Quyết định 2557/2002/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp các loại mô tô, xe gắn máy

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải VB
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2557/2002/QĐ-BGTVT

Quyết định 2557/2002/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp các loại mô tô, xe gắn máy
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2557/2002/QĐ-BGTVTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Doãn Thọ
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
16/08/2002
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 2557/2002/QĐ-BGTVT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 2557/2002/QĐ-BGTVT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 2557/2002/QĐ-BGTVT NGÀY 16 THÁNG 8 NĂM 2002 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT, LẮP RÁP CÁC LOẠI MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

- Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;

- Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999;

- Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông Vận tải;

- Căn cứ Quyết định số 38/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu linh kiện xe hai bánh gắn máy;

- Căn cứ Quyết định 75/TTg ngày 3 tháng 2 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Đăng kiểm Việt Nam;

- Xét đề nghị của các Ông: Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp các loại mô tô, xe gắn máy".

 

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 3: Bãi bỏ các Quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho đối tượng sản phẩm là mô tô, xe gắn máy nêu trong các quy định ban hành kèm theo Quyết định số 2069/2000/QĐ-BGTVT và Quyết định 2070/2000/QĐ-BGTVT ngày 28/07/2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

 

Điều 4: Các Ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT, LẮP RÁP CÁC LOẠI MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2557/2002/QĐ-BGTVT
ngày 16 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1.1.1. Quy định này áp dụng cho việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp các loại mô tô, xe gắn máy.

1.1.2. Các doanh nghiệm sản xuất, lắp ráp mô tô, xe gắn máy, linh kiện mô tô, xe gắn máy và các tổ chức, cơ quan liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng phải thực hiện Quy định này.

1.2. Thuật ngữ dùng trong Quy định này được hiểu như sau:

- Hệ thống gồm có hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống điện sử dụng trên mô tô, xe gắn máy;

- Linh kiện bao gồm các hệ thống, động cơ, khung, cụm chi tiết và các chi tiết được sử dụng để lắp ráp mô tô, xe gắn máy;

- Sản phẩm gồm có mô tô, xe gắn máy và các linh kiện mô tô, xe gắn máy;

- Sản phẩm cùng kiểu loại là các sản phẩm của cùng một chủ sở hữu công nghiệp, giống nhau về nhãn hiệu, thiết kế và các thông số kỹ thuật, được sản xuất theo cùng một công nghệ;

- Chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm là quá trình kiểm tra, thử nghiệm, xem xét, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của một kiểu loại sản phẩm với tiêu chuẩn hiện hành về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

- Mẫu điển hình là các mẫu sản phẩm do Cơ sở sản xuất lựa chọn theo quy định và chuyển tới Cơ sở thử nghiệm được chỉ định để thử nghiệm.

1.3. Cơ quan quản lý chất lượng: Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải là Cơ quan Quản lý Nhà nước chuyên ngành về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại mô tô, xe gắn máy (dưới đây viết tắt là Cơ quan QLCL); chịu trách nhiệm tổ chức tiến hành việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các đối tượng sản phẩm nêu trong Quy định này.

1.4. Cơ sở thử nghiệm là đơn vị ở trong nước, nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm được Cơ quan QLCL đánh giá, công nhận và chỉ định tiến hành thử nghiệm mẫu điển hình.

1.5. Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp sản xuất lắp ráp mô tô, xe gắn máy, linh kiện mô tô, xe gắn máy có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật theo các quy định của pháp luật hiện hành.

 

 

2. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN
KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT,
LẮP RÁP CÁC LOẠI MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

 

2.1. Thử nghiệm mẫu điển hình

2.1.1. Các hạng mục bắt buộc phải kiểm tra và thử nghiệm được quy định tại phụ lục 1 của Quy định này. Tiêu chuẩn đánh giá là các tiêu chuẩn được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố bắt buộc áp dụng.

Kết quả thử nghiệm mẫu điển hình được dùng làm căn cứ để xem xét, đánh giá, cấp mới và xác nhận lại hiệu lực giấy chứng nhận.

2.1.2. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm chuyển mẫu điển hình tới cơ sở thử nghiệm được chỉ định.

Số lượng mẫu thử theo các quy định và tiêu chuẩn hiện hành.

2.1.3. Việc thử nghiệm mẫu điển hình phải tiến hành tại cơ sở thử nghiệm được chỉ định.

Cơ sở thử nghiệm có trách nhiệm thử nghiệm các mẫu điển hình theo đúng các quy trình tương ứng với các tiêu chuẩn đánh giá; lập báo cáo kết quả thử nghiệm theo mẫu quy định và chịu trách về các kết quả thử nghiệm của mình.

Trường hợp cần thiết, Cơ quan QLCL có quyền trực tiếp giám sát việc thử nghiệm.

Cơ sở thử nghiệm có trách nhiệm lưu giữ mẫu thử theo quy định; số lượng mẫu lưu giữ tối thiểu là 1 mẫu cho một kiểu loại sản phẩm.

2.2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm (hồ sơ đăng ký)

Để được chứng nhận chất lượng cho từng kiểu loại sản phẩm, Cơ sở sản xuất có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đăng ký gửi về Cơ quan QLCL:

2.2.1. Hồ sơ đăng ký của linh kiện bao gồm:

- Bản vẽ thiết kế (riêng đối với động cơ sản xuất theo thiết kế và công nghệ do nước ngoài chuyển giao được miễn cung cấp tài liệu này)

- Báo cáo kết quả thử nghiệm (bản chính) của Cơ sở thử nghiệm;

- Các tài liệu khác: nh chụp sản phẩm; thuyết minh các ký hiệu, số đóng trên sản phẩm (nếu có); bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định.

Đối với các sản phẩm là linh kiện được nhập khẩu từ nước ngoài, Cơ sở sản xuất được miễn lập hồ sơ đăng ký nêu trên nếu có bản sao giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ sản phẩm cấp cho sản phẩm.

2.2.2. Hồ sơ đăng ký của mô tô, xe gắn máy bao gồm:

2.2.2.1. Hồ sơ thiết kế: Các bản vẽ kỹ thuật và thuyết minh tính toán.

Đối với sản phẩm là mô tô, xe gắn máy sản xuất theo thiết kế và công nghệ do nước ngoài chuyển giao, cơ sở sản xuất được miễn lập hồ sơ thiết kế nếu cung cấp được các tài liệu sau:

- Bản sao giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ sản phẩm cấp cho sản phẩm;

- Văn bản của chủ sở hữu công nghiệp nước ngoài xác nhận rằng sản phẩm có chất lượng tương đương với sản phẩm nguyên mẫu cùng kiểu loại;

- Bản vẽ tổng thể của sản phẩm.

2.2.2.2. Báo cáo kết quả thử nghiệm toàn xe (bản chính) của Cơ sở thử nghiệm.

2.2.2.3. Các tài liệu khác:

- nh chụp kiểu dáng, mẫu nhãn hàng hoá đã đăng ký, bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định;

- Thuyết minh các giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn kỹ thuật sản phẩm; kết quả kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất đối với sản phẩm mẫu ở các công đoạn sản xuất, lắp ráp;

- Văn bản xác nhận doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn sản xuất, lắp ráp mô tô, xe gắn máy của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Văn bản xác nhận của Cục Sở hữu Công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ liên quan tới kiểu dáng công nghiệp, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá;

- Thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ;

- Bản sao các giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại của các linh kiện thuộc danh mục bắt buộc phải kiểm tra quy định tại phụ lục 1 của Quy định này;

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng.

2.3. Xem xét, đánh giá và cấp giấy chứng nhận

Cơ quan QLCL thực hiện việc xem xét, đánh giá và cấp giấy chứng nhận chất lượng như sau:

2.3.1. Xem xét, đánh giá sự phù hợp của hồ sơ với các quy định, tiêu chuẩn hiện hành.

2.3.2. Xem xét, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại Cơ sở sản xuất theo các nội dung sau:

- Các giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn kỹ thuật sản phẩm; các thiết bị kiểm tra và kỹ thuật viên thực hiện việc kiểm tra; kết quả kiểm tra sản phẩm mẫu của cơ sở sản xuất.

- Hoạt động thực tế của hệ thống kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất.

Đối với cơ sở sản xuất linh kiện mô tô, xe gắn máy chỉ tiến hành đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng khi sản xuất kiểu loại sản phẩm đầu tiên.

2.3.3. Việc xem xét, đánh giá nêu tại 2.3.1 và 2.3.2 được thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu các kết quả đánh giá là đạt yêu cầu, cơ quan QLCL sẽ cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cho cơ sở sản xuất theo mẫu tương ứng trong các phụ lục 2a và 2b với thời hạn hiệu lực không quá 1 năm; hàng năm, cơ quan QLCL sẽ xem xét, đánh giá và xác nhận lại hiệu lực của giấy chứng nhận chất lượng theo quy định tại 2.5.

Nếu kết quả đánh giá là không đạt yêu cầu, cơ sở sản xuất sẽ được thông báo để có biện pháp khắc phục trong thời hạn quy định. Quá thời hạn quy định, hồ sơ sẽ được gửi trả và cơ sở sản xuất phải thực hiện lại thủ tục đăng ký từ đầu.

2.4. Kiểm tra trong quá trình sản xuất, lắp ráp hàng loạt

2.4.1. Cơ sở sản xuất chỉ được tiến hành sản xuất, lắp ráp hàng loạt các sản phẩm tiếp theo sau khi đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng cho kiểu loại sản phẩm đó và phải đảm bảo cho các sản phẩm sản xuất hàng loạt tiếp theo phù hợp với hồ sơ đăng ký và mẫu điển hình đã được thử nghiệm.

2.4.2. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra cần thiết cho từng công đoạn sản xuất theo đúng quy định hiện hành. Danh mục tối thiểu các thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng được quy định tại phụ lục 3. Hàng năm, cơ quan QLCL sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng.

2.4.3. Cơ sở sản xuất phải có kỹ thuật viên thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và được nhà sản xuất nước ngoài hoặc cơ quan QLCL cấp chứng chỉ nghiệp vụ kiểm tra chất lượng phù hợp với loại sản phẩm sản xuất, lắp ráp.

2.4.4. Đối với các linh kiện, cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo các quy định và tiêu chuẩn hiện hành.

Đối với động cơ và khung xe, cơ sở sản xuất phải thực hiện việc kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng, lập và cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng cho từng sản phẩm; kiểm tra xác suất cụ thể như sau:

- Đối với động cơ: Các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn TCVN 6439:1998 và TCVN 6438:2001.

- Đối với khung xe: Các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn 22 TCN 299-02.

Kết quả kiểm tra phải được lưu trữ vào máy tính (kèm theo thời gian kiểm tra, người kiểm tra, số khung hoặc số động cơ) trong thời gian tối thiểu là 3 năm.

2.4.5. Đối với mô tô, xe gắn máy, cơ sở sản xuất phải thực hiện việc kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng cho từng sản phẩm theo đúng phương thức và các chỉ tiêu chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn hiện hành và thực hiện việc chạy thử lăn bánh trên đường.

Cơ sở sản xuất lập báo cáo kết quả kiểm tra cho từng lô mô tô, xe gắn máy theo mẫu quy định. Số lượng xe trong một lô không lớn hơn 1000.

Kết quả kiểm tra chất lượng đối với mô tô, xe gắn máy phải được lưu giữ vào máy tính (kèm theo thời gian kiểm tra, số thứ tự xuất xưởng, số khung, số động cơ, người kiểm tra) trong thời gian tối thiểu là 3 năm.

2.4.6. Căn cứ vào giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại đã cấp và báo cáo kết quả kiểm tra cho từng lô xe đã thực hiện, cơ sở sản xuất sẽ được nhận phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng tương ứng với số lượng của lô xe đó (theo mẫu tại phụ lục 4).

Căn cứ vào kết quả kiểm tra của từng xe, cơ sở sản xuất cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng. Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phải do người có thẩm quyền (cấp trưởng, cấp phó hoặc cấp dưới trực tiếp được uỷ quyền bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ sở sản xuất) ký tên, đóng dấu.

Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng cấp cho mô tô, xe gắn máy nêu trên đây dùng để làm thủ tục đăng ký phương tiện.

2.4.7. Hồ sơ xuất xưởng

Cơ sở sản xuất có trách nhiệm lập và cấp cho từng sản phẩm xuất xưởng các hồ sơ sau đây:

2.4.7.1. Đối với động cơ, khung

- Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;

2.4.7.2. Đối với mô tô, xe gắn máy

- Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định tại 2.4.6;

- Tài liệu kỹ thuật giới thiệu tính năng và đặc tính kỹ thuật của mô tô, xe gắn máy phục vụ cho việc khai thác, sử dụng;

- Phiếu bảo hành sản phẩm (ghi rõ điều kiện và địa chỉ các cơ sở bảo hành).

2.4.8. Cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm xuất xưởng.

2.4.9. Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp ráp hàng loạt đối với cơ sở sản xuất khung, động cơ, mô tô, xe gắn máy.

Để đảm bảo chất lượng đối với khung, động cơ, mô tô và xe gắn máy sản xuất hàng loạt tiếp theo, hàng năm cơ quan QLCL thực hiện việc đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất.

Căn cứ để đánh giá:

- Các hồ sơ chất lượng của sản phẩm lưu trữ tại cơ sở sản xuất;

- Báo cáo kết quả thử nghiệm của cơ sở thử nghiệm đối với 01 mẫu sản phẩm do cơ quan QLCL lựa chọn ngẫu nhiên trong số sản phẩm đã được cơ sở sản xuất kiểm tra đạt chất lượng;

- Hoạt động thực tế của hệ thống kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất;

- Khiếu nại của khách hàng và ý kiến của các cơ quan quản lý có liên quan đối với chất lượng sản phẩm.

Kết quả của việc đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng này được sử dụng làm căn cứ cho việc xác nhận hàng năm hoặc thu hồi các giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại.

2.5. Xác nhận hàng năm và thu hồi giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại

2.5.1. Hàng năm, cơ quan QLCL căn cứ vào báo cáo sản lượng các sản phẩm cùng kiểu loại đã sản xuất trong năm, văn bản đề nghị của cơ sở sản xuất để tiến hành xác nhận lại hiệu lực giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại. Riêng đối với khung, động cơ, mô tô và xe gắn máy phải có kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng nêu tại 2.4.9.

Việc xác nhận lại hiệu lực giấy chứng nhận phải được thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.5.2. Khi các quy định, tiêu chuẩn đánh giá thay đổi hoặc khi sản phẩm có các thay đổi ảnh hưởng tới sự phù hợp của kiểu loại sản phẩm đó với các quy định, tiêu chuẩn đánh giá thì cơ sở sản xuất phải tiến hành các thủ tục chứng nhận lại như đối với chứng nhận lần đầu.

2.5.3. Giấy chứng nhận chất lượng sẽ bị thu hồi và hết hiệu lực khi vi phạm một trong các quy định sau:

- Cơ sở sản xuất vi phạm các quy định liên quan đến việc đảm bảo chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với kiểu loại sản phẩm đã được chứng nhận;

- Sản phẩm gây nguy hiểm cho người sử dụng do không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

- Kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của cơ sở sản xuất không đạt yêu cầu.

 

3. CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC

 

3.1. Trong quá trình sản xuất và cung cấp các sản phẩm ra thị trường nếu phát hiện thấy kiểu loại sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, gây nguy hiểm cho người sử dụng thì cơ sở sản xuất phải chủ động báo cáo với cơ quan QLCL và có ngay các biện pháp khắc phục kịp thời; đồng thời tiến hành các biện pháp khắc phục đối với sản phẩm đang sản xuất, sản phẩm đang lưu thông trên thị trường cũng như sản phẩm đang trong quá trình sử dụng.

3.2. Cơ quan QLCL có trách nhiệm:

- Tổ chức đánh giá, công nhận và công bố danh sách các cơ sở thử nghiệm được chỉ định.

- Hướng dẫn nội dung chi tiết hồ sơ đăng ký, các mẫu báo cáo đối với từng kiểm loại sản phẩm.

- Thống nhất phát hành, quản lý và hướng dẫn sử dụng đối với các phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng cho mô tô, xe gắn máy nêu tại 2.4.6.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra theo định kỳ hoặc đột xuất đối với việc đảm bảo chất lượng của cơ sở sản xuất; thu hồi giấy chứng nhận chất lượng đã cấp đối với cơ sở sản xuất có các vi phạm việc đảm bảo chất lượng, an toàn kỹ thuật sản phẩm hoặc sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng được cấp không đúng quy định.

- Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ được giao để hướng dẫn cụ thể việc thi hành quy định này.

- Vào tháng 1 hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện công tác kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của năm trước để báo cáo Bộ Giao thông Vận tải.

3.3. Cơ quan QLCL và cơ sở thử nghiệm được thu các khoản thu theo các quy định hiện hành.

3.4. Các giấy chứng nhận chất lượng, phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đã được cấp cho sản phẩm còn hiệu lực vẫn có giá trị đến hết thời hạn sử dụng.


Phụ lục 1:

 

CÁC HẠNG MỤC BẮT BUỘC PHẢI KIỂM TRA VÀ THỬ NGHIỆM
ĐỐI VỚI MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

Ban hành kèm theo Quyết định số 2557/2002/QĐ-BGTVT ngày 16/8/2002
của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

 

STT

Hạng mục kiểm tra

Đối tượng kiểm tra

 

 

Toàn xe

Linh kiện

1

Yêu cầu an toàn chung

x

-

2

Khối lượng và kích thước

x

-

3

Hiệu quả phanh

x

-

4

Đèn chiếu sáng, tín hiệu

x

-

5

Số nhận dạng (VIN)

x

-

6

Đồng hồ đo tốc độ

x

-

7

Còi tín hiệu

x

-

8

Cơ cấu điều khiển

x

-

9

Vận tốc lớn nhất

x

-

10

Khí thải

x

-

11

Độ ồn

x

-

12

Tiêu thụ nhiên liệu

x

-

13

Tính năng ổn định khi đỗ xe

x

-

14

Quai nắm và tay nắm cho người cùng đi xe

x

-

15

Động cơ

-

x

16

Khung

-

x

17

Gương chiếu hậu

-

x

18

ng xả

-

x

19

Thùng nhiên liệu

-

x

20

Nan hoa

-

x

21

Vành bánh xe

-

x

22

Chân phanh

-

x

23

Tay phanh

-

x

24

Dây phanh

-

x

25

Xích và đĩa xích

-

x

 

Ghi chú:

x: Áp dụng.

-: Không áp dụng.

 


Phụ lục 2 - Mẫu 2a

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG KIỂU LOẠI CẤP
CHO SẢN PHẨM MÔ TÔ, XE GẮN MÁY


Phụ lục 2 - Mẫu 2b

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG KIỂU LOẠI CẤP CHO
SẢN PHẨM LÀ LINH KIỆN MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục 3:

DANH MỤC TỐI THIỂU CÁC THIẾT BỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
XUẤT XƯỞNG BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT,
LẮP RÁP MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

Ban hành kèm theo Quyết định số 2557/2002/QĐ-BGTVT ngày 16/8/2002
của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

 

STT

Tên thiết bị

Ghi chú

1

Thiết bị kiểm tra độ không trùng vết bánh xe

 

2

Thiết bị kiểm tra phanh

 

3

Thiết bị kiểm tra đồng hồ tốc độ

 

4

Thiết bị kiểm tra đèn pha

Kiểm tra được cường độ sáng và toạ độ chùm sáng

5

Thiết bị phân tích khí thải động cơ xăng (CO và HC)

 

6

Thiết bị đo độ ồn

 

 


Phụ lục 4

MẪU PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XUẤT XƯỞNG
CHO SẢN PHẨM MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Ghi chú: Mẫu phiếu này sử dụng cho các loại xe cơ giới và được phân biệt bởi mầu sắc của phiếu đối với các chủng loại xe khác nhau.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi