Tiêu chuẩn TCVN 13600-3:2022 Hệ thống giám sát và thông tin giao thông

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13600-3:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13600-3:2022 ISO 14827-3:2019 Hệ thống giám sát và thông tin giao thông – Giao diện dữ liệu giữa các trung tâm phục vụ hệ thống giám sát và thông tin giao thông – Phần 3: Giao diện dữ liệu giữa các trung tâm phục vụ hệ thống giao thông thông minh (ITS) sử dụng XML (Hồ sơ A)
Số hiệu:TCVN 13600-3:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Ngày ban hành:08/12/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13600-3:2022

ISO 14827-3:2019

HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ THÔNG TIN GIAO THÔNG - GIAO DIỆN DỮ LIỆU GIỮA CÁC TRUNG TÂM PHỤC VỤ HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ THÔNG TIN GIAO THÔNG - PHẦN 3: GIAO DIỆN DỮ LIỆU GIỮA CÁC TRUNG TÂM PHỤC VỤ HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH (ITS) SỬ DỤNG DỤNG XML (HỒ SƠ A)

Transport information and control systems - Data interfaces between centres for transport information and control systems - Part 3: Data interfaces between centres for intelligent transport sytems (ITS) using XML (Profile A)

 

Lời nói đầu

TCVN 13600-3:2022 hoàn toàn tương đương với ISO 14827-3:2019 “Transport Information and control systems - Data interfaces between centres for transport information and control systems - Part 3: Data interfaces between centres for intelligent transport sytems (ITS) using XML (Profile A)” của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO.

TCVN 13600-3:2022 do Bộ Giao thông Vận tải biên soạn và đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ THÔNG TIN GIAO THÔNG - GIAO DIỆN DỮ LIỆU GIỮA CÁC TRUNG TÂM PHỤC VỤ HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ THÔNG TIN GIAO THÔNG - PHẦN 3: GIAO DIỆN DỮ LIỆU GIỮA CÁC TRUNG TÂM PHỤC VỤ HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH (ITS) SỬ DỤNG DỤNG XML (HỒ SƠ A)

Transport information and control systems - Data interfaces between centres for transport information and control systems - Part 3: Data interfaces between centres for intelligent transport sytems (ITS) using XML (Profile A)

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau. Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn xác định các quy tắc thông điệp và các thủ tục truyền thông giữa các hệ thống quản lý và điều hành giao thông sử dụng XML. TCVN 13600-3 làm rõ cách thức đóng gói các thông điệp ứng dụng cuối và dữ liệu liên quan. Cơ chế yêu cầu dữ liệu ứng dụng cuối từ máy khách và phân phát dữ liệu được yêu cầu từ nhà cung cấp cũng được xác định trong tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, trong số các hồ sơ được xác định, chỉ có Hồ sơ A được xác định trong tiêu chuẩn này. Các hồ sơ khác sẽ được định nghĩa trong các tiêu chuẩn tương lai của chuỗi tiêu chuẩn này. Hệ thống có thể là máy khách và đồng thời là nhà cung cấp của hệ thống khác, sử dụng nhiều phiên.

Hình 1 - Mối quan hệ giữa các tài liệu liên quan

Các quy tắc và các thủ tục trao đổi các gói dữ liệu trong các tầng thấp hơn nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này. Các chức năng này có thể được thực hiện sử dụng các giao thức tổng quát được định nghĩa trong các tiêu chuẩn công nghiệp Tuy nhiên, tiêu chuẩn này định nghĩa phương thức sử dụng các giao thức này.

Định nghĩa dữ liệu được sử dụng trong các ứng dụng cuối xác định nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này.

Một mạng tuân theo tiêu chuẩn này bao gồm nhiều thể loại hệ thống. Mỗi hệ thống có thể được xem như một phần tử bao gồm các cơ sở dữ liệu và các giao diện như mô tả ở Hình 2.

CHÚ DẪN

1  Giao diện ứng dụng

2  Giao diện vận hành

3  Giao diện truyền thông

4  Giao diện cơ sở dữ liệu

5  Đám mây truyền thông

6  Hệ thống thực hiện một “đăng ký” hoặc một “xuất bản”

7  Cơ sở dữ liệu

Hình 2 - Các giao diện hệ thống

Tiêu chuẩn này cháp dụng cho giao diện truyền thông. Nó được đặc tả đáp ứng các yêu cầu truyền thông giữa các trung tâm ITS. Tuy nhiên, nó được thiết kế theo cách thức tổng quát và do đó cũng có thể được sử dụng cho các trao đổi dữ liệu trong các phần khác của lĩnh vực ITS.

Khung truyền thông giữa các trung tâm sử dụng XML và lĩnh vực được quy định bởi tiêu chuẩn này được mô tả ở Hình 3. Tiêu chuẩn này định nghĩa các quy tắc thông điệp và các thủ tục truyền thông sử dụng XML. Ngoài ra, tiêu chuẩn giải thích phương thức sử dụng các giao thức này.

Hình 3 - Khung truyền dẫn giữa các trung tâm sử dụng XML và lĩnh vực tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn này định nghĩa một mô hình cụ th nền tảng (PSM) cho việc trao đổi, cụ thể sử dụng XML. Một PSM là một sự thực hiện thực sự của một mô hình độc lập nền tảng (PIM) cho việc trao đổi. Một PIM được định nghĩa trong tiêu chuẩn khác. Khi thực hiện một PSM cụ thể, một Hồ sơ trao đổi chức năng (FEP), là một lựa chọn các tính năng trao đổi dữ liệu, được xác định. Tiêu chuẩn này cung cấp một FEP trong Phụ lục A.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi bổ sung (nếu có).

NTCIP 2306, National Transportation Communications for ITS Protocol, Application Profile for XML Message Encoding and Transport in ITS Center-to-Center Communications, v01.69r, December 2008 (Truyền thông vận tải quốc gia cho giao thức ITS, Hồ sơ ứng dụng cho mã hóa thông điệp XML và truyền tải trong truyền thông từ Trung tâm tới Trung tâm ITS).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Trung tâm (centre)

Máy tính hoặc mạng đáp ứng các yêu cầu của một giao diện truyền thông tiêu chuẩn trên một mạng truyền thông điểm cố định, bất kể nó chỉ là hệ thống trong tòa nhà hoặc chỉ là một trong nhiều hệ thống, hoặc thậm chí nó được đặt ở vị trí từ xa.

CHÚ THÍCH: Các trung tâm bao gồm cả bên xuất bn lĩnh vực riêng tư và quản trị và những người sử dụng dữ liệu.

3.2

Máy khách (client)

Máy tính hoặc ứng dụng yêu cầu và tiếp nhận dữ liệu từ máy chủ hoặc ứng dụng sử dụng một số loại giao thức.

3.3

Thông điệp (message)

Cấu trúc dữ liệu được kết hợp với nghĩa xác định và khi được gửi chính xác, một trường hợp có thể vận chuyển thông tin giữa các hệ thống.

CHÚ THÍCH: Ví dụ, một cấu trúc dữ liệu có thể bao gồm danh sách các tốc độ từ các trạm dò xe. cấu trúc dữ liệu này có thể được sử dụng để xác định nội dung của các một số thông điệp (ví dụ danh sách các tốc độ hiện tại được phát hiện, danh sách các tốc độ đã lưu trữ sẽ kích hoạt cảnh báo tắc nghẽn nếu các giá trị hiện tại thấp hơn mức được chỉ thị hoặc yêu cầu một danh sách các vị trí mà tốc độ hiện tại thấp hơn tốc độ được ch thị). Một trường hợp của thông điệp sau đó sẽ bao gồm các giá trị thực.

3.4

Xuất bản (publication)

Dữ liệu được chuẩn bị bởi một nhà cung cấp và khả dụng cung cấp.

3.5

Thu nhận (receipt)

Dữ liệu được chuẩn bị bởi bên thu đăng ký hoặc xuất bản để xác nhận thứ tự.

3.6

Đăng ký (subscription)

Dữ liệu được chuẩn bị bởi máy khách để yêu cầu xuất bản (các xuất bản) hiện tại hoặc tương lai.

3.7

Bên cung cấp (supplier)

Máy tính hoặc ứng dụng thu nhận và đáp ứng các yêu cầu từ dữ liệu từ các máy tính máy khách hoặc các ứng dụng sử dụng một giao thức.

4  Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt

FEP

Functional Exchange Profile

Hồ sơ trao đổi chức năng

GNU

GNU is Not UNIX

GNU không phải UNIX

GZIP

GNU Zip

 

HTTP

Hyper Text Transfer Protocol

Giao thức truyền tải siêu văn bản

ITS

Intelligent Transport Systems

Hệ thống giao thông thông minh

PIM

Platform Independent Model

Mô hình độc lập nền tảng

PSM

Platform Specific Model

Mô hình cụ thể nền tảng

SOAP

Simple Object Access Protocol

Giao thức truy nhập đối tượng đơn giản

UCS

Universal Multi-octet Coded Character Set

Tập ký tự được mã hóa nhiều octet toàn cầu

UTF

UCS Transformation Format

Định dạng truyền tải UCS

XML

Extensible Markup Language

Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng

5  Tuân thủ

Không có các kiểm thử tuân thủ rõ ràng nào trong tiêu chuẩn này. Sự tuân thủ thực hiện được chỉ khi dữ liệu trao đổi tuân thủ các quy tắc thông điệp trong tiêu chuẩn này.

6  Các quy tắc thông điệp

6.1  Tổng quát

Tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu để tạo các thông điệp XML được trao đổi giữa các trung tâm. Các thông điệp XML này không áp dụng cho một ứng dụng cụ thể, nhưng có thể được sử dụng bởi các ứng dụng khác nhau. Tiêu chuẩn này đưa ra hai phương pháp trao đổi các thông điệp XML là: “Đẩy” (“Push”) và “Kéo” (“Pull”).

Sử dụng SOAP là bắt buộc khi trao đổi thông tin bằng Đẩy. Các định dạng của các thông điệp XML để trao đổi thông tin bằng Đẩy được mô t ở 6.2. Sử dụng SOAP là tùy chọn khi trao đi thông tin bằng Kéo. Các định dạng của các thông điệp XML để trao đổi thông tin bằng Kéo với SOAP được mô tả ở 6.3. Các định dạng của các thông điệp XML để trao đổi thông tin bằng Kéo không có SOAP được mô tả 6.4.

Trong việc tạo ra các thông điệp XML, một hồ sơ thẻ XML sẽ được lựa chọn. Hồ sơ A giả thiết sự kết nối tới một trung tâm tuân thủ NTCIP 2306. Các chi tiết của Hồ sơ A được mô tả ở Phụ lục B.

Các thông điệp XML được mô tả trong mục này được giả thiết được phát qua các giao thức tổng quát cho truyền thông (xem Phụ lục C).

6.2  Phương pháp đẩy

6.2.1  Tổng quát

Mục này mô tả các thông điệp XML để trao đổi thông tin bằng Đẩy. Khi các trung tâm trao đổi thông tin, một máy khách đăng ký đối với một bên cung cấp trước, và bên cung cấp xuất bản các thông điệp tới máy khách định kỳ hoặc trên sự kiện xảy ra theo đăng ký. Một sơ đồ thứ tự của việc đăng ký được mô tả ở Hình 4, một sơ đồ thứ tự của việc xuất bản trên sự kiện xảy ra được mô tả ở Hình 5 và một sơ đồ thứ tự của việc xuất bản định kỳ được mô tả ở Hình 6.

6.2.2 mô tả các yêu cầu chung cho các thông điệp XML được sử dụng cho việc đăng ký, xuất bản và thu nhận. Theo sau đó, 6.2.3 mô tả các yêu cầu cụ thể cho các thông điệp đăng ký, 6.2.4 cho các thông điệp xuất bản và 6.2.5 cho các thông điệp thu nhận.

Hình 4 - Sơ đồ thứ tự của việc đăng ký Đẩy

Hình 5 - Sơ đồ thứ tự của việc xuất bn Đẩy trên sự kiện xảy ra

Hình 6 - Sơ đồ thứ tự của việc xuất bản định kỳ Đẩy

6.2.2  Cấu trúc thông điệp tổng quát

6.2.2.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các yêu cầu chung cho các thông điệp XML được sử dụng cho việc đăng ký, xuất bản, và thu nhận.

6.2.2.2  Phiên bản XML và sơ đồ mã hóa ký tự

Một thông điệp XML sẽ bắt đầu bằng một tiêu đề mô tả phiên bản XML và sơ đồ mã hóa ký tự.

6.2.2.3  Bao viền SOAP

Một thông điệp XML sẽ bao gồm bao viền SOAP.

6.2.2.4  Tiêu đề SOAP

Một bao viền SOAP sẽ bao gồm một tiêu đề SOAP.

6.2.2.5  Phần chính SOAP

Một bao viền SOAP sẽ bao gồm một phần chính SOAP.

6.2.3  Cấu trúc thông điệp đăng ký

6.2.3.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các cấu trúc của các thông điệp XML được sử dụng khi các máy khách đăng ký đối với các bên cung cấp.

6.2.3.2  Hồ sơ A

Một phần chính SOAP sẽ bao gồm một tiêu đề đăng ký. Tiêu đề đăng ký sẽ bao gồm:

- Thông tin tham chiếu (tùy chọn);

- ID đăng ký (bắt buộc);

- Tên đăng ký (tùy chọn);

- Địa chỉ máy khách (bắt buộc);

- Loại đăng ký (bắt buộc);

- Mã hoạt động đăng ký (bắt buộc);

- Cảnh báo quảng bá (tùy chọn);

- Khung thời gian đăng ký (tùy chọn);

- Tần suất đăng ký (tùy chọn).

Khung thời gian đăng ký bao gồm hai phần tử dữ liệu: thời gian bắt đầu đăng ký và thời gian kết thúc đăng ký.

6.2.4  Cấu trúc thông điệp xuất bản

6.2.4.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các cấu trúc của thông điệp XML được sử dụng khi các bên cung cấp thực hiện các xuất bản tới các máy khách sau khi đăng ký.

6.2.4.2  Hồ sơ A

Một phần chính SOAP sẽ bao gồm một tiêu đề xuất bản và một tải trọng xuất bản. Tiêu đề xuất bản sẽ bao gồm:

- Thông tin tham chiếu (tùy chọn);

- ID đăng ký (bắt buộc);

- Tên đăng ký (tùy chọn);

- Bộ đếm đăng ký (bắt buộc).

6.2.5  Cấu trúc thông điệp thu nhận

6.2.5.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các cấu trúc của thông điệp XML được sử dụng trong các thu nhận đối với các đăng ký và các xuất bản.

6.2.5.2  H sơ A

Một phần chính SOAP sẽ bao gồm một tiêu đề thu nhận. Tiêu đề thu nhận sẽ bao gồm:

- Thông tin tham chiếu (tùy chọn).

6.3  Phương pháp kéo bằng SOAP

6.3.1  Tổng quát

Hình 7- Sơ đồ thứ tự Kéo bằng SOAP

Mục này mô tả các thông điệp XML để trao đổi thông tin bằng cách Kéo bằng SOAP. Khi các trung tâm trao đổi thông tin, một máy khách thực hiện một yêu cầu đối với một bên cung cấp và bên cung cấp thực hiện một đáp ứng tới máy khách. Sơ đồ thứ tự Kéo bằng SOAP được mô tả ở Hình 7. 6.3.2 mô tả các yêu cầu chung cho các thông điệp XML được sử dụng cho yêu cầu và đáp ứng. Theo sau đó, 6.3.3 mô tả các yêu cầu cụ thể cho các thông điệp yêu cầu và 6.3.4 cho các thông điệp đáp ứng.

6.3.2  Cấu trúc thông điệp tổng quát

6.3.2.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các yêu cầu chung cho các thông điệp XML được sử dụng cho yêu cầu và đáp ứng.

6.3.2.2  Phiên bản XML và sơ đ mã hóa ký tự

Một thông điệp XML sẽ bắt đầu bằng một tiêu đề mô tả phiên bản XML và sơ đồ mã hóa ký tự.

6.3.2.3  Bao viền SOAP

Một thông điệp XML sẽ bao gồm một bao viền SOAP.

6.3.2.4  Tiêu đề SOAP

Một bao viền SOAP sẽ bao gồm một tiêu đề SOAP.

6.3.2.5  Phần chính SOAP

Một bao viền SOAP sẽ bao gồm một phần chính SOAP.

6.3.3  Cấu trúc thông điệp yêu cầu

6.3.3.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các cu trúc của các thông điệp XML được sử dụng khi các máy khách thực hiện một yêu cầu đối với các bên cung cấp.

6.3.3.2  H sơ A

Phần chính SOAP sẽ bao gồm một tải trọng yêu cầu.

6.3.4  Cấu trúc thông điệp đáp ứng

6.3.4.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các cấu trúc của các thông điệp XML được sử dụng khi các bên cung cấp thực hiện đáp ứng tới các máy khách.

6.3.4.2  Hồ sơ A

Phần chính SOAP sẽ bao gồm một tải trọng đáp ứng.

6.4  Phương pháp kéo không có SOAP

6.4.1  Tổng quát

Mục này mô tả các thông điệp XML để trao đổi thông tin bằng Kéo không có SOAP. Khi các trung tâm trao đổi thông tin, một máy khách thực hiện một yêu cầu đối với một bên cung cấp và bên cung cấp thực hiện một đáp ứng tới máy khách. Sơ đồ thứ tự của Kéo không có SOAP được mô tả ở Hình 8. 6.4.2 mô tả các yêu cầu chung cho các thông điệp XML được sử dụng cho yêu cầu và đáp ứng. Theo sau đó, 6.4.3 mô tả các yêu cầu cụ thể cho các thông điệp yêu cầu và 6.4.4 cho các thông điệp đáp ứng.

Hình 8 - Sơ đồ thứ tự Kéo không có SOAP

6.4.2  Cấu trúc thông điệp tổng quát

Mục này mô tả các yêu cầu chung cho các thông điệp XML được sử dụng cho yêu cầu và đáp ứng.

Một thông điệp XML cho yêu cầu và đáp ứng sẽ bắt đầu bằng một tiêu đề mô t phiên bản XML và sơ đồ mã hóa ký tự.

6.4.3  Cấu trúc thông điệp tổng quát

6.4.3.1  Giới thiệu

Mục này mô tả cấu trúc các thông điệp XML được sử dụng khi các máy khách thực hiện một yêu cầu đối với các bên cung cấp.

6.4.3.2  Hồ sơ A

Một thông điệp XML sẽ bao gồm một tải trọng yêu cầu.

6.4.4  Cấu trúc thông điệp đáp ứng

6.4.4.1  Giới thiệu

Mục này mô tả cấu trúc các thông điệp XML được sử dụng khi các bên cung cấp thực hiện một đáp ứng tới các máy khách.

6.4.4.2  H sơ A

Một thông điệp XML sẽ bao gồm một tải trọng đáp ứng.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Hồ sơ trao đổi chức năng (FEP)

A.1  Danh sách các yêu cầu đối với FEP

FEP có danh sách các yêu cầu sau đây đối với mỗi mục tiêu.

Hợp đồng: Cho phép thiết lập một thỏa thuận hoặc một hợp đồng trực tuyến hoặc không trực tuyến, giữa bên cung cấp và máy khách để mô tả thông tin và các tính năng khả dụng khi trao đổi.

Bảng A.1 - Các yêu cầu hợp đồng

Tên gọi

Định nghĩa

Đẩy

Kéo bằng SOAP

Kéo không có SOAP

Thỏa thuận tính năng

Khả năng thiết lập hoặc cập nhật các chi tiết và các tham số quản lý và điều khiển việc trao đổi dữ liệu trong hoạt động thời gian thực.

Không

Không

Không

Đăng ký

Khả năng trong một hệ thống trao đổi định nghĩa rằng một máy khách quan tâm tới thu nhận dữ liệu từ một bên cung cấp, do đó nó có thể được đăng ký tới bên cung cấp đó.

Không

Không

Lọc

Khả năng trong một hệ thống trao đổi lựa chọn tập con thông tin phù hợp được phân phát tới một máy khách dựa trên một yêu cầu máy khách trước đó.

Không

Không

Không

Phân loại

Khả năng trong một hệ thống cung cấp đưa thông tin tới các máy khách về các loại khác nhau và các đặc tính của thông tin mà bên cung cấp có khả năng cung cấp.

Không

Không

Không

Phiên: Khả năng thiết lập một phiên giữa bên cung cấp và máy khách và giải quyết các lỗi và các thất bại truyền thông.

Bảng A.2 - Các yêu cầu phiên

Tên gọi

Định nghĩa

Đẩy

Kéo bằng SOAP

Kéo không có SOAP

Phát hiện lỗi

Khả năng một hệ thống hiểu và chú ý khi một lỗi xảy ra trong quá trình trao đổi thông tin.

Không

Không

Không

Khắc phục lỗi

Khả năng một hệ thống phục hồi từ lỗi đã được phát hiện và phục hồi thông tin bị lỗi/bị thiếu.

Không

Không

Không

Giám sát liên kết

Khả năng một hệ thống trao đổi giám sát trạng thái liên kết để cảnh giác về sự ngừng kết nối bất kỳ như: các thất bại mạng, nút làm việc không chính xác và tất c trạng thái dẫn đến tổn thất dữ liệu tiềm năng hoặc các lỗi.

Không

Không

Không

Quản lý thông tin: Điều khiển chu kỳ quản lý thông tin và cho phép cả các bên cung cấp và các máy khách hiểu trạng thái của thông tin đã trao đổi.

Bảng A.3 - Các yêu cầu quản lý thông tin

Tên gọi

Định nghĩa

Đẩy

Kéo bằng SOAP

Kéo không có SOAP

Quản lý chu kỳ

Khả năng mô tả chu kỳ đầy đủ của các phần tử thông tin (ví dụ như bắt đầu, cập nhật và kết thúc và hủy bỏ) khi khả dụng.

Không

Không

Xuất bn nhiều xuất bản liên quan trong một thông điệp đơn

Nhu cầu thu tất cả thông tin liên quan đến một tình huống cụ thể ở thời gian cụ thể, trong đó cũng có thể liên kết tất cả thông tin từ các xuất bản khác chẳng hạn như Dữ liệu đo được, các thiết lập VMS, Dữ liệu được soạn thảo,...

Không

Không

Không

Phân phát dữ liệu: Đảm bảo sự trao đổi tất cả thông tin giữa bên cung cấp và máy khách một cách hiệu quả, mạnh mẽ và nhất quán.

Bảng A.4 - Các yêu cầu phân phát dữ liệu

Tên gọi

Định nghĩa

Đẩy

Kéo bằng SOAP

Kéo không có SOAP

Trao đổi thông tin

Hỗ trợ tất cả các chức năng để trao đổi thông tin giữa bên cung cấp và máy khách.

Các cập nhật từng phần

Khả năng một hệ thống trao đổi chỉ thông tin cập nhật (các phần thông tin đã thay đổi).

Không

Không

Không

Trao đổi các tập dữ liệu lớn

Khả năng các hệ thống trao đổi lượng lớn các tập dữ liệu.

Không

Không

Không

Đồng bộ

Khả năng một hệ thống bên thu cảnh giác khi thông tin thu được bởi máy khách là tương tự khả dụng ở hệ thống bên cung cấp và cung cấp cho máy khách thông tin cần thiết để đạt được trạng thái đó trong trường hợp thông tin hiện tại khác nhau.

Không

Không

Không

Bảo mật: Cung cấp các mức bảo mật cao.

Bảng A.5 - Các yêu cầu bảo mật

Tên gọi

Định nghĩa

Đẩy

Kéo bằng SOAP

Kéo không có SOAP

Bảo mật

Khả năng trong một hệ thống trao đổi bảo vệ thông tin từ truy cập bất hợp pháp, sử dụng, phơi bày, làm ngừng hoạt động, biến đổi, đọc kỹ, kiểm tra, ghi lại hoặc phá hủy.

Không

Không

Không

Xác thực

Khả năng trong một hệ thống trao đổi đảm bảo sự thực của một thuộc tính của một lượng dữ liệu hoặc thực thể đang được trao đổi.

Không

Không

Không

Có thẩm quyền

Khả năng trong một hệ thống trao đổi nhận biết quyền truy cập dữ liệu cụ thể tới một máy khách xác định.

Không

Không

Không

Không lặp đúp

Khả năng trong một hệ thống trao đổi đảm bảo tính toàn vẹn và nguyên bản của dữ liệu.

Không

Không

Không

Truyền thông: Sử dụng các cơ chế truyền thông tối ưu và hiệu quả.

Bảng A.6 - Các yêu cầu truyền thông

Tên gọi

Định nghĩa

Đẩy

Kéo bằng SOAP

Kéo không có SOAP

Chi phí băng thông thấp

Khả năng trong một hệ thống trao đổi giảm kích cỡ dữ liệu được trao đổi.

Không

Không

Không

Trễ cực tiểu

Khả năng trong một hệ thống trao đi giảm trễ thời gian trải qua trong một hệ thống.

Không

Không

Không

A.2  Lựa chọn các tính năng trao đổi

Các yêu cầu FEP này được cấp phép thông qua sự lựa chọn tính năng PIM, được mô tả trong bảng sau đây. Bảng A.7 mô tả danh sách các tính năng mà PSM cần hỗ trợ.

Bảng A.7 - Các tính năng đặc tả trao đổi

Các tính năng đặc tả trao đổi

Các tính năng

Đẩy

Kéo bằng SOAP

Kéo không có SOAP

Hợp đồng đăng ký

Hợp đồng

Không

Không

Tài liệu mô tả

Không

Không

Không

Phiên

Chu kỳ vòng đời đăng ký

Không

Không

Giám sát liên kết

Không

Không

Không

Quản lý thông tin

Các phương pháp cập nhật

Không

Không

Quản lý chu k vòng đời

Không

Không

Các chế độ hoạt động

Không

Không

Phân phát dữ liệu

Yêu cầu dữ liệu

Không

Phân phát dữ liệu

Kiểm soát các tập dữ liệu lớn

Không

Không

Không

Đồng bộ

Không

Không

Không

Truyền thông

Bảo mật

Không

Không

Không

Nén

Không

Không

Không

Truyền thông

Không

Không

Không

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

Các kịch bản thẻ cho soạn thảo các thông điệp XML

B.1  Đẩy

B.1.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các thẻ XML trong các thông điệp XML cho trao đổi thông tin bằng Đẩy.

B.1.2  Cấu trúc thông điệp tổng quát

B.1.2.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các thẻ XML trong các thông điệp XML được sử dụng cho đăng ký, xuất bản và thu nhận.

B.1.2.2  Phiên bản XML và sơ đồ mã hóa ký tự

Một tiêu đề mô tả phiên bản XML và sơ đồ mã hóa ký tự sẽ sử dụng thẻ XML sau đây.

<?xml version=“1.0” encoding=“UTF-8”?>

B. 1.2.3  Bao vin SOAP

Một bao viền SOAP sẽ sử dụng thẻ XML sau đây.

<soap:Envelope xmlns:soap=“http://www.w3.org/2003/05/soap-envelope/>

SOAP header content

SOAP body content

</soap:Envelope>

B.1.2.4  Tiêu đề SOAP

Một tiêu đề SOAP sẽ sử dụng thẻ XML sau đây.

<soap:Header>

</soap:Header>

B.1.2.5  Phần chính SOAP

Phần chính của SOAP sẽ sử dụng thẻ XML sau đây.

<soap:Body>

subscription header

or

publication header and publication payload

or

receipt header

</soap:Body>

B.1.3  Cấu trúc thông điệp đăng ký

B.1.3.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các thẻ XML trong các thông điệp XML được sử dụng cho đăng ký.

B.1.3.2  Hồ sơ A

B.1.3.2.1  Tổng quát

Cấu trúc tổng quát của các thông điệp đăng ký được mô tả ở Hình B.1.

Hình B.1 - Cấu trúc các thông điệp đăng ký được mô tả sử dụng UML

B.1.3.2.2  Tiêu đề đăng ký

B.1.3.2.2.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các thẻ XML được sử dụng cho một tiêu đề đăng ký và các phần tử bên trong của nó.

B.1.3.2.2.2  Tiêu đề đăng ký

Một tiêu đề đăng ký sẽ sử dụng thẻ XML sau đây.

<c2c:c2cMessageSubscription xmlns:c2c=’http://www.ntcip-c2c-address’>

reference information subscription

ID subscription name

client address

subscription type

subscription operating code

broadcast alert

subscription start/stop time

subscription frequency

</c2cMessageSubscription>

B.1.3.2.2.3  Thông tin tham chiếu

Một thông tin tham chiếu sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Nội dung của nó sẽ là chuỗi ký tự có độ dài từ 1-255.

<informationalText>

reference information (character string)

</informationalText>

B.1.3.2.2.4  ID đăng ký

Một ID đăng ký sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Nội dung của nó sẽ là thông tin mô tả máy khách (chuỗi ký tự độ dài từ 1~32).

<subscriptionlD>

subscription ID (character string)

</subscriptionlD>

B.1.3.2.2.5  Tên đăng ký

Một tên đăng ký sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Nội dung của nó sẽ là chuỗi ký tự có độ dài từ 1-128.

<subscriptionName>

subscription name (character string)

</subscriptionName>

B.1.3.2.2.6  Địa chỉ máy khách

Một địa chỉ máy khách sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Nội dung của nó sẽ là URL máy khách (chuỗi ký tự có độ dài từ 1~128).

<returnAddress>

client address (character string)

</returnAddress>

B.1.3.2.2.7  Loại đăng ký

Một loại đăng ký sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Nội dung của nó sẽ là một số (số nguyên từ 1-3) chỉ thị loại đăng ký; 1 cho đăng ký trên sự kiện xảy ra; 2 cho đăng ký định kỳ; và 3 cho đăng ký dựa trên sự thay đổi.

<subscriptionType>

subscription type (integer)

</subscriptionType>

B.1.3.2.2.8  Mã hoạt động đăng ký

Một mã hoạt động đăng ký sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Nội dung của nó sẽ là một số (số nguyên từ 1~4) chỉ thị hoạt động đăng ký; 1 cho đăng ký mới; 2 cho đăng ký bắt đầu lại; 3 cho hủy đăng ký; và 4 cho hủy tất cả các đăng ký.

<subscriptionAction>

subscription operating code (integer)

</subscriptionAction>

B.1.3.2.2.9  Cảnh báo quảng bá

Một cảnh báo quảng bá sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Nội dung của nó sẽ là một số (số nguyên từ 1-2) chỉ thị các cảnh bảo có được phép hay không; 1 là được phép và 2 là không được phép.

<broadcastAlerts>

broadcast alert (integer)

</broadcastAlerts>

B.1.3.2.2.10  Thời gian bắt đu đăng ký/thời gian dừng đăng ký

Một thời gian bắt đầu đăng ký và thời gian dừng đăng ký sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Nội dung của nó sẽ là ngày và thời gian (kiểu dateTime). Trong Hồ sơ A, kiểu dateTime tương tự như DateTimePair được định nghĩa trong SAE J2354, được sử dụng trong NTCIP 2306.

<subscriptionTimeFrame>

<start>

subscription start time (dateTime type)

</start>

<end>

subscription stop time (dateTime type)

</end>

<subscriptionTimeFrame>

B.1.3.2.2.11  Tần suất đăng ký

Một tần suất đăng ký sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Nội dung của nó sẽ một số, tính theo giây (số nguyên từ 1~4294967295), mô tả các cập nhật đăng ký.

<subscriptionFrequency>

subscription frequency (integer)

</subscriptionFrequency>

B.1.4  Cấu trúc thông điệp xuất bản

B.1.4.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các thẻ XML trong các thông điệp XML được sử dụng cho xuất bản.

B.1.4.2  Hồ sơ A

B.1.4.2.1  Tổng quát

Cấu trúc tổng quát các thông điệp xuất bản được mô tả ở Hình B.2.

Hình B.2 - Cấu trúc các thông điệp xuất bản được mô tả sử dụng UML

B.1.4.2.1.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các thẻ XML được sử dụng cho một tiêu đề xuất bản và các phần tử bên trong của nó.

B.1.4.2.1.2  Tiêu đề xuất bản

Một tiêu đề xuất bản sẽ sử dụng thẻ XML sau đây.

<c2c:c2cMessagePublication xmlns:c2c='http://www.ntcip-c2c-address'>

reference information

subscription ID

subscription name

subscription count

</c2cMessagePublication>

B.1.4.2.1.3  Thông tin tham chiếu

Một thông tin tham chiếu sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Nội dung của nó sẽ là chuỗi ký tự có độ dài từ 1~255.

<informationalText>

reference information (character string)

</informationalText>

B.1.4.2.1.4  ID đăng ký

Một ID đăng ký sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Nội dung của nó sẽ là thông tin mô tả máy khách (chuỗi ký tự có độ dài từ 1~32).

<subscriptionlD>

subscription ID (character string)

</subscriptionlD>

B.1.4.2.1.5  Tên đăng ký

Một tên đăng ký sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Nội dung của nó sẽ là chuỗi ký tự có độ dài từ 1~128.

<subscriptionName>

subscription name (character string)

</subscriptionName>

B.1.4.2.1.6  Đếm đăng ký

Một đếm đăng ký sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Nội dung của nó sẽ là số nguyên từ 1~4294967295.

<subscriptionCount>

subscription count (integer)

</subscriptionCount>

B.1.4.2.2  Tải trọng xuất bản

Một tải trọng xuất bản sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Tên của các phần từ và cấu trúc dữ liệu của tải trọng xuất bản phụ thuộc vào Lược đồ XML được sử dụng (sau đây là một ví dụ của tmdd).

<tmdd:dMSInventory xmlns:tmdd=“http://www.tmdd-address”>

payload content

</tmdd:dMSInventory>

B.1.5  Cấu trúc thông điệp thu nhận

B.1.5.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các thẻ XML trong các thông điệp XML được sử dụng cho việc thu nhận các đăng ký và các xuất bản.

B.1.5.1.1  Hồ sơ A

B.1.5.1.2  Tổng quát

Hình B.3 - Cấu trúc các thông điệp thu nhận được mô tả sử dụng UML

Một cấu trúc tổng quát các thông điệp thu nhận được mô tả ở Hình B.3.

B.1.5.1.3  Tiêu đề thu nhận

Mục này mô tả các thẻ XML được sử dụng cho một tiêu đề thu nhận và các phần tử bên trong của nó được lựa chọn.

B.1.5.1.3.1  Tiêu đề thu nhận

Một tiêu đề thu nhận sẽ sử dụng thẻ XML sau đây.

<c2c:c2cMessageReceipt xmlns:c2c-http://www.ntcip-c2c-address’>

reference information

</c2cMessageReceipt>

B.1.5.1.3.2  Thông tin tham chiếu

Một thông tin tham chiếu sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Nội dung của nó sẽ là chuỗi ký tự.

<informationalText>

reference information (character string)

</informationalText>

B.2  Kéo bằng SOAP

B.2.1  Tổng quát

Mục này mô tả các thẻ XML trong các thông điệp XML cho trao đổi thông tin bởi Kéo bằng SOAP.

B.2.2  Cấu trúc thông điệp tổng quát

B.2.2.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các thẻ XML trong các thông điệp XML được sử dụng cho yêu cầu và đáp ứng.

B.2.2.2  Phiên bản XML và sơ đồ mã hóa ký tự

Một tiêu đề mô tả phiên bản XML và sơ đồ mã hóa ký tự sẽ sử dụng thẻ XML sau đây.

<?xml version=“1.0” encoding=“UTF-8”?>

B.2.2.3  Bao viền SOAP

Một bao viền SOAP sẽ sử dụng thẻ XML sau đây.

<soap:Envelope xmlns:soap=“http://schemas.xmlsoap.org/soap/envelope>

SOAP header content

SOAP body content

</soap:Envelope>

B.2.2.4  Tiêu đề SOAP

Một tiêu đề SOAP sẽ sử dụng thẻ XML sau đây.

<soap:Header>

</soap:Header>

B.2.2.5  Phần chính SOAP

Phần chính của SOAP sẽ sử dụng thẻ XML sau đây.

<soap:Body>

request payload

or

response payload

</soap:Body>

B.2.3  Cấu trúc thông điệp yêu cầu

Mục này mô tả các thẻ XML trong các thông điệp XML được sử dụng cho yêu cầu.

B.2.3.1  Hồ sơ A

B.2.3.1.1  Tổng quát

Một cấu trúc các thông điệp yêu cầu bao gồm RequestPayload.

B.2.3.1.2  Tải trọng yêu cầu

Một tải trọng yêu cầu sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Tên của các phần tử và cu trúc dữ liệu của tải trọng yêu cầu phụ thuộc vào Lược đồ XML được sử dụng (sau đây là một ví dụ của tmdd).

<tmdd:dMSInventoryRequest xmlns:tmdd=http://www.tmdd-address>

payload content

</tmdd:dMSInventoryRequest>

B.2.4  Cấu trúc thông điệp đáp ứng

B.2.4.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các thẻ XML trong các thông điệp XML được sử dụng cho yêu cầu.

B.2.4.2  Hồ sơ A

B.2.4.2.1  Tổng quát

Một cấu trúc của các thông điệp yêu cầu bao gồm RequestPayload.

B.2.4.2.2  Tải trọng đáp ứng

Một tải trọng đáp ứng sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Tên của các phần tử và cu trúc dữ liệu của tải trọng đáp ứng phụ thuộc vào Lược đồ XML được sử dụng (sau đây là một ví dụ của tmdd).

<tmdd:dMSInventory xmlns:tmdd=http://www.tmdd-address”>

payload content

</tmdd:dMSInventory>

B.3  Kéo không có SOAP

B.3.1  Giới thiệu

Mục này mô tả các thẻ XML trong các thông điệp XML cho trao đổi thông tin bởi Kéo không có SOAP.

B.3.2  Cấu trúc thông điệp tổng quát

Mục này mô tả các thẻ XML trong các thông điệp XML được sử dụng cho yêu cầu và đáp ứng.

Một tiêu đề mô tả phiên bản XML và sơ đồ mã hóa ký tự sẽ sử dụng thẻ XML sau đây.

<?xml version=“1.0” encoding=“UTF-8”?>

B.3.3  Cấu trúc thông điệp yêu cầu

Mục này mô tả các thẻ XML trong các thông điệp XML được sử dụng cho yêu cầu.

Một tải trọng yêu cầu sẽ sử dụng thẻ XML sau đây. Tên của các phần tử và cấu trúc dữ liệu của tải trọng yêu cầu phụ thuộc vào Lược đồ XML được sử dụng (sau đây là một ví dụ của tmdd).

<tmdd.dMSInventoryRequest xmlns:tmdd=“http://www.tmdd-address”>

payload content

</tmdd:dMSInventoryRequest>

B.3.4  Cấu trúc thông điệp đáp ứng

Mục này mô tả các thẻ XML trong các thông điệp XML được sử dụng cho đáp ứng.

Một tải trọng đáp ứng sẽ sử dụng th XML sau đây. Tên của các phần tử và cu trúc dữ liệu của tải trọng đáp ng phụ thuộc vào Lược đồ XML được sử dụng (sau đây là một ví dụ của tmdd).

<tmdd:dMSInventory xmlns:tmdd=“http://www.tmdd-address>

payload content

</tmdd:dMSInventory>

 

PHỤ LỤC C

(Quy định)

Các phương pháp sử dụng giao thức

C.1  Giao thức tổng quát

C.1.1  Mã hóa

C.1.1.1  Sơ đồ mã hóa ký tự

Tập ký tự sẽ là UTF-8.

C.1.1.2  Nén

Trong trao đổi các thông điệp XML được nén, định dạng GZIP phải được sử dụng.

C.1.1.3  Phiên bản XML

Phiên bản XML sẽ là 1.0.

C.1.2  Giao thức

C.1.2.1  SOAP

Trong trao đổi các thông điệp XML sử dụng SOAP, SOAP1.2 phải được sử dụng.

C.1.2.2  HTTP

Trong trao đổi các thông điệp XML sử dụng HTTP, HTTP/1.1 phải được sử dụng.

C.2  Quy tắc thông điệp

C.2.1  Tổng quát

Trong việc tạo ra một thông điệp XML tuân theo tiêu chuẩn này, thông điệp XML sẽ bao gồm thông tin được mô tả ở 6. Thông tin đó sẽ được biểu diễn bằng các thẻ XML được mô tả trong Phụ Lục B.

C.2.2  Đẩy

Trong việc tạo ra một thông điệp đăng ký, thông điệp xuất bản và thông điệp thu nhận cho việc trao đổi dữ liệu bằng Đẩy, các thông điệp sẽ được tạo thành bi các mô tả trong các mục con phù hợp của Phụ lục B (như được mô tả trong Bảng C.1). Hồ sơ A giả thiết sự kết nối tới một trung tâm tuân theo NTCIP 2306.

Bảng C.1 - Đẩy - mục con phù hợp mô tả các thẻ XML cho các thông điệp

Thông điệp

Đẩy

H sơ A

Thông điệp đăng ký

B.1.2 Cấu trúc thông điệp tổng quát

B.1.3.2 Hồ sơ A

Thông điệp xuất bản

B.1.2 Cấu trúc thông điệp tổng quát

B.1.4.2 H sơ A

Thông điệp thu nhận

B.1.2 Cấu trúc thông điệp tổng quát

B.1.5.2 Hồ sơ A

C.2.3  Kéo bằng SOAP

Trong việc tạo ra một thông điệp yêu cầu và một thông điệp đáp ứng cho việc trao đổi dữ liệu sử dụng Kéo bằng SOAP, các thông điệp sẽ được tạo thành bởi các mô tả trong các mục con phù hợp của Phụ lục B (như được mô tả dưới đây). Hồ sơ A giả thiết sự kết nối tới một trung tâm tuân theo NTCIP 2306.

Bảng C.2 - Kéo bằng SOAP - mục con phù hợp mô tả các thẻ XML cho các thông điệp

Thông điệp

Kéo bằng SOAP

Hồ A

Thông điệp yêu cầu

B.2.2 Cấu trúc thông điệp tổng quát

B.2.3.1 Hồ sơ A

Thông điệp đáp ứng

B.2.2 Cấu trúc thông điệp tổng quát

B.2.4.1 Hồ sơ A

C.2.4  Kéo không có SOAP

Trong việc tạo ra một thông điệp yêu cầu và một thông điệp đáp ứng cho việc trao đổi dữ liệu sử dụng Kéo không có SOAP, các thông điệp sẽ được tạo thành bởi các mô tả trong các mục con phù hợp của Phụ lục B (như được mô tả dưới đây). Định dạng này giả thiết sự kết nối tới một trung tâm tuân theo NTCIP 2306.

Bảng C.3 - Kéo không có SOAP - mục con phù hợp mô tả các thẻ XML cho các thông điệp

Thông điệp

Kéo không có SOAP

Hồ sơ A

Thông điệp yêu cầu

B.3.2 Cấu trúc thông điệp tổng quát

B.3.3 Cấu trúc thông điệp yêu cầu

Thông điệp đáp ứng

B.3.2 Cấu trúc thông điệp tổng quát

B.3.4 Cấu trúc thông điệp đáp ứng

Thông điệp XML có thể bao gồm thông tin không được mô tả trong 6. Các thẻ XML cho thông tin đó nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này.

 

PHỤ LỤC D

(Tham khảo)

Các cấu trúc thông điệp

D.1  Đẩy

Các cấu trúc của các thông điệp XML cho trao đổi thông tin bằng Đẩy được mô tả trong các sơ đồ trong Bảng D.1.

Bảng D.1 - Các cu trúc của các thông điệp Đẩy

D.2  Kéo

Các cấu trúc của các thông điệp XML cho trao đổi thông tin bằng Kéo được mô tả trong các sơ đồ trong Bảng D.2.

Bảng D.2 - Các cấu trúc của các thông điệp Kéo

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]. ISO 14827-1:2005, Transport information and control systems - Data interfaces between centres for transport information and control systems - Part 1: Message definition requirements.

[2]. ISO 14827-2:2005, Transport information and control systems - Data interfaces between centres for transport information and control systems - Part 2: DATEX-ASN.

[3]. ISO/IEC 19501:2005, Information technology - Open Distributed Processing - Unified Modeling Language (UML) Version 1.4.2.

[4]. ISO 24531:2013, Intelligent transport systems - System architecture, taxonomy and terminology - Using XML in ITS standards, data registries and data dictionaries.

[5]. W3C Recommendation, Extensible Mark-up Language (XML) 1.0 (Fifth Edition), 26 November 2008.

[6]. W3C Recommendation, Namespaces in XML 1.0 (Second Edition), 16 August 2006.

[7]. SAE J2354 - Message Sets for Advanced Traveler Information System (ATIS), Revision 2.0, January 2004.

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt

5  Tuân thủ

6  Các quy tắc thông điệp

6.1  Tổng quát

6.2  Phương pháp đẩy

6.2.1  Tổng quát

6.2.2  Cấu trúc thông điệp tổng quát

6.2.3  Cấu trúc thông điệp đăng ký

6.2.4  Cấu trúc thông điệp xuất bản

6.2.5  Cấu trúc thông điệp thu nhận

6.3  Phương pháp kéo bằng SOAP

6.3.1  Tổng quát

6.3.2  Cấu trúc thông điệp tổng quát

6.3.3  Cấu trúc thông điệp yêu cầu

6.3.4  Cấu trúc thông điệp đáp ứng

6.4  Phương pháp kéo không có SOAP

6.4.1  Tổng quát

6.4.2  Cấu trúc thông điệp tổng quát

6.4.3  Cấu trúc thông điệp tổng quát

6.4.4  Cu trúc thông điệp đáp ứng

Phụ lục A (Quy định) - Hồ sơ trao đổi chức năng (FEP)

Phụ lục B (Quy định) - Các kịch bản thẻ cho soạn thảo các thông điệp XML

Phụ lục C (Quy định) - Các phương pháp sử dụng giao thức

Phụ lục D (Tham khảo) - Các cấu trúc thông điệp

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi