Hướng dẫn liên ngành 21306/HDLN-YT-GDĐT 2021 về phương án phòng chống dịch COVID-19

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Hướng dẫn 21306/HDLN-YT-GDĐT

Hướng dẫn liên ngành 21306/HDLN-YT-GDĐT của Sở Y tế Thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội về phương án phòng chống dịch COVID-19 khi có trường hợp mắc COVID-19 (F0), nghi ngờ mắc COVID-19, tiếp xúc gần (F1), tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2)
Cơ quan ban hành: Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội; Sở Y tế Thành phố Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:21306/HDLN-YT-GDĐTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Hướng dẫnNgười ký:Phạm Xuân Tiến; Vũ Cao Cương
Ngày ban hành:03/12/2021Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Y tế-Sức khỏe, COVID-19
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LIÊN SỞ
Y TẾ-GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
________

Số: 21306/HDLN-YT-GDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2021

 

 

 

HƯỚNG DẪN LIÊN NGÀNH

Về phương án phòng chống dịch COVID-19 khi có trường hợp mắc COVID-19 (F0), nghi ngờ mắc COVID-19, tiếp xúc gần (F1), tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2)

_____________

 

I. VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

- Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30/07/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19”.

- Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, thích ứng, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

- Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện nghị quyết 128/NQ-CP.

- Quyết định số 9472/BYT-MT ngày 08/11/2021 của Bộ Y tế về việc triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ

- Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.

- Kế hoạch số 895/KH-BGDĐT ngày 09/9/2021 về công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của ngành Giáo dục năm học 2021-2022.

- Hướng dẫn liên ngành 3668/HDLN:SGDĐT-YT ngày 25/10/2021 về công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi học sinh quay trở lại trường học trong điều kiện bình thường mới.

- Công văn số 7020/BYT-MT ngày 25/8/2021 về cách ly phòng, chống COVID-19 đối với trẻ em.

- Công văn số 914/ BYT-MT ngày 26/02/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh COVID-19 trong trường học, ký túc xá.

- Công văn số 1244/BYT-MT ngày 13/3/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xử lý các trường hợp bị sốt, ho, khó thở trong trường học.

- Công văn số 1583/BGDĐT-GDTC ngày 07/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

- Công văn số 4095/UBND-KGVX ngày 19/11/2021 của UBND Thành phố về hướng dẫn thực hiện cách ly y tế tại nhà cho đối tượng tiếp xúc gần (F1).

II. MỤC ĐÍCH

Bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học trên nguyên tắc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc COVID-19 (F0), nghi ngờ mắc COVID-19, tiếp xúc gần (F1), tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2), không để dịch COVID-19 lây lan trong trường học và cộng đồng.

III. PHƯƠNG ÁN KHI CÓ TRƯỜNG HỢP MẮC COVID-19 (F0) TẠI TRƯỜNG HỌC

1. Khi phát hiện F0 tại trường học

Kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch của nhà trường khi có trường hợp mắc COVID-19.

Báo cáo ngay cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của địa phương.

Thông báo cho người bị F0 và yêu cầu không tự ý di chuyển, không tiếp xúc gần dưới 01 mét với người xung quanh, đeo khẩu trang y tế và chờ được hướng dẫn, xử trí. Hướng dẫn cho F0 di chuyển theo lối đi đã được phân luồng đến phòng cách ly tạm thời; hạn chế di chuyển bằng thang máy hoặc bố trí thang máy riêng và khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng.

Phong tỏa tạm thời toàn bộ trường, lớp nào ở yên lớp đó. Thông báo cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đang có mặt tại nhà trường thông tin chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng; yêu cầu nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K.

Thông báo và phối hợp với cơ quan y tế địa phương (Trạm y tế xã phường hoặc Trung tâm y tế quận huyện) để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Tách F0 và đưa F0 đi cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo quy định.

Phối hợp cơ quan y tế địa phương tiếp tục điều tra, truy vết, lấy mẫu, cách ly, rút gọn phạm vi phong tỏa phù hợp với các trường hợp bệnh cụ thể.

Lưu ý: Phong tỏa tạm thời khu vực có liên quan đến F0 tùy thuộc mức độ di chuyển của F0 (học sinh, cán bộ, giáo viên dạy tại 1 lớp hay nhiều lớp); diện phong tỏa có thể toàn bộ trường học hoặc từng tầng/khu vực học, làm việc, phòng học có liên quan đến F0.

Phối hợp ngành y tế truy vết F1 triệt để tại trường học và tại cộng đồng.

F1 tại trường học: Lập danh sách toàn bộ các trường hợp F1. Lưu ý: Tất cả học sinh, giáo viên trong cùng lớp học có F0 được coi là F1, cách ly ngay tại lớp đó. Học sinh, giáo viên ở lớp khác là F1 thì tách ngay ra một khu vực riêng để tổ chức cách ly theo quy định. Phối hợp lấy mẫu xét nghiệm F1 theo chỉ định của y tế địa phương; cách ly tập trung F1 theo quy định.

Tùy tình hình dịch tễ có thể tổ chức ngay việc lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho tất cả học sinh, giáo viên, người lao động đang ở trường hoặc lấy theo khu hoặc dãy lớp học hoặc theo tầng lớp học (Những người đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh và F1 thì lấy mẫu xét nghiệm đơn. Những người khác thì nên lấy mẫu xét nghiệm gộp 5 - 10).

F1 trong cộng đồng: Lập danh sách cán bộ, giáo viên, học sinh tiếp xúc gần và trường hợp liên quan đang ở cộng đồng theo yêu cầu của y tế địa phương.

Tổ chức truy vết F2; xem xét lấy mẫu xét nghiệm cho F2 nếu tiên lượng thấy nguy cơ F1 có thể đã trở thành F0 và lây cho F2. Hướng dẫn cho các trường hợp F2 về cách ly tại nhà, nơi lưu trú và chờ kết quả xét nghiệm của F1.

Tiếp tục phối hợp rà soát ngay để phát hiện những học sinh, giáo viên, người lao động đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh trong trường học và đang ở trong cộng đồng. Tổ chức ngay việc cách ly tạm thời tại trường học ca bệnh nghi ngờ và tổ chức lấy mẫu đơn tại một khu vực riêng.

Lưu ý:

Trong khi chờ kết quả xét nghiệm: Học sinh, giáo viên, người lao động đang có mặt tại trường ở nguyên tại chỗ.

Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống lây nhiễm vì nguy cơ xảy ra lây nhiễm trong lúc phong tỏa tạm thời là rất cao: lớp học nào ở yên lớp học đó, tự quản và thực hiện 5K.

Rà soát toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh theo danh sách quản lý (số có mặt, số vắng mặt, số đang nghỉ, số đang đi công tác và các trường hợp khác). Truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 thông qua nhiều hình thức như: Dữ liệu khai báo y tế bằng quét mã QR điểm kiểm dịch, lịch công tác, lịch họp, camera giám sát, sổ theo dõi, thông tin từ giáo viên chủ nhiệm ....

Khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan theo hướng dẫn của y tế địa phương.

Tùy theo đánh giá nguy cơ và hướng dẫn của y tế địa phương, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 địa phương quyết định việc hoạt động trở lại của trường học.

* Đối với các trường hợp F0 đã khỏi bệnh và có giấy ra viện thì tiếp tục thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú đủ 14 ngày thì mới trở lại trường học

2. Khi phát hiện F0 là học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường ngoài giờ học, làm việc

Báo cáo ngay cho Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của trường và của địa phương (xã phường, quận huyện).

Tạm dừng hoạt động của nhà trường để thực hiện vệ sinh, khử khuẩn, truy vết F1, F2 và chờ kết quả xét nghiệm.

Phối hợp với y tế địa phương (Trạm Y tế xã phường hoặc Trung tâm Y tế quận huyện) thực hiện điều tra truy vết, lập danh sách F1, F2 là cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh của trường. Tùy tình hình dịch, cơ quan y tể địa phương đánh giá nguy cơ và yếu tố dịch tễ để xác định lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1, F2 có triệu chứng, người liên quan của trường

Tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ trường, đặc biệt khu vực làm việc, học tập của F0.

Chờ kết quả xét nghiệm của F1, F2, người liên quan (nếu có) và hướng dẫn của y tế địa phương, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 địa phương quyết định việc hoạt động trở lại của trường học.

IV. PHƯƠNG ÁN XỬ TRÍ KHI CÓ TRƯỜNG HỢP NGHI MẮC COVID-19, F1, F2 TẠI TRƯỜNG HỌC

1. Khi có trường hợp nghi mắc COVID-19 tại trường học

Khi phát hiện có một trong các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... tại trường học thực hiện các bước sau:

Thông báo cho Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của nhà trường.

Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho người nghi nhiễm, học sinh của lớp, người xung quanh.

Yêu cầu hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 01 mét với những người khác.

Phân luồng lối đi từ khu vực có trường hợp nghi ngờ đến phòng cách ly tạm thời. Hướng dẫn trường hợp nghi ngờ di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly tạm thời, hạn chế di chuyển bằng thang máy hoặc bố trí thang máy riêng và khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng.

Liên hệ với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn, xét nghiệm SARS-CoV-2 và nếu cần thì đưa đến cơ sở y tế đề được khám và điều trị.

Không sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển trường hợp nghi mắc đến cơ sở y tế.

Thực hiện khử khuẩn các khu vực liên quan theo đúng quy định và hướng dẫn của cơ quan y tế.

Lập danh sách học sinh cùng lớp, người tiếp xúc gần để sẵn sàng cho việc truy vết F1 nếu người nghi ngờ trở thành F0.

2. Khi có trường hợp F1 tại trường học

Thông báo ngay cho Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của trường và của địa phương (xã phường, quận huyện).

Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho F1, học sinh của lớp, người xung quanh.

Yêu cầu hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 01 mét với những người khác.

Phân luồng lối đi từ khu vực có F1 đến phòng cách ly tạm thời.

Hướng dẫn F1 di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly tạm thời. Hạn chế di chuyển bằng thang máy hoặc bố trí thang máy riêng và khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng.

Thông báo cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đang có mặt tại nhà trường thông tin chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng; yêu cầu nghiêm túc thực hiện 5K.

Thông báo và phối hợp với cơ quan y tế địa phương (Trạm y tế xã phường hoặc Trung tâm Y tế quận huyện) để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Phối hợp Trạm Y tế xã phường thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên sàng lọc ngay tại phòng cách ly tạm thời trước khi lấy mẫu để khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR; tiếp đó phối hợp vận chuyển đi cách ly y tế theo quy định.

Phối hợp lập danh sách các trường hợp F2 là cán bộ, giáo viên, học sinh của trường; tất cả học sinh, giáo viên trong cùng lớp học có F1 được coi là F2.

Các trường hợp F2 tạm thời không di chuyển ra khỏi lớp, chờ hướng dẫn của ngành y tế.

Tất cả các trường hợp F2 có biểu hiện nghi ngờ như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR. Phối hợp hướng dẫn cho F2 về cách ly tại nhà, nơi lưu trú và chờ kết quả xét nghiệm của F1.

Tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan.

Khi kết quả xét nghiệm RT-PCR của trường hợp F1 âm tính và căn cứ đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly theo quy định. Toàn bộ nhà trường được tiếp tục hoạt động bình thường, tăng cường thực hiện 5K và tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại trường học.

* Đối với các trường hợp F1 đã cách ly đủ thời gian thì tiếp tục thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú đủ 14 ngày kể từ khi hoàn thành cách ly thì mới trở lại trường học

3. Khi có F2 tại trường học

Thông báo ngay cho Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch và của địa phương (xã phường, quận huyện).

Hướng dẫn đưa F2 đến phòng cách ly tạm thời; phối hợp với cơ quan y tế để lấy mẫu xét nghiệm cho F2 nếu CÓ biểu hiện triệu chứng.

Hướng dẫn cho F2 về cách ly tại nhà, nơi lưu trú, chờ kết quả xét nghiệm của F1 và quyết định của Ban chỉ đạo chống dịch xã phường nơi lưu trú.

Nếu kết quả xét nghiệm F1 âm tính thì theo hướng dẫn của cơ quan y tế về đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly theo quy định, thực hiện 5K.

Đối với những trường hợp F2 không có mặt tại nhà trường: thông báo bằng điện thoại, tin nhắn và yêu cầu tự cách ly tại nơi lưu trú; yêu cầu các trường hợp F2 thông báo với cơ quan y tế cấp xã nơi đang ở/lưu trú để phối hợp thực hiện các quy định phòng, chống dịch.

Đề nghị Trung tâm Y tế phối hợp với Phòng Y tế chỉ đạo các trạm y tế xã phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với các trường trên địa bàn để xử lý kịp thời các trường hợp F0, F1, F2, không để dịch COVID-19 lây lan trong trường học và cộng đồng./.

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Phạm Xuân Tiến

SỞ Y TẾ
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Vũ Cao Cương

Nơi nhận:
- Bộ Y tế; (để báo cáo)

- Bộ GDĐT; (để báo cáo)

- Đ/c Chử Xuân Dũng - PCT UBND TP; (để báo cáo)

- VP UBND TP; (để báo cáo)

- Đ/c Giám đốc Sở Y tế; (để báo cáo)

- Đ/c Giám đốc Sở GDĐT; (để báo cáo)

- Trung tâm KSBT TPHN; (để thực hiện)

- UBND các Q/H/TX; (để phối hợp chỉ đạo)

- TTYT, PYT, Phòng GDĐT các Q/H/TX; (để phối hợp chỉ đạo)

- Các đơn vị trường học trực thuộc (để phối hợp chỉ đạo)

- Trung tâm GDNN - GDTX; (để phối hợp chỉ đạo)

- Các phòng liên quan thuộc Sở Y tế, Sở GD ĐT; (để phối hợp chỉ đạo)

- Cổng thông tin điện tử của Ngành GDĐT; (để phối hợp chỉ đạo)

- Lưu: VT-SYT, VT-SGDĐT, NVYDương.

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính bổ sung mới trong lĩnh vực Quy chế thi, tuyển sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ sở giáo dục có hệ phổ thông dân tộc nội trú; các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, cấp tỉnh

Quyết định 3940/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính bổ sung mới trong lĩnh vực Quy chế thi, tuyển sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ sở giáo dục có hệ phổ thông dân tộc nội trú; các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, cấp tỉnh

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Hành chính

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi