình trụ và bộ phận dẫn hướng hoặc ổ đỡ phải có sức kháng ma sát nhỏ hơn 20 N. Thông thường một khung dẫn hướng nhỏ hơn với khả năng căn chỉnh đặc biệt được sử dụng cùng với khung gia tải lớn hơn để thực hiện việc này. Khung này có thể bao gồm hai cột dẫn hướng hoặc bốn cột dẫn hướng (xem Hình 2).

Chú thích:

1. Tất cả các kích thước đo bằng mm trừ lưu ý khác

2. Sai số ± 0,2 mm

3. Không tỉ lệ

Hình 1 - Giá đỡ các điểm đo 150 mm

Hình 2 - Khung gia tải mẫu

7  Hiệu chuẩn

7.1  Hệ thống thiết bị thí nghiệm phải được hiệu chuẩn trước khi sử dụng lần đầu và sau đó mỗi năm ít nhất một lần.

7.1.1  Bộ phận kiểm soát môi trường phải được hiệu chuẩn để duy trì nhiệt độ cần thiết trong phạm vi độ chính xác đã quy định.

7.1.2  Các thiết bị đo (như loadcell đo tải trọng và các cảm biến đo chuyển vị) phải được hiệu chuẩn.

7.1.3  Nếu có bất kỳ dữ liệu nào thu được qua kiểm tra lại không phù hợp với độ chính xác đã quy định, phải hiệu chỉnh trước khi tiếp tục thí nghiệm. Các công việc phù hợp có thể bao gồm: hiệu chỉnh menu đầu vào, bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống, hiệu chỉnh các thiết bị của hệ thống (bằng cách thuê dịch vụ hiệu chuẩn độc lập hoặc dịch vụ của nhà sản xuất thiết bị, hoặc các nguồn lực tự có), hoặc thay thế các thiết bị của hệ thống,

8  Lấy mẫu thử

8.1  Mẫu chế tạo trong phòng thí nghiệm

8.1.1  Mỗi tổ mẫu bao gồm tối thiểu 3 mẫu.

8.1.2  Mẫu được chế tạo bằng thiết bị đầm xoay Superpave theo TCVN XXX:2019 hoặc được chế tạo bằng thiết bị đầm lăn kiểu bánh xe theo AASHTO PP 3. Nếu mẫu được chế tạo bằng thiết bị đầm lăn kiểu bánh xe theo AASHTO PP 3, thì phải dùng một mũi khoan lõi phù hợp để khoan lấy mẫu sau khi đã đầm chặt.

8.2  Mẫu khoan từ mặt đường

8.2.1  Mỗi tổ mẫu gồm 3 mẫu được gia công từ mẫu khoan bê tông nhựa mặt đường.

8.2.2  Mẫu có dạng hình trụ, hai đáy song song và vuông góc với đường sinh của mẫu. Mẫu phải đảm bảo không bị biến dạng, nứt vỡ.

8.2.3  Bề mặt đáy mẫu khoan phải phẳng, có chiều cao và đường kính theo quy định trong Điều 9.2.

9  Chuẩn bị, chế tạo mẫu thử và xác định sơ bộ

9.1  Với mỗi mẫu thử, tiến hành cắt cả 2 mặt mẫu (vị trí cắt cách 2 đầu mẫu ít nhất 6 mm) để tạo ra các mặt mẫu bằng phẳng, song song để gá lắp các điểm đo.

CHÚ THÍCH 1: Việc đo đạc được tiến hành trên các mặt mẫu đã được cắt để thu được các kết quả đồng đều hơn, và có thể gắn chặt các điểm đo.

9.2  Kích thước mẫu thử

Các mẫu thử được chuẩn bị với chiều cao từ 38 mm đến 50 mm và đường kính (150±9) mm.

9.3  Xác định chiều cao và đường kính mẫu thử

Đo và ghi lại đường kính và chiều cao (chiều dầy) của mỗi mẫu thử chính xác tới 0,1 mm.

9.4  Xác định tỷ trọng khối

Xác định tỷ trọng khối của mỗi mẫu thử theo TCVN 8860-5:2011, với những mẫu có độ hấp phụ nước trên 2%, phải bọc mẫu bằng màng bọc plastic có khả năng chịu nước thay vì phủ bằng paraffin.

9.5  Sấy khô mẫu thử

Nếu mẫu thử được ngâm trực tiếp trong nước, sau khi xác định tỷ trọng khối, cho phép hong khô mẫu ở nhiệt độ trong phòng cho đến khi khối lượng không đổi.

9.6  Gắn cảm biến đo chuyển vị

Gắn 4 điểm đo vào mỗi mặt của mẫu thử bằng keo epoxy (4 điểm cho mỗi mặt mẫu). Trên mỗi mặt của mẫu, đặt hai điểm đo dọc theo trục ngang và hai điểm theo trục dọc với khoảng cách từ tâm tới tâm của 2 điểm đo là (38,0 ± 0,2) mm đối với mẫu có đường kính (150 ± 9) mm. Chỗ đặt và vị trí của điểm đo ở mặt này của mẫu phải đối xứng với mặt còn lại. Gắn các cảm biến đo chuyển vị lên các điểm đo sao cho đường tâm của cảm biến cách bề mặt mẫu là 6,4 mm. Hình 3 cho thấy một hệ thống để gắn các cảm biến đo chuyển vị đã được sử dụng thành công cho các phép đo từ biến ở nhiệt độ thấp.

Hình 3 - Mặt cắt ngang của hệ thống gá lắp cảm biến đo chuyển vị cho mẫu có đường kính 150mm

10  Trình tự thử nghiệm

10.1  Trình tự thử nghiệm từ biến kéo

10.1.1  Xác định độ mềm từ biến kéo của từng mẫu trong tổ 3 mẫu ở ba nhiệt độ thí nghiệm khác nhau, mỗi nhiệt độ thí nghiệm cách nhau 10°C. Nhiệt độ thí nghiệm được quy định như sau:

10.1.1.1  Đối với hỗn hợp bê tông nhựa sử dụng nhựa đường PG XX-34 hoặc mềm hơn thì nhiệt độ thí nghiệm là: -30°C, -20°C và -10°C.

10.1.1.2  Đối với hỗn hợp bê tông nhựa sử dụng nhựa đường PG XX-28 và PG XX-22 hoặc hỗn hợp bê tông nhựa chưa rõ sử dụng loại nhựa đường nào thì nhiệt độ thí nghiệm là: -20°C, -10°C và 0°C.

10.1.1.3  Đối với hỗn hợp bê tông nhựa sử dụng nhựa đường PG XX-16 hoặc cứng hơn thì nhiệt độ thí nghiệm là: -10°C, 0°C và +10°C.

10.1.1.4  Đối với hỗn hợp bê tông nhựa đã bị hóa già, thì nhiệt độ thí nghiệm phải tăng lên 10°C so với nhiệt độ quy định tại Điều 10.1.1.2 và Điều 10.1.1.3.

CHÚ THÍCH 2: Trình tự phân tích hỗn hợp bê tông nhựa theo Superpave quy định nhiệt độ thí nghiệm là -20°C, -10°C và 0°C. Khi phân tích kết cấu mặt đường theo phương pháp cơ học thực nghiệm thì nhiệt độ thí nghiệm là -20°C, -10°C và 0°C với thời gian tác dụng tải trọng là 1s, 2s, 5s, 10s, 20s, 50s, 100s.

10.1.2  Hạ nhiệt độ của buồng môi trường xuống nhiệt độ thí nghiệm và khi đã đạt được nhiệt độ thí nghiệm với sai số ± 0,5°C, cho phép duy trì mỗi mẫu ở nhiệt độ thí nghiệm khoảng (3±1) h trước khi thí nghiệm. Trong mọi trường hợp mẫu phải giữ tại nhiệt độ 0°C hoặc thấp hơn trên 24 h.

10.1.3  Điều chỉnh hệ thống đo đạc điện tử về 0 hoặc tái cân bằng và tác dụng một tải trọng tĩnh có độ lớn nhất định (± 2%) mà không tác động tới mẫu trong thời gian (100±2) s. Nếu yêu cầu phân tích tổng thể, quãng thời gian từ (1000±20,5) s được coi là thích hợp. Đối với mẫu thử có đường kính 150 mm, sử dụng một tải trọng nhất định để gây ra một biến dạng ngang từ 0,00125 mm đến 0,0190mm. Nếu vi phạm giới hạn này, phải dừng thí nghiệm và cho phép phục hồi 5 min trước khi thí nghiệm lại với một tải trọng đã điều chỉnh. Phải tuân thủ các giới hạn biến dạng này để tránh mẫu bị làm việc ở trạng thái phi tuyến, khi vượt quá giới hạn biến dạng trên, và để tránh các hiện tượng liên quan đến độ nhiễu và độ trôi lệch trong các cảm biến khi vi phạm giới hạn biến dạng dưới.

10.2  Trình tự thử nghiệm cường độ

10.2.1  Sau khi kết thúc thí nghiệm từ biến với mỗi nhiệt độ thí nghiệm, xác định cường độ chịu kéo bằng cách tác động một tải trọng dọc trục lên mẫu với tốc độ gia tải 12,5 mm/min. Ghi lại giá trị tải trọng và các biến dạng dọc và biến dạng ngang ở hai mặt mẫu, cho đến khi tải trọng bắt đầu giảm. Cường độ chịu kéo thông thường phải được xác định tại nhiệt độ trung gian trong ba nhiệt độ thí nghiệm sử dụng cho thí nghiệm từ biến.

CHÚ THÍCH 3: Trong một số trường hợp, có thể chấp thuận việc không gia tải lên mẫu trong khoảng thời gian giữa thí nghiệm độ mềm từ biến và thí nghiệm cường độ chịu kéo. Điều này sẽ tạo điều kiện để hiệu chỉnh các thiết bị thí nghiệm đảm bảo độ chính xác. Khi phân tích kết cấu mặt đường theo phương pháp cơ học thực nghiệm thì nhiệt độ thí nghiệm cường độ chịu kéo là -10°C.

11  Tính toán kết quả

11.1  Tính toán độ rỗng dư của mỗi mẫu thử theo TCVN 8860-9:2011.

11.2  Độ mềm từ biến:

11.2.1  Ba mẫu thử được phân tích cùng một lúc để giảm độ khác biệt trong việc xác định hệ số Poisson và độ mềm từ biến.

11.2.2  Xác định chiều dày và đường kính trung bình, tính bằng mm và tải trọng từ biến tính bằng kN cho 3 mẫu thử.

(1)

(2)

(3)

trong đó:

Σ là tổng giá trị chiều dày, đường kính, tải trọng từ biến của 3 mẫu thử;

btb, Dtb, Ptb là chiều dày trung bình, đường kính trung bình và tải trọng trung bình của 3 mẫu thử;

bn, Dn, pn là chiều dày, đường kính và tải trọng của mẫu thử thứ n (n = 1 đến 3).

11.2.3  Tính toán chuỗi biến dạng ngang và biến dạng dọc đã được chuẩn hoá cho mỗi mặt mẫu trong số 6 mặt mẫu (3 mẫu, mỗi mẫu 2 mặt).

(4)

(5)

trong đó:

ΔXn,i,t là biến dạng ngang đã chuẩn hoá của mặt mẫu thứ i (i = 1 đến 6) tại thời điểm t (t = 0 đến tfinal, trong đó tfinal là tổng thời gian từ biến);

ΔYn,i,t là biến dạng dọc đã chuẩn hoá của mặt mẫu thứ i tại thời điểm t;

ΔXi,t là biến dạng ngang của mặt mẫu thứ i tại thời điểm t;

ΔYi,t là biến dạng dọc của mặt mẫu thứ i tại thời điểm t.

11.2.4  Tính biến dạng ngang và biến dạng dọc trung bình ΔXi,t và ΔYi,t tại thời điểm ứng với một nửa tổng thời gian thí nghiệm từ biến cho từng mặt mẫu trong 6 mặt mẫu. Vì vậy, đối với 100 s thí nghiệm từ biến, sẽ thu được biến dạng ứng với t= 50 s.

(6)

(7)

trong đó:

ΔXa,i và ΔYa,i là biến dạng ngang và biến dạng dọc trung bình của mặt mẫu thứ i;

ΔXn,i,tmid là biến dạng ngang đã chuẩn hoá tại thời điểm ứng với nửa tổng thời gian thí nghiệm từ biến của mặt mẫu thứ i;

ΔYn,i,tmid là biến dạng dọc đã chuẩn hoá tại thời điểm ứng với nửa tổng thời gian thí nghiệm từ biến của mặt mặt mẫu thứ i.

11.2.5  Tính giá trị trung bình được chọn lọc của biến dạng ngang ΔXt và biến dạng dọc ΔYt Giá trị trung bình này được tính bằng cách sắp xếp theo độ lớn của 6 giá trị ΔXa,i và ΔYa,i rồi lấy trung bình của 4 giá trị ở giữa. Như vậy, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất được loại ra khi tính giá trị trung bình chọn lọc.

(8)

(9)

trong đó:

ΔXr,j là giá trị ΔXa,i được xếp theo thứ tự tăng dần;

ΔYr,j là giá trị ΔYa,i được xếp theo thứ tự tăng dần;

ΔXt là giá trị trung bình chọn lọc của biến dạng ngang;

ΔYt là giá trị trung bình chọn lọc của biến dạng dọc.

11.2.6  Tính tỉ số giữa biến dạng ngang và biến dạng dọc, X/Y như sau:

(10)

11.2.7  Tính giá trị trung bình chọn lọc ΔXtm,t của 6 chuỗi biến dạng ngang

(11)

trong đó:

ΔXr,j,t là các chuỗi giá trị ΔXi,t được sắp xếp, trong đó i = 6 chuỗi được sắp xếp theo thứ tự đã được xác lập tại Điều 11.2.5 cho ΔXr,j;

ΔXtm,t là giá trị trung bình chọn lọc của các chuỗi ΔXi,t

11.2.8  Tính độ mềm từ biến, D(t):

(12)

trong đó:

D(t) là độ mềm từ biến tại thời điểm t (kPa);

GL là chiều dài đo, tính bằng m (là 38 x 10-3 với mẫu thử có đường kính 150 mm);

Ccmpi là hệ số hiệu chỉnh, được tính toán như sau:

(13)

Ngoài ra, giá trị Ccmpl phải thỏa mãn yêu cầu sau:

(14)

11.2.9  Hệ số Poisson có thể tính toán như sau:

(15)

trong đó: 0,05 ≤ µ ≤ 0,50.

11.3  Cường độ chịu kéo:

11.3.1  Tính toán cường độ chịu kéo của mỗi mẫu thử, Rkc,n như sau:

(16)

trong đó:

Pf,n là tải trọng phá hủy của mẫu thứ n;

Rkc,n là cường độ chịu kéo của mẫu thứ n.

11.3.2  Tính toán cường độ chịu kéo trung bình như sau:

(17)

trong đó: Rkc là cường độ chịu kéo trung bình của bê tông nhựa.

12  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm tối thiểu cần có các thông tin sau:

- Đơn vị yêu cầu.

- Tên công trình, dự án, hạng mục áp dụng.

- Phòng thí nghiệm; Ngày thử nghiệm.

- Loại mẫu chế tạo trong phòng thí nghiệm hay mẫu là lõi khoan.

- Ký hiệu từng mẫu, vật liệu của mẫu, lý trình khoan lõi.

- Số hợp đồng hoặc văn bản yêu cầu thử nghiệm.

- Chiều cao và đường kính mỗi mẫu thử, chính xác đến mm.

- Tỷ trọng khối của mỗi mẫu thử, chính xác đến 0,001;

- Tỷ trọng lớn nhất của bê tông nhựa, chính xác đến 0,001;

- Độ rỗng dư của mỗi mẫu thử, chính xác đến 0,1%;

- Nhiệt độ thí nghiệm, chính xác đến 0,5°C;

- Tải trọng dùng trong thí nghiệm từ biến, chính xác tới 5 N;

- Các giá trị độ mềm từ biến D(t); và

- Cường độ chịu kéo (Rkc) của bê tông nhựa, tính chính xác đến Pascal.

- Chữ ký của người làm thí nghiệm, phòng thí nghiệm và cơ quan quản lý phòng thí nghiệm.

13  Độ chụm và độ chệch

13.1  Độ chụm - Các nghiên cứu cần thiết để phát triển các ước tính độ chụm của của phương pháp này chưa được thực hiện.

13.2  Độ chệch - Các nghiên cứu cần thiết để thiết lập độ lệch của phương pháp này chưa được thực hiện.

 

Mục lục

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ, định nghĩa

4  Tóm tắt phương pháp

5  Ý nghĩa và sử dụng

6  Thiết bị và dụng cụ

7  Hiệu chuẩn

8  Lấy mẫu thử

9  Chuẩn bị, chế tạo mẫu thử và xác định sơ bộ

10  Trình tự thử nghiệm

10.1  Trình tự thử nghiệm từ biến kéo

10.2  Trình tự thử nghiệm cường độ

11  Tính toán kết quả

12  Báo cáo thử nghiệm

13  Độ chụm và độ chệch

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi